Đề tài Sử dụng mô hình Kinh tế lượng phân tích tác động của một số yếu tố cơ bản tới lạm phát và dự báo lạm phát ở Việt Nam

Sử dụng mô hình Kinh tế lượng phân tích tác động của một số yếu tố cơ bản tới lạm phát và dự báo lạm phát ở VN LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Ngày 07/11/2006 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng là VN chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đánh dấu bước chuyển mình mới của nền kinh tế VN với nhiều cơ hội và thách thức mới. Một trong những thay đổi quan trọng mà VN cần phải thực hiện để theo kịp đà tiến của các nước trong khu vực là phải mở rộng thị trường cho các đối tác thương mại và cho phép tư nhân tham gia vào mọi hoạt động kinh tế, nhanh chóng mở cửa thị trường nội địa cho các nhà đầu tư quốc tế trong các lĩnh vực dịch vụ và chế tạo, đồng thời bãi bỏ hàng rào thuế quan đánh trên các mặt hàng nhập khẩu. Tiến trình mở rộng kinh tế nhanh hơn và nhiều hơn đã gây nguy hại cho các nhà sản xuất trong nước cũng như sách lược phát triển kinh tế-xã hội của chính phủ. Để hội phập kinh tế thế giới VN đã phải thay đổi rất nhiều: điều chỉnh và ban hành thêm những điều luật mới, thay đổi chính sách tiền lương, điều chỉnh lại giá cả . Sự thay đổi kinh tế quá nhanh cùng với những biến động của thị trường thế giới đã đưa đến tình trạng bong bóng đầu tư, giá cả hàng hoá tăng nhanh, lạm phát .trong khi đó thì năng lực quản lý cũng như các công cụ điều tiết nền kinh tế của chính phủ còn chưa theo kịp và chưa thực sự phát huy hiệu quả, dẫn đến hậu quả là lạm phát ngày càng cao, gây khó khăn cho đời sống của nhiều tầng lớp dân cư đặc biệt là người nghèo. Lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế vì nó làm giảm năng suất lao động, lạm phát bóp méo mức độ khan hiếm tương đối (phản ánh qua giá cả) của các nguồn lực sản xuất và do đó bóp méo các quyết định đầu tư và sự phân bổ của các nguồn lực khan hiếm này. Lạm phát còn làm giảm mức khấu trừ thực tế cho phép trong thuế doanh nghiệp đối với khấu hao tài sản cố định và làm tăng giá thuê tư bản, do đó làm giảm tích luỹ vốn. Trong thời kỳ có lạm phát, hàm lượng thông tin liên quan đến biến động giá cả giảm đi, dẫn đến các nhà đầu tư có thể mắc sai lầm trong việc đưa ra quyết định đầu tư của mình, hiệu quả kinh tế giảm, chi phí sản xuất tăng cao, . nhiều doanh nghiệp sẽ phải ngừng sản xuất, giá cả hàng hoá tăng sẽ gây nhiều khó khăn cho đời sống dân cư khi mà tiền lương và lãi suất không kịp thích ứng. Tuy nhiên, trước những khó khăn và thách thức mới buộc Viêt Nam phải tự mình nỗ lực vươn lên, chính phủ không ngừng tìm kiếm và cải thiện các công cụ, chính sách điều tiết để khắc phục và giải quyết hậu quả, các doanh nghiệp phải tự đổi mới sản xuất để cải thiện lợi nhuận .Thách thức cũng là cơ hội để cho VN phát triển, hội nhập thế giới. Mục đích nghiên cứu Nhận thức được tầm quan trọng vấn đề lạm phát, đặc biệt là trong quá trình hội nhập của nước ta hiện nay, qua thời gian ngắn thực tập tại Viện khoa học tài chính, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Sử dụng mô hình Kinh tế lượng phân tích tác động của một số yếu tố cơ bản tới lạm phát và dự báo lạm phát ở VN” nhằm đi sâu và tìm hiểu rõ hơn về vấn đề lạm phát, từ đó vận dụng vào thực tế, đưa ra những dự báo và giải pháp về vấn đề này. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em đã sử dụng phương pháp phân tích kinh tế, phân tích thống kê và mô hình kinh tế lượng. Phần mềm được sử dụng trong phân tích là Eviews. Thay vì nghiên cứu trực tiếp em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu gián tiếp, thông qua CPI để đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố chính tới lạm phát. Giới hạn nghiên cứu Do lạm phát là một đề tài nghiên cứu mang tầm vĩ mô, do trình độ và thời gian có hạn nên trong đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình, em chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu và phân tích các tác động của các nhân tố cơ bản tới lạm phát, đưa ra một số kết luận, dự báo, mạnh dạn đề ra một số các giải pháp khắc phục. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận thì kết cấu luận văn tốt nghiệp của em được chia làm bốn phần: Chương I: Tổng quan về lạm phát Chương II: Thực trạng lạm phát ở VN Chương III: Phân tích tác động của một số yếu tố cơ bản tới lạm phát và dự báo lạm phát. Chương IV: Kết luận và các kiến nghị Trong quá trình hoàn thiện đề tài này em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị ở Phòng dự án-Bộ tài chính, chú Bùi Ngọc Tuyến-Viện khoa học tài chính, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của cô Nguyễn Thị Minh. Em xin chân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ quí báu trên đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Đây là một đề tài cấp thiết, lĩnh vực nghiên cứu ở phạm vi vĩ mô, với nhiều lý thuyết và cách thức phân tích. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do vốn kiến thức và trình độ còn hạn chế nên luận văn tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được những sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT 4 1.1 Các quan điểm của các nhà kinh tế học về lạm phát 4 1.3 Các nguyên nhân chính của lạm phát 8 1.4 Các cấp độ của lạm phát 10 1.5 Tác động của lạm phát 13 1.6 Mối quan hệ của một số nhân tố cơ bản tới lạm phát 14 1.7 Các biện pháp kiềm chế lạm phát 28 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM . 36 2.1 Thực trạng nền kinh tế VN những năm gần đây. 36 2.2 Thực trạng lạm phát ở VN trong những năm gần đây. 46 CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ CHÍNH TỚI LẠM PHÁT VÀ DỰ BÁO 49 3.1 Mô hình hồi quy. 50 3.2 Mô hình ARIMA 56 CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ 61 4.1 Kết luận chung. 61 4.2 Kiến nghị 61 TỔNG KẾT 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 PHỤ LỤC 67

doc80 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3391 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng mô hình Kinh tế lượng phân tích tác động của một số yếu tố cơ bản tới lạm phát và dự báo lạm phát ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế mở, chính sách tiền tệ phải điều chỉnh một cách thụ động để giữ cho lãi suất cố định và duy trì tỷ giá neo. Chính vì vậy, khi tổng cầu giảm, chính phủ có thể thực hiện chính sách tài khoá mở rộng để phục hồi lại trạng thái cân bằng bên trong nhanh chóng hơn. Nếu thay đổi tổng cầu là nguyên nhân duy nhất khiến cho tài khoản vãng lai chệch khỏi trạng thái cân bằng đối ngoại thì việc mở rộng tài khoá cũng có thể giúp phục hồi lại trạng thái cân bằng đối ngoại. Chính sách tài khoá là một công cụ chính sách quan trọng trong chế độ tỷ giá cố định. Nó trở lên hữu hiệu hơn khi chính sách tiền tệ không còn được sử dụng nữa. Cơ chế ổn định tài khoá tự động cũng đóng vai trò này. Chỉ khi nào chính sách tài khoá có thể phản ứng nhanh trước những cú sốc tạm thời thì việc thay đổi tuỳ ý trong chi tiêu của chính phủ và thuế suất mới được thực hiện Chính sách kinh tế vĩ mô trong chế độ tỷ giá thả