Đề tài Quy hoạch - Cải tạo và đề xuất một số phương án giảm tổn thất kinh doanh Lưới điện Uông Bí

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI THỊ XÃ UÔNG BÍ GIAI ĐOẠN 2010 - 2015. 1 1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN & XÃ HỘI 1 1.1.1. Vị trí địa lý 1 1.1.2. Về hành chính: 1 1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ 2 1.2.1. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp 2 1.2.2. Về nông nghiệp: 2 1.2.3. Lâm nghiệp: 2 1.2.4. Ngư nghiệp: 3 1.2.5. Thương mại dịch vụ du lịch: 3 1.2.6. Văn hoá giáo dục y tế: 4 1.3. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ: 4 1.3.1. Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 4 1.3.2. Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Ngư nghiệp 4 1.3.3. Thương mại - dịch vụ du lịch. 5 1.4. PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ UÔNG BÍ GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 6 1.4.1. Nhịp độ tăng trưởng GDP của toàn Tỉnh định hướng năm 2015 6 1.4.2. Cơ sở kinh tế - kỹ thuật phát triển đô thị 6 1.4.2.1. Công nghiệp và dịch vụ du lịch 6 1.4.2.2. Ngành công nghiệp điện: 6 CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG ĐIỆN CỦA THỊ XÃ UÔNG BÍ VÀ TÌNH HÌNH CUNG CẤP ĐIỆN 7 2.1. NGUỒN VÀ LƯỚI ĐIỆN HIỆN TẠI 7 2.2. LƯỚI TRUNG THẾ 6KV 8 2.3. LƯỚI ĐIỆN HẠ THẾ 0,4 KV VÀ CÔNG TƠ. 20 2.3.1. Đường dây 0,4KV 20 2.3.2. Công tơ 21 2.4. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐIỆN HIỆN TẠI: 21 2.5. ĐÁNH GIÁ CHỈ TIÊU KỸ THUẬT LƯỚI TRUNG ÁP 26 2.5.1. Sơ đồ thay thế để tính toán 26 2.5.1.1. Sơ đồ đẳng trị của đường dây 26 2.5.1.2. Sơ đồ thay thế của máy biến áp. 27 2.5.2. Tổn thất công suất trong hệ thống cung cấp điện 31 2.5.3. Đánh giá chỉ tiêu kỹ thuật lưới trung áp 33 2.5.3.1. Sơ đồ nguyên lý: 34 2.5.3.2. Sơ đồ thay thế : 35 2.5.3.3 Nhận xét: 47 2.5.4. Đánh giá chỉ tiêu kỹ thuật lưới hạ áp. 47 2.5.5. Kết luận chung. 59 CHƯƠNG 3: DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN CỦA THỊ XÃ UÔNG BÍ 60 3.1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO PHỤ TẢI THÔNG DỤNG: 60 3.1.1. Phương pháp hệ số vượt trước: 60 3.1.2. Phương pháp tính trực tiếp: 61 3.1.3. Phương pháp ngoại suy theo chuỗi thời gian: 62 3.1.4. Phương pháp tương quan: 63 3.1.5. Phương pháp so sánh đối chiếu: 64 3.1.6. Phương pháp chuyên gia: 64 3.1.7. Phương pháp Medee - S: 64 3.1.8. Phương pháp hệ số tăng trưởng: 66 3.2. DỰ BÁO PHỤ TẢI THEO PHƯƠNG PHÁP TĂNG TRƯỞNG 67 3.3. DỰ BÁO TÌNH TRẠNG TẢI CỦA CÁC PHỤ TẢI NẰM TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG PHƯƠNG ĐÔNG. 71 3.3.1. Dự báo công suất của các phụ tải trong giai đoạn 2010-2015: 71 3.3.2. Dự báo công suất chạy trên các lộ đường dây giai đoạn 2010-2015: 71 3.3.3. Đánh giá khả năng tải của các mba và các đường dây trung áp: 72 3.3.3.1. Hệ số tải của các MBA: 72 3.3.3.2. Khả năng tải của các đoạn đường dây trung áp 73 3.3.4. Thống kê quá tải của mba và đường dây trung áp 74 3.3.5. Đánh giá khả năng tải của các trạm biến áp nguồn trung gian: Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO LƯỚI ĐIỆN THỊ XÃ UÔNG BÍ GIAI ĐOẠN 2010-2015 75 4.1. TÌNH TRẠNG HỆ THỐNG ĐIỆN NHÌN TỔNG QUÁT : 75 4.2. CÁC PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO LƯỚI ĐIỆN : 76 4.2.1. Phương án 1 76 4.2.2. Phương án 2 76 4.2.3. Phương án 3 77 4.2.4. Nguyên tắc cải tạo 77 4.3. THIẾT KẾ CẢI TẠO HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN 77 4.3.1. Phương án 1 77 *) Đánh giá chỉ tiêu kỹ thuật lưới trung áp theo phương án 1. 81 4.3.2. Phương án II 86 *)Đánh giá chỉ tiêu kỹ thuật lưới trung áp theo phương án 2. 90 CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH KINH TẾ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO TỐI ƯU 94 5.1. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ 94 5.1.1. Giá trị hiện tại NPV 94 5.1.2. Tỉ số hoàn vốn nội tại IRR (internal rate return). 95 5.1.3. Thời gian hoàn vốn T. 95 5.2. ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ THEO PHƯƠNG ÁN 1: 97 5.2.1. Tính vốn đầu tư và chi phí vận hành. 97 5.2.2. Tính NPV : 99 5.3. ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ THEO PHƯƠNG ÁN 2: 99 5.3.1. Tính vốn đầu tư và chi phí vận hành. 99 5.3.2. Tính NPV : 101 CHƯƠNG 6: CHỐNG TỔN THẤT KINH DOANH TRONG MẠNG ĐIỆN HẠ ÁP THỊ XÃ UÔNG BÍ 103 6.1. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN DẪN ĐẾN TỔN THẤT KINH DOANH. 103 6.1.1. Tổn thất điện năng do hành lang bảo vệ đường dây bị vi phạm. 103 6.1.2. Tổn thất điện năng do hiện tượng ăn cắp điện. 103 6.1.3. Tổn thất do tính chính xác của công tơ và độ tịn cậy của các công tơ. 104 6.1.3.1. Tính chính xác của công tơ chưa được kiểm định 105 6.1.3.2. Tính chính xác của các công tơ đã được Điện lực Quảng Ninh kiểm định và kẹp chì. 107 6.1.4. Tổn thất điện năng do công tơ hỏng. 108 6.1.5. Tổn thất do công tác quản lí điện 110 6.1.6. Tổn thất do sứ cách điện, mối nối giữa các nhánh đường dây 111 6.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỐNG TỔN THẤT KINH DOANH TRÊN LƯỚI ĐIỆN UÔNG BÍ 112 6.2.1. Hoàn thiện thiết bị đo đếm 112 6.2.1.1. Đánh giá sai số của công tơ 113 6.2.1.2. Quản lý thiết bị đo đếm : 126 6.2.1.3. Chống lấy cắp điện 128 6.2.2. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lí lưới điện. 134 6.2.2.1. Phân đoạn mạng điện. 136 6.2.2.2. Phân tích đánh giá các mô hình quản lý kinh doanh điện ở nông thôn 137 6.2.2.3. Tình hình quản lý kinh doanh điện ở phường Phương Đông: 143 6.2.2.4. Đề xuất mô hình quản lý kinh doanh điện ở phường Phương Đông: 144 6.2.2.5. Tổ chức đào tạo đội ngũ công nhân quản lý điện 146 6.2.2.6. Quản lý sổ sách hóa đơn, chứng từ 146 6.2.2.7. Phát hiện các hiện tượng nghi vấn. 147 6.2.3. Đánh giá hiệu quả của các giải pháp chống tổn thất kinh doanh áp dụng cho lưới điện hạ áp nông thôn 148 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO 151

doc166 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2556 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch - Cải tạo và đề xuất một số phương án giảm tổn thất kinh doanh Lưới điện Uông Bí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KWh) Tổng điện năng công tơ gia đình (KWh) Số lần công tơ hỏng Sai lệch KWh % 6 104 81 23 22 7 119 75 1 44 36,9 8 125 70 1 55 44 9 100 80 20 20 Sai số trung bình của công tơ hỏng: δtb% = (23+20)/2 = 21,5 (%) Vậy, ở tháng 7 điện năng mất theo % do công tơ hỏng là: 36,9 – 21,5 = 15,4 (%) Trong tháng 8 thì điện năng mất theo % công tơ hỏng là: 44 – 21,5 = 22,5 (%) Điện năng mất do công tơ hỏng ở lần thu tiền tháng 7: ∆A = 75.15,4/100 = 11,6 (KWh) Điện năng mất do công tơ hỏng ở lần thu tiền tháng 8: ∆A = 22,5.70/100 = 15,8 (KWh) Trong thời gian tính toán tổn thất do công tơ hỏng, chúng tôi xác định được thêm 3 trường hợp khác trong hòm công tơ có công tơ bị hỏng, số liệu tính toán ghi trong bảng sau đây: Bảng 6.6. Số liệu tính toán công tơ hỏng Tháng thu tiền Điện năng công tơ tổng (KWh) Tổng điện năng công tơ gia đình (KWh) Số lần công tơ hỏng Sai lệch Điện năng mất do công tơ hỏng KWh % 6 120 67 1 53 44.1 16 7 100 80 20 20 