Đề tài Thực tế môn học tại: Công ty cổ phần tập đoàn tiến bộ

STT NỘI DUNG TRANG PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 4 - 16 1 Phần mở đầu 4 - 5 2 Vài nét về Công ty 5 - 8 3 Sơ đồ tổ chức & cơ cấu tổ chức quản lý 8 - 16 PHẦN II: HỆ THỐNG KẾ HOẠCH & CÁC CHÍNH SÁCH CỦA DN 1 Hệ thống kế hoạch và quá trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp. 17 - 21 2 Các chính sách của doanh nghiệp 21 - 23 PHẦN III NỘI DUNG VỀ PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN 1 Thông tin về dự án 23 -24 2 Các chỉ tiêu kinh tế áp dụng để tính toán 24 - 29 3 Phân tích rủi ro của dự án 29 – 30 4 Phân tích kinh tế & xã hội 30 5 Quản lý dự án 30 - 33 PHẦN IV HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP 1 Hoạt động nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp 33 - 36 2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 36 -38 3 Hoạt động Marketing Mix của doanh nghiệp 38 - 45 PHẦN V NỘI DUNG VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 1 Quản lý dự trữ 48 - 50 2 Công tác lập kế hoạch điều độ sản xuất 50 - 51 3 Phương pháp dự báo của doanh nghiệp 52 - 53 KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 53 - 55 CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TIẾN BỘ PHẦN MỞ ĐẦU Là sinh viên ai cũng biết lý thuyết phải luôn đi đôi với thực hành. Đúng vậy, để có thể hiểu cặn kẽ một vấn đề nào đó thì không chỉ tìm hiểu nó trên sách vở mà phải tìm hiểu trên thực tế nữa. Chuyên ngành quản trị cũng vậy, thực tế là những điều còn mới mẻ đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường, nhất là những sinh viên năm thứ 3 chúng em. Đợt thực tế này là dịp giúp chúng em bước đầu làm quen, có điều kiện tiếp xúc với thực tế sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể. Qua việc tìm hiểu về CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TIẾN BỘ em hy vọng sẽ củng cố, hiểu đúng sách vở và lời thầy cô và làm phong phú thêm kiến thức đã học ở trường, bước đầu làm quen với công tác quản trị trong doanh nghiệp, nắm được nhiều kiến thức về quản lý, giúp chúng em có một cái nhìn đúng về nghành học của mình, tạo nền tảng cho việc sau này ra trường. Và để đạt được những điều trên thì trong đợt thực tập này chúng em đã đi nghiên cứu tất cả các phòng ban trong công ty và hoạt động của công ty. Bởi có như thế mới có thể giúp chúng em nắm bắt được kiến thức quản trị một cách tổng hợp nhất. Qua thời gian thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TIẾN BỘ, được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo PHẠM THỊ THANH MAI và các cô chú trong phòng kinh doanh của công ty, đặc biệt là anh Lê trưởng phòng kinh doanh đã giúp đỡ em đã hiểu được phần nào tầm quan trọng cũng như sự cần thiết và phức tạp của công việc quản trị và hoạt động của công ty. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên HOÀNG XUÂN TRƯỜNG

doc54 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tế môn học tại: Công ty cổ phần tập đoàn tiến bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt động của công ty liên quan đến sản xuất kinh doanh. Kế hoạch năm bao gồm tất cả kế hoạch sản xuất kinh doanh tổng hợp, kế hoạch tài chính kế hoạch vật tư, kế hoạc đầu tư. - Kế hoạch nhà nước: Là kế hoạch bao gồm các chỉ tiêu kế hoạch được các sở, ban, ngành yêu cầu công ty lập đăng ký với ủy ban nhân dân tỉnh để giao kế hoạch hàng năm - Kế hoạch hướng dẫn: Là các chỉ tiêu chính để hướng dẫn, chỉ đạo các xí nghiệp trực thuộc lập các kế hoạch chi tiết của đơn vị mình trình công ty duyệt. - Kế hoạch chi tiết: Là các kế hoạch hàng năm được lập chi tiết theo gợi ý của kế hoạch hướng dẫn để cụ thể các số liệu cho từng bộ phận . - Kế hoạch tổng hợp: Là kế hoạch sản xuất kinh doanh tổng hợp, bao gồm các chỉ tiêu chính của hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm kế hoạch. - Kế hoạch tháng quý: Là bảng do bộ phận phân bổ các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. - Báo cáo kế hoạch tháng: Là tổng hợp các chỉ tiêu về thực hiện kế hoạch trong tháng và dự kiến cho tháng tiếp theo. - Kế hoạch chức năng: Là các kế hoạch do các phòng, ban lập theo chức năng chuyên môn quy định tại quyết định của chủ tịch-giám đốc công ty. b- Quá trình xây dựng kế hoạch. Phòng kế hoạch đầu tư có trách nhiệm lập kế hoạch hướng dẫn,cùng các bộ phận, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết và tổng hợp kế hoạch năm cho toàn công ty. Khi xét thấy yêu cầu cần điều chỉnh kế hoạch thì phòng này kịp thới đưa ra các chỉ tiêu điều chỉnh. Các bộ phận tham gia lập kế hoạch chi tiết theo nhiệm vụ được phân công và có nghĩa vụ phấn đấu hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Các kế hoạch năm khác do các phòng, ban theo chức năng lập, trình duyệt để thực hiện. Sau khi kế hoạch được phê duyệt các phòng gửi kế hoạch được phê duyệt cho phòng kế hoạch đầu tư để theo dõi, tổng hợp, báo cáo. Các kế hoạch chức năng và niêm độ lập như sau: + Kế hoạch tái chính được phòng kế toán tái chính lập hàng năm. + Kế hoạch bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ do phòng kỹ thuật lập hàng năm. + Kế hoạch đào tạo, nâng cao bậc do phòng tổ chức hành chính lập theo hàng năm. + Kế hoạch đầu tư do phòng kế hoạch đầu tư lập hàng năm. + Kế hoạch vật tư do phòng kế hoạch đầu tư lập hàng năm và điều chỉnh hàng tháng để phù hợp với tính hình sản xuất kinh doanh. Phòng kế hoạch đầu tư có quyến đô đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của xí nghiệp, bộ phận trực thuộc để tổng hợp báo cáo với chỉ tịch giám đốc. Thu thập dữ liệu lập kế hoạch - Phòng KHĐT công ty có trách nhiệm thu thập những dữ liệu, số liệu, thông tin liên quan phục vụ cho việc lập kế hoạch (Kế hoạch, chiến lược phát triển, kế hoạch nhà nước giao, kết quả thực hiện kế hoạch những năm trước, biến động của thị trường, chủ trương của nhà lãnh đạo…). - Các bộ phận liên quan có trách nhiệm cung cấp số liệu lập kế hoạch theo yêu cầu của phòng kế hoạch đầu tư Lập kế hoạch nhà nước/Kế hoạch hướng dẫn. -Từ các dữ liệu kế hoạch, phòng KHĐT lập kế hoạch hướng dẫn các đơn vị gồm các chỉ tiêu chính thức, kế hoạch hướng dẫn phải được lập và duyệt xong trước ngày 15 thàng 12 hàng năm. - Kế hoạch Nhà Nước lập theo biểu mẫu và thời gian do cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu. - Chủ tịch- giàm đốc công ty có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch hướng dẫn, phê duyệt kế hoạch Nhà nước. Kế hoạch chi tiết - Căn cứ và kế hoạch hướng dẫn và thực tế tại đơn cị mình, và xí nghiệp, bộ phận theo chức năng, nhiệm vụ được giao lập kế hoạch và chậm nhất sau 20 ngày kể từ ngày nhận được kế hoạch hướng dẫn phải gửi kế hoạch chi tiết cho phòng KHĐT - Căn cứ vào kế hoạch chi tiết, các bộ phận lập kế hoạch vật