Đề tài Thực trạng và các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến việc chăm sóc răng miệng của học sinh lớp 5 trường tiểu học Tiên Dương, Đông Anh, Hà Nội

Thực trạng kiến thức thái độ thực hành của học sinh lớp 5 trường tiểu học Tiên Dương - Đông Anh - Hà Nội: Về chăm sóc răng miệng: - Tỷ lệ học sinh đồng ý cho rằng đi khám răng định kỳ có thể phòng được các bệnh răng miệng, chiếm 90,7%. - Tỷ lệ học sinh cho rằng đánh răng có thể phòng ngừa được sâu răng chiếm 90,7%. - Tỷ lệ học sinh có số lần đánh răng 2 lần/ ngày chiếm 74%. - Tỷ lệ học sinh có số lần đánh răng 1 lần/ ngày chiếm 23%. - Vẫn còn có trẻ không có thói quen đánh răng chiếm 2,9%. 2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức thái độ và thực hành chăm sóc răng miệng.

pdf41 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến việc chăm sóc răng miệng của học sinh lớp 5 trường tiểu học Tiên Dương, Đông Anh, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biểu đồ 3.5: Liên quan giữa học vấn người chăm sóc và thực hành của trẻ .......... 33 Biểu đồ 3.6: Mối liên quan giữa thu nhập hằng tháng của người chăm sóc tới kiến thức của trẻ. ......................................................................................................... 33 Biểu đồ 3.7: Liên quan giữa thu nhập hằng tháng của gia đình với thực hành của trẻ ............................................................................................................................ 34 Biểu đồ 3.8: Tác động của cha mẹ tới thực hành chăm sóc răng miệng của trẻ ... 35 5 MỞ ĐẦU Bệnh răng miệng gặp ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội, bệnh xuất hiện sớm ngay từ khi trẻ 2 tuổi, nếu không được phát hiện điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng đau đớn, mất sức nhai, ảnh hưởng sức khoẻ và sự phát triển thể lực của trẻ, gây mọc răng lệch lạc, ảnh hưởng thẩm mỹ sau này. Ngoài ra bệnh có thể gây biến chứng toàn thân như viêm khớp, viêm màng tim, viêm cầu thận, nhiễm trùng huyết Do tính chất phổ biến tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng nên chi phí điều trị răng miệng rất tốn kém cho cá nhân và xã hội kể cả kinh phí điều trị cũng như thời gian. Trong khi đó phòng ngừa để giảm tỷ lệ bệnh răng miệng lại tương đối đơn giản, chi phí thấp, không đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền, cũng không yêu cầu cán bộ chuyên môn cao, dễ thực hiện tại các trường học. Do đó phòng bệnh răng miệng sớm ngay từ lứa tuổi học sinh là chiến lược khả thi nhất đã được tổ chức y tế thế giới khuyến cáo cần triển khai. Chính vì vậy chương trình chăm sóc răng miệng tại trường học đã và đang được quan tâm thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và trong khu vực từ nhiều thập kỷ nay. Để góp phần đưa chương trình Nha học đường hoạt động có chất lượng và hiệu quả, có số liệu thực tiễn để tính kinh phí, nhân lực cho thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Việc điều tra kiến thức và các yếu tố ảnh hưởng đến việc chăm sóc răng miệng của học sinh là rất cần thiết, phù hợp với thực tế tại chỗ với hai mục tiêu sau : 1 - Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh lớp 5 về chăm sóc răng miệng. 2 - Mô tả một số yếu tố lien quan đến kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc răng miệng. Thang Long University Library 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Tình hình bệnh răng miệng ở Việt Nam Cũng như nhiều nước đang phát triển, bệnh lý RM gặp phổ biến ở nước ta, nhu cầu được chăm sóc và điều trị rất cao. Năm 2001 theo điều tra cơ bản của Viện RHM, toàn quốc có trên 90% dân số mắc các bệnh về RM (Bảng 1.1). Bảng 1.1: Tỷ lệ bệnh răng miệng và chỉ số SMT phân theo lứa tuổi. Nhóm tuổi Sâu răng Viêm lợi Chỉ số SMT 12 tuổi 57,3% 95% 1,82 15 tuổi 60% 95,6% 2,16 35 - 44 tuổi 72,33% 99,34% 5,37 Năm 1991, Vũ Thị Kiều Diễm và cộng sự tiến hành điều tra cơ bản tình trạng RM ở các tỉnh phía Nam cho thấy 80% học sinh lứa tuổi 12 bị sâu răng, bình quân mỗi em có gần 3 răng bị sâu, 40% cần được nhổ răng, 60 % cần được trám răng, 14% cần được chữa tuỷ. Rõ ràng tỷ lệ không được điều trị kịp thời cao số răng cần được trám, bị biến chứng (viêm tuỷ hoặc phải nhổ) rất lớn. Răng mọc lệch lạc ở trẻ em cũng là bệnh thường gặp ở nước ta. Theo Đào Thị Dung tỷ lệ lệch lạc răng - hàm của trẻ em lứa tuổi 12 tại Hà Nội là 16%, lứa tuổi 15 là 15,5%. Nó không những ảnh hưởng đến tâm lý, chức năng ăn nhai thẩm mỹ mà còn tạo điều kiện cho các bệnh răng miệng khác phát triển. Nếu được hướng dẫn nhổ răng đúng lúc tình trạng răng lệch lạc cũng sẽ giảm. Nắn chỉnh răng hiện cũng đang được sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. 1.2. Tình hình bệnh răng miệng ở Hà Nội và huyện Sóc Sơn Theo kết quả của Viện RHM năm 1998 tỷ lệ sâu răng lứa tuổi 12 của Hà Nội là 36%, tỷ lệ viêm lợi là 84,0% , năm 2001 tỷ lệ sâu răng ở Hà Nội là 57,02%. Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội năm 2008 tỷ lệ sâu răng của học sinh tiểu học lứa tuổi 12 là 15,9%, lứa tuổi 15 là 20,90 1.3. Cơ sở khoa học của dự phòng sâu răng 7 1.3.1. Sinh động học và quá trình sâu răng Sâu răng là một trong các bệnh phổ biến nhất của nhân loại, đặc trưng bởi việc mất canxi của thành phần vô cơ, kèm hoặc tiếp theo là phân huỷ thành phần hữu cơ tạo thành hố ở các mặt trên thân, chân hoặc ở cả thân và chân răng gọi là lỗ sâu. Có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân sâu răng, các giải thích của Key từ đầu thế kỷ XX, của White năm 1975 đã thể hiện sự tiếp cận sâu sắc từ quan điểm tới thực nghiệm về căn bệnh. Sự phát triển trong nhận thức cho rằng đây là loại tổn thương có thể phục hồi và xác định rõ vai trò của các yếu tố: nước bọt, độ pH, Fluor, vi khuẩn, chất ăn uống có đường cùng một số yếu tố khác tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Trên cơ sở hiểu biết, bốn biện pháp phòng ngừa được triển khai nhằm: làm giảm vi sinh vật bằng loại bỏ MBR, sử dụng chất kháng khuẩn, Vacxin, kháng thể đơn dòng trực tiếp. Cắt nguồn tạo acid bằng cách kiểm soát đường trong chế độ ăn. Tăng độ cứng men răng, tăng tái khoáng bằng cách sử dụng Fluor. Trám bít bảo vệ các điểm xung yếu ở hố rãnh mặt nhai, chân răng hở. 