Đề tài Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của vosco năm 2009 và phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

TÌNH HÌN TÌNH H LỜI MỞ ĐẦU Vận tải biển là ngành quan trọng trong thời đại hiện nay. Một quốc gia có nền vận tải biển phát triển là một quốc gia chiếm nhiều ưu thế. Không những tạo ra thế chủ động trong quan hệ kinh tế đối ngoại, vận tải biển cũn làm tăng nguồn thu ngoại tệ nhờ việc phát triển mạng lưới vận tải. Bên cạnh đó, vận tải biển cũng đẩy mạnh quá trình xuất nhập khẩu, tạo động lực thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển Đặc biệt đối với nước ta, với hơn 3200 km đường bờ biển kéo dài và nhiều vịnh vũng thuận lợi nên vận tải biển giữ vai trò then chốt trong mạng lưới vận tải quốc gia. Cùng với sự phát triển như vũ bão của của nền kinh tế thế giới, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao kéo theo sự gia tăng nhu cầu về vận chuyển hàng hoá cũng như đi lại. Trước tình hình đó đòi hỏi ngành vận tải phải không ngừng đổi mới, phát triển và hoàn thiện về mọi mặt: qui mô, tổ chức, số lượng, chủng loại phương tiện, năng suất, hiệu quả hoạt động . để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Trong xu thế đó, Công ty vận tải biển Việt Nam (VOSCO) đó nhanh chúng nắm bắt cơ hội, đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động, nhờ đó đó phát triển ngày càng lớn mạnh, có những đóng góp không nhỏ cho ngành vận tải biển nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Năm vừa qua là một năm đầy biến động của công ty cổ phẩn vận tải biển Việt Nam, khi mà cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế diễn ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt đông sản xuất kinh doanh của công ty. Trong hoàn cảnh đó toàn công ty đã có những nỗ lực hết mình đưa Công ty thoái khỏi tình trạng khó khăn, hướng đến năm 2010 với những mục tiêu khả quan. Trong thời gian thực tập nghiệp vụ tại Công ty cổ phẩn vận tải biển Việt Nam (Vosco) , em có cơ hội được tìm hiểu rõ hơn về công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam ( VOSCO), quy trình nghiệp vụ phòng khai thác container tuyến Hải Phòng – Hồ Chí Minh. Trong bài báo cáo thực tập này, em xin được trình bày một số vấn đề đã tìm hiểu được trong quá trình thực tập tại Công ty. KẾT CẤU BÁO CÁO LỜI MỞ ĐẦU . 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM ( VOSCO) 3 1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty 1.1. Sơ lược hình thành và phát triển của công ty vận tải biển Việt Nam 3 1.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty . 6 2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban . 7 2.1.Phòng khai thác - thương vụ . 8 2.2.Phòng vận tải dầu khí . 8 2. 3.Phòng vận tải container . 8 2.4.Phòng kĩ thuật 8 2.5.Phòng vật tư . 9 2.6.Phòng tài chính kế toán 9 2.7.Trung tâm thuyền viên và trung tâm huấn luyện thuyền viên12 9 2.8.Phòng hàng hải . 10 2.9.Phòng tổ chức - tiền lương 10 2.10. Phòng hành chính 10 2.11. Phòng thanh tra - bảo vệ - quân sự 11 2.12. Ban quản lý an toàn và chất lượng 11 3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty12 4. Các lĩnh vực hoạt động của công ty . 14 CHƯƠNG II. PHÒNG VẬN TẢI CONTAINER VÀ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ . PHỐI HỢP CÔNG VIỆC . 15 . 1. Tổng quan các bộ phận . 15 1.1. Bộ phận thị trường ( Sales/ Marketing) . 16 1.2. Bộ phận khai thác ( Operation – OPS) 18 1.3. Bộ phận chứng từ ( Documentation – DOC) . 20 1.4. Bộ phận quản lý container ( Equipment control – EQC) 21 1.5. Bộ phận đại lý thủ tục ( Boarding Agent) . 21 1.6. Bộ phận kế toán, thương vụ ( Accounting) 22 2. Quy trinh phối hợp công việc giữa các bộ phận 23 2.1. Chiều xuất . 24 2.2. Chiều nhập 25 3. Mô tả liên hệ công việc giữa các bộ phận . 25 4. Theo dõi chi phí và tính hiệu quả khai thác 28 5. Nhận xét . 29 CHƯƠNG III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA . VOSCO NĂM 2009 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI . 30 1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2009 31 1.1. Tình hình chung . 31 1.2. Những kết quả đạt được năm 2009 33 2. Phướng hướng phát triển của công ty thời gian tới 39 2.1. Một số mục tiêu chính . 39 2.2. Về kế hoạch đầu tư phát triển đội tàu năm 2010 . 40 2.3. Về đơn giá tiền lương . 43 2.4. Về kế hoạch đổi mới và phát triển doanh nghiệp 43 2.5. Một số vấn đề khác . 44 2.6. Kế hoạch phát triển trong tương lai . 44 KẾT LUẬN . 45