tư sử dụng cho thực hiện kế hoạch chi tiết của bộ phận mình theo đuổi. Kế hoạch SXKD tổng hợp - Phòng KHĐT căn cứ vào các kế hoạch chi tiết, lập kế hoạch tổng hợp theo mẫu BM.10.05 - Căn cứ vào kế hoạch chi tiết, kế hoạch tổng hợp, kế hoạch vật tư của các bộ phận. Phòng KHĐT lập kế hoạch vật tư theo mẫu BM.10.06, Kế hoạch đầu tư theo biểu mẫu BM.10.04 - Chỉ tịch- giám đốc công ty xem xét và tổ chức họp thông qua kế hoạch sau cuộc họp này, phòng KHĐT chỉnh sửa các chỉ tiêu chưa phù hợp sau đó chủ tịch-giám đốc công ty phê duyệt các kế hoạch thực hiện. Thực hiện kế hoạch. - Căn cứ vào kế hoạch tổng hợp chính thức, các bộ phận cân đối và lập kế hoạch chi tiết từng tháng theo biểu mẫu BM.10.09 để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao. - Kế hoạch chi tiết từng tháng có thể điều chỉnh theo yêu cầu của sản xuất trên nguyên tắc đảm bảo kế hoạch hàng năm công ty giao. Khi cần điều chỉnh kế hoạch, các bộ phận lập báo cáo đế nghị điều chỉnh theo BM.10.12 gửi cho phòng KHĐT công ty để tổng hợp. - Chủ tịch- giám đốc công ty quyết định việc điều chỉnh kế hoạch cho các bộ phận. Đôn đốc, kiểm tra - Phòng kế hoạch đấu tư có kế hoạch nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các bộ phận thức hiện nhiệm vụ theo kế hoạch được giao, báo cáo giám đốc nếu các bộ phận không thực hiện hoặc thực hiện kế hoạch chậm, để có phương án sử lý. Đánh giá, phân tích, giao ban KH tháng sau. - Niêm độ kế hoạch tháng tính từ ngày 26 tháng trước đến 25 tháng sau, các chỉ tiêu liên qua đến công tác xây lắp được tính tứ 24 tháng trước đến 23 tháng sau. Các chỉ tiêu kế hoạch được xây dựng xác định và 25 hàng tháng, riêng các chỉ tiêu xây lắp được xác nhận vào 23 hàng tháng. - Hàng tháng, các bộ phận thực hiện xác nhận kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch. Các chỉ tiêu thực hiện phải được các phòng ban chức năng nghiêm thu, xác nhận thì mới được công nhận. - Căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ, các phòng ban, xí nghiệp và các phân xưởng trực thuộc phải tự đánh giá tính hình thực hiện kế hoạch giao và lập báo cáo. Báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tháng lập theo biểu mẫu BM.10.10. Báo cáo thực hiện nhiệm vụ tháng lập theo mẫu BM.10.11. Tổng hợp tiêu thụ khách hàng theo mẫu BM.10.13. Báo cáo tổng hợp đồng hồ teo mẫu BM.10.14,BM.10.14b. Báo caosanr lượng nước thương phẩm theo biểu mẫu BM10.15 và gửi cho giám đốc và phóng KHĐT. - Ngoài ra các bộ phận có thể lập các báo cáo chi tiết, phân tích hoạch động thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình để báo cáo tại hội nghị giao ban hàng tháng. - Nếu thực hiện đạt và vượt kế hoạch tháng được giao, kế hoạch tháng sau sẽ giao căn cứ vào kế hoạch chi tiết từng tháng đã đăng ký, nếu các chỉ tiêu thực hiện không đạt kế hoạch được giao tháng đó, các bộ phận sẽ đăng ký bổ sung phần thiếu hụt vào tháng khác trong năm kế hoạch đó. - Căn cứ nội dung họp tại hội nghị giao ban, giám đốc kết luận các chỉ tiêu kế hoạch giao trong tháng và kết luận của giám đốc được phòng tổ chức hành chính thông báo cho các bộ phận trong công ty bằng văn bản sau ngày họp giao ban. Cập nhận và lưu hồ sơ - Sau khi cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch trong tháng, phòng KHĐT và các bộ phận phải lưu hồ sơ ghi nhận kết quả thực hiện kế hoạch theo từng tháng và kết quả thực hiện kế hoạch từng năm. 2.2. Các chính sách của Doanh Nghiệp. Chính sách chất lượng - Công ty cổ phần tập đoàn Tiến Bộ luôn cam kết cung cấp các sản phẩm giàn giáo, cốp pha thép cùng các sản phẩm và dịch vụ với chất lượng cao, giá đúng, phục vụ tận tình, chu đáo. Đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng. - Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho công nhân viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ và sự phát triển liên tục của thị trường. Hàng năm sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, lợi nhuận được phân bổ như sau: + Quỹ dự trữ bắt buộc: 5% + Quỹ phúc lợi tập thể:5% + Quỹ phát triển sản xuất kinh doanh: 10% + Quỹ khen thưởng:5% - Kiểm tra chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất và sản phẩm cuối cùng. Thường xuyên cải tiến để sản phẩm ngày càng tốt hơn. - Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001÷2000, không ngừng nâng cao hiệu lực của hệ thong quản lý chất lượng. Chính sách đào tạo tuyển dụng - Có chính sách đào tạo và bồi dưỡng tay nghề cho cán bộ công nhân viên, sẽ tăng năng suất lao động và chất lượng công việc của nhân viên. Khuyến khích họ học hỏi nhiều hơn. Các thành viên thi đua nhau rèn luyện kỹ năng tay nghề, tạo cơ sở vững chắc làm thành sức mạnh để phát triển công ty. - Tạo điều kiện cho nhân viên tiếp tục đi học để nâng cao trình độ từ trung cấp, cao đẳng lên trình độ đại học, từ đại học lên cao học. Chính sách phân phối và marketing - Chủ yếu sử dụng bán hàng trực tiếp: Có các chương trình trao đổi trực tiếp với khách hàng tiềm năng - Công ty hỗ trợ khách hàng cước phí vận chuyển, không tính vào hoá đơn bán hàng - Đưa vào lòng dân hình ảnh thương hiệu của công ty bằng cách: tổ chức các hội thi thể thao, các giải thi đấu cầu lông của tỉnh… PHẦN III: NỘI DUNG VỀ PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN Dự án làng Sinh viên TBCO tại tổ 02 phường Hoang Văn Thụ, TP. Thái Nguyên, Tinh Thái Nguyên. Dự kiến xây dựng như sau: Nhà A1: 5 tầng, diện tích chiếm đất: 1.033 m2, Tổng diện tích sàn xây dựng: 5.165 m2. Nhà A2,A3: 4 tầng, diện tích chiếm đất: 441,5 m2, diện tích sàn xây dựng: 1.766 m2. Phục vụ cho 1.246 đến 1.424 sinh viên có chỗ ở đầy đủ tiện nghi. Ngoài công trình chính như trên, khu vự còn có các công trình phụ trợ và hệ thống hạ tầng kỹ thuật như sau: Trạm biến áp: 560 KVA Bể nước ngầm: 305 m3 Trạm xử lý nước sạch: 300 m3/ ngày đêm Khu cây xanh, bãi đỗ xe công cộng Đường quy họch, sân nội bộ Hệ thong hạ tầng kỹ thuật: Cấp điện, cấp nước, thoát nước, PCCC. Yêu cầu thiết kế quy hoạch phù hợp với công trình xung quanh khi vự và đáp ứng được quy hoạch lâu dài của thành phố, đảm bảo các yếu tố cấp – thoát nước… đã được xác định chung cho cả khu quy hoạch. Bố cục mặt bằng công trình đảm bảo chức năng sử dụng thận tiện hơp lý về các yếu tố: Thông thoáng, chiếu sang tự nhiên cung như đảm bẩo tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy, liên hệ giữ bên trong và bên ngoài thuận tiện, tạp điều kiện thuận lợi cho việc bố trí các hệ thống kỹ thuật hạ tậng như cấp điện, cấp và thoát nước… Quy hoạch Tổng mặt bằng trên cơ sở phân khu chức năng sử dụng các công trình trong nội bộ khu đất hợp lý, phù hợp với quy hoạch chung của khu vực. III- PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KINH TẾ CHO DỰ ÁN 3.1. các chỉ tiêu kinh tế tài chính áp dụng để phân tích trong dự án: * Giá trị hiện tại dòng (NPV): là giá trị thu nhập còn lại sau khi trừ đi các chi phí, được quy về thời điểm hiện tại. Mục đích của việc tính giá trị hiện tại ròng của một dự án là để xác định việc sử dụng các nguồn lực (Vốn ) theo dự án có mang lại lợi ích lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng không ? Với ý nghĩa này NPV được xem là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá dự án. (Bt – Ct) NPV được tính theo công thức: n t=1 (1+ r)t NPV=∑ Trong đó: Bt: là thu nhập của dự án năm thứ t Ct: là tổng chi phí của dự án năm thứ t n: là thời đoạn phân tích của dự án. Các dự án đầu tư được coi là sinh lợi khi có NPV > 0 trong thời gian tồn tại của dự án.