1.3.2. Một số điểm chính về cơ chế bệnh sinh Men răng gồm những tinh thể khoáng hoá trong một khung tựa hữu cơ (Matrix Protein). Cấu trúc đồng nhất này có những ống mà qua đó các chất khoáng như Calcium, Fluoride và các Acid có thể qua lại được. Ngày nay, sâu răng được hiểu là một quá trình động, thể hiện sự mất cân bằng giữa khử và tái khoáng hóa. Sự chuyển vận quá mức Calcium, Phosphate và các chất khoáng khác từ men răng (do độ pH nơi giáp giới phản ứng giảm) ra dịch miệng trong thời gian dài làm mất các chất vô cơ và phá vỡ cả khung tựa hữu cơ nhưng không có sự trao đổi bồi đắp bình thường của các muối khoáng từ dịch miệng vào trong răng, cuối cùng dẫn đến thương tổn hốc sâu. Fluoride ngay cả với nồng độ thấp cũng có thể thúc đẩy sự tái khoáng hoá của men và tạo ra một cấu trúc tinh thể đề kháng với sâu răng. Nước bọt với tính chất dòng chảy có thể làm sạch vụn thức ăn và vi khuẩn bám trên răng, có tính kháng khuẩn vì có kháng thể IgA, có vai trò dịch đệm vì chứa đựng và thực hiện sự trao đổi cân bằng các muối khoáng hoà tan giữa răng- môi trường miệng. Thang Long University Library 8 Năm 2003 tại hội thảo Orca lần thứ 50 (Hội nghiên cứu về sâu răng của châu Âu) các tác giả đã nhấn mạnh sâu răng bệnh do màng sinh học: Màng sinh học là một quần thể hay cộng đồng các vi khuân sống trong những cấu trúc có tổ chức ở giao diện giữa một mặt cứng và chất lỏng. Acid được tạo ra do vi khuẩn trong màng sinh học (gồm các loại Streptococcus và Lactobacillus) trong đó S. Mutans được coi là thủ phạm lên men Carbonhydrate trong thức ăn hàng ngày (chủ yếu là đường và các tinh bột đã nấu chín) làm độ pH nơi giáp giới giảm dần đến giảm tái khoáng hoá. Đối với sâu cổ chân răng, chủng vi khuẩn gây bệnh theo nhiều tác giả là Actimomyces Viscosus kết hợp với Lactobacillus. Hình 1.1 Mối liên quan giữa yếu tố bệnh căn và các thành phần sinh học. Sơ đồ Keyes và Jordan Theo Keyes và Jordan minh họa mối tương tác phức tạp giữa nước bọt, thói quen ăn uống và nhiều yếu tố sinh học quan trọng quyết định thành phần và chuyển hóa của màng sinh học. Phối hợp với vô số các yếu tố khác, dịch miệng và dịch của màng sinh học sẽ quyết định khả năng mất khoáng thực sự và tốc độ xảy ra tại bất kỳ vị trí nhất định nào của răng. Ở mức độ cá nhân cũng như mức độ cộng đồng nhiều yếu tố (vệ sinh răng miệng, chế độ ăn,...) sẽ bị tác động rất mạnh bởi các tình trạng thuộc về hành vi ( kiến thức, thái độ, hành vi) và kinh tế - xã hội hiện tại (tầng lớp xã hội, thu nhập, giáo dục). Qua đó các tác giả cho thấy nhận thức sâu răng thuộc nhóm “phức tạp” hay “đa yếu tố” như ung thư, tim mạch, tiểu đường và một vài bệnh tâm thần và nhận 9 thấy rằng không có một đường gây bệnh đơn giản, mà chúng phát sinh từ tác động hòa trộn của nhiều gen, các yếu tố môi trường và hành vi nguy cơ. 1.4. Cơ sở khoa học của dự phòng bệnh quanh răng Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh quanh răng gặp phổ biến ở mọi quốc gia và hay gặp nhất là viêm lợi và viêm quanh răng. Biểu hiện chỉ viêm ở lợi (Gingivitis) liên quan tới mảng bám (có hoặc không có yếu tố tại chỗ) xuất hiện chỉ sau 07 ngày, điều trị kịp thời dễ phục hồi. Bệnh lợi ngoài lý do mảng bám còn liên quan bởi các yếu tố khác (do virus, nấm, bệnh niêm mạc, dị ứng, bệnh toàn thân khác). Tiến triển của lợi viêm có thể tồn tại trong một thời gian dài, nhưng nhiều trường hợp sẽ tiến tới viêm quanh răng do vi khuẩn độc lực mạnh hoặc có phản ứng bất thường của túc chủ. Vi khuẩn: MBR hay màng vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu. Ban đầu, vi khuẩn tập trung cư trú ở màng bám trên lợi. Sau đó lấn sâu xuống dọc chân răng tạo màng bám dưới lợi. Màng bám trên lợi đặc trưng bởi vi khuẩn gram dương khác với màng bám dưới lợi là loại gram âm. Bệnh quanh răng xuất hiện khi có tăng vi khuẩn gram âm, kỵ khí đặc hiệu trong dịch lợi mà kháng nguyên và độc tố của chúng thâm nhập vào mô quanh răng, khởi đầu phản ứng viêm (phù nề, thay đổi pH), tiếp đến là đáp ứng miễn dịch quá mẫn tại chỗ gây huỷ hoại tổ chức liên kết tạo ra túi lợi. Hơn 500 loài vi khuẩn được nhận diện trong túi quanh răng nhưng chỉ một số có khả năng gây bệnh và được chia thành 2 nhóm: nhóm đặc hiệu gây viêm quanh răng ở người lớn (thường là kết hợp giữa B. gingivalis và hoặc B. intermedius). Nhóm chỉ liên quan đến bệnh khi có cơ hội thuận lợi (W.olinella, E.corrodens, F.nucleatum, xoắn khuẩn). Trong trường hợp điều trị kháng sinh dài ngày, có thể có các loại Candida albicans, Pseudomonas Cao răng: là mảng bám bị khoáng hoá cứng lại. Độ dầy sẽ tăng nhanh nếu mảng bám không được kiểm soát, cao răng không được lấy bỏ định kỳ. Quá trình hình thành có vai trò của vi khuẩn và các ion Ca++ và  4 PO trong nước bọt. Cao răng với vai trò trình diện các kháng nguyên xác vi khuẩn, độc tố nội - ngoại sinh, sự choán chỗ cùng với Vi khuẩn ở mảng bám liên tục phủ trên bề mặt, phối hợp làm cho viêm nhiễm tăng. Thang Long University Library 10 Nhiều công trình nghiên cứu về bệnh mô quanh răng theo chỉ số nhu cầu điều trị nha chu cộng đồng (CPITN). Chỉ số này dựa trên cơ sở có hay không có túi lợi, cao răng và chảy máu lợi khi khám đã cho thấy tính chất phổ biến, tỷ lệ mắc cao và mức độ nặng nề của bệnh. Tuy nhiên, theo một số tác giả, khi đánh giá mô quanh răng của trẻ ở lứa tuổi học đường, số lượng và vị trí của mảng bám thấy được khi khám lâm sàng chỉ thấy khi bệnh nhân vệ sinh răng miệng không tốt, mặc dù bệnh nhân đã cố gắng vệ sinh hơn trong ngày đi khám. Nó không nói lên được thời gian tồn tại của mảng bám và tốc độ tích tụ cũng như thói quen vệ sinh răng miệng của bệnh nhân. Do đó, điều quan trọng là nhận thấy sự khác biệt giữa chỉ số mảng bám (Plaque Index:PI) là một nhân tố tĩnh còn tốc độ tích tụ mảng bám (PFRI) lại là một yếu tố động. Việc phòng bệnh hiện nay chia làm 3 nhóm mà mỗi nhóm lại tác động đến một giai đoạn của bệnh. Sự phòng bệnh thứ nhất (primary prevention) là ngăn không cho bệnh xảy ra, khi bệnh đã xảy ra thì sự phòng bệnh thứ hai (secondary prevention) là làm ngừng và ngăn cản không cho bệnh lan rộng, cuối cùng quá trình thứ ba (tertiary prevention) là ngăn ngừa tác hại và phục hồi. Sự hiểu biết về tốc độ tạo thành của mảng bám là một yếu tố quan trọng trong sự phòng bệnh thứ nhất và thứ hai với bệnh sâu răng và nha chu. Số lượng của mảng bám tạo thành trên bề mặt răng trong một khoảng thời gian là một kết quả tổng hợp của các yếu tố bệnh căn tương tác qua lại lẫn nhau, các yếu tố nguy cơ bên trong và bên ngoài và các yếu tố bảo vệ, như:  Số lượng và tính chất của hệ vi khuẩn trong miệng;  Giải phẫu và hình thái của cung răng;  Độ ẩm và sức căng bề mặt của bề mặt răng;  Tốc độ tiết nước bọt và tính chất của nước bọt;  Lượng đường carbohydrate tiêu thụ;  Sự di động của lưỡi và môi;  Sự ảnh hưởng của lực nhai và thức ăn;  Giai đoạn mọc răng;  Tình trạng viêm lợi;  Thói quen vệ sinh răng miệng; 11  Sử dụng fluoride và các chế phẩm kiểm soát mảng bám khác. Sự quan sát này là lý do căn bản cho việc hình thành chỉ số tốc độ tạo mảng bám (Plaque Formation Rate Index: PFRI) (Axelsson 1989, 1991). Trong các nghiên cứu cắt ngang, người ta thấy có một mối tương quan giữa PFRI và chỉ số lợi (GI), chỉ số mảng bám (PI). Sự kết hợp giữa test PFRI và test Streptococcus mutans trong nước bọt cho ta độ nhạy là 93% và 61% khi dự đoán nguy cơ sâu răng. Những người có PFRI trên 3 điểm có nhiều hơn gấp 5 lần sâu mặt bên so với những người mà PFRI 1 hoặc 2 điểm và có lượng S.mutans trong nước bọt thấp. Ngoài ra quan sát những vị trí mà mảng bám xuất hiện lại sau 24 giờ có thể cho chúng ta về động lực và cách thức vệ sinh của bệnh nhân. Nghiên cứu của Y Haikel cũng kết luận rằng việc sử dụng chỉ số tốc độ tạo mảng bám (PFRI) có ý nghĩa trong việc phát hiện sự hiện diện của mảng bám răng (nguyên nhân gây viêm lợi) và màng sinh học (trong đó S. Mutans được coi là thủ phạm gây sâu răng). 1.5. Công tác chăm sóc sức khỏe răng miệng ban đầu 1.5.1. Trên thế giới Từ 1908 Liên đoàn Nha khoa Quốc tế (FDI) đã quan tâm đến dự phòng sâu răng và tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa. Tại các hội nghị của FDI năm 1951, 1960 và 1966 điều 1908 Liên đoàn Nha khoa Quốc tế (FDI) đã quan tâm đến dự phòng sâu răng và tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa. Tại các hội nghị của FDI năm 1951, 1960 và 1966 điều kết luận việc Fluor hoá nước uống là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả và ít tốn kém nhất. Vì vậy năm 1958, WHO đã thành lập uỷ ban nghiên cứu về Fluor và sức khoẻ RM. Tuy nhiên vào những năm 60 -70 ngành Nha khoa của hầu hết các nước đều tập trung vào chữa, phục hồi răng sâu vào viêm quanh răng, công việc tốm kém, ít hiệu quả. Theo báo cáo của WHO năm 1978 hàng năm Mỹ tốn 100 triệu giờ công lao động, 9 tỷ USD cho việc chữa răng và phí tổn điều trị hơn 10 USD cho một Thang Long University Library 12 răng ở trẻ em. Chi phí cho điều trị răng một năm ở Anh là 180 triệu bảng Anh, còn ở Pháp là 8 tỷ franc và 25 triệu giờ công lao động. Sau đó các nước phát triển tập trung vào phòng bệnh, coi như một chính sách lớn của Nhà nước và của ngành Y tế. Kết quả là 20 năm trở lại đây, tỷ lệ sâu răng ở các nước Bắc Âu, Anh, Mỹ đã giảm đi một nửa. Đây là một thành tựu lớn do đó WHO đã kêu gọi các nước chậm phát triển đẩy mạnh công tác phòng bệnh RM như các nước pháp triển đã làm. Như vậy vai trò của công tác chăm sóc răng miệng (CSRM) tại cộng đồng rất lớn. Năm 1984 WHO đã đưa ra các biện pháp dự phòng sâu răng: Fluor hoá nước uống, đưa Fluor vào muối, súc miệng bằng dung dịch Fluor cho trẻ em, dùng kem đánh răng có Fluor, trám bít hố rãnh răng, chế độ ăn dự phòng, hướng dẫn vệ sinh RM, phát hiện sớm và điều trị dự phòng. Tại Australia 50% thời gian của bác sỹ nha khoa là làm công tác phòng bệnh. Tùy theo đặc điểm hay mỗi nước, mỗi khu vực để lựa chọn những biện pháp can thiệp thích hợp. Nghiên cứu đánh giá kết quả mười năm triển khai chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng cho học sinh Maroc kết luận: tình trạng sức khỏe răng miệng của học sinh không được cải thiện do chương trình chưa nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa-xã hội của từng cá nhân học sinh tham gia đặc biệt là yếu tố xã hội. Muốn vậy, cần nắm được tình trạng kinh tế - xã hội của địa phương, thực trạng bệnh tật cũng như những yếu tố nguy cơ của bệnh mà đưa ra các biện pháp can thiệp khác nhau phù hợp cho từng đối tượng khác nhau. + Can thiệp phòng chống bệnh quanh răng: Làm sạch mảng bám răng là biện pháp phòng chống bệnh quanh răng. Chải răng là việc quan trọng để làm sạch mảng bám răng. Trước hết, cần tạo thói quen chải răng hàng ngày. Các kỹ thuật chải răng phải đảm bảo sạch tất cả các mặt răng, vùng rãnh lợi, kẽ răng. Khi chải răng không được để bàn chải làm tổn thương tổ chức quanh răng. Muốn vậy cần phải có phương pháp và kỹ thuật chải răng đúng, dễ thực hiện. + Can thiệp phòng chống bệnh sâu răng: 13 Sự ra đời của kỹ thuật trám răng không sang chấn ART (Atraumatic Restorative Treatment Technique) là tiến bộ mới trong ngành nha khoa cho phép phòng và điều trị sâu răng ở cộng đồng, nhất là những vùng nông thôn chưa có điện, thiếu máy và trang thiết bị nha khoa tối thiểu. Kỹ thuật ART với vật liệu trám Glass - Inomer và dụng cụ cầm tay, không dùng máy, không ồn, trẻ em dễ cộng tác với thầy thuốc. Phương pháp này không cần ghế nha khoa, bệnh nhân có thể nằm trên bàn nên rất phù hợp trong trường học. 1.5.2. Các nước trong khu vực Đông Nam Á Tại Malaysia, từ năm 1975 tới nay, mỗi năm giành 5,3 - 5,7% ngân sách y tế cho chăm sóc RM. Kết quả cho thấy có 55% dân số được Fluor hoá nước uống (tính đến năm 1990). Năm 1979, Vụ Giáo dục sức khoẻ Nha khoa quốc gia được thành lập, có gần 1000 phòng nha học đường và phòng răng của các Trung tâm y tế phục vụ gần 20 triệu người dân. Hiện nay, tại Singapore 100% dân số được Fluor hoá nước uống và giáo dục nha khoa, 100% học sinh tiểu học và trung học cơ sở được chăm sóc sức khỏe răng miệng thường xuyên tại trường trong chương trình nha học đường. Từ năm 1950 Trung Quốc đã có hoạt động nha học đường với nội dung giáo dục chăm sóc sức khoẻ răng miệng, khám và chữa sớm. Năm 1970 thêm một số chương trình sử dụng Fluor. Năm 1980 có dự án về nha học đường tại một số khu vực. Kết quả là sau 5 năm tỷ lệ răng đã giảm 54% ở khu vực này. Năm 1990 nha học đường đã triển khai ở hầu hết các tỉnh, thành phố. Năm 1988 thành lập Uỷ ban Quốc gia về chăm sóc răng miệng, tổ chức chiến dịch truyền thông phòng bệnh trong cả nước với sự tham gia của hàng ngàn bác sĩ. 1.5.3. Công tác phòng chống bệnh răng miệng ở Việt Nam Dựa vào 8 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu trong tuyên ngôn Alma- Ata công tác phòng chống bệnh răng miệng ở Việt Nam gồm những nội dung sau: + Giáo dục nha khoa. + Ăn uống cân bằng và hợp lý (giảm kẹo dính, giảm ăn vặt). Thang Long University Library 14 + Sử dụng rộng rãi Fluor để phòng bệnh sâu răng. + Thực hiện công tác nha học đường. + Chữa bệnh thông thường: Sâu răng, nha chu, cấp cứu răng hàm mặt. + Bảo đảm thuốc men tối thiểu ở xã: Thuốc cấp cứu, giảm đau + Cải tạo môi trường: nước uống có Fluor. + Khám định kỳ, phát hiện ung thư hàm mặt ở người lớn. Điều quan trọng là chọn biện pháp thích hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước hay từng địa phương và tình trạng bệnh vì sức khoẻ cộng đồng có liên quan trực tiếp đến mức sống, điều kiện sống, tập quán, nền tảng văn hoá, chính trị, dịch vụ y tế. Những yếu tố tác động đến tình trạng răng miệng là lối sống trong xã hội, hệ thống chăm sóc sức khỏe răng miệng, yếu tố môi trường. - Một số biện pháp can thiệp tại cộng đồng nhằm phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ em: Trong những năm gần đây, do đời sống được nâng cao, người dân sử dụng nhiều đường, nước ngọt, công tác phòng bệnh chưa tốt, nên tỷ lệ sâu răng cao, do đó làm tốt công tác phòng bệnh để giảm tỷ lệ bệnh răng miệng là rất cần thiết. Việt Nam chưa có điều kiện để Fluor hoá nước sinh hoạt toàn quốc (cả nước duy nhất có thành phố Hồ Chí Minh) và có tới 80% dân số sống ở nông thôn, miền núi không có nước máy. Theo nghiên cứu của Viện RHM thì hàm lượng Fluor trong nước tự nhiên thấp, vì vậy cần cho học sinh súc miệng Fluor tại trường. Hiện nay tỷ lệ bệnh răng miệng cao nhưng chưa được điều trị kịp thời do mạng lưới chăm sóc răng miệng chưa phát triển, thiếu kin phí mua sắm trang thiết bị (thường là đắt và phải nhập ngoại), thiếu cán bộ chuyên khoa. So với tỷ lệ bác sỹ RHM trên dân số thì nước ta thiếu cán bộ nghiêm trọng, cứ một bác kỹ nha khoa phục vụ cho 25.000 - 30.000 dân. Trong khi đó tỷ lệ này trên Thế giới và khu vực là 2000 - 5000 dân, thấp hơn 10 lần so với Thế giới. Năm 1994, Thái Lan: một bác sĩ nha khoa phục vụ cho 13.000 dân, Nhật: một bác sĩ nha khoa phục vụ cho 2.000 dân. 15 Sự phân bố cán bộ RHM lại không đều, thường tập trung ở những thành phố lớn và thành thị, nông thôn và miền núi thì rất ít, có nơi chỉ có 1 - 3 bác sĩ trên 70 vạn dân, đi lại khó khăn, thiếu điện nước, thu nhập thấp, ý thức tự chăm lo SKRM của người dân còn hạn chế. Việc điều trị tốn rất nhiều ngày giờ công lao động của bệnh nhân, thầy thuốc và kinh phí chữa răng cũng rất lớn. Chính vì vậy hiện nay phòng bệnh răng miệng là công tác trọng tâm của ngành răng miệng và việc tập trung vào trẻ em bằng hệ thống nha học đường là thiết yếu. Theo Wim H Palenstein Helderman và cộng sự ở Thành phố Hồ Chí Minh so với các nghiên cứu năm 1975, tỷ lệ sâu răng và chỉ số sâu mất trám đã giảm rõ rệt có thể do hiệu quả tác động của chương trình Fluor hoá nước máy, chương trình nha học đường, sự cải thiện vệ sinh răng miệng. Năm 1993 Viện RHM thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu kỹ thuật ART tại một số trường học và kết luận: đây là một kỹ thuật chữa răng đơn giản, ít tốn kém nhưng hiệu quả cao, cho phép áp dụng rộng rãi từ thành thị đến nông thôn. Hiện nay phương pháp này đã và đang được áp dụng nhanh chóng ở các tỉnh, thành phía Nam trong chương trình nha học đường. Nhưng do điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội từng vùng miền khác nhau thì việc ban điều hành quốc gia về chăm sóc răng miệng ban đầu tham mưu cho Bộ y tế đề ra chính sách thực hiện khác nhau phù hợp đến từng đối tượng tham gia chương trình là rất quan trọng, đảm bảo cải thiện rõ rệt tình hình sức khỏe răng miệng của học sinh nói riêng và cộng đồng nói chung. Thang Long University Library 16 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. - Địa điểm: Trường Tiểu học Tiên Dương – Đông Anh – Hà Nội - Thời gian: Tháng 11 năm 2010 2.2. Đối tượng nghiên cứu. 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn. - Học sinh lớp 5 trường tiểu học Tiên Dương - Đông Anh - Hà Nội gồm (204 học sinh). - Lứa tuổi 10 – 11. - Tự nguyện tham gia nghiên cứu. 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ. - Các học sinh không phải học sinh lớp 5. - Các học sinh không tự nguyện tham gia nghiên cứu. 2.3. Phương pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 2.4. Các bước tiến hành. - Chuẩn bị phiếu điều tra. - Liên hệ với Ban Giám hiệu, các giáo viên chủ nhiệm khối 5 và phòng y tế trường tiểu học Tiên Dương - Đông Anh - Hà Nội được đồng ý và hợp tác trong quá trình điều tra đồng thời tìm hiểu đặc điểm chung về kinh tế xã hội nơi trẻ sinh sống. - Phát phiếu điều tra cho học sinh đọc trước và hướng dẫn cho học sinh điền vào phiếu điều tra. - Những câu hỏi lien quan đến yếu tố xã hội cho trẻ mang về hỏi cha mẹ. - Thu lại phiếu điều tra. 17 2.5. Phân tích và xử lý số liệu. - Số liệu được vào máy tính và xử lý bằng phần mền SPSS 16.0. - Phân tích số liệu bao gồm thống kê mô tả đơn giản (trung bình, phần trăm, tần số) và xác định ý nghĩa thống kê bằng kiểm định %2. 2.6. Sai số và cách khắc phục 2.6.1. Sai số: - Đối tượng điều tra không hiểu câu hỏi nên trả lời không đúng. - Có những thông tin trẻ chưa chú ý về một số yếu tố xã hội. - Đối tượng điều tra không hợp tác tốt. 2.6.2. Cách khắc phục: - Cho trẻ đọc qua bộ câu hỏi và hướng dẫn trả lời. - Có những yếu tố xã hội trẻ có thể hỏi cha mẹ. - Làm việc nghiêm túc và thái độ vui vẻ để tạo lòng tin và sự hợp tác ở trẻ Thang Long University Library 18 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Yếu tố xã hội và nhân khẩu học. Bảng 3.1: Các yếu tố xã hội và nhân khẩu học Câu hỏi Số học sinh (n=204) Tỷ lệ (%) Giới Nam Nữ 103 101 50,5 49,5 Số anh chị em trong gia đình? 1 2 3 >=4 8 135 49 12 3,9 66,2 24,0 5,9 Con thứ mấy trong gia đình? 1 2 3 >=4 100 80 19 5 49,0 39,2 9,3 2,5 Đặc điểm gia đình? Chỉ có bố mẹ và con Có bố mẹ, con, ông bà và cô, dì, chú Có bố mẹ, con và ông bà 102 41 61 50,0 20,1 29,9 Người chăm sóc chính hằng ngày. Bố Mẹ Ông bà 38 162 4 18,6 79,4 2,0 Tuổi của người chăm sóc chính. 