Đề tài Thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh

LỜI MỞ ĐẦU Đất nước chúng ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bên cạnh những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực, còn rất nhiều những hạn chế và nguy cơ đáng phải quan tâm. Trong đó nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa là điều vô cùng nguy hiểm. Vấn đề này đã được đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII dự báo và quan tâm nhiều. Trong thời đại công nghiệp hoá – hiện đại hoá hiện nay, những yếu tố văn hoá, tư tưởng không lành mạnh tràn nghập vào nước ta theo gót chân của những tiến bộ khoa học kĩ thuật. Đặc biệt là những hoạt động diễn biến hoà bình hết sức phức tạp và thâm độc của những phần tử mang tư tưởng chống phá cách mạng, chống đối công cuộc xây dựng XHCN của chúng ta. Hoạt động của chúng thì rất tinh vi, mánh khoé và diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, tất cả mọi miền mọi nơi. Do vậy mà việc nâng cao cảnh giác, luôn tỉnh táo và giữ vững lập trường cách mạng để đánh tan mọi âm mưu của kẻ thù là điều cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục. Cho nên công tác tuyên truyền, giáo dục tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước và truyền thống cách mạng của đất nước cho thế hệ trẻ, đặc biệt là tầng lớp sinh viên là hết sức cần thiết và liên tục. Hiểu được điều đó, là thế hệ trẻ của đất nước, người sẽ mang trên vai mình trọng trách to lớn đối với dân tộc, chúng tôi nguyện sẽ đem hết sức mình hoàn thành nhiệm vụ. Những dòng tiểu luận này là tiếng nói mang đày nhiệt huyết của tuổi trẻ xin được tỏ lòng kính trọng và ca ngợi chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam, người đã mang lại ánh sáng tự do cho nhân dân Việt Nam. MỤC LỤC A _ Lời mở đầu B _ Phần nội dung chính I/ Cuộc đời và sự nghiệp giải phóng dân tộc 1. Hoàn cảnh xuất thân và tuổi thơ 2. quá trình ra đi tìm đường cứu nước 3. Quá trình truyền bá CN Mac- Lenin vào Việt Nam và chuẩn bị về chính trị - tư tường - tổ chức cho việc thành lập Đảng 4. Hồ chủ tịch và bản tuyên ngôn đôc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chu cộng hoa (1940– 1945 ) 5. Hồ chủ tịch lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954) 6. Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng XHCN và cuộc đấu tranh của toàn dânnhằm thực hiện hoà bình thống nhất đất nước (19540-1965) 7. Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ (1965 – 1969 ) 8. Hồ Chí Minh ra đi vĩnh viễn II/ Hồ Chí Minh – Một nhân cách lớn 1. Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện thân đạo đức – văn minh của Đảng và dân tộc ta 2. Hồ chí Minh – Nhân cách của thời đại 3. Hồ Chí Minh hình ảnh của dân tộc 4. Hồ Chí Minh với thế hệ trẻ C _ Phần kết luận D _ Một số hình ảnh về Chủ Tịch Hồ Chí Minh

doc29 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9216 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã bầu ra Ban chấp hành trung ương mới và nhất trí bầu Hồ Chủ tịch làm Chủ tịch Đảng và đồng chí Trường Chinh được bầu lại làm Tổng bí thư cThực hiện chủ trương mở rộng và tăng cường khối đoàn kết dân tộc, ngày 3 tháng 3 năm 1951, Việt Minh và Liên Việt mở Đại hội quyết định hợp nhất thành một Mặt trận. Người nhấn mạnh Mặt trận cần phải đoàn kết chặt chẽ và lâu dài, thực hiện phê bình và tự phê bình, thân ái giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ. Tổng kết những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sách đại đoàn  kểt dân tộc, Hồ Chủ tịch nêu lên một khẩu hiệu nỗi tiếng:"Đoàn kết, đoàn kết, đạ đoàn kết,Thành công, thành công, đại thành công"Năm 1952, Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng chủ trương mở cuộc vận động chỉnh Đảng, chỉnh quân và chỉnh đốn công tác quần chúng nhằm nâng cao trình độ chính trị và tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, cho quân đội và các đoàn thể quần chúng, chú trọng bồi dưỡng sức dân, chủ yếu là nông dân, vì: Nông dân là một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh của giai cấp công nhân.Tháng 12 năm 1953, dưới sự chủ tọa của Hồ Chủ tịch, Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng đất. Đông xuân 1953 -1954, trên đà thắng lợi, quân và dân ta đã tập trung lực lượng tiến công địch ở hầu khắp các chiến trường, từ đồng bằng Bắc Bộ đến Bình Trị Thiên, Liên khu V và Nam Bộ, phá tan kế hoạch giành lại quyền chủ động của địch. Để đập tan cố gắng cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, tháng 12 năm 1953, Hồ Chủ tịch chủ tọa Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng, quyết định tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Thắng lợi của quân và dân ta trên chiến trường buộc Chính phủ Pháp ngồi vào bàn đàm phán với Chính phủ ta ở Hội nghị Giơnevơ Ngày 7 tháng 5 năm 1954, quân và dân ta giành chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ. Tháng 7 năm 1954, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ sáu để chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đi vào bước ngoặt mới của cách mạng. Tại Hội nghị, Hồ Chủ tịch chỉ rõ đế quốc Mỹ đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân ta. Để phù hợp với tình hình mới, Hội nghị quyết định thay khẩu hiệu kháng chiến đến cùng bằng khẩu hiệu hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ.Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hội nghị Giơ ne vơ về Đông Dương kết thúc. Chính phủ Pháp phải ký kết đình chiến trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Cam pu chia. Mặc dù có tình phá hoại hội nghị, đế quốc Mỹ cũng phải cam kết tôn trọng Hiệp nghị Giơ ne vơ về Đông  Dương. Ngày 22 tháng 7 năm 1954, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi đồng bào cả nước ra sức phấn đấu đề củng cố hòa bình thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong cả nước.Chiến thắng Điện Biên Phủ đã thể hiện đường lối kháng chiến đúng đắn và sáng tạo: Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh, góp phần thúc đẩy quá trình sụp đổ nhanh chóng của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Đó là thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta, đồng thời cũng là thắng lợi của các lực lượng hào binh, hân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới". Việt Nam - Điện Biên Phủ - Hồ Chí Minh, trở thành khẩu hiệu chiến đấu của các dân tộc bị áp bức, được nhân dân thế giới nhắc đến với niềm tự hào và cảm phục 6.Hoà Chí Minh laõnh ñaïo caùch maïng XHCN vaø cuoäc ñaáu tranh cuûa toaøn daân nhaèm thöïc hieän hoaø bình thoáng nhaát ñaát nöôùc (19540-1965) : Chiến thắng Điện Biên Phủ và thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Hòa