nổi Chính sách tiền tệ Trong nền kinh tế mở với chế độ tỷ giá thả nổi, chính sách tiền tệ tác động tới tổng cầu không chỉ thông qua tác động của lãi suất tới cầu tiêu dùng và đầu tư. Thay đổi lộ trình dự kiến về lãi suất có thể có ảnh hưởng mạnh tới tỷ giá và sức cạnh tranh. Ảnh hưởng tới tổng cầu có thể lớn. Bởi vì, ảnh hưởng của lãi suất tới sức cạnh tranh tác động cùng chiều với ảnh hưởng trong nước, lãi suất thấp thúc đẩy tiêu dùng trong nứơc nhưng cũng làm giảm tỷ giá và tăng sức cạnh tranh và do vậy làm tăng xuẩt khẩu ròng , vì vậy chính sách tiền tệ trở lên hiệu quả hơn trong chế độ tỷ giá thả nổi Chính sách tài khoá Trong chế độ tỷ giá thả nổi, ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất tới sức cạnh tranh, củng cố thêm sức mạnh của chính sách tiền tệ nhưng làm suy yếu đi sức mạnh của chính sách tài khoá. Giả sử chính phủ thực hiện chính sách tài khoá mở rộng, tăng chi tiêu của chính phủ. Điều này làm tăng tổng cầu. Dù chính sách tiền tệ theo đuổi mục tiêu lạm phát hay mục tiêu cung tiền danh nghĩa thì việc bùng nổ tổng cầu cũng khiến NHTW tăng lãi suất. Lãi suất cao hơn sẽ gây ra sự tăng giá tức thời của tỷ giá danh nghĩa để ngăn không cho vốn chảy vào. Nếu tỷ giá tăng lên khá cao, mọi người tin rằng nó sẽ giảm từ thời điểm đó trở đi. Trong nền kinh tế mở, tăng tỷ giá cũng làm giảm sức cạnh tranh và giảm xuẩt khẩu ròng, tiếp tục làm suy yếu ảnh hưởng của chính sách tài khoá mở rộng với mục tiêu tăng tổng cầu trong ngắn hạn Chính sách lưu thông tiền tệ Chính sách lưu thông tiền tệ hay chính sách tiền tệ là quá trình quản lý hỗ trợ đồng tiền của chính phủ hay NHTW để đạt được những mục đích đặc biệt: như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối. Các công cụ của chính sách tiền tệ Gồm có 6 công cụ sau: Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của NHTW đối với các NHTM. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho NHTM, NHTW đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho NHTM tạo ngoại tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ. Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các NHTM. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động NHTW mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các NHTM, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các NHTM dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ. Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là 1 công cụ rất lợi hại. Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của NHTW nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định. Công cụ hạn mức tín dụng: là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của NHTW để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các NHTM phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn dầu tư, dự trữ của đất nước. Ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ. Cơ quan hữu trách về tiền tệ sử dụng chính sách tiền tệ nhằm hai mục đích: ổn định kinh tế và can thiệp tỷ giá hối đoái. Về ổn định kinh tế vĩ mô: cơ quan hữu trách về tiền tệ (NHTW hay cục tiền tệ) sẽ thay đổi lượng cung tiền tệ. Các công cụ để đạt được mục tiêu này gồm: thay đổi lãi suất chiết khẩu, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và các nghiệp vụ thị trường mở. Thay đổi lãi suất chiết khấu Cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi lãi suất mà mình cho các ngân hàng vay, thông qua đó điều chỉnh lượng tiền cơ sở. Khi lượng tiền cơ sở thay đổi, thì lượng cung tiền cũng thay đổi theo. Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc Các cơ quan hữu trách về tiền tệ thường quy định các ngân hàng phải gửi một phần tài sản tại chỗ mình. Khi cần triển khai chính sách tiền tệ, cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi quy định về mức gửi tài sản đó. Nếu mức gửi tăng lên như khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thì lượng tiền mà các ngân hàng còn nắm giữ sẽ giảm đi. Do đó, tiền cơ sở giảm đi,và lượng cung tiền trên thị trường cũng giảm đi. Tiến hành các nghiệp vụ thị trường mở Cơ quan hữu trách tiền tệ khi mua vào các loại công trái và giấy tờ có giá khác của nhà nước đã làm tăng lượng tiền cơ sở. Hoặc khi bán ra các giấy tờ có giá đó sẽ làm giảm lượng tiền cơ sở. Qua đó, cơ quan hữu trách tiền tệ có thể điều chỉnh được lượng cung tiền. Mục tiêu của chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ nhắm vào hai mục tiêu là lãi suất và lượng cung tiền. Thông thường, không thể thực hiện đồng thời hai mục tiêu này. Chỉ để điều tiết chu kỳ kinh tế ở tình trạng bình thường, thì mục tiêu lãi suất được lựa chọn. Còn khi kinh tế quá nóng hay kinh tế quá lạnh, chính sách tiền tệ sẽ nhằm vào mục tiêu trực tiếp hơn, đó là lượng cung tiền. Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động mua và bán trái phiếu chính phủ của FED. Khi FED mua trái phiếu của công chúng, số đô-la mà nó trả cho trái phiếu làm tăng tiền cơ sở và qua đó làm tăng cung tiền. Khi FED bán trái phiếu cho công chúng, số đô-la mà nó nhận làm giảm tiền cơ sở và bởi vậy làm giảm cung tiền. Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính sách được Fed sử dụng thường xuyên nhất. Những tranh luận về hiệu quả của chính sách tiền tệ Bẫy thanh khoản Khi ở tình trạng bẫy thanh khoản, chính sách tiền tệ sẽ không phát huy hiệu lực. Khi đầu tư không thay đổi theo lãi suất Chính sách tiền tệ làm thay đổi lãi suất, qua đó thay đổi đầu tư của xí nghiệp và điều chỉnh được tổng cầu. Đấy là giả thiết rằng đầu tư của xí nghiệp có phản ứng trước các thay đổi của lãi suất. Tuy nhiên, nếu đầu tư không phản ứng trước thay đổi của lãi suất, thì chính sách tiền tệ bị vô hiệu hóa. Sử dụng phép phân tích IS-LM cũng có thể thấy điều này. Khi đầu tư không phản ứng với lãi suất, đường IS trở nên thẳng đứng. Dù chính sách tiền tệ có làm dịch chuyển đường LM thế nào đi nữa, tổng cầu vẫn không thay đổi. Ngoài ba loại hạn chế nói trên, nếu cơ quan hữu trách tiền tệ không được hoạt động độc lập, thì chính phủ có thể can thiệp vào việc phát hành tiền tệ (chẳng hạn khi cần bù đắp thâm hụt ngân sách), khiến cho hiệu quả của chính sách tiền tệ trở nên hạn chế. Nghiệp vụ thị trường mở Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động NHTW mua vào hoặc bán ra những giấy tờ có giá của chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, NHTW tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường. Tác động của nghiệp vụ thị trường mở Trong bảng tổng kết tài sản của NHTW, tài sản có chủ yếu là giấy tờ có giá của chính phủ, tài sản nợ chủ yếu là tiền giấy và tiền gửi dự trữ của các NHTM. Khi NHTW bán ra những giấy tờ có giá của chính phủ trên thị trường như trái phiếu chính phủ, NHTW sẽ "thu tiền" về theo cơ chế sau: tài khoản vãng lai của người mua trái phiếu chính phủ bị NHTM ghi nợ và NHTW sẽ ghi giảm tài khoản tiền gửi dự trữ của các NHTM tại đó. Vì tỷ lệ tiền mặt dự trữ của NHTM bằng tiền gửi dự trữ tại NHTW cộng với tiền mặt tại két dự trữ của họ nên khi tài khoản tiền gửi dự trữ của các NHTM tại NHTW giảm xuống, cơ sở tiền