Đề tài Phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Hà Nội

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC PHẨM HÀ NỘI 3 I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC PHẨM HÀ NỘI 3 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 3 2. Vấn đề pháp lý 6 II. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 6 1. Ban giám đốc 7 2. Phòng kế hoạch thị trường: có hai bộ phận 7 3. Phòng tổ chức hành chính 8 4. Phòng kế toán tài chính 8 5. Phòng công nợ 9 6. Các phòng xuất nhập khẩu(1-7) 9 7. Chi nhánh, nhà máy, xí nghiệp 10 III. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC PHẨM HÀ NỘI 11 1. Quy mô và tốc độ xuất nhập khẩu của công ty 11 2.Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 13 2.1. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu 13 2.1.1 Nhóm hàng nông sản xuất khẩu 13 2.1.2. Nhóm hàng lâm sản xuất khẩu 13 2.2. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu 14 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC PHẨM HÀ NỘI 16 I.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY 16 1.ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài 16 2. ảnh hưởng của các nhân tố bên trong 19 2.1 ảnh hưởng của nguồn nhân lực 19 2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 19 2.3.Tình hình tài chính của công ty 19 II. THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY AGREXPORT - HN THỜI GIAN QUA . 20 1. thị trường trong nước 20 2. Thị trường ngoài nước 21 III. CÁC BIỆN PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA AGREXPORT - HN 23 1. công tác điều tra và nghiên cứu thị trường 24 2. Công tác phát triển sản phẩm 25 3. Chính sách gía cả 25 4.Công tác xúc tiến khuyếch trương 25 IV.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SƯ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY. 25 1. Những lợi thế 25 2. Những hạn chế 26 CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC PHẨM HÀ NỘI 28 I.PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY 28 1. Phương hướng chung 28 2. Phương hướng phát triển thị trường của công ty 28 2.1. Đối với văn phòng công ty 28 2.2.Đối với chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh 29 2.3. Đối với nhà máy Bắc Giang 29 2.4. Chi nhánh Hái Phòng 29 2.5. Liên doanh OPERA. 30 2.6. Xí nghiệp điều Vĩnh Hoà 30 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY AGREXPORT – HN 31 1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 31 2.Hoàn thiện và phát triển hệ thống kênh phân phối 32 3.Xây dựng chính sách giá phù hợp 35 4. Mở rộng và thâm nhập vào thị trường mới 35 5.Tập trung vào thị trường truyền thống duy trì và xây dựng thị trường mục tiêu 36 6. Huy động vốn đầu tư đổi mới công nghệ 37 7.Bảo vệ thương hiệu sản phẩm 40 8. Xây dựng chiến lược cạnh tranh cho từng thị trường 41 9. Tăng cường công tác xúc tiến bán hàng và quảng cáo đối với nặt hàng nông sản xuất nhập khẩu 42 10. Về thu mua và dự trữ 43 11. Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị. 45 III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 46 1. Đối với công ty . 46 2. Đối với nhà nước 47 2.1.Chính sách về thị trường . 47 2.2. Chính sách xuất khẩu 48 2.3. Chính sách thuế 49 2.4. Chính sách tỷ giá hối đoái 50 KẾT LUẬN 51

doc57 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3080 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
996 sự kiện thống nhất hai miền Đông Đức và Tây Đức cũng làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt - Đức giảm xuống. Tuy nhiên, vài năm gần đây công ty dã dần nối lại được mối quan hệ với hai nước này. Do ảnh hưởng về chính trị của hai nước đã giảm xuống và sự phát triển về kinh tế cũng tăng lên rõ rệt. Vài năm gần đây thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu rất lớn, năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt 6.844.096USD chiếm 74,7% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Năm 2001 giá trị kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc là12.121.192 USD chiếm 80,5% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Vừa qua Trung Quốc là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO nên đây là thị trường đày hứa hẹn đối với công ty trong thời gian tới. Từ khi ký kêt quan hệ thương mại Việt – Mỹ đi vào hoạt động luợng hàng xuất khẩu sang Mỹ là rất cao . Và đây sẽ là thị trường đầy tiềm năng trong tương lai của công ty .Tuy nhiên, thị trường này củng rất khó tính và đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Như vậy, mặc dù tìm được thị trường mới cho mình nhưng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giữa các nước vẩn còn chênh lệch. Công ty đã bỏ qua một thị trường đầy tiềm năng đó là các nước trong khu vực ASEAN . Vì vậy, công ty cần phải lấy lại được những thị trường đễ tăng khả năng xuất khẩu của mình. III. CÁC BIỆN PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA AGREXPORT - HN Xuất phát từ ban lãnh đạc công ty là cố gắng giữ thị trường truyền thống mở rộng và tìm kiếm thị trường mới cho sản phẩm của công ty . Trong 5 năm gàn đây hoạt động kinh doanh củacông ty co phần thay đổi . Công ty đang cố gắng mở rộng ngày càng lớn danh mục các mặt hàng tiêu thụ ở các thị trường khác nhau . Chúng ta có thể thấy việc điều tra và nghiên cứu và phát triển thị trường sản phẩm , chính sách giá cả và khuyếch trương sản phẩm của công ty qua nhưng năm gàn đây . 1. công tác điều tra và nghiên cứu thị trường . hiện nay , công ty có phòng kế hoạch thị trường có nhiệm vụ bảo đảm lên kế hoạch , nghiên cứu thị trường , thực hiện các hoạt động đối ngoại , Marketing có cố vấn sản xuất hàng nông sản trong nước , đưa ra các dự báo về tình hình hàng xuất khẩu và mức giá trong thời gian tới . Từ nhận định đó , các phòng xuất nhập khẩu có cơ sở tiến hành giao dịch , buôn bán và đề ra các phương án kinh doanh phù hợp . TRong công tác nghiên cứu thị trường nước ngoài các thông tin vè thị trường được phòng tổng hợp phân tích từ báo cáo chuyên nghành kinh tế , nông nghiệp ... các văn bản pháp quy của nhà nước , và từ nguồn thông tin nội bộ của công ty . 2. Công tác phát triển sản phẩm . phương thức hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thường là kí kết hợp đồng bán hàng với khách rồi mới thu mua . Vì thế dù đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu song công ty đã không được người nước ngoài biêt đến , nên rất khó khăn trong việc tạo dựng thị trường . Hiện nay danh mục hàng xuất khẩu của công ty còn nhỏ , độ đa dạng của chủng loại hàng thấp . Các mặt hàng có kim nghạch xuất khẩu cao trong 5 năm qua vẫn chỉ là : Lạc , Hoa hồi , chè với mõi loai đạt từ 300.000 - 700.000 USD . Nhận thức được sự phát triển sản phẩm . Công ty đang nghiên cứu khả năng nhằm phát triển sản phẩm . Công ty đang nghiên cứu khả năng nhằm phát triển sản phẩm , tăng độ đa dạng của từng chủng hàng đầu tư vào sản xuất các sản phẩm chế biến . 