Đề tài Tiểu luận phân tích hoạt động thuê tàu - Khai thác tàu của chủ hàng

- Người thuê thông qua người môi giới để tìm tàu định hạn bằng cách cung cấp thông tin trực tiếp cho chủ tàu hoặc người môi giới. - Người môi giới đi tìm tàu, đàm phán với chủ tàu về các điều kiện thuê tàu như: trọng tải của tàu, cước thuê định hạn, thời gian. - Người môi giới thông báo cho người việc tìm tàu và kết quả đàm phán để người thuê chuẩn bị ký kết hợp đồng thuê. - Chủ tàu và người thuê đàm phán chính thức, thoả thuận các điều khoản và ký hợp đồng thuê tàu. Hợp đồng được chính thức ký kết, người môi giới được hưởng hoa hồng môi giới theo thoả thuận.

doc30 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 8500 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiểu luận phân tích hoạt động thuê tàu - Khai thác tàu của chủ hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
—&œ– ĐỀ TÀI “ Phân tích hoạt động cho thuê tàu- khai thác tàu của chủ hàng ” —&œ– LỜI MỞ ĐẦU 3 PHẦN 1: NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA VÀ NGƯỜI BÁN THEO ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG CIF CỦA INCOTERMS 2000 4 A NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN 4 A1 Cung cấp hàng theo đúng hợp đồng 4 A2 Giấy phép, cho phép và thủ tục 4 A3 Hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm 4 A4 Giao hàng 5 A5 Chuyển rủi ro 5 A6 Phân chia phí tổn 5 Người bán phải, theo quy định ở điều B6, trả 5 A7 Thông báo cho người mua 6 A8 Bằng chứng của việc giao hàng, chứng từ vận tải hoặc thông điệp điện tử tương đương 6 A9 Kiểm tra – bao bì – mã hiệu 6 A10 Nghĩa vụ khác 7 B NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA 7 B1 Trả tiền hàng 7 B2 Giấy phép, cho phép và thủ tục 7 B3 Hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm 7 B4 Nhận hàng 7 B5 Chuyển rủi ro 7 B6 Phân chia phí tổn 8 Người mua phải, theo quy định ở khoản A3 a), trả 8 B7 Thông báo cho người bán 8 B9 Giám định hàng hoá 8 B10 Nghĩa vụ khác 8 I. Cảng Sài Gòn 9 II. Cảng Colombo 11 III. Tuyến đường Sài Gòn – Colombo 12 PHẦN 3: TÍNH TOÁN CÁC PHƯƠNG ÁN THUÊ TÀU 12 1.1. TÀU CHUYẾN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VẬN TẢI TÀU CHUYẾN 12 1.1.1. Khái niệm về tàu chuyến: 12 1.1.2. Đặc điểm của khai thác tàu chuyến: 13 1.1.3. Các hình thức thuê tàu chuyến: 13 1.2. CÁC KHOẢN CHI PHÍ MÀ NGƯỜI THUÊ TÀU CHUYẾN PHẢI TRẢ 14 1.2.1. Tổng số tiền cước vận chuyển 14 1.2.2. Tiền chi phí xếp dỡ hàng hóa theo điều kiện FIOS (T) 14 1.2.3. Tiền hoa hồng môi giới tàu 14 RHH=KHH. åF = 2,5%5.250.000 = 131.250 (USD) 14 1.2.4. Tổng chi phí thuê tàu chuyến 14 CHƯƠNG 2: THUÊ TÀU ĐỊNH HẠN 14 2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THUÊ TÀU ĐỊNH HẠN 14 2.1.1. Khái niệm: 14 2.1.2. Đặc điểm: 15 2.1.3. Các hình thức thuê tàu định hạn: 15 2.2. TÀU DỰ KIẾN THUÊ 15 Tàu Vinalines Mighty 15 2.3. CÁC CHI PHÍ CỦA THUÊ TÀU ĐỊNH HẠN 16 2.3.1. Tiền thuê tàu định hạn : 16 2.3.2. Chi phí quản lý 18 2.3.3. Chi phí nhiên liệu, dầu nhờn 19 2.3.4. Chi phí bến cảng 20 2.3.5. Hoa hồng môi giới 25 2.3.6. Chi phí xếp dỡ hàng hóa 25 4.1.1.Nội dung chủ yếu của hợp đồng 27 LỜI MỞ ĐẦU Vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt bởi những đặc thù của nó. Vận tải biển đóng một vai trò quan trọng và có tác dụng to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, nhất là với nước ta với một vị trí rất thuận lợi trong buôn bán ngoại thương, là cửa ngõ giao thông quan trọng của nhiều tuyến đường hàng hải khu vực và quốc tê, với tiềm năng vô cùng to lớn là 3200 km bờ biển, hơn một triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn. Vận tải biển giúp đẩy mạnh quan hệ buôn bán ngoại thương (xuất khẩu hàng hoá, nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu và sản phẩm cần thiết,...) giữa các quốc gia với nhau bởi có những lợi thế mà không có loại hình vận tải nào có: giá thành vận chuyển rẻ, khối lượng vận chuyển lớn, nhanh chóng,... qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dận. Vận tải biển nước ta tuy còn đang trong giai đoạn phát triển nhưng đã khẳng định được vị trí to lớn của mình trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, đem lại cho đất nước nguồn thu ngoại tệ đáng kể. Trong khi đó vận tải hàng hoá ngoại thương bằng đường biển và buôn bán quốc tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.Vận tải quốc tế nói chung và vận tải hàng hoá ngoại thương bằng đường biển là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để buôn bán quốc tế ra đời và phát triển. Bởi vì chính bản thân hàng hoá không tự di chuyển từ nơi này đến nơi khác, do vậy nếu vận tải kém thuận lợi thì sẽ hạn chế sự lưu thông hàng hoá giữa các nước. Vận tải phát triển sẽ tạo điều kiện cho ngoại thương ngày càng phát triển phong phú hơn. Ngược lại khi buôn bán quốc tế phát triển sẽ tạo ra yêu cầu thúc đẩy vận tải phát triển, tạo điều