Đề tài Thực tế việc mua lại, sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp trên thế giới hiện nay

Lý thuyết chung. I. Định nghĩa II. So sánh giữa các khái niệm cơ bản 1. Sự khác nhau giữa Mua lại và Sáp nhập 2. Sự khác nhau giữa hợp nhất - thâu tóm doanh nghiệp: III. Những động cơ thúc đẩy việc mua lại, hợp nhất và sát nhập doanh nghiệp 2. Cộng hưởng trong M&A 3. Rủi ro IV. Các phương thức mua lại, sát nhập, hợp nhất 1. Một số hình thức Sáp nhập 2. Mua lại 3. Các loại hợp nhất doanh nghiệp hiện nay Hợp nhất doanh nghiệp theo chiều ngang (Horizontal Mergers): Hợp nhất doanh nghiệp theo chiều dọc (Vertical Mergers) Hợp nhất doanh nghiệp tổ hợp (Conglomerate Mergers) V. Vấn đề định giá trong M&A Nguyên tắc thực hiện thương vụ M&A 1. Những phương thức định giá doanh nghiệp mục tiêu và tác động của việc xem xét tài chính đến việc định giá. 2. Khi mua lại một doanh nghiệp mà việc định giá tài sản phải do một cơ quan định giá được uỷ quyền thực hiện 3. Hạn chế tối đa sự trùng lặp giữa việc xem xét các khía cạnh pháp lý với việc xem xét các khía cạnh tài chính trước đàm phán M&A 4. Xác định các nghĩa vụ và rủi ro tiềm ẩn 5. Xung đột lợi ích VII. Trình tự tiến hành thương vụ M&A 1. Xem xét đánh giá doanh nghiệp mục tiêu (due diligence) 3. Hoàn tất hoạt động M&A VIII. Điều tiết sáp nhập, mua lại trên thế giới B. Tình hình sáp nhập, mua lại trên thế giới 1. Sáp nhập, mua lại trên thế giới Hãng Reuters đã sáp nhập với Thomson - Một trong những ví dụ điển hình về M&A. M&A sẽ tiếp tục bùng nổ Các vụ mua bán sáp nhập lớn trên thế giới tính đến năm 2009 M&A trong khối ngành công nghệ M&A trong khối ngành ôtô Phân tích một số vụ M&A lớn trên Thế giới xảy ra vào đầu năm 2009

docx53 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9977 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tế việc mua lại, sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp trên thế giới hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đối với người bán, việc cung cấp các thông tin nhạy cảm có thể gây tổn hại cho doanh nghiệp trong trường hợp việc mua bán không thành, nhưng đồng thời nó cũng giúp nâng cao giá bán doanh nghiệp nếu thương vụ được hoàn tất. Vì vậy, thông thường bên bán kiểm tra việc cung cấp thông tin sao cho các thông tin nhạy cảm chỉ được tiết lộ khi họ cảm thấy thương vụ M&A có khả năng thực hiện được. Trên thực tế có thể xảy ra trường hợp một hãng kiểm toán được hai hoặc nhiều khách hàng có lợi ích cạnh tranh trong một thương vụ lựa chọn. Trong trường hợp này, nguyên tắc bí mật khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất, phải được quản lý với những quy tắc kiểm soát nhất định. Một trong những quy tắc đó là có cơ chế rõ ràng, nhằm giảm thiểu thông tin mật bị sử dụng không phù hợp. Bên cạnh nhiều biện pháp bảo mật khác, cần phải thường xuyên thông báo cho khách hàng về các xung đột lợi ích tiềm năng, đồng thời tiến hành các bước cần thiết để thiết lập các chế tài đạo đức như là những rào cản để tránh rò rỉ thông tin.  VII. Trình tự tiến hành thương vụ M&A Thông thường, việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp cần tuân thủ một số bước bắt buộc, có ảnh hưởng đến chất lượng của thương vụ. Có thể chia ra là 3 bước cơ bản là: xem xét đánh giá doanh nghiệp mục tiêu, đàm phán và cuối cùng là hoàn tất thương vụ, chuyển sở hữu doanh nghiệp mục tiêu.  1. Xem xét đánh giá doanh nghiệp mục tiêu (due diligence) Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng đối với người mua, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của thương vụ M&A. Khi tiến hành cần xem xét kỹ doanh nghiệp mục tiêu trên tất cả các phương diện, đó là: - Các báo cáo tài chính Xem xét các báo cáo tài chính và các bản khai thuế của doanh nghiệp trong vòng 3-5 năm, để đánh giá được tình trạng tài chính hiện tại và xu hướng trong tương lai. Những số liệu này phải được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập có uy tín. Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp mục tiêu trên nhiều khía cạnh, chỉ tiêu như: mức độ lành mạnh; sự phù hợp giữa các báo cáo tài chính và các bản khai thuế: Tỷ suất vận hành và bán hàng của doanh nghiệp trong tương quan với mức trung bình của ngành kinh doanh đó;... Các số liệu này cho phép xác định giá trị thực của doanh nghiệp mục tiêu. - Các khoản phải thu và phải chi Kiểm tra ngày tháng trên các hoá đơn xem doanh nghiệp mục tiêu có thanh toán kịp thời không. Thời hạn thanh toán có thể khác nhau tuỳ từng ngành kinh doanh, song thường từ 30 đến 60 ngày. Nếu các lệnh trả tiền được thanh toán sau thời hạn ghi trong hoá đơn từ 90 ngày trở lên, thì có nghĩa là người chủ doanh nghiệp có thể đang gặp khó khăn với việc thu chi. Việc tìm hiểu xem doanh nghiệp có bị đặt dưới quyền xiết nợ do không thanh toán được các hoá đơn hay không là rất quan trọng. - Đội ngũ nhân viên Xác định tầm quan trọng của đội ngũ nhân viên đối với sự thành công của doanh nghiệp (bao gồm: xem xét thói quen làm việc của nhân viên; thời gian làm việc của các nhân viên chủ chốt; khả năng tiếp tục ở lại làm việc cho công ty sau khi có sự thay đổi chủ sở hữu; hình thức khuyến khích cần thiết để giữ nhân viên chủ chốt; khả năng dễ dàng thay thế nhân viên chủ chốt; mối quan hệ của nhân viên chủ chốt với các khách hàng khách hàng của công ty... - Khách hàng Đây là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp mục tiêu. Phải bảo đảm là các khách hàng cũng bền vững như những tài sản hữu hình khác của doanh nghiệp. Đánh giá khách hàng trên một số khía cạch chủ yếu sau: Mối quan hệ với người chủ hiện thời của doanh nghiệp, lịch sử khách hàng quan hệ với doanh nghiệp và mức độ đóng góp của mỗi khách hàng vào lợi nhuận của doanh nghiệp; đánh giá khả năng khách hàng sẽ ra đi hay ở lại khi doanh nghiệp chuyển sang chủ sở hữu mới; chính sách của doanh nghiệp đối với việc giải quyết các khiếu nại, trả lại hàng đã mua, tranh chấp... mối quan hệ của Người chủ cũ của doanh nghiệp đối với cộng đồng hay ngành kinh doanh.... - Địa điểm kinh doanh Đây là điều đặc biệt quan trọng nếu doanh nghiệp mục tiêu là một công ty bán lẻ. Địa điểm kinh doanh có tầm quan trọng như thế nào đối với sự thành công của công ty? Địa điểm của công ty bạn định mua tốt như thế nào? Ở đó có đủ chỗ đỗ xe để tạo thuận tiện cho khách hàng đến với công ty không? Công ty phụ thuộc như thế nào vào việc bán hàng cho các khách hàng trong khu vực? Triển vọng kinh doanh trong tương lai ở khu vực này ra sao? Liệu nơi này có đang trong quá trình thay đổi nhanh chóng từ khu chung cư mới sang toà nhà văn phòng hay không? Địa điểm kinh doanh này có trở nên cuốn hút hơn hay ít cuốn hút hơn do những