Đề tài Thực trạng hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU Sau gần 20 năm thực hiện con đường đổi mới do Đảng khởi xướng lãnh đạo, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, đối ngoại, an ninh quốc phòng . đặc biệt là về mặt kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam đã bước đi từng bước vững chắc từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Từ chỗ doanh nghiệp Nhà nước chiếm vị trí độc tôn trong sản xuất kinh doanh theo mệnh lệnh hành chính, không có sự cạnh tranh và công tác nghiên cứu thị trường, tập trung vào đối tượng khách hàng mục tiêu chỉ là hình thức sang phát triển mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp đều phải tự đứng vững trên thị trường bằng chính đôi chân, năng lực thực sự của mình, nhất là phải tự điều chỉnh sản xuất kinh doanh theo sự thay đổi của thị trường, chuyển từ những gì mình có sang những gì thị trường cần. Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội, được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú và anh chị trong công ty, em xin trình bày một cách tổng quát nhất về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh . của công ty. Bản báo cáo thực tập tổng hợp được bố cục thành 2 phần: Phần 1:Quá trình phát triển và những đặc điểm chủ yếu của công ty Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh công ty trong những năm gần đây và phương hướng trong những năm tới.

docx22 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Sau gần 20 năm thực hiện con đường đổi mới do Đảng khởi xướng lãnh đạo, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, đối ngoại, an ninh quốc phòng... đặc biệt là về mặt kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam đã bước đi từng bước vững chắc từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Từ chỗ doanh nghiệp Nhà nước chiếm vị trí độc tôn trong sản xuất kinh doanh theo mệnh lệnh hành chính, không có sự cạnh tranh và công tác nghiên cứu thị trường, tập trung vào đối tượng khách hàng mục tiêu chỉ là hình thức sang phát triển mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp đều phải tự đứng vững trên thị trường bằng chính đôi chân, năng lực thực sự của mình, nhất là phải tự điều chỉnh sản xuất kinh doanh theo sự thay đổi của thị trường, chuyển từ những gì mình có sang những gì thị trường cần. Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội, được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú và anh chị trong công ty, em xin trình bày một cách tổng quát nhất về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh... của công ty. Bản báo cáo thực tập tổng hợp được bố cục thành 2 phần: Phần 1: Quá trình phát triển và những đặc điểm chủ yếu của công ty Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh công ty trong những năm gần đây và phương hướng trong những năm tới. PHẦN I QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội. 1. Tên cơ quan: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀ NỘI HANOI ECONOMIC DEVELOPMENT JOINT STOCK COMPANY * Địa chỉ: Khu Liên cơ – 33 Phố Tân ấp – Ba Đình – Hà Nội Điện thoại: 04.7168379 – Fax: 04.7168389 E-mail: mekongtradinghouse@yahoo.com.vn * Pháp nhân: - Thành lập Công ty: Quyết định số 1119/TMPC của Bộ Thương mại Cambodia ký ngày 03/04/2000. - Tên công ty: Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội. - Tên viết tắt của công ty: HANECO.JSC 2. Chức năng nhiệm vụ: - Kinh doanh, sản xuất, chế biến hàng lương thực, nông lâm sản, tiểu thủ mỹ nghệ và các hàng hoá tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước. - Làm đại lý bán hàng, giới thiệu sản phẩm cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước như thuốc lá nội, bia, rượu, đường sữa và bánh kẹo… - Kinh doanh đầu tư, nhận thầu xây dựng phát triển nhà phục vụ cho các nhu cầu trong, ngoài ngành và nhu cầu của thị trường nước ngoài. - Kinh doanh khách sạn, dịch vụ du lịch - Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, sản xuất, dịch vụ và đầu tư của doanh nghiệp. Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội là doanh nghiệp cổ phần, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản tại ngân hàng (kể cả ngân hàng ngoại tệ), được sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước. Vốn đầu tư ban đầu của Công ty là: 8.120.979.200 đồng Trong đó: Vốn cố định: 5.963.979.200 đồng Vốn lưu động: 2.157.000.000 đồng Kể từ ngày thành lập đến nay Công ty đã qua 5 lần đăng ký thay đổi kinh doanh và địa chỉ mới của trụ sở công ty. Lần 1: Đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh nhà ở, đầu tư, nhận thầu, xây dựng các công trình công nghiệp, nông nghiệp dân dụng và xây dựng khác phục vụ nhu cầu trong nước và ngoài nước. Lần 2: Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh: Liên doanh Đầu tư khai thác và Xuất khẩu Lâm sản, Khoáng sản tại Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Lần 3: Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh Buôn bán dụng cụ cơ khí, vật tư, phụ tùng thay thế các loại máy công nghiệp, ngư nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản, xăng dầu, thiết bị ngành bưu chính viễn thông, vật liệu xây dựng, cao su và các sản phẩm từ cao su, nhựa và các sản phẩm từ nhựa. Lần 4: Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh: - Xuất nhập khẩu các mặt hàng lương thực và các sản phẩm chế biến từ lương thực. Nhập khẩu các mặt hàng bột mỳ, kim khí, điện máy, vật liệu xây dựng, thiết bị văn phòng phục vụ sản xuất và đời sống (theo Quyết định số 3804/QĐ-UB ngày 16/9/1998 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội). - Thi công lắp đặt hệ thống cấp nước, thoát nước, đường dây và trạm biến áp đến 35KVA; Kinh doanh khí đốt ga (có quyết định số 1955/QĐ-UB ngày 26/3/2002 của UBND Thành phố Hà Nội). Lần 5: Đăng ký Trụ sở giao dịch mới tại: Khu Liên Cơ - Số 33 Phố Tân Ấp - Hà Nội. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành xây dựng, với đội ngũ cán bộ công nhân viên bao gồm các kỹ sư, kiến trúc sư, kỹ thuật viên và công nhân lành nghề, Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội đã và đang tham gia hoạt động trên các lĩnh vực xây dựng dân dụng, nhà ở, công trình văn hóa, công nghiệp, công trình công cộng, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, công trình giao thông, thủy lợi, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá. II. Cơ cấu và tổ chức Công ty. 1. Các ngành nghề kinh doanh chính: * Xây dựng công trình nhà ở, công trình dân dụng, công trình văn hóa. * Xây dựng công trình công cộng và phần bao che công trình công nghiệp quy mô lớn. * Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, các công trình giao thông đường bộ, công trình thủy lợi. * Lập, quản lý và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản để phát triển các khu đô thị, khu phố và các công trình đô thị khác, liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển sản xuất và thực hiện các đề án đầu tư của Công ty. * Kinh doanh nhà. * Kinh doanh khách sạn, dịch vụ du lịch và lữ hành quốc tế. 2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty: CHI NHÁNH TV - TK SỐ 1 TẠI NGHỆ AN CHI NHÁNH TV - TK SỐ 2 TẠI LẠNG SƠN CHI NHÁNH TV - TK SỐ 3 TẠI TP.HCM CHỦ TỊCH HĐQT KIÊM TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG CỐ VẤN GIÁM ĐỐC CÔNG TY HỘI ĐỒNG KHKT CÁC C.TY NƯỚC NGOÀI CÁC C.TY TRONG NƯỚC PHÓ GIÁM ĐỐC P.HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ P.KẾ HOẠCH TỔNG HỢP P.TÀI CHÍNH KẾ TOÁN P.KHOA HỌC KỸ THUẬT TT QUY HOẠCH KIẾN TRÚC TT KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG PHÒNG QUẢN LÝ KINH TẾ CÁC ĐỐI TÁC KHÁC CÁC ĐỐI TÁC KHÁC - Giám đốc phụ trách chung, có quyền ra lệnh và quyết định - Các phó giám đốc là trực tuyến đối với một số phòng ban được phân công phụ trách, lãnh đạo chức năng đối với các Xí nghiệp và các đội trực thuộc nhưng không có quyền ra lệnh. Các phó giám đốc điều hành trực tiếp các phòng chức năng và sử dụng được kinh nghiệm của các chuyên gia giúp giám đốc ra quyết định. - Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu: đề xuất các chủ trương biện pháp giúp Giám đốc Công ty tổ chức quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra, tổng hợp tình hình về sản xuất kinh doanh và thực hiện các mặt quản lý. Chịu trách nhiệm cá nhân về các hoạt động của phòng mình phụ trách - Các Xí nghiệp được thành lập để trực tiếp thực hiện thi công các công trình, được Công ty uỷ quyền. - Trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, theo dõi, điều độ kịp thời trong thi công, đảm bảo đúng thiết kế kỹ thuật, chất lượng công trình, tiến độ thi công và an toàn. 3. Đặc điểm lao động của Công ty