Đề tài Thực tiễn áp dụng Mobile Marketing tại các TNCs trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam

KHÓA LUẬN NGOẠI THƯƠNG NĂM 2011 Hiện nay, trên thế giới có ba loại màn hình đang trở nên quan trọng với người tiêu dùng đó là ti vi, máy tính cá nhân và thiết bị di động. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong lĩnh vực truyền thông di động như điện thoại thông minh, công nghệ 3G và sắp tới sẽ là công nghệ 4G khiến cho vị trí của màn hình thứ 3 ( màn hình di động ) ngày càng chiếm ưu thế hơn so với ti vi và máy vi tính. Người tiêu dùng có xu hướng truy cập Internet bằng điện thoại di động nhiều hơn là bằng máy tính. Theo dự báo của Juniper Research, số người sử dụng điện thoại di động lướt web sẽ gia tăng từ 1,2 tỷ người trong năm 2010 lên hơn 2,4 tỷ trong năm 2014.[1] Chính vì vậy, Mobile Marketing đang ngày càng quan trọng và mở ra nhiều triển vọng đối với hoạt động Marketing của các doanh nghiệp. Tại Việt Nam, Mobile marketing đã phát triển từ một vài năm gần đây nhưng mới chỉ dừng lại ở việc là công cụ truyền tải thông điệp quảng cáo đơn thuần mà chưa nhìn nhận và tận dụng được những điểm khác biệt cơ bản đem lại hiệu quả vô cùng to lớn của Mobile Marketing. Trước sự phát triển mạnh mẽ của Mobile Marketing trên toàn thế giới, việc nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện bức tranh về ngành này có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay . LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MOBILE MARKETING 5 1.1 KHÁI NIỆM MOBILE MARKETING 5 1.1.1. Định nghĩa Mobile Marketing. 5 1.1.2. Các phương tiện ứng dụng cho Mobile Marketing. 8 1.2 VAI TRÒ VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC THỰC HIỆN MOBILE MARKETING 15 1.2.1. Vai trò và của Mobile Marketing trong hoạt động kinh doanh nói chung. 15 1.2.2. Những yêu cầu cần thiết để tiến hành Mobile Marketing. 20 1.3.NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA MOBILE MARKETING 25 1.3.1. Những ưu điểm của Mobile Marketing. 25 1.3.2. Những nhược điểm của Mobile Marketing. 29 CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG MOBILE MARKETING 31 TẠI MỘT SỐ TNCs TRÊN THẾ GIỚI 31 2.1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC TNCs. 31 2.1.1. Định nghĩa TNCs. 31 2.1.2. Những đặc trưng nổi bật của TNCs. 32 2.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ KHÁCH HÀNG VÀ TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC TNCs TRONG KỶ NGUYÊN SỐ HÓA 33 2.2.1. Những thay đổi về truyền thông trong kỷ nguyên số hóa. 33 2.2.2. Khách hàng trong kỷ nguyên số hóa. 37 2.2.3. Sự thay đổi về chiến lược truyền thông của các TNCs trong kỷ nguyên số hóa. 39 2.3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG MOBILE MARKETING TẠI MỘT SỐ TNCs TRÊN THẾ GIỚI 44 2.3.1 BMW . 45 2.3.2 Unilever. 54 2.3.3 Coca Cola. 61 CHƯƠNG III: NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU 67 VỀ ÁP DỤNG MOBILE MARKETING CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM . 67 3.1 CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ CHO HOẠT ĐỘNG MOBILE MARKETING CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 67 3.1.1. Hệ thống pháp luật và chính sách về hoạt động Mobile Marketing. 67 3.1.2. Yếu tố công nghệ 70 3.2 TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG MOBILE MARKETING CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 73 3.2.1. Việc sử dụng điện thoại di động và thái độ của người tiêu dùng với Mobile Marketing ở Việt Nam 73 3.2.2. Tình hình ứng dụng Mobile Marketing tại một số lĩnh vực cụ thể 76 3.3.BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 81 3.3.1. Bài học 1: Tận dụng các trào lưu, xu thế tiêu dùng đặc biệt của giới trẻ 81 3.3.2 Bài học 2: Tác động đúng thời điểm 83 3.3.3 Bài học 3: khuyến khích sự tham gia của khách hàng. 84 3.3.4 Bài học 4: Nhận thức tầm quan trọng của các thông tin thực tế 86 3.3.5 Bài học 5: Kết hợp điện thoại di động với các kênh truyền thông khác. 87 KẾT LUẬN 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC. 96

doc105 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3654 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tiễn áp dụng Mobile Marketing tại các TNCs trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn bản nói trên, trong năm 2009 Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông – cơ quan chủ trì triển khai Nghị định chống thư rác – đã thiết lập các kênh liên lạc để tư vấn, phản hồi cho doanh nghiệp, người dùng về hoạt động ngăn chặn, phòng chống thư rác. Trang thông tin điện tử về chống thư rác đã được xây dựng và đưa vào hoạt động từ đầu tháng 02/2009 tại địa chỉ nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động chống thư rác và các hướng dẫn cụ thể cho từng đối tượng trách nhiệm liên quan tới phòng, chống và ngăn chặn thư rác. Sự ra đời của các Nghị định, Thông tư và Chỉ thị chống thư rác và đặc biệt là Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mới đây sẽ giúp cho không chỉ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ an tâm kinh doanh mà còn giúp bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng trong việc nhận tin nhắn quảng cáo. Tuy nhiên, vì đây là văn bản luật mới, thậm chí còn nhiều người tiêu dùng không hề biết đến văn bản cũng như quyền lợi được bảo vệ của mình trước những tin nhắn rác (spam) gây phản cảm của những quảng cáo không đáng tin cậy. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, các nhà cung cấp nội dung vẫn chưa nghiêm chỉnh chấp hành. Biểu đồ 3.1: Mức độ gửi tin nhắn rác của các nhà cung cấp nội dung Nguồn: Báo cáo Thương mại Điện tử Việt Nam 2009 Bộ công thương Việt Nam (2009), Báo cáo Thương mại Điện tử Việt Nam 2009, trang 52 Theo Trung tâm ứng cứu khẩn cấp và xử lý sự cố máy tính Việt Nam (VNCERT), đến nay có 47 doanh nghiệp đủ điều kiện và đã được cấp mã số quản lý cho các dịch vụ gửi tin nhắn quảng cáo, gửi thư điện tử quảng cáo, gửi tin nhắn qua mạng Internet Bộ công thương Việt Nam (2010), Báo cáo Thương mại Điện tử Việt Nam 2010, trang 114 . Như vậy, so với con số khoảng 200 nhà cung cấp dịch vụ nội dung (CP) đang cung cấp dịch vụ nội dung thì số CP tuân thủ pháp luật còn quá ít. Liên tiếp trong các năm 2009 - 2010, các đơn vị chức năng cùng các nhà mạng đều tuyên bố sẽ xử lý nặng các công ty phát tán tin nhắn rác…Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các đơn vị liên quan cũng đã xử lý các doanh nghiệp như Công ty cổ phần truyền thông phong thủy, công ty iDTV, công ty FMC, Hello, Media, M.A.X…do hành vi phát tán tin nhắn rác, cung cấp dịch vụ bói toán, lô đề…Trong thời gian tới, khi các hệ thống, văn bản luật về vấn đề này được phổ biến rộng rãi hơn cùng với sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan có chức năng thì tình trạng tin nhắn rác sẽ được hạn chế. 3.1.2. Yếu tố công nghệ Để có thể thực hiện các hoạt động Mobile Marketing, yếu tố công nghệ là vô cùng quan trọng. Một doanh nghiệp muốn đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình thì không chỉ là vấn đề cơ sở hạ tầng mạng, băng thông của nước đó mà các phương tiện các công cụ của Mobile Marketing như MMS, ứng dụng di động, LBS… cũng phải phát triển. Hiện nay, số lượng bán ra điện thoại thông minh (smartphone) đang ngày một tăng ở Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để các nhà phát triển ứng dụng di động – một phương tiện của Mobile Marketing. Bởi smartphone là điện thoại được xem như là một chiếc máy tính thu nhỏ trong tay người dùng, hỗ trợ cho người dùng trong công việc cũng như cuộc sống hàng này, chẳng hạn như tích hợp email công ty, email cá nhân, hỗ trợ tối đa các mạng xã hội, cũng như phục vu nhu cầu giải trí lướt web, chat, nghe nhạc, đọc báo. Chính vì thế, nhiều hướng phát triển mới về các ứng dụng trong điện thoại di động cũng được đưa ra trong đó có phát triển các ứng dụng từ Google và các ứng dụng độc đáo sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Cụ thể, công ty thông tin trực tuyến phần mềm Quang Trung (QTSCOnline) vào tháng 4/2010 đã ký với Google về việc đưa các ứng dụng của Google Apps vào điện thoại di động ở Việt Nam. Bên cạnh đó mục tiêu của QTSCOnline trong thời gian sắp tới là phát triển thêm các ứng dụng mới trên nền tảng điện toán đám mây nhằm mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho người dùng với chi phí thấp. Công ty Dịch vụ giải pháp di động MSP4U cũng đang tập trung phát triển các ứng dụng cho điện thoại di động. MSP4U và QTSCOnline cũng đã bắt tay nhau hợp tác chiến lược với Viễn Thông A để đưa các sản phẩm ứng dụng di động công nghệ mới ra thị trường, nhằm đưa sản phẩm tới người dùng nhanh hơn. Có thể nói, với việc điện thoại Smartphone đang ngày càng tăng trưởng nhanh tại Việt Nam dẫn đến việc các công ty khai thác các ứng dụng trên di động bằng các công nghệ mới là điều tất yếu. Bên cạnh đó, thị trường viễn thông di động tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ buộc các nhà cung cấp phải luôn nâng cao công nghệ để đáp ứng nhu cầu và lưu lượng người sử dụng. Cho tới thời điểm này, Việt nam đã có 7 nhà cung cấp dịch vụ và cùng với đó là 7 hệ thống hạ tầng mạng được đầu tư xây dựng các trạm BTS tổng đài và truyền dẫn đến trạm… để chất lượng dịch vụ cung cấp được đảm bảo, hầu như các nhà cung cấp dịch vụ phải đặt mục tiêu mở rộng vùng phủ sóng lên hàng đầu, hàng trăm nghìn trạm đã được lắp đặt mới, chất lượng dịch vụ đã được cải thiện đáng kể. Mạng viễn thông di động phổ biến ở Việt Nam hiện nay vẫn là GSM. Thế hệ mạng này cho phép truyền tải dữ liệu với dung lượng không cao. Tuy nhiên, đến năm 2007, dịch vụ GPRS – dịch vụ cho phép truyền tải dữ liệu với dung lượng cao hơn đã được triển khai và Viettel là mạng di động đầu tiên cung cấp dịch vụ này trên toàn quốc Thanh Ngọc, Viettel Mobile cung cấp GPRS trên toàn quốc (26/05/2007), Truy cập 7h, ngày 30/04/2011) . Dịch vụ GPRS cho phép các thuê bao di động có thể truy cập Internet, gửi và nhận email, chatting, truy cập vào WAP – các trang web dành riêng cho di động, tải hình màu, ảnh động, nhạc chuông đa âm… Đến năm 2009, Bộ thông tin và truyền thông đã tiến hành cấp phép cho các nhà khai thác mạng được nâng cấp lên thành mạng chuẩn 3G. Tính đến tháng 04/2009 đã có 4 mạng di động trúng tuyển giấy phép 3G gồm: Viettel, VinaPhone, Mobifone, Liên doanh EVN Telecom và HT Mobile. Việc nâng cấp lên mạng chuẩn 3G , mạng dịch vụ di động băng thông hẹp truyền thống sẽ chuyển sang các dịch vụ băng thông rộng đa phương tiện ( bao gồm video, Internet di động…) với tốc độ truy cập cao hơn so với GPRS, giúp người dùng có thể thực hiện cuộc gọi điện thoại có hình, xem phim hoặc truyền hình trực tiếp, truy cập Internet…từ di động. Với việc doanh số bán ra ngày càng tăng của điện thoại Smartphone đã và đang tạo điều kiện cho dịch vụ 3G tại Việt Nam phát triển. Theo công bố mới đây của hãng nghiên cứu thị trường GfK, tỷ lệ điện thoại 3G đang chiếm khoảng 13 - 15% số lượng máy bán ra thị trường Việt Nam. Ước tính 2011, tỷ lệ này sẽ lên đến khoảng 25 - 30% Lê Mỹ, Smartphone: Thiên đường cho ứng dụng di động (23/07/2010), ( Truy cập lúc 7h45, ngày 30/04/2011) . Như vậy, năm 2011 sẽ có khoảng hơn 3 triệu máy smartphone được tung ra thị trường, đồng nghĩa với việc các nhà mạng có cơ hội tăng thêm từng ấy thuê bao 3G Hà Mai, Smartphone làm bệ phóng cho mạng 3G ở Việt Nam (06/12/2010), ( Truy cập lúc 8h10ph, ngày 30/04/2011) . Như vậy, với sự gia tăng số lượng người dùng điện thoại Smartphone tại Việt Nam cũng như việc chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng viễn thông di động sẽ tạo cơ hội cho Mobile Marketing phát triển hơn nữa, với những chương trình cao hơn và hiệu quả hơn. 3.2 TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG MOBILE MARKETING CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 3.2.1. Việc sử dụng điện thoại di động và thái độ của người tiêu dùng với Mobile Marketing ở Việt Nam 3.2.1.1 Việc sử dụng điện thoại di động của người tiêu dùng Việt Nam Ở Việt Nam, theo tổng cục thống kê, tính đến cuối tháng 3/2011, tổng số thuê bao di động đã đạt khoảng 174,1 triệu, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Minh Chung, Số thuê bao di động tăng mạnh trở lại ( 30/03/2011), ( Truy cập lúc 2h30, ngày 05/04/2011) Như vậy, ngày nay điện thoại di động đã trở nên rất phổ biến ở Việt Nam. Đối với người dân Việt Nam, điện thoại di động đã trở thành một thiết bị vô cùng quan trọng trong đời sống hàng ngày của rất nhiều người. Hàng ngày, hàng giờ, mọi lúc mọi nơi, đáp ứng nhiều loại nhu cầu là những đặc tính đặc biệt của chiếc điện thoại di động. Bên cạnh đó, không chỉ giải quyết nhu cầu liên lạc, nghe gọi, nhắn tin, sự xuất hiện của các dòng điện thoại thông minh (Smartphone) đã mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam nhiều tiện ích và sự giải trí. Theo số liệu của công ty Viễn thông A (được cung cấp từ các đối tác như GfK) đưa ra thì smartphone được xem là có tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhất ở Việt Nam, cụ thể trong năm 2009, thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng 367.712 chiếc Smart phone, so với năm 2008, thì tốc độ tăng trưởng đã lên tới 434%. Và trong năm 2010, số lượng smartphone được tiêu thụ tăng lên 772.194 chiếc tăng trưởng 110% so với 2009. Lê Mỹ, Smartphone: Thiên đường cho ứng dụng di động (23/07/2010), ( Truy cập lúc 18h, ngày 30/04/2011) Cũng trong cuộc điều tra thị trường của tác giả, trong số 110 người được hỏi thì có 31 người đang sử dụng điện thoại Smartphone như Blackberry, iPhone chiếm 29,2 %. Điều này chứng tỏ Smartphone đang dần trở nên phổ biến ở Việt Nam. Việc gia tăng số thuê bao điện thoại di động và số người tiêu dùng Smartphone ngày càng tăng là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc triển khai chiến dịch Mobile Marketing một cách đa dạng. Hơn nữa, ngày nay đã có rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam truy cập Internet bằng điện thoại di động và dịch