8 118 70 1 48 40.6 19.4 9 102 81 21 20.5 6 105 79 26 24.8 7 103 82 21 20.4 8 130 70 1 60 46.2 17.4 9 98 80 18 18.4 6 96 81 15 15.6 7 97 82 15 15.4 8 128 68 1 60 46.9 21.3 9 135 69 1 66 48.8 21.9 Vậy tổn thất điện năng do đọ tin cậy của các công tơ trong tháng 8 là: ∆A = 15,8 + 19,4 + 17,4 + 21,9 = 74,5 (KWh) ∆A% = 74,5/6646 .100 =1,12 (%) 6.1.5. Tổn thất do công tác quản lí điện Trong thực tế quản lý điện hằng ngày, chính quyền thị xã Uông Bí gần như giao gọn cho BQL, chưa tổ chức giảm sát – kiểm tra các hoạt động của BQL, trường hợp có kiểm tra thì cũng chỉ kiểm tra sơ sài, chưa có biện pháp kiểm tra cụ thể. Công nhân điện của xã nói chung ít am hiểu nhiều về điện, lại không được đào tạo, bồi dưỡng thêm nên dẫn đến sai phạm trong công tác quản lý kinh doanh sử dụng điện, làm phát sinh những tổn thất điện năng đáng lẽ không có, nhưng do chủ quan, không hiểu rõ về điện mà gây ra, như: Công tơ treo lệch. Hành lang tuyến không đảm bảo. Cách điện của sứ kém. Lệch pha, tiếp xúc không tốt. 6.1.6. Tổn thất do sứ cách điện, mối nối giữa các nhánh đường dây Nguyên nhân của sự tổn thất điện năng trên sứ cách điện là do khi sứ trên cột bị nứt rịa hoặc vỡ sẽ gây ra hiện tượng có dòng điện rò rỉ ra ngoài gây nên tổn thất điện năng. Để khắc phục hiện tượng dòng điện rò rỉ này, Ban Quản Lý điện phải thay thế những quả sứ bị nứt rịa, vỡ bằng những quả sứ khác để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật hơn. Sau khi thống kê vào đầu tháng 9/2010, chúng tôi có số liệu như sau: Hiện nay trên toàn bộ cột điện của lưới điện thị xã Uông Bí có 2480 quả sứ, trong đó có: 190 quả bị nứt rịa và 70 quả đã bị vỡ. Vậy, số quả sứ vỡ và nứt rịa trên lưới điện cần phải thay thế chiếm 10,5% trên tổng số quả đang sử dụng. Mối nối giữa các nhánh đường dây và trên đường dây chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, vẫn còn thiếu mối nối không dùng ghíp, chỉ nối với nhau kiểu vặn xoắn. Qua điều tra chúng tôi thấy 2265 mét dây trên đường trục 3 pha thì có 16 mối nối không đảm bảo, trên 3180 mét dây rẽ nhánh có 32 mối nối không đảm bảo. 6.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỐNG TỔN THẤT KINH DOANH TRÊN LƯỚI ĐIỆN UÔNG BÍ 6.2.1. Hoàn thiện thiết bị đo đếm Có được nguồn điện năng phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của chúng ta cần phải có sự đầu tư rất lớn về cả công sức lẫn của cải.Chính vì vậy điện năng đến với chúng ta thật có giá trị.Năng lượng điện phát ra từ nguồn điện được truyền tải trên dường dây đến nơi tiêu thụ ,quá trình ấy gây ra hao tổn và mất mát điện năng.Vấn đề đạt ra là làm sao xác định được chính xác lượng điện năng tiêu thụ và lượng điện năng hao tổn để thành lập được giá bán điện hợp lý tới người sử dụng.Do vậy,dụng cụ đo đếm điện năng có vai trò hết sức quan trọng ,tính chính xác của nó ảnh hưởng không nhỏ đến lượng điện năng tiêu thụ, đặc biệt ở mạng hạ áp.Tính chất phụ tải và chất lượng điện áp của từng vùng có ảnh hưởng tới sự chính xác và độ nhạy của công tơ.Vì vậy việc hoàn thiện thiết bị đo đếm là một vấn đề quan trọng và cấp bách đối với ngành điện trong việc chống tổn thất kinh doanh điện năng, giảm giá thành điện năng đối với người sử dụng. Công tơ là dụng cụ chủ yếu dùng để đo đếm điện năng tiêu thụ của các hộ sử dụng ,sai số của chúng ảnh hưởng không nhỏ đến lượng tổn thất điện năng. Vì vậy, phải tiến hành kiếm tra định kì, kẹp chì cho toàn bộ công tơ đo đếm. Tiến tới việc hoàn thiện hệ thống đo đếm bằng cách dự vào đường cung sai số của từng loại công tơ ( ta sẽ khảo sát ở phần sau) mà áp dụng lắp đặt cho từng hộ có tính chất tải ,lượng điện năng sử dụng trong tháng…phù hợp để đạt được sai số nhỏ nhất thuộc giới hạn cho phép. Qua điều tra, thu thập số liệu hiện trạng sử dụng thiết bị đo đếm của hộ sử dụng trong thị xã Uông Bí: Công tơ Trung Quốc : chiếm 58% Công tơ Việt Nam: chiếm 30% Công tơ Liên Xô : chiếm 8% 6.2.1.1. Đánh giá sai số của công tơ Cấu tạo của công tơ 1 pha: Hình 6.7: Cấu tạo của công tơ 1 pha Cuộn 1: là cuộn áp được mắc song song với phụ tải,cuộn này có số vòng dây nhiều, thiết diện dây nhỏ để chịu được điện áp cao. Cuộn 2: là cuộn dòng được mắc nối tiếp với phụ tải ,cuộn này dây to, số vòng dây ít, chịu được dòng lớn. Đĩa nhôm 3 : được gắn lên trục tỳ vào trục có thể quay tự do giữa cuộn dây 1,2. Gắn với trục đĩa nhôm là một hộp cơ khí ,một nam châm vĩnh cửu 4 mà từ trường của nó xuyên qua đĩa nhôm để tạo ra momen hãm. Sơ đồ khảo nghiệm công tơ trong phòng thí nghiệm : Bản khảo nghiệm công tơ có hai mạch: điện áp và dòng điện để tạo cho công tơ làm việc được ở các chế độ dòng điện và điện áp khác nhau. Trên mạch điện áp: phải tạo ra điện áp phù hợp với điện áp định mức đi vào cuộn áp của công tơ. Điện áp này phảo được kiểm tra bằng vôn mét ,vì vậy ở mạch điện áp phải có máy biến áp tự ngẫu điều chỉnh điện áp và 1 vôn mét. Trên mạch dòng: là mạch cung cấp các dòng điện cho cuộn dòng của công tơ, nó tạo ra được nhờ máy biến áp tự ngẫu mà các đầu thứ cấp của nó được nối với cuộn dây của một máy biến áp tự ngẫu khác.Cuộn dây sơ cấp của nó là cuộn dây của ATP, cuộn dây thứ cấp của máy biến áp này là một dây dẫn quấn xung quanh cuộn sơ cấp đó. Dòng điện tạo ra để cung cấp cho cuộn dòng của công tơ nhờ một máy biến áp tự ngẫu ATU và một máy biến áp tự ngẫu khác trên cơ sở 1 ATP. Giá trị dòng điện cung cấp cho cuộn dòng công tơ được đo qua Ampe mét. Giá trị công suất đi vào công tơ được bất qua oát mét. Sơ đồ khảo nghiệm có dạng sau: Hình 6.8: Sơ đồ khảo nghiệm công tơ Khảo nghiệm, đánh giá sai số của công tơ phường Phương Đông: * Khảo nghiệm công tơ Trung Quốc : Trên mạch công tơ ghi : 1KWh = 1200 vòng UH = 220 (V) ; I H= 5 ÷ 10 ( A) f = 50 ( Hz) ; δ = 2 Hằng số định mức của công tơ: Kh = =3000 ( W.s/ vòng) Với thông số được ghi trên mạch của công tơ, ta có công suất tải định mức của công tơ khi cosφ =1 vậy: P = U.I.cosφ = 220 .10. 1 = 2200 ( W ) Thời gian để đĩa quay 1 vòng khi tải định mức: t = = 1.4 (s) Sau khi mắc đúng sơ đồ khảo nghiệm, ta tiến hành kiểm tra và chỉnh định công tơ ở các chế độ: Sự tự quay của đĩa Chế độ tải định mức ( kiểm tra hằng số định mức ) Chế độ tải 1/10 tải định mức Khi cho điểu chỉnh xong ta xác định được K= KH ở các chế độ tải định mức. Tiến hành công tơ làm việc U= Uh và I biến thiên để xác định đường cong tải công tơ. Kết quả đo và tính toán được ghi trong bảng 6.9 Điều chỉnh máy biến áp tự ngẫu để U thay đổi từ 25 ÷ 120% ,cụ thể thay đổi ở mức 55 ÷ 264 V ( UH = 220) và I = IH =10 (A). Kết quả đo và tính toán được ghi trong bảng 6.10 Khi I = IH= 5, kết quả đo và tình toán được ghi trong bảng 6.11 Bảng 6.9. Bảng giá trị khảo nghiệm của công tơ Trung Quốc khi U = UH, P biến thiên I (A) n ( vòng) t (s) P ( vạch) P (W) K δ 10 20 26.2 145 2175 2969 1.0 9 20 29.5 130 1950 2979 0.7 8 20 33.0 118 1770 3039 -1.3 7 20 37.6 105 1575 3081 -2.7 6 20 45.0 89 1320 3090 -3.0 5 20 53.9 70 1100 3084 -2.8 4 10 34.0 87 870 3078 -2.6 3 10 46.0 64 640 3063 -2.1 2 5 35.1 43 430 3045 -1.5 1 3 41.0 21 210 2991 1.3 0.75 2 38.0 14 140 2970 1.0 0.5 2 52.7 9 90 2955 