Đề tài Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ

PHẦN I: GIỚI THIỆU Hiện nay trên thế giới, nghề nuôi tôm là một trong những nghề nuôi phát triển nhất. Các quốc gia đứng đầu về sản lượng tôm nuôi gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, , nghề nuôi tôm đem lại lợi nhuận cao, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, .,hạn chế sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật biển. Ở Việt Nam, tiềm năng nuôi tôm là rất lớn. Nước ta có 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông gạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển là những nơi rất thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại thủy sản lợ mặn. Hiện nay, nuôi Tôm Sú ở Đồng Bằng Sông Cửu Long dẫn đầu về sản lượng tôm nuôi . Theo thống kê của bộ thủy sản, năm 1990, ở Việt Nam có 187.000 ha mặt nước nuôi tôm, sản lượng đạt được 31.000 tấn. đến năm 1995, diện tích mặt nước nuôi tôm đã tăng lên 260.000 ha và đạt sản lượng 52000 tấn Con giống tự nhiên đã không còn đáp ứng đủ nhu cầu của người nuôi nữa và hàng loạt các trại sản xuất giống được thành lập. Theo thống kê hàng năm các trại trong nước cung cấp khoảng 15-17 tỷ PL15, riêng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có 1546 trại, sản xuất khoảng 8,5 tỷ tôm giống. Dự kiến đến năm 2010 nhu cầu của người nuôi là 25 tỷ PL Mặt khác do việc nuôi tôm ven biển phát triển một cách ào ạt không có quy hoạch, nuôi với mật độ cao, con giống kém chất lượng đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng làm cho tôm chết ở nhiều nơi (TRÀ VINH, BẠC LIÊU, CÀ MAU ) gây thiệt hại kinh tế nặng nề. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của tôm Thẻ Chân Trắng là đối tượng nuôi mới vốn ít bệnh, thời gian nuôi ngắn, giá thành rẻ hơn làm cho nghề nuôi tôm sú đứng trước nguy cơ sụp đổ. Do đó, việc sản xuất ra con giống sạch bệnh, chất lượng cao và đáp ứng đủ nhu cầu người nuôi là một yêu cầu cấp bách và cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu trên, trường Đại Học Cần Thơ đã tiến hành chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống Tôm Càng Xanh và Tôm Sú cho nhiều địa phương và tổ chức “thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ” cho sinh viên của trường nhằm trang bị những kiến thức cơ bản và kỹ năng thực tiễn về quy trình sản xuất giống tôm. Đồng thời kết hợp với các chuyến tham quan thực tế các địa phương lân cận thành phố cần thơ để nâng cao hiểu biết, nắm bắt được tình hình nuôi và sản xuất giống của vùng. Từ đó mà có định hướng nghề phù hợp. Qua chuyến thực tập vừa qua được sự chỉ dẫn tận tình của quý thầy cô đã giúp em hoàn thành chuyến đi thực tập và làm chuyên đề này. Do đây là lần đầu tiên tiếp cận với thực tiễn sản xuất giống, kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến, bổ sung của quý thầy cô và các bạn để báo cáo này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN II : LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU TÔM SÚ : a. Hình thái, phân loại, phân bố : Tôm sú được định loại như sau ; Ngành : Arthropoda Ngành phụ : Crustacea Lớp : Malacostraca Bộ : Decapoda Họ chung : penaeidea Giống : Penaeus Loài : Monodon Tên loài : Penaeus monodon 1.Phân bố: [IMG]file:///C:/Users/Heodat/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG] Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, Phía Đông Tahiti, Phía Nam Châu Úc và phía Tây Châu Phi (Racek – 1955, Holthuis và Rosa – 1965, Motoh – 1981, 1985). [IMG]file:///C:/Users/Heodat/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG] Nhìn chung tôm sú phân bố từ kinh độ 30E đến 155E từ vĩ độ 35N tới 35S xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaisia, Philippines và Việt Nam. [IMG]file:///C:/Users/Heodat/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG] Tôm bột, tôm giống và tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và rừng gập mặn ven bờ. Khi tôm trưởng thành di chuyển xa bờ vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn. 2. Cấu tạo: Nhìn từ bên ngoài, tôm gồm các bộ phận sau: [IMG]file:///C:/Users/Heodat/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG] Chủy: dạng như lưỡi kiếm, cứng, có răng cưa. Với tôm sú, phía trên chủy có 7-8 răng và dưới chủy có 3 răng. [IMG]file:///C:/Users/Heodat/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG] Mũi khứu giác và râu: cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm [IMG]file:///C:/Users/Heodat/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG] 3 cặp chân hàm: lấy thức ăn và bơi lội [IMG]file:///C:/Users/Heodat/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG] 5 cặp chân ngực: lấy thức ăn và bò [IMG]file:///C:/Users/Heodat/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG] Cặp chân bụng: bơi [IMG]file:///C:/Users/Heodat/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG] Đuôi: có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa, điều chỉnh bơi lên cao hay xuống thấp. [IMG]file:///C:/Users/Heodat/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG] Bộ phận sinh dục (nằm dưới