tệ đã giảm đi làm giảm cung tiền một lượng bằng giá trị của trái phiếu chính phủ bán ra nhân với số nhân tiền tệ. Ngược lại, khi NHTW mua vào giấy tờ có giá của chính phủ, nó sẽ ghi tăng tài khoản dự trữ của các NHTM và làm tăng cơ sở tiền tệ dẫn đến cung tiền tăng. Việc ghi tăng tài khoản dự trữ của các NHTM có thể dẫn đến kết cục NHTW phải in thêm tiền giấy nếu các NHTM có nhu cầu lớn về tiền giấy trong khi tiền giấy của NHTW không đủ đáp ứng. Các loại nghiệp vụ thị trường mở Nghiệp vụ thị trường mở của các NHTW chủ yếu có hai loại: mua bán giấy tờ có giá dài hạn và mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn. Ở Mỹ, nghiệp vụ thị trường mở chủ yếu được thực hiện đối với trái phiếu chính phủ dài hạn. Ở VN, theo Luật Ngân hàng Nhà nước VN, nghiệp vụ thị trường mở chỉ là việc mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 2.1 Thực trạng nền kinh tế VN những năm gần đây Giá cả hàng hoá gia tăng Nhóm thứ nhất: là hàng lương thực thực phẩm chiếm trọng số trong CPI là 47% đã tăng vọt do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, giá gạo tăng đột biến do sốc mùa vụ. Nhóm thứ hai: là các mặt hàng vật liệu, xây dựng chiếm 8,2% trong tỷ trọng CPI đã tăng giá do giá thép trên thị trường thế giới tăng. Chi phí sản xuất tăng vì giá nguyên liệu và thuế tăng. Nhóm thứ ba: là vận tải, bưu điện và viễn thông chiếm tỷ trọng khoảng 10% trong CPI đã tăng giá do ảnh hưởng của sự tăng giá dầu thế giới. Kể từ đầu năm 2004, việc thu chính thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế trị giá gia tăng đã tăng giá xe hơi và bia hộp lần lược là 20% và 10%. Cũng bắt đầu từ đầu năm 2004, chính phủ VN bãi bỏ bao cấp đối với dầu hỏa và các biến chế phẩm và đồng thời cho phép các công ty dầu tự ấn định giá bán, nhưng không được cao hơn giá căn bản của nhà nước 10% và đối với dầu Kerosene là 5%. Hơn nữa, trong năm 2007, giá tiêu dùng năm 2007 diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng cao ở các tháng cuối năm. Giá tiêu dùng tháng 12 năm 2007 tăng 2,91% so với tháng trước. So với tháng 12 năm 2006, giá tiêu dùng năm 2007 tăng 12,63%, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 18,92%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 17,12%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng từ 1,69% đến 7,27%. Giá tiêu dùng bình quân năm 2007 so với năm 2006 tăng 8,3%, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 11,16%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 11,01%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác chỉ tăng 3,18-6,15%. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2008, giá cả hàng hoá đã có nhiều biến động: Giá tiêu dùng tháng 4/2008 đã tăng thấp hơn mức tăng của các tháng trước nhưng vẫn còn tăng và nhiều mặt hàng đứng ở mức giá cao. So với tháng trước, giá tiêu dùng tháng 4/2008 tăng 2,2% (tháng 1/2008 tăng 2,38%; tháng 2 tăng 3,56%; tháng 3 tăng 2,99%). Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, tăng mạnh và góp phần đẩy giá lên cao vẫn là giá các nhóm lương thực; nhà ở và vật liệu xây dựng; phương tiện đi lại, bưu điện và thực phẩm, với các mức tăng giá so với tháng trước lần lượt là: lương thực tăng 6,1%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 2,6%; phương tiện đi lại, bưu điện tăng 2,3%; thực phẩm tăng 2,2%; các nhóm hàng hóa, dịch vụ khác chỉ tăng ở mức 0,4% đến 1%. So với tháng 12 năm 2007, giá tiêu dùng tháng 4 tăng 11,6%, trong đó hàng lương thực tăng 25,1%; thực phẩm tăng 15,6%; nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 10,8%; phương tiện đi lại, bưu điện tăng 9,8%; các nhóm khác tăng phổ biến từ 1% đến trên 5%. So với tháng 4 năm 2007, giá tiêu dùng tháng 4 năm 2008 tăng 21,42%. Giá tiêu dùng bình quân 4 tháng đầu năm 2008 tăng 17,6% so với 4 tháng đầu năm trước. Sự tăng lên về giá cả hàng hoá là một cú sốc về phía cung làm giá cả tăng vọt, dẫn đến lạm phát Về cung tiền Dù bất cứ giá cả của hàng hoá nào có tăng thì cũng có giá cả của hàng hoá khác giảm xuống nếu lượng tiền trong nền kinh tế là không đổi. Bằng cả hai cách đo cơ bản bổ sung cho nhau là khối lượng tiền mạnh (M2) và lượng tín dụng bơm ra cho nền kinh tế đều cho thấy tốc độ tăng hàng năm là quá cao và trong một thời gian dài. Năm NHTM của nhà nước hiện nay kiểm soát 80% thị trường tài chánh của VN. Những ngân hàng này lại được lệnh của nhà nước ưu tiên cho các xí nghiệp quốc doanh vay. Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu căn bản của nền kinh tế VN ( đơn vị: %) 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tăng trưởng 5.8 4.8 6.8 6.8 7.0 7.3 7.6 8.5 M2 12 19 24 29 30 36 M2/GDP 37 83 37 31 15 39 Tín dụng/GDP 12 29 35 40 45 52 Tín dụng 17 178 34 23 25 32 Nguồn: Tăng trưởng là của Tổng cục Thống kê, M2 và tín dụng là của IMF. Ở VN việc dùng vàng và đô la để thanh toán trong các giao dịch có giá trị cao như bất động sản vẫn diễn ra bình thường (hiện tượng đô la hoá) và lượng tiền này đáng lý ra được đo lường như một phần của khối tiền mạnh M2 nhưng tất cả nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ. Tất cả những điều đó có thể làm cho cung tiền tăng lên rất nhiều so với những gì mà các báo cáo thống kê công bố. Vì thế, khi ước lượng mô hình chúng ta có thể nhận được một số kết quả không phù hợp với lý thuyết. Do đó cũng không loại trừ giả định số liệu tiền tệ là thiếu tin cậy. Về GDP Nhà nước tăng lương cho nhân viên trong năm 2003. Chi phí về lương bổng nhân viên tương đương với 3.5% của tổng sản phẩm nội địa (GDP) trong năm 2002, tăng lên đến 4.1% của GDP trong năm 2003 và 3.9% trong năm 2004. Ngoài ra kế hoạch cải tổ lương bổng và an sinh xã hội cho nhân viên trong khu vực dịch vụ công cộng và hành chính mới bắt đầu vào tháng Tư năm 2004 cũng làm tăng áp lực lạm phát. Theo ước tính sơ bộ, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 8,48% so với năm 2006, đạt kế hoạch đề ra (8,2-8,5%), gồm có khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,41% (kế hoạch 3,5-3,8%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,6% đạt kế hoạch đề ra (10,5-10,7%); khu vực dịch vụ tăng 8,68% vượt kế hoạch đề ra (8,0-8,5%). Tăng trưởng kinh tế năm 2007 của nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực (Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển Châu Á-ADB thì năm 2007 kinh tế Trung Quốc tăng 11,2%; Việt Nam tăng 8,3%; Xin-ga-po tăng 7,5%; Phi-li-pin tăng 6,6%; In-đô-nê-xi-a tăng 6,2%; Ma-lai-xi-a tăng 5,6%; Thái Lan tăng 4%). Về chi tiêu chính phủ Ngân sách thâm hụt gia tăng. chính phủ đã chi tiêu vượt quá mức tiền thu vào tới 6,6% GDP, không phải ở mức 5% như Quốc hội cho phép, theo cách tính của Quĩ Tiền tệ quốc tế (IMF). Tốc độ tăng bội chi ngân sách trong tám năm trở lại đây giữ ở mức cao 17-18%/năm, năm 2001 chi ngân sách 26,5% GDP, đến nay xấp xỉ 40%. Thực tế trong những năm gần đây, mặc dù VN đã kiểm soát nguồn bội chi NSNN từ hai nguồn là vay nước ngoài và vay trong nước nên sức ép tiền cung ứng thêm ra thị trường đã được giảm bớt đáng kể, nhưng sức ép tăng chi tiêu của chính phủ cho tiêu dùng thường xuyên và cho đầu tư lại tăng lên. Về góc độ chi ngân sách, có một số tiền không nhỏ đã bị lãng phí, thất thoát thông qua việc đầu tư công, thông qua việc chi tiêu của các cơ quan nhà nước, thông qua việc làm ăn kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước. Đầu tư, chi tiêu kém hiệu quả góp phần làm bội chi ngân sách, làm tăng nợ của chính phủ . chính phủ phải phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, lượng tiền trong lưu thông tăng góp phần tạo sức ép lạm phát. Hơn nữa lợi tức thuế giảm vì nhiều thuế suất về xuất nhập cảng giảm theo hiệp định thương mại AFTA và ba năm (2005-2007) theo BTA, và việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Lợi tức về dầu thô và thu nhập của các xí nghiệp quốc doanh giảm. Mặt khác nhà nước lại phải tiêu nhiều hơn vì chi phí cho việc cải tổ các doanh nghiệp và NHTM nhà nước, tăng lương cho nhân viên chính phủ và xây dựng hạ tầng cơ sở. Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2007 ước tính tăng 16,4% so với năm 2006 và bằng 106,5% dự toán cả năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 107%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 108,1%; thu viện trợ bằng 156,7%. Riêng thu từ dầu thô ước tính chỉ bằng 102,1% so với dự toán năm và thấp hơn năm trước, do sản lượng khai thác dầu thô giảm. Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2007 ước tính tăng 17,9% so với năm trước và bằng 106,5% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển tăng 19,2% và bằng 103,2%; chi thường xuyên tăng 15,1% và bằng 107,2%; chi trả nợ và viện trợ tăng 20,5% và đạt kế hoạch năm. Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2007 ước tính bằng 14,8% tổng số chi và bằng mức bội chi dự toán năm đã được Quốc hội thông qua đầu năm, trong đó 76,1% được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và 23,9% từ nguồn vay nước ngoài. Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về chi ngân sách giai đoạn 1996-2007(%) Chỉ tiêu 1996-2000 2001-2005 2006 2007 Chi ngân sách/GDP Chi đầu tư phát triển trong tổng chi Chi trả nợ trong và ngoài nước trong tổng chi Chi thường xuyên trong tổng chi 24.4 23.7 15 59.2 27.9 30 14 52 33.0 26.79 12.69 50.61 29.62 24.99 12.83 52.35 Thâm hụt ngân sách/GDP 4.1 4.92 5 5 Đầu tư nhà nước/tổng đầu tư toàn xã hội 54.36 53.04 46.4 40.2 Nguồn: Số liệu công khai ngân sách nhà nước, niên giám thống kê 2006 Chi tiêu ngân sách kém hiệu quả trong một thời gian dài đã khiến chỉ số ICOR trong đầu tư tăng cao, chỉ số ICOR của khu vực nhà nước thường lên đến trên 10 kể từ năm 2002 trở lại đây, nghĩa là cứ 10 đồng đầu tư của khu vực nhà nước mới tạo ra một đồng tăng trưởng, đây là mức chi phí rất cao cho tăng trưởng. Khu vực quốc doanh là một gánh nặng về ngân sách quốc gia và cản trở cho sự phát triển kinh tế: Vào cuối năm 2003, tổng số vốn của 4,800 xí nghiệp quốc doanh là 12.1 tỉ USD so với số nợ là 13.6 tỉ USD. Do khu vực nhà nước chiếm phần lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội và với hiệu quả đầu tư thấp nên đã kéo theo hiệu quả vốn đầu tư chung của nước ta xuống thấp, điều này một mặt trực tiếp làm tăng giá thông qua tăng tổng cầu do đầu tư tốn nhiều nguyên liệu hơn, đồng thời cũng gián tiếp tăng nhập khẩu lạm phát do ICOR cao. Bảng 2.3: ICOR tính theo giá so sánh năm 1994 Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2002 2003 2004 2005 2006 ICOR 4.07 5.08 6.82 8.55 6.62 7.15 7.25 7.23 6.99 7.47 Nguồn: Niên giám thống kê 2006 Riêng 4 tháng đầu năm 2008, tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính đạt 38,6% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 36,8%; thu từ dầu thô đạt 38,1%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 45,3%; thu viện trợ đạt 26,4%. Trong thu nội địa, thu từ kinh tế Nhà nước đạt 36,8%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 29,7%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước đạt 36,4%; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao bằng 46,3%; thu phí xăng dầu bằng 31,1%; thu phí, lệ phí đạt 33,4%; các khoản thu về nhà, đất đạt 47,5%. Tổng chi ngân sách Nhà nước 4 tháng đầu năm 2008 ước tính đạt 33% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 31,4% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản đạt 31%). Chi sự nghiệp kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể đạt 34% dự toán năm, trong đó chi giáo dục, đào tạo, dạy nghề đạt 33,1%; chi y tế đạt 34,5%; chi lương hưu và bảo đảm xã hội đạt 34,9%; chi sự nghiệp kinh tế đạt 37,7%; chi quản lý hành chính đạt 33,4%. Chi cải cách tiền lương 4 tháng đầu năm đạt 33,2% dự toán năm; chi trả nợ và viện trợ đạt 39%. Bội chi ngân sách Nhà nước 4 tháng đầu năm bằng 10,3% mức dự toán cả năm, trong đó 85,5% được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và 14,5% từ nguồn vay nước ngoài Về tỷ giá Đồng tiền VN mất giá ít so với đồng USD nhưng mất giá đáng kể so với các ngoại tệ khác (Euro, Yen,...). Mức sụt giá của đồng VN so với USD là khoảng 3% trong năm 2004 và 4% trong năm 2005. Trong tháng Ba, 2005 lần đầu tiên giá của đồng USD vuợt lên trên 16.000 đồng VN và luôn biến động không ngừng. Sự mất giá của đồng tiền VN sẽ khiến cho giá hàng VN nhập cảng tăng. Tuy nhiên, ảnh hưởng tích cực của nó là làm cho giá hàng xuất cảng của VN rẻ hơn và dễ cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế và đây là ưu tiên số một của VN. Một nghiên cứu của IMF cho thấy rằng thay đổi của hối suất ảnh hưởng lớn trên hàng nhập cảng tuy nhiên không ảnh hưởng đến giá hàng tiêu thụ vì công thức tính CPI gồm nhiều sản phẩm và dịch vụ không hoán đổi (có nghĩa là chỉ tiêu thụ được tại chỗ). Về cán cân thương mại Cán cân thương mại thiếu hụt gia tăng. Con số cho năm 2003 là 5.1 tỉ USD kể cả chi phí chuyên chở, tương đương với 13% cuả GDP. Lý do là VN nhập cảng nhiều máy móc và nguyên liệu dùng trong kỹ nghệ chế biến. Trong giai đoạn này nước ta đã nhập khẩu nhiều hơn xuẩt khẩu, cơ cấu hàng hoá xuất - nhập khẩu của Việt Nam làm cho tác động của giá cả hàng hoá thế giới đến thị trường trong nước cao hơn các nước khác. Trong đó, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là những mặt hàng có tốc độ tăng giá cao nhất trên thị trường thế giới (xăng dầu, sắt thép, phân bón, nguyên liệu nhựa...). Đồng thời, đây cũng là những nguyên liệu đầu vào quan trọng của nhiều ngành sản xuất chủ lực của nền kinh tế, vì thế khi giá nhập khẩu tăng sẽ làm cho giá cả hàng hoá trong nước tăng. Bảng 2.4: Chỉ số giá XK và NK (Năm trước = 100) 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 CHỈ SỐ GIÁ XUẤT KHẨU CHUNG Chỉ số chung 96.6 98.9 104.4 93.2 100.7 109.3 112.0 113.9 Hàng tiêu dùng 100.4 94.4 96.5 92.0 102.3 105.3 104.1 104.1 Lương thực, thực phẩm 99.7 94.0 90.4 85.8 106.1 108.9 106.6 108.7 Hàng phi lương thực, thực phẩm 102.5 95.8 100.5 97.9 98.7 101.2 101.3 99.9 Tư liệu sản xuất 93.9 102.5 120.6 94.7 99.3 116.7 126.6 132.4 Nguyên, nhiên, vật liệu 93.7 102.5 121.3 94.5 99.3 117.4 127.8 134.2 Máy móc, thiết