Đề tài Thực trạng hành vi sức khỏe, nguy cơ trầm cảm và stress của sinh viên năm thứ hai Đại học Thương Mại năm 2013

Đối với Trạm y tế trƣờng: + Kết hợp với các phòng ban tăng cƣờng hơn nữa các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tổ chức các buổi thảo luận, nói chuyện về các vấn đề sức khỏe cho SV. + Nên mở phòng tƣ vấn tâm lí ngay tại trƣờng nhằm giải quyết các vấn đề về tâm lí cho SV khi gặp khó khăn trong cuộc sống. SV có thể trao đổi và tìm đƣợc cách giải quyết khi có vấn đề về tâm lí. - Đối với Phòng Công tác SV và Đoàn Thanh niên CSHCM: + Tăng cƣờng tổ chức các buổi sinh hoạt trao đổi về phƣơng pháp học giữa SV các khóa để chia sẻ cách học khoa học tránh căng thẳng và mệt mỏi. + Tích cực tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ nhằm thu hút sự quan tâm của đông đảo SV.

pdf52 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2873 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hành vi sức khỏe, nguy cơ trầm cảm và stress của sinh viên năm thứ hai Đại học Thương Mại năm 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mà theo Mác là "tổng hoà của các quan hệ xã hội". Nhƣng họ còn mang những đặc điểm riêng: Tuổi đời còn trẻ, thƣờng từ 18 đến 25 dễ thay đổi, chƣa định hình rõ rệt về nhân cách, ƣa các hoạt động giao tiếp, có tri thức đang đƣợc đào tạo chuyên môn [14]. Một đặc điểm rất đáng chú ý đang xuất hiện trong những ngƣời trẻ hôm nay, liên quan đến sự phát triển của công nghệ thông tin với tƣ cách là một cuộc cách mạng, đó là sự hình thành một môi trƣờng ảo, hình thành một lối sống ảo. Đặc điểm này chỉ biểu hiện trong giới trẻ, đặc biệt những ngƣời có tri thức nhƣ SV. Hình thành một phƣơng pháp tƣ duy của thời đại công nghệ thông tin: Ngôn ngữ ngắn gọn, viết bằng bàn phím thay vì cây bút, có tính lắp ghép chính xác, hệ thống, hạn chế sự bay bổng về mặt hình tƣợng trực quan. Con ngƣời vì thế sống trong một môi trƣờng ảo, và cái hiện thực ở đây là cái hiện thực ảo, giao tiếp ảo. Về môi trƣờng sống, SV thƣờng theo học tập trung tại các trƣờng đại học và cao đẳng (thƣờng ở các đô thị), sinh hoạt trong một cộng đồng (trƣờng, lớp) gồm chủ yếu là những thành viên tƣơng đối đồng nhất về tri thức, lứa tuổi, với những quan hệ có tính chất bạn bè khá gần gũi. 12 Đối với SV nƣớc ta, một thực tế là trong số họ hiện nay đang diễn ra qúa trình phân hoá, với hai nguyên nhân cơ bản: Tác động của cơ chế thị trƣờng dẫn đến khác biệt giàu nghèo; sự mở rộng quy mô đào tạo khiến trình độ SV chênh lệch lớn ngay từ đầu vào. Dù vậy, vẫn có thể nhìn thấy trong đó những đặc điểm tƣơng đồng dƣới đây: - Tính thực tế: Thể hiện ở việc chọn ngành chọn nghề, ở việc hƣớng đến lựa chọn những kiến thức để học sao cho đáp ứng nhu cầu thực tế, chuẩn bị kinh nghiệm làm việc cho tƣơng lai, định hƣớng công việc sau khi ra trƣờng, thích những công việc đem lại thu nhập cao, Nói chung là tính mục đích trong hành động và suy nghĩ rất rõ. - Tính năng động: Nhiều SV vừa đi học vừa đi làm (làm thêm bán thời gian, hoặc có khi là thành viên chính thức của một cơ quan, công ty), hình thành tƣ duy kinh tế trong thế hệ mới (thích kinh doanh, muốn tự mình lập công ty ngay khi đang còn là SV), thể hiện sự tích cực chủ động (tham gia phong trào tình nguyện). Nhiều SV cùng một lúc học hai trƣờng. - Tính cụ thể của lý tƣởng: Đang có một sự thay đổi trong lý tƣởng sống gắn liền với sự định hƣớng cụ thể. Một câu hỏi vẫn thƣờng đƣợc đặt ra là: SV hôm nay sống có lý tƣởng không, lý tƣởng ấy là gì, có sự phù hợp giữa lý tƣởng của cá nhân và lý tƣởng của dân tộc, của nhân loại không. Có thể khẳng định là có, nhƣng đang xuất hiện những đặc điểm lý tƣởng có tính thế hệ, lý tƣởng gắn liền với bối cảnh đất nƣớc và quốc tế rất cụ thể. Lý tƣởng hôm nay không phải là sự lựa chọn những mục đích xa xôi, mà hƣớng đến những mục tiêu cụ thể, gắn liền với lợi ích cá nhân. - Tính liên kết (tính nhóm): Những ngƣời trẻ luôn có xu hƣớng mở rộng các mối quan hệ, đặc biệt là những quan hệ đồng đẳng, cùng nhóm. Các nghiên cứu của hai nhà xã hội học ngƣời Pháp về bản sắc xã hội dƣới góc độ nhóm là Taspen và Turnez, đã đƣa đến kết luận: Tính nhóm phụ thuộc vào môi trƣờng xã hội xung quanh chúng ta đang sống. Sự thay đổi của đời sống tinh thần trong SV trƣớc xu hƣớng toàn cầu hoá (cả mặt thuận lợi và hạn chế của xu hƣớng này) đang hƣớng mạnh đến tính cộng đồng [14] Thang Long University Library 13 - Tính cá nhân: Trào lƣu dân chủ hoá, làn sóng công nghệ thông tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân ngày càng rõ, đặc biệt rõ trong những ngƣời trẻ có học vấn là SV. Họ tự ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân. Dƣờng nhƣ có sự đề cao lợi ích hơn nghĩa vụ cá nhân. Sự hy sinh, quan tâm đến ngƣời khác thấp đi và nếu có thì đánh giá dƣới góc độ kinh tế thực dụng hơn là tình cảm và sự chia sẻ. Xuất hiện thái độ bàng quan với xung quanh ở một bộ phận SV. Sự phân tách các đặc điểm trên chỉ có tính tƣơng đối để phục vụ công tác nghiên cứu, còn trên thực tế các đặc điểm ấy đan xen và có tác động qua lại lẫn nhau. Tính cá nhân không tách rời tính liên kết, tính năng động gắn liền với tính thực tế. Mỗi đặc điểm, qua những biểu hiện cụ thể của nó, luôn bộc lộ tính hai mặt: Vừa có những tác động tích cực, vừa có những tác động tiêu cực.[14] 3.2. Đặc điểm SV Đại học Thƣơng Mại: Đƣợc hình thành từ năm 1960, Trƣờng Đại học Thƣơng mại là trƣờng đại học đa ngành, đa lĩnh vực thƣơng mại hiện đại; một trung tâm giáo dục đào tạo bậc đại học và sau đại học đạt chuẩn chất lƣợng cao của quốc gia và tiếp cận đẳng cấp quốc tế về chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp đào tạo tiên tiến và cập nhật, hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở học hiện đại, môi trƣờng giáo dục kỷ cƣơng và thân thiện với ngƣời học. Hiện có 14.566 SV chính qui đang theo học, 6.000 SV tại chức và cao học. SV đƣợc đào tạo theo tín chỉ và đƣợc chọn chuyên ngành ngay từ khi thi vào trƣờng. Số lƣợng nữ sinh chiếm 3/4 trong tổng số SV. Ngoài các đặc điểm chung của SV, SV Thƣơng Mại thƣờng nhanh nhạy trong việc tìm kiếm công việc, tƣ duy làm giàu, áp lực học tập cao. Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên và các phòng ban chức năng luôn phục vụ tốt và tích cực tổ chức các sinh hoạt nhằm thu hút đông đảo SV tham gia. [9] 14 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm và thời gian: - Địa điểm nghiên cứu: Trƣờng Đại học Thƣơng Mại. - Thời gian nghiên cứu: 1/2013 – 11/2013 2. Đối tƣợng nghiên cứu: - Đối tƣợng: SV năm thứ 2 Trƣờng Đại học Thƣơng Mại. - SV năm thứ 2 đƣợc lựa chọn do đây là thời điểm bắt đầu có sự thích nghi với môi trƣờng học tập ở đại học. Đây cũng là thời điểm SV sẽ có nhiều những thay đổi về hành vi lối sống. - Tiêu chuẩn lựa chọn:  Hiện đang học năm thứ 2 hệ chính quy.  Đồng ý tham gia vào nghiên cứu. - Tiêu chuẩn loại trừ:  Hiện đang học các năm thứ 1, 3, 4.  Từ chối tham gia nghiên cứu.  Hiện đang có vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc một số tật nhƣ khiếm thị, tật nguyền.  Đang trong thời kỳ điều tra liên quan tới vấn đề pháp lý 3. Phƣơng pháp nghiên cứu: 3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. 3.2. Cỡ mẫu: Cỡ mẫu nghiên cứu đƣợc tính từ công thức tính cỡ mẫu cho việc ƣớc tính một tỷ lệ: Trong đó: n: Cỡ mẫu nghiên cứu Thang Long University Library 15 : Hệ số tin cậy, với α = 0,05 ta có Z = 1,96 p: tỷ lệ SV có nguy cơ trầm cảm. Theo nghiên cứu của Đỗ Đình Quyên, tỷ lệ SV có nguy cơ trầm cảm là 39,6% [18], vì vậy chúng tôi lấy p = 0,4. : Sai lệch mong muốn. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng = 0,05. Từ đó ta tính đƣợc n 369, lấy tròn 400. Tính thêm số sinh viên bỏ cuộc, cỡ mẫu cuối cùng là 450 sinh viên. 3.3. Chọn mẫu: Tống số sinh viên năm thứ 2 tại 9 khoa chuyên ngành là 3575 SV, trong đó tỷ lệ nam/nữ là ¼. Sinh viên đƣợc lựa chọn tham gia nghiên cứu đƣợc chọn ngẫu nhiên từ danh sách sinh viên năm thứ 2 của các lớp, phân bổ theo tỷ lệ nam/nữ là ¼. 3.4. Công cụ thu thập thông tin: Các thông tin cần thiết nghiên cứu đƣợc thu thập bằng bộ câu hỏi tự điền. Bộ câu hỏi nghiên cứu bao gồm 3 phần: - Phần 1: Hành vi sức khỏe của SV - Phần 2: Đánh giá nguy cơ trầm cảm (CESD) - Phần 3: Đánh giá stress 3.5. Kỹ thuật thu thập số liệu: - Dựa vào danh sách, lịch học của các lớp do Phòng Đào tạo cung cấp, sắp xếp lịch tập trung phỏng vấn cho các đối tƣợng. - Giải thích về mục tiêu, nội dung của nghiên cứu trƣớc lớp - Cán bộ y tế phát bộ câu hỏi cho từng SV đã dự định phỏng vấn để SV tự điền sau đó thu lại ngay sau khi hoàn thành. - Cán bộ thu thập thông tin giám sát và trả lời thắc mắc về nội dung của đối tƣợng. 16 3.6. Các chỉ số, biến số nghiên cứu: Bảng 2.1: Các chỉ số, biến số nghiên cứu Nội dung Tên biến Phân loại biến Mã hóa Các đặc điểm của SV Các đặc điểm cá nhân Tuổi Định lƣợng G1 Giới Nhị phân G2 Tình trạng hôn nhân hiện tại Danh mục G4 Nơi sinh ra Nhị phân G5 Nơi đang sống Danh mục G6 Cân nặng Định lƣợng G7 Chiều cao Định lƣợng G8 Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng hành vi sức khỏe của SV năm thứ 2 Trƣờng Đại học Thƣơng Mại. Hành vi sinh hoạt tình dục Khuynh hƣớng tình dục Danh mục A1 Mối quan hệ hiện tại Danh mục A2 Số bạn tình trong 12 tháng qua Danh mục B5 Quan hệ tình dục trong 12 tháng qua Nhị phân B6 Biện pháp tránh thai Danh mục B61 Thói quen, lối sống Sử dụng mũ bảo hiểm khi đi xe máy Danh mục B1 Uống rƣợu trong 1 tháng qua Danh mục B2 Hút thuốc lá trong 1 tháng qua Danh mục B3 Sử dụng chất gây nghiện Danh mục B4 Dinh dưỡng Số bữa ăn trong một ngày Danh mục B7 Mô tả lƣợng rau trung bình ăn trong mỗi bữa ăn Nhị phân B71 Hoạt động thể lực (IPAQ) Thời gian tham gia các hoạt động với cƣờng độ nặng Định lƣợng B8 Thời gian tham gia các hoạt động với cƣờng độ trung bình Định lƣợng B81 Thang Long University Library 17 Thời gian tham gia hoạt động với cƣờng độ nhẹ Định lƣợng B82 Thời gian nghỉ ngơi tĩnh tại Định lƣợng B83 Game online Mức độ sử dụng game online trong 1 tháng qua Danh mục B9 Thời gian chơi trong ngày Định lƣợng B91 Sử dụng mạng xã hội Sử dụng mạng xã hội Danh mục B10 Thời gian sử dụng trong ngày Định lƣợng B101 Mục tiêu 2: Đánh giá triệu chứng trầm cảm (CESD) của SV Nguy cơ trầm cảm Các triệu chứng của trầm cảm Nhị phân D1-D20 Tỷ lệ SV có nguy cơ trầm cảm Định lƣợng Mục tiêu 3: Những yếu tố liên quan tới stress của SV Các yếu tố liên quan tới stress Mối quan hệ cá nhân với gia đình bạn bè, xã hội Nhị phân S1-S7 Yếu tố thuộc về bản thân sinh viên Nhị phân S1-S22 Đặc điểm liên quan tới việc học tập Nhị phân S23-S30 Yếu tố liên quan tới môi trƣờng sống và làm việc Nhị phân S31-S40 3.7. Sai số nghiên cứu và kỹ thuật khống chế sai số: Nghiên cứu không thể tránh khỏi sai số thƣờng gặp của một nghiên cứu mô tả cắt ngang: - Sai số do đối tƣợng không hiểu rõ ý của các câu hỏi hoặc trả lời thiếu. Khắc phục bằng các thử và sửa chữa bộ câu hỏi, tập huấn kỹ cho điều tra viên giám sát quá trình điều tra. - Sai số do sai sót trong quá trình nhập số liệu. Khắc phục bằng các kiểm tra chéo quá trình nhập liệu. - Sai sót do đối tƣợng từ chối trả lời hoặc trả lời sai sự thực ở những câu hỏi nhạy cảm. Khắc phục bằng cách phổ biến cho đối tƣợng về việc giữ bí mật các thông tin của đối tƣợng tham gia nghiên cứu. 18 3.8. Nhập và xử lý số liệu: - Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1. - Xử lý bằng phần mềm STATA v12.0. - Để đánh giá nguy cơ trầm cảm của SV, chúng tôi sử dụng thang đo CES-D đã đƣợc chuẩn hóa theo nghiên cứu của Đỗ Đình Quyên [18]. Bộ câu hỏi sử dụng thang điểm 4 mức từ 0-3. Sau đó tính tổng điểm của các câu hỏi, kết quả tổng điểm đƣợc phân tích theo 2 mức độ:  < 22 điểm: Không có nguy cơ trầm cảm.  ≥ 22 điểm: Có nguy cơ trầm cảm. 4. Đạo đức nghiên cứu: - Điều tra thống nhất và đƣợc sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trƣờng. - Mục đích nghiên cứu rõ ràng. - Nghiên cứu không ảnh hƣởng tới sức khỏe cũng nhƣ tâm lý của đối tƣợng tham gia. - Đối tƣợng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện và có quyền tự do rút khỏi nghiên cứu. - Các thông tin về đối tƣợng đƣợc giữ bí mật và chỉ đƣợc sử dụng với mục đích nghiên cứu khoa học. Thang Long University Library 19 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu: 1.1. Các đặc điểm chung: Bảng 3.1: Các đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu Các đặc điểm chung Số lƣợng (n) Tỷ lệ (%) Giới Nam Nữ 105 295 26,3 73,7 Tuổi trung bình 19,3 ± 0,6 Min – Max: 18 – 26 Nơi sinh Thành thị Nông thôn 133 267 33,2 66,8 Nơi ở hiện tại Kí túc xá SV Thuê nhà trọ Sống ở nhà họ hàng Sống cùng gia đình Khác 28 235 42 92 3 7,0 58,8 10,5 23,0 0,7 Tình trạng hôn nhân Độc thân Đã lập gia đình Đã ly thân 398 1 1 99,5 0,25 0,25 Nhận xét: Đối tƣợng tham gia chủ yếu là SV nữ (73,7%), gần gấp 3 lần số SV nam. Tuổi trung bình của SV là 19,3, ít tuổi nhất là 18, cao nhất là 26. Tỷ lệ SV sinh ra ở nông thôn gấp đôi ở thành thị. Chủ yếu SV hiện tại thuê nhà trọ (58,8%) hoặc sống cùng gia đình (23%), số khác sống ở nhà họ hàng hay trong kí túc xá SV (7,0%). Hầu hết SV vẫn còn đang độc thân (99,5%). 