Đề tài Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng vệ rủi ro biến động giá nguyên liệu cà phê

Giá cà phê luôn biến động thất thường, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cà phê chịu rủi ro rất cao. Vì vậy, nghiên cứu ứng dụng công cụ phòng ngừa rủi ro trong biến động giá nguyên liệu cà phê, mà cụ thể là sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn trên 2 sàn giao dịch LIFFE và NYBOT là yêu cầu cấp thiết mang tính thực tiễn rất cao. Nghiên cứu và xây dựng được phương án áp dụng hợp lý sẽ cho phép hoạt động kinh doanh được duy trì ổn định, tiếp cận chuẩn thế giới và mở ra nhiều khả năng kinh doanh mới, trong đó nổi bật nhất là gia tăng xuất khẩu cà phê; đồng thời góp phần đảm bảo, duy trì lợi nhuận ổn định cho công ty.

pdf23 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2658 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng vệ rủi ro biến động giá nguyên liệu cà phê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI MÔN Q UẢN TRỊ RỦI RO : SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI VÀ QUYỀN CHỌN ĐỂ PHÒNG VỆ RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ NGUYÊN LIỆU CÀ PHÊ Giảng viên: Nhóm: TS. Mai Thu Hiền 6 Học viên: Phạm Thị Mai Anh Đỗ Mạnh Cường Phạm Thị Thu Hoài Lương Thị Xuân Hồng Lương Thị Hồng Loan Nguyễn Hồng Anh Lớp: 19A TCNH Hà Nội, tháng 10 năm 2013 Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 3 Phần I. Tổng quan về ngành công nghiệp cà phê ....................................................................... 4 1. Cung và cầu cà phê trên thế giới......................................................................................... 4 2. Phân tích biến động giá cà phê thế giới .............................................................................. 4 3. Giới thiệu ngành công nghiệp cà phê ở Việt Nam.............................................................. 6 Phần II. Giới thiệu về việc sử dụng hợp đồng phái sinh ............................................................ 7 để phòng vệ rủi ro biến động giá ................................................................................................ 7 1. Định nghĩa hợp đồng phái sinh........................................................................................... 7 2. Lợi ích khi sử dụng hợp đồng phái sinh ............................................................................. 8 Phần III. Sử dụng hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai.............................................. 10 để phòng vệ rủi ro biến động giá cà phê................................................................................... 10 1. Hợp đồng quyền chọn....................................................................................................... 10 1.1. Khái niệm ................................................................................................................... 10 1.2. Phân loại hợp đồng quyền chọn ................................................................................. 11 1.3. Một số đặc điểm quyền chọn ...................................................................................... 11 1.4. Ứng dụng Hợp đồng quyền chọn trong giao dịch kinh doanh cà phê (Option) ........ 13 2. Hợp đồng tương lai ........................................................................................................... 15 1.1. Khái niệm ................................................................................................................... 15 1.2. Một số đặc điểm ......................................................................................................... 15 1.3. Mục đích của việc sử dụng hợp đồng tương lai ......................................................... 16 1.4. Các vị thế trong hợp đồng tương lai và chiến lược tham gia hợp đồng tương lai .... 16 1.5. Lợi ích và rủi ro khi tham gia hợp đồng tương lai..................................................... 17 1.6. Ứng dụng hợp đồng tương lai trong giao dịch kinh doanh cà phê............................ 18 KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 23 Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá 3 LỜI MỞ ĐẦU Cà phê vẫn luôn giữ vai trò là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và được chọn là một trong những mặt hàng trọng điểm cần phát huy. Tính chất giá cà phê của nước ta phụ thuộc vào giá cả của thị trường thế giới, chỉ một vụ rớt giá mạnh cũng khiến cho người trồng cà phê và các nhà kinh doanh cà phê gánh chịu rủi ro lớn, có khi dẫn đến phá sản. Trên thế giới, để bảo hộ giá cả cho nhà sản xuất xuất khẩu nông sản nói chung và cà phê nói riêng, các nước thường sử dụng biện pháp xây dựng thị trường giao dịch hợp đồng tương lai và quyền chọn hàng hóa nông sản để các chủ thể (nhà sản xuất, xuất khẩu nông sản) tham gia giao dịch, san sẻ rủi ro về giá cả hàng hóa cho đối tác khác trên thị trường đó và cho thị trường quốc tế. Các hợp đồng này thực hiện thông qua các trung tâm giao dịch hàng hóa tập trung lớn như tại London (LIFFE), New York (NYBOT). Cũng như các nước trên thế giới, không lý do gì Việt Nam không áp dụng hình thức này khi mà sự phát triển sản phẩm giao dịch cho các hàng hóa Việt Nam là điều tất yếu và cần thiết tương ứng với giai đoạn phát triển kinh tế và hội nhập hiện nay. Để có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về việc ứng dụng các hợp đồng tương lai và quyền chọn đối với mặt hàng cà phê, chúng em đã lựa chọn đề tài “Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng vệ rủi ro biến động giá nguyên liệu cà phê”. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung chính của bài tiểu luận gồm 3 phần: - Phần I: Tổng quan về ngành công nghiệp cà phê. - Phần II: Giới thiệu về việc sử dụng hợp đồng phái sinh để phòng vệ rủi ro biến động giá. - Phần III: Sử dụng hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai để phòng vệ rủi ro biến động giá cà phê. Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá 4 Phần I. Tổng quan về ngành công nghiệp cà phê 1. Cung và cầu cà phê trên thế giới Theo Volcafe, đơn vị thành viên của Tập đoàn Hàng hóa và Thương nhân ED & F Man Holdings Ltd, có trụ sở tại Winterthur, Thụy Sĩ cho biết trong một báo cáo hôm thứ Sáu ngày 30/8 rằng sản lượng sản xuất cà phê sẽ lớn hơn sản lượng tiêu thụ khoảng 3.8 triệu bao trong niên vụ 2013/2014. Brazil, nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, sẽ thu hoạch 57,2 triệu bao trong niên vụ 2013/2014 so với 56,8 triệu bao trong niên vụ cà phê 2012/2013 và 48 triệu bao trong cùng kỳ năm ngoái. Arabica đang chuyển sang thặng dư năm thứ hai, với triển vọng sẽ có lần thứ ba nữa. Trong khi đó, sản lượng cà phê Robusta vẫn còn cân bằng.” Niên vụ 2013/2014, nguồn cung dư thừa cà phê Arabica sẽ lên tới 3 triệu bao và của cà phê Robusta sẽ là 800.000 bao. Tiêu thụ cà phê Arabica, loại đồ uống đặc sản được tập đoàn Starbucks (SBUX) ưa chuộng sử dụng sẽ tăng 4 % trong niên vụ 2013/2014 sau khi tăng 1% trong niên vụ hiện tại và giảm 5 % trong niên vụ trước đó. Nhu cầu về hạt cà phê Robusta, được sử dụng để sản xuất cà phê hòa tan, sẽ tăng 3 %, sau khi tăng 6 % trong năm nay và tăng 15 % trong năm ngoái. 2. Phân tích biến động giá cà phê thế giới Trong tuần lễ đầu tiên của niên vụ mới, giá cà phê Robusta London tăng 98 USD/tấn, tương đương tăng 6,08 %, trong khi giá cà phê nhân xô nội địa chỉ tăng 1.200 đồng/kg, tương đương tăng 3,41 %, đứng ở mức 35.900 – 36.600 đồng/kg. Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá 5 Biểu đồ giá cà phê Robusta London T11 tuần 40 (30/9 – 5/10/2013) Đầu tuần, giá cà phê trên hai thị trường kỳ hạn thế giới diễn biến theo hai xu hướng khác biệt. Trên sàn NYSE LIFFE London, giá cà phê Robus ta đột ngột tăng mạnh. Kỳ hạn giao tháng 11 tăng 31 USD, tương đương tăng 1,89 %, lên 1.642 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2014 tăng 30 USD, tương đương tăng 1,82 %, lên 1.650 USD/tấn. Trên sàn ICE New York, giá cà phê Arabica biến động cực nhẹ. Kỳ hạn giao tháng 12 vẫn không đổi ở 113,7 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2014 vẫn đứng ở 116,85 cent/lb. Tuy nhiên đây cũng là mức giá cà phê Arabica thấp nhất tuần. Giữa tuần, thị trường cà phê thế giới tiếp tục theo hai xu hướng khác biệt. Giá cà phê Robus ta giảm xuống mức thấp nhất tuần ở phiên giao dịch hôm thứ ba, ngày 1/10. Kỳ hạn giao tháng 11 giảm 6 USD, tương đương giảm 0,37 %, xuống 1.636 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2014 giảm 7 USD, tương đương giảm 0,43 %, còn 1.643 USD/tấn. Trong khi đó, giá cà phê Arabica tại New York gia tăng ba phiên liên tiếp. Kỳ hạn giao tháng 12 tăng tất cả 1,65 cent, tức tăng 1,45 %, lên 115,35 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2014 cũng tăng tất cả 1,65 cent, tức tăng 1,41 % lên 118,5 cent/lb. Đây là mức giá cà phê Arabica cao nhất tuần. Cuối tuần, giá cà phê Robusta tại sàn LIFFE – London chốt tuần bằng ba phiên liên tiếp. Kỳ hạn giao tháng 11 tăng tất cả 73 USD, tương đương tăng 4,46 %, lên 1.709 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2014 tăng tất cả 62 USD, tương đương tăng 3,77 %, lên 1.705 USD/tấn. Đây cũng là mức giá cà phê Robusta cao nhất tuần. Trái lại, giá cà phê Arabica tại sàn ICE – New York chốt tuần với phiên trái chiều sụt giảm. Kỳ hạn giao tháng 12 giảm 0,95 cent, tức giảm 0,82 %, xuống 114,4 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2014 cũng giảm 0,95 cent, tức giảm 0,8 %, còn 117,55 cent/lb. Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên điều chỉnh nhẹ lên ở mức 35.900 – 36.600 đồng/kg. Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, chào ở mức 1.729 USD/tấn, (FOB-HCM) với mức cộng 20 USD theo giá kỳ hạn tháng 11 của London. Tính chung cả tuần, giá cà phê Robusta London tăng 98 USD/tấn, tương đương tăng 6,08 % trong khi giá cà phê nhân xô nội địa chỉ tăng 1.200 đồng/kg, tương đương tăng 3,41 %, và giá cà phê Arabica New York chỉ tăng 0,7 cent/lb, tức tăng 0,62 %, mức tăng thấp nhất. Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá 6 Thị trường hàng hóa thế giới tỏ ra lo lắng trước khủng hoảng chính trị nội bộ khiến Chính phủ Mỹ tạm thời phải đóng cửa. Nhưng lại có hy vọng giá cả hàng hóa sẽ khởi sắc trước sự suy yếu trở lại của USD buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ phải cân nhắc gói kích thích kinh tế 82 tỷ USD/tháng có thể phải kéo dài hơn dự kiến. Hàng tồn kho cà phê Robusta do LIFFE chứng nhận và phân loại đã giảm xuống 60.380 tấn vào ngày 30/9 từ 74.890 tấn hai tuần trước đó. Các kho dự trữ sẽ giảm xuống còn 52.000 tấn vào cuối năm nay, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2000, theo ước tính trung bình của 10 nhà kinh doanh trong một khảo sát của Bloomberg hồi tháng 8. Theo giới thương nhân, vào hôm đầu tuần, giá cà phê Robusta vụ mới được chào với mức trừ lùi 50 USD/tấn, trong khi hàng cà phê giao ngay vụ cũ 2012/2013 do nông dân cầm giữ làm