Đề tài Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam

Bảo vệ quyền lợi NTD là một nhu cầu tự nhiên không chỉ đối với bản thân NTD, mà còn cần thiết để nền kinh tế phát triển. Đây là hoạt động khó khăn liên quan đến tất cả các yếu tố của thị trường. Tại Việt Nam, cơ chế thị trường đang trong giai đoạn hình thành và dần hoàn thiện, nhận thức về vai trò của NTD đã được phẩn nào nâng lên nhưng nhìn chung họ chưa được đặt vào đúng vị trí của mình. Đồng thời, quá trình chuyển đổi này cũng tạo ra lúng túng cho hoạt động quản lý thị trường của nhà nước. Cùng với đó là những thói quen tiêu dùng làm mất đi khả năng tự bảo vệ mình của NTD. Với những lý do đó dẫn đến một thực tế là quyền lợi của NTD Việt Nam bị xâm phạm một cách nghiêm trọng. Những hành vi tổn hại quyền lợi của họ đã và đang diễn ra thường xuyên trên tất cả các lĩnh vực.

pdf100 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7965 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iêu chuẩn, đo lường chất lượng; và Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng (CETA). VINASTAS hoạt động bằng kinh phí tự có, kinh phí thực hiện dự án và các nguồn tài trợ. Các Hội địa phương đều có văn phòng khiếu nại để tiếp nhận và xử lý các khiếu nại của người NTD. Tuy nhiên, chỉ một số ít tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD địa phương nhận được sự hỗ trợ kinh phí từ chính quyền địa phương. 2.3.2. Các hoạt động của VINASTAS Các hoạt động của VINASTAS trong thời gian qua cũng đã đóng góp đáng kể vào sự nghiệp bảo vệ NTD nước ta. Trong thời gian vừa qua, nhiều hội bảo vệ NTD mới đã được thành lập ở các tỉnh thành, đưa tổng số hội địa phương ở các tỉnh và thành phố tăng nhanh lên 29 hội, chiếm 45,3% trong tổng số 64 tỉnh thành trong cả nước và các hội được phân bố đều khắp cả nước. Như vậy, với sự có mặt của các hội bảo vệ NTD ở gần như một nửa tất cả các tỉnh thành trong cả nước, NTD trong tương lai sẽ có nhiều cơ hội được bảo vệ quyền lợi hơn. Hội đã tổ chức nhiều hoạt động thông tin, giáo dục NTD dưới nhiều hình thức: tuyên truyền, giáo dục thông qua các cơ quan thông tin đại chúng như xuất bản tạp chí Người tiêu dùng một tháng hai số; trả lời phỏng vấn, tọa đàm trực tuyến trên đài phát thanh, truyền hình và một số báo; phối hợp tổ chức các triển lãm, hội chợ; tư vấn và giải quyết khiếu nại cho NTD; tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày Quyền của NTD thế giới – 15/03, Ngày thế giới không thuốc lá – 31/05… Tiếp nhận và xử lý khiếu nại của NTD là một mảng hoạt động quan trọng của VINASTAS và các Hội thành viên. Theo thông tin của VINASTAS, đến năm 2005 mỗi năm VINASTAS tiếp nhận khoảng 400 đơn từ khiếu nại các loại của NTD tập 70 trung vào các vấn đề chất lượng hàng hóa, điện nước, vệ sinh an toàn thực phẩm. 85% số vụ việc đã được VINASTAS phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết. Trong hai năm 2006 và 2007 VINASTAS tiếp nhận mỗi năm khoảng 1.000 đơn từ khiếu nại, trong đó 80% số vụ được giải quyết thông qua hòa giải, các trường hợp không hòa giải được Hội hướng dẫn, giúp đỡ NTD hoặc đại diện cho NTD đưa khiếu nại tới các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Bên cạnh đó, trong những vụ việc nổi cộm VINASTAS đều đã lên tiếng bảo vệ NTD. Ngày 13/11/2006 VINASTAS đã gửi đơn kiến nghị đến các Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Thương mại, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp phản đối việc một số công ty sữa ghi nhãn sữa tươi hoặc sữa tươi nguyên chất cho loại sữa nước được hoàn nguyên từ sữa bột. Ngoài ra VINASTAS cũng tham gia giải quyết một số vụ điển hình khác như vụ điện kế điện tử tại TP. Hồ Chí Minh, vụ xăng có chứa aceton, đồng hồ nước của công ty nước sạch.v.v. Theo số liệu thu được từ Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, tháng 8/2008, Vinastas đã thực hiện cuộc điều tra ý kiến NTD trên toàn quốc, thông qua 1000 phiếu, điều tra ở 10 tỉnh đã có tổ chức BVQLNTD như Phú Thọ, Hà Tây, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Phú Yên, Đắc lắc, Bà Rịa-Vũng Tàu… Trong phần điều tra về giải quyết khiếu nại của NTD, đã có 666/1000 ý kiến cho rằng DN phải có trách nhiệm giải quyết nhanh chóng và thoả đáng khiếu nại của NTD, 745/1000 ý kiến cho rằng Hội bảo vệ quyền lợi NTD phải có trách nhiệm giúp NTD giải quyết những khiếu nại của họ và 630/1000 ý kiến muốn Luật bảo vệ quyền lợi NTD có quy định trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của NTD. Gần đây đã bắt đầu có những động thái phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và VINASTAS hỗ trợ thông tin cho NTD. Theo đó, Cục Quản lý cạnh tranh và VINASTAS đã phối hợp xây dựng một mục có tên là Thông tin cảnh báo cho NTD trên trang web của Cục. Tại đây, dựa trên khiếu nại của NTD, trên ý kiến của các hội bảo vệ NTD địa phương, các sở thương mại, các phương tiện thông tin đại chúng… những sản phẩm, dịch vụ có nguy cơ gây mất an toàn, vệ sinh đối với NTD 71 sẽ được đưa ra cảnh báo sử dụng. Bên cạnh đó, hai cơ quan, tổ chức này đang phối hợp tổ chức xét tặng hàng năm “Danh hiệu văn minh thương mại vì Người tiêu dùng Việt Nam” nhằm tôn vinh các doanh nghiệp kinh doanh trung thực, lành mạnh, thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ quyền lợi chính đáng của NTD. 2.4. Đánh giá hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc và các tổ chức liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD Bảo vệ quyền lợi NTD là một hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực, và cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan ban ngành. Thế nhưng hoạt động của bản thân các cơ quan này cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan còn chưa thực sự hiệu quả. Hiện nay, hoạt động của các cơ quan quản lý chuyên ngành đang tồn tại rất nhiều vấn đề ví dụ như Bộ Y tế bất lực với các sản phẩm độc hại, Bộ Công thương đau đầu về vấn đề độc quyền, giá cả hàng hóa bất hợp lý, Bộ Khoa học Công nghệ vất vả với các tiêu chuẩn chất lượng và việc gian lận đo lường… Điều đó cho thấy bản thân các cơ quan này còn đang lúng túng trong hoạt động quản lý của mình. Trong khi đó, các tổ chức bảo vệ NTD như VINASTAS và các hội bảo vệ NTD địa phương cũng chưa thực hiện được tốt chức năng của mình, việc hình thành còn mang tính chất cơ cấu nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Thêm vào đó, các tổ chức này cũng gặp nhiều khó khăn về nguồn lực cả về tài chính