20 1.2. Chỉ số cơ thể: Bảng 3.2: Các chỉ số cơ thể của SV Các chỉ số cơ thể Trung bình 95%CI Chiều cao (cm) Nam Nữ Chung 170,5 ± 6,8 157,6 ± 5,1 160,9 ± 7,9 169,22 – 171,88 157,03 – 158,19 160,20 – 161,76 Cân nặng (Kg) Nam Nữ Chung 59,8 ± 7,8 47,1 ± 4,6 50,4 ± 7,9 58,25 – 61,29 46,54 – 47,59 49,62 – 51,18 Nhận xét: Chiều cao và cân nặng trung bình của SV nam và nữ có sự khác biệt rõ rệt. Chiều cao trung bình ở nam là 170,5 cm, cao hơn nữ khoảng 13 cm, hơn trung bình chung gần 10 cm. Cân nặng trung bình ở nam là 59,8 kg, nặng hơn nữ khoảng 12 kg, hơn trung bình chung khoảng 9 kg. 2. Hành vi sức khỏe của SV: 2.1. Thói quen, lối sống: - Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy: Hình 3.1: Tình hình sử dụng mũ bảo hiểm khi đi xe máy của SV Thang Long University Library 21 Nhận xét: Tỷ lệ SV sử dụng xe máy và có đội mũ bảo hiểm thƣờng xuyên chiếm tỷ lệ khá cao (hơn 70%), tƣơng đối đồng đều giữa nam và nữ. Bên cạnh đó vẫn còn một tỷ lệ nhỏ SV không bao giờ hoặc đôi khi đội mũ bảo hiểm (khoảng 7%) , trong đó nam nhiều hơn nữ. Bảng 3.3: Mức độ sử dụng các chất có hại cho sức khỏe của SV Sử dụng các chất có hại Nam (%) Nữ (%) Chung (%) OR χ2 (p) Uống rượu Chƣa sử dụng bao giờ Có, không phải 30 ngày qua Sử dụng trong 1-9 ngày Sử dụng trong 10-29 ngày Sử dụng trong cả 30 ngày 18,1 59,1 18,1 4,7 0,0 63,0 31,2 4,4 1,4 0,0 51,2 38,5 8,0 2,3 0,0 7,7 62,6 (<0,001) Hút thuốc lá Chƣa sử dụng bao giờ Có, không phải 30 ngày qua Sử dụng trong 1-9 ngày Sử dụng trong 10-29 ngày Sử dụng trong cả 30 ngày 79,0 11,4 5,7 2,8 0,1 95,6 3,8 0,6 0,0 0,0 91,2 5,8 1,7 1,2 0,1 5,7 26,6 (<0,001) Sử dụng chất gây nghiện Chƣa sử dụng bao giờ Có, không phải 30 ngày qua Sử dụng trong 1-9 ngày Sử dụng trong 10-29 ngày Sử dụng trong cả 30 ngày 96,1 2,9 1,0 0,0 0,0 97,0 2,0 0,7 0,3 0,0 96,8 2,2 0,8 0,2 0,0 1,3 0,1 (0,707) Nhận xét: Tỷ lệ SV nam sử dụng các chất có hại cho sức khỏe cao hơn hẳn SV nữ, cụ thể tỷ lệ uống rƣợu ở nam cao hơn 7,7 lần ở nữ, tỷ lệ hút thuốc lá ở nam cao hơn 5,7 lần ở nữ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỷ lệ SV nam uống rƣợu cao (81,9%), ở nữ thấp hơn (37%), chủ yếu đã sử dụng nhƣng không phải trong 30 ngày qua hoặc chỉ dùng trong 1-9 ngày. Tỷ lệ SV nữ hút thuốc lá chiếm 4,4%, chủ yếu đã từng hút nhƣng không phải trong 30 ngày qua; trong khi đó tỷ lệ nam hút thuốc cao hơn (21%), mức độ sử dụng trong tháng qua từ 1-29 ngày là 8,5%. Tỷ lệ SV có sử dụng chất gây nghiện (3%), không có sự khác biệt giữa nam và nữ, chủ yếu đã từng sử dụng nhƣng không phải trong 30 ngày qua. 22 2.2. Hành vi sinh hoạt tình dục: Bảng 3.4: Một số đặc điểm về hành vi sinh hoạt tình dục ở SV Hành vi sinh hoạt tình dục Nam (%) Nữ (%) Chung (%) χ2(p) Khuynh hướng tình dục Khác giới Đồng giới Lƣỡng giới Không biết 92,4 1,9 1,9 3,8 94,9 0,7 2,7 1,7 94,2 1,0 2,5 2,3 2,9 (0,404) Mối quan hệ hiện tại Chƣa có ngƣời yêu Có và đang sống cùng Có nhƣng không sống cùng 71,4 3,8 24,8 79,3 0,7 20,0 77,3 1,5 21,2 6,5 (0,039) Số bạn tình trong 12 tháng qua Không Một Hai Từ ba trở lên 48,6 39,1 0,9 11,4 55,3 39,7 1,7 3,3 53,5 39,5 1,5 5,5 10,5 (0,018) Nhận xét: Khuynh hƣớng tình dục chủ yếu là khác giới (94,2%), không có sự khác biệt giữa hai giới, bên cạnh đó 5,8% sinh viên trả lời là có có khuynh hƣớng đồng giới, lƣỡng giới hoặc không biết mình theo khuynh hƣớng nào , tỷ lệ này ở nam cao hơn ở nữ. Khoảng hơn 70% SV chƣa có ngƣời yêu, còn lại là có ngƣời yêu nhƣng chủ yếu không sống cùng (21,2%). Tỷ lệ SV nam có ngƣời yêu và đang sống cùng cao hơn ở nữ (nam 3,8%, nữ 0,7%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Hầu hết SV không có hoặc chỉ có 1 bạn tình trong 12 tháng qua (93%), 5,5% sinh viên có số bạn tình từ ba trở lên (5,5%), đặc biệt ở SV nam (11,4%). Thang Long University Library 23 Hình 3.2: Tỷ lệ quan hệ tình dục ở SV trong vòng 12 tháng qua Nhận xét: Tỷ lệ SV đã quan hệ tình dục trong 12 tháng qua có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ, tỷ lệ đã quan hệ ở nam là 17,1% gấp 6 lần so với SV nữ (2,7%),. Hình 3.3: Tỷ lệ các biện pháp tránh thai đƣợc sử dụng khi quan hệ Nhận xét: Chủ yếu SV khi quan hệ tình dục sử dụng bao cao su để tránh thai (57,7%), trong đó nam sử dụng nhiều hơn (66,7%). Ở nữ biện pháp tránh thai 24 thƣờng dùng là thuốc tránh thai (25%), thuốc tránh thai cũng đƣợc nam sử dụng cho bạn gái khi quan hệ (11,1%). Tuy nhiên, khoảng 1/4 số SV không sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục. 2.3. Dinh dƣỡng và thời gian nghỉ ngơi tĩnh tại: Bảng 3.5: Đặc điểm dinh dƣỡng của SV Đặc điểm dinh dƣỡng Số lƣợng (n) Tỷ lệ (%) Số bữa ăn trong một ngày 3 bữa 213 53,3 Đôi khi bỏ bữa 148 37,0 Thƣờng bỏ bữa sáng hoặc trƣa 39 9,7 Lƣợng rau trung bình mỗi bữa Dƣới 1 bát 195 49,0 Từ 1 bát trở lên 203 51,0 Nhận xét: Tỷ lệ SV ăn đủ 3 bữa chỉ chiếm hơn 50%. Tỷ lệ bỏ bữa khá cao, có thể là đôi khi bỏ (37%) hoặc bỏ bữa sáng hay bữa trƣa (9,7%). Ít có sự khác biệt lƣợng rau trung bình trong 1 bữa. Bảng 3.6: Thời gian nghỉ ngơi tĩnh tại của SV Thời gian nghỉ ngơi Nam Nữ Chung Trung bình (Giờ) 4,1 ± 0,3 4,1 ± 0,2 4,1 ± 0,2 95% CI 3,49 - 4,66 3,71 - 4,42 3,77 - 4,37 Nhận xét: Thời gian nghỉ ngơi tĩnh tại của SV khá cao, trung bình 4,1 giờ, dao động từ 3,8 đến 4,4 giờ. 2.4. Sử dụng Internet: Bảng 3.7: Tỷ lệ chơi gameonline và vào mạng xã hội ở SV Sử dụng Internet Nam n (%) Nữ n (%) Chung n (%) OR χ2 (p) Chơi game online 86 (81,9) 196 (66,4) 282 (70,5) 2,3 8,9 (0,003) Vào mạng xã hội 103 (98,1) 293 (99,3) 396 (99,0) 0,4 1,2 (0,278) Thang Long University Library 25 Nhận xét: Tỷ lệ SV sử dụng Internet để chơi game online cao (70,5%) trong đó tỷ lệ SV nam chơi cao gấp 2,3 lần SV nữ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Hầu hết SV đều sử dụng mạng xã hội (99%), đặc biệt ở SV nữ. Hình 3.4: Thời gian chơi game online và vào mạng xã hội của SV Nhận xét: Thời gian chơi game online và vào mạng xã hội của SV chủ yếu dƣới 3 giờ (trên 80%), thƣờng từ 1 - 3 giờ. Bên cạnh đó vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ sử dụng trên 3 giờ để chơi game online (12,1%) hay vào mạng xã hội (19,4%). 