thay đổi ở khu vực lân cận hay không? - Tình trạng cơ sở vật chất Môi trường hoạt động của một doanh nghiệp có thể cho biết rất nhiều về doanh nghiệp đó. Việc xem xét, đánh giá khía cạnh này của doanh nghiệp mục tiêu do đó rất quan trọng. - Các đối thủ cạnh tranh Xem xét khía cạnh này để xác định năng lực cạch tranh của doanh nghiệp mục tiêu trong ngành kinh doanh. Cần trả lợi được một số vấn đề cơ bản: Các đối thủ cạnh tranh là ai và chiến thuật của họ là gì? Trong kinh doanh có thường xảy ra các cuộc chiến về giá cả không? Gần đây môi trường cạnh tranh đã thay đổi như thế nào? Có đối thủ cạnh tranh nào đã phải bỏ cuộc không? Lý do tại sao? - Đăng ký kinh doanh, các giấy phép và việc phân chia khu vực kinh doanh Cần đảm bảo là các giấy phép kinh doanh chính và các văn bản pháp lý khác có thể được chuyển giao lại cho bên mua một cách dễ dàng. Cần tìm hiểu xem quá trình chuyển giao sẽ như thế nào, phí tổn là bao nhiêu, bằng cách liên hệ với các nhà chức trách địa phương có thẩm quyền. Nếu doanh nghiệp là một công ty cổ phần thì được đăng ký kinh doanh theo quy chế nào? Có phải công ty đang hoạt động với tư cách là một tập đoàn nước ngoài hay không? - Hình ảnh công ty Cách thức mà một công ty được công chúng biết đến có thể là một tài sản đáng kể hoặc một khoản nợ phải trả mà không thể đánh giá được trong bản quyết toán. Có rất nhiều yếu tố vô hình cần xem xét khi đánh giá một công ty: cách thức phục vụ khách hàng, cách thức nhân viên công ty trả lời điện thoại và mức độ hỗ trợ cộng đồng hay ngành kinh doanh đó. 2. Đàm phán giá Các thông tin nhận được trong giai đoạn xem xét đánh giá doanh nghiệp mục tiêu sẽ được xử lý để doanh nghiệp mua lại quyết định có mua doanh nghiệp mục tiêu đã chọn hay không. Nếu quyết định mua lại, bước tiếp theo là đàm phán giá mua lại doanh nghiệp. Khi tiến hành đàm phán, việc tìm hiểu mục đích, động lực của các bên tham gia có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhiều khi có vai trò quyết định thành công của thương vụ M&A. Các động lực của người bán được hình thành và chịu ảnh hưởng bởi một loạt các “động lực giá trị” (value drivers). Có hai loại giá trị chủ yếu là loại giá trị tiếp cận (approach value) và loại giá trị lảng tránh (avoidance value). Các giá trị tiếp cận là mục đích chúng ta hướng tới, như tiền bạc, sự giàu có, cuộc sống sang trọng... còn các giá trị lảng tránh là những yếu tố bất lợi chúng ta muốn tránh, như những tác động tiêu cực của sự phát triển, các khó khăn nội bộ doanh nghiệp, những rủi ro chung, các vấn đề liên quan đến áp lực công việc... Thông thường, người mua luôn cố gắng tìm hiểu động lực nào để người bán muốn bán doanh nghiệp của mình. Việc hiểu rõ động lực của người bán sẽ giúp cho người mua có kế hoạch đàm phán hợp lý, tận dụng được các cơ hội và phát hiện được các rủi ro cũng như điểm yếu cần khắc phục. Một nghiên cứu của hãng Price Waterhouse Coopers (PwC) đã phân tích các giá trị tiếp cận chung của người mua thông qua việc điều tra 300 chủ doanh nghiệp tư nhân, là những người đã từng bán hoặc chuyển đổi doanh nghiệp của họ. Kết quả nghiên cứu ở Bảng dưới đây: Giá trị tiếp cận trong động lực bán doanh nghiệp TT Giá trị tiếp cận % số người lựa chọn 1 Tối đa hoá lợi nhuận 79 2 Tối thiểu hoá mức thuế phải nộp 73 3 Bảo vệ khả năng tồn tại công ty 71 4 Tối thiểu hoá rủi ro cho người bán 64 5 Bảo vệ việc làm cho người lao động 44 Nguồn: Acquisition Marketplace Review, 2007 Trong trường hợp M&A thôn tính (hostile M&A hoặc poison M&A), bên bán buộc phải bán doanh nghiệp của mình do áp lực của bên mua, như là quy luật của cạnh tranh thị trường. Động lực của người mua trong hầu hết các trường hợp M&A tương tự như động lực của người bán, đó là tối đa hoá lợi nhuận, mở rộng thị trường; tăng doanh thu, địa bàn hoạt động, lĩnh vực hoạt động; tối thiểu hoá thuế suất tính trên doanh thu... Mục đích bao trùm của M&A là duy trì và mở rộng hoạt động của doanh nghiệp, đối đầu với cạnh tranh trên thị trường. Trong nhiều trường hợp, việc mua lại một doanh nghiệp đối thủ hoạt động trên cùng một lÜnh vực xuất phát từ động lực triệt tiêu cạnh tranh, một động thái không có lợi cho xã hội và người tiêu dùng.  3. Hoàn tất hoạt động M&A Đây là bước hoàn tất cuối cùng chuyển sở hữu doanh nghiệp, hoà nhập hoạt động của doanh nghiệp mới mua vào hoạt động chung của doanh nghiệp thôn tính. VIII. Điều tiết sáp nhập, mua lại trên thế giới Trên thế giới, M&A được xem xét, điều tiết chủ yếu từ góc độ của pháp luật về cạnh tranh. Nhìn chung các điều khoản về sáp nhập, mua lại trong Luật cạnh tranh ở các nước trên thế giới không có tính bắt buộc. Cụ thể là không cần thiết phải rà soát một cách hệ thống và thông qua tất cả các vụ sáp nhập, mua lại. Yêu cầu thông báo về mọi vụ sáp nhập, mua lại sẽ tạo ra gánh nặng không đáng có cho cơ quan quản lý, làm phát sinh các khoản chi phí không hợp lý và làm chậm quá trình sáp nhập, mua lại. Theo Điều 91 Luật Cạnh tranh Canada (Bản sửa đổi bổ sung năm 1985), sáp nhập được hiểu là việc mua hoặc thiết lập, trực tiếp hay gián tiếp, bởi một hay nhiều người, bằng cách mua hay thuê mua cổ phần hoặc tài sản, sự kiểm soát đối với toàn bộ hay một phần của hoạt động kinh doanh của một đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, khách hàng hoặc một người nào khác bằng cách kết hợp hay liên kết hoặc hình thức khác. Ở các nước trên lãnh thổ Liên Xô trước đây (các nước SNG), pháp luật cạnh tranh tạo ra hành lang pháp lý để kiểm soát các hoạt động có tính chất tập trung quyền lực kinh tế (hợp nhất, sáp nhập, mua lại quyền điều hành, dưới mọi hình thức theo chiều ngang, chiều dọc hay liên kết tập đoàn). Khi quy định cụ thể về sáp nhập, phần lớn các nước SNG thiết lập cơ chế thông báo trước khi hoàn thành việc sáp nhập. Việc thông báo này chỉ có tính bắt buộc khi các doanh nghiệp liên quan sẽ có (hoặc hầu như sẽ đạt được) một quyền lực trên thị trường ở mức nhất định. Trong thời gian quy định, các bên tham gia giao dịch phải thông báo trước việc sáp nhập cho cơ quan chống độc quyền, nêu rõ tất cả các thông tin cần thiết. Các thông tin phải cung cấp có thể gồm các hoạt động chủ yếu, khối lượng hàng hóa sản xuất và bán hàng năm, thị phần của các bên, mục đích sáp nhập/ mua lại và các vấn đề tương tự. Không có quyết định cho phép sáp nhập của cơ quan chống độc quyền, doanh nghiệp mới hình thành sẽ không được đăng ký pháp nhân một cách chính thức (Kazakhstan, Liên bang Nga, Belarus, Grudia, Kyrgyzstan Cộng hòa Moldova). Cách đây không lâu, việc mua lại quyền kiểm soát công ty ở Nhật Bản còn hiếm, như¬ng hiện giờ các hoạt động này đang diễn ra nhộn nhịp nhờ vào những quy chế mới về kế toán; xóa bỏ dần tình