Đề tài Thực trạng ứng dụng phương thức tín dụng chứng từ ở Ngân hàng thương mại Cổ phần Đông Á - Chi nhánh Huế

Đưa ra một số giải pháp dựa trên điều kiện thực tế của CN như tăng cường công tác marketing, làm sâu rộng quan hệ với các NH đại lý, cải thiện quy trình thanh toán, đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán quốc tế, Một số hạn chế của Khóa luận là mới chỉ đánh giá việc ứng dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ dựa trên góc nhìn từ phía NHTM, còn chưa có được những nhìn nhận từ phía KH. Chưa đề ra được mô hình với các thông số cụ thể thể hiện mức độ tác động của từng nhân tố đến việc ứng dụng phương thức tín dụng chứng từ đối với NHTM. Đề tài chưa có được sự so sánh giữa các NH cùng quy mô có ứng dụng phương thức tín dụng chứng từ trên địa bàn để đưa ra những nhận định phù hợp nhất về tác động của các nhân tố ảnh hưởng. Hướng phát triển đề tài trong tương lai có thể đánh giá việc ứng dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ dựa trên việc điều tra từ phía KH, sử dụng số liệu để so sánh tình hình với các NH khác để đánh giá chính xác hơn. Có thể mở rộng hướng nghiên cứu trên quy mô rộng để đưa ra một mô hình tương đối cụ thể về tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng phương thức tín dụng chứng từ ở NHTM. Mặc dù trong quá trình thực tập em đã cố gắng tìm hiểu, phân tích đánh giá những nội dung của khóa luận nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nên em kính mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của Thầy cô, các anh chị Ngân hàng và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.

pdf89 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng ứng dụng phương thức tín dụng chứng từ ở Ngân hàng thương mại Cổ phần Đông Á - Chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vị: USD, % Chỉ tiêu Năm2010 Năm 2011 Năm 2012 SO SÁNH 2011/2010 2012/2011 (+/-) (%) (+/-) (%) 1.Chuyển tiền 2,815 4,230 10,774 1,415 50.27 6,544 154.70 2. Nhờ thu 282 376 782 94 33.33 406 107.98 3. L/C 4,150 5,853 12,950 1,703 41.04 7,097 121.25 Tổng cộng 7,247 10,459 24,506 3,212 44.32 14,047 134.31 (Nguồn: Báo cáo Hoạt động TTQT tại Chi nhánh năm 2010 – 2012) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Như Quỳnh SVTH: Lê Thị Thu Hằng – K43A TCNH 53 Giá trị doanh số tăng qua các năm nên dẫn đến hệ quả tất yếu là phí thu được từ hoạt động này cũng tăng theo. Bảng 2.11 cho thấy mức phí thu được tăng 44.32% năm 2011 và 134.31% năm 2012 nhỏ hơn mức tăng của doanh số (51.40% năm 2011 và 114.85% năm 2012). Nguyên nhân là do chiến lược cạnh tranh về phí của Ngân hàng và một phần cũng do sự thay đổi cơ cấu doanh thu với sự chuyển dịch một phần từ tỷ trọng phương thức L/C sang phương thức chuyển tiền. Giá trị phí thu đối với từng phương thức thanh toán quốc tế biến động cụ thể như sau: Giá trị phí thu được từ phương thức chuyển tiền tăng từ 2,815 USD lên 4,230 USD năm 2011, tốc độ 50.27% và vươn lên 10,774 USD năm 2012, đạt mức tăng ấn tượng 154.70%. Phương thức nhờ thu cũng có giá trị phí tăng theo doanh số. Phí thu năm 2011 là 376 USD, tăng 94 USD so với năm 2010, tương ứng 33.33%. Năm 2012 tiếp tục đà tăng với 406 USD tăng thêm so với năm 2011, tương ứng 107.98%. Phương thức tín dụng chứng từ tuy không có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất nhưng mức phí thu được lại nhiều nhất trong ba phương thức: Năm 2011 tăng 41.04%, giá trị phí thu cộng thêm 3,212 USD so với năm trước. Năm 2012 mức tăng lên đến 121.25% tương ứng với giá trị phí tăng thêm là 14,047 USD, hiện dừng ở mức 24,506 USD. Sở dĩ tốc độ tăng trưởng phí thu năm 2012 lớn hơn mức tăng doanh số năm 2012 (92.74%) là do năm này có nhiều bộ hồ sơ giá trị lớn phải thực hiện tu chỉnh theo yêu cầu của KH nên giá trị phí thu cũng vì đó mà tăng thêm. Qua biểu đồ 2.4 về cơ cấu phí thu được theo từng phương thức trong TTQT, ta thấy tỷ trọng phí thu được từ L/C chiếm 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 3. Phương thức L/C 2. Phương thức nhờ thu 1. Phương thức chuyển tiền Biểu đồ 2.4: Cơ cấu phí thu trong Thanh toán quốc tế Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Như Quỳnh SVTH: Lê Thị Thu Hằng – K43A TCNH 54 tỷ trọng lớn nhưng đang có xu hướng giảm dần, từ 57.3% năm 2010 chỉ còn 52.8% năm 2012, giảm gần 5%. Thay vào đó là tỷ trọng phí thu được từ sự vươn lên của phương thức chuyển tiền, từ 33.8% năm 2010 đến tỷ lệ 43.9% trong tổng mức phí thu từ hoạt động thanh toán quốc tế, tăng gần 10% trong 3 năm. Tỷ trọng phí nhờ thu thay đổi không nhiều trong suốt giai đoạn. Bảng 2.12: Tỷ lệ phí thu trên doanh số trong thanh toán quốc tế Đơn vị: % Tỷ lệ thu phí Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Chuyển tiền 0.57 0.51 0.54 2. Nhờ thu 0.28 0.27 0.27 3. Phương thức L/C 0.67 0.67 0.77 Bảng 2.12 cho thấy tỷ lệ thu phí lớn nhất vẫn là từ các hợp đồng thư tín dụng. Do thủ tục về bộ chứng từ rất phức tạp, cán bộ thanh toán quốc tế phải thực hiện nhiều công đoạn, liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau và trách nhiệm của Ngân hàng trong hình thức này cũng là lớn nhất. Mức phí thu trung bình giữ nguyên trong 2 năm 2010 và 2011, đến năm 2012 tăng đột ngột 0.1%. Tình trạng này chỉ là tạm thời do những tu chỉnh từ phía KH đã được đề cập ở trên. Đầu năm 2013 NH đã có những điều chỉnh giảm tỷ lệ phí thu trong biểu phí TTQT áp dụng trong toàn hệ thống. Hình thức nhờ thu ít được áp dụng nên tỷ lệ phí thu không biến động nhiều, xoanh quanh ở mức 0.28% năm 2010, duy trì mức 0.27% trong 2 năm tiếp theo. Tỷ lệ phí thu áp dụng cho hình thức chuyển tiền có nhiều biến động, từ 0.57% năm 2010 giảm còn 0.51% năm 2011 và tăng lên 0.54% năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2011 CN mới tiến hành tiếp cận được các trung tâm du học nên thực hiện chính sách thu phí thấp để khởi tạo mối quan hệ. Năm 2012 tuy mức phí có cao hơn 2011 nhưng lại thấp hơn mức 2010, cho thấy nỗ lực giảm phí tăng cạnh tranh. 