doc45 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3949 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của vosco năm 2009 và phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức lao động và tiền lương trong hoạt động khai thác kinh doanh của công ty. Phòng có chức năng chủ yếu sau: + Tổng hợp cân đối kế hoạch sản xuất kinh doan h vận tải, kết quả sản xuất kinh doanh toàn công ty, theo dõi diễn biến thị trường, chính sách xã hội trong và ngoài nước ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh. + Tham mưu cho lãnh đạo để có biện pháp điều động phù hợp. + Quản lý khai thác sử dụng lực lượng lao động của công ty, tổ chức tái đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. + Xây dựng các định mức lao động, lập kế hoạch về lao động tiền lương phù hợp. 10. Phòng hành chính Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc các công việc hành chính như: + Quản lý về văn thư lưu trữ, lập kế hoạch mua sắm các trang thiết bị văn phòng phẩm. + Quản lý và lập kế hoạch tu sửa, bảo dưỡng trụ sở chính và các chi nhánh, trang thiết bị nội thất, thiết bị văn phòng, thiết bị thông tin liên lạc. + Quan hệ với các cơ quan chức năng trong địa phương để giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thuận lợi. 11. Phòng thanh tra - bảo vệ - quân sự Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc giải quyết công tác thanh tra, bảo vệ sản xuất, thực hiện công tác quân sự. Phòng có nhiệm vụ chủ yếu sau: + Tham mưu giúp Tổng giám đốc các công tác thanh tra theo quy định và pháp lệnh thanh tra Nhà nước, triển khai công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn trong công ty, tổ chức thực hiện các pháp lệnh về dân quân tự vệ, quản lý trang thiết bị tự vệ trong công ty. + Tổ chức chỉ đạo hướng dẫn về chống cướp biển, chống khủng bố trên biển. 12. Ban quản lý an toàn và chất lượng Chịu trách nhiệm về hệ thống quản lý an toàn (ISM Code) và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.    HiÖn t¹i, c«ng ty cã:    * 09 chi nh¸nh vµ 01 v¨n phßng ®¹i diÖn: Chi nh¸nh t¹i Hµ Néi §Þa chØ: 22 YÕt Kiªu, Hoµn KiÕm, Hµ Néi Chi nh¸nh t¹i Qu¶ng Ninh §Þa chØ: 53 Lª Th¸nh T«ng, thµnh phè H¹ Long Chi nh¸nh t¹i §µ N½ng §Þa chØ: 255 TrÇn Phó, thµnh phè §µ N½ng Chi nh¸nh t¹i Qu¶ng Ng·i §Þa chØ: 79 Phan §×nh Phïng, tØnh Qu¶ng Ng·i Chi nh¸nh t¹i Quy Nh¬n §Þa chØ: 212 §èng §a, thµnh phè Quy Nh¬n Chi nh¸nh t¹i Nha Trang §Þa chØ: 34 TrÇn Phó, VÜnh Nguyªn, thµnh phè Nha Trang Chi nh¸nh t¹i Vòng Tµu §Þa chØ: 160 H¹ Long, thµnh phè Vòng Tµu Chi nh¸nh t¹i Thµnh phè Hå ChÝ Minh §Þa chØ: 69 Hµm Nghi, thµnh phè Hå ChÝ Minh Chi nh¸nh t¹i CÇn Th¬ §Þa chØ: 89A C¸ch M¹ng Th¸ng T¸m, thµnh phè CÇn Th¬ V¨n phßng ®¹i diÖn t¹i Bangkok §Þa chØ: Sethiwan Tower 20th Floor, Silom, Bangrak Bangkok 10500, Thailand    * 05 ®¬n vÞ h¹ch to¸n trùc thuéc gåm: XÝ nghiÖp ®¹i lý s¬n XÝ nghiÖp ®¹i lý dÇu nhên §¹i lý giao nhËn vËn t¶i ®a ph¬ng thøc (VFFC) Trung t©m thuyÒn viªn XÝ nghiÖp söa ch÷a c¬ khÝ.    * C¸c tæ chøc cã vèn gãp cña c«ng ty: C«ng ty cæ phÇn chøng kho¸n H¶i Phßng Ng©n hµng TMCP Hµng h¶i ViÖt Nam C«ng ty cæ phÇn Hµng h¶i Hµ Néi. III. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam có trụ sở làm việc khang trang được trang bị đầy đủ thiết bị văn phòng cần thiết, có một đội tàu viễn dương lớn nhất cả nước, có các xưởng, các xí nghiệp sửa chữa lớn nhỏ phục vụ cho đội tàu của Công ty. Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện nay của Công ty bao gồm: - Nhà cửa, vật kiến trúc - Máy móc thiết bị phục vụ quá trình làm việc - Các chi nhánh, các đại lý, các xí nghiệp sửa chữa tàu - Đội tàu gồm 29 chiếc - Đội ca nô đưa đón người ra tàu, từ tàu vào bờ, chuyên trực bến phục vụ tàu - Đội ca nô chuyên cung cấp nước ngọt và dịch vụ cho tàu - Một số phương tiện vận tải phục vụ cho công tác hành chính Công ty có tài khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải (MSB) với số tài khoản: VND: 3611 001 0026 USD: 621 002 0026 Tại thời điểm năm 2009, tổng tài sản của Công ty là 4.900 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 1.400 tỷ đồng. 1. Tài sản cố định của Công ty: STT Tài sản cố định Nguyên giá (đồng) Giá trị còn lại (đồng) 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 29.017.477.959 19.286.850.171 2 Máy móc thiết bị 1.211.441.394 866.220.030 3 Phương tiện vận tải 2.978.424.952.639 1.713.284.211.928 4 Tài sản cố định khác 4.752.933.030 1.312.802.628 5 Tài sản cố định vô hình 2.619.367.500 2.619.367.500 2. Lực lượng lao động và trình độ lao động: - Tổng số lao động hiện tại là 1677 người gồm có 1585 nam và 92 nữ , nữ được bố trí làm việc trên 28 tàu, 16 chi nhánh và 13 phòng ban nghiệp vụ. - Về độ tuổi lao động + Từ 18- 29 tuổi: 548 người + Từ 30 - 44 tuổi: 651 người + Từ 45- 60 tuổi: 478 người + Từ 60 tuổi trở nên: 0 người - Về bố trí lao động + Lao động khối phòng ban: 221 người + Lao động khối Chi nhánh: 191 người + Lao động khối tàu ( thuyền viên): 1210 người - Về trình độ lao động + Thạc sỹ : 10 người + Đại học: 784 người + Cao đẳng: 163 người + Trung cấp 136 người + Sơ cấp: 597 người + Lao động phổ thông: 0 người 3. Đội tàu của Công ty: Đội tàu của Công ty hiện nay là đội tàu lớn nhất nước. Tính đến tháng 2010, đội tàu của Công ty gồm 28 con tàu, trong đó số lượng tàu hàng khô là 21 tàu, tàu dầu là 5 và tàu container là 2 tàu. Đa số các con tàu được đóng ở Nhật Bản (21 tàu), ngoài ra được đóng ở Hàn Quốc (2 tàu) và Việt Nam (5 tàu). Đội tàu của Công ty có: Tổng trọng tải: 546.237 DWT Tuổi tàu bình quân: 15,17 tuổi IV. Các lĩnh vực hoạt động của công ty C«ng ty cæ phÇn VËn t¶i biÓn ViÖt Nam (VOSCO) ho¹t ®éng theo GiÊy chøng nhËn ®¨ng ký kinh doanh sè 105598 do Së kÕ ho¹ch ®Çu tư H¶i Phßng cÊp, ®¨ng ký lÇn ®Çu ngµy 05/03/1993 vµ ®¨ng ký thay ®æi lÇn thø 8 ngµy 15/03/2002, vµ cã thay ®æi sau khi cæ phÇn ho¸. Các lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là Kinh doanh vËn t¶i biÓn: hµng kh«, hµng container, dÇu th«, dÇu s¶n phÈm, khÝ gas, ho¸ chÊt VËn t¶i ®a phương thøc DÞch vô bèc dì hµng ho¸ t¹i c¶ng biÓn, khai th¸c kho b·i vµ dÞch vô giao nhËn, kho vËn Kinh doanh tµi chÝnh vµ kinh doanh bÊt ®éng s¶n DÞch vô ®¹i lý tµu biÓn DÞch vô ®¹i lý vËn t¶i DÞch vô m«i giíi hµng h¶i DÞch vô cung øng tµu biÓn DÞch vô söa ch÷a tµu biÓn, söa ch÷a container §¹i lý phô tïng, thiÕt bÞ chuyªn ngµnh hµng h¶i Kinh doanh xuÊt nhËp khÈu hµng ho¸ §¹i lý mua b¸n, ký göi hµng ho¸ §¹i lý b¸n vÐ m¸y bay DÞch vô cung øng vµ xuÊt khÈu lao ®éng Kinh doanh kh¸ch s¹n, nhµ hµng, cho thuª v¨n phßng DÞch vô vui ch¬i, gi¶i trÝ CHƯƠNG II PHÒNG VẬN TẢI CONTAINER VOSCO VÀ QUY TRÌNH PHỐI HỢP CÔNG VIỆC GIỮA CÁC BỘ PHẬN 1. TỔNG QUAN CÁC BỘ PHẬN Phòng vận tải container tại trụ sở Hải Phòng sẽ gồm những bộ phận chính sau: Bộ phận thị trường ( Marketing) Bộ phận khai thác ( Operations) Bộ phận chứng từ ( Documentation – DOC) Bộ phận quản lý thiết bị ( Equipment Control – EQC) Bộ phận đại lý thủ tục ( Boarding Agent) Bộ phận kế toán thương vụ ( Accounting) Trưởng phòng container Equipment Control Marketing Operation DOC Boarding Agent Accounting 1.1 Bộ phận thị trường (Sales / Marketing) 1.1.1 Chức năng nhiệm vụ - Nghiên cứu thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh - Tiếp cận khách hàng, quảng bá dịch vụ và bán hàng - Chăm sóc và duy trì khách hàng - Phối hợp với các bộ phận khác 