1.5 0.3 1 48.2 7 63 2931 2.3 0.2 1 93.5 3 30 2913 2.9 Hình 6.10: Đồ thị đường cong sai số của công tơ Trung Quốc khi U= UH, I biến thiên Bảng 6.11 Bảng khảo nghiệm giá của công tơ Trung Quốc khi I= IH , U biến thiên U (V) n ( vòng) t (s) P ( vạch) P (W) K δ 260 10 11.5 26 2600 3108 -3.6 240 10 12.8 24 2400 3048 -1.6 230 10 12.9 23 2300 2997 0.1 220 10 13.3 21.7 2170 2970 1.0 210 10 13.8 21 2100 2946 1.8 200 10 14.2 20 2000 2916 2.8 180 10 15.8 18 1800 2964 1.2 160 10 16.7 17 1700 2968 1.0 140 10 20.4 14 1400 2976 0.8 120 10 23.9 12 1200 2988 0.4 100 10 28.8 10 1000 2958 1.4 80 10 34.3 8 800 2853 4.9 55 10 45.5 6 600 2838 5.4 Hình 6.12: Đồ thị đường cong sai số của công tơ Trung Quốc khi I=IH,U biến thiên Bảng 6.13 Bảng giá trị khảo nghiệm của công tơ Trung Quốc khi I = IH, U biến thiên U (V) n ( vòng) t (s) P ( vạch) P (W) K δ 260 10 22.8 13 1300 3090 -3.0 240 10 24.6 12 1200 3088 -2.8 230 10 25.6 11.5 1150 3081 -2.7 220 10 26.9 11 1100 3077 -2.6 210 10 27.8 10.5 1050 3025 -0.9 200 10 29 10 1000 3017 -0.6 180 10 32 9 900 3000 0 160 10 36 8 800 3014 -0.5 140 10 42 7 700 3063 -2.0 120 10 49 6 600 3072 -2.4 100 10 58.5 5 500 3045 -1.5 80 10 73 4 400 3038 -1.3 55 10 97 3 300 2970 -1.0 Hình 6.14: Đồ thị đường cong sai số của công tơ Trung Quốc khi I=IH,U biến thiên *Khảo nghiệm công tơ Việt Nam Trên mạch công tơ ghi : 1KWh = 900 ( vòng ) UH= 220 (V) IH= 5 ÷ 20 (A) F = 50 (Hz) , δ =2 KH= =4000 (W.s /vòng) ( Hằng số định mức của công tơ ) Với thông số ghi trên mạch của công tơ, ta có công suất định mức khi cosφ = 1: P = U.I. cosφ = 2200 ( W) Thời gian để đĩa quay một vòng khi tải định mức : t = ==1.8 (s) Tiến hành kiểm tra và chỉnh định công tơ ở các chế độ: Sự tự quay của đĩa. Chế độ tải định mức ( kiểm tra tần số định mức ). Chế độ 1/10 tải định mức. Khi điểu chỉnh xong ta xác định được k = kH ở chết độ tải định mức Tiến hành cho công tơ làm việc ở U = UH và I biến thiên. Kết quả đo và tính toán được cho trong bảng : 6.14 Khi I = IH = 10 (A) kết quả đo và tính toán cho ở bàng 6.16 Khi I = ½ IH = 5A, U biến thiên ,kết quả tính toán ghi trong bảng 6.18 Từ đó, ta vẽ được đồ thị đường cong sai số của công tơ Việt Nam. Bảng 6.14 Giá trị khảo nghiệm công tơ Việt Nam khi U=UH ,I biến thiên I (A) n ( vòng) t (s) P ( vạch) P (W) K δ 10 20 24.5 137 2192 3960 1.0 9 20 26.7 120 1920 4020 -0.5 8 20 30.1 106 1696 4036 -0.9 7 20 35.6 100 1600 4060 -1.5 6 20 40.4 80 1280 4075 -1.9 5 20 45.7 65 1040 4080 -2.0 4 10 32 83 830 4107 -2.7 3 10 41.1 62 620 4091 -2.3 2 5 35 42 420 4066 -1.7 1 3 47.8 20 200 4010 -0.3 0.75 2 40 13 130 3938 1.5 0.5 2 49.1 10 100 3924 1.9 0.3 1 65.5 6 60 3900 2.5 0.25 1 83.6 5 50 3858 3.5 02 1 108.8 3 30 3850 3.7 Hình 6.15: Đồ thị đường cong sai số của công tơ Việt Nam khi U=UH, I biến thiên Bảng 6.16 Bảng giá trị khảo nghiệm của công tơ Việt Nam khi I = IH, U biến thiên U (V) n ( vòng) t (s) P ( vạch) P (W) K δ 260 10 15.5 31 2480 4063 -1.6 240 10 16.3 29 23120 4058 -1.5 230 10 17.1 28 2240 4035 -0.9 220 10 18.6 27 2160 3990 0.2 210 10 19.2 26.1 2080 3955 1.1 200 10 19.8 25 2000 3915 2.1 180 10 20.4 22 1760 3900 2.5 160 10 213.7 21 1680 3963 0.9 140 10 23.3 19 1520 3951 1.2 120 10 26.5 17 1360 3935 1.6 100 10 30.1 14 1120 3864 3.4 80 10 25.7 11 880 3847 3.8 55 10 45.2 9 720 3852 3.7 Hình 6.17: Đồ thị đường cong sai số của công tơ Viêt Nam khi I = IH, U biến thiên Bảng 6.18. Bảng giá trị khảo nghiệm của công tơ Việt Nam khi I = IH, U biến thiên U (V) n ( vòng) t (s) P ( vạch) P (W) K δ 260 10 30.5 15.5 1240 4103 -2.6 240 10 32.4 14.5 1160 4111 -2.8 230 10 35 14 1120 4095 -2.4 220 10 37.6 13.5 1080 4080 -2.0 210 10 39.5 13 1040 4071 -1.8 200 10 40.3 12.5 1000 4064 -1.6 180 10 41.4 11 880 4092 -2.3 160 10 44.2 10.5 840 4108 -2.7 140 10 47.8 9.5 760 4115 2.8 120 10 54.1 8.5 680 4100 -2.6 100 10 63 7 560 4085 -2.2 80 10 75 5.5 440 4080 -2.0 55 10 98 4.5 360 4082 -2.0 Hình 6.19. Đồ thi đường cong sai số của công tơ Việt Nam I = IH, U biến thiên Nhận xét : Từ các đồ thị đường cong sai số của công tơ Trung Quốc, công tơ Việt Nam chúng tôi có những nhận xét sau : Sai số của công tơ phụ thuộc vào giá trị dòng điện chạy qua ,ít phụ thuộc vào giá trị biến thiên của điện áp. Khi U =UH= 220 (V) , I = 0,2 ÷ 10 (A). Ta nhận thấy, sai số của công tơ thay đổi theo giá trị dòng điện.Trong trường hợp này ta có : Công tơ Trung Quốc : Smax=2.9;Smin= -3.0 Công tơ Việt Nam : Smax= 3.97, Smin=-2.7 Với lưới điện nông thôn ,điện áp định mức hộ tiêu thụ là UH= 220 (V) thì công tơ Việt Nam nằm trong giới hạn sai số cho phép khi I = 0.5 ÷ 5 (A); công tơ Trung Quốc sai số nằm trong giới hạn cho phép khi 0.3 ÷ 3 (A) Khi I = IH= 10 (A), U = 55 ÷ 260 (V) .Căn cứ vào bảng 6.11 và bảng 6.16. Ta tháy với chế độ làm việc ở tải như trên thì công tơ Trung Quốc có giá trị sai số lớn hơn công tơ Việt Nam, cụ thể : Công tơ Trung Quốc : Smax = 5.4, Smin = -3.6 Công tơ Việt Nam : Smax = 3.8, Smin = -1.6 - Khi UH= 55 ÷ 260 (V) , I = 5 (A) .Dựa vào bảng 6.12 và bảng 6.17 ,ta thấy đường cong sai số của công tơ Việt Nam nằm trong giới hạn cho phép δ = -1.6 ÷ 2.8 ; còn sai số của công tơ Trung Quốc nằm trong giới hạn δ = 0 ÷ 3.0. Vậy ở chế độ I = 5(A) ,U =55 ÷ 260 (V) thì công tơ Việt Nam hoạt động với sai số cho phép ổn định hơn công tơ Trung Quốc . 6.2.1.2. Quản lý thiết bị đo đếm : Công tơ là loại thiết bị đo đếm điện cho các hộ dùng điện cho nên phải được quản lý chặt chẽ và phải được theo dõi trong thời gian dùng điện của các hộ sử dụng điện. Chỉ số của công tơ được xác đinh bởi 3 yếu tố sau : Người đọc ghi chỉ số đúng chu kỳ Độ chính xác của công tơ TU, TI phải được kiểm nghiệm và niêm phong theo tiêu chuẩn nhà nước. Hộ sử dụng điện không lấy cắp điện Hiện nay, Ban quản lý điện thị xã Uông Bí đang quản lý 18200 công tơ trong đó có 520 công tơ chưa được kiểm định, những công tơ này qua kiểm nghiệm nhận thấy sai số lớn hơn ,phản ánh không đúng thực chất lượng điện năng tiêu thụ ,trong 520 công tơ này có một công tơ bị kẹt, quay chậm ( qua điểu tra chúng tôi thấy có 3 chiếc ). Do đó, để giảm tổn thất điện năng do độ tin cậy ,tính chính xác của công tơ gây ra thì BQL điện phải tổ chức kiểm định 520 công tơ này. Đối với các công tơ bị kẹt cần phải được thay thế. Các công tơ sau khi kiểm định nếu đạt tiêu chuẩn thì mới được phép sử dụng ,nếu không đạt tiểu chuẩn thì phải loại bỏ và thay thế bằng công tơ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.Công tơ được lắp đặt phải phù hợp với công suất sử dụng . Để giảm xuống mức thấp nhất lượng điện năng “ mất mát” do tính chính xác và độ tin cậy của công tơ gây lên, cần thực hiện các biện pháp sau : Tất cả các hộ sử dụng điện phường Phương Đông nói riêng và thị xã Uông Bí nói chung phải lắp đồng hồ do đếm để làm cơ sở cho việc kiểm tra, thanh toán tiền điện. Các hộ lắp lẻ công tơ 5 (A) Nhóm từ 5 hộ trở lên mới được lắp công tơ 10 ÷ 20 (A) Tất cả các công tơ đo đếm của tổ , nhóm, gia đình đểu phải được đưa ra lắp đặt tại cột theo hướng địa chỉ mình ở. Công tơ phải được đặt trong hòm ,hòm phải có khóa và chìa khóa do BQL giữ. Công tơ đo đếm điện phải được kiểm định kẹp chì theo tiểu chuẩn qui định của Nhà nước, công tơ lắp phải phù hợp với công suất sử dụng thì mới có giá trị sử dụng. Công tơ thuộc tổ ,nhóm gia đình nào thì tổ, nhóm gia đình đó phải có trách nhiệm trông coi ,bảo vệ. Khi phát hiện thấy những biểu hiện không bình thường trong sử dụng điện thì phải báo ngay cho BQL biết để kịp thởi xử lý. Nghiêm cấm việc tự ý trèo, tháo và mở hòm công tơ để kiểm tra cũng như việc tự ý đấu dây và lưới điện chung của xã. Tất cả các công tơ đo đếm điện năng trong hộ gia đình phải do BQL treo tháo. Khi treo tháo phải đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật , tránh tình trạng treo lệch công tơ gây sai số cho công tơ. Mỗi lần treo tháo công tơ hoặc sửa chữa đều phải có sự chứng kiến của hộ sử dụng điện và lập phiếu ghi chỉ số có ký xác nhận đẻ làm cơ sở cho việc kiểm tra và thanh toán tiền điện. Công tơ phải được kiểm tra thay thế định kỳ ( công tơ 1 pha 8 năm/ 1 lần; công tơ 3 pha 4 năm / 1 lần ). 