3. Đánh giá nguy cơ trầm cảm (CES-D): Bảng 3.8: Nguy cơ trầm cảm ở SV Nguy cơ trầm cảm Nam n (%) Nữ n (%) Chung n (%) OR χ2 (p) Có nguy cơ 45 (42,9) 153 (51,9) 198 (49,5) 0,7 2,5 (0,113) Không có nguy cơ 60 (57,1) 142 (48,1) 202 (50,5) Nhận xét: Tỷ lệ SV có nguy cơ trầm cảm khá cao, chiếm gần 1/2 số SV (49,5%). Tỷ lệ SV nữ có nguy cơ trầm cảm cao hơn SV nam khoảng 10%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) 26 Bảng 3.9: Một số triệu chứng trầm cảm ở SV Triệu chứng trầm cảm Nam (%) Nữ (%) Chung (%) OR p Khó khăn khi kiểm soát suy nghĩ của mình (khó tập trung) 65,7 78,6 75,3 0,52 0,008 Chán nản, thất vọng 59,2 69,2 65,8 0,57 0,016 Không thèm ăn hoặc ăn không thấy ngon miệng 60,9 59,3 59,8 1,1 0,770 Lo lắng, sợ hãi 43,8 62,7 57,8 0,46 0,001 Cảm thấy mọi ngƣời không thích mình 60,0 56,6 57,5 1,15 0,546 Ngủ không yên giấc 47,6 55,6 53,5 0,73 0,159 Không thể thoát khỏi nỗi buồn dù gia đình hoặc bạn bè giúp đỡ 41,9 48,5 46,8 0,77 0,247 Nghĩ cuộc sống mình chỉ toàn là thất bại 34,3 43,4 41,0 0,68 0,103 Mất hy vọng về tƣơng lai 5,7 4,4 4,7 1,91 0,589 Nhận xét: Một số triệu chứng trầm cảm chính ở SV là khó tập trung (75,3%), chán nản, thất vọng (65,8%), ăn không ngon miệng (59,8%)Có sự khác biệt giữa nam và nữ về tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng: khó tập trung, lo lắng sợ hãi hay sự chán nản thất vọng, trong đó tỷ lệ gặp ở SV nữ cao hơn SV nam. 4. Các yếu tố liên quan tới stress: Bảng 3.10: Stress do khó khăn trong mối quan hệ cá nhân với gia đình, bạn bè và xã hội Yếu tố liên quan tới stress Nam (%) Nữ (%) Chung (%) OR p Làm việc với ngƣời không quen biết 62,9 82,7 77,3 0,4 <0,001 Khó khăn trong thay đổi các hoạt động xã hội 45,7 50,2 49,0 0,8 0,433 Khó khăn trong việc tìm bạn mới 29,5 34,6 33,3 0,8 0,345 Gặp rắc rối với ba mẹ 36,2 29,5 31,3 1,3 0,203 Mâu thuẫn với bạn cùng phòng 24,8 24,8 24,8 1,0 0,997 Đánh nhau với bạn 8,6 3,1 4,5 3,0 0,019 Thang Long University Library 27 Nhận xét: Tỷ lệ SV có các nguy cơ stress khá cao khi: làm việc với ngƣời không quen biết (77,3%), khó khăn trong thay đổi các hoạt động xã hội (49%), khó khăn trong việc tìm bạn mới (33,3%). Các yếu tố nguy cơ này thƣờng cao hơn ở nữ. Tỷ lệ mâu thuẫn với bạn cùng phòng nhƣ nhau ở nam và nữ. Tỷ lệ đánh nhau với bạn ở nam lớn hơn 3 lần ở nữ. Bảng 3.11: Stress do bản thân SV Yếu tố liên quan tới stress Nam (%) Nữ (%) Chung (%) OR p Bắt đầu khóa học đại học 83,8 86,1 85,5 0,8 0,575 Nhiều trách nhiệm mới 84,8 85,0 84,8 1,0 0,957 Thay đổi thói quen ngủ 72,4 74,2 73,8 0,9 0,710 Khó khăn về tài chính 70,5 64,4 66,0 1,3 0,26 Thay đổi thói quen ăn uống 69,5 64,1 65,5 1,3 0,312 Phát biểu trƣớc công chúng 45,7 55,9 55,3 0,7 0,072 Giảm sút sức khỏe 54,3 46,6 48,6 1,4 0,176 Vi phạm lỗi nhỏ của bất kỳ luật nào 49,5 27,8 33,5 2,5 <0,001 Có việc làm 30,5 32,3 31,8 0,9 0,729 Ngƣời thân trong gia đình qua đời 17,1 16,3 16,5 1,1 0,847 Đạt thành tích học tập xuất sắc 12,4 15,3 14,5 0,8 0,473 Thay đổi trong hành vi uống rƣợu 18,6 9,0 11,5 2,3 0,009 Thay đổi niềm tin tôn giáo 11,5 7,5 8,5 1,6 0,2 Bạn thân qua đời 15,2 5,8 8,3 2,9 0,003 Chấn thƣơng nặng 9,5 2,7 4,5 3,8 0,004 Đính hôn hoặc kết hôn 5,7 1,7 2,8 3,5 0,032 Nhận xét: Tỷ lệ cao SV gặp các yếu tố stress liên quan tới bản thân nhƣ: bắt đầu khóa học đại học (85,5%), nhiều trách nhiệm mới (84,8%), thay đổi thói quen đi ngủ (73,8%), khó khăn về tài chính (66%), thay đổi thói quen ăn uống (65,5%). Tỷ lệ các yếu tố này không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Một số yếu tố có tỷ lệ khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ: vi phạm lỗi nhỏ của bất kỳ luật nào (tỷ lệ ở nam gấp 2,5 lần nữ), thay đổi hành vi uống rƣợu (tỷ lệ ở nam gấp 2,3 lần nữ), chấn thƣơng nặng (tỷ lệ ở nam gấp 3,8 lần nữ), đính hôn hoặc kết hôn (tỷ lệ ở nam gấp 3,5 lần nữ), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 28 Bảng 3.12: Stress do việc học tập Yếu tố liên quan tới stress Nam (%) Nữ (%) Chung (%) OR p Điểm thấp hơn mong đợi 71,4 80,9 78,5 0,6 0,042 Tăng áp lực học hành 66,7 79,2 75,9 0,5 0,010 Tìm công việc hoặc trƣờng học 37,1 35,3 35,8 1,1 0,732 Chuẩn bị, mong đợi tốt nghiệp 28,6 37,5 35,2 0,7 0,099 Bỏ nhiều tiết học 23,8 10,9 14,3 2,6 0,001 Thay đổi chuyên ngành 8,7 6,8 7,3 1,3 0,538 Chuyển trƣờng 6,7 4,4 5,0 1,5 0,366 Tranh cãi với thầy/cô 4,8 4,1 4,3 1,2 0,767 Nhận xét: Tỷ lệ cao SV gặp các yếu tố stress liên quan tới học tập nhƣ: tăng áp lực học hành (78,5%), điểm thấp hơn mong đợi (75,9%), ở nữ cao hơn nam, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Một số yếu tố chiếm tỷ lệ nhỏ hơn và không có sự khác biệt giữa nam và nữ nhƣ: tìm công việc hoặc trƣờng học, thay đổi chuyên ngành, chuyển trƣờng, tranh cãi với thầy/cô. Cá biệt tỷ lệ bỏ nhiều tiết học cao hơn ở nam (23,8%), gấp 2,6 lần nữ. Bảng 3.13: Stress do môi trƣờng sống và làm việc Yếu tố liên quan tới stress Nam (%) Nữ (%) Chung (%) OR p Đƣợc đặt vào nhiều tình huống khác nhau 64,8 79,3 75,4 0,5 0,003 Chờ đợi điều gì đó mà không biết bao giờ xảy ra 60,9 67,4 65,7 0,8 0,236 Thay đổi môi trƣờng sống 53,3 69,7 65,4 0,5 0,002 Xếp hàng chờ đợi 52,4 61,8 59,3 0,7 0,093 Vấn đề rắc rối về máy tính 49,2 56,1 54,4 0,8 0,244 Ngày nghỉ, ngày lễ quá ngắn hoặc không đủ 54,3 51,7 52,4 1,1 0,649 Vấn đề rắc rối về xe cộ 49,5 50,5 50,0 1,0 0,862 Môi trƣờng sống lộn xộn, bừa bãi 34,3 24,5 27,1 1,6 0,053 Bỏ việc làm 9,5 4,8 6,0 2,1 0,078 Ba mẹ ly dị 7,6 1,7 3,3 4,8 0,003 Thang Long University Library 29 Nhận xét: Một số yếu tố stress liên quan tới môi trƣờng sống và làm việc hay gặp ở SV là: đƣợc đặt vào nhiều tình huống khác nhau (75,4%), thay đổi môi trƣờng sống (65,4%), xếp hàng chờ đợi (59,3%), vấn đề rắc rối về máy tính (54,4%), thƣờng tỷ lệ ở nữ cao hơn nam. Bên cạnh đó có một số yếu tố xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ: môi trƣờng sống lộn xộn, bừa bãi (tỷ lệ ở nam cao gấp 1,6 lần nữ), bỏ việc làm (tỷ lệ ở nam cao gấp 2,1 lần nữ). 