2.2.5.3.2. Phí thu từ phương thức tín dụng chứng từ Vai trò của NHTM trong phương thức L/C cũng phân biệt theo loại hình, thư tín dụng nhập khẩu giao dịch phức tạp hơn thư tín dụng xuất khẩu. Đối với L/C xuất chỉ cần ngân hàng làm nhiệm vụ thông báo và ghi có vào tài khoản KH khi nhận tiền Đại học Kin tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Như Quỳnh SVTH: Lê Thị Thu Hằng – K43A TCNH 55 từ phía đối tác. Trong khi đó L/C nhập lại yêu cầu Ngân hàng phải thực hiện nhiều nghiệp vụ như phát hành L/C, theo dõi L/C, kèm theo nghĩa vụ thanh toán khi KH của mình không trả được tiền. Trách nhiệm cao hơn đòi hỏi phí thu cao hơn để đảm bảo an toàn cho NH cũng như trang trải chi phí cho các nghiệp vụ phát sinh. Bảng 2.13: Phí thu từ phương thức tín dụng chứng từ Đơn vị: USD, % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 SO SÁNH 2011/2010 2012/2011 (+/-) (%) (+/-) (%) 1. L/C nhập 3,455 5,485 12,420 2,030 58.76 6,935 126.44 2. L/C xuất 695 368 530 -327 -47.05 162 44.02 3. Tổng L/C 4,150 5,853 12,950 1,703 41.04 7,097 121.25 (Nguồn: Báo cáo Hoạt động TTQT tại Chi nhánh năm 2010 – 2012) Từ bảng 2.13 kết hợp với biểu đồ 2.5 về cơ cấu phí thu được từ phương thức tín dụng chứng từ ta thấy phí thu từ L/C nhập cao và chiếm tỷ trọng nhiều hơn hẳn L/C xuất. Một phần nguyên nhân là do L/C xuất hầu như không phát triển ở Ngân hàng. Một phần cũng là vì tỷ lệ phí thu từ L/C xuất chỉ khoảng 0.5% giá trị hồ sơ trong khi tỷ lệ này ở L/C nhập là gần 0.70% (bảng 2.14). Bảng 2.14: Tỷ lệ phí thu trong L/C Đơn vị: % TRONG ĐÓ: Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 L/C nhập 0.71 0.69 0.79 L/C xuất 0.53 0.47 0.57 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2. L/C xuất 1. L/C nhập Biểu đồ 2.5: Cơ cấu phí thu từ L/CĐại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Như Quỳnh SVTH: Lê Thị Thu Hằng – K43A TCNH 56 2.2.6. Đánh giá chất lượng khách hàng Khách hàng của Đông Á hiện chủ yếu là DN vừa và nhỏ, thời gian hoạt động chưa dài. Hoạt động xuất nhập khẩu và đào tạo về nghiệp vụ này ở nước ta mới chỉ được chú trọng phát triển trong vài năm trở lại đây và các DN trong tỉnh vẫn chưa có môi trường thật sự tốt để phát triển nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Việc hạn chế về trình độ, thiếu kinh nghiệm, thiếu thông tin về các đối tác ngước ngoài là điều khó tránh khỏi. Mặc dù DN đã coi trọng hơn vai trò tham mưu của NH nhưng vẫn xảy ra một số rủi ro thường gặp như: không nộp bộ chứng từ kịp thời, lập bộ chứng từ không khớp với L/C, mô tả sai hàng hóa so với L/C, (đối với nhà xuất khẩu), hoặc hợp đồng thương mại của người nhập khẩu thiếu chặt chẽ, phải tu chỉnh hồ sơ nhiều lần tốn nhiều thời gian công sức. 2.2.7. Uy tín của ngân hàng ở trong nước và thị trường quốc tế Với các thành tích được công nhận ở trong và ngoài nước về thương hiệu nói chung cũng như hoạt động TTQT nói riêng, NH Đông Á ngày càng được biết đến rộng rãi ở trong và ngoài nước cũng như uy tín ngày càng được nâng cao: DongA Bank là thành viên của hệ thống thanh toán viễn thông toàn cầu và nhiều tổ chức lớn khác như hiệp hội Ngân hàng Châu á, hiệp hội Ngân hàng khu vực ASEAN, thành viên hiệp hội thẻ Visa, tham gia các chương trình của WB, ADB. Ngày 28/03/2013 vừa qua, DongA Bank được Ngân hàng Bank of New York Mellon (BNY) - Hoa Kỳ trao giải thưởng Tỷ lệ công điện đạt chuẩn (STP) cao năm 2012, giải này là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng TTQT của các NH. Mới đây nhất, tại Singapore, trong khuôn khổ giải thưởng ABF Retail Banking Awards do tạp chí Asian Banking & Finance (ABF) tổ chức, DongA Bank đã vinh dự đoạt giải Ngân hàng kinh doanh ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2012. 2.2.8. Các chính sách của Ngân hàng Chính sách về giá, sản phẩm, quan hệ KH, tạo dựng uy tín,...trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Với mục tiêu mở rộng thị phần và thu hút KH, NH Đông Á trong những năm gần đây đã quan tâm mở rộng đối tượng phục vụ là các DN Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Như Quỳnh SVTH: Lê Thị Thu Hằng – K43A TCNH 57 nước ngoài chứ không chỉ chú trọng đến DN trong nước như trước kia nữa. Điều này tạo điều kiện cho hoạt động TTQT ở NH có thể phát triển hơn. Chất lượng TTQT của toàn hệ thống ngày càng được khẳng định, bằng chứng là những kết quả tốt về doanh số và chất lượng KH cũng như các giải thưởng mà NH đã đạt được trong những năm trở lại đây như: Bằng khen thành tích xuất xắc trong phát triển sản phẩm và thương hiệu tham gia hợp tác kinh tế quốc tế do Ủy ban Quốc gia về Hợp Tác Kinh Tế Quốc Tế trao tặng; chứng nhận chất lượng do các định chế tài chính uy tín thế giới chứng nhận bao gồm Deutsch Bank A.G, City Standard Chartered Bank, The Bank of New York và Bank of American. 2.2.9. Mạng lưới chi nhánh và các Ngân hàng đại lý Hiện tại, DongA Bank đã có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 65.548 tỷ đồng với 32 phòng ban thuộc Hội sở, 3 trung tâm, 3 công ty thành viên và 240 đơn vị giao dịch trên toàn quốc. Với 240 chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch 24h trên 55 tỉnh thành cùng với 1.400 máy ATM và 1.500 điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ - POS, thương hiệu DongA Bank không chỉ phủ kín rộng khắp ở thành thị, mà còn xuất hiện ở nông thôn, vùng cao, vùng xa, đưa NH ngày càng đến gần hơn với KH. Điều này rất có lợi trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường hoạt động, nghiên cứu khai thác tối đa nhu cầu KH trong thời gian tới. Ngày nay, đa số các NH đều thiết lập mối quan hệ đại lý với nhau để phục vụ cho hoạt động thanh toán, chuyển tiền, của mình. Tính đến năm hết năm 2012, Dong A Bank có quan hệ đại lý với hơn 1100 NH của gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trải khắp năm châu. Nhờ đó, NH có thể liên lạc và giao dịch trực tiếp thông qua hệ thống mã điện SWIFT với nhiều NH đại lý thuộc nhiều quốc gia một cách nhanh chóng và an toàn mà không phải thông qua một NH thứ ba. Hệ thống đại lý trải khắp còn góp phần giúp đưa danh tiếng của NH từng bước ra thị trường thế giới, nâng cao uy tín trên thị trường với các đối tác cũng như lòng tin trong lòng KH. Hệ thống NH đại lý tuy đã phát triển về chiều ngang nhưng chưa phát triển về chiều sâu, chưa khai thác tối đa dịch vụ NH đại lý. Mặt khác, mạng lưới mở rộng tương đối nhanh nhưng còn chưa theo kịp với phạm vi hoạt động của các DN xuất nhập khẩu. Cùng với việc Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Như Quỳnh SVTH: Lê Thị Thu Hằng – K43A TCNH 58 thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài, trong những năm qua NH Đông Á còn liên tục mở và duy trì các tài khoản tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng nước ngoài bằng các loại ngoại tệ khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu ngày càng đa dạng và phát triển. Cho đến nay, NH Đông Á đã mở và duy trì hơn 38 tài khoản thanh toán USD, EUR tại các ngân hàng lớn ở Mỹ(Standard chartered Bank , JP Morgan Chase,..) và Châu Âu (BHF Bank Dresdner Bank, Bayerisch Hypo und Veirnsbank...). Ngoài ra, NH Đông Á còn mở và duy trì các tài khoản