Đề tài Quản trị tri thức là chìa khóa thành công của các doanh nghiệp ở Việt Nam

ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRI THỨC VÀ QUẢN TRỊ TRI THỨC 1.1.Khái niệm tri thức và quản trị tri thức 1.1.1 Khái niệm tri thức 1.1.2 Khái niệm về quản trị tri thức 1.2. Một số đặc điểm của tri thức và quản trị tri thức 1.2.1.Đặc điểm của tri thức 1.2.2 Đặc điểm của quản trị tri thức 1.3 Mục tiêu và vai trò của quản trị tri thức đối với doanh nghiệp 1.3.2 Vai trò của quản trị tri thức 1.3.1 Mục tiêu của quản trị tri thức CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ TRI THỨC LÀ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 2.1 Nhu cầu dẫn tới quản trị tri thức 2.1.1 Xuất phát từ nhu cầu nhân sự 2.1.2 Xuất phát từ nhu cầu kinh tế 2.1.3 Công nghệ và nhu cầu về một hệ thống quản trị tri thức 2.1.4 Cơ cấu tổ chức và nhu cầu về một hệ thống quản trị tri thức 2.2. Tầm quan trọng của quản trị tri thức đối với các doanh nghiệp CHƯƠNG 3: QUẢN TRỊ TRI THỨC Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TRI THỨC 3.1 Quản trị tri thức ở Việt Nam 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tri thức

doc19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3250 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quản trị tri thức là chìa khóa thành công của các doanh nghiệp ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRI THỨC VÀ QUẢN TRỊ TRI THỨC 1.1.Khái niệm tri thức và quản trị tri thức 1.1.1 Khái niệm tri thức 1.1.2 Khái niệm về quản trị tri thức 1.2. Một số đặc điểm của tri thức và quản trị tri thức 1.2.1.Đặc điểm của tri thức 1.2.2 Đặc điểm của quản trị tri thức 1.3 Mục tiêu và vai trò của quản trị tri thức đối với doanh nghiệp 1.3.2 Vai trò của quản trị tri thức 1.3.1 Mục tiêu của quản trị tri thức CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ TRI THỨC LÀ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 2.1 Nhu cầu dẫn tới quản trị tri thức 2.1.1 Xuất phát từ nhu cầu nhân sự 2.1.2 Xuất phát từ nhu cầu kinh tế 2.1.3 Công nghệ và nhu cầu về một hệ thống quản trị tri thức 2.1.4 Cơ cấu tổ chức và nhu cầu về một hệ thống quản trị tri thức 2.2. Tầm quan trọng của quản trị tri thức đối với các doanh nghiệp CHƯƠNG 3: QUẢN TRỊ TRI THỨC Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TRI THỨC 3.1 Quản trị tri thức ở Việt Nam 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tri thức CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRI THỨC VÀ QUẢN TRỊ TRI THỨC 1.1. Khái niệm tri thức và quản trị tri thức 1.1.1 Khái niệm tri thức - “ Tri thức là quá trình năng động của con người trong việc minh chứng các niềm tin cá nhân với những “ sự thật ”, Nonaka và Takeuchi (1995) - Tri thức được xem như là thông tin nằm trong bộ não của con người: là tập hợp của kinh nghiệm, giá trị, ngữ cảnh của thông tin và các kiến thức chuyên sâu giúp cho việc đánh giá và phối hợp để tạo nên các kinh nghiệm và thông tin mới bao gồm cả sự so sánh, kết quả, liên hệ, và giao tiếp (Davenport and Prusak, 1998; Davenport, 1999). - Bộ não con người chuyển đổi thông tin thành các tri thức có giá trị khi nó giúp con người hiểu các khái niêm và khung bằng cách trả lời cho các câu hỏi “How?” (know-how) and “Why?” (know-why) (Stenmark, 2001; Quigley and Debons, 1999; Holsapple and Joshi, 1999). - Tri thức là nhận thức, là sự quan thuộc hay hiểu biết thu được qua nghiên cứu hoặc qua kinh nghiệm(Từ điển Di sản Mỹ) - Tri thức là việc sử dụng tối đa thông tin và dữ liệu kết hợp với tiềm năng con người về kỹ năng, trình độ, ý tưởng, mức độ cam kết và động cơ làm việc   Nguồn: Serban, A. M. & Luan, J.,  “Overview of knowledge management”. New Direction for Institutional Tuy nhiên, hiện nay chưa có sự nhất trí về định nghĩa của tri thức 1.1.2 Khái niệm về quản trị tri thức - Theo từ Wikipedia thì Quản lý tri thức (tiếng Anh: Knowledge management- KM) là thuật ngữ gắn liền với những thông tin được tập hợp, xử lý, lưu trữ, chia sẻ và sử dụng ở hình thức cao hơn là tri thức.Quản lý tri thức trong một tổ chức là tập hợp các quá trình sáng tạo, tập hợp, lưu trữ, duy trì, phổ biến/chia sẻ tri thức. - Theo Hiệp hội quản trị tri thức Nhật Bản: Quản trị tri thức là việc kiểm soát và cấu trúc một cách có hệ thống và hiệu quả một cơ chế cho phép sử dụng đúng người vaò đúng công việc vào đúng thời điểm chia sẻ và sử dụng thông tin một cách thông suốt, hướng tới việc đạt