bình được lập lại ở Đông Dương; miền Bắc Việt Nam được giải phóng khỏi ách đế quốc. Ngày 1 tháng 1 năm 1955, trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, nhân dân ta vui mừng đón chào Hồ Chủ tịch, Trung ương Đảng và Chính phủ trở về Thủ đô sau những năm kháng chiến gian khổ và anh dũng. Từ năm 1955, ở miền Nam nước ta, đế quốc Mỹ ra sức hất cẳng thực dân Pháp, âm mưu biến một nửa nước ta thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, chuẩn bị gây lại chiến tranh. Trước tình hình mới, Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng nêu lên hai nhiệm vụ chiến lược phải đồng thời tiến hành: Xây dựng miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng nêu lên nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta là phải nhanh chóng xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa vững mạnh cho cách mạng cả nước. Người kêu gọi toàn thể nhân dân ta thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, mọi công việc đều phải làm nhiều, nhanh, tốt, rẻ, để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước. Người đã đến thăm hầu khắp các tỉnh miền Bắc, từ vùng mỏ Quảng Ninh đến các khu tự trị Việt Bắc và Tây Bắc, từ các thành phố đến các vùng nông thôn đồng bằng. Người thăm hỏi công nhân trên các công trường xây dựng nhà máy mới, đi thăm các công trình thủy lợi đang xây dựng, cùng bà con nông dân tát nước chống hạn, tham gia Tết trồng cây v.v... Nhằm ổn định kinh tế và cải thiện đời sống của nhân dân, Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng nêu lên nhiệm vụ cần kíp lúc đó là phải tiếp tục hoàn thành cải cách ruộng đất. Đến giữa năm 1956, công cuộc cải cách ruộng đất đã căn bản hoàn thành trên miền Bắc nước ta.Khơi dậy khối đại đoàn kết toàn dân, Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng chủ trương cải tổ Mặt trận Liên - Việt thành Mặt trận thống nhất dân tộc. Từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 9 năm 1955, Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc đã họp ở Hà Nội, quyết định mở rộng và củng cố Mặt trận, thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đại hội đã thông qua một bản cương lĩnh mới nhằm mục đích đấu tranh cho hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước. Tháng 1 năm 1957, Quốc hội quyết định thành lập Ban sửa đổi Hiến pháp do Hồ Chủ tịch làm trưởng ban. Sau ba năm chuẩn bị và nghiên cứu, tháng 12 năm 1959, Hồ Chủ tịch đã trình bày trước Quốc hội bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi và được Quốc hội nhất trí thông qua. Đó là bản Hiến pháp xã hội chủ nghĩa, đáp ứng đúng nguyện vọng tha thiết của nhân dân ta và chỉ rõ con đường vẻ vang mà nhân dân ta đang noi theo. Công cuộc khôi phục kinh tế ở miền Bắc đã hoàn thành thắng lợi, Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân ta bước vào thới kỳ cải tạo xa hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển kinh tế và văn hóa (1958 -1960). Ngày 3 tháng 8 năm 1959, Người viết thư kêu gọi nông dân ra sức phát triển và củng cố các tổ đổi công và hợp tác xã, đồng thời phải thi đua cải tiến kỹ thuật, đó là hai chân của nông nghiệp,đưa nông nghiệp phát triển nhanh. Đến cuối năm 1960, việc cải tạo nông nghiệp theo hình thức hợp tác xã bậc thấp đã căn bản hoàn thành. Cuộc vận động cải tạo công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa tư doanh và thủ công nghiệp theo chủ nghĩa xã hội cũng tiến hành có kết quả tốt. Với những thắng lợi đó, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã được xác lập trên miền Bắc nước ta. Trong công cuộc xây dựng đất nước, Hồ Chủ tịch kêu gọi nhân dân ta phải dựa vào sức mình là chính, đồng thời coi trọng sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước anh em.Để củng cố mối đoàn kết quốc tế trong tinh thần quốc tế vô sản, tháng 6 năm 1955, Hồ Chủ tịch đi thăm Liên Xô, Trung Quốc, Mông Cổ và một số nước xã hội chủ nghĩa (năm 1957), tiếp đến là các nước Ấn Độ (tháng 2 năm 1958), In-đô-nêxia (tháng 2 năm 1959). Đi đến đâu Hồ Chủ tịch và đoàn đại biểu Việt Nam cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình đối với sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội của nhân dân ta. Trong hai cuộc Hội nghị quốc tế các đảng cộng sản và công nhân họp tại Maxcơva (tháng 11 năm 1957 và tháng 11 năm 1960), Đoàn đại biểu Đảng ta do Hồ Chủ tịch dẫn đầu đã đóng góp tích cực vào việc tổng kết những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng thế giới, đề ra những quy luật phổ biến của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đầu năm 1960, chào mừng Đảng ta 30 tuổi và đón chào Đại hội lần thứ ba của Đảng sắp họp, Hồ Chủ tịch viết bài Ba mươi năm hoạt động của Đảng tổng kết lịch sử Đảng ta qua 30 năm đấu tranh oanh liệt và chiến thắng vẻ vang.Tháng 9 năm 1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội thông qua Điều lệ mới của Đảng, bầu ra Ban chấp hành trung ương mới của Đảng ta. Hồ Chủ tịch được bầu lại làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng và đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng. Ngày 27 tháng 3 năm 1964 Hồ Chủ tịch triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt. Báo cáo trước Hội nghị, Hồ Chủ tịch nêu cao tinh thần phấn đấu dũng cảm của nhân dân lao động miền Bắc trong 10 năm xây dựng đất nước, chỉ rõ chế độ xã hội chủ nghĩa là rất tốt đẹp và đang cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam. Người biểu dương tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất và hoan nghênh những thắng lợi của quân và dân miền Nam, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, đang giáng cho đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai những đòn quyết liệt, xứng đáng với danh hiệu "Thành đồng Tổ quốc". Để góp phần trong cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam tiến tới một nước Việt Nam độc lập, Người ra lời kêu gọi " Mỗi người chúng ta phải làm việc bằng hai".Những cuộc đồng khởi nổ ra từ đầu năm 1960, đánh dấu một bước nhảy vọt quan trọng, dẫn đến sự thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 20 tháng 2 năm 1960. Hoảng sợ trước cuộc đấu tranh mạnh mẽ và dồn dập của quân và dân miền Nam, từ giữa năng 1961, đế quốc Mỹ gây ra "cuộc chiến tranh đặc biệt".Trong những năm miền Nam chiến đấu quyết liệt chống đế quốc Mỹ xâm lược, Hồ Chủ tịch đã có ý định vào miền Nam để thăm đồng bào, đồng chí. Người nêu vấn đề này một cách kiên quyết. Trong những năm cuối của đời mình, tuy yếu, nhưng Hồ Chủ tịch vẫn tập đi bộ, tập leo dốc, và nhiều khi leo những dốc khá cao: Người muốn xem sức mình hiện nay thế nào và vẫn quyết tâm