6.2.1.3. Chống lấy cắp điện Lợi dụng những sơ hở của việc bố trí hệ thống thiết bị đo đếm của công tơ. Làm thay đổi chế độ làm việc, độ chính xác của thiết bị đo đếm ( công tơ ) , dẫn đến công tơ đo đếm điện năng báo sai với lượng điện năng tiêu thụ thực tế. Phòng chống hình thức lấy cắp điện ở hệ thống đo đếm trực tiếp *Đối với công tơ một pha trực tiếp : Xảy ra những hình thức lấy cắp điện như sau: Đáo đầu nguội cáp nhận công tơ khi khóa K đóng ,công tơ không làm việc ( đĩa nhôm công tơ không quay) ,khi khóa K mở thì công tơ mới làm việc ( đĩa nhôm quay ). Cắt nguội vào công tơ khi khóa K mở công tơ không làm việc , khi khóa K đóng công tơ mới làm việc. Can thiệp làm mất niêm phong chì, từ đó nối cầu điện áp làm vô hiệu hóa sự làm việc cảu công tơ ( cả công tơ 1 pha và công tơ 3 pha). Câu móc trực tiếp công tơ ( hình thức này thực hiện cả với công tơ trực tiếp và gián tiếp ) khách hành tiêu thụ thường trích cáp nhập tủ đo đếm hoặc câu trực tiếp tủ hạ thế máy biến áp đưa điện xuống cầu dao tổng ( cầu dao tổng ngắt ). Quay ngược đĩa nhôm công tơ bằng thiết bị tạo dòng ( áp dụng cho các công tơ 1 pha và 3 pha gián tiếp). Ngoài ra còn các hình thức ăn cắp điện như : Khoan vỏ đĩa nhôm công tơ để chèn đĩa Nghiêng tủ đo đếm để dẫn tới công tơ làm việc không chính xác hoặc có trường hợp công tơ gần như nằm nghiêng làm đĩa nhôm không quay ( trường hợp trạm biến áp số 2 – phường Phương Nam 1 thuộc xã Uông Bí .) *Đối với hệ thống đo đếm công tơ 3 pha trực tiếp : Đối với hệ thống đo đếm công tơ 3 pha trực tiếp việc can thiệp vào đo đếm cũng tương tự như công tơ 1 pha trực tiếp ,hộ sử dụng có thể can thiệp vào một ,hai hoặc ba phần tử đo đếm để lấy cắp điện. Phòng chống hình thức lấy cắp điện ở hệ thống đo đếm gián tiếp Các trường hợp ăn cắp điện năng thường xảy ra trong hệ thống đo đếm gián tiếp ở trạm biến áp tổng vùng nông thôn có trường hợp giống như đối với đo đếm trực tiếp : khoan vỏ, chèn đĩa nhôm công tơ, nghiêng tủ công tơ làm cho cong tơ đo đếm không chính xác , cắt cầu dao điện áo của các phần tử đo đếm. Ngoài ra đối với hệ thống đo đếm gián tiếp khách hàng còn lấy điện bằng cách sau : Tác động vào mạch nhị thứ đo đếm làm công tơ báo số sai Tác động vào phía sơ cấp Ti đo đếm làm công tơ báo số sai *Tác động vào mạch nhị thứ đo đếm : Nối tắt mạch thứ của Ti đo đếm ( có thể một hoặc hai hay ba phần tử đo đếm ) làm mất điên một phần tử nối tắt do đó dẫn đến sự mất sản lượng. Cắt mạch nhị thứ hoặc nới ốc Ti hoặc Ampe mét để không có dòng điện đi qua mạch dòng dẫn đến mất sản lượng. Trường hợp này gây phát nhiệt ở Ti đo đếm và các chỗ tiếp xúc có thể xảy ra cháy Ti gây nguy hiểm cho người và thiết bị. Lấy cắp điện bằng thiết bị tạo dòng can thiệp vào hai cực thứ cấp Ti đo đêm hãm ngược đĩa nhôm của công tơ dẫn đến công tơ báo sai mất sản lượng. Sơ đô sau đây sẽ minh họa trường hợp can thiệp trên. Trong các hình thức lấy cắp điện đã được nêu ở trên ,hình thức lấy cắp điện tác động vào mạch dòng đo đếm là thất thoát điện năng nhiều nhất và cũng gây khó khăn nhiều nhất cho công tác điều tra phá hiện. Các biện pháp phòng chống lấy cắp điện khác áp dụng cho phường Phương Đông thị xã Uông Bí *Biện pháp phòng chống lấy cắp điện ở tủ do đo đếm đầu nguồn: Từ các hình thức lấy cắp điện kể trên và những sơ hở trong công tác quản lý kinh doanh.Với hiện trạng trạm điện của phường Phương Đông là trạm xây bên trong đặt tủ phân phối, kiểu tủ đứng có 4 chân, hai ngăn và không bao bọc xung quanh.Để chống lấy cắp điện thì chân tủ đứng cần phải được chôn chặt và kiểm tra thường xuyên .Các dây nhị thứ phải được luồn vào ống thép xoắn, để eboxit vào các đầu thứ cấp Ti và Ampe mét. Công tác cải tạo tủ đo đếm phải chú trọng sao cho công tác kiểm tra hoặc ghi chỉ số công tơ được thuận lợi. Ví dụ: Khi thiết kế phải đặt tủ quay ra phía cửa ra vào để thoáng có nhiều ánh sáng thuận lợi cho công việc kiểm tra, nhất là vào ban đêm.Khi cải tạo bịt tôn kín mặt trước tủ phải thiết kế để nhìn rõ toàn bộ mặt công tơ. Phía ngoài tủ phân phối càng ít mối hàn càng tốt nhưng phải đảm bảo chắc chắn tránh gây nên lỗ hổng ở vỏ tủ. *Biện pháp kiểm tra sử dụng điện: Trước tình hình sử dụng điện của các hộ tiêu thụ phường Phương Đông tương đối đa dạng và phức tạp ,tình trạng lưới điện đang hoạt động đã cũ , hiện tượng lấy cắp điện vủa một số hộ tiêu thụ ngày một tinh vi và xảo quyệt hơn, được ngụy trang kín đáo dưới nhiều hình thức và bố trí để có thể xóa hiện trường một cách nhanh nhất. Ví dụ: Đầu tháng 7/2010 tại phường Phương Đông xảy ra một số vụ lấy cắp điện khá tinh vi.Đó là hộ tiêu thụ buộc dây và tang vật vi phạm đứa một đầu dây mấc vào 1 pha lưới điện áp ,khi có động hoặc bị BQL phát hiện thì giật dây và rút tang vật ra phi tang. Có trường hợp khoan vỏ đĩa công tơ ,chèn đĩa nhôm công tơ bằng một đoạn dây kim loại được buộc một đầu vào một đoạn cước đưa ra phía ngoài để rút khi bị phát hiện. Vì vậy, công tác kiểm tra thường xuyên của BQL điện là một công việc quan trọng không thể thiếu trong kinh doanh điện. *Biện pháp tổ chức kiểm tra đột xuất : Trên cơ sở phân tích và số liệu đã được chuẩn bị cụ thể mỗi lần kiểm tra đột xuất những hộ tiêu thụ điện có nghi ngờ lấy cắp điện đều phải vạch ra một cách rõ ràng. Chọn thời điểm kiểm tra thích hợp, theo phán đoán suy luận lúc hộ sử dụng lấy cắp điện nhiều nhất ( cao điểm tối – trưa). Lộ trình tiến hành kiểm tra, vạch ra phương án chọn đường đi thích hợp, chú ý hộ sử dụng lấy cắp điện có tổ chức canh gác từ xa. Trong quá trình kiểm tra phát hiện có vi phạm lấy cắp điện , BQL điện phải dùng các biện pháp nghiệp vụ xác định chính xác hộ sử dụng vi phạm thì BQL điện phải chia thành từng tôp theo nghiệp vụ : tốp coi giữ tại hiện trường – đây là bộ phận hết sức quan trọng , một tốp đi tìm ban lãnh đạo địa phương công nhận diễn biến hiện trường. Sau đó, BQL điện lập biên bản ghi chi tiết khâu kiểm tra, phát hiện , phần kết luận phải cụ thể về thời gian, địa điểm xảy ra vu phạm, hình thức vi phạm .Hộ vi phạm sau khi đã công nhận phải kí vào biên bản trong đó có đầy đủ dấu và chữ kí của BQL điện. 6.2.2. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lí lưới điện. Đứng trước tình hình tổn thất trên lưới điện của phường Phương Đông còn cao do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có nguyên nhân do công tác quản lý kinh doanh điện ở phường chưa được quan tâm đúng mức, số công nhân trong bản quản lý điện trình độ chuyên môn còn thấp, tinh thần trách nhiệm chưa cao , dẫn đến sai phạm trong công tác quản lý kinh doanh như : Thu chi tiền điện tùy tiện, hạch toán không rõ ràng, thiếu công khai. Phương án giá xây dựng chưa đúng với hướng dẫn xây dựng giá bán điện nông thôn, vẫn bán giá cao hơn so với tổn thất thực tế. Các thiết bị đo đếm như công tơ chưa được kiểm định kẹp chì vẫn chiếm tỷ lệ cao ( 28.6%)…Nếu các thiết bị đo đếm trên không được kiểm tra thay thế định kì để phát hiện những công tơ hỏng hóc, công tơ kẹt… thì tổn thất kinh doanh sẽ tăng lên. Còn một số công tơ chưa đưa ra ngoài cột mà vẫn để trong nhà của hộ tiêu thụ gây nên tình trạng hộ sử dụng lấy cắp điện. Đây là nguyên nhân gây ra tổn thất điện năng do thiếu hiểu biết về chuyên môn của một số công nhân trong ban quản lý điện. Hành lang của lưới điện không được phát quang định kì, còn nhiều cây cối ngoại vật vi phạm hành lang bảo vệ. Mất đối xứng giữa các pha. Chưa phổ biến tới nhân dân chủ trương ,chính sách của Đảng, của tỉnh và của ngành điện về công tác quản lý điện nông thôn. Ban quản lý điện của phường , thôn chưa tách riêng làm hai bộ phận : kỹ thuật và tài chính ,do đó thiếu tính khách quan. Đó chính là những nguyên nhân chủ yếu về quản lý kinh doanh làm cho giá điện tăng cao so với giá qui định của Nhà nước.Sau khi tính toán và xác định nguyên nhân gây tổn thất điện năng, ta có kết quả tổn thất điện năng do quản lý kinh doanh là : ∆AKT% = 21.4% Vì tổn thất kinh doanh chiếm một tỷ lệ cao trong tổn thất lưới điện. Do vậy, cần nghiên cứu biện pháp khả thi nhất để giảm được tổn thất kinh doanh nhằm hạ giá thành điện năng tới hộ sử dụng , khuyến khích được các hộ sử dụng điện nhiều hơn, hiệu quả hơn. Đó là đề tài được nhiều cơ quan, đoàn thể ngành điện quan tâm. 6.2.2.1. Phân đoạn mạng điện. Một trong những yếu tố quan trọng để tổn thất kinh doanh điện năng, góp phần quản lý có hiệu quả mạng lưới điện nông thôn là phương pháp phân đoạn mạng điện để quản lý. Uông Bí với tình trạng lưới điện đang hoạt động đã cũ, bán kính cung cấp điện dài >10000 m , tiết diện dây dẫn thay đổi chắp vá và hiện tượng câu móc ăn cắp điện diễn ra thường xuyên, tính từ đầu năm đến nay đã xảy ra 20 vụ lấy cắp điện mà ban quản lý phát hiện được ( bảng 6.1). Đứng trước tình trạng đó ban quản lý điện phải có biện pháp cụ thể như sau : Quản lý và kiểm tra thường xuyên tình trạng làm việc của lưới điện và máy biến áp. Theo số liệu thống kê của ban quản lý điện phường Phương Đông ,các hộ sử dụng ở các vị trí cột 18,44,36,53,80,86 của lưới điện hạ áp thường xuyên xảy ra các vụ lấy cắp điện dưới nhiều hình thức rất tinh vi khó phát hiện ra. Do vây, ban quản lý điện phải khoanh vùng các vị trí đó lại trên sơ đồ lưới điện để có phương án kiểm tra thường xuyên và đột xuất. Hiện tượng lấy cắp điện và sử dụng điện bừa bãi sẽ gây ra chạm chập ở dưới hạ áp, ảnh hưởng đến công tác kinh doanh của ngành điện. Với cơ cấu phân đoạn không tự động ( dao cách ly), ban quản lý điện có thể đặt trên các nhánh rẽ hay xảy ra chạm chập để xác định sự cố ngắn mạch nối đất được dễ dành và thuận tiện cho việc sửa chữa kiểm tra thiết bị. Mỗi công nhân của tổ quản lý phải có bản vẽ sơ đồ lưới và trạm do họ quản lý, danh sách từng hộ trên tuyến đường dây hạ áp có cập nhật đầy đủ sau mỗi đợt đi kiểm tra, ghi chữ hay thu tiền, tiến hành thu gom các công tơ rải rác các nhà về từng cụm 10÷12 công tơ đặt chung vào hòm có khóa bảo vệ ,nên tổ chức kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất để kịp thời uốn nắn bổ khuyết cho từng tổ, từng nhóm công nhân quản lý…Đó là kinh nghiệm của trong việc huy động sức mạnh giữa ngành và lãnh thổ. Đây là một chuyển biến quan trọng trong việc quản lý điện ở nông thôn. 6.2.2.2. Phân tích đánh giá các mô hình quản lý kinh doanh điện ở nông thôn Hiện nay ở nước ta lưới điện nông thôn chủ yêu do dân và địa phương đầu tư xây dựng, do vậy đã hình thành nhiều dạng mô hình tổ chức, có thể liệt kê 6 mô hình chính đang tồn tại như sau: Ban ( tổ ) điện xã Do UBND xã trực tiếp quản lý hoặc ủy nhiệm cho các tổ chức của xã ( như ban, tổ , hợp tác xã ) quản lý và bán điện tới các hộ dân.Ban (tổ) điện xã mua buôn tại công tơ tổng đặt tại trạm biến áp hạ thế với giá qui định của Nhà nước và tổ chức bán lẻ đến các hộ dân theo hai hình thức : Hình thức một cấp ( hình 6.24-Phụ lục) : Mua điện của ngành điện tại đồng hồ tổng sau đó tổ chức kinh doanh bán lẻ điện năng đến các hộ nông dân ở nông thôn xóm. Hình thức hai cấp ( hình 6.25-Phụ lục) : Mua điện của ngành điện tại đồng hồ tổng sau đó bán điện năng đến các công tơ cụm thôn, xóm, ở cấp thứ nhất và tiếp đến bán đến hộ dân ở cấp thứ hai. Ưu điểm : Đây là mô hình được áp dụng rộng rãi ở nông thôn trong cả nước ( chiếm khoảng 70% số phường có điện ) Với mô hình này các địa phương thường kiểm tra , kiểm soát được giá bán tại các hộ sử dụng. Nhược điểm : Với mô hinh này ở các địa phương mà chính quyền địa phương chưa ban hành được các qui định về sử dụng và giá bán điện ở nông thôn thì giá bán điện khá cao, phần lớn 750đ/KWh và cá biệt lên tới 2000đ/KWh. Thầu tư nhân Mô hình nay đang còn tồn tại trên cả ba miền : Bắc , Trung, Nam thường được tổ chức theo hai hình thức dưới đây: Cai thầu trực tiếp : Chính quyền địa phương ( phường ) trực tiếp giao cho cai thầu quản lý ngay từ công tơ tổng ở trạm biến áp hạ áp với giá bán điện được các địa phương qui định.Cai thầu tổ chức quản lý và kinh doanh điện năng cũng thường theo một cấp và hai cấp, hình thức này được mô tả ở hình 6.26-Phụ lục. Cai thầu qua ban ( tổ) quản lý điện xã: Mô hình này UBND phường ủy nhiệm cho ban điện phường. Có những địa phương Ban điện xã bán buôn cho cai thầu ngay tại công tơ tổng ở trạm biến áp hạ áp, có những địa phương lại tổ chức các cụm dân cư đầu các thôn, xóm để giao khoán cho cai thầu theo giá bán buôn điện năng được cả hau bên ký kết hợp đồng thỏa thuận tại đây ( mô tả ở hình 6.27-Phụ lục). Mô hình này tồn tại nhiều nhược điểm, với động cơ chính là vụ lợi cá nhân, một mặt họ tìm cách để kiếm lời tại chênh lệch giá bán điện quá mức ( họ tự đặt ra giá bán lẻ cho hộ dân ). Mặt khác họ tìm mọi cách, dùng các thủ đoạn tinh vi để lấy cắp điện của nhà nước. Trong thực tế đã phát giác vụ ăn cắp điện của tổ Phương Đông 1 ,phường Phương Đông từ tháng 10 năm 2010 với tổng số điện năng bị chiếm đoạt 188.227 (KWh) tương đương với 141 triệu. Mô hình hợp tác xã tiêu thụ điện năng: HTX tiêu thụ điện năng hoạt động trên cơ sở thừa kế hệ thống lưới điện của HTX nông nghiệp. Đối tượng tham gia hợp tác xã là những hộ đang dùng điện ở địa phương và những hộ ngoài địa phương mà lưới điện có thể vươn tới. HTX tiêu thụ điện năng là một tổ chức kinh tế tập