Đề tài Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ I. Những lý luận chung về đầu tư phát triển 1. Khái niệm chung về đầu tư 2. Khái niệm về đầu tư phát triển . 3. Phân loại đầu tư phát triển 4. Đặc điểm của đầu tư phát triển . 5. Vai trò của đầu tư phát triển . II. Những lý thuyết chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 1. Khái niệm cơ cấu kinh tế 2. Phân loại cơ cấu kinh tế 3. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế . 5. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch của nó . III. Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: . 1. Đầu tư là tác nhân thiết yếu dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế . 2. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế . 2.1. Các chỉ số đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2.2. Các hệ số đánh giá tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TẠI VIỆT NAM I. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam . 1. Thực trạng cơ cấu kinh tế xét theo ngành kinh tế . 2. Xét theo thành phần kinh tế: 3. Xét theo vùng lãnh thổ: II Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Việt Nam 1. Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 2 .Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu theo các thành phần kinh tế 3. Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế III- Đánh giá kết quả và hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế do tác động của đầu tư tại Việt Nam . 1. Đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành 2. Đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ . 3. Đầu tư với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ . I. Đối với cơ cấu kinh tế theo ngành II. Đối với cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ . III. Đối với cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế . LỜI NÓI ĐẦU Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) là một yêu cầu tất yếu trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta hiện nay, vì để xây dựng và phát triển một nền kinh tế ổn định, vững chắc, với tốc độ nhanh đòi hỏi phải xác định được một CCKT hợp lý, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các ngành kinh tế quốc dân, giữa các vùng lãnh thổ và giữa các thành phần kinh tế. CCKT có ý nghĩa thiết thực trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển đa dạng, năng động, phát huy các lợi thế, tiềm năng về nguồn nhân lực, vật lực và tài lực. Cơ cấu kinh tế (CCKT) quốc dân có nhiều loại và tùy theo mục đích nghiên cứu, quản lý có thể xem xét dưới các góc độ khác nhau. Nhưng dù thuộc loại nào, CCKT quốc dân cũng là sản phẩm của phân công lao động xã hội, nó được biểu hiện cụ thể dưới hai hình thức cơ bản nhất là phân công lao động theo ngành và phân công lao động theo lãnh thổ. Hiện nay, cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, lĩnh vực đầu tư ngày càng được chú trọng và phát triển, kể cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, nền kinh tế có đà tăng trưởng cao trong nhiều năm liên tiếp, đồng thời Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Vậy tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế như thế nào, thông qua những chính sách gì, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ra sao Đề tài này sẽ làm rõ thêm những vướng mắc còn tồn tại. Chúng em xin cảm ơn thầy Từ Quang Phương đã giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên chắc chắn đề tài còn gặp nhiều thiếu sót, mong thầy và các bạn góp ý để đề tài của nhóm sẽ ngày càng hoàn thiện hơn!

doc57 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6541 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a nhập WTO của Việt Nam. 3. Xét theo vùng lãnh thổ: Vào những năm đầu thế kỷ XXI lãnh thổ Việt Nam được các cơ quan chức năng chia thành 6 vùng kinh tế -xã hội: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Trong thời kỳ đổi mới đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm tại 3 miền của đất nước, có vai trò đầu tàu trong nền kinh tế, tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và các vùng kinh tế khác. Trong đó vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ (trước gọi là Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung) là tên gọi của khu vực kinh tế động lực tại miền Trung Việt Nam, bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên-Huế, thành phố Đà Nẵng (hạt nhân), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ của Việt Nam gồm 7 tỉnh và thành phố: Hải Phòng, Hà Nội (hạt nhân của vùng), Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc và cuối cùng là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là tên gọi khu vực phát triển kinh tế động lực khu vực Đông Nam Bộ Việt Nam, gồm các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang Các địa phương cũng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở xây dựng các khu công nghiệp tập trung, hình thành các vùng chuyên canh cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của từng vùng. Điều này tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến, góp phần tạo nên xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất hàng hoá, hướng về xuất khẩu. Cơ cấu nền kinh tế đã chuyển dịch tích cực theo hướng mở cửa, hội nhập vào kinh tế toàn cầu, thể hiện ở tỷ lệ xuất khẩu/GDP (XK/GDP) ngày càng tăng, nghĩa là hệ số mở cửa ngày càng lớn, từ 34,7% năm 1992 lên 47% năm 2001, và đến năm 2005 là trên 50%. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 2001 – 2005 đã đạt 111 tỉ USD, tăng bình quân 17,5%/năm (kế hoạch là 16%/năm), khiến cho năm 2005, bình quân kim ngạch xuất khẩu/người đã đạt 390 USD/năm, gấp đôi năm 2000. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục đạt mức cao – 40 tỉ USD, tăng 24% so với năm 2005; năm 2007 đạt gần 50 tỉ USD, tăng 21,5% so với năm 2006; năm 2008 tăng 29,5% so với năm 2007, đưa tỷ lệ XK/GDP đạt khoảng 70%. Nhiều sản phẩm của Việt Nam như gạo, cao su, may mặc, giày dép, hải sản… đã có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA) cũng đều tăng trưởng khả quan, đặc biệt là vốn FDI đã có bước phát triển tích cực, tăng mạnh từ năm 2004 đến nay. Năm 2001, vốn FDI vào Việt Nam là 3,2 tỉ USD; tiếp theo, năm 2002: 3,0 tỉ USD; 2003: 3,2 tỉ USD; 2004: 4,5 tỉ USD; 2005: 6,8 tỉ USD; 2006: 10,2 tỉ USD; và năm 2007 vừa qua đã là năm thứ hai nước ta liên tục nhận được các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đạt con số kỷ lục: 20,3 tỉ USD, tăng gấp đôi so với năm 2006, bằng tổng mức thu hút FDI của cả giai đoạn 5 năm 2001-2005, chiếm 1/4 tổng vốn FDI vào Việt Nam trong suốt hơn 20 năm vừa qua. Vào năm 2008, tuy kinh tế toàn cầu có nhiều khó khăn lớn trong xu thế suy thoái, song đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tại Việt Nam đạt 64,011 tỉ USD, tăng gấp đôi năm 2007. Tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2008 