28-39 40-49 >=50 148 49 7 72,5 24,0 7,0 19 Nghề nghiệp của người chăm sóc chính. Lao động chân tay tự do Nông dân Cán bộ nhà nước Công nhân nhà máy Kinh doanh 26 137 14 14 13 12,7 67,2 6,9 6,9 6,4 Thu nhập của gia đình hoặc người chăm sóc chính. Dưới 2 triệu đồng Từ 2 triệu đến 5 triệu đồng Từ 5 triệu đến 10 triệu đồng Trên 10 triệu đồng. 145 43 7 9 71,1 21,1 3,4 4,4 Tỉ lệ nam nữ ở trẻ lứa tuổi này tại trường tiểu học Tiên Dương khá cân bằng với số trẻ trai là 103 chiếm 50,5% còn lại là 101 trẻ nữ chiếm 49,5%. Đại đa số trẻ sống trong gia đình 1-2 con: 70,1%. Số trẻ trong gia đình có nhiều con tuy chiếm tỉ lệ chưa bằng nửa của số trẻ sống trong gia đình ít con nhưng cũng không phải là nhỏ nhất là với cùng dân cư thuộc thủ đô Hà Nội, chiếm 29,9% trong đó đa số là trẻ trong gia đình 3 con. Toàn bộ trẻ là con thứ tư trở xuống và chủ yếu là con đầu: 49%. Xét đến đặc điểm gia đình, có 102 trẻ sống trong gia đình hai thế hệ chiếm tỉ lệ lớn nhất 50%, đây là điều dễ thấy trong cuộc sống hiện đại ngày nay, gia đình nhỏ gồm bố mẹ và con cái dần thay thế cho gia đình lớn gồm nhiều thành viên thuộc nhiều thế hệ. Tuy nhiên số trẻ sống trong gia đình lớn có bố mẹ ông bà và người họ hàng như cậu, dì chiếm tỉ lệ khá cao 20,1% và tỉ lệ trẻ sống trong gia đình 3 thế hệ tức sống với ông bà là 29,9%. Ở trẻ người chăm sóc là vô cùng quan trọng vì người đó ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi của trẻ. Kết quả cho thấy, toàn bộ trẻ do bố mẹ hoặc ông bà chăm sóc, đại đa số trẻ có mẹ là người thường xuyên chăm sóc chính hằng ngày 162 trẻ chiếm 79,4%, số trẻ có bố chăm sóc chính là 38 trẻ chiếm 18,6% còn lại là ông bà. Người chăm sóc trẻ chủ yếu ở độ tuổi 28-39, chiếm 72,5%, ít nhất là trẻ có người chăm sóc từ 60-80 tuổi,chiếm 2%. Như vậy độ tuổi của người chăm sóc ở đây là khá trẻ đa số Thang Long University Library 20 là dưới 40 tuổi tuy nhiên bậc học cao nhất của họ lại đại đa số là chưa học tới hoặc dừng lại ở cấp 2 chiếm tới 69,1%, không đi học chiếm 1,5%. Trình độ của người chăm sóc trẻ ở bậc cao đẳng, đại học chỉ chiếm 7,4% và không có ai học ở bậc cao hơn. Về nghề nghiệp của người chăm sóc trẻ thì tỉ lệ làm nghề nông là chính chiếm 67,2%, lao động chân tay chiếm 12,7%, chỉ có 6,9% là cán bộ nhà nước còn lại tỉ lệ nhỏ các nghề khác. Thu nhập của gia đình của trẻ nói chung là thấp, có tới 71,1% số gia đình có thu nhập của cả bố và mẹ là dưới 2 triệu đồng. Nhiều hơn một chút là từ 2-5 triệu đồng chiếm 21,1% còn lại thu nhập gia đình từ 5 triệu trở lên chỉ chiếm 7,8% trong đó trên 10 triệu là 4,4%. 3.2. Sự nhắc nhở của bố mẹ về việc chăm sóc răng miêng của trẻ. Bảng 3.2: Sự nhắc nhở của cha mẹ trong việc chăm sóc răng miệng của trẻ Việc bố mẹ cần nhắc Số học sinh (n=204) Tỷ lệ (%) Đánh răng vào buổi sáng. Tự giác Thường xuyên nhắc nhở Thỉnh thoảng mới nhắc 165 20 19 80,9 9,8 9,3 Đánh răng trước khi đi ngủ tối. Tự giác Thường xuyên Thỉnh thoảng Không nhắc 135 18 42 9 66,2 8,8 20,6 4,4 Vệ sinh răng miệng sau khi ăn đồ ngọt. Tự giác Thường xuyên Thỉnh thoảng Không nhắc 103 28 62 11 50,5 13,7 30,4 5,4 Đưa đi khám răng định kỳ. Có Không 48 156 23,5 76,5 21 Hướng dẫn trẻ cách đánh răng. Có Không 148 56 72,5 27,5 Từ bảng 7: Đa số trẻ được bố mẹ tập cho thói quen tự giác đánh răng vào buổi sáng 80,9% và buổi tối 66,2% . Không có em nào mà bố mẹ không nhắc nhở đánh răng vào buổi sáng nhưng đánh răng tối thì có 4,4% số em bố mẹ không nhắc và cũng không nhớ. Có 9,3% số em bố mẹ thỉnh thoảng mới nhắc nhở việc đánh răng sáng và có tới 20,6% số em bố mẹ thỉnh thoảng mới nhắc việc đánh răng tối. Có vẻ như việc đánh răng tối chưa được cha mẹ chú ý và cho là quan trọng để nhắc nhở con em mình thực hiện. Về việc vệ sinh răng miệng sau khi ăn đồ ngọt, cũng có nhiều trẻ tự giác chiếm 50,5% nhưng số trẻ không vệ sinh và bố mẹ không nhắc chiếm 5,4% và bố mẹ thỉnh thoảng mới nhắc chiếm tới 30,4%. Như vậy việc vệ sinh răng miệng sau khi ăn còn ít được cha mẹ của trẻ chú ý trong khi thói quen ăn vặt đồ ngọt của trẻ là yếu tố nguy cơ cao gây sâu răng. Chỉ có 48 trong số 204 trẻ chiếm 23,5% được đưa đi khám răng định kỳ, có tới 56 trẻ trong số 204 trẻ chiếm 27,5% số trẻ bố mẹ không hướng dẫn cách đánh răng. Đây là con số đáng chú ý nhất là ở trẻ cuối cấp 1 đang hoàn thiện bộ răng vĩnh viễn rất cần được chăm sóc đúng cách. 3.3. Việc giáo dục và chăm sóc nha khoa tại trường học. Bảng 3.3: Giáo dục nha khoa tại trường tiểu học Tiên Dương Chủ đề nhà trường truyền đạt cho học sinh. Số học sinh (n=204) Tỷ lệ (%) Giải thích về các bệnh răng miệng. Có Không 196 8 96,1 3,9 Chỉ ra thức ăn có lợi cho răng. Có Không 199 5 97,5 2,5 Chỉ ra thức ăn có hại cho răng. Thang Long University Library 22 Có Không 169 35 82,8 17,2 Nhắc dùng bàn chải và kem đánh răng. Có Không 146 58 71,6 28,4 Hướng dẫn đánh răng đúng cách. Có Không 129 75 63,2 36,8 Nhắc khám răng định kỳ. Có Không 181 23 88,7 11,3 Nói về vai trò của nước súc miệng chứa Fluor. Có Không 159 45 77,9 22,1 Cho trẻ súc miệng với nước súc miệng có Fluor tại trường. Có Không 198 6 97,1 2,9 Từ bảng 3: Số trẻ trả lời rằng thầy cô có giải thích về bệnh răng miệng là 96,1%, nói về thức ăn có lợi cho răng là 97,5%, nói về thức ăn có hại là 82,8% và nhắc nhở đi khám răng định kỳ là 88,7%. Điều này nói lên việc tuyên truyền giáo dục của nhà trường tại địa phương về sức khỏe răng miệng là tốt. Tuy nhiên chỉ có 71,6% các cháu trả lời là mình được thầy cô nhắc dùng bàn chải và kem đánh răng để đánh răng, 63,2% số cháu trả lời là được thầy cô hướng dẫn cách đánh răng. Con số này khá khiêm tốn, có thể là do trẻ không chú ý và đã quên mất dù có được thầy cô hướng dẫn. Có 77,9% số trẻ nhớ về nước súc miệng chứa Fluor, cũng là con số không thấp nhưng cũng không cao bởi Fluor là yếu tố cần nhắc đến nhiều để trẻ nhớ được và sẵn sàng sử dụng khi nhà trường cho súc miệng ngừa sâu răng. Nhưng có tới 97,1% số trẻ nhớ rằng mình được súc miệng với nước súc miệng chứa Fluor tại 23 trường, nhà trường tuyên truyền về vai trò của Fluor chưa thật tốt nhưng đã áp dụng nước súc miệng