3. Chính sách gía cả . Công ty mua hàng từ các nơi khác nhau nên giá cả hay thay đổi . Vì thế công ty chưa thể xây dựng một chính sách giá cho các mặt hàng kinh doanh . Hiện nay gí mặt hàng xuất khẩu được xay dưng trên mức giá mua trong nước cộng với chi phí phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện hơp đồng . Giá chào hàng hay ký kết hợplại dựa trên giá thị trường giao dịch quốc tế như giá ở thị trường New york , London hamberg , sysney ... để đảm bảo kinh doanh có lãi các phòng xuất nhập khẩu của công ty lập các phương án kinh doanh cho mỗi thương vụ , tham khảo ý kiến của các phòng kế hoạch thị trường tính độ chênh lệch giá thành và giá bán của hàng xuất khẩu để mức lợi nhuận của mỗi thương vụ đạt khoảng 1% tổng giá trị lô hàng . 4.Công tác xúc tiến khuyếch trương . Vì các hoạt động nhằm ở rộng thị trường kinh doanh của công ty vẫn dừng ở mức chào hàng ,gửi quảng cáo .Công ty chưa đủ điều kiện đễ đặt các văn phòng ở nước ngoài.chiến lược chung để phát triển thị trường của công ty vẩn chưa được hinh thành và nó củng làm hạn chế đén kết quả kinh doanh .các thị trường Xuất khẩu của công ty không có tính ổn định .Độ biến động của kim ngạch hàng hoá trên thị trường rất lớn .công ty mới chi có được một số thị trường truyền thống ,song khách hàng truyền thống lại rất hạn chế. IV.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SƯ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY. 1. Những lợi thế. Nước ta là một nước nông nghiệp có điều kiện tự nhiên và được thiên nhiên ưu đải nên kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản , thực phẩm có những lợi thế sau: Thứ nhất trong xuất khẩu ,các mặt hàng nông sản luôn đáp ứng được các yêu cầu về lượng hàng nông sản xuất khẩu bởi vì nguồn thu mua trong nước là rất lớn ,năng suất trồng sản xuất hàng nông sản của nước ta là rất cao .nhiều mô hình trang trại ,nông trường quốc doanh đang phát triển trên diện rộng .Còn về nhập khẩu thì thị trường của công ty bao quát cả nước mà khách hàng chủ yếu là các bà con nông dân với các mặt hàng như : thuốc trừ sâu ,phân bón ,malt... và đây là thị trường rất lớn . Thứ hai trong xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản của công ty là giá thành các mặt hàng nông sản Việt Nam la khá rẽ do nước ta có nguồn lao động dồi dào , giá tiền công nhân thấp (khoảng 12 USD /công)cho nên chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm thấp hơn nhiều so với các nước Thứ ba Việt Nam là nước có điều kiện sinh thái tự nhiên và đất đai rất thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển cây nông sản .Cây nông sản Việt Nam co mùi vị thơm ngon riêng biệt khác so với các loại hàng nông sản trên thế giới. Vì vây, công ty cần phải khai thác yếu tố này dể có thể tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm cho công ty Thứ bốn chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích và có nhiều chính sách hổ trợ các công ty xuất nhập khẩu hàng nông sản ,củng như kịp thời giải quyết kho khăn vướng mắc trong khâu xuất khẩu . 2. Những hạn chế. Bên cạnh những lợi thế như trên thì công ty cũng đã vang đang gặp phải một số bất lợi sau : Thứ nhất hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu là hàng thô chuă qua chế biến nên việc bảo quản dự trử hàng nông sản là hết sức khó khăn . Hàng thu mua về mà không xuất đựoc ngay ,phải tồn trữ trong kho sẽ làm cho chát lượng hàng nông sản giảm suống .Khi đó dù giá có giảm thấp hơn so vơi giá thu mua thì củng phải bán .Điiêu này phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ chế biến của nước ta.Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ nhiều hơn nữa đễ các công ty trong nước co khả năng phát triển thị trường tốt hơn . Thứ hai giá vận chuyển củng đang là bài toán nan giải đối với công ty .Nhất là hiện nay nhà nước đang thi hành một chính sách mới đó là các công ten nơ không đươc trở quá khối lượng đã quy định .Vì vậy dù chỉ còn một hai tấn hàng công ty cũng phải thuê một công ten nơ riêng như vậy rất tốn kém ,chi phí xuất khẩu tăng lên rất nhiều làm giảm khả năng phát triển thị trường của các mặt hàng nông sản xuất nhập khẩu . Thứ ba về thị trường công ty vẫn chưa thiết lập được môi quan hệ kinh tế trực tiếp lâu dài với các bạn hàng ,mặt hàng nông sản chủ yếu la xuất nhập khẩu theo thời vụ, không ổn định.Thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản chưa đựoc chú ý khai thác nên việc phát triển xuất khẩu sangthị trường nơi co dung lương lớn gặp nhiều khó khăn . Thứ bốn điều kiện tín dụng chưa thuận lợi làm ảnh hương rđến việc thu mua dự trữ và kinh doanh của công ty .Vốn đầu tư còn thiếu Thứ năm do chất lượng sản phẩm hàng nông sản chưa cao nên phụ thuọc rất nhiều vao giá mặt hang nông sản thế giơí Thứ sáu hiệu quả kinh doanh thấp chi phí quản lí trong kinh doanh còn cao bộ máy quản lí còn kha cồng kềnh CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC PHẨM HÀ NỘI I.PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY Phương hướng chung. Công ty đã đăng ký với tổng công ty nhiệm vụ kinh doanh trong những năm tới la Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu phải đạt được trên 18 triệu USDtrong đó giá trị xuất khẩu phải đạt trên 6 triệu USD mổi nam và lợi nhuận tịnh sẽ là 300 triệu VNĐ.giám đốc của công ty sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị sau: Đối với nhà máy Bắc Giang phải thực hiện chỉ tiêu tiêu thụ sản xuất chế biến trên 5600 tấn dứa quả nguyên liệu mổi năm (so với năm qua tăng 2600 tấn dứa quả ,tương ứng với 86,7%). Còn xí nghiệp hạt điều tiếp tục bú lỗ các năm trước và dự kiến năm nay sẽ chế biến xấp xĩ 2000 tấn điều thô nguyên liệu (tăng 485 tấn so với năm 2004 ). Đôi với dự án liên doanh OPERA dư kiến đên năm 2007 sẽ hoàn thành Công ty vẫn phải đảm bảo đời sống tối thiểu cho cán bộ công nhân viên theo mức thu nhập của tưng địa phương ,đơn vị mà các đơn vị đăng ký. Phương hướng phát triển thị trường của công ty: 2.1. Đối với văn phòng công ty . - Tiếp tục khai thác và đảy mạnh xuất khẩu hàng nông sản,đồ hộp, đồ khô di Trung Quôc(vì theo đánh giá hàng nông,lâm,hải sản ,rau quả ,cao su…chưa đáp ứng đủ nhu cầu của bạn ).đây là thị trưòng cho xuất khẩu ,sau đó la thị trường các nước ASEAN, Mỹ, EU, NGA và Âns Độ... - ổn định các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu lâu nay của công ty: hồi, quế, ý zĩ ,mail,sữa ,thuốc trừ sâu,hoá chất ,thiết bị … - khai thác phục hồi trở lại mặt hàng xuất khẩu như lạc, cà phê ,hạt tiêu . - bố trí xắp xếp lại tổ chức công ty ,các đơn vị ,phòng ban đễ hoạt động tốt hơn ,phù hợp hơn . - thực hiện chế độ khoán trong kinh doanh ,trong đó các hoạt động khác có thưởng phạt rõ ràng. 2.2.Đối với chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. - Tăng cường xuất khẩu hàng nông sản từ đầu vụ như lạc ,đậu đỗ ,sắn theo nguyên tắc đảm bảo cân bằng thu chi . - Đễ thực hiện tăng kinh ngạch ,mặt hàng đề nghị giám đốc chi nhánh và công ty nghiên cứu cho tăng thêm nhân lực đẽ tăng kinh ngạch . 