1.1.2 Sơ đồ tổ chức Trưởng phòng container Bộ phận Marketing Các bộ phận khác Sales (Outdoor sales) Sales Support (Indoor sales) Customer Service 1.1.3 Mô tả công việc a. Trưởng bộ phận Marketing Xây dưng chương trình Marketing (Martketing Plan), chính sách Marketing (Marketing Policy)…và trực tiếp tổ chức áp dụng các chương trình chính sách này tại bộ phận Marketing. Phối hợp xây dựng biểu giá cước, chính sách cước Quản lý chương trình bán hàng Quản lý quan hệ khách hàng CRM (Customer Relationship Management) Quản lý hệ thống thông tin về các đối thủ cạnh tranh Lập các báo cáo về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh theo yêu cầu quản lý b. Sales Bán hàng (Sales), quản lý công cụ nợ, theo dõi đôn đốc việc thu cước và các phụ phí (nếu có) Duy trì, phát triển quan hệ với các khách hàng hiện có, tiếp cận phát triển khách hàng mới Thu thập thông tin thị trường (Cơ cấu, luồng hàng, mùa vụ…) Thu thập thông tin, xây dựng, cập nhật hệ thống quan hệ khách hàng CRM Thu thập thông tin, xây dựng, cập nhật hệ thống thông tin về các đối thủ cạnh tranh Tham gia xây dựng chương trình Marketing, chính sách Marketing Phối hợp thực hiện các báo cáo (Reports), thăm dò (Surveys), dự báo (Forecast) Lập các bản dự báo (Forecast) về lượng vỏ cần thiết để bộ phận EQC chủ động điều phối vỏ nếu cần thiết. c. Sales Support / Indoor sales Phối hợp và hỗ trợ đội ngũ Outdoor Sales trong việc bán hàng Lập, gửi Booking Note Thông báo cho khách hàng các loại phụ phí (nếu có) Lấy xác nhận trả cước của người nhận hàng (qua VOSCO cảng dỡ) nếu cước trả sau. Duy trì, phát triển quan hệ với các khách hàng hiện có, tiếp cận phát triển khách hàng mới Thu thập thông tin thị trường (Cơ cấu, luồng hàng, mùa vụ…) Thu thập thông tin, xây dựng, cập nhật hệ thống quan hệ khách hàng CRM Thu thập thông tin, xây dựng, cập nhật hệ thống thông tin về các đối thủ cạnh tranh Tham gia xây dựng chương trình Marketing, chính sách Marketing Phối hợp thực hiện các báo cáo (Reports), thăm dò (Surveys), dự báo (Forecast) d. Customer Service Giải đáp các thắc mắc của khách hàng hoặc chuyển đến các bộ phận liên quan Cập nhật, gửi lịch tàu cho khách hàng Phối hợp với các bộ phận khác giải quyết các đề nghị của khách hàng liên quan đến Thời gian miễn phí ( Free time), phạt lưu bãi (Demurrage), phạt lưu container (Detention), phí bãi (Storage Charge)… 1.2 Bộ phận khai thác (Operation) – OPS 1.2.1 Chức năng nhiệm vụ - Tổ chức khai thác đội tàu container - Tổ chức khai thác tại các đầu bến - Thuê/ Cho thuê định hạn tàu container 1.2.2 Sơ đồ tổ chức Trưởng phòng container Bộ phận khai thác Các bộ phận khác Ship Operation CY Operation Shipside Operation 1.2.3 Mô tả công việc a. Bộ phận khai thác tàu Tham gia lập, cập nhật lịch tàu trên các tuyến Theo dõi, đôn đốc, đảm bảo tàu chạy đúng lịch trình Kết nối thông tin liên lạc giữa tàu và các phòng ban trong công ty Đàm phán, theo dõi các hợp đồng thuê/cho thuê định hạn (nếu có) Quản lý chi phí khai thác, thuê/cho thuê định hạn (nếu có) b. Bộ phận khai thác tại bãi (CY Operation) - Chiều nhập (Inbound) Kiểm tra số liệu hàng nhập so với DOC và AGENT Phối hợp với Cảng, kiểm kiện trong việc làm hàng nhập Kiểm tra, ký, đóng dấu xác nhận lệnh giao hàng (D/O) cho khách hàng Báo cáo thông tin về container giao cho khách trong ngày cho bộ phận EQC Kiểm tra quyết toán phí lưu bãi hàng tháng trước khi chuyển cho bộ phận thương vụ Lưu trữ tài liệu, hồ sơ liên quan đến hàng nhập Lập báo cáo chuyến, báo cáo tháng với hàng nhập - Chiều xuất (Outbound) Cấp vỏ cho khách hàng Theo dõi, kiểm tra số lượng, tình trạng container có hàng khi hạ về các bãi (phối hợp với EQC) Cập nhật thông tin về hàng hạ bãi trong ngày cho EQC Lập Pre-Loading List, Loading List, Manifest gửi các bên liên quan Phối hợp với Shipside OPS giám sát đôn đốc việc xuất hàng từ các bãi ra cầu tàu Lập báo cáo chuyến, báo cáo tháng với hàng xuất c. Bộ phận khai