bị, phụ tùng 94.9 80.3 100.4 100.0 100.3 100.7 97.9 100.5 CHỈ SỐ GIÁ NHẬP KHẨU CHUNG Chỉ số chung 98.0 90.1 103.4 98.3 99.9 103.4 109.6 107.8 Hàng tiêu dùng 97.3 95.3 96.5 97.6 97.8 101.1 100.8 102.2 Lương thực, thực phẩm 96.5 93.5 99.2 96.9 98.8 103.5 105.9 103.4 Hàng phi lương thực, thực phẩm 97.8 97.5 93.8 97.8 97.6 100.6 100.3 102.1 Tư liệu sản xuất 98.2 90.1 104.9 98.4 100.2 103.8 112.6 109.5 Nguyên, nhiên, vật liệu 97.9 89.5 105.5 97.7 99.9 104.8 114.8 111.6 Máy móc, thiết bị, phụ tùng 100.3 95.2 98.5 100.5 101.3 100.4 101.1 101.6 Nguồn: Tổng cục Thống kê Hình 2.1: Biểu đồ xuất-nhập khẩu Nguồn: Tổng cục Thống kê Nhìn vào biểu đồ trị giá xuất- nhập khẩu phân theo khối nước và bảng chỉ số giá xuất- nhập khẩu ta nhận thấy: khu vực Châu á vẫn đang là thị trường xuất và nhập khẩu lớn nhất của nước ta, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN là những đối tác chiếm thị phần buôn bán lớn nhất trong số các đối tác Châu Á . Riêng các nước ASEAN chiếm 24,3% tổng kim ngạch xuẩt khẩu và 32,4% kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong năm 1998. Điều này cho thấy, khi xảy ra cuộc khủng hoảng ở khu vực Châu Á thì VN cũng nhập khẩu một phần lạm phát thông qua các sản phẩm nhập khẩu vào nội địa. Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2007 ước tính đạt gần 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006. Giá trị hàng hóa nhập khẩu năm 2007 ước tính đạt 60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 39,2 tỷ USD, tăng 38,1% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,6 tỷ USD, tăng 31%. Các mặt hàng có giá trị nhập khẩu cao trong năm 2007 là: máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt gần 10,4 tỷ USD, tăng 56,5%; xăng dầu 7,5 tỷ USD, tăng 25,7%; sắt thép gần 4,9 tỷ USD, tăng 66,2%; vải 4 tỷ USD, tăng 33,6%; điện tử, máy tính và linh kiện 2,9 tỷ USD, tăng 43,7%; chất dẻo 2,5 tỷ USD, tăng 34,3%; nguyên phụ liệu dệt, may, da 2,2 tỷ USD, tăng 12,1%; hóa chất 1,4 tỷ USD, tăng 39,1%; ô tô 1,4 tỷ USD, tăng 101%; sản phẩm hóa chất gần 1,3 tỷ USD, tăng 27,1%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu 1,1 tỷ USD, tăng 52,6%, gỗ và nguyên phụ liệu gỗ 1 tỷ USD, tăng 31,9%. Mặc dù vậy thì nhập siêu năm 2007 ở mức 12,4 tỷ USD, bằng 25,7% giá trị xuất khẩu hàng hóa và gấp gần 2,5 lần mức nhập siêu của năm trước. Giá trị nhập khẩu hàng hóa và nhập siêu của năm 2007 tăng cao là do (1) tăng nhu cầu nhập khẩu để phát triển nền kinh tế. Chỉ riêng nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đã chiếm tới 17,1% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu và đóng góp 23,5% vào mức tăng chung; xăng dầu cũng chiếm 12,3% và đóng góp 9,6%; (2) Giá của nhiều mặt hàng nhập khẩu chủ yếu đều tăng cao như sắt thép tăng 23,1%; phân bón tăng 19,1%; xăng dầu tăng 12,2%; chất dẻo tăng 9,6%. Ngoài ra, giá đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới sụt giảm so với một số ngoại tệ mạnh cũng là nhân tố làm gia tăng giá trị nhập khẩu, khi qui đổi về USD. Giá trị xuất, nhập khẩu dịch vụ cả năm 2007 ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 21,6% so với năm trước, trong đó giá trị xuất khẩu dịch vụ 6 tỷ USD, tăng 18,2% và giá trị nhập khẩu dịch vụ, gồm cả phí vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 6,4 tỷ USD, tăng 24,9%. Trong 4 tháng đầu năm 2008, cán cân thương mại đã có nhiều biến chuyển: Tổng giá trị xuất khẩu 4 tháng đầu năm nay đạt 18,26 tỷ USD, tăng 27,6% so cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 7,67 tỷ USD, tăng 21%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, kể cả dầu thô đạt 10,59 tỷ USD, tăng 32,8%. Nhìn chung trong 4 tháng đầu năm nay, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều tăng so cùng kỳ năm trước. Ước tính xuất khẩu 4 tháng của một số mặt hàng chủ yếu như sau: Dầu thô xuất khẩu đạt 4,58 triệu tấn với kim ngạch 3,5 tỷ USD, giảm 9,6% về lượng so với cùng kỳ năm trước; than đá xuất khẩu đạt 8,6 triệu tấn với 421 triệu đôla, giảm 20,7% về lượng so với cùng kỳ năm trước; dệt may xuất khẩu đạt 2,6 tỷ USD, tăng 24,5% so với 4 tháng đầu năm trước...Nhập khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm 2008 ước tính đạt 29,36 tỷ USD, tăng 71% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước 20,6 tỷ USD, tăng 86% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,76 tỷ USD, tăng 43,7%. Nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước ước tính 4 tháng đầu năm nay đều tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó các mặt hàng nhập khẩu lớn như máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng; xăng dầu; sắt thép; phân bón đều có tốc độ tăng khá cao. Tuy nhiên, nhập siêu 4 tháng đầu năm 2008 đã lên tới 11,1 tỷ USD, bằng 60,8% giá trị xuất khẩu. Xuất khẩu 4 tháng chỉ trang trải được khoảng 2/3 giá trị đã nhập khẩu, gây sức ép lên cán cân thanh toán và tăng cung tiền đồng để mua ngoại tệ thanh toán nhập khẩu, ảnh hưởng đến các cân đối kinh tế vĩ mô, đặc biệt là vấn đề lạm phát. Vấn đề nhập siêu cao cần được đặc biệt quan tâm trong chỉ đạo, điều hành thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của Chính phủ. 2.2 Thực trạng lạm phát ở VN trong những năm gần đây Trong thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, VN trải qua một nạn lạm phát phi mã. Mức lạm phát gia tăng từ 125% vào năm 1980 lên đến 487% vào năm 1986. Sau khi chính sách “đổi mới” và thả lỏng giá cả được thi hành, mức lạm phát giảm xuống 4.2% vào năm 1999. Nạn lạm phát phi mã trong gần hai thập niên gây ra bởi một lý do chính là nhà nước tài trợ ngân sách thiếu hụt bằng cách in thêm tiền. Ngoài ra nhu cầu của dân chúng, nhất là về thực phẩm thì nhiều mà hàng hoá sản xuất ra thì quá ít. ngân sách thiếu hụt vì phải nuôi khoảng 200.000 quân đóng ở Kampuchia trong khi không nhận được một đồng viện trợ nào của phương Tây. Còn viện trợ của cựu Liên Bang Xô Viết và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu bị giảm nhanh chóng rồi chấm dứt vào cuối thập niên 1980. Trong khoảng thời gian từ 1992 trở về sau lạm phát ở mức thấp dưới 10%. Ba yếu tố chính ảnh hưởng đến hiện tượng lạm phát trong giai đoạn này là mức sản xuất thực phẩm nội địa, giá thực phẩm trên thị trường quốc tế đặc biệt là giá gạo, và giá xăng dầu và ảnh hưởng của nó trên chi phí chuyên trở. Mức lạm phát ở mức 4.0% và 3.6% lần lượt vào 2002 và 2003. Mức lạm phát ở VN đột nhiên nhẩy vọt lên 8.3% trong 6 tháng đầu của năm 2004 ngoài tầm ước đoán 3.5% - 4.5% của nhà nước và các cơ quan tài chính quốc tế như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB), và Ngân Hàng Thế Giới. Chỉ số giá tiêu thụ (CPI) tiếp tục tăng trong bảy tháng của năm 2004. CPI tăng tới 9.1% vào cuối tháng 7 năm 2004 so với một năm về trước. Giá cả tiếp tục tăng khiến cho lạm phát ngày càng tăng cao. Theo số liệu chính thức của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của 10 tháng đầu năm 2007 tăng 8,12% so với tháng 12-2006. Còn nếu so với cùng kỳ năm 2006 thì CPI đã tăng 9,34%, trong đó mức tăng ở khu