trạng cổ phần chéo truyền thống có thời từng là một rào cản lớn đối với các hoạt động sáp nhập và mua lại công ty. Những rào cản truyền thống cản trở các hoạt động mua bán, sáp nhập công ty đang từng bước được dỡ bỏ từ khi Luật Giao dịch và Chứng khoán được sửa đổi năm 1990. Uỷ ban Thương mại Lành mạnh của Hàn Quốc có Thông báo về hướng dẫn đánh giá sáp nhập và mua lại ngày 15 tháng 6 năm 2003 phân biệt rõ sáp nhập và mua lại theo hàng ngang là việc sáp nhập và mua lại giữa các thực thể cạnh tranh, sáp nhập và mua lại theo hàng dọc là việc sáp nhập và hợp nhất giữa các thể nhân công ty có quan hệ với nhau trong quá trình sản xuất và phân phối từ khâu sơ chế nguyên liệu thô đến sản xuất và bán hàng hoá. Xem xét sáp nhập, mua lại doanh nghiệp trên thế giới chúng ta có thể rút ra các kết luận sau: -Quan niệm phổ biến về Mergers & Acquisions (M&A) trên thế giới được hiểu bao gồm không chỉ sáp nhập, mua lại mà còn gồm cả hợp nhất và giành quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp. -Phân tích về sáp nhập, hợp nhất, chúng ta thấy đó không phải là hoạt động đầu tư theo nghĩa thông thường mà về bản chất đó là sự tối ưu hoá đầu tư. Chỉ có mua lại, giành quyền kiểm soát mới thực sự là bỏ vốn để tiến hành hoạt động đầu tư. Bởi vậy khi xây dựng khung pháp lý điều tiết cần lưu ý điểm khác biệt này. - Việc nhìn nhận sáp nhập, mua lại không phải xu hướng toàn cầu và chỉ ảnh hưởng rất ít đến các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ giúp chúng ta có quan điểm đúng đắn khi sử dụng sáp nhập, mua lại như công cụ để thu hút đầu tư. B. Tình hình sáp nhập, mua lại trên thế giới 1. Sáp nhập, mua lại trên thế giới Theo kết quả nghiên cứu của Công ty thống kê tài chính Thomson Financial, năm 2005 là năm diễn ra các hoạt động sáp nhập và mua bán công ty đạt mức kỷ lục, với tổng giá trị các hợp đồng giữa các tập đoàn kinh tế lớn lên tới 2.703 tỷ USD, tăng 38,4% so với năm 2004. Trong năm qua, các hợp đồng sát nhập và mua bán cổ phần công ty chủ yếu được thực hiện trong lĩnh vực năng lượng. Số lượng các hợp đồng loại này tại châu Âu tăng 49% và tại Mỹ tăng 30%. Trong số các hợp đồng sáp nhập và mua cổ phần lớn nhất năm 2005 có hợp đồng tập đoàn Procter and Gamble (P&G) mua tập đoàn Gillette (cùng của Mỹ) với 57,2 tỷ USD, và tập đoàn tài chính Mitsubishi Tokyo Financal Group tại Nhật Bản mua Ngân hàng UFJ với số tiền 41,4 tỷ USD. Sau hai năm 2002 và 2003 ngừng trệ vì các doanh nghiệp không dám mạo hiểm đầu tư, các hoạt động sáp nhập và mua cổ phần công ty đã bắt đầu nhộn nhịp trở lại kể từ năm 2004, chủ yếu là nhờ sự tăng trưởng của các thị trường chứng khoán và việc các ngân hàng trung ương áp dụng mức lãi suất thấp. Những người được hưởng lợi nhiều nhất từ các hoạt động này chính là các ngân hàng, với vai trò tư vấn và cho vay vốn, trong đó ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ dẫn đầu thế giới. Ngân hàng này đã tham gia vào 432 hoạt động mua bán cổ phần và sáp nhập với tổng số tiền 867 tỷ USD, vượt qua cả Morgan Stanley, JP Morgan, Citigroup và UBS. Các hoạt động sáp nhập và mua bán cổ phần giữa các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới sẽ tiếp tục tăng trong năm 2006. Một liên minh gồm các quan chức và thương gia Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ lo ngại rằng việc bán ồ ạt các cổ phần của các doanh nghiệp Trung Quốc có thể dẫn tới sự độc quyền của nước ngoài trong các ngành then chốt của nền kinh tế. Nếu cứ để cho các hoạt động sáp nhập và mua lại có chủ ý của các công ty đa quốc gia tiến triển tự do, Trung Quốc chỉ còn hoạt động như là nguồn nhân công trong mạng lưới cung cấp toàn cầu. Xem xét các vụ sáp nhập, mua lại trên thế giới chúng ta thấy: -Hầu hết các vụ sáp nhập, mua lại này đều được diễn ra giữa các công ty của các nước phát triển. Theo báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD, chỉ có 8% các vụ sáp nhập lớn diễn ra ở các quốc gia nằm ngoài các nước công nghiệp hóa. Các vụ sáp nhập lớn thường diễn ra ở Anh và Mỹ và bên cạnh việc điều tiết bằng luật cạnh tranh là điều chỉnh việc mua bán sáp nhập bằng các tiền lệ; ở châu Âu lục địa thường chỉ diễn ra các vụ sáp nhập, mua bán nhỏ – chủ yếu là sáp nhập, mua bán các công ty nhỏ và có tính chất gia đình. -Các vụ sáp nhập, mua lại thường chỉ tập trung vào một số ít ngành ngân hàng, công nghiệp dầu khí, các công ty dược phẩm, cụng nghệ thụng tin và ngành công nghiệp ôtô với sự chi phối bởi những hoàn cảnh cụ thể liên quan đến một ngành công nghiệp nhất định. ở các ngành khác các vụ sáp nhập lớn ớt diễn ra. Vì vậy, chúng ta cần phải thận trọng khi kết luận rằng chúng ta đang chứng kiến một xu hướng toàn cầu đang lan rộng và có ảnh hưởng tới tất cả các ngành công nghiệp. Song song với các vụ sáp nhập, mua lại lớn là một xu hướng phân tán đầu tư, bởi các công ty tìm kiếm trọng tâm mạnh hơn trong lĩnh vực kinh doanh chủ lực của mình. - Sự ghi nhận về sáp nhập, mua lại không phải lúc nào cũng tích cực. Nghiên cứu cho thấy hầu hết các vụ sáp nhập, mua lại không đạt được các lợi ích như dự kiến. Theo một số nguồn tin: chỉ khoảng 15% các vụ sáp nhập đạt được các mục tiêu hợp lực của chúng, 15% các vụ sáp nhập khác dẫn đến những kết quả bi thảm, 70% còn lại chỉ có một ảnh hưởng không rõ rệt. Tổng giá trị của những vụ sáp nhập, mua lại doanh nghiệp (M&A) trên thế giới năm 2006 lên tới 3.460 tỷ USD. Giới phân tích dự đoán, cơn sốt M&A sẽ còn tiếp diễn trong năm 2007 và những năm tiếp theo Theo giới phân tích, các vụ M&A từ năm 2006 tới 2007 không chỉ đáng chú ý ở con số mà còn lập kỷ lục ở quy mô giá trị hợp đồng. Mở đầu năm 2007 là cuộc sáp nhập trị giá 39,5 tỷ USD giữa đại gia thép của Pháp Arcelor và đối thủ Mittal Steel hồi tháng 1. Đến tháng 2, thế giới lại được phen choáng khi tập đoàn Endesa của Tây Ban Nha nhận được lời đề nghị mua hấp dẫn của tập đoàn năng lượng Đức E.ON với giá 66 tỷ USD. Song, con số trên vẫn chưa phải là lớn bởi đến tháng 3, đại gia viễn thông của Mỹ AT&T đã đồng ý mua lại đối thủ BellSouth với giá lên tới 83,4 tỷ USD. Hãng Reuters đã sáp nhập với Thomson - Một trong những ví dụ điển hình về M&A. Các chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân giúp giá trị các vụ sáp nhập ngày một gia tăng là xu hướng cổ phần hóa, tư nhân hóa đang trở nên phổ biến hơn ở nhiều nước, đặc biệt là tại các nền kinh tế đang phát triển, tạo nguồn hàng dồi dào hơn cho các nhà đầu tư đang có tiền nhãn rỗi. Trong khoảng thời gian đó, các vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ ở hầu hết các lĩnh vực, từ bán lẻ, ngân hàng, cho tới truyền thông... Các doanh nghiệp sẵn sàng thực hiện các vụ M&A. Thứ nhất, các công ty muốn sáp