Đề tài Tết nguyên đán ở Việt Nam và nước ngoài

Lễ hội, lễ tết ở Việt Nam là những nét văn hoá mang đậm tính bản sắc dân tộc. Long trọng hơn cả là Tết Nguyên Đán được tổ chức vào Mồng Một Âm lịch hằng năm, nhắc nhớ mọi thành viên trong gia đình quây quần về mâm cỗ ngày Tết, thể hiện tính cộng đồng sâu sắc, chân thành và nồng hậu biết bao. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ đồng bào người Việt hiện đang sống, học tập và làm việc bên ngoài Tổ quốc không có cơ hội (hay điều kiện) trở về đất Việt thăm quê, sum vầy với gia đình. Trong số đó không thể không tnói đến những bạn trẻ người Việt đang sống và học tập nơi đát khách quê người. Chỉ mới đôi mươi tuổi đầu đã phải sống xa người thân, luôn chịu áp lực của việc học xa Tổ quốc nên tình cảm của các bạn hướng về nơi chôn nhau cắt rốn, về quê hương càng trở nên sâu đậm, tha thiết. Bữa cơm giản dị ngày Tết chính là nhịp cầu cho những bạn trẻ đồng cảnh ngộ san sẻ nỗi nhớ về gia đình, người thân, bạn bè, về quê hương đất nước.

doc19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2741 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tết nguyên đán ở Việt Nam và nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Mục lục - Phần 1: Giới thiệu Trang 1.1 Lời giới thiệu – Xác định đề tài 2 1.2 Giới hạn đề tài 2 1.3 Các khái niệm 2 1.4 Tài liệu sử dụng trong bài 3 Phần 2: Tết Nguyên Đán ở Việt Nam 2.1 Thời gian cử hành Tết 4 2.2 Những nét chấm phá chính về Tết 4 2.3 Lịch 6 2.4 Ba "giai đoạn" đón mừng Tết 7 2.5 Việc chưng dọn, trang trí 10 2.6 Ẩm thực ngày Tết 12 2.7 Những tập tục, sinh hoạt ngày Tết 12 Phần 3: Tết Nguyên Đán của sinh viên ở nước ngoài 3.1 Hoàn cảnh chung 14 3.2 Du học sinh ăn Tết 15 3.3 Tình cảm đối với gia đình ở quê hương 17 Phần 4: Tổng kết 4.1 Tết ở Việt Nam 18 4.2 Tết ở nước ngoài 18 Phaàn 1: Giôùi thieäu 1.1 Lời giới thiệu – Xác định đề tài Lễ hội, lễ tết ở Việt Nam là những nét văn hoá mang đậm tính bản sắc dân tộc. Long trọng hơn cả là Tết Nguyên Đán được tổ chức vào Mồng Một Âm lịch hằng năm, nhắc nhớ mọi thành viên trong gia đình quây quần về mâm cỗ ngày Tết, thể hiện tính cộng đồng sâu sắc, chân thành và nồng hậu biết bao. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ đồng bào người Việt hiện đang sống, học tập và làm việc bên ngoài Tổ quốc không có cơ hội (hay điều kiện) trở về đất Việt thăm quê, sum vầy với gia đình. Trong số đó không thể không tnói đến những bạn trẻ người Việt đang sống và học tập nơi đát khách quê người. Chỉ mới đôi mươi tuổi đầu đã phải sống xa người thân, luôn chịu áp lực của việc học xa Tổ quốc nên tình cảm của các bạn hướng về nơi chôn nhau cắt rốn, về quê hương càng trở nên sâu đậm, tha thiết. Bữa cơm giản dị ngày Tết chính là nhịp cầu cho những bạn trẻ đồng cảnh ngộ san sẻ nỗi nhớ về gia đình, người thân, bạn bè, về quê hương đất nước. 1.2 Giới hạn đề tài Nội dung 1 chủ yếu bàn về một số nét đẹp truyền thống trong những ngày Tết, mang tính nghiên cứu lý thuyết đậm nét. Nội dung 2 đề cập đến một vài trường hợp điển hình của du học sinh Việt Nam hiện đang sống và học tập ở một số nước Mỹ, Canada, Úc, Nga, Hà Lan, Đức, Singapore,… 1.3 Các khái niệm 1.3.1 Định nghĩa “Văn hoá” “Văn hoá là một tổng thể các sáng tạo vật chất và phi vật chất của một cộng đồng người trong quá trình quan hệ với thiên nhiên và với những cộng đồng người khác; những sáng tạo mà có với họ hay với phần đông một ý nghĩa riêng xuất phát từ lịch sử đã qua hay hiện hành của họ mà các cộng đồng khác không chia sẻ” - Lê Thành Khôi “Văn hoá là cái tồn tại khi ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả” - Edouard Herriot “Văn hoá là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh.” - Phạm Văn Đồng “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.” - Trần Ngọc Thêm 1.3.2 Tết Nguyên Đán Hai chữ "Nguyên Đán" có gốc chữ Hán: "Nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu, sơ khai và "Đán" là buổi sáng sớm. Tết Nguyên Đán, còn gọi là Tết Ta, Tết Âm Lịch hay chỉ đơn giản Tết, là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương Lịch (Tết Tây), thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch và nói chung kéo dài khoảng 5~6 ngày, tạo điều kiện cho những thành viên gia đình sinh sống làm ăn ở nơi xa có thể về quê vui cảnh đoàn viên ít ngày. Nhưng ý nghĩa thiêng liêng nhất của Tết ở chỗ: nó là dịp để người Việt nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên. Ngày Tết đem lại một sự khởi đầu mới, rũ bỏ những gì không hay không đẹp của năm qua nên mọi người đều tỏ ra vui vẻ độ lượng với nhau, bỏ qua hiềm khích cũ. Lòng người nào cũng tràn đầy hoài bão về hạnh phúc và thịnh vượng cho năm mới. 1.4 Tài liệu sử dụng trong bài Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB TpHCM, 2001 Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Mạng tìm kiếm Google Một số tờ báo Mực Tím, Thanh Niên, LA Times Phaàn 2: Teát Nguyeân Ñaùn ôû Vieät Nam 2.1 Thời gian cử hành Tết Ngày đầu năm Âm lịch gọi là Mồng Một Tết, bắt đầu một dịp lễ cổ truyền long trọng nhất trong năm của người Việt. Trước đây, người ta "ăn Tết" (tận hưởng Tết) đến Mồng Tám, Mồng Chín tháng giêng (tháng một Âm lịch). Tết là dịp hội hè vui chơi sau một năm lao động vất vả, là dịp để những người tha phương tìm về sum họp với gia đình, cùng nhau tưởng nhớ đến tổ tiên, cội nguồn. Người Việt Nam tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. 2.2 Những nét chấm phá chính về Tết Từ 23 tháng chạp trở đi là bắt đầu vào thời kỳ rộn ràng của mùa Tết, tính từ mốc sự kiện "Đưa ông Táo về trời" vào ngày này. Thiên hạ đua nhau nô nức mua sắm vật dụng, đặc biệt là quần áo và thức ăn (việc buôn bán mùa Tết thường sẽ chấm dứt từ đúng ngọ ngày 29 hoặc 30 tháng chạp, sau đó chợ búa trở nên vắng vẻ và các sạp trống không). Tại các bến bãi tấp nập những người tha phương mua vé xe để trở về quê đoàn tụ cùng gia đình. Không khí lễ mỗi lúc một tràn ngập, người người ai nấy đều nô nức rộn ràng chuẫn bị đón xuân. 2.2.1 Màu đỏ ngày Tết Theo quan niệm màu đỏ là màu phát tài và may mắn. Ngày Tết của Việt Nam ngập tràn màu đỏ: câu đối đỏ, phong bao lì xì đỏ, dưa hấu đỏ, hạt dưa đỏ, lịch đỏ,…. Người Việt Nam cũng thích chưng những loại hoa ánh đỏ như hồng, mãn đình hồng, hoa đào,…. Trước đây khi Nhà nước chưa cấm đốt pháo, đường xá ngập tràn màu đỏ của xác pháo nổ rân không ngớt từ giao thừa đến rạng sáng Tết, rồi nổ lẻ tẻ mãi cho đến khi nào hết "mồng" mới thôi! Trang phục có tông màu đỏ cũng được ưa chuộng để mặc Tết. 2.2.2 Khái niệm thời gian Mùa Tết, không ai bảo ai, mọi người đều cùng nhau dẹp bỏ Dương lịch và quay trở sang Âm lịch rất tự nhiên, với những khái niệm thời gian trước tết gọi là “hăm” (ngày 20 tháng chạp Âm lịch trở đi): hăm mốt Tết, hăm chín Tết (nếu rơi vào tháng chạp thiếu sẽ không có ngày ba mươi Tết), sau tết gọi là “mồng”: mồng hai Tết, mồng tám Tết,…. Âm lịch hồi sinh thật kỳ diệu như thể luôn nhắc nhủ mỗi người Việt Nam về tính dân tộc, cổ truyền của ngày lễ trọng đại, thiêng liêng nhất này. 2.2.3 Chợ Tết Đấy là những chợ đặc biệt chỉ xuất hiện vào dịp Tết và chuyên buôn bán các loại "đặc sản" cho người dân hưởng xuân. Vì tất cả những người buôn bán hầu như sẽ nghỉ xả hơi trong những ngày Tết nên xã hội nảy sinh tâm lý mua dự trữ, đưa đến mức cầu rất cao. Hơn nữa, chợ Tết còn thỏa mãn một số nhu cầu mua sắm để thưởng ngoạn, lễ bái như hoa kiểng, đặc biệt là dưa hấu và những loại quả có tên đem lại may mắn như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài (đọc trại ra là “cầu dừa đủ xài”),v.v…. Vào những ngày này, các chợ bán suốt cả đêm, và đi chợ Tết đêm là một trong những cái thú đặc biệt. Những loại chợ Tết đặc biệt cũng sẽ chấm dứt vào