vực thành thị là 9,74% và ở nông thôn là 8,92%. Năm 2007 chỉ số lạm phát tăng lên đến 12.6%, tính chung trong 3 tháng đầu năm 2008, CPI đã tăng tới 9.19% so với tháng 12-2007 và đã cao hơn so với mục tiêu dưới 8.5% mà chính phủ đã đề ra, tăng 3.17% so với tháng 12-2007. Tuy nhiên vào đầu thập niên thứ nhất của thế kỷ 21 Việt Nam cũng đã trải qua giảm phát nhẹ ở mức -1.6% vào năm 2000 và -0.4% vào năm 2001. Giảm phát là trường hợp ngược lại với lạm phát, có nghĩa là giá cả hạ thấp, và kết quả là làm tăng giá trị của đồng tiền so với hàng hoá và dịch vụ. Một hậu quả của sự giảm phát là mức thất nghiệp gia tăng. Mức tiêu thụ suy giảm vì người mua có khuynh hướng đình hoãn chi tiêu để chờ đợi cho giá cả xuống thấp hơn nữa. Bảng 2.5: Tăng trưởng và lạm phát quý I giai đoạn 2004 – 2008 ( so với tháng 12 năm trước, %) Năm Lạm phát Tăng trưởng kinh tế 2001 0 7.2 2002 2.5 6.6 2003 2.5 6.88 2004 4.9 7.0 2005 3.7 7.2 2006 2.8 7.2 2007 3 7.7 2008 9.19 7.43 Nguồn: Báo cáo hàng tháng của Tổng cục Thống kê Tuy nhiên vào đầu thập niên thứ nhất của thế kỷ 21 Việt Nam cũng đã trải qua giảm phát nhẹ ở mức -1.6% vào năm 2000 và -0.4% vào năm 2001. Giảm phát là trường hợp ngược lại với lạm phát, có nghĩa là giá cả hạ thấp, và kết quả là làm tăng giá trị của đồng tiền so với hàng hoá và dịch vụ. Một hậu quả của sự giảm phát là mức thất nghiệp gia tăng. Mức tiêu thụ suy giảm vì người mua có khuynh hướng đình hoãn chi tiêu để chờ đợi cho giá cả xuống thấp hơn nữa. CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ CHÍNH TỚI LẠM PHÁT VÀ DỰ BÁO Theo những phân tích ở trên, chúng ta thấy kinh tế VN đang trải qua những biến động, và những biến động này có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế, góp phần tạo nên sức ép lạm phát. Có rất nhiều nguyến nhân dẫn đến lạm phát, tuy nhiên ở VN hiện nay nguyên nhân chính của hiện tượng lạm phát vẫn là do những thay đổi về tiền tệ, lãi suất, chi tiêu chính phủ, tỷ giá, tiền lương danh nghĩa,...Do đó để hiểu rõ hơn ảnh hưởng của các nhân tố này tới lạm phát, chúng ta cần xem xét xem các biến này tác động tới lạm phát theo chiều hướng nào, ảnh hưởng của chúng tới lạm phát ở VN có phù hợp với các cơ sở lý thuyết đã nêu ở trên hay không, yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất tới lạm phát ở VN... Trong chương này em đã sử dụng 2 mô hình: Mô hình thứ nhất là mô hình hồi qui dạng: đánh giá tác động của một số yếu tố cơ bản tới lạm phát ở VN trong giai đoạn 1995-2006. Trong đó: là hệ số tự do, thể hiện rằng khi các nhân tố khác trong mô hình bằng không thì mức lạm phát trung bình là.(i=2,...,k) là các hệ số hồi qui riêng, đo mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới lạm phát. Mô hình thứ hai là mô hình ARIMA để dự báo lạm phát. ARIMA hay còn gọi là quá trình trung bình trượt, đồng liên kết, tự hồi qui, ký hiệu là ARIMA (p, d, q). Trong đó: p: là bậc của quá trình tự hồi qui AR: Yt= d: là bậc của đồng liên kết, nếu sai phân bậc d là chuỗi dừng thì được gọi là đồng liên kết bậc d. q: là bậc của quá trình trung bình trượt MA: Yt= với là nhiễu trắng. Nếu mô hình đồng liên kết bậc 0, ta có quá trình trung bình trựơt và tự hồi qui ARMA(p,q) có dạng: Yt= (Y: lạm phát, ký hiệu: lphat). 3.1 Mô hình hồi quy Số liệu và các biến số của mô hình Để đánh giá tác động của các nhân tố tới lạm phát, em đã sử dụng bộ số liệu theo quý, giai đoạn 1995-2006. Trong đó, các số liệu về tiền tệ là số liệu điều tra của IMF; GDP, CPI là các số liệu điều tra của tổng cục thống kê. Phương pháp ước lượng là phương pháp OLS. Mô hình Do bất cứ một chính sách tài chính hay tiền tệ nào khi áp dụng vào nền kinh tế, chúng ta đều không thể nhìn thấy ngay ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế do chúng đều có độ trễ nhất định. Hơn nữa, khi hồi qui chuỗi thời gian mà không dừng, có thể dẫn đến hồi qui giả mạo, các kết quả ước lượng là không đáng tin cậy, vì thế em đã sử dụng phương trình sai phân với các biến độc lập và các biến độc lập trễ để miêu tả mối quan hệ của các biến độc lập tới biến phụ thuộc. dLP: sai phân bậc 1 của chuỗi lạm phát dM: sai phân bậc 1 của cung tiền dG: sai phân bậc 1 của GDP u: Là số hạng sai số ngẫu nhiên Bảng 3.1a: Kết quả ước lượng mô hình Kiểm định T về sự bằng không hệ số của biến DM2: Giá trị thống kê t=0.37, p_value= 0.71> 0.05 Do đó không có cơ sở bác bỏ giả thiết hệ số của biến DM2 bằng không hay biến này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Bỏ biến DM2 ra khỏi mô hình, ước lượng lại mô hình: Bảng 3.1b: Kết quả ước lượng mô hình không có biến DM2 Kiểm định T về sự bằng không của hệ số của biến : Hệ số của biến DCPI(-1)): t=2.8, p_value= 0.007< 0.05 Hệ số của biến DM2: t= 2.1, p_value= 0.03< 0.05 Hệ số của biến DGDP: =4.9, p_value= 0.00< 0.05 Hệ số của biến DGDP(-1): =2.7, p_value= 0.02< 0.05 Giả thiết hệ số biến DCPI(-1), DM2(-1), DGDP, DGDP(-1) bằng 0 bị bác bỏ. Hay các biến đều có ý nghĩa về mặt thống kê. Dưới đây em sẽ thực hiện các kiểm định để kiểm tra các giả thiết cơ bản của phương pháp OLS. Kiểm định phương sai của sai số thay đổi: Hình 3.1: Đồ thị phần dư của mô hình Bảng 3.2: Kiểm định White Kiểm định giả thiết: : phương sai của sai số không đổi : phương sai của sai số thay đổi Tiêu chuẩn bác bỏ: nR2 ~ (4) = 9.49 thì không có cơ sở bác bỏ (4: số hệ số của mô hình không kể hệ số chặn). Nhìn vào mô hình ta thấy: Giá trị thống kê F= 1.17; p_value=0.3395 > 0.05 =9.49> nR2 = 9.32; p_value = 0.3158 > 0.05 Do đó ta không có cơ sở để bác bỏ giả thiết . Hay phương sai của sai số là không đổi. Như vậy, với các giả thiết của mô hình hồi qui tuyến tính không đổi, thì các kết quả ước lượng thu được trong kết quả ước lượng mô hình đều là các ước lượng tuyến tính, không chệch, hiệu quả và phương sai cực tiểu. Kiểm định tương quan chuỗi Bảng 3.3: Kết quả kiểm định Breusch- Godfrey Kiểm định giả thiết: : không tồn tại tự tương quan : tồn tại tự tương quan Giá trị của thống kê : F = 3.72 P_value = 0.06> 0.05 (n-1)R2 = 3.92 P_value = 0.047< 0.05 (n-1)R2= 3.92 Kết quả kiểm định cho thấy phần dư của mô hình trên có dấu hiệu tự tương quan, do đó các kết quả ước lượng được từ mô hình chưa phải là tốt nhất. Khắc phục tự tương quan bằng thủ tục Cochrane-Ocrcutt, ta thu được kết quả sau: Bảng 3.4: Kết quả khắc phục tự tương quan Kết luận rút ra từ mô hình Từ kết quả ước lượng mô hình trên ta có thể rút ra một số nhận xét: - Cung tiền M ảnh hưởng dương đến CPI, điều này hoàn toàn phù hợp về mặt lý thuyết cũng như thực tế, bởi lạm phát suy cho cùng vẫn là một hiện tượng mang bản chất tiền tệ. Khi NHTW bơm quá nhiều tiền vào lưu thông, đồng tiền sẽ bị mất giá, tạo sức ép gây lên lạm phát. Bởi thực tế chính sách tiền tệ của chính phủ chưa hiệu quả, chính phủ không kiểm soát được lượng tiền mặt trong lưu thông đặc biệt lượng kiều hối và đầu tư nước ngoài. Mặt khác ta thấy, DM2(-1) ảnh hưởng dương tới DCPI, do đó ta thấy được ảnh hưởng dài hạn của M2 lên CPI, từ đó cho thấy ảnh hưởng dài hạn của M2 lên lạm phát. Giá trị thống kê t=2.15, p_value=0.0<0.05, do đó bác