Đề tài Thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của các doanh nghiệp Việt Nam

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính tất yếu của việc nghiên cứu đề án 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Kết cấu của đề án NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU. 1 1.1 Những vấn đề về thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp 1 1.1.1 Khái niệm thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp 1 1.1.2 Nội dung thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 1 1.2 Đánh giá hiệu quả xuất khẩu 5 1.2.1 Chỉ tiêu tổng hợp 5 1.2.2 Chỉ tiêu lợi nhuận 6 1.2.3 Chỉ tiêu doanh lợi xuất khẩu 6 1.3 Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên ở Việt Nam 7 1.3.1 Chính sách phát triển sản xuất 7 1.3.2 Chính sách thị trường 8 1.4 Kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của một số nước và bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam 9 1.4.1 Kinh nghiệm thúc đẩy xuất đẩy cao su của một số nước 10 1.4.2 Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam 14 1.5 Tình hình sản xuất, tiêu thụ và giá cả cao su tự nhiên trên thế giới 15 1.5.1 Một số đặc điểm chung của ngành cao su tự nhiên trên thế giới 15 1.5.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su tự nhiên trên thị trường thế giới 16 1.5.3 Biến động giá cả của cao su tự nhiên trên thị trường thế giới 20 1.6 Dự báo tình hình sản xuất cao su và tiêu thụ cao su tự nhiên của thị trường thế giới 21 1.6.1 Dự báo sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên trên thị trường thế giới 21 1.6.2 Dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên trên thị trường thế giới 21 1.6.3 Dự báo xu hướng giá cả cao su tự nhiên trên thị trường thế giới. 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CAO SU TỰ NHIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 23 2.1 Tổng quan ngành cao su tự nhiên ở Việt Nam 23 2.1.1 Tổng quan ngành cao su tự nhiên ở Việt Nam 23 2.1.2 Những kết quả đạt được 24 2.2 Tình hình thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của các doanh nghiệp Việt Nam 25 2.2.1 Yếu tố về vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến và các dự án liên kết các doanh nghiệp vừa và nhỏ 26 2.2.2 Yếu tố tự do hoá sản xuất kinh doanh, các chính sách cắt giảm thuế để tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên 27 2.2.3 Cơ cấu lại sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm 28 2.2.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm 29 2.3 Đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam 30 2.3.1 Những tồn tại và nguyên nhân 30 2.4 Định hướng và mục tiêu xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam đến năm 2015 32 2.4.1 Định hướng xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam tới năm 2015 32 2.4.2 Mục tiêu xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam tới năm 2015 34 2.5 Dự báo khả năng sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam tới năm 2015 34 2.5.1 Dự báo khả năng sản xuất cao su tự nhiên Việt Nam tới năm 2015 34 2.5.2 Mô hình dự báo giá trị sản lượng cao su tự nhiên của Việt Nam 35 2.5.2 Dự báo giá trị xuất khẩu cao su tự nhiên ở Việt Nam năm 2010 37 2.5.3 Dự báo khả năng xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam tới năm 2015 40 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CAO SU TỰ NHIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 40 3.1 Giải pháp từ phía Nhà Nước 41 3.1.1 Hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp lý 41 3.1.2 Quy hoạch và cải thiện đất trồng cao su 41 3.1.3 Đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tăng cường đầu tư trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật chế biến 42 3.1.4 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu 42 3.1.5 Đào tạo nguồn lao động 43 3.1.6 Tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế 44 3.2 Giải pháp từ phía hiệp hội và tổ chức xúc tiến thương mại 44 3.3 Giải pháp từ phía các doanh nghiệp 46 3.3.1 Duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu 46 3.3.2 Nâng cao năng suất lao động và chi phí sản xuất 47 3.3.3 Mở rộng thị trường xuất khẩu 47 3.3.4 Thực hiện tốt hoạt động trồng trọt, chăm sóc và khai thác cây cao su 48 3.3.5 Phát triển sản phẩm và đa dạng sản phẩm 49 3.3.6 Phát triển công nghệ sạch và bảo quản tốt 49 3.3.7 Xúc tiến phát triển thương hiệu 50 KẾT LUẬN 52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

doc63 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3106 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u vẫn còn hạn chế như cơ cấu sản phẩm vẫn chưa hợp lý. Bởi vì trong một thời gian dài trước đây, ta tập trung sản xuất chủ yếu là cao su phẩm cấp cao nhằm phục vụ cho thị trường các nước xã hội chủ nghĩa. Vì vậy khi chuyển đổi, phát triển thị trường ngành cao su cần phải có quy hoạch về cơ cấu sản phẩm, thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất sản phẩm, đa dạnghoá sản phẩm theo như cầu thị trường, các công ty cần tích cực chuyển đổi cơ cấu sản phẩm cao su sang loại mủ ly tâm, mủ tạp và giảm mạnh mủ SVR 3L. thực tế là trong 15 năm qua loại mủ 3L đã mất giá trên 10% so với chủng loại tương đương khác. Trong cơ cấu nhập khẩu trên thị trường thế giới thì loại cao su TSR 20 hoặc tương đương chiếm tỷ trọng rất cao, vì vậy tăng cường xuất khẩu thì phải có giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản phẩm cho phù hợp. Các doanh nghiệp cần tăng tỷ trọng sản phẩm cao su khối định chuẩn phẩm cấp thấp. vì ngày nay, cao su mủ khối SVR đang được thị trường ưa chuộng, công nghệ sản xuất phù hợp với sản xuất lớn, hiện địa, công suất thiết bị cao, nhà xưởng gọn nhẹ, thời gian chế biến ngắn, tiêu thụ ít năng lượng, khả năng cơ giới hoá cao, giảm nhẹ và bảo đảm an toàn lao động, nên tăng được tỷ trọng sản phẩm loại SVR10-20 trên khoảng 80%. Nhanh chóng hoàn thiện quá trình nghiên cứu và đưa vào ứng dụng quy trình chế biến loại SVR 10-20 với chi phí hợp lý, phù hợp với vườn cây đại điền , bảo đảm được tỷ suất lợi nhuận. Nâng cao chất lượng sản phẩm So với các nước trong khu vực thì chất lượng của mủ cao su của Việt Nam không thua kém gì các nước khác , nhưng đến nay chất lượng mủ cao su Việt Nam vẫn được coi là khâu yếu làm ảnh hưởng rất lớn đến việc thúc đẩy xuất khẩu cao su Việt Nam. Nhược điểm chính về chất lượng cao su ở đây là sản phẩm cao su còn chưa đồng đều về chất lượng, còn nhiều tạp chất như lá cây, răm gỗ, vụn vải… và đây là kết quả của cả một quá trình từ khâu thu hoạch, bảo quản, chế biến. vì vậy trong thời gian tới cần tập trung nâng cao chất lượng cao su thì phải làm một số việc sau đây: Nâng cao chất lượng mủ thu hoạch, đảm bảo tính chất của mủ không bị chuyển hoá, độ sạch của mủ trước khi đưa vào chế biến. theo đó các nhà máy cũng phải thực hiện cam kết chung trong chính sách thu mua của mình, chỉ thu mua những nguyên liệu đạt tiêu chuẩn cho chế biến từng chủng loại cao su thông qua việc áp dụng một hệ tiêu chuẩn chất lượng đối với mủ cao su thu hoạch, đồng thời cũng có chính sách hướng dẫn , hỗ trợ người trồng, khai thác cao su thực hiệncác quy trình khai thác . kiểm tra chặt chẽ chất lượng thu gom, bảo quản mủ cao su trước khi đưa vào chế biến, thực hiện chế độ quản lý khoán hợp lý tại các nông trường, có như vậy các hộ nhận khoán mới thực sự chú ý tới chất lượng mủ cao su mà mình khai thác. Đồng thời các nhà máy chế biến cũng phải có những biện pháp nhằm cải tiến cách tiếp cận mủ như hướng dẫn pha chế, cung cấp hoá chết và cung cấp đủ phương tiện thu gom kịp thời. Đầu tư thêm cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến như cấp nước sạch đúng tiêu chuẩn. Xử lý nước thải điện, đường giao thông… hiện đại hoá trang thiết bị máy móc chế biến cao su. Từng bước áp dụng tiêu chuẩn ISO 9002 vào quản lý chất lượng sản phẩm cao su. Thu hút các nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước của mọi thành phần kinh tế nhằm nâng cao tính hiệu quả đầu tư trong công nghệ chế biến. đổi mới trang thiết bị chế biến, thực hiện liên doanh liên kết với nước ngoài để tận dụng được công nghệ tiên tiến của họ Thực hiện tiêu chuẩn hoá trong công tác đóng gói, nhãn mác trong xuất khẩu. đến nay cao su Việt Nam thường không phù hợp, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng. Vì vậy trong thời gian tới cần thực hiên thống nhất và có quy định chung đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cao su Việt Nam áp dụng cùng một chuẩn mực chung trong bao bì sản phẩm như hệ tiêu chuẩn chung mà đang được các nước áp dụng như: bao 33 1/3kg hoặc 35kg được đóng gói trong bao nhựa polyethylene mỏng, dày dễ rạch. Để thúc đẩy xuất khẩu thì giá cả là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thúc đẩy xuất khẩu cao su và năng lực cạnh trang của sản phẩm cao su trên thị trường quốc tế. mặc dù thực tế hiện nay giá xuất khẩu cao su Việt Nam thường thấp hơn nhiều so với các nước xuất khẩu lớn như : Thái Lan, Indonesia, Malaysia nhưng so sánh về chi phí sản xuất thì Việt Nam lại thường cao hơn rất nhiều. tính ra thì các doanh nghiệp Việt Nam rất thiệt thòi, nguyên nhân thì rất nhiều nhưng có thể kể sơ qua vài nguyên nhân chính như: chất lượng kém, có quá nhiều kết tinh sức lao động vào sản phẩm, công nghệ chế biến sản xuất còn yếu kém. Đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam Qua thực trạng thúc đẩy xuất khẩu cao su Việt Nam vào các thị trường quốc tế trong mấy năm vừa qua , ta có thể thấy các doanh nghiệp xuất khẩu cao su đã có những bước đi mạnh , tuy nhiên không tránh được những hạn chế nhất định. Nhưng nhìn chung năng lực cạnh tranh của hàng cao su xuất khẩu được nâng cao. Những tồn tại và nguyên nhân Những tồn tại Việc thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên được các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng,tuy nhiên vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế như công nghệ chế biến còn yếu kém, các quy trình sản xuất không khớp nhau. Do đó vấn đề vệ sinh công nghiệp cao su ở Việt Nam chưa phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, ảnh hưởng xấu đến chất lượng, giá bán và cả uy tín của cao su Việt Nam trên thị trường quốc tế. Trong sản xuất nhiều nơi chưa chú ý đến việc tái tạo môi trường và các công nghệ xử lý chất thải công nghiệp còn yếu kém gây nguy hại đến nguồn nước, điều này gián tiếp quay trở lại gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng sản phẩm. bởi lẽ đó mà trong năm 2008 có rất nhiều vụ kiện tụng liên quan đến chất lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam. Tuy đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang tới 60 nước, song thị trường xuất khẩu chủ yếu của cao su Việt Nam vẫn là Trung Quốc( hiện nay Trung Quốc chiếm 56% thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam). mặc dù chính phủ đã cố gắng định hướng và mở rộng thị trường nhưng xem chừng các doanh nghiệp xuất khẩu cao su vẫn rất hạn chế trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm để xâm nhập vào các thị trường khó tính hơn như EU, Mỹ… Hiện nay các doanh nghiệp trong nước thường không chủ động được về giá cũng như nguồn cung cầu trên thị trường, mà hoàn toàn bị động theo xu hướng thay đổi giá sản lượng thất thường. Nguyên nhân Nguyên nhân chủ quan Một thực tế đáng buồn ở Việt Nam là suy nghĩ của các nhà doanh nghiệp vẫn còn khá vụ lơi, chỉ muốn ‘’bỏ ít thu nhiều’’, nên họ vẫn chưa chú trọng đầu tư vào các khâu sản xuất, làm cho chất lượng sản phẩm còn khá là yếu kém. Không những vậy quy trình xử lý chất xả thải để bảo vệ nguồn nước và môi trường xung quanh vẫn chưa được quan tâm thích đáng. Các doanh nghiệp vốn ít, quy mô tiểu điền lại chiếm đa số nên rất khó để bỏ ra 1 khoản tiền lớn mua dây chuyền công nghệ tiên tiến trong sản xuất, được biết là công nghệ xử lý vệ sinh trong chế biến cao su có chi phí rất cao trong khi việc thu hút đầu tư vào chế biến cao su vẫn chưa cao. Diện tích đất để trồng cao su không còn nhiều, nhìn chung sản phẩm cao su của Việt Nam chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường, công nghiệp sản xuất sản phẩm cao su yếu và việc quản lý của nhà nước xét ở góc độ  nào đó còn chưa có hiệu quả dẫn đến các doanh nghiệp xuất khẩu cao su chủ yếu xuất thô là chính. Nguyên nhân khách quan Khi có bất kì sự biến động nào của thị trường chủ lực Trung Quốc ảnh hưởng mạnh tới xuất khẩu cao su tự nhiên của nước ta. Đơn cử như Trung Quốc gom hàng của nước ta rồi tích trữ thì đến mùa năm sau họ sẽ tung nguồn tích trữ đó ra và ép giá. Đây là mối nguy hoạ dù chúng ta có thể biết trước nhưng vẫn không thể tránh được, có chăng là hạn chế được phần nào hay phần đó. Việc chủ yếu xuất thô khiến lợi nhuận thực thu được thấp hơn nhiều so với các nước, điều này khiến giá cao su tự nhiên cũng như các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam luôn ‘’ mất giá’’ so với các nước khác. Do nhà nhập khẩu Trung Quốc đã quay lại thị trường tìm nguồn cung sau thời gian giảm nhập khẩu các tháng trước đó, đồng thời nhiều thị trường khác (như Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ…) cũng gia tăng lượng cao su nhập, theo đó giá cả đã tăng cao, cộng với việc một số thị trường cung cấp chính bị mất mùa. Và có thể kể tới nguyên nhân sâu xa đó là chính sách mậu biên của Trung Quốc, trong khi xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc theo đường mậu biên chiếm tới 80% tổng lượng cao su của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này. Để có thể giảm thiểu những tác động do chính sách mậu biên của Trung Quốc thay đổi khó lường, một mặt, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã khuyến cáo các doanh nghiệp trong ngành chủ động tăng cường chất lượng cao su để gia tăng việc xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cũng như mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác như châu Âu, châu Mỹ và các nước châu Á khác. Những thị trường đang tăng nhập khẩu cao su Việt Nam là Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Đức, Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ... Nhưng mặt khác, Hiệp hội cao su Việt Nam cũng đề xuất với các cơ quan hữu quan của Bộ Công Thương cũng như các Thương vụ của Việt Nam tại Trung Quốc có những thông tin và thông báo kịp thời cho các doanh nghiệp Việt Nam về tình hình chính sách mậu biên của Trung Quốc để doanh nghiệp có những giải pháp ứng phó kịp thời. Định hướng và mục tiêu xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam đến năm 2015 Định hướng xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam tới năm 2015 Định hướng cho sự phát triển ngành cao su Việt Nam tới năm 2020 bao gồm chuyển đổi xuất khẩu cao su nguyên liệu và định hướng phát triển sản xuất cao su công nghiệp, xuất khẩu cao su thành phẩm kết hợp với cao su nguyên liệu. Theo mục tiêu chiến lược của ngành cao su, đến năm 2010 phải phát triển 700.000 ha cao su trong cả nước và đến năm 2015, cả nước sẽ có một triệu ha cây cao su. Xét theo triển vọng cung cầu cao su tự nhiên thế giới, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam trong giai đoạn 200-2007, dự báo giai đoạn 2007-2010 phát triển xuất khẩu cao su của Việt Nam có thể đạt tốc độ cao, khoảng 26%/năm, kim ngạch đạt 2.786 triệu USD vào năm 2010. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010-2015, do hạn chế về diện tích trồng cao su và giới hạn về khả năng tăng sản lượng nên dự báo tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại và đạt 12,5%/năm, đưa kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam lên 5.020 triệu USD vào năm 2015. Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, cấu trúc thị trường sẽ có sự thay đổi theo đặc điểm phát triển và tính chất tăng trưởng, do đó để phát triển xuất khẩu, ngành cao su Việt nam cần phải tái cấu trúc lại các sản phẩm và thị trường. Đây là giải pháp căn bản để đối phó với thị trường của một ngành cao su thực tế đã hội nhập quốc tế nhiều năm qua. Để tạo ra cơ cấu mới phù hợp với cấu trúc toàn diện thị trường nội địa và xuất khẩu, thị trường theo cơ cấu mặt hàng và thị trường theo nhu cầu nhập khẩu của các nước. Xu hướng tái cấu trúc phát triển thị trường phải lấy hiệu quả kinh tế làm trung tâm với đòn bẩy quyết định là công nghệ tiên tiến. Định hướng đầu tư cho hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam là: Ưu tiên phát triển 100.000 ha cao su mới tại Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và Tây Bắc nhằm giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc,ổn định chính trị xã hội,đảm bảo an ninh quốc phòng. Đẩy mạnh việc trồng cao su ra nước ngoài. Trước mắt đầu tư phát triển 100.000 ha cao su tại Lào và 100.000 ha cao su tại Campuchia. Nghiên cứu đầu tư các dự án về sản phẩm công nghiệp cao su có nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu lớn như công nghiệp săm lốp ô tô,băng tải cao su,găng tay y tế, máy móc cơ khí chế biến cao su… mua cổ phần chi phối tại các đơn vị sản xuất săm,lốp ,băng tải. duy trì, củng cố và phát triển các sản phẩm công nghiệp đã có như bóng thể thao, giày thể thao, đế giày thể thao. Chuyển đổi mục đích sử dụng quỹ đất trồng cao su theo quy hoạch của địa phương, đầu tư cơ sở hạ tầng 5-6 Khu công nghiệp có tổng diện tích từ 2.500 – 3.000 ha, xây dựng các khu dân cư quy mô từ 300 – 500 ha, xây dựng các cao ốc văn phòng, nhà ở và chung cư với quy mô từ 60.000 – 80.000 m2. Đầu tư vào những dự án ngay từ ban đầu và giữ vai trò chi phối. tập trung vào các lĩnh vực có hướng phát triển tốt và phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế trong nước như: thủy điện, cơ sở hạ tầng, giao thông, bến cảng, sân bay… Đào tạo nguồn nhân lực trong công tác quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả trong công tác điều hành phục vụ từng dự án. Trong xuất khẩu, cao su Việt Nam cần phải tăng giá trị gia tăng, với cơ cấu mặt hàng mới nhằm giảm lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, hướng tới các thị trường có gia trị gia tăng cao như Mỹ, Nhật Bản và các nước Châu Âu hạn chế xuất khẩu thô. Trong giải pháp thị trường, một trong những cân đối quyết định sự phát triển bền vững là chính sách quy hoạch phát triển toàn diện ngành để có chiến lược cung ứng bền vững. Mục tiêu xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam tới năm 2015 Theo mục tiêu chiến lược của ngành cao su, đến năm 2010 phải phát triển 700.000 ha cao su trong cả nước và đến năm 2015, cả nước sẽ có 1triệu ha cây cao su. Xét theo triển vọng cung cầu cao su tự nhiên thế giới, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam trong giai đoạn 2002-2008, dự báo xuất khẩu cao su của Việt Nam có thể phát triển đạt tốc độ cao, khoảng 26%/năm , kim ngạch đạt 2.786 triệu USD vào năm 2010. Tuy nhiên trong giai đoạn 2010-2015, do hạn chế về diện tích trồng cao su và giới hạn về khả năng tăng sản lượng nên dự báo tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại và đạt 12,5%, đưa kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam lên 5.020 triệu USD vào năm 2015. Dự báo khả năng sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam tới năm 2015 Dự báo khả năng sản xuất cao su tự nhiên Việt Nam tới năm 2015 Dự báo đến năm 2015 Việt Nam sẽ phát triển được một triệu ha cao su trong cả nước , trong đó ưu tiên phát triển cao su tiểu điền, phân bổ như sau: Đông Nam Bộ, Duyên Hải Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Mặt khác Việt Nam còn vươn sang Lào và Campuchia dưới hình thức thuê đất hoặc mua hẳn để phát triển cây cao su như tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai với mục tiêu là đến năm 2012 trồng xong và khai thác 51.000 ha cao su tại Tây Nguyên, Lào và Campuchia…do đó diện tích trồng cao su ngày càng được mở rộng. Mô hình dự báo giá trị sản lượng cao su tự nhiên của Việt Nam Hàm xu thế tính có dạng : y^t= bo+b1*t với t= 1,2,…,n và y là sản lượng cao su từng năm Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau : Tổng y= n*bo+ b1*tổng (t) Tổng (t*y)=bo*tổng(t) + b1*tổng(t^2) Dựa vào hệ phương trình tìm các hệ số bo,b1 và bảng 2.1.2.1để lập bảng tính toán sau đây: 2.5.2.1 BẢNG TÍNH TOÁN Năm y T t*y t^2 2005 468.600 1 468.600 1 2006 548.500 2 1.097.000 4 2007 601.700 3 1.805.100 9 2008 653.501,1 4 2.614.004,4 16 2009 723.700 5 3.618.500 25 Tổng 2.996.001,1 15 9.603.204,4 55 Thay số liệu vào hệ phương trình : 2996001,1=5*bo + 15*b1 9603204,4=15*bo + 55*b1 Giải ra sẽ được : bo= 414.639,89; b1=61.520,11. Do đó hàm xu thế tuyến tính biểu hiện giá trị sản xuất của ngành cao su tự nhiên Việt Nam có dạng cụ thể như sau: y^t=414.639,89+61.520,11*t Sử dụng mô hình trên, dự đoán sản lượng các năm từ 2010 tới 2015: Năm 2010(t=6): y^2010 = 414.639,89+61.520,11 * 6 =783.760,55 Năm 2011(t=7): y^2011 = 414.639,89+61.520,11*7 =845.280,66 Năm 2012(t=8): y^2012 = 414.639,89+61.520,11*8 =906.800,77 Năm 2013(t=9): y^2013 = 414.639,89+61.520,11*9 =968.320,88 Năm 2014(t=10): y^2014 = 414.639,89+61.520,11*10 =1.029.840,99 Năm 2015(t=11): y^2015 = 414.639,89+61.520,11*11 =1.091.361,1 Đồ thị 2.5.2.2 : Dự báo sản lượng cao su từ năm 2010 tới năm 2015 Muốn có được những mức sản lượng như dự báo thì cần phải có những biện pháp như sau: Dự báo giá trị xuất khẩu cao su tự nhiên ở Việt Nam năm 2010 Mô hình dự báo giá trị xuất khẩu cao su tự nhiên Hàm xu thế tính có dạng : y^(t+1)=ao(t) Với ao(t)=b*y(t)+(1-b)y^(t) với t= 1,2,…,n và y là giá trị xuất khẩu cao su tự nhiên từng năm(đơn vị 1000USD) 2.5.3.1 Bảng sô liệu giá trị xuất khẩu cao su tự nhiên từ năm 2001 tới năm Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Giá trị XK cao su(1000USD) 165.972 267.832 377.864 596.877 804.126 1.286.365 1.400.000 1.506.700 1.220.000 y1 y2 y3 y4 y5 y6 y7 y8 y9 Giả sử chọn: b=0,9 yo=(165.972+267.832+377.864+596.877+804.126+1.286.365+1.400.000+1.506.700+ +1.220.000)/9 =847.304 Với t=0 thì y^1=b* yo+(1-b)* yo = 0,9*847.304+ (1-0,9) *847.304 =847.304 Với t=1 thì y^2=b* y^1+(1-b)* y^1 = 0,9*165.972+ (1-0,9)* 847.304 = 234.105,2 Với t=2 thì y^3=b* y2+(1-b)* y^2 = 0,9*267.832+ (1-0,9)* 234.105,2 =264.459,32 Với t=3 thì y^4=b* y3+(1-b)* y^3= 0,9*377.864+ (1-0,9)* 264.459,32 =366.523,532 Với t=4 thì y^5=b* y4+(1-b)* y^4= 0,9*596.877+ (1-0,9)* 366.523,532 =573.841,65 Với t=5 thì y^6=b* y5+(1-b)* y^5= 0,9*804.126+ (1-0,9)* 573.841,65 = 781.097,65 Với t=6 thì y^7=b* y6+(1-b)* y^6= 0,9*1.286.365+ (1-0,9)* 781.097,65 =1.235.838,265 Với t=7 thì y^8=b* y7+(1-b)* y^8= 0,9*1.400.000+ (1-0,9)* 1.235.838,265 = 1.383.583,83 Với t=8 thì y^9=b* y8+(1-b)* y^8= 0,9*1.506.700+ (1-0,9)* 1.383.583,83 = 1.494.388,38 Với t=9 thì y^10=b* y9+(1-b)* y^9= 0,9*1.220.000+ (1-0,9)* 1.494.388,38 = 1.247.438,838 Kết luận : y^10 = 1.247.438,838 (1000USD) là dự báo giá trị xuất khẩu cao su tự nhiên vào năm 2010. Để đạt được mục tiêu ấy, chúng ta phải phấn đấu thực hiện đồng bộ hàng loạt giải pháp hữu hiệu, từ chính sách tài chính - tiền tệ, chiến lược xâm nhập thị trường, cơ cấu sản phẩm cao su và đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng cao su, tăng cường sức cạnh tranh, cho đến các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, thương thảo và đấu tranh bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngành cao su xuất khẩu của chúng ta… Các giải pháp chủ yếu như sau: - Triển khai gói “kích cầu tổng hợp” bằng tiền và những chính sách hỗ trợ “có thể qui ra tiền” Theo đó, tổng gói kích cầu tổng hợp được Chính phủ triển khai cho doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu và nông dân sản xuất hàng xuất khẩu sẽ được vay vốn có hỗ trợ lãi suất (bù lãi suất 4%), nông dân được hỗ trợ 10% giá trị nông sản bán ra, được hỗ trợ thiết bị, kinh phí kiểm tra dư lượng kháng sinh, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản hàng hóa nông sản sau thu hoạch (đầu tư sân phơi, lò sấy, kho chứa…). Ngành cao su đã vay 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn kích cầu để mua 100 tấn mủ cao su đang tồn đọng của nông dân và chủ trang trại để làm lực lượng dự trữ, nhằm giữ giá xuất khẩu, bảo đảm lợi nhuận cho cả nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu. -Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường Hoạt động xúc tiến thương mại của ngành cao su tự nhiên xuất khẩu vẫn dựa vào các tham tán thương mại của Việt Nam ở các nước, tổ chức hội chợ, hội nghị khách hàng nhằm quảng bá các sản phẩm cao su tự nhiên có thế mạnh xuất khẩu của ta, từ đó mà củng cố và mở rộng các thị trường cũ, tranh thủ tìm kiếm thị trường mới. -Cần khắc phục những khiếm khuyết chủ quan để nâng cao số lượng và chất lượng cao su xuất khẩu Đó là những yếu kém về đầu tư thiết bị hiện đại cho bảo quản, chế biến, phân loại cao su nhằm đạt giá trị xuất cao. Vì thế mà nhiều loại sản phẩm chế biến từ cao su của Việt Nam bị trả lại do kém chất lượng, khiến nhiều doanh nghiệp mất uy tín với khách hàng Đó là những yếu kém về cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu cùng mặt hàng mà phổ biến là cho giá thấp hơn, để cho đối tác nước ngoài lợi dụng dìm giá. Dự báo khả năng xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam tới năm 2015 Dự báo xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam: trong những năm tới Việt Nam phát triển với hướng chính là đầu tư thâm canh. Tiếp tục thanh lý các diện tích cao su già cỗi và kém hiệu quả. Dự báo tới năm 2015 sẽ giảm tỷ trọng mủ cao su sơ chế xuống còn khoảng 20%, đồng thời tăng tỷ lệ mủ tinh chế lên 80% vào năm 2015. Theo đó cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên đến năm 2015 dự báo như sau: thị trường Trung Quốc khoản 40%, Singapore 15%, Đài Loan 10%, Eu 20%, Hàn Quốc 4%, Nhật Bản 2%, Mỹ 3%, Nga 1% còn lại là các thị trường khác. Trong những năm tới Việt Nam tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên sang các thị trường mới, như tăng cường xuất khẩu sang các nước EU hoặc các nước Nam Phi… đồng thời tích cực mở rộng các thị trường truyền thống theo chiều sâu bằng cách giảm tỷ trọng xuất khẩu thô, tăng tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm cao su đã tinh chế có giá trị cao. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CAO SU TỰ NHIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Trong giai đoạn tới, cao su xuất khẩu Việt Nam vẫn tiếp tục đóng vai trò là cơ sở vững chắc cho sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước. để thực hiện tốt vai trò này, cao su xuất khẩu của Việt Nam không những vừa phải đạt tốc độ tăng trưởng cao, mà còn phải phát triển ổn định, nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh trang của sản phẩm xuất khẩu. để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cao sư trong quá trình hội nhập, cần phải tập trung một số giải pháp sau Giải pháp từ phía Nhà Nước Với vai trò định hướng các đơn vị bộ, ngành, hiệp hội và đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may. Nhà nước nên đưa ra các giải pháp cụ thể như sau: Hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp lý Trước hết, các cơ quan quản lý cần đẩy mạng việc thông tin tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng doanh nghiệp kiến thức pháp lý liên quan đến xuất khẩu của các đối tác nhập khẩu lớn, các thông tin giá cả thị trường, đối thủ cạnh tranh…các cơ chế theo dõi xuất khẩu, khuyến khích doanh nghiệp tiếp nhận các đơn hàng có đơn giá xuất khẩu cao,giá trị gia tăng, hạn chế các đơn hàng có giá trị xuất khẩu thấp. Thứ hai, cần tổ chức các hoạt động tuyên truyền , vận động và hướng dẫn hộ nông dân, các trang trại chuyển nhượng tích tụ đất trồng cây cao su theo chính sách khuyến khích của Nhà Nước hiện nay nhằm tạo tiền đề tiến tới phương thức sản xuất chuyên nghiệp hoá và chuyên môn hoá các hoạt động từ khâu cung cấp dịch vụ đầu vào như giống, phân bón, hoá chất, đến khâu trực tiếp sản xuất như trồng, chăm sóc, thu hoạch … và các hoạt động dịch vụ đầu ra như thu gom, phân loại, bảo quản, chế biến và tiêu thụ như quy luật chung của sản xuất nông nghiệp hàng hoá trên thế giới. Quy hoạch và cải thiện đất trồng cao su Nhà nước định hướng tập trung nhằm cải thiện diện tích cao su hiện có để nâng cao hiệu quả thông qua việc thay thế những vườn cao su già cỗi bằng các giống mới phù hợp cho năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn. đồng thời phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học, nhằm tìm ra các biện pháp nông nghiệp , hay các phân bón mới nhằm cải thiện tốt đất trồng cao su. Khuyến khích người nông dân phát triển cao su tiểu điền thông qua hình thức hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp trong ngành và trong phạm