đối với các dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng như công trình cấp nước, thời gian tồn tại của dự án thường từ 20 đến 40 năm. Với dự án này, tính toán với thời hạn 35 năm. * Tỷ suất sinh lợi nội bộ ( IRR ) : Là tỷ suất chiết khấu mà với tỷ suất này thì giá trị hiện tại ròng của dự án NPV = 0. IRR phản ánh mức sinh lãi của dự án sau khi hoàn vốn. Giá trị IRR càng lớn tức là dự án sinh lãi càng lớn. Theo ngân hàng thế giới cho rằng cá nước như nước ta, giá trị cơ hội áp dụng cho các dự án cấp nước vào khoảng 5%-10%. Thời gian hoàn vốn: Là khoảng thời gian từ khi bắt đầu thực hiện đầu tư đến năm mà tại đó giá trị hiện tại dòng của dự án bằng 0. Tổng vốn đầu tư ban đầu: Thời gian 6 tháng đầu 6 tháng tiếp 6 tháng tiếp 6 tháng cuối Tổng Chi phí xây dựng 24.840.975.363 2.484.097.536 27.325.072.899 273.250.729 27.598.323.628 Chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị 1.645.400.000 82.270.000 1.727.670.000 1.727.670.000 Giải phóng mặt bằng 638.000.000 638.000.000 Chi phí quản lý dự án 482.052.032 48.205.203 530.257.235 530.257.235 Chi phí tư vấn đầu tư 1.917.352.927 191.735.293 2.159.088.220 2.159.088.220 Dự phòng phí 10 % ( 1 - 5 ) 3.265.333.908 Lãi vay trong thời gian xây dựng 1.725.534.659 Vốn tự có 35.918.672.991 vốn vay 37.644.207.650 Tổng vốn đầu tư 37.644.207.650 (Tài liệu do: phòng kinh doanh cung cấp) Dự tính chi phí hoạt động hàng năm: Bảng tính trả vốn vay và trả lãi, khấu hao Tổng vốn đầu tư dự án: 38 tỷ đồng (làm tròn) Vốn tự có: 16 tỷ đồng Vốn vay: 22 tỷ đồng. Dự tính lãi suất vay là igh = 12% Giá trị thu hồi sau 15 năm ước tính: 10 tỷ đồng Áp dụng hình thức khấu hao đều, lượng khấu hao hàng năm là:(36-10)/15=1.7(tỷ đồng) BẢNG TRẢ VỐN VÀ TRẢ LÃI Đơn vị tính: 1.000.000 VNĐ Năm Trả vốn Trả lãi Vốn gốc còn 0 22000 1 1466.67 2640.00 20533.33 2 1466.67 2464.00 19066.67 3 1466.67 2288.00 17600.00 4 1466.67 2112.00 16133.33 5 1466.67 1936.00 14666.67 6 1466.67 1760.00 13200.00 7 1466.67 1584.00 11733.33 8 1466.67 1408.00 10266.67 9 1466.67 1232.00 8800.00 10 1466.67 1056.00 7333.33 11 1466.67 880.00 5866.67 12 1466.67 704.00 4400.00 13 1466.67 528.00 2933.33 14 1466.67 352.00 1466.67 15 1466.67 176.00 0.00 BẢNG TỔNG HỢP PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN ĐVT: 1.000.000VNĐ TT năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1 Vốn đầu tư 38000 2 Vốn tự có 16000 3 Vốn vay 22000 4 Chi phí hoạt động 1000 1000 1000 1200 1200 1200 1500 1500 1500 1500 1500 1600 1750 1750 1750 5 Khấu hao 1700 1700 1700 1700 1700 1700 1700 1700 1700 1700 1700 1700 1700 1700 1700 6 Trả vốn 1467 1467 1467 1467 1467 1467 1467 1467 1467 1467 1467 1467 1467 1467 1467 7 Trả lãi 2640 2464 2288 2112 1936 1760 1584 1408 1232 1056 880 704 528 352 176 8 DT 6000 7000 7000 7000 8000 8000 8000 8000 9000 9000 9000 10000 10000 10000 8000 9 giá trị thu hồi 10000 10 thếu thu nhập 165 459 503 497 791 835 804 848 1142 1186 1230 1499 1506 1550 1094 11 tổng chi phí 16000 5271.6667 5389.6667 5257.6667 5275.6667 5393.6667 5261.6667 5354.6667 5222.6667 5340.6667 5208.6667 5076.6667 5269.6667 5250.1667 5118.1667 4486.1667 12 CFAT -16000 728.3333 1610.3333 1742.3333 1724.3333 2606.3333 2738.3333 2645.3333 2777.3333 3659.3333 3791.3333 3923.3333 4730.3333 4749.8333 4881.8333 13513.8333 13 HSCK 1 0.8929 0.7972 0.7118 0.6355 0.5674 0.5066 0.4523 0.4039 0.3606 0.3220 0.2875 0.2567 0.2292 0.2046 0.1827 14 CFAT(1+i)t -16000 650.3288 1283.7577 1240.1929 1095.8138 1478.8335 1387.2397 1196.4843 1121.7649 1319.5556 1220.8093 1127.9583 1214.2766 1088.6618 998.8231 2468.9774 15 cộng dồn CFAT(1+i)t -16000 -15349.6712 -14065.9134 -12825.7206 -11729.9067 -10251.0732 -8863.8335 -7667.3493 -6545.5843 -5226.0287 -4005.2194 -2877.2611 -1662.9845 -574.3227 424.5004 2893.4778 BẢNG TÍNH IRR năm cfat i1=12% cfatpv1 CDcfatpv1 i2=15% cfatpv2 CDcfatpv2 0 -16000 1 -16000 -16000 1 -16000 -16000 1 728.3333 0.8929 650.3288 -15349.6712 0.8696 633.3586667 -15366.64133 2 1610.3333 0.7972 1283.7577 -14065.9134 0.7561 1217.573033 -14149.0683 3 1742.3333 0.7118 1240.1929 -12825.7206 0.6575 1145.584167 -13003.48413 4 1724.3333 0.6355 1095.8138 -11729.9067 0.5718 985.9738 -12017.51033 5 2606.3333 0.5674 1478.8335 -10251.0732 0.4972 1295.868933 -10721.6414 6 2738.3333 0.5066 1387.2397 -8863.8335 0.4323 1183.7815 -9537.8599 7 2645.3333 0.4523 1196.4843 -7667.3493 0.3759 994.3808 -8543.4791 8 2777.3333 0.4039 1121.7649 -6545.5843 0.3269 907.9102667 -7635.568833 9 3659.3333 0.3606 1319.5556 -5226.0287 0.2843 1040.348467 -6595.220367 10 3791.3333 0.3220 1220.8093 -4005.2194 0.2472 937.2176 -5658.0028 11 3923.3333 0.2875 1127.9583 -2877.2611 0.2149 843.1243333 -4814.878433 12 4730.3333 0.2567 1214.2766 -1662.9845 0.1869 884.0993 -3930.779133 13 4749.8333 0.2292 1088.6618 -574.3227 0.1625 771.8479167 -3158.931217 14 4881.8333 0.2046 998.8231 424.5004 0.1413 689.80305 -2469.128167 15 13513.8333 0.1827 2468.9774 2893.4778 0.1229 1660.850117 -808.2781 Kết quả tính toán: NPV: 2893.478 Thv: 13.575 năm IRR: 14% Như vậy theo kết quả tính toán trên thì dự án Làng sinh viên Tiến Bộ TBCO có hiệu quả tài chính cao à có thể thực hiện. 3.2 Phân tích rủi ro của dự án: Những rủi ro thông thường và hay gặp nhất trong thự hiện dự án làng Sinh viên TBCO: - Vấn đề giải phóng mặt bằng và đền bù cho dân cư sống trên khu vực thi công. - Sự chậm trễ trong quá trình thực hiện dự án. - Các vấn đề về kỹ thuật. - Các vấn đề có liên quan đến tài chính của dự án. - Những vấn đề liên quan đến chính trị,môi trường xã hội và con người của dự án. 3.3. Phân tích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư: Hiệu quả về xã hội: Dự án làng Sinh viên TBCO được xây dựng góp phần làm đẹp them cảnh quan kiến trúc khu vực, tạo them quỹ nhà ở cho sinh viên phù hợp điều kiện về vệ sinh môi trường, các sinh viên ngoài giờ lên lớp có nơi tìm hiểu các thong tin phòng internet, có các dịch vụ phục vụ tại làng sinh viên mà không phải tham gia giao thong, tạo điều kiện cho các sinh viên an tâm học tập, nâng cao kiến thức hiểu biết