Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trung quốc thời kỳ hậu WTO bài học cho Việt Nam

Toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng và có tác động mạnh mẽ đến mọi nền kinh tế. Việt Nam đang tăng tốc để hội nhập kinh tế quốc tế. Tiến trình này tạo cho DNV&N Việt Nam những cơ hội phát triển mới, nhưng cũng có không ít thách thức dưới sức ép của sự cạnh tranh, của những diễ n biến mau lẹ của nền kinh tế thế giới. DNV&N Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường và tăng cường xuất khẩu; có cơ hội tiếp cận nhiều và nhanh hơn với các nguồn thông tin về thị trường, công nghệ, đối tác; hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp được đối xử bình đẳng hơn; môi trường đầu tư cú sức hấp dẫn hơn. Tuy vậy, toàn cầu hoá nói chung và việc Việt Nam gia nhập WTO cũng đã đặt các DNV&N trước những thách thức không nhỏ như: mở cửa thị trường làm cho cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, cạnh tranh trên thị trường nội địa tăng lên khi hàng rào thương mại bị cắt giả m; các nước có xu hướng áp đặt nhiều biện pháp bảo hộ thông qua các hàng rào kỹ thuật như chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ, tiêu chuẩn môi trường làm cho DNV&N vấp phải nhiều tranh chấp quốc tế và nguy cơ phá sản.

pdf113 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2398 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trung quốc thời kỳ hậu WTO bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 2.1. Xu hƣớng các chính sách bên ngoài, các cam kết và các lực lƣợng thị trƣờng tác động tới doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.1.1. Các cam kết trong khuôn khổ WTO Khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam tham gia sâu hơn vào tiến trình toàn cầu hoá kinh tế. Tiến trình bày giúp Việt Nam tận dụng được lợi thế so sánh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách ổn định và bền vững. Sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ và phúc lợi xã hội sẽ được nâng cao nhờ nguồn lực được phân bổ một cách hợp lý. Tiến trình này cũng giúp Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hoá và tham gia sâu hơn vào phân công lao động quốc tế. Có thể thấy các cam kết trong khuôn khổ WTO tác động tích cực đối với khu vực DNV&N ở một số khía cạnh sau: Thứ nhất, khi gia nhập WTO, Việt Nam phải điều chỉnh, hoàn thiện khung pháp lý cho phù hợp với cam kết hội nhập và các chuẩn mực kinh tế thị trường. Việc gia nhập WTO cũng đòi hỏi tính chuyên nghiệp, minh bạch và khả năng giải trình của bộ máy Nhà nước, minh bạch hoá toàn bộ các chính sách liên quan đến thương mại, hoàn thiện các thị trường yếu tố sản xuất (thị trường tài chính, thị trường đất đai, thị trường lao động…). Những yêu cầu này chính là động lực cải cách nội tại nền kinh tế, hướng tới môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi với hệ thống pháp lý minh bạch, phù hợp thông lệ quốc tế, chính trị xã hội ổn định. Đây là những yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế và đặc biệt có ý nghĩa đối với các DNV&N còn non yếu. 78 Thứ hai, gia nhập WTO, các DNV&N Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng, không bị rào cản thuế quan và phi thuế quan, điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn Thứ ba, WTO là diễn đàn thương mại mà ở đó mọi thành viên đều có quyền bảo vệ mình khi xảy ra tranh chấp. Trở thành thành viên của WTO, các DNV&N Việt Nam có lợi hơn trong các tranh chấp thương mại do tiếp cận được hệ thống giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả của WTO, tránh tình trạng bị các nước lớn gây sức ép trong các tranh chấp thương mại quốc tế. Thứ tư, WTO hoạt động dựa trên mục tiêu chính là nâng cao mức sống của nhân dân các nước thành viên, đảm bảo việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thương mại và sử dụng hiệu quả nhất nguồn nhân lực của thế giới. Chính vì thế gia nhập WTO các nước thành viên sẽ có động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và hiệu quả. Gia nhập WTO cũng mở đường cho các nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam; khoa học, kỹ thuật, công nghệ và nguồn nhân lực đều có cơ hôi học hỏi và tham gia vào sự phân công lao động toàn cầu. Thứ năm, việc thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ góp phần kéo theo một làn sóng đầu tư nước ngoài vào nhiều ngành kinh tế dịch vụ, theo đó đem lại những lợi ích lan toả cho nền kinh tế mà các doanh nghiệp hoạt động trong đó cũng được hưởng lợi như: tạo động lực tăng trưởng sản xuất công nghiệp, tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh năng động sáng tạo, thúc đẩy chuyển giao công nghệ nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, việc tham gia các cam kết trong khuôn khổ WTO cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế nói chung và các DNV&N Việt Nam nói riêng: WTO là sân chơi chung cho thị trường toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải tuân theo những luật chơi mà ở đó người thắng cuộc là những 79 doanh nghiệp mạnh và hoạt động có hiệu quả hơn. Khi Việt Nam gia nhập WTO, một số ngành, sản phẩm và doanh nghiệp phải chịu sức ép cạnh tranh và đào thải vô cùng khắc nghiệt không chỉ ở thị trường nước ngoài mà ngay cả thị trường nội địa khi các rào cản thương mại bị cắt giảm và dỡ bỏ. Các DNV&N với năng lực cạnh tranh kém có nguy cơ phá sản hoặc giảm lợi nhuận vì tác động của giảm thuế và mở cửa thị trường. Các DNV&N sẽ thường xuyên gặp phải các tranh chấp trong thương mại quốc tế và ở thế yếu hơn. Thực hiện cam kết WTO cũng có nghĩa là doanh nghiệp không được Nhà nước bao cấp, bảo hộ. Các DNV&N với những hiểu biết hạn chế về thị trường nước ngoài gặp khó khăn do các nước có xu hướng áp đặt các biện pháp bảo hộ thông qua các rào cản kỹ thuật, chống bán phá giá, trợ cấp, tự về, tiêu chuẩn môi trường… Ngoài ra, Việt Nam còn phải mở cửa mạnh mẽ để doanh nghiệp nước ngoài tham gia sâu hơn vào các lĩnh vực dịch vụ. Hầu hết các dịch vụ tài chính phải mở cửa rộng rãi dể doanh nghiệp nước ngoài tham gia thị trường với hình thức đầu tư 100% vốn trong thời gian tối đa 5 năm, lĩnh vực kế toán, kiểm toán đã mở cửa thị trường hoàn toàn. Các DNV&N với năng lực cạnh tranh yếu sẽ rất khó đứng vững trước sức ép của các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực tài chính, trình độ quản lý hiện đại. Việc thực hiện các quy định của Hiệp định TRIMS theo đó doanh nghiệp FDI không bị ràng buộc