Đề tài Tiến trình nhóm “Trẻ nữ nhập cư lao động sớm"

- Trước khi tiến hành buổi cắm trại, nhân viên xã hội sẽ hỗ trợ các thành viên chia thành 3 đội, đồng thời dặn dò những kiến thức, kĩ năng mà các thành viên cần chuẩn bị trước khi tham gia buổi cắm trại; phân công mỗi đội chuẩn bị 1 vở kịch tình huống theo kịch bản mà nhân viên xã hội cho sẵn, với 3 chủ đề khác nhau: HIV, luật bảo vệ trẻ em, an toàn giao thông. (tất cả các thành viên trong đội phải tham gia). - Nhân viên xã hội hướng dẫn cho các tình nguyện viên những việc cần làm và phân công vai trò cho từng người. - Nhân viên xã hội khảo sát địa bàn và sắp xếp các trò vị trí tổ chức trò chơi sao cho phù hợp nhất. - Trong quá trình tiến hành các hoạt động, mỗi đội sẽ có 1 giám sát viên là tình nguyện viên đi theo hỗ trợ lúc cần thiết; thành viên này không được làm thay công việc của đội, chỉ can thiệp trong các trường hợp cần thiết và cổ vũ, hướng dẫn cho các đội.

doc18 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2972 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tiến trình nhóm “Trẻ nữ nhập cư lao động sớm", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn .........–&—........ TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN “CÔNG TÁC Xà HỘI NHÓM”. Đề tài: “Tiến trình nhóm “Trẻ nữ nhập cư lao động sớm””. GVHD: Th.s Nguyễn Thị Thu Hiền. Sinh viên: Trương Thị Nhung MSSV: 0856150056. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07/01/2011. Phần 1: Một số khái niệm. Công tác xã hội nhóm: “Nhóm” là một hệ thống xã hội mà mối quan hệ ý nghĩ của nó được xác định qua những quan hệ thành viên trực tiếp và phân tán cũng như tính bền vững tương đối. (Theo quan điểm xã hội học). “Nhóm xã hội” là một tập hợp của những cá nhân được gắn kết với nhau bởi những mục đích nhất định. Những cá nhân có những hoạt động chung với nhau trên cơ sở cùng chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau nhằm đạt được những mục đích cho mọi thành viên. (Từ điển xã hội học phương Tây hiện đại, 1990). “Công tác xã hội nhóm” là một phương pháp can thiệp của Công tác xã hội. Đây là một tiến trình trợ giúp mà trong đó các hoạt động tương tác lẫn nhau, chia sẻ những mối quan tâm hay những vấn đề chung, tham gia vào các hoạt động nhóm nhằm đạt được tới mục tiêu chung của nhóm và hướng đến giải quyết những mục đích chung của cá nhân thành viên giải tỏa những vấn đề khó khăn. Trẻ nữ nhập cư lao động sớm: Trẻ em là mọi con người dưới 18 tuổi trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em. Về mặt sinh học , một đứa trẻ là bất kỳ ai trong giai đoạn phát triển của tuổi ấu thơ, giữa tuổi sơ sinh và trưởng thành. (Theo Định nghĩa pháp lý về trẻ em theo Hiệp ước về quyền trẻ em của Liên hiệp quốc). Nhưng theo pháp luật Việt Nam thì trẻ em có độ tuổi 0 – dưới 16 tuổi. Trẻ em lao động sớm là những người chưa đến tuổi lao động theo quy định của pháp luật, nhưng phải tham gia vào hoạt động lao động nhằm tạo ra của cải vật chất. Nhập cư: là sự di chuyển từ vùng này đến vùng khác, có thể là từ các địa phương khác nhau trong một đất nước, cũng có thể là từ quốc gia này đến quốc gia khác. Người nhập cư thường là những người di chuyển nơi sống để phù hợp với công việc. Trong đề tài này, trẻ nhập cư có thể đi cùng gia đình hoặc một mình lên thành phố kiếm sống vì điều kiện kinh tế ở quê khá thấp; và hầu hết là trẻ gặp hoàn cảnh khó khăn, ít có cơ hội đến trường. Phần 2: Tổng quan về nhóm. Đối tượng: - Thực trạng: Thành viên tham gia vào nhóm là những trẻ nữ có độ tuổi từ 12 – 16 tuổi đang sinh sống tại khu vực chân cầu Đa Khoa, phường Tân Phú, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là những trẻ nhập cư, có xuất thân từ các tỉnh miền Tây và miền Trung. Có những em di cư lên cùng gia đình, có những em sống một mình. Các em đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn và đều đã tham gia vào lao động tạo thu nhập bằng các ngành nghề khác nhau như bán café, bán hàng, bán vé số, lượm ve chai, giúp việc, công nhân cho các