thanh toán bằng các loại ngoại tệ mạnh khác như JPY, AUD... để đáp ứng tốt hơn mọi nhu cầu ngoại tệ tức thời của KH. 2.2.10.Các yếu tố về con người Hiện tại các hoạt động TTQT vẫn chưa thực sự phát triển ở CN, mới chỉ có 1 nhân viên chính thực hiện mọi công tác bao gồm cả chuyển tiền, nhờ thu và các nghiệp vụ liên quan đến các sản phẩm L/C. Những lúc cao điểm, cán bộ TTQT nhận được sự hỗ trợ của một số đồng nghiệp trong phòng KH Doanh nghiệp. Thanh toán viên đã qua 1 khóa đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ TTQT do NH tổ chức, có trình độ đại học, trình độ tiếng Anh, sử dụng thành thạo vi tính. Có phong cách giao dịch với KH tận tình, lịch sự, sẵn sàng hướng dẫn KH giải quyết vướng mắc trong khâu chuẩn bị hợp đồng, ký hợp đồng hay tư vấn cho KH về các điều khoản trong hợp đồng sao cho có lợi nhất. Ngoài ra NH Đông Á Huế còn thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ bằng việc tạo điều kiện đi khảo sát và trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ với các CN khác thực hiện nghiệp vụ TTQT trong hệ thống.Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Như Quỳnh SVTH: Lê Thị Thu Hằng – K43A TCNH 59 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Ở NHTM CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH HUẾ 3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh 3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Đông Á Năm 2013 được dự báo vẫn là một năm còn nhiều khó khăn thách thức đối với nền kinh tế thế giới cũng như trong nước. Điều này chắc chắn sẽ tác động đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và DongA Bank nói riêng. Trong năm 2013 DongA Bank tập trung vào các vấn đề lớn sau:  Các chỉ tiêu tài chính trọng yếu: - Đẩy mạnh huy động vốn, đặc biệt là từ tổ chức kinh tế và dân cư lên 72,000 tỷ, tăng 31% so với năm 2012, đưa tổng tài sản tăng lên 85,000 tỷ đồng, tăng 23%. - Tăng vốn điều lệ lên 6,000 tỷ đồng, gấp 1.2 lần cuối năm 2012. - Tổng dư nợ cho vay đạt 55,200 tỷ, tăng 9%. - Lợi nhuận trước thuế đạt 1,000 tỷ đồng, tăng 29% so với năm trước. - Các chỉ tiêu an toàn hoạt động: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu >9%; tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn <30%; tỷ lệ nợ xấu <3.5%.  Phương hướng kinh doanh “Đổi mới và phát triển”, các nhiệm vụ trọng tâm: - Biến chuyển Đông Á, xây dựng mô hình kinh doanh chiến lược mới. - Kiểm soát nợ xấu. - Nâng cao nguồn thu phí, quản lý chi phí hiệu quả. - Làm giàu các mối quan hệ chiến lược. Trên cơ sở kết quả kinh doanh năm 2012 và căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và các biện pháp kinh doanh của Ngân hàng, CN Huế đã đề ra nhiệm vụ kinh doanh năm 2013, cụ thể như sau: Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Như Quỳnh SVTH: Lê Thị Thu Hằng – K43A TCNH 60 3.1.2. Mục tiêu hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2013: - Chỉ tiêu vốn huy động tăng 35 % so với năm 2012. - Dư nợ cho vay tăng 10 % so với năm 2012. - Lợi nhuận hạch toán nội bộ tăng 40% so với năm 2012. - Tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ < 2%. - Thanh toán quốc tế tăng 10% so với năm 2012. 3.1.3. Nhiệm vụ kinh doanh của chi nhánh năm 2013: Cùng với mục tiêu chung của Đông Á Bank là trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất, DAB Huế tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau: - Tích cực đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn nhằm giữ vững và phát triển nguồn vốn huy động, vận dụng chính sách lãi suất và chính sách KH hợp lý, phù hợp với từng đối tượng KH. - Tổ chức và triển khai tốt các hoạt động tiếp thị, nâng cao tính cạnh tranh với bên ngoài đồng thời đảm bảo tính thống nhất và sự phối hợp chặt chẽ trong ngân hàng. - Các chương trình tín dụng năm 2013 vẫn sẽ ưu tiên cho KH cá nhân với một tỷ trọng khá lớn. Tuy nhiên, NH tăng cường tập trung phục vụ KH doanh nghiệp, phát triển thêm KH mới và không ngừng chăm sóc các KH cũ. Nếu KH doanh nghiệp mới hoạt động tốt, có hiệu quả ngân hàng sẽ có những chính sách ưu đãi chẳng hạn như việc tăng hạn mức tín dụng - Tiếp tục đổi mới cơ cấu tín dụng theo hướng tăng dần tỷ lệ dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo. Đảm bảo cho vay hiệu quả, an toàn, không để phát sinh nợ quá hạn mới. - Hoạt động TTQT ngày càng trở nên quan trọng, gắn bó mật thiết với các hoạt động kinh doanh khác của NHTM. CN đề ra mục tiêu phấn đấu nâng cao hơn thị phần hoạt động TTQT, phát triển mạnh mẽ các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, - Nghiên cứu, điều chỉnh mô hình tổ chức, chức năng và phân cấp quản lý kinh doanh đối với các bộ phận nghiệp vụ để phù hợp xu thế phát triển trong mỗi giai đoạn. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tín dụng, tài chính và kế toán. Thực hiện nghiêm túc công tác chấn chỉnh Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Như Quỳnh SVTH: Lê Thị Thu Hằng – K43A TCNH 61 sau thanh tra, đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh an toàn. - Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ một cách căn bản, đặc biệt là các kỹ năng về công nghệ mới. Công tác tuyển dụng lao động cần hội đủ phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá ngày càng cao. - Xây dựng các chỉ tiêu thi đua thiết thực gắn với mọi hoạt động của các tổ chức đoàn thể, duy trì các phong trào văn nghệ, thể thao, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong cơ quan, góp phần thúc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh phát triển. 3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện thực trạng ứng dụng phương thức tín dụng chứng từ ở NHTMCP Đông Á-chi nhánh Huế 3.2.1. Tăng cường công tác Marketing Marketing ngày nay đóng một vai trò trung tâm trong việc dịch chuyển thông tin KH thành các sản phẩm, dịch vụ mới và định vị những sản phẩm này trên thị trường. Thực hiện tốt hoạt động Marketing giúp NH chỉ ra và nắm bắt được nhu cầu mới, những xu hướng mới, nhanh chóng trở thành đòn bẩy, biến chúng thành cơ hội, giúp cho sự phát triển chiến lược và sự lớn mạnh lâu bền. Giải pháp về Marketing bao gồm các hoạt động tiếp thị quảng cáo, chính sách sản phẩm, khách hàng. 3.2.1.1. Tăng cường công tác tiếp thị quảng cáo Cũng như toàn hệ thống Đông Á, CN Huế luôn coi đây là công việc quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mình. Mảng KH hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mảng KH doanh nghiệp lớn vẫn chưa khai thác trong khi đây là nhóm đối tượng thường xuyên có các hợp đồng xuất nhập khẩu quy mô