Đề tài Tìm hiểu hiệu quả kinh doanh qua việc khai thác chương trình du lịch của công ty TNHH Đệ Nhất

Mục Lục Trang Lời nói đầu 1 Phần 1:Mở đầu 3 1.1.Sơ nét về hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch của Việt Nam nói chung: 3 1.1.1.Lịch sử ngành du lịch Việt Nam: 3 1.1.2.Tình hình kinh doanh du lịch hiện tại ở Việt Nam: 6 1.2.Hoạt động kinh doanh lữ hành: 9 1.3. Chương trình du lịch - sản phẩm khai thác của doanh nghiệp lữ hành. 9 1.4. Giá trị khai thác của các chương trình du lịch đối với doanh nghiệp. 11 1.5.Lý do chọn đề tài: “Hiệu quả khai thác chương trình du lịch Củ Chi- Tây Ninh của Cty du lịch Đệ Nhất” 11 1.6.Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa khoa học, tính ứng dụng trong thực tiễn của đề tài. 12 1.7.Phương pháp nghiên cứu đề tài 12 1.8.Giới hạn nội dung nghiên cứu: 12 Phần 2 : Nội dung nghiên cứu 13 Chương 1: Cơ sở lý luận 13 I-Cơ sở lý luận khoa học 13 1.1.Những khái niệm cơ bản. 13 1.2 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh lữ hành. 17 1.3 Vị trí và ý nghĩa của hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch. 19 1.4 Vai trò của bộ phận điều hành trong kinh doanh du lịch. 19 1.5 Hoạt động của bộ phận kinh doanh ( Sales và marketing) trong bộ phận điều hành: 20 1.5.1.Khái niệm về Sales và Marketing. 21 1.5.2.Lợi ích của Sales và Marketing: 24 1.5.3.Yêu cầu đối với nhân viên Sales và Marketing: 25 II- Cơ sở lý luận thực tiễn : 31 2.1.Tình hình kinh doanh lữ hành tại Tp. HCM những năm gần đây : 31 2.2.Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch ở Tp.HCM 35 2.3. Hiệu quả khai thác tour Tp.HCM - Củ Chi- Tây Ninh năm 2008. 39 2.3.1 Nghiên cứu nhu cầu của du khách : 42 2.3.2.Phân tích quy trình xây dựng tour Củ Chi - Tây Ninh : 45 a.Quy trình thiết kế - Tổ chức tour : b. Cách tính giá thành sản phẩm: c.Phương thức triển khai các hoạt động thiết kế, tiếp thị, bán và thực hiện chương trình Củ Chi – Tây Ninh của công ty : d.Đánh giá tính cạnh tranh tour Củ Chi- Tây Ninh của Cty III -Vai trò của bộ phận kinh doanh đối với kết quả kinh doanh 2008 của Cty. 54 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CTY 55 I – Giới thiệu chung về Cty du lịch Đệ Nhất. 55 II- Hoạt động của bộ phận Điều Hành tại Cty. 60 2.1.Tầm quan trọng của Điều hành với hoạt động của Cty: 60 2.2.Sơ đồ tổ chức của Phòng Điều Hành. 60 2.3. Vai trò của bộ phận Sales và Marketing trong hoạt động của Điều Hành 60 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN KINH DOANH Ở CTY. 61 3.1. Tình hình khai thác tour Củ Chi- Tây Ninh của Cty Đệ Nhất.( Hiệu quả chương trình du lịch ) 2008. 61 3.2. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn khi khai thác chương trình trên của Cty. 62 3.3.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tour Tp.HCM-Củ Chi- Tây Ninh. 63 PHẦN 3: KẾT LUẬN 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 70 PHỤ LỤC 72

doc47 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2988 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu hiệu quả kinh doanh qua việc khai thác chương trình du lịch của công ty TNHH Đệ Nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u không bao tiền hoa hồng. • Hệ thống thuế. Cách Tính Giá: Hiện nay, Cty Đệ Nhất sử dụng chiến lược giá xuất phát từ chi phí để tính giá thành cho sản phẩm. Định giá bán xuất phát từ chi phí được trình bày bằng công thức sau : Trong đó : G : giá bán đơn vị sản phẩm (đồng. Z : giá thành hoàn toàn đơn vị sản phẩm (đồng). M : lợi nhuận mục tiêu (đồng). Công ty xác định lợi nhuận mục tiêu theo tỷ lệ % của chi phí sản xuất (mZ) thường là 10%. Tuy nhiên, tùy vào các yếu tố khác mà lợi nhuận mục tiêu này có thể thay đổi 5%., 15% hay 20%. Tại Cty Đệ Nhất khi tính giá sẽ áp dụng cách tính Giá Bán = Giá Thành + Phí Phục Vụ + Lợi Nhuận Trong đó:Giá Thành : là giá chưa gồm các phí dịch vụ mà công ty phải thuê hoặc mua lại từ các dịch vụ khác như vận chuyển, ăn uống, vui chơi, tham quan…….. Phí phục vụ: 5% giá thành Lợi nhuận: 10 -15% giá thành Tuy nhiên trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh về giá cả nên công ty cũng không cứng nhắc áp dụng cách tính trên, mà phải tùy thuộc và tính chất của chương trình, khách hàng thời điểm tổ chức ->…. Sẽ cân đối lại giá để cho du khách một mức giá hợp lý nhất Giá bao gồm và không bao gồm: Trong lúc tính giá tour cần ghi rõ giá đã bao gồm những dịch vụ gì và không bao gồm dịch vụ gì. Giá áp dụng cho trẻ em…. 2. Nhân tố ảnh hưởng đến giá cả : Những nhân tố có thể kiểm soát được: Phương tiện vận chuyển : tùy thuộc vào địa điểm đến và sự lựa chọn của khách hàng về phương tiện vận chuyển như ô tô , tàu , máy bay.Chương trình Củ Chi- Tây Ninh đi bằng xe 45 chỗ thì giá khác với xe 35 chỗ, chương trình cho thiếu nhi khác với giá chương trình cho người lớn…. Nơi lưu trú : yêu cầu của khách về nơi lưu trú như resort, khách sạn, nhà nghỉ … Ăn uống : bao gồm các bữa ăn chính và bữa ăn phụ, hoặc buffet … tùy vào yêu cầu, sở thích của khách hàng để thiết kế cho các bữa ăn.Gía ăn sáng khác gía ăn trưa, ăn ở Fusaco khác với ăn ở Tx. Tây Ninh… Hướng dẫn viên : đây là người đóng vai trò quan trọng quyết định cho sự thành công của chuyến đi, là linh hồn của tour du lịch. Tham quan : phí vào cổng tham quan ở các địa danh cụ thể. Củ Chi Bến Dược: 15000VND/ khách (đoàn học sinh- sinh viên được giảm giá 10- 30 %). Gía khách nước ngoài 1 USD/ người. Núi Bà: Cáp treo 50000VND/ người- khứ hồi ; một lượt 30000VND/người.Máng trượt: 25000VND/người ( 1 chiều- từ núi xuống, chưa có chiều ngược lại ) . Bảo hiểm : du khách sẽ được công ty du lịch làm trung gian mua bảo hiểm cho chuyến đi, tạo sự an tâm cho du khách. Gía cho khách du lịch người Việt 1500 VND/ ngày, bồi thường tối đa 1 vụ 10000000VND. Gía cho khách quốc tế, Việt kiều là….., bồi thường tối đa…. Quà tặng : các tặng phẩm du lịch, giải thưởng trò chơi … Linh tinh khác : phí dự phòng, thuốc men. Những yếu tố trên có mức chi phí định trước. Việc định giá tour sẽ dựa vào tổng chi phí của các yếu tố này và thuế thu nhập phải nộp. Những yếu tố khách quan không kiểm soát được: Sức cạnh tranh trên thị trường : giảm giá, khuyến mãi để thu hút khách hàng. Thời điểm du lịch: do nhu cầu của du khách là chọn thời điểm du lịch vào mùa thích hợp. Do đó, việc giả định giá tour cũng ảnh hưởng theo mùa cao điểm hay thấp điểm.. *****Chương trình tr ên là Format chung với đối tượng là người lớn.Nếu khách là học sinh - sinh viên thì giá có thể giảm nhờ giá vé tại điểm tham quan giảm, khẩu phần ăn rẻ hơn so với người lớn, nếu đi nhiều xe ( hơn 1 xe) thì giá sẽ rẻ hơn 1 xe…. c.Phương thức triển khai các hoạt động thiết kế, tiếp thị, bán và thực hiện chương trình Củ Chi – Tây Ninh của công ty : Tiếp thị: Không ai có thể biết được sản phẩm của mình nếu không có chính sách quảng cáo phù hợp. Ở công ty phòng điều hành, tiếp thị chịu trách nhiệm về