thác tại cầu tàu (Shipside Operation) - Chiều nhập Nhận sơ đồ xếp hàng nhập (Inbound Bay Plan) Giám sát, điều phối, đôn đốc đảm bảo việc dỡ hàng nhanh chóng đúng kế hoạch Thông báo cho Cảng, bãi, đội vận tải kế hoạch làm hàng nhập. Lưu ý công nhân khi xếp/dỡ các lô hàng đặc biệt (hàng lạnh, nguy hiểm, quá khổ, quá tải…) Lập biên bản, báo cáo, phối hợp xử lý kịp thời các sự cố nảy sinh trong quá trình dỡ hàng - Chiều xuất Phối hợp với đại phó trên tàu lập sơ đồ xếp hàng xuất ( Bay Plan) Giám sát, điều phối, đôn đốc công tác xếp hàng tại cầu tàu Phối hợp với nhân viên khai thác hàng xuất (Outboun OPS) đảm bảo xếp tàu nhanh chóng, đúng kế hoạch Sau khi tàu chạy, gửi Bay Plan, danh sách hàng đặc biệt (hàng lạnh, nguy hiểm,…) cho bộ phận khai thác tại cảng dỡ Làm báo cáo chuyến (Terminal Departure Report) Lưu trữ tài liệu, hồ sơ của mỗi chuyến 1.3 Bộ phận chứng từ (Documentation) – DOC 1.3.1 Chức năng nhiệm vụ : Tiến hành các nghiệp vụ liên quan đến chứng từ 1.3.2 Sơ đồ tổ chức Trưởng phòng container Bộ phận chứng từ Các bộ phận khác Chứng từ xuất Chứng từ nhập 1.3.3 Mô tả công việc - Chiều nhập Nhận, kiểm tra, yêu cầu đầu Cảng xếp sửa đổi Manifest hàng nhập (nếu cần) Gửi thông báo tàu đến Phát hành lệnh giao hàng (D/O) - Chiều xuất (Outbound) Phát hành vận đơn (B/L), giấy gửi hàng (Sea Waybill), lược khai hàng hóa (Manifest) Truyền dữ liệu hàng xuất cho Cảng dỡ 1.4 Bộ phận quản lý container (Equipment Control) – EQC 1.4.1 Chức năng nhiệm vụ - Điều phối vỏ - Thuê/Cho thuê vỏ - Mua/bán vỏ - Sửa chữa/thuê sửa chữa. đảm bảo chất lượng vỏ 1.4.2 Sơ đồ tổ chức 1.4.3 Mô tả công việc Dựa vào dự báo lượng vỏ cần thiết từ bô phận Marketing, nếu cần thiết sẽ điều chuyển (Reposition) vỏ container (giữa các Depot, các Cảng…)hoặc tiến hành các nghiệp vụ SWAP (Direct Interchange), Free Use với các hãng tàu khác Kiểm tra tình trạng vỏ, và tiến hành (thuê) sửa chữa vỏ khi cần thiết Nhận báo cáo từ các cầu tàu, bãi và cập nhật hệ thống Kiểm tra, xác nhận tiền phạt lưu bãi (Demurrage), phạt lưu container (Detention), phí bãi (Storage Charge)… Lập các báo cáo (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng…) về danh sách vỏ sẵn sàng tại các bãi, lượng vỏ Longstay, vỏ đặc biệt, vỏ hư hỏng… Đàm phán, theo dõi các hợp đồng mua, bán, thuê, cho thuê vỏ 1.5 Bộ phận Đại lý thủ tục (Boarding Agent) 1.5.1 Chức năng nhiệm vụ : Phụ trách công việc đại lý tàu ở Cảng 1.5.2 Mô tả công việc Thu xếp thủ tục, cầu bến, phương tiện hỗ trợ cho tàu ra vào Cảng Kết hợp với bộ phận OPS theo dõi quá trình làm hàng và phối hợp xử lý các tình huống phát sinh Thu thập, báo cáo thông tin về an toàn hàng hải, lịch tàu, năng suất bốc xếp, các thông tin về Cảng, cầu bến, thiết bị xếp dỡ 1.6 Bộ phận kế toán, thương vụ (Accounting) 1.6.1 Chức năng, nhiệm vụ : Lập kết toán và hạch toán thu chi 1.6.2 Sơ đồ tổ chức Trưởng phòng container Bộ phận kế toán thương vụ Các bộ phận khác Bộ phận thương vụ Bộ phận kế toán 2.6.3 Mô tả công việc a. Bộ phận thương vụ Lập kết toán chuyến (Trip Account), kiểm tra đối chiếu các hóa đơn yêu cầu thanh toán trong Trip Account trước khi chuyển bộ phận tài vụ Kiểm tra, đối chiếu các quyết toán, hóa đon về xếp dỡ, lưu bãi vận chuyển Theo dõi, sửa đổi, bổ sung các hợp đồng với Cảng, bãi, vận tải, kiểm đếm, cung ứng… b. Bộ phận kế toán, thủ quỹ Phát hành hóa đon cước và các dịch vụ khác Hàng ngày thu cước, đặt cọc, phí lưu container, lưu vỏ và các loại phí khác (phí chứng từ, phí vận đơn, phí D/O, phí vệ sinh, sửa chữa Container…) Trả tiền cược vỏ cho khách hàng (sau khi đã khấu trừ các khoản phí phát sinh) Vào sổ quỹ, kiểm quỹ và lập biên bản quỹ hàng ngày Thông báo cho các bộ phận liên quan trong trường hợp nợ quá hạn để phối hợp xử lý Phối hợp với các Sales trong giải quyết công nợ Hạch toán thu chi 2. QUY TRÌNH PHỐI HỢP CÔNG VIỆC GIỮA CÁC BỘ PHẬN 2.1 Chiều xuất 2.1.1 Lập thỏa thuận lưu khoang – Booking Sau khi nhận được yêu