diễn ra đầu tháng 12, tại Hà Nội, tổng cam kết từ các nhà tài trợ lên tới 5,014 tỉ USD (thấp hơn 1 chút so với năm 2007: 5,4 tỉ USD). Giải ngân vốn ODA được 2,2 tỉ USD, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và cao hơn mức năm 2007 (2,176 tỉ USD). Hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đã bước đầu được triển khai. Các doanh nghiệp Việt Nam đã có một số dự án đầu tư ra nước ngoài như khai thác dầu ở An-giê-ri, Xin-ga-po, Vê-nê-du-ê-la; trồng cao su ở Lào… Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế sau hơn 20 năm đổi mới là một trong những nguyên nhân quan trọng và cơ bản nhất đưa đến các kết quả, thành tựu tăng trưởng kinh tế khả quan, tạo ra những tiền đề vật chất trực tiếp để chúng ta giữ được các cân đối vĩ mô của nền kinh tế như thu chi ngân sách, vốn tích luỹ, cán cân thanh toán quốc tế…, góp phần bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế – xã hội theo hướng bền vững. Các chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, chương trình về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội cho các vùng khó khăn, các chương trình tín dụng cho người nghèo và chính sách hỗ trợ trực tiếp đã mang lại kết quả rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 17,2% năm 2006 xuống còn 14,7% năm 2007, và năm 2008 còn 13,1%. Chỉ số phát triển con người (HDI) đã không ngừng tăng, được lên hạng 4 bậc, từ thứ 109 lên 105 trong tổng số 177 nước. II Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Việt Nam 1. Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấu đầu tư theo 3 nhóm ngành là: Công nghiệp, Nông lâm ngư nghiệp và Dịch vụ. Thực hiện đường lối CNH-HĐH của Đảng, cơ cấu đầu tư của nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng cho đầu tư phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ, chú ý đầu tư phát triển nông nghiệp hợp lý vì nước ta hiện nay nông dân vẫn chiếm phần lớn trong dân số và nông nghiệp nông thôn có vi trí quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. 1.1. Tác động của đầu tư tới ngành nông lâm ngư nghiệp Trước thời kỳ đổi mới nền nông nghiệp nước ta hết sức lạc hậu, đó là một nền nông nghiệp tự cung tự cấp. Đường lối đổi mới kinh tế đất nước theo hướng CNH- HĐH đã làm thay đổi bộ mặt của nền nông nghiệp nước ta, nền nông nghiệp phát triển mạnh hơn đa dạng hơn với nhiều ngành nghề mới, khai thác được những lợi thế so sánh của từng vùng. Đặc biệt, đầu tư tác động giúp đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất góp phần tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, cơ cấu sản xuất nông nghiệp được xây dựng hợp lý, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ nông thôn… Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp giữa trồng trọt và chăn nuôi thì chưa thật rõ nét. Ngành trồng trọt vẫn chiếm 78,6% năm 2005, ngành chăn nuôi hàng năm chỉ tạo ra được 24,1% giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp, một tỷ trọng rất nhỏ so với tiềm năng sẵn có, do chăn nuôi vẫn chủ yếu có quy mô nhỏ, phân tán khó phòng chống được dịch bệnh và áp dụng các phương pháp chăn nuôi tiên tiến. Phần lớn giá trị tăng thêm đạt được trong năm qua trong ngành nông nghiệp là do tăng trưởng của ngành trồng trọt. Giá trị tăng thêm của ngành thuỷ sản bình quân hàng năm là 8,9%/năm trong giai đoạn 2001-2005, cao hơn tốc độ tăng bình quân 4,9%/năm của giai đoạn 5 năm trước đó 1996-2000, do tăng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Năm 2004 giá trị sản xuất của ngành tăng 4,18 lần so với năm 1999, giá trị khai thác thuỷ sản tăng 2,7 lần, giá trị nuôi trồng thuỷ sản tăng 7,3 lần. Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã có sự chuyển dịch ngày càng tích cực hơn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn đã tăng từ 17,3% năm 2001 lên 19,3% năm 2007. CCĐT cho ngành nông nghiệp thay đổi rất nhiều trong giai đoạn vừa qua về cả quy mô đầu tư và chuyển dịch CCĐT tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ và tích cực trong nông nghiệp và phát triển nông thôn Tác động của đầu tư tới ngành công nghiệp và xây dựng Khu vực công nghiệp và xây dựng chuyển dịch theo hướng tích cực và ngày càng hợp lý hơn, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước; đẩy mạnh xuất khẩu như chế biến nông lâm thủy sản, da giày, may mặc…; ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế. Ngành điện, ga , nước giữ ở mức tỷ trọng ổn định, tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến tăng không nhiều do các ngành công nghiệp gia công lắp ráp chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Giá trị sản xuất công nghiệp những năm qua tăng trưởng nhanh nhưng chủ yếu tăng ở các ngành may mặc, da dày, lắp ráp ô tô, lắp ráp máy tính, lắp ráp xe máy có giá trị tăng thệm chỉ chiếm 10-15% giá trị sản xuất. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chiếm khoảng 85% giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp và xây dựng với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 10,1%, trong đó công nghiệp chế biến tăng 11,69%/năm, điện ga nước tăng 12,15%/năm. Riêng công nghiệp khai thác có tốc độ tăng bình quân hàng năm không cao, chủ yếu do sản lượng khai thác dầu thô tăng chậm. Giá trị tăng thêm của ngành xây dựng bình quân hàng năm đạt 10,75% cao hơn tốc độ tăng của ngành công nghiệp, tuy vậy công tác giải phóng mặt bằng chậm, chi phí lớn, công tác quản lý vẫn chưa tốt gây thất thoát, lãng phí. - Ngành công nghiệp và xây dựng thời kỳ qua luôn có mức tăng trưởng cao trên 10%-15% được coi là phát triển khác năng động, góp phàn khong nhỏ và mức tăng trưởng chung của nền kinh tế (trừ năm 2008). - Tỷ trọng VĐT vào công nghiệp và xây dựng thường chiếm khoản 35%-40% tổng VĐT của toàn xã hội. Nguồn vốn này không chỉ từ khu vực nhà nước mà còn huy động từ khu vực ngoài quốc doanh và vốn ĐTTTNN. - Theo tổng cục thống kê, giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước 10 tháng đầu năm 2008 là 547212 tỷ đồng tăng 15,8% cùng kì năm ngoái. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt mức tăng trên 21%,đang dẫn đầu về tăng trưởng sản xuất công nghiệp,vượt trội so với 17,8% của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và 5,5% của khu vực kinh tế nhà nước. Tác động cảu đầu tư tới ngành dịch vụ Khu vực dịch vụ nhìn chung không tăng được tỷ trọng trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước, chủ yếu là do những ngành tạo ra nhiều lợi nhuận chưa được tập trung đầu tư thích đáng, chưa được đầu tư theo chiều sâu: Ngành tài chính ngân hàng, bảo hiểm, du lịch. Tuy nhiên, trong những năm qua một số ngành dịch vụ vẫn có mức tăng trưởng khá như: Thương mại, khách sạn, nhà hàng, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng… Các ngành dịch vụ kinh doanh (thương mại, khách sạn, nhà hàng, vận tải, thông tin liên lạc, tài chính ngân hàng, kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn liên quan) nhìn chung có mức tăng trưởng cao, đây đều là những ngành có rất nhiều tiềm năng đề phát triển trong giai đoạn tới. Ngành giao thông vận tải cũng thu hút đựoc lượng vốn lớn của xã hội. Năm 2005 ngành đã tiến hành làm mới, nâng cấp và cải tạo 4575 km quốc lộ và trên 65000 km giao thông nông thôn, năng lực thông quan cảng biển tăng 23,4 triệu tấn, cảng sông tăng 17,2 triệu tấn, qua các sân bay tăng 8 triệu lượt khách. Ngành thông tin liên lạc tiếp tục được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đổi mới công nghệ. Đến cuối năm 2005, cả nước có trên 15,8 triệu thuê bao điện thoại, trong đó có 8,7 triệu thuê bao di động và 7,1 triệu thuê bao điện thoại cố định. Ngành giáo dục đào tạo đang được tập trung đầu tư phát triển. Đến cuối năm 2005 đã hoàn thành chương trình kiên cố hoá trường học, lớp học. Tất cả các Cơ cấu thành phần kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và tăng đóng góp của thành phần kinh tế ngoài nhà nước. Đánh giá tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Ta có thể đánh giá sự tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thông qua các hệ số H1 : hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay đổi cơ cấu kinh tế ngành và hệ số H2 : hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư ngành với thay đổi GDP Bảng1: Vốn đầu tư theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế từ năm 2003 đến 2009 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số 239246 290927 343135 404712 532093 616735 708826 Nông nghiệp và lâm nghiệp 17077 18113 20079 22323 25393 29894 33515 Thủy sản 3143 4850 5670 7764 8567 9865 10865 Công nghiệp khai thác mỏ 11342 22477 26862 30963 37922 50362 59924 Công nghiệp chế biến 51060 58715 68297 80379 108419 109124 125115 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 24884 31983 37743 43550 54970 64560 74840 Xây dựng 11508 11197 13202 16043 21136 25005 28106 Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình 14763 15659 18359 20154 23195 28400 31400 Khách sạn và nhà hàng 4230 5549 6628 8613 10899 12305 14923 Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc 38226 39381 48252 58410 82495 90984 102060 Tài chính, tín dụng 1983 1800 2174 3295 6275 7530 9823 Hoạt động khoa học và công nghệ 1351 1486 2546 3266 3852 5165 Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 3605 5025 5705 6920 25427 34496 35956 QLNN và ANQP; đảm bảo xã hội bắt buộc 4452 8260 9727 11914 13236 16506 19621 Giáo dục và đào tạo 7118 8614 10097 13234 14502 16521 18689 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 4370 5665 5775 6150 7517 8932 10435 Hoạt động văn hóa và thể thao 4288 4583 4893 5625 7257 9857 12057 Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 892 1015 1217 1456 1644 1752 2151 HĐ phục vụ cá nhân, cộng đồng và các hoạt động khác 35151 46690 56969 65373 79973 96790 114181 Bảng 2: Bảng hệ số co giãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay đổi cơ cấu kinh tế của ngành 2000 2003 2005 2007 2009 Tổng vốn ĐT ngành NN 15938 14130 15962 20472 33515 Tỷ trọng ĐT ngành NN (%) 13.846 8.471 7.461 6.688 5.261 Tỷ trọng GDP ngành NN (%) 24.53 22.54 20.05 17.86 16.19 H1(NN) _ 4.785 1.079 0.949 2.282 Tổng vốn ĐT ngành CN 45155 69325 90516 135641 172349 Tỷ trọng ĐT ngành CN(%) 39.228 41.558 42.311 44.313 46.293 Tỷ trọng GDP ngành CN(%) 36.73 39.47 41 41.77 42.65 H1(CN) _ 0.796 0.467 2.519 2.121 Tổng vốn ĐT ngành DV 54018 83359 107452 149987 198647 Tỷ trọng ĐT ngành DV(%) 46.926 49.971 50.228 48.999 48.446 Tỷ trọng GDP ngành DV(%) 38.74 37.99 38.95 40.37 41.16 H1(DV) _ -3.352 0.204 -0.671 -0.577 Các hệ số co giãn của ngành nông nghiệp nhìn chung đều mang giá trị dương, Điều đó có nghĩa là việc giảm tỷ trọng đầu tư đã tác động thuận chiều đến giảm tỷ trọng nông nghiệp. Trong đó năm 2007, hệ số co giãn có giá trị nhỏ nhất 0.949. Điều đó có nghĩa là để tỷ trọng GDP nông nghiệp giảm 1% phải giảm tỷ trọng đầu tư nông nghiệp 0.949%. Hay ngược lại chỉ cần giảm tỷ trọng nông nghiệp 0.949% đã làm tỷ trọng nông nghiệp 1%. Tức là năm mối quan hệ giữa tỷ trọng đầu tư và tỷ trọng GDP là rất chặt chẽ, đầu tư có tác động mạnh đến CDCC nông nghiệp. Đối với ngành công nghiệp và dịch vụ, để thích ứng với vấn đề độ trễ của đầu tư (do đặc trưng của 2 ngành này là các công trình đẩu tư thường lớn hơn và có thời gian kéo dài hơn đầu tư cho nông nghiệp) xét hệ số co giãn theo giai đoạn. Khi đó, đối với ngành công nghiệp, giai đoạn 2000-2004, H1=0.909, Giai đoạn 2005-2007, H1=2,519. H1(CN) >0. Kết luận đầu tư các tác động đến thay đổi tỷ trọng công nghiệp và giai đoạn mức độ tac động giảm trong 2 giai đoạn. Đối với ngành dịch vụ, H1(2000-2004)= -3.979; H1(2005-2007) = -0.691. H1<0 tức là mặc dù tỷ trọng đầu tư cho ngành dịch vụ không ngừng gia tăng, tỷ trọng GDP của ngành lại giảm. Điều đó có nghĩa là việc đầu tư cho khu vực dịch vụ không mang lại hiệu quả cho việc nâng cao tỷ trọng ngành. Bảng 3: Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư ngành với thay đổi GDP 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2009 Tỷ trọng ĐT ngành NN (%) 13.846 8.747 8.471 7.768 7.461 7.567 6.688 5.261 Tỷ trọng ĐT ngành CN(%) 39.228 42.438 41.558 42.462 42.311 42.981 44.313 46.293 Tỷ trọng ĐT ngành DV(%) 46.926 48.815 49.971 49.77 50.228 49.452 48.999 48.446 Tốc độ tăng GDP 6.79 7.08 7.34 7.79 8.44 8.23 8.48 5.32 H2(NN) _ -8.62249 -0.85923 -1.35364 -0.47365 -0.57099 -3.82406 0.57258 H2(CN) _ 1.91593 -0.56466 0.35481 -0.04262 -0.63642 1.02021 -0.11991 H2(DV) _ 0.94252 0.64486 -0.06561 0.11029 0.62092 -0.30156 0.03029 Theo bảng số liệu trên có thể thấy việc phân bổ đầu tư vào hai khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp tuân thủ theo đúng đòi hỏi của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cụ thể, H2(NN)<0. Điều đó có nghĩa là để đẩy nhanh tốc độ của tăng trưởng kinh tế, tỷ trọng đầu tư vào khu vực nông nghiệp giảm qua các năm. Trong đó năm 2002, để góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế lên 1%, tỷ trọng đầu tư của khu vực nông nghiệp đã giảm 8.6%. Đây là mức giảm mạnh nhất trong cả thời kỳ. Xét theo cơ cấu 3 ngành kinh tế, tương tự phần trên, tính hệ số của công nghiệp và nông nghiệp theo giai đoạn. Đối với ngành công nghiệp, H2 (2000-2004) = 0.56. H2 (2005-2007) = 9.984. H2 > 0 cho thấy sự gia tăng tỷ trọng của đầu tư đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Đối với ngành dịch vụ, H2 (2000-2004) = 0.412. H2(2005-2007) = - 5.162 <0. Giữa đầu tư vào ngành dịch vụ và tăng trưởng kinh tế chưa có mối quan hệ thuận chiều mạnh mẽ. Nói cách khác đầu tư vào khu vực dịch vụ chưa thu được những hiệu quả tương xứng với phần bỏ ra. 2 .Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu theo các thành phần kinh tế. Có thể thấy sau đổi mới cơ cấu đầu tư xét theo thành phần kinh tế của nước ta đã có những chuyển biến đúng hướng theo chủ trương của Đảng và nhà nước: khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế, động viên mọi nguồn lực tham gia phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể, tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước giảm, đồng thời tỷ trọng của 2 khu vực còn lại tăng. Tuy nhiên, sự chuyển dịch diễn ra còn chậm, chưa tương xứng với tiềm lực và nhu cầu phát triển của đất nước. Có thể phân tích cụ thể điều đó thong qua việc nghiên cứu 2 chỉ tiêu là cơ cấu vốn đầu tư và tốc độ gia tăng vốn đầu tư đối với mỗi thành phần kinh tế qua từng giai đoạn phát triển của nước ta Bảng 4: cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế 1999 2001 2003 2005 2007 2009 Tổng vốn 131171 170496 239246 343135 532093 708826 Thành phần kinh tế nhà nước 76958 101973 126558 161635 197989 287534 Thành phần kinh tế ngoài nhà nước 31542 38512 74388 130398 204705 240109 Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 22671 30011 38300 51102 129399 181183 Cơ cấu (%) Thành phần kinh tế nhà nước 58,7 59,8 52,9 47,1 37,2 40,6 Thành phần kinh tế ngoài nhà nước 24 22,6 31,1 38 38,5 33,9 Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 17,3 17,6 16 14,9 24,3 25,5 Cơ cấu vốn đầu tư vào khu vực kinh tế nhà nước vẫn duy trì ở mức cao trong các năm từ 1999 đến 2005 và có xu hướng giảm từ năm 2005 đến nay. Tỷ trọng đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước tăng nhanh (từ 42.03% năm 1995 lên 59.14% năm 2000. Trong đó, tỷ trọng vốn vay của khu vực này tăng rất nhanh, từ 8.37% (1995) lên 18.37% năm 2000, chiếm gần 1/5 tổng vốn đầu tư toàn xã hội và lớn hơn tỉ trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.Năm 2001 đã thu hút 59,8% tổng lượng vốn đầu tư của xã hội, đến năm 2005 tỷ lệ này là 47,1%. Kết quả thu được là do đã có sự sắp xếp lại hoạt động và tổ chức của các doanh nghiệp nhà nước, tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp, giảm đáng kể các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Do vậy, trong giai đoan 5 năm từ 2001-2005, kinh tế nhà nước vẫn giữ được tỷ trọng tương đối ổn định. Tuy vậy, bắt đầu từ năm 2005, vốn đầu tư đổ vào khu vực nhà nước có xu hướng giảm từ 47,1% năm 2005 xuống còn 37,2% năm 2007 với tốc độ tăng trưởng chỉ ở mức một con số. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng bình quân hàng năm với tốc độ 9,9%/năm, chính vì vậy giá trị gia tăng của khu vực này cũng tăng lên. Năm 2000 thành phần kinh tế nay đã đóng góp 13,3% vào giá trị của GDP và năm 2005, tức là trong vòng 5 năm đã tăng lên tới 16%, nhờ vào việc gia tăng vốn đầu tư vào khu vực này từ 14,9% năm 2005 lên thành 24,3% năm 2007 và 25,5% năm 2009. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của khu vực kinh tế ngoài nhà nước thường chiếm 46-47% giá trị tổng sản phẩm trong nước và những năm gần đây có xu hướng giảm xuống do khu vực kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng 2/3 khu vực kinh tế ngoài nhà nước nhưng chỉ tăng bình quân hàng năm là 6,26%. Trong khu vực kinh tế này thì kinh tế tư nhân tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng mới chiếm tỷ trọng trên 8% trong giá trị tổng sản phẩm trong nước nên không bù đắp được cho sự tăng trưởng thấp của khu vực kinh tế cá thể và khu vực kinh tế tập thể. Năm 2007, tỷ trọng giữa 3 thành phần này tương đối cân bằng, đặc biệt giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực ngoài nhà nước (39.89% và 35.33%). Nguyên nhân chủ yếu của những biến đổi trên, với các thành phần trong nước, là do môi trường đầu tư trong nước tiếp tục được cải thiện theo hướng công bằng và minh bạch hơn cho các nhà đầu tư của mọi thành phần kinh tế. Mặt khác, sự bùng nổ của thị trường chứng khoán đã tạo ra một kênh huy động vốn hữu hiệu cho đầu tư phát triển. Đối với nguồn vốn nước ngoài, sự gia tăng đột biến của vốn đầu tư nước ngoài vào năm 2007 được giải thích do sự kiện Việt Nam gia nhập WTO (7-11-2006), mang lại những kì vọng cho các nhà đầu tư quốc tế về tương lai của nền kinh. Bảng5: tốc độ phát triển vốn đầu tư theo thành phần kinh tế Năm Tốc độ phát triển của vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế Tổng số Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1999 9.8 16.0 11.2 -8.5 2000 15.3 16.2 9.7 19.9 2001 12.5 13.7 11.0 10.2 2002 14.3 12.0 20.2 14.9 2003 12.7 10.1 21.9 8.8 2004 13.5 10.1 25.0 7.7 2005 13.0 9.6 17.4 16.9 2006 13.7 9.9 16.0 22.0 2007 25.8 7.3 17.4 93.2 3. Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế. Đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa các vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị…của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp cho các vùng kinh tế khác cùng phát triển. Đầu tư vào các vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy thế mạnh và tiềm năng của vùng, bên cạnh đó chính phủ còn có những hoạt động hỗ trợ đầu tư cho những vùng kém phát triển nhằm cải thiện đời sống nhân dân và giảm chênh lệch kinh tế giữa các vùng. Thống nhất quy hoạch phát triển trong cả nước, giữa các vùng, tỉnh, thành phố, tạo sự liên kết trực tiếp về sản xuất, thương mại, đầu tư, giúp đỡ kỹ thuật và nguồn nhân lực. Bảng 6: cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ kinh tế Loại vùng 1996-2000 2001-2004 1996-2004 Trung du và miền núi phía Bắc 7 7,1 7,05 Đồng bằng Bắc Bộ 28,3 27,7 28 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 16,4 17,4 16,9 Tây Nguyên 4,1 4 4,05 Đông Nam Bộ 31,3 30,6 30,95 Đồng Bằng Sông Cửu Long 12,9 13,2 13,05 Theo bảng trên, vốn đầu tư xã hội được phân bổ tập trung vào hai vùng kinh tế lớn là vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ. Hai vùng có tỷ trọng vốn đầu tư trong tổng vốn đầu tư xã hội nhỏ nhất là vùng miền núi phía Bắc và vùng núi Tây Nguyên. Sự chênh lệch lớn về cơ cấu vốn đầu tư là nguyên nhân làm cho vùng núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên có nguy cơ tụt hậu, chậm phát triển. Bảng 7: cơ cấu đầu tư theo khu vực phát triển và kém phát triển Loại vùng 1996-2000 2001-2004 1996-2004 Vùng phát triển 62,7 61,6 62,1 Các vùng còn lại 37,3 38,4 37,9 Chung cả nước 100 100 100 Bảng trên cho ta thấy,đầu tư tập trung chủ yếu vào vùng lãnh thổ có tính chất động lực đó là 3 vùng kinh tế trọng điểm với lượng vốn lên tới hơn 60%.Trong khi đó các vùng kém phát triển trải rộng trên phạm vi khoảng hơn 2700 xã,chủ yếu thuộc các vùng miền núi,dân số khoảng 15 triệu người với tỷ lệ vốn đầu tư lại chỉ chiếm hơn 1/3 tổng vốn đầu tư của cả nước. Phần lớn dự án FDI tập trung ở các vùng phát triển kinh tế trọng điểm (84% tổng vốn đầu tư), tuy nhiên, xu hướng thu hút FDI đang từng bước lan ra các vùng khác ngoài vùng phát triển. Nếu trong những năm đầu khi có Luật Đầu tư nước ngoài, ở các tỉnh phía