Fluor cho trẻ rất rộng rãi, bao phủ gần hết số trẻ. 3.4. Kiến thức của trẻ về chăm sóc sức khỏe răng miệng. Bảng 3.4: Kiến thức về chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ Câu hỏi Số học sinh (n=204) Tỷ lệ (%) Nguyên nhân sâu răng? Con sâu Bẩm sinh Vi khuẩn Virus 9 1 192 2 4,4 0,5 94,1 1,0 Triệu chứng sâu răng? Lỗ màu đen Chảy máu lợi Mưng mủ ở lợi Răng bị gãy, vỡ 184 5 7 8 90,2 2,5 3,4 3,9 Chảy máu lợi nói lên điều gì? Viêm lợi Tụt lợi Vệ sinh răng miệng tốt, Lợi khỏe mạnh 186 10 7 91,2 4,9 3,9 Mảng bám răng là gì? Mảnh vụn trên mặt răng Mảng màu trên răng Một chất chứa trong nước bọt Chất nhày của thức ăn bám trên men răng 52 45 18 89 25,5 22,1 8,8 43,6 Hậu quả của mảng bám răng? Viêm lợi Vết màu bám trên răng Sâu răng Nứt vỡ răng 14 47 127 16 6,9 23,0 62,3 7,8 Cách hiệu quả nhất để ngừa sâu răng? Thang Long University Library 24 Súc miệng sau mỗi bữa ăn Đánh răng sau mỗi bữa ăn Đánh răng trước khi ngủ tối Tất cả các câu trên đều đúng 1 17 2 184 0,5 8,3 1,0 90,2 Xử trí khi bị chảy máu lợi? Đánh răng bằng bàn chải Chỉ ăn thức ăn mềm Uống vitamin C Súc miệng nước muối Đi khám Nha sỹ 14 27 44 118 1 6,9 13,2 21,6 57,8 0,5 Cách đánh răng đúng? Lên xuống theo thân răng Lên xuống và theo vòng tròn Ngang theo chiều trước sau Vòng tròn 8 33 117 46 3,9 16,2 57,4 22,6 Loại kem đánh răng tốt cho răng miệng? Có mùi thơm Có vị trái cây Có muối Có fluor 12 13 11 168 5,9 6,4 5,4 62,4 Loại thức ăn tốt cho răng nhất? Sữa Cơm Rau xanh Bánh mỳ 9 56 137 2 4,4 27,5 67,2 1,0 Loại thức ăn có hại cho răng nhất? Cơm Đường Bánh mỳ Sữa 3 199 1 1 1,5 97,5 0,5 0,5 25 Từ bảng 3.4: Tỷ lệ học sinh trả lời đúng về các bệnh về răng miệng chiếm tỉ lệ cao: 94,1% số em cho rằng sâu răng là do vi khuẩn, đây là con số rất đáng mừng vì từ trước tới cách đây ít năm không chỉ trẻ em mà người lớn cũng nhầm nguyên nhân sâu răng là có con sâu ở trong răng, số em cho rằng có con sâu chỉ chiếm 4,4%. Có 90,2% số em cho rằng triệu chứng sâu răng là có lỗ sâu trên bề mặt răng, 91,2% biết rằng chảy máu lợi là do viêm lợi, 90,2% cho rằng để ngừa sâu răng hiệu quả thì cần phải đánh răng súc miệng vào buổi sáng, sau bữa ăn, buổi tối và sau khi ăn vặt, hầu hết các em đều biết rằng đường gây hại cho răng nhất trong nhóm thức ăn bộ câu hỏi đưa ra. Ngoài những con số lạc quan trên vẫn còn có những thiếu sót trong kiến thức của các em: chỉ có 8,8% số em biết đúng mảng bám răng là có nguồn gốc từ nước bọt, chỉ có 6,9% số em trả lời đúng rằng mảng bám răng trực tiếp gây viêm lợi, đại đa số trả lời sai là gây sâu răng. Có 57,4% số em cho rằng phải trải răng theo chiều ngang, chỉ có 16,2% trả lời đúng là trải lên xuống và theo vòng tròn kết hợp chải ngang, chỉ có 4% trả lời đúng rằng sữa có lợi cho răng nhất trong nhóm thức ăn đưa ra, chỉ có đúng 1 em chiếm 0,5% cho rằng khi chảy máu lợi thì cần đến gặp bác sỹ còn đại đa số các em cho rằng nên súc miệng nước muối theo cách dân gian. Có thể do kiến thức này khá rộng nhưng việc giáo dục về các bệnh nha chu và phương pháp trải răng cần được tăng cường vì ở lứa tuổi này trẻ hay mắc bệnh nha chu như viêm lợi, hay bị chảy máu lợi và đang hoàn chỉnh bộ răng vĩnh viễn nên vẫn giữ thói quen trải răng theo chiều ngang như răng sữa. Có 62,4% số em biết rằng kem đánh răng chứa Fluor ngừa được sâu răng. Con số này chưa cao khi mà các phương tiện thông tin đại chúng đã nói rất nhiều về tác dụng của Fluor trong ngừa sâu răng.. Như vậy kiến thức của các em về bệnh răng miệng còn hạn chế và chưa đồng đều, cần củng cố 1 cách toàn diên và sớm hơn. 3.5. Thái độ của trẻ về việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Bảng 3.5: Thái độ trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ Câu hỏi Số học sinh (n=204) Tỷ lệ (%) Sâu răng phía trước làm ta trông xấu đi. Thang Long University Library 26 Đồng ý Không chắc chắn Không đồng ý 119 45 40 58,3 22,1 19,6 Giữ gìn hàm răng tự nhiên không quan trọng. Đồng ý Không chắc chắn Không đồng ý 3 13 188 1,5 6,4 92,2 Răng giả ít gây khó chịu hơn răng thật. Đồng ý Không chắc chắn Không đồng ý 30 53 121 14,7 26,0 59,3 Trẻ em sợ đi khám răng vì sợ đau. Đồng ý Không chắc chắn Không đồng ý 138 22 44 67,6 10,8 21,6 Khám răng định kỳ có thể phòng bệnh về răng. Đồng ý Không chắc chắn Không đồng ý 185 11 8 90,7 5,4 3,9 Khám răng định kỳ giá rất đắt. Đồng ý Không chắc chắn Không đồng ý 8 36 160 3,9 17,6 78,4 Khám răng định kỳ là không cần thiết. Đồng ý Không chắc chắn Không đồng ý 10 17 177 4,9 13,2 86,8 Đánh răng hằng ngày có thể ngừa sâu răng. Đồng ý Không chắc chắn Không đồng ý 199 3 2 97,5 1,5 1,0 27 Đánh răng hằng ngày có thể ngừa viêm lơi. Đồng ý Không chắc chắn Không đồng ý 185 12 7 90,7 5,9 3,4 Dùng kem đánh răng chứa Fluor có thể ngừa sâu răng. Đồng ý Không chắc chắn Không đồng ý 184 10 10 90,2 4,9 4,9 Ăn uống nhiều đồ ngọt không gây sâu răng. Đồng ý Không chắc chắn Không đồng ý 11 6 187 5,4 2,9 91,7 Ăn uống nhiều đồ ngọt làm nặng thêm bệnh sâu răng. Đồng ý Không chắc chắn Không đồng ý 166 12 26 81,4 5,9 12,7 Ăn kẹo xong không đánh răng không gây hại cho răng. Đồng ý Không chắc chắn Không đồng ý 16 6 182 7,8 2,9 89,2 Đi chữa bệnh về răng giá rất đắt. Đồng ý Không chắc chắn Không đồng ý 8 45 151 3,9 22,1 74,0 Bảng 3.5 này thể hiện thái độ về việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ, bảng cho thấy đa số các em đều có thái độ không thích răng giả: 58,3% đồng ý rằng sâu răng phía trước làm ta trông xấu đi, 22,1% không chắc chắn. 92,2% không đồng Thang Long University Library 28 ý giữ hàm răng tự nhiên là không quan trọng và 59,3% không đồng ý răng giả ít gây khó chịu hơn răng thật. Về việc đi khám răng định kỳ các em có thái độ rất tích cực: 90,7% đồng ý đi khám răng định kỳ có thể phòng được các bệnh răng miệng, 78,4% không đồng ý đi khám răng định kỳ giá rất đắt và 86,8% không đồng ý đi khám răng định kỳ là không cần thiết. Tuy nhiên số các em cho là đi khám răng sẽ bị đau chiếm 67,6%. Về việc đánh răng thì 97,5% số em cho rằng đánh răng có thể ngừa sâu răng và 90,7% số em cho rằng đánh răng có thể ngừa các bệnh về lợi, 90,2% số em cho rằng kem đánh răng chứa Fluor có thể ngừa sâu răng. Như vậy các em đã có thái độ khá đúng đắn về tầm quan trọng của việc chải