kiện cho vận tải giảm giá thành . Chính vì lẽ đó mà vận tải biển ngày càng đóng vai trò to lớn trong việc hội nhập nền kinh tế thế giới của nước ta. Các hình thức vận chuyển hàng hóa ngoại thương bằng đường biển bao gồm: hình thức vận chuyển bằng tàu chợ ( tàu chuyên tuyến ) – Liner; hình thức vận chuyển bằng tàu chuyến – Tramps và hình thức vận chuyển bằng tàu thuê định hạn. Mỗi hình thức đều có những ưu – khuyết điểm riêng. Tùy vào mỗi loại hàng hóa chuyên chở, điều kiện giao – nhận hàng và khoảng cách địa lý mà người thuê tàu sẽ lựa chọn một hình thức có lợi nhất cho mình để đạt được hiệu quả tối ưu. Bài tập lớn dưới đây phân tích về hoạt động thuê tàu và khai thác tàu của chủ hàng thông qua lựa chọn giữa hai hình thức là thuê tàu chuyến và thuê tàu định hạn để tìm ra phương án thuê tàu có lợi nhất cho mình. PHẦN 1: NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA VÀ NGƯỜI BÁN THEO ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG CIF CỦA INCOTERMS 2000 Điều kiện CIF (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh "Cost, Insurance and Freight" dịch ra tiếng Việt là "Tiền hàng, bảo hiểm và cước") được hiểu là người bán giao hàng khi hàng hoá đã qua lan can tàu tại cảng gửi hàng. Người bán phải trả các phí tổn và cước vận tải cần thiết để đưa hàng tới cảng đến quy định NHƯNG rủi ro về mất mát và hư hại đối với hàng hoá cũng như mọi chi phí phát sinh thêm do các tình huống xảy ra sau thời điểm giao hàng được chuyển từ người bán sang người mua. Tuy nhiên theo điều kiện CIF người bán còn phải mua bảo hiểm hàng hải để bảo vệ cho người mua trước những rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá trong quá trình chuyên chở. Do vậy, người bán sẽ ký hợp đồng bảo hiểm và trả phí bảo hiểm. Người mua cần lưu ý rằng theo điều kiện CIF người bán chỉ phải mua bảo hiểm với phạm vi tối thiểu, người mua cần thoả thuận với người bán hoặc tự mình mua bảo hiểm thêm. Điều kiện CIF đòi hỏi người bán phải thông quan xuất khẩu cho hàng hoá . Điều kiện này chỉ sử dụng cho vận tải đường biển và đường thuỷ nội địa. Nếu các bên không có ý định giao hàng qua lan can tàu thì nên sử dụng điều kiện CIP. A NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN A1 Cung cấp hàng theo đúng hợp đồng Người bán phải cung cấp hàng hoá và hoá đơn thương mại hoặc thông điệp điện tử tương đương, theo đúng hợp đồng mua bán và cung cấp mọi bằng chứng về việc đó nếu hợp đồng yêu cầu. A2 Giấy phép, cho phép và thủ tục Người bán phải tự chịu rủi ro và chi phí để lấy giấy phép xuất khẩu hoặc sự cho phép chính thức khác và thực hiện, nếu có quy định, mọi thủ tục hải quan bắt buộc phải có đối với việc xuất khẩu hàng hoá . A3 Hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm a)Hợp đồng vận tải Người bán phải, bằng chi phí của mình, ký hợp đồng vận tải với điều kiện thông thường để chuyên chở hàng hoá tới cảng đến quy định theo tuyến đường thông thường bằng một chiếc tàu đi biển ( hoặc bằng tàu chạy đường thuỷ nội địa, tuỳ trường hợp) loại thường dùng để chuyên chở hàng hoá của hợp đồng . b)Hợp đồng bảo hiểm Người bán phải tự chịu chi phí mua loại bảo hiểm hàng hoá như thoả thuận trong hợp đồng để người mua, hoặc bất kỳ người nào khác có lợi ích từ hàng hoá được bảo hiểm, có quyền kiện đòi bồi thường trực tiếp từ người bảo hiểm, và cung cấp cho người mua hợp đồng bảo hiểm hoặc bằng chứng khác về việc mua bảo hiểm. Bảo hiểm phải được mua ở người bảo hiểm hoặc một công ty bảo hiểm có uy tín và, trừ khi có quy định khác, với mức bảo hiểm tối thiểu theo Các điều khoản bảo hiểm hàng hoá của Hiệp hội những người bảo hiểm Luân đôn hoặc bất kỳ nhóm điều khoản nào tương tự. Thời hạn bảo hiểm phải phù hợp với điều B5 và B4. Khi được người mua yêu cầu, người bán phải, với chi phí do người mua chịu, mua bảo hiểm đối với rủi ro về chiến tranh, đình công, bạo động và dân biến, nếu có thể mua được. Mức bảo hiểm tối Thöông maïi Vieät Nam 32 thiểu phải bao gồm tiền hàng quy định rong hợp đồng cộng với 10% (nghĩa là 110%) và phải được mua bằng đồng tiền dùng trong hợp đồng mua bán. A4 Giao hàng Người bán phải giao hàng lên tàu tại cảng gửi hàng vào ngày hoặc trong thời hạn quy định. A5 Chuyển rủi ro Người bán phải, theo quy định ở điều B5, chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá cho đến thời điểm hàng hoá qua lan can tàu tại cảng gửi hàng. A6 Phân chia phí tổn Người bán phải, theo quy định ở điều B6, trả • mọi chi phí liên quan tới hàng hoá cho đến thời điểm hàng hoá đã được giao như quy định ở điều A4; và • cước phí và các chi phí khác phát sinh theo quy định ở khoản A3 a) bao gồm chi phí bốc hàng lên tàu; và • chi phí về bảo hiểm phát sinh từ khoản A3 b); và • bất kỳ khoản lệ phí nào để dỡ hàng ở cảng dỡ hàng quy định mà người bán phải trả theo hợp đồng vận tải; và • nếu có quy định, chi phí về các thủ tục hải quan bắt buộc phải có đối với việc xuất khẩu, cũng như thuế quan, thuế và các lệ phí khác phải nộp khi xuất khẩu và qúa cảnh qua nước khác, nếu những chi phí này là do người bán phải trả theo hợp đồng vận tải. A7 Thông báo cho người mua Người bán phải thông báo đầy đủ cho người mua biết hàng hoá đã được giao như quy định ở điều A4, cũng như mọi thông tin khác, khi được yêu cầu, để tạo điều kiện cho người mua tiến hành các biện pháp cần thiết để nhận hàng A8 Bằng chứng của việc giao hàng, chứng từ vận tải hoặc thông điệp điện tử tương đương Người bán phải, bằng chi phí của mình, cung cấp cho người mua chứng từ vận tải thông dụng cho cảng đến quy định Chứng từ này (ví dụ một vận đơn có thể chuyển nhượng, một giấy gửi hàng đường biển không thể chuyển nhượng, một chứng từ vận tải đường thuỷ nội địa) phải bao hàm hàng hoá của hợp đồng, có ghi ngày trong thời hạn quy định cho việc gửi hàng, để giúp người mua nhận được hàng hoá từ người chuyên chở ở cảng đến và, trừ khi có thoả thuận khác, để người mua có thể bán được hàng hoá đang trong quá trình vận chuyển bằng cách chuyển giao chứng từ vận tải cho một người mua tiếp theo (vận đơn có thể chuyển nhượng được) hoặc ằng cách thông báo cho người chuyên chở. Khi một chứng từ vận tải như vậy được ký phát với nhiều bản gốc, người bán phải xuất trình một bộ bản gốc đầy đủ cho người mua. Nếu người bán và người mua thoả thuận trao đổi thông tin bằng điện tử, chứng từ nói trên có thể được thay thế bằng một thông điệp điện tử (EDI) tương đương. A9 Kiểm tra – bao bì – mã hiệu Người bán phải trả phí tổn cho các hoạt động kiểm tra (như kiểm tra chất lượng, đo lường, cân đong, tính, đếm) bắt buộc phải có đối với việc giao hàng như quy định ở điều A4. Người bán phải, bằng chi phí của mình, đóng gói hàng hoá (trừ khi theo thông lệ của ngành hàng thương mại cụ thể hàng hoá được gửi đi không cần bao gói) bắt buộc phải có đối với việc vận chuyển hàng hoá do mình thu xếp. Bì đóng hàng phải được ghi ký mã hiệu phù hợp. A10 Nghĩa vụ khác Người bán phải, theo yêu cầu của người mua và do người mua chịu rủi ro và chi phí, giúp đỡ người mua để lấy các chứng từ hoặc thông điệp điện tử tương đương (ngoài những chứng từ nêu ở điều A8) được ký phát hoặc truyền đi tại nước gửi hàng và/hoặc nước xuất xứ mà người mua cần có để nhập khẩu hàng hoá, và nếu cần thiết, để quá cảnh qua nước khác. Người bán phải cung cấp cho người mua, theo yêu cầu của người mua, các thông tin cần thiết để mua bảo hiểm cho hàng hoá. B NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA B1 Trả tiền hàng Người mua phải trả tiền hàng như quy định trong hợp đồng mua bán. B2 Giấy phép, cho phép và thủ tục Người mua phải tự chịu rủi ro và chi phí để lấy giấy phép nhập khẩu hoặc sự cho phép chính thức khác và thực hiện, nếu có quy định, mọi thủ tục hải quan bắt buộc phải có đối với việc nhập khẩu hàng hoá và quá cảnh qua nước khác. B3 Hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm a)Hợp đồng vận tải Không có nghĩa vụ b)Hợp đồng bảo hiểm Không có nghĩa vụ B4 Nhận hàng Người mua phải chấp nhận việc giao hàng khi hàng hoá đã được giao như quy định ở điều A4 và nhận hàng từ người chuyên chở tại cảng đến quy định . B5 Chuyển rủi ro Người mua phải chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá kể từ thời điểm hàng qua lan can tàu tại cảng gửi hàng. Người mua phải, nếu người mua không thông báo theo như quy định ở điều B7, chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc gửi hàng; tuy nhiên với điều kiện là hàng hoá đã được cá biệt hoá rõ ràng là thuộc hợp đồng, tức là được tách riêng ra hoặc được xác định bằng cách khác là hàng của hợp đồng. B6 Phân chia phí tổn Người mua phải, theo quy định ở khoản A3 a), trả • mọi chi phí liên quan tới hàng hoá kể từ thời điểm hàng đã được giao như quy định ở điều A4; và • mọi chi phí và lệ phí liên quan tới hàng hoá trong quá trình chuyên chở cho đến khi hàng tới cảng đến, trừ khi các chi phí và lệ phí đó là do người bán phải trả theo hợp đồng vận tải; và • các chi phí phát sinh thêm do việc người mua không thông báo cho người bán như quy định ở điều B7, về hàng hoá kể từ ngày quy định hoặc ngày hết hạn thời hạn quy định cho việc gửi hàng, tuy nhiên với điều kiện là hàng hoá đã được cá biệt hoá rõ ràng là thuộc hợp đồng , tức là được tách riêng ra hoặc được xác định bằng cách khác là hàng của hợp đồng; và • nếu có quy định, tất cả những loại thuế quan, thuế và lệ phí khác cũng như các chi phí làm thủ tục hải quan phải nộp khi nhập khẩu hàng hoá và nếu cần, quá cảnh qua nước khác trừ khi đã được tính vào cước phí của hợp đồng vận tải. B7 Thông báo cho người bán Người mua phải, trong trường hợp người mua có quyền quyết định về thời gian gửi hàng và/hoặc cảng đến, thông báo cho người bán đầy đủ về các chi tiết đó. B8 Bằng chứng của việc giao hàng, chứng từ vận tải hoặc thông điệp điện tử tương đương Người mua