cầu booking từ khách hàng (thông qua đàm phán, hoặc dựa trên các hợp đồng đã ký…), bộ phận Sales/Marketing thu thập đầy đủ thông tin cần thiết trên Booking Soạn thảo Thỏa thuận lưu khoang (Booking Note), sau đó gửi khách hàng (Shipper) qua đường bưu điện hoặc fax Yêu cầu Shipper kiểm tra, chỉnh sửa và gửi lại ( thường bằng fax) để xác nhận tính chính xác của thông tin Nhân viên Sales sẽ ký xác nhận và gửi Booking cho Shipper Ghi chú: Hàng ngày bộ phận Marketing in danh sách lưu khoang (Daily Booking List) để theo dõi và gửi bộ phận OPS để tham khảo. Một ngày trước khi tàu chạy, Marketing lập “Temporary Booking List gửi OPS. 2.1.2 Cấp vỏ Khách hàng mang Booking tới bộ phận khai thác tại CY để lấy chì và lệnh cấp vỏ Khách hàng mang lệnh cấp vỏ tới bãi để lấy container rỗng đi đóng hàng tại bãi hoặc kéo về đóng hàng tại kho riêng 2.1.3 Lập list xuất Sales phối hợp với Shipside OPS xác định số lượng, chủng loại container xếp được trong chuyến, từ đó Outbound OPS lập Pre – loading List Outbound OPS báo kế hoạch xếp tàu cho các bãi liên quan để chuẩn bị hàng sẵn sàng Sau khi tàu chạy, OPS lập danh sách hảng thực xếp lên tàu – Final Loading List gửi DOCS phát hành vận đơn 2.1.4 Phát hành vận đơn/ Giấy gửi hàng DOCS căn cứ vào Shipping Note và Pre- Loading List soạn thảo vận đơn nháp DOCS fax vận đơn nháp cho khách hàng kiểm tra và chỉnh sửa( nếu cần) Căn cứ vào Final Loading List, DOCS phát hành vận đơn, giấy gửi hàng DOCS thông báo cho Cảng dỡ những trường hợp giao hàng bằng điện giao hàng (Telex Release) 2.1.5 Lập Manifest Sau khi tàu chạy, DOCS hoàn tất Manifest xuất và gửi cho cảng dỡ Sales kết hợp với DOCS lập Manifest cước, chuyển cho bộ phận kế toán để tiến hành in hóa đon và thu cước 2.1.6 Truyền Manifest xuất Sau khi tàu chạy ( khoảng 12 tiếng), DOCS hoàn tất Manifest và gửi cho cảng dỡ 2.1.7 Phát hành điện sửa – Correction Advise (CA) DOCS đầu Cảng xếp sẽ phát hành Correction Advise nếu khách hàng hay DOCS tại cảng dỡ phát hiện thấy sai sót trong các chứng từ và có yêu cầu chỉnh sửa 2.2 Hàng nhập 3.2.1 Xử lý Vận đơn, Manifest chiều nhập DOCS đầu Cảng dỡ nhận dữ liệu từ Cảng xếp, nếu phát hiện sai sót yêu cầu DOCS đầu Cảng dỡ chỉnh sửa và phát hành điện sửa (Correction Advise) tương ứng Gửi thông báo tàu đến (Arrival Notice) cho khách hàng bằng fax và/hoặc chuyển phát nhanh DOCS đầu cảng dỡ in các chứng từ chuyển cho các bộ phận liên quan : Manifest cước cho kế toán (để thu cước Collect), Manifest cho OPS (để làm thủ tục với Cảng), lệnh giao hàng D/O (để chuẩn bị giao hàng) 2.2.2 Cấp lệnh giao hàng DOCS cấp lệnh giao hàng D/O cho người nhận hàng 2.2.3 Giao hàng (Bộ phận khai thác) Inbound OPS ký và đóng dấu xác nhận D/O nếu D/O còn hạn và thông tin trên đó là chính xác, để khách hàng xuống bãi nhận hàng 3. Mô tả liên hệ công việc giữa các bộ phận SALES OPS Booking list Lệnh cấp vỏ Thông tin khách hàng Lựa chọn cont bị rớt Lượng cont max có thể xếp Vỏ cấp cho các booking Manifest, loading list Lựa chọn cont bị rớt Cập nhật hồ sơ khách hàng Thông tin cước và giảm cước Thông tin khác DOCS SALES Tổng hợp cước F. Report Phản hồi từ khách hàng Thông tin khác SALES EQC Dự báo, yêu cầu vỏ Thông tin khác Cập nhật lượng vỏ sẵn sàng Trợ giúp vấn đề trucking, terminal…. Thông tin khác. SALES ACCOUNT Thông tin giảm giá Thông tin khác Manifest cước Trợ giúp trong các vấn đề Debit note, Invoice, Rebate DOCUMENT ACCOUNT Tổng hợp cước F.Report D/O Thông báo sửa cước, nếu có Thông tin khác Thông tin cần thiết EQC ACCOUNT Hóa đơn đã được kiểm tra Các chứng từ hỗ trợ Thông tin khác Hóa đơn, thông tin không rõ ràng Thông tin khác OPS EQC Cập nhật thông tin cấp vỏ Thông tin xuất nhập bãi Loading list Thông tin khác Danh sách vỏ sẵn sàng tại bãi Thông tin khác OPS ACCOUNT Demurrage, nếu có Quyết toán chi phí lưu bãi Quyết toán chi phí xếp dỡ Quyết toán phí kiểm đếm.. Danh sách vỏ sẵn sàng tại bãi Thông tin khác 4. Theo dõi