vụ tin nhắn đa phương tiện đặc biệt là những người trẻ. Theo thống kê của Nielsen năm 2010, 9% trong số những người trẻ truy cập Internet qua di động thường xuyên so với 3% tất cả người dùng di động tại Việt Nam. 8% trong số họ sử dụng dịch vụ đa phương tiện , so với 7% người dùng điện thoại di động ở Việt Nam của mọi mức lứa tuổi. Hình 3.1: Thế hệ trẻ Việt Nam sử dụng nhiều dữ liệu nâng cao hơn so với các phân khúc độ tuổi khác Có thể thấy rằng những khách hàng tiềm năng của Mobile Marketing chính là những người trẻ. Việc họ thường xuyên sử dụng dịch vụ đa phương tiện và Internet trên di động sẽ mở ra những hướng đi mới cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các chiến dịch Marketing. Ngoài phương tiện là tin nhắn văn bản, doanh nghiệp còn có thể tiếp cận họ với nhiều phương thức đa dạng phong phú như MMS, WAP… 3.2.1.2. Nhận thức và thái độ người tiêu dùng Việt Nam với Mobile Marketing Việc triển khai Mobile marketing ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức độ gửi tin nhắn thông báo (quảng bá) về sản phẩm dịch vụ mới hay thông tin về chương trình khuyến mại, giảm giá của nhà cung cấp. Điều này vô hình trung đã tạo ấn tượng với khách hàng rằng: Mobile Marketing có nghĩa là chỉ gửi tin nhắn thông báo và quảng cáo về dịch vụ, mobile Marketing đồng nghĩa với SMS Marketing ( một trong những công cụ của Mobile Marketing mà thôi). Bên cạnh đó, trong cuộc khảo sát điều tra nhỏ của tác giả về thái độ người tiêu dùng Việt Nam với Mobile Marketing khi được hỏi “hình thức thông tin hoặc quảng cáo về sản phẩm dịch vụ được ưa thích hiện nay” thì chỉ có 32 trong số 110 người (chiếm 29%) lựa chọn quảng cáo qua điện thoại di động. Các hình thức quảng cáo qua truyền hình, các phương tiện in ấn nhìn chung vẫn được người tiêu dùng ưa thích hơn so với quảng cáo qua di động. Cũng theo kết quả điều tra của tác giả, có 52,73% trong số những người được hỏi, nói rằng họ có quan tâm đến những thông tin/ quảng cáo sản phẩm/ dịch vụ qua điện thoại di động. 47,27% còn lại cho biết lý do họ không quan tâm đến các thông tin hoặc quảng cáo sản phẩm/ dịch vụ qua điện thoại di động chủ yếu vì họ thấy “đó là những thông tin có nội dung lừa gạt” (chiếm 92,31%). Nhìn chung, người tiêu dùng Việt Nam hiện nay vẫn có những phản ứng không tích cực với Mobile Marketing. Nguyên nhân của việc này bắt đầu từ việc một số doanh nghiệp và cá nhân vì lợi ích trước mắt lợi dụng các cơ sở dữ liệu số điện thoại di động thu nhập được, gửi hàng loạt tin nhắn cho khách hàng mà không phân đoạn thị trường, không căn cứ theo lứa tuổi nội dung… Và việc gửi các thông tin không liên quan, thậm chí lừa đảo cho người tiêu dùng này đã tạo ra phản ứng tâm lý tự vệ của người tiêu dùng khi các chương trình Mobile marketing được triển khai. 3.2.2. Tình hình ứng dụng Mobile Marketing tại một số lĩnh vực cụ thể Năm 2006, đánh dấu những bước đi đầu tiên của Mobile Marketing khi công ty Unilever Việt Nam phối hợp với công ty Điện toán và truyền số liệu VDC triển khai chiến dịch Mobile promotion cho các khách hàng của nhãn hàng Close-up. Cùng thời điểm đó, Pepsi đã nối dài việc sử dụng các chiến dịch Mobile Marketing cho các sản phẩm của mình trên thị trường thế giới khi áp dụng chiến dịch này vào thị trường Việt Nam. Ngoài ra, còn có một số các chiến dịch Mobile Promotion của các TNCs khác tại Việt Nam được tổ chức rất thành công và thu hút được đông đảo người tiêu dùng tham gia như chương trình như chương trình “Nokia – Khoảnh khắc cuộc sống”của Nokia, “Heineken DJ Contest” của Heineken, …Ngược lại, việc ứng dụng Mobile Marketing trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung cho đến nay vẫn chưa có gì khởi sắc. Hình thức Mobile Marketing được ứng dụng chủ yếu trong hoạt động Marketing của các doanh nghiệp đó là hình thức gửi tin nhắn đến cho khách hàng thông tin về sản phẩm dịch vụ, tin khuyến mãi… Dưới đây là một vài lĩnh vực điển hình ứng dụng Mobile Marketing ở Việt Nam. 3.2.2.1. Lĩnh vực viễn thông di động Các nhà cung cấp dịch vụ Viễn Thông di động là những doanh nghiệp đầu tiên sử dụng điện thoại di động vào chiến lược Marketing của mình và cũng là những doanh nghiệp ứng dụng nhiều nhất. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng thường gửi thông tin về dịch vụ quan tin nhắn SMS cho các thuê bao trong phạm vi của mình. Điều này là dễ hiểu bởi họ có thể tận dụng ngay được cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ, không phải thông qua bên thứ ba và đối tượng khách hàng luông được xác định chính xác, đúng nhu cầu, đúng sản phẩm dịch vụ. Các nhà cung cấp mạng di động thường gửi tin nhắn tới khách hàng thông báo các chương trình khuyến mại, các thông tin quảng cáo, chuyển đổi thuê bao hoặc thông tin tài khoản. Ngoài ra, các nhà cung cấp mạng còn kết hợp với Internet để đưa thông điệp Marketing tới người sử dụng thuê bao của mạng mình bằng các hình thức tin nhắn gửi tới điện thoại di động qua website của mình. Tháng 09/2007, Viettel Mobile chính thức cho phép Công ty cổ phần Vietnamnet Plus trở thành đại lý bán quảng cáo trên tin nhắn của điện thoại di động. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam một mạng di động cho phép thực hiện các quảng cáo trên tin nhắn được gửi đi. Các khách hàng của Viettel khi nhắn tin bình thường từ điện thoại di động thì tin nhắn sẽ không có thông điệp quảng cáo. Tuy nhiên, nếu khách hàng sử dụng dịch vụ tin nhắn miễn phí từ website của Viettel (mỗi ngày 10 tin nhắn miễn phí) thì đi kèm các thông tin mà khách hàng gửi đi, ở cuối sẽ có một thông tin quảng cáo được chèn vào. Không chỉ có Viettel, hiện Mobifone cũng đang áp dụng hình thức này với các tin nhắn miễn phí có kèm thông điệp quảng cáo từ website của Mobifone. Ngoài ra, các nhà cung cấp mạng di động còn cung cấp dịch vụ nạp tiền vào tài khoản di động qua SMS bằng cách liên kết với các ngân hàng. Ví dụ, dịch vụ VnTopup của Navibank cho phép người sử dụng dịch vụ nạp tiền điện thoại của các mạng Vinaphone, Viettel, EVN Telecom, S-fone và Mobifone bằng cách gửi tin nhắn với nội dung “ NAP Menhgia Matkhau” gửi 8049. 