phải chấp nhận các bằng chứng về việc giao hàng như quy định ở điều A8 nếu chứng từ đó phù hợp với hợp đồng. B9 Giám định hàng hoá Người mua phải trả phí tổn cho mọi giám định trước khi gửi hàng, trừ khi việc giám định đó được tiến hành theo lệnh của các cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. B10 Nghĩa vụ khác Người mua phải trả mọi phí tổn và lệ phí phát sinh để lấy các chứng từ hoặc thông điệp điện tử tương đương như nêu trong điều A10 và hoàn trả cho người bán những phí tổn mà người bán phải gánh chịu trong việc giúp đỡ người mua như quy định ở điều A10. Người mua phải cung cấp cho người bán khi được yêu cầu các thông tin cần thiết để mua bảo hiểm. PHẦN 2: CÁC THÔNG TIN VỀ CẢNG VÀ TUYẾN ĐƯỜNG I. Cảng Sài Gòn * Điều kiện tự nhiên: Cảng Sài Gòn nằm ở hữu ngạn sông Sài Gòn, có vĩ độ 10048’ Bắc và 106042’ kinh độ Đông. Cảng nằm trên phạm vi dọc bờ dài hơn 2km cách bờ biển dài 45 hải lý. Khu vực Sài Gòn có chế độ bán nhật triều, biên độ dao động của mực nước triều lớn nhất là 3,98m, lưu tốc dòng chảy là 1m/s. Từ Cảng Sài Gòn đi ra biển có 2 đường sông: Theo sông Sài Gòn ra vịnh Gành Ráy qua sông Lòng Tảo, sông Nhà Bè và sông Sài Gòn. Những tàu có mớn nước khoảng 9,0m và chiều dài khoảng 210m đi lại dễ dàng theo đường này. Theo sông Soài Rạp, đường này dài hơn 10 hải lý và tàu phải có mớn nước không quá 6,5m. * Cầu tàu và kho bãi: Khu Nhà Rồng có 3 bến với tổng chiều dài 390m. Khu Khánh Hội gồm 11 bến từ kho K0 đến K10 với tổng chiều dài 1264m. Về kho bãi khu Khánh Hội có 18 kho với tổng diện tích 45,396m2 và diện tích bãi 15.781m2. Khu nhà rồng có diện tích kho 7,225m2 và 3,500m2 bãi. Tải trọng của kho thấp, thường bằng 2 tấn/m2. Các bãi chứa thường nằm sau kho, phổ biến là các bãi xen kẽ, ít có bãi liên hoàn. Ngoài hệ thống bến còn có hệ thống phao neo tàu gồm 6 phao ở hữu hạn ngạn sông Sài Gòn và có 26 phao ở tả ngạn sông Sài Gòn. Cách 10 hải lý về hạ lưu cảng Sài Gòn có 12 phao neo dành cho tàu chở hàng dễ cháy, dễ nổ. Tổng sản lượng hàng hóa trong 5 năm qua trên 64 triệu tấn, bình quân tăng 6,9%/năm, lợi nhuận trên 140 tỷ đồng… Từ năm 2005, Cảng Sài Gòn đã tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cảng mới Hiệp Phước phục vụ di dời cảng Khánh Hội - Nhà Rồng… Trong quý I/2011 đã đưa vào khai thác 600m cẩu cảng đầu tiên, đồng thời liên doanh với các đối tác đầu tư xây dựng 3 cảng nước sâu tại khu vực Cái Mép - Thị Vải. Đặc biệt tổng sản lượng hàng hóa thông quan tại Cảng Sài Gòn năm 2010 là 11,8 triệu tấn (cao hơn dự kiến là 0,6 triệu tấn), tổng doanh thu 887 tỷ đồng, lợi nhuận 64 tỷ đồng. Năm 2011, Cảng Sài Gòn sẽ phấn đấu thực hiện tổng sản lượng hàng hóa 11,2 triệu tấn (lo ngại khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng), đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án di dời, chuyển đổi và xây dựng cảng mới tại Hiệp Phước và Cái Mép - Thị Vải. II. Cảng Colombo Cảng Colombo là một cảng lớn nhất của Sri Lanka, có vị trí 79 ° 50'41" kinh độ đông và 06 ° 57'10 " vĩ độ bắc . Cảng Colombo có hơn 5 khu vực cảng, lớn nhất kể đến đến Khu cảng Container Jaya, với 4 bến container chính và 2 bến Feeder, công suất 55.990 TEU, diện tích hơn 45,5 ha, ngoài ra còn có 4 khu vực cảng bao gồm cảng hành khách, cảng container và Ro Ro. Ra vào cảng Colombo có hai cổng chính: cổng Bắc có chiều dài 230m, mớn nước 15m, cổng Nam chiều dài 190m, mớn nước 13m. Tổng diện tích mặt đất cảng khoảng 130.000m2 Bên cạnh nghiệp vụ cảng biển và đào tạo cảng có nhiều các dịch vụ tiện tích như: Cung cấp nước ngọt, khử trùng dịch, kiểm soát sự cố tràn dầu, sửa chữa tầu, sức khỏe, cung cấp các cửa hàng tàu, khảo sát, phòng cháy chữa cháy ... Colombo hiện đứng thứ 27 cảng lớn nhất trên thế giới với năng lực xếp dỡ 3.68 triệu TEU trong năm 2008. Hiện nay cảng đạt công suất 45,5 triệu TEU. Cảng thu hút đầu tư từ các chính phủ Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc, hứa hẹ trở thành 1 cảng trọng điểm của khu vực Nam Á III. Tuyến đường Sài Gòn – Colombo Tuyến đường biển Sài Gòn Colombo đi qua khu vực Đông Nam Á và Nam Á, đặc điểm của vùng biển này là nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, đặc biệt là mưa rất nhiều, chịu ảnh hưởng rất lớn của gió mùa và khu vực này nằm trong vùng nhiệt đới và xích đạo. Khí hậu vùng biển này mang đặc điểm tương tự như vùng biển Việt Nam, cụ thể: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, càng về Nam thì gió giảm dần không ảnh hưởng đến sự đi lại của tàu thuyền Từ tháng 6 đến tháng 9 gió mùa Đông Nam thổi mạnh ảnh hưởng đến tốc độ tàu đồng thời vào mùa này lượng mưa khá lớn, hơn nữa vùng này nhiều bão. - Về hải lưu: trên tuyến này cũng chịu ảnh hưởng của hai dòng hải lưu. Một dòng từ phía Bắc chảy xuống và một dòng từ vịnh Thái Lan đi từ Nam lên Bắc sát bờ biển Malaixia qua bờ biển Campuchia, tốc độ của dòng chảy nhỏ, không ảnh hưởng đến