trước ngọ giao thừa. 2.2.4 Hương vị ngày Tết Khoảng rằm tháng chạp, củ kiệu tươi được bày bán đầy các chợ. Các bà nội trợ mua về cắt lấy phần củ trắng nõn nà, phơi qua vài nắng cho khô quắt lại rồi cho vào những ve keo, kế đó cho giấm sôi nấu với đường vào các ve củ kiệu này rồi đậy kín. Vào buổi chợ giáp Tết họ mua thịt heo mỡ, trứng vịt để chuẫn bị món dự trữ chủ lực: thịt kho nước dừa; thêm đôi ba xấp bánh tráng, giá để làm dưa giá nữa là xong. Không người Việt nào không cảm khái thứ hương vị dân tộc đậm đà khó quên: bánh tráng nhúng nước cho mềm, trải ra, cho lên đấy một miếng thịt mỡ, một miếng hột vịt, vài ba củ kiệu, ít dưa giá rồi cuốn lại, chấm vào tô nước thịt kho dằm miếng ớt. Ngày Tết hễ đói bụng, hay muốn nhậu, không thể thiếu bốn thức chủ lực (“quốc hồn quốc tuý): "thịt kho, dưa giá, củ kiệu, bánh tráng". Phải nhìn thấy chúng, nếm chúng, nuốt chúng xuống dạ dày mới gọi là thưởng thức được hương xuân trọn vẹn. Riêng người Bắc, thay vì củ kiệu, một số người dùng củ hành ta với cách làm cũng tương tự. Ve dưa hành có màu hồng như ngọc, trông rất đẹp và "may mắn". 2.3 Lịch Chi Con vật tương ứng Ngày tháng Dương lịch Tí Chuột 19 tháng 2 năm 1996 7 tháng 2 năm 2008 Sửu Trâu 7 tháng 2 năm 1997 26 tháng 1 năm 2009 Dần Hổ 28 tháng 1 năm 1998 14 tháng 2 năm 2010 Mão Mèo 16 tháng 2 năm 1999 3 tháng 2 năm 2011 Thìn Rồng 5 tháng 2 năm 2000 23 tháng 1 năm 2012 Tị Rắn 24 tháng 1 năm 2001 10 tháng 2 năm 2013 Ngọ Ngựa 12 tháng 2 năm 2002 31 tháng 1 năm 2014 Mùi Dê 1 tháng 2 năm 2003 19 tháng 2 năm 2015 Thân Khỉ 22 tháng 1 năm 2004 8 tháng 2 năm 2016 Dậu Gà 9 tháng 2 năm 2005 28 tháng 1 năm 2017 Tuất Chó 29 tháng 1 năm 2006 16 tháng 2 năm 2018 Hợi Lợn 17 tháng 2 năm 2007 5 tháng 2 năm 2019 Trước năm 1967, Việt Nam lấy giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho Âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ GMT +7 làm chuẩn. Vì thế hai miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân hai ngày khác nhau (miền Bắc ngày 29 tháng 1 trong khi miền Nam thì ngày 30 tháng 1). Hiện nay, vì chênh lệch một giờ giữa Việt Nam (UTC +7) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (UTC +8), đôi khi Tết của Việt Nam không trùng ngày với Tết của Trung Quốc. Từ năm 1975 đến năm 2100, có 4 lần không trùng. 2.4 Ba "giai đoạn" đón mừng Tết Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến lại trở về sum họp dưới mái ấm gia đình. Nhiều người muốn được khấn vái trước bàn thờ, thăm lại ngôi mộ hay nhà thờ tổ tiên. Có người cũng muốn thăm lại nơi họ đã từng sinh sống với gia đình trong thời niên thiếu. Đối với nhiều người xuất thân từ nông thôn Việt Nam, kỷ niệm thời niên thiếu có thể gắn liền với giếng nước, gốc đa, mái đình hay mảnh sân trước nhà. "Về quê ăn Tết" đã trở thành thành ngữ chỉ cuộc hành hương về nơi cội nguồn. Tuy là Tết cổ truyền của dân tộc nhưng tuỳ theo mỗi vùng, mỗi miền của Việt Nam hoặc theo những quan niệm về tôn giáo khác nhau nên có thể có nhiều hình thức, nhiều phong tục tập quán (địa phương) khác nhau. Phần sau đây trình bày các điểm chung giữa phong tục Tết ba miền. Nói chung Tết ở ba miền đều có thể phân làm 3 khoảng thời gian, mỗi khoảng thời gian ứng với những sự chuẩn bị, ứng với những lễ nghi hay ứng với những hình thức thể hiện khác nhau, đó là Tất Niên, Giao Thừa và Tân Niên. 2.4.1 Tất Niên Lễ Cúng Tất Niên Đối với Tết cổ truyền, dịp Tất niên là lúc mọi nhà chuẩn bị cho Tết, mua tích trữ thực phẩm và đồ dùng thiết yếu. Lý do là nhiều hoạt động mua bán sẽ bị ngưng trệ trong và sau Tết, chừng một vài ngày đến một tuần, do mọi người đều nghỉ ăn Tết. Nhu cầu mua sắm vào dịp này cũng một phần là vì các nhà thường chuẩn bị tài chính cho dịp Tết từ năm cũ. Những nhà làm nghề nông cũng tích trữ vật nuôi hay hoa màu từ trong năm cho dịp Tết. Bước vào bất cứ nhà nào trong thời điểm cuối