Đề tài Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại Việt Nam hiện nay

Ở các nước, điều kiện để nhận được vốn kích thích kinh tế rất chặt chẽ, khắt khe và được công bố công khai. Vấn đề này ở Việt Nam tuy đã được Chính phủ quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về hai mặt là tính chặt chẽ, nghiêm khắc của các điều kiện và mức độ công khai về thông tin. Điều này có thể khiến các giải pháp kích thích kinh tế bị chệch mục đích, bị lạm dụng, lợi dụng. Thứ nhất, như đã đề cập, liệu nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ có phải chỉ tạo ra hoạt động đảo nợ và như vậy nguồn vốn không đi vào nền kinh tế mà vẫn nằm lại tại các tổ chức tín dụng. Lý do đặt ra câu hỏi này là sự tăng trưởng khá nhanh của các chỉ tiêu tiền tệ - tín dụng chỉ trong một thời gian ngắn như vừa qua. Nhìn vào các chỉ tiêu tiền tệ - tín dụng trong thời gian qua, nghi ngờ về hoạt động đảo nợ là có cơ sở. Bởi trong hoàn cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thực sự khởi sắc, các DN không có nhiều cơ hội triển khai đầu tư dự án mới hay mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thì nguồn vốn tín dụng tăng nhanh được đầu tư vào đâu.

docx100 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2660 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt của Chính phủ khi chuyển đổi mục tiêu ưu tiên từ kiềm chế lạm phát sang ưu tiên ngăn chặn suy giảm kinh tế. Trong đó gói kích cầu ngày càng trở thành giải pháp nổi bật và là gói giải pháp tài chính đang được bàn thảo nhiều nhất. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện đã và đang xuất hiện những tồn tại và hạn chế cần quan tâm. Thực tế cho thấy, tính hai mặt của chính sách là điều luôn luôn được đề cập. Vấn đề là làm sao trong thực thi chính sách phải hạn chế được tính tiêu cực của nó. Câu chuyện kích cầu cũng tương tự như vậy. Những nguy cơ luôn được đặt cạnh cơ hội. Chính vì thế, để kích cầu thực sự là một cơ hội, thì đòi hỏi đồng vốn do người dân đóng góp phải được giám sát chặt chẽ, sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng. Gần đây, chính phủ đang đề xuất gói kích cầu lần hai kể từ năm 2009, tuy nhiên vẫn đang bị trì hoãn là do các yếu tố kinh tế chưa thật sự phù hợp. Sự nhận thức và vận dụng học thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới Chủ nghĩa tự do mới là một trong những trào lưu tư tưởng kinh tế lớn xuất hiện từ những năm 1930 và phát triển cho tới nay. Lý luận kinh tế của chủ nghĩa tự do mới một mặt kế thừa quan điểm truyền thống của phái Cổ điển, đề cao tư tưởng tự do kinh tế, nhấn mạnh bản năng tự điều tiết của các quan hệ thị trường như một thuộc tính tự nhiên. Mặt khác, trường phái này lại muốn xây dựng một hệ thống lý thuyết mới nhằm điều tiết nền kinh tế thị trường hiện đại một cách có hiệu quả hơn trên cơ sở khai thác những luận điểm của các phái phi cổ điển. Theo Chủ nghĩa tự do mới, nền kinh tế thị trường hiện đại có khả năng tự điều tiết cao, do vậy sự can thiệp của chính phủ vào tiến trình hoạt động của thị trường là cần thiết nhưng cũng chỉ nên giới hạn theo phương châm “thị trường nhiều hơn, nhà nước can thiệp ít hơn.” Trào lưu Tự do mới xuất hiện ở nhiều nước tư bản với các tên gọi khác nhau, trong đó điển hình là các khuynh hướng ở Mỹ và ở Đức. Lý thuyết tự do kinh tế ở Mỹ biểu hiện thành nhiều trào lưu cụ thể với những tên gọi khác nhau. Trong đó nổi bật là phái Trọng tiền, phái Trọng cung, và phái Kinh tế vĩ mô mong đợi hợp lý. Phái Trọng tiền đã cổ vũ nhiệt tình cho một nền kinh tế thị trường tự do không có sự can thiệp của chính phủ. Theo phái Trọng tiền, sự can thiệp của nhà nước thường phá vỡ những cân bằng tự nhiên của thị trường do vậy có hại cho nền kinh tế... Milton Friedman chủ trương để cho nền kinh tế thị trường tự do điều tiết, nhà nước can thiệp chỉ làm xấu thêm tình hình của thị trường, vì nếu thị trường có khuyết tật thì bản thân nhà nước cũng có khuyết tật của nó. Một số đại biểu khác thì khẳng định trong nền kinh tế thị trường hiện đại, không thể bác bỏ nhà nước, nhưng họ đòi hỏi nhà nước phải điều tiết, điều chỉnh nền kinh tế theo những qui tắc có tính chuẩn mực đồng thời kiên quyết phản đối cách điều tiết theo kiểu tuỳ hứng của các chủ thể quản lý. Họ cho rằng, đó là một khuynh hướng khó tránh khỏi, vì theo kinh nghiệm, khi ban hành các quyết định quản lý, chính phủ thường thiên về lợi ích của bản thân mình hơn là lợi ích của dân chúng. Chính vì vậy cần xác lập một hệ thống nguyên tắc của chính sách và những nguyên tắc này phải mang tính khách quan, độc lập với ý muốn chủ quan tuỳ tiện của chính phủ. Trong hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách cơ bản và quan trọng nhất chính là chính sách tiền tệ. Phái Trọng cung thì cho rằng, nguyên nhân làm nền kinh tế Mỹ suy yếu cả ở trong nước và cả trên thị trường quốc tế những năm 1970 nằm ngay trong chính sách kinh tế của nhà nước Mỹ khẳng định “…việc nhà nước sử dụng sai chính sách tiền tệ - tín dụng đã làm toàn bộ nền sản xuất bất ổn định và nạn lạm phát phát triển nhanh chóng.” Các nhà Trọng cung phủ nhận tính hiệu quả của chính sách tài khoá và hiệu lực khuyếch đại vào sản lượng của “lý thuyết số nhân” của J.M. Keynes. Họ đề cao một chính sách kinh tế giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của nhà nước bằng cách kết hợp giữa giảm thuế và bãi bỏ các qui định hạn chế gây cản trở cho sức cung. Hơn nữa, họ còn cho rằng nhà nước cần phải từ bỏ chính sách phân phối lại, vì “nhà nước càng ra tay can thiệp để chữa trị bệnh nghèo túng thì số người nghèo túng càng tăng lên.”. Phái Kinh tế vĩ mô mong đợi hợp lý cũng cho rằng, đa số chính sách của nhà nước ít có tính hiệu quả, hoặc chỉ đạt hiệu quả ở mức rất thấp. Xuất phát từ giả định trong nền kinh tế thị trường hiện đại, ứng xử kinh tế của mọi người đều dựa trên những dự liệu hợp lý, dân chúng có thể hiểu biết về tình trạng của nền kinh tế không kém gì nhà nước và các nhà kinh tế học chuyên nghiệp. Cùng với kinh nghiệm của mình, dân chúng có thể dự liệu một cách hợp lý những tình huống kinh tế có thể xảy ra trong tương lai gần, và từ đó sẽ điều chỉnh hoạt động kinh tế. Vì vậy, chính sách kinh tế của nhà nước chỉ có hiệu quả nhất định đối với mức sản lượng và việc làm khi sự điều chỉnh này gây ra sự bất ngờ đối với dân chúng, khiến cho dân chúng hiểu sai tình hình kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả của các chính sách điều tiết của chính phủ cũng chỉ là nhất thời vì trong điều kiện thiết chế tự do dân chủ được xác lập vững chắc, dân chúng hoàn toàn có thể chủ động trong việc tự điều chỉnh cách ứng xử, và cách