thống kê, quản lí, lưu trữ các số liệu, thông tin nhằm đưa ra kế hoạch hoạt động và thực hiện công tác tiếp thị cho công ty: - Sale tour qua điện thoại, đăng kí quảng cáo. -Qua Email của khách hàng , phát tờ rơi…. - Khảo sát các điểm nhằm đưa ra sản phẩm mới chào hàng trong các chương trình tour. - Thống kê các số liệu về doanh thu hiệu quả kinh doanh. - Lập các kế hoạch hoạt động kinh doanh và những biện pháp thực hiện cho các năm và trong từng thời kỳ dựa vào các số liệu thống kê và tình hình hoạt động kinh doanh thực tế. - Lưu trữ tổng hợp các báo cáo đoàn, các thông tin, hình ảnh khi khảo sát các tuyến điểm du lịch. - Biên tập và thiết kế các ấn phẩm phát cho du khách để giới thiệu tour, tuyến. Sản phẩm sau khi được thiết kế và tính toán các đại lượng có nội dung kinh tế được nhà sản xuất thực hiện những công việc cuối cùng nhằm chuẩn bị đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường . Công việc chuẩn bị để giới thiệu quảng cáo sản phẩm bao gồm: Xác định nhiệm vụ của Cty: Nhiệm vụ tổng quát của Cty được xác định thông qua việc trả lời các câu hỏi: nhóm khách hàng: khách đoàn, khách lẻ, nội địa hay quốc tế….Họ cần nhu cầu gì: nhu cầu thẩm nhận giá trị chiến lược tinh thần, nhu cầu vui chơi giải trí, nhu cầu thẩm nhận giá trị văn hóa, nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí. Tùy mỗi nhu cầu mà có chương trình du lịch phù hợp. Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bằng cách nào. Đây là vấn đề quyết định đến sự sống còn của công ty, thể hiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị kinh doanh. Thỏa mãn nhu cầu phải bằng sản phẩm mang đặc trưng cụ thể. Không giống hàng hóa, sản phẩm tiêu dùng , sản phẩm du lịch là sản phẩm trừu tượng , người mua không thể kiểm tra trước được nên khi đó xây dụng sản phẩm cần phải cụ thể tính trừu tượng để lại sức thuyết phục khách. Xác định mục tiêu: Là một công ty còn non trẻ trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành tại thị trường cạnh tranh gay gắt, mục tiêu của chiến lược đặt lợi nhuận lên hàng đầu nhưng cũng phải nâng cao uy tín và chất lượng dịch vụ của công ty. Sau khi có chương trình tour, tiến hành bán tour. Có 2 phương pháp bán tour: Yếu tố tạo nên giá: Hướng dẫn viên, khách sạn, các bữa ăn, phương tiện vận chuyển, phí tham quan, vé tham dự các chương trình biểu diễn, chi phí duy trì hoạt động sản xuất, quảng cáo,… - Phương pháp bán trực tiếp: Việc bán được thực hiện bởi nhân viên văn phòng ở công ty và gởi chương trình tour đến các đại lí. Khách đến với phương pháp này khá đông nhưng chủ yếu là khách lẻ, có mối quan hệ thân thiết với công ty. - Phương pháp bán gián tiếp: Bán thông qua các kênh phân phối. Việc bán được thực hiện bằng Fax, thư tín. Khách đoàn chiếm đa số. Sau khi bán được chương trình tour, xác định được ngày đi thì phòng điều hành tiến hành đặt dịch vụ và thực hiện hợp đồng du lịch. d.Đánh giá tính cạnh tranh tour Củ Chi- Tây Ninh của Cty Theo thống kê của yp.com ( trang vàng trực tuyến Tp.HCM), hiện nay Tp.HCM có khoảng 999 Cty du lịch- lữ hành lớn nhỏ, chưa kể các Cty thời vụ, làm ăn chup giật.Do đó,cạnh tranh với Cty Đệ Nhất khá cao nhất là tour du lịch ngắn ngày.Và tất nhiên trong đó sự cạnh tranh về tour du lịch tham quan- khám phá và hành hương Củ Chi- Tây Ninh của Đệ Nhất cũng nằm trong số đó. III - Vai trò của bộ phận kinh doanh đối với kết quả kinh doanh 2008 của Cty. Trong những năm hoạt động đầu tiên khi mới thành lập, công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách cần phải vượt qua. Do đó, doanh thu của những năm hoạt động này là không nhiều. Doanh thu hai quý cuối năm 2007 vào khoảng 150.000.000đ chủ yếu là khách nội địa và khách Việt Kiều về Việt Nam trong dịp tết. Tuy doanh thu năm đầu hoạt động không nhiều nhưng đây sẽ là bước đà cho sự phát triển của công ty trong những năm kế tiếp. Với những người lãnh đạo nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ về ngành du lịch. Công ty định hình được con đường kinh doanh, đề ra những chiến lược kinh doanh hợp lý và dần chiếm được thị phần của ngành du lịch. Năm 2008 là một bước nhảy vọt của doanh thu đạt được hơn 500.000.000đ. Đồng thời, với sự tăng nhanh của doanh thu công ty đã bắt đầu có sự tăng nhanh về lợi nhuận. Tiếp tục với đà tăng trưởng đó, công ty đã đầu tư, mở rộng quy mô nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ và ngày càng có uy tín trong lòng khách hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu công ty với các đơn vị cung ứng dịch vụ, tạo được nhiều mối quan hệ khách hàng thân thiết. Với những gì công ty đã gầy dựng trong những năm qua thì năm 2009 được dự báo là một năm thành công từ khi thành lập. Điều này thể hiện ở doanh thu trong quý 3/2008 vào khoảng hơn 300.000.000đ .(kế hoạch doanh thu năm 2009 là 1 tỷ đồng). CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CTY. I – Giới thiệu chung về Cty du lịch Đệ Nhất. • Bộ máy hoạt động và quá trình phát triển của Cty Đệ Nhất Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người là thư giãn và giải trí qua việc đi du lịch; để góp phần giải quyết việc làm cho 1 đội ngũ lao động đầy tâm huyết với nghề du lịch và để mọi người có thêm 1 thương hiệu lựa chọn để đi du lịch. Cty TNHH TM và DV DU LỊCH ĐỆ NHẤT đã chính thức đi vào hoạt động từ cuối tháng 3/ 2002..Tính đến nay, qua bao thăng trầm,Cty đã có mặt và góp tiếng nói cho ngành dịch vụ lữ hành được hơn 7 năm. 1. Tên Cty: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DU LỊCH ĐỆ NHẤT Tên viết tắt: Cty TNHH TM DVDL ĐỆ NHẤT Tên thương mại: The first travel. Địa chỉ : 78C43 Phạm Ngũ Lão, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh Điện Thoại: (08) 625 777 79- (08) 398 589 19 Fax: (08) 398 589 19 Mã số thuế: 0304253651 Số tài khoản: 032000757160001 tại Ngân Hàng Đông Á Vốn điều lệ : 300.000.000 (Ba trăm triệu đồng) Email: dulichdenhat@gmail.com 2. Giám đốc : Bà Trần Tuyết Lan .SN 1980 Họ tên người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp: Ông Hồ Văn Đoàn- Chức vụ: Phó Giám đốc. SN 1979 Địa chỉ : 78C43 Phạm Ngũ Lão, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh 3. Ngành nghề kinh doanh: Cho thuê xe du lịch 4-> 45 chỗ, tư vấn-thiết kế và tổ chức tour du lịch trong nước và quốc tế. Tổ chức các sự kiện, hội nghị khách hàng. …. 4. Thị trường mục tiêu khách: kinh doanh lữ hành nội địa + Khách hàng mục tiêu: học sinh-sinh viên và công nhân + Loại hình du lịch phục vụ khách:tham quan- học tập, dã ngoại , event, hành hương, giao lưu văn hoá…. 