bụng) [IMG]file:///C:/Users/Heodat/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image003.jpg[/IMG] [IMG]file:///C:/Users/Heodat/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image004.gif[/IMG] · Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài: [IMG]file:///C:/Users/Heodat/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG] Con đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu ngực, bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thứ 2, lỗ sinh dục đực mở ra hốc háng đôi chân ngực thứ 5. Tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi. [IMG]file:///C:/Users/Heodat/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG] Con cái: Buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm phồng lên ở đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 dưới bụng tôm 3. Chu ký sống của tôm sú: [IMG]file:///C:/Users/Heodat/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image006.gif[/IMG]

doc26 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3613 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: GIỚI THIỆU Hiện nay trên thế giới, nghề nuôi tôm là một trong những nghề nuôi phát triển nhất. Các quốc gia đứng đầu về sản lượng tôm nuôi gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam,…, nghề nuôi tôm đem lại lợi nhuận cao, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm,….,hạn chế sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật biển. Ở Việt Nam, tiềm năng nuôi tôm là rất lớn. Nước ta có 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông gạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển là những nơi rất thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại thủy sản lợ mặn. Hiện nay, nuôi Tôm Sú ở Đồng Bằng Sông Cửu Long dẫn đầu về sản lượng tôm nuôi . Theo thống kê của bộ thủy sản, năm 1990, ở Việt Nam có 187.000 ha mặt nước nuôi tôm, sản lượng đạt được 31.000 tấn. đến năm 1995, diện tích mặt nước nuôi tôm đã tăng lên 260.000 ha và đạt sản lượng 52000 tấn…Con giống tự nhiên đã không còn đáp ứng đủ nhu cầu của người nuôi nữa và hàng loạt các trại sản xuất giống được thành lập. Theo thống kê hàng năm các trại trong nước cung cấp khoảng 15-17 tỷ PL15, riêng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có 1546 trại, sản xuất khoảng 8,5 tỷ tôm giống. Dự kiến đến năm 2010 nhu cầu của người nuôi là 25 tỷ PL. . Mặt khác do việc nuôi tôm ven biển phát triển một cách ào ạt không có quy hoạch, nuôi với mật độ cao, con giống kém chất lượng… đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng làm cho tôm chết ở nhiều nơi (TRÀ VINH, BẠC LIÊU, CÀ MAU…) gây thiệt hại kinh tế nặng nề. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của tôm Thẻ Chân Trắng là đối tượng nuôi mới vốn ít bệnh, thời gian nuôi ngắn, giá thành rẻ hơn làm cho nghề nuôi tôm sú đứng trước nguy cơ sụp đổ. Do đó, việc sản xuất ra con giống sạch bệnh, chất lượng cao và đáp ứng đủ nhu cầu người nuôi là một yêu cầu cấp bách và cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu trên, trường Đại Học Cần Thơ đã tiến hành chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống Tôm Càng Xanh và Tôm Sú cho nhiều địa phương và tổ chức “thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ” cho sinh viên của trường nhằm trang bị những kiến thức cơ bản và kỹ năng thực tiễn về quy trình sản xuất giống tôm. Đồng thời kết hợp với các chuyến tham quan thực tế các địa phương lân cận thành phố cần thơ để nâng cao hiểu biết, nắm bắt được tình hình nuôi và sản xuất giống của vùng. Từ đó mà có định hướng nghề phù hợp. Qua chuyến thực tập vừa qua được sự chỉ dẫn tận tình của quý thầy cô đã giúp em hoàn thành chuyến đi thực tập và làm chuyên đề này. Do đây là lần đầu tiên tiếp cận với thực tiễn sản xuất giống, kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến, bổ sung của quý thầy cô và các bạn để báo cáo này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN II : LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU TÔM SÚ : a. Hình thái, phân loại, phân bố : Tôm sú được định loại như sau ; Ngành : Arthropoda Ngành phụ : Crustacea Lớp : Malacostraca Bộ : Decapoda Họ chung : penaeidea Giống : Penaeus Loài : Monodon Tên loài : Penaeus monodon 1.Phân bố: Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, Phía Đông Tahiti, Phía Nam Châu Úc và phía Tây Châu Phi (Racek – 1955, Holthuis và Rosa – 1965, Motoh – 1981, 1985). Nhìn chung tôm sú phân bố từ kinh độ 30E đến 155E từ vĩ độ 35N tới 35S xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaisia, Philippines và Việt Nam. Tôm bột, tôm giống và tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và rừng gập mặn ven bờ. Khi tôm trưởng thành di chuyển xa bờ vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn. Cấu tạo: Nhìn từ bên ngoài, tôm gồm các bộ phận sau: Chủy: dạng như lưỡi kiếm, cứng, có răng cưa. Với tôm sú, phía trên chủy có 7-8 răng và dưới chủy có 3 răng. Mũi khứu giác và râu: cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm 3 cặp chân hàm: lấy thức ăn và bơi lội 5 cặp chân ngực: lấy thức ăn và bò Cặp chân bụng: bơi Đuôi: có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa, điều chỉnh bơi lên cao hay xuống thấp. Bộ phận sinh dục (nằm dưới  bụng) HÌNH: HÌNH DẠNG BÊN NGOÀI CỦA TÔM SÚ Khi  tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài: Con đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu ngực, bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thứ 2, lỗ sinh dục đực mở ra hốc háng đôi chân ngực thứ 5. Tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi. Con cái: Buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm phồng lên ở đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 dưới bụng tôm Chu ký sống của tôm sú: HÌNH: VÒNG ĐỜI CỦA TỐM SÚ Các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm sú bao gồm: Nauplius, Zoae và Mysis Nauplius gồm 6 giai đoạn, các Nauplius bơi từng đoạn ngắn rồi nghĩ. Ấu trùng có tập tính trôi nổi hướng quang dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Zoae gồm 3 giai đoạn, các Zoae bơi liên tục gần mặt nước ăn thực vật phiêu sinh. Mysis gồm 3 giai đoạn: giai đoạn Mysis 1 có cơ thể kéo dài, chân ngực phát triển, telson xuất hiện chưa có chân bụng. Mysis 2 có mần chân bụng nhưng chưa phân đốt. Mysis 3 có chân bụng phát triển dài gấp đôi so với giai đoạn Mysis 2, chân bụng có 2 đốt. Ấu trùng Mysis dần dần chuyển sang ăn động vật phiêu sinh, bởi ngữa và giật về phía sau. HÌNH: CÁC GIAI ĐOẠN ẤU TRÙNG TÔM SÚ * Sự phát triển của hậu ấu trùng: Sau giai đoạn Mysis 3 ấu trùng chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng (tôm bột – Postlarvae) và có hình dạng tương tự như tôm trưởng thành. Postlarvae đầu tiên có chiều dài khoảng 4,5mm các chân bụng có nhiều lông tơ. Postlarvae giai đoạn đầu một số còn tập tính bơi trong cột nước phần lớn bắt đầu sống đáy. Từ Post 6 tôm chủ yếu sống đáy. * Sau giai đoạn Postlarvae chuyển thành giai đoạn tiền trưởng thành và cuối cùng là giai đoạn trưởng thành. Đặc điểm sinh sản: Tuổi thành thục của tôm cái và tôm đực từ tháng 8 trở đi. Hormone điều khiển sự thành thục sinh dục được sản xuất bởi tế bào thần kinh trong cơ quan X của cuống mắt, vận chuyển tới tuyến giáp sinap đưa vào kho dự trữ và khi cần thì tiết ra. Sự thành thục sinh dục của tôm sú thông qua tác động của tuyến nội tiết khi cắt mắt tức là thúc đẩy chu kỳ lột xác, đem lại sự thành thục mau chóng hơn. Số lượng trứng đẻ của tôm cái nhiều hay ít phụ thuộc vào chất lượng buồng trứng và trọng lượng cá thể.Trọng lượng lớn cho trứng nhiều hơn. Khi con cái thành thục ngoài tự nhiên có trọng lượng tự 100 – 300 gam cho 300000 – 12000000 trứng. Tôm cái đẻ trứng vào ban đêm (thường từ 22 giờ đến 2 giờ). Trứng sau khi đẻ 14 – 15 giờ ở nhiệt độ 27 – 280C sẽ trở thành ấu trùng. Tôm sú đẻ quanh năm nhưng tập trung vào hai thời kỳ chính tháng 3 – 4 và tháng 7 – 10. Tập tính ăn: Tôm sú là loài ăn tạp, thích các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác thối rửa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, loại hai mảnh vỏ, côn trùng. Tôm sú ngoài tự nhiên ăn 85% là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ còn lại 15% là cá, giun nhiều tơ, thủy sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn. Tăng trưởng: Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm. Sự lột xác đi đôi với việc tăng thể trọng, cũng có trường hợp lột xác nhưng không tăng thể trọng. Khi quan sát tôm nuôi trong bể, hiện tượng lột xác xảy ra như sau Lớp biểu bì giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực rút ra trước, theo sau là phần bụng và các phần phụ phía sau, rút ra khỏi lớp vỏ cứng, với động tác uốn cong mình toàn cơ thể . Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau 1-2 giờ với tôm nhỏ, 1-2 ngày đối với tôm lớn. Tôm sau khi mới lột xác, vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trường sống thay đổi đột ngột. Trong quá trình nuôi tôm, thông qua hiện tượng này, có thể điều chỉnh môi trường nuôi kịp thời. Hormone hạn chế sự lột xác lột xác (MIH, molt - inhibiting hormone) được tiết ra do các tế bào trong cơ quan của cuống mắt, truyền theo sợi trục tuyến xoang, chúng tích luỹ lại và chuyển vào trong máu, nhằm kiểm tra chặt chẽ sự lột xác. Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, điều này có ảnh hưởng tới tôm đang lột xác. B. TÔM CÀNG XANH ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM CÀNG XANH. Vị trí phân loại: Ngành: Arthropoda. Lớp: Crustacea Lớp phụ: Malacostraca Bộ: Decapoda Họ: Palaemonidae. Giống: Macrobrachium. Loài: Macrobrachium rosenbergii. 1. Đặc điểm về hình thái HÌNH: HÌNH DẠNG NGOÀI CỦA TÔM CÀNG XANH Dựa vào hình dạng và màu sắc để phân biệt giữa tôm càng và các nhóm tôm khác: TCX có cơ thể thon dài, đối xứng hai bên. Con trưởng thành thường có màu xanh dễ nhận, đôi khi có màu nâu nhạt. Cấu tạo cơ thể gồm :Phần đầu ngực phiá trước và phần bụng phía sau. Phần đầu ngực lớn, có dạng hơi giống hình trụ, gồm phần đầu với 5 đốt gần nhau, mang 5 đôi phụ bộ và phần ngực với 8 đốt liền nhau mang 8 đôi phụ bộ. Phần đầu ngực được bao dưới tấm vỏ dày gọi là giáp đầu ngực. Phần bụng gồm có 6 đốt có thể cử động và một đốt đuôi. Mỗi đốt mang một đôi phụ bộ gọi là chân bơi. Mỗi đốt bụng có tấm vỏ bao. Tấm vỏ phía trước xếp chồng lên tấm vỏ phía sau. Tuy nhiên tấm vỏ của đốt bụng thứ hai phủ lên cả hai tấm vỏ trước và sau nó. Các đốt bụng hơi tròn trên mặt lưng và dẹp hai bên. Cơ thể có dạng hơi cong như hình dấu phẩy, to ở phần đầu và thon nhỏ về phái sau. Ở tôm nhỏ có màu trong sáng. Trên giáp đầu ngực có những sọc xanh đen dọc hai bên. Tôm trưởng thành có những vệt màu xanh hơi sậm ngang lưng xen kẽ với màu trắng trong của cơ thể. Tôm có chủy dài vượt vảy râu, uống cong lên từ đoạn giữa chủy, gốc chủy ở nơi hốc mắt nhô cao lên thành mào Chủy có 11-16 răng trên chủy (2-3 răng sau hốc mắt) và 10-15 răng dưới chủy. Các phụ bộ có hình dạng, kích cỡ và chức năng khác nhau với hai đôi râu có chức năng xúc giác, một đôi hàm lớn, hai đôi hàm nhỏ và ba đôi chân hàm có chức năng giữ và nghiền mồi, năm đôi chân ngực có chức năng để bò, năm đôi chân ngực để bơi và một đôi chân đuôi có chức năng như bánh lái. Hai đôi chân ngực đầu tiên của tôm chuyển hoá thành hai đôi càng, đôi càng thứ hai to dùng để bắt mồi và tự vệ. Đặc điểm về kích cỡ, màu sắc, hình dạng và các gai trên đôi càng sẽ thay đổi theo từng giai đoạn thành thục của tôm, nhất là ở tôm đực. Quá trình thay đổi được thể hiện qua các giai đoạn như: tôm nhỏ, tôm càng cam nhạt, tôm càng cam đậm, tôm càng cam đậm chuyển tiếp càng xanh, tôm càng xanh nhạt, tôm càng xanh đậm và tôm già. 2. Sự phân bố: Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy TCX phân bố ở tất cả các thủy vực nước ngọt (đầm, hồ, ao, sông) và các thủy vực nước lợ của nhiều vùng trên thế giới (Nguyễn Việt Thắng, 2003). Môi trường sống của tôm càng xanh đa dạng trong thủy vực nước trong cũng như nước đục (FAO, 1985), phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á và một khu vực khá hẹp của Đông Bắc Á, giới hạn từ Ấn Độ đến phía Đông của nước Úc và đảo Solomon (Arrigon, 1994) như: Thái Lan (De Man, 1879; Lanchester, 1879; Rabanal và Soesaton, 1985), Ấn Độ (Hurbest, 1792; Rabanal và Soesaton, 198), Miến Điện (Handerson, 1893), Singapore, Nhật Bản (Vonmartens 1868), Hồng Kông (Thomson,1937), Philippine, (Castro De Elera, 1895), Indonesia (De Man,1879), Australia (J.roux 1933) và Việt Nam (Rabanal và Soesaton, 1985) và khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, chủ yếu ở các khu vực từ Châu Úc đến New Guinea (Nguyễn Việt Thắng, 2003) Ở Việt Nam TCX phân bố tự nhiên từ Nha Trang trở vào đến Đồng Bằng Nam Bộ và tập trung chủ yếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ở các thuỷ vưc có độ mặn 18ppt đôi khi cả 25ppt vẫn thấy tôm xuất hiện 3. Vòng đời và tập tính sống Theo Ling S.W và Omerica A.B (1962); Nguyễn Thanh Phương (2003), vòng đời TCX được chia thành 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trưởng thành. Khi tôm đã trưởng thành, chúng thường sống ở vùng nước ngọt như: sông, rạch, ao hồ…. Cũng chính nơi này sẽ xảy ra quá trình thành thục, phát dục và giao vĩ đẻ trứng. Nhưng khi ôm trứng chúng có xu thế bơi ra vùng nước lợ từ 6-18o/oo, ở đó ấu trùng được nở ra và sống trôi nổi theo kiểu phù du. Sau 11 lần lột xác với 12 giai đoạn biến thái, ấu trùng (Nauplii) biến thành hậu ấu trùng (Post larvae) lúc này tôm con di cư về vùng nước ngọt, sống và lớn lên ở đây. HÌNH: DI CƯ SINH SẢN CỦA TÔM CÀNG XANH Ấu trùng có tính hướng quang mạnh, vận động trôi nổi trong nước. Sang thời kỳ hậu ấu trùng và giai đoạn trưởng thành, tôm có tập tính sống ở đáy, bám vào cây cỏ; giá thể… Tôm trưởng thành ít hoạt động và thường ẩn náu vào ban ngày và tích cực hoạt động vào ban đêm. Tôm càng xanh có tập tính ăn thịt lẫn nhau, điều này thể hiện rõ trong nuôi ở mật độ cao hoặc khi bị thiếu thức ăn (Ismael và New, 2000). Vì vậy, việc dùng giá thể tăng chổ ẩn nấp, hạn chế hiện tượng này để nâng cao tỷ lệ sống của tôm đã được đề xuất trong nuôi thương phẩm (Ling, 1969; Fujimuta và Okamoto, 1972; Sandifer và Smith, 1975, 1977, 1983; Faria và Valenti, 1996; Sampaio, 1995; Alston và Sampaio, 2000). 4. Đặc điểm sinh sản Phân biệt giới tính: dựa vào hình thái ngoài có thể phân biệt được tôm càng xanh đực và cái dễ dàng. HÌNH: TÔM ĐỰC VÀ CÁI TÔM CÀNG XANH Ở tôm trưởng thành, tôm đực thường có kích thước lớn hơn con cái cùng tuổi. Đầu ngực tôm đực to hơn và khoang bụng hẹp hơn so với con cái. Bên cạnh đó, đôi càng thứ hai dài, thô và to hơn. Tôm đực trưởng thành thường có đôi càng màu xanh dương đậm. Các gốc chân ngực của tôm đực cũng được xếp khít nhau hơn so với tôm cái, cạnh đốt gốc của đôi chân ngực thứ 5 có 2 lỗ sinh dục đực. Ngoài ra, tôm đực còn có nhánh phụ đực nằm kế nhánh trong của chân bụng thứ hai và điểm cứng ở giữa mặt bụng của đốt bụng thứ nhất. Tôm cái thường có kích thước nhỏ hơn tôm đực, có phần đầu ngực và đôi càng thon nhỏ. 3 tấm bụng đầu tiên ở tôm cái rộng và dài tạo thành khoang bụng làm buồng ấp trứng. Quá trình nở rộng của các tấm bụng này khi tôm tham gia sinh sản lần đầu tiên và đây chính là đặc điểm quan trọng của tôm cái. Lỗ sinh dục của con cái nằm ở phần ức, ngay gốc đôi chân ngực thứ 3, có dạng tam giác. Trên các đốt giữa của các chân bơi còn có nhiều lông tơ hình thành ở thời kỳ lột xác tiền giao vĩ có tác dụng cho trứng bám vào (Nguyễn Thanh Phương, 2003) Buồng trứng của con cái nằm trên mặt lưng của phần đầu ngực, giữa dạ dày và gan tụy. Khi buồng trứng thành thục sẽ có màu vàng có thể nhìn thấy qua giáp đầu ngực, trải dài từ sau mắt đến đốt đầu của phần bụng. Ống dẫn trứng nối từ buồng trứng ở trước tim chạy dọc hai bên về phía bụng đổ về túi chứa