rèn luyện để thực hiện ý định vào miền Nam thăm đồng bào,đồngchí.Từ năm 1968 trở đi thấy sức khỏe của mình đã sút kém nhiều hơn, Hồ Chủ tịch yêu cầu: hễ có đồng chí miền Nam ra thì phải cho Người biết và đưa vào gặp Người. Vì vậy, rất nhiều cán bộ, chiến sĩ miền Nam ra Bắc đã được vào thăm Người. Mỗi lần gặp, Hồ Chủ tịch đều hỏi thăm tình hình miền Nam rất tỉ mỉ và Người rất vui. 7. Hoà Chí Minh laõnh ñaïo cuoäc khaùng chieán choáng Myõ (1965 – 1969 ) : Trước nguy cơ thất bại trong chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ điên cuồng gây chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc, đồng thời liều lĩnh chuyển "chiến tranh đặc biệt" của chúng ở miền Nam ra chiến tranh cục bộ. Trước tình hình nghiêm trọng do âm mưu và hành động chiến tranh mới của đế quốc Mỹ gây ra, Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng nêu cao quyết tâm động viên lực lượng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất cứ tình huống nào, nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất Tổ quốc. Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng nêu rõ nhiệm vụ cấp bách của cách mạng miền Bắc là phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng, để miền Bắc có đủ sức mạnh kịp thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ miền Bắc, chi viện cho cách mạng miền Nam, đồng thời nên tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Lời kêu gọi Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của Hồ Chủ tịch lại vang lên như tiếng kêu  xung trận: Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ ! Không có gì quý hơn độc lập tự do. Người nhắc nhở cán bộ phải chú ý từ việc đào hầm trú ẩn đến việc sơ tán người già và trẻ em. Người thăm hỏi đồng bào những nơi bị địch bắn phá, chăm lo việc ổn định đời sống của nhân dân. Người đi thăm nhiều đơn vị thuộc các lực lượng vũ trang nhân dân, gửi hoa chúc Tết các chiến sĩ đang trực tiếp chiến đấu trên trận địa. Lá cờ Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của Hồ chủ tịch đặt ra làm giải thưởng luân lưu từ tháng 3 năm 1965 đã động viên toàn quân và toàn dân ta sôi nổi thi đua lập công. Từ năm 1959, Hồ Chủ tịch đã thưởng hàng nghìn huy hiệu của người để biểu dương những người tốt, việc tốt của các ngành, các giới ở các địa phương trên toàn miền Bắc. Để nâng cao tác dụng giáo dục hơn nữa, giữa năm1968, Người đề ra việc bồi dưỡng và nêu gương "người tốt, việc tốt", lấy đó làm biện pháp cơ bản xây dựng con người mới, con người xã hội chủ nghĩa đang chiến thắng bọn Mỹ xâm lược và chiến thắng tự nhiên.Đầu năm 1969, Người viết một bài quan trọng nhan đề là Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Người chỉ thị cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải kết hợp học tập với việc kiểm điểm tư tưởng và việc làm trong những năm qua, phát huy những ưu điểm và thắng lợi đã giành được, khắc phục những khuyết điểm trong tư tưởng, đạo đức và tác phong, phấn đấu đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi to lớn hơn. Cuối tháng 4 năm 1969, Quốc hội đã thông qua và quyết định thi hành Điều lệ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao nhằm đảm bảo thật sự quyền làm chủ tập thể của nông dân xã viên.Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 cuộc Cách mạng xã bội chủ nghĩa tháng Mười Nga, Hồ Chủ tịch viết bài Cách mạng tháng Mười vĩ đại và con đường giải phóng cho các dân tộc (tháng 10 năm 1967).  Trong khi tăng cường và mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ luôn mồm rêu rao "thiện chí hòa bình" sẵn sàng thương lượng không điều kiện v.v... hòng lừa bịp dư luận thế giới và dư luận nhân dân Mỹ, Hồ Chủ tịch kiên quyết vạch trần những thủ đoạn gian dối của nhà cầm quyển Mỹ, tố cáo chính sách thương lượng trên thế mạnh của chúng hòng buộc nhân dân ta phải hạ vũ khí và từ bỏ những nguyện vọng chính đáng của mình. Trong thư gửi các vị đứng đầu các nước xã hội chủ nghĩa và một số nước khác ngây 24 tháng 1 năm 1966, và thư gửi nhân dân Mỹ ngày 23 tháng 12 năm 1966, Hồ Chủ tịch nêu rõ sự xâm lược của Mỹ là nguồn gốc duy nhất, là nguyên nhân trực tiếp gây nên tình hình nghiêm trọng  ở Việt Nam và Đông Nam Á. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày càng tranh thủ được sự ủng hộ tích cực của dư luận tiến bộ toàn thế giới. Ngay trên đất Mỹ, bọn cầm đầu hiếu chiến Mỹ cũng ngày càng bị cô lập. Thay mặt nhân dân Việt Nam, Hồ Chủ tịch nhiều lần cảm ơn sự ủng hộ đầy nhiệt tình đó. Một mặt trận thống nhất của nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ đã được hình thành. Việt Nam đã trở thành vấn đề lương tâm của thời đại.Bị thua đau ở cả hai miền nước ta, ngày 1 tháng 1 năm 1968, Chính phủ Mỹ buộc phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom và bắn phá trên toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và phải nói chuyện với đại diện của Chính phủ ta và đại diện Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tại Hội nghị bốn bên ở Pa ri. Sau bốn năm chiến đấu vô cùng anh dũng, quân và dân ta đã giành được thắng lợi vẻ vang: đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc nước ta. Hồ Chủ tịch kêu gọi quân và dân cả ở hai miền phải nâng cao cảnh giác, tăng cường lực lượng liên tục tiến công, giành lấy thắng lợi hoàn toàn: "Hễ còn một tên xâm lược nào trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi". "Dù Mỹ đưa thêm mấy chục vạn binh sĩ Mỹ và cố lôi kéo thêm quân đội các nước chư hầu vào cuộc chiến tranh tội ác này, thì quân và dân ta cũng quyết đánh thắng chúng".Tháng 8 năm 1967, Đại hội bất thường của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam họp đã thông qua Cương lĩnh chính trị nhằm mở rộng hơn nữa Mặt trận dân tộc thống nhất chống Mỹ, đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân miền Nam đến toàn thắng. Toàn bộ quá trình phát triển của cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta qua các giai đoạn đã dẫn tới cuộc tổng tiến công và nổi dậy long trời chuyển đất đầu xuân Mậu thân 1968.  