Đề tài Quản trị tại Công ty thoát nước Hà nội

MỤC LỤC CHƯƠNG I_TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THOÁT NƯỚC HÀ NỘI 2 1 Quá trình hình thành và phát triển: 2 2/ Ngành, nghề kinh doanh: 2 3/ Sứ mệnh và mục tiêu của công ty: 3 4/ Yếu tố đặc thù của Công ty: 4 5/ Đối thủ cạnh tranh 5 6/ Sản phẩm thay thế: 6 CHƯƠNG II CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN 7 1/ Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty. 7 2/ Chức năng nhiệm vụ của từng phòng 9 3/ Chức năng nhiệm vụ của phòng tổ chức hành chính 11 CHƯƠNG III CÁC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY. 13 1/Các kết quả hoạt động sản xuất 13 2/ Yếu tố tài chính 20 3/ Thực trạng nguồn nhân lực của Công ty 22 4/ Trả lương – Trợ cấp – Lợi nhuận – tiền thưởng 24 5/ Tuyển dụng, thuyên chuyển 29 6/ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế 30

doc31 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2815 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị tại Công ty thoát nước Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC CHƯƠNG I_TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THOÁT NƯỚC HÀ NỘI 1 Quá trình hình thành và phát triển: Ngày 28/3/1973 Xí nghiệp thoát nước Hà nội- tiền thân của Công ty thoát nước Hà nội được thành lập theo quyết định số 410/QĐ-TCCB của UBND Thành phố Hà nội đánh dấu một bước quan trọng trong công tác quản lý và phát triển hệ thống thoát nước của Thủ đô. Ngày 07/10/1998 UBND Thành phố Hà nội ban hành quyết định số 52/1998/QĐ-UB về việc chuyển Công ty thoát nước Hà nội sang hoạt động công ích chịu sự quản lý Nhà nước của Sở GTCC, chịu sự kiểm tra giám sát, hướng dẫn nghiệp vụ của các ngành chức năng thuộc UBND Thành phố Hà nội. Ngày 6/10/2005 UBND Thành phố Hà nội ban hành quyết định số 154/2005/QĐ-UB về việc chuyển Công ty Thoát nước Hà nội thuộc Sở Giao thông Công chính thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thoát nước Hà nội trực thuộc Uỷ Ban Nhân dân Thành phố Hà nội. Tên đầy đủ tiếng Việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên thoát nước Hà nội. Tên viết tắt: Công ty TNHH Thoát nước Hà nội Tên giao dịch tiếng Anh: Hanoi Sewerage anh Drainage Limited Company. Tên thương hiệu: HSDC Trụ sở chính: Số 65 Vân Hồ- Quận Hai Bà Trưng- Thành phố Hà Nội Điện thoại: (84-4) 9.762.245- Fax: (84-4) 9.745.138 Email: hsdc.thoatnuochanoi@hn.vnn.vn 2/ Ngành, nghề kinh doanh: Quản lý, duy trì, vận hành và bảo vệ hệ thống thoát nước Đô thị Quản lý, xử lý nước thải và phế thải thoát nước; làm dịch vụ về thoát nước và vệ sinh môi trường. Lập, quản lý và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị: cấp thoát nước, hè đường, xây dựng dân dụng công nghiệp, khu Đô thị, nhà ở để bán và cho thuê. Tư vấn đầu tư xây dựng, thiết kế các công trình cấp thoát nước. Sản xuất, lắp ráp các cấu kiện, thiết bị, vật liệu chuyên dùng trong lĩnh vực cấp thoát nước. Trồng, quản lý duy trì cây xanh thảm cỏ do cấp có thẩm quyền giao. Đầu tư khai thác các dịch vụ vui chơi giải trí (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát Karaoke, vũ trường). Đại lý xăng dầu. Dịch vụ kho bãi và trông giữ các phương tiện giao thông trong phạm vi được giao quản lý. Kinh doanh vận tải hàng hoá và kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị chuyên ngành Giao thông Công chính. 3/ Sứ mệnh và mục tiêu của công ty: Với nhiệm vụ chính do UBND Thành phố Hà nội giao: Đảm bảo thoát nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước mưa tự nhiên, chống úng ngập cục bộ và ô nhiễm môi trường do nước thải sinh ra trên địa bàn toàn Thành phố. Tuy vậy trong điều kiện hiện nay hệ thống thoát nước đang ở trong tình trạng thiếu và yếu: 1/3 đường phố chính chưa có hệ thống thoát nước, trong các ngõ phố- ngõ xóm tỷ lệ có cống mới đạt ở mức 1/3. Bởi vậy, khi mưa với cường độ > 30mm đã có nhiều điểm úng ngập. Khối lượng nước được xử lý ở mức 5%. Để giải quyết tình trạng trên cần phải có một nguồn kinh phí lớn và thời gian đủ dài. Là đơn vị có truyền thống hoạt động gắn kết và lớn lên cùng với thủ đô Hà nội, cung ứng các sản phẩm đặc thù là các dịch vụ công ích thiết yếu đến mọi người dân và hiện đang là mối quan tâm bức xúc mỗi khi mưa lớn và nạn ô nhiễm trên các sông, hồ, mương. Để đơn vị thực hiện nhiệm vụ được giao còn phải đòi hỏi một nguồn lực lớn của Công ty để đảm bảo thực hiện và phối hợp thực hiện các dự án đầu tư lớn của Chính phủ và Thành phố. Bởi vậy Công ty Thoát nước đề ra sứ mệnh (tầm nhìn chiến lược) đến năm 2020 và những mục tiêu cụ thể đến năm 2010 là: Sứ mệnh (tầm nhìn chiến lược) đến năm 2020: Là đơn vị giữ vị trí chi phối ở thủ đô Hà nội và luôn đứng hàng đầu trong cả nước về công tác quản lý và vận hành hệ thống thoát nước đô thị. Phát triển cùng thủ đô Hà nội cơ bản hết úng ngập khi mưa vào năm 2010, sông hồ sạch dần và trong xanh trở lại vào năm 2020. Các mục tiêu cụ thể đến năm 2010: Nâng cao chất lượng phục vụ thoát nước cho người dân các quận nội thành. Đảm bảo thoát nước ứng với trận mưa có cường độ hiện nay 172mm/2ngày để đạt 310mm/2ngày vào năm 2011 đồng thời tăng khối lượng xử lý nước thải từ 5% lên 20%. Phát triển công ty về chiều rộng và chiều sâu với tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 10%. Thực hiện cổ phần hoá Công ty và phát triển Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ, công ty con xong trước năm 2009. 