tinh ở đốt gốc của chân ngực thứ ba (Nguyễn Thanh Phương, 2003) Thành thục, giao vĩ, đẻ và ấp trứng Trong tự nhiên cũng như trong điều kiện nhân tạo, tôm thành thục và giao vĩ xảy ra hầu như quanh năm. Mùa đẻ rộ của tôm càng xanh ở đồng bằng Nam Bộ tập trung từ tháng 4 - 6 và từ tháng 8 - 10 (Nguyễn Việt Thắng, 1993, Phạm Văn Tình, 1996; Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2005). Tôm càng xanh cái thành thục lần đầu tiên ở khoảng 3 - 3,5 tháng kể từ hậu ấu trùng 10 - 15 ngày (PL10-15). Kích cỡ tôm nhỏ nhất đạt thành thục từ 10 -13cm và 7,5g (Nguyễn Việt Thắng, 1993) Quá trình lột xác tiền giao vĩ của tôm cái sẽ tiết ra chất dẫn dụ có tác dụng kích thích tôm đực tìm đến. Sau khi tôm lột xác 1 - 22 giờ, thường 3 - 6 giờ, tôm bắt đầu giao vĩ. Toàn bộ quá trình tiếp xúc và giao vĩ xảy ra trong vòng 20 - 35 phút. Sau khi giao vĩ 2-5 giờ, có khi 6 - 24 giờ, tôm cái bắt đầu đẻ trứng (Nguyễn Thanh Phương, 2003) Tôm thường đẻ trứng vào ban đêm. Tôm cái thường di chuyển từ tầng đáy lên tầng giữa hay tầng mặt để đẻ. Trong quá trình đẻ trứng, trứng được thụ tinh khi đi ngang túi chứa tinh. Trứng sẽ lần lượt dính từng chùm vào các lông tơ của các đôi chân bụng thứ tư, thứ ba, thứ hai và thứ nhất. Thời gian đẻ trứng khoảng 10 - 60 phút và thông thường từ 15 - 25 phút. Những tôm cái thành thục chín muồi nhưng không được giao vĩ vẫn đẻ trứng trong vòng 24 giờ sau khi lột xác. Những trứng này do không được thụ tinh nên sẽ rụng sau 1-2 ngày (FAO, 1985). Trong quá trình ấp trứng, tôm cái thường dùng chân bụng quạt nước, tạo dòng nước, cung cấp dưỡng khí cho trứng thời gian ấp đến trứng nở có thể từ 15-23 ngày phụ thuộc vào nhiệt độ nước . Sức sinh sản Tuổi thành thục của tôm càng xanh thường khoảng 180-270 ngày tuổi, tuy nhiên thời gian ấy còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường đặc biệt là nhiệt độ và dinh dưỡng. Buồng trứng của tôm phát triển ở phần đầu ngực trải qua 5 giai đoạn phát triển của buồng trứng dao động trong khoảng 18 -20 ngày. Khi buồng trứng phát triển đến giai đoạn V (full) tôm lột xác (lột xác tiền giao vĩ), sau lột xác thời gian thích hợp cho tôm giao vĩ l 3-6 giờ, khoảng 2-5 giờ sau khi giao vĩ tôm đẻ trứng, nếu tôm cái không được giao vĩ, trứng vẫn rụng và rơi ra khỏi khoang chứa trứng sau 1-2 ngày. Tùy vào kích cỡ và trọng lượng của tôm cũng như chất lượng số lần tham gia sinh sản của chúng sức sinh sản của tôm có thể thay đổi từ 5.000-1000.000 trứng. Trung bình, sức sinh sản tương đối của tôm khoảng 500-1.000 trứng/g trọng lượng tôm. Sau khi trứng thụ tinh, trứng được ấp trong khỏang 19-21 ngày ở nhiệt độ khoảng 28oC (Joseph v ctv, 1985).. Khả năng tái phát dục: Tôm cái có thể tái phát dục trong 16- 45 ngày vài trường hợp cá biệt thời gian tái dục ngắn chỉ sau 7 ngày. TCX có thể tái phát dục 4 - 6 lần trong vòng đời. 5.Tính ăn của tôm: Tôm càng xanh ăn tạp thiên về động vật như nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các mảnh cá vụn, các loài tảo mùn bả hữu cơ. PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHẦN II PHƯƠNG PHÁP - VẬT LIỆU - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thời gian và địa điểm: Thực tập tại trại thực nghiệm sản xuất giống nước lợ Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ từ 22-10-2008 đến 30/12/2008. Tham quan các mô hình sản xuất giống ở Thành phố Cần Thơ vào ngày 08/12/2008 và ngày 11/12/2008. Phương pháp thực nghiệm: Sinh viên trực tiếp tham gia quy trình ương tôm càng xanh với hệ thống nước xanh cải tiến và hệ thống lọc tuần hoàn ương tôm sú theo quy trình nước hở và nước trong kín tại trại thực nghiệm sản xuất giống nước lợ - Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ. Sinh viên trực tiếp đến tham quan các trại sản xuất giống và lấy thông tin. Tổng kết số liệu và viết bài báo cáo. II. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU: 1. Tôm Sú : 3 bể composit 0,5m3 cho 3 nhóm 1 bể composit 1m3 để ương ấu trùng dư 1 bể 0,5 m3 dùng để ương theo hệ thống lọc tuần hoàn 1 bể xử lý nước ót 2m3 1 bể dùng để pha nước ương 3 m3 1 hệ thống lọc sinh học 1 bể nuôi tảo Chaetoceros 0,5 m3 1 bình thủy tinh 10L để ấp Artemia 2 thùng xốp để nuôi vỗ tôm bố mẹ 1 ống nhựa để siphon 1 túi lọc gòn Hệ thống ống sục khí, đá bọt Bạt đen để che tối tôm mẹ và các bể ương Vợt cà thức ăn với kích loại kích cỡ, vợt thu ấu trùng, Artemia Hệ thống đèn chiếu sáng 2. Tôm Càng Xanh 3 bể composit 0,5 m3 cho 3 nhóm 1 bể 0,5 m3 dùng để ương theo hệ thống lọc tuần hoàn 1 bể 1 m3 dùng để chứa tôm mẹ 1 bể 2 m3 để pha nước ương 1 hệ thống lọc sinh học Hệ thống sục khí Bể kính thu ấu trùng, bạt đen Xô 20L ngâm chlorin để xử lý dụng cụ 2 xô 10L để ấp và xử lý Artemia 1 bể 0,5 m3 để nuôi tảo Ray cà thức ăn với mắt lưới 300, 500, 700µm Ngòai ra còn có các dụng cụ khác như : cân tiểu li, đèn pin, bơm chìm, ống thung để bơm nước, kính hiển vi, tủ lạnh, máy đo độ mặn, bếp gas, máy quay sinh tố… 3. Hóa Chất Và Thuốc Chlorin, formol, test môi trường, test chlorin, TZ002, Ecomarin, Unikid… III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 1. SẢN XUẤT GIỐNG TÔM CÀNG XANH ÁP DỤNG QUY TRÌNH NƯỚC XANH CẢI TIẾN VÀ NƯỚC TRONG TUẦN HOÀN. Vệ sinh trại và dụng cụ: Trại được quét dọn