năm cũng có thể nhận thấy ngay không khí chuẩn bị Tết nhộn nhịp và khẩn trương, từ việc mua sắm, may mặc đến việc trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, cỗ bàn, đón tiếp người thân ở xa về... Đối với các gia đình lớn, họ hàng đông, có quan hệ xã hội rộng, thì công việc chuẩn bị càng phức tạp. Hoa giấy Thanh Tiên là một loại hoa được làm thủ công tại làng Thanh Tiên, Phú Vang, Thừa Thiên-Huế. Nghề hoa giấy Thanh Tiên có trong danh mục thống kê về các nghề thủ công từ thế kỷ 16 - 19 (theo Đại Nam nhất thống chí) và hiện vẫn còn bảo tồn. Hoa Thanh Tiên chỉ bày bán trong dịp Tết Nguyên Đán. Ở Thừa Thiên-Huế, hầu như gia đình nào có bàn thờ đều sử dụng loại hoa này để thờ cúng. Hoa giấy Thanh Tiên 2.4.2 Giao thừa Cúng Giao thừa hay lễ Trừ Tịch: Theo tục lệ cổ truyền thì "giao thừa" được tổ chức nhằm đón các thiên binh. Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Mâm lễ được sắp bày với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Trên chiếc hương án có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã. Đôi khi có thêm chiếc mũ của Đại Vương hành khiển. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để " khua trừ ma quỷ". Sau khi cúng Giao thừa xong, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết. Ở Nam bộ, Thổ Công được thay bằng Ông Địa và thờ ở dưới đất. Sau khi cúng xong, xem như Tết thực sự đã đến với gia đình. Pháo Tết: Trước đây, đúng vào phút Giao thừa, mọi người thường đốt pháo Tết. Theo lời truyền miệng dân gian, pháo được cho nổ vào dịp năm mới để xua đuổi ma quỷ của năm cũ (vì người xưa đã tin rằng ma quỷ sợ tiếng động lớn) và chào đón năm mới. Pháo càng dài và lớn, nổ càng lâu, kêu càng to, cháy ra nhiều xác phác pháo và cháy hết thì càng được cho là điềm lành của năm mới. Tuy nhiên do nguy cơ cháy nổ, sát thương và ô nhiễm môi trường mà từ ngày 1 tháng 1 năm 1995, pháo Tết đã bị cấm ở Việt Nam. Nay được thay thế bằng bắn pháo hoa do nhà nước Việt Nam tổ chức, hiện chỉ ở các thành phố lớn do giá thành còn đắt. 2.4.3 Tân Niên Xông đất: (Miền Bắc gọi là "xông đất", nhưng miền Trung dùng đúng tên cổ tục này là "đạp đất".) Người Việt quan niệm ngày mồng Một Tết, nếu mọi việc xảy ra suôn sẻ, may mắn thì cả năm cũng sẽ được tốt lành thuận lợi. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng. Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ sang thăm. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng năm mười phút chứ không ở lại lâu, hầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt. Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước, người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới. Thời xưa chỉ có 2 cách chọn người tốt vía xông đất ngày đầu năm. Kẻ làm quan, người có học chọn người xông đất có tuồi hợp tuổi với chủ nhà. Người xông đất phải là đàn ông trụ cột trong gia đình. Đối với người dân lao động thì đơn giản hơn nhiều: Người được chọn xông đất phải khoẻ mạnh, tốt tính, và gia cảnh khấm khá, hoà thuận. Thăm viếng họ hàng để gắn kết tình cảm gia đình, họ hàng. Lời chúc tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công...; những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau "tai qua nạn khỏi" hay "của đi thay người" nghĩa là trong cái họa cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Chúc Tết: Sáng mồng Một Tết còn gọi là ngày Chính Đán, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Theo quan niệm, cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổị, bởi vậy ngày mồng Một Tết là ngày con cháu "chúc thọ" ông bà và các bậc cao niên (ngày xưa, các cụ thường không nhớ rõ ngày tháng sinh nên chỉ biết Tết đến là thêm 1 tuổi). Lì xì (phát âm theo người Quảng Đông là lishi): Người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ, hay "hồng bao", gọi là "lì xì" với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn. Theo cổ tích Trung Quốc thì trong "hồng bao" có 8 đồng tiền (là Bát Tiên hoá thân) được đặt dưới gối đứa trẻ để xua đuổi quỷ đến quấy nhiễu. Xuất hành và hái lộc: "Xuất hành" là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần... Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một "cành lộc" để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục "hái lộc". Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si... là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ. Khác với miền Bắc, miền Trung không có tục hái lộc đầu năm nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa ở miền Trung vẫn giữ nguyên lá xanh biếc suốt cả mùa xuân. 2.5 Việc chưng dọn, trang trí 2.5.1 Câu đối Tết Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên thường được gọi chung là câu đối đỏ. Một câu đối Tết Bính Tuất 2.5.2 Cây nêu Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5 - 6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng điạ phương) như vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời), giải cờ vải tây, điều (màu đỏ), đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tại thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai... Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu... Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không may. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống. 2.5.2 Hoa tết Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong nhà, theo quan niệm người Trung Quốc, đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân. Miền Trung và miền Nam lại hay dùng cành mai vàng hoặc cây mai vàng hơn, màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, màu vàng còn tượng trưng cho vua (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong Ngũ hành, theo quan điểm người Việt, Thổ nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng được tượng trưng cho sự phát triển nòi giống. Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là đào và mai, hầu như nhà nào cũng có thêm những loại hoa để thờ cúng và hoa trang trí. Hoa thờ cúng có thể như hoa vạn thọ, cúc, lay ơn, hoa huệ...; hoa để trang trí thì muôn màu sắc như hoa hồng, hoa thuỷ tiên, hoa lan, hoa thược dược, hoa violet... Cây quất: Thường được trang trí tại phòng khách, cây quất với lộc xanh mơn mởn, hoa trắng lốm đốm, quả chín vàng ươm, tròn trịa, sum suê tượng trưng cho sự sinh sôi, thịnh vượng, tràn đầy, kết quả viên mãn. 2.6 Ẩm thực ngày Tết Thành ngữ Việt Nam có câu "Đói giỗ cha, no ba ngày Tết". Tết đến, dù nghèo khó đến đâu thì người ta cũng cố vay mượn, xoay xở để có đủ ăn trong ba ngày Tết. Hơn thế nữa, dù có đói khát quanh năm thì đến Tết, mọi người mà nhất là trẻ em, được ăn uống no nê, không những thức ăn ngon mà lại rất nhiều. Vì vậy mà người ta đã gọi là "ăn Tết". Bánh truyền thống: bánh chưng, bánh dầy, bánh tét... Đây là các loại bánh đặc trưng cho phong tục ăn uống ngày Tết ở Việt Nam. Bánh chưng và bánh dầy còn được gắn với các sự tích cổ của các vua Hùng, tổ tiên của người Việt. Cỗ Tết: dịp Tết người Việt thường tổ chức ăn uống lớn, gọi là ăn cỗ. Các món cỗ trong nhiều gia đình có thể có bóng bì, canh măng, chân giò có nấm hương, miến nấu lòng gà, xôi gấc, xôi đỗ, thịt gà, thịt đông, món xào, giò lụa, giò mỡ, nộm, dưa hành muối... Mứt Tết và các loại bánh kẹo khác để thờ cúng và để dọn đãi khách. Mứt có rất nhiều loại như: mứt gừng, mứt bí, mứt cà chua, mứt táo, mứt dừa, mứt quất, mứt sầu riêng, mứt mít, mứt khoai, mứt hạt sen, mứt chà-là... Kẹo bánh thì đa dạng hơn như: kẹo thèo lèo, kẹo dừa, kẹo đậu phụng (kẹo cu-đơ), kẹo cau,... Ngoài ra, Tết còn có hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương, hạt điều, hạt dẻ rang... 2.7 Những tập tục, sinh hoạt ngày Tết Áo quần mới: Ngày xưa, trước Tết một thời gian ngắn, các bà các mẹ trong nhà phải