3.2.2.2. Lĩnh vực tài chính, ngân hàng Ngoài các nhà cung cấp dịch vụ mạng, ngân hàng là ngành thứ hai tích cực sử dụng SMS như một công cụ Marketing hữu hiệu. Tận dụng sự phổ biến của điện thoại di động, nhiều ngân hàng đã bổ sung hình thức này trong hoạt động kinh doanh của mình để cung cấp thông tin về sản phẩm và dịch vụ cũng như hỗ trợ thanh toán. Những ngân hàng đi đầu như Vietcombank, ACB, Eximbank,… từ lâu đã sử dụng tin nhắn SMS để thông báo các thông tin như : lãi suất tiền gửi, nhắc hạn trả nợ tiền vay, các chương trình khuyến mãi…, các dịch vụ tài chính mới, cao hơn một mức là dịch vụ kiểm tra tài khoản thanh toán và thanh toán tiền qua SMS. Bên cạnh đó, một số các công ty bảo hiểm Việt Nam đã bắt đầu triển khai dịch vụ bán bảo hiểm qua tin nhắn. Năm 2007, Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã ký kết hợp đồng liên kết dịch vụ thanh toán phí bảo hiểm xe cơ giới qua tin nhắn. Theo đó, các chủ xe cơ giới khi mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc xe cơ giới tại Bảo Minh có thể chỉ cần nhắn tin qua điện thoại di động để thanh toán phí bảo hiểm. Với cú pháp tin nhắn đơn giản bao gồm các thông tin về biển kiểm soát, phí bảo hiểm, gửi đến số 19001590, việc thanh toán phí bảo hiểm của chủ xe cơ giới sẽ tiện lợi hơn rất nhiều. Đặc biệt, chủ xe cơ giới cũng sẽ chủ động hơn về mặt thời gian và không gian: có thể nhắn tin thanh toán vào bất cứ lúc nào. Để sử dụng dịch vụ này, khách hàng cần có tài khoản tại Techcombank và có dịch vụ thanh toán qua tin nhắn điện thoại di động F@stMobiPay. Tháng 6/2010, công ty bảo hiểm BIDV (BIC) bắt đầu triển khai bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe máy, ô tô qua tin nhắn điện thoại di động. Đây là kết quả hợp tác giữa BIC và công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VnPay) nhằm tạo thuận tiện cho khách hàng mua bảo hiểm và mở rộng cơ sở khách hàng cho cả 2 bên. Theo đó, thay vì phải đến trực tiếp các điểm bán bảo hiểm hoặc liên hệ với các đại lý bảo hiểm, khách hàng có thể nhắn tin qua điên thoại di động để mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe máy, ô tô. Cụ thể, nhắn tin với cú pháp gồm các thông tin về số điện thoại chủ xe, loại hình bảo hiểm gửi đến số 8049, lệnh mua bảo hiểm của khách hàng sẽ được tự động thực hiện. Trong vòng 24h, BIC sẽ liên hệ với khách hàng để xác nhận thông tin và gửi giấy chứng nhận bảo hiểm đến tận tay khách hàng.Để sử dụng dịch vụ, khách hàng cần có tài khoản tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và có đăng ký dịch vụ thanh toan qua tin nhắn điện thoại VnTopup. Những khách hàng không có tài khoản tại BIDV vẫn có thể mua được bảo hiểm TNDS xe máy, ô tô của BIC bằng cách đến mua trực tiếp tại gần 2000 điểm thu hộ của VnPay trên toàn quốc. Nhìn chung, do hầu hết các ngân hàng, các công ty bảo hiểm…đều có cơ sở dữ liệu khá chi tiết về khách hàng nên việc áp dụng Mobile marketing trong lĩnh vực này khá thuận lợi, và được khách hàng đón nhận. Tuy nhiên, những hình thức triển khai của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này còn đơn điệu, chỉ dưới dạng thông báo và khách hàng tiếp nhận thông tin một cách bị động. 3.2.2.3 Lĩnh vực tiêu dùng Song song với các hình thức Marketing truyền thống, các siêu thị điện máy, hay các cửa hàng, khách sạn ở Việt Nam… đang dần dần áp dụng Mobile Marketing vào trong hoạt động kinh doanh của mình. Hình thức chủ yếu thường được sử dụng vẫn là Marketing thông qua SMS. Các doanh nghiệp này thông thường sẽ gửi tin nhắn đến cho các khách hàng của mình thông tin về sản phẩm/ dịch vụ mới, giá sản phẩm, cũng như các thông tin về khuyến mại giảm giá, thông tin về các sự kiện, chiến dịch quảng báo sản phẩm dịch vụ hay nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng. Bà Nguyễn Vân Anh, trưởng phòng chăm sóc khách hàng, Siêu thị máy tính Đăng Khoa cho biết: “ Khi quyết định sử dụng hình thức Mobile Marketing trong chăm sóc khách hàng cũng như trong hoạt động tiếp thị quảng cáo, chúng tôi đã xin số điện thoại kèm thông tin về tên, tuổi của khách hàng trong mỗi lần thanh toán và được sự đồng ý của khách hàng. Do vậy, chúng tôi sử dụng dữ liệu này để gửi thông tin thông qua di động. Tất cả khách hàng đều có thể nhận thông tin chỉ trong 5 phút”. Marketing Vietnam, Xu hướng tất yếu của Mobile Marketing Việt Nam (15/02/2010), (Truy cập lúc 20h, ngày 01/05/2011) 3.2.2.4. Lĩnh vực giải trí Giải trí là lĩnh vực được đánh giá là phù hợp cho việc áp dụng Mobile Marketing. Ngành giải trí từ trước đến nay là mảnh đất lợi nhuận màu mỡ luôn được các nhà đầu tư khai thác tối đa. Tham gia khai thác lĩnh vực này trên điện thoại di động là các nhà cung cấp nội dung di động như công ty Phần mềm và truyền thông VASC, công ty cổ phần Mbox, công ty VTC, công ty phân phối FDC…với vô số dịch vụ đa dạng như Dalink, Modern, My Mobile, Galafun, Mkool… cung cấp các nội dung từ dịch vụ tải nhạc chuông, hình ảnh, trò chơi di động, những video clip hài hước, karaoke, đến truyện cười, kết bạn, tham gia những trò chơi may mắn… Các dịch vụ này chủ yếu được thực hiện trên nền công nghệ GPRS với các đấu số đăng ký trước. Cước dịch vụ được tính theo số lượng các gói thông tin nhận và gửi. Để tải các nội dung về máy điện thoại di động, người sử dụng soạn tin theo cú pháp và gửi tới đầu số của các nhà cung cấp. Ví dụ, để tải truyện tranh của Alofun về máy, soạn : “TR Mã truyện” gửi 8599… Nhìn chung, Mobile Marketing ở Việt Nam còn chưa được áp dụng phổ biến, các hình thức áp dụng tương đối giản đơn, nghèo nàn về nội dung và thiếu tính sáng tạo. Sở dĩ như vậy là do hầu như các doanh nghiệp còn chưa có khái niệm và hiểu biết cụ thể về hình thức Marketing mới mẻ này. Bên cạnh đó, có một tâm lý phổ biến trong giới làm Marketing đó là ngại và sợ rủi ro khi tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện các hình thức Marketing mới mà họ chỉ tập trung vào việc triển khai các chiến dịch Marketing truyền thống – những hình thức đã quá cũ với người tiêu dùng và hiệu quả ngày càng giảm sút. 3.3.BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Khác với sản xuất, để hoạt động Marketing đạt hiệu quả, ta không thể áp dụng cứng nhắc mô hình hoặc kinh nghiệm của các công ty nước ngoài đã thành công. Tuy nhiên, chúng ta có thể học hỏi được ở họ những nguyên lý và một số kinh nghiệm thực tế khi thực hiện Mobile Marketing như phương thức truyền tải nội dung, hiểu rõ khách hàng như thế nào… 3.3.1. Bài học 1: Tận dụng các trào lưu, xu thế tiêu dùng đặc biệt của giới trẻ Đối tượng khách hàng mà Mobile Marketing hướng đến hiện nay đa số là giới trẻ - nhóm đối tượng khách hàng thường xuyên sử dụng điện thoại di động và những tiện ích di động đi kèm. Từ những case study của các TNCs trong chương 2, ta có thể nhận thấy có một thông điệp đơn giản những đầy sức thuyết phục đối với các nhà Marketing và truyền thông hiện nay, đó là: hiểu rõ về khách hàng, cụ thể là những thói quen, các trào lưu, xu thế tiêu dùng của họ là vấn đề quan trọng trong việc thực hiện các chiến dịch Marketing. Theo John Hayes, Giám đốc Marketing của American Express: “Công nghệ đem lại cho những người làm Marketing cơ hội lắng nghe ý kiến từ phía khách hàng. Sự quan tâm của chúng ta dành cho các ý kiến khách hàng tạo nên những thay đổi lớn lao và quan trọng. Trong thế kỷ XX, chúng ta đã thay đổi loại hình Marketing độc thoại một chiều. Việc chúng ta làm nhiều nhất – nếu không muốn nói là duy nhất - chính là rao giảng và mong đợi khách hàng sẽ lắng nghe. Nhưng, ở thế kỷ XXI này, chúng ta đang chuyển sang hình thức đối thoại. Khách hàng cần được lắng nghe” Christopher Vollmer & Geoffrey Precourt, Always on – Advertising, Marketing , and Media in an era of Consumer control, trang 37 Đã xa rồi cái thời của quảng cáo một chiều - các nhà truyền thông mà nhà quảng cáo chèn các đoạn quảng cáo nhằm phục vụ mục đích