nhập với doanh nghiệp khác để làm bàn đạp chinh phục thị trường mới. Chẳng hạn năm2005, hãng sản xuất trang phục thể thao Adidas của Đức đã quyết định mua lại đối thủ Reebok của Mỹ với giá 3,1 tỷ euro (3,8 tỷ USD) nhằm mở rộng sang thị trường Mỹ và cạnh tranh với Nike. Các doanh nghiệp cũng thông qua việc sáp nhập để tăng quy mô và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Vụ sáp nhập gần đây nhất giữa hai hãng truyền thông nổi tiếng thế giớiThomson và Reuters là ví dụ điển hình. Hai đại gia này hy vọng sẽ hình thành một hãng cung cấp tin tức tài chính lớn nhất thế giới nhằm cạnh tranh với đối thủ truyền kiếp Bloomberg. Giới phân tích cho rằng, với tên gọi mới Thomson-Reuters, hai bên sẽ hỗ trợ lẫn nhau để tăng danh tiếng chung và giảm chi phí hoạt động của cả tập đoàn khoảng 500 triệu USD trong vòng 3 năm tới. Mới đây, Công ty chứng khoán Dow Jones, chủ sở hữu tờ Wall Street Journal, cho biết họ đã chấp thuận lời đề nghị để Công ty News của tỷ phú Rupert Murdoch mua lại quyền sở hữu với giá 5 tỷ USD. Tuy vụ mua bán này vẫn chưa hoàn tất, song với cái giá hấp dẫn 60 USD/cổ phiếu mà News đưa ra, nhiều ý kiến cho rằng Dow Jones khó mà cưỡng lại được. M&A sẽ tiếp tục bùng nổ Theo số liệu thống kê của hãng thông tin Dealogic năm 2007, khoảng 45% các doanh nghiệp trên thế giới có ý định tiến hành các thương vụ mua bán sáp nhập xuyên quốc gia để tiếp tục tăng trưởng và mở rộng hoạt động kinh doanh. Đặc biệt tại khu vực châu Á, năm 2007 sáp nhập, mua lại doanh nghiệp dần trở thành một trào lưu thời thượng, nhất là ở Nhật Bản. 70% lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu nước này cho biết họ sẵn sàng sáp nhập với doanh nghiệp khác. Báo cáo của Hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) năm 2007 tổng kết VN có 32 vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trong năm 2006 với tổng giá trị 245 triệu USD, vượt xa năm 2005 là 18 vụ với 61 triệu USD. Đã có một số vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp thành công ở VN: Chẳng hạn như Công ty cổ phần Doanh nghiệp trẻ Đồng Nai mua lại Cheerfield Rama, Công ty Daiichi (Nhật Bản) mua lại toàn bộ Bảo Minh CMG, Vinaland mua lại 52% cổ phần của Omni Saigon và 70% Hilton Hà Nội hay gần đây là Công ty Anco mua lại nhà máy sữa Nestle"... Trong năm 2010, tại Việt Nam có tới 345 thương vụ M&A được công bố với tổng giá trị giao dịch lên tới 1,7 tỷ USD. Nhưng theo giới nghiên cứu thị trường, năm 2011 này mới là thời điểm bùng nổ của hàng loạt thương vụ lớn. Trong những năm gần đây, hoạt động M&A (mua bán - sáp nhập doanh nghiệp) tại Việt Nam tiếp tục gia tăng và trở thành một trong những kênh đầu tư đáng chú ư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Theo thống kê của Công ty PWC và bộ phận nghiên cứu của Diễn đàn M&A Việt Nam, trong năm 2010, tại Việt Nam có tới 345 thương vụ M&A được công bố với tổng giá trị giao dịch lên tới 1,7 tỷ USD, tăng 65% về giá trị so với năm 2009. Đây là mức giao dịch M&A có giá trị lớn nhất từ trước đến nay trên thị trường Việt Nam tính theo năm. Đặc biệt, trong hơn 300 thương vụ năm 2010 có nhiều thương vụ rất đáng chú ư, có ư nghĩa và tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam như: FPT - EVN Telecom, Dược Viễn Đông - Dược Hà Tây, Tiết kiệm Bưu điện - Ngân hàng Liên Việt, Thiên Minh mua chuỗi khách xanh Victoria… Hoạt động M&A giai đoạn 9 tháng năm 2011: Quy mô thị trường M&A sẽ gấp đôi năm 2010 với tổng giá trị dự kiến trên 3 tỷ USD Tổng giá trị giao dịch đã lên 2.6 tỷ USD từ hơn 60 thương vụ lớn. Không tính một số thương vụ giữa các doanh nghiệp mà chủ sở hữu là các tập đoàn nước ngoài thì tổng giá trị ngoại tệ chảy vào Việt Nam là gần 2 tỷ USD trong 9 tháng năm 2011. Đây là một lượng ngoại tệ lớn giúp hạ nhiệt vấn đề tỷ giá và thâm hụt cán cân thanh toán của Việt Nam. Nếu các thương vụ liên quan đến Vietinbank (dự kiến trên 600 triệu USD), Vietcombank (dự kiến trên 550 triệu USD), v.v. thành công thì chắc chắn quy mô thị trường này sẽ đạt trên 3 tỷ USD. Nhu cầu bán, mua của doanh nghiệp VN sẽ ngày một tăng trong thời gian tới, nhất là khi VN đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. Năm 2009, hoạt động M&A trên thế giới giảm sút cả về số lượng và giá trị giao dịch. Theo số liệu của Thomson Reuters, giá trị giao dịch M&A trên thế giới năm 2009 là 1.630 tỷ USD (giảm 39,2% so với năm 2008), số thương vụ là 30.830 (giảm 10,4% so với năm 2008) Các vụ mua bán sáp nhập lớn trên thế giới tính đến năm 2009 Bắt đầu rục rịch từ đầu năm 2000, nhưng đến năm 2005, hoạt động M&A trên thế giới mới thực sự diễn ra sôi độn). Ngay tại thời điểm đó, các chuyên gia kinh tế đã nhận định rằng trong tương lai, xu thế M&A sẽ ngày một sôi động và thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp trên khắp thế giới. Quả đúng như vậy, cho đến này, hoạt động M&A lại càng diễn ra mạnh mẽ trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế và trở thành thuật ngữ quen thuộc trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay. M& A trong khối tài chính ngân hàng Lướt qua tất cả các lĩnh vực, chúng ta có thể nhận định rằng, ngân hàng là ngành có hoạt động M&A diễn ra sôi động nhất. Đầu tiên phải kể đến hai đại gia ngân hàng, ABN Amro của Hà Lan và  Barclays PLC của Anh. Hai đại gia này đã chính thức sáp nhập với nhau với trị giá hơn 91 tỷ USD. Đây được coi là thương vụ sáp nhập lớn chưa từng thấy trong lịch sử ngành ngân hàng châu Âu nói riêng và trong ngành công nghiệp tài chính toàn cầu nói chung. Theo thoả thuận sáp nhập này, tập đoàn mới có tên gọi Barclays PLC, có đặt trụ sở chính đặt tại Amsterdam (Hà Lan) có khoảng 47 triệu khách hàng trên toàn cầu với ban điều hành mới gồm 10 thành viên từ Barclays và 9 thành viên từ ABN Amro. Điều này cũng có nghĩa Barclays sáp nhập với ABN Amro sẽ tạo ra một trong những tập đoàn ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo số vốn thị trường. Không dừng lại ở đó, ngân hàng ABN Amro còn tiếp tục sáp nhập với Liên minh Ngân hàng Hoàng gia Scotland RBS, Stantander của Tây Ban Nha và Fortis của Bỉ - Hà Lan. Thương vụ này có tổng giá trị 101 tỷ USD. Tiếp đến là Unicredit SPA - một ngân hàng nổi tiếng bậc nhất của Italia đã mua lại các ngân hàng Societe Generale SA và Capitalia SpA gây xôn xao dư luận. Tại khối ngành ngân hàng Mỹ, tham vọng đứng đầu ngành ngân hàng nội địa của Mỹ là động lực khiến Bank of America mua lại Merrill Lynch với giá 50 tỷ USD. Cuộc sáp nhập này đã cho ra đời tập đoàn tài chính hùng mạnh nhất thế giới. Theo đó, Bank of America đã trở thành ngân hàng thương mại lớn nhất tại Mỹ tính theo lượng tiền gửi và lượng vốn hóa thị trường và là ngân hàng thành viên thuộc tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ(FDIC). Qua đây, Bank of America thu tới 90% lợi nhuận từ thị trường nội địa nước Mỹ. Mục tiêu của ngân hàng là luôn đứng đầu tại ngành ngân hàng nội địa Mỹ và ngân hàng này đã làm được điều đó thông qua hàng loạt thương vụ thâu tóm trong đó có việc mua lại chi nhánh ngân hang ABN Amro tại Bắc Mỹ và tập đoàn ngân hàng tài chính Lasalle với trị giá 21 tỷ đô la Mỹ, mua lại lại đại gia thẻ tín dụng MBNA với giá 35 tỷ. Có thể coi đây là thương vụ mua lại Merril Lynch có tính lịch sử trên thị trường tài chính Mỹ trong bối cảnh kinh tế nước này đang đối mặt với rất nhiều khó khăn như hiện nay. Bên cạnh đại gia Bank of America, thương vụ mua lại nổi tiếng trong giới ngân hàng trong thời gian gần đây phải kể đến thương vụ mua lại của Wells-Fargo với ngân hàng Wachovia với giá trị 15,1 tỷ đô la Mỹ. Sau khi vượt qua được đối thủ Citigroup trong thương vụ cạnh tranh mua lại Wachovia, Wells Fargo đã nâng tầm của mình lên ngang hàng với các đối thủ ngân hàng lớn khác tại Mỹ như JP Morgan Chase và Bank of America. Theo đó, ngân hàng này sẽ có tài sản 1.420 tỷ đô la và trở thành ngân hàng lớn thứ ba của Mỹ.  Tiếp theo phải kể đến thương vụ sáp nhập thành công trong ngành ngân hàng Nhật bản khi Mitsubishi UFJ Financial group là kết quả của sự sáp nhập giữa hai ngân hàng UFJ Holding và Mitsubishi Tokyo Financial group. Đại ngân hàng này đã chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào 01/10/2005. Mitsubishi UFJ Financial group giờ đã trở thành một trong những tập đoàn tài chính hùng mạnh nhất thế giới có số vốn lên tới 1.770 tỷ USD với 40 triệu khách hàng, vượt qua ngân hàng Citigroup của Mỹ về giá trị tài sản. Các nhà phân tích cho rằng việc sáp nhập này thể hiện sự hồi phục của ngành ngân hàng Nhật Bản sau thời gian nợ nần chồng chất.  Sàn giao dịch hứng khoán New York NYSE (Mỹ) đã mua Euronext với giá 14,3 tỷ USDI;hai công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu tại anh là Resolution và Friends Provident cũng sáp nhập lại với nhau với trị giá 8,3 tỷ bảng Anh cùng nằm trong các vụ mua lại và sáp nhập nổi tiếng khác trên thị trường tài chính thế giới. M&A trong khối ngành công nghệ Bên cạnh ngành ngân hàng, các lĩnh vực khác cũng không chịu đứng yên. Công ty Antel - nhà cung cấp dịch vụ wifi đứng trong lớp 10 tại Mỹ đã sáp nhập vào Công ty TPG Capital và Goldman Sachs với trị giá 27,5 tỷ USD; Tập đoàn Thomson (Canada) đã mua hàng tin Reuters (Anh) với giá trên 17 tỷ USD;  Tập đoàn Rio Tinto (Anh - Atralia) đã mua Công ty thép Alcan(Canada) với giá 38,1 tỷ USD. Tập đoàn Sony đã sáp nhập vào Công ty Truyền thông AB L.M. Ericsson từ tháng 9/2001. Tại thời điểm đó, Ericsson đang bị Nokia cho ra rìa. Không thể ngồi một bên khi thị phần đang dần rơi vào tay đối thủ cạnh tranh Nokia. Ericsson buộc phải tự tìm lối thoát cho mình. Theo đó,  những người đứng đầu của Ericsson đã nghĩ tới hình thức M&A như một phương thức cứu cánh cho hãng. Còn đối với Sony, với tham vọng mở rộng và bành trướng lĩnh vực kinh doanh, đã hướng tới kết hợp với Ericsson như mục tiêu và kỳ vọng mới. Có lẽ nhờ thế mà hai ý tưởng lớn gặp nhau. Sự sáp nhập giữa công nghệ điện thoại Ericsson và khả năng chinh phục khách hàng của Sony không tránh khỏi sự tò mò trong giới kinh doanh. Nhưng, kết quả thật như mong muốn, thương hiệu Sony Ericsson đã và đang được lòng người tiêu dùng. Việc hợp tác thương hiệu giữa Apples Ipod và HP là trường hợp được cho là ngược đời điển hình. Bởi HP vốn đã là một thương hiệu mạnh, có uy tín và lịch sử phát triển lâu đời với quy mô khổng lồ, trong khi đó, Apple là một công ty trẻ tuổi. Hai thương hiệu này dường như không thể có sự hòa hợp khi tiến tới việc kết hợp với nhau. Nhưng, họ đã chứng minh sự sáp nhập của mình là hoàn toàn có cơ sở. Một công ty lâu đời với đầy kinh nghiệm với một công ty trẻ của sáng tạo, phá cách về hình thức cũng như công nghệ. Kết quả của sự sáp nhập lịch sử này là sự tăng cường sức mạnh thương hiệu và các chiến lược marketing rất đáng chú ý. Một thương vụ M&A khác mang lại hiệu quả đầu tư mạnh mẽ và tầm nhìn chiến lược là Tập đoàn Oracle mua Công ty Siebel, nhà cung cấp phần mềm CRM (customer relation manager - quản lý quan hệ khách hàng). Bởi khi đó, họ hợp nhất để triển khai và tăng cường khả năng tích hợp các ứng dụng và dữ liệu giữa các sản phẩm, hỗ trợ tối đa trong quản lý và hỗ trợ khách hàng tốc độ hơn. Và nhờ có chiến lược này mà Oracle đã giành được thị phần từ tay đối thủ SAP. Gần đây dư luận thế giới đặc biệt chú ý đến thương vụ hợp tác của hai đại gia trong ngành công nghệ của Mỹ là Microsoft và Yahoo. Sau hơn một năm rưỡi đàm phán, cuối cùng thì hai gã khổng lồ cũng đạt được một thỏa thuận chung đường kéo dài 10 năm, mà mục tiêu hiển nhiên là nhắm vào kẻ thù chung Google, hãng đang kiểm soát tới 65% thị phần tìm kiếm trực tuyến. Việc hợp tác giữa hai đại gia này được nhiều người mong ngóng từ lâu, phút chót cũng thành hiện thực. Trong một thập kỷ tới, Yahoo.com và Bing.com sẽ vẫn duy trì thương hiệu của mình, song các kết quả tìm kiếm trên Yahoo.com sẽ có một dòng chú thích đi kèm là "được cung cấp bởi Bing". Đổi lại, Yahoo sẽ chịu trách nhiệm thu hút các nhà quảng cáo lớn về cho cả hai công cụ tìm kiếm. Microsoft sẽ trả cho Yahoo 88% doanh thu mà hãng này kiếm được từ các lượt tìm kiếm trên Yahoo. Gã khổng lồ phần mềm cũng có quyền tích hợp công nghệ tìm kiếm của Yahoo vào trong nền tảng tìm kiếm Web sẵn có của mình. Mục đích của liên minh này không gì khác là tấn công mạnh mẽ hơn nữa vào một thị trường mà bấy lâu nay Google vẫn là bá chủ. M&A trong khối ngành ôtô Thương vụ Chrysler - Fiat Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đang diễn ra như giọt nước làm tràn ly đã gây ra những ảnh hưởng nặng nề đối với khối ngành ôtô trên thế giới. Do đó, việc hợp tác mua lại và sáp nhập là một xu hướng tất yếu trong bối cảnh khó khăn chung của khối ngành này. Một trong những thương vụ hợp tác mua lại thành công trong thời gian qua phải kể đến việc Fiat – hãng sản xuất ôtô của Ý đã mua lại cổ phần của hãng sản xuất ôtô lớn thứ ba của Mỹ là Chrysler sau khi hãng này đệ đơn xin bảo hộ phá sản. Đơn xin phá sản của Chrysler và thỏa thuận của hãng xe này với Fiat được giới quan sát xem là diễn biến có tác động quan trọng đối với toàn ngành công nghiệp ôtô của thế giới, bao gồm cả các đối thủ và các nhà cung cấp của Chrysler. Theo đó, Chrysler đã bất ngờ công bố đã đạt được thỏa thuận sáp nhập với Fiat, trong đó hãng xe của Ý ban đầu sẽ nắm giữ 20% cổ phần trong Chrysler. Thỏa thuận này cũng cho phép Fiat được nắm giữ lượng cổ phần lên tới 35% trong Chrysler nếu hãng xe Italy