chi phí và tính hiệu quả khai thác Phòng vận tải container trực tiếp khai thác 2 tàu container Fortune Navigator 561 Teu và Fortune Freighter 560 Teu tuyến nội địa Hải Phòng ( cảng Đoạn Xá)– Hồ Chí Minh ( Cảng Tân Thuận) . Thời gian một chuyến sẽ là 7-8 ngày, thường là 7 ngày. Đôi khi thời gian chuyến sẽ được điều chỉnh do sự thay đổi điều kiên thời tiết, mức độ sẵn sàng của nguồn hàng, năng lực của cảng hay do sự cổ cẩu xếp dỡ container… Nguồn hàng trên tuyến chủ yếu là các loại nguyên liệu, vật liệu thô với nhiều chủng loại khác nhau. Trong quá trình khai thác, phòng vận tải container sẽ trực tiếp theo dõi các chi phí thay đổi như Chi phí xếp dỡ, Cảng phí, Phí nhiên liệu, kiểm kiện. Còn các chi phí cố định như chi phí khấu hao, Chi phí sửa chữa và bảo dưỡng thường xuyên, chi phí bảo hiểm tàu…do các phòng ban khác quản lý. Thông thường việc tính hiệu quả kinh doanh được tính trong thời gian 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm. Doanh thu chuyến đi sẽ là thu nhập từ cước vận chuyển trên tuyến. Chi phí là tổng hợp của chi phí cố định và chi phí thay đổi trong chuyến đi. Việc tính thu nhập ròng căn cứ vào hiệu số giữa doanh thu và tổng chi phí. Để biết việc khai thác của phòng đã đạt hiệu quả tốt hay chưa, việc tính TC rate là cần thiết. So sánh mức TC rate của phòng vận tải container với mức TC rate hiện hành của thị trường để đưa ra những đánh giá về hiệu quả khai thác tàu container. 5. Nhận xét Đội tàu container của Công ty gồm 2 chiếc cỡ 560 Teus chạy chuyên tuyến Hải Phòng – TP.HCM – Hải Phòng đã đi vào hoạt động được hơn một năm. Công ty đã tạo dựng được uy tín và khẳng định thương hiệu của mình trên tuyến vận chuyển nội địa, tạo tiền đề cho sự phát triển đội tàu container trong tương lai. Doanh thu năm 2009 của đội tàu container là 145,07 tỷ đồng, bằng 116,06% kế hoạch năm. Tuy nhiên lượng hàng vận chuyển trên tuyến, đặc biệt là chiều Hải Phòng – Hồ chí Minh rất khan hiếm. Các chủ tàu đồng loạt giảm giá cước năm 2009 để cạnh tranh khiến doanh thu của đội tảu container rất thấp. Từ đầu quý IV năm 2009, hàng hóa đã khá hơn và nhờ chất lượng dịch vụ tốt nên hai tàu luôn có thể xếp hàng hết mớn cho phép. Lượng hàng chênh lệch giữa 2 chiều trên tuyến gây ra tình trạng thừa thiếu container tại các Depot hai đầu bến. Depot ngoài Bắc thường xuyên thừa vỏ, trong khi Depot phía Nam thường xuyên thiếu vỏ. Do vậy bộ phận EQC phải thực hiện điều chuyển ( Reposition) vỏ container giữa 2 đầu Depot. Điều này làm giảm khả năng vận chuyển container trên tuyến. Mặt hàng vận chuyển trên tuyến chủ yếu là nguyên liệu, vật liệu thô nên gây ra tình trạng bẩn vỏ, vỏ hỏng, vỏ méo nên đòi hòi phải vệ sinh, bảo dưỡng vỏ một cách thường xuyên để không gây ra tình trạng bẩn vỏ, han gỉ vỏ. Hiệu quả khai thác tàu container trên tuyến là chưa cao, việc tính hiệu quả khai thác trong một thời gian dài sẽ gây ra việc không thể tính toán chi tiết hiệu quả từng chuyến đi. Hơn thế nữa việc tính cước chưa có một cơ sở rõ ràng, đôi khi tính cước căn theo giá cước các doanh nghiệp khác thị trường. Vì vậy phòng container cần phải có những điều chỉnh cước vận chuyển trên tuyến hợp lý hơn, việc tính toán hiệu quả cần sát sao hơn. CHƯƠNG III Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2009 và phương hướng phát triển của Công ty thời gian tới 1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2009 1.1. Tình hình chung Năm 2009, với nhiều thăng trầm của thị trường vận tải cùng sự biến động của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bằng sự nỗ lực hết mình của toàn thể cán bộ công nhân viên, cùng với sự nhạy bén và năng động của Ban điều hành; sự định hướng chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Hội đồng quản trị, các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn được duy trì và đạt hiệu quả cao, đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 mà Đại hội đồng cổ đông đã