mục tiêu của tổ chức. Một cách có hệ thống ở đây có nghĩa là từng bước chọn lọc, tìm hiểu, phân tích và chia sẻ và sử dụng thông tin để tạo ra giá trị - Theo Trung tâm Năng suất và Chất lượng Hoa Kỳ(APQC):“Quản lý tri thức là quá trình có hệ thống của việc nhận dạng, thu nhận, và chuyển tải những thông tin và tri thức mà con người có thể sử dụng để sáng tạo, cạnh tranh, và hoàn thiện” - Quản trị tri thức là quá trình quản lý việc sáng tạo, phổ biến và sử dụng tri thức - Quản trị tri thức là việc giám sát tài sản tri thức nhằm làm rõ nguồn tài nguyên độc đáo, những chức năng chủ chốt và những vấn đề tiềm năng ảnh hưởng đến việc đưa tri thức vào sử dụng. Quản trị tri thức giúp bảo vệ nguồn tài sản tri thức khỏi bị suy tàn, tìm kiếm cơ hội củng cố các quyết định, dịch vụ, sản phẩm thông qua việc tăng tri thức, giá trị và mức độ linh hoạt Có rất nhiều định nghĩa khác về quản trị tri thức, nhưng có thể hiểu đơn giản ở góc độ nghiệp thì QTTT có những điểm chung như sau: QTTT Là quá trình sáng tạo, lưu giữ, chia sẻ và áp dụng nguồn tài sản tri thức trong tổ chức và biến những tri thức đó thành giá trị kinh tế hay vật chất. QTTT quan tâm đến 2 loại tri thức đó là: tri thức ẩn và tri thức hiện QTTT cần tiếp cận một cách có hệ thống và mang tính chiến lược gắn kết chặt chẽ với mục tiêu kinh doanh, gắn kết lý luận với thực tiễn. Những vấn đề về con người và học tập là tâm điểm của QTTT QTTT không phải là CNTT, những tiến bộ của CNTT chỉ hỗ trợ QTTT tốt hơn 1.2. Một số đặc điểm của tri thức và quản trị tri thức 1.2.1.Đặc điểm của tri thức Tri thức hiện (Hổ sơ hóa) Tri thức ẩn (Bí quyết gắn liền với con người) Nguồn Các tài liệu chỉ dẫn họat động Các chính sách và thủ tục của tổ chức Các báo cáo và cơ sở dữ liệu ( các nguồn đã được hồ sơ hóa ) Các quá trình kinh doanh và truyền đạt phi chính thức Các kinh nghiệm cá nhân Sự thấu hiểu mang tính lịch sử ( bí quyết mang tính chất cá nhân ) Đặc điểm Dễ dàng được hệ thống hóa Có thể lưu trữ Có thể chuyển giao, truyền đạt Được diễn đạt và chỉa sẻ một cách dễ dàng Mang tính cá nhân Mang tính bối cảnh cụ thể Khó khăn trong việc chính thức hóa, rất khó tiếp nhận, truyền đạt và chia sẻ 1.2.2 Đặc điểm của quản trị tri thức - Quản trị tri thức phải gắn liền với quản trị chiến lược: QTTT cần tiếp cận một cách có hệ thống và mang tính chiến lược gắn kết chặt chẽ với mục tiêu kinh doanh, gắn kết lý luận với thực tiễn - QTTT và công nghệ thông tin: QTTT không phải là CNTT, những tiến bộ của CNTT chỉ hỗ trợ QTTT tốt hơn. Là công cụ lưu giữ và chuyển chở và chia sẻ tri thức - QTTT và văn hoá sáng tạo : Con người là chủ thể sáng tạo và sử dụng tri thức. Cần phải tạo ra môi trường có văn hoá sáng tạo được chia sẻ, ý tưởng sáng tạo được cổ vũ và ứng dụng - Quản trị tri thức là quản trị nguồn nhân lực: Những vấn đề về con người và học tập là tâm điểm của QTTT 1.3 Mục tiêu và vai trò của quản trị tri thức đối với doanh nghiệp 1.3.1 Mục tiêu của quản trị tri thức - Biến tri thức tiềm ẩn của mỗi cá nhân thành tri thức của toàn tổ chức. Trong mỗi cá nhân đều tồn tại những tri thức tiềm ẩn,những tri thức đó chưa được khai thác có thể bởi những lí do như doanh nghiệp chưa biết cách khơi gợi nó hoặc do mỗi cá nhân không muốn chia sẻ nó nếu tri thức của họ không được đánh giá đúng và có một sự công nhận về tri thức đó bằng các đãi ngộ với họ.Những tri thức này nếu được chia sẻ sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu của mình một cách tốt nhất bởi.Do vây doanh nghiệp muốn thành công cần chú trọng mục tiêu này - Đưa tiềm năng và trí tuệ của tổ chức đến với mỗi cá nhân, những người hàng ngày phải đưa ra quyết định một công việc và đóng vai trò làm nên thành công của doanh nghiệp Mỗi cá nhân đóng vai trò rất lớn đối với sự thành công của doanh nghiệp,cá nhân là người thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và biến những mục tiêu của chiến lược đó trở thành hiện thực.Để làm được điều này thì trước hết doanh nghiệp phải giúp cho nhân viên của mình hiểu được chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.Thứ hai là cần giúp nhân viên có thể tiếp cận với nguồn tri thức của doanh nghiệp để giúp nhân viên có thể áp dụng nguồn tri thức đó trong công việc.