Đề tài Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam

Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cho doanh nghiệp nên doanh nghiệp cần chăm lo phát triển con người về tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của mọi lao động, từ tình trạng sức khỏe tới sự tự do về kinh tế và chính trị là giải pháp cơ bản, lâu dài để doanh nghiệp phát triển, nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập. Đó cũng là văn hóa trong kinh doanh. Doanh nghiêp thu hút được người tài, giữ được nhân tài là điều kiện quyết định để doanh nghiệp thành công trong phát triển. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, tạo điều kiện để mọi người tham gia thảo luận những giải pháp nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của mỗi sản phẩm, hàng hóa, cũng như trong việc xử lý những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của họ. Cải cách, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trêncơ sở tăng cường vật chất kỹ thuật và trình độ đội ngũ giáo viên c ủa các trường đào tạo công nhân, các khóa huấn luyện nghiệp vụ ngoại thương ; trong đó coi trọng hình thức đào tạo ở nước ngoài, mời chuyên gia nước ngoài hợp tác đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao.

pdf111 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2459 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c chính sách kinh tế vĩ mô khác để ổn định kinh tế vĩ mô, kích thích tăng trƣởng và phòng ngừa lạm phát. Tiếp tục áp dụng mô hình kiểm soát chặt chẽ quy mô và tốc độ tăng trƣởng tổng phƣơng tiện thanh toán, tổng dƣ nợ tín dụng nhằm giữ lạm phát ở mức hợp lý; đồng thời đảm bảo tính thanh khoản và hoạt động lành mạnh của các ngân hàng. Kiểm soát việc cho vay kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức kinh doanh tiền tệ khác. Tăng cƣờng các biện pháp quản lý, xử lý nợ quá hạn, giảm tối đa nợ xấu, điều chỉnh tỷ lệ dữ trự bắt buộc phù hợp với điều kiện cụ thể; có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng; xây dựng kế hoạch, lộ trình phù hợp để từng bƣớc có biện pháp hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Nâng cao chất lƣợng thanh tra ngân hàng, chấn chỉnh, củng cố công tác kiểm soát nội bộ tại các tổ chức tín dụng. Quản lý chặt chẽ việc thành lập mới, mở chi nhánh ngân hàng và tăng cƣờng kiểm soát chất lƣợng tín dụng, bảo đảm an ninh tiền tệ và an toàn hệ thống. Duy trì tốc độ tăng trƣởng tín dụng ở mức phù hợp, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ. Ngoài việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất dự trữ bắt buộc, hệ thống lãi suất chỉ đạo một cách hợp lý, có thể thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng nhƣ triển khai cho vay hỗ trợ lãi suất trong những tình huống khẩn cấp. Sử dụng các biện pháp hành chính khống chế trần lãi suất cho vay, kiểm soát chặt việc cho vay hỗ trợ lãi suất, cung ứng thanh khoản cho các ngân hàng có khó khăn thanh khoản. Mặt khác, cần ổn định thị trƣớng ngoại hối bằng cách đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp, thu hẹp khoảng cách tỷ giá trên thị trƣờng tự do và thị trƣờng chính thức; xác định tỷ giá linh hoạt hơn cho hệ thống kinh doanh trên cơ sở điều chỉnh tỷ giá trung tâm. Kiểm soát chặt chẽ các giao dịch ngoại hối, nhất là hoạt động kinh doanh vàng do sự biến động mạnh của giá vàng có những tác động bất 80 lợi đến tỷ giá. Đồng thời chủ động, kịp thời điều chỉnh tỷ giá và mở rộng hay thu hẹp biên độ ấn định tỷ giá mua bán USD/VND (kiểm soát hỗn hợp) của các ngân hàng thƣơng mại so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng khi cần thiết và yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm biên độ tỷ giá. Bởi vì, việc đó vừa tạo thuận lợi cho xuất khẩu và đầu tƣ, giảm căng thẳng can thiệp cho dự trữ quốc gia và sự mất cân bằng áp lực tiền do lạm phát tích lũy, vừa thu hẹp khoảng cách của hệ thống tỷ giá kép trong bối cảnh lƣợng tiền gửi ngân hàng theo thống kê đã đạt ngƣỡng USD hóa xấp xỉ 30%. Ngoài ra, cần phối hợp với các biện pháp điều tiết cung cầu ngoại tệ trên thị trƣờng nhƣ NHNN bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng có trạng thái ngoại tệ âm nặng để hỗ trợ cung cấp đủ ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt ƣu tiên những mặt hàng nhập khẩu thiết yếu đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống. Để điều hoà ngoại tệ trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng, Bộ Tài chính có thể bán nguồn ngoại tệ thu đƣợc từ phát hành trái phiếu Chính phủ cho NHNN, đề nghị một số doanh nghiệp nhập khẩu lớn chuyển từ mua ngoại tệ sang vay bằng ngoại tệ. Các biện pháp chấn chỉnh hoạt động ngoại hối cũng cần đƣợc tăng cƣờng nhƣ phối hợp với các bộ, ngành kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi quảng cáo, niêm yết giá hàng hóa bằng ngoại tệ; mua, bán ngoại tệ trái phép; tăng cƣờng kiểm tra hoạt động mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thƣơng mại và hoạt động của các đại lý đổi ngoại tệ, xử lý nghiêm các vi phạm. Đặc biệt, áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế tâm lý găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp và ngƣời dân nhƣ đẩy mạnh công tác tuyên truyền và công bố công khai, rộng rãi các thông tin về tình hình ngoại hối, tỷ giá; yêu cầu các NHTM nhà nƣớc giảm lãi suất cho vay và huy động bằng ngoại tệ. Bên cạnh đó, tăng cƣờng năng lực, nâng cao chất lƣợng công tác thống kê, dự báo diễn biến tiền tệ, tín dụng và kinh tế vĩ mô; thiết lập hệ thống thu thập thông tin tốt và tạo nhiều cơ hội để đối thoại với các thành viên chính của thị trƣờng để những chính sách tiền tệ đƣa ra hiệu quả, đồng bộ và không mâu thuẫn với nhau. Tập trung hoàn thiện thể chế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, trọng tâm là hoàn 81 thiện 2 dự thảo Luật NHNN và Luật Các tổ chức tín dụng; sau đó sớm ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện. Đảm bảo hài hòa quyền kinh doanh của các tổ chức tín dụng và yêu cầu giám sát an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng trên cơ sở ban hành doanh mục các dịch vụ phải cấp phép hoạt động. Ngoài ra, công khai, minh bạch hầu hết các thông tin về chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhằm định hƣớng, tạo sự đồng thuận, chia sẻ, ủng hộ của nhân dân đối với các chính sách, giải pháp của Chính phủ và NHNN. 1.3 Hoàn thiện chính sách tài khóa Chính sách tài khóa nƣớc ta phục vụ mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên trƣớc khi kinh tế suy thoái, mức bội chi hàng năm đã trên dƣới 5%/GDP và có xu hƣớng tăng lên nên nƣớc ta phải nâng cao hiệu quả chi tiêu ngân sách nhà nƣớc theo hƣớng tiết kiệm chi thƣờng xuyên hơn, cắt giảm các khoản chi cho các nhiệm vụ không thật cấp bách, rà soát, loại bỏ các dự án treo, dự án đầu tƣ dàn trải, trùng lặp, kém hiệu quả và tăng cƣờng các dự án đầu tƣ cần thiết, có hiệu quả, sử dụng đƣợc nhiều vật tƣ trong nƣớc. Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, hạn chế và giảm dần bội chi ngân sách nhƣ giảm mạnh định mức sử dụng xăng, dầu, điện, nƣớc, các cuộc hội họp tổng kết, lễ hội phô trƣơng hình thức… Tiếp tục thực hiện chủ trƣơng xóa bao cấp qua giá điện, than… theo lộ trình thích hợp. Kiểm soát chặt chẽ việc vay, trả nợ nƣớc ngoài. Ngoài ra, Việt Nam cần hoàn thiện chính sách thuế cho phù hợp với luật lệ trong nƣớc và các cam kết quốc tế (WTO, FTA và cam kết song phƣơng), có thể áp dụng tăng thuế suất lên trên mức thuế cam kết khi nhập khẩu tăng cao làm nẩy sinh những vấn đề mới cho nền kinh tế33. Rà soát lại các giải pháp giảm thuế, giãn thuế, chỉ thực hiện giảm thuế, giãn thuế trong những trƣờng hợp thực sự có tác dụng kích thích đầu tƣ, tiêu dùng. Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình thực hiện các luật thuế mới, trƣớc hết là luật thuế thu nhập cá nhân. Tăng cƣờng các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, nợ đọng thuế, chống gian lận thƣơng mại, trốn thuế. 33 áp dụng Điều XXVIII của GATT năm 1994 82 1.4 Hoàn thiện chính sách đầu tư, đặc biệt là chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong nước và nước ngoài Do tăng trƣởng xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào nhóm công nghiệp chế biến mà các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) chi phối nên việc phục hồi và phát triển xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào khối FDI. Tăng trƣởng xuất khẩu của khối FDI quyết định bởi mức độ phục hồi của kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu dùng và chuỗi liên kết trong hệ thống phân phối toàn cầu của các Tập đoàn đa quốc gia. Trong những năm qua, chất lƣợng đầu tƣ nguồn vốn FDI còn thấp, chủ yếu chú trọng vào đầu tƣ theo chiều rộng, trong khi mảng đầu tƣ theo chiều sâu tạo nền tảng cơ bản cho nền kinh tế chƣa đƣợc để ý đúng mức. Đồng thời, tồn tại sự mất cân đối trong cơ cấu vốn FDI khi số vốn tập trung vào lĩnh vực bất động sản và du lịch quá nhiều, ngƣợc với sự thiếu vốn trong lĩnh vực công nghiệp, chế biến. Vì vậy, Việt Nam cần chọn lọc để hƣớng dòng vốn FDI vào những lĩnh vực quan trọng nhƣ công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. FDI nên hƣớng thu hút vào lĩnh vực dịch vụ, đầu tƣ cho sản xuất, nâng cao chất lƣợng cạnh tranh để nền kinh tế phát triển bền vững. Sau đó, các ngành chế biến nông sản, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, ngành sản xuất tiết kiệm năng lƣợng và các ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn cũng nên nhận đƣợc sự ƣu tiên. Thực hiện việc này phụ thuộc rất nhiều vào các địa phƣơng, đặc biệt trong bối cảnh phân cấp mạnh mẽ về cấp phép đầu tƣ. Ngoài ra, Việt Nam cần tăng cƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tập trung vào đối tác là các Tập đoàn xuyên quốc gia, nắm công nghệ nguồn và có khả năng chuyển giao công nghệ nhằm tăng năng lực cạnh tranh của Việt Nam, nhƣng cũng phải chú ý tránh các thƣơng vụ sáp nhập và thôn tính (M&A) các doanh nghiệp trong nƣớc nhằm độc chiếm lợi nhuận của các Tập đoàn này. Sau khi gia nhập WTO, một làn sóng đầu tƣ mới vào Việt Nam hình thành. Chúng ta cần khai thác tối đa cơ hội này để đầu tƣ vào các ngành hàng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam (nhất là các ngành chế biến, chế tạo và các ngành công nghiệp công nghệ cao có khả năng tăng trƣởng xuất khẩu mạnh: nhƣ sản phẩm gỗ, 83 cơ khí nhỏ, dây và cáp điện, sản phẩm nhựa, linh kiện điện tử và vi tính, phần mềm...) Mặt khác, tuy có tỷ trọng xuất khẩu cao, giúp thúc đẩy tăng trƣởng GDP, nhƣng các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài khi có biến động kinh tế thì thoái lui, ảnh hƣởng đến cán cân thanh toán quốc gia. Hơn nữa về lâu dài, các quốc gia chủ yếu phải dựa vào khối đầu tƣ trong nƣớc để phát triển. Vì vậy, chính sách thu hút đầu tƣ trong nƣớc và thúc đẩy hình thành các Công ty đa quốc gia mạnh từ trong nƣớc là chiến lƣợc phát triển lâu dài của quốc gia. Nƣớc ta phải sử dụng thật hợp lý những khoản đầu tƣ của nhà nƣớc và nâng cao hiệu quả những khoản đầu tƣ này. Tổng nguồn lực của nhà nƣớc là có hạn, do đó phải đầu tƣ tạo ra hiệu quả ngay và có tính lâu dài, không đầu tƣ dàn trải; đồng thời, hƣớng tới giải quyết những bất cập về hạ tầng cơ sở. Ngoài ra, nhà nƣớc cần sắp xếp lại hệ thống các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nƣớc và các doanh nghiệp cũng phải tự tái cơ cấu lại. Phát triển nhanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy liên kết để hình thành những tập đoàn kinh tế theo yêu cầu của cạnh tranh, thoát ly yêu cầu nâng cấp, nâng hạng doanh nghiệp. Chính phủ cần tác động để có những tập đoàn kinh doanh đa sở hữu, ngoài những tập đoàn không có vốn góp của nhà nƣớc, phải có những tập đoàn mà nhà nƣớc giữ cổ phần chi phối, trên cơ sở lựa chọn những công ty hạt nhân làm nòng cốt. 1.5 Nâng cao năng lực điều hành của chính phủ. Nhiệm vụ điều hành kinh tế vĩ mô trong thời gian tới rất phức tạp, khó khăn, đòi hỏi Chính phủ và các cơ quan chức năng phải bám sát tình hình và có những chính sách, giải pháp chỉ đạo điều hành kịp thời, linh hoạt, phù hợp trong thực thi chính sách tài chính, tiền tệ. Chính phủ cũng cần nâng cao năng lực dự báo và tăng cƣờng phối hợp trao đổi thông tin dự báo giữa các cơ quan dự báo của chính phủ với các tổ chức nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế. Bên cạnh, việc xây dựng quy hoạch tổng thể về thu hút FDI gắn với các loại quy hoạch khác nhƣ: quy hoạch vùng, quy hoạch ngành...