phải chuyển giao công nghệ và Hiệp định TRIPS theo đó phải trả phí bản quyền sở hữu trí tuệ cũng khiến các DNV&N gặp khó khăn trong việc khai thác, tận dụng chuyển giao công nghệ từ phía nước ngoài trong các dự án FDI. Các DNV&N cũng khó có khả năng biến công nghệ nguồn và công nghệ tiên tiến đi theo FDI thành tài sản của mình. 2.1.2. Tiến triển trong kinh doanh quốc tế 80 Lịch sử kinh doanh hiện đại phần lớn tập trung vào sự phát triển của các doanh nghiệp lớn vì các doanh nghiệp này có lợi thế kinh tế nhờ quy mô và phạm vi hoạt động. Quá trình công nghiệp hoá nhanh chóng cũng như những tiến bộ khoa học kỹ thuật ở nhiều quốc gia đã có tác dụng hỗ trợ cho sự phát triển của cac doanh nghiệp lớn. Toàn cầu hoá cũng có những ảnh hưởng tích cực khi doanh nghiệp mở rộng hoạt động ra ngoài biên giới quốc gia, trở thành các tập đoang xuyên quốc gia. Tất cả dường như còn ở phía trước đối với DNV&N. Tuy nhiên thị trường ngày càng phân đoạn đã giúp DNV&N trở nên quan trọng hơn. Các DNV&N có thể có lợi thế cạnh tranh dựa trên sự linh hoạt và khả năng thích nghi với thị trường, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh, lợi thế kinh tế nhờ quy mô ngày càng ít quan trọng. Vấn đề phát triển DNV&N không chỉ nổi lên trong bối cảnh chuyển đổi và tăng trưởng kinh tế mà còn phát sinh trong điều kiện môi trường kinh tế quốc tế thay đổi. Là một thành viên của WTO, cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào cộng đồng kinh doanh quốc tế. Nếu trước đây, phần lớn các DNV&N hoạt động chủ yếu trên thị trường nội địa thì ngày nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp có bạn hàng và nhà cung cấp ở nhiều quốc gia trên thế giới. Thêm vào đó, ngày càng có nghiều DNV&N địa phương có bạn hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một số DNV&N hiện đang cung cấp các phụ kiện và dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu sản phẩm chế tạo, qua đó các DNV&N Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu gián tiếp thông qua cơ chế “liên kết ngược”. Do cộng đồng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng mở rộng và phát triển, nhu cầu tìm kiếm nguồn đầu vào từ các nhà cung cấp sở tại càng tăng, điều này tạo cơ hội cho hoạt động kinh doanh của các DNV&N địa phương thông qua việc cung cấp đầu vào cho hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 81 Bên cạnh những vấn đề trên, xu hướng chung của hoạt động kinh doanh quốc tế cũng có tác động ngày càng thuận lợi cho các DNV&N ở Việt Nam. Vấn đề là ở chỗ làm sao để các DNV&N tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và cung cấp. Cách tốt nhất để bắt đầu chính là thiết lập mối liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam và tận dụng mối quan hệ này để học hỏi và phát triển. DNV&N ban đầu có thể cung cấp dịch vụ đóng gói hay các dịch vụ liên quan khác, từ đó tạo thuận lợi cho DNV&N gia nhập chuỗi giá trị để phát triển lớn mạnh hơn. 2.2. Định hƣớng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Theo Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg ngày 23/10/2006 phê duyệt kế hoạch phát triển DNV&N 5 năm (2006-2010), quan điểm phát triển DNV&N của Nhà nước như sau : - Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. - Nhà nước tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho DNV&N thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển. - Phát triển DNV&N theo phương châm tích cực, vững chắc, nâng cao chất lượng, phát triển về số lượng, đạt hiệu quả kinh tế, góp phần tạo nhiều việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Phát triển DNV&N gắn với các mục tiêu quốc gia, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện từng vùng, từng địa phương, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống. Chú trọng phát triển DNV&N ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, ưu tiên phát triển các DNV&N do đồng bào dân tộc, phụ nữ, 82 người tàn tật… làm chủ doanh nghiệp. Chú trọng phát triển DNV&N đầu tư sản xuất một số lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao. - Hoạt động trợ giúp của Nhà nước chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp để nâng cao năng lực cho các DNV&N. - Gắn hoạt động kinh doanh với bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. - Tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về vị trí, vai trũ của DNV&N trong phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu phát triển DNV&N: - Số DNV&N thành lập mới khoảng 320.000 doanh nghiệp (hàng năm tăng khoảng 22%) - Tỷ lệ tăng DNV&N thành lập mới tại các tỉnh khó khăn là 15% đến năm 2010 - Tỷ lệ trực tiếp tham gia xuất khẩu đạt từ 3- 6% trong tổng số DNV&N - Tạo thêm khoảng 2,7 triệu chỗ làm mới trong giai đoạn 2006-2010 - Có thêm 165.000 lao động được đào tạo kỹ thuật làm việc tại các DNV&N Các nhóm giải pháp: - Đơn giản hoá các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường và các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Tạo điều kiện tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất cho các DNV&N - Tạo điều kiện thuận lợi cho các DNV&N tiếp cận các nguồn vốn, ưu tiên các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hàng có giá trị gia tăng cao - Các chương trình hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực và cải thiện khả năng cạnh tranh của các DNV&N 83 - Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển DNV&N giai đoạn 2006-2010 - Tạo lập môi trường tâm lý xã hội đối với khu vực DNV&N - Quản lý thực hiện Kế hoạch phát triển DNV&N giai đoạn 2006-2010 3. Giải pháp vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 3.1. Những nét tƣơng đồng giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam và Trung Quốc Về môi trường kinh tế-xã hội: Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng về văn hoá xã hội cũng như về đặc điểm kinh tế. Chế độ phong kiến đã có thời gian tồn tại lâu đời ở cả hai quốc gia với hình thức cá nhân trị, vua nắm mọi quyền hành trong xã hội, cai trị chủ yếu bằng mệnh lệnh, các mối quan hệ thân quen là nguyên tắc chính chi phối mọi quyết định và đẩy luật pháp xuống hàng thứ yếu.Trong khi đó, văn hoá truyền thống các nước phương Tây là thiết lập nên các quy tắc, luật lệ, quản lý xã hội bằng pháp luật. Sau khi thoát khỏi chế độ phong kiến, cả Việt Nam và Trung Quốc đều bỏ qua giai đoạn Tư bản chủ nghĩa để bước vào giai đoạn quá độ đi lên Xã hội chủ nghĩa. Về kinh tế, trong giai đoạn phong kiến, nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính của hai quốc gia. Sau khi thoát khỏi chế độ phong kiến, cả hai nước đều xây dựng chế độ tập trung, bao cấp theo mô hình kế hoạch hoá tập trung của Liên Xô cũ. Do học hỏi mô hình phát triển của Liên Xô cũ cả hai nước đều tập trung phát triển công nghiệp nặng trong khi chưa chuẩn bị đầy đủ điều kiện kinh tế cần thiết khiến nền kinh tế hai nước rơi vào kiệt quệ, lãng phí tài nguyên và các nguồn lực khác. Trong giai đoạn này, kinh tế Nhà nước chiếm vị trí độc quyền, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh kém phát triển do không được thừa nhân và chịu sự o ép vì các lý do chính trị. 84 Sau khi thực hiện cải cách và mở cửa nền kinh tế, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh mới có cơ hội phát triển, Chính phủ cũng dần nhận thức được vai trò của khu vực kinh tế này và coi đó là một thành phần kinh tế không thể thiếu. Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế và nhiều hình thức sở hữu. Trong kế hoạch phát triển của cả Việt Nam và Trung Quốc, DNV&N được coi là động lực phát triển kinh tế. Cả hai nước đều nỗ lực để tạo môi trường ổn định, bình đẳng, hỗ trợ DNV&N phát triển trong xu thế hội nhập. Đặc điểm riêng của doanh nghiệp: DNV&N Việt Nam và Trung Quốc có tiêu chuẩn xác định khác nhau song có nhiều điểm tương đồng. Trong số các DNV&N, doanh nghiệp tư nhân chiếm một tỷ lệ lớn mà khu vực này mới được Chính phủ thừa nhận nên chưa có điều kiện tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ cấu DNV&N bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tập thể (hợp tác xã), doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân khu vực nông thôn chủ yếu là những người nông dân thành lập doanh nghiệp sau cải cách nên họ thiếu kiến thức chuyên môn, quản lý doanh nghiệp chủ yếu nhờ vào khả năng vốn có và sự nhạy bén với thời cuộc. Công nhân trong các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là dân địa phương mà đa số là nông dân. DNV&N hai nước có lợi thế so sánh trong những ngành sử dụng nhiều lao động. DNV&N cả hai nước đều trong tình trạng thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, trong khi đó việc huy động vốn lại khó khăn nên không có điều kiện đổi mới công nghệ. Trong xu thế phát triển của DNV&N ở Việt Nam và Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng của khu vực ngoài quốc doanh tăng nhanh hơn so với khu vực Nhà nước. Hiẹn nay, cả hai nước đều đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh bằng nhiều biện pháp để DNV&N hoạt động hiệu quả, có khả năng đứng vững trong hội nhập kinh tế quốc tế. 85 3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ các biện pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc 3.2.1. Thống nhất nhận thức, quan điểm về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc các DNV&N hoàn toàn có thể chủ động tham gia vào môi trường cạnh tranh quốc tế vì các doanh nghiệp không chỉ được bảo vệ ở thị trường trong nước mà còn được taoh điều kiện phát triển ở thị trương nước ngoài. Từ sự nhìn nhận đúng đắn về vai trò của DNV&N mà đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân, Trung Quốc đã nhanh chóng tiến hành hàng loạt cải cách, thực thi các chính sách hỗ trợ nhằm tạo môi trường pháp lý bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế cùng phát triển. Việt Nam cần phải học tập Trung Quốc trong việc thống nhất tư tưởng từ Trung ương đến địa phương, cụ thể hoá các chiến lược phát triển trong từng giai đoạn phù hợp với tình hình thực tiễn để xây dựng được một khung chính sách hoàn thiện. Hiện tại Chính phủ Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của DNV&N đối với nền kinh tế và cũng đã ban hành một số chính sách hỗ trợ song việc triển khai các chính sách này vẫn còn chậm chạp, nhận thức về quan điểm và chính sách của Nhà nước chưa triệt để. Việt Nam cũng chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của DNV&N đối với sự phát triển của đất nước trong khi các chính quyền địa phương ở Trung Quốc không chỉ quán triệt chủ trương của Nhà nước mà còn tự mình tìm ra các giải pháp riêng để thúc đẩy DNV&N ở địa phương. 3.2.2. Mở cửa thị trường cho các thành phần kinh tế cùng tham gia Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc phải mở cửa thị trường cho nhiều đối tác nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất, tài chính…Tuy nhiên, cho đến nay không phải tất cả các thành phần kinh tế đều được tham gia vào các lĩnh vực quan trọng như tài chính, bất động sản. Điều này làm hạn chế khả 86 năng huy động vốn của các DNV&N trong việc tiếp cận các khoản tín dụng từ phía các ngân hàng. Từ trường hợp của Trung Quốc, Việt Nam cần rút ra bài học về việc cần phải mở cửa khu vực tài chính cho các doanh nghiệp nói chung và DNV&N nói riêng. 3.2.3. Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào khoa học công nghệ Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng như Việt Nam có trình độ công nghệ lạc hậu hơn nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới. Khi hội nhập kinh tế quốc tế, nếu các doanh nghiệp không đổi mới khoa học công nghê để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm thì sẽ không thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. DNV&N có lợi thế về quy mô nhỏ nên dễ dàng thay đổi công nghệ, áp dụng kịp thời các công nghệ tiên tiến trên thế giới. Đổi mới công nghệ trong DNV&N sẽ là nền tảng để nâng cao trình độ công nghệ của cả nền kinh tế. Chính vì vậy đổi mới và cải tiến công nghệ được coi là nhiệm vụ chiến lược của nền kinh tế. Việt Nam nên học tập các biện pháp tích cực mà Trung Quốc đã làm để đổi mới và cải tiến khoa học công nghệ như thành lập quỹ khoa học công nghệ, quỹ đầu tư mạo hiểm, hỗ trợ về vốn cho các dự án công nghệ cao… 3.3. Một số kiến nghị nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 3.3.1. Cải thiện môi trường pháp lý và đầu tư kinh doanh phù hợp Để phát triển DNV&N, Nhà nước cần tập trung hơn nữa cho việc hoạch định thể chế, chính sách; tiếp tục tạo lập các loại thị trường, hình thành đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với DNV&N cũng như đối với các doanh nghiệp nói chung, yêu cầu cơ bản và bức thiết hiện nay là hệ thống pháp luật phải tháo gỡ cho doanh nghiệp về ba mặt: (1) tự do kinh doanh theo pháp luật; (2) tự chủ, tự chịu trách nhiệm; (3) bình đẳng trước pháp luật và chính sách Nhà nước. 87 Để đáp ứng yêu cầu đó