Đây là mục tiêu của quản trị tri thức trong doanh nghiệp là chìa khóa thành công của doanh nghiệp 1.3.2 Vai trò của quản trị tri thức Quản trị tri thức giúp DN: - Luôn luôn đổi mới, tạo ra các ý tưởng mới và khai thác tiềm năng tư duy của tổ chức. - Thu nhận các kinh nghiệm và biến chúng thành những tri thức hiện có thể sử dụng được cho người khác khi cần thiết. - Tạo điều kiện dễ dàng tìm kiếm và sử dụng lại những bí quyết, chuyên môn sâu khi được lưu giữ trong những mẫu hiện hữu hoặc trong tâm trí mọi người. - Thúc đẩy hợp tác, chia sẻ tri thức, học tập suốt đời và tiến bộ liên tục. - Nâng cao chất lượng ra quyết định và chất lượng các hoạt động trí tuệ. - Thấu hiểu giá trị và sự đóng góp của tài sản trí tuệ vào sự tăng trưởng, hiệu quả tổ chức và sức mạnh phát huy động.  Mục đích cuối cùng của quản trị tri thức không phải tạo ra hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Công nghệ thông tin chỉ là một công cụ quan trọng của quản trị tri thức. Kết quả cuối cùng mà quản trị tri thức tạo ra là hình thành nên một tổ chức không ngừng học tập, trong đó có những cá nhân hợp tác chặt chẽ với nhau, không ngừng học hỏi và chia sẻ tri thức nhằm tạo ra một tổ chức trường tồn hay nói cách khác là nâng cao chỉ số thông minh của tổ chức (SI) trong điều kiện môi trường kinh doanh biến động liên tục như ngày nay. Có nhiều quan điểm và nhiều mô hình khác nhau để quản trị tri thức. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của quá trình quản trị tri thức nhắm đến là: sáng tạo, chia sẻ, lưu giữ, phát triển và sử dụng tối ưu nguồn tri thức trong tổ chức/ DN. CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ TRI THỨC LÀ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 2.1 Nhu cầu dẫn tới quản trị tri thức 2.1.1 Xuất phát từ nhu cầu nhân sự Từ khía cạnh nhân sự, những nhu cầu về việc tăng việc trao đổi, chia sẻ và sáng tạo trong các nhóm hoạt động gồm nhiều lĩnh vực khác nhau là một trong những lý do chính dẫn tới việc xây dựng quản trị tri thức. Bên cạnh đó, nhu cầu tăng khả năng xử lý của nhân viên trong các tình huống phức tạp và lưu giữ những tri thức khi các nhóm làm việc tan rã hay tái lập cũng khiến việc xây dựng hệ thống QTTT trở nên cần thiết. Thứ nhất, nhu cầu về việc đẩy mạnh trao đổi, chia sẻ và sáng tạo trong các nhóm hoạt động ngày càng lớn hơn. Lí do là vì các công ty đang có xu hướng kết hợp với nhau để tăng khả năng cạnh tranh. Do đó, nhân viên trong các công ty khác nhau thường xuyên phải làm việc với nhau. Hơn nữa, để phát triển một sản phẩm đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau (thiết kế, kĩ thuật, marketing, v.v.). Nói cách khác, thành viên của một nhóm làm việc phải từ các bộ phận khác nhau, mà họ thường chỉ biết rõ về lĩnh vực chuyên môn của mình mà thiếu những hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực khác. Sự khác biệt về văn hóa cũng có thể gây khó khăn trong quá trình làm việc nhóm. Vì vậy, việc tăng khả năng và hiệu quả làm việc nhóm, mà điển hình là việc chia sẻ và trao đổi, của các thành viên trong nhóm là vô cùng cần thiết. Quản trị tri thức có thể trở thành lời giải tối ưu cho bài toán này, bởi vì nó thúc đẩy thảo luận và chia sẻ tri thức trong nhóm và tổ chức. Lí do thứ hai là về việc các nhóm làm việc được thành lập và giải tán . Hiện nay, các nhóm làm việc thường được thành lập để giải quyết những vấn đề, những dự án trong thời gian ngắn. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các nhóm này thường được giải tán, thành viên trở về với công việc thường ngày hoặc tham gia các nhóm làm việc khác, nơi mà khả năng chuyên môn của họ có giá trị hơn là tri thức thu được ở các lĩnh vực khác trong dự án. Điều quan trọng là, những tri thức đó lại không được lưu trữ lại, trở thành “tài sản cá nhân” của nhân viên. Khi nhân viên đó ra đi, tri thức của công ty cũng mất đi theo. Quản trị tri thức có thể giúp công ty giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả, bởi vì trong đó có quá trình “nắm bắt” các tri thức ẩn – qua các quá trình trao đổi trực tiếp và việc lưu trữ tri thức ẩn dưới dạng hiện. Ngoài ra, trong thời đại kinh tế cạnh tranh khốc liệt hiện nay, đòi hỏi về kĩ năng và khả năng ra quyết định của nhân viên ngày càng cao hơn. Ngày nay, thời gian chính là yếu tố cạnh tranh quyết định giữa mọi công ty. Bạn có thể phải đối mặt với những thay đổi, những sáng tạo bất ngờ từ phía đối thủ, sự chuyển dịch mạnh mẽ của thị trường không ổn định. Công ty của bạn rất có thể sẽ không bắt kịp được những bước tiến của môi trường bên ngoài. Vì vậy, việc phản