Đề tài Thực trạng công tác quản lý và thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế thị xã Sa Đéc

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của Thị xã, sự phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng, sự ổn định trong hoạt động kinh doanh ở khu vực Trung tâm thương mại và Chợ thực phẩm, sự phát triển mạnh của dịch vụ bưu chính viễn thông, tài chính tín dụng, sự ổn định sản xuất của các ngành nghề chế biến thủy sản xuất khẩu, bột, bánh phồng tôm,.đã tạo điều kiện cho công tác thu có nhiều thuận lợi.  Sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp, cấp Ủy và UBND Thị xã; sự phối hợp của các ngành hữu quan đã kịp thời thúc đẩy quá trình thực hiện công tác thu.  Sự nổ lực phấn đấu của cán bộ công chức trong đơn vị, quyết tâm thu đạt và vượt chỉ tiêu năm 2010.

doc62 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4573 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác quản lý và thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế thị xã Sa Đéc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lý thu thuế; Rà soát, thẩm định về nội dung, thể thức, thủ tục hành chính các văn bản do Chi cục Thuế soạn thảo. v Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học: ² Chức năng: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế. ² Nhiệm vụ: Thực hiện công tác đăng ký thuế, đóng và cấp mã số thuế cho NNT trên địa bàn; quản lý việc thay đổi tình trạng hoạt động SXKD và thực hiện các thủ tục chuyển đổi đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế ; Xử lý hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, các tài liệu, chứng từ có liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT theo quy định; Đề xuất nhu cầu, lắp đặt, quản lý, vận hành, bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống mạng, trang thiết bị tin học tại Chi cục Thuế; Tổ chức cài đặt, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ thuế vận hành, sử dụng các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý tại Chi cục Thuế. v Đội Quản lý thuế TNCN: ² Chức năng: Giúp Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế TNCN; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuế TNCN thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế; ² Nhiệm vụ: Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế TNCN trên địa bàn và chỉ đạo các đội thuế có liên quan tổ chức thực hiện; Thực hiện công tác kiểm tra giám sát kê khai thuế TNCN của NNT là các cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể thuộc và trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện quản lý (trừ các đối tượng là cơ sở SXKD do Đội Kiểm tra thực hiện); Tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế TNCN của các đơn vị chi trả thu nhập, các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế TNCN theo quy định của Luật Quản lý thuế; Kiểm tra xác minh, giải quyết khiếu nại về thuế TNCN của NNT thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục Thuế; v Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: ² Chức năng: Giúp Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế. ² Nhiệm vụ: Thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền phạt; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thu hồi tiền thuế nợ, tiền phạt vào NSNN; thực hiện xác nhận tình trạng nợ NSNN; Lập hồ sơ đề nghị và thực hiện cưỡng chế và đề xuất biện pháp thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế. v Đội thuế liên xã, phường, thị trấn: ² Chức năng: Giúp Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ SXKD công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế TNCN; thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên ...). ² Nhiệm vụ: Tổ chức cho NNT trên địa bàn được đăng ký mã số thuế; hướng dẫn NNT trên địa bàn thực hiện pháp luật về thuế; Thực hiện điều tra doanh thu, ấn định thuế với trường hợp khóan ổn định đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Đội theo quy định của pháp luật; Tiếp nhận tờ khai đăng ký thuế, tờ khai thuế, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế (nếu có) chuyển Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học xử lý; tiếp nhận đơn ngừng nghỉ kinh doanh trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; Phát hiện, theo dõi, quản lý thu đối với cơ sở xây dựng cơ bản vãng lai; Phối hợp với Đội Quản lý thu nợ thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của đội thuế liên xã, phường; Đề xuất quyết định uỷ nhiệm thu, giám sát và đôn đốc uỷ nhiệm thu thực hiện thu nộp thuế theo đúng quy định; Thực hiện công tác đối chiếu xác minh hóa đơn và trả lời kết quả xác minh hóa đơn theo yêu cầu; Phối hợp với Đội Kiểm tra thuế tham gia kiểm tra NNT, các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế, các quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật. v Đội Trước bạ và thu khác: ² Chức năng: Giúp Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này), phí, lệ phí và các khoản thu khác (sau đây gọi chung là các khoản thu về đất bao gồm cả thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng, lệ phí trước bạ và thu khác) phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý. ²Nhiệm vụ: Kiểm tra hồ sơ khai thuế; tính thuế; phát hành thông báo thu các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và các khoản thu khác; Tổ chức thu nộp hoặc phối hợp với Kho bạc để thu nộp tiền thuế về các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác theo thông báo; v Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT: ² Chức năng: Giúp Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ NNT trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý. ² Nhiệm vụ: Hỗ trợ, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thuế cho NNT trên địa bàn; Hướng dẫn, hỗ trợ và cấp hóa đơn lẻ cho các tổ chức, cá nhân có phát sinh doanh thu không thường xuyên kê khai, nộp thuế. 2.