hạn chế nguồn cung nên có mức cộng 120 USD/tấn theo giá tham chiếu tại thị trường kỳ hạn London. Trong khi cấu trúc giá đảo xuất hiện trên sàn London cho thấy nhu cầu hàng thực cũng khá căng thẳng. Ảnh hưởng của mưa bão hiện nay khiến việc thu hoạch cà phê vụ mới 2013/2014 tại Tây nguyên, vùng trồng cà phê trọng điểm của Việt Nam bị chậm lại. Và do đó, hàng vụ mới ra thị trường sẽ không như thời gian đã dự kiến sẽ là yếu tố mới hỗ trợ giá cà phê. 3. Giới thiệu ngành công nghiệp cà phê ở Việt Nam Người Pháp đưa cà phê vào Việt Nam khoảng năm 1850. Vào đầu năm 1900, cà phê được trồng ở một số tỉnh phía Bắc như Tuyên Quang, Lạng Sơn và Ninh Bình. Cùng với chính sách định canh định cư, nhiều người dân đồng bằng đã di cư lên sinh sống và thâm canh cà phê ở vùng Tây Nguyên. Việc thâm canh cà phê trên quy mô rộng diễn ra điển hình nhất ở khu vực Tây Nguyên. Hầu hết các vườn cà phê mới trồng trong giai đoạn này là cà phê Vối (Robus ta). Tỉnh Đăklăk trở thành tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất Việt Nam và sản lượng cà phê của Đăklăk chiếm gần một nửa tổng sản lượng cà phê toàn quốc. Theo Tổng cục Hải quan, năm 2011 nước ta xuất khẩu 1.257 triệu tấn cà phê, đạt kim ngạch 2.752 tỉ USD; năm 2012 với 1.732 triệu tấn, đạt 3.673 tỉ USD; năm 2013 tính đến nửa tháng 7 đã là 838.867 tấn, đạt gần 1,8 tỉ USD. Hiện nay chúng ta cung cấp 39% lượng cà phê Robus ta trên toàn thế giới. Đây là loại được ngành công nghiệp ưa chuộng. Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá 7 Phần II. Giới thiệu về việc sử dụng hợp đồng phái sinh để phòng vệ rủi ro biến động giá 1. Định nghĩa hợp đồng phái sinh Công cụ tài chính phái sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ tài chính đã có (trị giá cổ phiếu, lãi suất, hàng hóa….) nhằm nhiều mục tiêu như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Sự biến động khó lường của trị giá cổ phiếu, lãi suất, hàng hóa… trên thị trường là những nguyên nhân gây ra rủi ro cho các nhà đầu tư trong các phi vụ mua bán. Để hạn chế thấp nhất những rủi ro thua lỗ có thể xẩy ra, các nghiệp vụ tài chính phái sinh đã được hình thành. Cho đến nay, các công cụ phái s inh rất phong phú và đa dạng, nhưng có bốn công cụ chính là hợp đồng kỳ hạn (Forwards), hợp đồng tương lai (Futures), quyền chọn mua hoặc bán (Options) và hợp đồng hoán đổi (Swaps). Tại Việt Nam, các sản phẩm phái sinh đã xuất hiện trên thị trường cách đây hơn 10 năm, nhưng mới chỉ mang tính thí điểm, nhỏ bé, đơn lẻ. Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999. Giao dịch hoán đổi cũng xuất hiện khá sớm theo quyết định số 430/QĐ-NHNN13 ngày 24/12/1997 và sau này là quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/7/2001 của thống đốc NHNN. Các giao dịch quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng dường như là những công cụ phái sinh được thị trường hoan nghênh và đón nhận nhiều nhất do những ưu điểm vốn có của nó trong bối cảnh lãi suất, tỷ giá và giá vàng luôn ở trạng thái tăng liên tục. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân hàng đầu tiên được phép thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất. Bên cạnh quyền chọn lãi suất, quyền chọn ngoại tệ cũng được nhiều ngân hàng cung cấp, điển hình là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Citibank, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Ngân hàng Hồng Kông chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn chung, mức độ phát triển của các công cụ tài chính phái sinh ở nước ta vẫn còn rất hạn chế. Hiện nay, việc thực hiện các hợp đồng phái sinh của khách hàng Việt Nam chủ yếu thực hiện qua môi giới nước ngoài và tham gia các thị trường ở nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa biết hoặc chưa quen sử dụng các công cụ phái s inh để phòng ngừa rủi ro. Mặt khác, các hợp đồng phái sinh khá phức tạp nên Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá 8 doanh nghiệp ngại sử dụng. Hàng lanh pháp lý cho thị trường phái sinh ở Việt Nam hầu như chưa có. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước những rủi ro rất lớn, đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh các thị trường tài chính luôn dao động mạnh. Sẽ đến lúc nhu cầu tự thân của doanh nghiệp là phải dùng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro và bảo hiểm hoạt động sản xuất - kinh doanh. Để làm được điều đó đòi hỏi sự phối hợp của Chính phủ, các Ngân hàng và các doanh nghiệp đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng các công cụ này tại Việt Nam. 2. Lợi ích khi sử dụng hợp đồng phái sinh Phái sinh được các nhà đầu tư sử dụng để cung cấp đòn bẩy, nhờ vậy mà một chuyển dịch nhỏ của tài sản cơ bản có thể gây ra một sự khác biệt lớn trong giá trị của phái s inh; đầu cơ và tạo ra lợi nhuận nếu giá trị của tài sản cơ bản chuyển dịch theo cách mà nhà đầu tư mong đợi (ví dụ, chuyển dịch theo một hướng nhất định, ở lại hoặc ra khỏi một dải giá trị xác định, đạt đến một mức nhất định); tự bảo hiểm hoặc giảm thiểu rủi ro tài sản cơ bản, bằng cách nhập vào một hợp đồng phái s inh có giá trị chuyển dịch theo hướng ngược lại với vị trí cơ bản của họ và hủy bỏ một phần hoặc tất cả giá trị của nó; có được khả năng phơi bày tài sản cơ bản khi không thể mua bán (ví dụ như các phái sinh thời tiết) bằng tài sản cơ bản; tạo ra khả năng lựa chọn khi giá trị của phái sinh có liên quan đến một điều kiện hoặc sự kiện cụ thể (ví dụ như tài sản cơ bản đạt được một mức giá cụ thể). Các phái sinh