4/ Yếu tố đặc thù của Công ty: Là loại doanh nghiệp hoạt động công ích và theo nghị định 31/NĐ-CP, tháng 10/2005 Công ty đã chuyển sang thành Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Thoát nước Hà nội nhưng được thành phố giao chịu trách nhiệm cung ứng loại sản phẩm công ích (trong danh mục sản phẩm xếp loại B, không đấu thầu) thông qua hợp đồng đặt hàng và đơn vị đã hợp đồng đặt hàng trong 5 năm (2006 đến 2010). Đặc thù là: Hoạt động của Doanh nghiệp với mục đích chính không phải là lợi nhuận mà là giải quyết thoát nước ngày một tốt hơn cho công tác thoát nước và ô nhiễm môi trường do nước thải gây ra của thủ đô được thể hiện qua các yếu tố sau: Khi lợi nhuận thực hiện thấp vẫn được nhà nước cấp bù đủ 2 tháng lương thưởng tương đương 6 đến 7% trên tổng doanh thu. Cơ cấu giá: có sản phẩm giá thành không tính đầy đủ như nhà máy xử lý nước thải, các trạm bơm…các tài sản này có giá trị lớn (tổng cộng trên 1.000 tỷ đồng) chưa bàn giao vốn và chưa được tính khấu hao vào trong giá (năm 2005 mới bàn giao phần thiết bị đã thực hiện 8 năm với số vốn giao 22 tỷ đồng) chi phí máy chỉ tính giá thành nguyên, nhiên vật liệu và bảo dưỡng cấp 1. Chính sách thuế: không phải chịu VAT cho dịch vụ nạo vét. Tính chất đặc thù của hệ thống: Khép kín: nước thải từ nhà dân thoát ra đổ vào cống chính, vào mương. (hồ) ra sông vào hồ điều hoà đến trạm bơm bơm ra sông Hồng (hoặc qua đập thanh liệt ra sông Nhuệ) ở đây thể hiện tính độc quyền trong công tác quản lý và duy trì khai thác hệ thống. Luật pháp: Công nhân không đình công Các nhà máy, thiết bị, phụ tùng được đầu tư từ nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản nên sản xuất có tính đơn chiếc, vật tư phụ tùng và thiết bị có dự trữ lớn (…tỷ đồng) có các thiết bị trên 10 năm mới sử dụng nên sẽ rất khó khăn khi bàn giao vốn giữa giá thị trường và giá dự án. 5/ Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh tiềm năng: Lĩnh vực quản lý vận hành thoát nước có những rào cản lớn đối với các đối thủ tiềm năng bởi ngành có đặc điểm là một hệ thống thống nhất từ sông, kênh, hồ, cống, tới từng hộ gia đình và các công trình trạm bơm, hệ thống điều tiết. Bên cạnh việc thoát nước còn phải đảm bảo môi trường và cảnh quan đô thị bởi vậy tiếp cận dịch vụ này là khó. Mặt khác, việc đầu tư để có các dây chuyền thiết bị đặc chủng đòi hỏi phải có vốn lớn mà hiện tại Công ty dư nguồn lực. Đồng thời vì sự ổn định của Thủ đô ( không để Thành phố một ngày ngập nước và tồn động rác thải). ở lĩnh vực xử lý nước thải có nhu cầu lớn trong tương lai. Công tác quản lý vận hành đòi hỏi nguồn lực chất lượng cao bởi vậy đây là lĩnh vực có sức hấp dẫn. Đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia… b. Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Có 75 đơn vị làm công tác thoát nước trên toàn quốc (chỉ có 10 Đô thị lớn có hệ thống thoát nước) khối lượng các công trình thoát nước không lớn nên bộ phận làm công tác thoát nước có quy mô nhỏ ở cấp đội, xí nghiệp, công tác cơ giới hoá thấp. Từ năm 2007 thoát nước tại các ngõ xóm của Thành phố sẽ phân cấp và đây là thị trường mà Công ty thoát nước sẽ tham gia cạnh tranh cùng các doanh nghiệp khác. Việc đang triển khai các dự án lớn trên hệ thống cũng làm giảm mức độ cạnh tranh do tăng cầu. Mặt khác, rảo cản ra khỏi ngành rất gay gắt vì thiết bị chuyên dùng không thể bán lại, chi phí xa thải công nhân rất lớn nên Công ty tập trung thế mạnh nguồn lực để giữ và chiếm lĩnh thị trường (một dây chuyền đồng bộ cho công tác nạo vét trên 10 tỷ đồng lớn hơn kinh phí hiện đang bố trí cho các doanh nghiệp thuộc các đô thị loại 2,3). 6/ Sản phẩm thay thế: Thay thế các con sông bằng hệ thống cống và nhà máy xử lý nước thải. Hệ thống tách nước bẩn thay các hồ chứa (Hà nội có 109 hồ –trong đó có 45 hồ điều hoà nước mưa và 25 hồ kè và tách nước). Các công trình điều tiết sẽ chuyển hướng các con sông thoát nước. CHƯƠNG II CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN 1/ Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty. Cơ cấu tổ chức, quản lý Công ty gồm Chủ tịch Công ty, Tổng giám đốc Công ty, các phó Tổng giám đốc, các phòng ban giúp việc và các thành viên là đơn vị trực thuộc được thể hiện bằng sơ đồ sau: XN dịch vụ Chủ tich kiêm TGĐ Ba phó tổng giám đốc P.TCHC P.KTCN P.QLKT P.KHĐT P.KTMT nước Xn2 Xn3 Xn4 Xn5 XN XL nước thải XN Thi công cơ giới XN đầu mối Yên Sở Xn1 Trong đó: Chủ tịch công ty thực hiện chức năng quản lý Công ty và chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu Công ty và pháp luật về sự phát triển của Công ty theo mục tiêu Chủ sở hữu Công ty giao và có quyền hạn quyết định chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, quyết định các dự án đầu tư, hợp đồng mua bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị dưới 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo Công ty tại thời điểm gần nhất. Tổng Giám đốc công ty thực hiện các quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền phân cấp của Chủ tịch Công ty. Hiện nay, Chủ tịch công ty kiêm Tổng giám đốc Công ty. Phó Tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo phân công của Tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, Tổng giám đốc Công ty và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ Công ty có chức năng giúp việc cho Chủ tịch Công ty, Tổng giám đốc Công ty trong việc quản lý điều hành Công ty theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty: Bao gồm 9 đơn vị (xí nghiệp kinh doanh dịch vụ chưa thành lập). Tuỳ theo quy mô sản xuất- kinh doanh (SXKD) từng thời kỳ mà các đơn vị SXKD trực thuộc Công ty có thể thay đổi. Các đơn vị SXKD trực thuộc Công ty là các đơn vị có pháp nhân không đầy đủ, hạch toán phụ thuộc Công ty, hoạt động theo quy chế được Chủ tịch công ty quyết định. Đơn vị trực thuộc có con dấu riêng và được mở tài khoản theo quy định của pháp luật. Ngành nghề kinh doanh của các đơn vị trực thuộc: Các đơn vị trực thuộc là chi nhánh Công ty được phép kinh doanh ngành nghề tương ứng của Công ty thoát nước. Cơ cấu tổ chức của đơn vị hiện đại cơ bản là hợp lý bởi các đơn vị sản xuất có các địa bàn phục vụ và sản phẩm tương đối ổn định, quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng bằng cơ chế phân cấp, uỷ quyền. Các bộ phận ở các phòng ban đã được tinh giảm (giảm các phòng bảo vệ, quân sự, đội kiểm tra sát nhập vào phòng tổ chức hành chính, bổ sung phòng kinh doanh dịch vụ, số người từ 100 người năm 2000 xuống 79 người năm 2006). Theo mục tiêu sẽ chuyển đổi sang mô hình Công ty mẹ – con và thực hiện cổ phần hoá như vậy xu hướng tiếp tục tinh giảm cán bộ công nhân viên, do đó cần phải lựa chọn và đào tạo các cán bộ, công nhân viên có đủ năng lực, trình độ, sức khoẻ để phục vụ cho sự phát triển của Công ty. Về cơ cấu tổ chức để quản lý, phát triển hệ thống thoát nước: trước đây các đơn vị trực thuộc quản lý địa bàn theo địa bàn hành chính (theo quận) nay thực hiện quản lý theo các lưu vực sông có kết hợp với điạ bàn Quận để thuận lợi cho việc thoát nước, giải quyết các nhu cầu, bức xúc của người dân cũng như tiếp nhận các hệ thống thoát nước mới được bàn giao. Phát triển các đơn vị mới để đảm nhận các nhiệm vụ có công nghệ và kỹ thuật cao: Xí nghiệp cụm trạm bơm đầu mối Yên Sở để tiếp nhận, vận hành các công trình về trạm bơm, hồ điều hoà, toàn bộ các đập điều tiết. Xí nghiệp quản lý các nhà máy xử lý nước thải, xí nghiệp khảo sát thiết kế và xây dựng đội ngũ để đảm đương tiếp nhận và vận hành các nhà máy mới sắp bàn giao. Thực hiện cơ chế phân quyền cho giám đốc các đơn vị trực thuộc thông qua điều lệ hoạt động và tổ chức các đơn vị do Chủ tịch Công ty phê duyệt. Cụ thể là giao vốn lưu động, phương tiện, phân cấp điều hành toàn diện tạo sự chủ động cho đơn vị. Giao quyền cho các đơn vị thực hiện thông qua cơ chế uỷ quyền (uỷ quyền cho đơn vị ký các hợp đồng dưới 1 tỷ đồng). Tóm lại: Cơ cấu bộ máy của Công ty có thể đáp ứng được với sự phát triển về quy mô của các công việc hiện tại. Tuy nhiên, cơ cấu này chưa phù hợp với mô hình hoạt động là các doanh nghiệp có tính độc lập hoặc là các công ty con trong công ty mẹ. 2/ Chức năng nhiệm vụ của từng phòng a Phòng tổ chức hành chính Chức năng: là đơn vị tổng hợp vừa có chức năng giải quyết nghiệp vụ quản lý vừa phục vụ về hành chính và xã hội. Tham mưu giúp việc tổng giám đốc về các công tác lao động tiền lương. Nhiệm vụ: Công tác tổ chức cán bộ + Công tác tổ chức lao động và tiền lương. + Công tác tổ chức nhân sự và giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động. + Công tác tổ chức sản xuất và đào tạo công nhân kỹ thuật + Công tác bảo vệ và quân sự + Công tác thống kê báo cáo, công tác hành chính, công tác y tế. bPhòng quản lý kinh tế Chức năng: Tham mưu giúp việc cho tổng giám đốc về công tác kế toán tài chính của công nhân nhằm sử dụng đồng tiền và vốn có đúng mục tiêu, đúng chính sách, hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nhiệm vụ: Thực hiện chế độ hạch toán, kế toán, chế độ báo cáo và nhận chứng từ theo hệ thống tài khoản nhà nước quy định. + Tham gia xây dựng kế hoạch giá thành, xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, giá tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch tiền vốn, các quy định về thu chi tiền mặt, chuyển khoản của các khâu trong công ty. Quản lý theo dõi, phản ánh số liệu về tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn và kết quả sử dụng kinh phí của công ty. cPhòng kế hoạch đầu tư Chức năng: Là bộ phận tham mưu cho tổng giám đốc, quản lý công tác kế hoạch, công tác cung cấp vật tư sản xuất, tổ chức kinh doanh. Tham gia đàm phán ký kết các hợp đồng. Xây dựng đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất của các xí nghiệp để đảm bảo hoàn thành kế hoạch của công ty. Nhiệm vụ: + Trực tiếp phụ trách công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Xây dựng các đề án trong công tác quản lý duy tu, duy trì hệ thông thoát nước của thành phố, mở rộng và phát triển hệ thống thoát nước. Trực tiếp phụ trách việc thực hiện các hợp đồng kinh tế khác, công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh dịch vụ. + Công tác tổng hợp và lập dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, lập hồ sơ tổng hợp khối lượng thực hiện làm cơ sở nghiệm thu thanh toán với cơ quan quản lý giám sát. dPhòng kỹ thuật công nghệ Chức năng: Tham mưu cho tổng giám đốc, quản lý công tác kỹ thuật công nghệ, công tác tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng phục vụ sản xuất các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và kỹ thuật mới, nghiên cứu đổi mới máy móc thiết bị theo yêu cầu của công nghệ nhằm đáp ứng sự phát triển kinh doanh của công ty. Nhiệm vụ: + Trực tiếp công tác kiểm soát úng ngập trên toàn địa bàn, đề xuất các giải pháp chống úng ngập cục bộ. + Công tác tiếp nhận quản lý hệ thống thoát nước, thoả thuận thoát nước, xây dựng định mức trong công tác duy tu duy trì vận hành hệ thống thoát nước, công tác sáng kiến cải tiến. + Công tác quản lý kỹ thuật các phương tiện thiết bị, vật tư kho tàng, quản lý an toàn lao động, phòng chống cháy nổ. ePhòng kỹ thuật môi trường nước Chức năng: Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác xử lý nước thải, quản lý chất lượng nước. Nhiệm vụ: Công tác quản lý các hồ điều hoà, tiếp nhận hệ thống thoát nước thải, các dự án liên quan đến nâng cao nhận thức cộng đồng và hệ thống thoát nước thải. 3/ Chức năng nhiệm vụ của phòng tổ chức hành chính * Đ/c Nguyễn Minh Thuận – Trưởng phòng: Phụ trách chung các hoạt động của phòng và thay thế các phó phòng chỉ đạo trực tiếp các công việc được phân công trong trường hợp cần thiết. Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ. Trực tiếp phụ trách Xí nghiệp Thoát nước số 1, 2, 3, 4, 5 và văn phòng Công ty theo chức năng nhiệm vụ của phòng. * Đ/c Nguyễn Anh Tú – Phó phòng. Giúp trưởng phòng: Phụ trách công tác xây dựng bộ máy tổ chức, quản lý lao động theo từng giai đoạn phát triển của Công ty. Thực hiện công tác Văn phòng Đảng uỷ, công tác tuyên truyền báo chí, công tác hội. Phụ trách công tác đào tạo. Phụ trách các xí nghiệp: Trạm bơm Yên Sở, Nước thải, Cơ giới, Thiết kế theo chức năng nhiệm vụ của phòng. Thay thế trưởng phòng khi vắng mặt để giải quyết các công việc của phòng. * Nguyễn Thị Mai – Phó phòng. Giúp Trưởng phòng: Phụ trách bộ phận hành chính: quản lý điều động xe con, quản lý công tác vệ sinh khuôn viên Công ty. Phụ trách bộ phận y tế: Quản lý theo dõi khám chữa bệnh BHYT tuyến đầu cho CBCNV; Tổ chức khám định kỳ hàng năm cho CBCNV; Công tác DS-KHHGĐ; Quản lý nhà ăn Cơ quan Văn phòng Công ty. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được trưởng phòng giao. Đ/chí Nguyễn Tô Thạch – Phó phòng. Giúp trưởng phòng: Phụ trách công tác an ninh bảo vệ. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng phòng giao. Đ/c Trần Thị Bình – Phó phòng. Giúp trưởng phòng: Phụ trách công tác tài chính Cơ quan Văn phòng Công ty. Phụ trách các công tác chế độ BHXH, BHLĐ và các chế độ chính sách khác của người lao động. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng phòng giao. CHƯƠNG III CÁC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY. 1/Các kết quả hoạt động sản xuất Phạm vi phục vụ và phát triển hệ thống thoát nước Phát triển hệ thống thoát nước mở rộng phạm vi phục vụ người dân trên cả bề rộng là mở rộng phạm vi quản lý tới các quận huyện mới (Long biên, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Gia lâm, Huyện thanh trì, Từ Liêm), trên cả bề sâu là phục vụ thoát nước tới các ngõ được phát triển thành phố thông qua số phố mới được đặt tên, các khu đô thị mới (Trung hoà, Nhân Chính, Mỹ Đình, Định Công, Linh Đàm…). Theo số liệu thống kê đến năm 1954 Hà nội có khoảng 74km cống ngầm trên diện tích 1008 ha phục vụ cho khoảng 24 vạn dân. Như vậy đạt chỉ tiêu 68,5 m/ha hoặc 0.3m/người và thời gian sử dụng từ 50-100 năm. Đến thời điểm hiện nay, Công ty Thoát nước Hà nội đang quản lý 589 km cống các loại với tổng diện tích lưu vực đó lên tới 77.5 km và dân số nội thành Hà nội là khoảng 2,1 triệu người. Do đó mật độ cống hiện nay là 76m/ha, nhưng tỷ lệ đường cống so với đầu người ở Thành phố hiện nay với các Thành phố ở các nước phát triển khác khoảng 2m/người là quá thấp. Nhiều đường phố chưa có cống chiếm tỷ lệ 25-30%. Đánh giá: Hệ thống thoát nước Hà nội trong những năm gần đây (từ năm 2002 đến năm 2006) tăng trưởng không ngừng cùng với việc đô thị hoá nhanh chóng của Thành phố. Sự tăng trưởng của hệ thống thoát nước được thể hiện thông qua 02 yếu tố sau: Phạm vi phục vụ và Tốc độ tăng trưởng hệ thống * Về phạm vi phục vụ:Phạm vi phục vụ cho người dân được mơ rộng theo sự phát triển đô thị của thành phố, hệ thống thoát nước được tăng cường cả về chất lượng và số lượng. Công ty đã phối hợp chặt chẽ với UBND các Quận, các chủ đầu tư (Ban QLDA) và các ban ngành hữu quan trong việc khảo sát kiểm tra và hoàn tất công tác tiếp nhận bàn giao hệ thống thoát nước tại các khu đô thị mới, các tuyến phố mới được đặt tên, các dự án cải tạo cơ sở hạ tầng trong đó có hạng mục thoát nước…để đưa vào quản lý và duy trì thường xuyên đáp ứng được các yêu cầu giải quyết thoát nước và môi trường trên địa bàn thành phố như:hệ thống thoát nước(HTTN)tại các đô thị như Trung hoà - Nhân chính, Đền Lừ, Yên hoà, Phúc Xá, Đồng Tỗu. Trong năm 2005 tiếp nhận HTTN trên 24 tuyến phố mới đặt tên, năm 2006 tiếp nhận HTTN trên 32 tuyến phố mới đặt tên theo của Hội đồng nhân dân Thành phố và còn tiếp nhận HTTN thuộc nhiều dự án cải tạo cơ sơ hạ tầng từ các chủ đầu tư khác nhau như: đường 32, đường 70, nút Nam Thăng Long, Hào Nam Yên Lãng, đường vành đai |||, Tây Sơn, Trần Quang Khải, đê Hữu Hồng… *Về tốc độ tăng trưởng của hệ thống:Nhìn chung, trong 05 năm trở lại đây, sự tăng trưởng của HTTN tương đối lớn, đặc biệt là trong năm 2004 và 2005 có sự tăng trưởng đột biến do tiếp nhận HTTN trên địa bàn 02 Quận Long Biên và Hoàng Mai. Số liệu khối lượng quản lý và tốc độ tăng trưởng hệ thống thoát nước qua các năm được thể hiên ở bảng số 4. Tốc độ tăng trưởng bình quân của các của các năm từ năm 2002 đến năm 2006 đối với từng hạng mục được tính toán như sau: Cống:20,4% Mương: 27,9% Ga thu: 14,6% Ga thăm: 12,6% Hồ: 14% Sông: 3,8% Ngoài ra trước đây, hệ thống thoát nước của Thành phố được quản lý phân tán, một số công trình thoát nước như các tuyến mương, hồ, trạm bơm…do UBND các Quận Cầu Giấy, huyện Từ Liêm, Quận Long Biên và Hoàng Mai…hoặc Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn quản lý. Trong những năm qua, Công ty đã tiếp nhận một số các công trình quan trọng này và các gói thầu của dự án Thoát nước Hà nội giai đoạn I, đến nay hệ thống thoát nước của Thành phố đã được quản lý một cách đồng bộ. Đồng thời, Công ty đã tiến hành xây dựng quy trìn vận hành hồ và trạm bơm được Sở GTCC thông qua để có thể chủ động trong việc điều tiết mực nước hợp lý trong mùa mưa và mùa khô. Chủ động hạ mực nước các hồ điều hoà xuống mức thấp nhất để đối phó với những trận mưa đầu mùa. Trong mùa mưa, tổ chức vận hành các cửa điều tiết, trạm bơm, hồ điều hoà…thuộc hệ thống thoát nước theo đúng quy trình kỹ thuật. Việc tổ chức vận hành các công trình trên mạng lưới một cách hợp lý là một yếu tố quan trọng quyết định đến việc giảm thiểu úng ngập trong nội thành Thành phố. Số điểm úng ngập, mức độ úng ngập và thời gian úng ngập nhờ đó đã được giảm thiểu. Tóm lại: Với việc mở rộng phạm vi phục vụ và phát triển hệ thống đã làm cho việc thoát nước của thành phố được chủ động hơn và khép kín. Nước thải, nước mưa được thoát ra sông Nhuệ qua tự chảy (tại đập Thanh Liệt) hoặc ra sông Hồng qua bơm cưỡng bức (trạm bơm đầu mối Yên Sở). Giảm thiểu úng ngập khi mưa vào ô nhiễm môi trường nước *Công tác giảm thiểu úng ngập khi mưa: Đảm bảo toàn thành phố Hà nội úng ngập với lượng mưa 172mm/2ngày (mục tiêu của dự án giai đoạn 1 sau cải tạo). Số liệu được thể hiện qua bảng sau: Năm Tổng lượng mưa (mm) Số điểm úng ngập ứng với cường độ mưa Số công trình được cải tạo 30 mm/h 50 mm/h > 80 mm/h Số trận Số điểm Số trận Số điểm Số trận Số điểm 2002 1.239 8 17 6 22 2 40 15 2003 1.477 11 12 7 16 1 34 12 2004 1.530 13 8 6 13 2 29 11 2005 1.636 14 4 8 10 2 22 10 2006 1.117 6 0 4 7 4 14 9 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết thoát nước mùa mưa hàng năm của Công ty Thoát Nước HN và sổ theo dõi tình hình mưa và công tác ứng trực trong các trận mưa) Ghi chú: Các điểm úng ngập được thống kê khi có ảnh hưởng đến giao thông đi lại sau mưa, các điểm ngập nước trong mưa và rút sau khi tạnh (30 phút) không thống kê. Qua bảng tổng hợp trên thấy rằng: Các trận mưa có cường độ lớn xảy ra nhiều hơn (đặc biệt là năm 2006: ngày 20/11 lượng mưa lên 100mm/h chỉ xuất hiện với chu kỳ 50năm/lần tuy nhiên trước đó các ngày 13/7m, ngày 17/8/2006, ngày 5/6/2006 đều có các trận mưa với cường độ >80mm/h), đây là một yếu tố bất thường của thời tiết và gây bất lợi cho công tác thoát nước. Tuy nhiên, do được chủ động hơn trong công tác thoát nước (công tác tiếp nhận thêm các tuyến mới, công tác nạo vét, duy tu, duy trì hệ thống và vận hành các trạm bơm) đã làm cho việc thoát nước đã đạt kết quả cao như: không còn điểm úng ngập với các trận mưa có cường độ 80mm (so với trước đây nước ngập kéo dài từ 12h đến 48 giờ; nay rút ngắn chỉ từ 0,5 giờ đến 3 giờ và nguyên nhân chủ yếu là do cục bộ, tiết diện cống nhỏ nước thoát không kịp. Công tác giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Công ty Thoát nước Hà nội trong những năm qua đã nâng cao chất lượng của công tác giảm thiểu, kiểm soát ô nhiễm môi trường góp phần