về xã hội, tình yêu quê hương đất nước, yêu gia đình và tự tôn Dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, long nhân ái, ý thức tôn trịng phát luật, tinh thần hiếu học và chí tiến thủ, vượt lên mọi khó khăn góp phần mình công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước. Xây dựng đất nước Việt Nam ngày cang giày đẹp sánh vai các cường quốc năm châu trên thế giới. Hiệu quả kinh tế: Dự án làng sinh viên TBCO được xâydựng băng nguồn vốn chủ sở hữu, vốn huy động và vốn vay của chủ đầu tư đã tận dụng được khả năng ngững nguồn vốn hợp pháp để phục vụ cho chương trình phát triển nhà ở cho sinh viên theo quy hoạch dưới sự quản lý của nhà nước. Khu nhà được xây dựng góp phần vào việc kinh doanh của doanh nghiệp và thúc đaayr sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước ngày cang phat triển. Sau klhi tham khảo giá thuê phòng ở của sinh viên tại ký túc xá các trường và giá thuê ngoài thị trường, kết hợp với chi phí đầu vào của dự án. Dự kiến giá cho thuê phòng ở: 75.000 đồng/ m2/ tháng. Giá cho thuê theo diện tích khu dịch vụ là: 360.000 đồng/ m2/ tháng. 3.4 Quá trình quản lý dự án: 3.4.1 Xây dựng các công việc thực hiện dự án Tiến độ thực hiện: * Chuẩn bị đầu tư : Quí III/2008 Xin chủ trương được đầu tư XD, khảo sát đo đạc, xin cấp chỉ giới đường đỏ và các số liệu kỹ thuật đô thị, thiết kế tổng mặt bằng và phương án thiết kế, lập dự án đầu tư , xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất ... * Chuẩn bị thực hiện : Quí IV/2008 Thiết kế bản vẽ thi công, lập tổng dự toán Thẩm định phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán. * Thực hiện đầu tư : đến quí I/2009 - quí II/2011 Triển khai thi công xây dựng công trình. Bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Xây dựng các công việc thực hiện dự án STT Tên công việc Ký hiệu 1 Lập dự án đầu tư A 2 Khảo sát và giải phóng mặt bằng B 3 Xin giấy phép đầu tư xây dựng, các giấy tờ cấn thiết khác C 4 Lựa chọn nhà thầu và lập báo cáo đầu tư xây dựng D 5 Thành lập BQLDA hoặc thuê tư vấn QLDA E 6 Lập thiết kế các bước tiếp theo (thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công) F 7 Tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế G 8 Lựa chọn tư vấn giám sát, tư vấn chứng nhận chất lượng công trình xây dựng H 9 Thi công xây dựng I 10 Nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng J 11 Thanh toán và quyết toán với nhà thầu thi công xây dựng K 12 Bàn giao công trình L 3.4.2 Lịch trình công việc của dự án: Lịch trình công việc của dự án Công việc Công việc trước Thời gian (tuần) A - 3 B A 4 C B 2 D B 10 E C 2 F D,E 2 G D,E 2 H F 2 I H,G 60 J I 3 K J 1 L K 5 3.4.3 Biểu diễn các công việc qua biểu đồ GANTT và PERT: Sơ đồ PERT 6 1 9 2 11 10 3 7 5 4 8 G H I J K L E F D C B A Ta có kết quả sau: Thời gian hoàn thành công việc: 90 tuần Đường Găng: A-B-D-F-H-I-J-K-L Biểu đồ GANTT PHẦN IV: HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP 4.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp a. Tình hình nghiên cứu thị trường Mặc dù đã ý thức được sự thoả mãn nhu cầu khách hàng quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty nhưng trên thực tế, để đạt được điều này Công ty phải có các thông tin Marketing đầy đủ, kịp thời và chính xác, tức là Công ty phải xây dựng được một hệ thống thông tin Marketing có hiệu quả cao. Từ trước đến nay, do hạn chế về nhận thức, trình độ cán bộ, về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nên Công ty vẫn chưa xây dựng được hệ thống thông tin Marketing hữu hiệu, chưa lượng hoá được toàn diện và chính xác các dữ liệu thông tin. Các quyết định của Ban lãnh đạo chủ yếu dựa trên thông tin từ hệ hạch toán nội bộ. Hệ thống này bao gồm toàn bộ các số liệu trong báo cáo: báo cáo tổng kết năm, 6 tháng, quý, tuần, báo cáo bán hàng, mua hàng, dự trữ hàng. Ngoài ra Công ty còn thu thập các thông tin hàng ngày về môi trường Marketing như: giao động nhu cầu tiêu thụ hàng hoá trên thị trường, sự xuất hiện hàng hoá mới, nguồn hàng mới, sự biến động về giá mua, giá bán trên thị trường, biến động về nguồn hàng. Những thay đổi của các văn bản có liên quan mà đặc biệt là các chính sách thuế, xuất nhập khẩu, tài chính cũng được Công ty cập nhật để sử dụng. Mặc dù Công ty đã chú ý đến hệ thống thông tin để tiến hành phân tích Marketing, song chưa đầy đủ do chưa quan tâm đến các yếu tố của môi trường vĩ mô và vi mô, thông tin thu thập được còn chưa kịp thời và kém độ tin cậy. Hoạt động phân tích Marketing của Công ty Cổ phần Tập Đoàn Tiến Bộ chủ yếu mới dừng lại ở phân tích điểm mạnh/ điểm yếu và phân tích cơ hội/đe doạ. Những phân tích này là cơ sở để Công ty Cổ phần Tập Đoàn Tiến Bộ ra các quyết định trong điều hành quản lý. Còn các nội dung khác như phân tích sức ép cạnh tranh khu vực thị trường, phân tích hành vi chọn mua, nguồn cung ứng chưa được Công ty chú ý, quan tâm đúng mức mà chủ yếu còn dựa vào trực giác chủ quan và kinh nghiệm của ban lãnh đạo Công ty. b. Phân đoạn thị trường Mỗi khách hàng có những yêu cầu về sản phẩm khác nhau do vậy Công ty đã tiến hành phân đoạn thị trường để từ đó có các chiến lược thích hợp với từng nhóm khách hàng. Thực chất của phân đoạn thị trường là căn cứ vào mục đích nghiên cứu và các tiêu thức cụ thể để chia thị trường thành các đơn vị nhỏ khác biệt với nhau nhưng trong mỗi đoạn lại đồng nhất. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Công ty đều phải đối mặt với sức cạnh tranh gay gắt của thị trường do đó phân đoạn thị trường càng trở nên quan trọng. Hơn nữa không một Công ty nào có thể đáp ứng được tất cả nhu cầu của khách hàng. Vì vậy công ty để cóanh thể phát triển bền vững, vượt qua được các đối thủ cạnh tranh và xây dựng các chính sách phù hợp nhằm khai thác tối đa thị trường thì Công ty tiến hành phân đoạn thị trường trên cơ sở lựa chọn thị trường mục tiêu. c. Lựa chọn thị trường mục tiêu Công ty đã căn cứ vào kết của phân đoạn thị trường cùng với số liệu thống kê bán sản phẩm thực tế qua các năm để lựa chọn thị trường mục tiêu ứng với mỗi mặt hàng. Công ty đã lựa chọn một số tỉnh như Thái Nguyên, Hà Nội, Tuyên Quang, Hải Phòng, Lạng Sơn làm thị trường mục tiêu cho các sản phẩm của Công ty. Do yêu cầu thực tế ở các tỉnh này rất lớn về sản phẩm giàn giáo, cốp pha... Vì vậy, Công ty đang tập trung khai thác thị trường này, một thị trường hứa hẹn đem lại nguồn lợi đáng kể cho Công ty. d. Tình hình thâm nhập thị trường Từ hoạt động nghiên cứu thị trường và có những chính sách thị trường phù hợp nên mấy năm gần đây việc mở rộng thị trường và số lượng bạn hàng, đại lý của Công ty tăng lên đáng kể. Có thể phân chia thị trường của Công ty thành 6 loại thị trường tương đương với tỉnh thành đó là Thái Nguyên, Hà