5. Chương trình du lịch cho khách nội địa: v 1 ngày: Vũng Tàu, Madagui, Củ Chi, Cần Gìơ, Long Hải, Lạc cảnh Đại Nam văn hiến , Bình Châu-Hồ Cốc,… v 2 ngày:Phan Thiết, Ninh Chữ, Đà Lạt, Nha Trang….. v 3 ngày: Phú Quốc, Côn Đảo, Châu Đốc- Hà Tiên, Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết…. v 4 ngày…. Đà Nẵng- Huế- Hội An v 5 ngày….Nha Trang- Đà Lạt, Miền Tây v Nhiều ngày: Miền Trung, Tây Nguyên… v Xuyên Việt • Tổ chức bộ máy kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp ( xem sơ đồ ) • Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận: Cơ cấu tổ chức của công ty cũng giống như một bộ máy hoàn chỉnh hoạt động có sự kết hợp chính xác của các bộ phận với nhau. Trong kinh doanh, để công ty hoạt động một cách có hiệu quả thì việc kết hợp các bộ phận, phòng ban phải linh hoạt, có mối liên hệ chặt chẽ trong quá trình làm việc để tạo thành một bộ máy thống nhất thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, khuyến khích nhân viên làm việc có hiệu quả. Hiện nay, công ty đang trong quá trình phát triển, quy mô hoạt động còn hạn chế, khối lượng công việc các bộ phận không quá nhiều nên công ty đã xây dựng cơ cấu tổ chức của mình theo “mô hình trực tuyến”. Với cơ cấu đơn giản nhưng có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và môi trường làm việc thân mật, cởi mỡ đã tạo thuận lợi trong suốt thời gian hoạt động. Giám đốc: Quản lý và lãnh đạo Cty Phó giám đốc: quản lý các phòng ban và là đại diện tư cách pháp nhân cho Giám đốc Trưởng phòng điều hành: điều xe, đặt dịch vụ, thiết kế chương trình, điều hứơng dẫn viên du lịch:đây là bộ phận quyết định đến sự thành công của các tour du lịch Ø Tổ chức khảo sát các địa điểm du lịch. Ø Nhận các yêu cầu về bộ phận kinh doanh để thiết kế, định giá các chương trình tour. Ø Liên hệ nhà xe, khách sạn, nhà hàng, bảo hiểm, các điểm tham quan … đảm bảo chất lượng phục vụ tốt nhất. Ø Điều động xe du lịch, sắp xếp hướng dẫn viên thích hợp. Ø Thực hiện tour theo chương trình cho khách hàng. Ø Tuyển chọn, đào tạo hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn cao. Ø Giải quyết sự cố phát sinh trong quá trình thực hiện tour. Ø Liên hệ, làm đại lý bán vé lẻ các tour trong và ngoài nước. Trưởng phòng kinh doanh: sales tour, quản lý nhân viên kinh doanh, đề ra phương hướng phát triển thị trường khách hàng ,tiếp thị bán hàng, lập kế hoạch kinh doanh. Ø Lập các kế hoạch kinh doanh phát triển công ty, nâng cao hiệu quả kinh tế. Ø Thu thập thông tin bên ngoài thị trường, tham mưu cho Ban Giám Đốc chiến lược kinh doanh đúng đắn tăng nhanh doanh số. Ø Tạo mối quan hệ với khách hàng thân thiết, tìm kiếm thêm nguồn khách mới. Ø Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến công ty, đưa ra biện pháp khắc phục. Đồng thời, nhận biết các cơ hội để có chiến lược phát triển. Ø Thương lượng giá cả các hợp đồng khách đoàn. Ø Chiêu mộ, nâng cao năng lực tiếp thị nhân viên bán hàng tìm kiếm hợp đồng khách hàng mới. Ø Xây dựng chiến lược giá, nâng cao khả năng cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ và lợi nhuận. Ø Thực hiện công các Marketing trên cơ sở quảng cáo, quảng bá các dịch vụ của công ty đến khách hàng. • Số lượng cán bộ nhân viên có trong biên chế Cty: 4 người ( chưa bao gồm các nhân viên thời vụ). • Cơ sở vật chất trang thiết bị tại Cty: 1. Thiết bị văn phòng:máy tính,máy in, máy photocopy, máy fax , điện thoại bàn 2. Các thiết bị khác: phương tiện vận chuyển liên kết với các đơn vị khác… II- Hoạt động của bộ phận Điều Hành tại Cty. 2.1.Tầm quan trọng của Điều hành với hoạt động của Cty: Xem 1.4 2.2.Sơ đồ tổ chức của Phòng Điều Hành(Xem sơ đồ tổ chức Cty). Là bộ phận quyết định đến sự thành công của các tour du lịch, bao gồm : trưởng phòng điều hành, liên hệ dịch vụ, hướng dẫn viên, thiết kế chương trình. v Tổ chức khảo sát các địa điểm du lịch. v Nhận các yêu cầu về bộ phận kinh doanh để thiết kế, định giá các chương trình tour. v Liên hệ nhà xe, khách sạn, nhà hàng, bảo hiểm, các điểm tham quan … đảm bảo chất lượng phục vụ tốt nhất. v Điều động xe du lịch, sắp xếp hướng dẫn viên thích hợp. v Thực hiện tour theo chương trình cho khách hàng. v Tuyển chọn, đào tạo hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn cao. v Giải quyết sự cố phát sinh trong quá trình thực hiện tour. v Liên hệ, làm đại lý bán vé lẻ các tour trong và ngoài nước. 2.3. Vai trò của bộ phận Sales và Marketing trong hoạt động của Điều Hành. Xem 1.5 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN KINH DOANH Ở CTY. 3.1. Tình hình khai thác tour Củ Chi- Tây Ninh của Cty Đệ Nhất.( Hiệu quả chương trình du lịch ) 2008. Tour Tây Ninh Củ Chi là một tour du lịch thuần túy phục vụ cho mọi đối tượng khách nội địa đặc biệt là học sinh - sinh viên. Và Đệ Nhất muốn khai thác mạnh tour này vì : thuận lợi cho vấn đề di chuyển và giá cả phải chăng; ngoài ra ở Tây Ninh và Củ Chi cũng có rất nhiều điều thú vị để hấp dẫn khách …-> cho nên trong tương lai Đệ Nhất sẽ tiếp tục khai thác và phát triển mạnh hơn nữa để phục vụ du khách ngoài những điểm rất quen thuộc: nghiên cứu những điểm du lịch mới lạ để đưa vào phục vụ quý khách đến với tuyến du lịch Củ Chi- Tây Ninh của Cty. Năm 2008, Cty khai thác được 500 chương trình du lịch nội địa, trong đó riêng chương trình Củ Chi- Tây Ninh đạt 153 tour với đối tượng khách chủ yếu là học sinh- sinh viên và công nhân( chiếm 30, 6 % hoạt động kinh doanh của Cty). Năm 2008 đã vượt chỉ tiêu đề ra là 20% chương trình Củ Chi- Tây Ninh.Có lẽ do Cty dự đoán được tình hình khó khăn của ng ành du lịch nên tập trung vào khai thác các tour ngắn ngày và giá rẻ để phục vụ cho túi tiền “ eo hẹp của du khách”.( tức kế hoạch đề ra là 100 tour du lịch Củ Chi- Tây Ninh và năm 2008 tăng so với dự kiến ban đầu là 10, 6 % cho chương trình Củ Chi- Tây Ninh). 3.2. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn khi khai thác chương trình trên của Cty. Thuận lợi : Thế mạnh của công ty du lịch Đệ Nhất là : • Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động làm việc hiệu quả luôn đem về lợi nhuân đều đặn cho công ty. • Uy tín chất lượng luôn được đảm bảo, tạo niềm tin tuyệt đối cho khách hàng. • Tour Củ Chi- Tây Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ ( xa hơn nữa là Đông Dương )-> đó là điều thuận lợi rất lớn . • Phục vụ mọi đối tượng du lịch về lịch sử - tôn giáo: nhất là học sinh - sinh viên, cựu chiến binh…. • Giá cả cũng phải chăng -> lợi thế rất lớn trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng hiện nay . Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi, Cty cũng gặp 1 số khó khăn: • Nguồn phương tiện vận chuyển còn phải liên kết với bên ngoài. • Đội ngũ hướng dẫn viên chưa được đào tạo chuyên sâu và chuyên nghiệp ; một số anh (chị) chưa có thẻ hành nghề, còn kém về tuyến điểm và nghiệp vụ. • Về tiềm năng phát triển tour trên không cao : các điểm tham quan không phong phú chủ yếu là những điểm tham quan rất quen thuộc, chưa đáp ứng được hết nhu cầu dã ngoại của khách .. • Với những điểm tham quan trên không thực sự hấp dẫn khách chủ yếu là du lịch tìm hiểu lịch sử - hành hương, học tập … chỉ phù hợp với một đối tượng khách la học sinh – sinh viên, số ít thì phù hợp cho cựu chiến binh. 3.3.