và nhân lực. Điều này đã hạn chế rất nhiều hiệu quả hoạt động của tổ chức. Ngoài ra, đây chỉ là tổ chức xã hội, quyền lực rất nhỏ bé. Theo quy định hiện nay, các hội bảo vệ NTD chỉ có thể đại diện cho NTD khởi kiện doanh nghiệp có hành vi xâm phạm quyền lợi NTD khi được NTD ủy quyền chứ chưa được trao quyền đại diện tập thể để tự động khởi kiện. Chính vì thế, có những trường hợp ai cũng biết rằng NTD chịu thiệt thòi nhưng vì không được NTD ủy quyền nên các tổ chức này cũng không thể làm gì được. Dù luật pháp cho phép Vinastas đại diện cho NTD đứng ra khởi kiện các chủ thể xâm phạm lợi ích của họ những điều này cũng khó mà thực hiện bởi khả năng thắng kiện rất thấp do những quy định pháp lý không rõ ràng, cách đánh giá mức độ thiệt hại và phạm vi trách nhiệm bồi thường 72 không được cụ thể, phù hợp thực tế. Chính vì thế, hiện nay, việc xử lý của Vinastas mới chỉ dừng lại ở mức độ hoà giải và các quyết định không mang tính pháp lý. Theo thống kê, hiện trên thị trường nội địa có tới 15- 17 lực lượng thanh tra, kiểm tra. Ngoài lực lượng Quản lý thị trường, Công an là lực lượng chủ chốt còn có các lực lượng: Thanh tra VSATTP, Thanh tra y tế, Thanh tra KHCN, Thanh tra tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Kiểm dịch thực vật, Kiểm dịch động vật, thú ý, Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Thanh tra công thương, Thanh tra giáo dục… Các lực lượng thanh tra này thực hiện cả hai nhiệm vụ: thanh tra hành chính và thanh tra chuyên môn. Việc quy định chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền đối với từng lực lượng phần lớn do các bộ, ngành tự xây dựng và trình Chính phủ quyết định . Với lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường đông đảo nhưng lại thuộc nhiều bộ, ngành khác nhau, và bộ, ngành nào cũng thực hiện chức năng thanh tra, kiểm soát trên thị trường đối với ngành hàng, mặt hàng, lĩnh vực quản lý đã dẫn đến sự phân tán, đồng thời cũng tạo ra sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động của các cơ quan. Việc một lĩnh vực, một mặt hàng có nhiều ngành, nhiều cấp quản lý đã gây ra khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Mặt khác lại dẫn đến sự bỏ trống địa bàn, lĩnh vực kiểm tra, tâm lý thụ động, trông chờ, ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm. Việc nào dễ thì làm, việc khó thì bỏ, coi đó không phải trách nhiệm của mình. Nhiều lực lượng có quân số mỏng, trình độ chuyên môn yếu, không thể tự mình kiểm tra, xử lý hoặc tổ chức kiểm tra, xử lý không thường xuyên, không bao quát được các địa bàn phải tổ chức liên ngành để thanh tra, kiểm tra như vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng ở gia súc. Bên cạnh đó, do cùng một hành vi vi phạm nhưng lại quy định nhiều cơ quan chức năng cùng có thẩm quyền xử lý, dẫn đến vận dụng khác nhau, không thống nhất trong cách thức xử lý, gây khó khăn cho cả đối tượng bị xử phạt. Chung quy lại, nguyên nhân cơ bản nhất ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường hiện nay chính là thiếu một cơ chế phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường. Do vậy hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường trong nhiều trường hợp còn có hiện tượng “rào sân”, theo chủ 73 trương và mục đích quản lý của từng bộ, ngành chủ quản, mà chưa thật sự hoàn toàn về mục đích chung; lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường bị tổ chức phân tán, phân cấp cho địa phương quản lý không thống nhất, phạm vi hoạt động và chức năng, thẩm quyền kiểm soát thị trường tại địa phương có sự khác biệt giữa các lực lượng dẫn đến sự phối hợp giữa các lực lượng chưa hiệu quả, chưa chặt chẽ nên hiệu quả thấp, chưa theo kịp những chuyển biến mạnh mẽ trong lưu thông hàng hoá và kinh doanh thương mại trong cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, vai trò của các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo chưa được phát huy trong hoạt động bảo vệ NTD. Nhiều phong trào quần chúng, nhiều chương trình hành động của các đoàn thể, nhiều chương trình và đề tài nghiên cứu khoa học của các cơ quan, tổ chức, nhiều lớp đào tạo, chương trình giáo dục mà thực ra nội dung có liên quan đến tiêu dùng, đến lối sống tiêu dùng đều vắng bóng vấn đề này. Tình trạng này có phần là do khả năng tài chính của các hội, các ban dành cho vấn đề này còn hạn chế, hoạt động tuyên truyền vận động chưa sâu rộng nên tác động còn yếu. 74 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM 1. Kinh nghiệm bảo vệ NTD của một số nƣớc. 1.1. Kinh nghiệm bảo vệ quyền lợi NTD của Pháp Hệ thống pháp lý về tiêu dùng ở Pháp là một trong những hệ thống hoàn thiện nhất trên thế giới. Qua nhiều thế kỷ kinh tế thị trường, ở Pháp đã hình thành một hệ thống luật và quy định chi tiết đến mức khó tưởng tượng, bao quát được muôn vàn trường hợp thực tế có thể xảy ra. Bộ luật tiêu dùng của Pháp được công bố trên tờ công báo số ra ngày 27/07/1993 tập hợp tất cả các quy định liên quan đến các mối quan hệ cá nhân hay tập thể giữa NTD và các đối tượng chuyên doanh, đặc biệt phải kể đến các quy định về tính trung thực của các giao dịch và tính an toàn của các sản phẩm và dịch vụ. Nếu luật pháp là cái nền thì hệ thống tiêu chuẩn hàng hóa là cái khung của toàn bộ bức tranh bảo vệ NTD. Luật pháp bắt buộc nhà sản xuất kinh doanh phải công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng của mình, đồng thời phải hướng dẫn cách sử dụng hàng hóa. Bên cạnh đó, khách hàng cần được tổ chức lại trong những hội NTD để làm công việc cưỡng chế, khuyến khích, theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thi hành Luật pháp và các tiêu chuẩn. Ở Pháp có Trung tâm nghiên cứu và quan sát các điều kiện sinh sống (CREDOC), Tổng cục cạnh tranh tiêu dùng và chống hàng giả (DGCCRF), Viện tiêu dùng quốc gia (INC), và còn có hàng trăm tổ chức quần chúng tự nguyện ở cấp quốc gia, quận huyện và cơ sở để bảo vệ NTD. Mỗi tổ chức quần chúng đó đều có cơ quan ngôn luận của mình phát hành hàng chục vạn bản mỗi kỳ, tạo nên một sức ép dư luận lớn đối với các nhà kinh doanh sản xuất. Nhà nước hàng năm trích một phân ngân sách để trợ cấp cho các hội tiêu dùng này hoạt động có hiệu quả. Khi có xảy ra tranh chấp, khiếu nại thì trước hết NTD bàn bạc, thỏa thuận trực tiếp với nhà kinh doanh, hoặc thông qua công đoàn (tức Hội nghề nghiệp) của nhà 75 kinh doanh. Tiếp đó, có thể nhờ sự can thiệp của Viện tiêu dùng quốc gia. Cuối cùng mới là nhờ luật