2.3. Đối với nhà máy Bắc Giang . - khai thác năng lực và công xuất của nhà máy đẻ thực hiện kế hoạch sản xuất chế biến 5,600 tấn dứa có hiệu quả tối đa và các sản phẩm khác như vải, dưa chuột … - Tổ chức và triển khai các kinh doanh phụ như xuất nhập khẩu chế biến kinh doanh hàng nội địa và gia công cho đơn vị khác . - Trực tiếp quản lý vùng nguyên liệu cho nhà máy bao gồm cả dây chuyền 2 (nước dứa cô đặc)theo Quyết định 80 CP. - Ổn định tổ chức của nhà máy từ tổ chức đến hành chính kỹ thuật… 2.4. Chi nhánh Hái Phòng . - Tổ chức khai thác tốt kho hàng có sẵn ,tìm đối tác đễ sơm tăng hiệu quả kho hàng . - Tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu và các dạng khác . 2.5. Liên doanh OPERA. Xúc tiến nhanh đễ kịp hoàn thanh dư án nhu dự kiến vao quý 1 năm 2007. 2.6. Xí nghiệp điều Vĩnh Hoà : - Đầu tư một số trang thiết bị đặc biệt đễ có thễ đưa công xuất lên 2000 tấn/năm và giữ vững mức lãi bằng và hơn năm 2004. Đặc biệt chú ý đến khâu nguyên liệu và chế biến. Qua những kế hoạch trên của công ty ta thấy rằng công ty đã định hướng những chiến lược nhất định cho mình .công ty dã cọn chiến lược tăng trưởng tập trung khai thác thị trường ,nghĩa la công ty vẫn tiếp tục theo đuổi những sản phẩm đã có và tập trung vao những sản phẩm chủ lực của mình tại thị trường cũ chủ yếu nhờ vào nỗ lực của hoạt đông marketing.Theo đuổi chiến lược này công ty sẽ tăng được sức mua sản phẩm của khách hàng hoăc lôi kéo đươckhách hàng của đối thủ cạnh tranh .Muốn vậy công ty sẽ phải cải thiện các mặt hang xuất khẩu của mình bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm ,tập trung khai thác công nghệ của hai dây chuyền sản xuất mới nhập tại Băc Giang đễ đáp ứng nhu cầu của bạn hàng trong va ngoài nước.Việc tập trung khai thác thị trường sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho việc tìm kiếm thị trường mới ,nhất là thị trường khó tính như Mỹ ,Châu Âu …Đễ đạt được điều đó thì công ty cần phải tăng cường công tác kiểm tra ,giám sát trong sản xuất kinh doanh ,tăng cường hoạt động nghiên cứu va marketing tại các thị trường trong và ngoài nước ,thay đổi những hoạt động kinh doanh còn yếu kém .Ngoài ra, công ty cũng phải sớm ổn định công ty về mặt tổ chức , về cơ cấu ,nhân sự … Tinh giảm bộ máy quản lý, xem xét lại một sô chế đọ trong công ty ,tăng cường sự phối hợp kết hợp giữa công ty và các đơn vị ,giữa các phòng trong công ty , giữa phòng quản lý va phòng nghiệp vụ… II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY AGREXPORT – HN. Qua thực trạng và thuận lợi khó khăn của công ty trong giai đoạn vừa qua có thể tấy được rằng việc nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng nông sản là hết sức cần thiết .Mặc dù công ty đã đạt được những kết quả đáng kể ,song vẫn còn có nhiều mặt tồn tại hạn chế khả năng phát triển của công ty đòi hỏi phai có hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm phát huy những kết quả đã đạt được ,khắc phục những hạn chế và chuyển đổi cho phù hợp với xu hướng hiện tại. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu đối với mổi doanh nghiệp .để mở rộng thị trường các nhà kinh doanh phải nghiên cứu kĩ nhu cầu của thị trường về chủng loại hàng hoá ,số lượng ,chất lượng,dịch vụ kèm theo …Ơ mổi thị trường nhu cầu sản phẩm thường rất khác nhau . Xuất khẩu hàng nông sản thực phẩm sang các nước tiên tiến ,có trình độ kỹ thuật cao là điều vô cùng khó khăn .Do trình độ người dân và mức thu nhập của họ cao hơn những đòi hỏi về chất lượng hàng tiêu dùng củng cao hơn hẵn những khu vực khác .Ngay trong khu vực châu á , hàng xuất khẩu sang Nhật ,Singapore thường là các sản phẩm chế biến nên công ty càn phải quan tâm tới cơ cấu xuầt khẩu ở đây mức giá cho tưng loại sản phẩm không phải là nhân tố quyết định nhất tời việc dùng sản phẩm mà chinh là việc đáp ứng được các yeu cầu về chất lượng sản phẩm sẽ là nhân tố quyết định nhất . Thị trường châu á đặc biệt là khu vực ASEANlà thị trường chính từ kim ngạch xuất khẩu với các nước này của công ty thường chiếm tới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm.Thị trường châu á thương tieu thụ các sản phẩm như :lạc nhân, ngô , đậu xanh, hồi quế ,cà phê…Đó là các mặt hàng kinh doanh chủ chốt của công ty .khu vực thị trương này cũng có quy mô dân số cao nên tiềm năng tiêu đùng lớn . Hơn nữa do điều kiện địa lý thuận lợi ,nên thời gian vận chuyển nhanh ,rất thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty. Thị trường Châu Âu va Mỹ là thị trường rất mới có nhiều triển vọng .Thị trường Mỹ la thị trường lý tưởng cho xuất khẩu hàng sơ chế vì họ có ngành công nghiệp chế biến rât hiên tại . 2.Hoàn thiện và phát triển hệ thống kênh phân phối. Với mục tiêu tăng động lực phân phối và lợi ích của công ty AGREXPORT – HN cần phải giảm bớt các trung gian phân phối ,mặt khác do đặc trưng của sản phẩm nên việc bảo quản rất khó khăn .chính vì vậy vấn đề đặt ra là công ty phải thiết lập một kênh bảo quản phân phối sao cho hợp lý nhất để giảm đi tối đa thời gian chờ đợi của sản phẩm và tiết kiệm được chi phí bảo quản . Hiện tại công ty đang sữ dụng kênh phân phối sau. Sơ đồ kênh phân phốicủa công ty Địa điểm thu mua AGREXPORT Hà Nội Công ty NK nước ngoài Người tiêu dùng nước ngoài + các địa điểm thu mua :là những địa điểm tư những địa phương khác nhau sau khi nhận được lệnh của địa điểm thu mua của công ty thì bắt đầu thực hiên. +AGREXPORT – HN kết hợp với Vinacontrol, SGS ,OMIC để kiểm tra về chất lượng ,kích cỡ , chũng loại số lượng xem co đúng quy cách đã thoả thuận trong hợp đồng hay không . Tiếp đó công ty uỷ quyền cho các xí nghiệp vận tải đưa ra nước ngoài theo hợp đồng xuất khẩu đã ký kết . khi hàng đến nước nhập khẩu thì công ty không còn kiểm soát được kênh phân phối này nữa. Trong kênh phân phôi này , AGREXPORT – HN đóng vai trò một hãng bán buôn xuất khẩu đứng trung gian giữa người sản xuất và nước nhập khẩu .kiểu kênh này có một số nhược điểm lớn .Trước hết là làm cho công ty phụ thuộc vào các điểm thu mua của từng địa phương ,công ty chỉ hoạt đọng được nếu các điểm này bán hàng cho công ty .Tiếp đến công ty không kiểm soát đuợc mặt hàng của mình khi đã chuyển đến nước nhập khẩu ,cho nên không biết được nhu cầu của nguời tiêu dùng dễ hiểu rõ hơn ta có thể xem sơ đồ kênh phân phối mà công ty có thể sử dụng trong tương lai xem trang bên. Sơ đồ kênh phân phối mà AGREXPORT - Hà Nội có thể sử dụng trong tương lai Cácđịa điểm thu mua hàng xuất khẩu tại tường địa phương Nhà máy chế biến Chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh AGREXPORT - HN Đại lí công ty tại nước nhập Người bán lẻ Người tiêu dùng Nước nhập khẩu Nước nhập khẩu Chi nhánh tại Hải Phòng 3.Xây dựng chính sách giá phù hợp . Mục tiêu của chính sách này là không bị khách hàng ép giá ,muốn vậy trước hết là định giá với mức giá xuất khẩu tương đối thấp,giúp công ty mở rộng các khu vực tiêu thụ ,tăng nhanh khối lượng bán ,mở rộng quy mô tiêu