gây bất ngờ của chính phủ ở những lần ra chính sách khác sẽ không có hiệu quả. Tựu chung lại, các phái của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ về cơ bản đều cho rằng, chính sách can thiệp kinh tế của nhà nước có hại nhiều hơn có lợi và nên giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế.Cũng là một khuynh hướng của chủ nghĩa tự do mới, ở Đức, khuynh hướng này có tên là Chủ nghĩa thị trường xã hội. Cách nhìn nhận của phái Kinh tế thị trường xã hội về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế có sự khác biệt so với các phái tự do mới của Mỹ. Trong nền kinh tế thị trường xã hội, các quá trình kinh tế - xã hội vận hành trên nguyên tắc cạnh tranh có hiệu quả và phát huy cao độ tính chủ động và sáng kiến của các cá nhân, do đó chính phủ chỉ can thiệp vào nơi nào cạnh tranh không có hiệu quả, ở nơi cần phải bảo vệ và thúc đẩy cạnh tranh có hiệu quả. Nền kinh tế thị trường xã hội đòi hỏi nhà nước phải mạnh. Song chỉ can thiệp với mức độ và tốc độ cần thiết và phải dựa trên hai nguyên tắc hỗ trợ và tương hợp. Nếu nguyên tắc hỗ trợ liên quan tới câu hỏi liệu nhà nước có nên can thiệp hay không, thì nguyên tắc tương hợp lại đề cập tới việc sự can thiệp đó nên được thực hiện như thế nào. Nguyên tắc hỗ trợ xác định chức năng của nhà nước phải khơi dậy và bảo vệ các nhân tố của thị trường, ổn định hệ thống tài chính - tiền tệ, duy trì chế độ sở hữu tư nhân và giữ gìn trật tự an ninh và công bằng xã hội. Nguyên tắc tương hợp làm cơ sở để nhà nước hoạch định các chính sách kinh tế phù hợp với sự vận động của các qui luật trong nền kinh tế thị trường đồng thời phải đảm bảo được các mục tiêu kinh tế - xã hội của mình, trong đó bao gồm các chính sách: toàn dụng nhân lực, tăng trưởng, chống chu kỳ, thương mại và chính sách đối với các ngành và các vùng lãnh thổ. Như vậy, trong nền kinh tế thị trường xã hội, nhà nước phải đề ra những chính sách kinh tế tích cực, tức là nhà nước phải là người bảo vệ sở hữu tư nhân, phải có trách nhiệm không để cho các nguyên tắc cạnh tranh bị phá vỡ, phải đưa ra những khuôn khổ và qui tắc, “luật chơi” trong cạnh tranh, đồng thời với việc tạo lập những bộ máy kiểm soát thực hiện các luật chơi đó. Nhà nước có thể can thiệp tự do - thông qua các chính sách tín dụng, tiền tệ, thuế... nhưng không được can thiệp vào hoạt động kinh tế của bản thân các xí nghiệp, ngay cả những xí nghiệp nằm trong các tập đoàn, các tổ chức có tính chất độc quyền. Mặt khác, nhà nước phải làm cho nền kinh tế thị trường càng ngày càng mang tính xã hội, làm dịu các mâu thuẫn xã hội thông qua phân phối lại thu nhập quốc dân. Theo hướng đó, hệ thống thuế của nhà nước là vô cùng quan trọng. Theo phái này, tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá chính sách cũng như vai trò kinh tế của nhà nước và khu vực tư nhân trước sau vẫn là hiệu quả kinh tế. Cho nên khả năng giải quyết các vấn đề xã hội của nhà nước về căn bản phụ thuộc vào tính hiệu quả của nền kinh tế. Khu vực tư nhân là chỗ dựa để nhà nước có thể thực hiện những chính sách phúc lợi xã hội, đặc biệt là đối với những lĩnh vực quan trọng có liên quan tới chất lượng của nguồn nhân lực, hay việc cung ứng những dịch vụ bảo hiểm, kể cả trách nhiệm của nhà nước trong việc giải quyết những rủi ro kinh tế, rủi ro xã hội, trong đó có cả trợ cấp đối với người thất nghiệp - theo hướng tăng tính xã hội của nền kinh tế. Với các quan điểm nêu trên, những đại biểu của học thuyết nền kinh tế thị trường xã hội ở Đức đã đưa nhà nước lên tầm cao hơn hẳn chủ nghĩa tự do cũ. Trong mô hình nền kinh tế thị trường xã hội, về nguyên tắc, nguyên lý nhà nước tối thiểu vẫn có giá trị với việc duy trì hiệu năng và tạo ra những cân bằng xã hội bên ngoài nền kinh tế; trong nền kinh tế đó mọi hoạt động của nhà nước phải chịu sự kiểm soát của các công cụ pháp lý, đồng thời nhà nước phải đưa ra được các chính sách thống nhất, không đối đầu, không đi ngược lại thị trường nhưng có trách nhiệm sửa chữa được các sai lệch thị trường và đảm bảo không thay thế các sai lệch thị trường bằng các sai lệch của nhà nước. Chủ nghĩa tự do mới có mặt tích cực đối với các nền kinh tế - xã hội. Nó khiến các nước phải chăm lo tới tính minh bạch trong quan hệ giữa nhà nước và khu vực tư nhân, chủ nghĩa tư bản thân hữu (crony capitalism) sẽ bị tấn công mạnh mẽ và đẩy lùi. Hiệu quả của sản xuất sẽ được nâng cao vượt bậc, do cơ chế thị trường đảm bảo phân phối các nhân tố sản xuất một cách hợp lý nhất. Tuy nhiên, do nhấn mạnh mục tiêu phát triển kinh tế, chủ nghĩa tự do mới chủ trương cắt giảm các chi phí cho dân sinh xã hội, coi các chi phí này là gánh nặng kìm hãm khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế: có thể nói chủ nghĩa tự do Mới mâu thuẫn với mục tiêu phát triển xã hội, văn hoá. chủ nghĩa tự do Mới chủ trương bỏ hoàn toàn sự điều tiết của nhà nước, để mặc logic thị trường quyết định vấn đề tổ chức của đời sống kinh tế, xã hội và cho rằng phát triển kinh tế trong một xã hội sẽ khiến cho người giàu thêm giàu, song phúc lợi cũng sẽ "nhỏ giọt" xuống cho những người nghèo.Thực tế đã cho thấy phát triển không đồng nghĩa với việc xoá đói giảm nghèo trong từng xã hội. Với việc của cải sẽ tập trung vào tay một thiểu số trong mỗi xã hội và trên toàn thế giới, tình trạng nghèo khó sẽ gia tăng không chỉ trong thế giới đang phát triển mà còn trong bản thân các nước phát triển, khiến khả năng tiêu thụ hàng hoá sẽ không tương xứng với khả năng cung cấp hàng, cộng với khả năng lưu chuyển cao không hạn chế của đầu tư (ngắn hạn) sẽ khiến độ rủi ro, bất ổn định của các nền kinh tế tăng lên. John Mead cho rằng việc hiệu quả của sản xuất và thương mại tăng cao, nhưng của cải lại bị tập trung hoá cao độ trên bình diện toàn cầu sẽ dẫn đến hậu quả là mức cầu hàng hoá không cân xứng với mức cung, do đó khả năng nền kinh tế thế giới bị đình trệ sẽ rất lớn. Rủi ro dưới dạng khủng hoảng thừa và khủng hoảng tài chính sẽ tăng lên. Đó là chưa kể tới việc trong thời buổi ngày nay khi tăng trưởng kinh tế quyết định sự ổn định chính trị, đặc biệt khi nhiều chính thể trong mô hình các nhà nước phát triển (development states) đã giành được tính hợp pháp của mình trên cơ sở phát triển kinh tế, các bất ổn định kinh tế lớn có khả năng dẫn đến bất ổn định xã hội (trường hợp Indonesia) và thách thức tính hợp pháp của các chính thể đó. Một nét mới trong quan hệ giữa các nước phát triển và đang phát triển thể hiện qua vai trò và nội dung của các định chế quốc tế chủ yếu vẫn do các nước lớn đặt ra. Những định chế này nay đã đi vào điều chỉnh các chính sách kinh tế vốn trước đây thuộc về phạm trù quốc nội. Ví