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tour Tp.HCM-Củ Chi- Tây Ninh. Cần phải thiết kế những chương trình mới lạ hơn nữa ngoài chương trình tìm hiểu lịch sử có thể là phát triển những tour dã ngoại. Nâng cao chất lượng tour bằng những điểm tham quan mới,ha giá thành tour, khuyến mãi…. để thu hút khách . Quảng bá thông tin về những điểm đặc biệt của tour cho khách 1 cách rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng . Kết hợp chương trình trên với chương trình du lịch vùng Đông Nam Bộ ( xa hơn nữa là Đông Dương ) để tạo cảm giác mới lôi cuốn du khách… PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết Luận: Có quan niệm cho rằng, nghề hướng dẫn viên là một nghề nhàn hạ, đi làm như đi chơi, chẳng có gì là vất vả cả. Chỉ cần biết ăn nói lém lỉnh và biết dăm ba câu ngoại ngữ là có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch. Trong mỗi chuyến du lịch xa gần, sự có mặt của các hướng dẫn viên là một điều không thể thiếu, đặc biệt trong những hành trình tới vùng đất giàu giá trị lịch sử, văn hoá. Người hướng dẫn viên vừa là cuốn từ điển tổng hợp nhiều lĩnh vực thoả trí tò mò và sự ham hiểu biết của du khách, người hướng dẫn viên du lịch còn anh nuôi với hậu trường mắm muối dưa cà khi lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho vị khách của mình. Nhân viên điều hành các công ty du lịch chóng mặt trong công cuộc tìm kiếm hướng dẫn viên yêu nghề, biết nghề trong mùa vụ du lịch nội địa Các cuộc “bắt mối, săn tìm” thường diễn ra thông qua sự giới thiệu từ các quan hệ với hướng dẫn viên cũ mà điều hành lưu lại, công việc này tốn rất nhiều thời gian và công sức, và kết quả đổ bể khi không có hướng dẫn viên chuyên nghiệp đã xuất hiện không còn là chuyện hiếm nữa. Trải qua vài lần thực tế do trường tổ chức và các chuyến đi thực tập tại công ty, em cảm nhận nghề hướng dẫn viên là một nghề rất khó, thậm chí là một nghề “ lao động nặng”. Hướng dẫn viên phải lao động thực sự và lao động trong điều kiện hết sức vất vả. Lúc du khách đang say sưa, thích thú thưởng thức là lúc hướng dẫn viên làm việc, giới thiệu cho du khách và trả lời những thắc mắc, câu hỏi do khách đặt ra. Điều khó hơn là khách nước ngoài, hướng dẫn viên phải sử dụng ngôn ngữ của du khách khi diễn đạt kiến thức của mình, làm sao cho khách nghe một cách say sưa và hài lòng. Đây là một công việc mệt nhọc, một lao động cả về trí tuệ lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, đối tượng phục vụ của hướng dẫn viên rất đa dạng( bác sỹ, kỹ sư, giáo viên, công nhân viên chức, công nhân nhà may, thợ hồ…) nên hướng dẫn viên phải có những cách làm việc khác nhau sao cho phù hợp với từng đối tượng nhưng phải bảo đảm là làm hài lòng khách hàng. Do tính chất công việc, đòi hỏi người hướng dẫn viên phải thể hiện mình ở nhiều vai trò khác nhau: lúc là nhà hung biện, lúc là nhà sử học, lúc là ca sỹ bất đắc dĩ, khi thì chỉ là một người phục vụ bàn đơn thuần. Đôi lúc, chỉ vì những lí do vu vơ như việc bố trí khách sạn, nhà hàng, xe cộ không như yêu cầu hay vì những lý do bất khả kháng như trời mưa, xe hư… khách đều trút lên đầu hướng dẫn viên, thậm chí xúc phạm hướng dẫn viên. Một người thợ may có thể sửa chiếc áo nhiều lần, nhưng khách du lịch không chấp nhận cho một hướng dẫn viên nói sai nhiều lần. Ngoài ra, khi đang thuyết minh, hướng dẫn viên cũng phải quan sát xem khách có quan tâm đến vấn đề đang được đề cập hay không ? Nếu không, hướng dẫn viên phải biết cách lèo lái sang một đề tài khác một cách khéo léo. Điều này đòi hỏi hướng dẫn viên phải thật sự bản lĩnh….. Quả thật, để trở thành một hướng dẫn viên chuyên nghiệp không phải là dễ dàng. Một khó khăn nữa là do rất nhiều lý do, hạn chế mà nhà trường không tổ chức được nhiều chuyến đi thực tế cho sinh viên. Sinh viên cũng được khuyên nên tập trung việc học thay vì đi làm thêm bên ngoài. Lí thuyết là thế, nhưng thực tế lại là chuyện khác. Hầu hết các công ty du lịch có xu hướng tuyển những hướng dẫn viên có kinh nghiệm và có thâm niên trong nghề. Họ ít cho sinh viên thực t ập, có lẽ do tâm lý ích kỉ giấu nghề hay 1 lý do nào đó-> Ngành du lịch hiện nay đang gặp một số vấn đề nan giải về nhân sự cao cấp : Ngành du lịch Việt Nam phát triển cũng lâu, những tưởng là sẽ có " tre già ", nhưng thực sự không phải vậy. Nhân tài thực sự không hề hiếm mà ở chính thái độ không open của nhà quản trị. Cụ thể trong ngành DL, xét trên khía cạnh làm HDV, hoặc nhân sự thông thường như sale/operation... cũng chỉ có một số ít cơ sở đào tạo có thể tự tin đáp ứng được số lượng khiêm tốn những bạn có thể làm tốt sau... nửa năm. Những điều nêu trên lý giải tại sao một sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành du lịch nhưng lại không hoạt động trong ngành du lịch mà phải chuyển sang làm những công việc khác. Riêng bản thân em, qua vài chuyến thực tập, được nói và đứng trước du khách, được giới thiệu với họ về những danh lam thắng cảnh của đất nước, phong tục văn hóa riêng của từng địa phương. Em cảm thấy thật tự hào và hạnh phúc. Nhìn nụ cười rạng rỡ, ánh mắt hài lòng của du khách và nhận được sự cảm ơn của họ vì đã mang mùa xuân đến cho họ. Em cảm thấy, công việc này thật ý nghĩa. Khó khăn, vất vả lại tan biến đi. Nghề hướng dẫn cần phải có sự đam mê. Hi vọng rằng, sự đam mê du lịch và lòng hăng say với công việc trong tôi vẫn luôn hừng cháy để em vững tin hơn bước tiếp con đường minh đã chọn dẫu biết rằng phía trước còn rất nhiều khó khăn và thử thách. Em tin rằng, thế hệ trẻ chúng em có đủ khả năng, bản lĩnh để đưa ngành du lịch Việt Nam phát triển và giới thiệu đến bạn bè quốc tế vì: “ Có nơi đâu đẹp tuyệt vời Như sông như núi như người Việt Nam ” Không một ai có thể thành công và trưởng thành trong cuộc sống với khối kiến thức suông chỉ toàn là lí thuyết. “ Học phải đi đôi với hành”. Nhưng chính khối lí thuyết này là cơ sở, tiền đề rất quan trọng , là nền tảng giúp ta bước vào cuộc sống thực tế, rèn luyện, thực hành, phát huy trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Với khối kiến thức quí thầy cô truyền dạy cho em, trong hơn 2 tháng thực tập vừa qua em có điều kiện để phát huy và áp dụng vào thực tiễn. Mặc dù, giữa lí thuyết và thực tế có khoảng cách khá xa nhau, nhưng trong thời gian này em đã hiểu rất nhiều và gần như xóa được khoảng cách vô hình này và hiểu rằng: chỉ có nền tảng vững chắc mới dễ thành công. Sau thời gian thực tập tại công ty và thực tế trên tour- tuyến , em đã được học hỏi và tiếp thu và trưởng thành rất nhiều về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: - Nghiệp vụ làm việc ở văn phòng: Em được rèn luyện và hiểu được công việc hàng ngày của một nhân viên ở văn phòng du lịch: photo coppy, nhận và Fax tài liệu, cách nghe và trả lời điện thoại, đặt các dịch vụ cho tour du lịch cụ thể, … và có thể làm việc này thành thạo khi ra trường. Khi đi học, em