Nội, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Hải phòng, Lạng sơn. Số lượng bạn hàng và đại lý của Công ty năm 2009 là 55 bạn hàng và đại lý, năm 2006 là 34, bình quân 2006 – 2009 tăng 27,24%. Năm 2007 Công ty có 42 bạn hàng đại lý, năm 2007 tăng 123,53% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 130,95% so với năm 2007. Về cơ cấu thì ta dễ dàng nhận thấy số lượng bạn hàng đại lý ở tỉnh Thái Nguyên vẫn chiếm phần lớn. Năm 2009 thì tỉnh Thái Nguyên chiếm 45,45% trong tổng số các đại lý, bạn hàng và hai tỉnh Lạng Sơn và Hải phòng thì chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng số bán hàng đại lý là 9%. Mặc dù năm 2009tỷ lệ thị trường tỉnh Thái nguyên có giảm trong tổng số các bạn hàng, đại lý nhưng thị trường tỉnh Thái Nguyên vẫn là thị trường chính của Công ty. Trong khi thị trường tỉnh Thái Nguyên có cơ cấu giảm thì thị phần của Hà Nội lại tăng mạnh và tăng 600% so với năm 2007 và bình quân năm 2006 – 2009tăng 300%. Sau thị trường Hà Nội thì thị trường Hải phòng tăng mạnh và tăng 500% so với năm 2007 và bình quân năm 2006 – 2009 tăng 250%. 4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN 4.2.1. Các lực lực lượng bên trong công ty: Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng nên trong kết cấu tổ chức có các bộ phận, phòng ban thực hiện các nhiệm vụ khác nhau như: Phòng kế toán tài chính, phòng kế hoạch vật tư, phòng cơ điện, phòng nhân lực v.v…Khi một quyết định được đưa ra, các phòng ban trong công ty đều đồng tình ủng hộ và góp sức thực hiện sao cho đạt được kết quả cao nhất. 4.2.2. Các lực lượng bên ngoài công ty: - Những tổ chức cá nhân cung ứng các yếu tố sản xuất: Để tiến hành các hoạt động sản xuất, công ty tất nhiên cần được cung cấp các yếu tố đầu vào như: Nguyên vật liệu, bán thành phẩm, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất… - Đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ thì nguyên liệu chính là thép lá (tông) được nhập về trực tiếp từ Trung Quốc nên giá cả ổn định, đảm bảo chất lượng, giá tính thuế trực tiếp nhưng vẫn rẻ hơn so với giá mua ở trong nước. - Các đối thủ cạnh tranh: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thì sản phẩm của công ty là độc quyền, khi nhắc đến giàn giáo cốp pha thì các công ty các nhà xây dựng sẽ nhắc đến cái tên Tiến Bộ. Điều này cho thấy vị thế của công ty trên địa bàn, còn trên thị trường của công ty thì không ít sản phẩm cạnh tranh chính vì thế đây là mối quan tâm của công ty mà trực tiếp là phòng kinh doanh. Đặc biệt trên các thị trường lớn như Hà Nội, Hải Phòng hay xa hơn là các tỉnh phía Nam thì đa số đã có các công ty cung sản xuất và cung ứng mặt hàng này từ rất lâu, họ có mối quan hệ với các khách hàng lớn và danh tiếng trên thị trường là không nhỏ. Để cạnh tranh được trên các thị trường mới đòi hỏi phải có nỗ lực marketing rất lớn. - Khách hàng: Khách hàng là thị trường của doanh nghiệp, đồng thời khách hàng lại là một trong những yếu tố quan trọng nhất chi phối mang tính quyết định tới các hoạt động marketing của doanh nghiệp. Mối sự biến đổi về nhu cầu, về quyết định mua sắm của khách hàng đều là các nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của công ty. Đặc thù sản phẩm của công ty là phân phối trên thị trường công nghiệp, khách hàng chính là các nhà xây dựng các công ty xây dựng nên thường ổn định không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất của công ty. Mà ở đây tính thời vụ chi phối đến nhu cầu của khách hàng. Vào mùa hay mưa lũ thì xây dựng hạn chế nên sản phẩm bán ra sẽ ít hơn so với mùa khô. Nắm bắt được điều này công ty đã có những chiến lược riêng để đảm bảo làm sao khi khách hàng cần là có và không bị ứ đọng nhiều sẽ ảnh hưởng đến chi phí dự trữ. - Biến động của thị trường: Trong thời điểm hiện nay, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu làm cho giá cả tất cả các loại mặt hàng đều tăng mạnh. Điều này gây ảnh hưởng đến tất cả mọi chi phí của công ty từ chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển đến tiền lương… Đây là một vấn đề không nhỏ đòi hỏi công ty phải có những chính sách chiến lược phù hợp để đảm bảo làm sao công ty không vấp phải những sai lầm mà vẫn đảm bảo được doanh thu có lời không gây thiệt hại đến quá trình phát triển của công ty. - Khoa học kỹ thuật: Với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, các loại máy móc thiết bị công nghệ hiện đại luôn ra đời. Đây là một cơ hội lớn đồng thời cũng là một thách thức lớn đối với công ty. Cơ hội ở chỗ: đây là điều kiện tốt cho việc đổi mới thiết bị sản xuất, nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Thách thức ở chỗ: Các doanh nghiệp khác, các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp cũng có điều kiện để đổi mới máy móc, thiết bị. Do đó sẽ làm cho mức độ cạnh tranh tăng lên rất nhiều. Doanh nghiệp phải làm sao để đổi mới, áp dụng khoa học kỹ thuật hợp lý và hiệu quả nhất để có ưu thế trên thị trường. - Chính trị: Môi trường chính trị bao gồm: Vấn đề điều hành của chính phủ, hệ thống luật pháp và các thông tư, chỉ thị, vai trò của các nhóm xã hội. Việt Nam đang xây dựng thể chế kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh và phát triển. Đặc thù sản phẩm của công ty là phục vụ cho xây dựng nên được xã hội và nhà nước coi trọng, công tác xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng ở nước ta đang được nhà nước rất quan tâm đây là một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công ty. 4.3 Hoạt động Marketing Mix của doanh nghiệp 4.3.1. Chiến lược sản phẩm của Công ty CPTĐ Tiến Bộ * Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm được Công ty xác định là tổng thể các đặc điểm và đặc tính của một loại sản phẩm, liên quan đến sự đáp ứng nhu cầu và mục đích của người tiêu dùng. Một sản phẩm chứa đựng nhiều giá trị sử dụng cho nhiều yêu cầu tiêu dùng ở những mức độ khác nhau. Chính giá trị sử dụng và mức độ khác nhau của giá trị sử dụng của sản phẩm là chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến mức độ tiêu thụ sản phẩm, đến sự sống còn của công ty. Do đó mà việc cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm là mục tiêu mà các công ty luôn phấn đấu. Chất lượng sản phẩm không những ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm tiêu thụ mà nó còn ảnh hưởng đến uy tín của Công ty với khách hàng. Muốn bán được hàng thì vấn đề đặt ra cho Công ty là làm sao để sản phẩm của mình được khách hàng chấp nhận. Điều đó có nghĩa Công ty phải quan tâm đến vấn đề sản xuất như thế nào để đạt được hiêu quả và chất lượng cao mà giá thành sản phẩm lại thấp. Do đặc thù riêng nên công ty rất cố gắng để nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty đã mạnh dạn đầu tư thêm nhiều máy móc, thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm. Quá trình sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng sản phẩm. Trong những năm qua Công ty đã không ngừng cải tiến công nghệ và dây truyền sản xuất cho phù hợp với quá trình sản xuất. Nguyên liệu đầu vào của Công ty được Công ty mua từ các nhà cung cấp. Các cấp lãnh đạo của Công ty tiến hành lựa chọn các nguyên vật liệu đầu vào như thép ống, thép tấm..các nhà cung cấp uy tín, cung cấp những sản phẩm đúng tiêu chuẩn, chất lượng, kỹ thuật để sản xuất ra sản phẩm giàn giáo, cốp pha. Sau khi lựa chọn được nguyên vật liệu thì khâu tiếp theo là cắt ống thép sao cho đúng độ dài kích thước để không có sự gây thừa hay thiếu về chiều dài vì nếu đúng độ dài của sản phẩm thì mới đúng tiêu chuẩn còn nếu ngược lại thì sẽ tạo ra những phế phẩm gây ra tổn thất cho Công ty. Đây là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất và khây này được Công ty rất chú trọng. Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm của Công ty (KSC) có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất từ khâu nhập nguyên liệu đến khâu nhập kho thành phẩm. Các phòng ban, phân xưởng luôn trao đổi phối hợp với nhau trong việc tuân thủ tuyệt đối việc thực hiện tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Trong mỗi công đoạn quy trình có ý nghĩa khoa học khác nhau. Để đạt được chất lượng một cách hoàn hảo thì công nhân phải thực hiện nghiêm chỉnh quy trình công nghệ sản xuất, đồng thời các cán bộ KCS theo các khâu sản xuất phải vận hành linh hoạt và sáng tạo. Nhờ đó mà sản phẩm của Công ty không ngừng được hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tất cả các yếu tố trên với những chế độ khuyến mãi, triết khấu hoa hồng của Công ty từng bước tạo nên chất lượng sản phẩm và có thể kéo được khách hàng đến với Công ty. 4.3.2. Chiến lược giá của Công ty Cổ phần Tập Đoàn Tiến Bộ Nếu chất lượng sản phẩm là uy tín là thước đo của sản phẩm thì giá cả là yếu tố quyết định trong việc sản phẩm được tiêu thụ hay không và được tiêu thụ nhiều hay ít. Tuy chất lượng tốt mà giá cả cao thì nhiều khách hàng có nhu cầu xong không được tiêu dùng. Vì vậy giá cả luôn được coi là chỉ số để khách hàng đánh giá phần được và phần chi phí bỏ ra để sở hữu, tiêu dùng sản phẩm hàng hóa. Do đó việc xác định giá cả của sản phẩm giữ vai trò quan trọng liên quan đến sự phát triển của Công ty. Bộ phận phòng kinh doanh thường xuyên đi sâu nghiên cứu thị trường về giá bán của các Công ty cạnh tranh để từ đó đề xuất và đưa ra giá bán cho phù hợp với từng loại sản phẩm nhằm tạo ra sức mạnh cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại. Bên cạnh đó chính sách giá bán của Công ty rất linh hoạt và mềm dẻo trong từng thời điểm nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm trên toàn bộ thị trường, nhất là các thị trường trọng điểm như Thái Nguyên, Hà Nội. Mức giá phù hợp là mức giá mà tại đó có thể bù đắp được chi phí và đem lại cho Công ty một phần lợi nhuận, giá đó được khách hàng chấp nhận. Vì thế, tuỳ thuộc vào sự nhạy bén, hiểu biết tâm lý khách hàng, tuỳ thuộc vào mục tiêu Marketing mà Công ty sẽ đưa ra những chính sách giá cao hơn, thấp hơn hay ngang bằng với giá thị trường. Chính sách định giá của Công ty được xây dựng chủ yếu dựa vào chi phí điều kiện cộng lãi dự tính. Do mặt hàng kinh doanh khá phong phú nên với đa số các mặt hàng có giá trị không lớn thì Công ty thường sử dụng kĩ thuật định giá theo một công thức nhất định, thường tính giá bằng cách cộng thêm một tỷ lệ lãi vào chi phí. Mặc dù môi trường kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập Đoàn Tiến Bộ khá thuận lợi do đối thủ cạnh tranh rất ít trong tỉnh Thái nguyên song không vì thế mà Công ty định giá cao một cách tuỳ ý. Hầu hết các mặt hàng được định giá cao thấp hơn hoặc ngang bằng so với giá thị trường nhưng điều cốt yếu nhất là chất lượng hàng hoá được đảm bảo với tiêu chuẩn cao. Không tồn tại tình trạng kinh doanh hàng kém chất lượng không đảm bảo độ an toàn cho người tiêu dùng và người sử dụng. Trong vận hành giá bán lẻ, để tạo mặt bằng về giá bán tại các khu vực thị trường đều như nhau, Công ty đã ban hành chính sách hỗ trợ giá vận tải cho từng khu vực thị trường. Đồng thời luôn có sự rà soát kiểm tra vận chuyển của các đại lý, tránh tình trạng dỡ hàng ở giữa quãng đường vận chuyển, gây mất ổn định về giá, có cơ chế thưởng phạt với các đại lý bán hàng hiệu quả. Cho nên Công ty không có sự phân biệt giá theo đối tượng khách hàng thường bán với giá được niêm yết và áp dụng chung cho mọi khách hàng. Việc niêm yết này tạo niềm tin cho khách hàng và bắt buộc nhân viên bán hàng phải bán đúng giá niêm yết, tránh hiện tượng tiêu cực làm ảnh hưởng đến danh tiếng và uy tín của Công ty. Khách hàng của công ty, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công việc xây dựng, sửa chữa các công trình,...nên vấn đề khách hàng quan tâm ở đây ngoài giá cá của sản phẩm còn có chất lượng của sản phẩm, hàng hóa. Trong đó việc mặc cả giá cũng có trong quá trình mua hàng nhưng điều chủ yếu mà khách hàng quan tâm chính là chất lượng có đúng tiêu chuẩn và đảm bảo độ an toàn cho họ khi họ sử dụng sản phẩm, hàng hoá của Công ty. Do đó, công việc định giá cũng là một khó khăn đối với Công ty vì hiện nay Công ty mở rộng thị trường của mình sang nhiều tỉnh thành khác cho nên sẽ có thêm rất nhiều đối thủ cạnh tranh mới. 4.3.3. Chiến lược phân phối sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập Đoàn Tiến Bộ Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì ngày càng có nhiều công ty quan tâm đến chiến lược phân phối sản phẩm để thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm tạo lợi thế cạnh tranh dài hạn cho công ty trên thị trường hoạt động kênh phân phối sản phẩm giải quyết vấn đề hàng hóa, dịch vụ được đưa đến cho khách hàng. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường trong các năm qua Công ty đã xây dựng được mạng lưới phân phối sản phẩm. Hiện nay Công ty đã xây dựng được một mạng lưới rộng khắp các tỉnh miền núi phía bắc và đang mở rộng sang một số tỉnh thành phố khác. Có thể nói hệ thống kênh phân phối của Công ty bước đầu là một kênh phân phối hiệu quả làm lòng cốt cho việc gia tăng số lượng tiêu thụ sản phẩm trong tương lai. Để nâng cao sản lượng tiêu thụ cũng như uy tín của mình, Công ty đang tổ chức thực hiện hai kênh tiêu thụ đó là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp. - Kênh phân phối trực tiếp: Kênh phân phối này được Công ty sử dụng ngay tại Công ty, đây là hình thức bán sản phẩm tại Công ty cho khách hàng. Kênh này có ưu điểm là Công ty trực tiếp tiếp xúc được với khách hàng và giảm được các khoản chi phí trung gian, nắm bắt được thông tin thị trường một cách nhanh chóng nhưng hạn chế của kênh phân phối này là Công ty chỉ có tác dụng với một lượng nhỏ khách hàng có điều kiện, ở khu vực lân cận Công ty hoặc những khách hàng có nhu cầu mua với số lượng sản phẩm lớn. - Kênh phân phối gián tiếp: Quá trình tiêu thụ của Công ty tiến hành qua kênh gián tiếp được thực hiện thông qua các kênh trung gian đó là các chi nhánh, đại lý đại diện cho Công ty tại các địa phương, các tỉnh thành phố làm nhiệm vụ đưa sản phẩm đến với khách hàng hay chính là người tiêu dùng. Ngoài ra các đại lý, chi nhánh của Công ty còn có nhiệm vụ đó là dịch vụ sau bán hàng cụ thể như bảo hành, khuyến mại và đổi hàng hóa, sản phẩm khi có sai sót kỹ thuật. Vậy phần nào Công ty Cổ phần Tập Đoàn Tiến Bộ có được chiến lược phân phối sản phẩm riêng. Tuy nhiên với tình hình thị trường đầy biến động phức tạp khó lường như hiện nay đòi hỏi Công ty phải làm tốt hơn nữa để đảm bảo cho quá trình lưu thông hàng hóa, sản phẩm được tốt hơn và giảm được tối đa các khoản chi phí cho quá trình phân phối như chi phí đặt hàng, chi phí hoa hồng... 4.3.4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp của Công ty Cổ phần Tập Đoàn Tiến Bộ Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì hoạt động xúc tiến hỗn hợp (XTHH) được coi là một trong những công cụ cạnh tranh đắc lực, thu hút sự chú ý của khách hàng, tăng niềm tin, sự tín nhiệm của khách hàng đối với Công ty, kích cầu tiêu dùng. Nhận thức được tầm quan trọng trong vấn đề này thời gian qua Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp, kỹ thuật xúc tiến hỗn hợp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động xúc tiến hỗn hợp thể hiện qua 4 công cụ là quảng cáo, bán hàng cá nhân, xúc tiến bán, quan hệ công chúng. - Quảng cáo: Ban đầu khi mới thành lập Công ty có chức năng sản xuất kinh doanh, vả lại hoạt động trong môi trường kinh doanh khá thuận lợi, đối thủ cạnh tranh ít nên Công ty Cổ phần Tập Đoàn không mấy quan tâm đến công tác quảng cáo. Do đó, ban đầu khi Công ty mới đi vào hoạt động thì Công ty không có chương trình quảng cáo nào lớn trên các phương tiện này mà chỉ quảng cáo một cách đơn giản qua các biển đề tên Công ty và các băng zon được treo tại các công trường, xí nghiệp,.... chi phí dành cho quảng cáo chiếm một khoảng rất nhỏ trong tổng chi phí. Hiện nay, Công ty chưa có bộ phận quảng cáo chuyên trách nhưng do cơ chế thị trường cho nên công tác quảng cáo được chú trọng trong một vài năm gần đây. Công ty xem việc quảng cáo là một phương pháp truyền tải các thông tin về chất lượng, mẫu mã... các sản phẩm. trong vài năm qua, công tác quảng cáo đã phát huy triệt để các phương tiện thông tin đại chúng. Hình thức quảng cáo chủ yếu của Công ty là quảng cáo trên Tivi và trên Internet để đưa ra các thông tin cho thị trường biết một số sản phẩm mới có chất lượng cao, đưa ra những thay đổi về giá cả, thông báo những dịch vụ hiện có. Ngoài ra Công ty có quảng cáo trên báo chí, tạp chí công nghiệp, tham gia vào các hội chợ triển lãm hay quảng cáo bằng catalog... - Bán hàng cá nhân: Bán hàng cá nhân lại khá được quan tâm và chủ yếu được thực hiện thông qua nhân viên bán hàng và được thể hiện trong nội dung tiến trình nghiệp vụ bán hàng và nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh. Trong thương mại bán lẻ, nhân viên bán hàng có chức năng nhiệm vụ chính là phục vụ khách hàng theo hướng tìm loại hàng mà khách cần, giúp đỡ khách hàng chọn lựa và thử hàng, bao gói, thu tiền và nói chung là tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua hàng. Nắm được vai trò quan trọng của nhân viên bán hàng, trong những năm vừa qua, Công ty đã quan tâm đến công tác đào tạo, huấn luyện đội ngũ nhân viên bán hàng, đặc biệt là nâng cao trình độ giao tiếp cho nhân viên bán hàng. Thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng ngày càng được nâng cao. Kết quả cho thấy, hiện nay Công đã có các cửa hàng trưng bày hàng hoá với đội ngũ nhân viên bán hàng nhiệt tình, năng động. - Về hoạt động xúc tiến bán thì do khách hàng của Công ty thay đổi số lượng theo mùa nên Công ty đã cố gắng đảm bảo cung ứng đầy đủ lượng hàng hoá vào những dịp số lượng khách hàng nhiều và họ mua với số lượng lớn. Ngoài ra Công ty còn tiến hành phương pháp chiết giá, khuyến mại trong một số dịp để thu hút khách hàng. Tuy nhiên chiến lược này Công ty còn sử dụng hạn chế và thiếu tính linh hoạt nên chưa thu hút lôi cuốn được sự chú ý của khách hàng. Do đó, hình thức này chưa mang lại hiệu quảng cáo. - Quan hệ công chúng: Do đặc điểm khách hàng của Công ty là các Công ty, tổ chức đoàn thể và các cá nhân mua sản phẩm để phục vụ cho công việc liên quan đến xây dựng, sửa chữa các công trình. Để gây được sự chú ý của khách hàng đến Công ty thì Công ty có tổ chức Công ty tham gia tài trợ cho các phong trào của tỉnh như bóng đá, cầu lông... Mặc dù vậy nhưng hoạt động xúc tiến hỗn hợp của Công ty vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả và việc hoạch định ngân sách dành cho quảng cáo là chưa có và ổn định cho nên các hoạt động quảng cáo của Công ty vẫn còn diễn ra lẻ tẻ không mang tính chu kỳ. PHẦN V: NỘI DUNG VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT DANH SÁCH NGUỒN NHÂN LỰC BỘ PHẬN SẢN XUẤT CỐP PHA – GIÀN GIÁO, THIẾT BỊ XÂY DỰNG STT CHUYÊN MÔN SỐ LƯỢNG KINH NGHIỆM < 5 NĂM > 5 NĂM I. ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG 1 Kỹ sư cơ khí 12 7 5 2 Kỹ sư điện 2 2 3 Kỹ sư xây dựng 3 1 2 4 Cử nhân kinh tế 3 2 1 5 Cử nhân TC-KT 3 1 2 6 Kỹ sư chế tạo máy 5 1 4 II. TRUNG CẤP 1 Trung cấp cơ khi, chế tạo máy 67 39 28 2 Trung cấp TC-KT 2 2 3 Trung cấp điện 3 1 2 4 Trung cấp hàn 112 69 43 II. CÔNG NHÂN KỸ THUẬT 1 Công nhân cơ khí 27 5 22 2 Công nhân hàn 19 7 12 TỔNG 258 133 125 (Tài liệu do: Phòng hành chính - tổ chức cung cấp) DANH MỤC MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ SẢN XUẤT CỐP PHA- GIÀN GIÁO STT Tên máy móc/ thiết bị Số lượng Xuất xứ 1 Máy cắt phôi 60T 02 Nhật 2 Máy tạo hình U 03 Trung Quốc 3 Máy tở tôn 01 Trung Quốc 4 Máy đột dập 10 Nhật 5 Máy đột lỗ khóa giáo 03 Nhật 6 Máy hàn 48 Việt Nam 7 Máy cắt sắt 20 Việt Nam 8 Máy phun sơn 05 Việt Nam 9 Máy tiện 02 Nhật 10 Máy mài 20 Nhật 11 Máy khoan 15 Trung Quốc 12 Máy cắt tôn 05 Trung Quốc (Tài liệu do: Phòng Khoa học - Kỹ thuật cung cấp) STT Tên phương tiện Đơn vị tính (chiếc) Ghi chú 1 Xe tải 8 tấn 2 2 Xe tải 5 tấn 5 3 Xe tải 3,5 Tấn 11 4 Xe tải 1,25 Tấn 13 5 Xe 4 chỗ phục vụ kinh doanh 12 6 Xe 7 chỗ phục vụ kinh doanh 2 (Tài liệu do: Phòng Khoa học - Kỹ thuật cung cấp) SẢN LƯỢNG GIÀN GIÁO CỐP PHA SẢN XUẤT TRONG 1 NĂM Hiện nay với 02 xưởng trực tiếp sản xuất giàn giáo cốp pha có diện tích 10.000 m2 mặt bằng nhà xưởng, bên cạnh đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm là hệ thống máy, móc trang thiết bị hiện đại, sản