dụ điển hình là những điều kiện cho vay của IMF. Một ví dụ khác là vai trò trong tương lai của WTO làm khuôn khổ cho các cuộc đàm phán mậu dịch quốc tế sau vòng đàm phán Uruguay, trong đó các vấn đề tiêu chuẩn lao động, môi trường, chính sách cạnh tranh vốn đã được đề cập đến nhiều trong các tranh chấp hay cọ xát thương mại hiện nay, chắc chắn sẽ là các vấn đề chiếm ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của WTO. Tất nhiên việc làm hài hoà các thực tiễn khác nhau về các vấn đề này sẽ là một mục tiêu mà các cuộc đàm phán trong tương lai sẽ bàn đến. Nhưng có một điều đáng lưu ý là trong khi các nước tư bản phát triển trên thế giới đòi các nước đang phát triển cải thiện các điều kiện xã hội, họ không có ý đòi các công ty xuyên quốc gia chịu trách nhiệm nâng cao các điều kiện xã hội ở các nước nhận đầu tư này. Nhìn tổng thể, toàn cầu hoá về bản chất là quá trình tự do hoá trên quy mô toàn cầu. Trên thị trường tự do toàn cầu, các chủ thể kinh tế có cơ hội và năng lực mở rộng khả năng lựa chọn hơn, tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy. Đây là quá trình phát triển tất yếu, Vì vậy, trong khuôn khổ tự do toàn cầu, thị trường toàn cầu, nền kinh tế thế giới cần phải có các công cụ điều tiết, công cụ giám sát mang tính chất toàn cầu. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn với tất cả các nước và tổ chức quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi”. Là nước đi sau do những hoàn cảnh lịch sử, chúng ta rất xem trọng học tập và tiếp thu những thành tựu của các quốc gia đi trước một cách có chọn lọc và vận dụng thích hợp với tình hình thực tế của nước ta. Vì vậy, trước những luận thuyết kinh tế mới chúng ta phải thận trọng cân nhắc, biết chọn lọc cái đúng, gạt bỏ cái sai, không phủ định hết cũng không học tập một cách giáo điều. Khi chủ nghĩa tự do mới hối thúc tư hữu hóa, Nhà nước Việt Nam chủ trương sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam vừa hợp tác vừa cạnh tranh với các doanh nghiệp tư bản nước ngoài nên cần giảm mạnh những doanh nghiệp nhỏ, thua lỗ và tập trung hơn vào các ngành và lĩnh vực then chốt. Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục giữ vai trò nồng cốt trong toàn bộ nền kinh tế đất nước, đáp ứng cơ bản những yêu cầu về quốc phòng và an ninh, về những dịch vụ công ích hướng về người nghèo. Nhà nước giữ cổ phần chi phối trong những doanh nghiệp quan trọng với quốc kế dân sinh. Chúng ta cổ phần hóa chứ không tư hữu hóa, kiên quyết chống lại những khuynh hướng lệch lạc nhằm biến cổ phần hóa thành tư hữu hóa. Chủ nghĩa xã hội dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, chứ không dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Khi chủ nghĩa tự do mới muốn lôi cuốn Việt Nam vào nền kinh tế thị trường không hạn chế, tất cả để cho “bàn tay vô hình của thị trường” xếp đặt, Nhà nước ta chủ trương một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước. Khi chủ nghĩa tự do mới lấy cạnh tranh làm động lực duy nhất, Nhà nước ta chủ trương nâng cao sức cạnh tranh đi đôi với đoàn kết và thi đua xã hội chủ nghĩa, không phải là cạnh tranh bóp chết đối thủ để tìm kiếm siêu lợi nhuận. Khi chủ nghĩa tự do mới hối thúc tư hữu hóa dịch vụ xã hội, Nhà nước ta khuyến khích tăng cường các dịch vụ cho người nghèo thông qua đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa trong hai lĩnh vực y tế và giáo dục đào tạo. Khi chủ nghĩa tự do mới đòi hỏi “lao động linh hoạt” buộc công nhân làm thêm 400 – 500 giờ một năm, Nhà nước ta nhận thấy làm thêm cũng là cần thiết trong sản xuất thời vụ hoặc khi đến thời điểm giao hàng… nhưng khống chế trong phạm vi 200 giờ một năm đi kèm trả công làm thêm và các chế độ khác. Người lao động trong các doanh nghiệp bị phá sản mà có đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo mức lương cũ và được điều chỉnh tăng thêm 10%. Khi chủ nghĩa tự do mới yêu cầu tự do hóa lĩnh vực tài chính – ngân hàng, Nhà nước ta rất thận trọng bởi đây là vấn đề sinh tử của quốc gia. Ngân hàng Sài Gòn thương tín (SACOMBANK) đang đàm phán với Ngân hàng ANZ về các khoản chi tiết trước khi ký hợp đồng chính thức sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho SACOMBANK bán 10% cổ phần cho ANZ. Ngân hàng này sẽ là cổ đông nước ngoài thứ ba sở hữu cổ phần của SACOMBANK sau Công ty Tài chính quốc tế (IFC) và Công ty quản lý quỹ DRAGON CAPITAL. Những trường hợp bán cổ phần của Ngân hàng Ngoại thương (VIETCOMBANK) và Ngân hàng đồng bằng sông Cửu Long đã được nghiên cứu rất kỹ trước khi có quyết định Trong hơn 20 năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta có sự thay đổi và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Để đạt được những thành tựu ấy chúng ta không thể quên được bước ngoặt lịch sử trong cơ chế chuyển đổi nền kinh tế đất nước, mà cột mốc của nó là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế Nhà nước. Đối với nước ta, từ một nền kinh tế tiểu nông, muốn thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và nhanh chóng đạt đến trình độ của một nước phát triển thì tất yếu phải đổi mới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: "Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh". Mục tiêu đó là sự cụ thể hoá các học thuyết kinh tế vào hình thái kinh tế -xã hội và hoàn cảnh cụ thể của xã hội Việt Nam. Nó cũng là mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Đó là nhiệm vụ quan trọng có tầm cỡ to lớn, đòi hỏi phải đi từ cái cụ thể đến cái tổng thể. Trước hết cần hiểu rõ thực trạng và những định hướng trung của Việt Nam trình độ lực lượng sản xuất ở mức thấp, quá độ lên chủ nghĩa xã hội lại không phải từ chủ nghĩa tư bản mà từ bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản với tư cách là một chế độ xã hội. Vì vậy cần phải nhận thức đầy đủ và sáng tạo các quy luật khách quan, trong đó quy luật sản xuất phù hợp với tính chất trình độ lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất nhằm cải tạo các thành phần kinh tế khai thác mọi tiềm năng sản xuất. Phát huy tính chủ động sáng tạo của chủ thể các thành phần kinh tế trong nền kinh tế nhiều thành phần kinh tế quốc doanh phải phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả để thực sự có tác dụng chủ đạo với các thành phần kinh tế khác Đó là một trong những phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước ta. Hơn nữa sự vận dụng đúng đắn của các quy luật quan hệ sản xuất, phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là cần thiết. Bên cạnh đó từng bước cơ sở xây dựng hạ tầng và cơ sở thượng tầng. Đặc biệt là xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Thực hiện đa dạng hoá về tình hình sản xuất quản lý và phân phối theo lao động. Sự nhận thức và vận dụng Học thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại “Trường phái chính hiện đại” ra đời từ những năm 60 – 70 của thế kỷ XX với tư tưởng xuyên suốt là cần sự kết hợp của cơ chế thị trường tự do cạnh tranh và vai trò điều tiết vĩ mô kinh tế của Nhà nước. Từ khi thâm nhập vào Việt Nam, các lý thuyết của trường phái chính hiện đại đã trở thành nền tảng định hướng cho sự phát triển của kinh tế nước ta hiện nay. Đặc điểm nổi bật của học thuyết kinh tế trường phái chính hiện đại là: Vận dụng một cách tổng hợp các lí thuyết và phương pháp của các trường phái kinh tế trong lịch sử nhằm đưa ra lí thuyết làm cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp và chính sách kinh tế của Nhà nước. Sử dụng cả phương pháp phân tích vi mô và phân tích vĩ mô để trình bày các vấn đề kinh tế. Sử dụng nhiều công thức toán học, đồ thị để lí giải các hiện tượng và quá trình kinh tế. Theo đó, nền kinh tế thị trường cần có sự điều tiết của Nhà nước. Tiêu biểu của trường phái này này là “lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp” trong đó được định nghĩa, nền kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế kết hợp trong đó kinh tế tư nhân và kinh tế Nhà nước, nó được điều hành bởi cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Mọi xã hội, mọi nền kinh tế đều phải đối phó với ba vấn đề, do sản xuất của nền kinh tế bị hạn chế bởi các nguồn lực và kiến thức công nghệ, mỗi xã hội dù giàu hay nghèo đều phải lựa chọn. Ba vấn đề đó là: Sản xuất hàng hóa gì? Với số lượng bao nhiêu? Sản xuất hàng hóa như thế nào? Ai là người sản xuất, sản xuất bằng nguồn lực nào, sử dụng kĩ thuật sản xuất nào? Sản xuất cho ai? Ai là người được hưởng các thành quả của những nỗ lực kinh tế, hay sản phẩm quốc dân được phân chia như thế nào? Trong lịch sử có hai phương thức lựa chọn để trả lời các câu hỏi trên, đó là: Chính phủ đưa ra hầu hết các quyết định kinh tế Các quyết định kinh tế đều do thị trường xác định Cả hai phương thức đều có ưu điểm và hạn chế, không nên tuyệt đối hóa một phương thức nào mà cần kết hợp: cơ chế thị trường và điều tiết của Nhà nước. Cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế, trong đó cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị trường để xác định ba vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế. Cơ chế hoạt động một cách tinh vi, thông qua hệ thống giá cả thị trường, là một trật tự kinh tế chứ không phải sự hỗn độn. Cơ chế thị trường là phương tiện giao tiếp để tập hợp tri thức và hành động của hàng triệu cá nhân khác nhau. Không có bộ não trung tâm, nó vẫn giải được những bài toán mà máy tính lớn nhất ngày nay không thể giải nổi (giải quyết những vấn đề sản xuất phân phối). Không ai thiết kế ra, xuất hiện tự nhiên và cũng thay đổi (luôn luôn thay đổi) như xã hội loài người. Không cá nhân hay tổ chức đơn lẻ nào có trách nhiệm sản xuất, tiêu dùng, phân phối hay định giá. Thị trường bao gồm: hàng hóa, tiền tệ, người bán, người mua, giá cả hàng hóa. Sự hoạt động của giá cả hàng hóa là tín hiệu đối với người sản xuất và tiêu dùng, giá là quả cân trong cơ chế thị trường là biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị. Quan hệ giữa người bán và người mua ở trên thị trường được khái quát thành quan hệ cung cầu. Sự biến đổi của giá cả dẫn đến biến đổi cung - cầu. Người tiêu dùng thống trị, điều khiển thị trường theo nhu cầu của mình nhưng lại bị kĩ thuật hạn chế vì kinh tế không thể vượt qua giới hạn của khả năng sản xuất. Vì thế thị trường đóng vai trò trung gian hòa giải sở thích người tiêu dùng và hạn chế của kĩ thuật. Sản xuất cái gì phải do cả chi phí kinh doanh lẫn các qui định cung và cầu của người tiêu dùng quy định. Lợi nhuận là động lực của cơ chế thị trường, chi phối hoạt động của người sản xuất kinh doanh. Môi trường của cơ chế thị trường là cạnh tranh. Cơ chế thị trường không phải lúc nào cũng đưa tới kết quả tối ưu mà có những khuyết điểm nhất định, nhiều vấn đề thị trường không giải quyết nổi như độc quyền, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng, thất nghiệp, sự phân phối bất bình đẳng. Ở nước ta hiện nay đang phải đối mặt với thiên tai lũ lụt do nạn chặt phá rừng đầu nguồn, xây dựng thủy điện, cũng như ô nhiễm nguồn nước và không khí ở các khu công nghiệp và thành phố lớn. Vì chạy theo lợi nhuận mà những người bán hàng sẵn sàng sử dụng các chất độc hại gây ung thư trong thực phẩm, sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất quá liều lượng cho phép. Do đó cần có sự can thiệp của Nhà nước để khắc phục các khuyết tật. Nhà Nước thiết lập khuôn khổ pháp luật bằng cách đề ra các quy tắc mà doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả chính phủ cũng phải tuân theo, bao gồm các quy định về tài sản, các quy tắc về hợp đồng và hoạt động kinh doanh, các trách nhiệm hỗ trợ của các liên đoàn lao động, ban quản lý và các luật lệ để xác định môi trường kinh tế. Nhà Nước sửa chữa, khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường bằng cách can thiệp hạn chế độc quyền, can thiệp vào các tác động bên ngoài như sự ô nhiễm môi trường hay sự khai thác bừa bãi tài nguyên, Nhà Nước đảm nhiệm việc sản xuất các hàng hóa công cộng cần thiết, có ý nghĩa quan trọng, mà tư nhân không muốn hoặc không thể sản xuất và thu thuế để đảm bảo hoạt động của Chính phủ. Nhà Nước đảm bảo sự công bằng cách thu thuế thu nhập lũy tiến, trợ cấp người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn. Nhà Nước sử dụng các chính sách tiền tệ, tài chính tác động tới chu kỳ kinh doanh, giải quyết nạn thất nghiệp, chống trì trệ, lạm phát,... nhằm tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Ở Việt Nam, các quy định về thuế thu nhập cá nhân đang từng bước được hoàn thiện để phù hợp với tình hình thực tế. Mức xử phạt hành chính đối với các vi phạm gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đang được xiết chặt để tạo sức răn đe. Các ngành sản xuất, dịch vụ cơ bản các tác động mạnh mẽ đến đời sống và sản xuất như điện, nước, xăng dầu, đường sắt, giao thông công chánh,… vẫn do Nhà nước làm chủ. Ngân hàng Chính sách Xã hội tại các địa phương và các Tổ chức xã hội, Quỹ Phúc lợi hỗ trợ một phần nào những người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Trong nhiều trường hợp, sự can thiệp của Nhà Nước cũng có những hạn chế như có nhiều vấn đề Nhà Nước không lựa chon đúng, sự tài trợ của Chính phủ có lúc kém hiệu quả (do chương trình quá lớn, thời gian quá dài), sự ảnh hưởng của chủ quan (Chính phủ bị chi phối