hoạt động của tàu thuyền. - Về thuỷ triều: hầu hết vùng biển có chế độ nhật triều, có biên độ dao động tương đối lớn, từ 2 đến 5 mét. - Về sương mù: ở vùng biển này vào sáng sớm và chiều tối có nhiều sương mù. Số ngày có sương mù trong năm lên tới 115 ngày. PHẦN 3: TÍNH TOÁN CÁC PHƯƠNG ÁN THUÊ TÀU CHƯƠNG 1: THUÊ TÀU CHUYẾN 1.1. TÀU CHUYẾN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VẬN TẢI TÀU CHUYẾN 1.1.1. Khái niệm về tàu chuyến: Tàu chuyến (Tramps) là loại tàu hoạt động theo kiểu chạy rông, không theo tuyến cố định, không có lịch trình công bố từ trước mà theo yêu cầu của người thuê tàu trên cơ sở hợp đồng thuê tàu chuyến. Hình thức khai thác tàu chuyến là một trong các hình thức phổ biến nhất hiện nay để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Hình thức này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển có đội tàu còn nhỏ bé, hệ thống cảng chưa phát triển, nguồn hàng không ổn định. 1.1.2. Đặc điểm của khai thác tàu chuyến: Hình thức khai thác tàu chuyến có những đặc điểm sau: Số lượng hàng và các loại hàng, thời gian khởi hành, thời gian đến, ố lượng cảng ghé qua không cố định mà luôn thau đổi phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu cụ thể của từng chuyến đi. Sau khi hoàn thành một chuyến đi thì không nhất thiết tàu đó phải hoạt động trên tuyến đường cũ của chuyến đi trước. Hình thức vận tải tàu chuyến phục vụ cho các nhu cầu vận tải không thường xuyên. Vì vậy loại tàu dùng cho khai thác tàu chuyến là laoij tàu tổng hợp, chở được nhiều loại hàng khác nhau, tàu có tốc độ không cao. Lịch vận hành của tàu không được công bố từ trước, chỉ có kế hoạch chuyến đi. Giá cước vận tải biến động theo quan hệ cung cầu trên thị trường thuê tàu. Trọng tải tàu trong hình thức khai thác tàu chuyến có các kích cỡ khác nhau. 1.1.3. Các hình thức thuê tàu chuyến: - Thuê chuyến đơn (Single Trip): Thuê chở chuyến một chiều giữa hai hoặc nhiều cảng. - Thuê chuyến khứ hồi (Round trip): Chuyến đi hai chiều có chở hàng, cảng đầu trùng cảng cuối. - Thuê nhiều chuyến liên tục (Consecutive voyage): Người vận chuyển thực hiện liên tục các chuyến hàng. - Thuê khoán (Contract of affreightment = C.O.A): Các chủ hàng XNK có khối lượng hàng hóa lớn, ổn định thương kí kết loại hợp đồng này với các chủ tàu để gửi hàng trong một thời gian nhất định, giá cước trong C.O.A thường thấp hơn so với giá cước trên thị trường thuê tàu tại thời điểm kí kết hợp đồng, chủ tàu có nghĩa vụ vận chuyển hết hàng hóa yêu cầu. - Thuê tàu định hạn chuyến (Trip-Time charter) 1.2. CÁC KHOẢN CHI PHÍ MÀ NGƯỜI THUÊ TÀU CHUYẾN PHẢI TRẢ 1.2.1. Tổng số tiền cước vận chuyển åF = Qi.Fi = 150.000 35 = 5.250.000 (USD) Trong đó: - Qi: Khối lượng loại hàng hóa i - Fi: Giá cước loại hàng hóa i 1.2.2. Tiền chi phí xếp dỡ hàng hóa theo điều kiện FIOS (T) + Chi phí xếp hàng: RX = dXQX = 3,6 150.000 = 540.000 (USD) + Chi phí dỡ hàng: RD = dDQD = 3,5 150.000 = 525.000 (USD) 1.2.3. Tiền hoa hồng môi giới tàu Là khoản chi phí mà người thuê tàu phải trả cho người môi giới tàu theo % giá trị của hợp đồng thuê tàu chuyến. RHH=KHH. åF = 2,5%5.250.000 = 131.250 (USD) Trong đó: - KHH: tỷ lệ hoa hồng phí (%) phụ thuộc giữa người thuê tàu và người môi giới - åF: Giá trị của hợp đồng vận chuyển 1.2.4. Tổng chi phí thuê tàu chuyến åRCH = åF+ RX + RD + RHH = 5.250.000 + 540.000 + 525.000 + 131.250 = 6.446.250 (USD) CHƯƠNG 2: THUÊ TÀU ĐỊNH HẠN 2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THUÊ TÀU ĐỊNH HẠN 2.1.1. Khái niệm: Thuê tàu định hạn là việc chủ tàu cho người thuê tàu ( Chatterer) thuê toàn bộ con tàu để người thuê tàu sử dụng tàu vào những mục đích nhất định theo một thời hạn nhất định. 2.1.2. Đặc điểm: - Chủ tàu chuyển quyền sử dụng tàu và quản lý tàu sang cho người thuê trong một thời hạn nhất định. - Người thuê phải trả tiền thuê tàu (Hire) theo quy định của hợp đồng. - Chi phí hoạt động của tàu (Operating cost) : do người thuê phải chịu. - Hợp đồng thuê tàu là văn bản điều chỉnh quan hệ pháp lý giữa chủ tàu và người thuê tàu. - Chủ tàu không đóng vai trò là người chuyên chở mà người thuê đóng vai trò này để thực hiện vận chuyển hàng hoá và lấy tiền cước ( Freight). 