chỉ học kiến thức chuyên môn, không có môn học nghiệp vụ làm việc văn phòng. - Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch: sau vài lần được các anh trong công ty sắp xếp cho em tham gia đi phụ tour để học hỏi kinh nghiệm, em đã học được nhiều vấn đề từ đơn giản: phát khăn, nón, nước,… đến phức tạp: cách xử lí tình huống, cách ứng xử với du khách khi gặp vấn đề ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Và sau đó, em có thể tự mình nhận đoàn và trở thành một hướng dẫn viên chính trong chương trình tour của công ty. - Thiết kế và tính giá tour : được sự hướng đẫn tận tình của các anh chị trong công ty nên em có thể tự thiết kế một số tour cơ bản như City tour, Củ Chi- Tây Ninh,Vũng Tàu, Phan Thiết, Nha Trang, Đà Lạt..... và thực hiện một chương trình du lịch cụ thể đạt chất lượng cao và thu hút sự chọn của du khách -Tự tin trong giao tiếp: môi trường làm việc khác xa nhiều khi ở giảng đường. Đến công ty em thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, tiếp xúc với khách hàng,… nên em đã học được cách ứng xử, đối thoại với mỗi người. Phát huy, áp dụng môn giao tiếp du lịch em đã được học ở nhà trường một cách hiệu quả nhất. - Rèn luyện được tính năng động, nhạy bén hơn trong công việc, và trong cách xử lí tình huống, ứng xử trong xã hội hiện đại này.…. Kiến nghị : Kiến Nghị Đối Với Công Ty Hiện nay công tác kinh doanh lữ hành tại công ty rất tốt. nên em không ý kiến gì công ty đang trên đà phát triển là một cơ hội tốt để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh của công ty và cạnh tranh tốt với các thương hiệu khác trên thị trường với ưu thế đó công ty nên phát huy tính vốn có hiện nay nhưng để có vị thế mạnh hơn nữa công ty cũng nên có thêm lĩnh vực kinh doanh lữ hành quốc tế. Kiến Nghị Đối Với Nhà Trường Qua 3 năm học vừa qua học tại trường đã cho em rất nhiều kỉ niệm đẹp, kiến thức bổ ích để làm hành trang cho công việc của mình cho công việc của mình sau này trong lĩnh vực du lịch. Nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em vừa học vừa đi thực tập tour thực tế để học hỏi và bổ sung kỹ năng cũng như kinh nghiệm cho chúng em sau này . Các tour mà lớp em đã được tham gia : 1. Tp.Hồ Chí Minh - Tiền Giang - Bến Tre ( 1 ngày ) 2 Củ Chi – Tây Ninh (1 ngày ) 3. Nha Trang – Đà Lạt (5 ngày – 4 đêm ) 4. City tour Tp.HCM ( 1 ngày) 4. Tp.HCM - Cần Thơ –Sóc Trăng (2 ngày - 1 đêm ) 5. Tp.HCM - Quảng Bình (9 ngày – 8 đêm ) Bên cạnh đó em cũng xin có một đóng góp nhỏ đối với trường về chuyên ngành du lịch số lượng tour đi thực tế chưa nhiều. Em mong nhà trường sẽ có kế hoạch cho khoa du lịch sau này tổ chức nhiều chuyến đi thực tế hơn nhằm giúp nâng cao hiệu quả cho các sinh viên du lịch . Nếu được, nhà trường ta nên đào tạo liên kết với doanh nghiệp, nghĩa là đưa sinh viên đi học tập và thực tế tại doanh nghiệp trong suốt qu á trình học và đào tạo cái xã hội đang cần chứ không đào tạo tràn lan. Đào tạo nhân tài cho đất nước chú trọng về chất lượng hơn số lượng . TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1.Công ty DVLH Saigon Tourist (2005), Cẩm nang hướng dẫn du lịch. 2. Cẩm Nang Hướng Dẫn Viên Du lịch - Trần Văn Mậu biên soạn –NXB Giáo dục 2006). 3. Thầy Lê Quốc Khánh, Đề cương bài giảng, Thiết kế và tổ chức tour du lịch. 4. Ths Trần Ngọc Nam, Marketting du lịch, Nxb Tổng hợp Đồng Nai. 5. Bình Minh, Sổ tay hướng dẫn du lịch, Nxb TP.HCM. 6. Tài liệu nội bộ của công ty TNHH TMDV DL ĐỆ NHẤT 7. Gs Nguyễn Văn Lê, Tâm lí học du lịch, Nxb Trẻ. 8. Công ty DVLH Saigon tourist, Thuật hướng dẫn đoàn. 9. Ts Trần Văn Thông, Tổng quan du lịch, Nxb Đại học quốc gia TP.HCM. 10. Tổng cục du lịch Việt Nam, trung tâm công nghệ thông tin du lịch, Non nước Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin. 11. Nhiều tác giả, Việt Nam nơi chốn bình yên, Nxb Thanh Niên. 13. Giáo trình Tổng Quan du lịch ( Thầy Huỳnh Thanh Thi biên soạn - 2007) 14. Giáo trình quản lý và điều hành chương trình du lịch, Giáo trình thiết kế tour và định giá chương trình du lịch ( Thầy Lê Đức Tính biên soạn – 2008). 15.Tài liệu nội bộ HDV CLB : Đồng Hành Việt, Gót Việt, Vietsun 16. Trang web: - www.dulichvn.org.com - www.againtravel.com - www.vietnamtourism.com - www.vnn.com - www.xomdulich.com - www.tuoitre.com.vn - www.diendandulich.com - www.diendandulich.net - www.hochiminhcity.gov.vn - www.svhtt.hochiminhcity.gov.vn/ - www.cinet.gov.vn/ - www.vietnamtourism.gov.vn/) PHỤ LỤC ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH HƯỚNG DẪN DU LỊCH ĐỀ TÀI: HIỆU QUẢ KHAI THÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH “CỦ CHI- TÂY NINH” CỦA CÔNG TY DU LỊCH ĐỆ NHẤT PHẦN I: MỞ ĐẦU • Giới thiệu về ngành Du lịch Việt Nam • Hoạt động kinh doanh lữ hành • Chương trình du lịch – Sản phẩm khai thác của các doanh nghiệp lữ hành • Giá trị khai thác của các chương trình du lịch đối với doanh nghiệp. • Lý do chọn đề tài: “Hiệu quả khai thác chương trình du lịch Củ Chi- Tây Ninh của Cty du lịch Đệ Nhất” • Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa khoa học, tính ứng dụng trong thực tiễn của đề tài • Phương pháp nghiên cứu đề tài. • Giới hạn nội dung nghiên cứu:Hiệu quả khai thác chương trình Củ Chi- Tây Ninh trong năm 2008. PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I – Cơ sở lý luận khoa học 1.1.Những khái niệm cơ bản: a. Điểm Du lịch b. Tuyến Du lịch c. Chương trình Du lịch 1.2 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh lữ hành. a. Đặc điểm về sản phẩm lữ hành. b. Đặc điểm về các yếu tố cấu thành. c. Đặc điểm về các đối tượng phục vụ. 1.3 Vị trí và ý nghĩa của hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch. a. Vị trí. b. Ý nghĩa. 1.4 Vai trò của bộ phận điều hành trong kinh doanh du lịch. 1.5 Hoạt động của bộ phận kinh doanh ( Sales và marketing) trong bộ phận điều hành. a. Khái niệm về Sales và Marketing. b.Lợi ích của Sales và Marketing. c.Yêu cầu đối với nhân viên Sales và Marketing. II- Cơ sở lý luận thực tiễn: 2.1 Tình hình kinh doanh lữ hành tại Tp. HCM những năm gần đây. 2.2 Hiệu quả khai thác tour Tp.HCM - Củ Chi- Tây Ninh năm 2008. 2.3 Vai trò của bộ phận kinh doanh đối với kết quả kinh doanh 2008 của Cty. CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CTY. I – Giới thiệu chung về Cty du lịch Đệ Nhất. *Hoạt động kinh doanh của Cty. II- Hoạt động của bộ phận Điều Hành tại Cty. 2.1.Tầm quan trọng của Điều hành với hoạt động của Cty. 2.2. Sơ đồ tổ chức của Phòng Điều Hành. 2.3. Vai trò của bộ phận Sales và Marketing trong hoạt động của Điều Hành. CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN KINH DOANH Ở CTY. 3.1. Tình hình khai thác tour Củ Chi- Tây Ninh của Cty Đệ Nhất. 3.2. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn khi khai thác chương trình trên của Cty. 3.3.