ứng và ra quyết định trước một tình huống của nhân viên cần phải không những chính xác mà còn phải càng nhanh càng tốt. Điều này đòi hỏi trình độ tri thức của nhân viên phải cao hơn và thông tin phải được cung cấp nhanh chóng, chính xác hơn. Nếu quản trị tri thức tốt, bạn hoàn toàn có thể giải quyết được những vấn đề này. 2.1.2 Xuất phát từ nhu cầu kinh tế Lý thuyết kinh tế cũ cho rằng mọi tài sản đều dễ bị giảm giá trị khi thu hồi, nhưng điều này không đúng với tri thức. Những quy luật chi phối tri thức thì khác hẳn những quy luật chi phối thế giới vật chất. Ví dụ: Cùng một cái máy tính, khi người A đang sử dụng, những người khác không sử dụng được nữa. Sau khi người A sử dụng và chuyển giao cho người khác, chất lượng máy tính coi như bị hao mòn và giảm giá trị. Nhưng với tri thức, khi một người đang dùng, những người khác cũng có thể sử dụng được. Và tri thức càng sử dụng nhiều thì càng tăng giá trị. Các nhà kinh tế học gọi đó là quy luật tăng lợi nhuận: càng sử dụng, càng cung cấp nhiều giá trị - từ đó tạo ra một chu trình tự tăng cường. Tri thức là biến số duy nhất lý giải nguyên nhân có một khoảng cách ngày càng lớn giữa giá trị thị trường và cơ sở tài sản của một công ty thành đạt. Không như các tài nguyên có giới hạn như đất, vốn, và nhân công, tài sản tri thức và trí tuệ là những nguồn tài khuyên không giới hạn có thể sinh ra nhiều lợi nhuận qua hệ thống sử dụng và ứng dụng chúng. Tri thức rộng giúp bạn có cái nhìn đa chiều về cùng một hiện tượng, một biến đổi bất thường trên thị trường. Từ đó vừa có khả năng chống đỡ, vừa có lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Muốn có được điều này, các doanh nghiệp bắt buộc phải không ngừng sáng tạo, sáng tạo không ngừng nghỉ để bắt kịp với xu thế chung của thời đại. Cứ thế tri thức ngày càng gia tăng. Quản trị tri thức mang đến cơ hội duy nhất biến tri thức thành hệ thống giúp công ty của bạn tạo ra lợi thế về thời gian giữ cho sự cạnh tranh được liên tục, tạo ra giá trị kinh tế và giá trị thị trường không thể chối cãi được. 2.1.3 Công nghệ và nhu cầu về một hệ thống quản trị tri thức Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã thay đổi hoàn toàn công việc. Hiện nay chúng ta có thể thu thập và lưu trữ một khối lượng lớn thông tin dễ dàng, truyền tải chúng một cách nhanh chóng. Các công việc được hoàn thành dựa vào công nghệ, đặc biệt là máy tính, ngày càng nhiều. Sự quan trọng của công nghệ là không thể phủ nhận. Nhưng, công nghệ không tạo ra yếu tố cạnh tranh cho công ty của bạn. Bạn vừa sở hữu một công nghệ hoàn toàn mới, giúp công ty bạn vượt lên trên đối thủ của mình. Nhưng, thời gian sau đó, khi mà đối thủ tạo ra công cụ tương tự, hoặc cũng mua công nghệ đó, thì yếu tố cạnh tranh của bạn sẽ bị mất đi. Trong thời đại công nghệ hiện nay thời gian cho một cuộc chạy đua công nghệ như vậy ngày càng ngắn dần, do vậy, chúng ta không thể coi công nghệ như yếu tố cạnh tranh lâu dài. Trong khi đó, công nghệ với hai lợi ích chính là lưu trữ và truyền tải thông tin lại cho phép ta xây dựng một hệ thống lưu trữ và phân phối thông tin hiệu quả. Công nghệ trở thành một nhân tố giúp lưu trữ, phân phối và trao đổi tri thức hữu hiệu. Bằng cách kết hợp công nghệ với quản trị tri thức một cách hiệu quả, công ty có thể tạo ra các yếu tố cạnh tranh mới, nâng cao khả năng cạnh tranh lâu dài của mình. Bên cạnh đó, nhờ có công nghệ phát triển mà các công việc, các quy trình được hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả hơn. Vòng đời của sản phẩm, từ lúc được nghiên cứu, sản xuất, tới khi bán ra và các dịch vụ hậu mãi cũng do đó ngắn lại. Các sản phẩm cũng liên tục được nâng cấp và cải tiến, thị trường liên tục thay đổi. Do vậy, thời gian cho ra sản phẩm trở thành một yếu tố sống còn đối với công ty, các quyết định ngày càng phải được đưa ra nhanh chóng và chính xác hơn. Vậy yếu tố nào khiến cho công ty làm được điều này? Công nghệ có thể giúp chúng ta thu thập, lưu trữ, truyền tải thông tin một cách vô cùng hiệu quả, nhưng để biến thông tin thành tri thức, thành quyết định, thì lại cần đến con người và khiến thức, kinh nghiệm của họ. Tri thức chứ không phải công nghệ trực tiếp giúp nhân viên sở hữu nó ra quyết định. Quản trị tri thức, với sự hỗ trợ của công nghệ, có thể giúp cho nhân viên của công ty làm việc hiệu quả hơn, tự mình đưa ra những quyết định sáng suốt hơn, giảm bớt sai lầm và thoả