xưởng sản xuất tư nhân… - Đặc điểm tâm lý của trẻ: Mặc cảm với hoàn cảnh gia đình gia đình. Thiếu tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc của gia đình. Dễ chán nản, không tự tin trong cuộc sống. Thiếu khả năng giao tiếp, quản lý cuộc sống. Không đủ khả năng để tự bảo vệ mình. Không muốn chia sẻ. Nơi sinh hoạt/ Thời gian sinh hoạt: Nơi sinh hoạt: Với các hoạt động hội họp: Nhà trọ của một thành viên trong nhóm, hiện thành viên này sống với 1 người chị 18 tuổi, 2 chị em từ Huế vào Sài Gòn kiếm sống. Đây là căn nhà không thật sự rộng, song vẫn đủ chỗ cho các nhóm sinh hoạt, chia sẻ và thuận tiện để tổ chức tập huấn. Với các hoạt động sinh hoạt, vui chơi: Khoảng sân khá rộng trước nhà của tổ trưởng tổ dân phố. Thời gian sinh hoạt: Vì hầu hết các em đều đi làm, có những em làm giờ hành , chính, cũng có những em làm cả ngày, nên trong những ngày đầu tiên, thời gian sinh hoạt sẽ là 20h, tối thứ 7. Các buổi sau đó sẽ do các thành viên trong nhóm tự thảo luận sắp xếp thời gian với nhau. Nhu cầu: - Các em cần những hiểu biết về các vấn đề xã hội hiện nay. - Được đào tạo nghề và có được một nghề nghiệp ổn định. - Có được kĩ năng giao tiếp, hòa nhập xã hội. - Có môi trường để sinh hoạt, chia sẻ và vui chơi. - Được học tập. - Có được tình yêu thương của cha, mẹ và mọi người. Mục tiêu của nhóm: Nhóm hoạt động nhằm giúp các thành viên trong nhóm giải quyết được những khó khăn mà họ đang gặp phải như việc làm, kĩ năng, vấn đề tâm lý, môi trường sinh hoạt…; thông qua các hoạt động của nhóm nhằm giúp các thành viên gia tăng năng lực cá nhân, có những suy nghĩ và hành vi tích cực, biết cách giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn; có niềm tin vào cuộc sống và sự thay đổi. Giá trị: Nhóm hoạt động nhằm tạo sân chơi cho các thành viên trao đổi, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau; đồng thời cung cấp cho các thành viên những kiến thức, cũng như kĩ năng sống cần thiết để tránh được những nguy cơ xấu, tránh bị lạm dụng; giúp các cá nhân trong nhóm định hướng được tương lai của mình, và sống có ích cho xã hội. Lý thuyết sử dụng: Thuyết hệ thống: Lý thuyết này được sử dụng nhằm tạo ra môi trường hoạt động tốt nhất cho nhóm; luôn đảm bảo cho các thành viên trong nhóm có mối tương tác tương hỗ với nhau nhằm đạt được mục tiêu của nhóm; đồng thời luôn đảm bảo các thành viên trong nhóm có được mối quan hệ tốt nhất có thể với môi trường bên ngoài. Thuyết học hỏi Lý thuyết này nhằm góp phần vào hoạt động giáo dục kĩ năng sống, cũng như giúp các nhóm viên thực hiện những kĩ năng mềm, học tập và thực hành được những hành vi mà xã hội mong muốn ở các em; vì các em ít nhận được sự giáo dục chu đáo từ phía gia đình, làm cho các hành xử của một số em không đi đúng theo những gì xã hội mong đợi nên sử dụng lý thuyết này trong quá trình trợ giúp là vô cùng cần thiết. Thuyết tương tác xã hội Nhằm giúp cho các thành viên tự nhận biết được hành vi nào nên làm và không nên làm, đồng thời khuyến khích được sự tham gia của tất cả các thành viên vào những hoạt động chung của nhóm. Phương cách thực hành: Cơ cấu: Số lượng: 13. Độ tuổi: 12 – 16. Thành phần: trẻ nhập cư lao động sớm Giới tính: nữ. Trình độ: cấp 1, cấp 2. Quê quán: các em đa phần đến từ các tỉnh miền Tây (Trà Vinh, Tiền Giang, Cà Mau) và 2 em đến từ miền Trung (1 em ở Huế và 1 em ở Thanh Hóa). Vai trò: nhóm sẽ bầu tự bầu ra một nhóm trưởng để phụ trách chung; bên cạnh đó tùy theo các hoạt động cụ thể mà mỗi người sẽ có một vai trò khác nhau. Mối quan hệ bên trong: một số thành viên trong nhóm đã có sự quen biết nhau từ trước vì các em ở cùng xóm, và cũng có những em đi làm cùng nhau. Mối quan hệ bên ngoài: Vì các em đều là trẻ nhập cư nên ít nhận được sự quan tâm, ưu đãi từ các chính sách, hoạt động của địa phương; một số em có gia đình sống cùng nhưng cũng có những em hoàn toàn không. Đây là một khu vực nằm khá sâu nên ít được sự quan tâm của mọi người. Các hoạt động sẽ được sử dụng trong quá trình trợ giúp nhóm: Tập huấn kĩ năng. Giáo