răng. Cách sử dụng đồ ăn có đường đúng có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe răng miệng và ở đây trẻ cũng có thái độ khá đúng về việc này: 91,7% trẻ không đồng ý ăn uống nhiều đồ ngọt không phải nguyên nhân sâu răng, 81,4% đồng ý rằng thức ăn chứa nhiều đường có thể làm nặng thêm bệnh sâu răng và 89,2% không đồng ý rằng ăn kẹo thường xuyên mà không đánh răng sau khi ăn không gây hại cho răng. Vậy có thể nói thái độ của trẻ trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng là khá đồng đều và đúng đắn. 3.6. Thực hành chăm sóc răng miệng của trẻ. Bảng 3.6: Thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ Câu hỏi Số học sinh (n=204) Tỷ lệ (%) Bắt đầu đánh răng từ bao giờ? Trước khi học mẫu giáo Bắt đầu học lớp 1 Khi học lên lớp 5 169 34 1 82,8 16,7 0,5 Đánh răng mấy lần trong 1 ngày? Không hay đánh răng hằng ngày 1 lần Ít nhất 2 lần 6 47 151 2,9 23,0 74,0 Thời điểm đánh răng trong ngày? 29 Buổi sáng Buổi tối Sau mỗi bữa ăn Sau khi ăn vặt hoặc đồ ngọt Buổi sáng và buổi tối Tất cả các câu trên 42 9 30 35 85 3 20,6 4,4 14,7 17,2 41,7 1,5 Sử dụng kem đánh răng chứa Fluor 204 100 Đánh răng như thế nào? Theo chiều ngang trước sau Trải lên xuống và theo vòng tròn Vòng tròn Lên xuống theo chiều dọc 95 78 13 18 46,6 38,2 6,4 8,8 Đánh răng trong bao lâu? Dưới 3 phút 3 phút hoặc hơn 90 114 44,1 55,9 Loại thức uống hay uống giữa các bữa ăn? Coca cola Các thức uống có vị ngọt Nước sôi, nước lọc 7 10 187 3,4 4,9 91,7 Ăn thức ăn ngọt bao nhiêu lần trong ngày? 1-3 lần 4-6 lần Hơn 7 lần 185 16 3 90,7 7,8 1,5 Loại thức ăn vặt hay ăn giữa các bữa ăn? Hoa quả tươi Các loại bánh ngọt Các loại bim bim Các loại kẹo ngọt 186 4 11 3 91,2 2,0 5,4 1,5 Việc thực hành chăm sóc răng miệng thể hiện qua bảng trên như sau: Có 82,8% số em bắt đầu đánh răng trước khi học mẫu giáo, 16,7% bắt đầu đánh răng Thang Long University Library 30 khi vào lớp 1 chỉ có 1 em, 0,5% bắt đầu việc đánh răng khi lên lớp 5. Điều này cho thấy trẻ đánh răng khá sớm khi còn là bộ răng sữa, điều này rất tốt để giữ răng sữa khỏe đẹp là nền tảng cho hàm răng vĩnh viễn khỏe đẹp. Số lần đánh răng đúng tức ít nhất 2 lần 1 ngày chiếm 74,0% số trẻ, có 23,0% số trẻ đánh răng 1 lần 1 ngày và vẫn có những trẻ không hay đánh răng hằng ngày chiếm 2,9%. Số trẻ đánh răng vào buổi sáng chiếm 20,6%, vào buổi tối chiếm 4,4%, sau bữa ăn chiếm 14,7%, sau khi ăn vặt 17,2%, vào buổi sáng và buổi tối nhiều nhất, chiếm 41,7% và trẻ đánh răng sau mỗi khi ăn và sáng, tối là 1,5%. Như vậy trẻ đánh răng hơn 2 lần 1 ngày khá nhiều nhưng thời điểm đánh răng rất khác nhau. Vậy trẻ đã có ý thức giữ gìn sức khỏe răng miệng nhưng chưa rõ về thời điểm đánh răng để có hiệu quả phòng bệnh cao nhất. Toàn bộ trẻ đánh răng bằng kem đánh răng có Fluor. Điều này là dễ hiểu vì trên thị trường hiện nay tuyệt đại đa số kem đánh răng đều chứa F. Có 38,8% số trẻ chải răng đúng, 46,6% chải theo chiều ngang. Có 55,9% chải răng trên 3 phút. Những con số này cho thấy việc thực hành đánh răng của trẻ chưa được đúng phương pháp. Đa số trẻ ở giữa các bữa ăn chỉ uống nước sôi hoặc nước lọc, 91,7%, số ít uống coca cola 3,4% và thức uống có vị ngọt 4,9%. Tuy nhiên trẻ lại hay ăn đồ ngọt giữa các bữa ăn. Có 90,7% ăn từ 1-3 lần 1 ngày, 7,8% ăn 4-6 lần 1 ngày và 1,5% ăn trên 7 lần 1 ngày. Trong đó loại đồ ăn trẻ hay ăn nhất là hoa quả tươi 91,2% sau đó là bim bim 5,4%, bánh kẹo ngọt khác 3,5%. 3.7. Ảnh hưởng của yếu tố xã hội và nhân khẩu học. 3.7.1. Liên quan của giới tính đến kiến thức, thái độ và thực hành của trẻ.  Liên quan giữa giới tính và kiến thức. Để đánh giá độ hiểu biết của trẻ chúng em mã hóa lại số liệu và cho điểm. Những em có điểm trung bình trở lên là có kiến thức tốt còn lại là kiến thức chưa tốt. 31 Biểu đồ 3.1: Liên quan giữa giới tính và kiến thức 22.8% 77.2% 41.7% 58.3% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% nữ nam chưa tốt tốt P-value = 0.004 Vậy “kiến thức của trẻ nữ tốt hơn kiến thức của trẻ nam” có ý nghĩa thống kê với p-value là 0,004, điều này có thể do trẻ nam hiếu động hơn và không chú ý nhiều nên việc tiếp thu kiến thức về nha khoa có thể hạn chế hơn trẻ nữ.  Liên quan giữa giới tính và thái độ của trẻ. Câu trả lời về thái độ của trẻ cũng được mã hóa lại và cho điểm như ở phần kiến thức. Trong phần này, có thể thấy ở trẻ nữ thái độ tốt về việc chăm sóc sức khỏe răng miệng chiếm tỉ lệ cao hơn ở trẻ nam theo biểu đồ sau Biểu đồ 3.2: Liên quan giữa giới tính và thái độ: 59.2% 40.8% 65.3% 34.7% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% nam nu đúng chưa đúng Thang Long University Library 32 (Giới tính không có mối liên quan đáng kể tới thực hành chăm sóc răng miệng của trẻ.) 3.7.2. Liên quan giữa học vấn của người chăm sóc với kiến thức, thái độ và thực hành của trẻ: Biểu đồ 3.3: Liên quan giữa học vấn của người chăm sóc và kiến thức của trẻ: 33.9% 66.1% 13.3% 86.7% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% thấp cao chưa tốt tốt P-value = 0,102. Cho dù số lượng trẻ có người chăm sóc học vấn cao tức trên cấp 3 hơi ít để đánh giá chính xác nhưng dễ thấy tỷ lệ những trẻ đó có kiến thức tốt cao hơn trẻ mà người chăm sóc có học vấn thấp. Biểu đồ 3.4: Liên quan giữa học vấn của người chăm sóc tới thái độ của trẻ: 20.4% 52.2% 79.6% 47.8% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% thấp cao đúng chưa đúng 33 Với P value=0,043, vậy “bố mẹ có học vấn cao thì con có thái độ đúng đắn về việc bảo vệ sức khỏe răng miệng” có ý nghĩa thống kê. Biểu đồ 3.5: Liên quan giữa học vấn người chăm sóc và thực hành của trẻ. 9.6% 4.5% 90.4% 95.5% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% cao thấp đúng chưa đúng Pvalue=0,169 Ta thấy những trẻ mà bố mẹ học vấn cao thì có tỷ lệ thực hành đúng cao hơn trẻ có bố mẹ học vấn thấp. 3.7.3. Mối liên quan giữa thu nhập hằng tháng của gia đình với kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc răng miệng của trẻ. Biểu đồ 3.6: Mối liên quan giữa thu nhập hằng tháng của người chăm sóc tới kiến thức của trẻ. 60.70% 39.30% 86% 14% 71.40% 28.60% 88.90% 11.10% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% dưới 2 triệu 2-5 triệu 5-10 triệu trên 10 triệu tốt chưa tốt Thang Long University Library 