chúng ta phải phấn đấu lành mạnh hoá môi trường kinh doanh thông qua việc xây dựng và hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống thể chế, chính sách kinh tế bởi vì như thực tiễn đã cho thấy, nếu không có sân chơi bình đẳng thì không thể có sự phát triển lành mạnh, hiệu quả cũng như liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được cả ba mặt nêu trên còn là một quá trình phấn đấu lâu dài. Nhà nước cần chú ý vai trò quan trọng của mình đối với DNV&N (chủ yếu là kinh tế tư nhân) trên ba mặt sau: - Khuyến khích: Vì DNV&N chủ yếu thuộc thành phần kinh tế tư nhân cho nên trong các thể chế, chính sách Nhà nước cần thể hiện rõ quan điểm khuyến khích kinh tế tư nhân, thực sự coi kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân; kinh tế tư nhân bình đẳng với tất cả các thành phần kinh tế khác trong sản xuất, kinh doanh, không phân biệt đối xử (như về mặt bằng, doanh nghiệp Nhà nước cũng như doanh nghiệp tư nhân phải bình đẳng như nhau, hoặc bình đẳng trong vay vốn tín dụng…). Những chủ trương, chính sách có tác dụng khuyến khích phát triển DNV&N cần được Nhà nước hỗ trợ để đưa vào thực hiện trong thực tế. - Trợ giúp: DNV&N Việt Nam chưa quen với nền kinh tế thị trường, nhất là trong cạnh tranh với khu vực và trên thế giới nên rất cần sự trợ giúp của Nhà nước trong việc tiếp cận thị trường, nâng cao kỹ năng quản lý, trình độ khoa học công nghệ trong việc thực hiện các cuộc tham quan, khảo sát, dự hội chợ, triển lãm ở nước ngoài…Nhà nước phải đẩy mạnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là đường sá, bảo đảm giao thông thông suốt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển thị trường. Quan trọng không kém là mặt bằng sản xuất kinh doanh: cơ quan hành chính ở các địa phương phải giúp đỡ DNV&N trong các công việc như đền bù, giải toả, giải phóng mặt bằng… 88 - Hướng dẫn: trước hết Nhà nước cần hoàn chính khung pháp lý để giúp DNV&N kinh doanh đúng hướng, không vi phạm các quy định về quản lý Nhà nước như các quy chế, thủ tục về đăng ký kinh doanh, quy hoạch và thuê mặt bằng, nộp thuế, bảo vệ môi trường, quy định về quản lý đô thị…Vai trò của các cơ quan chức năng là hướng dẫn DNV&N kinh doanh đúng pháp luật, ngăn ngừa vi phạm chứ không phải là đợi cho họ phạm luật rồi xử phạt; việc thanh tra, kiểm tra cũng nhằm mục đích trước hết là hướng dẫn doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật chứ không phải nhằm vào xử phạt là chính. Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách trợ giúp DNV&N, nhiều chính sách đã phát huy tác dụng tốt. Dưới đây là một số kiến nghị liên quan đến những chính sách tiêu biểu và quan trọng nhất: Về tín dụng: Thiếu vốn đầu tư kinh doanh đang là một trong những khó khăn lớn nhất của DNV&N. DNV&N thiếu vốn và cũng rất khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thức do không có tài sản thế chấp khi vay vốn. Nhà nước và các chính quyền địa phương phải có chính sách rất cụ thể và thiết thực để hỗ trợ mặt bằng sản xuất ổn định, lâu dài cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trước thực trạng thiếu vốn do nhu cầu sản xuất kinh doanh của DNV&N Việt Nam, Nhà nước cần xác lập và triển khai chương trình hỗ trợ vốn cho các DNV&N. Trong đó hỗ trợ vốn cho cả hai loại: hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu để hình thành doanh nghiệp và hỗ trọ vốn vay khi doanh nghiệp thiếu vốn, có nhu cầu đầu tư mở rộng kinh doanh. Hiện tại, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các DNV&N vay vốn với lãi suất ưu đãi 4%/năm. Cơ chế thành lập và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNV&N cũng cần được xem xét hoàn chỉnh để đẩy nhanh việc thành lập quỹ ở các địa phương, đảm bảo cho quỹ này thực sự trở thanh 89 công cụ hữu hiệu trợ giúp cho DNV&N tìm kiếm vốn cho sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó, các ngân hàng cần đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường và nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, cải tiến thủ tục cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng đơn giản, rõ ràng hơn, tiếp tục cải tiến quy trình cho vay nhằm rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay của các ngân hàng thương mại hiện nay. Đồng thời cần đa dạng hoá hơn nữa các hình thức bảo đảm tín dụng để thích ứng với đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp tục nghiên cứu và triển khai mạnh việc phát triển và hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng mới như dịch vụ tư vấn, môi giới đầu tư chứng khoán, bảo quản vật có giá, cung cấp các dịch vụ sản phẩm bảo hiểm, uỷ thác... cùng với đó là chú trọng tới hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến quảng đại công chúng cũng như tới cộng đồng các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ tín dụng ngân hàng, các DNV&N cũng cần phải chủ động tìm hiểu, nghiên cứu kỹ để nắm và hiểu rõ tính năng, tiện ích của các sản phẩm dịch vụ cũng như cách thức tiếp cận và sử dụng các dịch vụ mà các ngân hàng cung ứng; minh bạch hóa thủ tục sổ sách kế toán; lập kế hoạch dự án chặt chẽ chính xác để tăng tính thuyết phục ngân hàng xem xét thẩm định cho vay. Về mặt bằng cho kinh doanh: Việc trợ giúp về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho DNV&N ở nhiều địa phương đã có những cải thiện đáng kể. Để khuyến khích và hỗ trợ DNV&N Uỷ ban nhân dân một số tỉnh thực hiện các ưu đãi như: kéo dài thời gian thuê đất, áp dụng mức thấp nhất trong khung giá thuê đất… Tuy vậy tại một số tỉnh, thành phố có số lượng lớn DNV&N, các DNV&N vẫn thiếu mặt bằng sản xuất, có nơi do tình trạng quá tải của các khu, cụm công nghiệp 90 nhỏ và vừa, đồng thời cũng không đủ khả năng đầu tư vào các cụm công nghiệp lớn. Để khắc phục tình trạng này, cần phải: - Nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Công khai quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch cụm công nghiệp, cụm công nghiệp; thực hiện đấu thầu các dự án có sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất công khai, minh bạch - Ngoài việc lựa chọn hình thức giao đất, cho thuê đất, doanh nghiệp được tự thoả thuận với người có đất về việc mua lại đất để làm mặt bằng sản xuất - Rà soát các chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng và tuyên truyền để người dân hiểu và hợp tác với chính quyền trong việc đền bù, giải phòng mặt bằng - Thực hiện giãn hoặc giảm giá thuê đất đối với các DNV&N có hợp đồng thuế đất