dục kĩ năng sống. Sinh hoạt vui chơi. Hội họp nhằm chia sẻ khó khăn, tâm lý, công việc. Giới thiệu học nghề. Phần 3 Tiến trình Công tác xã hội với nhóm Tiến trình nhóm: Giai đoạn 1: Thành lập nhóm. - Môi trường thành lập nhóm: tại cộng đồng (khu vực chân cầu Đa Khoa, phường Tân Phú, Q.7, Thành phố Hồ Chí Minh). - Lý do sử dụng phương pháp xã hội nhóm: Các em ở khu vực này sống chung trong cùng một con hẻm, các em có những mong muốn, nhu cầu gần giống nhau; những mong muốn, nhu cầu này nếu sử dụng các phương pháp khác sẽ không phù hợp; phương pháp Công tác xã hội với nhóm là phương pháp tối ưu nhất. Việc giáo dục kĩ năng có thể truyền đạt một lúc cho nhiều người, các hoạt động vui chơi cũng cần có môi trường nhóm để tương tác, đồng thời nhóm còn là nơi để các em chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ lẫn nhau. - Mô hình nhóm: Với nhóm này, cá nhân người nhân viên xã hội quyết định sử dụng cùng lúc nhiều loại mô hình khác nhau: giải trí, giáo dục và xã hội hóa. - Chọn nhóm viên: Tìm hiểu đối tượng là trẻ em có độ tuổi từ 12 – 16 tuổi đang tham gia vào lao động tạo của cải; tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, công việc hiện tại, khó khăn, tâm lý, nhu cầu, mong muốn của đối tượng, mối quan hệ của đối tượng với các thành viên có hoàn cảnh tương tự mà đối tượng đó biết trong cộng đồng nhằm tránh được tình trạng các nhóm viên trong nhóm có xung khắc từ trước. Việc tìm hiểu thông tin sẽ được thực hiện bằng phương pháp: phiếu xã hội kết hợp vãng gia. Chọn nhóm viên, chọn những đối tượng có mong muốn, nhu cầu gần giống nhau; và có hoàn cảnh không quá khác biệt nhau; những đối tượng được chọn là những đối tượng thỏa mãn được những nhu cầu mà nhân viên xã hội đã thống kê và chọn lọc sau khi tìm hiểu từng cá nhân, cũng như xác định mục tiêu của nhóm. Số lượng nhóm viên không giới hạn, vì khi chọn khu vực để tiến hành nhân viên xã hội đã nắm bắt sơ qua về số lượng trẻ nữ nhập cư đang tham gia lao động thông qua tổ trưởng tổ dân phố; đồng thời những hoạt động sẽ tiến hành cũng không nhất thiết phải giới hạn thành viên tham gia. Sau khi đã xác định được những nhóm viên phù hợp với những tiêu chí đề ra, tiếp tục đến vãng gia để biết được nguyện vọng của đối tượng có muốn tham gia sinh hoạt cùng nhóm hay không, và hẹn ngày ra mắt nhóm. Tổ chức sinh hoạt nhóm buổi đầu tiên: Tổ chức cho các thành viên trong nhóm giới thiệu về bản thân thông qua một số trò chơi, bài hát. Sử dụng trò chơi “bắn máy bay” hay “bom nổ” để giúp các thành viên trong nhóm nhớ tên các thành viên còn lại. Sau đó các thành viên nhóm cũng sẽ lần lượt giới thiệu sơ qua về bản thân mình như quê quán, công việc, sở thích, mong muốn hoặc tất cả những gì các thành viên muốn chia sẻ. Nhân viên xã hội sẽ là người điều tiết sao cho hợp lý nhất. Nhân viên xã hội trình bày lý do nhóm được thành lập và mục đích của nhóm trong suốt tiến trình hoạt động là gì. Sau đó mời các nhóm viên đóng góp thêm ý kiến, cũng như bày tỏ mong muốn của mình đối với nhân viên xã hội, với các thành viên nhóm cũng như với các hoạt động chung của nhóm; và các thành viên mong muốn mình sẽ đạt được những gì trong quá trình tham gia hoạt động chung. Các thành viên nhóm sẽ cùng nhau thảo luận để đưa ra thời gian sinh hoạt phù hợp nhất sao cho đảm bảo được thời gian làm việc của tất cả các thành viên. Nhân viên xã hội cùng các thành viên bầu ra nhóm trưởng, cũng như các cơ chế khác trong quá trình hoạt động, bạn nào có năng khiếu về lĩnh vực gì sẽ đăng kí với nhân viên xã hội để có thể tạo được điều kiện cho các cá nhân thể hiện được sở trường của mình trong môi trường nhóm. Nhóm trưởng sẽ được bầu thông qua sự thống nhất của hầu hết các thành viên trong nhóm, trong quá trình hoạt động của nhóm sẽ có sự luân phiên thay đổi nếu nhân viên xã hội và nhóm cảm thấy cần thiết; đồng thời cũng xác định trước với nhóm việc thay đổi không phải là do nhóm trưởng không đủ năng lực mà do yêu cầu công việc cũng như để mọi người đều được trải nghiệm mình trong