này đầu tư vào hoạt động tại thị trường Mỹ và chuyển giao công nghệ sản xuất xe kích thước nhỏ cho Chrysler. Ngoài ra, một khi Chrysler đã hoàn tất việc thanh toán các khoản vay đã được cấp cho Bộ Tài chính Mỹ, Fiat cuối cùng có thể sở hữu cổ phần 51% trong Chrysler. Lý do quan trọng nhất để hãng xe lớn nhất Italia mong muốn bắt tay với Chrysler không gì khác là để có cầu nối thâm nhập vào thị trường Mỹ. Với nội lực vốn có, thông qua Chrysler, Fiat thừa sức tạo nên điều bất ngờ trên thị trường Mỹ. Những mẫu xe Fiat rất muốn đưa vào Mỹ hiện nay là mẫu xe nhỏ ăn khách Fiat 500 và một số mẫu Alfa Romeo mới. Các mẫu xe này nếu có mặt tại Mỹ chắc chắn sẽ rất đắt hàng bởi giá rẻ, tiết kiệm nhiên liệu và kiểu dáng hấp dẫn. Tuy nhiên, Fiat nhận thấy rằng những mẫu xe của mình sẽ bán chạy hơn nếu được lắp ráp và sản xuất tại Mỹ. Về phần mình, Chrysler cũng thu được không ít lợi ích nếu bắt tay với gã khổng lồ của Ý. Ngoài những nguồn lợi về tài chính giúp Chrysler vượt qua khủng hoảng, hãng xe Mỹ này còn nhận được sự trợ giúp về mặt công nghệ trong công cuộc chinh phục khách hàng khó tính tại Châu Âu. Thương vụ Volkswagen – Porsche Khối ngành ôtô Châu Âu trong thời gian qua cũng không kém phần nhộn nhịp trong các thương vụ mua lại và sáp nhập. Ngoài việc khối ngành ôtô Đức đang xem xét việc mua lại phân nhánh Opel của GM tại Châu Âu, với khuynh hướng thành công nghiêng về hãng Magna của Canada thì hiện khối ngành ôtô của Châu Âu cũng nhận được thông tin vui về thỏa thuận sáp nhập giữa hai đại gia ôtô của Đức là Volkswagen và Porsche. Theo đó, tính đến năm 2011, hai hãng sẽ về chung một mái nhà và trở thành một trong những thương hiệu ôtô lớn nhất tại Châu Âu. Nhà sản xuất xe lớn nhất châu Âu - Volkswagen và Porsche công bố họ đã đạt được thỏa thuận sáp nhập hoạt động để trở thành một tập đoàn xe hơi nhất thể hóa dưới sự lãnh đạo của Volkswagen. Theo thỏa thuận này, cho đến cuối năm 2009, Volkswagen sẽ mua 42% cổ phần của Porsche. Cuộc sát nhập này sẽ tạo nên một tập đoàn khổng lồ sở hữu 10 thương hiệu danh tiếng có doanh số gần 6.4 triệu xe và hơn 400,000 công nhân viên. Quá trình được thực hiện theo giai đoạn và dự kiến hoàn tất vào năm 2011. Điều thú vị ở chỗ, chính Porsche mới là công ty trong mấy năm gần đây đã nỗ lực để giành quyền kiểm soát Volkswagen và Porsche cũng đã sở hữu 51% cổ phần của tập đoàn Đức khổng lồ, thậm chí còn đặt mục tiêu đưa con số này lên 75%.  Tuy nhiên, cùng lúc,  Porsche cũng nợ gần 10 tỉ euro (khoảng 14 tỉ USD) do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện hành, dẫn đến sự ra đi của Porsche CEO  Wendelin Wiedeking và buộc công ty phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ Volkswagen. Phân tích một số vụ M&A lớn trên Thế giới xảy ra vào đầu năm 2009 Trong năm 2008 các vụ M&A không chỉ đáng chú ý ở con số mà còn lập kỷ lục ở quy mô giá trị hợp đồng. Nhưng trong những tháng đầu năm 2009 đã có sự bùng nổ mạnh về các vụ cả số lượng và chất lượng. Trong tháng 1 năm 2009 mở đầu là cuộc sáp nhập trị giá 39,5 tỷ USD giữa đại gia thép của Pháp là Arcelor và đối thủ Mittal Steel. Đến tháng 2, thế giới lại được phen choáng khi tập đoàn Endesa của Tây Ban Nha nhận được lời đề nghị mua hấp dẫn của tập đoàn năng lượng Đức E.ON với giá 66 tỷ USD. Song, con số trên vẫn chưa phải là lớn bởi đến tháng 3, đại gia viễn thông của Mỹ AT&T đã đồng ý mua lại đối thủ BellSouth với giá lên tới 83,4 tỷ USD. Xu hướng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp đã xuất hiện từ lâu trên thế giới nhưng đặc biệt trở nên mạnh mẽ trong khoảng 10 năm trở lại đây - sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997. Các chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân giúp giá trị các vụ sáp nhập ngày một gia tăng là xu hướng cổ phần hóa, tư nhân hóa đang trở nên phổ biến hơn ở nhiều nước, đặc biệt là tại các nền kinh tế đang phát triển, tạo nguồn hàng dồi dào hơn cho các nhà đầu tư đang có tiền nhãn rỗi. Trong khoảng thời gian đó, các vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ ở hầu hết các lĩnh vực, từ bán lẻ, ngân hàng, cho tới truyền thông... Theo nhận định của các chuyên gia có nhiều nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp sẵn sàng thực hiện các vụ M&A bởi 3 lý do chính là:       - Thứ nhất, các công ty muốn sáp nhập với doanh nghiệp khác để làm bàn đạp chinh phục thị trường mới. Ví dụ cách đây hai năm, hãng sản xuất trang phục thể thao Adidas của Đức đã quyết định mua lại đối thủ Reebok của Mỹ với giá 3,1 tỷ euro (3,8 tỷ USD) nhằm mở rộng sang thị trường Mỹ và cạnh tranh với Nike.       - Thứ hai các doanh nghiệp cũng thông qua việc sáp nhập để tăng quy mô và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ điển hình là Vụ sáp nhập gần đây nhất giữa hai hãng truyền thông nổi tiếng thế giới Thomson và Reuters. Hai đại gia này hy vọng sẽ hình thành một hãng cung cấp tin tức tài chính lớn nhất thế giới nhằm cạnh tranh với đối thủ truyền kiếp Bloomberg. Giới phân tích cho rằng, với tên gọi mới Thomson-Reuters, hai bên sẽ hỗ trợ lẫn nhau để tăng danh tiếng chung và giảm chi phí hoạt động của cả tập đoàn khoảng 500 triệu USD trong vòng 3 năm tới.       - Thứ ba có những trường hợp, doanh nghiệp đang làm ăn rất phát đạt và có tên tuổi vẫn sẵn sàng chịu để doanh nghiệp khác mua lại. Điều này là hoàn toàn bình thường bởi trên thế giới người ta quan niệm "cái gì cũng có thể bán miễn là giá mua hấp dẫn". Mới đây, Công ty chứng khoán Dow Jones, chủ sở hữu tờ Wall Street Journal, cho biết họ đã chấp thuận lời đề nghị để Công ty News của tỷ phú Rupert Murdoch mua lại quyền sở hữu với giá 5 tỷ USD. Tuy vụ mua bán này vẫn chưa hoàn tất, song với cái giá hấp dẫn 60 USD/cổ phiếu mà News đưa ra, nhiều ý kiến cho rằng Dow Jones khó mà cưỡng lại được. Theo số liệu thống kê của hãng thông tin Dealogic, khoảng 45% các doanh nghiệp trên thế giới đang có ý định tiến hành các thương vụ mua bán sáp nhập xuyên quốc gia trong năm nay để tiếp tục tăng trưởng và mở rộng hoạt động kinh doanh. Đặc biệt tại khu vực châu Á, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp cũng đang dần trở thành một trào lưu thời thượng, nhất là ở Nhật Bản. 70% lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu nước này cho biết họ sẵn sàng sáp nhập với doanh nghiệp khác. Năm 2011: Tổng giá trị M&A toàn cầu đạt 3.000 tỷ USD Năm 2011, hoạt động mua bán & sáp nhập doanh nghiệp của 2 lĩnh vực bao gồm bất động sản và tài chính được dự báo tăng trưởng mạnh nhất. Báo cáo mới nhất từ Thomson Reuters và Freeman Consulting Services cho thấy việc hoạt động mua bán & sáp nhập doanh nghiệp tăng trưởng trong thời gian qua nhiều khả năng sẽ đẩy giá