xuất ra những sản phẩm tốt nhất để cung cấp cho bạn hàng: STT Tên sản phẩm Đơn vị tính Công xuất/Tháng 1 Giàn giáo thép Bộ 31.200 2 Cốp pha thép M2 45.000 3 Giáo chống tổ hợp (Pall) Khung 36.000 4 Phụ kiện giáo Pall Sản phẩm 50.000 5 Cột chống đơn thép Cây 40.000 5.1 Quản lý dự trữ Quản lý tốt công tác dự trữ sẽ giúp Công ty tiết kiệm chi phí lưu động và cải thiện chỉ tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đối với các loại chi phí: vốn, lao động, bảo quản, vận chuyển, kho bãi….quản lý dự trữ làm giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận cho Công ty. Đối với vấn đề dự trữ trong doanh nghiệp, ta phân biệt làm hai loại là dự trữ và sản phẩm hoàn thành trong kho (hàng tồn kho). Dự trữ nguyên vật liệu Vì công ty sản xuất theo theo đơn đặt hàng, mặt khác đặc điểm nguyên vật liệu nhiều khi do phía khách hàng chỉ định (dùng loại thép, tôn nào). Nguyên phụ liệu sẽ được lên kế hoạch mua khi có đơn đặt hàng và được mua với khối lượng đủ để sản xuất thành phẩm tức là công ty đặt hàng với loạt tuỳ ý (L4L) - cỡ lô của mỗi lần đặt hàng bằng với nhu cầu của kì nó cần phục vụ (bao gồm cả dự trữ bảo hiểm bù đắp do KCS loại bỏ một phần nguyên phụ liệu không đạt tiêu chuẩn). Số lượng mỗi lần đặt hàng phụ thuộc vào đơn đặt hàng. Xác định nhu cầu nguyên vật liệu theo các bước sau: Bước 1: Trước tiên, cần xác định rõ nhu cầu nguyên vật liệu cho từng đơn vị hàng hoá. Ví dụ, sản xuất 1 bộ giáo tiệp (có 2 chân giáo), 1 chân giáo (kí hiệu: A) cần: Sơ đồ kết cấu sản phẩm: A(2) B(1.5) C(12) F(4) E(1.2) D(2.45) G(2) Nguyên liệu Đơn vị Kí hiệu Số lượng Tổng Ống Ø 42 M B 1.5 3 Ống Ø 34 Cm C 12 24 Ống Ø 25 M D 2.4 4.8 Ống Ø 48 M E 1.2 2.4 Chốt Ø 12 chiếc F 4 8 Long đen chiếc G 2 4 Bước 2: từ kết quả tính toán ở bước 1, ta tập hợp nhu cầu nguyên vật liệu cho từng sản phẩm, cho toàn bộ sản phẩm. Bước 3: Phát lệnh đặt hàng. Dự trữ hàng bán Hiện nay, sản phẩm do công ty sản xuất ra được đem đi tiêu thụ ngay, không có hàng hoá tồn kho. 5.2 Công tác lập kế hoạch điều độ sản xuất. Công ty xác định rõ, công tác lập điều độ sản xuất hướng đến đạt được các yêu cầu sau: Thoả mãn thời hạn giao hàng Giảm đến mức tối thiểu các kì giao nhận Giảm thời gian chuẩn bị và chi phí sản xuất Giảm tại chế phẩm (sản phẩm dở dang) Tăng hiệu quả sử dụng các máy Quá trình sản xuất: Nguyên vật liệu Máy cắt tôn Máy lốc tôn Máy đột Hàn thành khung Bàn gá ép khung Lò sơn Nhập kho QUY TRÌNH ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT Bước 1: Tiếp nhận thông tin sản xuất Bước 2: Tiền sản xuất Bước 3: Vào sản xuất Bước 1: Tiếp nhận thông tin sản xuất Nhận kế hoach sản xuất tháng giao cho xưởng Nhận thông tin đơn hàng( tài liệu tác nghiệp…) Lập kế hoạch dàn chuyền cho xưởng Bước 2: Tiền sản xuất Xây dựng kế hoạch ra chuyền trong tháng Kiểm tra tình hình nguyên phụ liệu theo mầu, cỡ, số lượng thực tế Ghép cỡ đi sơ đồ Lệnh xuất nguyên liệu Lệnh cắt bán thành phẩm Bước 3: Vào sản xuất Xây dựng kế hoạch sản xuất cho các tổ Kiểm tra tính đồng bộ trước khi vào sản xuất Lệnh cấp BTP Lệnh xuất phụ liệu Xây dựng định mức giao khoán hàng ngày cho các tổ Tổng hợp ra chuyền theo mốc giờ Xử lý phát sinh trong sản xuất Báo cáo tiến độ sản xuất hàng ngày 5.3 Phương pháp dự báo của doanh nghiệp. Sản lượng tiêu thụ qua các 4 năm của mặt hàng STT Tên sản phẩm Đơn vị Sản lượng (1000 đơn vị) 2006 2007 2008 2009 1 Giàn giáo thép Bộ 300 342 360 377.4 2 Cốp pha thép M2 360 420 444 540 3 Giáo chống tổ hợp (Pall) Khung 324 360 372 432 4 Phụ kiện giáo Pall Sản phẩm 360 432 480 600 5 Cột chống đơn thép Cây 240 300 360 480 (Tài liệu do Phòng Kinh doanh cung cấp) Dự báo cho năm 2010, 2011: Doanh nghiệp tiến hành dự báo theo phương pháp trung bình động 3 kỳ. ta có kết quả dự báo như sau: STT Tên sản phẩm Đơn vị Sản lượng (1000 đơn vị) 2010 2011 1 Giàn giáo thép Bộ 359.8 365.733 2 Cốp pha thép M2 468 484 3 Giáo chống tổ hợp (Pall) Khung 388 397.333 4 Phụ kiện giáo Pall Sản phẩm 504 528 5 Cột chống đơn thép Cây 380 406.667 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: Kết luận: Công ty cổ phần tập đoàn Tiến Bộ có lợi thế là đơn vị đầu tiên cung cấp các sản phẩm phục vụ xây dựng ở địa bàn tỉnh Thái nguyên, không phải tham gia vào thị trường cạnh tranh gay gắt như các sản phẩm sản xuất kinh doanh khác nhưng công ty phải tiến hành thực hiện tốt công tác cung cấp dịch vụ cho khách hàng, tiến hành giải đáp tất cả những thắc mắc mà khách hàng phản ánh, phục vụ tận tình… Công ty đáp ứng tốt những đòi hỏi của khách hàng thì Công ty cũng gặt hái được những thành công trong sản xuất, kinh doanh. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng thì Công ty cần phải tiến hành xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động marketing. Một trong những biện pháp nhằm thúc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm là chiến lược marketing - mix, vai trò của marketing rất quan trọng đối với Công ty trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc thực hiện hoạt động marketing giúp cho Công ty nhanh nhạy trong việc nắm bắt những biến động chung của môi trường kinh doanh hiện tại, nó là cội rễ trong việc gặt hái thành công của Công ty trên thị trường. Qua nghiên cứu đánh giá những thành công, những tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, Công ty cần thực hiện tốt các giải pháp hoàn thiện hệ thông tổ chức và hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hang tại Công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty, khẳng định vị trí của mình trong thị trường cung ứng vật liệu xây dựng. Để thực hiện được định hướng mục tiêu phát triển trong tương lai thì Công ty cần thực hiện các biện pháp như: Củng cố thị trường hiện có, nghiên cứu, lựa chọn, thiết lập hệ thống thông tin giữa các kênh phân phối. Đảm bảo hệ thống liên lạc giữa các cấp, xây dựng chiến lược giá cả hợp lý, tổ chức hoạt động Marketing trong Công ty …Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty và khẳng định vị trí của Công ty trên thị trường trong nước và ngoài nước. Kiên nghị: Tạo điều kiện chuyển giao công nghê mới và các tiến bộ KHKT vào sản xuất kinh doanh marketing và hoạt động marketing . Công ty cổ phần tập đoàn Tiến Bộ cần thực hiện các giải pháp marketing và cải tiến trang bị kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận cũng như nâng cao thu nhập của cán bộ công nhân viên của Công ty. Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường điện, công trình công cộng, đài phát thanh, sóng truyền thanh … nhằm mục đích tuyên truyền, quảng cáo thương hiệu giàn giáo Tiến bộ tới người tiêu dùng. A(12)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tế môn học tại- CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TIẾN BỘ.doc
Luận văn liên quan