bỏ giả thiết hệ số của biến này bằng không hay biến DM2(-1) là có ý nghĩa về mặt thống kê. - DGDP có quan hệ ngược chiều với DCPI. Giá trị thống kê = 4.8, p-value= 0.0 <0.05, do đó bác bỏ giả thiết hệ số của biến DGDP là bằng không hay hệ số của biến DGDP là có ý nghĩa về mặt thống kê, và trong mô hình thì biến này ảnh hưởng lên DCPI là rõ ràng nhất, như vậy có thể thấy đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh tới lạm phát. 3.2 Mô hình ARIMA Trong phần này chúng ta sẽ dùng một phương pháp thông dụng dùng trong dự báo chuỗi thời gian: Mô hình ARIMA. Mô hình này nhằm phân tích thống kê các giá trị quan sát cuả một chuỗi nhằm dự báo giá trị của chuỗi này trong tương lai. Mô hình ARIMA Do chuỗi CPI là chuỗi thời gian theo quý, chứa yếu tố thời vụ cao, vì thế em đã dùng trung bình trượt để loại bỏ yếu tố thời vụ. Do chuỗi số liệu theo quý nên em sử dụng trung bình trượt s thời kỳ (s=4) với các bước như sau: - Làm trơn số liệu bằng trung bình trượt s thời kỳ (s=4): CPI*= - Tính tỷ số CPI/CPI* - Tìm trung bình chỉ số thời vụ của từng quý - Tính chỉ số trung bình thời vụ chung - Hiệu chỉnh chuỗi CPI đã có để được chuỗi CPI. Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ lạm phát sau khi hiệu chỉnh mùa vụ: Nhìn vào sơ đồ này cho thấy chuỗi lạm phát này không có một xu thế rõ ràng, do vậy chúng ta cần sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị để kiểm tra tính dừng của chuỗi. Bảng 3.5. Kiểm định nghiệm đơn vị Kết quả cho thấy với = 1%, 5%, 10%. Do vậy chuỗi tỷ lệ lạm phát là chuỗi dừng, với mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%. Do đ ó ta có thể bắt đầu xây dựng mô hình ARIMA cho chuỗi lạm phát. Để dự đoán các giá trị p v à q, ta xem xét lược đồ tương quan sau: Bảng 3.6. Lược đồ tương quan của chuỗi tỷ lệ lạm phát Với hệ số tương quan riêng = 0.508 # 0 (p_value = 0 < 0.05), các giảm dần, mặt khác . Với hệ số tự tương quanta thấy =0.5.08 # 0 (p _ value < 0.05), sau đó là giảm dần,. Do vậy mô hình trung bình trượt đồng liên kết tự hồi quy ARIMA đối với chuỗi tỷ lệ lạm phát có thể có p =1, 2, 3 và q= 1, 2, 3. Qua các kết quả ước lượng (phần phụ lục) kết hợp với tiêu chuẩn Akaike, Schwarz ta thấy mô hình có hệ số chặn với biến AR(1), MA(3) là tốt nhất (cả hai tiêu chuẩn Akaike, Schwarz đều đạt min),tất cả các đều nằm trong khoảng tin cậy 95%, phần dư của mô hình là nhiễu trắng. Do vậy mô hình tốt hơn cả là mô hình ARIMA(1,0,3) Bảng 3.7a. Kết quả ước lượng mô hình AR(1), MA(3) Bảng 3.7b: Lược đồ tương quan của phần dư Xem xét đồ thị phần dư và các giá trị kiểm định Q, ta thấy phần dư của mô hình trên là nhiễu trắng, ngoài ra các hệ số của AR(1) và MA(3) đều có ý nghĩa thống kê: Dự báo Từ kết quả thu được của mô hình trên, ta có: lphat+ + lphat=0.0078+ut; ut = 0.496 ut-1 + 0.395 εt-3 + εt. lphat=0.0039+0.496lphat+0.395 lphatt+1=0.0039+0.496lphatt+0.395 (=0 do chỉ có t thời kỳ). Bảng 3.8: Chỉ số thời vụ từng quí Q1 Q2 Q3 Q4 1.006813 1.002819 0.996472 0.993896 Sau khi thu được kết quả dự báo, nhân các kết quả dự báo với chỉ số thời vụ tương ứng cho từng quí, ta thu được giá trị dự báo cho lạm phát tương ứng với từng quí: Bảng 3.9. Kết quả dự báo 2007/Q1 2007/Q2 2007/Q3 2007/Q4 2008/Q1 2008/Q2 2008/Q3 2008/Q4 0.89 0.52 0.42 0.73 0.59 0.55 0.54 0.66 Hình 3.4: Đồ thị chuỗi lạm phát dự báo CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận chung Qua các phân tích ở trên, ta thấy hai biến số cơ bản là cung tiền và GDP đều có ảnh hưởng mạnh tới lạm phát. Điều này phù hợp với các kết quả nghiên cứu khác và phù hợp với lý thuyết chung về lạm phát. Lạm phát vẫn là một hiện tượng tiền tệ, tuy nhiên ở VN việc dùng vàng và đô la để thanh toán trong các giao dịch có giá trị cao như bất động sản vẫn diễn ra bình thường (hiện tượng đô la hoá) và lượng tiền này đáng lý ra được đo lường như một phần của khối tiền mạnh M2 nhưng tất cả nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ. Tất cả những điều đó có thể làm cho cung tiền tăng lên rất nhiều so với những gì mà các báo cáo thống kê công bố. Vì thế, khi ước lượng mô hình chúng ta có thể nhận được một số kết quả không phù hợp với lý thuyết (hệ số của biến DM2 dương không ý nghĩa về mặt thống kê). Do đó cũng không loại trừ giả định số liệu tiền tệ là thiếu tin cậy. Trong những năm gần đây, mức cung tiền luôn tăng cao hơn rất nhiều so với mức tăng trong GDP, nên việc xảy ra lạm phát cao là điều tất yếu. Ngoài ra các yếu tố ảnh hưởng từ sự tăng giá của các mặt hàng chính trên thế giới như: giá dầu, gi á nguyên liệu xây dựng, giá lương thực thực phẩm,... là các yếu tố góp phần làm cho lạm phát tăng cao. Các chỉ số thời vụ của lạm phát cho thấy lạm phát thường rất cao vào dịp Tết (quí 1), sau đó sẽ có xu hướng giảm dần so với các tháng đầu năm và sẽ có xu hướng tăng trở lại vào các tháng cuối năm, đặc biệt là trước dịp tết, khi mà nhu cầu tiêu dùng hàng hoá của người dân được đẩy mạnh. 4.2 Kiến nghị Chính sách tiền tệ và tài chính phải vẫn phải là những chính sách điều chỉnh linh hoạt, cụ thể vào diễn biến thị trường .Tiếp tục chính sách tiền tệ thắt chặt, tuy nhiên chính sách tiền tệ cần thực hiện mềm dẻo. Khi giá có xu hướng ổn định thì cần phải nới lỏng dần chính sách tiền tệ về mức bình thường để đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả ( hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất) Hạn chế dùng các công cụ trực tiếp điều chỉnh mức tín dụng. Cần dùng các công cụ khác để điều chỉnh, chẳng hạn dự trữ bắt buộc, tác dụng cũng tương đương lại tránh bóp méo thị trường hơn. Kiểm soát tín dụng theo hướng tăng cường giám sát trong nội bộ ngành ngân hàng, hạn chế nợ xấu vì đây là những lỗ hổng làm lạm phát tăng cao do tín dụng tăng nhiều hơn giá trị tài sản trong nên kinh tế. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ và có chính sách phù hợp đối với vốn ODA, vốn đầu tư nước ngoài, và lượng vốn Kiều bào. Đẩy mạnh sản xuất trong nước, đăc biệt là các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng mà chúng ta có thế mạnh, nhằm thay thế nhập khẩu, tăng cường xuất khẩu, để làm tăng tổng cung, giảm áp lực về lạm phát do cung không đủ cầu. Trong đó đặc biệt chú trọng đến sản xuất nông nghiệp, đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm trong nước và dành cho xuất khẩu. Hoãn lộ trình tăng giá điện, xăng dầu, có chính sách trợ giá đối với các mặt hàng thiết yếu khi giá cả tăng cao nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí cho người dân, để giảm bớt áp lực tâm lý tăng giá. Kiểm soát chặt chẽ giá cả thị trường, đặc biệt là giá cả của các mặt hàng thiết yếu. Đẩy mạnh chống gian lận thương mại: đối với một số ngành cần phải xem xét vị thế độc quyền của doanh nghiệp để tránh trường hợp các doanh nghiệp cấu kết nâng giá làm thiệt hại cho người tiêu dùng. Trong 6 tháng đầu năm 2007 có hiện tượng các doanh nghiệp đẩy gia thép lên cao do giá phôi thép tăng, mặc dù phôi dùng để sản xuất giá thép lúc đó đã đựơc nhập với giá thấp. Hơn nữa khi giá phôi thép giảm nhưng giá thép đầu ra vẫn tăng. Rõ ràng các