thông qua. Tổng doanh thu năm 2009 đạt 2.791 tỷ bằng 125,16% kế hoạch ĐHĐCĐ giao, tăng 873 tỷ và bằng 145,52% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, doanh thu vận tải là 2.757 tỷ và doanh thu hoạt động dịch vụ của các Chi nhánh là 34 tỷ. Lợi nhuận trước thuế đạt 368 tỷ đồng, đạt 228,57% so với kế hoạch ĐHĐCĐ giao và bằng 427,91% so với cùng kỳ năm 2008. Dự kiến chia cổ tức ở mức 17%/ năm, cao gấp 2,3 lần so với kế hoạch mà ĐHĐCĐ đã thông qua. Đến ngày 31/12/2009, đội tàu của Công ty gồm 28 chiếc (21 tàu hàng khô, 05 tàu dầu sản phẩm và 02 tàu container) với tổng trọng tải là 546.538 tấn. - Đội tàu hàng khô là đội tàu chủ lực của Công ty. Trong năm qua, đội tàu hàng khô giảm 02 tàu cũ với tổng trọng tải 21.589 tấn nhưng được bổ sung thêm 01 tàu đóng mới trọng tải 22.777 tấn nên sản lượng vận chuyển vẫn duy trì ở mức trên 3 triệu tấn. Doanh thu đội tàu hàng khô đạt 1.130,01 tỷ đồng, bằng 106,6% kế hoạch năm 2009. - Đội tàu dầu sản phẩm vẫn giữ được mức sản lượng vận chuyển 2,6 triệu tấn và luân chuyển 8,84 tỷ T.Km như năm 2008 nhưng do nhiều yếu tố khác nhau như thị trường cước giảm mạnh nên dù đã rất nỗ lực nhưng doanh thu của đội tàu dầu sản phẩm chỉ đạt 582,3 tỷ đồng, bằng 76,62% kế hoạch năm 2009. - Đội tàu container của Công ty gồm 2 chiếc cỡ 560 Teus chạy chuyên tuyến Hải Phòng – TP.HCM – Hải Phòng đã đi vào hoạt động được hơn một năm. Công ty đã tạo dựng được uy tín và khẳng định thương hiệu của mình trên tuyến vận chuyển nội địa, tạo tiền đề cho sự phát triển đội tàu container trong tương lai. Doanh thu năm 2009 của đội tàu container là 145,07 tỷ đồng, bằng 116,06% kế hoạch năm. Năm 2009, Công ty đã tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường cho khối dịch vụ, tập trung vào các dịch vụ gắn liền với hoạt động đội tàu. Ưu tiên các dự án có vốn đầu tư nhỏ, nhưng tạo thêm việc làm, đem lại nguồn thu và hiệu quả ngay như dự án đóng xà lan cấp nước ngọt tại Sài Gòn, dự án thuê bãi và mua xe nâng container phục vụ cho tàu container tại phía Nam, đầu tư thêm 1.200 teus vỏ container mới đảm bảo đủ lượng vỏ phục vụ cho đội tàu container… Do vậy, dù thị trường khó khăn nhưng kết quả hoạt động của khối dịch vụ năm 2009 tốt hơn năm 2008 cả về doanh thu và hiệu quả. 1.2- Những kết quả đạt được trong năm 2009 Trong năm 2009, dù ngành vận tải biển gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm cao của Lãnh đạo Công ty; sự đồng lòng và nỗ lực của tất cả cán bộ công nhân viên, sự ủng hộ của các cổ đông, Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam đã vượt qua được những khó khăn, hoàn thành được những chỉ tiêu cơ bản mà ĐHĐCĐ đã đề ra. Kết quả cụ thể như sau: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH DOANH NĂM 2008 – 2009 STT Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện 2008 Kế hoạch 2009 Thực hiện 2009 Tỷ lệ (%) A B C 1 2 3 3/1 3/2 1 Sản lượng 1.000 T 5.884 6.400 6.865 116,67 107,27 Tr.Tkm 23.829  25.000 29.864 125,33 119,46  2 Tổng trọng tải bình quân DWT 490.010 559.408 550.044 112,25 98,33 3 Tổng doanh thu Tỷ đồng 2.977 2.015 2.090 70,20 103,72 4 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 337,37 105 63,95 18,96 60,90 5 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 289,12 78,75 52,58 18,19 66,77 6 Cổ tức % 15 5 5 33,33 100,00 MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHÍNH NĂM 2008 - 2009 STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%) A B C 1 2 2/1 1 Tổng tài sản Tỷ đồng 4.418 4.634 104,91 2 Vốn điều lệ Tỷ đồng 1.400 1.400 100,00 3 Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 1.442 1.441 99,93 4 Tổng doanh thu Tỷ đồng 2.977 2.090 70,20 5 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 337,37 63,95 18,96 6 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 289,12 52,58 18,19 7 Cổ tức % 15 5 33,33 (cổ tức năm 2009 bao gồm 3% từ kết quả SXKD năm 2009 và 2% từ lợi nhuận để lại của năm 2008. