Đề tài Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo tại Huyện Nghi Xuân

LỜI NÓI ĐẦU Trong xu thế của quá trình đổi mới và hội nhập hiện nay hàng loạt vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh. Bên cạnh những mặt tích cực, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tạo ra sự phân cực xã hội, phân hoá giàu nghèo ngày càng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Hà Tĩnh là một trong 4 tỉnh nghèo nhất của cả nước, mức sống của người dân còn thấp. Trong đó có Nghi Xuân là một huyện nằm ở địa bàn đầu tiên của tỉnh với diện tích tương đối rộng và dân số khá đông. Nằm trong đặc thù chung của cả tỉnh, với những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp đã gây nên hiện tượng đói nghèo của người dân nơi đây. Qua thời gian được tiếp xúc và tìm hiểu thực tế tại địa bàn em đã có một số nhìn nhận về thực trạng đói nghèo và hiện trạng công tác xoá đói giảm nghèo được triển khai trên địa bàn huyện. Trong phạm vi một chuyên đề nhỏ này em xin đưa ra các giải pháp và một ý kiến đề xuất mong đóng góp một phần vào công tác xoá đói giảm nghèo của huyện Nghi Xuân. Do thời gian tìm hiểu và kinh nghiệm thực tế còn có hạn em chưa thể đi sâu nghiên cứu hết mọi vấn đề nghèo đói trong chuyên đề này. Kính mong được sự góp ý của thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 2 A. Cơ sở lý luận 2 1. Khái niệm nghèo đói và các khái niệm có liên quan 2 2. Phương pháp tiếp cận và xác định chuẩn đói nghèo 3 2.1. Phương pháp tiếp cận: 3 2.2. Chuẩn nghèo đói: 3 B. Cơ sở thực tiễn 4 1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội của huyện 4 2. Sự cần thiết phải thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo 5 3. Quan điểm của Đảng và nhà nước về chính sách xoá đói giảm nghèo 5 4. Phương hướng chủ trương của huyện trong việc thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo 6 II. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN NGHI XUÂN 7 1. Thực trạng đói nghèo tại huyện Nghi Xuân 7 2. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo 12 3. Thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo tại huyện .13 3.1. Tình hình thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo .13 3.1.1. Công tác chỉ đạo 13 3.1.2. Các chính sách hỗ trợ người nghèo. 14 3.1.3. Các dự án góp phần tham gia vào công tác xoá đói giảm nghèo 15 3.1.4. Chương trình hỗ trợ phụ nữ phát triển KTGĐ 17 3.2. Kết quả cụ thể đạt được 18 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO HUYỆN NGHI XUÂN 20 1. Nâng cao nhận thức và năng lực cho người dân qua việc thiết lập mô hình cung cấp thông tin 2 chiều 20 2. Giải pháp về cho vay vốn 21 3. Giải pháp về dân số và kế hoạch hoá gia đình 21 4. Một số biện giải pháp khác 22 IV. KIẾN NGHỊ 22 KẾT LUẬN 23

docx27 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 13634 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo tại Huyện Nghi Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong xu thế của quá trình đổi mới và hội nhập hiện nay hàng loạt vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh. Bên cạnh những mặt tích cực, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tạo ra sự phân cực xã hội, phân hoá giàu nghèo ngày càng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Hà Tĩnh là một trong 4 tỉnh nghèo nhất của cả nước, mức sống của người dân còn thấp. Trong đó có Nghi Xuân là một huyện nằm ở địa bàn đầu tiên của tỉnh với diện tích tương đối rộng và dân số khá đông. Nằm trong đặc thù chung của cả tỉnh, với những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp đã gây nên hiện tượng đói nghèo của người dân nơi đây. Qua thời gian được tiếp xúc và tìm hiểu thực tế tại địa bàn em đã có một số nhìn nhận về thực trạng đói nghèo và hiện trạng công tác xoá đói giảm nghèo được triển khai trên địa bàn huyện. Trong phạm vi một chuyên đề nhỏ này em xin đưa ra các giải pháp và một ý kiến đề xuất mong đóng góp một phần vào công tác xoá đói giảm nghèo của huyện Nghi Xuân. Do thời gian tìm hiểu và kinh nghiệm thực tế còn có hạn em chưa thể đi sâu nghiên cứu hết mọi vấn đề nghèo đói trong chuyên đề này. Kính mong được sự góp ý của thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN A. Cơ sở lý luận của vấn đề xoá đói giảm nghèo 1. Khái niệm nghèo đói và các khái niệm có liên quan * Khái niệm nghèo đói - Đối với thế giới: Tại Hội nghị Xoá đói giảm nghèo ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức vào tháng 9/1993 ở Bangkok đã đưa ra khái niệm nghèo: "Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương…" - Đối với Việt Nam: + Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thoả mãn một phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng mức sống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện. + Đói: là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo, có mức sống dưới mức tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống. * Các khái niệm liên quan - Nghèo tuyệt đối: là tình trạng của một bộ phận dân cư không có có khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. - Nghèo