bởi thiểu số người, hoặc bởi những người bất tài, tham nhũng,...) dẫn đến việc đưa ra những quyết định sai lầm, không phù hợp với quy luật khách quan, không phản ánh đúng sự vận động của thị trường. Việt Nam trong thời kỳ bao cấp, nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung kém phát triển đã khiến cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy sự can thiệp của Nhà nước chỉ nên giới hạn “trong khuôn khổ khôn ngoan của cạnh tranh”. Tóm lại, phát triển kinh tế có hiệu quả là phải dựa vào cả “hai bàn tay”: Cơ chế thị trường (bàn tay vô hình): xác định giá cả, sản lượng trong nhiều lĩnh vực. Sự điều tiết của Chính phủ (bàn tay hữu hình): bằng các chương trình thuế, chi tiêu và luật lệ. Đối với nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ nền kinh tế còn kém phát triển thì không còn con đường nào khác là phải phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các lý thuyết khác của trường phái chính hiện đại cũng được áp dụng ở Việt Nam như lý thuyết giới hạn khả năng sản xuất và sự lựa chọn, lý thuyết thất nghiệp và lý thuyết về tiền tệ, ngân hàng và thị trường chứng khoán. Các chính sách vĩ mô của Việt Nam luôn phải cân nhắc giới hạn sản xuất theo trình độ khoa học kỹ thuật và đặc điểm tài nguyên, nhân lực của nước ta để lựa chọn ngành nghề, quy mô, từ đó định hướng sự phát triển của nền kinh tế một cách bền vững và hiệu quả. Thất nghiệp là vấn đề quan trọng, chịu ảnh hưởng trực tiếp và là một trong các thước đo sức khỏe của nền kinh tế và thất nghiệp cũng có những tác động ngược trở lại với kinh tế và xã hội. Các cấp Bộ ngành của Đảng và Chính phủ nước ta luôn đặt xem trọng việc kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp, phát triển các ngành sản xuất dịch vụ để tạo thêm công ăn việc làm cũng như nâng cao chất lượng người lao động để đáp ứng nhu cầu công việc. Hạn chế lạm phát là một trong những mục tiêu trọng tâm của chính sách kinh tế vĩ mô những năm gần đây. Các biện pháp kiểm soát lạm phát luôn được Chính phủ nghiên cứu đặt ra và thực hiện với quyết tâm cao độ. Nhờ đó, việc kiềm chế lạm phát đã đạt được những kết quả khả quan. Ngành Ngân hàng và Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn rất non trẻ và hiện đang đối mặt với những khó khăn thử thách rất lớn. Để vượt qua giai đoạn này cần sự nỗ lực chung tay góp sức chứ không riêng một Bộ ngành phòng ban nào. Đây cũng là cơ hội để những tổ chức kinh tế hoạt động hiệu quả định vị lại chỗ đứng vững chắc trên thị trường và sàng lọc loại bỏ những thành phần yếu kém. Thuyết “cái vòng luẩn quẩn” và “cú hích từ bên ngoài” cũng như thuyết “cất cánh” cũng có nhiều điểm phù hợp khi áp dụng vào tình hình kinh tế xã hội nước ta. Chúng ta cũng như những nước đang phát triển khác, gặp nhiều khó khăn về vốn, kỹ thuật và trình độ nhân lực. Tuy nhiên, Việt Nam là một lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài với nhiều lợi thế về chi phí rẻ, nhiều tài nguyên và các chính sách ưu đãi của Chính phủ. Tuy nhiên, rất cần sự ổn định kinh tế vĩ mô và thống nhất về pháp luật. Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị cất cánh, rất cần sự tập trung phát triển để đáp ứng các điều kiện như tỷ lệ đầu tư tăng từ 5 – 10%; xây dựng được những lĩnh vực đầu tàu như xuất nhập khẩu hoặc công nghiệp có khả năng phát triển mạnh, hiệu quả theo quy mô lớn dẫn đến xuất hiện quá trình tăng trưởng tự duy trì và phải có bộ máy quản lý năng động, biết sử dụng kỹ thuật và tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại. Việt Nam hiện đang trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ. Theo lý thuyết phát triển kinh tế dựa vào công nghiệp hóa (CNH) thì có hai phương pháp. Phương pháp thứ nhất là CNH phát triển sản xuất trong nước để thay thế các sản phẩm nhập khẩu. Từ đó tận dụng nguồn lực trong nước, mở rộng thị trường nội địa, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, kích thích lòng tự tôn dân tộc thành động lực phát triển kinh tế. Phương pháp này tại Việt Nam đã đạt được những kết quả tốt đẹp với các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống. Chúng ta có thể tự hào về các sản phẩm Hàng Việt Nam chất lượng cao, thương hiệu do người tiêu dùng bình chọn. Tuy nhiên, hạn chế nhập khẩu không đồng nghĩa với “đóng cửa” nền kinh tế. Do chính sách bảo hộ có thể gây sự ỷ lại của các nhà sản xuất trong nước, sản xuất không được đổi mới, quy mô thị trường nhỏ bé hạn chế phát triển. Mặt khác, đối với những mặt hàng cần thiết vẫn nhập khẩu như các yếu tố, nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu. Mối giao lưu kinh tế giữa các nước vẫn cần phải phát triển. Phương pháp thứ hai là CNH tập trung phát triển sản xuất các sản phẩm để xuất khẩu, lấy thị trường nước ngoài làm trọng tâm. Các nhóm ngành sản xuất chủ yếu của mô hình này gồm có phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, khai thác và sản xuất sản phẩm thô, ngành chế biến và lắp ráp thu hút nhiều lao động sống, chế biến nông sản và chế tạo máy, điện tử, kĩ thuật cao. Thế mạnh của Việt Nam hiện nay là xuất khẩu các mặt hàng nông sản như gạo, tiêu, điều, cà phê, thủy hải sản, than và khai khoáng, các sản phẩm đan lát mây tre nứa cũng rất được ưa chuộng tại nhiều thị trường quốc tế. Nhiều tập đoàn đa quốc gia đã chọn Việt Nam để đặt các nhà máy, phân xưởng quy mô lớn. Tập trung vào xuất khẩu nhưng cũng không được bỏ rơi thị trường nội địa, “bỏ trống sân nhà” nên chính phủ giữ vai trò quan trọng để phối hợp hài hòa thị trường trong nước và quốc tế. Trong thực tế, cả hai đều có ưu và nhược điểm. Vì thế trong thực tế cần kết hợp hài hòa hai chiến lược “thay thế nhập khẩu” và “hướng về xuất khẩu”, vừa thỏa mãn nhu cầu trong nước vừa phát huy lợi thế so sánh trên thế giới. Việt Nam là một nước thuộc khu vực châu Á gió mùa có nền nông nghiệp lúa nước. Theo lý thuyết tăng trưởng kinh tế ở khu vực này thì thì cần giữ nguyên lao động nông nghiệp, song phải tạo nhiều việc là trong những tháng nhàn rỗi bằng cách tăng vụ, đa dạng hóa vật nuôi cây trồng, mở mang nhiều ngành nghề mới để tạo việc làm tăng thu nhập. Việt Nam đi lên từ một quốc gia nông nghiệp, lại đang đối mặt với tốc độ đô thị hóa quá nhanh, sự chênh lệch quá lớn giữa nông thôn và thành thị, người nông dân bỏ làng để lên thành phố làm việc kéo theo những hệ lụy bất ổn lâu dài về kinh tế xã hội. Vấn đề “tam nông”, phát triển nông nghiệp – nông thôn – nông dân cần được xem xét một cách nghiêm túc để có sự tăng trưởng bền vững. Cần CNH nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng vật chất, điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc, phát triển công nghiệp chế biến và cơ sở hạ tầng xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa cho nông thôn. Dần dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc năng suất lao động cao... Từ đó sẽ cải thiện đời sống nông dân, văn minh hóa nông thôn và kinh tế sẽ tăng trưởng, lại tránh được sức ép về nhiều mặt đối với đô thị. Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế đối với các nước đang phát triển có những điểm phù hợp nhưng không phải quốc gia nào cũng thành công, rất dễ trở thành công cụ để các nước tư bản bóc lột theo phương thức tinh vi hơn. Việt Nam muốn vận dựng các lý thuyết này đòi hỏi sự thận trọng, sáng suốt của Chính phủ để đạt được sự tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và độc lập tự chủ. Đánh giá chung về các lý thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại Các lý thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại tiến bộ hơn hẳn so với các trường phái trước đây và đã đạt được những thành tựu đáng kể: Có sự kế thừa, vận dụng và phát triển các lý thuyết kinh tế của nhiều trường phái trong lịch sử. Với mô hình kinh tế hỗn hợp: một mặt nhận thức được yếu tố tích cực của cơ chế thị trường tự do cạnh tranh, mặt khác vạch ra sự cần thiết phải điều tiết vĩ mô của nhà nước (thông qua các chức năng và công cụ) để phát huy mặt tích cực và khắc phục khuyết tật của cơ chế thị trường. Bên cạnh đó cũng chỉ ra những hạn chế của nhà nước khi điều hành nền kinh tế. Đưa ra một số lý thuyết làm cơ sở cho sự điều tiết kinh tế của nhà nước. Có sự nghiên cứu để dưa ra lý thuyết phát triển kinh tế đối với các nước chưa phát triển. Khi vận dụng vào Việt Nam, các lý thuyết đã góp phần không nhỏ vào việc định hướng cho các chính sách trong quản lý điều hành nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Tuy nhiên, trong nghiên cứu các nhà kinh tế thuộc trường phái chính hiện đại còn có nhiều hạn chế: Mô tả các hiện tượng và quá trình kinh tế trong các giai đoạn lịch sử khác nhau và đưa ra những tiêu chí phân loại (nước giàu – nghèo, phát triển – đang phát triển,...) nhưng chưa chỉ ra được bản chất và nguyên nhân thật sự của các hiện tượng và quá trình đó. Trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay các nước phát triển vẫn giữ lợi thế về vốn, công nghệ, thị trường,... nên sự bình đẳng trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay khó có thể đạt được. Vì thế tuy mọi nước trên thế giới hiện nay đều có mô hình kinh tế hỗn hợp song lý thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại không thể áp dụng cho mọi nơi, mọi lúc, mọi quốc gia. Tóm lại, tuỳ từng điều kiện, khả năng và nguồn lực của mình, Việt Nam có thể tiếp thu các nhân tố hợp lý để đề ra phương hướng, chính sách giải pháp phù hợp đảm bảo tốc độ phát triển cao và bền vững. CHƯƠNG 3 - NHỮNG ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN VẬN DỤNG CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ LINH HOẠT VÀ HIỂU QUẢ –{— ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN DỤNG CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ THEO CỎ CHẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY Trong nền kinh tế thị trường tự do có sự can thiệp của chính phủ mà theo Samuelson cho rằng “Điều hành một nền kinh tế mà không có chính phủ giống như vỗ tay bằng một bàn tay”. Vì vậy, để các học thuyết được vận dụng một cách linh hoạt theo cơ chế thị trường, nhà nước phải can thiệp vào kinh tế thông qua các hoạt động sau: Thiết lập pháp luật, xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, tác động vào việc phân bổ tài nguyên, phân bổ thu nhập… Qua đó đảm bảo hiệu quả, công bằng và ổn định trong phát triển kinh tế. Đồng thời, nhà nước phải can thiệp vào kinh tế để ngăn chẳn khủng hoảng, thất nghiệp, tạo công ăn việc làm nhưng phải giữ trong khuôn khổ khôn ngoan của cạnh tranh.  Sửa  chữa, khắc phục những thất bại của thị trường, nhằm  đảm bảo cho thị trường hoạt động có hiệu quả. Để làm được điều đó cần phải giải quyết bốn vấn đề sau: Ban hành luật chống độc quyền để duy trì được sự cạnh tranh, làm tăng hiệu quả nền kinh tế. Ngăn chặn được những tác dụng xấu từ bên ngoài làm ảnh hưởng tới tính hiệu quả của thị trường. Chẳng hạn như: Ngăn chặn và có chế tài nặng đối với các trường hợp doanh nghiệp làm ô nhiễm môi trưởng ảnh hưởng đến đời sống người dân. Chính phủ phải đảm nghiệm việc vận hành các hoạt động công cộng (an ninh, quốc phòng, chống thiên tai…), đảm bảo an toàn trong mọi hoạt động của nhân dân. Chính sách thuế: đây là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, bảo đảm chi tiêu của chính phủ và việc chi tiêu đó nhằm mục dịch phục vụ lợi ích cộng đồng. Vì thế, chính phủ cần đảm bảo hiệu quả ban hành các chính sách về thuế cho phù hợp, kết quả công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện các công tác thu thuế đảm bảo hiệu quả. Đảm bảo sự công bằng: Cơ chế thị trường luôn luôn dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo bất bình đẳng. Vì vậy chức năng của chính phủ là phải có chính sách phân phối thu nhập phù hợp nhằm giảm bớt sự chênh lệch giữa các thành viên trong xã hội. Nhà nước đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng một số công cụ: Thuế thu nhập; các chính sách hỗ trợ thu nhập đối với các hoàn cảnh khó khăn, thất nghiệp, ốm đau; chính sách trợ cấp cho những người có thu nhập thấp (bán nhà ở với giá ưu đãi, chính sách bảo hiểm y tế…) Ổn định kinh tế vĩ mô: Một khuyết tật lớn của cơ chế thị trường là chu kỳ kinh doanh, từ đó đã dẫn đến những cuộc khủng hoảng mang tính chu kỳ. Vì vậy, chính phủ cần có những biện pháp để kiểm soát các chu kỳ đó bằng việc sử dụng hiệu quả các công cụ sau: Sử dụng quyền lực về tiền tệ: đó là việc Nhà nước điều tiết và lưu thông tiền tệ, điều khiển hoạt động của hệ thống Ngân hàng, thông qua đó xác định mức lãi suất và xác định các điều kiện tín dụng phù hợp phục vụ cho việc điều hành hoạt động tiền tệ theo định hướng đã đặt ra trong từng thời kỳ. Nhà nước sử dụng quyền lực về tài chính: Chính phủ có quyền đánh thuế và ban hành của luật thuế và mức thuế suất khác nhau. Đồng thời sự dụng ngân sách của mình để chi tiêu cho những mục đích đã được xác định trước. Để thực hiện các chức năng kinh tế trên, thực tế chính phủ đã phải tiến hành sự lựa chọn. Mỗi sự lựa chọn của Chính phủ chỉ thỏa mãn một cách tương đối nhu cầu của các cá nhân. Vì vậy, việc lựa chọn của Chính phủ cũng có thể đúng, cũng có thể sai. Do đó, cần thiết phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ chế thị trưởng với vai trò điều tiết của chính phủ để điều hành nền kinh tế nói chung. Tóm lại, do cơ chế thị trường có những khuyết tật của nó mà Nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế, tuy nhiên mức độ khác nhau ở mỗi nước. Sự can thiệp vào kinh tế đó nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội và giải quyết những vấn đề xã hội mà cơ chế thị trường không làm được. Ở Việt Nam, nền kinh tế hàng hóa đã và đang từng bước được xác lập và đi kèm với nó là cơ chế quản lý dựa trên những quy luật thị trường kết hợp với vai trò quản lý của nhà nước với mục đích phát huy tối đa tính ưu việt của cơ chế thị trường, đồng thời hạn chế những khuyết tật mà cơ chế thị trường mắc phải. Nhà nước cần đảm bảo phát huy mọi tiềm năng sẵn có của tất cả chủ thể trong nền kinh tế, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, hạn chế độc quyền, đảm bảo nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng XHCN, đảm bảo những mục tiêu xã hội. ĐỀ XUẤT TRONG VIỆC VẬN DỤNG CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ KÍCH CẦU NHẰM CHỐNG SUY GIẢM KINH TẾ NƯỚC TA Học thuyết Keynes đề cao vai trò Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế thị trường thông qua các công cụ và chính sách kinh tế vĩ mô. Trong điều kiện kinh tế thế giới khủng hoảng và suy thoái, thị trường bên ngoài bị thu hẹp, các nước thường đưa ra hai biện pháp đối phó là: kích cầu sản xuất, cầu tiêu dùng và bảo hộ sản xuất trong nước. Đối với nước ta, để kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế cần hướng vào các giải pháp sau: Thứ nhất, để kích cầu tiêu dùng thì cần thiết phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như: giảm mạnh giá hàng tiêu dùng, điều chỉnh tăng lương, giảm thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp, tăng cho vay tiêu dùng. Đồng thời, thực hiện giãn, khoanh nợ, và tăng các khoản hỗ trợ an sinh xã hội, nhất là trợ cấp cho người nghèo, tiến tới thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ học phí, viện phí… với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Khuyến khích các hoạt động chuyển đổi nghề nghiệp và triển khai các chương trình đào tạo nghề và tạo việc làm mới… Thứ hai, kích cầu đầu tư: tăng đầu tư không chỉ làm tăng GDP mà còn tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập. Đầu tư bao gồm cảđầu tư tư nhân và đầu tư Nhà nước. Ở nước tahiện nay, đầu tư tư nhân chiếm khoảng 33%tổng vốn đầu tư xã hội và đang có xu hướng tăng lên; trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay thì đầu tư Nhà nước có vai trò quan trọng để dẫn dắt, kích thích, tạo tiền đề và hiệu ứng lan toả cho đầu tư của các thành phần kinh tế khác. Vì vậy, vốn đầu tư từ ngân sách, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA sẽ chủ yếu để đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng tạo thuận lợi cho sản xuất và lưu thông hàng hoá; còn đối với đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước, các tập đoàn và tổng công ty phải hướng vào các dự án công nghệ hiện đại, phát triển công nghiệp phụ trợ, tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao và có giá trị gia tăng lớn, các dự án thu hút nhiều việc làm để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Để hỗ trợ cho đầu tư sản xuất kinh doanh và kích cầu đầu tư, Chính phủ cần thực hiện nhiều giải pháp quan trọng trong lĩnh vực tài chính tiền tệ nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh hàng hoá và dịch vụ, ví dụ như: giảm và hoãn thời hạn nộp thuế, hỗ trợ lãi suất và thực hiện bảo lãnh tín dụng, điều chỉnh tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu thị trường tạo thuận lợi cho xuất khẩu… Như vậy, Nhà nước cần phát huy vai trò của các chính sách về tài chính và tiền tệ có trong việc kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng, qua đó để nâng cao tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và tăng thu nhập. VẬN DỤNG LINH HOẠT CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG NƯỚC TA Kinh tế thị trường là thành tựu chung của nhân loại. Các nước có chế độ xã hội khác nhau suy cho cùng đều hướng tới những giá trị chung như dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Bởi vậy, đất nước ta xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường, thực hiện định hướng XHCN là phù hợp với xu thế phát triển của nhân loại và của thời đại. Cũng vì thế, việc mở cửa hội nhập, tham khảo kinh nghiệm của các nước đi trước, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh... là cần thiết, hợp quy luật Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiện đại, một số quốc gia đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng đã phải trả giá về xã hội và môi trường. Ngày nay, tăng trưởng kinh tế nhanh là không đủ, mà phải thực hiện phát triển bền vững. Đó là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường Đồng thời, cần thống nhất tư duy mới về thương mại để hoạch định nên chiến lược cho thương mại nội địa và thương mại quốc tế, cũng như mô hình và các nguồn lực để thực thi. Với thương mại nội địa trước sức ép ngày càng lớn của sự cạnh tranh, Nhà nước cần phải đề ra những giải pháp để ổn định hệ thống trong nước trước sự tấn công của hàng hóa các nước trên thế giới. Dù theo lộ trình cam kết, Việt Nam vẫn còn một khoảng thời gian cho đến thời điểm mở cửa hoàn toàn nghành bán lẻ, nhưng với thực trạng yếu kém, manh mún, phân tán (đối với bán lẻ truyền thống) và thiếu công nghệ, thiếu kinh nghiệm (đối với bán lẻ hiện đại) như hiện nay, nếu chúng ta không đoàn kết và quyết liệt thì những giải pháp chuyển đổi, nâng cấp hệ thống hiện tại thì chắc chắn chúng ta không thể cạnh tranh được với ngành thương mại. Cần ưu tiên cho thương mại quốc tế với tư tưởng “lấy công làm thủ”, bởi chiến thắng trong cạnh tranh của các sân chơi WTO dành cho những ai có thể khai thác nhiều thị trường hơn trong tổng thể thị trường thế giới. Chúng ta phải trăn trở với tình trạng “càng xuất khẩu càng thua thiệt” như đại đa số các hàng hóa của chúng ta hiện nay, đặc biệt là các hàng hóa nông sản, khoáng sản. Chúng ta phải tạm thời chấp nhận nghịch lý này vì nền kinh tế có điểm xuất phát thấp khi bước vào cạnh tranh, nhưng phải nhanh chóng và kiên quyết thay đổi, tham gia các phân khúc tạo giá trị gia tăng cao hơn nếu chúng ta không muốn mãi mãi bị tụt hậu so với thế giới. Tóm lại, phát triển thương nghiệp, đặc biệt là tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giớ đối với hàng hóa sản xuất trong nước là điều kiện tiên quyết để từng bước tích lũy vốn, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển ngành thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương, cần phải hoạt động trên cơ sở củng cố vững chắc những điều kiện hiện có của đất nước, chú trọng phát triển các ngành có khả năng xuất khẩu cao và có nhiều lợi thế tuyệt đối nhằm thu hút được nhiều vốn nhất nhưng vẫn phải đảm bảo tính công bằng, bình đẳng trong cạnh tranh, theo thông lệ quốc tế. Việt Nam đang trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Các chính sách kinh tế vĩ mô gần đây được cho là đã đi đúng hướng, giúp nền kinh tế giành được những thành tựu nhất định về tăng trưởng kinh tế và xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, các thành tựu đạt được là chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp. Có thể nhận định là mô hình và chính sách kinh tế áp dụng những năm gần đây ở Việt Nam chủ yếu dựa quá nhiều vào thâm dụng vốn đầu tư kiểu Tân cổ điển hoặc các biện pháp kích cầu kiểu Keynes. Tri thức khoa học, công nghệ và các nguồn lực kiểu đổi mới khác như năng lực thích nghi về tổ chức, quản lý, thiết chế chính sách thúc đẩy các loại liên kết trong hệ thống đổi mới, như liên kết giữa tri thức KH&CN và sản xuất, liên kết giữa các thiết chế, chính sách, liên kết hợp tác công tư, liên kết giữa các vùng theo quan niệm của Kinh tế học đổi mới chưa được quan tâm đầu tư và khai thác. Để có một tương lai phát triển bền vững và một nền kinh tế có năng lực đổi mới, sáng tạo, Việt Nam cần nhanh chóng chuyển sang mô hình tăng trưởng kinh tế kinh tế theo chiều sâu, sử dụng nhiều hơn tri thức khoa học, công nghệ và đổi mới để tạo ra các hợp lực phục vụ phát triển. Để có thể hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi đó, ít nhất về mặt lý thuyết, Học thuyết Kinh tế học đổi mới, bên cạnh Kinh tế học tân cổ điển và Kinh tế học keynes mới cần được nghiên cứu sâu hơn và đưa dần vào trong tư duy, cách tiếp cận và tạo lập khuôn khổ cho hoạch định chính sách đổi mới thay vì hoạch định riêng rẽ các chính sách kinh tế, tài chính, tài khóa, chính sách công nghiệp và chính sách KH&CN như trong thực tế ở Việt Nam hiện nay. Tóm lại, một học thuyết kinh tế, dù khoa học đến đâu cũng không thể giải quyết được mọi vấn đề của nền kinh tế. Học thuyết kinh tế Mác - Lenin chủ yếu nghiên cứu các xu hướng, các quy luật vận động của nền kinh tế, tức là những vấn đề mang tính dài hạn. Do đó, việc giải quyết những vấn đề cấp thiết, ngắn hạn mà chỉ dựa vào học thuyết kinh tế này sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, các học thuyết kinh tế của J. Keynes, Trường phái chính hiện đại, Chủ nghĩa tự do mới... lại có khả năng giải quyết tốt các vấn đề kinh tế cụ thể, ngắn hạn và trung hạn. Vì thế, việc tuyệt đối hoá bất cứ học thuyết kinh tế nào cũng là điều nên tránh. Do đó, trong quá trình xây dựng CNXH, đặc biệt là việc điều hành kinh tế vĩ mô, việc nghiên cứu, vận dụng các học thuyết kinh tế hiện đại là hết sức cần thiết. Từ thực tiễn vận dụng học thuyết kinh tế Mác - Lenin, có thể rút ra bài học là: vận dụng bất cứ học thuyết kinh tế nào cũng phải phù hợp với điều kiện cụ thể. KẾT LUẬN –{— Thời đại ngày nay không chỉ có xu hướng phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mà còn xu hướng vượt qua những giới hạn chật hẹp tư bản chủ nghĩa để xây dựng một xã hội mới, xã hội chủ nghĩa. Xu hướng này không phải là tiềm năng mà đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên, xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng ngày nay, chín muồi đến mức nào, tùy thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tính chất xã hội chủ nghĩa của nền sản xuất trước hết là mục tiêu xã hội của nền sản xuất, ai là người được hưởng lợi từ sự phát triển của sản xuất và phát triển kinh tế để đạt những mục tiêu xã hội nào. Ở nước ta, tính chất xã hội chủ nghĩa mới dừng lại trong khuôn khổ định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước chủ định cơ cấu và tái cơ cấu nền kinh tế, trong khuôn khổ hướng tới những mục tiêu xã hội của nền kinh tế, đó là: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Những mục tiêu đó phù hợp với thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Ngoài việc kế thừa những tinh hoa của nhân loại cũng như của thời đại, chúng ta còn kế thừa những di sản mà cha, ông chúng ta đã tạo dựng từ xưa tới nay, gần nhất là thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chúng ta xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải trên cơ sở tích lũy nguyên thủy tư bản và tích lũy tư bản, mà trên cơ sở một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa theo mô hình kế hoạch hóa tập trung. Những ưu việt của nền kinh tế này như nhà nước trực tiếp quản lý và điều tiết kinh tế, cơ sở nền kinh tế, tính chất xã hội hóa đã đạt trình độ cao… chúng ta đã thừa hưởng của lịch sử phát triển kinh tế của nước ta chứ không phải làm từ đầu như các nước tư bản chủ nghĩa đã trải qua trong lịch sử. Tóm lại, thứ nhất, học thuyết kinh tế, dù là nội dung chứa quan điểm như thế nào chăng nữa, nếu đó là phát minh mới, chúng ta vẫn khai thác những tinh hoa của nó để phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của chúng ta. Thứ hai, khuynh hướng phát triển của các học thuyết kinh tế đều chứa đựng những tinh hoa và phản ánh xu hướng thời đại, chúng ta có thể kế thừa trực tiếp những tinh hoa đó để quản lý và điều tiết nền kinh tế trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thứ ba, ngoài việc kế thừa những tinh hoa của nhân loại, chúng ta còn “gạn đục khơi trong” những di sản vật chất và tư tưởng của ông cha chúng ta đã để lại mà trực tiếp là công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đây chúng ta đã tiến hành. TÀI LIỆU THAM KHẢO –{— - Nguyễn Văn Trình, Nguyễn Tiến Dũng, Vũ Văn Nghinh (2000), Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB ĐH. Quốc Gia TP.HCM. - Tiểu luận: “Đánh giá các chính sách kích cầu của Việt Nam và giải pháp cho tương lai”, “Lý thuyết của Keynes vai trò kinh tế của Nhà nước và sự vận dụng nước ta hiện nay” - Website: www.wikipedia.org. - Website: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Bộ Kế hoạch - Đầu tư; Bộ Tài chính; Kiểm toán nhà nước. - VNeconomy (5 năm, hai gói kích cầu – Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, TS. Nguyễn Đức Kiên) - Tapchitaichinh.vn (“Sưởi ấm” Tổng cầu của nền kinh tế - TS Võ Trí Thành - Viện phó Viện Kinh tế TW) - hocthuyetkinhte.blogspot.com - tapchicongsan.org.vn (Vũ Văn Phúc PGS, TS, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản “ Tính đặc thù theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta” ngày 18/09/2013)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxsu_nhan_thuc_va_van_dung_ca_c_ho_c_thuye_t_kinh_te_ta_i_vie_t_nam_7908.docx
Luận văn liên quan