để có thể định hƣớng luồng vốn FDI, Chính phủ cần có cơ chế phối hợp đồng bộ, toàn diện hơn nữa giữa các chính sách kinh tế vĩ mô. Đặc biệt là sự phối kết hợp chặt chẽ ngay từ khâu hoạch định chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, 84 chính sách tỷ giá và các chính sách khác để giải quyết và đạt đƣợc các mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định thị trƣờng ngoại tệ. Hơn nữa, nhà nƣớc cũng cần đánh giá, ghi nhận sự phản hồi sau một giai đoạn thực hiện chính sách để qua đó có thể có những điều chỉnh cụ thể kịp thời. Cần tạo môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn hơn nữa nhƣ: đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lƣợng cao. 1.6 Cải thiện cán cân thương mại với Trung Quốc34 Thâm hụt thƣơng mại đƣợc xem là bình thƣờng ở một nƣớc đang phát triển nhanh nhƣ Việt Nam nhƣng bất thƣờng ở chỗ khoảng cách nhập siêu với Trung Quốc ngày càng nới rộng và chiểm tỷ lệ quá cao trong “rổ nhập siêu” (hơn 90%). Thêm vào đó, thâm hụt thƣơng mại với Trung Quốc sẽ tiếp tục lớn hơn do cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam đang đƣợc điều chỉnh theo hƣớng hạn chế dần xuất khẩu nhóm hàng nguyên liệu, nhiên liệu và khoáng sản thô35. Vì vậy, những biện pháp nhằm hạn chế thâm hụt thƣơng mại với Trung Quốc là rất cần thiết. 1.6.1 Hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết áp dụng đối với sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc (phù hợp với các quy định của WTO, ACFTA và các hiệp định quốc tế khác mà Việt Nam đã tham gia). Trong những năm qua, không ít lần báo chí Việt Nam đã đƣa tin về nhiều sản phẩm từ Trung Quốc có chứa chất độc hại nhƣng Việt Nam còn thiếu vắng những biện pháp kiểm tra chất lƣợng, an toàn sản phẩm nên chƣa chứng minh đƣợc rõ ràng, gây khó khăn cho thực hiện ngăn chặn nhập khẩu những mặt hàng này. Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm xây dựng hàng rào kĩ 34 Chủ yếu dựa trên Số 023/2007/QĐ-BTM và “Bài toán khó: tìm giải pháp chống nhập siêu từ Trung Quốc” ( e=vn) và “Thị trƣờng xuất khẩu rộng mở cho Việt Nam” ( th-trng-xut-khu-rng-m-cho-vit-nam.html) 35 nhóm hàng chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 55-60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng Trung Quốc 85 thuật từ các nƣớc tham gia thƣơng mại toàn cầu lâu năm vì họ bảo vệ thị trƣờng nội địa một cách rất tinh vi qua áp dụng những hàng rào kỹ thuật cao, chặt chẽ. Cấm nhập hàng không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ở nƣớc ta, những mặt hàng trôi nổi, không có nguồn gốc rõ ràng, hầu hết có xuất xứ từ Trung Quốc. Trong khi hầu nhƣ chƣa có biện pháp tự vệ hiệu quả, thu giữ và tiêu hủy bất cứ hàng hóa nào không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng là cách tốt nhất để ngăn chặn những hàng hóa kém chất lƣợng, thậm chí độc hại từ Trung Quốc. Biện pháp cứng rắn này sẽ hạn chế những thƣơng nhân Việt Nam vì lợi nhuận mà quên đi lợi ích ngƣời tiêu dùng, hợp tác với các doanh nghiệp nhỏ, các công ty buôn bán tiểu ngạch ở khu vực biên giới với chất lƣợng hàng thấp, khó kiểm soát; đồng thời cũng giảm đáng kể nhu cầu về hàng lậu, hàng giả. Linh hoạt trong thay đổi quy chế ràng buộc đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong khi Việt Nam không có quy chế ràng buộc cụ thể đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, phía bạn đang áp dụng hiệu quả những hàng rào kỹ thuật, đồng thời thƣờng xuyên đề ra và thay đổi các quy định về kiểm định, mức phí nhập cảnh... Vì vậy, Việt Nam có thể linh hoạt học hỏi và thay đổi quy chế ràng buộc tƣơng ứng với Trung Quốc. Định hướng nhập khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hàng Trung Quốc vào Việt Nam đa phần là hàng địa phƣơng, giá rẻ với chất lƣợng không cao. Tuy nhiên, sản phẩm của những doanh nghiệp lớn trong đại lục hoặc Hồng Kông thƣờng có giá cả hợp lý, mẫu mã đẹp, kĩ thuật tiên tiến. Do đó, chính phủ nên định hƣớng, giúp đỡ cho các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành giao dịch thƣơng mại với những doanh nghiệp này, thông qua việc cung cấp thông tin có chọn lọc về giá cả, chất lƣợng máy móc, thiết bị và công nghệ, nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu từ Trung Quốc. 1.6.2 Đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc Cùng với việc miễn giảm thuế theo khuôn khổ ACFTA, nhu cầu nhập khẩu các loại hàng hóa từ Trung Quốc vẫn rất lớn nên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng. Vì vậy, phải tăng tốc độ xuất khẩu để giảm thâm hụt thƣơng mại. 86 Lựa chọn những mặt hàng phù hợp và có tiềm năng, xây dựng những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, những điểm tăng trưởng xuất khẩu mới. Có 3 nhóm hàng chính Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trƣờng Trung Quốc là: nguyên liệu và khoáng sản (than đá, cao su, dầu thô); nhóm hàng nông sản, thủy sản (hoa quả, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, thủy hải sản…); nhóm hàng công nghiệp (dệt may, da giày, dây và cáp điện, sản phẩm nhựa, vali túi xách, sản phẩm điện tử và linh kiện…). Trong đó, nhóm hàng thứ nhất sẽ từng bƣớc cắt giảm xuất khẩu theo chủ trƣơng của Nhà nƣớc, nhóm hàng thứ hai cần đẩy mạnh chế biến thay vì xuất khẩu hàng sơ chế, giá thị thấp nhƣ hiện nay và nhóm hàng thứ ba đƣợc xác định là động lực tăng trƣởng chính cho xuất khẩu của Việt Nam trong tƣơng lai. Tận dụng tối đa những ưu đãi có được trong các cơ chế hợp tác song phương Việt-Trung và đa phương (nhƣ WTO, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc...) để đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc. Theo chƣơng trình “Thu hoạch sớm - EHP”, Trung Quốc sẽ dành ƣu đãi cho Việt Nam 531 dòng thuế, trong đó có 206 dòng thuế cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc; ngoài ra, theo Hiệp định tự do thƣơng mại Trung Quốc – ASEAN (CAFTA), chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2010, hơn 90% số lƣợng hàng hoá xuất khẩu qua khu vực sẽ có thuế suất bằng 0%. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đƣa hàng hoá vào thị trƣờng Trung Quốc, thị trƣờng có nhu cầu tiêu thụ hàng hoá lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải cố gắng hợp lý hóa sản xuất, giảm giá thành, nâng cao chất lƣợng, mẫu mã và cung cách phục vụ khách hàng thì mới có khả năng đẩy mạnh đƣợc xuất khẩu sang Trung Quốc. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài để đầu tư sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ. Việt Nam nên kêu gọi các doanh nghiệp tại các nƣớc phát triển nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản... để phát triển mạnh sản xuất hàng xuất khẩu nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc. Tập trung đầu tƣ sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh sẽ giúp các sản phẩm này ngày càng chiếm lĩnh tốt hơn thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Đồng thời, Việt Nam cần đầu tƣ vào ngành công nghiệp hỗ trợ để sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho 87 sản xuất hàng xuất khẩu. Ngoài ra, Việt Nam có thể thu hút các công ty lớn, có thực lực của Trung Quốc đầu tƣ vào Việt Nam để sản xuất hàng xuất khẩu giàu tiềm năng, sau đó xuất khẩu trở lại Trung Quốc hoặc xuất sang các nƣớc thứ ba. Tổ chức, điều tiết việc xuất khẩu sang Trung Quốc. Với đƣờng đi lối lại trên bộ, đƣờng sông, ven biển đều thuận, Việt Nam có thể xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều mặt hàng nhƣ khoáng sản, nguyên liệu thô, hoa quả, thủy sản tƣơi sống... Tuy nhiên, giá các sản phẩm này thƣờng thấp; khi giá cao, thƣơng nhân đổ xô cung cấp khiến cung vƣợt cầu nên cuối cùng lại bị ép giá. Do đó, kim ngạch xuất khẩu thấp. Ngoài ra, các cơ quan hữu quan Trung Quốc đang quyết liệt kiểm tra thực phẩm, hàng hóa nhập khẩu nên nhiều lô hàng nhƣ thủy hải sản, hoa quả... của Việt Nam đã có hiện tƣợng bị ách tắc tại cửa khẩu Đông Hƣng và Móng Cái (Quảng Ninh). Vì vậy, chính phủ cần tổ chức hoạt động xuất khẩu, điều tiết để tránh thiệt hại. Dựa vào quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, đề nghị Chính phủ Trung Quốc quan tâm hơn tới việc phát triển quan hệ thương mại với Việt Nam. Chính phủ có thể thành lập Tổ liên ngành nghiên cứu các mặt hàng mới mà nƣớc ta có lợi thế và đề nghị Trung Quốc hợp tác. Ví dụ, đề nghị Trung Quốc có chính sách hỗ trợ việc nhập khẩu 16 mặt hàng thế mạnh của Việt Nam vào thị trƣờng Trung Quốc, gồm cao su, cà phê, chè các loại, dây điện và cáp điện, hải sản, hàng dệt may, rau quả, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm may tre cói thảm, sản phẩm gỗ, sản phẩm sữa, dầu mỡ động thực vật, sản phẩm từ ngũ cốc và bánh kẹo… Đẩy mạnh và tổ chức có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại. Để thúc đẩy thƣơng mại, cần triển khai thực hiện các hoạt động có quy mô lớn để quảng bá hình ảnh quốc gia, quảng bá thƣơng hiệu những mặt hàng ƣu thế ở trong nƣớc trên thị trƣờng Trung Quốc. Bên cạnh đó, đẩy mạnh, tăng cƣờng các hoạt động xúc tiến thƣơng mại của các địa phƣơng, đặc biệt là các địa phƣơng biên giới giáp với Trung Quốc, có triển vọng phát triển thƣơng mại với Trung Quốc. Thành lập các trung tâm thƣơng mại Việt Nam để trƣng bày, giới thiệu các sản phẩm ƣu thế của nƣớc ta và thiết lập hệ thống các công ty chuyên giới thiệu và bán hàng Việt Nam tại các tỉnh, thành phố Vân Nam, Nam Ninh, Quảng Châu, Thƣợng Hải, Tứ Xuyên... 88 Xây dựng hệ thống phân phối hàng Việt Nam tại Trung Quốc. Việt Nam có thể tận dụng thị trƣờng trung chuyển Hồng Kông, vốn có mối quan hệ thƣơng mại mật thiết với Trung Quốc để đƣa hàng hóa Việt Nam vào sâu trong nội địa Trung Quốc. Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích việc hình thành các tập đoàn phân phối lớn và tạo lập mối liên kết chặt chẽ giữa các tập đoàn phân phối này với các nhà sản xuất trong nƣớc để có thể bán sản phẩm của Việt Nam tại hệ thống phân phối của các tập đoàn này tại Trung Quốc. Ngoài ra, chính phủ nên có chính sách đầu tƣ nghiên cứu khoa học, kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc. Khẩn trƣơng và tích cực xây dựng, triển khai các đề án chuyên biệt đối với từng mặt hàng xuất khẩu trọng điểm. Tận dụng lợi thế của các doanh nghiệp của ngƣời Hoa tại Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng vào Trung Quốc. 1.6.3 Giải pháp về biên mậu Việt Nam nên thúc đẩy các hoạt động thƣơng mại với Trung Quốc qua các cửa khẩu quốc tế và các cửa khẩu quốc gia trên địa bàn tỉnh; phát triển các hoạt động chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất hàng hóa qua cảng biển của Việt Nam; xuất - nhập khẩu chính ngạch lô hàng lớn qua các cảng biển và đƣờng hàng không, nhất là nguyên liệu sản xuất. Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động biên mậu tại các cửa khẩu biên giới, trong đó có hệ thống kho hàng để cất trữ, bảo quản hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam tại các cửa khẩu với Trung Quốc nhằm chủ động đối phó với sự biến động tại thị trƣờng Trung Quốc. Nâng cao hiệu quả của Ban Chỉ đạo hoạt động thƣơng mại biên giới nhằm hƣớng dẫn doanh nghiệp nắm vững và thích ứng đƣợc trƣớc việc thay đổi chính sách quản lý biên mậu của Trung Quốc. Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thƣơng mại điện tử tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc nhằm thúc đẩy mạnh mẽ và hiệu quả giao lƣu, trao đổi hàng hoá, ngƣời và phƣơng tiện qua lại biên giới theo lộ trình và điều kiện cho phép. Đồng thời, Việt Nam phải khắc phục tình trạng hàng Trung Quốc tràn vào bằng bất kì cửa khẩu nào, đƣờng bộ, đƣờng biển; trong khi hàng Việt Nam sang Trung 89 Quốc buộc phải qua một hoặc một số cửa khẩu do Trung Quốc chỉ định.36 Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng hình thức tƣơng tự nhƣ Trung Quốc, tức là cũng quy định mặt hàng đƣợc phép nhập khẩu qua từng cửa khẩu của Việt Nam, mức phí biên mậu thay đổi theo thời điểm, mùa vụ và kiểm dịch để kiểm soát việc xuất nhập khẩu. Mặt khác, Chính phủ cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế quản lý biên mậu Việt Nam - Trung Quốc theo hƣớng ngày càng lành mạnh hoá; kiện toàn bộ máy quản lý biên mậu từ trung ƣơng đến địa phƣơng; phân cấp, giao quyền rộng hơn cho chính quyền địa phƣơng trong quản lý và tổ chức hoạt động buôn bán biên mậu để tăng cƣờng thƣơng mại chính ngạch, hạn chế nạn buôn lậu, gian lận thƣơng mại qua biên giới nhằm giảm thiệt hại về kinh tế, tránh ảnh hƣởng tiêu cực đến sản xuất, lƣu thông, dân sinh. 1.6.4 Giải pháp khác Phát huy đầy đủ tác dụng của việc hợp tác giữa các bộ, ngành hữu quan hai nƣớc, xây dựng cơ chế hợp tác có hiệu quả. Đề nghị các bộ, ngành hữu quan Trung Quốc sớm cùng các bộ, ngành hữu quan Việt Nam trao đổi và ký kết Hiệp định toàn diện về kiểm dịch động thực vật Việt Nam-Trung Quốc. Đàm phán ký Hiệp định về quá cảnh hàng hoá giữa hai chính phủ37 cho phù hợp với Hiệp định giữa chính phủ các nƣớc Campuchia, Trung Quốc, Lào, Mianma, Thái Lan và Việt Nam về tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và ngƣời qua lại38. Đặc biệt, nâng cao hơn nữa tính hiệu quả của Uỷ ban Hợp tác Kinh tế Thƣơng mại Việt - Trung bằng việc thành lập Nhóm công tác hợp tác thƣơng mại do cơ quan chủ quản ngành thƣơng mại hai nƣớc làm đầu mối. Thúc đẩy đàm phán, ký kết những thoả thuận giữa hai nƣớc nhằm tạo thuận lợi giao lƣu, trao đổi hàng hoá, ngƣời và phƣơng tiện qua lại biên giới; ký kết những thoả thuận với Trung Quốc về trao đổi thông tin, hợp tác kỹ thuật, hợp tác quản lý, hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng thƣơng mại và dịch vụ biên giới... 36 Cao su chỉ đƣợc qua Móng Cái hoặc Lục Lầm. Thủy hải sản chỉ đƣợc qua Móng Cái. Hoa quả tƣơi chỉ đƣợc qua Lào Cai hoặc Tân Thanh (Lạng Sơn). 