vai trò là người dẫn đầu. Nhân viên xã hội cùng các thành viên đưa ra cơ chế hoạt động cũng như thống nhất các nội quy của nhóm. Cơ chế, cách thức hoạt động sẽ do nhân viên xã hội đề ra, nếu cảm thấy cần bổ sung các thành viên sẽ đưa ra ý kiến. Nội quy nhóm sẽ do các thành viên tự thảo luận và đặt ra những nội quy mà nhóm cảm thấy là cần thiết, bên cạnh đó cũng thống nhất hệ thống thưởng phạt khi các thành viên không thực hiện được nội quy cũng như khi các thành viên hoàn thành tốt công việc, yêu cầu. Nhân viên xã hội sẽ đưa ra một số yếu tố yêu cầu trong quá trình làm việc nhóm như tinh thần đoàn kết, tương thân, khi trong nhóm có người đau ốm bệnh tật hay khó khăn thì các thành viên cần phải làm gì…. Nhân viên xã hội sẽ là người đưa ra tình huống, các thành viên trong nhóm sẽ tự thảo luận, thống nhất với nhau phương thức hành động, hỗ trợ. Xác định nguồn tài chính: Nhân viên xã hội xác định từ đầu nguồn kinh phí hoạt động sẽ không lấy từ các thành viên trong nhóm, nhưng trong các hoạt động dã ngoại cũng như các hoạt động mà nhóm đề ra ngoài dự kiến ban đầu, nếu có khả năng các thành viên trong nhóm có thể đóng góp thêm kinh phí tùy theo thỏa thuận chung giữa các thành viên. Giải quyết mâu thuẫn sẵn có trong nội bộ nhóm (nếu có) như cách xưng hô, tên gọi thường ngày… Nhân viên xã hội chia sẻ với nhóm một số thông tin của mình, những sở thích, công việc một cách thân mật, gần gũi và tạo niềm tin cho nhóm. Cho nhóm biết vai trò cũng như mong muốn của mình trong quá trình làm việc cùng nhóm; cũng như mối quan hệ các bên sẽ diễn ra như thế nào. Nhân viên xã hội cùng nhóm thảo luận chương trình hoạt động chung (vui chơi, giải trí, những kiến thức, giá trị, kĩ năng mà nhóm cảm thấy cần thiết); phương pháp thực hiện các chương trình (đi dã ngoại, cắm trại, sinh hoạt, thảo luận, tập huấn…). Đồng thời dự kiến nội dung buổi họp nhóm tiếp theo sẽ làm gì. Thông qua bầu không khí của buổi sinh hoạt nhóm, nhân viên xã hội sẽ nắm bắt tình cảm ban đầu giữa các thành viên, cũng như tính cách của các thành viên trong nhóm; song đây chỉ là những nhận định ban đầu, không áp đặt và vội đánh giá vì có thể sẽ thay đổi trong quá trình hoạt động. Giai đoạn 2: Khảo sát nhóm. Khảo sát sâu các nhóm viên để biết được họ có những tiềm năng cũng như nguồn lực nào có thể hỗ trợ cho tiến trình hoạt động của nhóm. Bên cạnh đó thu thập thông tin về công việc làm hiện tại của trẻ, có những thuận lợi và khó khăn nào; cũng như các hoạt động tinh thần của trẻ diễn ra như thế nào. Giới thiệu một số cá nhân trong nhóm có nhu cầu học nghề đến với “Dự án tương lai” để các em có được một nghề nghiệp ổn định. Với những cá nhân đã có nghề nghiệp ổn định sẽ tìm hiểu việc làm đó có thực sự phù hợp với lứa tuổi của các em và có những yếu tố nguy hiểm hay không cũng như chế độ lương thưởng có xứng đáng và đúng quy tắc. Gởi 1 số em có nhu cầu được học tập đến những trường tình thương trong địa bàn quận 7, gần nơi các em sinh sống. Tìm hiểu từ phía cộng đồng những chính sách, chương trình hỗ trợ cho trẻ nhập cư tại địa phương. Buổi 2: Tổ chức một số trò chơi sinh hoạt đơn giản nhằm nắm bắt được tình cảm của các nhóm viên, đồng thời thảo luận lên kế hoạch những chương trình trọng tâm sẽ tiến hành trong suốt tiến trình nhóm. Một số hoạt động dự kiến: STT Hoạt động Mục đích Nơi chốn Người thực hiện 1 Tập huấn giá trị sống: vệ sinh cá nhân, đoàn kết, yêu thương, trung thực, khiêm tốn… Nhằm giúp các em có được những hành vi, suy nghĩ, cách cư xử đúng đắn với mọi người và chính bản thân mình trong cuộc sống. Định hướng cho các em một lối sống tích cực Nhà của thành viên trong nhóm Nhân viên xã hội tập huấn bằng phương pháp chủ động 2 Tổ chức sinh hoạt trò chơi, hát múa. Tạo sân chơi cho các em sau những giờ làm việc; đồng thời tập cho các em tâm lý chủ động cũng như giúp các em có thể hiện được khả năng của mình. Sân Nvxh là người đưa ra chương trình trong lần đầu tiên; sau đó các thành viên nhóm sẽ cùng nhau thảo luận để đưa ra những chương trình tiếp