cải thiện môi trường của Thành phố, cụ thể: Tiến hành xây dựng hệ thống tách nước thải (tuyến cống bao hoặc hệ thống cửa phai) gồm 15 hồ như: Giảng Võ, Thành Công, Thiền Quang, Ngọc Khánh, Hoàn Kiếm, Trung Tự, Hai Bà Trưng, Đền Lừ, Giáp Bát, Nghĩa Tân, Cụm hồ thanh Nhàn1, 2A, 2B, Trúc Bạch, Bảy Mẫu. Một số hồ đang trong giai đoạn xây dựng tuyến cống bao tách nước thải và xử lý nước thải như Hồ Tây, Văn Chương, Thương Mại, Ba Mộu…Hồ kim Liên đang trong giai đoạn lập dự án đầu tư cải tạo hồ trong đó có hạng mục xây dựng tuyến thu gom nước thải riêng để đưa về trạm xử lý. Việc tách nước thải không cho đổ trực tiếp vào hồ đã cải thiện chất lượng nước hồ một cách đáng kể. Thực hiện đóng đập Thanh Liệt, vận hành trạm bơm Yên Sở nhằm giảm thiểu ô nhiễm chất lượng nước sông Nhuệ, Sông Đáy, trạm bơm Yên Sở được đưa vào vận hành một cách hợp lý, nước thải của Thành phố được bơm ra sông Hồng, không có tình trạng nước thải lưu cữu, tồn đọng trong nội thành gây mất mỹ quan và làm gia tăng mức độ ô nhiễm. Hạn chế các nguồn ô nhiễm chính của môi trường nước là: Nước thải chưa qua xử lý; rác phế thải không được thu gom triệt để xả xuống các sông, mương, hồ cụ thể: Khối lượng phế thải được thu gom trên các tuyến mương, sông, hồ liên tục tăng và tăng mạnh trong năm 2004 và năm 2005 (năm 2004 tăng 41%, năm 2005 tăng 32,6%) năm 2006 giảm 4% do một số tuyến mương, sông đã được công hoá. Hai trạm xử lý nước thải (XLNT) thí điểm Kim Liên và Trúc Bạch với tổng công suất 6000m3/ngđ được đưa vào vận hành từ ngày 1/9/2005 đến nay đã hoạt động ổn định. Hiện nay lượng nước thải được xử lý là khoảng trên 20.000 m3/ngày đêm chiếm tỷ trọng khoảng 5% tổng lượng nước thải của toàn thành phố. Nhà máy XLNT Bắc Thăng Long – Vân Trì với công suất 42.000 m/ngđ đã xây dựng xong nhưng chưa được đưa vào sử dụng do chưa có nguồn nước thải. Một số cơ sở dịch vụ, công nghiệp, bệnh viện đã xây dựng các trạm xử lý nước thải hoặc hệ thống xử lý nước thải cục bộ ví dụ như nhà máy bia Hà nội, Việt Hà, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện quân y 108, …chiếm một tỷ lệ nhỏ. c/ Kết quả thực hiện các sản phẩm chủ yếu: Đơn vị tính: Triệu đồng Tên sản phẩm Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1.Nạo vét (cống, sông, mương thủ công-cơ giới) 42.959 67.952 66.262 62.045 59.051 2.Vận chuyển phế thải 5.514 7.306 7.141 6.677 7.738 3.Quản lý (qui tắc, thu gom phế thải trên mương, sông) 3.405. 7.428 8.822 11.065 19.355 4.Vận hành các trạm bơm (Yên Sở, Đồng Bông, Kim Liên…) 7.730 8.989 7.574 6.561 9.480 5.Vận hành các NM XLNT (Kim Liên, Trúc bạch, Vân trì..) 1.535 7.732 6.Xây lắp các công trình (UNCB, Bức xúc dân sinh, s/c dtr xây lắp) 1.875 5.482 7.728 7.999 11.484 7.Dịch vụ khác (sửa chữa cơ khí, sản xuất cấu kiện, tư vấn) 1.889 4.608 6.297 4.481 7.187 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp thực hiện kế hoạch của Công ty –Tháng 11/2006) Phân tích bảng tổng hợp sản phẩm chủ yếu và phần phân tích tốc độ tăng trưởng hệ thống thoát nước của thành phố trên cho thấy: Sản phẩm truyền thống là các khối lượng nạo vét có xu hướng giảm từ 62.045 triệu đồng năm 2005 xuống còn 59.051 triệu đồng năm 2006, các công tác quản lý, các sản phẩm mới có tính kỹ thuật và công nghệ phức tạp hơn đang trên đà tăng trưởng. Diễn biến này sẽ tiếp tục mạnh hơn trong các năm tới do hạn chế ngân sách của thành phố đầu tư cho hoạt động quản lý, bảo trì cũng như việc đưa vào khai thác các công trình thoát nước lớn sau khi hoàn thành công tác xây dựng. Yếu tố này đã và đang tác động mạnh đến việc xác định, điều chỉnh để có quy mô sản xuất hợp lý cho từng giai đoạn, thời điểm, cũng như tác động đến các yếu tố khác như: Lao động, thiết bị, đào tạo… Kết quả thực hiện các sản phẩm đã mang lại sự tăng trưởng tương đối cao, (tăng bình quân về doanh thu trên 15%), tăng trưởng cả về nhiệm vụ sản xuất chính là các sản phẩm công ích của Thành phố và các công tác sản xuất khác. Công tác sản xuất dịch vụ: Tăng trưởng ngày càng cao (bình quân 29%) và được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu trên cơ sở phát huy thế mạnh là đơn vị sản xuất cấu kiện thoát nước,..thiết kế các chủng loại mẫu mã sản xuất chế tạo cải tiến các thiết bị, công cụ đặc thù phục vụ hiệu quả công tác thoát nước.Một mặt phục vụ các công tác sản xuất chính, một mặt cung cấp rộng rãi trên thị trường thành phố HN và các tỉnh lân cận. Từ năm 2000 Công ty đã đầu tư mở xưởng tự sản xuất, bảo dưỡng thiết bị ô tô xe máy với danh mục thiết bị của Công ty gồm hơn 100 loại thiết bị bao gồm các thiết bị chuyên ngành, phù hợp phục vụ sản xuất chính của Công ty. d.Về thực trạng máy móc thiết bị Bảng tổng hợp các phương tiện máy móc thiết bị TT Mô tả thiết bị Số lượng Ghi chú 1 Phương tiện vận tải 120 xe Xe chuyên dùng vận chuyển chất thải, xe hút, téc, phun nước phản lực (trong đó có 16 phương tiện chưa bàn giao vốn với giá trị 47 tỷ đồng) 2 Máy móc thiết bị công tác 338 thiết bị + cấu kiện Tổ máy bơm điện, diezen, máy cắt bê tông, nén khí, đầm đất, cân điện tử, máy đo mưa, máy xúc, tủ điện… 3 Thiết bị động lực 11 máy Thiết bị động lực + máy phát điện 4 Máy móc thiết bị cho công tác quản lý 46 máy+ cấu kiện Máy vi tính, điều hoà nhiệt độ, máy tính, máy chiếu, máy in… 5 Tài sản cố định khác 67 máy + cấu kiện Thuyền vớt rác, xuồng, phao nổi, xe máy công Trang thiết bị được đầu tư hiện đại, đáp ứng yêu cầu văn minh Đô thị (dàn phương tiện cơ giới đồng bộ mới chỉ có ở Công ty Thoát nước Hà nội hoạt động ổn định, hiệu quả). Tuy nhiên do quy trình cũng như bố trí phương án hoạt động chưa thực sự hợp lý (về bố trí tuyến, kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng, cấp phát nhiên liệu) nên so với năng lực chỉ đạt 70% công suất đây là một yếu tố gây lãng phí và cần được điều chỉnh. Chưa khai thác hợp lý về kho bãi. Sử dụng vật tư của dự án còn nhiều bất cập do có khối lượng đáng kể tài sản không cần dùng và tài sản lâu ngày mới phải thay thế, cần phải điều chỉnh lại hợp lý bằng các giải pháp để phát huy hiệu quả của dự án và bảo toàn vốn. 2/ Yếu tố tài chính Bảng tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh Đơn vị tính: triệu đồng TT chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Doanh thu 83.845 85.538 114.265 