Bắc chỉ chiếm 25% số dự án với 20% vốn đầu tư, thì đến hết năm 1998 các tỉnh phía Bắc đã thu hút được trên 30% số dự án trên 35% vốn đầu tư. Đến nay tất cả các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đã có dự án đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, chúng ta luôn luôn coi trọng việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài, cả ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư phát triển, coi đó là yếu tố quan trọng, góp phần tăng thêm nguồn vốn đầu tư phát triển, tạo ra cơ cấu kinh tế vùng hợp lý để thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước Vốn FDI đã lan đến tất cả các tỉnh và thành phố, kể cả những địa phương nghèo, còn chậm phát triển như Điện Biên, Lai Châu, Đắc Nông,…Vốn FDI đã đóng góp 18% tổng vốn đầu tư toàn xã hội tạo ra hơn 1,2 triệu việc làm trực tiếp, góp phàn chuyển dịch cơ cấu, nâng cao năng lực sản xuất, chuyển giao công nghệ... Bảng 8: cơ cấu GDP các vùng kinh tế trọng điểm đóng góp vào phát triển kinh tế chung của đất nước 2 năm 1995 và 1999 (đơn vị %) 1995 1999 Vùng KTTĐ phía Bắc 14,1 13,8 Vùng KTTĐ miền Trung 4,1 4,2 Vùng KTTĐ phía Nam 30,6 31,1 Tổng 3 vùng 48,8 49,1 (Nguồn: Tạp chí quản lý nhà nước). Theo bảng trên ba vùng KTTĐ đóng góp tới gần một nửa vào GDP của nền kinh tế, năm 1995 là 48,8%, năm 1999 là 49,1%, thu hút phần lớn lượng vốn, lao động và các nguồn lực khác của cả nền kinh tế III- Đánh giá kết quả và hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế do tác động của đầu tư tại Việt Nam. 1. Đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: * Tích cực Trong chủ trương phát triển đất nước ngay từ Đại hội VI, Đảng ta đã luôn coi chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là giải pháp để tăng trưởng và phát triển đất nước. Phục vụ thiết thực cho chủ trương đó, trong thời gian qua cơ cấu vốn đầu tư đã thay đổi theo hướng đầu tư có tọng tâm, trọng điểm. Trong đó tỷ trọng đầu tư cho ngành dịch vụ là cao nhất và tỷ trọng đầu tư cho ngành nông nghiệp là thấp nhất. Điều đó đã mang lại một diện mạo mới cho nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế nhìn chung có những chuyển biến tích cực. Tỷ trọng khu vực nông nghiệp liên tục giảm qua các năm. Tương đương với đó là sự tăng lên không ngừng của khu vực phi nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã tạo ra các hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế - Đầu tư cho công nghiệp gia tăng & chiếm tỷ trọng lớn - Ưu tiên đầu tư cho một số ngành sản xuất cơ bản tạo thế và đà cho sự phát tăng trưởng kinh tế - Có những cải thiện đáng kể trong đầu tư phát triển nông nghiệp & nông thôn Giải quyết tốt hơn vấn đề công ăn việc làm. Nâng cao thu nhập. Cải thiện đời sống nhân dân. Tạo điều kiện cho các chủ thể trong nền kinh tế phát huy các tiềm năng vốn có. Có thể thấy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã và đang từng bước hiện thực hóa các mục tiêu mà Đảng đề ra. Tuy nhiên, chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế không cao và còn có các hạn chế. * Hạn chế - Cơ cấu ngành công nghiệp và cơ cấu sản phẩm công nghiệp chậm chuyển dịch theo hướng hiệu quả, tăng sức cạnh tranh và phát huy lợi thế của từng ngành sản xuất công nghiệp. Việc này là do chúng ta chỉ chú trọng đến đầu tư mở rộng, phát triển công suất sản xuất, chỉ coi trọng quy mô mà chưa quan tâm nhiều đến đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu phù hợp với thị trường. Một lý do nữa khiến cho việc chuyển dịch trong ngành còn chậm chạp là do công tác dự báo, xây dựng và quản lý quy hoạch công nghiệp chưa tốt, dẫn tới việc đầu tư dàn trải, theo phong trào và phát triển quá mức trong một số ngành như xi măng, mía đường, lắp ráp xe gắn máy 2 bánh, ôtô, rượu, bia,…. Điều này vừa gây lãng phí, kém hiệu quả trong đầu tư, vừa gây mất cân bằng cung cầu trên thị trường. Vốn đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải, bưu điện còn dàn trải, chưa tập trung có trọng điểm để hoàn thành đúng tiến độ, dứt điểm theo kế hoạch. -Đầu tư cho nông nghiệp còn chưa thoả đáng Trong cơ cấu nông nghiệp : Nông nghiệp thuần tuý vẫn là cơ bản : 83,2% Thuỷ sản chỉ chiếm : 10,5% Lâm nghiệp : 6,3 - Đầu tư cho dịch vụ chưa chú trọng & phát huy được các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập. Đầu tư cho khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo, y tế vẫn chưa thoả đáng như thể hiện trong bảng. Với mức đầu tư thấp như vậy, những chuyển biến cơ bản về chất lượng là khó đạt được và việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại hoá cũng vẫn còn nhiều thách thức. - Vốn đầu tư vào giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế còn ở mức thấp so với nhu cầu và so với mức đầu tư của các nước trong khu vực. Vì vậy, ảnh hưởng không ít đến việc phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ của các ngành này 2. Đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ * Tích cực - Bước đầu phát huy được lợi thế vùng, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá - Xây dựng được các vùng kinh tế trọng điểm, chiếm 50% GDP, 75–80% giá trị gia tăng sản phẩm công nghiệp, 60-65% giá trị sản phẩm dịch vụ của cả nước. - Các vùng kinh tế trọng điểm ngày càng phát huy vai trò là các “cực tăng trưởng” của nền kinh tế. Trong thời gian qua,ba vùng kinh tế trọng điểm đã phát huy được tiềm năng lợi thế của mình nhờ đó tăng trưởng khá nhanh.Hiện nay các vùng kinh tế trọng điểm đóng góp khoảng 50% GDP của cả nước thời kỳ 1996-2000 và tăng lên 63,16% vào năm 2005.đóng góp khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu và khoảng 73% về thu ngân sách nhà nước,75-80% giá trị gia tăng công nghiệp và 60-65% giá trị gia tăng khu vực dịch vụ * Hạn chế Đầu tư còn mang tính bình quân, dàn trải. Ở một số vùng đặc biệt khó khăn như Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ có nền kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo cao nhưng chưa được đầu tư đúng mức để tạo ra những chuyển biến rõ nét về phát triển kinh tế của vùng Đầu tư phát triển trong các vùng kinh tế trọng điểm chưa đạt được hiệu quả cao. Đầu tư chưa thực sự gắn với quy hoạch ngành, vùng nên có sự chồng chéo, lãng phí. Nhiều dự án đầu tư hiệu quả thấp, nhất là trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nhiều nơi chưa được phát huy. Việc đầu tư ở các khu công nghiệp thiếu sự phối hợp giữa các địa phương trong vùng nên nhiều địa phương có những khu công nghiệp với chức năng tương tự nhau dẫn đến tình trạng cạnh tranh không cần thiết, chèn ép lẫn nhau để thu hút vốn đầu tư trong khi các kết cấu hạ tầng lại chưa được quan tâm đúng mức. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể làm gia tăng khoảng cách giữa các vùng: Tuy những năm gần đây vốn đầu tư đã được chú trọng hơn cho các vùng miền núi, những vùng kém phát triển song thực tế còn chưa cao.Vốn tập trung quá nhiều cho những vùng có điều kiện tự nhiên ưu đãi đôi khi trở thành theo phong trào và dần dần sẽ không thu được hiệu quả kinh tế cao. Nguồn lực ở mỗi địa phương là có hạn,vì thế phải biết mở rộng ra những vùng khác tận dụng thế mạnh của từng vùng. Mặc dù những năm qua đã cố gắng điều chỉnh cơ cấu đầu tư giữa các vùng, nhưng tỷ lệ đầu tư của các vùng miền Núi phía Bắc, Duyên hải Miền Trung, vùng Tây Nguyên vẫn còn ở mức khiêm tốn (chỉ ở mức từ 8 đến 12% tổng mức đầu tư toàn xã hội), vốn đầu tư vẫn tập trung cao ở các vùng Đồng bằng sông Hồng (khoảng 24%) và vùng Đông Nam bộ (khoảng 27%). Đầu tư cho các công trình liên vùng, liên tỉnh còn kém, bị chia cắt theo địa giới hành chính địa phương. Trong những năm vừa qua, quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh chóng,những khu đô thị mọc lên cùng với nó là những sức ép đè nặng. Dân số tập trung quá đông ở những vùng kinh tế phát triển,ngược lại,lại quá thưa thớt ở những vùng nông thôn hay miền núi. Đô thị hóa là một sự chuyển dịch rất tốt song nếu đô thị hóa tập trung quá nhiều ở một khu vực thì chính nó lại tạo ra quá nhiều sức ép, những vấn đề xã hội nổi cộm và chắc chắn lại hao tốn sức lực và tiền của.ở những vùng có địa hình tự nhiên không ưu đãi ,thưa thớt về nguồn vốn đầu tư,thưa thớt về dân số,thưa thớt nhà máy,công trình…trong khi đó tài nguyên lại sẵn có và không được khai thác sử dụng hợp lý. Mà thực chất phát triển đô thị nên tìm cách đưa người nghèo vào những cộng đồng bao quanh các khu đô thị mới hơn là sự phân hoá. Sự gần gũi của các tầng lớp nghèo, thu nhập trung bình với khu vực dân cư giàu có hơn sẽ đem lại lợi ích cho cả hai phía: Người giàu hưởng lợi từ sự có mặt của lao động rẻ trong khi người nghèo dễ dàng tìm việc bằng việc cung cấp dịch vụ cho những hộ giàu hơn. Mặc dù đầu tư đã góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nhiều địa phương song bản thân nó vẫn tiềm ẩn sự chênh lệch lớn về phát triển giữa nông thôn và thành thị, giữa vùng chậm phát triển và vùng phát triển. Trong quá trình ra quyết định đầu tư, nhiều địa phương còn lúng túng trong việc xác định những thế mạnh của vùng để đầu tư một cách đúng đắn. Điều này dẫn đến việc sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực của vùng, đặc biệt là việc sử dụng tài nguyên đất, nước, khoáng sản. Hơn nữa mối liên hệ giữa các địa phương, vùng còn chưa cao, mỗi địa phương đều có chính sách riêng nhưng nhìn tổng thể lại mâu thuẫn, cạnh tranh nhau. Mỗi địa phương đều tự tìm cho mình một hướng đi riêng nhưng phải trong định hướng phát triển chung của đất nước. Nguồn vốn ngân sách là có hạn vì vậy việc phân bổ cho các vùng sao cho hợp lý là việc khó khăn. Không thể phân bổ một cách dàn trải, và không theo định hướng phát triển của mỗi vùng. Do đó để có nguồn lực cho đầu tư phát triển mỗi địa phương phải có những chính sách thu hút đầu tư riêng. Tuy nhiên trong những năm gần đây,thiếu sự đồng bộ trong chính sách phát triển ở mỗi địa phương. Địa phương nào cũng muốn phát triển mà không mấy quan tâm xem đầu tư như thế nào cho phù hợp với tiềm lực và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương mình. Nguồn vốn đầu tư có hạn nếu tập trung đầu tư cho địa phương này đồng nghĩa với mất cơ hội vốn đầu tư cho địa phương khác. Sự chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội là hết sức cần thiết. Cần có sự liên kết giữa các địa phương vùng miền trong cả nước để hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả cao hơn. Tránh sự trùng lặp nơi cần thì thiếu nơi không cần thì lại nhiều. 3. Đầu tư với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế: * Tích cực: - Nguồn vốn đầu tư đã được đa dạng hoá - Cơ chế bao cấp trong đầu tư phát triển từng bước được hạn chế và xoá bỏ - Vốn nhà nước chủ yếu tập trung vào các mục tiêu chủ yếu của kế hoạch * Hạn chế: - Khu vực kinh tế nhà nước chiếm đại bộ phận trong các ngành kinh tế quan trọng, giành vị trí có lợi nhất trong kinh doanh và được hưởng nhiều ưu đãi của Nhà nước. Mặc dù vậy, nhưng hiệu quả kinh doanh kém, chưa thể hiện vai trò làm chủ trong nền kinh tế quốc dân, số doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ còn nhiều. tiến đọ thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp còn chậm, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ chế huy động vốn của doanh nghiệp Nhà nước Kinh tế tập thể về số lượng gần đây tăng lên, nhưng tỷ trọng về nhiều chỉ tiêu còn thấp và giảm, tỷ trọng GDP còn thấp, quy mô hợp tác xã còn nhỏ, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa đáp ứng được yêu cầu xã viên và đòi hỏi của thị trường, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn thể hiện tính ưu trội về khả năng sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả. Bởi vậy mặc dù có những thời kỳ tỷ trọng vốn đầu tư giảm nhưng tỷ trọng GDP vẫn luôn tăng lên một cách đều đặn. Nhưng chênh lệch giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện còn rất lớn, tính minh bạch trong các dự án sử dụng nguồn vốn ODA chưa cao gây mất lòng tin đối với nước viện trợ. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ. Từ thực trạng và những đánh giá ở chương II, ta có thể thấy rằng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo định hướng CNH- HĐH vẫn còn chậm và gặp nhiều bất cập. Đó là 1 trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng lạm phát cao và tăng trưởng thấp ở nước ta trong những năm gần đây. Vì vậy, vấn đề đặt ra để nền kinh tế có thể phát triển bền vững là phải tìm những giải pháp đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH; mà cụ thể trong đề tài này là các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng, lãnh thổ. I. Đối với cơ cấu kinh tế theo ngành: Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH ở nước ta trước hết chính là quá trình phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp, nhằm tăng mạnh hơn nữa tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP); thông qua đó giảm bớt lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng khả năng tích luỹ cho dân cư. Đây lại chính là điều kiện để tái đầu tư, áp dụng các phương pháp sản xuất, công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất, trong đó có cả sản xuất nông nghiệp. Kết quả là, tất cả các ngành kinh tế đều phát triển, nhưng ngành công nghiệp và dịch vụ cần phát triển nhanh hơn, biểu hiện là tăng tỷ trọng của sản phẩm công nghiệp và dịch vụ trong GDP. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành cần chú ý tới những yêu cầu quan trọng sau đây: 1. Tập trung vào các ngành sản xuất mũi nhọn của nền kinh tế: Trước khi có thể đầu tư phát triển những ngành sản xuất mũi nhọn của nền kinh tế, chính phủ cần thực hiện những giải pháp làm nền tảng cho việc nâng cao hiệu quả các ngành kinh tế. Thứ nhất, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế trọng điểm. Một mặt phải tăng cường hiệu quả của các chính sách ưu tiên cho các ngành trọng điểm như các chính sách thuế, hải quan… Mặt khác phải khuyến khích các ngành có liên quan tham gia hỗ trợ cho các ngành có trọng điểm. Đặc biệt là hệ thống tài chính. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh chóng, dễ dàng thông qua các kênh huy động vốn đa dạng. Thứ hai, tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ hướng vào các ngành mũi nhọn. Cần tăng tỷ lệ đầu tư cơ sở hạ tầng của các ngành mũi nhọn trong tổng đầu tư phát triển của xã hội. Tuy nhiên tỷ lệ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước phải giảm. Điều đó đồng nghĩa với việc khuyến khích cả tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này nhằm làm tăng nhanh tổng nguồn vốn, kêu gọi đầu tư nước ngoài một cách có định hướng vào các ngành trọng điểm. Đặt các dự án đầu tư vào các ngành đó vào khu vực ưu tiên phê duyệt. Trong cơ cấu đầu tư cho cơ sở hạ tầng của những ngành trọng điểm, nhà nước cần tập trung phát triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc,đảm bảo cung cấp đủ điện, nước. .Còn doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài sẽ đầu tư máy móc, trang thiết bị. Như vậy vừa tránh chồng chéo vừa nâng cao hiệu quả do năng lực đầu tư được chuyên môn hóa. Bên cạnh đó, đối với giáo dục đào tạo, cần triển khai các lớp học ngắn hạn trong phạm vi cơ sở nhằm cập nhât kiến thức mới cho cán bộ, công nhân viên trong ngành. Ngoài ra phải cử cán bộ trong ngành đi tu nghiệp tại các nước phát triển nhất về ngành đó để nâng cao trình độ chuyên môn. Việc này phải được thực hiện ngay khi nhà nước có định hướng ngành trọng điểm nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển. Cuối cùng là về vấn đề khoa học công nghệ, việc đầu tiên cần làm là tăng tỷ lệ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển kỹ thuật, hoạt động này càng phát triển thì chúng ta sẽ càng tự chủ về công nghệ. Mặt khác, với địa vị là một nước đi sau, đang bị thế giới bỏ lại phía sau một quãng xa, chúng ta phải tích cực đón nhận chuyển giao công nghệ. Phải ưu tiên nhập khẩu những dây chuyền công nghệ tiên tiến nhất cho các ngành trọng điểm. Tuy nhiên khi nói đến chuyển giao công nghệ, một vấn đề luôn phải quan tâm là năng lực đánh giá và tiếp nhận công nghệ. Khi mua cần có năng lực định giá, lựa chọn dây chyền. Khi đưa vào sử dụng lại đòi hỏi năng lực vận hành sao cho dây chuyền có hiệu suất tối đa và thời gian khấu hao là ngắn nhất. 2. Cơ cấu ngành phải hướng tới thị trường: Cần “sản xuất những thứ thị trường cần chứ không phải sản xuất những thứ mình có”. Do vậy, bên cạnh việc tìm kiếm các thế mạnh, lợi thế của ngành để phát triển thì các doanh nghiệp nên chú trọng vào khâu nghiên cứu thị trường, tìm hiểu xem khách hàng tiềm năng của mình cần gì, muốn gì để đưa vào phân tích và sản xuất. Đối với thị trường trong nước, nên đầu tư phát triển hơn nữa về mặt chất lượng các sản phẩm sẵn có, đồng thời đa dạng hóa các loại sản phẩm để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Hoạt động này không đẩy mạnh tính sáng tạo và chủ động của các doanh nghiệp mà còn làm tăng tổng sản phẩm quốc nội, hạn chế tình trạng nhập siêu ngày càng lớn ở nước ta hiện nay. Đối với thị trường quốc tế, cần đặc biệt chú trọng những sản phẩm xuất khẩu đã trở thành lợi thế: thủy hải sản, da giầy, thủ công mỹ nghệ..., tập trung phát triển chất lượng sản phẩm cùng công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm; từ đó dần tạo dựng thương hiệu Việt Nam trên trường kinh doanh quốc tế. Hàm lượng công nghệ cũng là 1 yếu tố cần được cải thiện trong không chỉ các sản phẩm xuất khẩu mà còn cả các sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước, nhất là trong các mặt hàng góp phần nhập siêu chủ yếu như ô tô, thiết bị điện tử... II. Đối với cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ: Mục tiêu đặt ra là cần hình thành các vùng kinh tế dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng, gắn với nhu cầu của thị trường. Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH là quá trình chuyển biến căn bản về phân công lao động xã hội theo lãnh thổ. Xoá bỏ tình trạng chia cắt về thị trường giữa các vùng; xoá bỏ tình trạng tự cung tự cấp, đặc biệt là tự cung, tự cấp về lương thực của từng vùng, từng địa phương. Mỗi địa phương cần đặt mình trong một thị trường thống nhất, không chỉ là thị trường cả nước mà còn là thị trường quốc tế, trên cơ sở đó xác định những khả năng, thế mạnh của mình để tập trung phát triển, tham gia vào quá trình phân công và hợp tác lao động có hiệu quả. Trong đề tài này, chúng tôi đưa ra 1 vài giải pháp cụ thể với từng vùng kinh tế: Vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế khó khăn, vùng kinh tế biển như sau 1. Đối với 3 vùng kinh tế trọng điểm (Bắc Bộ, Miền Trung và Phía Nam) - Cần hình thành một số tập đoàn kinh tế lớn với quy mô lớn và trình độ cao. - Tập trung phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trên cơ sở phát huy năng lực hiện có và xây dựng thêm một số cơ sở mới để tạo ra động lực cho quá trình phát triển. - Hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ gắn với bảo vệ môi trường, nhất là mạng lưới các tuyến đường cao tốc và các mạng giao thông liên vùng để tạo thế phát triển liên vùng và hợp tác quốc tế. - Phát triển tiềm lực về khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, sản xuất vật liệu mới, phát triển dịch vụ chất lượng cao như bưu chính viễn thông, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng. - Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. 2. Đối với các vùng khó khăn - Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, trước hết là mạng lưới giao thông, thủy lợi, cung cấp nước sạch, cấp điện, phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực. - Huy động các nguồn lực đầu tư tạo điều kiện bứt phá để từng bước thu hẹp khoảng cách với trình độ phát triển chung của cả nước. - Phát triển mạng lưới an sinh xã hội trợ giúp cho các đối tượng thu nhập thấp và người nghèo. Tăng cường dạy nghề, tạo việc làm, giảm nhẹ sức lao động và tăng thu nhập cho phụ nữ. Đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo ở các vùng khó khăn. 3. Phát triển nhanh kinh tế biển - Xây dựng hệ thống giao thông, cảng biển, cơ sở kinh tế ven biển, kết hợp với xây dựng thế trận bảo vệ bờ biển, vùng biển. - Đầu tư các ngành nuôi trồng và khai thác hải sản, vận tải biển, du lịch, khai thác và chế biến dầu khí thành những bộ phận nòng cốt của kinh tế biển. Bên cạnh đó, chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH còn gắn với quá trình hình thành các trung tâm kinh tế thương mại, gắn liền với quá trình đô thị hoá. Mặt khác, việc quy hoạch xây dựng các khu đô thị, trung tâm kinh tế, thương mại có ảnh hưởng trực tiếp trở lại tới quá trình chuyển dịch CCKT. Quy trình đó có thể biểu diễn qua mối quan hệ sau đây: CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn → Lao động dư thừa → Đưa vào đào tạo → Xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất tại địa phương → Cơ cấu kinh tế của các địa phương thay đổi → Đô thị hình thành. III. Đối với cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế: Dễ thấy nguyên nhân chính khiến cho các thành phần kinh tế hiện nay chưa phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có là chính sách đối với các thành phần kinh tế. Do vậy, giải pháp đầu tiên cần thực hiện là phải phân định rõ lĩnh vực đầu tư của nhà nước và khu vực đầu tư ngoài nhà nước. - Kinh tế nhà nước nên đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ công: Kinh tế nhà nước cần phải thu hẹp phạm vi đầu tư so với hiện nay. Nhà nước nên rút vốn tư những lĩnh vực đầu tư không cần thiết. Thay vì đầu tư theo bề rộng, dàn trải nên tập trung vào hiệu quả thực chất. + Đối với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước: chỉ nên tập trung vào các lĩnh vực then chốt nhất mà không thành phần kinh tế, khu vực đầu tư nào có quyền làm (do yêu cầu đảm bảo an ninh-chủ quyền đất nước) và muốn làm (do không đem lại lợi nhuận). Ví dụ như: quốc phòng, an sinh xã hội, các dịch vụ công…Rút vốn đầu tư khỏi các lĩnh vực không cần thiết sẽ giúp chính phủ có điều kiện tập trung hoạch định những vấn đề kinh tế vĩ mô, giúp hình thành cơ cấu đầu tư có lợi cho tăng trưởng, tăng năng lực thích nghi với kinh tế quốc tế. Nhà nước sẽ tập trung vào nhiệm vụ quy hoạch còn đầu tư là quyền của các chủ thể kinh tế. + Đối với doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế nhà nước cần tập trung vào các việc chính. Hiện nay, các tập đoàn kinh tế nhà nước đều vươn ra kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Đặc biệt các tập đoàn này đang tham gia một cách mạnh mẽ vào các lĩnh vực: tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản. Đây đều là các lĩnh vực đầu tư có khả năng sinh lợi rất cao nhưng cũng hàm chứa rủi ro lớn. Bởi vậy nó yêu cầu rất nhiều sự tập trung và nguồn lực của các đối tượng tham gia. Nếu các tập đoàn kinh tế nhà nước tham gia quá sâu vào lĩnh vực này không tránh khỏi sẽ xao nhãng các lĩnh vực chính, đặc biệt là đầu tư cho công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong khi đó các tập đoàn này đang nắm giữ các lĩnh vực huyết mạch của quốc gia, việc phát triển không theo hướng chính sẽ làm ảnh hưởng đến hướng phát triển chung của đất nước. Mặt khác sự bành trướng của các tập đoàn kinh tế nhà nước làm hạn chế việc giải phóng các nguồn lực do năng lực đầu tư kém hiệu quả. Không những thế, các tập đoàn lại chiếm thêm thị phần, các nguồn lực vật chất và cơ hội kinh doanh vốn đã khiêm tốn cho khu vực tư nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam khiến khu vực này càng khó có điều kiện phát triển. - Kinh tế ngoài nhà nước được đầu tư vào tất cả các lĩnh vực nhà nước không cấm: Để chủ trương này phát huy hiệu quả tích cực hơn trong thực tiễn, trong thời gian tới nên xem xét mở rộng các lĩnh vực hoạt động của khu vực ngoài nhà nước. Cụ thể nên tư nhân hóa một số lĩnh vực mà đến nay nhà nước vẫn nắm giữ như điện, đường sắt… ; khuyến khích hợp tác, liên doanh giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau và với doanh nghiệp nhà nước, chuyển thành doanh nghiệp cổ phần và bán cổ phần cho người lao động. Nhà nước cần thực hiện và đẩy mạnh xã hội hóa nhằm thu hút vốn đầu tư của khu vực dân doanh theo phương châm “ở đâu có hiệu quả, ở đó có đầu tư”. Công khai quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế trong vòng 5, 10, 20 năm tới để các doanh nghiệp làm cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh, lựa chọn đầu tư tùy theo khả năng của mình và tình hình thị trường. Bên cạnh đó, Nhà nước nên tạo môi trường thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế phát triển. Để thực hiện điều này cần phải có những giải pháp mang tính chiến lược lâu dài chứ không phải là những giải pháp mang tính chất tình thế. Chính vì thế, vai trò của nhà nước là hết sức quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp nhằm phát triển các thành phần kinh tế như: tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho cả doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh (ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô, môi trường pháp lý thông thoáng và minh bạch, bộ máy hành chính hiệu quả…) và đặc biệt là xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. KẾT LUẬN Trong những năm qua, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức, đạt được nhiều mục tiêu quan trọng trong việc thực hiện chiến lược 10 năm phát triển kinh tế xã hội. Bức tranh toàn cảnh kinh tế đã sáng hơn, đẹp hơn các năm trước; tạo tiền đề để thực hiện mục tiêu cao hơn trong những năm tiếp theo, nhằm sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành một nước công nghiệp. Kinh nghiệm và thực tiễn đã cho thầy rằng: Đầu tư đóng một vai trò khá quan trọng trong từng bước đi của đất nước. Trong phạm vi đề tài của mình, nhóm chúng tôi đã đưa ra được 3 nội dung chính sau đây: Thứ nhất, trình bày và phân tích những vấn đề cơ bản về đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thứ hai, nêu lên tổng quan chung về thực trạng tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam thông qua các số liệu thực tế. Đồng thời đánh giá những tác động tiêu cực và tích cưc của nó. Thứ ba, đưa ra những khuyến nghị trong nâng cao hiệu quả tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Qua đề tài này, ta có thể thấy đầu tư là nhân tố tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Dưới tác động của đầu tư, cơ cấu kinh tế Việt Nam đang chuyển dịch tương đối nhanh theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả hơn, Việt nam cần phát huy tối đa nội lực gắn liền với việc khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế thế giới… Đầu tư là một “cú huých” quan trọng thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế. Vì thế, việc đầu tư như thế nào không phải chỉ còn là công việc của Đảng, Chính phủ mà còn là của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân cùng chung sức để đạt mục tiêu phát triển và xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí và hiệu quả . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kinh tế đầu tư Chủ biên: PGS.TS Từ Quang Phương; PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt- NXB Đại học Kinh tế quốc dân Tạp chí Kinh tế và dự báo- Bộ Kế hoạch Đầu tư Tạp chí Kinh tế phát triển- Trường Đại học Kinh tế quốc dân Website Tổng cục thống kê: gso.gov.vn Website Bộ Kế hoạch đầu tư: mpi.gov.vn en.wikipedia.org; vi.wikipedia.org

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNHM 12.doc
  • pptNHOM 12.ppt
Luận văn liên quan