theo dưới sự hướng dẫn của nvxh 3 Dạy kĩ năng mềm (giao tiếp, lắng nghe, giải quyết mâu thuẫn, xin việc…tùy theo nhu cầu của nhóm) Giúp các em hòa nhập tốt hơn với cuộc sống, cũng như giúp các em có được những kĩ năng cần thiết để làm việc sau này Nhà của thành viên trong nhóm Nhân viên xã hội giảng dạy bằng phương pháp chủ động 4 Cung cấp kiến thức giới tính, xâm hại tình dục, HIV, luật bảo vệ trẻ em, luật lao động, luật hôn nhân và gia đình. Tăng năng lực cho các em, giúp các em biết cách bảo vệ chính mình trước những nguy cơ xấu, cũng như biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn, nguy hiểm Nhà của thành viên trong nhóm Nhân viên xã hội giảng dạy bằng phương pháp chủ động 5 Tổ chức sinh hoạt, vui chơi; văn nghệ, thi tài. Tạo môi trường cho các thành viên giải trí cũng như thể hiện khả năng và thực hành những kĩ năng, kiến thức đã học. Sân Nhân viên xã hội đưa ra chủ đề, các thành viên nhóm sẽ thảo luận để thực hiện. 6 Tổ chức dã ngoại, cắm trại. Mở rộng không gian sinh hoạt cho các thành viên nhóm, tạo mối tương tác tốt giữa các thành viên; tạo cơ hội để các thành viên thể hiện khả năng Nhân viên xã hội sẽ phân công hoạt động cho các thành viên nhóm thực hiện. 7 Tổ chức các buổi chia sẻ, cùng giúp nhau giải quyết vấn đề. Tạo điều kiện cho các thành viên bày thể hiện tâm tư, tình cảm; đồng thời tạo cho các thành viên biết chia sẻ; làm quen với việc giải quyết khó khăn. Nhà của thành viên trong nhóm Nhân viên xã hội là người điều phối, các thành viên trong nhóm sẽ thể hiện vai trò của mình. 8 Tổ chức cho nhóm tham gia các hoạt động xã hội Nhằm giúp các thành viên sống có trách nhiệm với cộng đồng và để các thành viên nhận ra họ không phải là người bất hạnh, sống lạc quan yêu đời và biết định hướng cuộc sống của mình. Cơ sở, cộng đồng Nhân viên xã hội là người liên hệ để các thành viên có được môi trường để tham gia. Phân công các thành viên trong nhóm về tập hát một số bài hát theo yêu cầu của nhân viên xã hội, và đưa ra nội dung buổi họp tiếp theo. Buổi 3: Tập huấn bài “Vệ sinh cá nhân” => Thông qua một số hoạt động và bài hát nhằm giúp các em biết cách chăm sóc sức khỏe, sơ cứu khi bị thương, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe vào. Sau buổi tập huấn giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm chuẩn bị một vở kịch về tình yêu thương và 1 vở kịch về tinh thần đoàn kết để phục vụ cho buổi sinh hoạt tiếp theo. Buổi 4: Tập huấn bài “Đoàn kết và yêu thương” => Thông qua một số hoạt động nhằm giúp cho các em có được lối sống đẹp, biết hòa nhã và giúp đỡ mọi người; đồng thời giúp các thành viên trong nhóm xích lại gần nhau, biết yêu thương và có xây dựng tinh thần đoàn kết trong nhóm. Sau buổi tập huấn, nhân viên xã hội cho các thành viên trong nhóm biểu thị tình cảm cá nhân thông qua kĩ thuật, metrix bằng cách phát cho mỗi thành viên các mảnh giấy nhỏ và hướng dẫn cách làm. Thông qua kĩ thuật này nhân viên xã hội sẽ xác định được mối quan hệ của các thành viên đã diễn tiến ra sao, và có cần thay đổi nhóm trưởng hay không và người đó có thể là ai. Cuối cùng, phổ biến nội dung sinh hoạt ở buổi tiếp theo. Buổi 5: Giới thiệu cho nhóm một số điều luật cơ bản về quyền trẻ em, luật lao động, luật hôn nhân gia đình. Sau đó cho các thành viên nói về những điều mà mình chưa được hưởng theo quy định pháp luật cũng như mong muốn của các em trong cuộc sống. Buổi 6: Tập huấn giá trị sống “Trung thực và khiêm tốn”. Sau buổi tập huấn, cho các thành viên nhóm chia sẻ về những khó khăn, tâm tư, tình cảm của mình; để thực hành bài học, đồng thời có thể nắm bắt kịp thời hoàn cảnh hiện tại, những thay đổi trong quá trình tham gia sinh hoạt nhóm của thành viên đó. Buổi 7: Tập huấn cho các thành viên trong nhóm một số kĩ năng cơ bản: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xin việc làm, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn. Buổi 8: Cung cấp cho nhóm những kiến thức về “Giới tính” và “Xâm hại tình dục”, nhằm giúp trẻ có được những hiểu biết cơ bản để