Trong bất cứ một ngành nghề nào thì yếu tố lao động cũng là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng bậc nhất. Lao động là nguồn gốc sáng tạo ra sản phẩm, là nhân tố quyết định nhất của lực lượng sản xuất kinh doanh. Nhờ có lao động và thông qua các phương tiện sản xuất mà các yếu tố đầu vào là nguyên vật liệu có thể kết hợp với nhau tạo ra thực thể sản phẩm. Như vậy việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng rất lớn vào yếu tố lao động. Chất lượng CBCNV của Công ty được thể hiện như sau: Biểu 2: Chất lượng cán bộ chuyên môn kỹ thuật năm 2003 Stt Cán Bộ chuyên môn và kỹ thuật Số lượng Theo thâm niên công tác (Năm) >5 >10 >15 Ghi chú Đại học và trên Đại học 82 49 27 6 1 Kỹ sư Xây dựng 35 15 14 6 2 Kỹ sư thuỷ lợi 13 9 4 3 Kỹ sư cơ khí 10 7 3 4 Kỹ sư giao thông 8 6 2 5 Kỹ sư điện 8 6 2 6 Cử nhân kinh tế-tài chính 5 3 2 7 Kỹ sư tin học 1 1 8 Kiến trúc sư 2 2 II Cao Đẳng và Trung cấp 22 21 1 1 CĐ Kỹ thuật 5 5 2 CĐ Ngân hàng -Kế toán 4 4 3 TC Xây dựng 5 4 1 4 TC Tài chính-Tiền lương 4 4 5 TC Điện Cơ khí 3 3 6 TC Khác 1 1 Biểu 3: Chất lượng công nhân kỹ thuật Đơn vị: Người Stt Công nhân kỹ thuật theo nghề Số lượng Bậc thợ <4/7 4/7 5/7 6/7 7/7 1 Công nhân nề + Bê tông 170 20 90 30 28 2 2 Công nhân mộc 60 10 20 17 10 3 3 Công nhân cơ khí 60 10 15 30 4 1 4 C.N chuyên làm đường 60 15 20 15 10 5 Công nhân lái xe 10 2 6 2 6 Công nhân vận hành máy (đào, ủi, xúc…) 17 2 10 5 7 Công nhân trắc đạc 4 8 Công nhân điện 15 5 5 5 9 Công nhân sơn, bả 30 10 20 10 Công nhân hàn 5 2 3 Tổng cộng 431 76 189 104 52 6 Qua bảng trên ta thấy số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý, làm công tác khoa học - kỹ thuật là 104 người, trong đó có 82 người có trình độ đại học. Đây là một tỷ lệ cao, thể hiện số cán bộ quản lý có trình độ cao trong công ty là rất lớn. Điều này tạo điều kiện tốt cho công ty trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công ty thực hiện chiến lược đa dạng hoá ngành nghề sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Với số lượng 535 lao động, lại trong điều kiện kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc bố trí công ăn việc làm cho 431 lao động là việc làm rất khó tuy nhiên Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội đã làm được trong những năm qua, đây là một thành công lớn của Công ty và chiến lược trong thời gian tới của Công ty là đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh để tạo ổn định công ăn việc làm cho lao động thời vụ nói riêng và của công nhân toàn công ty nói chung. 4. Đặc điểm về vốn và cơ cấu vốn của Công ty Để hiểu rõ về vốn và cơ cấu vốn của công ty, ta xem xét biểu sau: Bảng 4: Tình hình tài sản của công ty Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 So sánh 2003/2002 Số tiền % 1. Tổng tài sản 16,6 18,7 + 2,1 + 12,65 2. Tài sản lưu động 9,9 12,8 + 2,9 + 29,3 3. Tài sản cố định 6,7 5,9 - 0,8 - 11,94 Nhìn vào biểu trên ta thấy: Tổng số vốn của Công ty năm 2003 là 18,7 tỷ đồng tăng 2,1 tỷ đồng so với năm 2002 (tương ứng tăng 12,65%). Về cơ cấu vốn thì, vốn lưu động năm 2003 là 12,8 tỷ đồng, chiếm 68,4% trong tổng số vốn kinh doanh, tăng lên so với vốn lưu động năm 2002 là 2,9 tỷ đồng, tương ứng với 29,3%. Vốn cố định năm 2003 là 5,9 tỷ đồng chiếm 31,6% trong tổng số vốn kinh doanh giảm đi 0,8 tỷ đồng so với vốn cố định năm 2002, tương ứng, giảm 11,94%. Điều này cho thấy vốn lưu động chiếm 1 tỷ trọng lớn trong tổng số vốn. Và tỷ trọng vốn lưu động ngày càng tăng. Lý giải điều này là do năm 2003 Công ty đã thanh lý một số TSCĐ có hiệu quả thấp trong sản xuất nhằm làm tăng vốn lưu động trong kinh doanh. Vốn kinh doanh là một chỉ tiêu tài chính hết sức quan trọng của các doanh nghiệp. Nó phản ánh quy mô kinh doanh và thế mạnh của một đơn vị làm kinh tế. Do vậy để đổi mới máy móc thiết bị và nâng cao hiệu quả kinh doanh , tăng doanh thu tăng lợi nhuận thì không còn cách nào khác là phải không ngừng bổ sung vốn kinh doanh hàng năm. Nhận thức được vấn đề này, ngay từ khi mới thành lập, Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội đã có kế hoạch đúng đắn là không ngừng làm tăng vốn kinh doanh của mình. Do vậy mức vốn kinh doanh của Công ty đều tăng qua mấy năm gần đây. Dưới đây là biểu phản ánh cơ cấu vốn của Công ty qua các năm. Biểu 5: Cơ cấu vốn của Công ty qua các năm 