mãn yêu cầu của khách hàng đúng lúc nhất, v.v. 2.1.4 Cơ cấu tổ chức và nhu cầu về một hệ thống quản trị tri thức. Cũng giống như công nghệ, cơ cấu tổ chức ngày nay thay đổi quá nhanh.Chính những thay đổi về cơ cấu tổ chức này đã đặt chúng ta vào tình thế không thể không có một hệ thống quản trị tri thức hữu hiệu. Hãy thử tưởng tượng rằng, bạn đang phụ trách một dự án lớn và đột nhiên gặp phải một vấn đề nan giải. Sau một thời gian tìm kiểm giải pháp, một thành viên trong đội nhớ ra rằng trong một dự án trước kia, vấn đề tương tự cũng đã nảy sinh và được giải quyết khá hiệu quả. Bạn lục tìm chồng hồ sơ cao chất ngất cố gắng tìm ra một qui trình nào đó hay ít nhất là một gợi ý nhưng tất cả những gì mà bạn phát hiện ra là các thành viên của đội dự án đó đang làm việc ở khắp các chi nhánh của công ty trên toàn thế giới. Ngày nay, các công ty làm việc theo định hướng dự án. Mỗi thành viên được nhặt ra từ các bộ phận chức năng khác nhau để tạo ra một đội duy nhất. Các đội sau khi hoàn thành xong dự án thường chuyển lên một dự án khác cao hơn hoặc phân tán sang các dự án khác. Các tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng thu được trong suốt quá trình phát triển sản phẩm , dịch vụ lại không được chuyển đến các đội dự án phụ trách việc phát triển các phiên bản sau trong quá trình tiến hoá dịch vụ sản phẩm đó . Ngoài ra với cơ cấu tổ chức làm việc theo đội và dự án, các kỹ năng được phát triển trong quá trình hợp tác thưòng sẽ bị mất đi khi đội đó tan rã và các tri thức qui trình mà đọi thu được sẽ không có điều kiện để sử dụng lại trong tương lai. Một hệ thống quản tri tri thức trong trường hợp này sẽ giúp công ty bạn nắm bắt được các tri thức dự án, cho phép bạn sử dụng lại nó trong tương lai. Toàn cầu hoá tạo ra một sân chơi phẳng, cạnh tranh hơn bao giờ hết. 20 năm trước cả bạn và tôi không ai có thể nghĩ Ấn Độ lại có thể trở thành sân sau của Mĩ với hàng loạt các “call center” nằm rải rác khắp đất nước, cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên toàn thế giới, đặc biệt là các khách hàng từ Châu Âu và Mĩ. Ngày nay, Microsoft không nhất thiết phải dộng tay vào tất cả các giai đoạn tạo ra một phần mềm. Họ có thể chuyển phần việc gia công “ ít chất xám” sang các nước khác với mức lương chỉ bằng ½ mức phải trả cho một lập trình viên tại Redmond. Cũng lúc đó, để sản xuất ra một chiếc máy tính xách tay, Dell có một tập hợp hơn 40 nhà cung cấp – là những công ty, xưởng, nhà máy trên toàn thế giới chuyên sản xuất linh kiện lắp ráp. Toàn cầu hoá jnhững công thức bí truyền, chiến lược kinh doanh, các thiết kế... Đó là lý do vì sao chúng ta cần quản trị tri thức. Bên cạnh toàn cầu hóa, cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn khi các nước đang dần dần dỡ bỏ các qui định, để thị trường tự điều chỉnh theo những qui luật vốn có của nó. Giả sử, bạn đang có lợi thế về giá so với đối thủ cạnh tranh bởi vì nhà cung cấp của bạn ở Hàn Quốc và chính phủ Hàn Quốc thì đã dỡ bỏ các hàng rào qui định khiến đầu vào của bạn rẻ hơn. Trong khi đó, tại Ấn Độ - nơi các hàng rào thuế quan vẫn còn tồn tại, đối thủ của bạn đang phảichật vật mua đầu vào với mức giá cao hơn. Đột nhiên, Ấn Độ quyết định dỡ bỏ tất cả các hàng rào thuế quan. Chuyển gì xảy ra tiếp? Cả bạn và đối thủ cạnh tranh giờ đều xuất phát từ cùng một điểm. Bạn mất đi mất lơi thế cạnh tranh. Thứ duy nhất bạn có thể làm là cắt giảm chi phí. Bạn bắt đầu loay hoay với việc cắt giảm biên chế, xa thải chỗ này một ít, đuổi việc chỗ kia một chút. Bạn quên mất một điều rằng khi bạn đẩy một ai đó ra khỏi công ty bạn cũng đẩy luôn nguồn tri thức ẩn mà anh ta mang trong đầu. Trong khi đó đối thủ của bạn lại lựa chọn một phương thức tiếp cận khác, xây dựng một hệ thống quản trị tri thức và các kỹ năng để tránh sáng tạo lại những gì đã có, đạt được mục tiêu cắt giảm chi phí đồng thời cả lợi thế cạnh tranh dài hạn. Trong môi trường cạnh tranh như vậy, bạn không thể nói “Tôi có sản phẩm tốt? Vậy thì tại sao tôi lại cần quan tâm đến marketing cơ chứ?”