sạch sẽ, tất cả các dụng cụ và bể ương tôm cũng như bể chứa nước phục vụ cho nuôi cấy tảo, nở Artemia … đều được rửa sạch Chlorine 200ppm. Sau 24 giờ mục đích là để loại tất cả các mần bệnh của các đợt sản xuất trước đó. Sau đó rửa lại nước sạch và để khô chuẩn bị cho công tác ương. Xử lý nước: Nước pha 12‰ sau đó xử lý Chlorine với nồng độ 30ppm để yên 24 giờ rồi sục khí liên tục. Sau đó lọc nước qua lớp bông gòn dày nhằm loại bỏ đi tạp chất trong quá trình xử lý. Gây tảo nước xanh từ việc nuôi cá rô phi: Bể nuôi 1 – 2m3, cấp nước vào khoảng 0,4m thả cá khoảng 10 con và 10 lít tảo gốc đã được thuần ở độ mặn 12‰. Cho cá ăn bình thường sau 3 – 5 ngày nước có màu xanh là có thể sử dụng để cấy vào bể ương. Chọn tôm bố mẹ và cho nở: Tôm mẹ khỏe không bị thương tính, không có dấu hiệu bị bệnh, trọng lượng tốt nhất từ 50 – 80g, trứng có màu xám đen và có điểm mắt khối trứng không rời rạc hay để rơi rớt. Chọn tôm mẹ có màu sắc trứng tương tự nhau để cho nở đồng loạt, tôm mẹ có nguồn gốc khác nhau nên cho nở riêng và ấu trùng sau khi nở cũng được ương riêng để hạn chế hiện tượng ăn nhau. Tôm mẹ sau khi mua về tắm qua Formol 200ppm trong 20 giây. Sau đó cho vào bể ấp với độ mặn 5 - 7‰ sục khí liên tục. Thu và bố trí ấu trùng: Do ấu trùng có tính hướng quang mạnh nên ta phải che kín bể lại chừa một chổ sáng cho ấu trùng tập trung và xiphone thu lấy ấu trùng. Ấu trùng sau khi thu xong được tắm qua Formol 200ppm trong 30 giây. Cho ấu trùng vào xô nhựa và định lượng ấu trùng. Bố trí ấu trùng vào bể ương với mật độ 60con/lít đối với nước xanh cải tiến và 72 con/lít đối với nước trong tuần hoàn. Cho ấu trùng ăn: Ngày đầu tiên ấu trùng dinh dưỡng bằng noãn hoàng nên không cần cho ăn giai đoạn 2 – 4: Cho ăn Artemia dùng 2 lần/ngày (Sáng và chiều). Tùy theo khả năng bắt mồi của ấu trùng mà lượng Artemia tăng hoặc giảm. Thu Artemia luôn vỏ đối với quy trình nước xanh cải tiến và loại bỏ vỏ đối với quy trình nước xử lý qua Formol 200ppm trong 30 giây. Sau đó rữa sạch bằng nước ngọt và cho vào bể ương. Giai đoạn 4 trở đi cho ăn Artemia nở 1 lần /ngày vào chiều tối. Lượng Artemia là 3 – 10glm3/ngày.Tuy nhiên cho ăn cần theo nhu cầu của ấu trùng. Ấp Artemia một lần/ngày vào buổi chiều, ngày cho ăn thức ăn chế biến cách 3 giờ cho ăn một lần. Công thức ăn chế biến như sau: Lòng đỏ trứng gà: 10 trứng. Sữa giàu canxi: 100gam Dầu mực: 3% Lecithin: 1,5% Vitamin C: 100 – 500 mg/kg. Ngoài ra còn bổ sung thêm ZP 25:1%. Thức ăn cho giai đoạn IV – V cá qua mặt lưới 300, giai đoạn VI – VIII mặt lưới 500 sau đó mắt lưới 700. Cho ăn bằng Pipet nhựa ven thành bể khi cho ăn tắt sục khí, cho ăn xong khoảng 30 phút sau thì sục khí lại Quy trình ương: * Quy trình nước xanh cải tiến: Mục đích chính của quy trình này là tạo điều kiện cho vi sinh vật và tảo phát triển tự nhiên trong bể ương để ổn định môi trường nước. Tảo cấp cho quy trình ương là tảo Chlorela 0,5 – 1 triệu tế bào/ml được lọc qua túi lọc 5(Tảo được gây nuôi từ bể nuôi cá rô phi). Trong quy trình này không thay nước chỉ xiphone khi nền đáy dơ. Khi cho ăn Artemia cho cả vỏ để làm giá thể và cung cấp chất dinh dưỡng cho vi sinh vật phát triển đồng thời hạn chế sự ăn nhau của ấu trùng. Trong quá trình ương ấu trùng luôn chú ý màu nước để điều chỉnh mật độ tảo thích hợp. * Quy trình nước trong tuần hoàn: Mô hình này được thiết kế một bể ương ấu trùng và một bể chứa giá thể lọc có hai dòng vi khuẩn lọc Nitrosomonas và Nitrobacter. Bể lọc sinh học được lắp đặc và kích thích vi khuẩn phát triển bằng NH4Cl. Ta phải kiểm tra xem hai dòng vi khuẩn này có hoạt động tốt không thông qua test , . Đến giai đoạn VI của ấu trùng thì cho nước vận hành qua bể lọc. Mô hình này không thay nước và không sử dụng kháng sinh. Chỉ cần xiphone đáy khi có nhiều thức ăn thừa, thường xuyên làm vệ sinh lưới chặn ấu trùng tránh nghẽn lưới làm nước tràn qua bể làm thất thoát ấu trùng. Trong quy trình nước trong tuần hoàn không sử dụng vỏ Artemia. Quản lý bể ương: Trong quá trình ương thường xuyên theo dõi các chỉ tiêu môi trường như: nhiệt độ pH, O2, ,…. Định kỳ xử lý Formol 5 – 10 ppm và Ecomarine cách 3 ngày 1 lần nhằm tránh bể ương bị nhiễm Protozoa. Thường xuyên quan sát tôm dưới kính hiểm vi để theo dõi sự chuyển hóa của các giai đoạn tôm, cũng như phát hiện các ký sinh trùng bám trên ấu trùng để có biện pháp xử lý kịp thời. Theo dõi sự bắt mồi của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Ngoài ra còn quan sát màu sắc bể ương màu nước, vỏ trứng Artemia. Khi thấy đáy bể dơ thì tiến hành xiphone, tạo môi trường sạch cho tôm phát triển. II. SẢN XUẤT GIỐNG TÔM SÚ ÁP DỤNG QUY TRÌNH NƯỚC TRONG HỞ VÀ NƯỚC TRONG KÍN. Vệ sinh trại: Trại được quét dọn sạch sẽ, tất cả dụng cụ và bể ương tôm cũng như bể chứa nước phục vụ nuôi cấy tảo, nở Artemia, … đều được rửa sạch bằng xà phòng. Sau đó ngâm hay tạt Chlorine 200ppm trong 2 giờ. Mục đích là để loại tất cả các mần bệnh của các đợt sản xuất trước đó. Rửa lại bằng nước sạch để khô và chuẩn bị cho công tác ương. Xử lý nước: Để pha nước có độ mặn mong muốn từ nguồn nước ban đầu có thể áp dụng công thức sau: S1. V1 = S2. V2, trong đó: S1: Độ mặn của nước ban đầu. V1: Thể tích nước mặn ban đầu cần dùng để pha. S2: Độ mặn của nước muốn có. V2: Thể tích của nước muốn có. Nước pha 30‰ và sau đó xử lý Chlorine với liều lượng 30ppm, nếu dùng Chlorine thương mại có thể tích như sau: W = (30.V)/C, trong đó: W: là khối lượng Chlorine thương mại cần sử dụng (g). V: thể tích nước cần sử lý (m3). C: Phần trăm Chlorine nguyên chất trong Chlorine thương mại. Sau khi hết Chlorine thì tiếp tục xử lý thuốc tím với nồng độ 2 ppm. Sau đó để yên 24 giờ rồi tiến hành sục khí liên tục, sau 4 –5 ngày nước có thể sử dụng được. Sau đó lọc qua túi lọc vải hoặc túi lọc gòn dày nhằm loại bỏ đi các tạp chất trong quá trình xử lý và giảm bớt các vật lơ lững tránh hiện tượng Nauplius và Zoae dính chân. Nuôi cấy tảo: Nước 30‰ sau khi xử lý và lọc xong dùng nước này nuôi cấy tảo. Môi trường dinh dưỡng nuôi cấy tảo là môi trường Walne. Tảo giống: tảo nuôi là tảo Chaetoceros thuần. Thể tích nuôi: tùy theo thể tích ương ấu trùng. Bể nuôi tảo là những thùng nhựa hay bể Composite có màu sáng. Thuần hóa ấu trùng Nauplius (Nau) Nauplius sau khi được chuyển về mở bọc cho Nau vào xô hay thau, thả sục khí vào và cho nước ương vào từ từ đợi khi Nau phân tán đều. Nếu thấy Nau bung đều không có Nau chết màu nâu nhạt bơi lội mạnh là Nau khỏe. Bố trí Nauplius vào bể ương: Sau khi thuần hóa xong dùng vợt vớt Nau và xử lý Nau qua Formol 200ppm trong 30 giây. Và sau đó bố trí vào bể ương với mật độ 128 Nau/lít đối với quy trình nước trong hở và 144 Nau/lít đối với nước trong kín. Cho ấu trùng ăn phải phù hợp với từn giai đoạn: Giai đoạn Nauplius: giai đoạn này chủ yếu dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Do đó không cần cung cấp thức ăn chỉ cần sục khí nhẹ và tránh ấu trùng chìm xuống đáy bể. Khi quan sát thấy ấu trùng chuyển sang giai đoạn Nau 6 thì ta cho ăn đón đầu Zoac bằng tảo tươi, Kyddit và Antibic. Zoae: Khi Nau chuyển sang Zoae 1 cho ăn tảo tươi cách 3 giờ cho ăn 1 lần. Sau khi Zoae 1 được 12 giờ thì cho ăn thức ăn chế biến gồm Lansy và Fripak 1 tỉ lệ 1:1. Cho ăn xen kẽ nhau cách nhau 3 giờ 1 lần đến khi kết thúc Zoae 3. Giai đoạn Mysis: Khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn này ta phải thay đổi thức ăn và khẩu phần như sau: Cho ăn Lansy và thay thế dần Fripak 1 bằng Fripak 2. Ngoài việc cho thức ăn hỗn hợp ta cần bổ sung cho ấu trùng ăn Artemia. Giai đoạn Post: giai đoạn này ta cũng thay đổi thức ăn và khẩu phần ăn như sau: không cho ăn Lansy và Fripak1 thay bằng Fripak 2 và Fripak – PL – 150, Artemia vẫn cho ăn đến giai đoạn Post 5 thì ta có thể loại bỏ Fripak 2 ra khổi thành phần thức ăn. Quản lý bể ương: Đối với hệ thống nước hở có thể thay thế nước ở giai đoạn Zoae 3 trở đi khi thấy môi trường xấu lượng nước mỗi lần thay từ 20 – 25%. Đối với hệ thống nước trong kín ta có thể cho hệ thống lọc hoạt động ở giai đoạn Mysis tùy theo mức độ tốt xấu của môi trường. Theo dõi hoạt động bắt mồi của ấu trùng ở giai đoạn Zoae theo dõi xem đuôi phân để kiểm tra thức ăn đủ hay thiếu. Tương tự cho các giai đoạn sau. Theo dõi các chỉ tiêu môi trường nhiệt độ, màu nước, NO2, NH4, pH, … Định kỳ xử lý Ecomarine và Formol. IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN PHẦN III: KẾT QUẢ THẢO LUẬN hg¿hg I. KẾT QUẢ THỰC TẬP TẠI TRẠI THỰC NGHIỆM THỦY SẢN : 1. Tôm Sú : 1.1 Quy Trình Nước Trong Hở : Ngày ương : 2/11/2008 Thể tích ương : 0,5m3 Mật độ ương : 10c/l Tổng số ấu trùng : 205.000 con Thời gian ương : 20 ngày Số Post : 47.340 Tỷ lệ sống : 23,1% Mật độ Post : 95c/l àMột số chỉ tiêu môi trường : Nhiệt độ : 29-30,50C Độ mặn : 300/00 pH : 8-9 NH+4/NH3 : 0,25 1.2. Quy Trình Nước Trong Kín : Ngày ương : 26/9/2008 Thể tích ương : 0,5m3 Số lượng ấu trùng : 246.000 con Mật độ ương : 492c/l Thời gian ương : 20 ngày Số Post : 6.585 Tỷ lệ sống : 2,67% Mật độ post : 13c/l à một số chỉ tiêu môi trường : Nhiệt độ : 29-30,50C Độ mặn : 300/00 pH : 8-9 NH+4/NH3 : 0,25-1,5 Ö Nhận xét : TUẦN HOÀN NHÓM 1 NHÓM 2 NHÓM 3 Số ấu trùng bố trí (con) 246.000 100.00 157.000 205.000 Mật độ (con/lít) 492 200 314 410 PL thu được 6.585 41.902 53.390 47.340 Tỉ lệ sống (%) 2,67 41,9 34 23,1 Bảng 1 : Kết quả sản xuất giống tôm sú Qua bảng số liệu trên cho thấy tỉ lệ sống của bể 1 là cao nhất (chiếm 41,9%), kế đến là bể 2 ( chiếm 34%) và bể 3 chỉ chiếm 23,1%. Bể 3 có tỉ lệ sống chỉ bằng ½ so với bể 1 mặc dù số lượng ấu trùng thả nhiều hơn so với bể 1. Điều đó cũng cho thấy tỉ lệ sống có liên quan tới mật độ. Nhìn chung tỉ lệ sống của 3 bể nằm trong khoảng chấp nhận được so với các nghiên cứu đã làm trước đây. Riêng đối với bể tuần hoàn thì tỉ lệ sống rất thấp và thấp hơn nhiều lần so với các bể ương theo quy trình nước trong hở (chỉ chiếm 2,67%). Kết quả này đi ngược lại với kết quả của các công trình đã làm trước đây. Lý giải cho kết quả này là do bể 3 và bể tuần hoàn có mật độ ương cao, thức ăn và phân thải ra nhiều làm cho môi trường nước bị dơ, zoothanium có điều kiện phát triển mạnh ( nhiều nhất là bể tuần hoàn), chế độ cho ăn không hợp lý giữa các bể làm cho bể 3 và tuần hoàn thiếu thức ăn trong giai đoạn từ M3-PL1 ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm, làm cho tôm bị lột xác dính chân và chết rất nhiều. 