thể được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ bình đẳng, tự chịu trách nhiệm và có cùng quyền lợi, có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Có tài khoàn tại ngân hàng, hoạt động theo luật HTX và luật pháp Nhà nước.HTX tiêu thụ điện năng chịu sự hướng dẫn và thực hiện đầy đủ những qui định về quản lý và sử dụng điện của ngành điện. Phường viên của HTX là chủ hộ hoặc đại diện hộ gia đình dùng điện tự nguyện làm đơn xin gia nhập , đóng góp cổ phần được đại diện hộ phường viên của HTX được quyền thừa kế theo pháp luật của Nhà nước. Tổ chức HTX gồm : chủ nhiệm HTX ( do đại hội xã viên bầu ra), phó chủ nhiệm, kế toán HTX và công nhân quản lý , vận hành , kinh doanh bán điện. Hình thức này được mô tả ở hình 6.28 –Phụ lục Ưu điểm : Thể hiện rõ quyền lợi ,nghĩa vụ trước pháp luật của người dùng điện. Có khả năng huy động vốn trong dân cao, có điều kiện vay vốn của chính phủ và các nguồn vay ưu đãi để cải tạo, phát triển nguồn và lưới nhằm xây dựng một lưới điện hoàn chỉnh, đảm bảo chất lượng điện, an toàn điện theo qui phạm kĩ thuật điện, giá bán điện đến hộ dân hợp lý. Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm trên còn có nhược điểm như hiệu quả của mô hình còn tùy thuộc vào trình độ hiểu biết và ý thức của đội ngũ quản lý. Do là mô hình mới nên chưa có kinh nghiệm thực hiện. Thực tế hiện nay, mô hình này được áp dụng thí điểm hai phường Phương Đông 1 và Phương Đông 3 sau một năm hoạt động ngày 18/06/2009 UBND tỉnh Uông Bí đã tổ chức hội nghị sơ kết và thấy rằng : HTX tiêu thụ điện năng là mô hình tốt, có nhiều ưu điểm phù hợp với tình hình quản lý điện ở nông thôn hiện nay. Đặc biệt là đã giảm giá điện từ 800÷1500 đ/KWh xuống 750đ/KWh. Công ty ( xí nghiệp ) kinh doanh điện nông thôn Doanh nghiệp Nhà nước hoặc tư nhân đầu tư vốn xây dựng ký hợp đồng mua buôn điện năng tại công tơ tổng đặt ở trạm biến áp hạ áp với giá 560đ/KWh ( cho ánh sáng sinh hoạt theo bảng giá điện hiện nay ) và tổ chức bán lẻ điện năng đến hộ dân. Mô hình này được mô tả ở hình 6.29-Phụ lục. Ưu điểm: Mô hình này thu hút được nguồn vốn đầu tư cho việc nâng cấp, cải tạo và phát triển lưới điện ở nông thôn. Nhược điểm : Đây là mô hình mới vì vậy cần nghiên cứu các chính sách cho phù hợp ở nông thôn. Ví dụ, doanh nghiệp phải có vốn tự có tham gia đầu tư , giá bán điện đến hộ dân phải hợp lý ,theo các qui định của chính quyền và cơ quan chức năng… nhằm đảm bảo lợi ích của nông dân trong sử dụng điện mà nhà đầu tư vẫn thu hồi được vốn và có lãi. Trong thực tế hiện nay, mô hình này được công ty lắp máy điện nước Hải Phòng áp dụng thí điểm tại xã An Đồng, huyện An Hải- Hải Phòng. Giá bán điện tới hộ dân đang thực hiện là 690 đ/KWh nhưng công ty cho biết là đang thua lỗ vì phải vay tín dụng để đầu tư xây dựng.Cần tiếp tục nghiên cứu mô hình này để điều chỉnh cho thích hợp với thực tế. Công ty ( ban) điện nước nông thôn của tỉnh : UBND tỉnh thành lập công ty (ban) điện nước của tỉnh chịu trách nhiệm đầu tư lưới điện hạ áp của nông thôn, mua buôn điện năng tại công tơ tổng đặt tại trạm biến áp hạ áp theo giá Nhà nước qui định và tổ chức bán lẻ điện năng đến hộ dân với giá do tỉnh qui định đủ trang trải chi phí sản xuất trong đó có khấu hao cơ bản ,sửa chữa lớn theo qui định theo hiện hành và có lãi , mô hình này được mô tả ở hình 6.30-Phụ lục. Ưu điểm: Huy động được các nguồn vốn ( trong vốn của dân) để đáp ứng cho việc đầu tư , nâng cấp, cải tạo và phát triển lưới điện khu vực nông thôn. Giữ được giá bán điện hợp lý và ổn định cho người mua điện. Nhược điểm : Mô hình này còn mang tính địa phương ,chưa có sự chỉ đạo thống nhất chung và chưa thực sự đi vào sản xuất kinh doanh. Các đơn vị điện lực thuộc tổng công ty điện lực Việt Nam thí điểm bán lẻ trực tiếp đến hộ dân Các đơn vị điện lực thuộc tổng công ty điện lực Việt Nam tiếp nhận đầu tư cải tạo lưới điện hạ thế từ trạm biến áp, cột ,đường dây… và công tơ điện đến hộ dân sau đó bán lẻ trực tiếp điện năng đến từng hộ dân.Hình 6.31- Phụ lục Ưu điểm : Với mô hình này, Nhà nước sẽ thống nhất được giá bán điện chung trong cả nước , giá bán điện năng đến hộ dân giảm, tiêu thụ điện năng giảm. Khắc phục được một số mặt còn hạn chế của các mô hình trên. Nhược điểm : Do địa bàn nông thôn trải rộng dân cư không tập trung nên tiến độ tổ chức thi công trong đầu tư cải tạo gặp nhiều khó khăn. Việc xác định tài sản để giao nhận gặp nhiều vướng mắc. Nguồn vốn đầu tư cải tạo tiếp nhận lớn. Mô hình này mới được tiến hành thí điểm ở một số xã, phường.Tháng 09 năm 2009 tổng công ty điện lực Việt Nam tổ chức tiếp nhận lưới điện thí điểm ở 6 xã, phường thuộc vùng nông thông như Đông Hội ( Đông Anh – Hà Nội), Đa Mia ( Bắc Giang), Tân Phong ( Thái Bình ), Hựu Thành ( Vĩnh Long ), thị trấn Nam Ban ( Lâm Đồng ), Eyaong ( ĐakLak) Theo số liệu điều tra tổng hợp kết quả kinh doanh bán điện ở 6 xã thí điểm đợt đầu cho thấy : Doanh thu bình quân từ 9 – 37.3 triệu đồng/ tháng.Tỷ lệ tổn thất điện năng từ 8.34÷18.2%. Tuy mô hình này có hiệu quả về chính trị xã hội cao nhưng bất lợi về tài chính và phải bù lỗ.Theo thống kê 6 xã thí điểm đợt đầu, nếu bán điện theo giá bán lẻ hiện hành của Nhà nước thì ngành điện sẽ không cân bằng được các chi phí theo qui định hiện hành , bù lỗ bình quân cho mỗi xã từ 10÷33 triệu đồng. 6.2.2.3. Tình hình quản lý kinh doanh điện ở phường Phương Đông: Lưới điện phường Phương Đông được xây dựng từ năm 1990 nhưng do nguồn vốn có hạn chủ yếu là do dân đóng góp nên xã mới xây dựng được những đoạn đường dây 6 KV và 10 trạm biến áp tiêu thụ.Những tuyến đường trục chính của đường dây hạ thế 0.4KV được xây dưng theo đồ án thiết kế ( nhưng tiết diện dây vẫn chưa thống nhất ), còn phần rẽ nhành hầu hết dùng những dây tiết diện nhỏ ( AC10, AC16) chắp nối và kéo dài bán kính cung cấp nên không đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật, nhiều tuyến dây bị vi phạm hành lang nghiêm trọng.Công tơ điện một pha do dân tự mua nên còn nhiều chủng loại có những loại sản xuất từ năm 1970 nên sai số còn lớn. Cuối năm 1996 lưới điện phường được cải tạo , chính quyền phường bắt đầu quan tâm đến vấn đề sử dụng điện UBND xã thành lập một ban điện phường mua buôn điện năng tại công tơ tổng ở trạm biến áp hạ áp, sau đó bán cho cai thầu tư nhân ở cụm thôn xóm , theo mô hình cai thầu qua ban (tổ ) quản lý điện phường hình 6.27.Với tư cách quản lý của ban điện phường Phương Đông như vậy thì giá bán điện có giảm từ 1000đ/KWh xuống 750đ/KWh. Với mức tổn thất là 35%. Từ năm 1999 phường Phương Đông xóa bỏ mô hình quả lý cũ, tổ chức tiếp nhận bán điện đến hộ dân theo mô hình hai cấp (hình 6.25). Với mức giá ban điện cho toàn phường là 690đ/KWh, tuy có giảm xuống nhưng vẫn còn cao đối với người sử dụng điện.Bộ máy quản lý cồng kềnh ,sự phân công công việc giữa các thành viên chưa rõ ràng. Do vậy, cần phải điều chỉnh , kiểm tra để đưa ra mô hình quản lý kinh doanh mới có hiệu quả. 6.2.2.4. Đề xuất mô hình quản lý kinh doanh điện ở phường Phương Đông: Qua phân tích ở mục 6.2.2.2 chúng tôi thấy mô hình cai thầu tư nhân