pháp can thiệp. Ở Pháp, NTD có thể yêu cầu sự can thiệp của Viện công tố quốc gia. 1.2. Kinh nghiệm bảo vệ quyền lợi NTD của Trung Quốc Luật giá cả của Trung Quốc đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa VIII thông qua, và được Chủ tịch nước phê chuẩn ngày 29/12/1997. Luật nhằm mục đích phát huy vai trò của giá cả trong việc phân phối hợp lý các nguồn lợi vật chất, ổn định mặt bằng giá trên thị trường, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NTD và các nhà sản xuất kinh doanh. Nhằm ngăn chặn những hành động buôn bán không trung thực trên thị trường gây thiệt hại cho NTD, Điều 14 của Luật giá cả quy định các doanh nghiệp không được tiến hành các hoạt động định giá không công bằng sau - Cấu kết với người khác để tác động tới giá thị trường, gây tổn hại đến quyền lợi hợp pháp của NTD hoặc các doanh nghiệp khác; - Phá gia hàng hóa nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh hoặc độc chiếm thị trường, làm đảo lộn trật tự sản xuất và kinh doanh, gây tổn hại đến lợi ích của Nhà nước, đến quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp khác; - Bịa đặt và loan tin về việc tăng giá nhằm tăng giá thật sự và làm cho giá hàng hóa tăng lên quá cao; - Dùng các nguyên tắc định giá sai nhằm dụ dỗ NTD hoặc các doanh nghiệp khác hợp tác làm ăn với mình; - Áp dụng phân biệt về giá khi cung cấp cùng một mặt hàng hoặc dịch vụ cho các doanh nghiệp khác; - Tăng hoặc giảm giá trá hình bằng cách thay đổi phẩm cấp chất lượng hàng hóa, dịch vụ; - Kiếm lời bằng việc vi phạm luật và các nguyên tắc đề ra. - Các hành động định giá không công bằng khác bị luật pháp hoặc các nguyên tắc hành chính nghiêm cấm. 76 Hàng năm, hơn 1 tỷ NTD Trung Quốc chọn ngày 15 tháng 3 làm “Ngày thượng đế phán xử” - ngày quốc tế về NTD đã được thế giới công nhận. Đêm ngày 15/03/1991, người dân Trung Quốc được chứng kiến buổi đầu tiên của Đài truyền hình Trung ương đưa tin về hàng giả, hàng kém phẩm chất và những thiệt hại đối với NTD. Một số nhà máy sản xuất hàng chất lượng xấu đã bị chỉ mặt, đặt tên. Sau đó, nhiều nhà máy đã phá sản vì các cửa hàng và NTD tẩy chay hàng của họ. Hiện nay, trong ngày này, NTD Trung Quốc thường tổ chức các hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD, phanh phui hàng giả, hàng chất lượng xấu của các xí nghiệp. Tiếp đó, Luật Chất lượng hàng hóa được Chính phủ Trung Quốc ban hành vào tháng 9 năm 1993. Đồng thời, hàng năm Trung Quốc vẫn tổ chức các đoàn kiểm tra chất lượng mà thành phần chủ yếu gồm các chuyên gia kỹ thuật và các nhà báo đi các nơi trong nước để đánh giá các loại hàng tốt, phanh phui các xí nghiệp sản xuất hàng chất lượng xấu. Trung Quốc là nước có hoàn cảnh tương đồng với Việt Nam về văn hoá, chính trị, xã hội nên việc tìm hiểu mô hình tổ chức của các cơ quan bảo vệ NTD Trung Quốc là rất cần thiết. Đặc biệt Luật Bảo vệ NTD Trung Quốc cũng mới ra đời (1994), so với Pháp lệnh Bảo vệ NTD của Việt Nam (1999) nhưng thành tựu của Trung Quốc trong lĩnh vực này hơn hẳn Việt Nam. Đó là nhờ cơ quan bảo vệ NTD Trung Quốc có thẩm quyền lớn hơn của Việt Nam. Lực lượng nhân sự và trang thiết bị của họ cũng hiện đại hơn so với chúng ta. Ngoài ra, mạng lưới các tổ chức bảo vệ NTD Trung Quốc hoạt động rất tích cực, hiệu quả lại được trang bị đầy đủ với tầm hoạt động rộng lớn. Chính điều này đã góp phần giúp cho việc xã hội hoá công tác bảo vệ NTD ở Trung Quốc đạt nhiều thành công. Việc nghiên cứu pháp luật bảo vệ NTD của Trung Quốc sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa pháp luật bảo vệ NTD của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. 1.3. Kinh nghiệm bảo vệ quyền lợi NTD của Mỹ Liên đoàn bảo vệ quyền lợi NTD ở Mỹ đã thành lập khá lâu đời với tôn chỉ mục đích của tổ chức là cung cấp thông tin và bảo vệ quyền lợi của NTD. Trụ sở 77 Liên đoàn đặt tại ngoại ô NewYork, hiện có hàng trăm kỹ sư làm việc trong nhiều lĩnh vực kiểm tra chất lượng, độ bền, độ an toàn của hàng hóa, từ đó rút ra kết luận sản phẩm đó có tương xứng với giá cả không. Phòng thí nghiệm của Liên đoàn được trang bị hiện đại, nhằm đảm bảo độ chính xác cao cho các thí nghiệm. Tại đây, các nhà chuyên môn kiểm tra từ cái ngăn kéo, được kéo ra đóng vào hàng nghìn lần để xác định độ mòn của các viên bi, đến phân tích các loại khăn giấy lau tay, khăn mùi xoa giấy có làm hắt hơi hoặc gây dị ứng không. So sánh mức độ gây ồn của các loại máy hút bụi hoặc đánh giá chất lượng xe ô tô, giầy thể thao và cả đến máy điện toán kỹ thuật cao. Những kết quả thử nghiệm về chất lượng hàng hóa được công bố trên Tạp chí “Consumer Report” (Bản tin NTD). Tờ tạp chí này có hơn 19 triệu độc giả. Ngoài ra, còn có hàng triệu người quan tâm theo dõi hoạt động của tổ chức này qua các tài liệu in ấn khác, hoặc qua internet. Liên đoàn tồn tại và phát triển là nhờ tiền bán Tạp chí “Consumer Report” và tiền do công chúng ủng hộ đóng góp. Liên đoàn bảo vệ quyền lợi NTD luôn đi đầu trong các diễn đàn đấu tranh bảo vệ sức mạnh của NTD đòi cải thiện môi trường lao động và bảo vệ môi sinh. Liên đoàn đã công bố các công trình khoa học báo động tác hại của thuốc lá. Loạt bài thông tin về tình trạng ô nhiễm hệ thống ống dẫn nước tại Mỹ đã gây tiếng vang lón và tạp chí “Consumer Report” đã nhận được nhiều giải thưởng giá trị. Hiện nay, Liên đoàn bảo vệ quyền lợi NTD đã mở rộng hoạt động ra ngoài biên giới Mỹ, kêu gọi bảo vệ quyền lợi NTD trên toàn cầu. 1.4. Kinh nghiệm bảo vệ quyền lợi NTD của Thái Lan Thái Lan là một trong những điểm nóng về hàng giả, hàng nhái. Lúc đầu hàng giả còn có giá trị sử dụng thậm chí còn tạo ra sự thích ứng đối với NTD, sau đó, hàng giả nhảu cả vào việc làm ra những sản phẩm gây nguy hiểm cho NTD và gây nguy hại lâu dài cho xã hội như thuốc chữa bệnh giả, thực phẩm giả… Vì vậy để đối phó với tình trạng hàng giả ở đây, Cục quản lý thực phẩm và thuốc Thái Lan đã ban hành một kế hoạch quy định mức thưởng cho những người tố cáo hành vi làm hàng giả, quảng cáo và thông tin sai sự thật về chất lượng hàng hóa. Theo đó, những 78 người đưa đơn khiếu nại sẽ được thưởng 35% số tiền mà tòa án quyết định phạt các tổ chức, cá nhân làm hàng giả, hàng nhái. Đối tượng mà kế hoạch này nhắm đến là các hãng, tổ chức và cá nhân sản xuất các loại thực phẩm, thuốc men hàng mỹ phẩm, các dụng cụ y tế, và các loại hóa chất giả. Những người khiếu nại có quyền đòi được thưởng trong thời gian 60 ngày sau khi tòa án có quyết định xử phạt đối với hành vi sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Bảo vệ NTD Thái Lan cho phép tiến hành thương lượng theo 2 cách khi giải quyết khiếu nại của NTD. Thương lượng sơ bộ bởi cán bộ của Văn phòng Uỷ ban Bảo vệ NTD hoặc thương lượng bởi Tiểu ban đàm phán khiếu nại (Tiểu ban đàm phán về hợp đồng, quảng cáo và ghi nhãn) hoặc Tiểu ban xem xét khiếu nại của NTD nếu như thương lượng sơ bộ thất bại. Và nếu như việc giải quyết theo cơ chế trên không thành, vấn đề sẽ được chuyển đến Uỷ ban vụ việc để tiếp tục xem xét. 1.5. Kinh nghiệm bảo vệ quyền lợi NTD của Canada ở Canada, hệ thống Văn phòng bảo vệ NTD hoạt động hết sức có hiệu quả. Điều đáng quan tâm là, mặc dù các Văn phòng bảo vệ NTD nằm ở nhiều nơi khác nhau nhưng lại được kết nối với nhau thông qua mạng Internet để có thể chia sẻ các cơ sở dữ liệu liên quan đến bảo vệ NTD. Chính điều này cho phép các Văn phòng bảo vệ NTD có thể dễ dàng nắm bắt thông tin liên quan về doanh nghiệp bị khiếu nại, các thông tin về sản phẩm trên khắp cả nước để phục vụ cho công tác bảo vệ NTD của mình. Bên cạnh đó, Hội NTD cũng nhận được sự hỗ trợ rất tích cực từ Chính phủ. Vì vậy, Hội NTD hoạt động một cách rất có hiệu quả và đóng góp rất quan trọng vào công tác bảo vệ NTD của Canada. Các hiệp hội ở Canada thành lập rất dễ dàng và đại diện cho NTD nên có vai trò rất lớn, riêng bang Quebec đã có hơn 30 hiệp hội địa phương chuyên ngành, có hiệp hội bảo vệ người mua xe hơi, hiệp hội bảo vệ người nội trợ… Các hiệp hội này có thể liên minh với nhau để có tiếng nói lớn hơn. Các hiệp hội bảo vệ NTD có chức năng giải quyết đơn thư khiếu nại, nếu thấy có nhiều người cùng khiếu nại về một sản phẩm thì các hiệp hội này có quyền tiến hành điều tra, điều tra xong có 79 quyền đưa hồ sơ ra tòa, yêu cầu truy tố doanh nghiệp. Dựa vào chứng cứ, tòa sẽ quyết định có xử hay không. Khi tòa tuyên phạt doanh nghiệp, các hiệp hội này sẽ giám sát việc tuân thủ quyết định của tòa an có nghiêm túc không Bên cạnh đó, luật pháp Canada cho phép một người cũng có thể khởi kiện tập thể. Người này sẽ trình chứng cứ chứng minh mình bị thiệt hại với một sản phẩm nào đó. Nếu tòa nhận thấy luận điểm có cơ sở và nhiều người cùng bị thiệt hại như cá nhân đó thì tòa sẽ cấp cho nguyên đơn giấy chứng nhận khởi kiện tập thể, theo đó nguyên đơn có quyền đại diện cho tất cả những NTD bị thiệt hại. Các hiệp hội bảo vệ NTD cũng có quyền này. Kinh phí hoạt động của hiệp hội có thể do các hội viên đóng góp, các nguồn tài trợ, các hoạt động tạo kinh phí từ chính chức năng của hiệp hội. Các hiệp hội có dịch vụ tư vấn NTD qua điện thoại, có thể lập đề tài nghiên cứu để phục vụ NTD, sau đó bán lại kết quả nghiên cứu cho giới truyền thông hoặc phát hành tạp chí để bán… Ngoài ra, đối với hình thức mua bán hàng qua mạng, luật quy định các bên giao dịch phải công khai danh tính, trụ sở. Để tránh tình trạng người mua trả tiền rồi nhưng không nhận được hàng, nhà nước Canada lập ra một quỹ, tiền mua hàng sẽ được chuyển vào đó, sau khi người mua thông báo nhận được hàng thì tiền mới được chuyển vào tài khoản của người bán. 1.6. Kinh nghiệm bảo vệ quyền lợi NTD của Ấn Độ Với việc thông qua và thực thi Luật Bảo vệ NTD từ năm 1986 và sửa đổi vào năm 2003, ấn Độ là một trong những nước gặt hái được nhiều thành công trong công cuộc bảo vệ NTD. Những quy định chặt chẽ của Luật về thủ tục giải quyết khiếu nại, về quy trình khiếu nại, về việc thành lập các cơ quan bảo vệ NTD là những cơ sở quan trọng để triển khai hiệu quả công tác này. Theo báo cáo của Bộ Các vấn đề NTD, Thực phẩm và Phân phối của ấn Độ, hàng năm trên toàn lãnh thổ ấn Độ, khoảng 7000 - 8000 khiếu nại của NTD đã được giải quyết. Việc giải quyết thành công khiếu nại của NTD góp phần xây dựng một xã hội công bằng hơn, tạo dựng một văn hóa kinh doanh lành mạnh hơn trong bối cảnh của một nước đang 80 phát triển với dân số đông như ấn Độ. Mô hình của ấn Độ là một bài học quan trọng khi Việt Nam xây dựng Luật bảo vệ NTD trong thời gian tới. 1.7. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Toàn bộ những kinh nghiệm trên đây là bài học rất hữu ích đối với Việt Nam trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật bảo vệ NTD của Việt Nam. Hai nước Malaysia và Indonesia đều ban hành Luật Bảo vệ NTD cùng thời điểm với Việt Nam (năm 1999) còn Thái Lan ban hành Luật này sớm hơn (năm 1979). Tuy nhiên, pháp luật cũng như cơ cấu tổ chức bảo vệ NTD của các nước này hoàn thiện hơn nhiều so với Việt Nam và pháp luật của họ đều cho phép thành lập một cơ quan bảo vệ NTD có vị trí và thẩm quyền khá lớn. Việc thành lập một Hội đồng (hoặc Uỷ ban) quốc gia về vấn đề NTD là rất cần thiết. ở Việt Nam hiện nay Luật vẫn chưa quy định cũng như chưa cho phép để tiến hành vấn đề này. Một Hội đồng quốc gia gồm đại diện thuộc nhiều cơ quan, tổ chức có liên quan và được trao một thẩm quyền lớn sẽ đảm bảo việc giải quyết nhiều vấn đề mang tính phức tạp, liên quan nhiều Bộ ngành, lĩnh vực khác nhau. Hơn nữa, cơ quan này sẽ thực hiện tốt hơn vai trò điều phối và can thiệp sâu hơn các vấn đề có liên quan đến NTD, điều mà hiện nay cơ quan bảo vệ NTD Việt Nam chưa thực sự làm tốt. Bên cạnh đó, Luật các nước đều cho phép một cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế. Ở Việt Nam, đến nay chưa có quy định cụ thể về cơ chế này. Vì vậy trên thực tế, NTD rất khó bảo vệ đầy đủ các quyền của mình khi con đường giải quyết tranh chấp thông qua khởi kiện ra toà còn phức tạp, tốn kém cùng tâm lý e ngại còn rất lớn của NTD. Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật cũng chưa ghi nhận quyền khởi kiện tập thể của NTD đối với những vụ việc liên quan đến NTD. Thực tiễn những vụ việc vừa qua như vụ nước tương chứa 3-MCPD, xăng chứa aceton,... cho thấy vấn đề tập hợp NTD để khiếu nại là điều rất quan trọng. Bởi vì, từng NTD đơn lẻ sẽ rất khó khăn trong quá trình khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp, giá trị khiếu nại của từng NTD không đáng kể nhưng thiệt hại cho xã hội và những ảnh hưởng về lâu dài là rất lớn (như vụ nước tương chứa 3-MCPD). 81 Do vậy, nếu không quy định cơ chế khởi kiện tập thể thì không những không bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng cho NTD và toàn xã hội mà còn không đảm bảo được tính răn đe đối với doanh nghiệp vi phạm. Tại các nước phát triển, chúng ta có thể rút ra một số đánh giá cũng như bài học kinh nghiệm như sau: Thứ nhất, pháp luật các nước này quy định rất rõ ràng và dự đoán trước những tình huống và hình thức buôn bán theo kịp với xu thế hiện nay. Chẳng hạn việc bảo vệ NTD đối với các hình thức kinh doanh mới đã được pháp luật bảo vệ NTD các nước này quy định cụ thể như: hình thức kinh doanh qua mạng internet, bán hàng qua điện thoại, giao hàng tận nhà... Thứ hai, đối với hợp đồng mua bán hàng hoá, pháp luật bảo vệ NTD các nước này đưa ra các quy định rất cụ thể ngay từ giai đoạn ký kết hợp đồng. ở Việt Nam, hợp đồng được quy định trong Luật Dân sự Việt Nam và tiếp theo đó là Luật Thương mại. Tuy nhiên, Luật Dân sự và Luật Thương mại chỉ đưa ra những quy định về hợp đồng nói chung chứ không cụ thể. Hơn nữa, hợp đồng mà NTD là một bên tham gia là những hợp đồng đặc biệt. Các bên tham gia hợp đồng có vị trí không cân xứng vì NTD luôn ở vị trí yếu thế. Pháp luật Việt Nam chỉ quy định những hợp đồng vô hiệu khi bị lừa dối, gây nhầm lẫn... Thứ ba, các cơ quan tổ chức chuyên về bảo vệ quyền lợi NTD được trang bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng cho độc lập kiểm định chất lượng của các loại hàng hóa dịch vụ trên thị trường chứ không chỉ bó hẹp trong phạm vi giải quyết khiếu nại khiếu kiện của NTD. Nhờ đó, hoạt động bảo vệ NTD của các cơ quan tổ chức này là một quá trình khép kín và mang tính chủ động nên đạt hiệu quả rất cao. Ngoài ra, tạo ra lợi ích trực tiếp cho người tham gia cuộc đấu tranh chống hàng giả để nâng cao tính tích cực tham gia của họ vào công cuộc này là một ý tưởng mà chúng ta có thể học tập từ Thái Lan. Bên cạnh đó, việc hình thành những tòa án riêng chuyên xét xử khiếu nại của NTD cũng rất cần thiết bởi vì điều này sẽ giúp NTD có tâm lý vững vàng và tin tưởng hơn khi quyết định khiếu nại, đồng thời cũng sẽ hình thành đội ngũ nhân lực có chuyên môn sâu trong lĩnh vực này. 82 2. Một số giải pháp tăng cƣờng bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam 2.1. Giải pháp từ phía Nhà nƣớc 2.1.1. Tăng cƣờng và hoàn thiện pháp luật bảo vệ NTD và tòa án bảo vệ NTD. Để công tác bảo vệ NTD được thực hiện tốt hơn cần sớm ban hành Luật bảo vệ NTD trong đó quy định cụ thể: cơ chế phối hợp giữa các ban ngành, cần quy định đơn vị đầu mối làm công tác phối hợp các ngành liên quan tại trung ương cũng như địa phương; có hỗ trợ kinh phí cho thành lập và hoạt động của hội do đây là hội đặc biệt không thu phí của hội viên và bảo vệ cho hơn 80 triệu dân; nên đưa ra cơ chế giải quyết khiếu nại đơn giản với những chế tài đủ mạnh để tính thực thi cao hơn nữa. Bên cạnh đó, các cơ quan Nhà nước cần mạnh tay và có sự phối hợp liên ngành mạnh mẽ hơn nữa. Hiện nay có một tình trạng là các bộ, ngành thường đổ trách nhiệm cho nhau, dựa dẫm vào nhau do đó cần phải tăng cường thanh tra đột xuất. Ngoài ra, các cơ quan quản lý Nhà nước thay vì cấp phép cho các cơ sở sản xuất kinh doanh mặc dù không đủ điều kiện sau đó mới tiến hành kiểm thì đối với một số loại thực phẩm có nguy cơ mất an toàn cao thì cơ quan Nhà nước phải chủ động ngay từ đầu, phải đến thanh tra, kiểm tra, khi thật sự có đủ điều kiện thì mới cấp phép cho phép sản xuất kinh doanh thực phẩm. Đồng thời, phải tăng cường kiểm tra kiểm soát quá trình kinh doanh từ khâu sản xuất cho đến khi đưa ra thị trường. 2.1.2. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao khả năng tự bảo vệ của NTD Tuyên truyền giáo dục cho NTD là một mảng vô cùng quan trọng trong hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD giúp họ nâng cao khả năng tự bảo vệ mình. Nội dung tuyên truyền giáo dục phải bao gồm nội dung các quyền hợp pháp của NTD, cách thức để NTD có thể tự bảo vệ mình khi quyền lợi bị xâm phạm cũng như bổ sung những kiến thức về tiêu dùng. 83 Việc giáo dục thường xuyên và có tổ chức cho NTD những kiến thức cần thiết về tiêu dùng là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa. Đặc biệt là vấn đề tiêu dùng hợp lý nhằm tránh lãng phí. Việc giáo dục bồi dưỡng về tiêu dùng bền vững, tiêu dùng không gây ảnh hưởng tới môi trường ngày càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng. Tuyên truyền giáo dục cho NTD có thể được thực hiện qua nhiều kênh thông tin như truyền hình, báo chí, hội thảo, tờ rơi… thậm chí có thể đưa giáo dục tiêu dùng vào nội dung giáo dục cơ bản. Cần phát động, tuyên truyền sâu rộng các chương trình bảo vệ người tiêu dùng trên diện rộng nhằm nâng cao ý thức về quyền lợi của người tiêu dùng để tự bảo vệ chính mình. Ở nước ta hiện nay, việc tuyên truyền giáo dục NTD mới chỉ được chú trọng thực hiện tại các thành phố, khu vực nông thôn và miền núi NTD hầu như ít được tiếp cận với hoạt động này. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác này, cần đẩy mạnh các chương trình giáo dục tiêu dùng đến cả các khu vực vùng sâu vùng xa để đảm bảo sự công bằng, mọi người dân đều được biết về kiến thức tiêu dùng hợp lý. Đóng vai trò quan trọng không kém, các cơ quan truyền thông, báo chí cũng phải vào cuộc. các cơ quan truyền thông cần thường xuyên đưa tin về các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng cũng như các hành vi vi phạm của đơn vị sản xuất kinh doanh để cảnh báo trước cho NTD biết và để NTD không sử dụng sản phẩm của đơn vị đó nữa. Tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ, bảo vệ cho mình, nhưng chúng ta cũng cần có trách nhiệm bảo vệ cho cộng đồng, cho toàn xã hội, do đó, chúng ta phải đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa với các hiện tượng tiêu cực. Bên cạnh đó, phải đưa cả những hiện tượng tích cực, những cơ sở sản xuất kinh doanh làm ăn chân chính, đảm bảo đưa ra những sản phẩm có chất lượng an toàn để định hướng cho NTD biết để lưạ chọn, mua và sử dụng những sản phẩm đó. 2.1.3. Nâng cao ý thức bảo vệ quyền lợi NTD của doanh nghiệp Nâng cao ý thức bảo vệ quyền lợi NTD của doanh nghiệp trước hết là nâng cao nhận thức bảo vệ quyền lợi NTD cho các doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ 84 thực tế có nhiều cá nhân tổ chức sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ còn chưa có nhận thức đầy đủ về trách nhiệm và ý nghĩa của việc bảo vệ quyền lợi NTD. Do đó, việc phổ biến giáo dục cho các doanh nghiệp về những vấn đề này là hết sức cần thiết trong việc nâng cao ý thức và có tác dụng răn đe. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp đã có nhận thức đầy đủ về trách nhiệm và ý nghĩa của việc bảo vệ quyền lợi NTD, nhà nước cần có các biện pháp để khuyến khích họ tích cực hơn nữa trong việc bảo vệ NTD. Nhà nước có thể tổ chức các chương trình bình chọn và trao giải cho các doanh nghiệp có hàng hóa dịch vụ chất lượng tốt, hài hòa lợi ích của NTD và từ đó doanh nghiệp sẽ nhanh chóng chiếm được lòng tin của NTD. 2.1.4. Cải thiện hoạt động của thị trƣờng Mục đích của việc cải thiện hoạt động của thị trường là nhằm tạo điều kiện cho NTD được tiếp cận với các hàng hóa dịch vụ một cách dễ dàng hơn, đồng thời giá cả hàng hóa phản ánh chính xác hơn quan hệ cung cầu và hợp lý hơn với NTD. Việc cải thiện hoạt động của thị trường cần được thực hiện theo định hướng sau: Thứ nhất, tăng cường tính cạnh tranh của thị trường bằng việc mở cửa thị trường. Mở rộng thị trường sẽ tạo nhiều động lực đổi mới hơn cho doanh nghiệp, và giúp sàng lọc thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường bởi vì chỉ có doanh nghiệp nào hoạt động hiệu quả thì doanh nghiệp đó mới tồn tại được. Thêm vào đó, sự xuất hiện của nhiều nhà sản xuất và cung ứng dịch vụ hơn sẽ tạo nhiều cơ hội cho NTD có nhiều sự lựa chọn tốt hơn và giá cả cạnh tranh hơn. Chất lượng của sản phẩm cũng được các doanh nghiệp đảm bảo và cải thiện liên tục để thu hút được nhiều khách hàng hơn. Đối với những lĩnh vực như xâng dầu, điện nước, cần có những chính sách nhằm giảm bớt mức độ độc quyền của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Rõ ràng, tính cạnh tranh lành mạnh của thị trường được nâng lên đem lại rất nhiều lợi ích cho NTD. Thứ hai, tăng cường quản lý giá cả chặt chẽ. Một mặt chúng ta cần tạo điều kiện cho thị trường hoạt động tự do, tuân thủ nguyên tắc tự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và NTD, mặt khác cần phải quản lý giá cả chặt chẽ để chống lại tình trạng 85 nâng giá, nói thách tùy tiện. Để làm được như vậy cần đẩy mạnh công tác kiểm tra niêm yết giá và bán hàng đúng giá niêm yết của các doanh nghiệp. Trước mỗi sự thay đổi về chính sách như các chính sách về thuế, về giá cả các đầu vào mà có thể gây biến động về giá cả, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh hoạt động quản lý giá để tránh tình trạng tăng giá ăn theo bằng cách kiểm tra và rà soát lý do tăng giá của các doanh nghiệp xem có thực sự hợp lý không. Đặc biệt đối với các loại hàng hóa độc quyền, việc quản lý giá cả cần được chú trọng tránh tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng vị thế độc quyền để áp giá và tăng giá bất hợp lý. 2.2. Giải pháp từ phía các cơ quan tổ chức 2.2.1. Tăng nguồn kinh phí và xây dựng cơ sở hạ tầng Các cơ quan tổ chức không thể hoạt động hiệu quả nếu không có đủ cơ sở hạ tầng. Đặc biệt trong lĩnh vực kiểm tra, kiểm định chất lượng hàng hóa, cần có đủ số lượng các phòng thí nghiệm kiểm định và có đầy đủ trang thiết bị cần thiết chò các phòng này. Hiện nay, cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa và kiểm định còn thiếu vì vậy việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực này cần được ưu tiên đặc biệt. Bên cạnh đó, trên thực tế, các hội bảo vệ NTD đều hoạt động tự nguyện nên không có kinh phí do đó, nguồn kinh phí của các hội này bị hạn chế và thường không ổn định. Để hội thật sự hoạt động có hiệu quả, nhất thiết phải có sự hỗ trợ giúp đỡ đắc lực từ phía cơ quan chính quyền cả tài chính lẫn quyền lực…. Do đó, cần tăng cường sự phối hợp và giúp đỡ của các cơ quan quản lý nhà nước và toàn xã hội nhằm tăng quỹ và tăng nguồn ngân sách cho các hoạt động trong việc bảo vệ quyền lợi NTD. Đồng thời, các hội này có thể triển khai thêm các dịch vụ tư vấn NTD qua điện thoại, lập đề tài nghiên cứu để phục vụ khách hàng và bán kết quả nghiên cứu cho giới truyền thông hay phát hành tạp chí… 2.2.2. Xây dựng nguồn nhân lực Trong mọi lĩnh vực, nhân lực luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của tổ chức, doanh nghiệp. Để nâng cao năng lực hoạt động, các cơ quan cần có kế hoạt phát triển nguồn nhân lực của mình như kế hoạch 86 tuyển dụng thu hút thêm các nhân tài hay bổ sung nhân lực chuyên về những lĩnh vực mới. Bên cạnh đó, việc không ngừng bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng kiến thức cho đội ngũ cán bộ để theo kịp sự phát triển của các lĩnh vực này cũng cần được triển khai thường xuyên. Hiện nay vấn đề nguồn nhân lực của các cơ quan chức năng đang gặp nhiều khó khăn mà nguyên nhân chính là do thiếu cơ hội để phát triển và chế độ đãi ngộ còn hạn chế. Điều này dẫn tới tình trạng chảy máu chất xám đang diễn ra ngày một nghiêm trọng. Vì vậy để có thể thu hút và giữ chân được nguồn nhân lực có chất lượng, các cơ quan cần phải có sự cải thiện trong chế độ đãi ngộ, lương thưởng cũng như tạo ra môi trường làm việc mới... 2.2.3. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức Bên cạnh việc nhà nước đưa ra các quy định cụ thể về quy trình phối hợp giữa các cơ quan thì bản thân các cơ quan tổ chức cũng cần có sự chủ động phối hợp với nhau thay vì đùn đẩy trách nhiệm và trông chờ lẫn nhau. Các cơ quan, tổ chức nên có sự chia sẻ thông tin để hỗ trợ hoạt động của nhau và chủ động bàn bạc để đưa ra những giải pháp kịp thời đối với những vấn đề về xâm phạm quyền lợi NTD. Bên cạnh đó, hoạt động của cơ quan và tổ chức lãnh đạo cần gắn kết tốt hơn với các ngành hữu quan thông qua các đại diện trong hội, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp: nhà nước và nhân dân. Đồng thời, cần tăng cường hoạt động của văn phòng khiếu nại của NTD, phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết có hiệu quả các khiếu nại. Đối với Vinastas, cần phát triển hội thành một tổ chức xã hội với vai trò, chức năng, nhiệm vụ rõ ràng hơn. Kết hợp chặt chẽ giữa hội, tòa án với các trung tâm đo lường, kiểm tra, kiểm định chất lượng quốc gia, hội luật gia, cơ quan chăm sóc y tế nhằm bảo đảm VSATTP và các mặt hàng tiêu dùng khác. 2.2.4. Tăng cƣờng sự liên hệ với NTD Phản ánh và tố cáo của NTD là một trong những nguồn thông tin hữu ích cho các cơ quan chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Việc tăng cường sự liên hệ với NTD có thể thực hiện thông qua việc lập ra các đường dây nóng, hòm thư góp ý dành cho NTD, đảm bảo những ý kiến của NTD được cập nhật và trả lời một cách 87 kịp thời thỏa đáng, tránh trường hợp các kênh liên hệ với NTD chỉ mang tính chất hình thức. Ngoài ra, các cơ quan tổ chức này có thể tổ chức các cuộc điều tra xin ý kiến của NTD về các loại hàng hóa, dịch vụ nhất định. Thông qua đó, các cơ quan tổ chức có được sự gợi ý về các hình thức và trường hợp vi phạm quyền lợi NTD để tổ chức hoạt động thanh kiểm tra có trọng tâm và hiệu quả. 2.3. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NTD, doanh nghiệp cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng. Giải pháp đối với doanh nghiệp là cần phối hợp hợp lý các hoạt động khuyến khích nhà sản xuất kinh doanh lành mạnh có trách nhiệm và thông tin trung thực cho NTD. Những hoạt động sản xuất kinh doanh chân chính của doanh nghiệp góp phần quan trọng trong việc làm trong sạch thị trường và đảm bảo đáp ứng nhu cầu của NTD một cách hiệu quả. Tránh tình trạng vì lợi nhuận mà bỏ qua cả đạo đức kinh doanh. 2.3.1. Nâng cao chất lƣợng sản xuất kinh doanh Sản xuất kinh doanh có tốt, sản phẩm mới được đảm bảo chất lượng. Do đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm bắt các quy định của pháp luật liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm hàng hóa nhằm có chất lượng sản xuất đảm bảo các quy định đề ra. Đối với các cơ sở sản xuất chăn nuôi thì nên thực hiện quy hoạch tổ chức chăn nuôi, trồng chọt theo hướng tập trung công nghiệp gắn với chế biến giết mổ đảm bảo an toàn vệ sinh để thuận lợi trong quá trình quản lý, giám sát chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. Doanh nghiệp nên đầu tư xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy trình chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu dùng thực phẩm, đồng thời, tăng cường đầu tư mới công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường hàng hóa thực tiễn. 88 2.3.2. Cung cấp những thông tin trung thực về hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp Thông tin về sản phẩm là nhân tố cần thiết không thể thiếu trong quá trình ra quyết định của NTD. Thông tin càng trung thực thì quyền lợi của NTD càng được bảo đảm. Do đó, nên khuyến khích việc doanh nghiệp cung cấp những thông tin trung thực chính xác, tránh phóng đại về chất lượng cũng như chức năng công dụng của sản phẩm nhằm giúp NTD có những quyết định tiêu dùng tốt nhất. Việc cung cấp thông tin về doanh nghiệp cũng như giới thiệu, quảng bá các sản phẩm mới có thể thông qua những phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí, trang web của doanh nghiệp… nhưng không nên quá lãng phí vào các kênh thông tin này để rồi NTD lại là những người cuối cùng gánh chịu những chi phí đó. 2.3.3. Tăng cƣờng trách nhiệm của doanh nghiệp nhằm chiếm đƣợc lòng tin của NTD. Niềm tin khách hàng là nhân tố quan trọng sống còn đối với một doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp làm ăn chân chính, có được niềm tin của NTD, doanh nghiệp đó sẽ dễ dàng cạnh tranh được với những doanh nghiệp khác. Sản phẩm của họ thường được NTD đón nhận và sử dụng nhiều hơn những sản phẩm chất lượng kém. Do đó, doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi nhuận và không ngừng đầu tư, củng cố và phát triển và cải tiến mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm. Do đó, việc đưa ra các tiêu chí cao hơn trong việc công nhận doanh nghiệp được NTD tin cậy là một động lực thúc đẩy các doanh nghiệp chân chính hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng cần được kiểm soát một cách chặt chẽ nhằm nâng cao ý thức về quyền và lợi ích của NTD cho các doanh nghiệp. 2.4. Giải pháp từ phía NTD NTD là một nhân tố quan trọng trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của chính mình do đó cần phải tăng cường hơn nữa vai trò của NTD. Làm thế nào để NTD phải nâng cao được nhận thức và hiểu biết tiêu dùng của mình và trở thành những NTD 89 thông thái để có thể chọn lựa được những sản phẩm đảm bảo an toàn, bảo vệ quyền lợi của chính mình. 2.4.1. Tìm hiểu kỹ thông tin trƣớc khi mua hàng Trước khi ra quyết định mua một sản phẩm nào đó, NTD cần tìm hiểu kỹ các thông tin về sản phẩm bằng việc đọc kỹ các thông tin trên nhãn hàng và tìm hiểu kỹ các thông tin quan cáo. NTD phải biết tự bảo vệ mình, phải có những kiến thức nhất định để làm sao phân biệt giữa những loại thực phẩm có chất lượng và thực phẩm không đủ tiêu chuẩn chất lượng. Đặc biệt, khi mua và sử dụng thực phẩm phải lựa chọn những thương hiệu đã biết trước, có nguồn gốc rõ ràng, có thời hạn bảo hành, thời hạn sử dụng, nhãn thực phẩm phải đáp ứng được các yêu cầu, quy định của Nhà nước, phải có những bằng chứng cụ thể xác nhận rằng thực phẩm đó đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận và đảm bảo các vấn đề về chất lượng… NTD nên hình thành thói quen tìm hiểu và lựa chọn thông tin, đòi hỏi nghiêm khắc hơn về tính trung thực và đầy đủ của thông tin về sản phẩm mình tiêu dùng nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và xã hội. 2.4.2. Mua hàng có nguồn gốc rõ ràng Nguồn gốc xuất xứ hàng hóa liên quan đến chất lượng của hàng hóa và việc đòi lại quyền lợi mà NTD đã bị xâm phạm. Hiện nay, NTD Việt Nam còn ít quan tâm đến nguồn gốc của hàng hóa, và chính những người cung cấp trung gian cũng không biết hàng hóa có nguồn gốc ra sao. Điều này đã tạo điều kiện cho các loại hàng hóa trôi nổi đến tay NTD, kéo theo đó là vấn đề về chất lượng và an toàn sản phẩm. Nhưng ngay cả khi hàng hóa đó được phát hiện là kém chất lượng và không đủ an toàn, ảnh hưởng đến quyền lợi NTD thì việc quản lý, ngăn chặn những loại hàng hóa này khỏi xâm nhập thị trường cũng sẽ gặp khó khăn vì không thể truy ra nguồn gốc của chúng để xử lý kịp thời. Vì vậy, mỗi NTD khi mua hàng cần quan tâm về nguồn gốc của sản phẩm, không nên mua các loại hàng hóa không có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng. 90 2.4.3. Nâng cao ý thức về ATVSTP Thực trạng ATVSTP ở nước ta hiện nay không chỉ do sự vô trách nhiệm của các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, do hoạt động quản lý còn chưa hiệu quả mà còn do chính ý thức của NTD. Mặc dù có thông tin về các sản phẩm hàng hóa không nhãn mác, hàng rong, hàng gia công gây ngộ độc thực phẩm, mất ATVSTP nhưng NTD vẫn sử dụng. Điều này càng khiến cho tình trạng mất ATVSTP tăng cao. Do đó, NTD nên ý thức hơn về sự an toàn của mình, người thân và xã hội để tránh sử dụng những thực phẩm thiếu nguồn gốc, kém chất lượng và không đảm bảo VSATTP. NTD cần lựa chọn thực phẩm sạch, thực phẩm của những thương hiệu có uy tín để hạn chế những rủi ro do thực phẩm không an toàn. Trong trường hợp mua phải thực phẩm kém chất lượng, không đảm bảo chất lượng thì người tiêu dùng cần báo ngay đến tổ chức bảo vệ NTD địa phương để kịp thời có giải pháp ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và