cho phép rủi ro liên quan đến giá của tài sản cơ bản được chuyển giao từ một bên này sang một bên khác. Ví dụ, một nông dân trồng lúa mì và một nhà máy xay có thể ký một hợp đồng tương lai để trao đổi một số tiền mặt xác định cho một số lượng lúa mì xác định trong tương lai. Cả hai bên đã làm giảm nguy cơ trong tương lai: đối với người nông dân trồng lúa mì là sự không chắc chắn bán được giá, còn đối với nhà máy xay là sự không chắc chắn có được lúa mì với mức giá chấp nhận. Tuy nhiên, vẫn còn có nguy cơ không có được lúa mì bởi các sự kiện không xác định theo hợp đồng, chẳng hạn như thời tiết hoặc một bên sẽ hủy bỏ hợp đồng. Mặc dù một bên thứ ba, được gọi là nhà thanh toán bù trừ, đảm bảo cho một hợp đồng tương lai, không phải tất cả các sản phẩm phái sinh đều được bảo hiểm chống lại rủi ro bổ sung. Từ góc độ khác, cả người nông dân và nhà máy xay đã làm giảm nguy cơ và chấp nhận rủi ro khi họ ký hợp đồng tương lai: người nông dân bán đi nguy cơ giá lúa mì sẽ giảm xuống dưới mức giá quy định trong hợp đồng và mua lại nguy cơ giá lúa mì tăng cao hơn giá quy định trong hợp đồng (do đó mất đi thu nhập bổ sung ông có thể đã kiếm được). Mặt khác, nhà máy xay mua lại nguy cơ giá lúa mì giảm xuống dưới mức giá quy định trong hợp đồng (do đó trả tiền nhiều hơn trong tương lai so với anh ta nếu không sẽ có) và bán đi nguy cơ giá lúa mì tăng cao hơn giá quy định trong Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá 9 hợp đồng. Trong ý nghĩa này, một bên là nhà bảo hiểm (chấp nhận rủi ro) cho một loại rủi ro, và bên kia là nhà bảo hiểm cho một loại rủi ro khác. Bảo hiểm rủi ro cũng diễn ra khi một cá nhân hoặc tổ chức mua một tài sản (chẳng hạn như một mặt hàng, trái phiếu có trả lãi, cổ phiếu trả cổ tức, vv) và bán nó bằng cách sử dụng một hợp đồng tương lai. Các cá nhân hoặc tổ chức làm chủ tài sản trong một thời gian nhất định, sau đó có thể bán nó trong tương lai tại một mức giá xác định theo hợp đồng tương lai. Tất nhiên, điều này cho phép cá nhân hoặc tổ chức có được lợi ích của việc nắm giữ tài sản, đồng thời giảm nguy cơ giá bán trong tương lai biến động không mong muốn từ việc đánh giá hiện tại của thị trường về giá trị tương lai của tài sản. Các phái sinh có thể phục vụ mục đích kinh doanh hợp pháp. Ví dụ, một công ty vay mượn một khoản tiền lớn với lãi suất cụ thể. Tỷ lệ lãi suất vay được xác định lại mỗi sáu tháng. Công ty lo rằng tỷ lệ lãi suất có thể cao hơn nhiều trong vòng 6 tháng. Công ty này có thể mua một thỏa thuận lãi suất tương lai (FRA), thỏa thuận này là một hợp đồng phải trả một lãi suất cố định đến 6 tháng sau khi mua một số tiền danh nghĩa. Nếu mức lãi suất sau 6 tháng là cao hơn tỷ lệ ghi trên hợp đồng, người bán sẽ trả tiền chênh biệt cho công ty, người mua FRA. Nếu tỷ lệ thấp hơn, công ty sẽ trả tiền chênh lệch cho người bán. Việc mua FRA là để giảm sự không chắc chắn liên quan đến việc tăng lãi suất và để ổn định thu nhập. Các phái s inh có thể được sử dụng để nhận rủi ro, chứ không phải là để đảm bảo hoặc bảo hiểm chống lại rủi ro. Vì vậy, một số cá nhân và các tổ chức sẽ tham gia vào một hợp đồng phái s inh để đầu cơ vào giá trị của tài sản cơ bản, đánh cược rằng bên tìm kiếm bảo hiểm sẽ sai lầm về giá trị tương lai của tài sản cơ bản. Các nhà đầu cơ tìm mua một tài sản trong tương lai tại một mức giá thấp theo hợp đồng phái sinh khi cho rằng giá thị trường trong tương lai của nó là cao, hoặc bán một tài sản trong tương lai tại một mức giá cao theo một hợp đồng phái sinh khi cho rằng giá thị trường trong tương lai của nó là thấp . Cá nhân, tổ chức cũng có thể tìm kiếm các cơ hội chênh lệch như khi giá mua hiện tại của tài sản giảm xuống dưới mức giá được xác định trong một hợp đồng tương lai để bán tài sản. Mua bán đầu cơ các phái sinh đã để lại tai tiếng vào năm 1995 khi Nick Leeson, một nhà đầu cơ tại Ngân hàng Barings, khi thực hiện các đầu tư thiếu vốn và không được phép vào các hợp đồng tương lai. Do thiếu phân tích, thiếu sự giám sát của các nhà quản lý của ngân hàng và cơ quan quản lý và các sự kiện không may mắn khác như trận động đất Kobe, Leeson đã gây lỗ 1,3 tỷ USD làm vỡ nợ tổ chức tài chính lâu đời hàng thế kỷ này. Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá 10 Phần III. Sử dụng hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai để phòng vệ rủi ro biến động giá cà phê 1. Hợp đồng quyền chọn 1.1. Khái niệm Quyền chọn là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định tài sản với một mức giá xác định và trong một khoảng thời gian xác định. Việc mua/bán thực hiện thông qua các hợp đồng trong đó các đối tác chủ yếu là bên bán quyền và bên mua quyền. Hợp đồng quyền chọn có các loại: - Quyền chọn mua: cho người mua (người giữ quyền) quyền được mua tài sản cơ sở vào một ngày xác định theo mức giá xác định. Bảo vệ trong trường hợp giá tăng. - Quyền chọn bán: cho người mua (người giữ quyền) quyền được bán tài sản cơ sở vào một ngày xác định theo mức giá xác định. Quyền chọn mua bao gồm: Mua quyền chọn bán (Buy a Put) hoặc Mua quyền chọn mua (Buy a Call). Bảo vệ trong trường hợp giá giảm. - Mua quyền chọn mua: Là hợp đồng trong đó người mua hợp đồng có quyền mua một số lượng sản phẩm trong tương lai theo tỷ giá được thỏa thuận tại thời điểm ký hợp đồng. - Mua quyền chọn bán: Là hợp đồng trong đó người mua hợp đồng có quyền bán một lượng sản phẩm nhất định trong tương lai theo mức tỷ giá được thỏa thuận tại thời điểm ký hợp đồng. Quyền chọn bán cũng bao gồm 2 loại: Bán