có quá nhiều nhược điểm, còn các mô hình ban điện nước Tỉnh, xí nghiệp kinh doanh điện năng ,Sở điện lực trực tiếp quản lý không phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị xã hội của phường Phương Đông. Cụ thể, lưới điện Tổ Phương Nam ,Thanh Sơn được nâng cấp và áp dụng mô hình HTX tiêu thụ điện vào đâu năm 2005, do quản lý và thực hiện tốt các giải pháp chống tổn thất kinh doanh tỷ lệ tổn thất của lưới điện giảm từ 36% xuống còn 20~30%, giá bán điện giảm từ 1050đ/KWh xuống còn 950đ/KWh. Chúng tôi vận dụng phương thức hoạt động của mô hình này ở hai phường Phương nam , Thanh Sơn áp dụng cho phường Phương Đông. Để xây dựng mô hình này cần phải tuyên truyền cho nhân dân biết về mô hình hợp tác xã tiêu thụ điện năng và hiệu quả của nó tạo sự đồng tình ủng hộ trên nguyên tắc tự nguyện bình đẳng cùng có lợi. Sau đó bầu ra ban điện HTX gồm 5 người : Chủ nhiệm HTX tiêu thụ điện năng Hai ủy viên : Một người là thủ quĩ , một người là kế toán Hai ủy viên : Làm nhiệm vụ kiểm tra theo dõi bảo vệ đóng cắt lưới điện. Họ chính là những người thuộc biên chế UBND phường, như vậy ngoài lương chính mà họ được trả ,còn có thêm tiền phụ cấp do làm thêm công tác quản lý điện là 300.000đ/tháng, được trích từ tiền thu tiền điện.Vậy chi phí tiền lương phụ cấp cho ban chủ nhiệm HTX trong một năm theo ( 2.2) là : 300.000.5.12=18.000.000 đ/ năm Ngoài ra, còn phải có người ghi chỉ số công tơ và tiêu thu tiền tại hô dân trung bình mỗi người quản lý từ 250÷350 công tơ, phường Phương Đông có 1841 công tơ do vậy cần 5 người làm công tác này, lương trung bình mỗi công nhân này 1.5 triệu/người/tháng .5 công nhân ghi chỉ số công tơ và thu tiền điện của hộ dân là người của địa phương và là người phải được ban điện HTX lựa chọn ,đào tạo có trình độ chuyên môn về quản lý kinh doanh điện. Chỉ tiêu Mô hình quản lý 1 cấp 2 cấp HTX Nhân Công 7 13 5 Chi phí vận hành 15,68.106 đồng/năm 18,12.106 đồng/năm 15,2.106 đồng/năm Chi phí tổn thất 84,2.106 đồng/năm 99,5.106 đồng/năm 79.106 đồng/năm Giá thành điện năng 1030 đồng/KWh 1150 đồng/KWh 990 đồng/KWh Nhận xét : Qua tính toán và phân tích 3 mô hình quản lý, kết quả cho ở bàng trên.Chúng tôi nhận thấy mô hình HTX tiêu thụ điện năng là thích hợp cho phường Phương Đông thấp, vì giá bán điện đến hộ sử dụng thấp, bộ máy quản lý gọn, nhân viên quản lý điện của HTX là những người địa phương ,do vậy họ am hiểu phong tục tập quán, lãnh thổ giúp cho việc quản lý tốt hơn.Nên chúng tôi chọn mô hình HTX tiêu thụ điện cho phường Phương Đông. 6.2.2.5. Tổ chức đào tạo đội ngũ công nhân quản lý điện Con người là yếu tố có tính chất quyết định hiệu quả kinh doanh điện, do đó đội ngủ quản lý điện phải có trình độ hiểu biết về kỹ thuật, nên Uông Bí cần phải làm những việc sau: Rà soát củng cố đội ngũ kỹ thuật viên, tập trung giải quyết những tồn tại, yếu kém trong công tác, thống nhất chức năng, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động cho phù hợp với tình hình mới. Tiếp tục triển khai kế hoạch đào tạo bồi dưỡng huấn luyện nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý điện. Tổ chức các lớp đào tạo về quy trình, quy phạm kỹ thuật và được sở điện lực kiểm tra cấp giấy chứng nhận: Hiểu biết cơ bản về cơ sở kỹ thuật điện. Quản lý và vận hành thiết bị điện. Pháp chế về điện và quy định có liên quan. 6.2.2.6. Quản lý sổ sách hóa đơn, chứng từ - Các sổ sách, hóa đơn, chứng từ phải được giữ trong thời gian 5 năm. - Khi có sự thay đổi tổ chức quản lý, phải có biên bản bàn giao, sự chứng kiến của chính quyền địa phương. - Tiền thu được phải thực hiện đúng pháp lệnh kế toán tài chính * Hóa đơn tiền điện: - Tiền điện ghi trong hóa đơn phải đảm bảo tính đúng với lượng điện năng mà hộ đã sử dụng theo chỉ số công tơ đã được ghi. - Hóa đơn cần rõ ràng, sạch sẽ phải có chữ ký của người có trách nhiệm - Hóa đơn nên nộp theo mẫu quy định, chỉ lập một niên để tránh giả mạo 6.2.2.7. Phát hiện các hiện tượng nghi vấn. Tổn thất kinh doanh là một trong các chỉ tiêu quan trọng nhất trong ngành điện nó là yếu tố chính để tăng doanh thu và kinh doanh có lãi. Để giảm tổn thất kinh doanh xuống mức thấp nhất thì một trong các biện pháp hữu hiệu là: Ban quản lý điện phải thực hiện tốt công tác thường xuyên kiểm tra chặt chẽ, phát hiện các hộ vi phạm sử dụng điện để có biện pháp quản lý ,xử phạt.Muốn vậy, ban quản lý điện phải thực hiện tốt các công việc: Hàng tháng đi thu tiền điện và ghi chỉ số công tơ đúng lịch, đúng kỳ. Với các hộ sử dụng điện vẫn để công tơ trong nhà không có hòm bảo quản,khóa niêm phong thì ban quản lý cần phải quản lý chặt chẽ hơn các công tơ và đường đây của hộ tiêu thụ này và phát hiện nghi vấn đối với các trường hợp sử dụng điện sau đây: + Có lỗ nhỏ trên bề mặt công tơ. + Lắp công tơ có hiện tượng bị tháo cạy. + Đĩa quay của công tơ có tiếng kêu lạ. + Dây dẫn đầu vào phía trên của công tơ có hiện tượng bị xây xước. + Bất chợt kiểm tra thấy đĩa công tơ không quay mà trong nhà các thiết bị vẫn hoạt động. + Các hộ sử dụng điện có hành vi luống cuống, bối rối khi ban quản lý điện đến kiểm tra bất chợt, che đậy các thiết bị sử dụng điện có công suất lớn trong gia đình. 6.2.3. Đánh giá hiệu quả của các giải pháp chống tổn thất kinh doanh áp dụng cho lưới điện hạ áp nông thôn Qua theo dõi 2 phường Phương Đông và Thanh Sơn thuộc thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh đã áp dụng tốt các giải pháp chống tổn thất trong kinh doanh điện. Theo tài liệu thống kê của chi nhánh thị xã Uông Bí vào tháng 6/2010 đã tổng kết : Giá bán điện năng của 2 phường Thanh Sơn và Phương Đông ở mức thấp so với các phường, xã khác, sản lượng điện hộ dân dùng nhiều hơn, các vụ lấy cắp và vi phạm sử dụng điện được hạn chế, đội ngũ công nhân viên đều được sở điện lực cấp giấy chứng nhận về trình độ chuyên môn,quản lý kinh doanh điện…hiệu quả của việc áp dụng giải pháp được trình bày cụ thể như sau: Hoàn thiện thiết bị đo đếm : Công tơ là dụng cụ chủ yêu để đo đếm điện năng của các hộ tiêu thụ.Vì vậy sai số của chúng ảnh hưởng không nhỏ đến lượng tổn thất điện năng.Lưới điện phường Phương Nam được cải tạo vào 1/2008 toàn bộ công tơ đo đếm điện năng trong phương được chi nhánh điện thị xã Uông Bí kết hợp với các chuyên viên sở điện lực tỉnh Quảng Ninh tiến hành kiểm tra và kẹp chì. Sau 2 tháng lưới điện hoạt động ban điện HTX họp bán với lãnh đọa của phường đi đến quyết định: Giảm giá bán điện năng tiêu thụ từ 1500 đ xuống 1050 đ/KWh ( cho giá sinh hoạt) vì tổn thất lưới điện đã giảm xuống từ 36% xuống 20%. Quản lý thiết bị đo đếm : HTX Phương Đông sau khi cải tạo lưới điện , kẹp chì và đánh giá sai số công tơ đã tiến hành đưa tất cả số công tơ lên cột điện theo hướng địa chỉ nhà mình ở, các công tơ đều được để trong hòm bảo quản và có chìa khóa bảo vệ do ban quản lý giữ.Công tác này đã hạn chế được tối đa hiện tượng lấy cắp sử dụng điện thông qua công tơ đo đếm gia đình ,cụ thể : Tổng số sản lượng điện năng tiêu thụ điện năng tăng lên từ 27000÷30000KWh/tháng, tức sản lượng tiêu thụ điện năng tăng thêm 11%. Chống lấy cắp điện : Phường