2. Tôm Càng Xanh 2.1. Quy Trình Nước Trong Tuần Hoàn : Ngày ương : 16/9/2008 Thể tích : 0,5m3 Số ấu trùng : 30.000 Mật độ ương : 60c/l Thời gian ương : 31 ngày Số post : 500 con Tỉ lệ sống : 33,3% Mật độ post : à Một số chỉ tiêu môi trường : Nhiệt độ : 25-300C Độ mặn : 120/00 PH : 7,5-9 NO2 : 0 NH+4/NH3 : 0,1-0,25 2.2. Quy Trình Nước Xanh Cải Tiến : Ngày ương : 17/9/2008 Thể tích : 0,5m3 Số ấu trùng : 36.000 con Mật độ ương : 72c/l Thời gian ương : 30 ngày Số post : 3.930 Mật độ post : 8c/l Tỷ lệ sống : 13,64% àMột số chỉ tiêu môi trường nước : Nhiệt độ : 25-310C Độ mặn : 12-140/00 PH : 8 NO2 : 5 NH+4/NH3 : 0,25 ×nhận xét về kết quả sức sinh sản Chỉ tiêu Lượng tính trọng lượng tôm mẹ(g) 25 trọng lượng buồng trứng (g) 7,99 số lượng trứng 67.995 sức sinh sản( trứng/g bố mẹ) 272 Bảng 2 : Kết quả sức sinh sản của tôm càng xanh Qua số liệu thu đươc như trên cho thấy sức sinh sản của tôm thấp ( thông thường là 1000 trứng/g tôm mẹ). Do tôm mẹ có kích cỡ nhỏ, nguồn tôm bố mẹ bắt từ trại nuôi, kích cỡ của trứng nhỏ có thể là tôm thành thục lần đầu. Mặt khác do quá trình vận chuyển đánh bắt trứng có thể rơi rớt bớt. chất lượng buồng trứng cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của ấu trùng. × nhận xét về tỉ lệ sống của hậu ấu trùng và ấu trùng : tuần hoàn nhóm 1 nhóm 2 nhóm 3 ấu trùng bố trí (con) 30.000 30.000 33.000 36.000 mật độ( c/l) 60 60 66 72 số post thu 500 11240 6924 3930 số ấu trùng thu được 9500 957 2900 982 tổng 10000 12197 9824 4912 TLS ấu trùng(%) 95 7,85 29,52 20 TLS Post(%) 5 92,15 70,48 80 tỉ lệ sống chung 33,3 40,65 23,76 13,64 Bảng 3 : kết quả tỉ lệ sống của tôm càng xanh Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng tỉ lệ sống giữa 3 nhóm có sự chênh lệch lớn. Tỉ lệ sống của nhóm 1 là cao nhất (40,65%), kế đến là nhóm 2 (23,76%) và thấp nhất là nhóm 3 (13,64%). Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do mật độ ương của nhóm 3 cao hơn 2 nhóm còn lại và cao hơn mật độ khuyến cáo (50-60c/l). Lượng thức ăn và phân thải ra nhiều cộng với nhiều côn trùng rơi vào bể làm cho nước bị dơ nhiều, hàm lượng khí độc tích tụ dưới đáy bể nhiều (đôi khi test NO2 lên đến 5ppm và kéo dài trong nhiều ngày) làm cho tôm bị ngộ độc. Mặt khác do trong quá trình chăm sóc quản lý còn nhiều bất cặp. Khi ấu trùng gần chuyển sang giai đoạn Post, lượng chất hữu cơ trong bể rất cao do không siphon đáy, ấu trùng bị suy yếu cộng với việc thuần hóa độ mặn quá nhanh làm cho tôm bị sốc nặng và chết hàng loạt. Bể 1 có tỉ lệ sống cao nhất là do mật độ ương thưa, cho ăn hợp lý, môi trường nước ít bị nhiễm khí độc và ổn định. Về tỉ lệ chuyển post và thời gian chuyển post giữa các nhóm cũng có sự khác biệt. Cao nhất vẫn là bể 1, kế đến là bể 3 và thấp nhất là bể 2. Nguyên nhân là bể 1 được thả ương trước, bể 2 và 3 thả sau nên khi tính tỉ lệ chuyển post thì hầu hết tôm trong bể 1 đã chuyển sang giai đoạn post ( bể 1 chuyển post bắt đầu từ ngày thứ 23). Bể 2 và 3 thả cùng một lúc nhưng do bể 2 trong quá trình cho ăn không đều, nhiệt độ trong bể 2 thấp hơn bể 3 từ 0,5-10C nên thời gian chuyển giai đoạn kéo dài hơn (bể 3 là 25 ngày, bể 2 là 30 ngày), tỉ lệ phân cỡ cao hơn. Nhìn chung tỉ lệ chuyển post giữa các bể không chênh lệch lớn và nằm trong mức phù hợp. Đối với quy trình nước trong kín thì tỉ lệ sống cao hơn so với tỉ lệ sống trung bình của quy trình nước xanh cải tiển. Kết quả này đi ngược lại với những thí nghiệm đã nghiên cứu trước đó. Do mô hình nước tuần hoàn nuôi với mật độ thưa, nước trong bể được lọc liên tục nên không tồn tại khí độc nhiều. toàn bộ quá trình phát triển chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và quá trình cho ăn nên tỉ lệ sống cao. Tuy nhiên tỉ lệ chuyển Post của bể tuần hoàn thì thấp (chiếm 5%) và thời gian chuyển Post kéo dài (31 ngày mới chuyển post mặc dù thả cùng lúc với bể 1). Nguyên nhân là do lưu tốc nước chảy mạnh, lọc sinh học có thể tích lớn, khả năng lọc cao nên đã loại bỏ hết các chất trong nước làm cho nước trở nên trong suốt, khả năng ăn nhau của ấu trùng cao, thời gian mở lọc sau khi cho tôm ăn sớm làm tôm không kịp bắt mồi dẫn đến thức ăn bị chìm xuông đáy và Artemia bị loại ra khỏi bể ương làm tôm chậm lớn. Môi trường nước biến động lớn giữa ngày và đêm đặc biệt là nhiệt độ (thấp hơn các bể khác 0,5-10C) nên tôm chuyển giai đoạn chậm. ngoài ra do là bể chung nên không được quan tâm chăm sóc kỹ V KẾT LUẬN- ĐỀ XUẤT 1. kết luận : Qua thời gian thực tập và tham quan em đã rút được những kết luận như sau : Đối với ương giống tôm sú : nhóm 1 Đối với sản xuất giống tôm càng xanh : nhóm 1 có tỉ lệ sống là 40,65% (post 92,15%), nhóm 2 là 23,76% ( trong đó post là 70,48%), nhóm 3 là 13,64% (post 80%), bể tuần hoàn là 33,3% (post 5%). Mô hình nước trong kín có thể hạn chế được khí độc nhưng môi trường không ổn định và tôm chậm lớn hơn mô hình nước xanh cải tiến. 2. Đề Xuất : Nên nhập tôm mẹ chất lượng tốt hơn Chuẩn bị đầy đủ thức ăn cho các giai đoạn phát triển của tôm Trại cần trang bị thêm các dụng cụ và thiết bị để tiện phục vụ trong quá trình sản xuất. Cần đi tham quan nhiều trại sản xuất giống hơn để sinh viên có thể định hướng được xu hướng nghề nghiệp cho mình .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực tập giáo trình chuyên môn nước lợ.doc
Luận văn liên quan