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tour Tp.HCM-Củ Chi- Tây Ninh. PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Một số nội dung thuyết minh trên tuyến Toà Thánh Tây Ninh được xây dựng từ năm 1936, tọa lạc trong một khuôn viên 1Km2 cách trung tâm Thị xã 5Km. Từ xa nhìn lại, Toà Thánh hiện ra thật lộng lẫy, uy nghi với những màu sắc, hoa văn rực rỡ. In vào mắt du khách đầu tiên là những đỉnh đài cao được trang trí bằng các hình thể, hoạ tiết tinh xảo, khéo léo có một không hai: Bạch Ngọc Chung đài, Lôi Âm Cổ đài, Bát Quái đài, Nghinh Phong đài. Càng đến gần du khách sẽ càng ngạc nhiên vì lối kiến trúc độc đáo, có sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc Á Đông và Phương Tây. Nguyên Do Thành Lập Đạo Cao Đài Bất cứ thời đại nào, khi con người quá khốn khổ, khi xã hội dẫy đầy tội ác, lọan lạc thì một tôn giáo ra đờị Từ ngàn xưa khắp thế giới nhân lọai đã hữu phước có những tôn giáo như Ấn Độ Giáo, Do Thái Giáo, Bái Hỏa Giáo (Zoroasterism), Phật Giáo, Lão Giáo, Khổng Giáo, Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo v. v.... Xuyên qua các tôn giáo, người ta thấy rằng dù được thành lập ở những nơi khác nhau, vào những thời kỳ khác nhau, dưới những hình thức khác nhau, các tôn giáo đều có cùng một chơn lý. Chơn lý đó là một quyền năng tối cao, một Đấng Tạo Hóa tạo nên càn khôn thế giới và muôn lòaị Đấng Tạo Hóa luôn luôn ngự trong tâm khảm của con ngườị Các tôn giáo gọi Đấng Tạo Hóa bằng những danh từ khác nhaụ Ấn Độ Giáo gọi là Chơn Như Đại Linh Quang, Do Thái Giáo gọi là Jehovah, Bái Hỏa Giáo gọi là Ahura Mazda, Phật Giáo gọi là Phật Tánh, Lão Giáo là Đạo, Khổng Giáo gọi là Thái Cực. Thiên Chúa Giáo gọi là Đấng Christ Hồi Giáo gọi là Allah, và con người gọi nôm na là Ông Trời, God, Dieu .... Nhưng rồi qua thời gian, chơn lý càng ngày càng bị tam sao thất bổn. Chúng sanh có khuynh hướng thiên về vật chất, càng đua tranh hiềm khích nhau, kỳ thị nhau vì tôn giáo khác biệt, thậm chí tàn sát lẫn nhau qua những cuộc thánh chiến dai dẳng. Tình người giữa cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè thì bị vật chất chi phốị Trước những tệ trạng hiện tại, những khuynh hướng đại đồng được thành lập để làm một nhịp cầu liên kết các tư tưởng và triết lý Đông Tây như Đạo để chỉ cho con người thấy rằng. "Mọi tôn giáo đều có cùng một nguyên lý." Đức Chí Tôn dạy: Nhiên Đăng Cổ Phật thị ngã, Thích Ca Mâu Ni thị ngã, Thái Thượng Nguơn Thỉ thị ngã, Kiêm viết Cao Đàị hay là: Phật Trời, Trời Phật cũng là ta Nhánh nhóc chia ba cũng một Già Thích, Đạo, Gia Tô tay chưởng quản, Thương dân xuống thế độ lần bạ Đức Chí Tôn cũng còn dạy rằng: "Khi lập càn khôn thế giái rồi, Thầy phân tánh Thầy mà sanh ra vạn vật là vật chất, thảo mộc, thú cầm và nhân lọai gọi là chúng sanh. Vậy các con đủ hiểu rằng mỗi vật hữu sanh nơi thế gian đều do chơn linh Thầy mà ra, có sống ắt có Thầy, Thầy là cha sự sống." Hay nói cách khác, tất cả con người dầu thuộc sắc dân nào, dù thuộc giai cấp nào cũng đều là anh em với nhau có cùng một Đấng Cha Trờị Mỗi chúng sanh đều có một phần chơn linh của Thượng Đế. Vì vậy Đức Chí Tôn mới dạy: "Thầy là các con, các con là thầỵ" Thật ra những lời dạy của Đức Thượng Đế Cao Đài không khác chi những lời dạy của Ngài trong những ngàn năm về trước khi Ngài mở Đạo Tiên, Đạo Phật, Đạo Nho, Đạo Thánh. Trong Ấn Độ Giáo có dạy: "Thượng Đế là đại linh quang, con người là tiểu linh quang".Đức Chúa Jesus dạy: "Ta và Cha Ta là một". Tuy nhiên, với thời gian, con người càng ngày càng chú trọng đến hữu vi sắc tướng, đến vật chất bên ngòai mà quên đi bản thể cao quí ở trong lòng mình và vì vậy càng ngày càng xa Chơn Đạọ Để tái tạo cho thế giới nhân lọai một đời sống thánh đức, thái bình an lạc, Đức Thượng Đế lập nên Đạo Cao Đài, dạy cho mổi người phải biết mình và mọi người cùng là anh em với nhau, vì ai ai cũng có một phần chơn linh của Đấng Cha Trời, và mọi tôn giáo ở thế gian đều có cùng MỘT LÝ. Mục Đích Của Đạo Cao Đài Mục đích gần: Hướng dẫn chúng sanh làm tròn nhơn đạo, thương yêu lẫn nhau và tôn trọng lẽ công bình hầu tạo nên một cuộc đời thánh đức, thái bình an lạc ở thế gian. Mục đích tối hậu: Mục đích tối hậu của đạo Cao Đài là giúp cho con người giải thoát. Giáo hóa con người ý thức rằng đời là cõi tạm vô thường, sự nghiệp hạnh phúc kễ cả mạng sống đều không bền vững. Thân thể con người là một khối máu thịt hợp với thất tình lục dục và nghiệp lực quá khứ, ngoại trừ một điểm chơn linh cao quí. Cõi trần là dục giới, có nhiều quyến rũ, lôi cuốn mê hoặc làm cho lòng tham dục con người luôn bị dấy động, khát vọng gia tăng, nên lầm lũi chạy theo ngoại cảnh cầu thỏa mãn, vì thế mà chịu ảnh hưởng của sự đắc thất, vui buồn, khổ lụy, lòng không lúc nào được an ổn để đủ sáng suốt mà tự biết mình vốn có một điểm chơn linh cao quí, tức là chơn tâm phật tánh bên trong, đang bị lòng tham dục che lấp. Mục đích tối hậu là dạy con người hướng vào nội tại tâm hồn, tu theo Thiên Đạo để tỏ ngộ tự tánh, tìm thấy bổn tánh đồng thể cùng Đức Chí Tôn Thượng Đế đạt cơ giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi đau khổ. Đức Chí Tôn dạy: Một ngày thỏn mỏn một ngày qua Tiên, Phật nơi mình, chẳng ở xa Luyện đặng tinh thông muôn tuổi thọ Cửa Tiên xuất nhập cũng như nhà. Thánh ngôn: "Ta vì lòng đại từ, đại bi, lấy đức háo sanh dựng nên nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.Tôn chỉ là vớt kẻ hữu phần vào địa vị cao thượng để tránh khỏi luân hồi và nâng đỡ kẻ có tánh đức vào cõi an nhàn, cao hơn phẩm hèn khó ở cõi trần thế nàỵ" Đạo Cao Đài được chia làm hai phần, phổ độ và vô vi để thích ứng với trình độ tâm linh của chúng sanh. 1- Phần Phổ Độ hay là phần nhơn đạo: Trong phần này người tín đồ Cao Đài tu tâm sửa tánh để làm tròn nhơn đạo: * Làm lành lánh dữ, * Biết thương yêu và tránh sát hại chúng sanh, vì mỗi chúng sanh là một phần chơn linh của Thượng Đế và chơn linh ấy cũng như chúng ta đang chịu ảnh hưởng của luật luân hồi nhân quả. * Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ và độ dẫn chúng sanh. Phần đông tín đồ Cao Đài tu theo nhơn đạọ Thánh ngôn: "Các con sanh trưởng nơi thế gian này, khi tử hậu các con đi về đâủ Cả kiếp luân hồi của chúng sanh, thay đổi từ vật chất ra thảo mộc, từ thảo mộc ra côn trùng, từ côn trùng ra thú cầm, loài người phải chuyển kiếp ngàn ngàn muôn muôn lần mới đến địa vị nhân phẩm. Nhân phẩm chia ra nhiều hạng. Bậc đế vương nơi địa cầu này chưa bằng bậc chótcủa nhân phẩm ở địa cầu 67: số địa cầu càng tăng lên, nhân phẩm càng cao trọng. Mãi đến đệ nhất địa cầu, Tam Thiên Thế Giái rồi mới đến Tứ Đại Bộ Châu rồi mới vào Tam Thập Lục Thiên; qua Tam Thập Lục Thiên rồi phải còn chuyển kiếp tu nữa mới vào Bạch Ngọc Kinh, Phật gọi là Niết Bàn. Một kẻ kia, tuy có chân trong tôn giáo, đã làm tròn nhân đạo, tức là làm xong bổn phận làm người thì buổi chung qui cứ theo nấc trên mà tiến lần. Trên đường về Thầy, các con thử nghĩ ngày nào mới đến? Vì vậy nên Thầy ban cho nhân loại một quyền hành rất rộng: nếu các con sớm tỉnh ngộ thì một đời tu cũng có thể trở về cùng Thầy". 