. Để phát triển một sản phẩm, dịch vụ mới đòi hỏi sự kết hợp hoàn hảo của nhiều lĩnh vực khác nhau từ marketing, nghiên cứu, thiết kế, sản xuất đến tài chính....Khi có quá nhiều người từ các lĩnh vực chuyên môn khác nhau tham gia vào một dự án rất dễ gây ra sự hiểu lầm cũng như bất đồng ý kiến về lợi ích . Quản trị tri thức trả lời câu hỏi về tài sản tri thức, về quyền sở hữu, về niềm tin trước và sau khi công việc kết thúc. 2.2. Tầm quan trọng của quản trị tri thức đối với các doanh nghiệp Những giá trị, những lợi thế và sức mạnh cạnh tranh của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp đang dần thay đổi. Thế giới đang ngày càng trở nên phẳng hơn bao giờ hết trong môi trường hội nhập quốc tế. Những rào cản xưa kia tưởng chừng không thể khoả lấp giờ đây chỉ còn là những vết mờ. Thời đại của công nghệ thông tin, thời đại của nền kinh tế tri thức đã thực sự định hình. Những nhân tố tạo ra sức mạnh cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp không còn là vốn đất đai, vốn tư bản, vốn tài chính hay vốn công nghệ mà nhường chỗ cho nhân tố vốn tri thức, là khả năng doanh nghiệp “nắm giữ bao nhiêu tri thức và sử dụng nó như thế nào để hiệu quả nhất”. Vốn tri thức và rộng lớn hơn nữa là Quản trị tri thức đang thực sự trở thành nhân tố chủ đạo tạo nên những bước tiến thần kỳ của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp. - Tuy mới ra đời chỉ hơn 10 năm nhưng Quản trị tri thức đang trở thành xu hướng toàn cầu. Vị trí của ngành quản trị non trẻ này đã và đang được khẳng định bởi sự thành công của nhiều Tập đoàn hàng đầu thế giới trong việc ứng dụng. Dựa trên nền tảng triết lý quản trị tri thức, những giá trị vật chất và tinh thần, chỉ số lợi nhuận và giá trị thị trường của những công ty áp dụng đã khiến thế giới doanh nghiệp ngưỡng mộ. Tiêu biểu cho những bước tiến, sự phục sinh thần kỳ đó là các tổ chức hàng đầu như: IBM, Coca – Cola, Microsoft, Google hay Yahoo. Ở Châu Á, chúng ta cũng được chứng kiến những bước nhạy vọt đầy mạnh mẽ với một phương thức quản trị tương tự trên phạm vi quốc gia như Singapor, Hàn Quốc, Nhật Bản hay Malaisia. Trên phương diện tổ chức cả thế giới cũng bao lần kinh ngạc bởi một cái gọi là “Phương thức Toyota” dựa trên nền tảng quản trị tri thức Kaizen. - Quản trị tri thức thực chất là một quá trình thúc đẩy cải tiến, khơi nguồn ý tưởng, khai thác một cách triệt để nguồn tài sản tri thức trong tổ chức, đồng thời là một quá trình chia sẻ, phát triển, lưu giữ tri thức liên tục nhằm cung cấp đúng lúc, đúng nơi và đúng người với mục đích đưa ra những quyết định nhanh chóng tạo nên những bước phát triển đột phá. - Quản trị tri thức là phương thức tối ưu để ngăn chặn “nạn chảy máu chất xám” trong doanh nghiệp. Với mỗi tổ chức, nhân tài là nguồn tài sản vô giá nhưng cũng đồng thời là một nguồn tài sản đầy biến động. Mỗi khi một nhân viên giỏi ra đi không những gây ra sự xáo trộn mà nguy hiểm hơn tạo ra những khoảng trống không dễ lấp đầy, tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của tổ chức. Họ ra đi mang theo những kinh nghiệm, những bí quyết kinh doanh, những mối quan hệ và rồi trở thành đối thủ cạnh tranh, hoặc bị các công ty cùng lĩnh vực lôi kéo. Nhưng khi áp dụng quản trị tri thức, những tài sản bấy lâu nay nằm trong đầu nhân tài dưới dạng tiềm ẩn sẽ được chuyển sang tri thức hiện hữu qua phương thức chia sẻ và được cấu trúc lại để mọi người có thể học tập. Kết quả của quá trình này là tạo ra một “Kho tri thức hiện hữu” dùng chung cho tất cả thành viên, những cá nhân có khả năng thay thế cho nhau. Không còn đặc quyền về tri thức, không ngừng được làm giàu cho tri thức cá nhân là phương thức tối ưu cho mỗi doanh nghiệp giữ chân được nhân tài. - Quản trị tri thức là phương thức tạo nên một tổ chức với những cá nhân năng động, một cấu trúc hệ thống học hỏi không ngừng với khả năng thích ứng cao. Vượt qua những giới hạn của phương thức quản trị truyền thống, quản trị tri thức giúp cho mỗi cá nhân trong tổ chức không ngừng học hỏi, biến những nhân viên lười nhác thành những con người sáng tạo tri thức liên tục. Dựa trên nền tảng tiêu chí chia sẻ và đánh giá tri thức đóng góp, quản trị tri thức tạo ra động lực tạo lập văn hoá chia sẻ giữa các thành viên trong tổ chức, thúc đẩy yếu tố tự học và tổ chức học tập suốt đời của doanh nghiệp. Trong môi trường văn hóa tri thức đó, khả năng của nhân viên được gia tăng hàng ngày, chất lượng tri thức của tổ chức không ngừng được hoàn thiện, chỉ số thông minh công ty SI cũng không ngừng được tăng cường. Hệ quả của quá trình này là một tập thể của những nhân viên năng động, làm việc qua chia sẻ tri thức, một tổ chức có khả năng thích ứng cao trong điều kiện hội nhập. (VD: Phương thức Toyota) - Quản trị tri thức góp phần nâng cao khả năng ra quyết định của tổ chức. Trong thời đại ngày nay, thông tin không còn là tài sản độc quyền mà khả năng sử dụng và biến thông tin thành tri thức, thành sản phẩm mới là yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Cơ hội trong kinh doanh chỉ là một khoảng khắc. Tổ chức nào ra quyết định nhanh nhất và chính xác nhất sẽ là người chiến thắng. Tuy nhiên trong quá trình ra quyết định, đa phần các tổ chức gặp phải vấn đề thiếu thông tin, thiếu cơ sở và thiếu tri thức để ra quyết định. Nhưng với quản trị tri thức tất cả những trở ngại đó sẽ được tháo gỡ. Quyết định là quyết định của tập thể, dựa trên nền tảng tri thức và kinh nghiệm của cả một tổ chức. Không ai mạnh bằng tất cả tập thể hợp lại là nguyên lý đã được chứng minh từ lâu. Coca – Cola là một ví dụ điển hình cho sự thành công trên phương diện này. Nhờ quản trị tri thức, họ đã tạo dựng nên một thương hiệu trường tồn và phổ biến khắp hành tinh. - Quản trị tri thức là con đường tốt nhất để biến khách hàng thành những người bạn trung thành của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tồn tại là nhờ có khách hàng và với mục đích là phục vụ khách hàng. Nhưng làm thế nào để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng? Là câu hỏi không dễ với mọi doanh nghiệp. Khách hàng chỉ thực sự trung thành khi biết mình là một phần quan trọng của doanh nghiệp, là ông chủ thực sự của doanh nghiệp. Trong quản trị tri thức, thông qua mô hình CRM, các mối quan hệ khách hàng của tổ chức được chia sẻ với tất cả các thành viên. Các ý kiến đóng góp của khách hàng về sản phẩm, chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp đều được lưu giữ và tôn trọng. Dựa trên nguồn vốn tri thức từ khách hàng đó, doanh nghiệp có cơ sở không ngừng hoàn thiện chất lượng phục vụ khách hàng của mình. Nhờ quản trị tri thức, mối quan hệ khách hàng của mỗi cá nhân trở thành tài sản chung của doanh nghiệp, ý kiến của khách hàng cũng trở thành tài sản tri thức của tổ chức. Tiêu biểu cho sự thành công này là hiện tượng phát triển thần kỳ của Tập đoàn Dược phẩm Nabisxu với nguồn tài sản 8,4 tỷ USD chỉ sau 5 năm thành lập. - Quản trị tri thức ngày nay đã trở thành xu hướng tất yếu của lịch sử. 80 – 95% giá trị của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp không còn nằm ở tài sản hữu hình mà ẩn chứa trong nhân tố con người, vốn tri thức và những ý tưởng kinh doanh. Ở Việt Nam khái niệm vốn tri thức, quản trị tri thức tuy còn mới mẻ và chưa được nhận thức đầy đủ nhưng không phải vì thế chúng ta bỏ qua. Thay đổi hay là chết, hội nhập cùng thế giới, áp dụng quản trị tri thức để trường tồn hay trở thành kẻ bật bãi là sự lựa chọn của mỗi doanh nghiệp Việt Nam. CHƯƠNG 3: QUẢN TRỊ TRI THỨC Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TRI THỨC 3.1 Quản trị tri thức ở Việt Nam Tâm Việt Group đã bắt đầu dự án đầu tiên về nghiên cứu và triển khai quản trị tri thức ở các công ty Việt Nam vào tháng 12 năm 2007. Đây là công ty đầu tiên làm về lĩnh vực này ở Việt Nam. TS. Phan Quốc Việt - TGĐ Tâm Việt Group hiện nay là trưởng đại diện của Viện quản trị tri thức Quốc tế tại Việt Nam. [1] Ngày 18 - 20 tháng 4, Tâm Việt Group cùng Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam hợp tác với JT Frank Academy triển khai hội thảo Thực hành Quản trị Tri thức để hội nhập thành công trong thế giới phẳng Tiếp theo đó, hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam sẽ tham dự hội thảo về thực hành quản trị tri thức do các chuyên gia nước ngoài giảng dạy tại Hà Nội. Đây là lần đầu tiên khái niệm quản trị tri thức đang rất thịnh hành trên thế giới được giới thiệu ở Việt Nam. Theo ông Chan Chun Kit, chuyên gia cao cấp người Malaysia về quản trị tri thức, những nhân tố tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp không còn là đất đai, vốn tư bản hay công nghệ nữa, mà là "khả năng nắm giữ bao nhiêu tri thức và sử dụng nó hiệu quả thế nào". Cái mới mà thực hành quản trị tri thức đưa ra là sự cấu trúc hóa, cách tiếp cận tri thức và quan trọng hơn là ứng dụng tri thức vào thực tiễn. Khái niệm quản trị tri thức đã có từ rất lâu nhưng để tổ chức thành một ngành khoa học ứng dụng và thực hành thì chỉ mới hơn 10 năm nay. Nhiều tập đoàn nổi tiếng trên thế giới cũng như các nước châu Á đã ứng dụng quản trị tri thức vào hoạt động kinh doanh và đạt được những thành công bất ngờ như Coca-Cola, IBM, Microsoft... Tuy