lớn. Trước mắt, cần chủ động tiếp thị giới thiệu sản phẩm và thu hút các DN sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu lớn, các DN địa phương, DN trong các khu công nghiệp, DN có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức xã hội thường xuyên có hoạt động TTQT. Bên cạnh nguồn thu, phương thức tín dụng chứng từ đem lại trách nhiệm thanh toán L/C cho NH phát hành nếu nên không chỉ tập trung mở rộng quan hệ mà cần chú trọng đến khả năng tài chính lành mạnh, có uy tín trong quan hệ tín dụng, thanh toán, thế mạnh trong hoạt động xuất nhập khẩu của KH. Thương hiệu DongA Bank đã được biết đến rộng rãi ở địa phương và trong cả nước nhưng chủ yếu là với các KH cá nhân. Thế nên cần nghiên cứu thị Đại học Kin tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Như Quỳnh SVTH: Lê Thị Thu Hằng – K43A TCNH 62 trường để tìm hiểu KH, tổ chức hội nghị KH nhằm củng cố quan hệ, nâng cao sự hiểu biết của KH và biết được vị trí của hoạt động TTQT của ngân hàng trong lòng KH. Đồng thời tiếp tục quảng cáo dưới nhiều hình thức khác nhau như: pa nô, áp phích, chương trình khuyến mãi, trang mạng internet, các tờ rơi, cuốn sổ kích thước nhỏ cung cấp đầy đủ thông tin các tiện ích dịch vụ ngân hàng...Trụ sở ngân hàng phải được bố trí khang trang, sạch đẹp và tạo được sự thuận lợi cho khách hàng. 3.2.1.2. Chính sách sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng Đặc điểm của loại hình KH doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhạy bén, năng động và dễ thích ứng với sự thay đổi của môi trường, hoạt động có hiệu quả với chi phí cố định thấp. Tuy nhiên loại hình này lại có vốn ít, giá trị tài sản đảm bảo không cao, khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng thấp, còn tồn tại nhiều yếu kém về nghiệp vụ. Thế nên cần nghiên cứu những sản phẩm phù hợp như dịch vụ tư vấn khởi thảo hợp đồng kết hợp phát hành L/C để đưa ra những điều kiện có lợi nhất cho cả phía KH và NH trong giao dịch thanh toán; đưa ra mức ký quỹ và phí hấp dẫn với đối tượng DN vừa và nhỏ; thực hiện lãi suất ưu đãi để giữ mối quan hệ lâu dài trong tương lai, 3.2.1.3. Thực hiện chính sách khách hàng hợp lý Ngoài việc quảng bá, mở rộng hình ảnh, NH cần đa dạng hoá các đối tượng KH cũng như chế độ ưu đãi hợp lý đối với KH truyền thống, các KH lớn, KH tiềm năng của mình. Có thể phân loại để đánh giá và đưa ra những chính sách phù hợp như: - Đối với khách thường xuyên có hoạt động xuất nhập khẩu, có thể miễn giảm một số loại phí, giảm lãi suất cho vay, ưu đãi về tỷ lệ ký quỹ khi mở L/C... để thu hút và duy trì mối quan hệ với KH truyền thống. - Đối với KH mới giao dịch lần đầu, cần tạo ấn tượng tốt về sự nhiệt tình, chuyên môn vững, tư vấn cho KH lựa chọn những điều khoản có lợi nhất trong giao dịch TTQT, tạo lòng tin với KH, - Đối với KH lớn mới tiếp cận được, nên thực hiện ưu đãi phí như KH nhỏ truyền thống để tạo mối quan hệ tiền đề cho các giao dịch tiếp theo Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Như Quỳnh SVTH: Lê Thị Thu Hằng – K43A TCNH 63 3.2.2. Xây dựng và tăng cường mối quan hệ với các Ngân hàng đại lý Hệ thống NH đại lý có vai trò quan trọng trong hoạt động thanh toán quốc tế. Việc xây dựng và tăng cường mối quan hệ với các NH đại lý là một trong những vấn đế trọng tâm được đưa ra trong chiến lược hoạt động của NH năm 2013 nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện các giao dịch với đối tác quốc tế. Hiện tại, thực trạng quan hệ giữa DongA Bank và các NH đại lý mới chỉ phát triển về chiều ngang chứ chưa thật đi vào chiều sâu. Do đó, trước hết, NH cần xây dựng hệ thống phân loại và chính sách quan hệ đại lý phù hợp, nâng cao uy tín quốc tế. Từ đó tiếp tục duy trì và tăng cường mối quan hệ gắn bó với các NH đại lý đã có để khai thác tối đa hiệu quả của hệ thống thanh toán qua NH đại lý, cũng có thể học hỏi được kinh nghiệm quản lý của các NH nước ngoài. Mặt khác, không ngừng mở rộng mạng lưới đại lý trên toàn thế giới, không ngừng nâng cao uy tín trên trường quốc tế. 3.2.3. Hoàn thiện công nghệ và quy trình thanh toán tín dụng chứng từ Quy trình hiện nay khá phức tạp, trải qua nhiều khâu ở nhiều bộ phận khác nhau nên đôi khi hao phí thời gian. Vì vậy, NH cần không ngừng hoàn thiện quy trình thanh toán và cải tiến kỹ thuật để đảm bảo an toàn và tốc độ thanh toán. Có thể đưa ra giải pháp quy định hạn mức thanh toán thư tín dụng để từng CN linh hoạt hơn trong quyết định. Ví dụ như những thư tín dụng có giá trị nhỏ thì CN có thể hoàn toàn quyết định trong cả quá trình, Hội sở chỉ có nhiệm vụ thao tác với hệ thống kỹ thuật. Từ đó tiến tới phát triển các chi nhánh lớn theo khu vực được trang bị hệ thống kỹ thuật chuẩn, với đội ngũ cán bộ chất lượng để chia sẻ gánh nặng cho Hội sở, giúp các giao dịch được thực hiện nhanh hơn, giảm thiểu sai sót. Trong thời gian qua NH đã ứng dụng khá tốt nền tảng công nghệ vào hoạt động TTQT của mình, để phục vụ tốt KH và hội nhập sâu rộng vào nền TTQT. NH cần tiếp tục tăng cường các yếu tố công nghệ vào hoạt động TTQT nói chung và ứng dụng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng như: phát triển các giao dịch hiện đại (Home Banking, Internet Banking); kiểm tra chứng từ qua mạng, vừa tiết kiệm chi phí vừa thu hút KH ở xa, Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Như Quỳnh SVTH: Lê Thị Thu Hằng – K43A TCNH 64 3.2.4. Đa dạng hóa dịch vụ thanh toán quốc tế Các dịch vụ thanh toán quốc tế có tác động thúc đẩy lẫn nhau, dịch vụ này phát triển sẽ tạo điều kiện để dịch vụ kia được đáp ứng tốt hơn. 3.2.4.1. Các sản phẩm tín dụng chứng từ Các giao dịch hiện nay chủ yếu là loại L/C truyền thống, L/C không thể huỷ ngang trả ngay. Nhiều loại L/C khác như L/C giáp lưng, L/C tuần hoàn, L/C trả dần hay L/C đối ứng... tuy CN có thẩm quyền thực hiện nhưng hầu như chưa được KH biết đến và lựa chọn. Một phần do kiến thức về TTQT của KH còn hạn chế, mặt khác là CN thiếu kinh nghiệm về việc ứng dụng các loại hình này nên ngại rủi ro. Do vậy, cần đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng chứng từ bằng cách đưa vào triển khai và tư vấn sử dụng các loại L/C mới nhằm tăng tính đa dạng và phù hợp với điều kiện thực tế Từ đó cũng nâng cao nghiệp vụ, kinh nghiệm cho các thanh toán viên để phục vụ nhu cầu mở rộng hoạt động TTQT của CN sau này. 3.2.4.2. Tăng cường nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ cung cấp nguồn ngoại tệ cho việc thực hiện các nghĩa vụ thanh toán hay tín dụng xuất nhập khẩu cho KH. Một ngân hàng có nguồn ngoại tệ dồi dào sẽ đảm bảo tốt cho các nghiệp vụ TTQT khác được thực hiện trôi chảy. Ngân hàng có thể tăng cường nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của mình bằng các biện pháp quảng cáo, tăng cường mối quan hệ với các đối tác nước ngoài, mở rộng hoạt động chuyển tiền vốn là thế mạnh lâu nay. 3.2.4.3. Thực hiện sản phẩm mới B/G Mặc dù phương thức thanh toán L/C hiện đang được sử dụng rất rộng rãi với những đặc tính rất ưu việt nhưng vẫn còn một số hạn chế và rủi ro có thể xảy ra. Để khắc phục những hạn chế đó, một số nơi trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ,đang áp dụng phương thức thanh toán B/G (Bilateral Guarantee: bảo lãnh tay đôi). Đây là sự kết hợp của L/C và D/A (điều kiện trong phương thức nhờ thu cho phép người nhập khẩu chỉ cần chấp nhận trả tiền vào hối phiếu có kỳ hàng là được NH trao cho bộ chứng từ hàng hóa), vừa đảm bảo thanh toán cho nhà nhập khẩu như một L/C không Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Như Quỳnh SVTH: Lê Thị Thu Hằng – K43A TCNH 65 thể hủy ngang, vừa cho phép nhà nhập khẩu xem hàng đúng yêu cầu mới trả tiền, không buộc nhà nhập khẩu khi lập chứng từ bị lỗi mà từ chối thanh toán. Như vậy rủi ro khó thể xảy ra cho cả bên mua và bên bán khi cả hai trung thực theo đúng hợp đồng cam kết. DongA Bank có thể xem xét triển khai sản phẩm này. 3.2.4.4. Đẩy mạnh công tác tài trợ xuất nhập khẩu Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngoại thương. Đối với doanh nghiệp, nhờ có sự hỗ trợ của NH mà có thể đáp ứng kịp thời các nhu cầu về vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh (nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến), từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, tăng khả năng đứng vững và mở rộng thị trường. Đối với phía NH thì hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu là một hình thức cho vay mang lại hiệu quả cao, ao toàn, đảm bảo KH sử dụng vốn đúng mục đích và thời gian thu hồi vốn nhanh cho NH. Do đó, phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu vừa giúp tăng thu nhập, mở rộng kinh doanh, vừa có vai trò kích thích sự phát triển của các phương thức TTQT. Trên thực tế, tín dụng xuất nhập khẩu chưa phổ biến ở CN, cần tăng cường công tác tiếp cận KH để giới thiệu, khuyến khích KH sử dụng các dịch vụ tài trợ. Ngoài ra, NH cũng cần đa dạng hóa các nghiệp vụ tài trợ, phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, thực hiện chiến lược KH hợp lý, ưu tiên lãi suất với món vay thanh toán xuất nhập khẩu so với các món vay khác bởi vì cho vay thanh toán xuất nhập khẩu ngoài phần lãi mà NH nhận được, NH còn thu được các loại phí TTQT như phí mở L/C, phí thông báo, sửa đổi 3.2.5. Nâng cao khả năng tài chính và uy tín đối với khách hàng Khả năng tài chính của NH ảnh hưởng đến ý muốn giao dịch của KH. Ngân hàng có thể nâng cao năng lực tài chính của mình bằng cách mở rộng huy động vốn qua nhiều phương thức từ nhiều nguồn khác nhau. Từ đó nâng cao năng lực cấp tín dụng cũng như khả năng thẩm định KH, giảm tỷ lệ nợ xấu, tạo lòng tin về khả năng tài chính vững mạnh. Đặc biệt trong hoạt động TTQT thì NH phải đảm bảo một nguồn vốn ngoại tệ dồi dào để đáp ứng nhu cầu thanh toán cũng như đẩy mạnh huy động vốn ngoại tệ, khai thác tốt các nguồn vốn tài trợ, phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Còn uy tín được coi là tài sản vô giá của Doanh nghiệp, NH Đông Á cần tiếp tục thực Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Như Quỳnh SVTH: Lê Thị Thu Hằng – K43A TCNH 66 hiện các biện pháp nhằm giữ vững uy tín đã tạo dựng lâu nay trong lòng KH cũ và nâng cao uy tín trong lòng các KH mới và tiềm năng. 3.2.6. Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thanh toán quốc tế Hiện tại, thanh toán viên của CN còn chưa có nhiều điều kiện thực hành nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, NH cần tạo điều kiện để cán bộ trau dồi không chỉ trên lý thuyết mà còn phải trải qua thực tế. Ngoài việc tổ chức khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ thì có thể gửi cán bộ đến tham khảo tại các CN có mảng TTQT phát triển, tránh trường hợp vấp váp khi có tình huống mới lạ, rủi ro. Trong quá trình hoạt động cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá để nâng cao trình độ của cán bộ. Tiến hành rà soát sắp xếp lại cán bộ làm công tác TTQT, đảm bảo từ cán bộ quản lý đến cán bộ chuyên môn nghiệp vụ phải có đủ các tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ năng, bồi dưỡng các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, TTQT và luật quốc tế. Nếu muốn mở rộng hoạt động trong giai đoạn tiếp theo thì NH cần xây dựng một quy trình tuyển dụng chuẩn (nghiệp vụ, kỹ năng anh văn tin học giao tiếp, nhiệt huyết), đảm bảo đầu vào tốt thì đầu ra mới tốt được. Thêm đó, cần chú trọng đầu tư tài liệu, văn bản luật, sách báo phục vụ nhu cầu cập nhật thông tin trong và ngoài nước cho cán bộ. Bên cạnh đó, chế độ khen thưởng hợp lý đối với những cán bộ giỏi về chuyên môn, hoàn thành suất sắc công được giao, có nhiều sáng tạo trong công việc cũng kích thích nhân viên hoạt động tốt hơn. Với những cán bộ không hoàn thành công việc được giao, ảnh hưởng đến uy tín của NH cần có hình thức phạt hợp để nâng cao tinh thần trách nhiệm mà không tạo quá nhiều áp lực cho cán bộ. Thanh toán viên là người trực tiếp giao dịch với KH. Do đó, họ là người hiểu rõ nhất các nhu cầu và mong muốn của KH, NH nên khuyến khích và tiếp thu yếu tố đóng góp của Thanh toán viên để đưa ra các sản phẩm phù hợp và ngày càng hoàn thiện quy trình thanh toán của mình. 3.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra rà soát để hạn chế rủi ro Rủi ro là điều không hề muốn đối với mọi hình thức kinh doanh, đặc biệt là trong thanh toán quốc tế với phía đối tác nước ngoài, bị cách trở về nhiều mặt. Trong Đại họ Kin tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Như Quỳnh SVTH: Lê Thị Thu Hằng – K43A TCNH 67 hình thức tín dụng chứng từ, chỉ cần nhà xuất khẩu xuất trình hợp lệ là NH phải thực hiện thanh toán. Cần chú nâng cao cảnh giác, phòng ngừa với sự giả mạo trong vận đơn và trong toàn bộ bộ chứng từ. Không những đề phòng nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ giả mạo để được thanh toán mà NH còn đề phòng nhà nhập khẩu xuất trình bộ chứng từ giả mạo để được nhận hàng hoá. Để đề phòng trường hợp KH gian lận, ngoài việc kiểm tra kỹ bộ chứng từ, NH còn cần tiến hành thẩm định tư cách KH ngay từ đầu hạn chế rủi ro ngay từ đầu là điều cần thiết. 