tương đối: là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới trung bình của cộng đồng. - Nhu cầu cơ bản: Nhu cầu cơ bản của con người gồm 8 yếu tố phân thành 2 loại đó là 3 nhu cầu thiết yếu: ăn, mặc, ở và 5 nhu cầu sinh hoạt hàng ngày: văn hoá, giáo dục, y tế, đi lại, giao tiếp. - Ngưỡng nghèo đói: Ngưỡng nhu cầu tối thiểu được sử dụng làm ranh giới để xác định nghèo đói hay không nghèo đói. Nghèo đói là một khái niệm có tính thay đổi theo thời gian và không gian. 2. Phương pháp tiếp cận và xác định chuẩn đói nghèo 2.1. Phương pháp tiếp cận: Có 3 căn cứ quan trọng để xác định chuẩn nghèo đói: - Căn cứ vào nhu cầu tối thiểu, nhu cầu này được lượng hoá, bằng mức chi tiêu về lương thực, thực phẩm thiết yếu để duy trì cuộc sống với nhiệt lượng tiêu dùng từ 2100- 2300 Kcal/ngày/người. - Căn cứ vào mức thu nhập bình quân đầu người tháng. Trong đó đặc biệt quan tâm đến mức thu nhập bình quân đầu người/tháng của nhóm có thu nhập thấp nhất (20% số hộ). - Căn cứ vào nguồn lực thực tế của quốc gia của từng địa phương đã được cụ thể hoá bằng mục tiêu trong chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo và chương trình của từng địa phương để thực hiện trong công tác xoá đói giảm nghèo từ 1997-2000. 2.2. Chuẩn nghèo đói: Từ 3 căn cứ trên ta có thể thấy rằng xác định chuẩn nghèo đói phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng quốc gia, từng địa phương, song trong đó có một phần của yếu tố chủ quan của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. Khi nói đến nghèo đói là nói đến cá nhân con người. Nhưng khi xây dựng chuẩn nghèo đói thì lại phải đặt con người trong khuôn khổ hộ gia đình để xem xét, vì vậy chuẩn mực nghèo đói đưa ra là chuẩn nghèo cho hộ gia đình, lấy hộ là đơn vị áp dụng chuẩn. Tính từ năm 1993 đến nay Bộ LĐTBXH đã 5 lần đưa ra chuẩn nghèo đói. Chuẩn nghèo gần đây nhất là lần thứ 4 công bố vào năm 2000 như sau: + Vùng miền núi, hải đảo: 10.000đ/người/tháng + Nông thôn trung du: 100.000đ/người/tháng + Thành thị: 150.000đ/người/tháng. Chuẩn nghèo gần đây nhất mới công bố vào năm 2006 là: + Thành thị: 260.000đ/người/tháng + Nông thôn: 200.000đ/người/tháng B. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội của huyện - Nghi Xuân là huyện đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh. Phía Bắc giáp thành phố Vinh, phía Nam giáp thị xã Hồng Lĩnh, phía Đông giáp Sông Lam (Nghệ An), phía Tây giáp biển. Huyện có 19 đơn vị hành chính bao gồm 2 thị trấn và 17 xã. Phần lớn các xã nằm ven biển. Với đặc điểm nổi bật là một huyện phụ cận giáp thành phố Vinh (thành phố phát triển năng động của miền Trung). Có đường quốc lộ 1A chạy dọc xuyên qua huyện. Đồng thời hội tụ đầy đủ các yếu tố về biển, đồng bằng, trung du và miền núi. Như vậy nhìn tổng thể huyện Nghi Xuân có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thông đi lại, buôn bán, trao đổi hàng hoá, thương mại dịch vụ với thành phố Vinh và các huyện lân cận, đặc biệt là thị xã Hồng Lĩnh, một trung tâm lớn thứ 2 của tỉnh Hà Tĩnh. - Về kinh tế - xã hội Với đặc điểm tự nhiên như trên huyện Nghi Xuân có nền sản xuất chủ yếu là nông nghiệp và đánh bắt cá ven biển. Toàn huyện có 24171 hộ, tỉ lệ hộ nghèo chiếm 26,09% (theo số liệu tổng hợp hộ nghèo cuối 2006 đầu 2007 của UBND huyện Nghi Xuân). Tổng số lao động là 49867. Trong đó số lượng thiếu việc làm là 5810 người (chiếm tỉ lệ ……) Là một huyện vừa giáp biển, vừa là đồng bằng, vừa có miền núi, nền sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản chiếm phần lớn. Theo dự tính về các chỉ tiêu giá trị sản xuất, TNHH của huyện Nghi Xuân năm 2006 ngành sản xuất nông nghiệp chiếm 77,4%, ngành thuỷ sản chiếm 64,9%. Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2006 là 20.218,13 tấn. Bình quân lương thực/người/năm đạt202,2kg/người/năm, thu nhập bình quân đạt 350.000đ/người/tháng. So với các huyện khác trong tỉnh và trong toàn quốc những con số này là thấp. Về giáo dục đào tạo cả huyện có 3 trường phổ thông trung học, 21 trường THCS, 23 trường tiểu học, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. Về Y tế toàn huyện có 1 trung tâm y tế là bệnh viện huyện ở thị trấn và mỗi xã có 1 trạm xá. Tuy nhiên đội ngũ y bác sĩ tuyến xá thì thiếu trầm trọng. - Đánh giá chung: Bên cạnh những thuận lợi mà điều kiện tự nhiên mang lại huyện còn tồn tại nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, tỉ lệ đói nghèo còn cao (26,09%). Các xã ven biển hay bị lũ lụt, thiên tai. Đặc biệt những năm gần đây tệ nạn xã hội (đặc biệt là ma tuý tràn vào) gây nhiều khó khăn. 2. Sự cần thiết phải thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo - Từ tình hình kinh tế - xã hội của huyện ở trên ta thấy tỉ lệ đói nghèo trong huyện còn cao. - Nghèo đói và bệnh tật luôn rình rập những người nghèo khổ khi mà bản thân họ không đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu thì khả năng chống đõ với rủi ro là rấtkhó. Do vậy xoá đói giảm nghèo là một yêu cầu bức thiết. - Thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo cũng chính là thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần người dân đồng thời ổn định mọi mặt nền kinh tế - xã hội huyện nhà. - Nghèo đói tăng nhanh sẽ cản trở đến sự phát triển của xã hội, sự an ninh an toàn về cuộc sống người dân. Con người mất dần vị trí, vai trò trong xã hội, trật tự an ninh xã hội cũng bị đe doạ. - Từ những phân tích trên ta thấy thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo là một yêu cầu của huyện nhà đồng thời là nguyện vọng là mong muốn của người dân. 3. Quan điểm của Đảng và nhà nước về chính sách xoá đói giảm nghèo Đảng và nhà nước ta ngay từ khi ra đời đã quan tâm chăm lo đến mọi mặt đời sống người dân trong đó đặc biệt chú trọng tới mảng công tác xoá đói giảm nghèo nhằm ổn định đời sống người dân, mang lại sự an ninh, an toàn cho xã hội. Điều này được thể hiện trong hệ thống quan điểm và giải pháp chính sách sau: - Quan điểm có tính chất định hướng cho chiến lược xoá đói giảm nghèo: + Xoá đói giảm nghèo gắn với tăng trưởng kinh tế, phải đảm bảo sự thống nhất với xã hội, giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội. + Gắn xoá đói giảm nghèo với công bằng xã hội ưu tiên đầu tư phát triển xã nghèo, vùng nghèo, nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo một cách hợp lí. + Phát huy nội lực, nguồn lực tại chỗ là chủ yếu đồng thời tranh thủ sự trợ giúp từ bên ngoài, quốc tế. + Xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo. Xoá đói giảm nghèo được xác định là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể của cộng đồng và chính bản thân người nghèo. - Các giải pháp chủ yếu để xoá đói giảm nghèo +Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách: đầu tư chính sách hạ tầng, định canh, định cư… + Nhóm giải pháp đầu tư hỗ trợ phát triển xoá đói giảm nghèo gồm có các dự án đầu tư trực tiếp và lồng ghép các chương trình dự án liên quan… + Nhóm các giải pháp đảm bảo: điều tra, nghiên cứu, lập danh sách, tuyên truyền nâng cao nhận thức, tổng kết, sơ kết, đánh giá. 4. Phương hướng chủ trương của huyện trong việc thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo Xoá đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng, nhà nước là nhiệm vụ chung của mọi cấp mọi ngành. Trên cơ sở tinh thần chung đó huyện Nghi Xuân cũng đã có những phương hướng mục tiêu chung để thực hiện tốt công tác này. - Căn cứ vào HĐ 78/2002/NĐ - CP về "tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng cơ sở khác. Đồng thời xuất phát từ thực tiễn Nghi Xuân là một huyện đồng bằng ven biển, xuất phát điểm của nền kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng còn thấp, nguồn lực phát triển của nền kinh tế còn hạn chế.Tỷ lệ nghèo đói và tình trạng khiếm việc làm còn cao, việc thành lập NHCS của huyện đã trở thành một kênh tín dụng quan trọng đối với người nghèo. - Xác định rõ, đúng, đầy đủ hộ đói nghèo theo chuẩn mực mới và thực hiện xoá đói giảm nghèo đồng bộ với các chương trình kinh tế - xã hội khác. - Tranh thủ sự chỉ đạo của ban đại diện HĐQT, cấp uỷ chính quyền các cấp để nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt hoạt động chỉ thị 09/2004/CT -TTg của TTg chính phủ. - Thực hiện triệt để phương thức uỷ thác bán phần cho vay hộ nghèo qua các tổ chức chính trị - xã hội. - Xây dựng kế hoạch tín dụng trên cơ sở số lượng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác và nhu cầu thực tế của nhân dân, gắn với khả năng, lợi thế của địa phương để trình cấp trên, đảm bảo nguyên tắc "vốn đón tay người cần vốn" đúng chính sách, chế độ và hậu quả kinh tế - xã hội - Theo tinh thần nghị quyết 16 của ban chấp hành huyện Đảng bộ Nghi Xuân với mục tiêu giảm tỉ lệ hộ nghèo hàng năm từ 3-5% cần tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu tập trung cho xuất khẩu lao động. + Cho vay vốn để tạo việc làm mới cho 6500 lao động + Cho vay vốn để tập trung phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (khoảng 36 doanh nghiệp). + Kinh tế trang trại, phát triển chăn nuôi + Cho vay hỗ trợ làng nghề truyền thống. II. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN NGHI XUÂN 1. Thực trạng đói nghèo tại huyện Nghi Xuân Bảng 1: Thực trạng nghèo đói trên địa bàn huyện Nghi Xuân Năm Hộ nghèo Tỉ lệ % 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 9041 7624 4814 3352 3327 8386 8280 6424 38,8 32,3 20,2 13,9 13,6 34,7 34,33 26,09 (Theo số liệu của phòng Nội vụ lao động - thương binh xã hội huyện Nghi Xuân). Qua bảng số liệu trên ta thấy được diễn biến của thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo của huyện. Tỉ lệ hộ nghèo giảm 6,5% giai đoạn 2000 - 2001, giảm 12,1% giai đoạn 2001 - 2002 giảm 6,3 (giai đoạn 2002 - 2003 giảm 0,3%, giai đoạn 2003 - 2004), giai đoạn 2004 - 2005 tỉ lệ nghèo có sự gia tăng đột biến từ 3327 lên 8386 hộ (tăng 5059 hộ) về mặt tỉ lệ tăng lên 21,1%. Theo sự phân tích của ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo đây là sự gia tăng đột biến của thời kỳ này mà là do ở các thời kỳ trước công tác kiểm tra rà soát hộ nghèo chưa được thực hiện đầy đủ sát sao về nguyên nhân bỏ sót nhiều hộ nghèo không đưa vào danh sách mà các nguyên nhân chủ yếu là + Do ấn định tỷ lệ % của xoá đói giảm nghèo huyện xuống cho xã nền bắt buộc xã phải loại bỏ cho đúng tỉ lệ ấn định + Xây dựng làng, xã văn hoá hơn phải giảm bớt tỉ lệ hộ nghèo. + Một số gia đình chính sách có công với cách mạng có thu nhập thấp nhưng vì lí do không có nhu cầu vay vốn, không có con em học hành… thì lại bị loại ra khỏi danh sách hộ nghèo. + Phương pháp xác định hộ nghèo thiếu khoa học, không xem xét đầy đủ và toàn diện các chỉ tiêu phân loại của nhà nước. Sự tuỳ tiện trong việc chỉ đạo của các cấp thôn, xóm. Dẫn đến nhìn nhận sai lệch về tiêu chí nghèo của nhà nước, ảnh hưởng đến chính sách xoá đói giảm nghèo. Giai đoạn 2005 - 2006 giảm 0,37% giai đoạn 2006 - 2007 giảm 8,24%. Như vậy ta thấy tỉ lệ đói nghèo trong huyện giai đoạn này vẫn còn 26,09% là khá cao. Bảng 2: Tỉ lệ nghèo phân theo các địa bàn trong huyện Địa bàn Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số hộ tỉ lệ Số hộ tỉ lệ Số hộ tỉ lệ Số hộ tỉ lệ Số hộ tỉ lệ Số hộ tỉ lệ Thành thị Nông thôn Miền núi 958 5352 2731 35,4 43 33,5 857 4469 2298 29,9 36 27,7 508 2626 1680 17,4 21 20 351 1758 1143 11,8 14,7 13,5 386 1889 1052 12,7 14,8 12,3 837 4756 665 28,1 35,6 25,4 (Theo nguồn số liệu của phòng thống kê huyện Nghi Xuân) - Qua bảng số liệu trên ta thấy số hộ nghèo tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn. Bởi Nghi Xuân có hầu hết địa bàn là nông thôn miền núi chiếm ít hơn. Chênh lệch địa bàn nông thôn - thành thị là 7,6% nông thôn miền núi là 9,5% (chênh lệch tỉ lệ nghèo đói). Năm 2000, tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn là 43%, miền núi là 33,5%, thành thị là 35,4%, năm 2001 tỉ lệ này giảm tương ứng là 7% - 5,8% - 5,5%. Các giai đoạn 2001, 2002, 2003, 2004 tỉ lệ hộ nghèo đều giảm xuống. Đó là do có sự quan tâm của UBND huyện và việc tiếp tục triển khai thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo nên số hộ nghèo đói đã giảm xuống. - Từ sự nhìn nhận chung về tình trạng đói nghèo của toàn huyện, sự so sánh tương quan giữa các địa bàn cho thấy tỉ lệ nghèo đói của huyện còn cao đặcb iệt tập trung ở vùng nông thôn. Các xã nông thôn chiếm đến 16/19 đơn vị hành chính huyện. Người dân ngoài thu nhập chính là sản xuất nông nghiệp. Trừ một số xã ven biển như: Xuân Hội, Xuân Thành bàm nghề đánh bắt cá ven bờ còn lại người dân không có nghề phụ nào khác. Bên cạnh đó họ còn gặp phải thiên tai bão lũ, hạn hán. Mỗi năm có đến 3-4 cơn bão tràn vào. Mùa hè có gió Lào thổi sang gây hạn hán mất mùa, nứt nẻ ruộng đồng. Bảng 3: Tỉ lệ lao động thiếu việc làm tính đến 31/3/2005 Tổng số hộ Tổng lao động trong độ tuổi Lao động thiếu việc làm Tỉ lệ 24171 49867 5810 11,7% Tỉ lệ lao động thiếu việc làm cũng là một trong những chỉ tiêu thể hiện tình trạng nghèo đói. Hiện nay số lao động thiếu việc làm của huyện Nghi Xuân là 5810 trong tổng số 49867 chiếm 11,7%. Đây cũng là một tỉ lệ khá cao thể hiện tỉ lệ người không có việc làm thường xuyên. Số người này không có thu nhập thường xuyên, không tạo ra sản phẩm cho xã hội. Vì thế cũng làm gia tăng tỉ lệ đói nghèo và cũng là một trong nhữngnguyên nhân làm nảy sinh tệ nạn xã hội. *Theo báo cáo kết quả khảo sát hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới năm 2005 các hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghi Xuân có các đặc trưng cơ bản sau: - Tổng số hộ nghèo: 8366 hộ - Số hộ nghèo thành thị là 837 hộ (28,13%), nông thôn là 7549 hộ (35,62%). - Số hộ nghèo thuộc diện chính sách người có công: 254 hộ - Số hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội: 385 hộ - Số hộ nghèo có chủ hộ là nữ 2734 hộ - Chủ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số: 1 hộ - Số hộ nghèo nông, lâm, thủy sản là: 5841 hộ - Số hộ không hoạt động kinh tế: 605 hộ - Số hộ có người thất nghiệp thiếu việc làm: 1131 hộ - Số hộ có trẻ em 6-15 tuổi không đi học: 39 hộ - Số hộ có người ốm đau tàn tật: 1086 hộ - Số hộ không có đất sản xuất: 45 hộ - Số hộ thiếu đất sản xuất: 1175 hộ - Số hộ nghèo đang ở nhà tạm bợ không có nhà: 396 hộ - Số hộ thiếu nước sạch: 204 hộ - Số hộ chưa sử dụng điện sinh hoạt: 17 hộ - Số hộ không có/có hố xí thô sơ: 7041 hộ * Tình trạng đói nghèo còn được thể hiện qua mức thu nhập Khu vực Nông thôn (số hộ) Thành thị (số hộ) Số hộ có TNBQ người/tháng là 120.000đ trở xuống 3577 328 Số hộ có TNBQ người/tháng trên 720.000đ đến 200.000đ 3972 509 (Theo nguồn số liệu của phògn nội vụ LĐ- TBXH) Qua các chỉ báo trên ta thấy tình trạng nghèo đói của huyện thể hiện trên rất nhiều đặc trưng. Trong đó số hộ nghèo thuộc diện chính sách người có công và chính sách xã hội là 254 + 385 = 659 hộ chiếm 7,6% trong tổng số hộ nghèo. Số hộ nghèo là thuần nông chiếm số lượng lớn nhất 5841 hộ. Số hộ nghèo do có người thất nghiệp, thiếu việc làm cũng khá lớn 1131 số hộ nghèo do thiếu đất sản xuất là 1175 hộ. Đây cũng là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đói nghèo của dân. Từ sự nghèo đói thiếu hụt về kinh tế kéo theo tình trạng người dân không có nhà để ở hoặc chỉ có nhà ở tạm bợ (396 hộ). Họ cũng không có đủ điều kiện để sử dụng nước sạch (204 hộ) và sử dụng điện sinh hoạt (17 hộ). Trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế đã phát triển, mọi mặt đời sông người đã được cải thiện mà mức thu nhập bìnhq uân của người dân/tháng mà huyện vẫn có đến 3577 hộ ở nông thôn và 328 hộ ở thành thị có mức TNBQ người/tháng dưới 120.000đ và 3972 hộ nông thôn, 509 hộ ở thành thị có thu nhập bình quân đầu người dưới 200.000đ. Đó là những chỉ báo quá thấp. Thấp dưới mức chuẩn nghèo mà nhà nước ban hành. Đây là một tình trạng đáng báo động. Ta có thể thấy rằng với một huyện nông thôn mà cá chỉ báo nghèo đói như vậy cho thấy đời sống của người dân chưa được đảm bảo và nhu cầu bức thiết của họ là cải thiện điều kiện sống. 2. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo Nghèo đói là hậu của của nhiều nguyên nhân tạo nên. Nhìn chung sự nghèo đói của người dân trên địa bàn huyện Nghi Xuân cũng nằm trong những nguyên nhân chung của tình trạng đói nghèo trong cả nước. * Nguyên nhân khách quan - Do điều kiện tự nhiên - xã hội của huyện chủ yếu là các xã nằm ven biển nên khi xảy ra các biến cố về thiên tai, lũ lụt phải chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Hằng năm có 3-4 cơn bão lũ gây thất bát mùa màng. Về mặt thời tiết khí hậu cũng khắc nghiệt, gió lào, hạn hán. Kết hợp với các yếu tố xã hội như phong tục tập quán lạc hậu, ảnh hưởng của các TNXH từ thành phố Vinh địa bàn phục ận của huyện. - Những tác động của chính sách vĩ mô, chính sách cải cách và các cơ chế cũng là những dẫn đến đói nghèo. Hệ thống cơ chế chính sách chậm đổi mới và thiếu đồng bộ. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lí, tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn còn thấp. Các chính sách xã hội và đầu tư từ phúc lợi xã hội không được quan tâm đúng mức, chưa chú trọng đầu tư các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, chưa chú ý khuyến khích kịp thời phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giá cả giữa 3 khu vực nông - công - nghiệp dịch vụ có sự chênh lệch lớn, gây thiệt thòi cho người dân đặc biệt là người nghèo. - Bất bình đẳng giới ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của phụ nữ và trẻ em sự bất bình đẳng giới làm sâu sắc hơn tình trạng nghèo đói trên tất cả các mặt phụ nữ chiếm gần 58% trong tổng số lao động nhà nước chỉ chiếm 25% thành viên các khoá khuyến nông về chăn nuôi và 10% các khoá khuyến nông về trồng trọt phụ nữ có ít cơ hội tiếp cận với công nghệ, tín dụng và đào tạo gặp những khó khăn do gánh nặng công việc gia đình, học vấn thấp, ít được tham gia vào các công việc của xã hội. * Yếu tố chính ảnh hưởng đến người nghèo vẫn là những nguyên nhân chủ quan từ người nghèo - Do nguồn lực hạn chế và nghèo nàn: người nghèo thường thiếu nguồn lực, thiếu vốn để đầu tư sản xuất, thiếu nguồn nhân lực. Đặc biệt tình trạng thiếu đất đai do quá trình đô thị hoá, thiếu cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất, thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng. Đây là nguyên nhân trì hoãn đổi mới sản xuất áp dụng KHCN, giống mới… - Trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định theo kết quả điều tra mức sống cho thấy trong số người nghèo của huyện tỉ lệ người chưa đi học bao giờ chiếm 12% tốt nghiệp tiểu học chiếm 39% , trung học cơ sở chiếm 37%. Trình độ học vấn thấp hạn chế khả năng tìm kiếm việc làm tốt, tìm việc trong các khu vực khác. - Người nghèo không có đủ điều kiện tiếp cận với pháp luật, chưa được bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp. Người nghèo khó nắm bắt mạng lưới các dịch vụ pháp lí nên khó có khả năng tri gặp những vấn đề liên quan đến pháp luật. - Ngoài ra các nguyên nhân về nhân khẩu học như đông con do chưa do chưa thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình. Bệnh tật sức khoẻ yếu, các dịch bệnh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. 3. Thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo tại huyện 3.1. Tình hình thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo 3.1.1. Công tác chỉ đạo Thành lập ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo gồm có 1 chủ tịch là trưởng ban, 2 phó chủ tịch là phó ban (trong đó có 1 trưởng phòng nội vụ lao động - thương binh xã hội và một số thành viên là đại diện của các hội phụ nữ, thanh niên , mặt trận tổ quốc, trưởng phòng tài chính, giám đốc TTYT, trưởng phòng GDĐT: - Ban chỉ đạo hoạt động dưới sự điều hành của chủ tịch (trưởng ban) - Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo huyện phối hợp các cấp, các ngành trong toàn huyện triển khai đầy đủ kịp thời các văn bản, chính sách chương trình xoá đói giảm nghèo của nhà nước đến các xã trong toàn huyện. - Chính quyền cơ sở thành lập BCĐ XĐGN cấp xã, thị trấn phối hợp cùng với các tổ chức đoàn thể xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo tại địa phương mình. - 10/5/2003 phòng giao dịch NHCSXH Nghi Xuân được thành lập theo quyết định số 682/QĐ-HĐQT của chủ tịch HĐQT trên cơ sở tổ chức lại NH phục vụ người nghèo và chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 23/9/03. Hoạt động của NHCSXH không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu nâng cao hiệu quả xoá đói giảm nghèo, đào tạo nguồn nhân lực, tạo việc làm. - Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo huyện đã chủ động xây dựng phương án xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2003 - 2006, xây dựng đề án giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, đào tạo nghề, tạo việc làm mới, đề ra các chính sách, có kế hoạch thu hút các dự án nhằm hỗ trợ chính sách, có kế hoạch thu hút các dự án nhằm hỗ trợ người nghèo. Đồng thời đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2007 -2010. 3.1.2. Các chính sách hỗ trợ người nghèo. - Chính sách hỗ trợ người nghèo trong GD ĐT thực hiện chính sách này con em của các hộ ngèo đi học được miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp khác. Cụ thể năm học 2005 - 2006 có 6150 em được miễn giảm học phí với số tiền 1. 050 triệu đồng. Đây là sự khuyến khích rất lớn để con em các hộ nghèo được đến trường bình thường như những trẻ em khác. - Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế: Trong những năm qua trung tâm y tế huyện đã thực hiện tốt chính sách khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ miễn phí cho người nghèo, tạo mọi điều kiện để người nghèo được khám bệnh và điều trị khi ốm đau. Số lượt người được khám chữa bệnh miễn phí là: 23.390 người với kinh phí: 1 tỉ 196.500 đ. Đồng thời TTYT huyện cũng đã cấp thẻ BHYT cho người nghèo 24646 người x 50.000 (1 thẻ) = tổng kinh phí 1232300000 (đ). 3.1.3. Các dự án góp phần tham gia vào công tác xoá đói giảm nghèo * Dự án hỗ trợ tín dụng cho xoá đói giảm nghèo của NHCSXH Nghi Xuân là một huyện đồng bằng ven biển, xuất phát điểm của nền là cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng còn thấp, nguồn lực phát triển của nền kinh tế hạn hẹp. Tỉ lệ hộ nghèo đói và tình trạng thiếu việc làm còn cao. Việc thành lập NHCSXH đã trở thành một kênh tín dụng quan trọng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là những đối tượng gặp những khó khăn trong việc tiếp cận với vốn tín dụng thông thường của các tổ chức tín dụng, cần được sự quan tâm, hỗ trợ về tài chính của nhà nước và cộng đồng để vươn lên cải thiện đời sống. Căn cứ vào HĐ 78/2002/HĐ-CP về "tín dụng với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghi Xuân của chủ tịch hội đồng quản trị trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụ người nghèo và chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 23/9/2003. Hoạt động của NHCSXH không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu nâng cao hiệu quả xoá đói giảm nghèo, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, tạo thêm việc làm cho khu vực thành thị và nông thôn. Tính đến 31/12/2006 sau 4 năm hoạt động tổng nguồn vốn tín dụng cho vay đạt 54.045 triệu đồng. Trong đó: - Vốn cho vay hộ nghèo: 47.494 triệu đồng với số lượt hộ được vay vốn là: 11.702 lượt hộ. - Cho vay giải quyết việc làm: 4.572 triệu đồng - Cho vay xuất khẩu lao động: 380 triệu đồng - Cho vay phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ: 500 triệu đồng - Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường: 1.000 triệu đồng - Cho vay HSSV HCKK: 99 triệu đồng. * Dự án KSV, dự án xoá đói giảm nghèo của nước Đức đầu tư đã được triển khai 11 năm từ 1994 đến nay Với tổng nguồn vốn hộ nghèo vay: 42.700 triệu đồng số lượt hộ được vay vốn là: 8370 lượt hộ. Đây là một dự án rất quan trọng đối với công tác xoá đói giảm nghèo của huyện vì đã triển khai được ở tất cả các thôn, xóm của 19 xã, thị trấn trong huyện và đã thực sự đem lại hiệu quả thiết thực. * Dự án giải quyết việc làm Bao gồm 44 dự án thu hút 530 lao động với tổng nguồn vốn giải quyết việc làm là 4 tỉ 572 triệu do NHCSSX hỗ trợ. Ngoài ra còn có nguồn vốn do Trung ương chuyển cho các hội tạo điều kiện xoá đói giảm nghèo trên 2 tỉ đồng (2.000.200.000đ). * Dự án nước sạch Nhà máy nước sạch đang được xây dựng tại xã Xuân Mĩ với tổng kinh phí 1 tỉ đồng. Dự kiến năm 2007 sẽ đi vào hoạt động phục vụ bãi tắm Xuân Thành và 2 thị trấn Nghi Xuân , Xuân An. Nhằm mục đích mở rộng khu du lịch bãi biển Xuân Thành để nâng cao đời sống nhân dân. * Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Chương trình 106 phát triển cơ sở hạ tầng được triển khai thực hiện trong 8 xã ven biển Xuân Thành, Xuân Mĩ, Xuân Hội… nhằm xây dựng điện đường, trường trạm. Chương trình này có tổng kinh là 4.800 triệu đồng. Như vậy trung bình mỗi xã được hỗ trợ 6.000.000.000đ để xây dựng các tuyến đường nông thôn, đường liên thôn, liên xóm, xây dựng và hoàn thiện các trung tâm y tế. * Dự án xuất khẩu lao động Theo NQ của HĐND huyện về xuất khẩu lao động. Năm 2006 toàn huyện có 3000 lao động đi xuất khẩu nước ngoài dự kiến năm 2007 sẽ có 6000 lượng xuất khẩu với sự hỗ trợ của NHCSXH cho vay 20-30 triệu/1 người để đi xuất khẩu lao động. 3.1.4. Chương trình hỗ trợ phụ nữ phát triển KTGĐ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình 1 nội dung quan trọng trong công tác xoá đói giảm nghèo, ý thức được điều đó hội liên hiệp phụ nữ huyện Nghi Xuân đã tập trung chỉ đạo các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động giúp hộ nghèo có địa chỉ, tập huấn chuyển giao KHKT gắn với xây dựng các mô hình phát triển kinh tế , mô hình thường tổ chức dạy nghề mới. - Hội phụ nữ các xã phối hợp với phòng nông nghiệp trạm thú y, phòng khuyến nông huyện tổ chức 11 lớp tập huấn chuyển giao KHKT về sản xuất lạc, kỹ thuật chăn nuôi bò, lợn cho 2274 hội viên. - Phối hợp NHCSXH tổ chức tập huấn về nghiệp vụ vay vốn chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn cho 3 xã có 42 thành viên tham gia. - Tổ chức 5 lớp dạy nghề đan móc sợi xuất khẩu tại 3 xã: xã hội, Xuân Hồng, Xuân Yên cho 350 hội viên với tổng kinh phí 7.500.000đ, thời gian học 1 tháng. - Tổ chức tập huấn cho ban quản lý dự án quỹ phát triển vì phụ nữ nghèo về nội dung quy chế của chương trình và ghi chép hồ sơ sổ sách cho 13 xã có 69 người tham gia. - Tổ chức bàn giao nguồn vốn dự án IFAD ở 13/13 xã cho hội LHPN quản lý với tổng số vốn: 3895000 000đ. - Triển khai hoạt động giúp đỡ, đỡ đầu hộ nghèo có địa chỉ chỉ tiêu mỗi chi hội giúp từ 1-2 hộ. - Về nguồn vốn cho phụ này: Đến nay toàn huyện đang quản lý điều hành 45 835 677 000đ cho 10 704 hội viên vay. Cụ thể các nguồn vốn như sau: Các nguồn vốn Số xã có hoạt động vay vốn TS vốn cho PN vay Tỷ lệ% Số lượt PN được vay Trong đó số hộ nghèo được vay vốn Số hộ nghèo do PN chủ hộ Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Vốn 120 của TW 2 150.000.000 0.32 79 12 22.000.000 10 18.000.000 Vốn 120 của tỉnh 2 150.000.000 0.32 42 18 34.000.000 8 23.000.000 Vốn vay ngân hàng do Hội PN tín chấp 17 18.375.150.000 40.1 2.388 1.018 8.838.000.000 420 3150.000.000 Vốn ngân hàng CSXH 14 12.838.150.000 28 1.820 1.018 8.838.000.000 420 3150.000.000 Ngân hàng NN 3 5.537.000.000 12.1 568 Vốn DA 16 5.461.100.000 11.5 4084 1.849 2560.000.000 390 550.000.000 Vốn TKTK 19 1.858.427.000 4.05 1326 962 1.052.000.000 283 478.000.000 Vốn TKPN nghèo 6 70.000.000 0.15 82 82 70.000.000 Vốn khác 19 1.395.850.000 3.04 351 163 928.000.000 71 320.000.000 Tổng 45.835.677.000 100% 10704 5122 22.342.000.000 1402 7.689.000.000 3.2. Kết quả cụ thể đạt được - Với dự án vốn tín dụng của NHCSXH các hộ gia đình nghèo đã có thêm điều kiện làm ăn đầu tư các loại giống cây: giống con, mua sắm máy móc, phương tiện phục vụ sản xuất chăn nuôi góp phần quán triệt tỉ lệ nghèo đói trên địa bàn. Cụ thể tỉ lệ nghèo đói giảm từ 34,33% (2006) xuống còn 26,09% (2007). - Vốn tín dụng của NHCSXH đã đến với bàn con hộ nghèo và các đối tượng cơ sở ở tất cả các thôn, xóm của 19 xã, thị trấn trong huyện. Cụ thể trong thời gian qua + Có 1,2 tỉ đồng đầu tư cho chương trình phát triển chăn nuôi bò, đầu tư phát triển làng nghề thủ công chế biến nước mắm ở Xuân Hội. + 240 triệu đ đầu tư cho phát triển nghề mộc truyền thống ở xã Xuân Phổ. + Cho vay chuyển đổi nghề cho 19 hộ chuyên làm nghề đốt than ở 3 xã: Xuân Viên, Xuân Lĩnh, Cổ Đan. + 500 triệu cho doanh nghiệp Châu Tuấn vay + Xây dựng chương trình vệ sinh và nước sạch ở 3 xã: Xuân Trường, Xuân An, Xuân Mĩ. + Vốn giải quyết việc làm giúp nhân dân phát triển kinh tế và đã có những mô hình làm ăn kinh doanh phát triển điển hình như: · Trang trại chăn nuôi ếch và ba ba của anh Phạm Đình Lâm ở xã Cố Đạn, anh Trần Xuân Hồng ở Cương Giám. · Trang trại chăn nuôi và trồng trọt tổng hợp của anh Dương Văn Tân ở Cương Gián. · Trang trại chăn nuôi lợn siêu nạc của anh Trần văn Cương xã Xuân Lam. - Với chương trình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình + Được vay vốn tạo việc làm tăng thu nhập nhiều gia đình đã thoát nghèo vươn tới điều kiện sống khá có điều kiện xây dựng nhà cửa, các trang thiết bỉtong nhà nuôi dạy con cái đầy đủ. Cụ thể có 79 hộ thoát nghèo. + 350 hội viên tham gia lớp đan móc sợi xuất hiện, hiện nay có mức thu nhập ổn định 200.000 - 300.000đ. + Toàn huyện đã xây dựng được 112 mô hình làm kinh tế giỏi. 28 mô hình đa dạng hoá thu nhập có thu nhập từ 30 000 trở lên. 3.3 Tồn tại và nguyên nhân - Tỉ lệ nghèo đói vẫn còn cao 29,06% (2007). Nguyên nhân là do các hộ nghèo không chỉ nghèo về vốn mà họ còn nghèo về trình độ hiểu biết, về kiến thức làm ăn kinh nghiệm sản xuất. Mặt khác là do các hộ nghiện gặp phải rủi ro như thiên tai, hạn hán mất mùa, ốm đau… - Mức vốn cho vay của NHCSXH đối với mức bình quân của mỗi hộ, mỗi chương trình chưa thật nhiều, còn dàn trải chia đều xẻ mỏng. Nên các hộ được vay cũng sử dụng đồng vốn kém hiệu quả. Nguồn vốn cho vay không đủ để đáp ứng yêu cầu thực tế ở các xã. Do vậy mà nghèo đói còn dàn đều trên tất cả các xã. - Do sự thay đổi cơ chế thị trường, một số dự án giải quyết việc làm đầu tư vào đánh bắt xa bờ, sản xuất thảm len, nuôi trồng dâu tơ tằm… bị rủi ro bất khả kháng, sản xuất kinh doanh thua lỗ. Do vậy kết quả xoá đói giảm nghèo chưa ổn định và không đồng đều giữa các vùng. - Về chương trình hỗ trợ phụ nữ phát triển xoá đói giảm nghèo cũng chưa đạt hiệu quả cao. Do nguồn vốn còn hạn hẹp trong khi nhu cầu hỗ trợ cho chị em vay lại rất lớn vốn cho vay còn dàn trải, mức vay thấp. Do đó mà hiệu quả chưa cao, mới chỉ dừng lại ở mức cải thiện đời sống chưa thể làm giàu được. Đặc biệt như công tác phát triển nghề, mở lớp dạy nghề còn hạn chế do có sự khó khăn về kinh phí, chưa đáp ứng được nhu càu mong đợi của chị em. Hơn nữa một số chi hội trong chỉ đạo còn chưa đổi mới nên hiệu quả chưa cao. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO HUYỆN NGHI XUÂN 1. Nâng cao nhận thức và năng lực cho người dân qua việc thiết lập mô hình cung cấp thông tin 2 chiều Chúng ta biết rằng nguyên nhân nghèo đói của người dân là do nguồn lực, thiếu cơ hội tiếp cận với các thị trường và các dịch vụ. Do vậy cần nâng cao nhận thức cho người dân về công tác xoá đói giảm nghèo qua việc thiết lập mô hình cung cấp thị trường 2 chiều cho người nông dân. Xây dựng các đài phát thanh, truyền thanh ở các xã để thường xuyên trao đổi thông tin cung cấp cần thiết cho người dân. - Phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về CT xoá đói giảm nghèo cán bộ làm CT xoá đói giảm nghèo về tận địa phương tổ chức các lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, nâng cấp kiến thức cho người dân về công tác chăn nuôi trồng trọt. - Phổ biến, tư vấn cho người nông dân thông qua chuyên mục "nhà nông hỏi - nhà khoa học trả lời". Đây là một kênh thông tin, là nhịp cầu nối giữa người nông dân với các nhà khoa học. Tại đây những vấn đề vướng mắc trong quá trình sản xuất cũng như những vướng mắc về chế độ chính sách của nhà nước đối với vấn đề nông nghiệp và nông thôn sẽ được các nhà khoa học giải đáp nhanh chóng. 2. Giải pháp về cho vay vốn Cần tập trung giải quyết vốn vay đối với các hộ nghèo một cách thoả đáng nhằm giúp các hộ đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống. - Trước hết phải thực hiện việc điều hành kế hoạch tín dụng một cách linh hoạt. Chuyển hướng đầu tư mạnh sang phương thức đầu tư theo dự án phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp chăn nuôi gia súc gia cầm, dự án thu hút nhiều lao động, hạn chế dần việc cho vay dàn trải, phân tán, kém hiệu quả kinh tế. - Để thực hiện được việc này trước mắt cần khoanh vùng nghèo xác định vùng nào nghèo nhất để tập trung nguồn vốn nhiều nhất cho hộ nghèo vùng đó vay nhằm giúp họ đầu tư phát triển sản xuất. Tuy nhiên khi thực hiện cho vay cần cho vay phù hợp với mức mà họ có thể trả được (thực hiện theo hình thức vay trả góp , có sự cam kết của hộ gia đình). - Cần trực tiếp giám sát xem họ sử dụng nguồn vốn thế nào có đúng mục đích không giám sát cách mà họ đầu tư nguồn vốn vào các phương thức làm ăn ra sao? Đồng thời trực tiếp hướng dẫn họ kinh nghiệm làm ăn, nuôi trồng, sản xuất 3. Giải pháp về dân số và kế hoạch hoá gia đình Một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Nghi Xuân là do tình trạng đông con. Để đẩy lùi tình trạng này cần quán triệt hơn nữa công tác dân số KHHGĐ. Tuyên truyền vận động các biện pháp tránh thai , mỗi gia đình chỉ sinh từ 1-2 con, loại bỏ tư tưởng thích con trai. 4. Một số biện giải pháp khác - Kiểm toán hệ thống cơ chế chính sách đặc biệt là những chính sách vĩ mô vào chính sách cải cách nhằm cải cách trên kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, khó khăn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển trên toàn hệ thống tổ chức bộ máy chỉ đạo thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo từ huyện đến thôn, xã. - Lồng ghép có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo với các chương trình mục tiêu khác có liên quan đến xoá đói giảm nghèo. IV. KIẾN NGHỊ - Đề nghị NH CSXH Hà Tĩnh cần tăng thêm nguồn vốn cho vay để cho các chương trình để đáp ứng nhu cầu của các hộ vay trong thời gian tới. - Đề nghị UBND huyện trình HĐND huyện bằng văn tích một phần từ tăng thu, tiết kiệm chi nguồn ngân sách để bổ sung nguồn vốn hộ nghèo và các dự án phát triển kinh tế gia đình trang trại đã được huyện phê duyệt thực hiện nghèo HĐ 78/2002/HĐ-CP ngày 04/10/2002 TTg. - Lãnh đạo huyện còn có kế hoạch đẩy mạnh khai thác khu kinh tế du lịch bãi biển Xuân Thành. Một số hình ảnh về công tác xoá đói giảm nghèo KẾT LUẬN Đói nghèo là một thực trạng nguồn kinh tế - xã hội của mọi quốc gia, dân tộc. Nghi Xuân cũng là địa bàn nằm trong tình trạng chung đó. Trong phạm vi một chuyên đề ngắn này em đã trình bày những gì tìm hiểu được qua thực tế về một địa bàn của tỉnh Hà Tĩnh. Qua khảo sát thấy được một thực trạng là tình trạng đói nghèo trên địa bàn huyện Nghi Xuân vẫn còn mà tập trung chủ yếu là ở các hộ nông thôn. Trong những năm qua công tác xoá đói giảm nghèo đã được các cấp chính quyền và nhân dân trong huỵên quan tâm đẩy mạnh bằng các dự án, chương trình chính sách, hoạt động. Nhìn chung tỉ lệ đói nghèo có giảm. Qua việc tìm hiểu phân tích trên em đã đưa ra một số ý kiến đóng góp với mong muốn nhằm góp phần vào hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo của huyện. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo tại Huyện Nghi Xuân.docx
Luận văn liên quan