37 Sửa đổi Hiêp định đã ký vào tháng 4 năm 1994 hoặc biên soạn, ký hiệp định mới 38 Hiệp định ký vào tháng 7 năm 2005 tại Côn Minh (Trung Quốc) 90 Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế tài chính, tiền tệ và thanh toán trong xuất nhập khẩu với Trung Quốc. Do khi xuất khẩu với Trung Quốc hầu nhƣ chỉ thu đƣợc đồng Nhân dân tệ mà đồng tiền này khó sử dụng để nhập khẩu hàng từ thị trƣờng khác; còn khi nhập khẩu, nƣớc ta phải huy động các nguồn ngoại tệ mạnh (vì ngoại tệ thu từ xuất khẩu không đủ bù đắp) nên nƣớc ta cần thƣơng lƣợng với phía Trung Quốc về đồng tiền thanh toán. Ngoài ra, cơ chế thanh toán còn sơ khai, chủ yếu là tiền mặt giao ngay, hàm chứa nhiều rủi ro (đặc biệt phổ biến với buôn bán biên mậu), cần đến sự tham gia của ngân hàng quốc gia hai nƣớc. 2 Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp 2.1 Tổ chức lại sản xuất kinh doanh phù hợp với tình trạng khó khăn hiện nay Nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng cao, giá thành hạ nhƣng mẫu mã phù hợp với sở thích ngƣời tiêu dùng, theo tập quán từng vùng, từng dân tộc, từng quốc gia. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nƣớc, phải kiên quyết, kiên trì thực hiện đổi mới, cải cách thể chế kinh doanh, tài chính, cơ chế tuyển dụng lao động và lãnh đạo, nâng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa để nâng cao chất lƣợng công tác quản lý. Chống lãng phí trong đầu tƣ xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách tiết kiệm và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên của doanh nghiệp. Phát triển doanh nghiệp theo hƣớng doanh nghiệp hiện đại. Ngày nay, tăng tốc chứ không chỉ là quy mô, tăng hàm lƣợng chất xám chứ không chỉ tăng kinh nghiệm, tăng nguyên liệu. Ngoài ra, cần chú ý tăng hàm lƣợng quốc gia, không chỉ trong từng sản phẩm mà ngay cả trong từng doanh nghiệp. Nắm chắc thông tin thị trƣờng, có giải pháp xử lý và dự báo tốt. Việc đó đòi hỏi doanh nghiệp phải biết tổ chức kênh từ xa đến gần và từ gần đến xa; đội ngũ cán bộ tinh nhạy, có trình độ ngoại ngữ và tin học. Tổ chức mạng lƣới phân phối tốt và xây dựng thƣơng hiệu gắn với chất lƣợng – công nghệ - mẫu mã. Qua nhiều năm, các mối quan hệ làm ăn với những tập đoàn lớn 91 trên thế giới, ngƣời tiêu dùng mới có niềm tin vào một thƣơng hiệu. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải quan tâm, chú trọng nhiều vào việc xây dựng thƣơng hiệu, trƣớc hết là trên thị trƣờng trong nƣớc để từ đó vƣơn ra thị trƣờng thế giới. 2.2 Xây dựng chiến lược thị trường, chiến lược phát triển trong hội nhập Mỗi doanh nghiệp cần chủ động, khẩn trƣơng soát xét lại kế hoạch kinh doanh, thực hiện các biện pháp đầu tƣ, mở rộng quy mô... bằng vốn tự có hoặc thông qua liên kết, liên doanh để nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp trên phân khúc thị trƣờng mục tiêu. Doanh nghiệp phải xây dựng cho mình chiến lƣợc kinh doanh trong từng thời kỳ, dựa trên cơ sở nghiên cứu đánh giá xu hƣớng và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, dịch vụ, thị trƣờng, phƣơng thức kinh doanh, nhằm nâng cao sức cạnh tranh, khả năng thích ứng với thị trƣờng. Đặc biệt là ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới thiết bị để nâng cao chất lƣợng hàng hóa, giảm giá thành, làm tốt công tác tiếp thị, mở rộng mạng lƣới phân phối, tạo dựng và bảo vệ thƣơng hiệu, tạo chữ tín trong hoạt động với khách hàng cũng nhƣ với các đối tác kinh doanh. Các doanh nghiệp nên mở rộng thị trƣờng theo phƣơng châm đa phƣơng hoá, đa dạng hoá để tăng lƣợng tiêu thụ, phòng tránh những khó khăn khi rủi ro xảy ra ở một thị trƣờng nào đó (nhƣ việc kiện bán phá giá); tuy nhiên, cũng cần xác định chính xác một số thị trƣờng trọng điểm để giảm chi phí vận chuyển, tiếp thị quảng cáo... Một số ngành nhƣ tài chính – ngân hàng, viễn thông... sẽ khó khăn hơn khi hội nhập nhƣng đây cũng là thời cơ thuận lợi để xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp tự chủ trong kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng, phát huy mọi tiềm năng. Điều này đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc tồn tại nhiều khó khăn nhƣng doanh nghiệp nhà nƣớc phải nhanh chóng đƣợc sắp xếp lại, chuyển sang hình thức doanh nghiệp cổ phần (phần lớn), qua đó đổi mới quản lý, thu hút nhân tài, tiền vốn và công nghệ. 92 2.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng cách ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại trong sản xuất kinh doanh Phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp. Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cần tập trung vào những sản phẩm chủ lực của mỗi doanh nghiệp, phân tích những mặt yếu của sản phẩm trong thế so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trƣờng. Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm cải thiện mẫu mã, nâng cao chất lƣợng, xây dựng thƣơng hiệu, tìm kiếm thị trƣờng cho sản phẩm và doanh nghiệp. Phát triển thƣơng mại điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong các giao dịch thƣơng mại. Để gắn khoa học công nghệ với sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cần mở rộng hơn các quan hệ liên kết giữa nhà khoa học, các trƣờng, viện, cơ quan nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp, thông qua hình thức hợp đồng dựa trên lợi ích mỗi bên, bảo đảm cho mối quan hệ liên kết, hợp tác thêm chặt chẽ, đem lại hiệu quả thiết thực. 2.4 Tiến hành sản xuất theo các tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo chất lượng Trên thị trƣờng thế giới hiện nay, khách hàng không chỉ yêu cầu các nội dung nhƣ chất lƣợng của sản phẩm, giá cả, thời hạn giao hàng mà còn coi trọng vệ sinh an toàn thực phẩm cho ngƣời tiêu dùng, bảo vệ môi trƣờng... Mỗi sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đều phải đƣợc bảo đảm bằng những tiêu chuẩn đƣợc thế giới công nhận và áp dụng đối với các lĩnh vực trên. Để bảo đảm các yêu cầu khắt khe đó, mỗi doanh nghiệp đều phải xây dựng nhiều hệ thống quản lý chất lƣợng, nhƣ ISO 9000 về quản lý chất lƣợng, ISO 14000 về quản lý môi trƣờng, OHSAS 18000 về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, HACCP/ISO 22000 về quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm... Mỗi doanh nghiệp cần khai thác tài nguyên hợp lý và tiết kiệm; ứng dụng công nghệ sạch hoặc công nghiệp ít gây ô nhiễm môi trƣờng. Ngoài ra, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp cần có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung hoặc khẩn trƣơng thực hiện việc di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cƣ. Đây là những khoản đầu tƣ đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Nếu các biện pháp bảo đảm chất lƣợng, an toàn, vệ sinh thực phẩm... đƣợc xây dựng vào trong 93 các quy trình tác nghiệp của doanh nghiệp và đƣợc văn bản hóa nhằm bảo đảm sự tuân thủ thì cả khách hàng và cộng đồng sẽ thỏa mãn hoàn toàn. 2.5 Đề cao văn hóa trong kinh doanh, xây dựng truyền thống và uy tín doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, thiếu nó doanh nghiệp khó có thể đứng vững và tồn tại đƣợc. Đối với doanh nghiệp và doanh nhân, lợi nhuận là động lực trực tiếp, song ngƣời kinh doanh có văn hóa cần đặt lợi ích của mình trong sự kết hợp hài hòa với lợi ích cộng đồng, đất nƣớc. Với tinh thần đó, doanh nghiệp phải xây dựng nền nếp quản lý kinh doanh minh bạch và trung thực, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, khắc phục những hành vi gian lận thƣơng mại, làm hàng giả, trốn thuế, gian lận sổ sách, đầu cơ, chộp giật, lừa đảo... Văn hoá của doanh nghiệp đƣợc thể hiện ở phong cách lãnh đạo của ngƣời lãnh đạo và tác phong làm việc của nhân viên, các đối tác khi quan hệ thì ngoài việc quan tâm tới lợi nhuận của công ty, họ còn đánh giá doanh nghiệp qua văn hoá của doanh nghiệp đó. Vì vậy, văn hóa kinh doanh phải trở thành truyền thống gắn với thƣơng hiệu, đƣợc thể hiện trong mỗi hàng hóa, trong hành vi ứng xử của mọi lao động trong doanh nghiệp. Quan tâm giải quyết tốt các mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và ngƣời lao động, tôn trọng chữ tín trong quan hệ với bạn hàng, đối tác, cơ quan nhà nƣớc... Văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Ở nhiều nƣớc châu Á, thành công của doanh nghiệp thƣờng dựa trên mối quan hệ cá nhân của ngƣời lãnh đạo; còn tại các nƣớc Tây Âu, thành công của doanh nghiệp đƣợc dựa trên các yếu tố nhƣ khả năng quản lý các nguồn lực, năng suất làm việc, tính năng động của nhân viên… Do đó, phải xây dựng một hệ thống định chế của doanh nghiệp (bao gồm chính danh, tự kiểm soát, phân tích các công việc, các yêu cầu), sau đó xây dựng các kênh thông tin, xây dựng các thể chế và thiết chế tập trung vào dân chủ nhƣ: đa dạng hoá các loại hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; tiêu chuẩn hoá các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xây dựng cơ chế kết hợp hài hoà 94 các lợi ích... để doanh nghiệp trở thành ngôi nhà chung của mọi thành viên trong doanh nghiệp. 2.6 Mở rộng liên doanh, liên kết Xuất khẩu thời gian qua chƣa khai thác hết đƣợc tiềm năng của mọi thành phần kinh tế và năng lực các doanh nghiệp xuất khẩu trong nƣớc vẫn còn yếu kém. Hiện nay, nƣớc ta chƣa có đƣợc các tập đoàn xuất khẩu mạnh tầm cỡ và uy tín quốc tế để làm đầu tầu cho xuất khẩu hàng hóa nên cần khuyến khích việc liên doanh, liên kết hợp nhất, sáp hợp các doanh nghiệp xuất khẩu để hình thành các tập đoàn xuất khẩu mạnh của Việt Nam. Khi đa số doanh nghiệp nƣớc ta còn ở quy mô nhỏ và vừa, đang gặp nhiều khó khăn nhƣ thiếu vốn, yếu về công nghệ, ít hiểu biết về thị trƣờng..., liên doanh liên kết chính là con đƣờng hiệu quả để khắc phục những khó khăn đó. Sau khi gia nhập WTO, khả năng liên kết, hợp tác kinh doanh mở rộng ra phạm vi toàn cầu, không chỉ liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giữa doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn, mà còn giữa các doanh nghiệp trong nƣớc với các doanh nghiệp nƣớc ngoài, không chỉ ở tầm quốc gia mà đã ở tầm khu vực và quốc tế. Trong đó, các doanh nghiệp nên liên kết, liên doanh với các công ty xuyên quốc gia (TNC) để tranh thủ kỹ thuật và thị trƣờng. Tuy nhiên, phạm vi, nội dung cũng nhƣ hình thức liên kết kinh tế phong phú hơn đòi hỏi doanh nghiệp nƣớc ta có hiểu biết về luật pháp quốc tế để tận dụng đƣợc thời cơ, tránh rủi ro. 2.7 Nâng cao năng lực quản trị tài chính đối với hoạt động xuất nhập khẩu Các doanh nghiệp cần quan tâm sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu nhƣ sử dụng các biện pháp tự phòng vệ thông qua công cụ phái sinh để tránh rủi ro tỷ giá nhƣ tham gia hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi hay thậm chí đa dạng hóa ngoại tệ trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các mặt hàng chủ lực ảnh hƣởng lớn đến kim ngạch xuất, nhập khẩu nhƣ xăng dầu, gạo, sắt thép… Cụ thể: Cố gắng để cân đối quy mô, thời gian đối với từng loại ngoại tệ giữa tài sản có và tài sản nợ, tức giữa các khoản phải thu và phải trả đối với một loại ngoại tệ. Khi 95 đó quy mô của ngoại tệ phải đối mặt với rủi ro tỷ giá sẽ đƣợc giảm thiểu nên rủi ro tỷ giá đƣợc loại bỏ đáng kể. Đa dạng hóa ngoại tệ trong hoạt động xuất khẩu nhập khẩu của doanh nghiệp. Đây là chiến lƣợc kinh doanh nhằm chia sẻ rủi ro, các doanh nghiệp không nên chỉ tập trung vào một đồng ngoại tệ (USD) nhƣ hiện nay. Trong điều kiện hội nhập, đa dạng hóa các hoạt động hình thức kinh doanh quốc tế và xu hƣớng đa cực tiền tệ, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên tích cực thực hiện thanh toán theo các ngoại tệ mạnh khác nhƣ đồng EUR, JPY, GBP, AUD… Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu sử dụng đồng USD nhƣ hiện nay chắc chắn đã ảnh hƣởng bất lợi tới việc đẩy mạnh giao lƣu hàng hóa với các nƣớc khác. Hơn nữa khi tỷ giá USD so với các ngoại tệ mạnh khác thay đổi bất lợi sẽ gây thiệt hại cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp cần phải lựa chọn các công cụ phái sinh để quản lý rủi ro tỷ giá và rủi ro giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu. Khi hợp đồng xuất khẩu đƣợc ký kết với lƣợng ngoại tệ phải thu đƣợc xác định, doanh nghiệp nên ký hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ đó trên thị trƣờng ngoại hối. Thời hạn và quy mô phù hợp với khoản thu từ hợp đồng xuất khẩu đã ký kết. Vì tỷ giá trong hợp đồng kỳ hạn đƣợc xác định trƣớc và không thay đổi trong thời hạn thực hiện hợp đồng nên số lƣợng ngoại tệ thu về hay chi ra đƣợc tính toán trƣớc và cố định cho dù tỷ giá thị trƣờng có biến động so với tỷ giá kỳ hạn. Nhƣ vậy, thu nhập của nhà xuất khẩu sẽ không thấp hơn khi đồng ngoại tệ giảm giá so với đồng nội tệ. Mặt khác, khi hợp đồng xuất khẩu chƣa chắc đƣợc ký kết, doanh nghiệp nên ký hợp đồng mua quyền chọn bán đồng tiền đó. Doanh nghiệp sẽ bảo đảm đƣợc biến động tỷ giá không ảnh hƣởng giữa thời điểm chào giá và thời điểm nhận đƣợc thanh toán nếu nhƣ ký đƣợc hợp đồng xuất khẩu; đồng thời nếu không dành đƣợc hợp đồng thì khoản lỗ doanh nghiệp phải chịu đƣợc giới hạn bởi khoản phí quyền chọn đã trả để mua hợp đồng quyền chọn. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể sử dụng hợp đồng quyền chọn tiền tệ để tự bảo hiểm rủi ro đối với những biến động về đồng tiền của đối thủ cạnh tranh nhằm đảm bảo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sản phẩm của một doanh nghiệp cạnh tranh với 96 các công ty từ các quốc gia khác có thể gặp bất lợi về sức cạnh tranh giá cả nếu đồng tiền của một đối thủ chính yếu đi vì đồng tiền yếu đi sẽ cho phép đối thủ cạnh tranh giảm giá sản phẩm. Điều đó khiến doanh nghiệp phải đối mặt với những rủi ro do những biến động về đồng tiền của đối thủ ngay cả khi không xuất khẩu theo đồng tiền đó. Các doanh nghiệp tham gia hoạt động thƣơng mại với EU cần tích cực tìm kiếm thông tin về đồng EUR, đặc biệt là thông tin tỷ giá của đồng tiền này nhằm hỗ trợ tích cực cho việc tính giá và lựa chọn đồng tiền thanh toán trong hợp đồng xuất nhập khẩu với EU, đặc biệt khi tỷ giá EUR/USD lên xuống thất thƣờng. Khi ký kết hợp đồng ngoại thƣơng với đối tác không bắt buộc sử dụng đồng EUR, doanh nghiệp Việt Nam nên xem xét lựa chọn USD hay EUR để đảm bảo lợi ích vì USD vẫn có tỷ giá ổn định hơn so với đồng EUR trên thị trƣờng tài chính Việt Nam. Trong trƣờng hợp bắt buộc phải sử dụng EUR, doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp bảo hiểm bằng các hợp đồng phái sinh trên thị trƣờng ngoại hối nhằm tránh những tác động tiêu cực của đồng tiền này (nếu có). 3 Một số giải pháp khác 3.1 Phát triển nguồn nhân lực Trong bất kể cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp, con ngƣời luôn đƣợc coi là nguồn vốn đặc biệt, là tài sản quý giá nhất. Do đó, nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh cả ở tầm quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Đây là giải pháp vừa cấp bách vừa lâu dài. Phải không ngừng phát triển nguồn nhân lực cho xuất khẩu: chú ý đào tạo ứng dụng các kỹ năng nghiên cứu thị trƣờng, marketing, kỹ năng đàm phán quốc tế, nghiệp vụ kỹ thuật ngoại thƣơng, nâng cao trình độ luật pháp quốc tế, trình độ ngoại ngữ, ứng dụng tin học. Đội ngũ công tác liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu cần có đủ năng lực hiểu và nắm bắt, phân tích đƣợc nhu cầu của thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế, từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn tới những thay đổi đó thì mới có thể đƣa ra những chính sách điều chỉnh xuất, nhập khẩu đúng đắn. 97 Nguồn nhân lực chất lƣợng cao sẽ tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cho doanh nghiệp nên doanh nghiệp cần chăm lo phát triển con ngƣời về tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của mọi lao động, từ tình trạng sức khỏe tới sự tự do về kinh tế và chính trị là giải pháp cơ bản, lâu dài để doanh nghiệp phát triển, nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập. Đó cũng là văn hóa trong kinh doanh. Doanh nghiêp thu hút đƣợc ngƣời tài, giữ đƣợc nhân tài là điều kiện quyết định để doanh nghiệp thành công trong phát triển. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần có chiến lƣợc đào tạo, bồi dƣỡng và trọng dụng nhân tài, tạo điều kiện để mọi ngƣời tham gia thảo luận những giải pháp nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của mỗi sản phẩm, hàng hóa, cũng nhƣ trong việc xử lý những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của họ. Cải cách, nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo trêncơ sở tăng cƣờng vật chất kỹ thuật và trình độ đội ngũ giáo viên của các trƣờng đào tạo công nhân, các khóa huấn luyện nghiệp vụ ngoại thƣơng…; trong đó coi trọng hình thức đào tạo ở nƣớc ngoài, mời chuyên gia nƣớc ngoài hợp tác đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Ngoài ra, cần bảo đảm cho mọi thành viên đều phát huy đƣợc tài năng, trí tuệ, tính năng động, sáng tạo, đặc biệt là lớp thanh niên. Đồng thời, những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng cần thƣờng xuyên tự cập nhập kiến thức, thông tin mới để có thể phán đoán, phân tích tình hình kinh tế trong nƣớc, trên thế giới luôn biến động. 3.2 Phát huy vai trò của các hội, hiệp hội ngành nghề. Trong nền kinh tế thị trƣờng, các tổ chức này có vị trí ngày càng quan trọng trong việc tƣ vấn, trợ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm nhiệm ngày càng nhiều những công việc, nhất là những dịch vụ công mà cơ quan nhà nƣớc sẽ chuyển giao để phục vụ doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn. Mặt khác, các tổ chức này có chức năng cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nƣớc, thu thập ý kiến đóng góp của doanh nghiệp về các chủ trƣơng, chính sách quản lý kinh tế, xã hội. 98 3.3 Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động ngƣời dân và doanh nghiệp ƣu tiên sử dụng hàng Việt Nam, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu trong sản xuất và tiêu dùng nhằm hạn chế kim ngạch nhập khẩu, qua đó góp phần giảm thâm hụt thƣơng mại cho đất nƣớc. Để cuộc vận động có hiệu quả, cần thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thƣơng mại thị trƣờng trong nƣớc, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và chất lƣợng dịch vụ phân phối của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mỗi ngƣời dân cũng nên tự thay đổi tâm lý và thói quen mua bán, quan tâm hơn đến lợi ích quốc gia. 99 KẾT LUẬN Từ năm 1986 với sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng, xóa bỏ cơ chế “nhà nƣớc độc quyền ngoại thƣơng”, nƣớc ta đã mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và đạt đƣợc những kết quả ngoạn mục trong xuất khẩu. Tuy nhiên, cán cân thƣơng mại của Việt Nam thƣờng xuyên bị thâm hụt. Đặc biệt là ba năm sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải giảm các rào cản thƣơng mại trong khi sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nƣớc chƣa cao; cơ cấu hàng xuất khẩu còn nặng về hàng thô, sơ chế; các ngành công nghiệp phụ trợ chƣa phát triển; chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu còn chậm... Ngoài ra, khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế thế giới, giá hàng hóa thế giới giảm cũng tác động lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu. Do đó, thâm hụt thƣơng mại luôn ở mức cao trên 10% GDP, dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai, đe dọa tới cán cân tổng thể, có thể làm giảm GDP, sản xuất trong nƣớc khó phát triển, tăng thất nghiệp... Việt Nam cần có sự phối hợp đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô, duy trì chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp và nâng cao năng lực sản xuất, tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh của quốc gia để khắc phục tình trạng thâm hụt cán cân thƣơng mại. Vì vậy, khóa luận đã đƣa ra một số nhóm giải pháp đối với chính phủ và doanh nghiệp, kèm theo một số kiến nghị khác nhằm hƣớng tới cân bằng cán cân thƣơng mại trong thời gian tới. Tuy nhiên, vì Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển, cần nhập khẩu nhiều làm tiền đề cho tăng trƣởng kinh tế trong giai đoạn phát triển tiếp theo nên tình trạng thâm hụt thƣơng mại sẽ tiếp tục kéo dài cho đến khi nƣớc ta bƣớc vào giai đoạn chủ động hội nhập và hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, dù cán cân thƣơng mại của Việt Nam đã đƣợc cải thiện đáng kể trong thời gian qua nhƣng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề đáng quan tâm nhƣ thâm hụt ở mức cao, thâm hụt thƣơng mại nghiêm trọng với quốc gia láng giềng Trung Quốc. Vấn đề nhức nhối này cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu giải quyết. Hy vọng đƣợc cùng trao đổi và nhận đóng góp ý kiến từ độc giả. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Tài liệu tiếng Việt: Nguyễn Tiến Dỵ, “Tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam 2006-2010”, NXB Thống kê, năm 2009. Phạm Minh Chính, “Vƣơng Quân Hoàng, Kinh tế Việt Nam thăng trầm và đột phá”, NXB Chính trị quốc gia, năm 2009. PGS. TS. Nguyễn Thị Quy, “Các nhân tố ảnh hƣởng tới cân bằng cán cân thƣơng mại của Việt Nam”, NXB khoa học và kỹ thuật, năm 2009. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, “Chính sách tỷ giá VND nhằm cải thiện cán cân thƣơng mại trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu”, Tạp chí Ngân hàng, Số 12 tháng 6/2009. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, “Giáo trình tài chính quốc tế”, NXB Thống kê, năm 2009. ThS. Trần Việt Dung, “Thâm hụt thƣơng mại ở Mỹ: nguyên nhân và tác động”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới số 1, 2006. Vũ Quốc Tuấn, “Doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập”, Cổng thông tin kinh tế Việt Nam (www.vnep.org.vn) Bộ Công nghiệp, quyết định “Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”, số 34/2007/QĐ-BCN, ngày 31/7/2007. Bộ Công thƣơng, “Báo cáo tổng kết (tóm tắt) tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2009 và kế hoạch năm 2010 của ngành công thƣơng”. Bộ Công thƣơng, quyết định “Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020”, số 42 /2008/QĐ- BCT, ngày 19/11/2008. Bộ Thƣơng mại, quyết định “Phê duyệt Đề án Phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá với Trung Quốc giai đoạn 2007 – 2015”, số 023/2007/QĐ-BTM, ngày 2/8/2007. Chính phủ, Nghị định số 164/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999. Thủ tƣớng chính phủ, quyết định “Phê duyệt Chƣơng trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020”, số 242/2006/QĐ-TTg, ngày 25/10/2006. Tổng cục Thống kê, “Niên giám thống kê năm 2008”, NXB Thống kê, năm 2009. Tổng cục Thống kê, “Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới (1986- 2005)”, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2006. Tổng cục Thống kê, “Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 2007”, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2009. Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội, Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng - CIEM, “Cải cách, nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nƣớc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Trung tâm thông tin tƣ liệu CIEM. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng - CIEM, “Chặng đƣờng mới của hội nhập kinh tế quốc tế hậu WTO”, Trung tâm thông tin tƣ liệu CIEM.  Tài liệu tiếng Anh: International Monetary Fund, “Balance of Payments Manual”, 1993. International Monetary Fund, “Balance of Payments and International Investment Position Manual (BPM6)”, International Monetary Fund, 2009.  Website: Website Bộ Công thƣơng: www.moit.gov.vn Website Cổng thông tin thị trƣờng nƣớc ngoài: www.ttnn.com.vn Website Cổng thông tin thƣơng mại quốc tế: Website Cục Xúc tiến thƣơng mại: www.vietrade.gov.vn Website Hải quan Việt Nam: www.customs.gov.vn Website Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam: www.sbv.gov.vn Website Tổng cục Thống kê Việt Nam: www.gso.gov.vn Website TradeStats Express: Website Thai Customs: www.customs.go.th PHỤ LỤC  Phụ lục 1 Mẫu nội dung chi tiết của cán cân thanh toán đƣợc quy định trong 164/1999/NĐ-CP Cán cân thanh toán quốc tế của Việt nam ----------- Đơn vị : Triệu... Quý Năm I Cán cân vãng lai 1 Cán cân thƣơng mại - Xuất khẩu (FOB) - Nhập khẩu (FOB) 2 Thu, chi từ dịch vụ (ròng) - Thu - Chi 3 Thu nhập - Thu nhập của ngƣời lao động - Thu nhập về đầu tƣ Trong đó : + Lãi đến hạn của các khoản vay nợ (ròng) * Thực trả (ròng) 4 Chuyển giao vãng lai một chiều - Chuyển giao của khu vực Nhà nƣớc - Chuyển giao của khu vực tƣ nhân II Cán cân vốn và tài chính 1 Chuyển giao vốn một chiều 2 Đầu tƣ trực tiếp (ròng) 3 Đầu tƣ vào giấy tờ có giá (ròng) 4 Tín dụng trung- dài hạn (ròng) - Giải ngân - Nợ gốc đến hạn của các khoản vay nợ (ròng) * Thực trả (ròng) 5 Tín dụng ngắn hạn (ròng) - Giải ngân - Nợ gốc đến hạn của các khoản vay nợ (ròng) * Thực trả (ròng) III Lỗi và sai sót IV Cán cân tổng thể V Nguồn Bù đắp 1 Thay đổi tài sản có ngoại tệ (ròng) - Thay đổi dự trữ (- tăng; + giảm ) - Sử dụng vốn của Qũy Tiền tệ Quốc tế (ròng) + Vay + Trả 2 Thay đổi nợ quá hạn 3 Các nguồn tài trợ khác Ngày tháng năm Người lập biểu Kiểm soát viên Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu)  Phụ lục 2. Cơ cấu thị trƣờng của tổng mức lƣu chuyển ngoại thƣơng39 Đơn vị: triệu USD 1986 - 1990 1991 - 1995 1996 - 2000 2001 – 2005 Tổng số 19716.7 39940.2 113438.8 240981.8 Châu Á 4116.6 28597.8 80985.0 159808.9 Tỷ trọng (%) 20.9 71.6 71.4 66.3 Tr. đó: Đông Nam Á 1449.7 10898.5 28319.5 49490.5 Tỷ trọng (%) 7.4 27.3 25.0 20.5 Châu Âu 12870.8 6600.1 20683.6 40274.9 Tỷ trọng (%) 65.3 16.5 18.2 16.7 Tr. đó: Đông Âu 11249.2 2053.8 13901.4 13617.6 Tỷ trọng (%) 57.1 5.1 12.3 5.7 Châu Mỹ 120.8 758.9 4952.2 26844.1 Tỷ trọng (%) 0.6 1.9 4.4 11.1 Tr. Đó: Mỹ 3.7 446.3 3704.7 22383.9 Tỷ trọng (%) 0.02 1.1 3.3 9.3 Châu Phi 11.4 120.7 551.1 2264.0 Tỷ trọng (%) 0.1 0.3 0.5 0.9 Đại dƣơng 65.9 425.2 4266.7 10763.3 Tỷ trọng (%) 0.3 1.1 3.8 4.5 39 Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới (1986-2005)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5044_8132.pdf
Luận văn liên quan