2002-2003 Đơn vị tính : Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh 2003/2002 CL Tỷ lệ (%) Vốn cố định 6.7 5.9 -0.8 -11.9 Vốn lưu động 9.9 12.8 2.9 29.3 Tổng vốn kinh doanh 16.6 18.7 2.1 12.7 Nhìn vào biểu trên ta thấy: Từ năm 2002 vốn lưu động của công ty đều tăng theo qua các năm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh cụ thể năm 2002 chiếm 59% tổng số vốn thì tới năm 2003 chiếm tới 68.4% tổng số vốn, mặt khác tổng số vốn của công ty năm 2003 là 18.7 tỷ đồng- tăng 2.1 tỷ đồng so với năm 2002 (tương ứng tăng 12.7%). Điều này khẳng định hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển nhu cầu về vốn lưu động ngày càng lớn. Nhìn chung với cơ cấu vốn: Vốn lưu động chiếm 68% và vốn cố định chiếm 32% trong tổng nguồn vốn đối với các doanh nghiệp xây dựng là tương đối hợp lý. Về cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty tuy còn nhiều khó khăn về nhiều mặt như vốn, thị trường tiêu thụ… nhưng công ty cũng mạnh dạn đầu tư công nghệ máy móc thiết bị mới phục vụ cho sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như tăng chất lượng sản phẩm để sản phẩm của công ty ngày càng có tính cạnh tranh trên thị trường, hàng năm Công ty có kế hoạch sửa chữa, tu bổ, nâng cấp máy móc thiết bị giúp cho sản xuất được an toàn và liên tục. Bảng 6: Cơ sở vật chất máy móc thiết bị của Công ty Stt Tên thiết bị Nước sản xuất Số lượng Ký hiệu đặc trưng kỹ thuật Mức độ còn dùng được 1 Máy trộn bê tông Nga 02 250 lít 90% 2 Máy trộn bê tông T.Quốc 02 200 lít 80% 3 Máy trộn vữa T.Quốc 04 80 lít 70% 4 Máy đầm bàn Nga 04 80% 5 Máy đầm bàn (máy nổ) Nhật 02 70% 6 Máy đầm rung Nhật 7 Máy lu ba bánh Nga 02 60% 8 Máy lu hai bánh Nhật 01 9 Ô tô tải Nga 02 10T 65% 10 Ô tô tải H. Quốc 02 7T 80% 11 Máy vận thăng VN 02 80% 12 Giàn giáo tổ hợp VN 03 700m2 98% 13 Cốp pha sắt định hình VN 1500m2 90% 14 Đầm dùi Đức 15 80% 15 Máy đào So La H.Quốc 02 0,8m3 98% 16 Máy ủi Komatsu D50 Nhật 01 140CV 98% 17 Máy ủi D53 Komasu Nhật 01 150CV 80% 18 Máy bơm nước T.Quốc 03 20CV 95% 19 Máy bơm nước T.Quốc 03 12CV 95% 20 Máy bơm nước T.Quốc 04 6CV 95% 21 Máy phát điện (Thiết bị thuê mua tài chính) Nhật 03 50KVA 95% 22 Máy đào Nhật 03 80% 23 Máy ủi bánh xích Nga 02 80% 24 Máy rải bê tông áp phan Nga 01 80% 25 Máy xúc Nhật 01 60% 26 Cần cẩu tháp Các thiết bị khác Đức 01 70% 27 Máy kinh vĩ Đức 01 80% 28 Máy kinh vĩ Thuỵ Sĩ 01 85% 29 Máy thuỷ bình Nhật 05 90% Hiện tại đa số máy móc thiết bị của Công ty có chất lượng tương đối mới, hiện tại công ty chưa được sử dụng tối đa hết công suất nhưng trong những năm tới Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà nội sẽ phải khai thác triệt để công suất máy móc thiết bị của mình để đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn. Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà nội xây dựng chiến lược trong những năm tới sẽ đổi mới một số thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất thi công công trình như: Máy phun vữa, máy nghiến đá, máy luồn cáp... để đáp ứng được nhu cầu thị trường gay gắt như hiện nay. PHẦN II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀ NỘI I. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong 3 năm qua, Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà nội cũng như các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Thành phố, đứng trước nhiều khó khăn thử thách của cơ chế thị trường, ảnh hưởng chung của tình hình khủng khoảng kinh tế và tiền tệ của khu vực, do phải tìm kiếm việc làm, tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện mức thu nhập và tiêu dùng của dân cư chưa cao, môi trường đầu tư kinh doanh còn hạn chế, cạnh tranh gay gắt. Mặc dù vậy, hoạt động sản xuát kinh doanh của Công ty vẫn liên tục phát triển. Công ty tiếp tục phát huy các thế mạnh về thiết bị, khai thác các khả năng tiềm tàng, tiếp tục củng cố và phát huy các mặt hàng có thế mạnh truyền thống như xây dựng nhà bán, xây dựng các công trình dân dụng, các khu dân cư... mặt khác chủ động đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thêm nhiều ngành nghề kinh doanh như khách sạn, du lịch, dịch vụ, tư vấn đầu tư và xây dựng... Để đẩy mạnh và phát triển vững chắc Công ty đã có nhiều cố gắng phát huy năng lực hiện có, mở rộng phạm vi hoạt động ra các Tỉnh bạn, đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh và các ngành nghề kinh doanh, đưa sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển, bảo toàn vốn được giao, đạt mức tăng trưởng khá, làm tốt nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước. Song song với nhiệm vụ chính là xây dựng, Công ty phát triển nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh như: Kinh doanh khách sạn, du lịch lữ hành, tư vấn đầu tư và xây dựng để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho CBCNV. Công ty đã có những bước tiến bộ mới trong công tác quản lý, xây dựng được quy chế quản lý mọi mặt hoạt động của Công ty. Qua tổ chức thực hiện đã chứng minh các quy chế này phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và đưa công tác quản lý của Công ty vào nề nếp có hiệu quả. Tổ chức và thực hiện tốt công tác hạch toán, nghiêm chỉnh thực hịên chế độ, nguyên tắc quản lý tài chính, pháp lệnh thống kê, kế toán hiện hành của Nhà nước, Công ty được đánh giá là đơn vị có tình hình tài chính lành mạnh. Thu hồi vốn nhanh, phát huy hiệu quả đồng vốn, bảo toàn và phát triển vốn trong sản xuất kinh doanh. Công ty lập và triển khai các dự án đầu tư chiều sâu, mua sắm thiết bị, cốp pha các loại, giàn giáo thi công, cẩu tháp, hệ thống máy vi tính, áp dụng các quy trình công nghệ mới, nâng cao trình độ sử dụng máy móc, thiết bị để phục vụ việc quản lý và công tác sản xuất kinh doanh của Công ty. Thường xuyên tiếp cận và đổi mới công nghệ sản xuất, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng thi công công trình. Các công trình Công ty thi công đều đạt yêu cầu kỹ - mỹ thuật thuộc loại khá, tốt. Về nghiên cứu, lập và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng. Để đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động của công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng ta thông qua bảng sau: Bảng 7: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh 02/01 So sánh 03/02 CL Tỷ lệ (%) CL Tỷ lệ (%) 1. Tổng doanh thu 16.354 18.904 23.769 2.550 15,6 4.865 25,7 2. Doanh thu thuần 15.329 18.103 23.057 2.774 18,1 4.954 27,3 3. GVHB 12.570 14.680 18.707 2.110 16,7 4.027 22,7 4. Lợi nhuận gộp 2.759 3.424 4.350 665 24,1 926 21,3 5. CPBH 1.321 1.757 2.205 436 33,0 448 25,5 6. CPQLDN 1.128 1.336 1.805 208 18,4 469 35,1 7. LN thuần từ hoạt động KD 310 330 340 20 6,45 10 3,03 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 3 năm qua cho thấy: Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta thấy Doanh thu năm 2002 tăng 2,550 tỷ so với năm 2001 tương ứng với 15,6%, năm 2003 là 23,769 tỷ tăng 4,954 tỷ so với năm 2002 tương ứng với 25,7%, điều đó là rất đáng mừng. Bởi lẽ nó thể hiện sự lớn mạnh của Công ty. Thực hiện nghị quyết của Đảng bộ Công ty và nghị quyết Đại hội CNVC hàng năm. Đảng bộ Công ty phối hợp với chính quyền và Công đoàn chỉ đạo và phát động toàn thể CBCNV tìm kiếm việc làm, tổ chức và xây dựng biện pháp thi công các công trình đạt chất lượng cao, tiếp tục đổi mới trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty, ổn định và nâng cao đời sống người lao động. Các tổ chức đoàn thể quần chúng như Công đoàn, phụ nữ... hoạt động tích cực bám sát nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, động viên phong trào thi đua lao động sản xuất, chào mừng các ngày lễ lớn, thi công các công trình đảm bảo đúng tiến độ đề ra đạt chất lượng cao, thực hiện tiết kiệm vật tư. Giáo dục CBCNV luôn phấn đấu duy trì và nâng cao thành tích của Công ty. Phong trào thi đua lao động giỏi gắn với người tốt việc tốt được tổ chức Công đoàn tuyên truyền sâu rộng trong CBCNV. Trong phòng trào thi đua đã ngày càng xuất hiện nhiều gương cá nhân điển hình tiên tiến, lao động giỏi. Các đơn vị xuất sắc trong quá trinh thi đua có nhiều thành tích được khen thưởng. Việc khen thưởng được xem xét trên cơ sở các tiêu chuẩn thi đua được cụ thể hóa bằng bảng chấm điểm. Việc thực hiện mọi chế độ chính sách đối với người lao động được thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước và Luật Lao động. Công ty đóng bảo hiểm xã hội, mua bảo hiểm y tế đủ cho 100% người lao động trong Công ty theo đúng quy định. Công ty đã xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong doanh nghiệp, tiến hành từng bước theo kế hoạch đề ra. Tổ chức thực hiện dân chủ sâu rộng trong các đơn vị, xí nghiệp của Công ty. II. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu tổng hợp, chỉ tiêu bộ phận. Để đánh giá một cách chính xác toàn diện về thực trạng kinh doanh của công ty ta phải đi sâu phân tích một số chỉ tiêu tài chính của công ty từ đó tìm ra nguyên nhân giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Sau đây ta đi đánh giá một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh. 1. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu = Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu có thể mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí nhưng điều kiện để có hiệu qủa là tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội được phản ánh ở bảng sau: Bảng 8: tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu (2001-2003) Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh 03/02 So sánh 04/03 CL Tỷ lệ (%) CL Tỷ lệ (%) Doanh thu 15,329 18,103 23,057 2.774 18,096 4.954 27,37 Lợi nhuận 310 330 340 20.000 6,452 10.000 3,03 Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu 0.020 0.018 0.015 -0.002 -9,86 -0.003 -19,11 Theo biểu 5 ta thấy năm 2001 là năm có tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu cao nhất và thấp nhất là năm 2003. Cụ thể năm 2001 tỷ suất lợi nhuận đạt 0.02 tức công ty cứ 1 triệu đồng thu về ta có 0.02 triệu đồng được giữ lại công ty tương tự năm 2003 công ty giữ được 0.015 triệu đồng. Song với những số liệu này ta chưa kết luận được năm 2001 là năm đạt hiệu quả nhất vì hoạt động sản xuất kinh doanh còn được đánh giá trên nhiều chỉ tiêu khác. Do vậy có thể với chỉ tiêu này năm 2001 công ty đạt mức cao nhất nhưng với chỉ tiêu khác năm 2001 lại đạt mức thấp nhất. Vì vậy để xác định năm nào là hiệu quả nhất ta còn phải tổng hợp tất cả các chỉ tiêu cho từng năm, so sánh chúng giữa các năm từ đó mới có thể kết luận. Song qua phân tích như trên có thể khẳng định: Nếu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu thì hiệu quả giảm dần theo các năm như sau: Năm 2001, 2002, 2003. 2. Tỷ suất lợi nhuận theo vốn lưu động Có thể dùng chỉ tiêu tổng vốn, vốn cố định hoặc vốn lưu động để tính chỉ tiêu này. = Vốn lưu động bình quân = Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty nói chung, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao. Đây được coi là chỉ tiêu chuẩn xác nhất có ý nghĩa đánh giá hiệu quả nhất trong 3 chỉ tiêu đánh giá. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ở Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội vốn dành cho hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn do vậy chỉ tiêu này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tổng vốn lưu động nói riêng của công ty. Sự biến động của chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo vốn lưu động được phản ánh qua bảng sau: Bảng 9: tỷ suất lợi nhuận theo Vốn lưu động (2001-2003) Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh 03/02 So sánh 04/03 CL Tỷ lệ (%) CL Tỷ lệ (%) Vốn lưu động 8.700 9.900 12.800 1.200 13,79 2.900 29.29 Lợi nhuận 310 330 340 20 6,45 10.00 3.03 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn lưu động 0.04 0.03 0.03 0.00 -6,45 -0.01 -20.31 Theo biểu 6 ta thấy năm 2001 là năm có tỷ suất lợi nhuận theo vốn lưu động cao nhất và còn lại là 2 năm 2002, 2003. Cụ thể năm 2001 tỷ suất lợi nhuận đạt 0.04 tức công ty cứ 1 triệu đồng tạo ra 0.04 triệu đồng lợi nhuận, tương tự năm 2002, 2003 công ty giữ được 0.03 triệu đồng. Qua sự phân tích trên ta thấy chỉ tiêu này biến động thất thường tăng giảm liên tục qua các năm. Điều này chứng tỏ công ty vẫn chưa có phương án sử dụng vốn lưu động một cách hợp lý dẫn tới hiệu quả sinh lời thấp nó phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố khách quan, luôn biến động với cường độ khá lớn. Công ty cần có những biện pháp hợp lý để ổn định tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu này. 3. Năng suất lao động Năng suất lao động là chỉ tiêu có vai trò quan trọng rất lớn trong việc đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cùng với chỉ tiêu hiệu suất tiền lương, năng suất lao động giúp ta đánh giá được chất lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên tham gia hoạt động sản xuất ở Công ty. Chỉ tiêu năng suất lao động theo tiền lương ở Công ty cô phần phát triển kinh tế Hà Nội được thể hiện ở bảng sau: Bảng 10: Năng suất lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 So sánh 03/02 So sánh 04/03 CL Tỷ lệ (%) CL Tỷ lệ (%) Doanh thu 15.329 18.103 23.057 2.774 18,10 4.954 27,37 Lợi nhuận 310 330 340 20.00 6,45 10,00 3,03 Số lao động(người) 450 500 535 50.00 11,11 35.00 7,00 Năng suất LĐ theo Doanh thu 34.06 36.21 43.10 2.14 6,29 6,89 19,03 Năng suất LĐ theo Lợi nhuận 0.69 0.66 0.64 -0.03 -4,19 -0,02 -3,71 Theo biểu 7 ta thấy năng suất theo doanh thu tăng lên qua các năm cụ thể năm 2001 năng suất lao động theo doanh thu đạt 34.06 VND/người/năm tức mỗi người lao động trung bình tạo ra 34.06 triệu đồng doanh thu một năm tới năm 2003 NSLĐ theo doanh thu đạt 43.1 VNĐ/người/năm. Qua đó chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng tăng lên. Như vậy chứng tỏ hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty ngày càng tăng lên. Một số công trình mà công ty thi công những năm gần đây: STT Tên hợp đồng Giá trị thực hiện (tr. đồng) Cơ quan ký hợp đồng Thời gian hoàn thành 1 Nhà máy liên doanh TAEYANG Hàn Quốc 1.200 Công ty Liên doanh TAEYANG 2000 2 Trường THCS Văn Quan - Lạng Sơn 5.000 Sở GD ĐT Lạng Sơn 2000 3 Nhà biệt dược Công ty liên doanh B.Braun 5.000 Công ty liên doanh dược B.Braun 2000 4 Cải tạo trường NVGT - Bộ GTVT 2.500 Trường NVGT số 1 2000 5 Trụ sở Viện KSND Cao Bằng 1.200 Viện KSND Cao Bằng 2001 6 Trạm y tế xã Lộc Bình - Lạng Sơn 2.000 HTYTQG - Lạng Sơn 2001 7 Cải tạo UBND Quận Đống Đa 1.000 UBND quận Đống Đa 2001 8 Nhà máy nuôi tôm Quảng Nam 3.600 Công ty liên doanh Việt Hoa 2001 9 Trường học Quảng Bình 1.500 Sở GD ĐT Quảng Bình 2002 10 Cụm trường học Thanh Hoá 3.000 Sở GD ĐT Thanh Hoá 2002 11 Trường PTTH Nguyễn Gia Thiều 4.000 Sở GD ĐT Hà Nội 2002 12 Các cửa hàng lương thực Hà Nội 2.000 Công ty lương thực HN 2002 13 Nhà máy mì ăn liền Định Công 2.000 Công ty lương thực HN 2002 14 Đường khu du lịch leo Núi Cấm 12.000 Sở TM & DL Hà Giang 2003 15 Đường Khuôn Hà, Tuyên Quang 9.000 BQLDA PMU 18 2003 16 Nhà Đảng uỷ khối - Tỉnh uỷ Nam Định 3.500 Văn phòng tỉnh uỷ Nam Định 2003 17 Nhà ở khu biệt thự Xuân Đỉnh - Hà Nội 6.500 Công ty thiết kế nhà ở 2.003 18 Trụ sở UBND phường Tứ Liên - hn 3.000 BQLDA quận Tây Hồ 2003 19 Đường Ngô Quyền - Hải Dương 5.000 BQLDA Đầu tư XDCB Hải Dương 2003 20 Điện khí hoá xã Đồng Tâm - Mỹ Đức - Hà Tây 4.500 BQLDA Điện lực - Hà Tây 2003 21 Nhà ở cho người thu nhập thấp Xuân La - Hà Nội 7.300 Tự làm 2003 22 Sân vận động huyện Đông Anh 5.500 BQLDA huyện Đông Anh 2003 23 Đường SVĐ - Khu liên hiệp thể thao Quốc gia 5.500 Khu Liên hiệp thể thao quốc gia 2003 24 Trường THPT Na Dương, Lạng Sơn 7.500 Sở GD ĐT Lạng Sơn 2004 25 Nhà sản xuất chính, NM nhuộm Yên Mỹ 13.500 Tổng công ty dệt may Việt Nam 2003 26 Khu nhà ở để bán Cầu Diễn, Hà Nội 2.000 Công ty CP đầu tư XD Ba Đình 2003 III. Đánh giá chung về Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội Qua phân tích chúng ta có thể đưa ra những nhận xét và đánh giá tổng hợp về những thành tựu đạt được, những vấn đề còn tồn tại cùng những nguyên nhân tại công ty. 1. Những thành tựu đạt được Trong những năm gần đây, bên cạnh những thuận lợi cơ bản do đổi mới đem lại, còn có nhiều khó khăn thử thách do hậu quả của thiên tai và những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. Với truyền thống đoàn kết, phát huy nội lực, Ban giám đốc cùng cán bộ công nhân viên Công ty đã phấn đấu đạt được những thành tựu đáng ghi nhận: - Quá trình xây dựng và phát triển của Công ty luôn gắn liền với những hoạt động thương mại và Sản xuất - Kinh doanh các ngành nghề có mức tăng trưởng kinh tế cao, thị trường rộng lớn và luôn không ngừng phát triển như: Chế biến, sản xuất, xuất nhập khẩu gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, khai thác chế biến khoáng sản phục vụ thị trường trong nước và Quốc tế… - Đổi mới công tác đấu thầu, chọn thầu: Một số công trình Công ty đã chủ động tham gia xây dựng dự án với chủ đầu tư ngay từ đầu giúp cho chủ đầu tư giải quyết nhanh các thủ tục, rút ngắn giai đoạn chuẩn bị đầu tư. - Trong thời điểm hiện nay trong khi vốn đầu tư xây dựng giảm, thị trường xây dựng cạnh tranh gay gắt thì việc lo tương đối đầy đủ việc làm cho công nhân là việc làm rất đáng hoan nghênh. - Đời sống cán bộ công nhân viên của công ty ngày càng được cải thiện, thu nhập trong những năm qua ngày một