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT THUẾ GTGT TẠI THỊ Xà SA ĐÉC TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2010: 2.3.1. Tình hình quản lý đối tượng nộp Thuế giá trị gia tăng trên địa bàn thị xã Sa Đéc: Trong các năm qua cùng với sự chuyển biến của đời sống kinh tế xã hội của cả nước, hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện cũng đồng thời thay đổi theo hướng gia tăng về số hộ, về quy mô hoạt động. Trong chức trách được giao, Chi cục Thuế thị xã Sa Đéc đã tổ chức thực hiện quản lý tốt đối tượng nộp thuế, nhằm đảm bảo đưa hết số hộ có hoạt động kinh doanh trên địa bàn vào diện quản lý thuế theo luật định, đồng thời thực hiện khai thác tốt nguồn thu, chống thất thu song vẫn đảm bảo nuôi dưỡng được nguồn thu. Có thể thấy sự gia tăng về số đối tượng nộp thuế trên địa bàn ở các năm 2008, 2009 và 2010 theo biểu số liệu dưới đây: Bảng 3: Tình hình quản lý đối tượng thu thuế (Đơn vị tính : cơ sở) Loại hình kinh tế Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Cty TNHH 110 121 128 DNTN 98 103 99 HTX, các tổ chức khác 14 12 14 Hộ KD khấu trừ 22 15 12 Hộ KD TT/GTGT 9 7 6 Hộ KD TT/Dsố 86 51 51 Cộng 339 309 310 Hộ KD khoán 2.658 2.915 3.069 Tổng cộng 2.997 3.224 3.379 (Nguồn: Đội Kê Khai - Kế Toán Thuế - Tin Học) Qua số liệu phân tích trên, nhìn chung ở tổng thể số doanh nghiệp và hộ trên địa bàn thị xã Sa Đéc ngày càng tăng, trong năm 2008 cả thị xã có 2.997 doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Sang năm 2009 số doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong huyện là 3.224 doanh nghiệp và hộ, tăng 227 doanh nghiệp và hộ so với năm 2008, tỷ lệ tăng 7,57% (227/2.997). Đến năm 2010 số doanh nghiệp và hộ trong huyện là 3.379 doanh nghiệp và hộ, tăng 155 doanh nghiệp và hộ so với năm 2009, tỷ lệ tăng là 4,81% (155/3.224). Tuy nhiên, khi đi vào phân tích cụ thể của từng loại hình kinh tế thì doanh nghiệp và hộ tăng không đều, cụ thể như sau: ² Cty TNHH: năm 2008 có 110 Cty kinh doanh, sang năm 2009 là 121 Cty kinh doanh, tăng 11 Cty so với năm 2008, số Cty không dừng lại ở đó mà tiếp tục tăng, đến năm 2010 là 128 Cty, tăng 7 Cty so với năm 2009, tỷ lệ tăng 5,78% (7/121) ² Doanh nghiệp tư nhân: năm 2008 có 98 DN kinh doanh, sang năm 2009 có 103 DN kinh doanh tăng 5 doanh nghiệp so với năm 2008. Song đến năm 2010 có 99 DN hoạt động giảm 4 DN so với năm 2009. ² Hợp tác xã và các tổ chức khác: chỉ có năm 2009 biến động từ 14 xuống 12 đối tượng, năm 2010 tăng 2 là 14 đối tượng. Hộ KD khấu trừ, Hộ KD TT/GTGT và Hộ KD TT/Dsố: đều giảm qua các năm ² Hộ KD khoán: Số hộ kinh doanh khoán ổn định là số lớn nhất trong các thành phần kinh tế và đều tăng lên qua các năm. Năm 2008 có 2.658 hộ kinh doanh, sang năm 2009 là 2.915 hộ kinh doanh, tăng 257 hộ so với năm 2008. Số hộ khoán không dừng lại ở đó mà tiếp tục tăng, đến năm 2010 là 3.069 hộ, tăng 154 hộ so với năm 2009, tỷ trọng chiếm 90,83% trong tổng số các đối tượng nộp thuế năm 2010. Từ các phân tích trên cho thấy thời gian qua cơ sở sản xuất kinh doanh tuy có sự biến động khác nhau về số hộ nhưng cơ sở kinh doanh thực hiện nộp thuế theo phương pháp khoán và tổng thể số doanh nghiệp và hộ trên địa bàn ngày càng tăng đây là dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ luật thuế GTGT đang ngày đi vào đời sống kinh tế xã hội ở địa phương. Các đối tượng là doanh nghiệp cũng gia tăng về số lượng lẫn quy mô càng khẳng định hơn việc thực thi thuế GTGT đã khuyến khích người dân đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Số lượng doanh nghiệp mỗi năm đều tăng cho thấy các doanh nghiệp đang phát triển tốt, giải quyết công ăn việc làm cho lao động ở địa phương. 2.3.2. Phân tích kết quả thực hiện thu thuế GTGT từ 2008 đến 2010 tại thị xã Sa Đéc: Vào thời điểm đầu quí 4 hàng năm, Chi cục thuế phối hợp cùng Phòng Tài chính thị xã lập dự toán thu ngân sách của năm sau. Trong dự toán thì số thu về thuế GTGT và thuế TNDN được căn cứ vào kết quả ước thực hiện của năm, dự kiến vào tốc độ phát triển kinh tế của huyện và khả năng khai thác nguồn thu mới trong năm tới. Dự toán sau khi thông qua UBND thị xã được trình lên UBND tỉnh, UBND tỉnh chính thức giao chỉ tiêu vào cuối quí 4 hàng năm. Ngay sau khi nhận được chỉ tiêu tỉnh giao cho thị xã, ban lãnh đạo Chi cục Thuế chỉ đạo cho bộ phận lập kế hoạch – thuộc tổ Xử lý dữ liệu, xây dựng dự toán để giao cho các tổ đội thuế thực hiện, trên cơ sở phải đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu tỉnh giao. Bộ phận lập kế hoạch sẽ căn cứ vào nguồn thu của từng tổ đội, phối hợp cùng các tổ, đội để lập dự toán thu trình lãnh đạo. Kết quả thực hiện thu thuế GTGT so kế hoạch qua các năm như sau: 2.3.2.1. Kế hoạch thu thuế theo từng nguồn thu: Bảng 4: Phân bổ kế hoạch từng nguồn thu (ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh KH 2009/2008 (%) Năm 2010 So sánh KH 2010/2009 (%) KH Tỷ trọng (%) KH Tỷ trọng (%) KH Tỷ trọng (%) 1. Thuế GTGT 39.730 41,21 89.910 59,82 226,30 150.480 66,58 167,37 2. Thuế TNDN 14.600 15,14 14.710 9,79 100,75 14.960 6,62 101,70 3. Thuế TTĐB 110 0,11 300 0,20 272,73 750 0,33 250,00 4. Thuế Tài nguyên 10 0,01 50 0,03 500,00 150 0,07 300,00 5. Thuế Môn bài 1.465 1,52 1.600 1,06 109,22 1.680 0,74 105,00 6. Thuế TNCN 100 0,10 4.450 2,96 4.450,00 13.580 6,01 305,17 7. Thuế đất ở 1.900 1,97 3.100 2,06 163,16 5.780 2,56 186,45 8. Thuế CQSDĐ 3.500 3,63 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00 9. Trước bạ 8.000 8,30 9.000 5,99 112,50 11.680 5,17 129,78 10. Tiền sử dụng đất 20.000 20,75 20.000 13,31 100,00 20.000 8,85 100,00 11. Lệ phí 3.300 3,42 3.000 2,00 90,91 2.800 1,24 93,33 12. Tiền thuê đất 1.350 1,40 1.320 0,88 97,78 1.300 0,58 98,48 13. Thu khác 2.340 2,43 2.850 1,90 121,79 2.862 1,27 100,42 Tổng cộng 96.405 100 150.290 100 226.022 100 (Nguồn Đội Nghiệp vụ-Tổng hợp- Dự toán) Từ số liệu Bảng 4 cho thấy kế hoạch thu từ thuế GTGT chiếm tỷ trọng lớn so với tổng chỉ tiêu của toàn Chi cục, kế đến là Tiền sử dụng đất, thuế TNDN và thuế Trước bạ, đồng thời tăng qua các năm. Cụ thể: v Thuế GTGT: ² Năm 2008 là 39.730 triệu đồng, chiếm 41,21% so tổng chỉ tiêu, năm 2009 là 89.910 triệu đồng, chiếm 59,82% so tổng chỉ tiêu, năm 2009 tăng 126,30% so năm 2008. ² Năm 2010 là 150.480 triệu đồng, chiếm 66,58% so tổng chỉ tiêu, năm 2010 tăng 67,37% so năm 2009 v Tiền sử dụng đất: ² Năm 2008 là 20.000 triệu đồng, chiếm 20,75% so tổng chỉ tiêu, năm 2009 là 20.000 triệu đồng, chiếm 13,31% so tổng chỉ tiêu, năm 2009 không tăng so năm 2008. Năm 2010 là 20.000 triệu đồng, chiếm 8,85% so tổng chỉ tiêu, năm 2010 không tăng so năm 2009. v Thuế TNDN: ² Năm 2008 là 14.800 triệu đồng, chiếm 15,35% so tổng chỉ tiêu, năm 2009 là 14.710 triệu đồng, chiếm 9,79% so tổng chỉ tiêu, năm 2009 tăng 0,75% so năm 2008. ² Năm 2010 là 14.960 triệu đồng, chiếm 6,62% so tổng chỉ tiêu, năm 2010 tăng 1,7% so năm 2009. v Thuế Trước bạ: ² Năm 2008 là 8.000 triệu đồng, chiếm 8,30% so tổng chỉ tiêu, năm 2009 là 9.000 triệu đồng, chiếm 5,99% so tổng chỉ tiêu, năm 2009 tăng 12,50% so năm 2008. ² Năm 2010 là 11.680 triệu đồng, chiếm 5,17% so tổng chỉ tiêu, năm 2010 tăng 29,78% so năm 2009. v