133.340 1.1 Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh, tài chính, hoạt động khác 76.325 74.402 99.861 114.892 1.2 Công tác dịch vụ và sản xuất khác 7.520 11.136 14.404 18.448 Tốc độ tăng Tăng 2% Tăng 33.6% Tăng 16.7% 2 Lợi nhuận 7.411 6.675 11.415 11.655 2.1 Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh, tài chính, hoạt động khác 1.071 652 2.814 2.955 2.2 Từ 2 quỹ được cấp bù khi quyết toán 6.340 6.023 8.601 8.700 Tốc độ tăng Tăng 10,1% Tăng 7.1% Tăng 2.1% 3 Thu nhập của người lao động 1,582 1,556 1,850 2,000 Nhìn vào bảng tổng hợp trên ta thấy doanh thu của hàng năm đều tăng nhưng tăng mạnh nhất đạt 114.265 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 33,6% vào năm 2005. Có được kết quả như vậy là do công ty đã có những kế hoạch mục tiêu cụ thể, người quản lý giỏi. Vì vậy công tác tài chính của Công ty trong những năm qua đã đạt được sự tăng trưởng tương đối cao tài chính của đơn vị luôn lành mạnh đáp ứng kịp thời thể hiện ở các chỉ tiêu: khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán hiện hành. Lợi nhuận của công ty qua các năm đạt tốc độ tăng trưởng cao và tăng mạnh nhất đạt 10,1% của năm 2004 nhưng tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu trong báo cáo tài chính thể hiện tỷ lệ nhỏ là do cơ chế chính sách của nhà nước quy định đối với các sản phẩm công ích (thuộc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính) chỉ được thanh toán chi phí trực tiếp, cuối năm khi kiểm tra quyết toán tài chính sẽ được cấp bù 2 quỹ (bản chất đây chính là lợi nhuận). Nếu tính đủ cả 2 phần thì tỉ suất lợi nhuận sẽ đạt 8 – 10% trên tổng doanh thu. Với đặc thù là đơn vị duy trì quản lý hệ thống thoát nước thành phố, quy mô tài sản quản lý và sử dụng của công ty hơn nghìn tỷ nhưng tài sản được tính khấu hao và giao vốn chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Do vậy, cơ cấu vốn được phản ánh trong báo cáo tài chính chưa phản ánh chính xác cơ cấu thực tế của Công ty. Sở dĩ có việc chênh lệch trên là do có nhiều tài sản: cống, hệ thống kè sông mương là các tài sản công ích chỉ giao quản lý duy trì, trạm bơm lớn như trạm bơm Yên Sở, các nhà máy xử lý nước thải có giá trị quá lớn ngân sách không đủ tiền để tính khấu hao nên cũng chưa giao vốn. Còn một số lượng lớn các thiết bị máy móc của các dự án bàn giao do thiếu tính chất đồng bộ về mặt thủ tục quyết toán chậm, bàn giao lâu nhiều tài sản gần hỏng vẫn chưa được đánh giá bàn giao vốn và tính khấu hao vào giá thanh toán. Điều này dẫn đến cơ cấu giá thành phản ánh chưa chính xác chi phí sản xuất thực tế. Trong những năm gần đây do liên tục nhận các thiết bị máy móc của dự án bàn giao nên phần kinh phí đầu tư từ nguồn vốn của công ty bị chững lại. Điều này cũng ảnh hưởng đến chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh của công ty có lợi thế hơn và lợi nhuận thu được từ đầu tư tài chính cho vay lãi tiền gửi cũng đạt cao ở các năm: năm 2004 là 453 triệu, 2005 là 764 triệu, 2006 là 600 triệu. Nhưng xét một khía cạnh khác, việc sử dụng nguồn vốn đó vẫn chưa đạt hiệu quả tối đa và lâu dài. 3/ Thực trạng nguồn nhân lực của Công ty Bảng tổng hợp nhân lực của Công ty Năm 2006 Năm 2007 % Tổng số lao động có mặt 1553 1565 0.77 Số người không thuộc diện ký HĐLĐ 4 4 0 Số lao động ký HĐLĐ không xác định thời hạn 1241 1336 0.076 Số người ký HĐLĐ từ 1-3 năm 292 216 -0.26 Số người ký HĐLĐ <1 năm 15 7 -0.53 Phân loại ngành nghề công việc Số lượng lao động quản lý 183 194 0.06 Số lượng lao động trực tiếp 1370 1371 0.00073 Số tốt nghiệp đại học và trên đại học 187 204 0.09 Số tốt nghiệp cao đẳng và trung cấp 45 64 0.42 Số nữ CBCNV 513 518 0.0097 Nhìn vào bảng tổng hợp trên ta thấy sản lượng tăng, số lao động tăng ít (0.77%), trình độ học vấn từ đại học trở lên của người lao động trong công ty tăng từ 187 người lên 204 người tương ứng với tốc độ tăng là 0.09% thể hiện sự quyết liệt của công ty trong việc cơ cấu lại tổ chức lao động, tinh gọn lại bộ máy quản lý, bố trí hợp lý các dây chuyền, công nghệ để tăng năng suất lao động và hiệu quả. Mặt khác, số nữ cán bộ công nhân viên cũng tăng lên từ 513 người lên 518 người đây cũng thể hiện mục tiêu của công ty là tạo công ăn việc làm cho người lao động nữ mặc dù với loại hình sản xuất đặc thù như hiện nay thì chủ yếu là lao động nam. Hiện nay thì độ tuổi trung bình của công ty là 40,4 tuổi với độ tuổi như hiện nay công ty đang có nguồn lao động có đủ kinh nghiệm để hoàn thành tốt công việc được giao. Chú trọng công tác đào tạo để đáp ứng với dây chuyền sản xuất, thiết bị công nghệ mới, thể hiện qua các chương trình dự án đầu tư, hợp tác với các dự án nước ngoài để đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật vận hành, quản lý các công nghệ cao. Ngoài ra hàng năm công ty còn gửi những người lao động tới các trường công nhân kỹ thuật chuyên ngành đào tạo như xây dựng, cơ khí, công tác đào tạo nâng bậc thợ hàng năm do các chuyên viên các phòng nghiệp vụ có nhiều kinh nghiệm quản lý hướng dẫn. Công tác tự đào tạo để đưa một bộ phận lao động thủ công chuyển cơ giới. Lao động đòi hỏi chất lượng cao tuyển dụng công khai trên báo chí. Quan tâm tới việc chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. Hàng năm khám định kỳ cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty, kết quả đạt được tăng lên theo hàng năm (đã vượt chuẩn của Thành phố về đật sức khoẻ trong doanh nghiệp); công nhân mắc các bệnh mãn tính đã giảm. Chế độ chi trả tiền lương cho người lao động hợp lý gắn với kết quả làm việc, năng lực và mức độ hoàn thành công việc biểu hiện bằng khoán cho từng tổ sản xuất và chấm điểm theo mức độ hoàn thành. Ngoài ra người lao động luôn được phổ biến về chế độ tiền lương, tiền thưởng chế độ hợp đồng lao động và được đóng đầy đủ BHXH, BHYT, BH thân thể. Công ty đã có các cơ chế động viên, khen thưởng kịp thời đã là nguồn động viên khuyến khích hăng say lao động thể hiện ở công việc tăng năng suất lao động, cải tiến sáng kiến tinh thần làm việc hăng say, gương mẫu của Ban giám đốc Công ty, ban giám đốc các xí nghiệp đặc biệt vào mùa mưa làm việc quên ăn, quên ngủ. Và từ chỗ vào làm việc tại công ty chỉ mang tính chất là có việc làm đã trở thành điểm đến của các lao động có tay nghề cao trong