vi quy hoạch đã thông qua. Tuy nhiên , để có thể thúc đẩy phát triển cao su tiểu điền, các doanh nghiệp trong ngành cao su cần đảm nhiệm vai trò hỗ trợ kỹ thuật , khuyến nông, thu mua chế biến tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu. Đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tăng cường đầu tư trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật chế biến Tiếp tục và phát triển hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp đỡ người sản xuất đầu tư theo quy trình thâm canh, bảo quản sau thu hoạch ở các vùng nguyên liệu để đảm bảo nhu cầu chế biến. vốn đầu tư cho vùng này không chỉ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước mà còn huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các quỹ khuyến nông, khuyến công. Nguồn hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay được toạ từ hai nguồn :sản xuất trong nước và tạm nhập khẩu khẩu để tái xuất chủ yếu ở Lào và Campuchia. Vấn đề đặt ra là nguồn hàng sản xuất trong nước còn nhiều yếu kém, từ khâu trồng trọt, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm đến công nghiệp chế biến cao su nguyên liệu. hiện nay năng suất cao su Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực, công nghệ thiết bị lạc hậu, thiếu các công nghệ tiên tiến, hiện đại nên cơ cấu chủng loại cao su còn hạn chế, chất lượng thấp, vì vậy xuất khẩu với giá thấp hơn so với các nước khác. Do vậy Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công nghệ chế biến. bên cạnh đó Nhà nước cần thành lập các phòng thí nghiệm cao su do Nhà nước quản lý để đảm bảo chất lượng cao su theo tiêu chuẩn quốc tế. Khi cây cao su cho sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường quốc tế thì công tác mở rộng thị trường mới đạt hiểu quả cao hơn. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu Kinh nghiệm của một số nước thành công trong lĩnh vực mở rộng thị trường cho thấy, cần thiết phải có những tổ chức chuyên trách trong việc nghiên cứu thị trường ngoài nước. xúc tiến xuất khẩu bao gồm các hoạt động : Nghiên cứu các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hoá, tập quán sinh hoạt, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế điều hành, thu thập thông tin về cung cầu, giá cả, điều kiện thâm nhập thị trường của từng nhóm hàng ở từng khu vực thị trường Xử lý thông tin, dự báo sản phẩm tiềm năng ở mỗi thị trường cụ thể về các mặt: chủng loại, số lượng, chất lượng và giá cả Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin đã xử lý một cách nhanh nhất cho các cấp lãnh đạo làm cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh, chỉ đạo điều hành kinh doanh. Cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức khuyến nông, các cấp chính quyền..tới người sản xuất để họ có căn cứ xác định phương hướng sản xuất lâu dài , ổn định, phù hợp với nhu cầu của khách hàng Cung cấp thông tin về những ưu thế của sản phẩm trong nước tới khách hàng thông qua các cuộc hội thảo, hội chợ, triển lãm. Giúp các nhà nhập khẩu nước ngoài hiểu rõ thêm về sản phẩm cao su của Việt Nam, nhằm tạo ra nhu cầu tiêu thụ và tìm đối tác cho các doanh nghiệp trong nước Để mở rộng thị trường xuất khẩu, nhà nước cần tăng cường hỗ trợ ngành cao su mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia với các hoạt động dài hạn, mang tính chất chuyên sâu chứ không chỉ dừng lại ở các dự án nhở lẻ mang tính khảo sát thị trường nước ngoài.để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong xuất khẩu cao su, cần coi trọng công tác nghiên cứu thị trường vì thực hiện tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội thị trường từ đó thúc đẩy mạnh xuất khẩu cao su. Nhưng để thực hiện tốt công tác này, một mặt cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ thương mại và Bộ quản lý chuyên ngành. Mặt khác, các cơ quan nhà nước cần nâng cao vai trò và hiệu quả trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các hoạt động đàm phán lí kết thoả thuận song phương và đa phương, định hướng cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường. Đào tạo nguồn lao động Hiện nay, ngành cao su Việt Nam rất thiếu các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật công nghệ , nhất là khâu quản lý kỹ thuật chế biến thành sản phẩm và cán bộ nghiên cứu thị trường. Vì thế, mở rộng và thành lập thêm các lớp đào tạo kỹ thuật khai thác, chế biến cao su và lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý tại các địa phương ( ít nhất mỗi tỉnh có 1 trung tâm) nhằm ngày càng cung cấp cho ngành cao su Việt Nam một lực lượng lao động dồi dào, có tay nghề vững vàng , có tác phong công nghiệp, phục vụ tốt cho việc sản xuất các mặt hàng cao su đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo yêu cẩu của từng thị trường … không những vậy, biện pháp này sẽ giúp hoạt động khai thác chế biến cao su tự nhiên đồng đều về chất lượng tại tất cả các doanh nghiệp và vùng Tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế Khi Việt Nam đang ngày một hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, việc đứng vững được trên thị trường quốc tế đòi hỏi chúng ta vừa phải nỗ lực hết nội lực của mình đồng thời cũng phải tăng cường hợp tác kinh tế tranh thủ được những lợi thế của nó mang lại. khi gia nhập các tổ chức quốc tế không những chúng ta được cọ xát với các quốc gia khác mà chúng ta còn được hưởng các ưu đãi từ chính các nước này. Các hoạt động xúc tiến thương mại diễn ra ngày một sâu rộng ở nhiều quốc gia trên thế giới đang khẳng định hơn nữa vai trò nền kinh tế Việt Nam trên thị trường quốc tế, tuy nhiên ngành vẫn còn hạn chế mới chỉ có các tổ chức nghiên cứu thị trường quốc tế ở một số quốc gia nhất định, vẫn có những bỡ ngỡ khi thâm nhập các thị trường mới. Việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế đặt nền móng quan hệ đa quốc gia là điều kiện tiên quyết cho chúng ta từng bước đi theo con đường hội nhập hoá, tăng sức cạnh tranh cũng như đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình hơn. Giải pháp từ phía hiệp hội và tổ chức xúc tiến thương mại Đẩy mạnh hoạt động của Hiệp hội, để Hiệp hội thực sự là chỗ dựa cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các hiệp hội cần có những quy chế hoạt động rõ ràng quy củ, thường xuyên hơn. Tăng cường hoạt động xúc tiến thông qua việc hỗ trợ tổ chức các đầu vào, giảm bớt các chương trình khảo sát thị trường mang tính nhỏ lẽ. việc nghiên cứu thị trường phải chính xác và kịp thời, đối tác cho các doanh nghiệp. các vấn đề liên quan đến thị hiếu tiêu dùng, các quy định nghiêm ngặt, các tiêu chuẩn chất lượng… bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng rất cần những thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh để từ đó đưa ra các chiến lược phát triển đúng đắn cho công ty. Cần tăng cường phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng hơn nữa giữa 3 cấp: chính phủ, hiệp hội và các doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại. các tổ chức xúc tiến thương mại cần tăng cường cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, với vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý các bộ, các