2.1.3. Các hình thức thuê tàu định hạn: + Thuê định hạn: Time C/P : (Tàu + Thuyền bộ ) - Thuê theo thời hạn (Period – Time Charter) : 6 tháng , 1 năm , v..v - Thuê định hạn chuyến (Trip – Time Charter) + Thuê định hạn trần (trơn) : Base – boat Charter / Demise charter : (Tàu không kèm thuyền bộ) 2.2. TÀU DỰ KIẾN THUÊ Tàu Vinalines Mighty STT CHI TIẾT TÀU VINALINES MIGHTY 1 Loại tàu: Chở hàng rời 2 Cờ: Việt Nam 3 Số IMO: 9335458 4 Hô hiệu: 3WQD 5 Đăng kiểm/Số đăng kiểm: NKK/072184 6 Bảo hiểm: - Thân máy tàu: Bao Minh - P & I : Gard 7 Năm đóng: 2007 8 Nơi đóng: Việt Nam 9 Trọng tải: 22.500 Tấn 10 Dung tích đăng ký toàn phần: 14.851 11 Dung tích đăng ký hữu ích: 7.158 12 Chiều dài tổng: 153,20 m 13 Chiều dài giữa 2 trụ: 143,97 m 14 Chiều cao mạn: 13,75 m 15 Chiều rộng: 26,00 m 16 Mớn nước: 9,50 m 17 Máy chính: Mitsubishi 7UEC 45 LA 6.230kW/158rpm 18 Tốc độ khai thác: 13,25 Hải lý/giờ 19 Thiết bị xếp dỡ: 4 x 30MT x 20m 20 Số lượng hầm hàng: 2 21 Sức chứa hàng: - Hàng bao kiện: 28.964 m3 - Hàng hạt: 29.156 m3 22 Lượng nước ngọt: 237 Mts 23 Lượng dầu DO: 256 Mts 24 Lượng dầu FO: 1.598 Mts 25 Dung tích nước Ballast: 6.927 m3 2.3. CÁC CHI PHÍ CỦA THUÊ TÀU ĐỊNH HẠN 2.3.1. Tiền thuê tàu định hạn : a) Số chuyến cần thiết để vận chuyển hết hàng hoá * Dung tích đơn vị của tàu Vinalines Mighty: wT= (m3/T) Trong đó: - WT: Dung tích chứa hàng của tàu (đối với hàng bao kiện là 28.964 m3) - DT: Trọng tải thực chở của tàu: DT=DWT. = 25.000 0,9 = 20.250 (Tấn) Với: DWT: Trọng tải toàn bộ của tàu hTB: Hệ số lợi dụng trọng tải toàn bộ của tàu * Hệ số chất xếp của hàng gạo bao là : UG= 1,4 (m3/T) => UG < wT : Tàu chỉ tận dụng hết trọng tải (Hàng nặng) * Khối lượng hàng tàu vận chuyển được trong một chuyến: 20.250 (Tấn/chuyến) * Số chuyến đi để vận chuyển hết hàng hoá (chuyến) - QCH: Khối lượng hàng tàu vận chuyển được trong một chuyến (Tấn/chuyến) b) Thời gian thuê tàu định hạn TKT= åTC + åTXD +åTP = 112 + 90 + 52 = 254 (ngày) Trong đó: - åTC: Tổng thời gian tàu chạy (ngày) åTC = NCH TC = 8 14 = 112 (ngày) + TC: Thời gian tàu chạy một chuyến TC = (ngày) s LC: Tổng quãng đường tàu chạy (đi và về) (hải lý) s VT: Tốc độ khai thác bình quân của tàu (hải lý/ngày) - åTXD: Tổng thời gian xếp và dỡ hàng hóa tại cảng (ngày) åTXD = (ngày) MX, MD : Mức xếp dỡ tại cảng xếp, dỡ (Tấn/ngày) QX, QD : Khối lượng hàng xếp, dỡ (Tấn) - åTP: Tổng thời gian phụ tại cảng * Tiền thuê tàu định hạn: åRĐH = FĐH TKT = 8.000 254 = 2.032.000 (USD) Trong đó: - åRĐH : Tổng số tiền thuê tàu của hợp đồng thuê tàu (USD) - FĐH : Đơn giá thuê tàu định hạn (USD/tàu ngày) - TKT : Thời gian thuê tàu định hạn (ngày) 2.3.2. Chi phí quản lý Chi phí quản lý bao gồm lương cho các bộ phận quản lý, điện thoại, fax, telex, văn phòng phẩm ... Chi phí này được phân bổ cho tàu và được xác định theo công thức: RQL = KQL RL = 50% 240.292 = 120.146 (USD) Trong đó : - KQL : Hệ số quản lý (40 - 50%) - RL : Chi phí lương của thuyền viên Chi phí lương cho thuyền viên trên tàu trả theo thời gian được xác định theo công thức sau: RL =(USD/chuyến) Trong đó : + ri: Tiền lương thuyền viên có chức danh i (USD/người/ngày) + Ntvi: Số thuyền viên có chức danh i (người) + Tth : Thời gian trong 1 tháng (ngày) RL(ngày)= (USD/ngày) Bảng 1 : Bảng lương của thuyền viên STT Chức danh Ntvi (người) RL (USD/ người/ tháng) RL (USD/ người/ ngày) RL (USD) 1 Thuyền trưởng 1 3000 98 24984 2 Thuyền phó 2 1620 106 26982 3 Máy trưởng 1 2460 81 20487 4 Máy 1 1 1440 47 11992 5 Máy 2 1 1380 45 11492 6 Điện trưởng 1 1380 45 11492 7 Đài trưởng 1 1320 43 10993 8 Quản trị trưởng 1 1320 43 10993 9 Thuỷ thủ 5 930 152 38725 10 Thợ máy 6 924 182 46170 11 Cấp dưỡng 2 540 35 8994 12 Phục vụ viên 1 600 20 4997 13 Thợ chấm dầu 2 720 47 11992 Tổng 25 240.292 2.3.3. Chi phí nhiên liệu, dầu nhờn Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí khai thác. Chi phí này phụ thuộc vào công suất máy, loại nhiên liệu. a) Chi phí nhiên liệu * Chi phí nhiên liệu khi tàu chạy RNLC = ( McC * gc + MfC * gf ) * åTc Trong đó: RNLC: chi phí nguyên liệu khi tàu chạy (USD) McC: mức tiêu hao nhiên liệu của máy chính khi chạy (T/ngày) gc : đơn giá dầu FO (USD/T) MfC: mức tiêu hao nhiên liệu của máy phụ khi chạy(T/ngày) gf : đơn giá dầu DO (USD/T) åTc : tổng thời gian chạy (ngày) Rcc: chi phí nhiên liệu khi chạy máy chính Rfc : chi phí nhiên liệu chạy máy phụ Bảng 2 : Chi phí nhiên liệu khi tàu chạy Tuyến McC (T/ngày) MfC (T/ngày) gc (USD/T) gf (USD/T) åTc (ngày) RNLc (USD) Sài Gòn - Colombo 24 1,5 250 400 112 739.200 * Chi phí nhiên liệu khi tàu đỗ RNlđ = ( Mcđ * gc + Mfđ * gf ) * Tđ Mcđ, Mfđ : mức tiêu hao nhiên liệu của máy chính, phụ khi đỗ (Mcđ = 0) Tđ : thời gian đỗ của tàu Tđ = åTxd + åTp Bảng 3: Chi phí nhiên liệu khi tàu đỗ Tuyến Mfđ (T/ngày) Tđ (ngày) åTxd (ngày) åTp (ngày) gf (USD/T) RNLđ (USD) Sài Gòn - Colombo 2 142 90 52 400 113.600 b) Chi phí dầu nhờn RDN = 5% RNL Bảng 4: Chi phí dầu nhờn Tuyến åRNlC (USD) åRNlđ (USD) åRNL (USD) RDN (USD) åRNLDN (USD) Sài Gòn - Colombo 739.200 113.600 852.800 42.640 895.440 2.3.4. Chi phí bến cảng Là những khoản mà người thuê tàu định hạn phải trả chi trong khi thực hiện chuyến đi, gồm: các khoản chi trả cho cảng khi tàu đỗ ở trong nước và khi đỗ ở nước ngoài. Căn cứ vào biểu phí của cảng để dự tính các khoản này cho tàu chợ. (1). Chi phí bến cảng (tại các cảng Việt Nam): Là những khoản mà tàu phải chi trong khi thực hiện chuyến đi, gồm: Phí bảo đảm hàng hải và phí trọng tải: RBĐHH = KBĐHH * GRT * n * nch RTT = KTT * GRT * n * nch Trong đó : KBĐHH : Mức phí bảo đảm hàng hải KTT : Mức phí trọng tải n : số lần dẫn hoa tiêu GRT : Dung tích đăng kí toàn phần của tàu Bảng 5 : Phí bảo đảm hàng hải và phí trọng tải: Tuyến GRT (RT) n (lần) nch (chuyến) KBĐHH (USD/GRT) KTT (USD/GRT) RBĐHH (USD) RTT (USD) Sài Gòn - Colombo 14.851 2 8 0,058 0,032 13.782 7.604 Hoa tiêu phí RHT = KHT * GRT * LHT * n * nch Trong đó : KHT : Mức hoa tiêu phí LHT : Quãng đường hoa tiêu dẫn tàu Bảng 6: Tính hoa tiêu phí Tuyến KHT (USD/GRT.HL) GRT (RT) LHT (Hải lý) n (lần) nch (chuyến ) RHT (USD) Sài Gòn - Colombo 0,0022 14.851 21 2 8 10.978 c) Phí hỗ trợ tàu RLD = KLD * NE * TLD * nch Trong đó : KLD : Đơn giá phí lai dắt , hỗ trợ tàu NE : Công suất tàu lai dắt (CV) TLD : Thời gian lai dắt Bảng 7 : Phí hỗ trợ tàu Tuyến KLD (USD/Cv.h) NE (CV) TLD (giờ) nch (chuyến ) RLD (USD) Sài Gòn - Colombo 0,31 1.000 3 8 7.440 d) Phí buộc cởi RBC = kBC * n * nch Trong đó: kBC : Giá mỗi lần buộc cởi Bảng 8 : Chi phí buộc cởi dây Tuyến kbc (USD/lần) n (lần) nch (chuyến) Rbc (USD) Sài Gòn - Colombo 80 2 8 1280 e) Phí cập cầu RCT = KCT * GRT *TCT *nch Trong đó : KCT : Hệ số tính đơn giá phí cầu tầu TCT : Thời gian tàu đậu tại cầu tầu Bảng 9 : Phí cập cầu Tuyến GRT (RT) KCT (USD/GRT-h) TCT (Giờ) nch (chuyến) RCT (USD) Sài Gòn - Colombo 14.851 0,0035 565 8 234.943 f) Phí đóng mỏ nắp hầm hàng Rđm = Kđm * nh * n1 * nch= Trong đó : Kđm : Đơn giá đóng mở nắp hầm hàng nh : Số hầm hàng n1 : Số lần đóng mở nắp hầm hàng Bảng 10 : Phí đóng mở nắp hầm hàng Tuyến Kđm (USD/lần hầm) nh (hầm ) n1 (lần) nch (chuyến ) Rđm (USD) Sài Gòn - Colombo 40 2 2 8 1280 g) Phí vệ sinh hầm hàng RVS = KVS * nh *nch Trong đó : KVS : Đơn giá vệ sinh hầm hàng Nh : Số hầm hàng Bảng 11 : Phí vệ sinh hầm hàng Tuyến KVS (USD/hầm) nh (hầm) nch (chuyến) RVS (USD) Sài Gòn - Colombo 24 2 8 384 h. Phí cung cấp nước ngọt: RNN = KNN * QNN (USD) Trong đó: KNN: Đơn giá nước ngọt QNN: Khối lượng nước ngọt (T) Bảng 12: Phí cung cấp nước ngọt Tuyến KNN (USD/T) QNN (T) RNN (USD) Sài Gòn - Colombo 2,8 196 548,8 Chi phí giao nhận kiểm đếm hàng hóa: RGN = KGN * QH (USD/T) Trong đó: KGN: Đơn giá kiểm đếm, giao nhận hàng hóa (USD/T) QH: Khối lượng cần kiểm đếm (T) Bảng 13: Phí giao nhận, kiểm đếm hàng hóa: Tuyến KGN (USD/T) QH (T) RGN (USD) Sài Gòn - Colombo 0,25 150.000 37.500 j. Đại lý phí: Là khoản tiền tàu phải trả cho đại lý tàu biển khi tàu làm thủ tục cần thiết để ra, vào cảng. Phí này được xác định theo từng tuyến. (USD/chuyến) Rr,v = Kr,v * nch Trong đó: Kr,v: mức thu 1 chuyến (USD/chuyến) Nch: số chuyến Bảng 14: Đại lý phí Tuyến Kr,v (USD/chuyến) nch (chuyến) Rr,v (USD) Sài Gòn - Colombo 10 8 80 Bảng 15: Tổng hợp chi phí tại cảng Việt Nam STT Các loại chi phí Thành tiền (USD) 1 RBĐHH 13.782 2 RTT 7.604 3 RHT 10.978 4 RLD 7.440 5 RBC 1280 6 RCT 234.943 7 Rđm 1280 8 RVS 384 9 RNN 548,8 10 RGN 37.500 11 RĐL 80 åRCVN 315.819,8 (2). Cảng phí nước ngoài: åRCNN = 1,5 * åRCVN = 1,5 * 315.819,8 = 473.729,7(USD) 2.3.5. Hoa hồng môi giới Là khoản chi phí mà người thuê tàu phải trả cho người môi giới trong việc giới thiệu cho người thuê biết và tìm được tàu cần thuê: RHH = KHH * ∑RHĐ Trong đó: KHH : Tỷ lệ hoa hồng phí (%) phụ thuộc vào hợp đồng ký kết giữa người thuê tàu và người môi giới. (KHH = 3,5%) ∑RHĐ: Tổng số tiền thuê tàu của hợp đồng thuê tàu ∑RHĐ = Fi * TKT (USD) => RHH = 3,5 % * 2.032.000 = 71.120 (USD) 2.3.6. Chi phí xếp dỡ hàng hóa åRxd = åRx + åRd = ( dx * Qx ) + ( dd * Qd ) Trong đó : dx , dd : Chi phí xếp , dỡ Qx , Qd : Khối lượng hàng xếp ,dỡ Bảng 16 : Chi phí xếp dỡ Tuyến Qx,d (T) dx (USD/T) dd (USD/T) åRx (USD) åRd (USD) åRxd (USD) Sài Gòn - Colombo 150.000 3,6 3,5 540.000 525.000 1.065.000 2.3.7. Tổng hợp chi phí thuê tàu định hạn Bảng 17: Tổng chi phí thuê tàu định hạn STT Các loại chi phí Thành tiền (USD) 1 åRĐH 2.032.000 2 RQL 240.292 3 RHH 71.120 4 åRNL,DN 1.748.240 5 åRCVN 315.819,80 6 åRCNN 473.729,70 7 åRxd 1.065.000 åC 5.946.202 Từ kết quả tính toán 2 phương án trên ta thấy Tổng chi phí thuê tàu chuyến = 6.446.250 USD Tổng chi phí thuê tàu định hạn = 5.946.202 USD Do chi phí thuê tàu định hạn thấp hơn chi phí thuê tàu chuyến. Vì vậy để có lợi thì doanh nghiệp X nên chọn phương thức thuê tàu định hạn để vận chuyển 150.000 T gạo bao từ Sài Gòn đến Colombo PHẦN 4: KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU 4.1. Đàm phán ký kết hợp đồng thuê tàu Việc đàm phán sẽ được tiến hành trực tiếp giữa chủ tàu và chủ hàng thông qua môi giới thuê tàu 4.1.1.Nội dung chủ yếu của hợp đồng STT Điều khoản chủ yếu Tuyến Sài Gòn – Colombo 1 Chủ tàu VOSCO 2 Người thuê INLACO- HP 3 Tàu Tên tàu VINALINES MIGHTY Năm đóng 2007 Nơi đóng Viet Nam Dung tích đăng kí- GRT (RT) 14.851 Dung tích đăng kí tịnh-NRT (RT) 7.158 Hầm/miệng hầm (Ho/Ha) 2/2 Vận tốc có hàng (hl/h) 12.5 Vận tốc không hàng (hl/h) 15 4 Cảng giao/trả Colombo 5 Khu vực hoạt động Sài Gòn - Colombo 6 Thời hạn thuê( ngày) 254 7 Mức thuê (USD/ngày) 