biết cách bảo vệ bản thân mình. Sau khi kết thúc phần bài giảng, nhân viên xã hội giao công việc cho các thành viên trong nhóm chuẩn bị một vở kịch hoặc bài hát mà trẻ biết về chủ đề “Trung thực và khiêm tốn” để chuẩn bị cho buổi sinh hoạt kế tiếp. Buổi 9: Cung cấp kiến thức về HIV/AIDS. Sau bài giảng, cung cấp cho các thành viên trong nhóm một số trò chơi; tùy thuộc vào trình độ học vấn cũng như khả năng của từng thành viên mà nhân viên xã hội đã nắm bắt trong suốt quá trình làm việc để chọn cho các em trò chơi phù hợp nhất; yêu cầu các thành viên về đọc kĩ trò chơi của mình, tập điều khiển trò chơi đó để chuẩn bị cho buổi sinh hoạt tiếp theo. Kết luận: Sau khi đã cung cấp cho các thành viên trong nhóm những kiến thức, kĩ năng cơ bản để giúp nhóm có được khả năng hòa nhập tốt nhất, cũng như giúp các thành viên nhóm có thể bảo vệ được chính bản thân mình. Nhân viên xã hội chuyển tiến trình nhóm sang bước tiếp theo nhằm giúp các thành viên trong nhóm có môi trường thể hiện được những khả năng của mình cũng như các kiến thức kĩ năng đã được trang bị trong giai đoạn 2. Giai đoạn 3: Duy trì nhóm. Trong giai đoạn này, các hoạt động hướng tới việc tạo môi trường cho các thành viên trong nhóm thể hiện khả năng của mình và những kiến thức đã được trang bị trong giai đoạn trước; đồng thời tạo ra sự liên kết tốt nhất giữa các thành viên, và thông qua các hoạt động nhằm tăng năng lực cho các thành viên. Buổi 10: Tổ chức sinh hoạt trò chơi, các thành viên trong nhóm sẽ lần lượt lên hướng dẫn cho các thành viên còn lại chơi trò chơi mà mình đã được chuẩn bị. Nhân viên xã hội chỉ là người điều phối và cùng các thành viên trong nhóm cổ vũ tinh thần để đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm đều mạnh dạn đứng lên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Sau khi các thành viên trong nhóm hoàn thành xong vai trò của mình, nhân viên xã hội khuyến khích các thành viên phát biểu cảm nhận, suy nghĩ của mình trong vai trò là người quản trò cũng như khi là thành viên tham gia. Sau buổi sinh hoạt giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm tập ít nhất 4 tiết mục văn nghệ mà các thành viên trong nhóm có khả năng (nhóm sẽ chia thành 4 đội) và yêu cầu tất cả các thành viên trong đội đều phải tham gia vào ít nhất một tiết mục và quy định thời gian biểu diễn. Phổ biến nội dung buổi sinh hoạt kế tiếp. Buổi 11: Tổ chức chia sẻ những khó khăn trong công việc, cuộc sống cũng như những thuận lợi, khó khăn và mong muốn trong quá trình tham gia sinh hoạt nhóm của các thành viên. Với những vấn đề khó khăn của các thành viên mà nhân viên xã hội cảm thấy nhóm có khả năng giúp đỡ cũng như đưa ra ý kiến để giúp thành viên đó giải quyết sẽ tổ chức thảo luận, đưa ra phương hướng để có thể hỗ trợ một cách tốt nhất. Phổ biến nội dung buổi sinh hoạt tiếp theo. Buổi 12: Tổ chức biểu diễn văn nghệ, có sự góp mặt của tổ trưởng tổ dân phố và những người dân sống trong khu phố. Buổi 13: Tổ chức cho nhóm đến hỗ trợ, sinh hoạt với một trung tâm xã hội. Sau khi kết thúc buổi giao lưu, sinh hoạt, nhân viên xã hội cho các thành viên trong nhóm đánh giá tình cảm của mình với các thành viên trong nhóm thông qua công cụ “metrix xã hội” để có thể rút ra trong quá trình sinh hoạt đã có những thay đổi như thế nào; và có cần thay đổi nhóm trưởng hay không và người đó có thể là ai. Giao nhiệm vụ cho các thành viên để chuẩn bị cho buổi cắm trại vào tuần tiếp theo. Buổi 14: Tổ chức buổi cắm trại tại một công viên nào đó trong thành phố với các trò chơi lớn sử dụng những kiến thức đã học; các cuộc thi tài năng… Thông qua các trò chơi, nhân viên xã hội quan sát xem khả năng, mức độ tham gia của các thành viên nhóm như thế nào, đã có những thay đổi như thế nào; thành viên nào cần được hỗ trợ nhiều hơn nữa; và cần phải bổ sung những gì cho các thành viên. Buổi 15: Tổ chức cho nhóm tham gia vệ sinh môi trường khu vực nơi đang sinh sống. Thông qua hoạt động nhằm giúp cho các thành viên ý thức được trách nhiệm của mình với môi trường