Thu khác: chiếm tỷ trọng khoản 2% trong tổng kế hoạch thu hàng năm. Đây là nguồn thu tập trung chủ yếu từ các khoản thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đối với các DN và hộ cá thể, tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, thu tiền thuê nhà, thuê đất thuộc sở hữu Nhà nước,… Các nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn như thuế GTGT, TNDN chủ yếu tập trung vào các DN kinh doanh mặt hàng sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm, xây dựng, vật liệu xây dựng, xăng dầu, nuôi trồng thủy sản… Đặc biệt, đối với thuế CQSDĐ kế hoạch thu năm 2008 từ 3.500 triệu đồng, năm 2009 và năm 2010 là 0 triệu đồng, giảm 100% so năm 2008. Đây là nguồn thu chủ yếu phát sinh từ nhu cầu chuyển nhượng bất động sản. Thuế TNCN kế hoạch thu năm 2008 từ 100 triệu đồng, năm 2009 4.450 triệu đồng, tăng 4.450% so năm 2008. Nguyên nhân: Năm 2009 là thời điểm thuế TNCN có hiệu lực, đồng thời không còn áp dụng thuế CQSDĐ đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản. Do đó, từ năm 2009 thuế TNCN từ hoạt động chuyển hượng bất động sản được thay thế cho thuế CQSDĐ. v Biểu đồ kế hoạch thu thuế theo từng nguồn thu năm 2010: 2.3.2.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch thu thuế GTGT - về tổng số: Thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, Chi cục Thuế thị xã Sa Đéc đã quản lý thu hàng năm trên 3.000 hộ hoạt động SXKD, dịch vụ, công thương nghiệp, trên 300 Cty và DN ngoài quốc doanh và gần 14.000 hộ nộp thuế nhà đất với số thuế bình quân giai đoạn từ năm 2008 đến 2010 trên 100 tỷ đồng/năm. Qua công tác thu năm 2008, 2009, 2010 có bảng thống kê sau: Bảng 5: Tình hình thực hiện kế hoạch thu thuế GTGT các năm 2008, 2009, 2010 (Đơn vị tính : 1.000đ) TT Năm thực hiện Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành so với kế hoạch % thực hiện so với năm trước 1 2 3 4 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 - 39.730.000 89.910.000 150.480.000 29.805.050 88.340.187 146.826.430 144.653.488 - 222,35 163,3 96,13 - 296,39 166,21 98,52 (Nguồn: Đội Nghiệp vụ-Tổng hợp-Dự toán) Việc thực hiện kế hoạch thu về sắc thuế này qua các năm cho thấy: ² Đơn vị đã hoàn thành vượt bậc kế hoạch ở năm 2008 đạt 222,35% và so với năm trước đạt 296,39%. Đến năm 2009 đơn vị đã hoàn thành kế hoạch đề ra đạt 163,3% so với năm 2008 đạt 166,21% . Tuy nhiên năm 2010 đơn vị đã không hoàn thành kế hoạch đề ra chỉ đạt 96,13% và so với năm 2009 đạt 98,52%. ² Đạt được kết quả nêu trên là do điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã Sa Đéc từng bước ổn định và phát triển, cá biệt sự phát triển của ngành kinh doanh lau bóng gạo (kinh doanh lương thực) trên địa bàn đã đóng góp nguồn thu chủ yếu vào ngân sách Nhà nước trong các năm qua, góp phần hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách trên địa bàn. ² Bên cạnh đó, mặc dù trong những năm qua các DN gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thị trường làm cho giá cả của một số nguyên liệu đầu vào tăng đột biến, dịch cúm gia cầm và heo tai xanh bùng phát… Nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của Cấp ủy, UBND thị xã Sa Đéc, cùng với sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo Cục thuế tỉnh Đồng Tháp, sự quyết tâm của Ban Lãnh đạo Chi cục thuế và sự nỗ lực phấn đấu của tập thể công chức Chi cục Thuế thị xã Sa Đéc đã đưa số thu của Chi cục liên tục tăng qua các năm. ² Ngoài ra, cùng với sự nổ lực của ngành thuế và các ngành hữu quan, ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của NNT ngày càng được nâng cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần làm tăng thu ngân sách địa phương. v Biểu đồ thực hiện kế hoạch thu thuế GTGT qua các năm 2008, 2009, 2010: Biểu đồ: Kết quả thu thuế GTGT qua các năm 2008, 2009, 2010 2.3.2.3.Phân tích tình hình thu thuế GTGT theo ngành nghề kinh doanh: Tình hình thực hiện kế hoạch thu thuế GTGT qua các năm theo ngành nghề kinh doanh được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 6: Tình hình thu thuế GTGT theo ngành nghề ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 (%) So sánh 2010/2009 (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) 1 2 3 4 5 6 7 8=4/2 9=6/4 Sản xuất 2.067 6,94 3.604 4,07 4.409 3,00 174,36 122,34 Xây dựng 2.405 8,07 3.561 4,02 4.933 3,36 148,07 138,53 Vận tải 694 2,33 530 0,60 362 0,25 76,37 68,30 Thương nghiệp 24.299 81,52 80.319 90,67 136.354 92,86 330,54 169,77 Dịch vụ 340 1,14 567 0,64 771 0,53 166,76 135,98 Tổng cộng 29.805 100 88.581 100 146.829 100 297,20 165,76 (Nguồn: Đội Kê Khai - Kê Toán Thuế - Tin Học) Qua bảng 6 ta thấy, trong tổng thu thuế GTGT hàng năm ngành thương nghiệp là nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng qua các năm; đồng thời, các ngành xây dựng, sản xuất , dịch vụ cũng có số thu năm sau cao hơn năm trước. Riêng ngành vận tải có xu hướng giảm liên tục qua các năm. Cụ thể sau: v Ngành thương nghiệp: ² Năm 2009 thu 80.319 triệu đồng, chiếm 90,67% so tổng thuế GTGT năm, tăng 230,54% so năm 2008. ² Năm 2010 thu 136.354 triệu đồng, chiếm 92,86% so tổng thuế GTGT năm, tăng 69,77% so năm 2009. Đạt kết quả trên do tình hình kinh doanh lương thực trên địa bàn trong 03 năm qua phát triển mạnh và sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của các ngành chức năng trên địa bàn đã góp phần ổn định hoạt động kinh doanh, kê khai nộp thuế của doanh nghiệp. v Ngành xây dựng: ² Năm 2009 thu 3.561 triệu đồng, chiếm 4,02% so tổng thuế GTGT, tăng 48,07% so năm 2008. ² Năm 2010 thu 4.933 triệu đồng, chiếm 3,36% so tổng thuế GTGT, tăng 38,53% so năm 2009. Ngành này có tỷ trọng đứng thứ 2 trong tổng thu thuế GTGT hàng năm và tăng đều qua các năm. Đạt kết quả trên do công tác đầu tư xây dựng cơ bản được UBND thị xã Sa đéc tập trung đẩy mạnh để xứng tầm với một đô thị loại III. Trong thời gian tới nguồn thu từ ngành này có tiềm năng phát triển mạnh do còn nhiều dự án đầu tư xây dựng đang được chuẩn bị đầu tư. v Ngành sản xuất: ² Năm 2009 thu 3.604 triệu đồng, chiếm 4,07% so tổng thuế GTGT năm, tăng 74,36% so năm 2008. ² Năm 2010 thu 4.409 triệu đồng, chiếm 3% so tổng thuế GTGT năm, tăng 22,34% so năm 2009. Nhân tố tác động tích cực nêu trên là do sự chuyển biến tích cực của các DN sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm như: hủ tiếu, bột lọc,… v Ngành dịch vụ: ² Năm 2009 thu 567 triệu đồng, chiếm 0,64% so tổng thuế GTGT năm, tăng 66,76% so năm 2008. ² Năm 2010 thu 771 triệu đồng, chiếm 0,53% so tổng thuế GTGT năm, tăng 35,98% so năm 2009. Đạt được kết quả như trên là hệ quả của sự phát triển kinh tế - xã hội, định hướng phát triển của Cấp ủy, UBND thị xã Sa Đéc đối với ngành công nghiệp không khói này. v Ngành vận tải: ² Năm 2009 thu 530 triệu đồng, chiếm 0,6% so tổng thuế GTGT năm, giảm 23,63% so năm 2008. ² Năm 2010 thu 362 triệu đồng, chiếm 0,25% so tổng thuế GTGT năm, giảm 31,7% so năm 2009. Nguyên nhân làm giảm số thu đối với ngành này là do hai năm qua các DN kinh doanh vận tải trên địa bàn không có khả năng cạnh tranh với các DN lớn ngoài tỉnh như Vĩnh Long, TP HCM,… dẫn đến phá sản hoặc quy mô kinh doanh thu hẹp dần. Trước xu thế phát triển về mọi mặt của Thị xã, về lâu về dài cần có chính sách khuyến khích đối với các DN kinh doanh vận tải trên địa bàn nhằm đưa ngành vận tải địa phương phát triển song hành với các ngành khác. 2.3.2.4. Phân tích tình hình thu thuế GTGT theo địa bàn hoạt động: Tình hình thực hiện kế hoạch thu thuế GTGT qua các năm theo địa bàn kinh doanh được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 7: Tình hình thu thuế GTGT theo địa bàn (ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Kế hoạch Thực hiện So sánh TH/KH (%) Kế hoạch Thực hiện So sánh TH/KH (%) Kế hoạch Thực hiện So sánh TH/KH (%) 1 2 3 3/2 5 6 6/5 8 9 9/8 Phường 1 3.560 4.845 136,10 3.480 3.517 101,06 3.816 4.058 106,34 Phường 2 7.039 7.356 104,50 5.280 5.533 104,79 6.240 6.456 103,46 Phường 3 108 127 117,59 80 84 105,00 113 120 106,19 Phường 4 12 14 116,67 9 9 100,00 9 12 133,33 Phường Tân Quy Đông 294 340 115,65 194 212 109,28 281 303 107,83 Phường An Hòa 1.056 1.439 136,27 1.194 987 82,66 1.193 1.372 115,00 Xã Tân Quy Tây 39 48 123,08 13 13 100,00 14 17 121,43 Xã Tân Phú Đông 307 457 148,86 258 277 107,36 222 396 178,38 Xã Tân Khánh Đông 193 201 104,15 140 141 100,71 203 225 110,84 Tổng cộng 12.608 14.827 117,60 10.648 10.773 101,17 12.091 12.959 107,18 (Nguồn: Đội Kê Khai - Kê Toán Thuế - Tin Học) Kết quả thực hiện kế hoạch thu thuế GTGT qua các năm theo địa bàn kinh doanh trong các năm như sau: ² Năm 2008 thu được 14.827 triệu, đạt 117,60% so với kế hoạch giao. ² Năm 2009 thu được 10.773 triệu, đạt 101,17% so với kế hoạch giao. ² Năm 2010 thu được 12.959 triệu, đạt 107,18% so với kế hoạch giao. Trong đó năm 2008 là năm có số thu hoàn thành mức kế hoạch đề ra cao nhất, tuy nhiên điều đó cũng nói lên tình hình quản lý hộ cá thể ra kinh doanh trên địa bàn hàng năm vẫn còn rất thấp chưa sát với thực tế kinh doanh. Qua số liệu bảng 7 ta thấy địa bàn Phường 1, Phường 2 có số thu và chiếm tỷ trọng hàng năm cao so với các địa bàn còn lại, do đây là những khu vực thuộc trung tâm thị xã, có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi, đồng thời có số lượng người dân mua sắm và tiêu dùng nhiều, nên giúp cho nhiều hộ có điều kiện kinh doanh phát triển, đảm bảo số thuế nộp vào NSNN hàng năm đều tăng. 2.3.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THUẾ GTGT TẠI CHI CỤC: 2.3.3.1. Công tác quản lý thuế GTGT: Quá trình quản lý thu thuế theo phương pháp kê khai tuy vẫn còn nhiều khó khăn như: việc vi phạm chế độ ghi chép sổ sách, chứng từ, hóa đơn của cơ sở kinh doanh còn nhiều, tình trạng mua bán hàng không ra hóa đơn khá phổ biến, chậm nộp hồ sơ khai thuế,... Nhưng do có sự chỉ đạo kịp thời, cùng với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm vượt khó, công tác quản lý cơ sở kê khai thuế đã từng bước nâng cao hiệu quả. Trong đó, thu từ các đơn vị kinh doanh lương thực chiếm trên 80% số thu thuế GTGT. 2.3.3.2. Công tác nộp tờ khai thuế GTGT: Thực hiện theo tinh thần Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn, thời gian qua Chi cục Thuế TX. Sa Đéc đã nghiêm khắc áp dụng các biện pháp: nhắc nhở, đôn đốc qua điện thoại, xử phạt nộp chậm hồ sơ khai thuế. Kết quả: ² Năm 2008 tỷ lệ nộp tờ khai đạt 98,32%, số thuế kê khai là 78.939 triệu đồng, so cùng kỳ năm 2007 số thuế GTGT kê khai tăng 216,71% (tương đương tăng 54.014 triệu đồng). ² Năm 2009 tỷ lệ nộp tờ khai đạt 98,48%, số thuế kê khai là 133.289 triệu đồng, so cùng kỳ năm 2008 số thuế GTGT kê khai tăng 68,85% (tương đương tăng 54.350 triệu đồng). ² Năm 2010 tỷ lệ nộp tờ khai đạt 99,93%, số thuế kê khai là 137.111 triệu đồng, so cùng kỳ năm 2009 số thuế GTGT kê khai tăng 2,87% (tương đương tăng 3.825 triệu đồng). 2.3.3.3. Tình hình quản lý và thực hiện sổ sách, hóa đơn chứng từ: v Về phía Chi cục Thuế: Đã tổ chức thực hiện tôt việc niêm yết công khai thủ tục mua bán hóa đơn tại cơ quan thuế đúng theo chỉ đạo của Tổng Cục Thuế. Thực hiện tốt công tác cấp phát, quản lý hóa đơn, ấn chỉ đúng theo quy trình quy định của Tổng cục Thuế; đồng thời hàng năm đều triển khai thực hiện công tác kiểm kê hóa đơn của các đối tượng nộp thuế, các đơn vị sử dụng hóa đơn đúng theo định kỳ quy định. Ngoài ra còn thực hiện kiểm kê đột xuất theo chỉ đạo của Cục Thuế. v Về phía đối tượng nộp thuế: Các DN ngoài quốc doanh và hộ cá thể mới thành lập, việc sử dụng hóa đơn bước đầu đa số các DN và hộ này còn nhiều lúng túng, song qua một thời gian sử dụng cũng quen dần và thực hiện cơ bản tốt chế độ hóa đơn, chứng từ, nhưng cũng gặp không ít trường vi phạm như sử dụng hóa đơn nhảy cóc, ghi hóa đơn ngược thời gian, tẩy, xóa, số tiền không trùng khóp giữa các liên, thực hiện chế độ báo cáo hóa đơn chứng từ chưa đúng theo quy định… 2.3.3.4. Phân tích một số hiện tượng trốn thuế phổ biến trên địa bàn TXSĐ: vHiện tượng trốn thuế thông qua việc bán hàng không xuất hóa đơn hoặc xuất thấp hơn giá bán thực tế: ² Đối với ngành ăn uống: thực trạng bán hàng không xuất hóa đơn, phản ảnh doanh số không đúng thực tế diễn ra khá phổ biến nhưng cơ quan thuế chưa có giải pháp quản lý triệt để, do không đủ nhân lực nên chủ yếu chỉ tập trung kiểm tra chống thất thu theo từng đợt, từng vụ ở một số hộ điển hình, vì vậy khả năng thất thu sẽ diễn ra đối với những hộ, những vụ, những đợt mà cơ quan thuế không kiểm tra. ² Đối với cơ sở kinh doanh phân bón: vấn đề trốn thuế lại đặt ra ở việc ghi giá bán thấp hơn thực tế. Cơ quan thuế chỉ cần kiểm tra là có thể phát hiện được cơ sở kinh doanh ghi giá bán một bao phân thấp hơn nhiều so giá thị trường tại thời điểm hiện tại. Chi cục thuế đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra chống thất thu về giá và đã xử lý nhiều vụ vi phạm mang tính điển hình nhưng vẫn không thể giải quyết được tận gốc nguyên nhân dẫn đến việc cơ sở kinh doanh kê khai giá thấp hơn thực tế. Bởi vì vấn đề kê khai giá bán thấp hơn thực tế để trốn thuế diễn ra đầu tiên tại cơ sở sản xuất, nhà nhập khẩu. Do mối quan hệ làm ăn và quan hệ mua bán chịu gối đầu nên các cơ sở kinh doanh ở Tỉnh, Huyện phải chấp nhận việc nhận hóa đơn đầu vào ghi giá bán thấp hơn thực tế. Vì vậy khi xuất bán hàng cho người tiêu dùng thì các cơ sở kinh doanh bán lẻ phải ghi giá bán thấp hơn thực tế với một tỷ lệ thấp tương ứng với hóa đơn đầu vào nhằm tránh thiệt hại do phải gánh chịu thuế cho DN sản xuất, nhập khẩu. Vấn đề trốn thuế dây chuyền này thiết nghỉ chỉ có thể giải quyết dứt điểm nếu như cơ quan thuế các địa phương có sự phối hợp quản lý, thông tin kịp thời, xử lý nghiêm. Đặc biệt là ý thức của người dân, cơ sở kinh doanh trong việc phối hợp với cơ quan thuế đấu tranh chống hành vi khai man trốn thuế, từ chối nhận và thông báo cho cơ quan thuế đối với các trường hợp người bán ghi hóa đơn không đúng thực tế. v Hiện tượng trốn thuế thuế lĩnh vực Xây dựng cơ bản: Thời gian qua ngành thuế đã có nhiều biện pháp quản lý khá tích cực, nhưng do đặc thù của hoạt động xây dựng cơ bản phát sinh ở nhiều nơi, công tác hỗ trợ, phối hợp của các ngành hữu quan chưa chặt chẽ, ý thức chấp hành pháp luật thuế của một bộ phận DN chưa cao… đã tác động đến việc kê khai nộp thuế đối với hoạt động xây dựng cơ bản. Các trường hợp thất thu thuế phát sinh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản: ² Ngoài các nhà thầu có đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, vẫn còn một số nhà thầu hoạt động xây dựng nhưng không đăng ký kinh doanh hoặc có đăng ký kinh doanh nhưng không đăng ký thuế: Hiện tại các nhà thầu này chiếm khoảng 20% trong tổng số thầu xây dựng trên địa bàn, thường xuất thân từ thợ xây dựng lâu năm, có kinh nghiệm đứng ra nhận thầu. Phần lớn các nhà thầu này nhận cất nhà cấp 4 ở các vùng nông thôn theo hình thức nhận tiền công (không có bao thầu nguyên vật liệu) hoặc nhận sửa chữa nhà xưởng, kho hàng. Do không có đăng ký thuế, nên các nhà thầu này nhận thầu giá rẻ, từ đó xảy ra tranh cãi giữa các nhà thầu. ² Một số nhà thầu kê khai giá nhận thầu trên hợp đồng thấp hơn giá thực tế thanh toán để trốn thuế: Đây là dạng trốn thuế phổ biến đối với hoạt động xây dựng nhà dân dụng. Thầu xây dựng thông đồng với chủ nhà kê khai đơn giá thấp xuống để trốn thuế GTGT và thuế TNDN (thuế TNCN đối với hộ cá thể). ² Một số nhà thầu kê khai giá nhận thầu nhân công trên hợp đồng phù hợp, nhưng kê khai chi phí nhân công tăng lên để nhằm giảm thuế TNDN (thuế TNCN đối với hộ cá thể). ² Một số nhà thầu sử dụng hóa đơn mua vật tư khống để hợp thức hóa chứng từ hoặc tăng khống vật tư nhằm tăng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và giảm thuế TNDN (thuế TNCN đối với hộ cá thể) đối với các công trình có bao thầu nguyên vật liệu. ² Một số nhà thầu không kê khai nộp thuế đối với các công trình xây dựng ở địa phương khác. ² Một số nhà thầu ở địa phương khác đến hoạt động xây dựng trên địa bàn không kê khai nộp thuế GTGT phát sinh tại nơi thi công công trình. v Về hóa đơn chứng từ: Công tác quản lý thu thuế đối với DN và hộ kê khai còn hạn chế do tình hình vi phạm về hóa đơn chứng từ khá phổ biến trong khi đội ngũ cán bộ thuế bị giới hạn về số lượng, không có điều kiện kiểm tra thường xuyên hoạt động của cơ sở. Vừa qua, nhiều DN, công ty, chi nhánh... (gọi chung là DN) kinh doanh lương thực đã bị xử lý truy thu, phạt thuế, không được tính chi phí giá trị hàng hóa mua vào, chuyển cơ quan Công an xử lý theo pháp luật, do hóa đơn đầu vào vi phạm không còn giá trị sử dụng, hóa đơn của DN bán hàng bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh, hóa đơn khống không có hàng hóa mua bán hóa đơn, hóa đơn chênh lệch giá trị, ngày tháng,... (gọi chung là hóa đơn bất hợp pháp) gây thiệt hại nghiêm trọng cho bản thân DN và NSNN, bất công bằng trong kinh doanh và bất bình trong xã hội. 2.3.3.5. Tình hình nợ tồn thuế GTGT qua 3 năm như sau: Nguồn: Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Tính đến cuối năm 2008 tình hình nợ thuế GTGT của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thị xã Sa Đéc là: 4.032 triệu đồng. Tính đến cuối năm 2009 tình hình nợ thuế GTGT của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thị xã Sa Đéc là: 9.204 triệu đồng. Tính đến cuối năm 2010 tình hình nợ thuế GTGT của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thị xã Sa Đéc là: 12.964 triệu đồng. 2.3.3.6. Tình hình thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế: Việc quyết toán thuế do doanh nghiệp tiến hành hàng năm với cơ quan thuế, cơ sở kinh doanh có nhiệm vụ nộp quyết toán theo đúng hạn, kê khai đúng, đủ số thuế phải nộp….Theo quy định của luật thuế GTGT thì các cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp kê khai đều phải thực hiện quyết toán với cơ quan thuế chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Mặc dù đã có Luật quy định nhưng vẫn còn nhiều cơ sở kinh doanh vi phạm, điển hình là những sai phạm như: nộp báo cáo quyết toán năm trễ so với thời gian quy định, ghi không đầy đủ các khoản mục, ghi chép sổ sách kế toán không kịp thời, bỏ một phần doanh số ngoài sổ sách kế toán trong niên độ báo cáo (bán hàng không lập hóa đơn), hạch toán những khoản chi phí không hợp lệ….Trong khi đó công tác quản lý còn bộc lộ nhiều yếu kém cả về khách quan lẫn chủ quan. Tình hình thanh kiểm tra quyết toán năm 2008 đến 2010 thể hiện qua bảng sau: Bảng 8: Tình hình thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế GTGT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số kiểm tra Doanh nghiệp 54 20 26 Số vi phạm Doanh nghiệp 33 14 21 Số tiền vi phạm Triệu đồng 781 482 1.703 (Nguồn: Đội kiểm tra thuế) Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượt doanh nghiệp được kiểm tra về quyết toán thuế năm 2009 giảm đáng kể so với 2008 là 62,96%, năm 2010 so với năm 2009 tăng 30%, số doanh nghiệp vi phạm vào năm 2009 giảm 57,58% so với năm 2008, năm 2010 tăng 50% so với năm 2009. Trong năm 2008 số tiền vi phạm là 781 triệu đồng, số tiền năm 2009 là 482 triệu đồng giảm 38,28% so với năm 2008, năm 2010 số tiên vi phạm là 1.703 triệu đồng tăng 253,32% so với năm 2009. Qua số liệu trên cho thấy số thuế gian lận và tình trạng trốn thuế càng ngày càng lớn theo sự lớn mạnh của cơ sở kinh doanh. Các công ty, doanh nghiệp tồn tại càng lâu trên thị trường thì càng có nhiều mánh khóe để trốn thuế. Nhưng trái lại công tác thanh tra, kiểm tra bộc lộ nhiều sơ hở, đó cũng là điều kiện, môi trường thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh tìm cách trốn lậu thuế. Số tiền phát hiện được ví như bề nổi của tảng băng trôi, còn mặt chìm thì không thể tính toán được do số đối tượng được kiểm tra còn quá thấp so với số đối tượng nộp thuế được quản lý. Số đối tượng được kiểm tra thuế quá thấp khó có thể phản ánh được tình trạng quyết toán thuế của đối tượng nộp thuế ra sao. Đây là vấn đề quan trọng cần đặt ra để giải quyết triệt để. Với thực trạng như các năm qua, tình trạng thất thu sẽ còn tiếp diễn và có thể trầm trọng hơn, nên năm 2010 công tác thanh tra, kiểm tra được đơn vị đẩy mạnh so với các năm trước. 2.3.3.7. Tình hình kiểm tra hoàn thuế GTGT: Qua 3 năm vừa qua tình hình thanh tra, kiểm tra hoàn thuế GTGT được thể hiện qua bảng sau: Bảng 9: Tình hình kiểm tra hoàn thuế GTGT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số kiểm tra Doanh nghiệp 5 0 1 Số vi phạm Doanh nghiệp 0 0 0 Số tiền hoàn thuế Triệu đồng 1.177 0 102 (Nguồn: Đội kiểm tra) Các hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT phát sinh từ năm 2008 đến 2010 đều được Chi cục Thuế kiểm tra xử lý đúng theo trình tự, thủ tục theo quy định của Tổng cục Thuế, đồng thời Chi cục Thuế đã tiến hành kiểm tra hồ sơ trước khi đề nghị về Cục thuế hoàn thuế cho cơ sở kinh doanh xin hoàn thuế. Năm 2008: Tiến hành kiểm tra hoàn thuế 05 doanh nghiệp với số tổng thuế GTGT đề nghị hoàn là 1.177 triệu đồng. Qua kiểm tra và đi xác minh, doanh nghiệp hạch toán kê khai đúng với thực tế kinh doanh nên Chi cục đã lập đủ hồ sơ chuyển về Cục thuế ra quyết dịnh hoàn thuế đúng thời gian qui định. Năm 2009: Đơn vị không tiến hành công tác kiểm tra hoàn thuế GTGT. Năm 2010: Tiến hành kiểm tra 01 hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT, đã lập thủ tục đề nghi Cục thuế ra quyết định hoàn thuế với số thuế GTGT hoàn là 102 triệu đồng. Như vậy khi Chi cục Thuế thị xã Sa Đéc tiến hành công tác kiểm tra hoàn thuế đều có thực hiện hoàn thuế GTGT, do doanh nghiệp hạch toán kê khai đúng với thực tế kinh doanh. 2.3.4. NHỮNG MẶT THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUẢN LÝ THU THUẾ: Qua ba năm 2008 đến 2010, Chi cục Thuế thị xã Sa Đéc đã thực hiện hoàn thành vượt mức kế hoạch thu thuế, đặc biệt đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ quản lý thu thuế có những mặt thuận lợi và khó khăn như sau: 2.3.4.1. Thuận lợi: v Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của Thị xã, sự phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng, sự ổn định trong hoạt động kinh doanh ở khu vực Trung tâm thương mại và Chợ thực phẩm, sự phát triển mạnh của dịch vụ bưu chính viễn thông, tài chính tín dụng, sự ổn định sản xuất của các ngành nghề chế biến thủy sản xuất khẩu, bột, bánh phồng tôm,...đã tạo điều kiện cho công tác thu có nhiều thuận lợi. v Sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp, cấp Ủy và UBND Thị xã; sự phối hợp của các ngành hữu quan đã kịp thời thúc đẩy quá trình thực hiện công tác thu. v Sự nổ lực phấn đấu của cán bộ công chức trong đơn vị, quyết tâm thu đạt và vượt chỉ tiêu năm 2010. 2.3.4.2. Khó khăn: v Do ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh trong từng thời điểm nhất định, tình hình sản xuất, kinh doanh cũng gặp khó khăn; mặt khác, giá vàng và một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu biến động lớn: tăng giảm liên tục nên sức mua hàng hóa bị hạn chế, ngoài ra chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng cũng ảnh hưởng đến công tác thu thuế; tình hình nợ thuế vẫn còn diễn ra ở một số doanh nghiệp và cơ sở nộp thuế khoán, đặc biệt là nợ thuế do xử lý hóa đơn bất hợp pháp chiếm tỷ trọng lớn, việc xử lý chưa mang lại kết quả cao. v Tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến kinh tế nước ta, làm cho sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu giảm sút, ảnh hưởng đến việc làm và đời sống nhân dân. Từ đó cũng ảnh hưởng phần nào đến công tác thu của đơn vị. v Tình hình thu thuế các doanh nghiệp và hộ kê khai tuy đã có kết quả đáng kể, nhưng việc quản lý thông qua hóa đơn, chứng từ vẫn còn nhiều kẽ hở; lợi dụng sự thông thoáng của chính sách thuế hiện hành là tránh gây phiền hà cho DN trong sản xuất kinh doanh; đồng thời phát huy, khuyến khích tính tự giác của DN trong việc chấp hành và thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN, một số người đã cấu kết nhau thành lập DN để mua bán hóa đơn thu lợi bất chính hoặc tìm cách gian lận, hợp thức hóa giá trị HHDV đầu vào để làm giảm số thuế phải nộp ngày một tinh vi nên việc thất thu thuế còn xảy ra. v Tình hình nợ đọng trong các doanh nghiệp còn khá lớn, nhất là các doanh nghiệp bị xử lý thu hồi tiền thuế GTGT do sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và một số doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính. Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ THU THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ THỊ Xà SA ĐÉC 3.1. CÁC GIẢI PHÁP VỀ THU THUẾ: 3.1.1. Về xử lý nợ đọng thuế: Công tác quản lý và thu nợ thuế đóng vai trò khá quan trọng trong việc hoàn thành chỉ tiêu thu của đơn vị hàng năm. Do đó cần có những biện pháp xử lý nợ đọng thuế như sau: v Đối với nhóm nợ dưới 30 ngày: Đa số là những DN có ý thức về nghĩa vụ thuế nhưng do gặp khó khăn đột xuất không thể thực hiện nghĩa vụ thuế đúng quy định. Biện pháp: ² Tích cực tuyên truyền, giải thích chính sách thuế về quyền và nghĩa vụ của NNT. ² Thường xuyên điện thoại nhắc nhở NNT. ² Phát hành thông báo nợ thuế theo quy định. v Đối với nhóm nợ từ 30 đến 90 ngày: ² Tiếp tục điện thoại nhắc nhở. ² Trực tiếp đến trụ sở kinh doanh lập biên bản yêu cầu NNT giải trình về nguyên nhân chậm nộp thuế, về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, yêu cầu cam kết thời hạn nộp thuế. Qua đó, để nắm bắt NNT đang khó khăn tài chính do khách quan hay đang cố tình chiếm dụng tiền thuế. Từ đó tiếp tục nắm tình hình tiền gửi ngân hàng, công nợ với khách hàng. v Đối với nhóm nợ trên 90 ngày: Đối với nhóm nợ này cần thực hiện các bước cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản có liên quan. ² Thực hiện cưỡng chế qua tiền gửi ngân hàng và các tổ chức tín dụng. ² Cường chế thu tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (cưỡng chế bên thứ ba). ² Phát hành văn bản nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ từ bên thứ ba đang nắm giữ tiền, tiền hàng chưa thanh toán cho người nợ thuế để nộp thay cho người nợ thuế với sự thỏa thuận đồng ý của người nợ thuế mà không phải dùng biện pháp cưỡng chế thu tiền của người nợ thuế bên thứ ba đang nắm giữ. Đây là một trong những biện pháp thu hồi nợ thuế mang lại hiêu quả cao. 3.1.2. Xác định mức thuế phải nộp: v Đối với hộ kinh doanh cá thể: Thực hiện khảo sát doanh thu lập bộ đầu năm đúng thực tế, phù hợp quy mô hoạt động, đồng thời so sánh các cơ sở cùng ngành nghề để xác định số thuế phải nộp trong năm. v Đối với các DN: Thường xuyên thu thập thông tin, kiểm tra thực tế tình hình kinh doanh của DN để có những nhận xét, đánh giá chính xác đối với số thuế kê khai trên tờ khai. Bằng cách này đề nghị DN kê khai điều chỉnh, bổ sung nếu có phát hiện số liệu trên tờ khai không hợp lý hoặc ấn định số thuế phải nộp trên cơ sở căn cứ doanh thu các DN cùng ngành nghề, cùng quy mô (nếu DN không thực hiện điều chỉnh, bổ sung). 