quyền chọn bán (Sell a Put) hoặc Bán quyền chọn mua (Sell a Call). Trong một hợp đồng quyền chọn có 2 đối tác tham gia: Bên bán quyền chọn và bên mua quyền chọn. Bên bán quyền thường là các công ty kinh doanh quyền chọn. Thông qua việc bán quyền chọn, họ sẽ thu được khoản phí. Sau khi đã thu phí từ những người mua quyền thì bên bán phải có nghĩa vụ luôn sẵn sàng tiến hành thanh toán cho bên mua tại giá đã thỏa thuận nếu người mua thực hiện quyền chọn của mình. Bên mua quyền thường là các nhà xuất nhập khẩu, nhằm phòng vệ rủi ro đối với các hoạt động xuất hay nhập khẩu thì họ có thể thông qua các hợp đồng quyền chọn và họ sẽ phải trả khoản phí nhất định cho các công ty kinh doanh quyền chọn. Sau khi đã trả một khoản phí nhất định cho người bán quyền chọn, người mua có quyền quyết định thực hiện hoặc không thực hiện quyền chọn của mình tùy thuộc vào lợi ích trong giao dịch mua bán trong tương lai khi hợp đồng đáo hạn. Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá 11 Như vậy, hợp đồng quyền chọn ràng buộc nghĩa vụ vô điều kiện đối với người bán hợp đồng, trong khi đó với người mua quyền thì có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng. Đặc điểm này cho thấy rằng bản chất của loại hợp đồng quyền chọn cũng tương tự loại hợp đồng bảo hiểm. Nó bảo đảm cho người mua có một sự bảo vệ trong trường hợp giá thị trường diễn biến theo hướng bất lợi trong tương lai. Có nghĩa là, đứng từ phía người mua hợp đồng, họ chỉ thực hiện hợp đồng khi giá thị trường trong tương lai diễn biến theo chiều hướng xấu. Ngược lại, nếu giá thị trường diễn biến thuận lợi thì người mua sẽ không thực hiện hợp đồng. 1.2. Phân loại hợp đồng quyền chọn Quyền chọn kiểu Mỹ: Quyền chọn có thể được thực hiện bất cứ khi nào trong thời hạn hợp đồng, nghĩa là bất kỳ lúc nào trước hoặc sau ngày đáo hạn hợp đồng. Quyền chọn kiểu châu Âu: Quyền chọn chỉ có thể được thực hiện khi kết thúc hợp đồng hay là vào ngày đáo hạn, nghĩa là vào một ngày xác định. Quyền chọn kiểu châu Á: Là loại quyền chọn mà việc thanh toán phụ thuộc vào giá trung bình của những tài sản cơ sở trong một thời kì nhất định chứ không phải là thời điểm đáo hạn, còn được gọi là quyền chọn trung bình. 1.3. Một số đặc điểm quyền chọn a. Giá quyền chọn Một quyền chọn có giá trị (có lời) khi giá thị trường tại thời điểm thực hiện quyền chọn: - Thấp hơn giá thực hiện, đối với quyền chọn Bán - Thấp hơn giá thực hiện, đối với quyền chọn Mua b. Phí quyền chọn Sử dụng hợp đồng quyền chọn phải trả phí. Phí sử dụng thể hiện giá trị trường của một quyền chọn cụ thể tại một thời điểm cụ thể. Phí phải trả trước bằng tiền mặt tại thời điểm mua hợp đồng quyền chọn. Chi phí quyền chọn thông thường ở mức 3- 8% của giá trị hợp đồng cơ sở. Chi phí quyền chọn phụ thuộc vào mức giá bạn muốn bảo vệ; thời gian cần bảo vệ; và mức độ biến động hiện tại của thị trường cà phê. Phí quyền chọn được xác định bởi các yếu tố: - Giá thị trường của cà phê cơ sở - Giá thực hiện - Thời gian đáo hạn quyền chọn - Mức độ biến động của thị trường - Lãi suất ngắn hạn Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá 12 c. Lợi ích khi sử dụng quyền chọn - Phòng ngừa rủi ro giá hàng hóa tăng và tận dụng cơ hội khi giá giảm; hoặc ngược lại, phòng ngừa rủi ro giá giảm và tận dụng cơ hội khi giá tăng. - Các điều khoản của hợp đồng có thể tùy chỉnh phù hợp hoàn toàn với nhu cầu phòng ngừa rủi ro của khách hàng (về khối lượng, chủng loại, chất lượng hàng hóa, kỳ hạn hợp đồng…). - Không phải ký quỹ, đặt cọc trong trường hợp khách hàng mua quyền chọn. d. Rủi ro và hạn chế - Phải duy trì một khoản tiền ký quỹ ban đầu và bổ sung ký quỹ theo yêu cầu của Ngân hàng trong trường hợp bán quyền chọn. - Phải trả phí quyền chọn (premium) tương đối lớn. - Rủi ro cơ bản không được bảo vệ. - Cần có cam kết tốt từ phía lãnh đạo quản lý, nghĩa là cần học hỏi và quản lý liên tục. - Không giải quyết hết mọi rủi ro hàng hóa. Ta xem xét một ví dụ như sau: Đơn vị tính: USD Giá trị hợp đồng 300.000 Ngày ký 15/01/2006 Ngày giao dịch (giao dịch tại điểm đến) 15/05/2006 Giá cà phê nhân lúc ký hợp đồng 1.700 USD/tấn Giá cà phê nhân lúc giao hàng (tăng 15% ) 1.955 USD/tấn 1. Chi phí nguyên liệu trực tiếp 91,9% 252.263 Nguyên liệu chính (cà phê nhân) 80,2% 220.461 Nguyên liệu phụ 4,9% 13.469 Bao bì 5,3% 14.569 Khác 1,5% 4.124 2. Chi phí nhân công trực tiếp 4,6% 12.645 3. Chi phí sản xuất chung 3,5% 9.621 Giá vốn hàng bán (1+2+3) 100% 274.889 Lãi gộp 25.111 Bảng phía trên và bảng phía dưới mô tả trường hợp thực tế xảy ra tại Trung Nguyên khi thực hiện một hợp đồng ngoại thương với đối tác nước ngoài. Giả định Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá 13 hợp đồng cà phê trị giá 300.000 USD ký giao hàng tháng 5. Lúc ký hợp đồng, giá cà phê nhân nguyên liệu là 1.700 USD/tấn. Sau 4 tháng, tại thời điểm giao hàng, giá cà phê tăng 15%, lên mức 1.955 USD/tấn. Khi đó Trung Nguyên sẽ phải mua nguyên liệu cà phê với giá 1.955 USD/tấn. Điều này đồng nghĩa với việc giá vốn hàng bán tăng, nhưng giá giao cà phê thành phẩm đã cố định 300.000 USD. Bảng Biến động giá cà phê theo tình huống hợp đồng xuất khẩu tại Trung Nguyên: Đơn vị tính: USD Mức tăng giá cà phê nhân Khoản mục cà phê nguyên liệu Giá vốn Lãi gộp 0% 220.461 274.889 25.111 2% 224.870 279.298 20.702 5% 231.484 285.912 14.088 7% 235.893 290.321 9.679 10% 242.507 296.935 3.065 15% 253.530 307.958 (7.958) (Nguồn cà phê Trung Nguyên) Với mức giá nguyên liệu là 1.700 USD/tấn thì lợi nhuận Trung Nguyên có