với cơ quan quản lý Nhà nước (Cơ quan quản lý tài nguyên môI trường, đất đai các tỉnh, thành phố; ban quản lý các cụm công nghiệp…) nhằm chia sẻ khó khăn với DNV&N hiện nay - Hình thành tổ chức phát triển quỹ đất, có trách nhiệm giải phóng mặt bằng ngay khi có quy hoạch được duyệt và công bố, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc xin giao đất, thuê đất làm mặt bằng sản xuất Về thị trường xuất khẩu: Thời gian qua, nhiều DNV&N đã năng động đầu tư vào các ngành nghề có nhiều lợi thế, chủ động tìm kiếm và khai thác thị trường quốc tế, qua đó góp phần tích cực tằn kim ngạch xuất khẩu, nhất là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông lâm thuỷ sản…Ngoài các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, một số hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức xúc tiến thương mại của một số Bộ, ngành, địa phương cũng đã triển khai các hoạt động xuất khẩu. Tuy vậy, các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia được phê duyệt thường chưa cân đối với nhu cầu của doanh nghiệp, 91 chủ yếu dành cho đối tượng là doanh nghiệp lớn, tổng công ty Nhà nước. Do vậy, vấn đề đặt ra là Nhà nước cần nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, đồng thời thống nhất chỉ đạo triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu để nâng cao tính hiệu quả, tạo thuận lợi cho các DNV&N trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời phải tăng cường thu thập, phổ biến thông tin về thị trường, mấu mã, giá cả… giúp cho việc dự báo, kinh doanh của DNV&N. Cải cách hành chính: Việc đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực và ý thức của mọi cơ quan Nhà nước và mọi công chức để thực hiện hệ thống thể chế, chính sách đối với DNV&N có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đưa thể chế, chính sách vào cuộc sống, bảo đảm hiệu lực thực tế của thể chế, chính sách. Để việc thi hành pháp luật được thực hiện nghiêm minh cần thiết phải tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thi hành công vụ của cơ quan, công chức Nhà nước nhằm góp phần giảm dần và đi đến xoá bỏ những hành vi của công chức sách nhiễu doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần công khai minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị cung ứng dịch vụ công, tức là những công việc liên quan đến DNV&N nhằm đảm bảo cho cơ quan và công chức phục vụ doanh nghiệp tốt hơn, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng. Công khai minh bạch cũng nhằm bảo đảm quyền làm chủ, quyền được thông tin của dân và của DNV&N trong việc hiến kế, đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước. 3.3.2. Hình thành và củng cố các đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Hiện nay có rất nhiều tổ chức tài trợ song phương và đa phương đã hoạt động tại Việt Nam và ngày càng tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực, đóng góp có ý nghĩa cho sự phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam. Các quỹ tài trợ đa phương lớn như: WB, IMF, ADB, UNDP, EU…; các nhà tài trợ song phương tiêu biểu như: AussAid (Autralia), CIDA (Canada), DANIDA 92 (Đan Mạch), AFD (Pháp), GTZ (Đức), JICA, JBIC (Nhật Bản), SNV (Hà Lan), NORAD (Na Uy), SIDA (Thụy Sỹ), SDC, SECO (Thụy Điển), DFID (Anh), USAID (Hoa Kỳ)…; nhiều quỹ tín thác đa phương như MPDF và các tổ chức phi chính phủ Quốc tế như OXFAM cũng có nhiều hoạt động tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, các đối tác phát triển này đã giới thiệu những khái niệm, nhận thức cũng như những bài học kinh nghiệm về hỗ trợ DNV&N- một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của các nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Hầu hết đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ dự án là khu vực tư nhân hay các DNV&N. Nhiều dự án có tiêu đề rõ ràng là “khu vực tư nhân” hay “DNV&N” trong khi các dự án khác lại cung cấp hỗ trợ nhiều hơn tới những đối tượng thụ hưởng mục tiêu được xác định từ trước như những nữ doanh nhân, các công ty xuất khẩu nhỏ, các hộ sản xuất đồ gốm, tăng trưởng kinh tế cho người nghèo. Bên cạnh các tổ chức tài trợ quốc tế, các tổ chức xã hội như hội, hiệp hội doanh nghiệp… có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng, được coi như một trong “ba trụ cột của nền kinh tế thị trường” (là Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội dân sự). Vai trò của các hội, hiệp hội doanh nghiệp được thể hiện trên bốn mặt sau: - Là nơi đông đảo doanh nghiệp cùng ngành nghề hoặc cùng địa bàn (hiện nay chủ yếu là DNV&N) giúp đỡ nhau kịp thời nắm bắt những thể chế, chính sách kinh tế của Nhà nước, cùng nhau nâng cao tính tự giác trong việc chấp hành pháp luật, tuân thủ những nguyên tắc đạo đức, văn hoá trong kinh doanh, đồng thời thảo luận dân chủ, cùng nhau tranh luận để đi đến nhất trí, thậm chí đấu tranh chống những biểu hiện lệch lạc, giúp nhau xác định cung cách làm ăn đúng luật pháp. - Là nơi các DNV&N cùng nhau thương thảo, thống nhất nhận thức và hành động trong việc khắc phục những khiếm khuyết của kinh tế thị trường 93 mà mỗi doanh nghiệp riêng lẻ không thể tự xử lý được, có khi vì lơi ích riêng tư hoặc không đủ sức mạnh để xử lý, nhằm bảo đảm lợi ích toàn xã hội - Trong các hiệp hội, DNV&N cùng nhau thực hiện việc liên kết, hỗ trợ, hợp tác trong sản xuất kinh doanh, cùng giúp nhau xử lý các vấn đề cụ thể về kinh tế, kỹ thuật trong kinh doanh, ví dụ như giúp nhau xúc tiến thương mai, xác định chiến lược cạnh tranh, tìm kiếm thị trường, hỗ trợ về vốn, làm các dịch vụ môi giới, tư vấn, giúp nhau kỹ năng quản lý doanh nghiệp, áp dụng công nghệ mới, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động… - Là cầu nối giữa DNV&N với Nhà nước, là nơi phản ánh tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp. Hiệp hội tham gia với cơ quan Nhà nước trong việc soạn thảo các văn bản pháp quy mà doanh nghiệp là đối tượng thi hành để văn bản pháp quy phản ánh đúng thực trạng cuộc sống, giải pháp đúng những vấn đề bức xúc cuộc sống đang đặt ra. Một số tổ chức địa phương và quốc gia tham gia và việc đại diện và thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ các DNV&N: 94 Hình 3.2: Hệ thống thể chế hỗ trợ DNV&N tại Việt nam hoạt động dƣới sự chỉ đạo của Thủ tƣớng Nguồn: Nhằm tăng cường tính hiệu quả của các tổ chức hỗ trợ, chúng ta cần phải: Thứ nhất, cần tăng cường năng lực của các tổ chức hỗ trợ. Chính phủ cần phải tạo ra một khung pháp lý và ban hành những biện pháp nhằm hỗ trợ các tổ chức này về mặt vật chất và tài chính và cung cấp những sự hỗ trợ về nhân lực nhằm giúp các tổ chức trên có thể vận hành với vai trò như những tổ chức phúc lợi xã hội. Thứ hai, chính phủ cần phải tạo ra những điều kiện thuận lợi để các tổ chức đại diện và các tổ chức hỗ trợ các DNV&N có thể tham gia vào việc kiến tạo và lập kế hoạch cho các chương trình hỗ trợ của Chính phủ. 95 Thứ ba, cần phải thống nhất tất cả các tổ chức hỗ trợ DNV&N vào chung một mạng lưới. Chúng ta có thể củng cố sự hợp tác giữa các tổ chức và hệ thống hỗ trợ thông qua các hình thức như hội nghị thường kỳ, Ban hợp tác, và các chương trình cộng tác cùng thực hiện. 3.3.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng và có tác động mạnh mẽ đến mọi nền kinh tế. Việt Nam đang tăng tốc để hội nhập kinh tế quốc tế. Tiến trình này tạo cho DNV&N Việt Nam những cơ hội phát triển mới, nhưng cũng có không ít thách thức dưới sức ép của sự cạnh tranh, của những diễn biến mau lẹ của nền kinh tế thế giới. DNV&N Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường và tăng cường xuất khẩu; có cơ hội tiếp cận nhiều và nhanh hơn với các nguồn thông tin về thị trường, công nghệ, đối tác; hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp được đối xử bình đẳng hơn; môi trường đầu tư cú sức hấp dẫn hơn. Tuy vậy, toàn cầu hoá nói chung và việc Việt Nam gia nhập WTO cũng đã đặt các DNV&N trước những thách thức không nhỏ như: mở cửa thị trường làm cho cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, cạnh tranh trên thị trường nội địa tăng lên khi hàng rào thương mại bị cắt giảm; các nước có xu hướng áp đặt nhiều biện pháp bảo hộ thông qua các hàng rào kỹ thuật như chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ, tiêu chuẩn môi trường làm cho DNV&N vấp phải nhiều tranh chấp quốc tế và nguy cơ phá sản. Để tăng cường năng lực cạnh tranh cho các DNV&N Việt Nam các doanh nghiệp cần xây dựng được mạng lưới liên kết. Xét về mặt lý thuyết, có nhiều hình thức liên kết khác nhau như: (1) Sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp: có thể đó là sự hợp tác giữa các DNV&N với nhau để cùng giải quyết một hoặc vài mục tiêu nào đó có thể là sự liên kết giữa DNV&N với doanh nghiệp lớn; sự liên kết giữa DNV&N với doanh nghiệp nước 96 ngoài; (2) Liên kết ngành (clustering), liên kết theo chuối giá trị (value chains); (3) Hiệp hội doanh nghiệp. Để liên kết thực sự là một trong những giải pháp quan trọng giúp các DNV&N Việt Nam tăng cường năng lực cạnh tranh, thì việc xác định được mục tiêu của việc liên kết là điều cấp thiết. Liên kết có thể thực hiện được khi đạt một hoặc một số mục tiêu như: tăng cường khả năng đầu tư mở rộng sản xuất; phát triển sản phẩm mới; tăng giá trị sản phẩm; phát triển thị trường, bán hàng; đổi mới công nghệ sản xuất; đổi mới hoạt động quản lý; tăng cường năng lực cạnh tranh, chống cạnh tranh. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có những biện pháp thị trường cho DNV&N thông qua một chính sách chung dành cho DNV&N, không phân biệt thành phần kinh tế. Chính sách này trước hết phải bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng, không có hiện tượng độc quyền, hỗ trợ các DNV&N trước doanh nghiệp lớn. Trong vấn đề thị trường và cạnh tranh, sự hỗ trợ của Nhà nước có thể tiến hành thông qua một số biện pháp sau: - Tạo điều kiện thuận lợi cho các DNV&N tham gia vào dự án xây dựng cở sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách trong khi Trung ương thường là chủ đầu tư trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cở lớn mà DNV&N rất ít có khả năng tham gia thực hiện thì các dự án quy mô nhỏ hơn thường do chính quyền các cấp ở điạ phương làm chủ đầu tư lại có thể thích hợp với năng lực tài chính, kinh tế và quản lý của một hoặc một số DNV&N tập hợp lại. Việc giao thầu cho các DNV&N đảm nhiệm những công trình công cộng là chính sách hỗ trợ rất lớn của Nhà nước đối với DNV&N. Ngay cả trong các lĩnh vực chi tiêu công cộng khác của chính quyền các cấp, DNV&N cũng có thể đóng vai trò cung ứng quan trọng. - Cần có chính sách khuyến khích mối quan hệ giữa doanh nghiệp lớn với DNV&N để doanh nghiệp lớn có thể hỗ trợ cho DNV&N thông qua việc 97 ký kết các hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, gia công chi tiết, bộ phận, phân phối sản phẩm. Tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp lớn với DNV&N vừa có tác dụng bảo đảm thị trường, công ăn việc lầm ổn định cho cả chủ doanh nghiệp và người lao động, vừa tạo điều kiện thuận lợi để chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý từ doanh nghiệp lớn sang doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Chống buôn lậu, chống hàng giả, trốn thuế, gian lận thương mại cũng đang là vấn đề bức xúc ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất- kinh doanh của các DNV&N, bởi vì các DNV&N có tiềm lực kinh tế thấp sản phẩm hàng hoá sản xuất ra thường có sức cạnh tranh kém trên thị trường. Điều này cho thấy Chính Phủ và các cơ quan ban ngành có liên quan phải tổ chức phối hợp thật tốt để giẩi quyết các vấn đề nêu trên. 3.3.4. Chú trọng phát triển khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực Thực tiễn cho thấy thời gian qua, việc đầu tư công nghệ mới trong DNV&N có dấu hiệu gia tăng, trở thành mối quan tâm của doanh nghiệp. Một số Bộ và địa phương đã tổ chức các lớp tập huấn về công nghệ mới, chuyển giao công nghệ, trợ giúp một số hoạt động như đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp, quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ. Tuy vậy, nhìn chung các trợ giúp về mặt này còn hạn chế, DNV&N còn khó khăn trong việc đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật mới; phần lớn phải tự tìm kiếm. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã thành lập ba “Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNV&N. Trong thời gian tới, các Bộ, ngành liên quan sẽ phải tập trung hơn nữa cho công việc này; đồng thời DNV&N cũng phải coi đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ mới là một yêu cầu sống còn, một công việc cấp bách để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phải xây dựng sớm cơ sở dữ liệu quốc gia để cung cấp thông tin về công nghệ, thiết bị, các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, sản phẩm cho DNV&N. Xúc tiến nghiên cứu mô hình doanh nghiệp công nghệ, 98 cơ chế khuyến khích việc liên kết, hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu và cơ sở sản xuất của các DNV&N, để các sản phẩm khoa học công nghệ được mua bán, trao đổi như các hàng hoá khác. Đồng thời phải hoàn chỉnh cơ chế trợ giúp DNV&N thực hiện đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩvu và dịch vụ, mua bán, trao đổi, góp vốn và hợp tác đầu tư bằng giá trị tài sản vô hình là quyền sở hữu công nghiệp. Bên cạnh vấn đề về khoa học công nghệ, khó khăn về nhân lực đang là một trong những trở ngại lớn nhất của DNV&N trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá khi phải đối mặt với công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế. DNV&N không chỉ thiếu công nhân kỹ thuật lành nghề mà còn thiếu cả nhân sự cấp cao đủ những kỹ năng cần thiết để quản lý, điều hành doanh nghiệp. Trong thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kêu gọi các nước và tổ chức quốc tế trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNV&N thông qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật; một số Bộ, ngành và địa phương đã phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp như tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản trị cho doanh nghiệp như: các lớp tập huấn về Luật Doanh nghiệp, khởi sự doanh nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế, xúc tiến thương mại, chế độ kế toán DNV&N… và một số lĩnh vực liên quan. Tuy nhiên, việc định hướng đào tạo của các cơ quan, tổ chức nói trên chưa thống nhất, mang tính cục bộ theo chương trình dự án, tổ chức đào tạo còn mang tính tự phát, chưa xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu của công tác đào tạo, phát triển DNV&N. Chương trình, nội dung đào tạo còn nhiều bất cập: chất lượng không đồng đều, thường tập trung vào lý thuyết, đào tạo mang tính đại trà, chưa thực sự đáp ứng đúng ngu cầu của các DNV&N. Nhiều DNV&N nhất là các doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa và các địa bàn kinh tế khó khăn không có khả năng tài chính để tham gia đào tạo. 99 Để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực, ngoài việc tăng cường, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường, lớp (của Nhà nước và của các tổ chức khác thành lập), nên khuyến khích mở rộng việc đào tạo theo hướng gắn cơ sở đào tạo với DNV&N có nhu cầu như: liên kết đào tạo; đào tạo theo đơn đặt hàng; doanh nghiệp liên kết với nơi đào tạo (kể cả các trường đại học, viện nghiên cứu). Cũng đã có những DNV&N nâng cao được trình độ công nghệ, học tập kỹ năng quản lý thông qua liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa DNV&N với doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp FDI, bằng các hình thức như gia công, đặt hàng, làm vệ tinh… trong các khâu sản xuất, thương mại, dịch vụ. Cần khuyến khích các DNV&N thực hiện các biện pháp đào tạo nhân lực tại chỗ, vừa bảo đảm nhân lực cho doanh nghiệp vừa khuyến khích người tài thấy được tương lai phát triển, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Đầu tư cho lực lượng kế thừa chính là đầu tư cho sự bền vững của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy doanh nghiệp tư nhân chính là nơi phát hiện nhân tài chính xác nhất, nơi sử dụng nhân tài hiệu quả nhất và cũng là nơi đãi ngộ nhân tài thoả đáng nhất. Nơi đây đang tập trung đông đảo nhân tài kinh doanh được đào tạo bài bản, nơi hình thành đội ngũ doanh nhân ưu tú cho đất nước đủ sức kinh doanh trong nước và vươn ra thế giới. Hội nhập sâu vào WTO sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và DNV&N thu hút thêm nhiều nhân lực có chất lượng. Trong điều kiện mới, doanh nghiệp được thành lập nhiều hơn, cơ hội việc làm tăng nhanh, trên thực tế, người lao động có quyền dịch chuyển đến những nơi có môi trường làm việc thuận tiện nhất cho họ, bảo đảm cho họ hướng phát triển trong tương lai. Đây là cơ hội tốt cho những người thực sự có tài, là cơ hội sàng lọc nhân lực của doanh nghiệp, đồng thời cũng đặt doanh nghiệp vào cuộc cạnh tranh gay gắt để thu hút, trọng dụng người tài 100 và giữ người tài. Vì vậy, DNV&N cần tìm ra những biện pháp thiết thực để có thêm lao động có chất lượng, kể cả người nước ngoài. 3.3.5. Thành lập các vườn ươm doanh nghiệp Vườn ươm doanh nghiệp là tập hợp các doanh nghiệp mới hình thành nhưng có tiềm năng phát triển tốt để nuôi dưỡng trước khi đưa ra hoạt động ngoài cộng đồng, giúp chủ doanh nghiệp mới có khả năng tiếp cận các khoản vay, trợ giúp về mặt quản lý kỹ thuật, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xâm nhập thị trường nội địa và quốc tế. Khi hội đủ các điều kiện, các doanh nghiệp có thể ra khỏi vườn ươm để khẳng định khả năng hoạt động độc lập của mình trong cộng đồng doanh nghiệp. Từ trường hợp thành công của các vườn ươm doanh nghiệp ở Trung Quốc, Việt Nam thực sự nên lấy đó làm kinh nghiệm quý báu để học hỏi. Vườn ươm doanh nghiệp khác trung tâm hỗ trợ DNV&N và các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Mặc dù các trung tâm hỗ trợ DNV&N ở Việt Nam cung cấp các dịch vụ cho DNV&N giống như dịch vụ mà các vườn ươm doanh nghiệp cung cấp nhưng đó vẫn chưa thể xem là một vườn ươm doanh nghiệp vì những dịch vụ như tư vấn pháp luật, tư vấn quản lý hay lập các dự án khả thi để vay vốn mà các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp mang tính chất đại trà, trong khi đó các dịch vụ này nếu do vườn ươm doanh nghiệp cung cấp sẽ mang tính chất tập trung và chỉ dành riêng cho một số doanh nghiệp nhất định được nuôi dưỡng trong vườn ươm. Hơn nữa, sự hỗ trợ của vườn ươm doanh nghiệp hướng tới mục tiêu dài hạn chứ không chỉ tập trung vào các mục tiêu trước mắt như các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động trong vườn ươm cùng nhau chia sẻ dịch vụ thiết bị văn phòng cũng như nhân viên hành chính, và thậm chí cả các thiết bị sản xuất. Khi đó, chủ các doanh nghiệp trong vườn ươm sẽ trưởng thành 101 rất nhanh thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và các ý tưởng kinh doanh với nhau. Đây là điều mà rất ít trung tâm hỗ trợ DNV&N hiện nay làm được. So với các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong vườn ươm được cung cấp các dịch vụ tư vấn, được huấn luyện và đào tạo trong suốt thời gian hoạt động ở vườn ươm, điều này có rất ít trong các khu công nghiệp. Hơn nữa, trong khu công nghiệp các doanh nghiệp không được chia nhau sử dụng các thiết bị văn phòng cũng như nhân viên hành chính. Tóm lại, vườn ươm doanh nghiệp có những