30 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN 1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng tham gia nghiên cứu là 450 SV năm thứ 2, đây là những SV đã trải qua môi trƣờng sống ở đại học 1 năm vì vậy họ đã có trải nghiệm và cảm nhận riêng chứ không bỡ ngỡ nhƣ SV năm nhất hay bận rộn nhƣ những SV năm cuối. Tỷ lệ SV nữ trong nghiên cứu gấp 3 lần SV nam. Tuổi trung bình là 19,3, cao nhất: 26 tuổi, thấp nhất: 18 tuổi, phần lớn trong độ tuổi 18 – 20. Điều này nói lên là hầu hết các SV đi học đúng tuổi, có sự chênh lệch về tuổi có thể do: đi học trƣớc tuổi, đi học muộn, thi trƣợt đại học, nợ môn, không đủ tín chỉ để ra trƣờng. Hầu hết SV sinh ra ở nông thôn (gấp 2 lần sinh ra ở thành thị), nơi thƣờng yên bình và ít có sự cám dỗ, vì vậy khi vào đại học, sẽ có những sự bỡ ngỡ cũng nhƣ dễ bị cám dỗ bởi những thứ có ở nơi đô thị ồn ào và phức tạp. Tỷ lệ sinh viên hiện tại đang thuê nhà trọ chiếm tới 58,8%, điều này do gia đình ở xa so với trƣờng học, số phòng ở ký túc xá phục vụ quá ít so với nhu cầu cần ở. Đây cũng là vấn đề đã và đang đƣợc nhà trƣờng quan tâm trong những năm qua để đảm bảo tối đa số phòng ở ký túc xá, đáp ứng đƣợc mong mỏi của SV. Mặt khác, có thể do khi vào đại học, SV muốn sống độc lập, thoát khỏi sự quản lý của gia đình, nhà trƣờng. Hầu hết SV vẫn còn độc thân, chƣa lập gia đình. Điều này cũng dễ hiểu khi SV còn trẻ và còn đang đi học, còn cả sự nghiệp phía trƣớc và tâm lý chung của giới trẻ hiện nay cũng xu hƣớng lập gia đình muộn hơn. Chiều cao trung bình của SV năm thứ 2 là 160,9 cm, trong đó chiều cao trung bình của nam cao hơn nữ khoảng 13 cm. Chiều cao trung bình ở SV nam cao là 170,5 cm, cao hơn chiều cao trung bình của nam 20 tuổi của Việt Nam (165,1 cm). Chiều cao trung bình ở SV nữ là 157,6 cm, cũng cao hơn chiều cao trung bình của nữ 20 tuổi của Việt Nam (153,9 cm). Cân nặng trung bình của SV năm thứ 2 là 50,4 kg, trong đó trung bình ở nam là 59,8 kg, ở nữ là 47,1 kg, chỉ số này cao hơn trung bình chung của nam và nữ 20 tuổi của Việt Nam (nam: 53,2 kg, nữ: 46,0 kg) [13]. Thang Long University Library 31 Điều này cho thấy sự phát triển về thể chất của SV năm thứ 2 khá tốt. Có thể do điều kiện kinh tế và mức sống đƣợc cải thiện, chăm sóc y tế tốt vì vậy chú trọng hơn tới sự phát triển thể chất từ khi còn nhỏ. 2. Hành vi sức khỏe của SV: 2.1. Thói quen, lối sống: Thói quen đội mũ bảo hiểm: Tỷ lệ SV sử dụng xe máy và có đội mũ bảo hiểm thƣờng xuyên chiếm tỷ lệ khá cao (hơn 70%), tỷ lệ này phù hợp với tỷ lệ thanh niên sử dụng xe máy và đội mũ bảo hiểm thƣờng xuyên trong SAVY 2 (73,6%) [2]. Nguyên nhân có thể do các quy định về an toàn giao thông phát huy tác dụng, tâm lý lo sợ bị xử phạt khi vi phạm, tác động của truyền thông hoặc sự tự ý thức của SV khi đi xe máy, bởi an toàn khi đi xe máy chính là sự an toàn của bản thân mình. Bên cạnh đó vẫn còn một tỷ lệ nhỏ SV không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, đặc biệt ở nam giới. Điều này có thể là do thói quen của các em hoặc quãng đƣờng đến trƣờng ngắn. Tuy nhiên đây là thói quen xấu coi thƣờng những quy định an toàn giao thông, nhà trƣờng và các phòng ban chức năng cần có những biện pháp giáo dục, thay đổi thói quen nguy hiểm này, bởi nó chính là nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn giao thông thƣơng tâm, để lại hậu quả là sự tàn tật của bản thân SV, gánh nặng của gia đình và xã hội. Sử dụng các chất có hại cho sức khỏe: Việc sử dụng các chất có hại cho sức khỏe của SV cũng cần phải chú ý, đặc biệt ở SV nam. Tỷ lệ SV có sử dụng rƣợu là 48,8%, hút thuốc lá là 8,8%, trong đó tỷ lệ sử dụng uống rƣợu ở SV nam là 81,9%, cao gấp 7,7 lần ở SV nữ, tỷ lệ hút thuốc lá là 21%, cũng cao gấp 5,7 lần. Kết quả này thấp hơn so với tỷ lệ sử dụng rƣợu và thuốc lá trong SAVY 2 (58% có sử dụng rƣợu, 20,4% hút thuốc lá) [2]. Nguyên nhân là do đặc thù của nam giới là sự mạnh mẽ, thích thể hiện nên thƣờng dùng rƣợu để làm thƣớc đo độ mạnh mẽ và cũng nhƣ là lời mời chào trong các bữa tiệc. Một đặc thù nữa là nam giới thƣờng hút thuốc lá khi căng thẳng hoặc cũng có thể do bạn bè lôi kéo rồi dẫn đến nghiện thuốc lá. Mức độ sử dụng rƣợu và thuốc lá thƣờng là là đã từng sử dụng hoặc sử dụng trong 1-9 ngày. Việc sử dụng các chất này không tốt cho SV bởi nó không chỉ hại sức khỏe mà còn hao tốn tiền của của SV. Ngoài ra còn có một tỷ lệ nhỏ SV có sử dụng chất 32 gây nghiện (khoảng 3%), không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Có thể những SV này là những SV có điều kiện, hay vào các quán bar, sử dụng các thuốc gây nghiện để bay nhảy, hoặc có thể gặp ở một số SV khác dễ bị cám dỗ, lôi kéo khi bắt đầu vào môi trƣờng phức tạp ở đô thị. Hậu quả có thể dẫn SV tới những tệ nạn xã hội khác rồi cả những hành vi vi phạm pháp luật. Nhà trƣờng cũng đã có các biện pháp tuyên truyền trên bảng tin, băng rôn và đài phát thanh về tác hại của chất gây nghiện. Đồng thời giao cho Trạm y tế và Phòng Công tác SV tổ chức xét nghiệm bất chợt phát hiện sử dụng chất gây nghiện trong ngƣời cho SV nam năm thứ nhất. Đây là hình thức răn đe, góp phần đảm bảo môi trƣờng học đƣờng nói không với ma túy. 2.2. Hành vi sinh hoạt tình dục: Khuynh hƣớng tình dục của SV chủ yếu là khác giới (94,2%), kết quả này phù hợp với đạo lý ngƣời Việt Nam. Bên cạnh đó còn có khoảng 5,8% SV có khuynh hƣớng đồng giới, lƣỡng giới hoặc không biết mình theo khuynh hƣớng này, các đối tƣợng này có thể do bản thân về cấu tạo cơ thể hay tâm sinh lý của họ nhƣng cũng có thể do một số SV có nhu cầu kiếm thêm tiền mà có thể phục vụ những ngƣời có nhu cầu tình dục đồng giới. Điều này rất nguy hiểm, có nguy cơ lây nhiễm các bệnh xã hội cao, vì vậy cần phát hiện và tổ chức tƣ vấn cho những SV này. Ngoài ra, một số có ngƣời yêu và đang sống cùng, nguyên nhân có thể do thuê nhà ở không có sự kiểm soát của gia đình, nhà trƣờng, đây là vấn đề đang nhức nhối đặt ra ở giới trẻ. Theo nghiên cứu về sống thử và quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân của SV do Trung ƣơng hội SV kết hợp với Bộ Y tế tiến hành năm 2008 tại các trƣờng đại học phía nam kết quả cho