3.1.3. Về công tác hành thu: v Cần chú trọng việc phối hợp với các ngành, thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành các biện pháp truy thu quyết liệt hơn nữa đối với NNT có số thuế khê đọng, biểu hiện trốn thuế. v Tăng cường công tác hướng dẫn, trợ giúp doanh nghiệp về các văn bản chính sách thuế, chế độ kế toán thực hiện kê khai đăng ký, nộp thuế theo đúng quy định của Pháp luật. v Triển khai thực hiện cơ chế “Một dấu, một cửa” một cách có hiệu quả, niêm yết công khai các thủ tục hành chính về thuế tại trụ sở đội thuế. v Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật, tập trung vào việc thanh tra, kiểm tra và phát hiện kịp thời những vi phạm để nhắc nhở, giáo dục đối với những trường hợp các đối tượng nộp thuế tính không đủ, không đúng, dây dưa nợ thuế; hoặc xử phạt nghiêm khắc những trường hợp cố tình lợi dụng cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp để gian lận, chiếm đoạt tiền thuế. v Thường xuyên phối hợp với các cơ quan, đơn vị tuyên truyền trong Thị xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật thuế, nhất là Luật quản lý thuế, những điểm sửa đổi về thuế. 3.2. CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ THUẾ: 3.2.1. Về quản lý đối tượng nộp thuế: Công tác quản lý đối tượng nộp thuế là công tác vô cùng quan trọng, tất cả các đối tượng nộp thuế đều được quản lý thuế không những góp phần tăng thu cho ngân sách, đánh giá đúng tình hình phát triển kinh tế qua chỉ tiêu thu ngân sách mà còn đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trước pháp luật giữa mọi thành phần kinh tế. Vì vậy cần phải tăng cường quản lý theo các giải pháp sau: v Đối với thành phần kinh tế DN ngoài quốc doanh: Cần phát huy quan hệ, phối hợp tốt với Cục thuế thông qua phòng đăng ký kinh doanh thuôc Sở kế hoạch và đầu tư để quản lý chặt chẽ các trường hợp phát sinh DN đăng ký kinh doanh, chuyển đổi loại hình DN và các trường hợp giải thể, sáp nhập, chia tách…., đồng thời trong quá trình quản lý nếu phát hiện DN bỏ trốn, Chi cục Thuế có báo cáo kịp thời cho Cục Thuế, cơ quan cấp giấy kinh doanh và các cơ quan chức năng khác biết để cùng phối hợp xử lý. v Đối với hộ cá thể: Tình hình quản lý hộ cá thể có dấu hiệu bỏ sót hộ. Vì vậy Chi cục Thuế cần chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể cho các Đội thuế tiến hành kiểm tra, rà soát lại tất cả các hộ thực tế đang kinh doanh để đưa hết vào diện quản lý, trong đó cần phân tích rõ hộ kinh doanh cố định, lưu động, vãng lai, hộ có thu nhập thấp không thuộc diện chịu thuế GTGT, đối chiếu với hộ đã cấp mã số thuế, đã lập bộ môn bài và số hộ đăng ký kinh doanh để tìm nguyên nhân chênh lệch và thống nhất số liệu với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh. Đề xuất cơ quan cấp phép kinh doanh khi cấp phép phải ghi dòng ghi chú: Khi cơ sở kinh doanh nghỉ kinh doanh thì phải trả lại giấy phép kinh doanh cho cơ quan cấp phép và có hình thức xử phạt đối với trường hợp nghỉ kinh doanh nhưng không trả lại giấy phép. Trong quá trình quản lý các Đội thuế cần tăng cường quan hệ phối hợp với phòng Thống kê thị xã và phòng Tài chính - kế hoạch để nắm chính xác lại hộ kinh doanh. Bên cạnh đó từng đội thuế xã, phường phải tổ chức điều tra thực tế số hộ thực sự chịu thuế hàng tháng và số hộ có thu nhập thấp được xét miễn giảm. Ngoài ra cần nắm rõ các trường hợp tạm ngưng, tạm nghỉ hoặc nghỉ hẳn để kịp thời điều chỉnh sổ bộ và xét giảm miễn thuế GTGT cho phù hợp với thực tế và phù hợp với công tác quản lý giữa cơ quan thuế và cơ quan cấp giấy đăng ký kinh doanh. Chi cục Thuế cần kiến nghị Cục thuế xem xét lại việc phân cấp quản lý một số DN ngoài quốc doanh cho các Chi cục Thuế quản lý theo hướng: các DN mới thành lập từ hộ cá thể, các DN chỉ kinh doanh một vài ngành nghề trong cùng thị xã, các hợp tác xã, các DN không liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu, các DN có quy mô vốn thấp, các DN kinh doanh thương mại và dịch vụ trong nước phân cấp hết cho Chi cục Thuế quản lý. Bởi vì trong điều kiện hiện nay nền kinh tế ngày một phát triển, sự xuất hiện các DN trên địa bàn ngày một tăng lên, cán bộ thuế tại Chi cục Thuế mới có điều kiện giám sát tình hình hoạt động kinh doanh của các DN, đồng thời cho phép Chi cục được chủ động thu người để bố trí công việc kịp thời, nhất là cán bộ thanh tra, kiểm tra. 3.2.2. Về khai thuế và quản lý tờ khai thuế: Thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh để đề xuất phân loại hộ, DN kinh doanh theo đúng quy định của luật thuế và thường xuyên kiểm tra để phân loại khi có sự thay đổi. Riêng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai cần phổ biến thực hiện ghi chép sổ sách kế toán và thông báo việc kiểm tra sổ sách, kiểm tra việc sử dụng hóa đơn chứng từ để đối chiếu với số thực tế. Quản lý tốt giá bán và giá mua nguyên vật liệu đầu vào để tránh ghi sai lệch so với thực tế bằng cách thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, buộc các cơ sở kinh doanh phải ghi rõ từng mặt hàng cụ thể trong sổ sách dù là hộ kinh doanh nhỏ, hoặc niêm yết giá cả tại nơi dễ trông thấy, nhất là cửa hiệu, cửa hàng, DN….. Cần khuyến khích các DN sử dụng hóa đơn tự in để tăng cường trách nhiệm của DN, giảm áp lực đáng kể về thời gian thực hiện công tác xác minh hóa đơn của Chi cục Thuế nhằm quản lý tốt việc khấu trừ và hoàn thuế, hạn chế thấp nhất việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp như thời gian qua. Từng bước phân loại DN theo các chỉ tiêu rủi ro để có hình thức phục vụ thích hợp, khắc phục dần việc doanh số khi kê khai so với kiểm tra còn nhiều khác biệt như thời gian, nâng cao nhận thức cho các DN trong việc tự tính, tự khai, tự nộp; xem thuế là nghĩa vụ và quyền lợi cưa người nộp thuế. Trước mắt để thực hiện tốt phương châm: “Người nộp thuế và cơ quan thuế là bạn đồng hành” đòi hỏi có sự