Đúng như lời chúc mừng xuân năm đó của Hồ Chủ tịch: "Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua", quân và dân miền Nam đã giành được những thắng lợi to lớn và toàn diện chưa từng có, đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân ta. Giữa cao trào tổng tiến công và nổi dậy đều khắp của quân và dân ta, Liên minh các lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam ra đời. Hồ Chủ tịch coi đấy là một thắng lợi to lớn của chính sách đoàn kết toàn dân chống Mỹ, cứu nước, làm cho bọn Mỹ, ngụy càng lộ rõ bộ mặt cướp nước và bán nước của chúng và càng bị cô lập. Phát huy thắng lợi đã giành được, quân và dân miền Nam liên tục mở những đợt tiến công mới, làm đảo lộn thế bố trí chiến lược của địch, đẩy quân địch lún sâu vào phòng ngự bị động, bị bao vây và bị tiến công trên khắp các chiến trường. Để đáp ứng yêu cầu to lớn của cuộc chiến đấu và nguyện vọng của toàn dân, ngày 6 tháng 6 năm 1969, các lực lượng yêu nước đã họp Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam, nhất trí bầu ra Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn bên cạnh Chính phủ. Cuộc chiến đấu của nhân dân ta còn phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ. Đế quốc Mỹ rất hiếu chiến, ngoan cố và xảo quyệt. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải tăng cường đoàn kết, nâng cao cảnh giác cách mạng, bồi dưỡng chí khí chiến đấu, kiên trì kháng chiến, đạt cho kỳ được mục tiêu của cách mạng như lời thơ chúc Tết năm 1969 của Hồ Chủ tịch: "Vì độc lập, vì tự do, Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào. Tiến lên ! Chiến sĩ, đồng bào! Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn." Quyết tâm cách mạng đó lại một lần nữa được Hồ Chủ tịch nhắc lại trong lời kêu gọi của Người nhân ngày 20 tháng7năm1969: "Đế quốc Mỹ thất bại đã rõ ràng nhưng chúng chưa chịu từ bỏ dã tâm bám lấy miền Nam nước ta. Quân và dân cả nước ta, triệu người như một, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không sợ hy sinh, không sợ gian khổ, quyết kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến, quyết chiến quyết thắng, đánh cho quân Mỹ phải rút hết sạch, đánh cho ngụy quân và ngụy quyền sụp đổ hết, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà". 8.Hoà Chí Minh ra ñi vónh vieãn: Giữa lúc nhân dân ta ở cả hai miền Nam Bắc đang giành được những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ thì một tin buồn đưa đến: Hồ Chủ tịch lâm bệnh! Mặc dù tuổi cao, sức yếu, Hồ Chủ tịch vẫn rất sáng suốt và vẫn tham gia lănh đạo Đảng và Nhà nước. Nhưng sang năm 1969, sức khỏe của Người sút kém nhanh chóng. Từ lúc Người lâm bệnh, Trung ương Đảng đã tập trung mọi khả năng và phương tiện để săn sóc sức khỏe. Mặc dù tuổi cao, sức yếu, Hồ Chủ tịch vẫn rất sáng suốt và vẫn tham gia lănh đạo Đảng và Nhà nước. Nhưng sang năm 1969, sức khỏe của Người sút kém nhanh chóng. Từ lúc Người lâm bệnh, Trung ương Đảng đã tập trung mọi khả năng và phương tiện để săn sóc sức khỏe của Người, các giáo sư và bác sĩ y khoa ngày đêm săn sóc, chữa chạy cho Người. Trong lúc cán bộ và nhân dân ta cùng bạn bè trên thế giới đang mong Hồ Chủ tịch chóng qua khỏi thì sáng ngày 4 tháng 9 năm 1969 Bản thông cáo đặc biệt của Hội nghị liên tịch giữa Ban chấp hành trung ương Đảng, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Chính phủ và Đoàn chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được truyền đi báo tin đau đớn: Hồ Chủ tịch đã qua đời lúc 9 giờ 47 phút ngày 3 tháng 9 năm 1969, sau một cơn đau tim rất nặng, thọ 79 tuổi. Trước cái tang lớn của dân tộc ta, Ban chấp hành trung ương Đảng ra Lời kêu gọi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta hãy nén đau thương, biến đau thương thành hành động cách mạng, dũng cảm tiến lên hoàn thành nhiệm vụ để thiết thực tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn Hồ Chủ tịch. Lời kêu gọi và điếu văn của Ban chấp hành Trung ương là những văn kiện giúp cho ai nấy đều thấy rõ công lao trời biển của  Hồ Chủ tịch và phương hướng phấn đấu để tiếp tục sự nghiệp vĩ đại của Người, thực hiện lý tưởng và hoài bão của Người. II- Hoà Chí Minh – Moät nhaân caùch lôùn : 1/ Chuû tòch Hoà Chí Minh hieän thaân ñaïo ñöùc – vaên minh cuûa Ñaûng vaø daân toäc ta : Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc là thắng lợi của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Đó cũng là thắng lợi của ý chí, đạo đức. văn minh Việt Nam trước vũ khí, kỹ thuật và sự dã man, tàn bạo của kẻ thù. Công lao đó trước hết thuộc về nhân dân Việt Nam kiên cường, bất khuất, thế hệ nối tiếp thế hệ, đã vượt qua mọi gian khổ, hy sinh chiến đấu liên tục, ròng rã 30 năm trời dưới ngọn cờ quang vinh của Đảng và với sự cổ vũ kỳ diệu của tư tưởng - đạo đức Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, tạo cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho việc xây dựng một nền văn hóa mới và một nền đạo đức mới Việt Nam. Trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã cổ vũ, động viên các tiềm năng tinh thần truyền thống Việt Nam để tạo ra một xã hội nhân cách mới. Xã hội nhân cách đó được tạo dựng trên cơ sở chủ nghĩa yêu nước của dân tộc kết hợp chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, từ đó đã sản sinh ra hàng triệu, hàng triệu người con anh hùng của đất nước - những chiến sĩ cách mạng kiểu mới của thời đại Hồ Chí Minh: trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư... Những cán bộ, đảng viên ưu tú của Đảng ta đã gương mẫu đi tiên phong trong cuộc đấu tranh anh hùng đó và chính họ đã cùng với nhân dân làm nên hiện tượng "kỳ diệu Việt Nam" trong thế kỷ 20, tiêu biểu cho lương tâm, vinh dự và phẩm giá con người. Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra một thời đại mới, một nền văn hóa mới, đạo đức mới trong lịch sử dân tộc. Người đã làm rạng rỡ Tổ quốc ta, nhân dân ta, truyền thống quang vinh của Đảng ta. Người nói: "Đảng ta là đạo đức, là văn minh" và chính Người là hiện thân của sự thống nhất đạo đức - văn minh đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng những để lại cho ta một sự nghiệp cách mạng vẻ vang chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Người còn để lại cho chúng ta một di sản vĩ đại, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức, tượng trưng cho những gì cao đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí, nhân cách của dân tộc và của loài người. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một tấm gương đạo đức của một vĩ nhân - một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản vĩ đại, nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường, ai cũng có thể học theo để làm cách mạng, một người công dân tốt hơn. Vấn đề số một trong đạo đức của một vĩ nhân - cũng như của một người bình thường - là vấn đề lý tưởng, vấn đề lẻ sống: Sống cho ai? Sống vì cái gì? "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", đó là lý tưởng, là lẽ sống mà cũng là học thuyết chính trị - đạo đức của Hồ Chí Minh, của dân tộc Việt Nam. Ham muốn tột bậc của Người là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Chính ham muốn mãnh liệt ấy đã tạo cho Người một ý chí, một nghị lực phi thường để "giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục". Cho đến khi phải từ biệt thế giới này, điều luyến tiếc duy nhất của Người vẫn chỉ là "không được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa". Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một bậc đại trí, đại dũng, hy sinh chẳng quản, gian nguy không sờn. ở những thời điểm then chốt của lịch sử, với tầm nhìn xa trông rộng của một "phượng hoàng đại ngàn", Hồ Chí Minh đã sáng suốt và dũng cảm đi tới những phán quyết lịch sử. Năm 1945, khi thời cơ cách mạng đã đến, Người chỉ thị: "Dù có phải đốt cháy cã dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập". Vào giữa những năm 60, lợi dụng khó khăn của ta, khi phong trào cộng sản quốc tế có xung đột và chia rẽ nghiêm trọng, đế quốc Mỹ đã ồ đạt đổ hơn triệu quân vào miền Nam Việt Nam và tăng cường cho không quân, hải quân ném bom, bắn phá dữ dội miền Bắc, hòng đưa chúng ta trở lại thời kỳ đồ đá! Trước tình thế đó, Người vẫn thể hiện quyết tâm và khí phách của toàn Đảng, toán dân ta: "Dù nó ném hóa biển cũng phải giải phóng miền nam cho kỳ được". Thật hiếm có một nhà lãnh đạo nào, trong những giờ phút thử thách, lại tỏ ra sáng suốt, bình tĩnh, gan dạ, quên mình, kiên nghị và dũng cảm một cách phi thường như vậy. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của tinh thần. Cuộc đời Hồ Chí Minh là một chuỗi những năm tháng vô cùng gian khổ: hai lần ngồi tù, một lần lãnh án tử hình; có giai đoạn hoạt động rất sôi nổi, được đánh giá cao, có giai đoạn bị hiểu lầm, ngộ nhận, lâm vào cảnh "như là sống ở bên lề, ở bên ngoài của Đảng". Vượt qua được thử thách khổ ải, tù đày đã rất khó, nhưng vượt qua được thử thách do bị hiểu lầm, nghi k?òn day dứt hơn nhiều. Để kiên trì chân lý, giữ vững quan điểm độc lập, tự chủ, Người đã bình tĩnh, chủ động vượt qua những năm tháng khó khăn đó. Lênin từng nói: không sợ đói, không sợ chết, chỉ sợ không chiến thắng được phút yếu đuối của bản thân. Trong khó khăn, Người vẫn luôn luôn "tự khuyên mình": muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao! Dù có lúc phải "hòa lệ thành thơ" thì điều đó cũng chỉ là nhân dân, vì Tổ quốc chứ không phải vì cảnh ngộ cá nhân. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một lãnh tụ hết lòng thương yêu quý, trọng đối với nhân dân, luôn luôn tin tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của nhân dân, cho nên mọi chủ trương, chính sách đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân, luôn luôn dựa vào dân, "lấy dân làm gốc". Người giáo dục cán bộ phải nêu cao tinh thần phục vụ, tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, phải chăm lo đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, bởi "nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì" Để làm tròn trách nhiệm là người đầy tớ trung thành của nhân dân, Người dạy cán bộ phải gần dân, hiểu tâm lý, nguyện vọng của dân, lắng nghe ý kiến của dân, của "những người không quan trọng", không được lên mặt "quan cách mạng", cậy quyền cậy thế, đè đầu cưỡi cổ dân. Mặc dù uy tín rất cao, có sức hấp dẫn rất lớn, được toàn dân suy tôn là "Cha già của dân tộc", nhưng không bao giờ Người xem mình đứng cao hơn nhân dân. Người coi việc phải gánh chức Chủ tịch cũng như việc "người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ramặt trận". Nhận được thư, quà chúc mừng của nhân dân, dù bận trăm công nghìn viêc, Người vẫn tự tay viết thư trả lời, cảm ơn một cách thân tình, chu đáo, nêu một tấm gương ứng xử rất văn hóa, đầy khiêm nhường và kính trọng đối với nhân dân Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực. Bác Hồ là "muôn vàn tình thân yêu" đối với đồng chí, đồng bào. Trong tình yêu thương đó, có chỗ cho mọi người, không quên, không bỏ sót một ai. Trái tim mênh mông của Người ôm trọn mọi nỗi đau khổ của nhân dân. Người nói một cách cảm động: "Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng; gộp những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi".Tình thương yêu đó được mở rộng đối với nhân dân lao động toàn thế giới. Đối với những người chống đối hay kẻ thù, Người cũng thể hiện một lòng khoan dung, độ lượng hiếm có. Kẻ thù xâm lược đã gây nên bao tội ác man rợ đối với nhân dân ta, nhưng khi chúng đã thất thế, đầu hàng hay bị bắt, Người luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải đối xử với chúng một cách khoan hồng, phải làm "cho thế giới biết rằng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước". Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Cần kiệm, giản dị và ít lòng ham muốn về vật chất, đó là "tư cách của người cách mạng". Người đề ra và tự mình gương mẫu thực hiện. Cũng như V.I.Lênin, Người coi khinh mọi sự xa hoa, không ưa chuộng những nghi thức trang trọng, Một cốt cách giản dị, một sự giản dị vĩ đại. Cuộc đời của Người, từ một thợ ảnh bình thường ở ngõ hẻm Công-poanh đến khi làm Chủ tịch nước, sống giữa thủ đô Hà Nội, vẫn là một cuộc đời thanh bạch, giản dị, tao nhã. Khách nước ngoài vào thăm nhà sàn của Bác Hồ đã rất xúc động khi được biết Người không hề có một chút của riêng. Đó là một cuộc đời trong sạch, suốt đời thực hành cần kiệm, liêm chính. Nét nổi bật trong đạo đức Hồ Chí Minh là sự khiêm tốn phi thường, Mặc dù có công lao rất lớn, Người không để ai sùng bái cá nhân mình, mà luôn luôn nêu cao sự nghiệp anh hùng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, Người nói: Quần chúng mới là người làm nên lịch sử và lịch sử là lịch sử của chính họ chứ không phải của một cá nhân anh hùng nào. Bấy nhiêu đức tính cao cả chung đúc lại trong một con người đã làm cho tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở nên siêu việt, vô song, "khó ai có thể vượt hơn. Nhưng với sự kết hợp những đức tính đó, Người cũng là tấm gương mà nhiều người khác có thể noi theo". Sinh thời, Hồ Chí Minh đã viết nhiều về tấm gương đạo đức của V.I.Lênin. Rèn luyện theo tấm gương đó, Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc và nhân loại một tấm gương trọn vẹn, mười phân vẹn mười. ở Hồ Chí Minh, đạo đức đã đạt tới một sự thống nhất chặt chẽ giữa nói là làm, giữa đời công và đời tư, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường. Do đó, Người đã trở thành "tinh hoa và khí phách, lương tâm và vinh dự", thành biểu tượng của đạo đức và văn minh, không phải chỉ của Đảng ta, dân tộc ta, mà còn là biểu tượng của đạo đức - văn minh nhân loại. Đúng như bạn bè quốc tế đã đánh giá: "Giữa lúc vàng thau lẫn lộn, đồng chí Hồ Chí Minh trở thành trung tâm và tượng trưng cho cuộc xung đột lớn lao đang diễn ra giữa cái cũ và cái mới, giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa xã hội... Sở dĩ bản anh hùng ca Việt Nam thu hút được lòng yêu mến của hàng trăm triệu người trên thế giới, chính là vì nó được tiêu biểu bởi nhân vật phi thường đó" Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã làm trong sáng thêm lương tâm của dân tộc và của loài người. 