trị các vụ mua bán & sáp nhập doanh nghiệp trên toàn thế giới tăng 36% lên 3,04 nghìn tỷ USD vào năm 2011. Con số trên như vậy cao nhất từ năm 2007 khi đó tổng giá trị các vụ mua bán & sáp nhập doanh nghiệp đạt 4,28 nghìn tỷ USD. Theo nhận định của Reuters và công ty tư vấn Freeman, niềm tin trên toàn cầu hồi phục sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp hoạt động mua bán & sáp nhập doanh nghiệp trở nên sôi động hơn. Kết quả trên được Reuters và Freeman công bố sau khi tiến hành khảo sát đối với 150 giám đốc điều hành các công ty lớn hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên khắp thế giới. Sau khi rơi xuống mức thấp 1,98 nghìn tỷ USD vào năm 2009, giá trị các vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp được dự báo tăng mạnh 12,6% lên 2,23 nghìn tỷ USD trong năm 2010 và tăng mạnh hơn vào năm 2011. Năm 2011, hoạt động mua bán & sáp nhập doanh nghiệp của 2 lĩnh vực bao gồm bất động sản và tài chính được dự báo tăng trưởng mạnh nhất. Sau khi gặp quá nhiều khó khăn với khủng hoảng tín dụng, nhiều công ty trong lĩnh vực này sẽ cần phải tái cơ cấu lại công việc kinh doanh hoặc sáp nhập. Hoạt động mua bán & sáp nhập doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế cũng được cho là sẽ tăng trưởng mạnh. 10 thương vụ công nghệ đình đám nhất 2011 Việc Google “rút ví” 12,5 tỷ USD để có được Motorola Mobility được xem là thương vụ công nghệ đình đám nhất năm 2011. Chỉ cần nhìn vào các thỏa thuận mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) diễn ra trên thị trường công nghệ mỗi năm, có thể nhận thấy nhiều điều về những chuyển biến trong lĩnh vực này. Theo trang Business Insider, năm 2010 là năm mà các hãng công nghệ “đói bộ nhớ”, với các hãng lớn như Dell, HP và EMC cùng chi mạnh để thâu tóm các hãng sản xuất bộ nhớ. Mục đích của các thương vụ này là tạo cơ sở cho việc hỗ trợ khách hàng xây dựng nên các trung tâm dữ liệu thế hệ mới và dịch vụ điện toán đám mây. Năm 2011 chưa kết thúc, nhưng năm nay có lẽ nên được xem là năm của các thương vụ thuộc các mảng di động và viễn thông. Một điều đáng tiếng là thương vụ trị giá 39 tỷ USD mà hãng viễn thông Mỹ AT&T chào mua đối thủ T-Mobile nhằm cạnh tranh mạnh hơn với Verizon đã không được các cơ quan chức năng của Mỹ thông qua. Business Insider đã liệt kê 10 thương vụ lớn nhất năm 2011 của ngành công nghệ, theo thứ tự từ dưới lên: 10. CenturyLink chi 2,5 tỷ USD thâu tóm Savvis Là hãng viễn thông lớn thứ ba của Mỹ, CenturyLink mua lại Savvis nhằm cung cấp dịch vụ máy chủ điện toán đám mây cho các doanh nghiệp. Thương vụ này được xem là câu trả lời đối với vụ hãng đối thủ Verizon mua công ty dịch vụ điện toán đám mây Terremark trước đó với giá 1,4 tỷ USD. Thỏa thuận được công bố vào tháng 4/2011 và đến tháng 7 thì hoàn tất. 9. Qualcomm mua Atheros với giá 3,1 tỷ USD Qualcomm là một trong những nhà cung cấp hàng đầu thế giới về các sản phẩm chipset không dây dành cho điện thoại thông minh. Thương vụ mua Atheros đưa Qualcomm nhảy vào lĩnh vực con chip dành cho các thiết bị Wi-Fi. Thương vụ được công bố vào tháng 1 và hoàn tất vào tháng 5/2011. 8. SAP chào mua SuccessFactors với giá 3,4 tỷ USD Cho đến hiện tại, SAP vẫn tỏ ra chậm chân trong việc dịch chuyển mảng hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) của hãng theo hướng điện toán đám mây. Bằng chứng là hầu hết phần mềm của SAP vẫn đòi hỏi các công ty phải có những trung tâm dữ liệu với mức vốn đầu tư cao. Trong khi đó, SuccessFactors sở hữu các dịch vụ hoàn toàn dựa trên công nghệ điện toán đám mây, trong đó có một dịch vụ giúp các công ty theo dơi và đánh giá nhân viên.  Thương vụ giữa SAP và SuccessFactors mới chỉ được công bố vào cuối tuần vừa rồi. 7. Broadcom chào mua NetLogic với giá 3,7 tỷ USD Broadcom là nhà sản xuất con chip dành cho các thiết bị giải mã truyền hình. Nếu có được NetLogic, Broadcom sẽ mở rộng sang lĩnh vực con chip cho thiết bị mạng - một lĩnh vực đang ngày càng trở nên quan trọng cùng với sự phát triển bùng nổ của khối lượng dữ liệu di chuyển trên Internet. Được công bố hồi tháng 9, thương vụ này dự kiến tới đầu năm sau mới hoàn tất. 6. Western Digital chào mua bộ phận sản xuất ổ đĩa cứng của Hitachi với giá 4,3 tỷ USD Western Digital và Hitachi là đối thủ lớn của nhau trên thị trường ổ đĩa cứng. Tuy nhiên, thâu tóm bộ phận sản xuất ổ đĩa cứng của Hitachi chỉ là một phần trong kế hoạch của Western Digital trong kế hoạch tiến tới thâu tóm đối thủ chính Seagate. Để thương vụ này được thông qua, các nhà chức trách ở châu Âu đòi hỏi Hitachi phải bán bớt trước một số tài sản, bao gồm các nhà máy sản xuất ổ đĩa 3,5 inch để hạn chế mức độ độc quyền của Western Digital sau thương vụ.  Đây là thương vụ được công bố hồi tháng 3 và dự kiến sẽ hoàn tất trong năm 2012. 5. Applied Materials mua Varian với giá 4,9 tỷ USD Applied Materials hy vọng, việc có được Varian sẽ giúp họ thúc đẩy lĩnh vực sản xuất thiết bị phục vụ cho chế tạo con chip máy tính. Ngoài mảng này, Varian còn là nhà cung cấp công nghệ sản xuất pin mặt trời và đèn LED. Thỏa thuận này được công bố vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11/2011. 4. Texas Instruments chi 6,5 tỷ USD để mua lại National Semiconductor Thâu tóm National Semiconductor đồng nghĩa với việc Texas Instruments gia tăng mạnh thị phần trên thị trường bộ xử lý tương tự (analog processor). Thỏa thuận này đã hoàn tất vào tháng 9 vừa rồi, 5 tháng sau khi được công bố. 3. Microsoft mua Skype với giá 8,5 tỷ USD Microsoft khá kín tiếng về các kế hoạch của mình, nhưng một số nguồn tin cho biết, “đại gia” này muốn có Skype để bổ sung và nâng cấp các tính năng trò chuyện video của dịch vụ thông tin doanh nghiệp Lync cũng như các sản phẩm phục vụ khách hàng doanh nghiệp khác. Ngoài ra, tính năng trò chuyện video cũng có thể sẽ được Microsft bổ sung cho dịch vụ Xbox Live, điện thoại chạy hệ điều hành Windows, và thậm chí là Windows 8.  