thấy tỷ lệ SV đồng ý với việc sống thử và quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân ngày càng cao, có xu hƣớng tăng lên ở một số khu vực nội thành đô thị lớn. Từ đây sẽ dẫn đến những ý nghĩ và hành động nguy hại hơn của các em SV đặc biệt là SV nữ nhƣ lỡ có thai ngoài ý muốn rồi nạo phá thai, tập trung cuộc sống “vợ chồng” không tập trung học hànhĐây là những vấn đề cần tìm hiểu sâu hơn trong một nghiên cứu khác, đồng thời Trạm y tế trƣờng và Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên cần phải tìm hiểu kỹ hơn và tổ chức các hoạt động nhằm tƣ vấn kiến thức liên quan đến sức khỏe sinh sản và ngăn chặn hệ lụy xảy ra. Thang Long University Library 33 2.3. Dinh dƣỡng và thời gian nghỉ ngơi tĩnh tại: Các em SV thƣờng xuyên bỏ bữa (47%) và dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi tĩnh tại (4,1 giờ). Những thói quen này không tốt cho các em vì chế độ dinh dƣỡng và hoạt động thể lực cũng là những yếu tố góp phần tạo nên sự phát triển hài hòa toàn diện không chỉ về trí tuệ mà cả về sức khỏe, ý chí. Hiện nay SV ít quan tâm đến vấn đề này. Nhiều SV từ tỉnh lên, sống xa gia đình, tự nấu ăn họ chƣa biết cách lên thực đơn, chƣa biết cân nặng của mình có đủ chuẩn hay chƣa, nên ăn những gì để bảo đảm sức khỏe đa phần ăn uống theo cảm tính, theo sở thích, do tiết kiệm và thói quen ngủ nƣớng- nhịn ăn, vội vàng lên lớp học mà chƣa chú ý đến góc độ khoa học thành phần dinh dƣỡng để đảm bảo sức khỏe. 2.4. Sử dụng internet: Đối với SV, môi trƣờng học tập, giải trí phong phú đa dạng, nhu cầu sử dụng internet ngày càng cao. Sự ra đời của internet đã có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến tinh thần cũng nhƣ đời sống học tập của SV trong môi trƣờng sống luôn năng động và bận rộn hiện nay. Nghiên cứu về thị trƣờng internet Việt Nam năm 2012 vừa đƣợc công bố, internet đã vƣợt qua radio (23%) và báo giấy (40%) để trở thành phƣơng tiện thông tin đƣợc sử dụng hàng ngày phổ biến nhất tại Việt Nam (42%). Trong đó giới trẻ độ tuổi từ 15 đến 24 là đối tƣợng dùng internet nhiều nhất. Tuy nhiên thời gian sử dụng internet để chơi game online của SV năm thứ 2 ĐHTM khá cao, đƣợc thể hiện trên hình 3.4, điều này có thể ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe, tiền bạc và kéo theo đó là các hành vi tiêu cực. Nhà trƣờng nên kết hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức các hoạt động ngoại khóa tạo môi trƣờng sinh hoạt văn hóa lành mạnh, bổ ích, qua đó làm hạn chế thời gian chơi game online. 3. Đánh giá nguy cơ trầm cảm: 49,5% là con số cho thấy tỷ lệ SV có nguy cơ trầm cảm khá cao, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Đỗ Đình Quyên (39,6%) [18] hay nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Liên (47,6%) [6] Tỷ lệ SV nữ có nguy cơ trầm cảm cao hơn SV nam khoảng 10%. Trong một nghiên cứu ở Mỹ thì tỷ lệ gặp ở nữ cao gấp 2 lần nam giới (12% so với 6,6%) [20]. 34 Do đa phần tính cách nữ yếu đuối hơn nam nên thƣờng bị ảnh hƣởng tâm lí và suy nghĩ nhiều hơn khi gặp khó khăn. Một số triệu chứng trầm cảm hay gặp ở SV là khó tập trung (75,3%), chán nản, thất vọng (65,8%),Điều này có thể giải thích vì khối lƣợng kiến thức học trong một buổi quá nhiều, quá nặng kèm theo các yếu tố khác nhƣ trò chơi, mạng xã hội cũng nhƣ các công việc khác làm SV không thể tập trung, dẫn đến kết quả học tập sút kém, có thể dẫn đến sự chán nản, thất vọng. Vì vậy nên giảm tải khối lƣợng kiến thức truyền tải trong một buổi, tổ chức bồi dƣỡng thêm cho những SV yếu kém để cải thiện kết quả học tập cho SV. 4. Các yếu tố liên quan tới stress: 4.1. Stress với mối quan hệ cá nhân với gia đình, bạn bè và xã hội: Tỷ lệ SV có các nguy cơ căng thẳng khá cao khi: làm việc với ngƣời không quen biết (77,3%), khó khăn trong thay đổi các hoạt động xã hội (49%), khó khăn trong việc tìm bạn mới (33,3%)SV có bản chất là năng động, hòa đồng tuy nhiên năm đầu học đại học, môi trƣờng học tập còn nhiều bỡ ngỡ. Khi tham gia các hoạt động, ở cùng bạn mới..là một thử thách lớn mà các em phải vƣợt qua. 4.2. Stress với môi trƣờng sống, bản thân SV và việc học tập: Trong số 400 SV đƣợc hỏi về những trải nghiệm trong năm học vừa qua thì 85% các em cho rằng học đại học là một bƣớc ngoặt lớn, hình thức học tín chỉ khác so với học phổ thông, đồng thời các em cảm thấy mình lớn hơn - có trách nhiệm hơn. Thói quen ngủ và ăn uống bị thay đổi (74,2%) do đa phần trƣớc kia đƣợc cha mẹ và ngƣời thân chăm lo, lên học đại học xa nhà, cũng có thể do chƣa sắp xếp thời gian hợp lí, tâm lí và nhịp sinh học thay đổi, khiến cơ thể lâm vào trạng thái mệt mỏi, buồn chán, giảm sút sức khỏe và đây là nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm và stress của SV. Bên cạnh đó khó khăn về tài chính, những chấn thƣơng, ngƣời thân qua đời, rắc rối về xe cộ, máy tính ...là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến tinh thần của các em. Nhiều em không thể vƣợt qua đƣợc, lâm vào chứng bệnh trầm cảm và có những hành động sai trái. Thang Long University Library 35 KẾT LUẬN 1. Hành vi sức khỏe của SV năm thứ hai trƣờng Đại học Thƣơng Mại: 1.1. Thói quen lối sống: - Tỷ lệ SV sử dụng xe máy và có đội mũ bảo hiểm thƣờng xuyên trên 70%. Tỷ lệ SV không bao giờ hoặc đôi khi đội mũ bảo hiểm khoảng 7%. - Tỷ lệ SV có sử dụng rƣợu là 48,8%, trong đó tỷ lệ SV nam sử dụng rƣợu là 81,9%, cao gấp 7,7 lần SV nữ. - Tỷ lệ SV có hút thuốc lá là 8,8%, trong đó tỷ lệ SV nam hút thuốc lá là 21%, cao gấp 5,7 lần SV nữ. - Tỷ lệ SV có sử dụng chất gây nghiện là 3,2%, trong đó tỷ lệ SV nam có sử dụng chất gây nghiện là 3,9%, cao gấp 1,3 lần SV nữ. 1.2. Hành vi sinh hoạt tình dục: - Tỷ lệ SV nam đã quan hệ tình dục trong vòng 12 tháng qua là 17,1%, cao gấp gần 6 lần SV nữ (2,7%). - Tỷ lệ SV sử dụng các biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục là 73,1%, trong đó sử dụng bao cao su chiếm tỷ lệ 57,7%, thuốc tránh thai là 15,4%. 1.3. Dinh dƣỡng và thời gian nghỉ ngơi tĩnh tại: - Tỷ lệ bỏ bữa ở SV là 46,7%, trong đó thƣờng bỏ bữa sáng hoặc bữa trƣa. - Thời gian nghỉ ngơi tĩnh tại của SV là 4,1 giờ, dao động từ 3,8 đến 4,4 giờ. 1.4. Sử dụng internet: - Tỷ lệ SV sử dụng internet để chơi game online là 70,5%, trong đó tỷ lệ SV nam chơi cao gấp 2,3 lần SV nữ. - Tỷ lệ SV sử dụng mạng xã hội là 99%, tỷ lệ SV nữ cao hơn SV nam. - Thời gian chơi game online và vào mạng xã hội của SV thƣờng dƣới 3 giờ, chiếm tỷ lệ trên 80%. Tỷ lệ SV chơi game online trên 3 giờ là 12,1%, vào mạng xã hội trên 3 giờ là 19,4%. 