tăng. 2. Những vấn đề còn tồn tại Mặc dù Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng khả quan đáng ghi nhận trong những năm gần đây, song vẫn còn không ít những những tồn tại và vướng mắc mà Công ty cần phân tích rõ nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục. Cụ thể là: - Tham gia đấu thầu, dự thầu nhiều nhưng tỷ lệ trúng thầu không cao do công tác thông tin kinh tế chậm và không chính xác. - Một số công trình thi công ở các tỉnh phía Bắc và các tỉnh khác hiệu quả kinh tế kém, chưa đem lại lợi nhuận cao cho Công ty. - Công tác tổ chức lao động còn chưa đi kịp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. - Máy móc và trang thiết bị còn lạc hậu và chưa đồng bộ, vẫn còn nhiều công đoạn thủ công gây khó khăn cho sự phát triển và đánh giá hiệu quả quản lý. - Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành sản xuất của Công ty còn chưa hợp lý. Vì thế khả năng phân tích tổng hợp các thông tin về Công ty và thị trường chưa cao, khiến Công ty chưa có khả năng đưa ra các quyết định lớn có lợi ích lâu dài, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong tương lai. Công ty có được những thành tựu trên là do những yếu tố sau: - Do tác động của cơ chế thị trường, buộc công ty muốn tồn tại và phát triển phải chủ động củng cố hoàn thiện các công tác tổ chức quản lý. - Do thực hiện kiểm tra sát hạch chặt chẽ trước khi tuyển dụng nhân viên đã phần nào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản của những tồn tại trên: - Công tác đào tạo nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cán bộ công nhân kỹ thuật của Công ty chưa thực sự được coi trọng, hiệu quả đào tạo còn thấp, chưa có kế hoạch tốt để đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động, đồng thời Công ty còn nhiều lao động dư thừa. - Do tác phong làm việc của người lao động trong công ty còn chậm, đồng thời việc xây dựng hệ thống các quy chế làm việc chưa được quan tâm thích đáng. - Do hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, tỷ trọng vốn vay trong tổng vốn kinh doanh còn quá lớn nên trả lãi vay lớn. IV. Phương hướng nhiệm vụ công tác của Công ty trong những năm tới Mục tiêu của kế hoạch đổi mới, phát triển chính trong giai đoạn 2005 - 2010 là trên cơ sở thực hiện có hiệu quả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh hiện có . Tiếp tục khai thác nội lực và đổi mới quản lý sản xuất kinh doanh, phấn đấu duy trì và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững. Chú trọng nghiên cứu, mở rộng thị trường, lĩnh vực hoạt động để tìm việc và tiêu thụ sản phẩm, phát triển nhà ở, thủy lợi, bê tông hóa kênh mương, đường giao thông và các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị... đảm bảo thị phần trên thị trường Thành phố và một số tỉnh khác. Tiếp tục đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh, tăng cường liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để phát triển sản xuất, không ngừng tăng doanh thu và lợi nhuận của Công ty, nhanh chóng tạo động lực có tính đột phá để vượt qua những tồn tại, hạn chế, đưa Công ty phát triển cao hơn và bền vững hơn. KẾT LUẬN Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước đã thích ứng nhanh chóng với cơ chế thị trường. Những năm gần đây Công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn và đang chịu sự cạnh tranh gay gắt. Trong tình hình đó công ty vẫn có những tăng trưởng thể hiện những bước tiến bền vững. Qua thời gian tìm hiểu thực tế về hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty, em nhận thấy rất nhiều mặt tích cực mà công ty đã làm được. Đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên để đứng vững trong cơ chế thị trường trong những năm tới, công ty cần chú trọng đến vấn đề như quản lý tốt lao động, nâng cao chất lượng công trình, đào tạo công nhân lành nghề… Trong thời gian thực tập tại Công ty, em đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các anh chị, cô chú tại Công ty để hoàn thành bài báo cáo này. Vì thời gian và kiến thức còn hạn chế, em rất mong nhận được những lời nhận xét của cô chú cùng thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Bích

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThực trạng hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần phát triển kinh tế Hà Nội.docx
Luận văn liên quan