thành phố và trong ngành. Xu hướng trong tương lai là lao động có chuyên môn và tay nghề cao đang thiếu cả ở cán bộ quản lý, từ năm 2008 đến 2010 lao động thủ công tiếp tục giảm do thiếu việc làm do vậy công tác đào tạo, điều chỉnh cơ cấu lao động và thu hút lao động giỏi cần được làm mạnh mẽ hơn. Mặt khác điểm yếu của nguồn nhân lực trong công ty là thiếu lao động có tay nghề cao để phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Công ty. Các cán bộ quản lý của công ty được đào tạo chuyên ngành còn ít về số lượng, cán bộ trẻ mới tuyển dụng đúng chuyên ngành còn thiếu kinh nghiệm. Chưa có các cơ chế chính sách mạnh để thu hút nhân lực từ bên ngoài cũng như để giữ các cán bộ có năng lực tại công ty. Việc chi trả chi phí làm thêm giờ có xu hướng tăng do một số bộ phận, cán bộ phải thực hiện nhiều các công việc khác nhau để hoàn thành các nhiệm vụ của công ty trong đó vẫn còn một số bộ phận, cán bộ còn chưa cao, hoạt động theo mô hình nhóm còn yếu. Công tác marketing thị trường còn kém, chưa làm nổi bật được các ưu thế hiện có của công ty với môi trường bên ngoài. 4/ Trả lương – Trợ cấp – Lợi nhuận – tiền thưởng a Tiền lương : â1. Tiền lương : a, Lương của người lao động được thoả thuận (theo cấp bậc thang bảng lương) trong HĐLĐ. b, Tiền lương của người lao động được trả theo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và được thanh toán theo Quy chế chi trả lương của Công ty (theo văn bản quy định của Nhà nước được Đại hội CNVC thông qua) c, Lương của thời gian thử việc : được trả bằng 70% lương cấp bậc của công việc đó hoặc trả lương khoán gọn theo thoả thuận (thời gian thử việc không quá 60 ngày đối với người lao động chuyên môn kỹ thuật cao và không quá 30 ngày đối với người lao động khác) theo Điều 32 Bộ Luật LĐ d, Nếu người lao động được nghỉ bù những giờ làm thêm thì được chi trả phần chênh lệch so với tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường (Điều 61 Bộ Luật LĐ ). a2. Thời gian trả lương tháng : Công ty trả làm 2 kỳ : - Kỳ I : Vào ngày 20 hàng tháng (+ - 2 ngày) - Kỳ II: Vào ngày 05 tháng sau (+ - 2 ngày) Và thanh toán ngay sau khi có quyết toán tài chính - Nếu Công ty chậm trả lương trên 15 ngày thì tiền lương sẽ được cộng thêm lãi suất. Nếu thay đổi ngày trả lương do ngân hàng ấn định lại thì sẽ có thông báo tới các đơn vị kịp thời a3. Nếu Công ty có nguồn chi trả các khoản thu nhập khác (ngoài lương). Công ty sẽ đảm bảo thanh toán cho người lao động đúng chế độ kịp thời. *, Trong quá trình chi trả lương, nếu 2 bên thấy có điều gì chưa hợp lý thì phải có ý kiến và giải quyết ngay. Khi đó người lao động có quyền khiếu nại về việc thanh toán lương theo các điều khoản của thoả ước này. *, Tiền lương của người lao động phải được công khai, khi nhận lương ( kể cả những trường hợp Công ty, Xí nghiệp chi trả qua thẻ ATM ) phải ký vào chứng từ đầy đủ, không nhờ người ký hộ. *, Hàng quý, Tổng Giám đốc Công ty và Giám đốc các Xí nghiệp công khai thu nhập của CBCNV của đơn vị. *, Phòng Quản lý kinh tế Công ty có trách nhiệm báo cáo (bằng văn bản) về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và các Xí nghiệp trực thuộc trước Tổng Giám đốc Công ty và Chủ tịch Công đoàn Công ty 1 quý 1 lần và khi có yêu cầu của cấp trên. *, Các công trình, công việc Công ty hoặc Xí nghiệp trực thuộc nhận được ngoài kế hoạch đều phải được hạch toán công khai tại đơn vị; từng đơn vị phải có quy định cụ thể, rõ ràng về việc sử dụng nhân công, chi trả nhân công, cách sử dụng, phân bổ phần lỗ, lãi từ các công trình ngoài kế hoạch. a4. Người lao động được nâng lương : Việc xét nâng lương, nâng bậc theo quy chế của Công ty và chế độ, chính sách hiện hiện hành của Nhà nước. a5 Cách tính lương Tiền lương= TLcấp bậc công việc +TL năng suất TL cấp bậc công việc =(HSL + HS trách nhiệm)* ngày công* TL tối thiểu Hiện nay công ty đang áp dụng tiền lương tối thiểu là 350000 đồng. TL năng suất = điểm 1 người *TL năng suất 1 điểm Ví dụ: trong 1 phong có tổng lương =A, Tổng tiền lương cấp bậc công việc =B TL năng suât của 1phòng = A – B =C Điểm của một người =Hệ số năng suất*loại bình bầu*ngày công Tổng điểm = Tổng điểm từng người =X TL năng suất 1điểm = TL năng suất 1 người = điểm 1 người *TL năng suất 1điểm Trong đó có 3 loại bình bầu là A, B, C tương ứng với hệ số là 1,1; 1; 0,8 Và người lao đông đạt loại gì thì căn cứ vào quy định của công ty .>Tiêu chuẩn bình bầuA, B, C : a. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất : Mức A : - Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu khoán khối lượng, đảm bảo chất lượng, tiến độ. - Bảo quản tốt dụng cụ, phương tiện sản xuất. - Thực hiện tốt an toàn - vệ sinh - BHLĐ. Áp dụng sáng kiến cải tiến tăng năng suất lao động. - Chấp hành nội quy, quy chế, kỷ luật lao động. - Có tinh thần hợp tác tương trợ. - Đảm bảo ngày công, giờ công lao động Mức B : - Các tiêu chuẩn như mức A, nhưng có một vài chỉ tiêu đạt mức độ xấp xỉ mức A. - Đảm bảo ngày công, giờ công lao động. Mức C : - Hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo chất lượng, tiến độ. Không mắc vi phạm nào. - Nghỉ từ 4 công trở lên/tháng (trừ nghỉ phép) b. Đối với cán bộ, nhân viên chuyên môn nghiệp vụ : Mức A : - Hoàn thành công tác được giao có chất lượng, đúng thời gian. Phục vụ kịp thời các yêu cầu nhiệm vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ. - Chủ động, sáng tạo, có sáng kiến cải tiến nghiệp vụ, làm việc có khoa học, nâng cao hiệu quả công tác. - Giữ gìn bảo quản hồ sơ, cung cấp số liệu đảm bảo chính xác. - Chấp hành nội quy, quy chế, kỷ luật lao động. - Có tinh thần phục vụ tốt, cộng đồng trong quan hệ công tác. - Đảm bảo ngày công, giờ công lao động. Mức B : - Các tiêu chuẩn như mức A, nhưng có một vài chỉ tiêu đạt mức độ xấp xỉ mức A. - Đảm bảo ngày công, giờ công lao động. Mức C : - Hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo chất lượng, tiến độ. Không mắc vi phạm nào. - Nghỉ từ 4 công trở lên/tháng (trừ nghỉ phép) c. Đối với cán bộ quản lý : Trưởng, phó phòng, Giám đốc, phó Giám đốc các Xí nghiệp Mức A : - Lãnh đạo đơn vị hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu nhiệm vụ, kế hoạch được giao. - Quản lý và chỉ đạo, tạo điều kiện cho nhân viên thuộc quyền mình phụ trách hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mỗi người. - Có biện pháp cải tiến công tác quản lý, chuyên môn nghiệp vụ. Thực hiện tiết kiệm về lao động, tiền vốn, vật tư, nguyên vật liệu. Bảo vệ tài sản, hồ sơ không để xảy ra mất mát, lãng phí, tham ô. - Đảm bảo việc làm và đời sống cho CBCNV trong đơn vị. - Chấp hành chế độ bảo cáo, hội họp. Mức B : - Các tiêu chuẩn như mức A, nhưng có một vài chỉ tiêu đạt mức độ xấp xỉ mức A. Nhưng nhìn chung các các phòng thì ít khi dựa vào những quy định của công ty để đánh giá mà họ thường đánh giá qua loa. Ví dụ như tháng trước người này được xếp loại A rồi thì tháng sau họ sẽ xếp loại B. Vì vậy nó sẽ không tạo cho người lao động động lực làm việc. b. Trợ cấp : 1.Khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc. Trợ cấp thôi việc khi chấm dứt HĐLĐ đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong Công ty từ 12 tháng trở lên : mỗi năm 1 nửa tháng lương, cộng phụ cấp nếu có (Điều 42 Bộ Luật LĐ) 2. Người sử dụng lao động có quyền không trợ cấp thôi việc cho người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật (khoản 2 - Điều 41 Bộ Luật LĐộng ) 3. Người sử dụng lao động không phải trả trợ cấp thôi việc cho các trường hợp sau: - HĐLĐ vụ việc. - Người lao động bị kỷ luật sa thải nếu vi phạm điểm a và điểm b khoản 1 Điều 85 Bộ luật lao động. c. Lợi nhuận : *.Lợi nhuận thực hiện của Công ty sau nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế doanh nghiệp, bù đắp lỗ năm trước theo quy định hiện hành của Nhà nước ( Theo Điều 23 Điều lệ hoạt động Công ty ) còn lại phân phối như sau : - Trích 10% quỹ dự phòng tài chính, khi số dư quỹ này bằng 25% vốn điều lệ thì không trích nữa. - Số còn lại sau khi trích quỹ dự phòng tài chính được dùng để : + Trích tối đa 10% lập quỹ khen thưởng. +Trích tối đa 10% lập quỹ phúc lợi. + Đối với phần cung ứng các sản phẩm dịch vụ công ích mà được Nhà nước đặt hàng. Nếu mức trích trên không đủ chi 2 tháng lương thực tế của người lao động thì được Nhà nước cấp bù theo quy định để đảm bảo quyền lợi ích chính đáng cho người lao động. +Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý, điều hành Công ty. Mức trích thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ tài chính. + Trích tối thiểu 30% bổ sung vốn cho Công ty. + Phần còn lại chủ sở hữu quyết định phân phối theo đề nghị của Chủ tịch CTy. + Quỹ phúc lợi được chi theo kế hoạch thu chi và được thông qua Đại hội CNVC hàng năm. - Quỹ khen thưởng được phân bổ như sau : + Lập quỹ khen thưởng đột xuất của Giám đốc Công ty để khen thưởng đột xuất nhằm thúc đẩy SX kinh doanh trong năm = 10%. + Khen thưởng các phong trào trong năm từ 10% - 20%. + Phân phối lợi nhuận theo A,B,C trong năm hoặc thường kỳ cho người lao động trong Công ty bao gồm cả Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc và người bên ngoài Công ty có quan hệ đống góp giúp đỡ Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh từ 70% - 80%. c, Phân phối lợi nhuận chia làm 2 kỳ : * Kỳ 1 : Đợt 2-9 * Kỳ 2 : Đợt trước tết Âm lịch 2. Đối tượng được thưởng lợi nhuận : "Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định sau khi tham khảo ý kiến với BCH Công đoàn cơ sở". d. Tiền thưởng : Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và quy chế tiền thưởng của Công ty để thưởng cho người lao động 5/ Tuyển dụng, thuyên chuyển Hàng năm công ty có những đợt tuyển dụng những người lao động vào công ty. Tuy nhiên những người dự tuyển phải tự học tự hiểu những nội quy quy chế của công ty, phải có đủ sức khoẻ, trình độ học vấn, bậc thợ và phải có chỗ ở thuận lợi cho việc đi làm. Nhưng trước khi xem xét những hồ sơ ở ngoài xin dự tuyển thì công ty ưu tiên những người đi làm nghĩa vụ quân sự trở về, con liệt sỹ thương binh, bệnh binh, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình có công với cách mạng, người có thâm niên lâu năm tại công ty. Đây là sự ưu tiên đối với người trong công ty. Còn đối với điều kiện thuyên chuyển do xí nghiệp trực thuộc có khó khăn vì phải thu hẹp SXKD, cơ giới hoá lao động thủ công áp dụng dây chuyền công nghệ mới hoặc trong điều kiện khác không bố trí được việc làm như trong HĐLĐ hoặc do yêu cầu của cơ quan pháp luật có thẩm quyền: người lao động phải chấp hành và được bố trí công việc phù hợp sức khoẻ, giới tính. Trưởng phòng, Giám đốc các XN : Phải bố trí việc làm cho người lao động đúng nghề như HĐLĐ đã ký kết. Được tạm thời điều chuyển nghề (khác thang bảng lương) để cân đối thu nhập tại đơn vị hoặc để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh đột xuất, tạm thời (không quá 60 ngày/năm); Nhưng phải đảm bảo cho người lao động các yêu cầu cần thiết về : Dụng cụ làm việc, bảo hộ lao động, quy định về an toàn vệ sinh lao động và chi trả lương thưởng phù hợp với công việc mới điều chuyển. 6/ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Đối với bảo hiểm xã hội thì công ty áp dụng đúng như trong luật lao động . Đối với người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng thì các khoản được tính vào tiền lương do người sử dụng lao động trả theo quy định của Chính phủ. Khi hết hạn HĐLĐ mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết HĐLĐ mới thì áp dụng chế độ BHXH bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 141 Bộ Luật lao động. . Khi ốm đau, người lao động được khám và điều trị theo chế độ BHYT và trợ cấp của quỹ BHXH. Mức trợ cấp phụ thuộc vào điều kiện làm việc và thời gian người lao động tham gia đóng BHXH do Chính phủ quy định (Điều 142 Bộ Luật LĐ). Đối với bảo hiểm y tế Y tế Công ty tổ chức thực hiện việc mua BHYT cho CBCNV toàn Công ty. Công ty đóng 2/3 kinh phí BHYT, cá nhân CBCNV đóng 1/3 kinh phí BHYT. .CBCNV ốm đau thông thường khám BHYT tuyến đầu tại Y tế Công ty. .Công nhân trực tiếp sản xuất được tiêm phòng, tiêm chủng định kỳ theo quy định của Bộ Y tế, CBCNV được khám sức khoẻ định kỳ theo luật định hiện hành. .CBCNV khi ốm đau điều trị tại bệnh viện phải tuân thủ các quy định của YTế CTy .Thoả ước này chấp thuận "Quy định về phương thức hoạt động, chức năng nhiệm vụ của Y tế các Xí nghiệp trực thuộc và Công ty" của Công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản trị tại Công ty thoát nước Hà nội.DOC
Luận văn liên quan