nhiên, tại Việt Nam, khái niệm này còn rất mơ hồ và ít người biết đến. Hội thảo do các chuyên gia Malaysia và Học viện JT Frank thực hiện, được tổ chức vào hai ngày 18-19/3 tại hội trường lớn của công viên nước Hồ Tây, Hà Nội. Chương trình do Tâm Việt Group phối hợp với Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tri thức Tri thức - tài sản của công ty nếu không được nhìn nhận và quản lý tốt sẽ vô tình thất thoát, tạo những khoảng trống phát triển thiếu bền vững không dễ gì lấp đầy. Trong thực tế, tri thức thường tồn tại riêng rẽ trong mỗi cá nhân thông qua quá trình hấp thụ thông tin của riêng họ và chỉ có người đó mới sử dụng được. Không ai ở bên ngoài có thể vận dụng tri thức đó nếu họ không chia sẻ. Để tri thức của mỗi cá nhân biến thành tài sản tri thức của tổ chức, để mọi người có thể cùng khai thác, sử dụng cho sự phát triển chung đòi hỏi phải có một cơ chế, quá trình kiến tạo, lưu giữ, chia sẻ, phát triển trong mỗi tổ chức. Để thực hiện điều này, vai trò của người lãnh đạo có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Không chỉ khuyến khích, ghi nhận việc chia sẻ tri thức, nhà quản lý phải chủ động tham gia chia sẻ tri thức một cách tích cực bên cạnh việc hướng nhân viên cùng phát triển các nguồn tri thức nội bộ như cộng đồng chia sẻ, hội thảo nội bộ... Quá trình này không chỉ làm giàu tri thức của các cá nhân mà còn là động lực cho việc không ngừng học hỏi của từng nhân viên Các tổ chức lớn trên thế giới đã đúc kết một số kinh nghiệm về QTTT như sau: - Các chính sách và quy trình QT tri thức cần được văn bản hóa để tránh những hiểu lầm không đáng có đồng thời dễ dàng cho việc phát hiện sai lầm xảy ra ở giai đoạn nào. - Xây dựng hệ thống tài liệu thống nhất để nắm bắt tri thức. Như đã nói ở trên, tri thức của một người không dễ truyền đạt cho người khác. Bằng cách thể hiện tri thức đó qua viết tài liệu, trao đổi... tổ chức sẽ hoàn thiện được hệ thống tài liệu và kho cơ sở dữ liệu tri thức chung. - Chú trọng đào tạo, chuyển giao tri thức. Văn hoá chia sẻ rất cần thiết trong hoạt động đào tạo. Những người có kinh nghiệm nên được khuyến khích và tự mình thấy có trách nhiệm trong việc chia sẻ, hướng dẫn những người ít kinh nghiệm hơn. Bên cạnh đó, tổ chức có thể tận dụng lượng tri thức của tổ chức khác nếu tri thức đó không được sử dụng đúng nhưng phải biết cách bảo vệ tri thức riêng của tổ chức mình. - Liên tục cập nhật thông tin mới và học hỏi kinh nghiệm từ những việc đã làm và kinh nghiệm của tổ chức khác. - Chú trọng đến nhân tố con người. Con người có thể tạo ra tri thức mới và chỉ có con người mới có khả năng vận dụng tri thức đó để tiếp tục tạo ra những tri thức mới hơn. Tổ chức cần có chính sách tuyển dụng nhân lực trẻ, tạo điều kiện để những người có kinh nghiệm làm việc với những người mới. Có chế độ đãi ngộ phù hợp... Phải luôn chú ý rằng tri thức của một người vốn nhiều hơn những gì anh ta thể hiện. - Để tri thức của mỗi cá nhân biến thành tài sản tri thức của tổ chức, để mọi người có thể cùng khai thác, sử dụng cho sự phát triển chung đòi hỏi phải có một cơ chế, quá trình kiến tạo, lưu giữ, chia sẻ, phát triển trong mỗi tổ chức. - Ứng dụng CNTT. Cuối cùng, để các hoạt động chia sẻ, diễn ra một cách hiệu quả thì không thể thiếu vai trò của CNTT. CNTT đóng vai trò hỗ trợ, làm cho việc chia sẻ, lưu giữ, cập nhật và sử dụng tri thức được thực hiện dễ dàng hơn. Hơn nữa, tri thức được kiến tạo liên tục làm cho lượng tri thức của DN ngày càng khổng lồ mà chỉ CNTT mới cho phép lưu giữ, phân loại, cập nhật, chia sẻ, sử dụng và phát triển một cách kịp thời và ổn định. CNTT là công cụ cực kỳ hiệu quả trong việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu/tri thức của tổ chức, cho phép nhân viên truy cập phục vụ việc ra quyết định kịp thời cũng như xây dựng mạng lưới quản trị tri thức theo chiều sâu và chiều rộng. Tóm lại, tri thức và việc quản trị tri thức có hiệu quả là chìa khoá cho sự thành công của mọi doanh nghiệp. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần phải có cơ cấu tổ chức thật linh hoạt, trong đó nhân viên được đặt lên hàng đầu và được khuyến khích cùng nhau trao đổi và phát triển tri thức trong một tinh thần tương trợ và tin cậy lẫn nhau. Nguyễn thị thu phuong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản trị tri thức là chìa khóa thành công của các doanh nghiệp ở việt nam.doc
Luận văn liên quan