sống xung quanh. Tổ chức chia sẻ; thu thập ý kiến của các thành viên sau một thời gian tham gia hoạt động. Khen thưởng các thành viên có nhiều cố gắng và góp ý thêm cho một số thành viên chưa thật sự cố gắng (nếu có). Buổi 16: Tổ chức một buổi phỏng vấn xin việc thử. Hoạt động này nhằm giúp các thành viên trong nhóm tự tin hơn khi tiếp xúc với người lạ, cũng như cho các em mạnh dạn, tự tin hơn trong công việc sau này. Sau đó tìm hiểu suy nghĩ, cảm xúc của các em sau buổi phỏng vấn thử; để kịp thời nhận biết các em đã học được những gì sau các buổi tập huấn và cần bổ sung thêm những gì. - Buổi 17: Tổ chức cuộc thi kiến thức theo hình thức game show với chủ đề “Sức khỏe giới tính” (với các phần thi kiến thức, năng khiếu, giải quyết tình huống), với sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhóm chia thành 4 đội theo hình thức bốc thăm. Nội dung kiến thức là những gì nhóm đã được trang bị trong giai đoạn trước. Thông qua trò chơi nhằm củng cố kiến thức cho các thành viên; đồng thời tạo cơ hội cho các thành viên bộc lộ khả năng; tự tin và hòa nhập hơn. - Buổi 18: Tổ chức cho nhóm sinh hoạt trò chơi, chia sẻ khó khăn, thuận lợi trong công việc, mong muốn của các thành viên trong các hoạt động tiếp theo. Lấy ý kiến của các thành viên về những vấn đề còn tồn tại, những kĩ năng mà các thành viên cảm thấy cần thiết nhưng chưa được trang bị; để kịp thời bổ sung, sửa đổi trước khi nhân viên xã hội rút khỏi tiến trình nhóm. Kết luận: Trên đây (3 giai đoạn) chỉ là một số hoạt động dự kiến thuộc phần cứng, trong suốt tiến trình vẫn có thể có sự hoán đổi hay thêm bớt một số hoạt động tùy theo thời gian, điều kiện tiến hành các hoạt động; cũng như các mong muốn, nhu cầu của các thành viên trong nhóm nhằm đạt được mục tiêu chung của nhóm và giúp các thành viên trong nhóm giải quyết được vấn đề cá nhân và hoàn thiện được bản thân mình. Giai đoạn 4: Kết thúc nhóm. Sử dụng kĩ thuật “metrix xã hội” để đánh giá tình cảm của các thành viên trong nhóm. Cùng với một số công cụ khác mà nhân viên xã hội đã sử dụng trong suốt tiến trình để đánh giá chuyển biến về tình cảm của các thành viên. Nhân viên xã hội từ từ trao lại quyền đưa ra các hoạt động, chủ động trong việc lập ra kế hoạch hoạt động cho các thành viên trong nhóm; vai trò của nhân viên xã hội trong các hoạt động sẽ giảm dần. Nhân viên xã hội đối chiếu các hoạt động với mục tiêu đề ra. Đối chiếu kết quả kiểm tra cũng như mức độ tham gia của các thành viên trong nhóm với tình trạng ban đầu để rút ra nhận xét về sự thay đổi của các thành viên cũng như của cả nhóm. Lấy ý kiến của các thành viên nhóm về quá trình làm việc nhóm; các thành viên tự nhận xét về sự thay đổi của chính bản thân mình, những gì làm được và chưa làm được thông qua chia sẻ và một số công cụ hỗ trợ khác. Cùng các thành viên lên kế hoạch cho tương lai bằng cách hướng các thành viên đến việc tiếp tục duy trì nhóm bằng một số hình thức cũ và mới nhằm giữ vững môi trường để các thành viên luôn có cơ hội chia sẻ, sinh hoạt khi cần thiết. Cung cấp cho các thành viên một số địa chỉ đáng tin cậy để các thành viên nhóm có thể liên hệ khi cần công việc làm cũng như sự hỗ trợ về mặc y tế, giáo dục, pháp luật… Hỗ trợ nhóm trong một vài hoạt động trong khoảng thời gian ngắn rồi rút lui hoàn toàn để nhóm có thể tự chủ trong công việc của mình. 2. Viết kế hoạch một hoạt động cần thiết cho nhóm: Nhóm Trẻ nữ nhập cư lao động sớm Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 01 năm 2012. KẾ HOẠCH “SINH HOẠT MỪNG XUÂN”. Mục đích - yêu cầu: Mục đích: Tạo sân chơi cho các thành viên sau những ngày lao động mệt mỏi, và trước khi chia tay nhau về ăn tết tại quê nhà. Tạo điều kiện để các thành viên thể hiện được khả năng của mình và thực hành những kĩ năng đã được trang bị. Giúp cho các thành viên trong nhóm gần gũi, hòa đồng với nhau; tạo được mối dây đoàn kết giữa các thành viên. Yêu cầu: Chương trình được chuẩn bị chu đáo. Các thành viên trong nhóm tham gia đầy đủ và nhiệt tình trong các hoạt