hợp tác của cơ sở kinh doanh trong việc ghi chép sổ sách rõ ràng, hợp lệ để đỡ tốn thời gian và công sức của cán bộ thanh tra, kiểm tra vì công việc của họ không chỉ tại một cơ sở kinh doanh mà còn phải đảm nhận công việc ở các cơ sở kinh doanh khác nữa. Do vậy để đảm bảo tính công bằng, hợp lý đòi hỏi mọi người phải làm đúng và phải có “cái tâm” trong nghề nghiệp chuyên môn của mình, không lợi dụng khe hở để trục lợi. 3.2.3. Về thanh tra và kiểm tra thuế: Hiện nay tình hình thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh tại Chi cục Thuế còn nhiều hạn chế, do đó cần tập trung vào công tác này nhiều hơn nữa, cần chú ý các DN có quy mô lớn, có doanh số cao và số thuế phải nộp lớn, các DN thường xuyên có sai phạm trong kê khai quyết toán thuế, các DN có doanh thu, số thuế tăng đột biến, có nhiều dấu hiệu bất thường như DN luôn khai báo lỗ, luôn kê khai thuế GTGT âm…. nhằm chặn đứng các hành vi gian lận thuế, chống thất thu ngân sách, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ nộp thuế và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh. Phối hợp chặt chẽ với các ngành nhất là ngành Quản lý thị trường, Công an trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, tập trung trọng điểm vào các ngành lương thực, xây dựng cơ bản, kinh doanh xe máy, vật liệu xây dựng, kinh doanh hàng điện tử, và ngành vận tải. Đẩy mạnh công tác xác minh hóa đơn, kể cả việc phối hợp xác minh với lực lượng công an kinh tế về các hồ sơ kê khai khấu trừ thuế có nhiều nghi vấn nhằm kịp thời xử lý những trường hợp vi phạm xuất bán hóa đơn khống vi phạm hoàn thuế GTGT. Công việc thanh tra, kiểm tra không chỉ dừng lại ở khâu hóa đơn chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán mà còn phải kiểm tra sự hiện hữu thực tế của hàng hóa, nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, chủ sở hữu thực của hàng hóa, có như vậy mới đảm bảo giảm tối thiểu các hành vi gian lận của các cơ sở kinh doanh. Chấn chỉnh việc tổ chức thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh đảm bảm thời gian thanh kiểm tra tối đa là 15 ngày phải có kết luận thông qua đơn vị, không nên để tình trạng thanh tra kéo dài. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành, chú trọng đến việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật của cán bộ trong toàn ngành, quan tâm đến đạo đức của cán bộ thuế, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tham nhũng, lấy tiền thuế làm của riêng làm mất lòng tin của nhân dân, gây ra nhiều dư luận xấu trong ngành thuế. 3.3. CÁC KIẾN NGHỊ: 3.3.1. Đối với hệ thống thuế hiện hành: v Đơn giản hóa chính sách thuế cả về mặt thuế suất, thủ tục, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra. v Chính sách thuế phải bảo đảm ổn định trong thời gian dài, tránh tình trạng thay đổi quá nhiều, gây trở ngại cho hoạt động SXKD, dịch vụ. v Hoàn thiện chế độ đãi ngộ đối với cán bộ ngành thuế một cách thỏa đáng, làm cho cán bộ thuế yên tâm công tác. 3.3.2. Đối với Chi cục Thuế: v Không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thuế; kiện toàn tổ chức cán bộ thuế phù hợp với năng lực chuyên môn nghiệp vụ. v Duy trì công tác đối thoại với doanh nghiệp. v Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. v Tiếp tục phối hợp các ngành chức năng trong công tác thu nợ thuế. KẾT LUẬN Sau hơn 10 năm thực hiện, Luật thuế GTGT đã thật sự đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng tích cực trên các mặt đời sống kinh tế - xã hội, việc thực hiện Luật thuế GTGT cơ bản đã hiệu quả và đổi mới hơn. Tuy nhiên trong thực tế của quá trình quản lý và thu thuế vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần trao đổi và tháo gỡ. Vì vậy đối với Chi cục Thuế thị xã Sa Đéc phải tích cực phấn đấu tìm mọi biện pháp để thực hiện cho bằng được chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước giao. Không bằng con đường nào khác, không ai khác hơn là Chi cục Thuế phải tăng cường công tác tổ chức quản lý thu thuế, đặc biệt là công tác hỗ trợ người nộp thuế và công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách trong lĩnh vực thuế GTGT. Hiện nay nước ta đang đứng trước những khó khăn và thách thức to lớn trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Luật thuế GTGT luôn được quan tâm trong việc bổ sung, sửa đổi sao cho lắp đầy những chổ hỏng phát sinh tiêu cực để phù hợp với thông lệ quốc tế. Vì vậy trong thời gian qua việc cập nhật, hướng dẫn, triển khai thực hiện luật thuế GTGT đến mọi thành phần trong xã hội là điều không dễ dàng. Song được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thị xã Sa Đéc, của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp nên phần nào giảm bớt được những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nói chung, thu thuế GTGT nói riêng. Mặc dù thời gian qua điều kiện kinh tế - xã hội của thị xã còn gặp nhiều khó khăn, thiên tai, hạn hán mất mùa luôn diễn ra, tình hình tiêu thụ nông, thủy sản không ổn định, gây hạn chế ở một số thành phần kinh tế. Nhưng hàng năm Chi cục Thuế thị xã Sa Đéc vẫn luôn hoàn thành xuất sắc kế hoạch thu thuế GTGT được giao và số thu năm sau đều cao hơn so với năm trước, góp phần đảm bảo số thu trong dự toán ngân sách chung của thị xã hàng năm, đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của thị xã theo yêu cầu chung của Đảng và Nhà nước. Hiện nay với cơ cấu GDP của thị xã đang có sự chuyển biến tích cực từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, xu hướng thuế GTGT từ khu vực này sẽ tiếp tục tăng lên, vì vậy đòi hỏi sự quan tâm của ngành thuế và các ngành chức năng có liên quan trong việc đề ra các biện pháp tích cực nhằm giúp việc thu thuế GTGT hiệu quả hơn./. TÀI LIỆU THAM KHẢO v Thông tư 28/2011/TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2011 của Bộ Tài chính. v Thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính. v Quyết định số 503/QĐ-TCT, ngày 29 tháng 3 năm 2010, của Tổng cục thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế. v Quyết định số 504/QĐ-TCT, ngày 29 tháng 3 năm 2010, của Tổng cục thuế quy định chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuộc Chi cục thuế. v Báo cáo tổng kết công tác thu thuế năm 2008 đến 2010 của Chi cục Thuế thị xã Sa Đéc. v Niên giám thống kê năm 2008 đến 2010 của Phòng Thống kê thị xã Sa Đéc. v Các đặc san của Tổng cục Thuế ấn hành. v Các tài liệu đã học tại trường. ------------–—–—-----------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdetaihoanchinh_38_40_8314.doc
Luận văn liên quan