doanh nghiệp ngành thép đã chi phối thị trường theo hướng có lợi cho mình, có thể gây nên những tác động xấu cho nền kinh tế. Xây dựng chỉ số lạm phát cơ bản làm trung tâm cho chính sách tiền tệ. Hiện nay chỉ có một vài nhóm hàng có tốc độ tăng giá cao, chủ yếu tập trung vào lương thực thực phẩm, trong khi nông nghiệp chỉ chiếm 20%GDP, vì vậy cần phải xây dựng chỉ số giá phản ánh chung mức tăng giá trong toàn nền kinh tế làm chỉ số trung tâm trong điều hành . CPI chỉ nên dùng để đo mức sống và điều chỉnh thu nhập (tăng lương cơ bản). Nếu chỉ là tăng giá cục bộ trong từng nhóm hàng ( các nhóm hàng khác không tăng nhiều hoặc giảm giá) thì các biện pháp điều hòa cung cầu cần được chú trọng, không nên dùng biện pháp tiền tệ quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng. Khi dự đoán có lạm phát có thể xẩy ra, nhà nước cần có chính sách bù giá cho dân thông qua các chính sách điều chỉnh tiền lương hợp lý, đặc biệt là chính sách lương hưu và trợ cấp cho các hộ gia đình nghèo để cải thiện mức sống của dân cư khi có lạm phát xảy ra. TỔNG KẾT Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát là bài toán luôn thường trực trên bàn nghị sự của các chính phủ nhưng cũng khó giải nhất đối với tất cả nền kinh tế, kể cả nền kinh tế thị trường phát triến. VN cũng không phải ngoại lệ. Ở quốc gia nào cũng vậy, mục tiêu kinh tế hàng đầu là đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. VN đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và liên tục nhằm phù hợp với xu thế kinh tế thế giới và đáp ứng yêu cầu nội tại của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc lựa chọn con đường tăng trưởng lại cực kỳ khó khăn. Thực tế khó có thể phát triển nhanh, mà giữ vững được trong dài hạn vì bản thân tăng trưởng kinh tế nhanh thường chứa đựng nhiều yếu tố gây mất cân đối, nổi bật nhất chính là tăng trưởng quá nóng, lạm phát tăng. Trong những năm qua, kinh tế VN tăng trưởng cao nhưng đối với không ít người, việc tăng trưởng chưa thực sự mang nhiều ý nghĩa, bởi những người hưởng lương hưu, công chức, người lao động trực tiếp và đặc biệt là người nông dân, những người nghèo, phải đối chọi với của việc tăng giá do lạm phát, chi phí cho cuộc sống trở nên đắt đỏ, đè nặng lên túi tiền vốn eo hẹp của người dân. Để đảm bảo sản lượng cao, tạo nhiều công ăn việc làm, ổn định mức giá thị trường và cân bằng cán cân thương mại, kinh tế VN cần phải trang bị cho mình một công cụ chính sách lớn mang tính chất bao trùm. Lạm phát luôn là vấn đề nhức nhối đối với mỗi quốc gia, không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng mà còn ảnh hưởng đến toàn sự phát triển kinh tế toàn cầu. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, nhất là khi VN vẫn còn là một nước nghèo, thì lạm phát luôn là một vấn đề nan giải cần phải được chú trọng quan tâm, Nhà nước cần phải có những biện pháp, những công cụ mạnh để dự phòng và khắc phục lạm phát không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong cả dài hạn, đảm bảo cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững. Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên chắc chắn luận văn của em sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em mong nhận được sự đánh giá, góp ý của các thầy cô và các bạn sinh viên, các cô chú, anh chị ở Viện Khoa học Tài chính, để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình em, bạn bè, những người luôn cổ vũ, động viên, giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian qua. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến chú Bùi Ngọc Tuyến, cùng các anh chị ở Viện Khoa học Tài chính và cô Nguyễn Thị Minh-người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10, tháng 6, năm 2008 Sinh viên Vũ Thị Huyền Trang TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Quang Dong, Vũ Thiếu, 2006, Giáo trình kinh tế lượng (cơ bản và nâng cao), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Nguyễn Quang Dong,2006, Bài tập kinh tế lượng, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Tổng cục Thống kê, 2006, Niên giám Thống kê, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW, 2004, Kinh tế VN, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. David Begg, 2004, Kinh tế học, Nxb Thống kê, Hà Nội. Gregory Mankiw, 2005, Kinh tế học vĩ mô, Nxb Thống kê, Hà Nội. IMF, 1995-2008, Statistic National Economics, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Website: www.gso.gov.vn www.imf.org www.sbv.gov.vn www.vietnamnet.com.vn PHỤ LỤC Bảng 1a: Kết quả ước lượng mô hình AR(1), AR(3), MA(1), MA(3) Bảng 1b: Lược đồ tương quan chuỗi phần dư Bảng 2a: Kết quả ước lượng mô hình AR(1), AR(3), MA(1) Ơ Bảng 2b: Lược đồ tương quan chuỗi phần dư Bảng 3a: Kết quả ước lượng mô hình AR(1), AR(3), MA(1) Bảng 3b: Lược đồ tương quan chuỗi phần dư Bảng 4a: Kết quả ước lượng mô hình AR(1), AR(3), MA(3) Bảng 4b: Lược đồ tương quan chuỗi phần dư Bảng 5a: Kết quả ước lượng mô hình AR(1), MA(1), MA(3) Bảng 5b: Lược đồ tương quan chuỗi phần dư Bảng 6a: Kết quả ước lượng mô hình AR(3), MA(1), MA(3) Bảng 6b: Lược đồ tương quan chuỗi phần dư Bảng 7a: Kết quả ước lượng mô hình AR(3), MA(1) Bảng 7b: Lược đồ tương quan chuỗi phần dư Bảng 8a: Kết quả ước lượng mô hình AR(3), MA(3) Bảng 8b: Lược đồ tương quan chuỗi phần dư Bảng 9a: Kết quả ước lượng mô hình AR(1), AR(2), AR(3), MA(1) Ơ Bảng 9b: Lược đồ tương quan chuỗi phần dư Bảng 10a: Kết quả ước lượng mô hình AR(1), AR(2), MA(1) Bảng 10b: Lược đồ tương quan chuỗi phần dư Bảng 11: Bảng số liệu M2 GDP CPI M2 GDP CPI 1995 Q1 37566700 41609 106.13 2001 Q1 216184900 58368 129.13 Q2 38543100 49666 109.87 Q2 226932900 78637 128.17 Q3 41496800 48959 111.37 Q3 235254000 71589 128.07 Q4 45282500 55333 112.07 Q4 250845000 83713 128.87 1996 Q1 48351500 46744 115.13 2002 Q1 256018000 62213 131.9 Q2 49701700 54896 116.1 Q2 263877000 84173 132.33 Q3 54236800 51701 114.73 Q3 269684000 76681 132.53 Q4 56926100 60493 115.83 Q4 284144000 90068 133.3 1997 Q1 57985400 52143 118.63 2003 Q1 300781000 66441 135.77 Q2 61866300 59004 118 Q2 324527000 89610 135.93 Q3 67297600 56844 118.37 Q3 341303000 82902 135.37 Q4 70777000 63211 119.63 Q4 378060000 96868 135.87 1998 Q1 72658600 55093 123.2 2004 Q1 404094000 71080 139.97 Q2 76165800 63701 125.93 Q2 420263000 95954 142.87 Q3 82443200 60758 126.97 Q3 445393000 89537 144.7 Q4 87395600 63048 128.63 Q4 495448000 105521 145.43 1999 Q1 92640900 51576 131.93 2005 Q1 517025000 76371 148.7 Q2 99086300 68930 131.13 Q2 562831211 103670 150.67 Q3 107305300 62613 129.93 Q3 666691550 97829 152.03 Q4 145469900 73151 128.83 Q4 690652292 115119 153.63 2000 Q1 160758800 54452 130.4 2006 Q1 739600000 81984 156.73 Q2 168406500 73512 128.93 Q2 782900000 111361 157.83 Q3 179576700 66922 127.8 Q3 848085878 106416 159.07 Q4 196994000 78696 128.43 Q4 922672414 125327 160.17

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSử dụng mô hình Kinh tế lượng phân tích tác động của một số yếu tố cơ bản tới lạm phát và dự báo lạm phát ở Việt Nam.doc
Luận văn liên quan