thức khuya quay tơ, dệt vải, may áo quần mới cho cả nhà. Công việc này thường kết thúc vào ngày cuối năm. Đến sáng mùng Một Tết, cả nhà dậy sớm, thay quần áo mới để làm lễ gia tiên. Người ta cho rằng cần phải rũ bỏ những cái cũ, cái không may mắn đi theo quần áo cũ và đón một năm mới với nhiều hi vọng và niềm vui mới từ bộ quần áo mới đó. Dọn dẹp nhà cửa trước Tết, do tục kiêng cữ quét nhà trong ngày Tết. Theo quan niệm dân gian, việc quét nhà trong ngày Tết sẽ quét đi theo cả lộc xuân (xác pháo đốt trong đêm giao thừa), người quét nhà sẽ bị “rông” cả năm. Vào ngày 30 Tết, người Hà Nội còn có thói quen đi mua lá mùi già về để tắm tất niên đón chào năm mới. Đó là loại cây lá và thân ngào ngạt mùi hương rất thơm, thường có nhiều vào dịp Tết, mùi thơm của cây mùi già luôn gợi nhớ tới ngày Tết. Đối với nhiều người Việt, dịp tất niên là dịp trả nợ cũ, xóa bỏ xích mích của năm cũ, để hướng tới năm mới vui vẻ hòa thuận hơn. Đầu Xuân, người có chức tước khai ấn; học trò, sĩ phu khai bút; nhà nông khai canh; người buôn bán mở hàng lấy ngày... Sau ngày mùng Một, dù có mải vui cũng chọn ngày để khai nghề (làm lấy ngày). Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu. Riêng khai bút thì Giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê mướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì đó. Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân. Các trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, múa võ, hát bội, hát cải lương, hát chèo, đánh đu, thi leo cột mỡ; bài chòi và nhiều loại bài bạc cổ truyền khác. Các lễ hội truyền thống khác như thi đấu cờ người; đua thuyền, đấu vật, đánh gòn, múa lân, múa rồng, thi thả chim bồ câu... tuỳ theo mỗi địa phương các lễ hội này có thể được tổ chức hay không. Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp Tết thì tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Đến lễ khai hạ (hạ nêu) thì xé bộ tam cúc, cất bộ tổ tôm... hoặc đốt luôn hoá vàng. Đi viếng lễ chùa xin xăm: Trong những ngày đầu năm Âm lịch, rất nhiều người thích đi lễ ở các lăng tẩm, đền chùa để cúng bái và xin xăm nhất là vào buổi sáng mồng một, phong tục này thường được tiến hành chung với tục lệ chọn hướng xuất hành và hái lộc. Xin xăm là một hình thức tin vào các thẻ xăm có ghi lời sấm báo trước điềm lành hay dữ trong năm và thường cần có thầy bàn xăm. Phaàn 3: Teát Nguyeân Ñaùn cuûa sinh vieân ôû nöôùc ngoaøi 3.1 Hoàn cảnh chung Cảm giác cô đơn, "thèm" bữa cơm sum họp cùng gia đình, bè bạn là những gì mà hầu hết du học sinh Việt Nam trải qua khi đón Tết âm lịch giữa cái lạnh nơi xứ người. Vì thế chỉ cần một nhành đào, miếng bánh chưng hay mâm ngũ quả cũng đủ làm ấm lòng những bạn trẻ khi nhóm họp lại để tìm về hương vị Tết cổ truyền của quê hương... Du học sinh ở Nga đang gói bánh chưng Phần lớn du học sinh Việt Nam chọn học tại các trường đông sinh viên Việt, và trọ lại ký túc xá của trường nên có nhiều cơ hội tiếp xúc với anh chị em bạn bè đồng hương. Thanh Hải - du học sinh tại Học viện giáo dục quốc gia Saint-Petersburg (Nga) cho biết: “Năm đầu tiên mới sang, dù bạn bè xung quanh rất đông nhưng khi gần đến Giao Thừa mình thật sự buồn và nhớ nhà lắm. Bọn con trai thì không dám để lộ ra chứ bọn con gái ở ký túc xá thì khóc đến đỏ mắt. Thế nên mọi người mới họp lại để an ủi lẫn nhau bằng màn nấu bánh chưng đón Tết.” Ngoài ra còn có những du học sinh sống ở những vùng ít người Việt. Chính vì lẽ đó mà cảm giác nhớ nhà và cô đơn dường như nặng hơn. Toàn Thắng đang theo học ngành Tin học kinh tế ở Đức cho biết: nơi Thắng sinh sống không gần cộng đồng người Việt nên đêm Giao Thừa hầu như chỉ nằm trong phòng nhớ về Việt Nam và "chiếm giữ" chiếc điện thoại để canh đúng giờ giao thừa Việt Nam (ở Đức là khoảng 6 giờ chiều) gọi về nhà chúc Tết. Nhưng chuyện gọi điện thoại về nhà cũng chẳng đơn giản