8.000 8 Tổng giá trị hợp đồng (USD) 2.032.000 9 Thanh toán (USD/tháng) 244.000 4.1.2.Phân chia chi phí giữa chủ tàu và người thuê trong hình thức thuê tàu định hạn STT Chi phí Chủ tàu Người thuê 1 Khấu hao cơ bản x 2 Khấu hao sửa chữa lớn x 3 Sửa chữa thường xuyên x 4 Bảo hiểm tàu x 5 Thuyền bộ x 6 Chi phí quản lý x x 7 Hoa hồng môi giới x 8 Tiền thuê tàu x 9 Chi phí nhiên liệu, dầu nhờn x 10 Chi phí bến cảng x 11 Phí đại lý x 12 Phí vận tải hàng nội địa x 13 Phí xếp dỡ x 4.2. Trình tự các bước thực hiện thuê tàu - Người thuê thông qua người môi giới để tìm tàu định hạn bằng cách cung cấp thông tin trực tiếp cho chủ tàu hoặc người môi giới. - Người môi giới đi tìm tàu, đàm phán với chủ tàu về các điều kiện thuê tàu như: trọng tải của tàu, cước thuê định hạn, thời gian. - Người môi giới thông báo cho người việc tìm tàu và kết quả đàm phán để người thuê chuẩn bị ký kết hợp đồng thuê. - Chủ tàu và người thuê đàm phán chính thức, thoả thuận các điều khoản và ký hợp đồng thuê tàu. Hợp đồng được chính thức ký kết, người môi giới được hưởng hoa hồng môi giới theo thoả thuận. - Thực hiện hợp đồng: Hai bên phải thực hiện các điều kiện đã ký kết, chủ tàu giao con tàu có tên trong hợp đồng cho người thuê tàu để người thuê tàu tiến hành khai thác con tàu và nhận tiền cước thuê tàu theo như hợp đồng. - Sau khi bên thuê sử dụng con tàu hết thời hạn thuê, hoặc kết thúc chuyến đi cuối cùng, hàng dỡ xong sẽ gặp gỡ thanh lý hợp đồng với chủ tàu, đồng thời trả tàu như các điều kiện trong hợp đồng. Khi đó hợp đồng kết thúc. 1. Shipbroker: INLACO – HP 4 Nguyen Trai Stress, Ngo Quyen District, Hai Phong, Viet Nam Tel: (84)(31) 3 826 867 Fax: (84)(31) 3 826 838 BIMCO UNIFORM TIME- CHARTER ( AS REVISED 2001 ) CODE NAME: “ BALTIME 1939 ” 2. Place and date: Hai Phong, Dec 22th 2011 3. Owners/Place of business: Vosco(Vietnam Ocean Shipping company) 215 Lach Tray Stress, Ngo Quyen District, Hai Phong City, Viet Nam Tel: (84-31) 3731090 Fax : (84-31) 3731007 4. Charterers/ Place of business: Atlantic Export Import and Trading Ltd 19 Church Stress, Colombo, Sri Lanka Tel: (94-11)2421201 Fax: (94-11)2440651 5. Vessels Name: VINALINES MIGHTY 6. GRT/NRT: 14.851 / 7.158 6. Class: VN 8. Indicated horse power (bhp) 9.Total tons d.w(abt) on summer freeboard: 22.500 10. Cubic lee (grain/bale capacity): G11744 /B12601 11. Permanent bunkers: DO/FO 12. Speed capability in knots on a consumption in tons of: 14 knots 13. Present position: HaiPhong Port, Viet Nam 15. Port of delivery: Hai Phong Port, Viet Nam 14. Period of hire: 254 days 16. Time of delivery: Dec 10 2010 17.a) Trade limits: b) Cargo exclusions specially agreed: All hazardous cargos 18. Bunkers on re-delivery (state rain and max quantity): DO/FO 19. Charter hire: 8.000 USD/ day 20. Hire payment (state currency, method and place of payment, also beneficiary and bank account): By US dollar, L/C, Maritime bank. 21. Place or range of re-delivery: Sai Gon port, Viet Nam 23. Cancelling date: Sep 2rd 2012 22. War (only to be filled in if sct C agreed) 25. Brokerage commission and to whom payable: 120.000 USD 24. Place of arbitration (only to be filled in if place other than London agreed): VINACONTROL Its mutually agreed that this contract shall be performed subject to the conditions contained in this charter which shall include Part I as well as Part II. In the event of a conflict of conditions, the provisions of Part I shall prevail over those of Part II to the extent of such conflict. Signature (Owners) Signature (Charterers) KẾT LUẬN Qua bài tập lớn trên, sau khi tính toán đã tìm ra phương án thuê tàu có lợi nhất cho doanh nghiệp để xuất khẩu lô hàng gạo bao, đó là phương án thuê tàu định hạn. Theo phương án này thì doanh nghiệp chi phí cho công tác vận chuyển là thấp nhất, làm giảm giá thành của hàng hoá, tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Đây là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp cần đạt tới. Qua môn vận tải và thuê tàu, chúng ta có thể nhận thấy rằng việc lựa chọn phương án thuê tàu đối với doanh nghiệp là rất quan trọng, nó còn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn. Vì vậy việc tính toán chi phí vận tải một cách chi tiết và hợp lý là điều mà các doanh nghiệp cần và sẽ phải làm để sao cho có lợi nhuận cao nhất. Bài tập lớn đã giúp em có cái nhìn thực tế hơn về lĩnh vực vận tải thuê tàu, cũng nhờ bài tập này em đã hoàn thiện hơn kiến thức cho bản thân, củng cố những hiểu biết về môn học. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức thực tế cũng như kinh nghiệm và nghiệp vụ chuyên môn, bài làm còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em kính mong nhận được sự hướng dẫn từ cô! Em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận đề tài- phân tích hoạt động thuê tàu - khai thác tàu của chủ hàng.doc
Luận văn liên quan