34 P-value=0.008, Vậy ‘trẻ có bố mẹ thu nhập cao có kiến thức tốt trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng hơn trẻ có bố mẹ thu nhập thấp’ có ý nghĩa thống kê. Biểu đồ 3.7: Liên quan giữa thu nhập hằng tháng của gia đình với thực hành của trẻ. 55.0% 45.0% 73.3% 26.7% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% thap cao đúng chưa đúng P-value=0,148. Ta thấy những trẻ trong gia đình thu nhập cao hơn thì có tỷ lệ thực hành đúng so với thực hành chưa đúng cao hơn những trẻ trong gia đình thu nhập thấp. ( Thu nhập hằng tháng của gia đình không có ảnh hưởng đánh kể tới thái độ của trẻ) 3.7.4. Tác động của cha mẹ với kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ. Bảng 3.7. Tác động của cha mẹ tới kiến thức của trẻ Kiến thức của trẻ Tốt Chưa tốt Tổng số Tác động của cha mẹ Chưa tốt Số lượng 17 44 61 % 27.9% 72.1% 100.0% Tốt Số lượng 49 94 143 % 34.3% 65.7% 100.0% Tổng số Số lượng 66 138 204 % 32.4% 67.6% 100.0% 35 Bảng 3.8. Tác động của cha mẹ tới thái độ của trẻ Thái độ của trẻ Chưa đúng đắn Đúng đắn Tổng Tác động của cha mẹ Chưa tốt Số lượng 23 38 61 % 37.7% 62.3% 100.0% Tốt Số lượng 54 89 143 % 37.8% 62.2% 100.0% Tổng số Số lượng 77 127 204 % 37.7% 62.3% 100.0% Từ 2 bảng trên thấy dù bố mẹ có tác động tốt hay chưa tốt thì tỷ lệ trẻ có kiến thức và thái độ tốt vẫn cao hơn tỷ lệ trẻ có kiến thức và thái độ chưa tốt. Điều này có thể do trẻ tiếp thu những kiến thức về nha khoa từ nhiều nguồn thông tin khác nhau nên có thái độ khá tốt về việc vệ sinh răng miệng. Riêng tác động của cha mẹ tức “cha mẹ tác động tốt thì con có thực hành đúng và ngược lại” có ý nghĩa thống kê với P-value=0,000. Biểu đồ 3.8: Tác động của cha mẹ tới thực hành chăm sóc răng miệng của trẻ. 65.7% 34.3% 34.4% 65.6% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% tác đong tot chưa tot đúng chưa đúng Thang Long University Library 36 3.7.5. Ảnh hưởng của việc giáo dục nha khoa tại trường tới kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc răng miệng của trẻ. Tất cả những em tiếp nhận được sự giáo dục nha khoa ở trường và những em không nhớ mình đã được giáo dục không có sự khác biệt đáng kể về kiến thức, thái độ và thực hành. Kết quả thu được này có thể do câu trả lời chỉ gồm “không” và “có” và đều là những câu hỏi về thầy cô của mình làm trẻ không trả lời một cách khách quan. 37 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN: 1. Thực trạng kiến thức thái độ thực hành của học sinh lớp 5 trường tiểu học Tiên Dương - Đông Anh - Hà Nội: Về chăm sóc răng miệng: - Tỷ lệ học sinh đồng ý cho rằng đi khám răng định kỳ có thể phòng được các bệnh răng miệng, chiếm 90,7%. - Tỷ lệ học sinh cho rằng đánh răng có thể phòng ngừa được sâu răng chiếm 90,7%. - Tỷ lệ học sinh có số lần đánh răng 2 lần/ ngày chiếm 74%. - Tỷ lệ học sinh có số lần đánh răng 1 lần/ ngày chiếm 23%. - Vẫn còn có trẻ không có thói quen đánh răng chiếm 2,9%. 2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức thái độ và thực hành chăm sóc răng miệng. - Liên quan giữa giới tính và kiến thức. - Tỷ lệ trẻ nữ có thái độ tốt trong việc chăm sóc răng miệng chiếm 77,2% - Tỷ lệ trẻ nữ có thái độ chưa tốt trong việc chăm sóc răng miệng chiếm 22,8%. - Tỷ lệ trẻ nam có thái độ tốt trong việc chăm sóc răng miệng chiếm 58,3% - Tỷ lệ trẻ nam có thái độ chưa tốt trong việc chăm sóc răng miệng chiếm 41,7%. KIẾN NGHỊ - Đối với gia đình. o Các bậc phụ huynh nên tự củng cố thêm kiến thức về sức khỏe răng miệng cũng như cách thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách, chú ý dành thời gian hướng dẫn và giám sát các em thực hành đều đặn và hiệu quả. o Mỗi 6 tháng 1 lần cần đưa các em đến phòng khám hoặc bệnh viện để kiểm tra răng miệng định kỳ. o Hạn chế cho các em ăn vặt, ăn nhiều đồ ngọt ngoài bữa chính và nhắc nhở vệ sinh răng miệng sau khi ăn. - Đối với nhà trường: Thang Long University Library 38 o Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục sức khỏe nói chung và Nha khoa nói riêng cho học sinh của trường cũng như cha các bậc phụ huynh để nâng cao hiểu biết và cùng nhau giúp các em có một sức khỏe tốt, hàm răng đẹp. o Tổ chức các buổi ngoại khóa hướng dẫn cách đánh răng đúng cách, thời điểm đánh răng, chọn kem và bàn chải đánh răng, thời gian đánh răng o Tiếp tục duy trì và phát huy việc cho trẻ súc miệng bằng NaF 0,2% định kỳ. o Nhắc nhở phụ huynh và trẻ đi khám răng định kỳ. o Các việc làm và các kiến thức truyền đạt cần thường xuyên nhắc lại để trẻ ghi nhớ và thực hiện, nhất là nên chú ý tới các trẻ trai hay hiếu động, nên có sự kiểm tra lại sau mỗi lần giáo dục. 39  Đối với y tế cơ sở: o Tăng cường giáo dục sức khỏe răng miệng cho người dân qua các phương tiện thông tin như loa đài, sách, tờ rơi hướng dẫn, chú ý các thông tin về bệnh nha chu đồng thời khuyến khích đưa trẻ đi khám răng định kỳ. o Kết hợp với nhà trường giáo dục sức khỏe răng miệng cho giáo viên tạo điều kiện cho việc giáo dục sức khỏe trong trường tốt hơn. o Khám, chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị càng rộng rãi cho học sinh càng tốt. o Tăng cường điều tra sức khỏe răng miệng, thói quen và quan điểm chăm sóc sức khỏe răng miệng để can thiệp và giáo dục hiệu quả. Thang Long University Library 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt. 1. Đào Thị Dung. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.”Xác định tỷ lệ bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại Hà Nội” năm 2008. 2. Đào Thị Hằng Nga: “Bệnh sâu răng ở trẻ em”, bài giảng bộ môn Răng trẻ em _ trường Đại Học Răng Hàm Mặt. 3. Võ Trương Như Ngọc: “ Bệnh sâu răng”, bài giảng bộ môn Điều trị răng, trường Đại Học Răng Hàm Mặt, tài liệu lưu hành nội bô, trang 1-8, 28,29. 4. Nha khoa trẻ em. Nhà xuất bản Y học 2001, trang 18, 19. 5. Bộ Y tế. Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2001. Tài liệu tiếng Anh. 1. Tran Van Truong. Oral health preventive and school based dental program issues, community dental health. Journal of Pracical Medicine. 2000; 8- 9(250-251): 11-22. 2. World Health Organization. Oral health surveys basic methods, 4th ed. Geneva, 1997.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb00037_2069.pdf
Luận văn liên quan