vì lúc đó không chỉ mạng ở Việt Nam bị nghẽn mà ngay cả mạng ở Đức cũng kẹt vì mọi người đều tranh thủ gửi lời chúc đến người thân và bạn bè. Vì thế, với nhiều du học sinh Việt Nam thì gọi được cú điện thoại đúng thời khắc Giao Thừa quả thật ý nghĩa. Vaø moät soá ít du hoïc sinh Vieät Nam bò cuoán theo aùp löïc hoïc taäp, laøm theâm, trang traûi cho cuoäc soáng xa queâ … 3.2 Du học sinh ăn Tết Thanh Hải kể lại kỷ niệm đón Tết Âm lịch cùng bạn bè tại ký túc xá năm ngoái: “Khi đó, mọi người lên danh sách nguyên liệu rồi đặt mua ở Matxcơva, không thiếu thứ gì từ lá dong, gạo nếp đến tiêu, nước mắm... Rồi cả nhóm chia nhau ngồi canh, nấu đúng 12 tiếng đồng hồ” và kết quả thì “2 năm rồi, năm nào cũng ngon "gần chết", chỉ cần ăn một miếng bánh chưng cũng đủ giảm bớt phần nào nỗi nhớ nhà.” - Hải tự hào tiếp tục - “Chưa kể mọi người còn tụ họp ăn uống, chơi trò chơi, hát karaoke và ngồi nói chuyện đầu xuân trong khuôn viên ký túc xá. Vui nhất là bà con vác cành cây bên ngoài vào, rồi trang trí bằng hoa giấy, thế là nhìn xa trông chẳng khác gì cành đào thật. Cũng tươm tất ra phết!” Du học sinh và nhành mai vàng trên đường phố Kiev Du học sinh Việt Nam ở Trường Hàng không Kiev (Ukraine) tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần đón năm mới từ ngày 26/1/2006 (tức ngày 27 tháng chạp). Họ lập ban tổ chức đón xuân, phân công cụ thể người cắt giấy làm những nhành mai vàng, gói bánh chưng, đi chợ để mua mứt, giò chả... Đặc biệt, các sinh viên còn chịu khó về vùng quê, cách Kiev 70~80km, chỉ cốt mua được vài chú gà trống (không phải gà công nghiệp) để bày lên mâm cúng ngày Tết. Tại Canada, mỗi dịp Tết đến, Phong và nhóm bạn ở đại học Waterloo tham gia hội chợ Tết của người Việt Nam, mở các gian hàng bán đấu giá (sách, đồ đạc, quà lưu niệm,…) hoặc ẩm thực (nấu và bán các món phở, chả giò,…) cũng đủ tiền xài cho cả hội trong mấy ngày Tết. Sinh viên VN tại Nothingham UK Lan Phương (Hà Lan) và “gia đình” sum vầy chờ khắc Giao Thừa để nâng ly với đầy đủ bánh chưng, chả giò các bạn tự làm Trong khi đó, M. Thu là du học sinh tại thành phố Melbourne (Úc) đã trải qua 8 cái Tết xa nhà. Ở Úc, Tết Âm lịch thường rơi nhằm kỳ nghỉ hè của các trường đại học nên những sinh viên như Thu tranh thủ làm thêm và đón Tết cùng bạn bè. Cũng có mâm ngũ quả, bánh chưng, củ kiệu... đón Tết không thua gì lúc ở quê nhà, mà theo lời M.Thu thì "đã ăn Tết xa nhà, ít nhất cũng sắm sửa đầy đủ và cẩn thận". Cô kể tiếp: "Có năm phải thi học kỳ vào sáng Mồng Một, đi thi nhưng vẫn nhớ đến bữa cơm Tất Niên. Có năm Tết lại rơi vào ngày được nghỉ làm thế là mấy đứa bạn thân ở lại cùng tụ tập ăn uống, rồi rủ nhau đi chùa cầu lộc. Song, những cái Tết xa nhà lúc nào cũng đạm bạc và không khí không thể giống như ở quê hương. Qua những giây phút đó mới thấy thời điểm con người muốn được chia sẻ và ở bên người thân đáng quý biết bao...". Tiết mục múa lân “cây nhà lá vườn” của sinh viên Việt trường NUS (Singapore) Còn Hồng Trang hiện là sinh viên dự bị đại học Y ở Mỹ đã chân tình bộc bạch: “Năm đầu tiên Trang có tham gia ca đoàn trong nhà thờ tập hát cho ngày Tết, lúc đó đang là high school student (học sinh trung học), Trang còn tham gia làm chả giò cho bữa ăn mừng Tất Niên của giáo xứ. Còn những năm sau Trang có phần bận rộn hơn vì không có nguời chở đi, và vì Trang có part-time job (việc bán thời gian) cho nên thời gian rất là hạn hẹp.  