thể thu về là 25.111 USD. Nhưng lợi nhuận sẽ giảm dần theo mức tăng của nguyên liệu cà phê. Khi giá nguyên liệu cà phê tăng 15%, Trung Nguyên bị lỗ (7,958) USD trên trị giá hợp đồng 300.000 USD. Như vậy, nếu không phòng ngừa rủi ro với giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, Trung Nguyên sẽ lỗ so với dự kiến: 25.111 – (- 7.958) = 33.069 USD. 1.4. Ứng dụng Hợp đồng quyền chọn trong giao dịch kinh doanh cà phê (Option) a. Ví dụ minh họa Điều khoản hợp đồng quyền chọn hàng hóa: Hợp đồng Quyền chọn bán Hàng hóa Cà phê Robusta - theo tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hóa LIFFE (London, Anh) Kỳ hạn Tháng 7/2013 – 12/2013 (6 tháng) Khối lượng hợp đồng 1.000 tấn/tháng (tổng cộng 60.000 tấn) Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá 14 Kiểu quyền chọn Có 3 kiểu quyền chọn: Kiểu Mỹ Kiểu Châu Âu Kiểu Châu Á Giá thực hiện 2.200 USD/tấn Phí quyền chọn 50 USD/tấn Giá tham chiếu Quyền chọn kiểu Mỹ và Châu Âu: giá đóng cửa của một ngày cụ thể trong kỳ thanh toán của hợp đồng cà phê Robusta tương lai trên Sở giao dịch hàng hóa ICE NYBOT Quyền chọn kiểu Châu Á: trung bình giá đóng cửa hàng ngày trong kỳ thanh toán của hợp đồng cà phê Robusta tương lai trên Sở giao dịch hàng hóa ICE NYBOT Kỳ thanh toán Các tháng từ ngày giá trị tới ngày đáo hạn Ngày thanh toán 5 ngày làm việc sau kỳ thanh toán Phương thức thanh toán Tại các ngày thanh toán định kỳ hàng tháng: - Nếu giá tham chiếu ≤ 2.200 USD/tấn (VD: 2.000 USD/tấn) Khách hàng thực hiện quyền chọn bán, nhận (2.200 – 2.000) * 1.000 = 200.000 USD - Nếu giá tham chiếu > 2.200 USD/tấn (VD: 2.300 USD/tấn) Khách hàng không thực hiện quyền chọn bán và không phát sinh nghĩa vụ thanh toán giữa các bên. Kết luận: Khách hàng tránh rủi ro giá cà phê Robusta giảm dưới 2.200 USD/tấn và tận dụng cơ hội khi giá từ 2.200 USD/tấn trở lên. b. Lưu ý: - Khối lượng, mức giá, kỳ hạn trong hợp đồng nói trên chỉ có tác dụng minh họa. Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá 15 - Sản phẩm này có thể áp dụng với các đối tượng khách hàng (thu mua, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu), kỳ hạn và chủng loại hàng hóa khác nhau. - Khách hàng có thể mua quyền chọn mua, bán quyền chọn mua, mua quyền chọn bán hoặc bán quyền chọn bán. - Khách hàng có thể quyết định mức giá thực hiện hợp đồng quyền chọn trên cơ sở nhận định tình hình thị trường và cân nhắc mức phí quyền chọn. 2. Hợp đồng tương lai 1.1. Khái niệm Hợp đồng tương lai là một hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, được giao dịch trên thị trường giao dịch hợp đồng tương lai để mua hoặc bán một số loại hàng hóa nhất định ở một mức giá nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai. Dù cho thời điểm giao hàng, giá hàng hóa trên thị trường có biến động theo chiều hướng nào chăng nữa thì giá bán theo hợp đồng tương lai vẫn không thay đổi. Do vậy, hợp đồng tương lai được coi là công cụ phòng ngừa rủi ro không chỉ cho các nhà xuất khẩu, cho người sản xuất mà cho cả các nhà nhập khẩu. 1.2. Một số đặc điểm Hợp đồng tương lai có các đặc điểm chính sau: - Các điều khoản trong hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa (tên hàng, chất lượng, độ lớn hợp đồng, thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng). - Là hợp đồng song vụ, cam kết thực hiện nghĩa vụ trong tương lai. Khi lập một hợp đồng tương lai thì các bên bị rằng buộc quyền và nghĩa vụ vào trong mối liên hệ đó. Để đảm bảo cho các hợp đồng tương lai được thực hiện, Sở giao dịch đã quy định các biện pháp bảo đảm đối với cả bên mua lẫn bên bán bằng việc ký quỹ hoặc các giấy tờ chứng minh khác. - Được lập tại Sở giao dịch qua các cơ quan trung gian. Trong thị trường tương lai thì các hợp đồng tương lai chỉ được lập trên Sở giao dịch. Việc mua bán qua Sở giao dịch trong thị trường tương lai làm cho các nhà đầu tư không cần quan tâm đến đối tác của mình. Chỉ cần các bên tuân thủ quy định pháp luật khi ký kết thì quyền và nghĩa vụ các bên sẽ được bảo đảm bởi việc giám sát đảm bảo thực hiện hợp đồng của tất cả các thành viên tham gia trong thị trường tương lai đã có cơ quan trung gian đảm nhiệm. - Phải có tiền bảo chứng. Tiền bảo chứng là biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, bắt buộc đối với cả bên bán và bên mua. Thay vì phải bỏ ra một khoản tiền lớn để đặt cọc hoặc một lượng Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá 16 tiền bằng với giá trị hàng hóa (thế chấp) để đảm bảo cho việc mua bán thì Sở giao dịch chỉ quy định một mức bảo chứng rất thấp, tùy vào loại hàng hóa. Tiền bảo chứng thấp là một trong những nguyên nhân làm cho hợp đồng tương lai trở thành công cụ đòn bẩy tài chính mạnh nhất ngày nay. - Đa số các hợp đồng tương lai đều được thanh lý trước thời hạn. Thanh lý hợp đồng trước ngày đáo hạn là một đặc điểm hết sức độc đáo của hợp đồng tương lai. Các bên có thể thanh lý hợp đồng trước ngày đáo hạn một cách dễ dàng bằng cách lập một hợp đồng ngược lại vị thế mà mình đã có. Cứ như thế, các bên có thể mua đi bán lại nhiều lần một loại hàng hóa vào một tháng giao hàng nhất định trong tương lai. Đến ngày giao hàng, nếu các bên không muốn giao hàng thực sự thì cơ quan trung gian sẽ thanh toán bù trừ các loại hợp đồng đó và nghĩa vụ giao hàng cũng như nhận hàng của họ được chuyển giao cho người khác. 1.3. Mục đích của việc sử dụng hợp đồng tương lai - Phòng ngừa rủi ro biến động giá: Những người tham gia vào thị trường tương lai với mục đích phòng ngừa rủi ro biến