2- Phần Vô Vi hay là Thiên Đạo: Những bậc xuất thế, chẳng còn bận rộn với nhân tình thế sự chỉ lo tu tập đạo pháp tối thượng bằng phép thiền định đến khi đắc đạo, viên mãn rồi đem sở đắc của mình mà giúp đờị Bằng phương pháp thiền định họ lần lần dẹp bỏ tham, sân, si, thất tình lục dục, lắng dịu tâm hồn để đi vào cõi hư vô tuyệt đốị Đức Ngô Văn Chiêu người đệ tử đầu tiên của Đức Cao Đài tu theo Thiên Đạo lập nên phái Chiếu Minh Vô Vi với Thánh Tịnh tọa lạc tại Cần Thơ, Việt Nam. Khi mới mở đạo, Đức Cao Đài có dạy rằng: "Khoa tịnh luyện dĩ nhiên phải có, nhưng đó là việc saụ" Ngay buổi đầu Ngài có lần ngăn cản nhiều vị muốn đi tịnh và dạy rằng: "Thanh nhàn chưa phải buổi xem mai". Ngài khuyên tất cả chư môn đệ lo lập công bồi đức; một khi công đầy quả đủ, Ngài sẽ cho một câu cũng đủ thành đạọ Tổ Chức Đạo Cao Đài Vào năm 1926, Đức Cao Đài và Đức Lý Thái Bạch có giáng cơ ấn định tổ chức đạo Cao Đài như sau: I - QUYỀN THIÊNG LIÊNG: Do Bát Quái Đài là cơ quan lập pháp tối cao của Đại Đạo đặt dưới quyền chửơng quản của Đức Cao Đài cùng các Đấng Thiêng Liêng như Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử, Khổng Tử, Quan Thế Âm, Lý Thái Bạch Đại Tiên, Quan Thánh Đế Quân, Jesus Christ v. v......Bát Quái Đài là nơi thờ phựơng Đức Thựơng Đế cùng các Đấng Thiêng Liêng. II - QUYỀN HỮU HÌNH: gồm có Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đàị A - Cửu Trùng Đài là cơ quan hành pháp của Đại Đạo thi hành các luật pháp để độ rỗi chúng sanh. Tuy nhiên Cửu Trùng Đài chỉ có quyền về phần xác mà thôị Chỉ có Bát Quái Đài mới có quyền về phần hồn. Cửu Trùng Đài đựơc đặt dưới quyền của Giáo Tông. Dứơi Giáo Tông có những chức sắc như sau: - 3 vị Chưởng Pháp - 3 vị Đầu Sư - 36 vị Phối Sư - 72 vị Giáo Sư - 3,000 Giáo Hữu - Vô số Lễ Sanh - Vô số Chức Việc Chưởng Pháp có nhiệm vụ xem xét luật lệ trước khi đựơc ban hành. Đầu Sư có nhiệm vụ trông nom về phần đời của các tín đồ. Trong 36 vị Phối Sư bầu ra 3 vị Chánh Phối Sư. Ba vị nầy có quyền thay mặt Đầu Sư. Phối sư thi hành trách nhiệm của Chánh Phối Sư giao phó và có thể đứng đầu điều hành một viện tại Toà Thánh. Giáo Sư đứng đầu một Trấn Đạo hay là vùng. Giáo Hữu đứng đầu một Châu Đạo hay là tỉnh. Lễ Sanh đứng đầu một Tộc Đạo hay là quận. Chức Việc đứng đầu một Hương Đạo hay là xã. B - Cửu Trùng Đài là cơ quan lập pháp làm trung gian giữa Bát Quái Đài và Cửu Trùng Đàị Hiệp Thiên Đài là nơi Đức Cao Đài và các Đấng Thiêng Liêng giáng cơ ban truyền luật đạo, thánh giáo và cũng là nơi Giáo Tông cầu nguyện thông công với Bát Quái Đàị Hiệp Thiên Đài còn là cơ quan ban hành, gìn giử giáo pháp để tránh tình trạng thất chơn truyền. Hiệp Thiên Đài được đặt dưới quyền của Hộ Pháp. Cao Đài Tiên Ông - Đại Bồ Tát Ma Ha Tát Là Gì? Đây là danh hiệu đầy đủ mà Đức Thượng Đế mượn để mở đạo Cao Đàị Danh hiệu nầy có ý nghĩa Tam Giáo qui nguyên hay là sự hiệp nhứt của ba nền tôn giáo lớn, Nhân đạo, Tiên đạo, và Phật đạọ Cao Đài ám chỉ Nhân đạo vì Nho giáo có câu: Đầu thượng viết Cao Đài nghĩa là trên đỉnh đầu của mổi người có Đức Cao Đài ngự. Cao Đài do chữ Hán Việt có nghĩa là cái đài caọ Tiên Ông là một phẩm chót của Tiên đạọ Đại Bồ Tát Ma Ha Tát là một phẩm chót của Phật đạọ Danh hiệu Cao Đài Tiên Ôtng Đại Bồ Tát Ma Ha Tát còn chỉ sự hạ mình của Thượng Đế xuống phẩm chót của các đạọ Thánh ngôn: Ông Thầy cho các con hiểu rằng, buổi tạo thiên lập địạ Thấy sanh ra lòai người nhằm giờ Dần, vậy từ đây Thầy dùng các con làm tay chân mà gầy dựng nên nền chánh giáọ Lại cũng kể ngày nay là ngày phát khởi nguồn Đại Đạo lấy hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Còn Thầy thì tá danh Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Trong danh hiệu ấy gồm thâu cả Nho, Thích, Đạọ Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, 70 km phía tây bắc Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống này được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các bụi cây. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là "đất thép", nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công Sài Gòn. Khu địa đạo Bến Dược (thuộc xã Phú Mỹ Hưng - huyện Củ Chi) đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử quốc gia (theo quyết định số 54/VHQĐ ngày 29 tháng 4 năm 1979 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa). Hệ thống địa đạo Bến Đình (thuộc xã Nhuận Đức - căn cứ của Huyện ủy Củ Chi trong thời kỳ kháng chiến) cũng được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia (theo quyết định số 101/2004/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin). Khu di tích địa đạo C ủ Chi bao gồm Bến Dược - căn cứ Khu uỷ Sài Gòn Gia Định và Bến Đình - căn cứ Huyện uỷ Củ Chi. Khu Di tích Lịch sử Địa đạo Củ Chi (Bến Dược) cách trung tâm thành phố khoảng 70 cây số, là vùng đất với địa danh Bến Dược, có ranh giới thiên nhiên là sông Sài Gòn, bên kia sông là Trảng Bàng của tỉnh Tây Ninh và Dầu Tiếng của tỉnh Bình Dương. Địa đạo Bến Dược gồm có: Hệ thống địa đạo, Đền Bến Dược, Khu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi. 1 trong những lý giải về tên gọi Bến Dược: Trước đây, nơi đây là địa điểm vượt qua sông Sài Gòn để đi qua các tỉnh Đông Nam Bộ khác. Nhưng do người ở đây là người Nam bộ nên từ "Bến Vượt" đã bị nói trại đi thành "Bến Dược" ("Bến Dược" ở đây không là bến, hay trung tâm, cung cấp thuốc). Từ năm 1990 đến nay, khu Địa đạo Bến Dược thay đổi không ngừng, các rừng cây mới trồng đã lên cao xen với rừng nguyên sinh còn sót lại sau chiến tranh, các tầng địa đạo được giữ lại thành khu tham quan đuợc gia cố chắc chắn và đặt các hình người bằng composte mô tả phòng họp, trạm xá, ụ chiến đấu, hầm tránh bom và nơi sinh hoạt của cán bộ chiến sĩ thời chiến tranh. Năm 1991, trong thời kỳ đầu tôn tạo và mở rộng khu di tích địa đạo Củ Chi, các đoàn khách tham quan - trong đó có các bà má cách mạng, các cán bộ phụ nữ các tỉnh - khi nghĩ đến cán bộ, chiến sĩ và đồng bào Sài Gòn Gia Định hy sinh trong thời chiến tranh, đã tìm chỗ thắp nhang tưởng nhớ. Các má van vái liệt sĩ rồi cắm nhang dưới gốc cây, bên bờ cỏ với lòng thương nhớ khôn nguôi. Điều xúc động này đã mở ý cho lãnh đạo khu di tích địa đạo Bến Dược - Củ Chi xây dựng "một nơi tưởng nhớ liệt sĩ" ngay tại vùng đất vốn chịu nhiều bom đạn khủng khiếp của quân thù. Sau nhiều lần xin ý kiến và được sự đồng ý, ủng hộ của lãnh đạo và nhân dân thành phố, đền Tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược được khởi công xây dựng ngày 19 tháng 5 năm 1993 và khánh thành ngày 19 tháng 12 năm 1995. Đền Tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược với ý tưởng ban đầu là nơi thờ phụng các liệt sĩ Củ Chi hy sinh trên đất Củ Chi, đã được chuyển lên một cấp độ cao hơn là thờ phụng những người con ưu tú của Sài Gòn Gia Định và các