kinh doanh của nhà sản xuất mà không quan tâm đến lợi ích của khách hàng, khách hàng cũng không còn cách nào khác là phải theo dõi. Bước vào kỷ nguyên số hóa, các phương tiện truyền thông kỹ thuật số trong đó có điện thoại di động cho phép khách hàng có thể bỏ qua hay ngăn chặn những thông tin, quảng cáo đó. Do đó, các doanh nghiệp muốn thực hiện một chiến dịch Mobile Marketing hiệu quả cần phải hiểu khách hàng đặc biệt là giới trẻ để từ đó có những kế hoạch Marketing cụ thể để thu hút, hấp dẫn họ. Điện thoại di động ngày nay không chỉ có chức năng thông thường như nhắn tin SMS, nghe gọi còn có WAP, video, MMS, game trên di động, mã vạch 2D…Đây là những tính năng được giới trẻ ưa thích và thường xuyên sử dụng. Trò chơi điện tử luôn là hình thức giải trí được giới trẻ rất ưa thích. Chính vì vậy việc xây dựng game trên di động gắn liền với quảng cáo sẽ là một sự kết hợp hoàn hảo nếu như các nhà làm Marketing tìm ra được sự kết hợp hợp lý giữa giá trị giải trí và quảng cáo sản phẩm. Trong chiến dịch quảng bá dòng xe Series 1 của mình, BMW đã cho ra mắt trò chơi game trên di động, trong đó cho phép người chơi có thể tham gia đua xe với tạo hình là những chiếc xe Series 1. Cũng trong game di động này, người chơi có thể quan sát kiểu dáng cũng như màu sắc, lốp xe của dòng xe này. Bên cạnh đó, các trang mạng xã hội, các trang thế giới ảo có một sức hấp dẫn đặc biệt với giới trẻ, thậm chí việc đăng nhập vào các trang này gần như đã trở thành một thói quen hàng ngày của họ. Nhận biết được trào lưu này, Unilever đã cho ra đời trang mạng xã hội di động gắn liền với thương hiệu Seda teens ở Brazil. Trong chiến dịch “ Seda Teens” của Unilever, đối tượng khách hàng mục tiêu mà họ muốn nhắm tới đó chính là các cô gái trẻ. Từ một cuộc điều tra nhỏ trước chiến dịch,Unilever đã chọn điện thoại di động là phương thức tiếp cận đầu tiên – kênh truyền thông được giới trẻ thường xuyên sử dụng và chọn Nokia – hãng điện thoại được ưa thích nhất ở Brazil làm đối tác. Bên cạnh đó, nhận thấy rằng việc tham gia vào các trang mạng xã hội đang là xu hướng của giới trẻ hiện nay nên Unilever đã xây dựng một trang mạng xã hội trên di động đi kèm những thông tin mà các cô gái trẻ quan tâm như bí quyết chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe, trao đổi kinh nghiệm…Và vì thế, chiến dịch đã thu hút đông đảo các khách hàng tham gia. Âm nhạc và thể thao luôn luôn là hai lĩnh vực có sức thu hút và lan tỏa rất lớn đến mọi người đặc biệt là giới trẻ. Việc kết hợp hai hình thức này vào Mobile Marketing sẽ khiến cho hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp có thể được lan tỏa một cách rộng rãi. Coca Cola đã rất thành công khi thực hiện các chiến dịch “ Coca Cola Zero Studio” cho phép khách hàng có thể thu âm bằng chiếc điện thoại của mình, chiến dịch nhắn tin trúng thưởng đồng hành của Euro 2008… 3.3.2 Bài học 2: Tác động đúng thời điểm Việc nắm rõ được hoàn cảnh thực tế của khách hàng, cách thức khách hàng phản ứng và hành động trong những tình huống cụ thể khi thực hiện chiến dịch Mobile Marketing rất quan trọng. Điều này sẽ cho phép doanh nghiệp có thể có những biện pháp thích hợp để tác động đúng đến quá trình gợi mở nhu cầu của khách hàng. Chiến dịch “ Hug the Road, Hug the Sky ” của BMW được diễn ra ở các sân bay ở Mỹ. Khoảng thời gian khách hàng chờ để lấy hành lý hoặc làm thủ tục xuất nhập cảnh là khoảng thời gian khách hàng rất rảnh rỗi. Điện thoại di động vốn thường được mang ra sử dụng trong những khoảng thời gian rảnh rỗi, như cách để giết thời gian hay để lấp đầy khoảng thời gian phải chờ đợi.Trong khoảng thời gian này, nhận ra rằng có hai phương tiện truyền thông sẽ thu hút sự chú ý của người tiêu dùng đó là bảng tín hiệu sân bay và điện thoại di động. Do đó các nhà làm Marketing của BMW đã hiển thị thông tin khuyến khích người tiêu dùng tham gia lái thử dòng xe Series 3 mới bằng cách nhắn tin qua điện thoại di động. Trong một chiến dịch khác của BMW, chiến dịch “ Snow Tire” BMW đã lựa chọn thời điểm thích hợp để bắt đầu gửi tin nhắn cho khách hàng của mình. Đó là thời điểm khi những bông tuyết đầu mùa bắt đầu rơi. Điều này đã góp phần gợi mở nhu cầu mua hàng (lốp xe chạy tuyết) của khách hàng. 3.3.3 Bài học 3: khuyến khích sự tham gia của khách hàng Khách hàng không còn là những mục tiêu hay khán giả thụ động của thông tin quảng cáo. Ngày nay, khách hàng càng có xu hướng tham gia vào truyền thông chứ không chỉ đơn thuần là tiếp nhận thông tin một chiều từ phía nhà quảng cáo nữa. Qua các trang web, các trang mạng xã hội,… khách hàng có thể bày tỏ quan điểm của mình một cách chủ động. Trong khi một số những người làm Marketing vẫn đang cố gắng vạch ra các phương thức, kế hoạch làm thế nào để sản phẩm, dịch vụ để được khách hàng biết tới thì khách hàng đang sử dụng một cách chủ động các kênh kỹ thuật số như tin nhắn văn bản, các trang web diễn đàn, trang mạng xã hội…để so sánh, bình phẩm và đôi khi chỉ là trích các sản phẩm và dịch vụ của các nhà Marketing đó. Hay nói một cách khác, khách hàng đang ngày càng tham gia vào việc sáng tạo và truyền tải nội dung Marketing. Sự tham gia ở đây không chỉ họ dành thời gian để lắng nghe, đọc những thông điệp quảng cáo của doanh nghiệp. Thay vào đó, sự tham gia của khách hàng đối với một chiến dịch Mobile Marketing đó là việc tham gia một cách hào hứng và có cảm xúc, từ đó thúc đẩy họ, khiến họ muốn phản hồi và tương tác. Những nhà Marketing thành công là những người sẽ cần những chiến lược tham gia mới mẻ, năng động để khuyến khích khách hàng tham gia. Chiến dịch Cornetto của Unilever là một ví dụ điển hình cho trường hợp này. Để quảng bá cho dòng sản phẩm Cornetto, thay vì quảng cáo, tuyên truyền cho khách hàng về sản phẩm, Unilever đã thu hút họ tham gia chiến dịch cùng với mình với tư cách là người tạo nội dung chính. Bằng sự kết hợp sáng tạo giữa điện thoại di động của khách hàng và với hệ thống đèn chiếu trên tường ở quảng trường đông đúc nhất, khách hàng tham gia chơi trò chơi với nội dung gắn liền với hình ảnh của những chiếc kem Cornetto. Việc này thực sự đã tạo ra sự thích thú, hứng khởi cho những người tham gia. Bằng sự hứng khởi này, họ có thể thông tin về chiến dịch cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp biết, rủ họ cùng tham gia. Việc truyền tải thông tin theo hình thức virut lan truyền là đặc điểm nổi bật của các trang mạng xã hội, những thế giới ảo mà trong đó mọi người kết nối, chia sẻ với nhau. Người tiêu dùng Việt Nam ngày nay càng có xu hướng đăng nhập vào các trang mạng xã hội đặc biệt là Facebook bởi qua điện thoại di động vì, đóng vai trò là người sáng tạo nội dung cho các trang này. Để gia tăng sự tham gia của khách hàng, các kế hoạch Mobile Marketing cũng cần phải bao hàm những chiến lược dành cho mạng xã hội. Các doanh nghiệp có thể gắn thương hiệu của họ vào một trang web đã có và kết quả là họ có thể tạo ra một mạng xã hội cho thương hiệu của họ như những gì mà chiến dịch Seda Teens đã làm ở Brazil khi tạo ra một trang mạng xã hội cho các cô gái trẻ để họ có thế kết nối, chia sẻ, bình luận thông tin. Ở đây, những người làm Marketing có xu hướng đóng vai trò như là những người tạo ra những nền tảng để tương tác, trong đó người tiêu dùng, khách hàng tạo ra phần lớn nội dung và sự kết nối, chia sẻ, tất cả đều diễn ra trong một không gian thương hiệu. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể đóng vai trò là người truyền thông tin trong các chiến dịch Mobile Marketing. Các doanh nghiệp ngày nay cần phải lưu ý đến việc khai thác sức mạnh của việc gửi tiếp tin nhắn giữa những người tiêu dùng với nhau. Việc gửi tin nhắn theo hiệu ứng lan truyền từ người này sang người khác là một phần rất quan trọng của quá trình xây dựng thương hiệu. Đầu tiên, có một quá trình tự nhiên xác định người nhận diễn ra khi mọi người quyết định gửi tiếp thông tin đến người khác. Mọi người gửi tiếp thông tin tới người mà họ coi là có cách suy nghĩ giống mình hoặc những người mà họ biết rằng có nhu cầu hoặc sở thích đối với thông tin đó. Hoặc, khi một người gửi tiếp một thông tin nào đó cho người nhận, họ ngầm xác nhận rằng thông tin này xứng đáng với thời gian và sự chú ý của người nhận, hoặc thậm chí là để vui lòng người nhận. 3.3.4 Bài học 4: Nhận thức tầm quan trọng của các thông tin thực tế Các doanh nghiệp ngày nay không thể nâng cao nhận thức thương hiệu cho khách hàng chỉ bằng những thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm thông thường. Một trong những cách tốt nhất để thu hút khách hàng và định hình được thương hiệu của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng đó là mang lại cho họ những giá trị, những trải nghiệm thực sự. Trang “Seda Teens” của Unilever cung cấp cho người dùng những thông tin, những lời khuyên về chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp – điều mà luôn được phái đẹp quan tâm đặc biệt là các bạn gái trẻ nên trang web đã thu hút, lôi cuốn được nhiều khách hàng. Điều này góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu cho dòng sản phẩm Seda Teens – dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe và vẻ đẹp cho nữ giới. Tuy nhiên, việc xuất hiện nhiều những thông tin thông tin thô như vậy có thể khiến cho khách hàng lâu dần cảm thấy nhàm chán. Do đó, các doanh nghiệp, các hãng truyền thông, những người làm Marketing cần phải biết cách phân tích thương hiệu và mối quan hệ, thiết lập giá trị trong những lần sử dụng khác nhau, tạo ra sự trải nghiệm thực tế mới mẻ, tương tác giữa khách hàng và thương hiệu. Như vậy, có thể thấy rằng Mobile Marketing hiệu quả, và được đón nhận bởi người tiêu dùng khi những thông tin mà doanh nghiệp gửi đến tạo ra giá trị cho họ dù đó là giá trị về vật chất hay tinh thần. Những tin nhắn spam, tin nhắn rác sẽ không thể tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng, cũng như được khách hàng đón nhận. 3.3.5 Bài học 5: Kết hợp điện thoại di động với các kênh truyền thông khác Mobile Marketing là một bộ phận trong chiến lược Marketing tổng thể. Điện thoại di động có ưu điểm nổi bật đó là khả năng tương tác với khách hàng, và luôn luôn ở bên cạnh họ gần nhất, lâu nhất so với các phương tiện truyền thông khác. Chính vì vậy, việc kết hợp những ưu điểm của điện thoại di động với ưu điểm của các phương tiện truyền thông khác giúp cho chiến dịch Mobile Marketing được biết đến nhiều hơn. Ngược lại, Mobile Marketing cũng có thể đóng vai trò bổ trợ, giảm chi phí truyền thông cho các kênh khác, thêm các chức năng tương tác, theo dõi, cá nhân hóa vào các phương tiện truyền thông khác như truyền hình, in ấn, bảng điện tử… Trong chiến dịch “ Hug the Road, Hug the Sky” của BMW, điện thoại di động là cầu nối tạo ra khả năng tương tác cho các bảng thông báo ở sân bay. Các bảng thông báo ở sân bay luôn ở một vị trí cố định, luôn thu hút được sự chú ý của đông đảo hành khách. Nếu những thông tin quảng cáo của BMW khiến khách hàng quan tâm, họ có thể phản hồi một cách nhanh chóng bằng cách gửi tin nhắn. Chiến dịch “Axe Twist” của Unilever, các phương tiện truyền thông như tờ rơi, báo chí … lại là công cụ để có thể phát triển chiến dịch Mobile Marketing sử dụng mã vạch 2D của Unilever. Nếu không có những công cụ truyền thông này, thì hình ảnh của mã vạch này rất khó có thể được biết đến bởi người tiêu dùng chứ chưa nói đến việc có thể truyền tải những thông điệp sản phẩm đến khách hàng tiềm năng. Tóm lại, từ những phân tích ở chương 3, ta có thể đưa ra những kết luận như sau. Cơ sở pháp lý và hạ tầng công nghệ ở Việt Nam nhìn chung đã có những bước tiến đáng kể để tạo cơ sở thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành Mobile Marketing một cách toàn diện. Các nghị định, thông tư về chống thư rác cũng như luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mới đây, đã không chỉ thiết lập một hành lang pháp lý khá toàn diện cho hoạt động Mobile Marketing của các nhà cung cấp dịch vụ, các doanh nghiệp mà còn chú trọng đến quyền lợi cũng như lợi ích của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ cùng với việc số lượng điện thoại Smartphone được bán ra đang ngày một tăng ở Việt Nam sẽ cho phép người dùng có thể sử dụng các chức năng như MMS, WAP, mã vạch 2D… Mặc dù có đã có những bước thuận lợi hơn về vấn đề pháp lý và hạ tầng công nghệ so với khi Mobile Marketing mới xuất hiện ở Việt Nam, nhưng nhìn chung tình hình ứng dụng Mobile Marketing trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có sự khởi sắc. Có thể giải thích cho việc này đó là do phản ứng không tích cực của các khách hàng, đồng thời do các doanh nghiệp chưa có hiểu biết cặn kẽ về Mobile Marketing cũng như tâm lý e dè trước việc triển khai các hình thức Marketing mới. Ngoại trừ các doanh nghiệp trong lĩnh vực giải trí với một số hình thức cung cấp dịch vụ tải nhạc chuông, trò chơi di động…, hình thức Mobile Marketing được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng chỉ là hình thức thông tin quảng cáo bằng tin nhắn văn bản. Từ những phân tích về thực tiễn áp dụng của một số TNCs ở chương 2, ta có thể nhận thấy rằng để thu hút sự tham gia của khách hàng trong chiến dịch Mobile marketing, doanh nghiệp trước tiên cần phải có sự hiểu biết rõ về khách hàng cũng như vai trò của họ. Càng hiểu rõ về khách hàng thì khả năng thu hút họ với những chiến dịch Mobile Marketing càng lớn. Ta có thể rút ra một số bài học chủ yếu như sau. Giới trẻ là những người sử dụng điện thoại di động thường xuyên nhất và cũng là đối tượng rất dễ bị thu hút bởi những trào lưu, xu hướng như trào lưu âm nhạc, thể thao, mạng xã hội, game di động…Bên cạnh đó khách hàng ngày nay rất dễ bị thu hút bởi những thông tin thực tế hữu ích và đóng vai trò là người sáng tạo nội dung. Do vậy, các doanh nghiệp nên tận dụng các xu thế tiêu dùng đặc biệt của giới trẻ để xây dựng chiến dịch Mobile Marketing cho mình. Song song với đó, doanh nghiệp cần phải chú ý xây dựng những chiến dịch Mobile Marketing thu hút khách