động giá có mong muốn mua hoặc bán hàng hóa thực nhưng lo lắng về việc giá hàng hóa sẽ thay đổi trước khi mua hoặc bán hàng hóa đó trên thị trường. Thực hiện một hợp đồng tương lai đối nghịch với vị thế trên thị trường giao ngay sẽ làm giảm rủi ro. Ví dụ, một doanh nghiệp xuất khẩu cà phê có thể phòng ngừa giá trị lô hàng bằng cách bán một hợp đồng tương lai. Nếu giá cà phê giảm, lô hàng mất giá trị nhưng giá của hợp đồng tương lai cũng có khả năng giảm. Vì nhà xuất khẩu đang bán hợp đồng tương lai, nhà xuất khẩu đó có thể mua lại nó với giá thấp hơn, như vậy sẽ tạo ra một khoản lợi nhuận. Khoản thu được đó sẽ bù đắp được một phần lỗ của lô hàng. Như vậy, tham gia thị trường tương lai để phòng ngừa rủi ro biến động giá thông qua mua hoặc bán các hợp đồng tương lai của cùng loại và cùng số lượng hàng hóa. - Đầu cơ kiếm lời: Những người tham gia thị trường tương lai với mục đích đầu cơ kiếm lợi nhuận từ việc mua hoặc bán các hợp đồng tương lai bằng việc dự đoán biến động giá cả trong tương lai. Khi tham gia vào thị trường với tư cách là nhà đầu cơ, họ chấp nhận rủi ro giá cả và làm tăng tính thanh khoản của thị trường tương lai. 1.4. Các vị thế trong hợp đồng tương lai và chiến lược tham gia hợp đồng tương lai Người kinh doanh cà phê có thể mua hoặc bán hợp đồng tương lai để có một vị thế, được gọi là vị thế mua (long) hoặc vị thế bán (short). Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá 17 Vị thế Nghĩa vụ Điều kiện thực hiện chiến lược Vị thế mua (long pos ition) Mua hàng hóa ở 1 thời điểm xác định trong tương lai với giá cố định trước. - Khi biết chắc sẽ mua hàng hóa đó trong tương lai và muốn chốt giá ngày hôm nay. - Người kinh doanh có vị thế mua sẽ bị rủi ro nếu giá xuống. Rủi ro này có thể được quản lý hoặc phòng ngừa khi thực hiện vị thế bán bằng hợp đồng tương lai để bù trừ. Vị thế bán (short position) Bán hàng hóa ở 1 thời điểm xác định trong tương lai với giá cố định trước. - Khi đã sở hữu hoặc sẽ sở hữu hàng hóa và đang chờ bán trong tương lai. - Người kinh doanh có vị thế bán sẽ bị rủi ro nếu giá lên. Rủi ro này có thể được quản lý hoặc phòng ngừa khi thực hiện vị thế mua bằng hợp đồng tương lai để bù trừ. 1.5. Lợi ích và rủi ro khi tham gia hợp đồng tương lai a. Lợi ích - Công cụ phòng ngừa rủi ro giá cả. - Phòng ngừa rủi ro chi phí đầu vào. - Ổn định lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh sản xuất. - Gắn hoạt động kinh doanh sát hơn với thị trường quốc tế. b. Các rủi ro bao gồm: - Tình trạng biến động giá cả phức tạp ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. - Ký quỹ: doanh nghiệp có khả năng bị thua lỗ và mất toàn bộ số tiền ký quỹ ban đầu hoặc bất kỳ khoản quỹ nào khác đã hoặc có nghĩa vụ đặt cọc để duy trì trạng thái trên thị trường hàng hóa tương lai và hàng hóa giao ngay. Nếu thị trường biến động bất lợi cho trạng thái của công ty, công ty phải ký quỹ bổ sung để duy trì trạng thái. - Trì hoãn hoặc hạn chế quan hệ giao dịch và định giá: các điều kiện về thị trường (tính thanh khoản) và/hoặc việc vận hành các quy tắc của thị trường (một số thị trường có thể ngừng bất kỳ giao dịch nào hay tháng giao dịch nào vượt quá quy định Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá 18 về phạm vi biến động giá) có thể làm gia tăng khả năng thua lỗ do không thanh toán hoặc không thực hiện được giao dịch. - Rủi ro tiền tệ: mức biến động tỷ giá trong những trường hợp phải chuyển đổi dòng tiền chỉ định trong hợp đồng sang một dòng tiền khác có thể ảnh hưởng đến mức lợi nhuận hoặc thua lỗ trong các giao dịch hợp đồng tương lai. 1.6. Ứng dụng hợp đồng tương lai trong giao dịch k inh doanh cà phê (Futures) a. Giao dịch hợp đồng tương lai trong giao dịch mua bán cà phê được sử dụng như công cụ phòng ngừa rủi ro khi giá biến động, cụ thể: Trường hợp 1: Mua Futures Trường hợp này được công ty sử dụng khi đã có hợp đồng xuất bán hàng nhưng vẫn chưa có hợp đồng thu mua hàng từ các nhà sản xuất trong nước. Khi giá biến động theo chiều hướng tăng, gây bất lợi cho công ty, công ty sẽ quyết định mua lượng hàng hóa tương ứng trên thị trường tương lai mà công ty tính toán là sẽ hợp lý. Trường hợp 2: Bán Futures Trường hợp này được ứng dụng khi công ty đã thu mua được một lượng hàng từ trong nước nhưng vẫn chưa có hợp đồng xuất khẩu hàng, khi giá giảm gây bất lợi cho công ty thì công ty sẽ bán lượng hàng này trên thị trường tương lai để bảo toàn lợi nhuận kinh doanh. Thông thường, giá trên thị trường hàng thật và thị trường tương lai biến động cùng chiều và với độ chênh lệch ổn định. Khi tham gia vào hợp đồng tương lai, các nhà xuất nhập khẩu được bù trừ lãi lỗ thông qua 2 thị trường, khi trên thị trường hàng thật có lãi sẽ bù đắp khoản lỗ trên thị trường tương lai và ngược lại, chính điều này làm lợi cho các nhà xuất nhập khẩu trong việc cố định được giá với đối tác mà không sợ biến động trên thị trường. b. Ví dụ minh họa: Giả định tại thời điểm 1/11/2007, Công ty A ký xuất khẩu một hợp đồng cà phê có giá trị 380.000 USD giao hàng tháng 3/2008. Trường hợp biến động giá tăng: Giá trị hợp đồng là : 380.000 USD. Giá cà phê nhân tháng 3/2008 vào ngày 1/11/2007: 2.373 USD/tấn (2.373*16.000 = 38.000/kg). Giá cà phê nhân giao ngay ngày 1/11/2007: 2.365 USD/tấn (2.365*16.000 = 37.840/kg). Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá 19 Giá cà phê nhân giao sau tháng 3 vào ngày 15/3: 2.621 USD/tấn (2.621*16.000 = 41.936/kg). Giá cà phê nhân giao ngay ngày 15/3: 2.615 USD/tấn (2.615*16.000 = 42.000/kg). Loại Tỷ trọng Chi phí Chi phí nguyên liệu 85% 308.490 Nguyên liệu phụ 3,7% 13.469 Hương liệu 4% 14.569 Bao bì 1,1% 4.124 Chi phí nhân công 3,5% 12.645 Chi phí sản xuất chung 2,7% 9.621 Giá vốn hàng bán 362.918 Lãi gộp 17.082 Biến động tăng giá cà phê nhân: % thay đổi Giá tương lai Chi phí cà phê nguyên liệu Giá vốn hàng bán Lãi gộp 0% 2.373 308.490 362.918 17.082 5% 2.492 323.914 378.343 1.658 7% 2.539 330.084 384.512 -4.512 10,45% 2.621 340.730 395.158 -15.158 Khi ký hợp đồng giá cà phê nguyên liệu là 2.373 USD/tấn. Sau đó 4 tháng, tại thời điểm giao hàng giá tăng 10,45% lên 2.621 USD. Điều này đồng nghĩa với giá vốn tăng lên nhưng giá giao cà phê thành phẩm cố định 380.000 USD. Do vậy, nếu mức giá nguyên liệu là 2.373 USD/tấn thì công ty có lợi nhuận 17.082 USD. Nhưng lợi nhuận sẽ giảm dần theo mức tăng giá của nguyên liệu. Khi giá của nguyên liệu tăng 10,45% thì công ty lỗ 15.158 USD. Nếu không phòng ngừa rủi ro giá nguyên liệu thì công ty sẽ lỗ so với dự kiến: 17.082 – (-15.158) = 32.240 Khi công ty tham gia trên thị trường tương lai: Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá 20 Thị trường tương lai - LIFFE Thị trường cà phê giao ngay Ngày 1/11/2007 mua 26 lot hợp đồng tương lai tháng 3/2008 giá 2.373 USD/tấn. Công ty ký hợp đồng mua 130 tấn cà phê nhân với nông dân giao hàng vào tháng 3/2008. Giá giao ngay 2.365 USD/tấn. Ngày 15/3/2008 bán 26 lot hợp đồng tương lai, giá 2.621 USD/tấn. Mua 130 tấn cà phê nhân với giá giao ngay 2.625 USD/tấn. Lãi: 26*5*(2.621-2.373) = 32.240 USD Lỗ: 130*(2.615-2.365) = -32.500 USD Lợi nhuận ròng khi tham gia trên 2 thị trường: 32.240 USD + (-32.500 USD) = -260 USD Lãi trên thị trường tương lai bù đắp một phần thiệt hai do tăng giá cà phê. Do vậy công ty vẫn còn được khoản lợi nhuận: 17.082 + (-260) = 16.822 USD Trường hợp biến động giá giảm: Giá cà phê nhân tháng 3/2008 vào ngày 1/11/2007: 2.373 USD/tấn (2.373*16.000 = 38.000/kg). Giá cà phê nhân giao ngay ngày 1/11/2007: 2.365 USD/tấn (2.365*16.000 = 37.840/kg). Giá cà phê nhân giao sau tháng 3 vào ngày 15/3: 2.621 USD/tấn (2.621*16.000 = 41.936/kg). Giá cà phê nhân giao ngay ngày 15/3: 2.605 USD/tấn (2.605*16.000 = 41.680/kg). Biến động giám giá cà phê nhân: % thay đổi Giá tương lai Chi phí cà phê nguyên liệu Giá vốn hàng bán Lãi gộp 0% 2.373 308.490 362.918 17.082 -5% 2.254 293.065 347.493 32.506 -7% 2.207 286.895 341.323 38.676 -10,45% 2.125 276.252 330.680 49.319 Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá 21 Khi tham gia trên thị trường tương lai: Thị trường tương lai - LIFFE Thị trường cà phê giao ngay Ngày 1/11/2007 mua 26 lot hợp đồng tương lai tháng 3/2008 giá 2.373 USD/tấn. Công ty ký hợp đồng mua 130 tấn cà phê nhân với nông dân giao hàng vào tháng 3/2008. Giá giao ngay 2.365 USD/tấn. Ngày 15/3/2008 bán 26 lot hợp đồng tương lai, giá 2.125 USD/tấn. Mua 130 tấn cà phê nhân với giá giao ngay 2.120 USD/tấn. Lỗ: 26*5*(2.125-2.373) = -32.240 USD Lãi: 130*(2.365-2.115) = 32.500 USD Lợi nhuận ròng khi tham gia trên 2 thị trường: -32.240 USD + 32.500 USD = 260 USD Do vậy công ty có được khoản lợi nhuận: 17.082 + 260 = 17.342 USD Nếu không ký hợp đồng tương lai thì sự giảm giá mạnh sẽ làm lợi nhuận của công ty tăng lên rất nhiều, công ty có lợi nhuận gộp: 49.319 USD. Như vậy, khi tham gia hợp đồng tương lai, cho phép công ty giảm thiểu được rủi ro giá cả. Với biến động giá -10,45% lên 10,45%, lợi nhuận của công ty vẫn ổn định trong khoảng từ 16.822 USD đến 17.342 USD. Nếu không có biện pháp phòng ngừa biến động giá thì lợi nhuận của công ty cũng tăng giảm theo giá thị trường từ lãi 49.319 USD xuống lỗ 15.158 USD. Nhìn chung, tham gia giao dịch hợp đồng tương lai mang lại nhiều lợi ích cho công ty như bảo hộ được hàng hóa của mình, kiểm soát giá cẩ thị trường tương lai, hạn chế rủi ro do biến động giá, bảo vệ lợi nhuận, gắn hoạt động kinh doanh của công ty gần với thị trường quốc tế… c. Lưu ý - Khối lượng, mức giá, kỳ hạn trong hợp đồng nói trên chỉ có tác dụng minh họa. - Sản phẩm này có thể áp dụng với các đối tượng khách hàng khác nhau (thu mua, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu) và chủng loại hàng hóa khác nhau. Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá 22 KẾT LUẬN Giá cà phê luôn biến động thất thường, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cà phê chịu rủi ro rất cao. Vì vậy, nghiên cứu ứng dụng công cụ phòng ngừa rủi ro trong biến động giá nguyên liệu cà phê, mà cụ thể là sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn trên 2 sàn giao dịch LIFFE và NYBOT là yêu cầu cấp thiết mang tính thực tiễn rất cao. Nghiên cứu và xây dựng được phương án áp dụng hợp lý sẽ cho phép hoạt động kinh doanh được duy trì ổn định, tiếp cận chuẩn thế giới và mở ra nhiều khả năng kinh doanh mới, trong đó nổi bật nhất là gia tăng xuất khẩu cà phê; đồng thời góp phần đảm bảo, duy trì lợi nhuận ổn định cho công ty. Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Slide bài giảng môn “Quản trị rủi ro” của TS. Mai Thu Hiền, Khoa Tài chính Ngân hàng, Đại học Ngoại thương. Các trang web: 2. %C6%B0%C6%A1ng_lai 3. ni%E1%BB%87m-c%C3%A1c-c%C3%B4ng-c%E1%BB%A5-c%E1%BB%A7a- th%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-c%C3%A0-ph%C3%AA- ph%C3%A1i-sinh 4. les/Module%204C%20-%20Hedging%20with%20Futures%20_VN.pdf 5. lai/127/3586738.epi 6. tream/123456789/3316/2/HD_quy en_chon.pdf

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom_6_tieu_luan_quan_tri_rui_ro_418.pdf