3.2.8. Chính sách khuyến khích các chi nhánh có thành quả tốt Giống như đội ngũ nhân lực, CN cũng cần động lực để triển khai tốt các hoạt động của mình, đặc biệt là khi TTQT là loại dịch vụ mới phát triển trong những năm trở lại đây, còn nhiều mảng để khai thác. Từ xưa đến nay nhắc tới NHTM người ta chỉ nghĩ đến hoạt động huy động hay tín dụng vốn mà chưa chú trọng nhiều đến mảng thanh toán. Ý nghĩ này đã ăn sâu vào tiềm thức của cả bộ phận quản lý nên các chính sách cho mảng TTQT gần như còn bỏ ngỏ. Một chế độ khen thưởng hợp lý đối với các CN có thành quả tốt cũng góp phần thúc đẩy hoạt động TTQT ở NH phát triển. 3.3. Giải pháp rút ra từ kinh nghiệm các Ngân hàng khác thành công trong việc ứng dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Thực tế cho thấy các NH mạnh trong việc ứng dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong cả nước nói chung cũng như trên địa bàn Thừa Thiên Huế nói riêng đều là những NH có vốn nhà nước (Vietcombank, Vietinbank,). Lợi điểm của các NH này là nguồn vốn lớn khả năng tài chính vững mạnh nhờ có sự hậu thuẫn của Nhà nước, có mối quan hệ lâu dài với nhiều doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nhà nước, kinh nghiệm dồi dào. Tuy nhiên, các NH này lại có điểm yếu là năng lực quản lý chưa cao, mối quan hệ với KH chưa thật sự sâu sắc. DongA Bank có thể tận dụng các điểm yếu này để tạo thành lợi thế cho mình, nâng cao năng lực để dần san bằng điểm mạnh với đối thủ để nâng cao tính cạnh tranh cho hoạt động TTQT nói riêng và toàn hoạt động kinh doanh nói chung. Đại học Kin tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Như Quỳnh SVTH: Lê Thị Thu Hằng – K43A TCNH 68 PHẦN BA: KẾT LUẬN Ngày nay, trong điều kiện ngày một phát triển về hoạt động ngoại thương, TTQT dần trở thành một hoạt động then chốt đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nói chung và hệ thống NHTM nói riêng. Các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ tác động mạnh mẽ đến hoạt động TTQT của các NH. Từ đó, Nhà nước cần không ngừng hoàn thiện cac văn bản pháp lý về TTQT, hoàn thiện các chính sách thương mại, tạo môi trường thuận lợi, nâng cao chất lượng hàng hóa và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Riêng đối với địa phương cần có những chính sách chú trọng công nghiệp, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu để toàn tỉnh có thể phát triển một cách toàn diện, tận dụng hiệu quả những lợi thế mà thiên nhiên ban tặng. NH Đông Á trong thời gian qua luôn chú trọng khai thác và phát triển nghiệp vụ TTQT nói chung và tín dụng chứng từ nói riêng như tăng cường quảng cáo, tiếp cận KH, giới thiệu sản phẩm, áp dụng công nghệ kỹ thuật cao trong thanh toán, chính sách KH hợp lý,... Tuy nhiên, nhiều điều kiện chủ quan và khách quan làm cho việc ứng dụng còn nhiều hạn chế (chính sách địa phương, hạn chế trong công tác tiếp cận KH, cạnh tranh từ nhiều đối thủ,). Hệ thống Đông Á và CN Huế cần thực hiện những biện pháp phù hợp nhằm tăng cường việc ứng dụng phương thức tín dụng chứng từ vào hoạt động TTQT từ đó tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Đề tài đã đạt được một số kết quả sau: - Tìm hiểu, khái quát được những vấn đề cơ bản lý luận về Thanh toán quốc tế, nội dung, các điều kiện và phương thức thanh toán quốc tế, phương thức tín dụng chứng từ, các bên tham gia và quy trình thực hiện, - Tìm hiểu được một số nhân tố tác động đến việc ứng dụng phương thưc thanh toán tín dụng chứng từ trong thực tế tại NH Đông Á CN Huế. - Xử lý số liệu thu thập được bằng những lập luận phân tích có căn cứ. Mặt khác còn có sự hỗ trợ nhiệt tình của cán bộ hướng dẫn của NH về sự tác động về phía NH của các yếu tố ảnh hưởng trên thực tế. Thế nên, các nhận xét đánh giá có độ tin cậy tương đối cao. Đại học Kin tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Như Quỳnh SVTH: Lê Thị Thu Hằng – K43A TCNH 69 - Đưa ra một số giải pháp dựa trên điều kiện thực tế của CN như tăng cường công tác marketing, làm sâu rộng quan hệ với các NH đại lý, cải thiện quy trình thanh toán, đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán quốc tế, Một số hạn chế của Khóa luận là mới chỉ đánh giá việc ứng dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ dựa trên góc nhìn từ phía NHTM, còn chưa có được những nhìn nhận từ phía KH. Chưa đề ra được mô hình với các thông số cụ thể thể hiện mức độ tác động của từng nhân tố đến việc ứng dụng phương thức tín dụng chứng từ đối với NHTM. Đề tài chưa có được sự so sánh giữa các NH cùng quy mô có ứng dụng phương thức tín dụng chứng từ trên địa bàn để đưa ra những nhận định phù hợp nhất về tác động của các nhân tố ảnh hưởng. Hướng phát triển đề tài trong tương lai có thể đánh giá việc ứng dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ dựa trên việc điều tra từ phía KH, sử dụng số liệu để so sánh tình hình với các NH khác để đánh giá chính xác hơn. Có thể mở rộng hướng nghiên cứu trên quy mô rộng để đưa ra một mô hình tương đối cụ thể về tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng phương thức tín dụng chứng từ ở NHTM. Mặc dù trong quá trình thực tập em đã cố gắng tìm hiểu, phân tích đánh giá những nội dung của khóa luận nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nên em kính mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của Thầy cô, các anh chị Ngân hàng và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Đại học Kin tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Như Quỳnh SVTH: Lê Thị Thu Hằng – K43A TCNH TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Việt:  Luật, các văn bản pháp lý: 1. Luật các tổ chức tín dụng (2010), Chính Phủ nước CHXHCN Việt Nam. 2. Thông tư 41/2011/TT-NHNN (2011) Hướng dẫn nhận biết và cập nhật thông tin KH trên cơ sở rủi ro phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền, Ngân hàng nhà nước Việt Nam.  Sách, bài giảng: 3. TS. Đinh Xuân Hạng (2002) Hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại. Tài chính quốc tế, NXB Tài chính. 4. TS.Phan Thị Minh Lý (2006) Bài giảng thanh toán quốc tế,Đại học kinh tế Huế. 5. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2008) Giáo trình thanh toán quốc tế, NXB Thống Kê. 6. GS - TS. Lê Văn Tư. Ngân hàng và thị trường tài chính. NXB Thống kê.  Bài nghiên cứu: 6. Đinh Thu Hương - Lê Thị Thu Minh (2012) Tìm hiểu một số nội dung về SWIFT, Trung tâm Thanh toán – VDB. 8. Nguyễn Thị Lan Phương (2010) Thanh toán quốc tế và vai trò của Thanh toán quốc tế, Module mở, The Vietnam Foundation. 9. Phan Thị Thu Hà (2012) Bàn về điều hành lãi suất của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.  