thụ .Chất lượng sản phẩm của ta còn kém nên lọi thế cạnh tranh phụ thuộc vào giá cả bàn ra. Công ty có ưu thế tuyệt đối mặc dù mức giá này hình thành do sức ép từ bên ngoài . Gía xuất = giá đầu vào +chi phí bảo quản +thế suất + Lợi nhuận Gía mua xác định trên co sở :Nguồn hàng của các địa điẻm bán ,giá thị trường ,nhu cầu khách hàng . Gía xuất khẩu là yếu tố mà công ty có thể lựa chọn tuỳ thích , ta biết rằng giá suất của một hàng hoá bất kỳ bị chi phối bởi hai yếu tố cơ bản đó là : Chi phí và giá thị trường . Mặt khác mức giá ấn định là bao nhiêu còn tuỳ thuộc vào mục tiêu trước mắt và lâu dài của công ty củng như cạnh tranh trên thị trường . Công ty còn áp dụng mức giá linh hoạt , thay đổi thường xuyên theo tình hình thị trường . Đối với những thị trưòng mới sữ dụng một mức giá thả nổi trong mức độ cho phép đễ thích nghi được với các biến động của thị trường , trên cơ sở đó từng bước xây dựng một mức giá ổn định 4. Mở rộng và thâm nhập vào thị trường mới. Trước đây AGREXPOR- HN chỉ xuất khẩu theo nghị định thư và kế hoạch của nhà nước ,chủ yếu là sang các nước XHCN như liên xô và các nước Đông âu ,Cuba. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường công ty được cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp và tự đề ra các chiến lược kinh doanh của mình củng như nhiều công ty xuất nhập khẩu khác trong cả nước . công ty chỉ đặt ra đuợc kế hoạch cần phải thực hiện trong thời gian chưa có các chính sách biện pháp cụ thể thực hiện kế hoạch đề ra .Công ty đã mạnh dạn và chuyển hướng thâm nhập và mở rông thị trường đặc biệt là thị trường đông âu. Cùng với thị trường Đông Âu trong thời gian tới nên có bước tiến mới trong việc mở rộng thị trường theo cả chiều sâu và chiều rộng. Công ty cũng nên chú trọng thị trường trọng điểm :Nhật , Hàn Quốc ,Đài Loan ,Trung Quốc ....Và đặc biệt làthị trương Mỹ ,đây là thị trường có nhiều triển vọng nhất. 5.Tập trung vào thị trường truyền thống duy trì và xây dựng thị trường mục tiêu. Thị truờng truyền thống là thị trường quen của công ty và ý nghĩa rrất quan trọng đối với công ty . Thị trường chủ yếu của công ty : Nga, Singapore, Nhật, Hàn Quốc ,Hồng Kông, Philipine công ty cố gắng không đễ mất thị trường này và cần tạo uy tín của mình củng như chất lượng sản phẩm ,các dịch vụ kèm theo ,giá cả ... Ngoài ra công ty còn đưa ra các mặt hàng nông sản mới vào thị tường này để sớm thích ứng và sẽ tăng được tỷ trọng hàng xuất khẩu . + Thị trường mục tiêu của công ty . - Thị trường Trung Quốc đây là 2 thị trường lớn quan trọng và hấp dẫn đối với công ty ,dự tính hàng năm mà công ty xuất sang 2 thị trường này với khối lượng lớn chiếm khoảng 50-55% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty - Về thị trường Nga Nhật ,Hàn Quốc : sản lượng xuất khẩu ở 3 thị trường này chiếm khoảng 20 - 30% tổng sản lượng xuất khẩu của công ty Thị trường tiềm năng Châu Âu và Mỹ là hai thị trường đầy triển vọng đối với công ty , tuy nhiên 2 thị trường này có những đòi hỏi hết sức khăc khe đói với chất lượng sản phẩm . - Thị trường châu âu: Côngty nên khôi phục lại các mối quan hệ với các nước châu âu: Bungari,Rumani, Balan, Tiệp khắc. Nếu công ty thành công trong việc thâm nhập và phát triển các thị trường này thì kim ngạch xuất khẩu tăng lên rất nhiều và tránh phụ thuộc vào thị trường châu á. - Thị trường Mỹ: Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã đi vào hoạt động nên hàng hoá của công ty đã bắt đầu xâm nhập vào thị trường Mỹ. trong tương lai thị trường Mỹ là thị trường đầy tiềm năng, công ty cần tiến hành các biện pháp marketing để khảo sát thị trường tìm ra nhu cầu. Vì thị trường này rất khó tính. 6. Huy động vốn đầu tư đổi mới công nghệ. Nhìn chung, công nghệ chế biến và bảo quản nông sản, thực phẩm của công ty còn quá nhỏ bé lạc hậu (chỉ có sản phẩm điều và hoa quả là được chế biến ). Để khắc phục khó khăn và phát huy được các tiềm năng và thế mạng vốn có của mình, thì việc huy động vốn đầu tư có ý nghĩa hàng đầu. Vì vậy cần có một lượng vốn thích đáng, đầu tư vào các lĩnh vực sau: - Nâng cấp các nhà máy , xí nghiệp chế biến hiện có, trong đó những nhà máy nào quá lạc hậu thì rà xét lại để có hướng xử lí trên cơ sở lấy hiệu quả làm mục tiêu. - Xây dượng một số nhà máy mới tại vùng nguyên liệu để đảm bảo tạo ra các mặt hàng nông sản đa dạnh về mẫu mã, chủng loại, có chất lượng và dễ bảo quản khi thời tiết thay đổi. - Trên cơ sở nắm bắt yêu cầu của thị trường, xây dựng chương trình, đổi mới công nghệ, đáp ưóng nhu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường mới, yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh công nghệp cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm cao. - Đào toạ đọi ngũ cán bộ kĩ thuật và cán bộ quản lí có trình độ nhằm nắm bắt và quản lí tót các máy móc, công nghệ chế biến. Việc đầu tư vốn vào các lĩnh vực trên vừa mang tính cấp bách vùa mang tính chất lâu dài, đòi hỏi phải có lượng vốn khá lớn và có sự tham gia từ nhiều nguồn khác nhau. + Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước: đây là nguồn vốn quan trọng hàng đầu, nhất là đối với doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rằng, vốn ngân sách chỉ là “vốn mồi “ , tạo ra “cú hích” cho sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất chứ không nên lạm dụng , phụ thuộc vào nguồn vốn này. Hiện nay ,nuớc ta có rất nhiều chinh sách đầu tư cho phát triển nông sản xuất khẩu . Đây chính là mộtthuận lợi lớn cho công ty mở rộng quy mô sản xuất ,thực hiệncác chiến lược sản phẩm ,nâng cao khả năng trên thị trường quốc tế. + Vốn đầu tư từ nông dân : công ty có thể ký kết các hợp đồng vơi nông dân nhằm bao tiêu sản phẩm của họ trong những khoảng thời gian nhât định . Qua đó ,công ty cũng giám sát chặt chẽ quá trình nuôi , trồng nông sản của nông dân ,them chí cung cấp cho họ những kiến thức khoa học , quy trình công nghệ sản xuất nhằm tạo ra nguồn đầu vào tốt nhất cho công ty trên cơ sỡ có đôi bên cùng có lợi . Nếu thuận lợi , nông dân se tựmở rộng đầu tư sản xuất như mua sắm thiet bị,vật tư nông nghiệp ,phát triển mô hình kinh tế trang trại . Như vậy ,nguồn ốn tự có của nông dân là khá dồi dào tuy nhiên vẫn còn tiềm ẫn, huy động được nguồn vốn này sẽ góp phần nâng cao được hiệu quả cho công nghiệp chế biến nông sản của công ty. + Vốn vay từ các ngân hàng thương mại : Với hình thưc này công ty có thể huy động được lượng vốn lớn ,đúng thời hạn và có thể mời các ngân hàng tham gia them định dự án nếu có cầu vay đầu tư lớn. Tuy nhiên, trong quá trình sữ dụng vốn công ty phải tính toán trả nợ ngân hàng theo đúng tiên đọ kế hoạch vì khi vay vốn công ty đã bị ngân hàng thương mại đòi hởi quyền kiểm soát các hạot động kinh doanh của công ty: khống chế giá trị tài sản cố định hoặc sẽ không được cho vay thêm dài hạn. Riêng hệ thống ngân hàng, năm 1990 dư nợ cho vay đói với ngành nông, lâm, ngư nghiệp chỉ chiếm 14,7%dư nợ của toàn ngành thì đến năm 1997 tỉ lệ này là 60%. Đây là điều kiện tốt cho công ty phát triển trong thời gian tới. + Tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp. trong hoạt động kinh doanh do đặc điểm quá trình cung ứng hàng hoá và thanh toán không thể khi nào cũng phải diễn ra đòng thời nên tín dụng thương mại xuất hiện và tồn tại như một tất yếu khách quan. Thực chất , luôn diên ra đồng thời quá trình doanh nghiện nợ khách hàng tiền và chiếm dụng tiền của khách hàng. Nếu số tiền của dang nghiệp chiếm dụng của khách hàng lớn hơn số tiền dang ngiệp bị chiếm dụng thì số tiền dư ra sẽ mang bản chất tín dụng thương mại. Công ty có thể có vốn thông qua hình thức tín dụng thương mại như: Mua máy móc, thiết bị theo phương thức trả chậm; Vốn ứng trước từ các khách hàng lớn, vốn ứng trước của người tieu dùng ... + Vốn liên doanh , liên kết: với phương thức này công ty có được lượng vốn lớn cần thiết cho một (một số ) hoạt động nào đó mà không làm tăng nợ. Đây còn gọi là phương thức cung ứng vốn nội bộ. Trong quá trình hoạt động, các bên liên daonh cùng chia sẻ rủi ro. Chẳng hạn, huy động vốn theo hình thức này tất sẽ dẫn đến các bên liên doanh cùng tham gia liên doanh và cùng chia sẽ lợi nhuận thu được. +Nguồn vốn nước ngaòi đầu tư trực tiếp (FDI): Trong cơ chế mở, từ khi có luật đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước còn có thể được cung ứng vốn bằng phưong thức các danh nghiệp (tổ chức kinh tế ) nước ngoài đầu tư trực tiếp. Với hình thức này các daonh nghiệp không chỉ nhận được vốn mà còn nhận được cả kĩ thuật - công nghệ cũng như phương thức quản trị tiên tiến. Trong các loại hình thức đầu tư và hoạt động xuất khẩu nông sản, thì FDI có vai trò quan trọng đặc biệt. vì FDI thường tập trung vào những ngành sản xuất và chế biến nông sản mũi nhọn, năng cao được hàm lượng chế biến. Và thường đi kèm với chuyển giao công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại nên nó đảm bảo được tín đồng bộ và hiện đại của các cơ sở chế biến hàng nông sản. Vì vậy để thu hút được vốn đầu tư FDI, một mặt công ty phải chủ đọng cải thiện môi trường đầu tư có kế hoạch, mặ khác soạn thảo các dự án có sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy sẽ thu hút được vốn FDI, để đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. ngoài ra công ty có thể tự cung ứng vốn cho mình bằng các phương thưc như: Khấu hao tài sản cố định, tích luỹ tái đầu tư thông qua lợi nhuận thu được, điều chỉnh cơ cấu tài sản bằng các giảm vốn ở nơi không cần thiết tăng vốn cho cá hoạt đọng cần thiết ... 7.Bảo vệ thương hiệu sản phẩm Như đã phân tích, mặc dù kinh tế nước ta đã dạt dựoc những thành tựu nhất định nhưng vấn đề phát triển cho thương hiệu nông sản lại hầu như chưa được quan tâm đúng mức. Hiện tượng sao chép bản quyền vẫn là điều làm cho nhà kinh doanh đau đầu. Ví dụ như tại công ty Bùi Văn Ngọ là một công ty cơ khí có trụ sở đặt tại TP Hồ Chí Minh, đã xin cấp bằng độc quyền sáng chế cho giải pháp bộ phận xát dùng cho máy xát trắng gạo và được công nhận giải pháp này trong 20 năm. Công ty đã cung cấp cho thị trường 630 mày xát trắng gạo với doanh số là 35 tỉ đồng. trong đó có 360 máy cho thị trường nội địa và 270 máy cho thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nay công ty đang dứng trước tệ nạn sao chép mẫu mẫ máy đã được cấp bằng độc quyền sáng chế do các đơn vị tại các tỉnh Tiền Giang, Long An. Vì việc tìm ra các chứng cứ là vô cùng khó khăn. Hay như trên thị trường hiện nay ta .hấy có rất nhiều sản phẩm bị sao chép mẫu mã càn tên thưong phẩm thì bị ghi lơ lớ như: Omo thì thành Ono, owo... Hoặc wow thì thành wov,vow, uou...Hay điển hình như công ty cà phê Trung Nguyên khi mang sản phẩm của mình ra nước ngoài đã bị một công ty khác lấy mất tên thương phẩm của mình. Khi biết được thì công ty đã không dăng kí bản quyền nên không làm sao kiện được công ty kia. Vậy đứng trứơc tình hình này công ty AGREXPORT - HN cần phải làm gì để bảo vệ thương hiệu sản phẩm của mình. Theo công ty Bùi Văn Ngọ , đễ bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm phục vụ nông nghiệp của mình ,các đơn vị hiện đang sản xuất kinh doanh nên mau chóng đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ,kiểu dáng công nghiệp và xin cấp bằng độc quyền sáng chế hay giải pháp hửu ích .Đồng thời phổ biến thông tin sở hữu trí tuệ rộng rãi .Sau khi đã đăng ký thương hiệu ,cần có các chiến dịch quảng bá cho các thương hiệu này ,nhất là đối với các sản phẩm xuất khẩu .Nên nhờ một tổ chức đại diện sở hửu công nghiệp thay mặt khi phát hiện bị xâm phạm. Nhanh chóng thông báo cho đơn vị vi phạm. cuối cùng la đề nghị các cơ quan chức năng có những hổ trợ cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình . Hiện nay , AGREXPORT - HN vẫn chưa có thương hiệu sản phẩm do đó công ty cần phải nhanh chóng xúc tiến đăng ký thương hiệu. 8. Xây dựng chiến lược cạnh tranh cho từng thị trường. Hiện nay công ty đang lựa chọn chiến lược tăng trưởng tập trung khai thác thị trường cho giải pháp phảt triển công ty trong những năm tới . Đây là một giả pháp đúng vì hiện nay công ty vẫn là doanh nghiệp đang tìm chổ đứng trên thị trưòng quốc tế . căn cứ vào tính chất tập trung của chiến lược công ty có thể phân biệt các chiến lược cạnh tranh thành chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp , chiến lược khác biệt hoá sản phẩm và chiến lược trọng tâm hoá . Tuỳ vào thị trường cụ thể mà công ty cò thể lựa chọn chiến lược cho mình . Đối với thị trường Châu á - Thái Bình Dương thì đay là thị trường không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng song lại có yêu cầu mạnh về độ đa dạng của sản phẩm và mức giá cả hợp lý . Do đó công ty nên lựa chọn chiến lược trọng tâm hoá . Với chiến lược này công ty có thể khác biệt hoá sản phẩm ( tức là đạt đuợc lợi thế cạnh tranh bằng việc tạo ra sản phẩm hay dịch vụ có thê thoả mản các loại cầu có tính chất độc đáo hoặc nhiều loại cầu cụ thể của các nhóm khách hàng khác nhau của công ty )hoặc dẫn đầu về chi phí thấp , sản xuất các sản phẩm có chi phí thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong đoạn thị trường cụ thể mà công ty đã xác định . Khi lựa chọn chiến lược trọng tâm hoá chỉ tập trung vào một vào một tập hợp nhỏ khách hàng hoặc khu vực thị trường công ty sẽ hiểu biết tốt hơn về khách hàng . Kết quả là có nhiều cơ hội thành công trong cạnh tranh so với các doanh nghiệp lớn . Đối với thị trường châu âu , Mỹ thị đây lại là thị trường đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng , còn giá cả lại không mấy quan tâm .chinh vi vây, chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp lại không thể áp dụng trong trượng hợp này . Công ty nên lưa chọn chiến lược khác biệt hoá ssản pnẩm . Như thế , công ty cần có kế hoạch cải tiến sản phẩm nhất là về chất lượng , tạo các điểm khác biệt so vơi đối thủ cạnh tranh và đa dạng hoá sản phẩm . Ví dụ , đối với các mặt hàng nhân điều : củng như các sản phẩm điều khác của Việt Nam hiện nay công ty mới chỉ xuất hạt thô, tỷ lệ hạt không đạt tiêu chuẩn lớn , cỡ hạt còn nhỏ nên giá trị thuơng phẩm chuă cao . Công ty nên cải tiến công nghẹ dễ ccó được chất lượng sản phẩm tốt hơn và nên đa dạng các sản phẩm điều thành những sản phẩm đọc đáo mà trên thị trường chưa có . Lúc này công ty cần phải khai thác các nguồn lực đặc biệt của mình mà đối thủ cạnh tranh không có như khả năng nghiên cứu và phát triển , bán hàng và marketing. 