ngành, và người tiêu dùng, giúp cho các doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội và hạn chế những rủi ro trên thị trường. các cơ quan thương vụ, tham tán thương mại ở các Đại sứ quán Việt Nam cần phải phát huy vai trò tích cực trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp trong nước về tìm hiểu và tiếp cận thị trường nước ngoài. Đồng thời các doanh nghiệp cần thường xuyên cung cấp cho các cơ quan quản lý những thông tin cập nhập về bản thân doanh nghiệp cũng như sản phẩm của mình, chủ động hơn nữa trong công tác nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu và xây dựng chiến lược sản phẩm. Cần phải phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng để tạo tiềm năng cắt giảm giá thành, liên lạc tốt hơn giữa chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong và ngoài nước. muốn phát triển thương mại điện tử, những hỗ trợ của nhà nước có thể là : xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở pháp lý để tạo môi trường cho thương mại điện tử phát triển như phát triển chữ ký điện tử, chữ kỹ số hoá, bảo vệ pháp lý các hợp đồng thương mại điện tử, các thanh toán điện tử, quy định pháp lý đối với các dữ liệu có xuất xứ từ nhà nước , chống tội phạm tin học…hỗ trợ kinh phí trực tiếp thông qua các chương trình phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản, xây dựng hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin đại chúng tổ chức các buổi thảo luận về vai trò của thương mại điện tử, tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức tin học, cách thức sử dụng và khai thác mạng internet, vai trò của các trang web và cách thức kinh doanh trên internet, đào tạo theo nhiều cấp các cán bộ công nghệ thông tin… Thứ hai. Hiệp hội cao su Việt Nam cần tổ chức các hoạt động xây dựng hình ảnh tốt đẹp về ngành cao su Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm. đồng thời xúc tiến xây dạng thương hiệu mang tính quốc gia tại các thị trường xuất khẩu, tổ chức các hoạt động xâm nhập mạng lưới bán lẻ tại thị trường nước ngoài, đề xuất các chế độ, cơ chế, chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành. Cần tăng cường hơn nữa, việc đưa các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các kì triển lãm hội chợ tại thị trường một số nước trọng điểm có tiềm năng phát triển lớn, nhu cầu cao. Cuối cùng , hiệp hội cần bảo vệ tất cả các doanh nghiệp cao su xuất khẩu khi bước ra thị trường thế giới. những tranh chấp, vướng mắc, kiện cáo là những vấn đè khó có thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp. vì vậy, việc bảo vệ, đứng ra giàn hoà tất cả các tranh chấp đó luôn là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng với các hiệp hội và doanh nghiệp. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp Duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu Trong thời gian qua thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam không ngừng được mở rộng nhưng tính ổn định của nó chưa cao, đòi hỏi các doanh nghiệp cùng với nhà nước phải có những biện pháp củng cố hơn nữa các thị trường cũ và tiếp tục mở rộng thâm nhập vào các thị trường có tiềm năng khác. Do đó hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng. Để có thể ngày một phát triển hơn nữa thị trường cao su chúng ta cần xây dựng những chiến lược và kế hoạch kinh doanh trong xuất khẩu cao su. Hoạt động xây dựng chiến lược kinh doanh trong xuất khẩu cao su là định hướng có tính lâu dài, nó dựa trên chính sách hiệu quả của quá trình nghiên cứu thị trường, sự hài hòa hóa các yếu tố nội lực bản thân của chính các doanh nghiệp. để có chiến lược đúng đắn các doanh nghiệp cần phải có sự nghiên cứu kĩ những cơ hội trong điều kiện mới cũng như các thách thức đối với toàn ngành nói chung và đối với doanh nghiệp mình nói riêng từ đó tự xây dựng những chiến lược phát triển lâu dài. Một mặt tiếp tục củng cố các thị trường truyền thống, mặt khác cũng phải tự tham gia nghiên cứu các thị trường mới tìm hướng đi cho mình. Trong điều kiện nền kinh tế của nước ta còn những hạn chế về điều kiện máy móc cũng như công nghệ , ngoài biện pháp không ngừng đổi mới công nghệ mua sắm các thiết bị máy móc thì các doanh nghiệp phải tự biết tận dụng nhân lực sẵn có của doanh nghiệp không nên có tư tưởng ỷ lại vào nhà nước quá nhiều. Đặc biệt khi nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này càng đòi hỏi tính tự lực của doanh nghiệp hơn, mỗi doanh nghiệp phải tự tìm hướng đi mới có thể đứng vững và phát huy trên thị trường quốc tế. Đây chính là kết quả tất yếu của sự phát triển các hiệp hội ngành hàng nói chung. Ra đời năm 2005 đã thực sự mang lại hiệu quả to lớn . trong thời gian tới hiệp hội nên tiếp tục mở rộng công tác nghiên cứu các thị trường thế giới để có thể cung cấp các thị trường kịp thời và cần thiết cho các doanh nghiệp phát triển nhanh mạnh hơn trong hoạt động xuất khẩu cao su. Đối với các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Nga , Hàn Quốc các doanh nghiệp cần phải phối hợp với nhà nước có các biện pháp duy trì phát triển ổn định, tăng các thị phần tiêu thụ cao su đồng thời phải không nâng cao chất lượng sản phẩm. Nâng cao năng suất lao động và chi phí sản xuất Để tăng tính cạnh tranh bằng doanh thu , trước hết các doanh nghiệp cao su cần cố gắng tăng sản lượng sản xuất mủ cao su, giảm giá thành sản phẩm thông qua các biện pháp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cố định trong quản lý, giảm tiêu hao năng lượng điện trong sản xuất ( ở Việt Nam thường cao hơn 2,4 đến 3,6 lần so với các nước trong khu vực ), chia sẻ giữa các doanh nghiệp chi phí tiếp thị, chi phí thông tin thị trường. triệt để thực hiện chủ trương tiết kiệm 10% chi phí của các doanh nghiệp, coi đó như là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh của hàng cao su Việt Nan. Chỉ có làm như vậy, các doanh nghiệp cao su mới tạo được giá cả sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng chấp nhận Mở rộng thị trường xuất khẩu Để thâm nhập sâu vào thị trường, doanh nghiệp cần lưu ý nhìn nhận từ góc độ ‘’ cầu’’ của thị trường về sức mua, nhu cầu đối với các chủng loại cao su khác nhau và mục đích sử dụng, những yêu cầu riêng biệt của những thị trường nhập khẩu sản phẩm cao su trong đó điều quan trọng là nhận thức và khả năng thích ứng. tham gia xuất khẩu vào thị trường toàn cầu, doanh nghiệp cần phải nhanh chóng thay đổi nhận thức, đó là không buôn bán theo kiểu lẻ, sỉ mà phải thích ứng theo tiêu chuẩn mà thị trường đòi hỏi. đồng thời, doanh nghiệp nên tích cực tiếp cận thông tin, đúc kết kinh nghiệm từ những bài học trong ngành cao su, cả trong nước và quốc tế, để tổ chức lại sản xuất. Tập trung xuất khẩu và tạo mối quan hệ tốt với các thị trường nhỏ lẻ với mức cầu nhỏ và vừa chiếm lĩnh tại các thị trường nhỏ lẻ đó nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng của cao su xuất khẩu Việt Nam trên thế giới. tuy nhiên cũng không bỏ quên các thị trường lớn hàng đầu với mức cầu lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ… Thực hiện chuyên môn hoá các sản phẩm và xác định quy mô sản xuất của các doanh nghiệp lớn theo mô hình ‘’công ty mẹ, công ty con’’ đủ mạnh về tài chính, công nghệ, khả năng điều hành nhằm đảm bảo đạt tốc độ tăng trưởng cao, đồng thời chú trọng khuyến khích phát triển sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, tập trung nghiên cứu phát triển sản xuất các chủng loại cao su mà Việt Nam xuất khẩu với thị phần thấp, thực hiện cơ chế linh hoạt trong sản xuất nhằm thích nghi với sự thay đổi và biến đổi của thị trường như: hoạt động vận chuyển, sản xuất đơn hàng nhỏ, ứng dụng công nghệ mới và cải tiến kỹ thuật…để tăng năng suất lao động và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Thực hiện tốt hoạt động trồng trọt, chăm sóc và khai thác cây cao su Giải pháp nâng cao chất lượng cao su phải nói đến ngay từ hoạt động chọn giống cao su. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hàng nông sản xuất khẩu thì giống được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu và có tính chất quyết định trực tiếp. hiện nay, nhà nước đã tập trung thực hiện chương trình cải tạo giống cao su ở các Viện nghiên cứu. Bên cạnh đó, để đẩy mạnh hiệu quả của giống cần phải đầu tư hơn nữa cho công tác nghiên cứu lai tạo và áp dụng những giống cây con có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao phù hợp với các vùng. Đối với những giống, cây con tốt trên thị trường mà phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của nước ta và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ và đối với những công nghệ mới cần khuyến khích nhập khẩu. do đó đã có nhiều giống cây cao su đem lại chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện thời tiết, chịu được những thích nghi cao. Vậy giải pháp từ phía doanh nghiệp là nghiên cứu đặc tính đất đai và vùng miền của mình, từ đó xin sự tư vấn và giúp đỡ từ các chuyên gia để việc chọn giống cao su được phù hợp và đem lại hiệu quả cao cho việc khai thác và trồng trọt. Chất lượng của mủ cao su thể hiện chất lượng của quá trình chăm sóc cây cao su. Việc chăm sóc theo đúng kỹ thuật và đúng quy trình là một giải pháp bắt buộc phải có đối với các doanh nghiệp. Bởi vậy, Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam đã công bố Bộ quy trình kỹ thuật cao su 2005 để thay thế cho bộ quy trình kỹ thuật cao su năm 1997 không còn phù hợp nữa. theo quy trình mới này, chu kỳ kinh doanh từ thời điểm khai thác đến thời điểm thanh lý vườn cây là 20 năm thay vì 25 năm như trước đây, chu kỳ kinh tế kể từ khi trồng cho đến khi thanh lý vườn cây là 25 năm thay vì 32 năm như trước đây. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đây là một quy trình mới khá tiến bộ vì việc ngắn chu kỳ kinh doanh giúp cho doanh nghiệp cao su thu hồi vốn nhanh, nâng sản lượng cao su, nhanh chóng ứng dụng các tiến bộ khao học kỹ thuật như thay giống cũ bằng các giống cao sản, việc ứng dụng các chất kích thích, phòng trừ sâu bệnh hiệu quả… việc áp dụng bộ quy trình mới này mở ra triển vọng đưa năng suất khai thác mủ cao su lên 1,8 – 2 tấn/ha/năm. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu cao su thì tất cả các doanh nghiệp và các hộ sản xuất tiểu điền cần phải áp dụng quy trình này. Phát triển sản phẩm và đa dạng sản phẩm Hiện nay phần lớn các khâu chế biến cao su Việt Nam chỉ sản xuất được cao su theo khối lượng tiêu chuẩn Việt nam và mủ ly tâm đê sản xuất latex với cơ cấu : SVR 3L , 5L 55-60%, SVR 10-20, SVR 10-15%, Mủ ly tâm latex 10-15%, RSS 4-5%. Cơ cấu các snả phẩm cao su như vậy chỉ phù hợp với xuất khẩu sang thị trường trung quốc. Vì vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu cao su tự nhiên một cách bền vững thì doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ mới để tăng tỷ trọng sản xuất các loại cao su kỹ thuật. Doanh nghiệp cần xây dựng mới và nâng cấp thiết bị cho các nhà máy chế biến mủ để đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu và linh hoạt trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Một vấn đề tồn tại trong xuất khẩu cao su của Việt Nam là xuất khẩu sản phẩm thô còn chiếm hơn 80% sản lượng cao su. Điều này không những làm giảm giá trị xuất khẩu của cao su nói chung mà còn không có điều kiện và khả năng để phát triển các sản phẩm mới xuất khẩu trong khi lực lượng lao động nông nghiệp nước ta còn dồi dào. Để khắc phục hạn chế đó các doanh nghiệp sản xuất cao su nguyên liệu phải đa dạng hoá sản phẩm , và phải tạo sự liên kết trong việc đầu tư vào sản xuất các sản phẩm thuộc công nghiệp cao su. Phát triển công nghệ sạch và bảo quản tốt Công nghệ chế biến và khâu bảo quản tốt sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu trên thị trường. để phát triển công nghệ chế biến, nhà nước đã có các giải pháp hỗ trợ tăng cường nghiên cứu khoa học, công nghệ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, kết hợp nhập khẩu các công nghệ cao, nhằm đổi mới quy trình sản xuất, thiết bị theo hướng tiên tiến, hiện địa. Nhưng vốn đầu tư cho sản xuất, chế biến, xuất khẩu hàng nông sản là rất lớn trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp. Do vậy, để có nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, không chỉ trông chờ vào nguồn của nhà nước, mà phải tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất các sản phẩm cao su xuất khẩu là giải pháp có tính lâu dài. Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp cũng phải có các giải pháp huy động vốn từ nhiều nguồn, đặc biệt là nguồn vốn trong dân. Điều quan trọng là các doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ chế biến , ưu tiên cho những công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, nhưng công nghệ đem lại giá trị gia tăng cao. Từng bước loại bỏ những dây chuyền công nghệ chế biến đã lỗi thời, có chất lượng sản phẩm chế biến thấp, đặc biệt là các cơ sở thủ công tự phát với công nghệ thấp, không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp. doanh nghiệp cần tập trung để tăng tỷ trọng sản xuất các loại cao su kỹ thuật như RSS,SVRCV60,50… cần phải hiện đại hoá trang thiết bị máy móc chế biến cao su. Từng bước áp dụng tiêu chuẩn ISO 9002 vào quản lý chất lượng cao su. Đồng thời, thực hiện liên doanh liên kết với các công ty sản xuất và chế biến cao su lớn trên thế giới để tiếp thu học hỏi kinh nghiệm và các công nghệ, dây chuyền hiện đại đặc biệt là cách thức vận hành. Doanh nghiệp nên chú ý cao đến vấn đề đảm bảo vệ sinh công nghiệp, bao bì đẹp và hấp dẫn. cần thực hiện nghiêm chỉnh khâu kiểm tra chất lượng hàng trước khi giao, đảm bảo hàng xuất đúng với yêu cầu đã ký kết trong hợp đồng. Điều quan trọng là cần thành lập hệ thống kiểm dịch, kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là khâu vệ sinh an toàn hàng hoá. Kiên quyết không sử dụng công nghệ lạc hậu, không đảm bảo chất lượng sản phẩm. Xúc tiến phát triển thương hiệu Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đối với các sản phẩm xuất khẩu thì thương hiệu của sản phẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Trong thời gian qua, cao su Việt Nam chưa tạo ra được vị trí xứng đáng của mình trên thị trường thế giới là do chưa xây dựng được thương hiệu của mình. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp thường bị ép giá gây ra nhiều thiệt thòi. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp cần phải xúc tiến nhanh các hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng cao su tự nhiên hướng ra thị trường thế giới. Doanh nghiệp cần thống nhất đưa ra chiến lược xây dựng thương hiệu đồng bộ và toàn diện từ việc lựa chọn giống cây trồng, trồng trọt và chăm sóc, thu hoạch và bảo quản chế biến. Tổ chức và xây dựng bộ phận chuyên trách về thương hiệu trong doanh nghiệp để việc nhận thức và tư duy về thương hiệu mang tính chuyên môn và chuyên nghiệp hơn. Doanh nghiệp nên đầu tư nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương hiệu đó bằng các chương trình đào tạo và tạo sự cam kết giữa người lao động đối với doanh nghiệp nhằm tạo sự thoải mái nhưng cũng ràng buộc người lao buộc làm việc lâu dài, toàn tâm toàn ý với doanh nghiệp, tránh sử dụng đào tạo như một phương thức giải quyết những vướng mắc tạm thời của doanh nghiệp, thiếu tầm nhìn dài hạn mang tính chiến lược. Khi đã có thương hiệu, doanh nghiệp chú ý coi trọng việc bảo vệ, gìn giữ, quảng bá và phát triển thương hiệu một cách bền vững. Đặc biệt, cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, mác sản phẩm, thương hiệu ở trong nước và ngoài nước để sản phẩm tồn tại một cách minh bạch và dễ dàng tiếp cận tới thị trường tiêu dùng. Cần phải có những phương thức quảng cáo, khuyến mãi, xúc tiến thương mại đặc trưng riêng để tạo dấu ấn tốt đẹp trong long người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Vấn đề mấu chốt để đảm bảo giữ gìn và phát triển thương hiệu một cách bền vững, chính là không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển mạng lưới bán hàng, đưa thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm đến quảng đại người tiêu dùng. Đồng thời, không ngừng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, tạo sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tóm lại trên đây là các giải pháp được đưa ra xét trên phương diện tổng thể. Trong đó, đối với mỗi đối tượng thì đều có mang một nhiệm vụ chính riêng biệt. với nhà nước, nhiệm vụ quan trọng nhất định hướng ở tầm vĩ mô với tất cả các chủ thể liên quan. Trong khi đó, hiệp hội luôn giữ một nhiệm vụ trung gian với tất cả các hoạt động, tạo sự lưu thông, thông suốt. cuối cùng, doanh nghiệp giữ vai trò quyết định và ảnh hưởng trực tiếp đến thúc đẩy xuất khẩu của sản phẩm. các giải pháp đưa ra đều độc lập nhưng lại có quan hệ rất chặt chẽ với nhau nhằm đem lại một sức mạnh đồng bộ để giải quyết vấn đề này. KẾT LUẬN Cao su là một mặt hàng nông sản quan trọng của nước ta bởi những giá trị mà nó đem lại từ hoạt động sản xuất và xuất khẩu, đóng góp 1 phần vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. Chương 1 của đề án nêu lên vai trò quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu cao su đã đề ra các biện pháp như : đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm cùng với việc lựa chọn các hình thức kinh doanh xuất khẩu sao cho phù hợp, để tăng khả năng xuất khẩu cao su tự nhiên ra ngoài thị trường thế giới. bên cạnh đó trong chương 1 chúng ta có thể thấy Nhà nước đưa ra các chính sách như:chính sách phát triển sản xuất và chính sách thị trường để giúp đỡ người trồng cây cao su và các doanh nghiệp sản xuất với xuất khẩu có thuận lợi hơn trong việc tiêu thụ hàng hoá. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, đòi hỏi nhà nước và các doanh nghiệp phải biết vận dụng khéo léo có sáng tạo những kinh nghiệm của các nước khác nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cao su tự nhiên. Sang chương 2 đề cập tới thực trạng thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của các doanh nghiệp Việt Nam và chỉ ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới tình hình xuất khẩu cao su tự nhiên ở nước ta. Các yếu tố về nguồn vốn đầu tư, công nghệ chế biến, tự do hoá thương mại… đang là trở ngại lớn cho xuất khẩu cao su tự nhiên. Tiếp đó phải kể đến cơ cấu sản phẩm cao su và vấn đề đa dạng hoá sản phẩm là những nguyên nhân chính làm giảm thị trường xuất khẩu cao su. Điều này đặt ra nhiều cơ hội cũng như thử thách cho cả phía doanh nghiệp và nhà nước. Chương 3 của đề án đã đưa ra các giải pháp từ 3 phía: nhà nước, doanh nghiệp và hiệp hội cao su Việt Nam. Trong giai đoạn sắp tới, các doanh nghiệp cần phải tập trung hơn vào chất lượng cũng như mẫu mã chủng loại để tăng phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên. Và để thực hiện được điều này Các doanh nghiệp và Nhà nước cần phối hợp với nhau chặt chẽ nhiều hơn nữa. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách 1. Hoàng Thị Vân Anh, Thị trường cao su thiên nhiên thế giới và khả năng xuất khẩu của Việt Nam, Viện nghiên cứu Thương mại 2. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng ( chủ biên), 2004, Giáo trình Kinh tế quốc tế , NXB Lao Động- Xã Hội, Hà Nội 3. Trần An Phong ( chủ biên), 1997, Trần Văn Doãn, Nguyễn Văn Chính, Nguyễn Võ Linh, Tổng quan phát triển ngành cao su Việt Nam: thời kì 1996-2005, NXB Nông nghiệp 4. Nguyễn Văn Thành , Một số giải pháp phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên đến năm 2010 – Viện nghiên cứu Thương mại 5. Lê Hồng Tiến , Nâng cao hiệu quả kinh doanh quốc tế cao su, thực trạng và giải pháp, tạp chí kinh tế phát triển 2/2004 6. Đặng Văn Vinh, Một trăm năm cao su ở Việt Nam, 1985, NXB Đại học Sư Phạm Hà Nội 7. Đặng Văn Vinh, Cao su thiên nhiên thế giới, 1997, NXB Thành phố Hồ Chí Minh 9 .Nguyễn Hồng Xuân, Luận án Tiến sỹ 217-KTQT , Hoàn thiện các biện páp thúc đẩy xuất khẩu ở Việt Nam 10. Một số giải pháp nâng cao chất lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam – Tạp chí kinh tế và dự báo- chuyên đề công thương và nông nghiệp- số 3- xuất bản tháng 9/2010 Trang Web 1. Nguyễn Cường – Phan Thắng Ghi tại hội thảo Hiện trạng sơ chế cao su tự nhiên ở Việt Nam và định hướng tới năm 2020, ngày 14/01/2009 tại TP. Hồ Chí Minh- 2. Ông Đặng Quang Trung - Phó Ban Quản lý Kỹ thuật Tập đoàn CNCS VN: “Sản phẩm cao su phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam và thỏa mãn yêu cầu của khách hàng’’ - 3. Phi Long - Ngành cao su với vấn đề ‘’tam nông’’- 4. Trung Nguyên – Hiện trạng chế biến cao su tại Việt Nam ‘’ chất lượng chưa đồng đều’’ - 5. Nguyên Khánh: Tập đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam 4 tháng đầu năm 2009: Sản lượng khả quan, tiêu thụ ổn định - httpwww://.caosuvietnam.saigonnet.vn/index.php?csvn=chuyenmuc&chuyenmuc=1&id=921 6. Theo baodautu.vn : nâng ‘’chất’’ cao su xuất khẩu - - tháng 2/2010 7. Theo vietstock.vn : thị trường cao su Việt Nam 2011 ‘’ cơ hội’’ - - tháng11/2010 8. Theo www.tinkinhte.com : cao su nhập khẩu về Việt Nam giảm về lượng nhưng tăng trị giá - - tháng 9/2010 9. Theo agroviet.org.vn : nâng cao chất lượng cao su để tìm thị trường mới - 29/tháng 10/ 2010 10. Tin thương mai : Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu từ nay đến năm 2010 - - 25 / tháng12/ 2008 11. Hoàng Lan - Tìm giải pháp nâng cao giá trị xuất khẩu - – 6/ tháng 8/ 2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của các doanh nghiệp Việt Nam.DOC
Luận văn liên quan