Khóa luận tốt nghiệp: 10. Trịnh Thị Lan Hương (2012) Hoạt động cho vay tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH thương mại cổ phần Nhà Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế. 11. Hồ Thị Mỹ Hương (2009) Một số giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng TechcomBank chi nhánh Tân Bình, Chuyên đề tốt nghiệp. Đại học Ki tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Như Quỳnh SVTH: Lê Thị Thu Hằng – K43A TCNH 12. Khuyết danh (2011) Chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới, Đại Học kinh tế quốc dân Hà Nội. 13. Phạm Hoàng Cẩm Nhung (2012) Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Huế, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học kinh tế. 14. Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang (2012) Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức thư tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam VietinBank chi nhánh 1 TP HCM, Khóa luận Tốt nghiệp. 15. Hoàng Thị Tý (2012) Đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Huế, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học kinh tế.  Văn bản khác: 16. Các văn bản bản quy định, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tín dụng chứng từ do NH Đông Á ban hành. 17. Các báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Đông Á và chi Nhánh Huế năm 2010 – 2012. 2. Tài liệu Tiếng Anh: 1. UCP 600 (2007) Quy tắc và Thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ trong xuất nhập khẩu, Phòng Thương mại Quốc tế (ICC). 3. Một số trang Web: Batdongsan.com Dongabank.com Saga.vn Sbv.gov.vn Swift.com Tvsi.com.vn Vanban.chinhphu.vn Vi.wikipedia.org Vietnamplus Vietrade.gov.vn Voer.edu.vn Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Như Quỳnh SVTH: Lê Thị Thu Hằng – K43A TCNH PHỤ LỤC 1. Biểu phí thanh toán phương thức tín dụng chứng từ: STT LOẠI DỊCH VỤ MỨC PHÍ (chưa VAT) TỐI THIỂU 4 L/C XUẤT KHẨU 4.1 Thông báo L/C Thông báo trực tiếp USD15 Chuyển tiếp qua NH khác USD20 DAB là ngân hàng thông báo thứ hai USD10 4.2 Thông báo tu chỉnh L/C Thông báo trực tiếp USD5 Chuyển tiếp qua NH khác USD15 DAB là ngân hàng thông báo thứ hai USD5 4.3 Thanh toán chứng từ L/C 0.15% (TT USD10; TĐ USD150) 4.4 Chuyển nhượng L/C Phí chuyển nhượng (chuyển trong nước) USD20 Phí chuyển nhượng (chuyển ngoài nước) USD30 Điện phí chuyển nhượng/tu chỉnh chuyển nhượng USD20/bức 4.5 Bộ chứng từ kiểm tra tại DAB nhưng xuất trình qua Ngân hàng khác USD20 4.6 Bưu phí gửi chứng từ Theo phát sinh 4.7 Xác nhận thư tín dụng Theo thỏa thuận 5 L/C NHẬP KHẨU 5.1 Phát hành L/C TT USD20 Ký quỹ 100% 0.05% Ký quỹ <100% 0.15% 5.2 Tu chỉnh L/C Tăng trị giá/ gia hạn L/C Như phát hành Khác USD10 5.3 Chấp nhận Hối phiếu kỳ hạn Làm tròn tháng, TT USD50 Ký quỹ 100% 0.03%/tháng Ký quỹ <100% 0.1-0.15%/tháng (tùy theo TSĐB) 5.4 Ký hậu vận đơn USD5 5.5 Ký thư đảm bảo nhận hàng USD50 5.6 Thanh toán L/C 0.2% (TT USD20) 5.7 Phí hủy L/C USD10 + phí NHNN nếu có 5.8 Phí xác nhận L/C Theo thỏa thuận 5.9 Điện phí mở L/C USD20/bức 5.10 Điện phí tu chỉnh/ chấp nhận hối phiếu USD10/bức 5.11 Điện phí thanh toán (nếu có) USD30 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Như Quỳnh SVTH: Lê Thị Thu Hằng – K43A TCNH 2. Biểu mẫu đề nghị phát hành thư tín dụng: II) Chúng tôi xin cam kết: 1) Chịu hoàn toàn trách nhiệm thanh toán L/C trên, và đồng ý cho Ngân hàng được tự động trích tài khoản của: ..................................................................................................................................... GIẤY ĐỀ NGHỊ MỞ TÍN DỤNG THƯ – L/C I) Đề nghị Ngân Hàng Đông Á mở cho chúng tôi một tín dụng thư bao gồm các điều khoản sau: I) Đề nghị Ngân Hàng Đông Á mở cho chúng tôi một tín dụng thư bao gồm các điều khoản sau:Date :  Transferable  Confirmation Advising bank: Applicant : Beneficiary: Amount in figures: In words: . Terms: ( ) FOB ( ) CFR ( ) CIF ( ) OTHERS: Expiry date & place: This credit is available with ................................................................... Draft at ( ) sight ( ) at ............ days from.................................. for ....... percent of invoice value of goods accompanied by the following documents marked “X” : Signed commercial invoice (s). ............. original clean on board ocean Bill of Lading showing credit number made out of order of issuing bank marked freight ............................ and notify ...................  Airway bills in............. showing L/C number consigned to the order of issuing bank marked freight............and notify ........................................ Quality/Quantity .......................... certificate issued by.............................. Certificate of origin issued by ................................................................... Detailed packing list. Insurance covered by the seller Full set of insuance policy / Certificate endorsed in blank for 110 percent of invoice value showing claim payable at ........................................in the same currency of the draft covering the risks ( )clause A ( )clause B ( ) clause C, ( )other:............. Other documents (if any) .......................................................................................................................................................... * Commodity :(if providing more details of goods, please attache a separate sheet) . .............................................................................................................................................................. Packing: ................................................... Marking:............................................................. Shipment To Latest shipment date Partial shipment  Permitted  Prohibited Transhipment  Permitted Prohibited Special conditions : 1) Documents to be presented within......... days from the date of shipment but within the validity of the credit. 2) All bank charges outside VietNam are for account of the ( ) beneficiary ( ) applicant. 3) Your charges are for account of the ( ) beneficiary ( ) applicant. 