Phương Đông cũng giông như phường Thanh Sơn do thực hiện tốt giải pháp chống tổn thất kinh doanh nên tỷ lệ tổn thất điện năng trung bình của lưới điện là 20%, giá bán điện tới người sử dụng là 1050 đ/KWh. Theo thống kê của HTX phường Phương Đông cho biết công việc quản lý kinh doanh của HTX là đang có lãi.Nhưng ban quản lý điện HTX phường tiếp tục thực hiện giảm hơn nữa giảm hơn nữa giá bán điện năng đến người sử dụng.Một trong những biện pháp mà HTX thực hiện là biện pháp triệt để chống lấy cắp như trong 6 tháng từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2010 ban quản lý điện HTX đã phát hiện và xử lý kịp thời 17 vụ lấy cắp điện dưới hình thức lợi dụng địa hình nhà gần đường dây hạ thế, thường là nhà cao tầng, xây dựng không đúng qui định về an toàn điện, đã dùng một dây ngụy trang khéo léo luồn ra sau đó mắc vào một dây pha gần nhất để sử dụng vào giờ cao điểm. Hoàn thiện tổ chức quản lý lưới điện: Đội ngũ công nhân viên quản lý lưới điện của 2 phường đã được đào tạo bồi dưỡng và sở điện lực Quảng Ninh cấp giấy chứng nhận về trình độ chuyên môn và quản lý kinh doanh điện ở nông thôn.Với một bộ máy quản lý gọn nhẹ có chất lượng đã áp dụng mô hình quản lý HTX tiêu thụ điện năng và phân loại mạng điện để quản lý.Sau một năm hoạt động vào tháng 2 năm 2010 UBND đã tổ chức hội nghị sơ kết và thấy rằng HTX tiêu thụ điện năng là một mô hình tốt phù hợp với mô hình quản lý điện ở nông thôn hiện nay và có thể áp dụng với nhiều địa phương khác. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Lưới điện trung áp thị xã Uông Bí còn tồn tại nhiều vấn đề như đường dây cũ nát, chắp vá, chất lượng điện không đảm bảo, hành lang an toàn lưới điện bị vi phạm. Để đáp ứng điện năng cho phát triển kinh tế trên địa bàn huyện, cần phải dự báo phụ tải. Theo kết quả dự báo mức tăng trưởng phụ tải trung bình hàng năm là 9,31% và đặc biệt vào giai đoạn cuối phụ tải tăng nhanh do các nhà máy, xí nghiệp đi vào hoạt động và ổn định. Lưới điện hiện trạng sẽ không đáp ứng được nhu cầu của phụ tải điện trong những năm tới,đặc biệt là đường dây 677- Trung Gian Cầu Sến để đảm bảo nhu cầu phụ tải trong những năm tới, cần phải cải tạo lại . Qua tính toán nhu cầu điện, phân tích lựa chọn cấp điện áp, cải tạo và phát triển lưới điện thị xã Uông Bí để đảm bảo nhu cầu phụ tải cần cải tạo nguồn và lưới điện giai đoạn 2010 -2015 đề án kiến nghị: Cải tạo lưới trung áp 677-Trung Gian Cầu Sến. Tăng tiết diện dây dẫn của các lộ cho phù hợp với lưới điện. Chống tổn thất kinh doanh trong mạng điện hạ áp. Lưới điện sau cải tạo đạt yêu cầu kỹ thuật. TÀI LIỆU THAM KHẢO Viện Năng Lượng Đề án quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015 có xét đến 2020 Nguyễn Ngọc Kính - Nguyễn Văn Sắc Mạng điện nông nghiệp. Nhà xuất bản Giáo dục - Hà Nội . 2. Trần Quang Khánh Quy hoạch điện nông thôn NXB Đại học Nông nghiệp I. 3. Trần Bách Lưới và hệ thống điện Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật - Hà Nội . 4. Nguyễn Công Hiền - Đặng Ngọc Dinh Giáo trình cung cấp điện 5. Trần Đình Long Quy hoạch phát triển năng lượng và điện lực Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật - Hà Nội. 6. Ngô Hồng Quang Sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện từ 0.4 đến 500KV Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật . Nguyễn Xuân Phú- Nguyễn Công Hiền- Nguyễn Bội Khuê Cung cấp điện Nhà xuất bản khoa học & kỹ thuật. 8. Nguyễn Bắc Tuấn Ứng dụng Excel vào quy hoạch điện 9. Đơn giá xây dựng đường dây tải điện và máy biến áp - NXB Xây dựng. Và một số website : www.evn.com.vn; www.hethongdien.net ... CÁC ĐƠN VỊ ĐIỆN THUỘC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM ĐIỆN LỰC UBND XÃ BAN ĐIỆN XÃ CHI NHÁNH ĐIỆN HỘ SỬ DỤNG ĐIỆN Bán lẻ trực tiếp đến công tơ hộ dân Trung áp Trạm biến áp hạ thế Công tơ tổng xã hợp đồng mua buôn điện năng với ngành điện PHỤ LỤC Hình 6.24: Mô hình ban điện xã quản lý điện một cấp Bán lẻ trực tiếp đến công tơ hộ dân Trung áp Trạm biến áp hạ thế Công tơ tổng xã hợp đồng mua buôn điện năng với ngành điện Cấp 1 CÁC ĐƠN VỊ ĐIỆN THUỘC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM ĐIỆN LỰC UBND XÃ BAN ĐIỆN XÃ CHI NHÁNH ĐIỆN CÁC TỔ ĐIỆN Ở CỤM THÔN XÓM HỘ SỬ DỤNG ĐIỆN Cấp 2 Hình 6.25: Mô hình ban điện xã quản lý điện hai cấp Bán lẻ trực tiếp đến công tơ hộ dân Trung áp Trạm biến áp hạ thế Công tơ tổng xã hợp đồng mua buôn điện năng với ngành điện Cấp 1 CÁC ĐƠN VỊ ĐIỆN THUỘC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM ĐIỆN LỰC UBND XÃ CAI THẦU ĐIỆN CHI NHÁNH ĐIỆN CÁC THẦU ĐIỆN Ở CỤM THÔN XÓM HỘ SỬ DỤNG ĐIỆN Cấp 2 Hình 6.26: Mô hình cai thầu trực tiếp Bán lẻ trực tiếp đến công tơ hộ dân Trung áp Trạm biến áp hạ thế Công tơ tổng xã hợp đồng mua buôn điện năng với ngành điện Cấp 1 CÁC ĐƠN VỊ ĐIỆN THUỘC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM ĐIỆN LỰC UBND XÃ BAN ĐIỆN CHI NHÁNH ĐIỆN CÁC THẦU ĐIỆN Ở CỤM THÔN XÓM HỘ SỬ DỤNG ĐIỆN Cấp 2 Hình 6.27: Mô hình cai thầu qua ban (tổ) quản lý điện xã Bán lẻ trực tiếp đến công tơ hộ dân Trung áp Trạm biến áp hạ thế Công tơ tổng xã hợp đồng mua buôn điện năng với ngành điện CÁC ĐƠN VỊ ĐIỆN LỰC THUỐC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM ĐIỆN LỰC CHI NHÁNH ĐIỆN CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP BAN CHỦ NHIỆM CÁC CÔNG NHÂN QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH KINH DOANH KẾ TOÁN HTX HỘ DÂN SỬ DỤNG ĐIỆN HTX TIÊU THỤ ĐIỆN Hình 6.28: Mô hình hợp tác xã tiêu thụ điện năng Bán lẻ trực tiếp đến công tơ hộ dân Trung áp Trạm biến áp hạ thế Công tơ tổng xã hợp đồng mua buôn điện năng với ngành điện CÁC ĐƠN VỊ ĐIỆN LỰC THUỐC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM ĐIỆN LỰC CHI NHÁNH ĐIỆN CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG HỘ DÂN SỬ DỤNG ĐIỆN XÍ NGHIỆP KINH DOANH ĐIỆN NÔNG THÔN Hình 6.29: Mô hình công ty (xí nghiệp) kinh doanh điện nông thôn CÁC ĐƠN VỊ ĐIỆN LỰC THUỐC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM ĐIỆN LỰC CHI NHÁNH ĐIỆN CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG XÍ NGHIỆP ĐIỆN NƯỚC THỊ XÃ CÔNG TY ĐIỆN NƯỚC TỈNH TRẠM QUẢN LÝ ĐIỆN TỔ,THÔN HỘ DÂN SỬ DỤNG ĐIỆN Bán lẻ trực tiếp đến công tơ hộ dân Trung áp Trạm biến áp hạ thế Công tơ tổng xã hợp đồng mua buôn điện năng với ngành điện Hình 6.30: Mô hình công ty (ban) điện nước nông thôn TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC CÁC ĐIỆN LỰC CHI NHÁNH ĐIỆN LỰC BÁN LẺ ĐIỆN ĐẾN HỘ DÂN THEO GIÁ QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC CÔNG TƠ (BAN) ĐIỆN NƯỚC CỦA TỈNH XÍ NGHIỆP KINH DOANH ĐIỆN NÔNG THÔN HỢP TÁC XÃ TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG THẦU TƯ NHÂN (KHOÁN TRẮNG) BAN (TỔ) ĐIỆN HỘ DÂN DÙNG ĐIỆN UBND XÃ Mua Buôn Mua Buôn Mua Buôn Mua Buôn Bán Buôn Bán Lẻ Hình 6.31: Mối liên hệ nghiệp vụ bán điện giữa các đơn vị trong tổng công ty Điện lực Việt Nam và tổ chức kinh doanh điện năng nông thôn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy hoạch - cải tạo và đề xuất một số phương án giảm tổn thất kinh doanh Lưới điện Uông Bí.doc
Luận văn liên quan