2. Tỷ lệ nguy cơ trầm cảm của SV năm thứ hai trƣờng Đại học Thƣơng Mại: 36 - Tỷ lệ SV có nguy cơ trầm cảm là 49,5%. - Tỷ lệ SV nữ có nguy cơ trầm cảm là 51,9%, SV nam là 42,9%. - Một số triệu chứng trầm cảm hay gặp ở SV: khó tập trung (75,3%), chán nản, thất vọng (65,8%), ăn không ngon miệng (59,8%), lo lắng, sợ hãi (57,8%). 3. Một số yếu tố liên quan tới stress: - Stress với mối quan hệ cá nhân, gia đình, bạn bè và xã hội: làm việc với ngƣời không quen biết (77,3%), khó khăn trong tìm bạn mới (33,3%). - Stress với bản thân SV: bắt đầu khóa học đại học (85,5%), nhiều trách nhiệm mới (84,8%), khó khăn về tài chính (66%), thay đổi thói quen ăn uống (65,5%). - Stress với việc học tập: tăng áp lực học hành (78,5%), điểm thấp hơn mong đợi (75,9%). Tỷ lệ SV bỏ nhiều tiết học ở nam cao gấp 2,6 lần SV nữ. - Stress với môi trƣờng sống và làm việc: đặt vào nhiều tình huống khác nhau (75,4%), thay đổi môi trƣờng sống (75,4%). Tỷ lệ SV nam có môi trƣờng sống lộn xộn bừa bãi cao gấp 1,6 lần SV nữ, bỏ việc làm cao gấp 2,1 lần ở nữ. Thang Long University Library 37 KHUYẾN NGHỊ - Đối với Trạm y tế trƣờng: + Kết hợp với các phòng ban tăng cƣờng hơn nữa các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tổ chức các buổi thảo luận, nói chuyện về các vấn đề sức khỏe cho SV. + Nên mở phòng tƣ vấn tâm lí ngay tại trƣờng nhằm giải quyết các vấn đề về tâm lí cho SV khi gặp khó khăn trong cuộc sống. SV có thể trao đổi và tìm đƣợc cách giải quyết khi có vấn đề về tâm lí. - Đối với Phòng Công tác SV và Đoàn Thanh niên CSHCM: + Tăng cƣờng tổ chức các buổi sinh hoạt trao đổi về phƣơng pháp học giữa SV các khóa để chia sẻ cách học khoa học tránh căng thẳng và mệt mỏi. + Tích cực tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệnhằm thu hút sự quan tâm của đông đảo SV. - Đối với gia đình và bản thân SV: Luôn kết hợp với nhà trƣờng hỗ trợ tinh thần cho con em đặc biệt trong những ngày đầu nhập học, thƣờng xuyên động viên, chia sẻ những khó khăn vƣớng mắc. Các em SV ngoài giờ học cần sắp xếp thời gian biểu phù hợp, tích cực tham các hoạt động tập thể. Nên duy trì trạng thái tâm lí thăng bằng trong quá trình học tập căng thẳng - Mở rộng phạm vi nghiên cứu về các lĩnh vực chuyên sâu các vấn đề đã đƣa ra trong nghiên cứu này và áp dụng cả với đối tƣợng sinh viên năm khác để có thông tin đầy đủ hơn và có khả năng so sánh giữa các đối tƣợng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt: [1] Nguyễn Tuấn Anh (2013), "Kiến thức, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên năm thứ nhất Đại học Y Hà Nội", Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội [2] Bộ Y tế (2010), "Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY2)" [3] PGS.TS Dƣơng Nghiệp Chí (2001). Tạp chí Dân số & Phát triển/ website Tổng cục Dân số & KHHGĐ. nam-tu-620-tuoi-20111117025241249.htm [4] Đỗ Văn Dũng (2002), "Tỷ lệ hút thuốc lá ở sinh viên, học sinh và học viên khu vực phía nam", Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân y tế công cộng, Đại học Y dƣợc HCM [5] Tô Văn Hiến (2009), “Khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe”, NXB Y học [6] Nguyễn Thị Bích Liên (2011), "Nguy cơ trầm cảm ở một số khối sinh viên đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011 và một số yếu tố liên quan", Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, Đại học Y Hà Nội [7] Hồ Thanh Mỹ Phƣơng (2007), "Kỹ năng giảm sự lo lắng và căng thẳng", Chuyên đề rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên, Đại học An Giang [8] Nguyễn Triệu Phong (2011), "Áp lực học tập và một số vấn đề sức khỏe tâm thần ở sinh viên năm thứ nhất Đại học Y Hà Nội", Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, Đại học Y Hà Nội [9] Phòng Công tác sinh viên (2013), "Báo cáo tổng kết năm học 2012-2013, trường Đại học Thương Mại" [10] Hồ Ngọc Quỳnh (2009), "Sức khỏe tâm thần của sinh viên y tế công cộng và điều dưỡng Đại học Y dược HCM", Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, Đại học Y dƣợc HCM [11] Nguyễn Minh Tuấn (2002), “Các rối loạn tâm thần chẩn đoán và điều trị”, NXB Y học [12] Phạm Thị Huyền Trang (2013), "Thực trạng stress trong sinh viên Đại học Y Thang Long University Library Hà Nội", Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội [13] Trung tâm hỗ trợ sinh viên (2008). Giảm stress cho tân sinh viên. rticle&id=129:gim-stress-cho-tan-sinh-vien&catid=44:k-nng&Itemid=91 [14] Trần Trung (2008), “Một số đặc điểm sinh viên", Tạp chí Thanh niên, số 74, tr26-28 Tài liệu Tiếng Anh: [15] Julie M.Brandy (2011), "Depression in freshmen college students", Program in nursing, Loyola University, Chicago [16] Hassan Forooqi (2013), "Effect of Facebook on the life of Medical University students", International archives of medicine [17] Stefanie M Helmer (2012), "Health-related locus of control and health behaviour among university students in North Rhine Westphalia, Germany", BMC Research Notes [18] Do Dinh Quyen (2007), "Depression and among the first year medical students in university of medicine and pharmarcy Ho Chi Minh city, Viet Nam", College of Public Health Sciences, Chulalongkom University [19] Katherine Skipworth (2011), "Relationship between Perceived Stress and Depression in College Students", The Degree Master of Science, Arizona State University [20] WHO (2005). “Child and adolescent mental health policies and plans”. heath/policy/en/Child2020Ado20Mental20Healt final.pdf PHỤ LỤC BỘ CÂU HỎI HÀNH VI SỨC KHỎE CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI Hãy khoanh tròn vào ý đúng nhất đối với Anh/Chị: STT NỘI DUNG CÂU HỎI Code G1 Anh/Chị bao nhiêu tuổi? tuổi G2 Giới tính của Anh/Chị Nam Nữ Chuyển giới 1 2 3 G3 Anh/Chị đang là sinh viên năm thứ mấy? Năm thứ.. G4 Tình trạng hôn nhân của Anh/Chị hiện nay là gì? Độc thân Đã lập gia đình Ly dị Ly thân Khác (ghi rõ) 1 2 3 4 G5 Anh/Chị sinh ra ở đâu? Thành thị Nông thôn 1 2 G6 Hiện tại Anh/Chị đang sống ở Ký túc xá sinh viên Thuê nhà trọ Sống ở nhà họ hàng Sống cùng gia đình Khác (ghi rõ) 1 2 3 4 P1 Cân nặng hiện tại ...kg P2 Chiều cao hiện tại ..cm A1 Khuynh hƣớng tình dục của Anh/Chị Khác giới Đồng giới Lƣỡng giới Không biết 1 2 3 4 A2 Mối quan hệ hiện tại Chƣa có ngƣời yêu Có và đang sống cùng Có nhƣng không sống cùng 1 2 3 Thang Long University Library B1 Trong 12 tháng qua, Anh/Chị có thƣờng xuyên sử dụng mũ bảo hiểm khi đi xe máy? Không sử dụng xe máy Không bao giờ đội mũ Hiếm khi hoặc đôi khi Thƣờng xuyên đội mũ bảo hiểm 1 2 3 4 B2 Trong vòng 30 ngày qua, uống rƣợu Chƣa bao giờ sử dụng Có, nhƣng không phải trong 30 ngày vừa qua Sử dụng trong 1-9 ngày Sử dụng trong 10-29 ngày Sử dụng trong cả 30 ngày 1 2 3 4 5 B3 Tình hình hút thuốc lá trong vòng 30 ngày qua Chƣa sử dụng bao giờ Có, nhƣng không phải trong 30 ngày vừa qua Sử dụng 1-9 ngày Sử dụng trong 10-29 ngày Sử dụng trong cả 30 ngày 1 2 3 4 5 B4 Tình hình sử dụng chất gây nghiện Chƣa sử dụng bao giờ Có, nhƣng không phải trong 30 ngày vừa qua Sử dụng 1-9 ngày Sử dụng trong 10-29 ngày Sử dụng trong cả 30 ngày 1 2 3 4 5 B5 Số bạn tình trong vòng 12 tháng vừa qua Không có Một Hai Ba Trên ba 0 1 2 3 4 B6 Có quan hệ tình dục trong vòng 12 tháng vừa qua Có Không 1 2 B6.1 Nếu có, Anh/Chị có sử dụng biện pháp tránh thai sau không? Không sử dụng Sử dụng bao cao su Sử dụng thuốc tranh thai uống Khác (ghi rõ) 1 2 3 Dinh dƣỡng B7 Hãy mô tả các bữa ăn của Anh?chị Ăn 3 bữa/ngày Đôi khi bỏ bữa ăn Thƣờng bỏ bữa sáng hoặc trƣa Chỉ ăn bữa tối 1 2 3 4 B7.1 Hãy mô tả lƣợng rau trung bình ăn trong mỗi bữa ăn? < 1 bát  1 bát 1 2 Hoạt động thể lực (IPAQ) B8 Trong 7 ngày vừa qua, có bao nhiêu ngày trong tuần, Anh/Chị có tham gia các hoạt động với cƣờng độ nặng nhƣ tập aerobic, bê vác vật nặng? Nếu có, trung bình mấy giờ trong ngày? .ngày/tuần ..giờ.phút B8.1 Trong 7 ngày vừa qua, có bao nhiêu ngày trong tuần, Anh/Chị có tham gia các hoạt động với cƣờng độ trung bình nhƣ chơi tennis, đạp xe đạp? Nếu có, trung bình mấy giờ trong ngày? ..ngày/tuần giờ..phút B8.2 Trong 7 ngày vừa qua, có bao nhiêu ngày trong tuần, Anh/Chị có tham gia các hoạt động với cƣờng độ nhẹ nhƣ đi bộ tới nơi làm việc..? Nếu có, trung bình mấy giờ trong ngày? ngày/tuần .giờphút Thang Long University Library B8.3 Trong 7 ngày vừa qua, trung bình mỗi ngày, Anh/chị dành bao nhiêu thời gian cho việc nghỉ ngơi tĩnh tại nhƣ ngồi làm việc ở bàn, xem tivi..(không kể thời gian ngủ) ..giờ.phút Game online B9 Mức độ sử dụng game online trong vòng 30 ngày qua? Chƣa sử dụng bao giờ Có, nhƣng không phải trong 30 ngày vừa qua Sử dụng 1-9 ngày Sử dụng trong 10-29 ngày Sử dụng trong cả 30 ngày 1 2 3 4 5 B9.1 Nếu sử dụng hàng ngày, số tiếng chơi trong ngày là bao nhiêu? < 1 giờ 1-3 giờ  3 giờ 1 2 3 Sử dụng mạng xã hội B10 Sử dụng mạng xã hội Chƣa sử dụng bao giờ Có, nhƣng không phải trong 30 ngày vừa qua Sử dụng 1-9 ngày Sử dụng trong 10-29 ngày Sử dụng trong cả 30 ngày 1 2 3 4 5 B10.1 Nếu sử dụng mạng xã hội hàng ngày thì số tiếng sử dụng trong ngày là bao nhiêu? < 1 giờ 1-3 giờ 3 giờ 1 2 3 BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM (CES-D) Xin vui lòng cho biết mức độ thƣờng xuyên mà bạn cảm nhận các dấu hiệu/hành vi dƣới đây trong tuần qua Không bao giờ hoặc hiếm khi < 1 ngày Một vài khi hoặc từ 1-2 ngày Thỉnh thoảng, đôi khi hoặc trung bình từ 3-4 ngày Rất hay xảy ra hoặc hầu hết thời gian trong hoặc hơn 7 ngày D1. Tôi cảm thấy khó chịu, bực mình với những điều mà trƣớc đây bình thƣờng đối với tôi 0 1 2 3 D2. Tôi cảm thấy không thèm ăn hoặc ăn không thấy ngôn miệng 0 1 2 3 D3. Tôi cảm thấy không thể thoát khỏi nỗi buồn dù gia đình hoặc bạn bè giúp đỡ 0 1 2 3 D4. Tôi cảm thấy mình tốt/bình thƣờng nhƣ bao ngƣời khác 0 1 2 3 D5. Tôi cảm thấy khó khăn khi kiểm soát suy nghĩ của mình (khó tập trung) 0 1 2 3 D6. Tôi cảm thấy chán nản, thất vọng 0 1 2 3 D7. Tôi cảm thấy mình đã phải cố gắng để hoàn tất mọi việc 0 1 2 3 D8. Tôi hy vọng về tƣơng lai 0 1 2 3 D9. Tôi nghĩ cuộc sống mình chỉ toàn là thất bại 0 1 2 3 D10. Tôi cảm thấy lo lắng, sợ hãi 0 1 2 3 D11. Tôi ngủ không yên giấc 0 1 2 3 D12. Tôi cảm thấy mình hạnh phúc 0 1 2 3 D13. Tôi cảm thấy mình nói ít hơn bình thƣờng 0 1 2 3 D14. Tôi cảm thấy cô đơn 0 1 2 3 D15. Mọi ngƣời không thân thiện với tôi 0 1 2 3 D16. Tôi đƣợc tận hƣởng cuộc sống 0 1 2 3 D17. Tôi đã có lúc khóc lóc 0 1 2 3 Thang Long University Library D18. Tôi cảm thấy buồn 0 1 2 3 D19. Tôi cảm thấy mọi ngƣời không thích mình 0 1 2 3 D20. Tôi đã không thể tiếp tục điều gì, hay chán nản (bỏ việc giữa chừng) 0 1 2 3 CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ STRESS Xin vui lòng đánh dấu (x) vào cột thích hợp với những trải nghiệm mà bạn đã cảm nhận trong năm học vừa qua Có Không S1. Khó khăn trong việc tìm bạn mới S2. Làm việc với ngƣời không quen biết S3. Mâu thuẫn với bạn cùng phòng S4. Khó khăn trong thay đổi các hoạt động xã hội S5. Đánh nhau với bạn S6. Gặp rắc rối với ba mẹ S7. Nhiều trách nhiệm mới S8. Bắt đầu khóa học đại học S9. Thay đổi thói quen ngủ S10. Thay đổi thói quen ăn uống S11. Đạt thành tích học tập xuất sắc S12. Khó khăn về tài chính S13. Phát biểu trƣớc công chúng S14. Thay đổi niềm tin tôn giáo S15. Vi phạm lỗi nhỏ của bất kỳ luật nào (VD: luật an toàn giao thông) S16. Giảm sút sức khỏe S17. Có việc làm S18. Thay đổi trong hành vi uống rƣợu (nếu có, xin vui long viết rõ là bắt đầu sử dụng, hay giảm, hay tăng) S19. Đính hôn hoặc kết hôn S20. Ngƣời thân trong gia đình qua đời S21. Bạn thân qua đời S22. Chấn thƣơng nặng S23. Tăng áp lực học hành S24. Điểm thấp hơn mong đợi S25. Thay đổi chuyên ngành S26. Tìm công việc hoặc trƣờng học (chuẩn bị cho sau khi tốt nghiệp) S27. Bỏ nhiều tiết học S28. Chuẩn bị, mong đợi tốt nghiệp S29. Tranh cãi (bất đồng, xích mích) với thầy/cô S30. Chuyển trƣờng S31. Ngày nghỉ, ngày lễ quá ngắn hoặc không đủ S32. Xếp hàng chờ đợi (chờ đợi cái gì đó rất lâu mới đến lƣợt của mình) S33. Đƣợc đặt vào nhiều tình huống khác nhau S34. Thay đổi môi trƣờng sống S35. Vấn đề rắc rối về xe cộ S36. Vấn đề rắc rối về máy tính S37. Môi trƣờng sống lộn xộn, bừa bãi S38. Chờ đợi điều gì đó mà không biết bao giờ xảy ra (lâu hơn thời gian mong đợi) S39. Bỏ việc làm S40. Ba mẹ ly dị Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb00205_4206.pdf