hàng bằng những thông tin thực sự hữu ích với họ đồng thời tăng cường thúc đẩy các chiến dịch Marketing lan tỏa. Trong các chiến dịch Mobile marketing, điện thoại di động có tính năng đặc biệt đó là khả năng truyền tải thông điệp tức thì và mang tính cá nhân hóa, do vậy việc tác động đúng thời điểm sẽ tác động đúng vào nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần phát huy khả năng tương tác của điện thoại di động khi kết hợp với các hình thức Marketing truyền thống khác. KẾT LUẬN Thế giới không ngừng vận động theo sự tiến bộ của công nghệ. Sự phát triển không ngừng của công nghệ đã mang đến cho thế giới những bước đột phá về mọi lĩnh vực, trong đó có thương mại. Cùng với sự ra đời của công nghệ di động, hoạt động Marketing đã tiếp nhận một kênh mới đó là Marketing trên nền tảng của công nghệ di động – Mobile Marketing. Đi sâu vào nghiên cứu Marketing, bài khóa luận “ Thực tiễn áp dụng Mobile Marketing tại các TNCs trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam ” đã tìm hiểu được ra những vấn đề sau. Thứ nhất, Mobile Marketing là một kênh truyền thông mới trong đó sử dụng điện thoại di động và các phương tiện không dây khác để tương tác với khách hàng trong các hoạt động Marketing như quảng cáo sản phẩm/ dịch vụ, khuyến mãi, quảng bá thương hiệu, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu thị trường. Mobile Marketing đã sử dụng nhiều phương tiện dựa trên công nghệ di động như SMS, MMS, Bluetooth, WAP, các ứng dụng di động, LBS, mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động Marketing của hoanh nghiệp như: thu thập được cơ sở dữ liệu cần thiết về khách hàng, tiết kiệm chi phí, thời gian, tiếp cận với một thị trường khách hàng rộng lớn… Thứ hai, từ thực tiễn áp dụng Mobile Marketing tại các TNCs có thể thấy rằng, các TNCs đã vận dụng một cách sáng tạo các phương tiện của Mobile Marketing để thu hút, nhu cầu của người tiêu dùng. Các chiến dịch Mobile Marketing đã tạo được sự phản hồi mạnh mẽ từ phía khách hàng làm gia tăng nhận thức về thương hiệu, tạo mối tương tác, đối thoại trực tiếp giữa khách hàng và doanh nghiệp từ đó thúc đẩy doanh thu bán hàng. Thứ ba, từ những nghiên cứu về hệ thống hạ tầng cơ sở kỹ thuật, hệ thống pháp lý ở Việt Nam thì có thể thấy tuy còn một số hạn chế về công nghệ nhưng các doanh nghiệp có thể triển khai Mobile Marketing dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, do tâm lý còn e dè cộng với sự hiểu biết chưa sâu về Mobile Marketing đã khiến cho việc triển khai Mobile Marketing ở một số doanh nghiệp Việt Nam còn đơn điệu, chủ yếu vẫn chỉ là những tin nhắn quảng cáo. Mặt khác, việc một số doanh nghiệp không tuân thủ những quy định về luật chống thư rác đã khiến cho một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng không có thiện cảm với hình thức này. Từ thực tiễn áp dụng Mobile Marketing của các TNCs trên thế giới, và thực trạng áp dụng ở Việt Nam, tác giả đã rút ra một số bài học chủ yếu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đó là muốn thực hiện một chiến dịch Marketing thành công trước hết phải có sự hiểu rõ về khách hàng để từ xây dựng nội dung truyền tải thông tin đến khách hàng như là thu hút khách hàng bằng những thông tin có ích, gắn liền với hoàn cảnh của họ, biến khách hàng trở thành những nhà sáng tạo nội dung. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần phải có sự kết hợp một cách thích hợp giữa kênh truyền thông di động và các kênh truyền thông truyền thống. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Mai Vân Anh (2005),Tìm hiểu thương mại di động và việc ứng dụng tại Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương. Bùi Thị Mỹ Hạnh (2009),Thực trạng áp dụng mobile marketing tại Việt Nam và giải pháp phát triển, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Ngoại Thương . Mai Thị Hồng Lan (2009), Mobile Marketing trên thế giới và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Ngoại Thương. Đoàn Thanh Nga (2009), Bluetooth Marketing – Xu hướng quảng cáo thời khó, Công ty Cổ phần Truyền thông CENTECH. Tập thể tác giả trường Đại học Ngoại thương (2000), Giáo trình Marketing lý thuyết, Nhà xuất bản giáo dục. Phạm Việt Tiệp (2009), Mobile Marketing tại Việt Nam, VIETTIEP Communication Co. Ltd. PGS. TS. Nguyễn Trung Vãn (chủ biên) (2008), Giáo trình Marketing Quốc tế, NXB Lao động – Xã hội. Bộ Công thương Việt Nam (2009), Báo cáo Thương mại Điện tử Việt Nam năm 2009. Bộ Công thương Việt Nam (2010), Báo cáo Thương mại Điện tử Việt Nam năm 2010. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Chỉ thị 04/CT- BTTTT . Bộ Thông tin và Truyền thông (2008), Thông tư số 12/2008/TT-BTTTT của về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 90/NĐ-CP. Bộ Thông tin và Truyền thông (2008), Thông tư số 13/2009/ TT – BTTTT của về mã số quản lý và mẫu chứng nhận mã số quản lý đối với nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử, nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn và nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn qua mạng Internet. Chính phủ (2008), Nghị định 90/2008/NĐ-CP của về chống thư rác. Tài liệu tiếng Anh Michael Becker John Arnold (2007), Mobile Marketing for Dummies, Nxb Wiley Publishing, Inc. Alex Michael and Ben Salter (2006), Mobile Marketing – Achieving competitive advantage through wireless technology, Nxb Butterworth Heinemann. Louis E Boone và David L Kurtz (1998), Contemporary Marketing Wired, Nxb trường Đại học Harcourt Brace. Christophe Vollmer & Geoffrey Precourt (2008), Always on – Advertising, Marketing and Media in an era of Consumer Control, Nxb McGraw-Hill. Christopher Ververidis and George C. Polyzos (2005), Mobile Marketing using a location based Service, Mobile Multimedia Laboratory, Department of Informatics, Athens University of Economics and Business. Kent Wertime & Ian Fenwick (2008), The Essential Guide to New Media & Digital Marketing, Nxb John Wiley & Son. BrandZ Top 100 most valuable global Brands report (2010), IAB Platform Status Report: A Mobile Advertising Overview, Interactive Advertising Bureau, July 2008. Mobile Marketing – A primer report, First Partner Research & Marketing, 2003. Mobile marketing Overview, Mobile Marketing Association, 2008. Mobile Marketing Industry Glossary, Mobile Marketing Association, 2009. 