4) All documents must be shown in English. This credit is subject to the Uniform Customs & Practice for Documentary Credits, ICC Publication No.600. BM-TT-06/01 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Như Quỳnh SVTH: Lê Thị Thu Hằng – K43A TCNH Số tài khoản:............................................................................. để thực hiện thu ký quỹ, phí thanh toán, điện phí và những chi phí phát sinh khác (nếu có) kể cả các loại phí nước ngoài liên quan đến LC được mở mà người thụ hưởng từ chối thanh toán. 2) Khi nhận được điện đòi tiền (nếu L/C cho phép đòi tiền bằng điện) hoặc bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C được xuất trình tại Ngân hàng, chúng tôi cam kết chấp nhận thanh toán vô điều kiện toàn bộ số tiền mua hàng đã ghi trong L/C, ngay cả trong trường hợp hàng hóa có bị tổn thất một phần hay toàn bộ, hàng hóa không đến hay không được phép nhập khẩu vào Việt Nam vì bất kỳ lý do gì. 3) Nếu quá thời hạn thông báo của Ngân hàng, mà đơn vị chưa chuyển tiền thanh toán, Ngân hàng có quyền định đoạt lô hàng và toàn bộ chứng từ liên quan. Chúng tôi cam kết thanh toán phần chênh lệch trong trường hợp số tiền Ngân hàng thu được từ việc chuyển nhượng bộ chứng từ hay bán hàng để thu hồi nợ không đủ. 4) Cam kết mua bảo hiểm cho lô hàng nhập khẩu nếu giá mua không bao gồm phí bảo hiểm. Trong trường hợp không thực hiện mua bảo hiểm, nếu có tổn thất xảy ra chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. 5) Hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung hạn ngạch và giấy phép xuất nhập khẩu của lô hàng nhập khẩu theo L/C này và cam kết thực hiện đầy đủ các thủ tục, giấy tờ mang tính pháp lý theo quy định về xuất nhập khẩu và pháp luật hiện hành của nước Việt Nam. 6) Trường hợp ủy thác: Nếu Ngân hàng cho đơn vị nhập ủy thác vay và cầm cố bằng chính lô hàng nhập khẩu thì đơn vị ủy thác cam kết hoàn tất đầy đủ thủ tục nhận hàng cần thiết và nhanh chóng chuyển giao lô hàng theo yêu cầu của Ngân hàng. Đơn vị nhận ủy thác không được cấn trừ vào các khoản công nợ hoặc các khoản thuế xuất nhập khẩu liên quan riêng giữa hai đơn vị bằng cách giữ lô hàng trên hoặc không làm phiếu xuất toàn bộ lô hàng trên theo yêu cầu của Ngân hàng. Kế toán trưởng Giám đốc 3. Mẫu điện mở L/C 08/11/12-17:42:05 1 ___________________________________________________________________________ ____ Possible Duplicate Delivery Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Như Quỳnh SVTH: Lê Thị Thu Hằng – K43A TCNH Network : APPLI Session Holder : LocalSwiftAcks Session : 1426 Sequence : 000001 Delivery Status : Network Ack --------------------- Instance Type and Transmission -------------- Notification (Transmission) of Original sent to SWIFT (ACK) Network Delivery Status : Network Ack Priority/Delivery : Normal Message Input Reference : --------------------------- Message Header ------------------------- Swift Input : FIN 700 Issue of a Documentary Credit Sender : EACBVNVXXXX DONGA BANK HO CHI MINH CITY VN Receiver : COMMCNSHHFI BANK OF COMMUNICATIONS --------------------------- Message Text --------------------------- 27: Sequence of Total 1/1 40A: Form of Documentary Credit IRREVOCABLE 20: Documentary Credit Number 020LC011258004 31C: Date of Issue 121108 40E: Applicable Rules UCP LATEST VERSION 31D: Date and Place of Expiry 121230IN CHINA 51D: Applicant Bank - Name & Address DONGA BANK- HUE BRANCH . 50: Applicant ADD: 59: Beneficiary - Name & Address ADD: 32B: Currency Code, Amount Currency : USD (US DOLLAR) Amount : #77910,# 39B: Maximum Credit Amount NOT EXCEEDING 41D: Available With...By... - Name&Addr ANY BANK BY NEGOTIATION 42C: Drafts at... SIGHT FOR USD77,910 OF INV VALUE 42D: Drawee - Name & Address DONGA BANK- HUE BRANCH 43P: Partial Shipments NOT ALLOWED 43T: Transshipment ALLOWED Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Như Quỳnh SVTH: Lê Thị Thu Hằng – K43A TCNH 44E: Port of Loading/Airport of Dep. SHANGHAI PORT , CHINA 44F: Port of Dischrge/Airport of Dest ANY PORT IN VIETNAM 44C: Latest Date of Shipment 121207 45A: Descriptn of Goods &/or Services + COMMODITY : ELECTRIC SIGHT SEEING CARS FOR PARK + DESCRIPTION : . QUANTITY OF SEAT : 8 . CODE : AW6082K03 . BRAND NEW : 100PCT IN 2012 . COLOR : FOR PURPLE + TOTAL QUANTITY: 14 UNITS + UNIT PRICE: USD8,250.00/UNIT + TOTAL AMOUNT: USD115,500.00 + PRICE TERM: FOB SHANGHAI PORT, CHINA (AS PER INCOTERMS 2000) NOT INCLUDING EBS/CIC + ORIGIN: CHINA + QUALITY AND ACCESSORIES : ATTACHED IN THIS CONTRACT . OTHER DETAIL AS PER SALES CONTRACT 08/10/2012 46A: Documents Required 3 ORIGINAL(S)SIGNED COMMERCIAL INVOICE . +3/3 ORIGINAL(S)CLEAN SHIPPED ON BOARD OCEAN BILL OF LADING SHOWING L/C NO., . +3 ORIGINAL(S)PACKING LIST SHOWING MODEL AND MAIN TECHNICAL DATA AND MOTOR NUMBER, . +3 ORIGINAL(S)CERTIFICATE OF QUALITY ISSUED BY THE MANUFACTURE. . +1 ORIGINAL(S) AND 1 COPY(S) CERTIFICATE OF ORIGIN FORM E ISSUED BY . +3COPY(S) OF CE CONFORMITY CERTIFICATE ISSUED BY BAY AREA COMPLIANCE LABS CORP (BACL) . +1 ORIGINAL(S)BENEFICIARY'S CERTIFICATE CERTIFYING THAT ONE SET OF NON-NEGOTIABLE SHIPPING DOCUMENTS HAVE BEEN SENT DIRECTLY TO THE APPLICANT BY COURIER WITHIN 07 WORKING DAYS FROM SHIPMENT DATE. . +1COPY(S) OF MAIL ADVISING TO THE APPLICANT FOLLOWING DETAILS: B/L NUMBER AND SHIPMENT DATE, VESSEL NAME, DESCRIPTION AND QUANTITY OF GOODS, INVOICE VALUE, L/C NUMBER, CONTRACT NO. , ETD, ETA WITHIN 07 WORKING DAYS AFTER B/L DATE. (ATTN: CANHNGUYENHUY204 (AT) GMAIL.COM). . 47A: Additional Conditions + BEN'S ADD: (6 HEX WORKSHOP) ZHENXING ROAD, SHUSHAN INDUSTRIAL PARK, SHUSHAN DISTRICT, HEFEI, ANHUI, CHINA + APP'S ADD: + ALL DOCUMENT MUST BE SHOWN IN ENGLISH + TYPOGRAPHICAL ERRORS ARE ACCEPTABLE EXCEPT FOR VALUE, QUANTITY Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đoàn Thị Như Quỳnh SVTH: Lê Thị Thu Hằng – K43A TCNH AND COMMODITY NAME. + THE BALANCE (USD37,590.00) WILL BE PAID BY TT IN ADVANCE OUT OF THIS L/C 71B: Charges ALL BANK CHARGES OUTSIDE VIETNAM ARE FOR ACCOUNT OF THE BENEFICIARY 48: Period for Presentation DOCUMENTS MUST BE PRESENTED FROM 10TH TO 14TH DAY FROM THE DATE OF SHIPMENT BUT WITHIN THE VALIDITY OF THE CREDIT 49: Confirmation Instructions WITHOUT 78: Instr to Payg/Accptg/Negotg Bank + A DISCREPANCY FEE OF USD55.00 OR EQUIVALENT WILL BE DEDUCTED FROM THE PROCEEDS OF ANY DRAWING IF DOCS PRESENTED WITH DISCREPANCIES. + DOCS INCLUDING DRAFT(S) TO BE DESPATCHED TO DONGA BANK, HUE RANCH, 26 LY THUONG KIET STREET, VINH NINH WARD, HUE CITY, THUA THIEN HUE PROVINCE, VIETNAM IN ONE LOT BY TNT/DHL + ON RECEIPT OF DOCS ALONG WITH DRAFT(S) STRICTLY COMPLYING WITH THE TERMS AND CONDITIONS OF THE CREDIT, THE PROCEEDS WILL BE REMITTED AS INSTRUCTED. --------------------------- Message Trailer ------------------------ Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_ung_dung_phuong_thuc_tin_dung_chung_tu_o_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_dong_a_chi_nhanh_hu.pdf
Luận văn liên quan