đặc điểm khác biệt tích cực mà các trung tâm hỗ trợ DNV&N hay các khu công nghiệp không có. Chính vì vậy việc phát triển vườn ươm doanh nghiệp đối với các DNV&N là một việc làm tuy còn mới mẻ ở Việt Nam nhưng sẽ thực sự là một việc làm hữu ích. 102 KẾT LUẬN Công cuộc phát triển kinh tế và xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh, công bằng, văn minh và tiến bộ trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đòi hỏi sự tham gia của mọi cá nhân, mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Trong nhiều năm qua, đóng góp vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của nước ta không thể không nói đến vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, một thực trạng phải được thừa nhận là, tiềm năng dồi dào của khu vực kinh tế này còn chưa được tận dụng và khai thác triệt để. Trước hết, do các chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được triển khai đồng bộ, sâu rộng và đều khắp cho mọi địa phương, mọi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Hơn nữa, trong nhận thức của nhiều cấp Bộ, Ngành, của từng thành viên trong xã hội chưa dành vị trí xứng đáng cho loại hình doanh nghiệp này, sự đánh giá và sự tôn vinh dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa xứng đáng với sự đóng góp của nó đối với xã hội. Để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ người láng giềng Trung Quốc xem họ đã có chính sách phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ của mình như thế nào sau khi gia nhập WTO. Từ những bài học kinh nghiệm đó chúng ta sẽ có những chính sách, biện pháp thích hợp để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đem lại sự phồn vinh cho đất nước. Trong khi học tập kinh nghiệm phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc, chúng ta cần áp dụng trong điều kiện cụ thể của đất nước, không áp dụng rập khuôn, máy móc gây lãng phí, triệt tiêu sự phát triển của nền kinh tế. Có như vậy việc tiếp thu kinh nghiệm của chúng ta mới thực sự hữu ích, thực sự giúp pháp triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Báo cáo thường niên doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 2008 2. TS. Nguyễn Thanh Long, Một số vấn đề về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 3. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 40/2005 CT-TTG ngày 16 tháng 12 năm 2005 về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 4. Ari Kokko, Fredrik Sjoholm, Trường kinh tế Stockholm (2004), Sự quốc tế hoá của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 5. Nguyễn Thị Thanh Bình (2008), Một số giải pháp tài chính hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 6. Lê Khắc Hoài Thương (2005), Khoá luận tốt nghiệp, ĐH Ngoại thương, Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp 7. Hồ Lê Na (2006), Khoá luận tốt nghiệp, ĐH Ngoại thương, Tìm hiểu chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập 8. Nguyễn Mai Phương (2006), Khoá luận tốt nghiệp, ĐH Ngoại thương, Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế- Thực trạng và giải pháp 9. Trang web www.agro.gov.vn (9/4/2009), Doanh nghiệp nhỏ và vừa lớn nhưng chưa mạnh 10. Phước Hà (5/9/2008), trang web: www.vnchannel.net, Tháo gỡ khó khăn vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa 11. Trúc Thanh (1/4/2009), Trang web của Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: www.cpv.org.vn, Cần kích cầu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa 12. (30/6/2006) Trang web của Bộ Công thương: www.moi.gov.vn, Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta hiện nay. 13. Th.S Phạm Xuân Quốc, Thời báo Sài Gòn online: www. Thesaigontimes.vn (21/12/2008), Các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ ra sao? 14. (3/12/2008),www.agro.gov.vn, Những thành tựu kinh tế của Trung Quốc sau 30 năm phát triển 15. Th.S Trần Thị Vân Anh, Kinh tế quản lý số tháng 6/2008, Vườn ươm doanh nghiệp nhỏ và vừa 16. ITG-PC World VN (12/8/2006), www.itgate.com.vn, Kinh nghiệm SME Trung Quốc 17. Trang web của Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: www.business.gov.vn 18. Trang web của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: www.vinasme.com.vn TÀI LIỆU TIẾNG ANH 1. Liu Xiang Feng, SME Development in China: A policy perspective on SME industrial clustering. 2. Dr. Jian Sheng Wu (February 19, 2006), Status and Promotion Policies of the Small Medium Size Enterprises in China. 3. Toshiki Kanamori, Jamus Jerome Lim & Tracy Yang ( October 8,2007), China’s SME Development Strategies in the Context of a National Innovation System. 4. Chris Hall (CESifo Forum February, 2007). When the Dragon awakes: Internationalisation of SMEs in China and Implications for Europe. 5. Ning Yuan (University of Jilin, China) and Tsvi Vinig (University of Amsterdam, The Netherlands), Ownership Structure of Chinese SME’s and the Challenges it Presents to Their Growth. 6. Yan Zhong Wang (China & World Economy, 34-49, Vol. 12, No. 2, 2004), Financing Difficulties and Structural Characteristics of SMEs in China. 7. CCPIT local consultants (October, 27-30, 2006), Technology Capacity Building Policies to Enhance Competitiveness of SMEs in China. 8. Yu Jianguo (May 2002 Forum), WTO and the Development Strategies of Chinese SMEs 9. Jianxin Shi, Ping Li, School of Management, Harbin Institute of Technology (2006 IEEE International Conference Management of Innovation and Technology), An Initial Review of Policies for SMEs in the US, Japan and China. 10. Huang Xue (June 27, 006), Initiatives and Incentives for SMEs’ Technology Innovation in China 12. Yurong Chen, Liuying Xu & Weixing Wang, Jiangsu Polytechnic University (April, 2009), Innovation Fund: a Booster of Science and Technology SME Development 13. Yan DI, Research fellow, Chinese Academy of Labour and Social Security, Ministry of Labour and Social Security, P.R. China, China’s Employment Policies and Strategies 14. Prof. Yang Yao, China Center for Economic Research, Peking University, Business Environment for SME Development in China 15. United States Agency for International Development, 22 August 2007, Boooklet of Standardized Small and Medium Enterprises Definition-2007 16. Website: www.china.org.cn www.apecsme.org www.english.chinadaily.com.cn www.english.peole.com.cn www.nbs.gov.com www.shanghaidaily.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4451_3318(1).pdf
Luận văn liên quan