2010 Mid Year Mobile Marketing Report, MobileStorm Inc, 2010. Website Website từ Việt Nam Website nước ngoài PHỤ LỤC Kết quả khảo sát điều tra “Thái độ người tiêu dùng với Mobile Marketing tại Việt Nam” ( tháng 4/2010) Tác giả của bài viết đã tiến hành điều tra khảo sát bằng hình thức Survey Online từ ngày 07/04/2011 đến ngày 15/04/2011. Tác giả đã gửi phiếu điều tra đến 200 địa chỉ email của đối tượng là sinh viên và người đi làm trong độ tuổi từ 18 – 40 tuổi, bởi vì đây là nhóm độ tuổi thường xuyên sử dụng điện thoại di động. Kết quả đã thu được 110 phiếu trên tổng số 200 phiếu. Dưới đây là biểu đồ thể hiện tỷ lệ trả lời các phiếu điều tra theo ngày: Bảng khảo sát điều tra của tác giả gồm 7 câu hỏi chính: Điện thoại di động (ĐTDĐ) anh/ chị đang dùng thuộc loại nào? Anh/chị thường sử dụng ĐTDĐ cho những việc gì (mức độ sử dụng nghe/gọi, nhắn/nhận tin, tải hình nền/ nhạc chuông, đăng nhập mạng xã hội, tìm kiếm/ tra cứu thông tin, đọc báo/ lướt web)? Hình thức quảng cáo liên quan đến sản phẩm/dịch vụ anh/chị ưa thích hiện nay ? Anh/chị có quan tâm đến các thông tin/quảng cáo sản phẩm/dịch vụ qua ĐTDĐ? Anh/ chị vui lòng cho biết lý do không quan tâm đến các thông tin hoặc quảng cáo sản phẩm/dịch vụ ĐTDĐ ? Khi nhận được những thông tin hoặc quảng cáo về sản phẩm/dịch vụ qua ĐTDĐ, thông thường anh/chị thường phản ứng như thế nào? Anh/chị sẵn lòng tham gia/ủng hộ hình thức Mobile Marketing nào ? Trong các câu hỏi này chỉ có câu hỏi số 2 dành cho những đối tượng có ĐTDĐ có khả năng kết nối Internet và câu hỏi thứ 5 là câu hỏi dành cho đối tượng không quan tâm đến các thông tin/quảng cáo sản phẩm/dịch vụ qua điện thoại di động. Kết quả điều tra như sau: Điện thoại di động ( ĐTDĐ) anh/chị đang dùng thuộc loại nào? Số người sử dụng điện thoại thông thường: 79 người chiếm 71,8%. Số người sử dụng Smartphone : 31 người chiếm 29,2 % Anh/chị thường sử dụng ĐTDĐ cho những việc gì (mức độ sử dụng nghe/gọi, nhắn/nhận tin, tải hình nền/nhạc chuông, đăng nhập mạng xã hội, tìm kiếm/tra cứu thông tin, đọc báo/ lướt web)? ( 99 người ) Mức độ sử dụng điện thoại cho chức năng nghe/ gọi Mức chưa từng: 0 người chiếm 0% Mức hiếm khi: 1 người chiếm 1,01% Mức thỉnh thoảng: 4 người chiếm 4,04% Mức thường xuyên: 52 người chiếm 52,53% Mức luôn luôn : 42 người chiếm 42,42% Mức độ sử dụng điện thoại cho chức năng nhắn/ nhận tin Mức chưa từng: 2 người chiếm 2,02% Mức hiếm khi: 2 người chiếm 2,02% Mức thỉnh thoảng: 5 người chiếm 5,05% Mức thường xuyên: 54 người chiếm 54,55% Mức luôn luôn : 36 người chiếm 36,36% Mức độ sử dụng điện thoại cho chức tải hình nền/ nhạc chuông Mức chưa từng: 43 người chiếm 43,43% Mức hiếm khi: 33 người chiếm 33,33% Mức thỉnh thoảng: 18 người chiếm 18,18% Mức thường xuyên: 2 người chiếm 2,02% Mức luôn luôn : 3 người chiếm 3,03% Mức độ sử dụng điện thoại cho chức đăng nhập mạng xã hội Mức chưa từng: 27người chiếm 27,27% Mức hiếm khi: 20người chiếm 20,2% Mức thỉnh thoảng: 24người chiếm 24,24% Mức thường xuyên: 18 người chiếm 18,18% Mức luôn luôn : 10 người chiếm 10,11% Mức độ sử dụng điện thoại cho chức năng đọc báo/lướt web Mức chưa từng: 16 người chiếm 16,16% Mức hiếm khi: 19 người chiếm 19,19% Mức thỉnh thoảng: 33 người chiếm 33,34% Mức thường xuyên: 19 người chiếm 19,19% Mức luôn luôn : 12 người chiếm 12,12% Mức độ sử dụng điện thoại cho chức năng tìm kiếm/tra cứu thông tin Mức chưa từng: 21 người chiếm 21,22% Mức hiếm khi: 11 người chiếm 11,11% Mức thỉnh thoảng: 32 người chiếm 32,32% Mức thường xuyên: 24 người chiếm 24,24% Mức luôn luôn : 11 người chiếm 11,11% Hình thức quảng cáo liên quan đến sản phẩm/dịch vụ anh/chị ưa thích hiện nay ? Quảng cáo qua truyền hình : 86 người chiếm 78,18% Quảng cáo qua báo chí/ tờ rơi: 53 người chiếm 48,18% Quảng cáo qua email: 20 người chiếm 18,18 % Quảng cáo qua ĐTDĐ: 32 người chiếm 29,09% Ý kiến khác 16 người chiếm 14,55 % Anh/chị có quan tâm đến các thông tin/quảng cáo sản phẩm/dịch vụ qua ĐTDĐ? Có quan tâm: 58 người chiếm 52,73% Không quan tâm: 52 người chiếm 47,27% 5. Anh/chị vui lòng cho biết lý do không quan tâm đến các thông tin hoặc quảng cáo sản phẩm/dịch vụ ĐTDĐ ? Vì đó là tin nhắn rác, thông tin không hữu ích: 45 người chiếm 86,54% Nội dung thông tin không hấp dẫn: 34 người chiếm 65,38% Cho rằng đây là những thông tin có nội dung lừa gạt: 48 người chiếm 92,31% Ý kiến khác: 0 6. Khi nhận được những thông tin hoặc quảng cáo về sản phẩm/ dịch vụ qua ĐTDĐ, thông thường anh/ chị thường phản ứng như thế nào? Xóa tin nhắn đó: 74 người chiếm 67,27% Gửi lại những thông tin đó cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp...: 0 Lưu lại trên máy: 31người chiếm 28,18% Lưu lại trên máy và gửi lại những thông tin đó cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp: 3 người chiếm 2,73% Ý kiến khác: 5 người chiếm 4,54% 7. Anh/chị sẵn lòng tham gia/ủng hộ hình thức Mobile Marketing nào ? Chiến dịch nhắn tin bình chọn/ trúng thưởng :38 người chiếm 34,55% Tin nhắn giảm giá/ khuyến mã: 90 người chiếm 81,82% Tải game/nhạc chuông/hình nền gắn với sản phẩm/thương hiệu: 9 người chiếm 9,18% Tin nhắn giới thiệu/ thông tin về sản phẩm: 48 người chiếm 43,64% Ý kiến khác: 4 người chiếm 3,64% MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3G Thế hệ công nghệ thứ 3 (Third Generation Technology) 4G Thế hệ công nghệ thứ 4 (Fourth Generation Technology) BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Bank for Investment and Development Vietnam) BTS Trạm thu sóng di động (Base Transceiver Station) CDMA Phương thức đa truy cập phân chia theo mã (Code Division Multiple Access) CP Nhà cung cấp nội dung (Content Provider) GPRS Dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp (General Package Radio Service) GPS Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System) GSM Hệ thống thông tin di động toàn cầu (Global System for Mobile communication) LBS Dịch vụ định vị (Location Based Service) MMA Hiệp hội mobile marketing quốc tế (Mobile Marketing Association) MMS Tin nhắn đa phương tiện (Multi-Messaging Service) SMS Tin nhắn văn bản (Short Messaging Service) TELCO Các nhà cung cấp dịch vụ kết nối viễn thông (Telephone companies) TNCs Công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporations) WAP Phương thức truy cập không dây (Wireless Access Protocol) DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng 1.1: Tính hiệu quả của tin nhắn văn bản so với các phương tiện truyền thông khác ………………………………………………………………………. Bảng 1.2: Tỷ lệ quay lại mua của các phương tiện Marketing …………………. Biểu đồ 1.1: Biểu đồ về số lượng tin nhắn trên thế giới………………………… Hình 1.1: Hình ảnh mã vạch 2D………………………………………………….. Hình 2.1: Quảng cáo mã vạch 2D cho dòng xe BMW 1 Series 3 – door Hình 2.2: Video giới thiệu sản phẩm BMW Series 3 được tải về ……………… Hình 2.3: Trang mobi web giới thiệu thông tin của BMW Hình2.4 : Tờ hướng dẫn khách hàng cách thức nhắn tin để nhận được thông tin chi tiết về từng loại xe…………………………………………………………… Hình 2.5: Hình ảnh mô tả xe của khách hàng và mô tả lốp xe đề nghị…………... Hình 2.6: Trang mạng xã hội Seda Teens ở Brazil……………………………… Hình2.7: Điện thoại Nokia 5200 Pink Seda Teens ……………………………… Hình 2.8 : Phiếu giảm giá trên di động của Unilever…………………………… Sơ đồ 2.1: Quá trình đi đến quyết định mua hàng Biểu đồ 3.1: Mức độ gửi tin nhắn rác của các nhà cung cấp nội dung Hình 3.1: Thế hệ trẻ Việt Nam sử dụng nhiều dữ liệu nâng cao hơn so với các phân khúc độ tuổi khác…………………………………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực tiễn áp dụng Mobile Marketing tại các TNCs trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam.doc
Luận văn liên quan