9. Tăng cường công tác xúc tiến bán hàng và quảng cáo đối với nặt hàng nông sản xuất nhập khẩu. Công tác xúc tiến bán hàng và quảng cáo co vai trò như các chất xúc tác , nếu thực hiện tốt chúng sẽ đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh , mở rộng thị trưòng , tăng khả năng cạnh tranh cho công ty . Quảng cáo gợi mở nhu cầu , lôi cuốn người tiêu dùng , đem lại cho khách hàng những thông tin cần thiết về sản phẩm của mình . Quảng cáo sẽ giúp công ty mở rộng thị và phát triển thị trường theo cả chiều rộng lãn chiều sâu . Xúc tiến bán hàng tác động trực tiếp đến khách hàng , thu hút lôi cuốn khách hàng ,góp phần thúc đẩy công ty đẩy mạng tiêu thụ sản phẩm và tăng được mức bán . Hiện nay ,ngân sách dành cho quảng cáo của công ty vẩn còn hạn chế , chỉ đủ cho các chương trình quảng cáo nhỏ như in các quyển sách giơi thiệu về công ty … Các hoạt đọng xúc tiến bán hàng vãn còn nét đơ diệu chuă tạo ra được nét hấp dẫn cần thiết . Chính vì vậy để mở rộng , phát triển thị trường và tăng khả năng cạnh tranh công ty cần phải quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng , qua cataloge , tham dự các cuộc triển lảm bán buôn quốc tế , hoặc công ty có thễ lập một trang ưeb giơi thiệu về sản phẩm của mình … và xa hơn nưa là thành lập các văn phòng đại diện ở nước ngoài . Điều này sẽ giúp công ty rất nhiều trong việc giao dịch , ký kết hợp đồng , giới thiệu sản phẩm với khách hàng nhanh chóng đưa sản phẩm vào thị truờng nước ngoài . 10. Về thu mua và dự trữ . đễ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình duợc hiệu quả công ty cần hết sức chú ý tới hoạt động thu mua và dự trữ . Bỡi mua sắm và dự trữ đãm bảo cungcấp thường xuyên nguyên vật liệu cho sản xuất và sản phẩm tiêu thụ nên là một trong các điều kiện tiền đè nhằm bảo đảm cho các hoạt đọng sản xuất hiệu quả . Nhất là đối với măt hàng nông sản là những sản phẩm rất dễ hỏng, khó bảo quản nên tổ chức tốt hoạt động của mặt hàng này lại có ý nghĩa hơn cã . Mục tiêu của mặt hàng này là luôn luon đảm bảo cung ứng đầy đủ ,đúng dsố lượng , chất lượng c, chủng loại các loại nguyên vật liệu( hàng hoá ) cần thiết cho quá trình sản xuất , kinh doanh với chi phí kinh doanh tối thiểu . Tổ chức tốt hoật động này sẽ giúp công ty giảm được chi phí kinh doanh chế biến và tiêu thụ sản phảm , tăng hiệu qủ kinh doanh , va tăng khả năng phát triển thị trường. Đễ thực hiện mục tieu trên công ty cần phải : Thứ nhất , tính toán và xac định chính xác yêu cầu nguyên vật liệu cần mua sắmvà dự trữ trong từng thời kỳ kế hoạch . việc xác định nhu cầu về nguyên vật liệu bao gồm các nội dung cụ thẻ : + Xác dịnh số lượng nguyên vật liệu cần thiềt cho một thời kỳ kế hoạch nào đó cũng như từng thời điểm mua sắm với số lượng cụ thễ . Cần chú ý là việc mua sắm với số luợng nào tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố như khả năng tài chính của công ty , tình hình thay đổi giá cả trên thị trường , khả năng kho tàng cũng như chi phi kinh doanh lưu kho , nhịp độ sản xuất bán hàng . Vì thế nguyên tắc , cầu về nguyên vật liệu của một thời kỳ không duợc đáp ứng một lần mà đuợc chia nhỏ và cung ứng làm nhiều lần khác nhau. + Xác định người cung ứn cũng như giá cã nguyên vật liệu trong từng thời điểm mua sắm . Công ty cần phải thiết lập mối quan hệ bạn hàng chặt chẽ với người cung ứng : từ việc quy hoạch và định hướng sản xuất nguyên liệu đén việc hương dẫn và cung cấp kỹ thuật về giống , kỹ thuật canh tác , thức ăn ,phân bón ,đến kỹ thuật thu hoạch , bảo quản :chính sách ổn định giá cả . Thứ hai , xây dựng phương án và quyết định phương án mua sắm , bố trí kho tàng ,đường vận chuyển và sự kết hợp vận chuyển tối ưu . Giữa mua săm, vận chuyển và lưư kho tồn tại mối quan hệ sau :,ọi hàng hoá mua sắm ơ thị trường phải được vận chuyển đến công ty và tạm thời dự trữ trong kho( trừ các truờng hợp ngoại lệ ).Việc tinh toán bố trí hệ thống kho tầng phải nhằm mục tiêu đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất , chế biến với chi phí kinh doanh tối thiểu. Công ty có thẻ lựa chọn kho phân tán hay tập trung . Với kho tập trung công ty sẽ giâm được chi phí quản trị kho tàng , chi phí kinh doanh về lao đọng nhưng lại làm tăng chi phí vận chuyển do kho tàng o xa nơi sư dụng . Với kho tàng phân tán chi phí kinh doanh chi phí kinh doanh quản trị kho tàng lớn song nếu gần nơi sư dụng sẽ đem lại lợi thế của việc giảm chi phí kinh doanh do việc vận chuyển vòng vèo . Mặt khác , khi sản xuất phân tán thì việc bố trí kho phân tán sẽ đáp ứng yêu cầu bảo đảm cung ứng trực tiếp , tránh các nguy cơ không cung cấp kịp thời do những trục trặc trong quá trình vận chuyển gây ra . Hiện nay công ty đang sữ dụng kho phân tán , tuy nhiên cũng lựa chọn kho tập trung trong những trường hợp cần thiết và hợp lý sao cho vẫn bảo đảm mục tiêu chi phí vận chuyển thấp nhất . Việc xây dựng kho tàng cũng phải đáp ứng đuợc các yêu cầu như : kho phải đủ lớn , sáng sủa ,dễ quan sát , và phải đảm bảo an toàn … Thứ ba, xác định và lựa chọn bạn hàng , tổ chức nghiệp vụ đặt hàng , lựa chọn phương thức giao nhận , kiểm kê thanh toán … Do giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thanhf sản phẩm (khoảng từ 50% đến 70%) nên việc lựa chọn người cung cấp hàng với giá rẻ nhất cũng như chi phí kinh doanh vận tải nhỏ nhất sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới giá thanh sản phẩm và do đó làm tăng lợi nhuận có thể thu được . Thứ tư, tổ chức vận chuyển hàng hoá bao gồm việc lựa chọn và quyết định tự vận chuyển hay thuê ngoài . Nếu tự vận chuyển công ty sẽ phải xây dựng thêm bộ phận vận tải vì vạy thuê ngoài vẫn là giải pháp trước mắt của công ty . Trong trường hợp này công ty cần chú ý tới các vấn đề sau: + Việc thảo hợp đồng chuyên chở phải bao hàm đầy đủ nội dung về nhiệm vụ , quyền hạn và trách nhiệm của cả ba đối tuợng la người nhận ,người chuyên chở và người nhận làm cơ sỡ đẽ giải quyết nghĩe vụ và quyền lợi mổi bên . + Phương tiện vận chuyển phải đảm bảo được thời gian , tốc độ , an toàn ,chất lượng cho sản phẩm trong trường hợp ngoại lệ cả máy bay. Tuy nhiên phải tính đến chi phí kinh doanh sao cho có lợi nhất cho công ty. 11. Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị. Bộ máy quản trị ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kinh doanh . Bởi đây chính là bộ phận chính thức đưa ra quyết định kinh doanh trong đó các quyết định đưa ra các chiến lươc về phát triển thị trường là không thể thiếu . Để hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn thì về cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty cần phải đảm bảo các điều sau : Thứ nhất , phải đảm bảo tính chuyên môn hoá nhằm tổ chức các hoạt động quản trị theo hướng chuyên môn hoá ở cả giác độ từng bộ phận và đối vời từng cá nhân nhà quản trị . Nguyên tắc là nâng cao tính chuyên môn hoá đến mức cao nhất có thể . Thứ hai ,phải đảm bảo tiêu chuẩn hoá . Xác định rõ nhiệm vụ của tựng bộ phận , cá nhân cũng như quy định quy tắc , quy trình thực hiện , tiêu chuẩn chất lượng đói với từng nhiệm vụ . Quy định hoạt động kiểm tra , đánh giá công việc theo hướng tiêu chuẩn hoá . Thứ ba, phải đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận , cá nhân từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất trong hệ thống quản trị . Tiếp đó , phải xác định rõ các mối quan hệ và thông tin trong bộ máy .ở từng bộ phận , cá nhân phải chú ý thiết kế cân đối giưa nhiệm vụ , trách nhiệm ,quyền hạn và quyền lợi ; liên kết hoạt động của mọi bộ phận , cá nhân bằng quy chế hoạt động ; làm hoà hợp giuă tổ chức chính thức và tổ chức phi chínnh thức . Thứ tư, bảo đảm tính thống nhất quyền lực trong hoạt động quản trị và điều hành . Muốn vậy, phải chú ý lựa chọn cơ cấu tổ chức hợp lý ,xác định tính thống nhất quyền lực trong toàn bộ hệ thống , thể hiện ở quy chế hoạt động . III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. Đối với công ty . Cần phải sớm ổn định công ty về mặt tổ chức , về cơ cấu,nhân sư .Tinh giản bộ máy quản lý ,xem xét lại một số chế độ trong công ty . Có chính sách phù hợp đễ tiếp xúc , khai thác thị trường ngoại nội . Khai thác tiềm năng cơ sở vật chất hiện có đễ tăng thu nhập cho công ty. Cần có các bạn hàng kinh doanh lâu dài .Muốn vây, phải tạo được uy tín trong sản xuất kinh doanh mà trước hết phải tạo được thương hiệu sản phẩm lâu dài cho công ty . Chú ý khâu luật , pháp chế kinh doanh ,hoạch toán và tài chính , kế toán đễ tham mưu hỗ trợ kịp thời cho các đơn vị trước khi làm . Tăng cường phối kết hợp giữa công ty và các đơn vị , giữa các phòng trong công ty , giữa phòng quản lý và phòng nghiệp vụ . Thực hiện chế đọ khoán kinh doanh , khoán phí phù hợp với điều kiện công ty và có các biện pháp , phương thức linh hoạt trong kinh doanh . Đối với các nhà máy ,xí nghiệp cần phải xem xét khả năng kinh doanh sản xuất để đầu tư mở rộng xí nghiệp về thiết bị , máy móc ,các cơ sở vật chất khác cho sản xuất và chế biến ; cần có đơn giá tiền lương theo sản phẩm phù hợp hơn. Đối với nhà nước. Vấn đề sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản của nước ta trong những năm qua đã có rất nhiều chuyển biến và đạt được những thành tựu đáng kể . Tuy nhiên , bên cạnh những thành quả to lớn mà chúng ta đạt đuợc trong lĩnh vực này đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề được quan tâm giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa trong công tác xuất khẩu . Trong những năm gần đây ,xuất khẩu hàng nông sản của Viẹt Nam vẫn là hoạt động cục kỳ quan trọng , tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế đât nuớc và đễ doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường xuất khẩu nông sản dược thuận lợi .Nhà nước cũng nên hoàn thiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản . Chính sách về thị trưòng . Trong những năm qua , nhà nước đã ban hành và có điều chỉnh bổ sung các luật và pháp lệnh : về thuế suất nhập khẩu , luật hải quan , luật doanh nghiệp tư nhân ,luật công ty cổ phần , luật hợp tác xã …là bước tiến bộ , tạo môi truờng thuận lợi cho hoạt động thương mại . Song đễ tậo lập nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh bình đẵng , về mặt pháp luật còn nhiều nội dung cần phải được nghiên cứu như: Luật thương mại ,luạt chống độc quyền và đầu cơ ,luật bảo vệ người tiêu dùng…mà hiện nay chúng ta còn thiếu . Do sản xuất nông nghiệp có tính chất thời vụ dẫn đến tính thời vụ trong thu hoạch và trao đổi cung- cầu không có sự ăn khớp làm cho thị trường luôn có sự không cân bằng .Chính phủ với chức năng điều hành nền kinh tế vĩ mô nền kinh tế cần chủ động can thiệp vào những lúc cung – cầu có biến động mạnh như: lập quỷ bình ổn giá , hỗ trợ lãi xuất tiền vay đễ mua nông sản dư trữ lưu kho , ổn định cung cầu của thị trường và bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và tiêu dùng. Chính sách xuất khẩu. Trong thời gian qua , chính sách xuất khẩu đã có nhiều tiến bộ tạo điều kiện thông thoáng và môi trường thương mại thuận lợi với xu hướng chung khuyến khích xuất khẩu nông sản . Tuy vậy , cũng có không ít khó khân cần tháo gỡ .Trước hết bải bỏ giấy kinh doanh xuất nhập khẩu đối với những mặt hàng nông sản không nằm trong danh mục các mặt hàng nhà nước quản lý xuất khẩu đễ tạo thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu phù hợp với xu thế tự do hoá thương mại toàn cầu . Tiến tới thay quota gạo , nhập khẩu phân bón băng thuế , khi chưa bỏ được hạn ngạch thì áp dụng đấu thầu công khai . Ngoài ra ,cần gấp rút ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh những mảng trông trong kinh doanh xuất nhập khẩu đễ các doanh nghiệp không bị trở ngại trong kinh doanh . Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế sau khi đăng ký kinh doanh được tự do giao dịch và quan hệ trực tiếp với thị trường thế giới . Khuyến khích các doanh nghiệp hình thành các tổ chức hiệp hội, hợp tác đễ thống nhất về quy cách , hàng hoá ,ký kết các hợp đồng dài hạn ,bảo đảm thanh toán đễ giảm bớt rủi ro, tránh hiên tượng ép cấp, ép giá trong buôn bán . Đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu ,các cơ quan quản lý nhà nước ,bộ ,ngành có liên quan cần ban hành các chính sách , văn bản , quy định nhằm khuyến khích ,tạo điếu kiện thuận lợi đễ tăng sản luợng , kim ngạch xuất khẩu như : Đẩy mạnh thực hiện quỷ hổ trợ xuất khẩu , quỷ thưởng xuất khẩu , đơn giản hoá đến mức thấp nhất các thủ tục xuất khẩu. Đặc biệt cần kiểm tra chăt chẽ chất lượng nông sản xuất khẩu đễ đảm bảo uuy tín hàng nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới .\ Chính sách thuế. Thuế là một trong những công cụ đắc lực rất nhạy cảm với quá trình tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế thế giới , vì chìa khoá của quá trình này là việc cắt giảm hàng rào thuế quan và bỏ rào phi thuế quan khác . Tuy nhiên, công cụ này ở Việt Nam vẫn chưâphts huy được tính hữu hiệu của nó . Bởi lẽ thực tế hiện nay,hệ thống chính sách của Việt Nam có rất nhiều bất cập, hạn chế .Do đó ,trong thời gian tới cần phải có biện pháp điều chỉnh như sau: Điều chỉnh thời gian thu thuế và giao nộp thuế sữ dụng đất nông nghiệp hợp lý hơn để nông dân có thời điểm bán sản phẩm có lợi nhất . điều chỉnh tỉ lệ thuế để lại cho địa phuơng theo hướng tăng dần để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong nông thôn . Miển giảm thuế nông nghiệp trong một thời gian cần thiết đối với những sản phẩm cần thiết phát triển mở rộng quy mô Thực hiện chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp phục vụ xuất khẩu tại các vùng xa ,vùng sâu, vùng khó khăn. Để hỗ trợ đổi mới công nghệ ,nên giảm thuế nhập khẩu đối với những trang thiết bị máy móc và công nghệ sản xuất – biến các nông sản . Tiếp tục triển khai áp dụng các quy định giá tối thiểu cho các loại nông sản xuất khẩu chủ yếu . Đối với các đơn vị sản xuất với quy mô lớn nhà nước cần có biện pháp ,chính sách về thuế tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị đó phát triển sản xuất kinh doanh như : giảm thuế sữ dụng đất nông nghiệp ở mức độ nhất định , kéo dài thời gian thu thuế tạo điều kiện quay vòng vốn đưa vào sản xuất . Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu vật tư nhà nước, các máy móc công nghệ chế biến nông sản ,thuốc bảo vệ thực vật … cần yêu đãi về thuế nhập khẩu từ đó không ngừng nâng cao năng lực công nghệ sản xuất chế biến ,hiện đại hoá cơ sở vật chất nông nghiệp không ngừng tăng năng suất lao động, nâng cao chất chất lượng sản phẩm , giảm chi phí sản xuất làm cho giá thành nông sản xuất khẩu giảm . Từ nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu trên thị trường thế giới , không ngừng thâm nhập và mở rộng thị trường cao cấp và khó tính. Chính sách tỷ giá hối đoái . Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu vì nó biểu hiện mối quan hệ tương đối về giá (giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ USD)Và các dòng thương mại và sự nhạy cảm của xuất khảu đối với biến động tỷ giá . Điều này chứng tỏ ,chính sách tỷ giá hối đoái là một trong những công cụ mạnh thúc đẫy xuất khẩu . Chính sàch tỷ giá hối đoái ,từ khi chính phủ thực hiện cải cách trong cơ chế điều hành tỷ giá giữa USD - đồng tiền Việt Nam , điều chỉnh linh hoạt hơn phần nào đã khép kín dần khoảng cách giữa tỷ giá quy định ngân hàng Trung ương với thị trường tự do . Song cần linh hoạt hơn nữa (không nên định giá quá cao đồng nội tệ ,sẽ làm cho tỷ giá nội thương thay đổi không khuyến khích xuất khẩu ).Tuy nhiên, không nên áp dụng biên pháp đột ngột(tạo nên cú sốc) mà cần sát tới thị trường ,nhằm khuyến khích xuất nhập khẩu và bảo đảm sự ổn định, tăng trưởng kinh tế. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường, đễ đảm bảo cho việc kinh doanh thuận lợi và đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp thường phải quan tâm rất nhiều đến công tác nghiên cưu thị trường. Phát triển thị trường là một trong những nhân tố góp phần giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu trong kinh doanh. Trong những năm gần đây đễ góp phần tăng hiệu quả cho hoạt động kinh doanh , công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm thực phẩm Hà Nội bước đầu đã có những nghiên cứu, tìm tòi nhằm phát triển thị trường và kết quả công ty đạt được là khách quan. Đặc biệt là phát triển mở rộng về mặt hàng nông sản rất phù hợp với tình hình , điều kiện nước ta. Xuất phát từ thực tiễn công ty và tình hình thị trường , em đă mạnh dạn đửa ý kiến của mình về một số gải pháp phát triển thị trường của công ty . Đây là một đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng , trong khi thời gian có hạn và năng lực bản thân còn hạn chế nên nội dung chuyên đề không tránh khỏi những thiếu xót , rất mong sự đóng góp của các thầy ,các cô, các cán bộ cơ sở … Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Việt Lâm va cô Ngô Thị Việt Nga đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thiện chuyên đề này .Em cũng gữi lời cảm ơn đến ban Giám đốc cùng các cô, chú phòng XNK - đã tạo điều kiện giúp đỡ em . MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC PHẨM HÀ NỘI 3 I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC PHẨM HÀ NỘI 3 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 3 2. Vấn đề pháp lý 6 II. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 6 1. Ban giám đốc 7 2. Phòng kế hoạch thị trường: có hai bộ phận 7 3. Phòng tổ chức hành chính 8 4. Phòng kế toán tài chính 8 5. Phòng công nợ 9 6. Các phòng xuất nhập khẩu(1-7) 9 7. Chi nhánh, nhà máy, xí nghiệp 10 III. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC PHẨM HÀ NỘI 11 1. Quy mô và tốc độ xuất nhập khẩu của công ty 11 2.Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 13 2.1. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu 13 2.1.1 Nhóm hàng nông sản xuất khẩu 13 2.1.2. Nhóm hàng lâm sản xuất khẩu 13 2.2. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu 14 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC PHẨM HÀ NỘI 16 I.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY 16 1.ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài 16 2. ảnh hưởng của các nhân tố bên trong 19 2.1 ảnh hưởng của nguồn nhân lực 19 2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 19 2.3.Tình hình tài chính của công ty 19 II. THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY AGREXPORT - HN THỜI GIAN QUA . 20 1. thị trường trong nước 20 2. Thị trường ngoài nước 21 III. CÁC BIỆN PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA AGREXPORT - HN 23 1. công tác điều tra và nghiên cứu thị trường 24 2. Công tác phát triển sản phẩm 25 3. Chính sách gía cả 25 4.Công tác xúc tiến khuyếch trương 25 IV.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SƯ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY. 25 1. Những lợi thế 25 2. Những hạn chế 26 CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC PHẨM HÀ NỘI 28 I.PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY 28 1. Phương hướng chung 28 2. Phương hướng phát triển thị trường của công ty 28 2.1. Đối với văn phòng công ty 28 2.2.Đối với chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh 29 2.3. Đối với nhà máy Bắc Giang 29 2.4. Chi nhánh Hái Phòng 29 2.5. Liên doanh OPERA. 30 2.6. Xí nghiệp điều Vĩnh Hoà 30 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY AGREXPORT – HN 31 1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 31 2.Hoàn thiện và phát triển hệ thống kênh phân phối 32 3.Xây dựng chính sách giá phù hợp 35 4. Mở rộng và thâm nhập vào thị trường mới 35 5.Tập trung vào thị trường truyền thống duy trì và xây dựng thị trường mục tiêu 36 6. Huy động vốn đầu tư đổi mới công nghệ 37 7.Bảo vệ thương hiệu sản phẩm 40 8. Xây dựng chiến lược cạnh tranh cho từng thị trường 41 9. Tăng cường công tác xúc tiến bán hàng và quảng cáo đối với nặt hàng nông sản xuất nhập khẩu 42 10. Về thu mua và dự trữ 43 11. Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị. 45 III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 46 1. Đối với công ty . 46 2. Đối với nhà nước 47 2.1.Chính sách về thị trường . 47 2.2. Chính sách xuất khẩu 48 2.3. Chính sách thuế 49 2.4. Chính sách tỷ giá hối đoái 50 KẾT LUẬN 51

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển thị trường xuất khẩu của Công ty XNK Nông sản thực phẩm Hà Nội.DOC
Luận văn liên quan