2-Hồ chí Minh – Nhân cách của thời đại : Tổ chức văn hóa giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã phong tặng danh hiệu: Anh hùng giải phóng dân tộc-Nhà văn hóa lớn dựa trên những cống hiến tư tưởng và đạo của Người trong quá trình phát triển của xã hội văn minh thế kỷ XX. Nhân loại đánh giá rất cao và ca ngợi chủ nghĩa nhân dân đích thực, phong cách sống mẫu mực, phẩm chất đạo đức cao đẹp Hồ Chí Minh. Đức tính quyết tâm, kiên trì bền bỉ: Nuôi chí hướng tìm đường cứu nước, Người đã qua 32 nước, làm 12 nghề để sống và hoạt động: phụ bếp, quét tuyết, làm vườn, làm bánh mỳ, vẽ tranh, viết báo... Sau khi bị Quốc dân đảng bắt giam hơn 14 tháng, sức khỏe rất yếu, Người quyết tâm tập nhìn bóng tối để chữa mắt mờ, tập lết từ mươi bước đến leo được núi chữa thấp khớp, tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1960, do huyết áp, nửa người bên phải hoạt động khó khăn, Bác kiên trì tập phản xạ hàng ngày cách ném một quả bóng vào bồ đựng giấy từ khoảng cách gần đến xa. Năm 1968, cổ họng bị đau, giọng nói của Bác yếu hẳn đi, để luyện giọng, Bác tập đọc to truyện Kiều hàng ngày, sau đó yêu cầu một đồng chí đứng lùi ra xa dần để nghe xem có rõ câu hay chữ không. Người đã dạy: "Không có việc gì khó; Chỉ sợ lòng không bền; Đào núi và lấp biển; Quyết chí ắt làm nên". Trung thành, ngay thẳng và khảng khái: Ý tưởng trung thành với Tổ quốc, tận tụy với nhân dân luôn là phương châm sống của Người. Thời gian hoạt động ở Pháp, trùm thực dân An-be-Xa-rô đã mời Người đến gặp để phủ dụ và đe dọa, Người đáp lại: "Cảm ơn ngài, cái mà tôi cần nhất trên đời này là đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập". Năm 1944 ở Liễu Châu, tuy được ra khỏi nhà tù nhưng Người đã nói với tướng Trương Phát Khuê: "Tôi là người cộng sản, nhưng điều mà tôi quan tâm hiện nay là độc lập và tự do của nước Việt Nam". Sau khi nhận chức Chủ tịch nước, Người trả lời các nhà báo: "Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui". Trước khi đi Pháp đàm phán hòa bình, Người gửi thư cho đồng bào Nam bộ: "Tôi xin hứa với đồng bào rằng Hồ Chí Minh không phải là người bán nước". Sau 60 năm cống hiến, Người để lại di chúc: "Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi có điều gì phải hối hận, chí tiếc là tiếc rằng  không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa" Mềm mỏng nhẹn hàng nhưng khôn khéo, tự tin Những sách lược và chiến lược tài tình của Người đã chèo lái con thuyền cách mạng vượt mọi gian lao. Lúc nhân nhượng với Pháp để đuổi Tưởng về nước, lúc thì hòa hoãn với Tưởng để rảnh tay đối phó với Pháp bằng phương châm: "Găng nhưng không được bể. Chúng ta sẵn sàng nhân nhượng để có một giải pháp chung. Song độc lập quốc gia và tự do dân tộc thì không được vi phạm". Trong một buổi chiêu đãi của đô đốc Đác-giăng-li-ơ, Người ngồi giữa, một bên là đô đốc hải quân Pháp ở Viễn Đông, Đắc-giăng-li-ơ bóng gió, giậm dọa: "Thưa ông Chủ tịch, ông đã được đóng bộ khung rất đẹp của hải và lục quân đó!". Người mỉm cười: "Giá trị là ở bức tranh chứ không phải bộ khung!". Quan điểm của Người về kẻ đi xâm lược và nhân dân nước họ rất rõ ràng. Sau trận Điện Biên, Người khuyên báo chí nên biểu dương đồng bào và quân đội ta, không nên sỉ nhục quân Pháp vì động đến lòng tự ái dân tộc của họ. Thời chống Mỹ, khi một số đồng chí chủ trương giải phi công Mỹ ta bắt được đi diễu phố Hà Nội, Người đã phê bình nghiêm khắc. Từ chiến khu về thủ đô, Người từ chối ở tại Phủ toàn quyền cũ mà dọn đến căn buồng của một người thợ điện thiếu gió và ánh sáng, mùa hè nóng như nung. Bốn năm sau, Người mới chuyển sang ở một nếp nhà sàn đơn sơ. Lối sống của Người cũng bình dị, thân quen, không chút đặc quyền. Khi ô tô đến ngã tư đèn đỏ, Người đề nghị chờ đèn xanh mới đi tiếp. Vào nhà chùa, Người cũng bỏ dép để bên ngoài theo quy định chung. Lúc đến thăm đồng bào chống hạn, Người lội ngay xuống ruộng cùng đạp guồng nước với bà con nông dân. Người ghét cay ghét đắng thói tham ô, hối lộ, lãng phí, hình thức chủ nghĩa, công thần, dối trên lừa dưới. Một lần nghe báo cáo về tệ tham ô lãng phí, Người hỏi cán bộ: Có bao giờ các chú ăn bớt phần cơm của con mình không? Thế tại sao của cải của nhân dân, tiêu chuẩn của chiến sĩ hễ xểnh ra là đút túi? Ngày sinh nhật của mình, Người thường tạm lánh đi xa để khỏi ảnh hưởng đến thời gian và tiền bạc của tập thể. Nhà báo Mỹ David Stamp đã viết: "Ông là một người Việt Nam lịch sự, khiêm tốn, nói năng hòa nhã, không màng địa vị... Tính giản dị của ông Hồ là một sức mạnh. Địa vị càng cao, ông càng giản dị và trong sạch. Ông Hồ không cố tìm kiếm cho mình những trang sức quyền lực vì ông tự tin ở mình và ở mối quan hệ của ông với nhân dân, với lịch sử". Lòng nhân ái bao la Lẽ sống của Người là nâng niu hết thảy chỉ quên mình! Người nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tựdo, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Có lần một thành viên Chính phủ hỏi về việc lập gia đình, Người trả lời: "Mình cũng chẳng thần thánh gì, cũng như tất cả mọi người thôi. Nhưng với hoàn cảnh đã qua và hiện nay, còn có điều kiện nào mà nghĩ đến chuyện lập gia đình không phải vì đạo đức mà là phải chịu đạo đức đó thôi. Nhưng chưa lập được gia đình nhỏ thì ta hãy lo cho gia đình lớn đã vậy". Đêm mùa đông rét mướt, nghe tiếng chổi tre, Người cố tìm một loại cây rụng lá quanh năm (cây xanh bốn mùa) để những chị công nhân quét lá khô bớt phần nào vất vả. Trưa mùa hè nóng bức, Người thương anh em chiến sĩ trực chiến khát nước nên rút sổ tiết kiệm, chuyển cho Bộ Tổng tham mưu mua nước cho bộ đội. Đến lúc trên giường bệnh trong cơn nguy kịch, Người còn lo phương án cứu đồng bào phòng khi đê vỡ và nhắc nhân dịp Quốc khánh nhớ tặng lụa cho các cụ phụ lão, tặng đường sữa cho những bà mẹ sinh hai, sinh ba... Lạc quan cách mạng, tin tưởng vào sự tất thắng của chính nghĩa Trong nhà tù Quốc dân đảng, Người vẫn ung dung làm thơ: "Ví không có cảnh đông tàn; Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân; Nghĩ mình trong bước gian truân; Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng". Trước ý đồ của đế quốc Mỹ muốn đẩy miền Bắc về thời kỳ đồ đá bằng bom hủy diệt, Người kêu gọi: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá; song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có quý hơn độc lập tự do! Nhân dân Việt Nam nhất định thắng! Giặc Mỹ xâm lược nhất định thua". Trong bản di chúc nổi tiếng, Người luôn tin tưởng: "Cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn". Nhà văn Stanley Karent nhận xét: "Không hề có sự lay chuyển trong niềm tin của ông Hồ. Ngay cả khi cuộc chiến tranh tàn phá đất nước của Người, Người vẫn tin tưởng vào ngày độc lập của Việt Nam". Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại. Khó có thể kể hết những ngợi ca của thế giới về đạo đức Hồ Chí Minh bởi Người là một Con Người diệu kỳ qua tất cả mọi thời đại. 3. Hồ Chí Minh hình ảnh của dân tộc : Hồ Chủ tịch là người cha già của dân tộc Việt Nam. Ngót ba mươi năm bôn ba bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý nhị như ngôn ngữ dân quê Việt Nam; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy. Ngay sau khi về nước, gặp Tết, Người không quên mừng tuổi đồng bào hàng xóm và quà bánh cho trẻ em, tuy chỉ có mấy đồng xu, nhưng cũng bọc giấy hồng đơn cẩn thận, tươm tất. Bình sinh như thế, đứng địa vị Chủ tịch Chính phủ kháng chiến kêu gọi quốc dân, Người dùng những lời nói thống thiết đi sâu vào tâm hồn Việt Nam: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng". Lối ăn ở của Hồ Chủ tịch giản dị như thế nào, chúng ta đã từng biết. Lúc ở chiến khu, Người sống chung với anh em trong một cơ quan, làm việc, học tập, ăn ở, sinh hoạt nhất nhất như anh em. Kể ra, Người có chỗ được biệt đãi: đó là bát nước cơm mà anh Lộc, đồng chí cấp dưỡng lành nghề và thân mến của chúng tôi lúc bấy giờ, bao giờ cũng để dành riêng cho Người, từ biên giới Cao Bằng cho đến Tân Trào, trước khi về Hà Nội. ở Hà Nội, Chủ tịch Chính phủ có phòng làm việc, phòng tiếp khách, nhiều khi chủ tọa những bữa tiệc long trọng, nhưng bình thường ngày hai bữa, Chủ tịch Chính phủ cùng nhân viên đều ăn chung. Nhiều lần, vì đến quá trễ, thức ăn không còn gì, Hồ Chủ tịch vẫn vui cười ăn đủ mấy bát cơm như thường lệ. Người vẫn thích đi bộ, tắm sông, hút thuốc lá và thỉnh thoảng uống một ly rượu thuốc trong bữa cơm. Trước đây, Người đi bộ một ngày 50 cây số là thường và có thể đi như thế ngày nọ qua ngày kia. Lúc ở Côn Minh, sáng nào Người cũng đi bộ một vòng quanh thành phố. ở Liễu Châu, mùa đông, một hôm tướng Trương Phát Khuê đi ngựa dạo buổi sớm gặp Người tắm trên sông, Trương tướng quân lấy làm lạ một người phương Nam châu á chịu rét giỏi đến thế. ở Cao Bằng, có lúc cơ quan đóng tại một cái suối lớn vừa ở trong hang đá chảy ra, nước trong xanh biếc dưới bóng mát của rừng cây, Hồ Chủ tịch suốt ngày làm việc ở đó với cái máy chữ "Hét-mét" luôn đi theo Người từ năm 1938 đến khi về Hà Nội. ÔÛ rừng, Hồ Chủ tịch chủ trương tránh ăn no, không ngủ trưa và hoạt động thân thể, buổi sáng thể dục, buổi chiều làm vườn, lúc cần đi vác củi cho đồng bào. Trong suốt thời gian ở thượng du Bắc Bộ trước cuộc khởi nghĩa, nhiều ngày Người luôn tay nắn một hòn đá tròn bầu dục, cốt để luyện gân tay và hoạt động cơ thể. Người ít ưa dùng thuốc, chỉ lúc nào sức cơ thể chống không nổi bệnh thì mới dùng. ở Hà Nội, bác sĩ Tùng, bác sĩ Cẩn chuyên lo sức khỏe của Người, nhưng không mấy khi Người phiền đến. ở Pháp, anh em buộc bác sĩ Cưu ở bên cạnh Người, nhưng rồi bác sĩ làm việc văn phòng nhiều hơn việc thầy thuốc. Sinh hoạt chiến khu thường cực lắm. Có lần suốt mấy tháng mùa mưa, Hồ Chủ tịch ở trong một cái hang chật hẹp, ẩm thấp, ban đêm sâu bọ ở ngoài tràn vào. Lúc ấy vì cơ sở quần chúng kém, nên dẫu ẩn nấp trong hang cùng mà cũng không yên, thường vẫn phải chạy "cảnh báo". Hễ có "cảnh báo" là phải mang hết đồ đạc chạy lánh đến một chỗ an toàn hơn. Lúc ấy Hồ Chủ tịch yếu, nhưng bất kỳ đêm ngày, hễ có tin địch là mấy phút sau Người đã sẵn sàng trước anh em, tay sách máy chữ. Lúc đến Pháp, ngay hôm gặp đầu tiên, lối ăn ở giản dị của Hồ Chủ tịch làm cho kiều bào rất cảm động. Hôm ấy, tại Bi-a-rít, đại biểu kiều bào đến thăm người, hồi hộp và sung sướng. Khách đông, phòng khách không đủ ghế ngồi, giản dị Hồ Chủ tịch ngồi xuống sàn và mời mọi người ngồi thế nói chuyện. Đây không phải vị Chủ tịch Chính phủ, đây là Cha già của dân tộc ân cần và thân mật hỏi thăm đàn con bao năm lưu lạc ở quê người. Hồ Chủ tịch, người giản dị ấy, cũng là người lịch sự một cách thanh tao cao quý và mọi người ngoại quốc đều có dịp tiếp chuyện Người đều ca ngợi cái phong độ thanh tao cao quý mà họ cho là đặc sắc của người phương Đông. ở chiến khu, trong cơ quan, Hồ Chủ tịch thường mặc một bộ đồ xanh, chân đi đất; về Hà Nội, Người mặc một bộ đồ Ka-ki chân đi giày vải. Nhưng khi sang Pháp thì Người mang giày da và mặc một bộ đồ nỉ, cổ cứng. ở Paris, có ngày Hồ Chủ tịch tiếp luôn ba bữa cơm khách, bữa sáng với bạn thân, bữa trưa với khách thường, bữa tối với khách đặc biệt, mỗi bữa có khi kéo dài 3 tiếng đồng hồ, nhưng Hồ Chủ tịch thủy chung vẫn ân cần niềm nở. Đời sống của Hồ chủ tịch là một đời sống khắc khổ, cần lao và tranh đấu. Người lãnh tụ của một dân tộc mất nước không thể có một đời sống khác. Phải khắc khổ, cần lao và tranh đấu để mưu cầu hạnh phúc ngày mai. Có người e đời sống nghiêm khắc ấy không còn chỗ cho tình cảm. Nhưng chính Hồ Chủ tịch thường nói: người cách mạng là người rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm nên làm cách mạng. Người mà cả dân tộc tôn làm vị Cha già của mình phải có lòng thương yêu mênh mông xúc động đến tâm can của mọi người. Trong thời kỳ bí mật, phút mặc niệm chiến sĩ cách mạng là lúc Hồ Chủ tịch rơi nước mắt. Tại Quốc hội, Hồ Chủ tịch vừa khóc vừa ôm hôn anh Nguyễn Văn Tạo sau khi anh đọc một bài diễn văn thống thiết về Nam Bộ. Người xưa nói: Có việc phải lo, lo trước thiên hạ, có việc đáng vui, vui sau thiên hạ. Hồ Chủ tịch nói một cách giản dị và thống thiết hơn: "Một ngày đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên" Câu nói đó đã bộc lộ tâm trạng Người, mối tình cảm ruột thịt bao bọc trăm họ của đại gia đình Việt Nam. Đối với người giản dị và lão thực ấy, một câu nói và một việc làm và có làm thì mới nói. Giản dị và lão thực trong sự ăn ở, tính tình, trong lời nói, viết, Người cũng giản dị và lão thực trong chủ trương chính trị nữa. Dân tộc Việt Nam bây giờ muốn gì ? Muốn thống nhất, độc lập, muốn ấm no, muốn biết chữ, muốn đời sống bớt tối tăm. Cho nên Hồ Chủ tịch chủ trương: đoàn kết kháng chiến, tăng gia sản xuất, bình dân học vụ, đời sống mới. Dân tộc Việt Nam quyết tâm và mỗi ngày tiến mạnh trên con đường sống còn sau lưng Hồ Chủ tịch. Hồ Chủ tịch thật là hiện thân của dân tộc Việt Nam và mọi người Việt Nam đều thấy mình trong Hồ Chủ tịch. 4. Hồ Chí Minh với thế hệ trẻ : Từ khi bước chân vào hoạt động cách mạng cho đến lúc từ giã cuộc đời, Bác luôn luôn quan tâm đến thế hệ trẻ. Năm 1925, Bác đã lo đào tạo nhân tài trẻ bằng cách gửi Lê Hồng Phong, Trương Văn