động. Các hoạt động trong chương trình sinh hoạt phải gần gũi, và có ý nghĩa thực tế. Các thành viên trong nhóm tham gia vào việc chuẩn bị các hoạt động cho buổi cắm trại. II. Thành phần tham dự: 8 tình nguyện viên để hỗ trợ cùng nhân viên xã hội trong việc tiến hành các trò chơi. Nhân viên xã hội. Các thành viên của nhóm III. Thời gian, địa điểm: Thời gian: 7h30’ – 11h30’ ngày 15/01/2012. Địa điểm: Công viên Tao Đàn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. IV. Nội dung và hình thức tổ chức: Nội dung: Các hoạt động xoay quanh các phong tục văn hóa lễ tết ở Việt Nam. Một số trò chơi kiến thức sẽ chú trọng vào những nội dung kiến thức mà nhân viên xã hội đã cung cấp cho nhóm trong các buổi tập huấn (giới tính, HIV, luật, đoàn kết, yêu thương…). Chương trình sinh hoạt: Từ 7h30’ – 7h45’: tập hợp thành các nhóm, điểm danh, phổ biến chương trình. Từ 7h45’ – 9h: Tham gia trò chơi lớn. Từ 9h – 10: Tham gia các trò chơi mang bản sắc văn hóa tết Từ 10h – 11h: Tham gia giải quyết các tình huống. Từ 11h – 11h30: Tổng kết, trao quà Hình thức tổ chức: Trước khi tiến hành buổi cắm trại, nhân viên xã hội sẽ hỗ trợ các thành viên chia thành 3 đội, đồng thời dặn dò những kiến thức, kĩ năng mà các thành viên cần chuẩn bị trước khi tham gia buổi cắm trại; phân công mỗi đội chuẩn bị 1 vở kịch tình huống theo kịch bản mà nhân viên xã hội cho sẵn, với 3 chủ đề khác nhau: HIV, luật bảo vệ trẻ em, an toàn giao thông. (tất cả các thành viên trong đội phải tham gia). Nhân viên xã hội hướng dẫn cho các tình nguyện viên những việc cần làm và phân công vai trò cho từng người. Nhân viên xã hội khảo sát địa bàn và sắp xếp các trò vị trí tổ chức trò chơi sao cho phù hợp nhất. Trong quá trình tiến hành các hoạt động, mỗi đội sẽ có 1 giám sát viên là tình nguyện viên đi theo hỗ trợ lúc cần thiết; thành viên này không được làm thay công việc của đội, chỉ can thiệp trong các trường hợp cần thiết và cổ vũ, hướng dẫn cho các đội. Các hoạt động sẽ diễn ra: Nhân viên xã hội sẽ là người trực tiếp phổ biến chương trình sinh hoạt. Trò chơi lớn sẽ thể hiện dưới hình thức trả lời các câu hỏi kiến thức, nếu nhóm trả lời được câu hỏi sẽ nhận được chỉ dẫn để đi được đến cửa kế tiếp, tại các cửa sẽ có những thử thách để nhóm thực hiện. Các tình nguyện viên sẽ được phân ra gác ở các cổng khác nhau. Trò chơi với tổng cộng 5 cổng. Các trò chơi sinh hoạt theo phong tục lễ tết bao gồm: đập niêu, kéo co, hứng dừa, ghép câu đối, đi kiệu ăn chuối. Tùy theo mỗi loại trò chơi mà sẽ có cách phân chia đội chơi khác nhau. Giải quyết tình huống: Các đội sẽ lần lượt trình bày tình huống đã được nhân viên xã hội giao từ trước; các đội còn lại sẽ thảo luận để đưa ra hướng giải quyết tình huống, cách thức trình bày có thể là diễn kịch hoặc trả lời trực tiếp tùy theo lựa chọn của nhóm. Nhân viên xã hội sẽ giải thích câu trả lời của các đội, và đưa ra hướng giải quyết tối ưu nhất. Tổng kết: Nhân viên xã hội sẽ nhận xét về sự chuẩn bị cũng như tinh thần tham gia của các đội và các thành viên trong đội. Trao quà cho tất cả các đội. Dự trù kinh phí: Tổ chức các hoạt động trò chơi: 70.000 Nước uống: 30.000 Quà: 60.000 Photo: 10.000 Kinh phí phát sinh: 50.000 TỔNG: 220.000 Tiến độ thực hiện: 02/01/2012 – 06/01/2012: Lên kế hoạch, chương trình; khảo sát địa bàn. 06/01/2012 – 11/01/2012: Tìm kiếm cộng tác viên, 06/01/2012 – 14/01/2012: Phổ biến chương trình và phân công nhiệm vụ cho nhóm; các nhóm tiến hành chuẩn bị cho buổi sinh hoạt. 12/01/2012: Họp phân công nhiệm vụ cho các cộng tác viên. 15/01/2012: Tiến hành buổi sinh hoạt. 22/01/2012: Họp rút kinh nghiệm. Người lập kế hoạch Nhân viên xã hội (Ký tên) MỤC LỤC 1.Phần 1- Một số khái niệm……………………………………………………..01 2.Phần 2- Tổng quan về nhóm…………………………………………………..02 3. Phần 3- Tiến trình Công tác xã hội với nhóm………………………………...05 3.1. Tiến trình nhóm…………………………………………………………...05 3.2. Viết kế hoạch……………………………………………………………...14

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieuluancuoiki_8049.doc
Luận văn liên quan