Tuy nhiên cứ đến Tết là lại có không khí, vẫn theo tục Việt Nam là dọn nhà, trưng trái cây, tuy là biết chỉ có mình ngắm thôi. À, Trang thích nhất là được mặc quần áo đẹp.” 3.3 Tình cảm đối với gia đình ở quê hương “Quê hương là nơi ta sinh ra, ai cũng biết, nhưng quê hương yêu dấu đến chừng nào thì có lẽ chỉ những người đi xa mới hiểu.” là lời trong thư của Hữu Tình (Học viện Công nghệ Viên – Áo) gởi cho báo Mực Tím với những dòng tâm sự nghẹn ngào: “Mối liên lạc duy nhất của tôi với gia đình là chat trên máy tính. Nhưng “sự chat” ở quê cũng lắm gian nan, phải đi ra thị trấn Hoàn Lão cách nhà chục cây số, mà đôi khi phải chen lấn chờ đợi vì thiếu máy. Thế rồi sáng nay tôi cũng gặp được cả gia đình: ba mạ tôi, chị gái tôi và thằng cháu mới lớp 6 chịu trách nhiệm gõ bàn phím. Cái cửa sổ chat được phóng to lên cả màn hình, cỡ chữ nâng lên 18~20, dòng xanh dòng đỏ đan xen vào nhau. Mẹ tôi đã cẩn thận mang theo hai cái bánh chưng vừa nấu sáng nay và chục cái bánh xoày để cho tôi xem qua cái webcam lúc được lúc mất. Nhìn hình ảnh Tết quê mờ mờ ảo ảo qua webcam mà tôi thèm cái hương vị của nó chi lạ. Bên ấy mạ khóc khi Tết nay con không về, nước mắt chị chảy dài trên gò má vì lần đầu thằng em ăn Tết một mình xa xứ. Còn bên này tôi cũng phải cắn chặt môi, nuốt tiếng nấc nghẹn ngào, gượng cười cho gia đình yên tâm. …” Còn với Hồng Trang, thời khắc Giao Thừa cũng là giữa trưa (khu vực Trang cách Việt Nam đúng 12 tiếng). Lúc ấy Trang đang ở căn tin trường, tíu tít nói với các bạn rằng “ở Việt Nam đang là Giao Thừa, chuẩn bị ăn Tết Nguyên Đán, đi chúc Tết họ hàng, được lì xì,… Trang nhớ bà nội hay bắt đọc kinh, nhớ anh Hai kéo lên lầu coi pháo bông…” rồi xúc động bật khóc ngon lành, bỏ cả bữa trưa. Với một số du học sinh hiếm hoi có dịp được nghỉ phép và có điều kiện về thăm nhà đều "tiết kiệm, dành dụm và chờ đợi" đúng dịp Tết truyền thống để quay về. “Không khí rộn ràng, tấp nập và ấm cúng của những người thân thuộc hiện hữu xung quanh là sự bù đắp rất lớn cho khoảng thời gian lẻ loi bên xứ người” - Lương Anh Kiên, du học sinh Đức có dịp về Hà Nội ăn Tết 2005 tâm sự. Giờ đây lại sắp đối mặt với một cái Tết xa nhà, Kiên bộc bạnh: “Càng gần cuối năm là mình lại thấy nhớ da diết quê nhà, gia đình. Dịp may hiếm hoi năm ngoái được sum họp cùng gia đình càng làm mình nhận ra Tết nước mình rất có ý nghĩa đối với những người đi xa. Ước gì mình lại được tắm trong cái nắng vàng hanh, tiết trời se lạnh của ngày Tết cổ truyền”. Phaàn 4: Toång keát 4.1 Tết ở Việt Nam Chất lượng cuộc sống con người Việt Nam ngày càng tăng, sự cảm thụ những vẻ đẹp trong các lễ tết cổ truyền càng đậm nét và sắc sảo, thêm vào đó, khả năng sáng tạo của người Việt cho phù hợp với nét đẹp truyền thống dân tộc cũng luôn tạo sự mới lạ, thích thú. Chính vì thế, đứng trước thời cuộc hiện nay, việc quảng bá hình ảnh nước nhà từ những dịp lễ tết (Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu,…) để tính dân tộc là nguồn sống của mỗi con dân đất Việt chính là một trong những biện pháp khẳng định sự ngoan cường bất khuất của đất nước Việt Nam trên trường quốc tế. Bản thân mỗi người chúng ta là một nhân tố quan trọng trong việc tái hiện truyền thống, thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc ở quy mô cộng đồng nhỏ. Hơn thế nữa, sự tương tác giữa các thế hệ trong môi trường đậm tính dân tộc còn là cái nôi nuôi dưỡng tương lai đất nước sau này. 4.2 Tết ở nước ngoài Điều đáng ghi nhận là hầu hết du học sinh Việt Nam đều cố gắng tổ chức một cái Tết cổ truyền khá đầy đủ và ấm cúng. Chính điều đó khẳng định lòng tự hào dân tộc của thế hệ trẻ, đồng thời góp phần giới thiệu nét đẹp văn hoá Việt đến khắp nơi trên thế giới. Phần nữa, như đã nói ở trên (cuối phần 3.1/14), vẫn còn những du học sinh bị cuốn vào cuộc sống tất bật nơi xứ người, không có đủ thời gian, điều kiện chuẩn bị một cái Tết nhỏ cho riêng mình. Họ nhớ về Tết với một tình cảm ngắn ngủi bất chợt rồi lại phải quay tiếp cái guồng cuộc sống. Trong phạm vi bài chưa nói rõ tình cảnh của những du học sinh này, tuy ít nhưng phản ánh cuộc sống của một số du học sinh Việt Nam ở nước ngoài; nên cần có sự quan tâm hơn nữa. - Hết -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTết Nguyên Đán ở Việt Nam và nước ngoài.doc
Luận văn liên quan