Lễnh sang học trường quân sự Hoàng Phố, gửi Trần Phú và một số thanh niên khác sang học trường đại học Phương Đông ở Mát-xcơ-va. Các cháu thiếu niên, nhi đồng, Bác cũng chú ý nhiều. Đó là những cháu ở Trung Kỳ phải sống lưu lạc vì bố mẹ bị thực dân Pháp bắt bớ, tù đày, được Bác đưa từ Phi Chít (Thái Lan) sang Quảng Châu để tổ chức thành nhóm "Thiếu niên tiền phong Việt Nam". Năm 1926, Bác đưa một số cháu sang học ở Liên Xô kèm theo bức thư gửi Uỷ ban Trung ương Đội Thiếu niên tiền phong trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Lê-nin: "... Khi chúng tôi nói cho các em nghe về Lênin, về các bạn, những học trò nhỏ Nga của Lê-nin, các em rất thích và muốn đến nước các bạn để gặp các bạn, sống với các bạn, học tập các bạn, và thật sự trở thành những học trò của Lê-nin như các bạn... Chúng tôi hy vọng rằng các đồng chí không từ chối nhận ba hoặc bốn đồng chí nhỏ tuổi Việt Nam chứ?" Thật là cảm động, Bác lo cho các cháu những điều rất nhỏ, được viết trong lá thư: "... Vào tháng mấy thì ở Mát-xcơ-va bắt đầu lạnh (vì các em thiếu niên này từ một nước nóng bức tới, phải chọn lúc thời tiết thích hợp cho các em đi)... Đến Mát-xcơ-va,các em tới địa chæ nào?..." Khởi đầu lịch sử Đảng ta cũng là do lực lượng thanh niên được Bác dìu dắt. Hồi đó, Bác đã tổ chức "Thanh niên cách mạng đồng chí hội" và tự tay Bác soạn thảo cuốn "Đường kách mệnh" để giảng dạy. Năm 1961, trong Đại hội lần thứ ba của Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Bác vui mừng nói: "Từ chỗ chỉ có một Lý Tự Trọng đến ngày nay chúng ta có 78 vạn đoàn viên Đoàn thanh niên lao động hăng hái ra sức giúp Đảng xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Tiến bộ đó làm cho Bác rất vui sướng và trẻ lại. Nó làm cho lòng Bác phơi phới như hoa nở trong mùa xuân". Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Bác theo dõi rất sát các hoạt động của thanh niên xung phong, kịp thời viết bài, nêu gương những điển hình tốt và gửi thư khen các đơn vị thanh niên xung phong có nhiều thành tích trong xây dựng và chiến đấu. Tháng 5 - 1968, trong phần viết thêm vào Di chúc, có đoạn: "Những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong đều đã được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm. Đảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội nước ta".Như vậy, Bác xem tổ chức Thanh niên xung phong không chỉ để làm những việc cụ thể như đắp đường, xây cầu, khai hoang..., mà còn là một trường học để rèn luyện và đào tạo cán bộ tốt cho đất nước. Nếu không nhận thức đầy đủ như vậy tức là chưa thấu hiểu được lời dạy của Bác đối với thanh niên xung phong. Sự quan tâm và niềm tin của Bác Hồ đối với các thế hệ trẻ, người chủ của tương lai, một phần quan trọng đã được thể nghiệm trong chính thời thanh niên của Bác. Với hai bàn tay trắng, chàng trai xứ Nghệ Nguyễn Tất Thành 21 tuổi đã quyết tâm đi khắp năm châu bốn biển, tự kiếm sống, tự học tập để tìm đường cứu nước. Quyết tâm ấy, niềm tin ấy, Bác dồn tất cả cho các thế hệ trẻ, mùa xuân của xã hội. C / Phần kết luận : Hồ chí Minh là người con kiệt xuất của dân tộc Việt Nam, là hình tượng của đất nước, là người cộng sản ưu tú, suốt một đời chiến đấu vì độc lập tự do cho tổ quốc và nhân dân các dân tộc bị áp bức trên thế giới . Ngay từ thời ấu thơ, Người đã sớm có tinh thần yêu nứơc và nung nấu trong lòng con đường giải phóng dân tộc thoát khỏi bóng đêm nô lệ . Qua bao năm bôn ba đi tìm con đường cứu nứơc cho dân tộc, Người đã đi đến được với chủ nghĩa Mac- Lenin và từ đó tìm ra được con đường cứu nước thực sự . Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ Tịch, nhân dân Việt Nam đã chiền đấu trường kì, cuối cùng cũng đã dành được thắng lợi vẻ vang, đất nước được độc lập tự do và từ đây mở đầu một kỉ nguyên mới : kỉ nguyên của đổc lập tự do và phát triển. Với tất cả những gì đã làm, Hồ Chí Minh thực sự là một vĩ nhân, một đại kì tài của dân tộc Việt Nam nói riêng và của toàn thế giới nói chung . Ghi nhận công lao to lớn đó,tổ chức UNESCO đã trao tặng Người danh hiệu cao cả nhất : anh hùng giải phóng dân tôc, danh nhân văn hoá thế giới .Một danh hiệu mà có lẽ khó có ai có thể sánh được.Là một anh hùng giải phóng dân tộc, Người đã chiến đấu không mệt mỏi, không ngại khó khăn, gian khổ và tính mạng của bản thân, tất cả cho nhân dân, tất cả vì dân tộc. Người phải vào tù ra tội nhiều lần dưới xiềng xích của bọn thực dân cướp nước, vô nhân đạo, thậm chí phải lãnh án tử hình vắng mặt, nhưng tất cả chỉ là vô nghĩa dưới ý chí sắt đá và quyết tâm giải phóng dân tộc của Người . Là một danh nhân văn hoá thế giới, Hồ Chủ Tịch đã để lại cho đời một tấm gương chói sáng về con người, nhân cách, đạo đức và trí tuệ phi thường của mình .Những án thơ văn của Người là tài sản văn hoá lớn của đất nước, có tính giáo dục tinh thần yêu nuớc mạnh mẽ. Hồ Chí Minh thực sự là một nhà trí thức lớn của dân tộc và thế giới. Những tuyên đoán của Người về lịch sử, thời thế, vận mệnh, tương lai, về các vấn đề của đời sống, xã hội… dựa trên sự am hiểu sâu rộng của mình đều rất chính xác, có tính chất quyết định đến vận mệnh của dân tộc. Khả năng học ngoại ngữ của Người cũng thật phi thường. Đi đến đâu, Người cũng có thể nói được tiếng của nước đó, một khả năng hiếm có. Là một vị chủ tịch nước, nhưng đời sống của Người hết sức giản dị chẳng khác gì một lão nông, một cuộc sống đạm bạc và chân chất.Đến khi ra đi vĩnh viễn, tài sản của Người cũng chỉ là một đôi dép cao su và căn nhà sàn nơi quê nhà.Tình cảm của Bác dành cho nhân dân thât sâu nặng, từ cụ già cho đến các em bé, từ các anh công nhân nơi nhà máy cho đến các chiến sĩ chiến đấu nơi mặt trận …. Bác dành cho tất cả, tất cả mọi tầng lớp nhân dân một tình yêu vô bờ bến .Tình yêu đó Người cũng dành cho cả toàn thể nhân dân bị áp bức bóc lột trên thế giới. Nhân dân Việt Nam đời đời nhớ ơn Bác- vị cha già kính yêu của dân tộc, toàn thể nhân dân yêu chuận hoà bình trên thế giới sẽ khắc sâu hình ảnh của Người. Đất nước giờ đây đã hoàn toàn bình yên, cuộc sống ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, chúng ta thầm kính cẩn nghiêng đầu để tưởng nhớ về Bác, người đã đem lại cho nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam một niềm vui trọn vẹn, là cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.Là sinh viên, sẽ là chủ nhân của đất nước trong tương lai, nhiệm vụ của chúng ta là hết sức to lớn, phải đưa đất nước tiến lên phía trước thoát khỏi nghèo khó, làm cho mọi người ai cũng được ấm no, hạnh phúc như Bác hằng mong ước. D/ Moät soá hình aûnh veà Chuû Tòch Hoà Chí Minh :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.doc
Luận văn liên quan