Bên cạnh đó, Skype là một thương hiệu mạnh, có lượng người sử dụng đông đảo, có thể giúp Microsoft thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm khác. Hai bên mất 5 tháng, từ tháng 5-10/2011, để hoàn tất thương vụ. 2. HP tung 10,2 tỷ USD để sở hữu Autonomy Lĩnh vực phần cứng phục vụ khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là máy tính cá nhân và máy in, của HP đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu kém trong thời gian gần đây. Bởi vậy, HP đang nỗ gia tăng hoạt động ở lĩnh vực phần mềm và dịch vụ dành cho doanh nghiệp. Autonomy là công ty sản xuất phần mềm giúp các doanh nghiệp quản lý và theo dõi hồ sơ và dữ liệu, rất hợp với mục tiêu trên của HP. Thương vụ thâu tóm Autonomy được HP công bố hồi tháng 8 dưới thời của CEO Leo Apotheker, nhưng tới tháng 10 - sau khi CEO Meg Whitman nhậm chức - thương vụ này mới hoàn tất. 1. Google “rút ví” 12,5 tỷ USD để có được Motorola Mobility Khi thương vụ được loan tin, CEO Larry Page tuyên bố đây là vụ thâu tóm nhằm mục đích bảo vệ quyền sáng chế cho phần mềm Android. Tuy nhiên, tham vọng của Google đối với Motorola có thể còn sâu xa hơn nhiều, bao gồm việc “gã khổng lồ” tìm kiếm trực tuyến muốn tiến tới cạnh tranh toàn phần với đối thủ Apple trên thị trường điện thoại thông minh. Ngoài ra, Motorola còn là nhà sản xuất thiết bị giải mã truyền hình hàng đầu, có thể làm lợi cho dịch vụ Google TV và các kế hoạch đang được đồn đoán của Google về dịch vụ IPTV. Được công bố vào tháng 8 vừa qua, thương vụ này dự kiến sẽ được hoàn tất vào năm sau. Vì sao Google quyết mua Motorola Mobility? Theo hãng tin Bloomberg, tập đoàn Google đã đồng ý với thỏa thuận rằng, nếu thương vụ thâu tóm Motorola Mobility thất bại, Google sẽ đền bù 2,5 tỷ USD cho công ty điện thoại di động. Số tiền này cao gấp 6 lần mức phí đền bù thông thường trong các vụ mua bán tương tự. Trước đó, vào ngày 15/8, “gã khổng lồ tìm kiếm” đã có thông báo thu hút đông đảo sự chú ý từ làng công nghệ thế giới, đó là quyết định mua lại hãng Motorola Mobility với giá 12,5 tỷ USD. Với số tiền đền bù cao như trên, có thể thấy Google quyết tâm như thế nào trong việc mua lại hãng điện thoại Mỹ. Và điều này cũng khiến giới phân tích ngạc nhiên, vì sao Google quyết mua cho được Motorola Mobilty? Tạp chí Thế giới Vi tính cho biết, hiện Motorola đang sở hữu hơn 14.600 bằng sáng chế, và gần 7.000 bằng sáng chế khác đang chờ cấp phép trên toàn thế giới. Đó thực sự là một kho vũ khí lớn đối với Google trong cuộc chiến về bằng sáng chế liên quan đến Android trước các đối thủ như Apple, Microsoft… Động thái thu mua Motorola Mobility của Google được đánh giá là bước đi quan trọng để tập đoàn sở hữu cỗ máy tìm kiếm lớn nhất thế giới có thể hỗ trợ các “đồng minh” như Samsung hay HTC trong cuộc chiến pháp lý về bằng sáng chế mà Apple đang nhắm vào họ. Hãng sản xuất điện thoại Đài Loan – HTC mới đây đã thua Apple trong một vụ kiện về bản quyền. Trước đó hãng này cũng đã phải trả tiền bản quyền một số bằng sáng chế cho Microsoft để tiếp tục duy trì mảng kinh doanh Android. Hồi tháng 6, Microsoft cũng đã đạt được thỏa thuận về bản quyền phát minh với Velocity Micro, một hãng nhỏ sản xuất thiết bị đọc sách và máy tính bảng chạy trên Android đồng thời phản đối General Dynamics sử dụng Android do đã vi phạm bản quyền phát minh. Ngoài ra Microsoft còn yêu cầu Samsung phải trả cho họ 15 đô la với mỗi điện thoại Android được sản xuất ra. Không chỉ Apple và Microsoft mà Oracle mới đây cũng kiện Google trong việc sử dụng Java trong Android. Với quá nhiều vấn đề liên quan đến bằng sáng chế, có lẽ trước mắt việc quan trọng nhất của Google là tự bảo về mình và bảo vệ các đối tác sử dụng Android. Do vậy, việc mua lại Motorola Mobility với kho bằng sáng chế như vậy, rõ ràng Google muốn nâng cao sức cạnh tranh của Android. CEO của Google, Larry Page thừa nhận, Motorola hiện là công ty di động lâu đời nhất và sở hữu danh mục bằng sáng chế khổng lồ. “Gia tài” này sẽ giúp danh mục bằng sáng chế của “gã khổng lồ tìm kiếm” trở nên vững vàng hơn, bảo vệ Android tốt hơn trước sự tấn công từ các đối thủ. Trước đây, Google chưa từng đầu tư nhiều cho danh mục bằng sáng chế của mình và ít có khả năng tự vệ trước các đối thủ trong ngành công nghiệp di động. Tuần trước, Google đã đả kích Microsoft, Apple cùng các hãng khác cố gắng áp đặt “thuế bằng sáng chế” lên Android làm cản trở sự phát triển của hệ điều hành này. Mặt khác, việc mua lại Motorola Mobility cũng chính là để bảo vệ Android khỏi cuộc chiến bản quyền với hãng di động Mỹ này. Chưa đầy một tuần trước, Giám đốc điều hành của công ty di động này đã ám chỉ rằng sẽ sử dụng danh mục bằng sáng chế của mình để đòi tiền bản quyền từ các hãng diện thoại Android khác. Chưa rõ, những điểm lợi trên sẽ phát huy tác dụng như thế nào, nhưng ngay sau tuyên bố của Google, các CEO từ những hãng đối tác của Google như Samsung, Sony Ericsson, HTC, và LG đã có phản ứng rất tích cực. Chủ tịch khối Mobile Communications của Samsung, J.K. Shin cùng chủ tịch kiêm CEO Bert Nordberg của Sony Ericsson, CEO Peter Chou của HTC, và chủ tịch kiêm CEO Jong-Seok Park của LG đều có chung quan điểm rằng, họ rất hoan nghênh thương vụ M&A của Google. Tuy nhiên, theo trang công nghệ eWeek, với việc thu mua trên, Google có thể làm tổn thương quan hệ với các hãng khác. Bởi lẽ, trước đây Google chỉ chủ yếu cung cấp phần mềm, nhưng giờ hãng có thêm một cơ sở sản xuất phần cứng mạnh mẽ không kém các hãng di động Android khác. Theo đó, điện thoại Google thực sự sẽ sớm được ra mắt. Trước hết, sản phẩm này sẽ đối chọi với iPhone, nhưng về lâu dài nó cũng là đối thủ trực tiếp của các dòng Android từ Samsung, HTC… và có thể không còn là tin tốt lành đối với các hãng điện thoại di động khác. Những người thua thiệt có thể bao gồm các đối thủ sản xuất thiết bị cầm tay của Motorola đang hợp tác với Google như HTC, Samsung Electronics và Sony Ericsson. Những hãng được cấp phép sử dụng phần mềm Android của Google giờ đây đối mặt với nguy cơ tăng cường từ một đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Vấn đề thâu tóm Motorola Mobility của Google cũng là tin xấu với Apple. Trước đây, Apple không hề có một đối thủ nào đủ sức mạnh và mức ảnh hưởng cần thiết để cạnh tranh với iPhone. Nhưng nay, Apple có thể phải đối mặt với một đối thủ có đủ tầm và lực thách thức vị trí của hãng trên thị trường smartphone. Về việc này, chuyên gia Florian Mueller cho rằng, “bằng sáng chế của Motorola không phải là tấm khiên chắc chắn cho Android. Công ty này trước đó đã cố gắng hết mình trong cuộc chiến với Apple và Microsoft. Tuy nhiên nỗ lực của họ chẳng gây hề hấn gì đáng kể và thương vụ của Google chỉ là hành động liều lĩnh”. Ngoài ra, theo eWeek, vụ thu mua Motorola Mobility có thể còn thay đổi cục diện trên thị trường smartphone. Với thương hiệu và tiềm lực tài chính mạnh mẽ của Google, điện thoại Motorola có thể sẽ bắt đầu nhanh chóng chiếm thị phần trong những năm, tháng tới, để cạnh tranh với Apple. Cùng với điều này, các hãng sản xuất lớn khác cũng sẽ manh nha thực hiện các vụ sáp nhập lớn để tăng sức cạnh tranh. HTC có thể sẽ tìm kiếm một đối tác, chẳng hạn như mảng kinh doanh di động của LG. RIM cũng có thể tìm một công ty để tăng thêm sức mạnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThực tế việc mua lại, sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp trên thế giới hiện nay.docx
Luận văn liên quan