góp phần tạo dư luận tích cực để ngăn ngừa các hành vi vi phạm tiềm ẩn. 2.4.4. Lấy hóa đơn, phiếu bảo hành khi mua hàng Hóa đơn và phiếu bảo hành là những chứng từ rất quan trọng khi mua hàng, liên quan đến lợi ích của ntd sau khi mua hàng. Phiếu bảo hành liên quan đến các dịch vụ hậu mãi đảm bảo cho NTD được sử dụng đúng hàng hóa đúng với hợp đồng, còn hóa đơn là chứng cứ mua hàng. Cả hai chứng từ này đều là căn cứ cần thiết để NTD đòi bồi hoàn hoặc bồi thường cho những thiệt hại phát sinh của mình. Ngoài ra, khi có hóa đơn, NTD còn có thể được hưởng những quyền lợi liên quan đến thuế. Vì vậy, NTD nên hình thành thói quen lấy các loại chứng từ này khi mua hàng vì chính lợi ích của mình. Do thói quen mua bán không chứng từ đã có lâu, không phải doanh nghiệp nào cũng tự động cung cấp hóa đơn cho khách hàng, trong trường hợp đó, NTD phải chủ động yêu cầu lấy hóa đơn. Đồng thời, khi lấy các chứng từ này, NTD nên đọc kỹ nội dung xem có đúng với nội dung giao dịch không, tránh những nhầm lẫn ảnh hưởng đến khả năng đòi bồi hoàn của mình sau mua. 91 2.4.5. Phản ứng mạnh mẽ với những hành vi xâm phạm quyền lợi NTD Có thể nói một trong những nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp dám xâm phạm quyền lợi NTD ở nước ta là do NTD còn quá hiền lành. Việc NTD bỏ qua và im lặng trước những hành vi vi phạm của doanh nghiệp đã phần nào cổ vũ cho doanh nghiệp tiếp tục làm liều dẫn đến hoạt động xâm phạm quyền lợi NTD tái diễn. Vì vậy, để thay đổi cách ứng xử của doanh nghiệp thì NTD cần có sự thay đổi trong phản ứng của mình bằng cách mạnh dạn đưa ra những ý kiến về sản phẩm, đòi hỏi thái độ tiếp nhận những ý kiến đó một cách đúng mực cũng như từ bỏ tâm lý e ngại khi khiếu nại doanh nghiệp. Ngoài ra, NTD cũng có thể liên hệ với các phương tiện truyền thông nhờ họ lên tiếng đòi quyền lợi cho mình. Hiện nay, NTD có thể làm điều này rất dễ dàng với sự hỗ trợ của các chuyên mục, đường dây nóng về bảo vệ NTD mà báo đài cung cấp. Cũng thông qua giới truyền thông, NTD có thể chia sẻ thông tin tiêu dùng với nhau, liên kết lại để tạo sức ép dư luận buộc các doanh nghiệp phải thay đổi hành vi của mình và giải quyết thỏa đáng cho những khiếu nại của NTD. Thực tế cho thấy sự liên kết giữa NTD với báo chí có hiệu quả rất cao, giúp cho những thắc mắc khiếu nại của NTD được giải quyết một cách nhanh chóng. 92 KẾT LUẬN Bảo vệ quyền lợi NTD là một nhu cầu tự nhiên không chỉ đối với bản thân NTD, mà còn cần thiết để nền kinh tế phát triển. Đây là hoạt động khó khăn liên quan đến tất cả các yếu tố của thị trường. Tại Việt Nam, cơ chế thị trường đang trong giai đoạn hình thành và dần hoàn thiện, nhận thức về vai trò của NTD đã được phẩn nào nâng lên nhưng nhìn chung họ chưa được đặt vào đúng vị trí của mình. Đồng thời, quá trình chuyển đổi này cũng tạo ra lúng túng cho hoạt động quản lý thị trường của nhà nước. Cùng với đó là những thói quen tiêu dùng làm mất đi khả năng tự bảo vệ mình của NTD. Với những lý do đó dẫn đến một thực tế là quyền lợi của NTD Việt Nam bị xâm phạm một cách nghiêm trọng. Những hành vi tổn hại quyền lợi của họ đã và đang diễn ra thường xuyên trên tất cả các lĩnh vực. Để giải quyết vấn đề này cần có rất nhiều biện pháp khắc phục những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền lợi NTD như hiện nay. Các biện pháp này cần được tiến hành đồng bộ, hỗ trợ nhau phát huy hiệu quả cao nhất. Bên cạnh những biện pháp đặc thù phù hợp với điều kiện nước ta, kinh nghiệm từ các nước là những bài học rất đáng quý mà chúng ta có thể học tập. Ngoài ra, bảo vệ quyền lợi NTD là trách nhiệm của toàn xã hội, có sự tham gia của nhiều yếu tố kết hợp hoạt động quản lý từ phía nhà nước, thông tin giới truyền thông, ý thức của NTD và trách nhiệm của doanh nghiệp. Vì vậy, nâng cao sự chủ động và tích cực của các yếu tố này cũng là một nhiệm vụ quan trọng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bá Linh (2006), Tìm hiểu pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, NXB Chính trị quốc gia. 2. Đinh Thị Mỹ Loan (2006), Sổ tay công tác bảo vệ người tiêu dùng, NXB Chính trị quốc gia. 3. Đinh Thị Mỹ Loan (2007), Định hướng hoàn thiện pháp luật bảo vệ người tiêu dùng trong thời gian tới, Hà Nội. 4. Nguyễn Gia Phan (2007), Đánh giá vai trò của hội bảo vệ người tiêu dùng trong công tác bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam, Hà Nội. 5. Đoàn Văn Trường (2003), Nghiên cứu người tiêu dùng – những vấn đề về việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật. 6. Nhóm tác giả (2004), Hệ thống các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, NXB Chính trị quốc gia. 7. Cục quản lý cạnh tranh (2007), Hỏi đáp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam, NXB Lao động. 8. Cục an toàn vệ sinh thực phẩm: Báo cáo kết quả tháng hành động vì ATVSTP năm 2007 ngày 12/6/2007. 9. Tổng cục tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng (2009), Bản tổng kết tóm tắt 45 năm hoạt động tiêu chuẩn đo lường và chất lượng Việt Nam 2009. 10. Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD (1999). 11. Nghị định 55/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ NTD 1999. 12. Nghị định 89/2006/NĐ-CP về quy chế ghi nhãn hàng hóa. 13. Thông tư 09/2007/TT-BKHCN hướng dẫn chi tiết thi hành quy chế ghi nhãn hàng hóa. 14. Luật Cạnh tranh (2004). 15. Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (2006). 16. Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm (2003). 17. Tổng quan về kinh tế - xã hội Việt Nam, số 3 năm 2009. 18. Hướng dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ NTD. 19. Sức khỏe và môi trường, số 11,2007 20. Lao Động số 49 ngày 06/03/2009 21. Vnmedia.vn, ngày 23/03/2007 22. Agro.gov.vn, ngày 17/04/2009 23. VnEconomy.vn, ngày 12/09/2007 24. Vieluat.vn, ngày 8/03/2009 25. Ca.cand.com.vn, ngày 30/04/2010 26. Luatviet.com, ngày 10/01/2009 27. Thesaigontimes.vn, ngày 12/03/2010 Thesaigontimes.vn, ngày 25/02/2010 28. Anninhthudo.vn, ngày 14/04/2009 Anninhthudo.vn ngày 27/12/2008 29. Laodong.com.vn ngày 15/03/2010 30. Hanoimoi.com.vn ngày 21/01/2005 Hanoimoi.com.vn ngày 13/10/2008 31. Vietnamnet.vn ngày 5/04/2008 32. Dantri.com.vn ngày 8/01/2009 33. Biahoihanoi.com.vn 34. Ship.edu 35. Baomoi.com.vn 36. Tapchikinhtedubao.mpi.gov.vn 37. Nguoitieudung.com.vn 38. Vnexpress.net ngày 8/11/2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5433_8621.pdf
Luận văn liên quan