tỉnh thành trong cả nước đã đóng góp máu xương cho vùng đất anh hùng Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn trong hai thời kỳ kháng chiến. Danh sách liệt sĩ được bổ sung nhiều lần. Tính tới năm 2008, danh sách liệt sĩ được đưa vào thờ phụng tại đền Tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược đã lên đến con số 44.728 . Sau lễ khánh thành đền Tưởng niệm năm 1993, Thành uỷ và Uỷ ban Nhân dân TPHCM lấy ngày 19.12 hàng năm để tổ chức tại đền lễ tri ơn các anh hùng liệt sĩ và đồng bào Sài Gòn Gia Định đã góp công lao, xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đây cũng là dịp để khu di tích Địa đạo Củ chi tổ chức lễ hội văn hoá - thể thao với nhiều loại hình thi đua, vui chơi giải trí mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc. Đối với người dân các xã ở huyện Củ Chi, những ngày này trở thành ngày hội truyền thống. Vào các ngày lễ lớn, khách viếng thăm đền và thắp hương tưởng niệm liệt sĩ rất đông nói lên được tình cảm và sự tri ân của người dân thành phố đối với người đã khuất, thể hiện đạo đức truyền thống của dân tộc ta "uống nước nhớ nguồn". Các vị lãnh đạo Đảng, nhà nước khi đến viếng đền tưởng niệm đã trồng cây lưu niệm. Vườn cây quanh đền nay đã xanh tươi. Từ đầu năm 2000, một công trình được triển khai ngay trên khu đất rộng 20ha trong Khu Di tích địa đạo, cho đến nay đang hình thành đã tái hiện vùng đất cây cỏ hoang sơ thành "vùng Giải phóng" lấy bối cảnh trước năm 1965, tức trước lúc Mỹ đổ quân đánh phá Củ Chi, mở rộng chiến tranh cục bộ. Vùng giải phóng với làng chiến đấu có chốt gác và kẻng báo động, có chợ, lớp học, nhà trung nông với cối xay gạo, nhà dân với giàn bí xanh, lò nấu rượu, nơi tráng bánh... bên ngoài là giao thông hào, xa xa có 2 anh du kích đang đào địa đạo, vài con trâu gặm cỏ, cô gái hái rau... mô tả một cuộc sống bình yên nhưng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ xóm làng của người Củ Chi. Chợ trong vùng giải phóng bày bán khô, mắm, gạo, thức ăn, quần áo, rỗ rá, nón, dép... đặc biệt có món bánh xèo nhà quê và rượu đế Hoa Hồng. Chuyển sang thời chiến, vùng giải phóng của giai đoạn sau 1965 đầy vết tích chiến tranh, với chiến hào có các tay súng du kích, có xe tăng giặc bốc cháy; hầm của công binh xưởng chế tạo võ khí từ mìn trái lép, có trạm xá với các thương binh và có nắng gay gắt trên đầu mô tả đất Củ Chi thời giặc Mỹ "ủi sạch, phá sạch, đốt sạch". Theo dự án tái hiện vùng giải phóng Củ Chi, trong năm nay sẽ có thêm trên khoảnh đất này một không gian khác với "Ấp chiến lược" nơi giặc gom dân từ các xóm ấp về có hàng rào gai, vọng gác; với vùng tranh chấp địch-ta trong thời điểm từ 1965 đến 1973 và sau khi các ấp chiến lược bị quân và dân Củ Chi san bằng, người dân cùng nhau trở về nền đất cũ... Ngày nay, địa đạo Củ Chi còn khoảng 120 km được bảo vệ và đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn cho du khách đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh.Số du khách đến với Khu Di tích Lịch sử Địa đạo Củ Chi tăng dần hàng năm, cộng thêm với khách đoàn phần đông là người nước ngoài đến di tích căn cứ Huyện uỷ tại Bến Đình, con số đã lên đến 1,5 triệu người. Với sinh viên, học sinh thành phố? nhiều buổi lễ kết nạp Đoàn viên và hội trại được tổ chức tại đây, trên khoảng sân rộng bên bờ sông Sài Gòn lộng gió. Đến với địa đạo Củ Chi, khách du lịch hiểu thêm truyền thống đấu tranh kiên cường, sự gian khổ của chiến sĩ, đồng bào Củ Chi qua các phim tư liệu, sản vật trưng bày và qua thực tế khi chui vào các đường ngầm trong lòng đất, phát hiện hầm chông, hầm bí mật; cảm nhận được sự diệu kỳ của "địa đạo chiến"tại Củ Chi, một điểm độc đáo của thế trận chiến tranh nhân dân. Ngoài ra: Lịch sử vùng Sài Gòn- Gia Định, lý giải tên gọi An Sương, Hóc Môn - Bà Điểm ,Củ Chi, đặc sản Tây Ninh: Bánh canh Trảng Bàng, muối Tây Ninh……, sơ lược về Tây Ninh là những nội dung cần thuyết minh trên tuyến Mục Lục Lời nói đầu 1 Phần 1:Mở đầu 3 1.1.Sơ nét về hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch của Việt Nam nói chung: 3 1.1.1.Lịch sử ngành du lịch Việt Nam: 3 1.1.2.Tình hình kinh doanh du lịch hiện tại ở Việt Nam: 6 1.2.Hoạt động kinh doanh lữ hành: 9 1.3. Chương trình du lịch - sản phẩm khai thác của doanh nghiệp lữ hành. 9 1.4. Giá trị khai thác của các chương trình du lịch đối với doanh nghiệp. 11 1.5.Lý do chọn đề tài: “Hiệu quả khai thác chương trình du lịch Củ Chi- Tây Ninh của Cty du lịch Đệ Nhất” 11 1.6.Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa khoa học, tính ứng dụng trong thực tiễn của đề tài. 12 1.7.Phương pháp nghiên cứu đề tài 12 1.8.Giới hạn nội dung nghiên cứu: 12 Phần 2 : Nội dung nghiên cứu 13 Chương 1: Cơ sở lý luận 13 I-Cơ sở lý luận khoa học 13 1.1.Những khái niệm cơ bản. 13 1.2 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh lữ hành. 17 1.3 Vị trí và ý nghĩa của hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch. 19 1.4 Vai trò của bộ phận điều hành trong kinh doanh du lịch. 19 1.5 Hoạt động của bộ phận kinh doanh ( Sales và marketing) trong bộ phận điều hành: 20 1.5.1.Khái niệm về Sales và Marketing. 21 1.5.2.Lợi ích của Sales và Marketing: 24 1.5.3.Yêu cầu đối với nhân viên Sales và Marketing: 25 II- Cơ sở lý luận thực tiễn : 31 2.1.Tình hình kinh doanh lữ hành tại Tp. HCM những năm gần đây : 31 2.2.Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch ở Tp.HCM 35 2.3. Hiệu quả khai thác tour Tp.HCM - Củ Chi- Tây Ninh năm 2008. 39 2.3.1 Nghiên cứu nhu cầu của du khách : 42 2.3.2.Phân tích quy trình xây dựng tour Củ Chi - Tây Ninh : 45 a.Quy trình thiết kế - Tổ chức tour : b. Cách tính giá thành sản phẩm: c.Phương thức triển khai các hoạt động thiết kế, tiếp thị, bán và thực hiện chương trình Củ Chi – Tây Ninh của công ty : d.Đánh giá tính cạnh tranh tour Củ Chi- Tây Ninh của Cty III -Vai trò của bộ phận kinh doanh đối với kết quả kinh doanh 2008 của Cty. 54 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CTY 55 I – Giới thiệu chung về Cty du lịch Đệ Nhất. 55 II- Hoạt động của bộ phận Điều Hành tại Cty. 60 2.1.Tầm quan trọng của Điều hành với hoạt động của Cty: 60 2.2.Sơ đồ tổ chức của Phòng Điều Hành. 60 2.3. Vai trò của bộ phận Sales và Marketing trong hoạt động của Điều Hành 60 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN KINH DOANH Ở CTY. 61 3.1. Tình hình khai thác tour Củ Chi- Tây Ninh của Cty Đệ Nhất.( Hiệu quả chương trình du lịch ) 2008. 61 3.2. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn khi khai thác chương trình trên của Cty. 62 3.3.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tour Tp.HCM-Củ Chi- Tây Ninh. 63 PHẦN 3: KẾT LUẬN 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 70 PHỤ LỤC 72

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu hiệu quả kinh doanh qua việc khai thác chương trình du lịch của công ty TNHH Đệ Nhất.doc
Luận văn liên quan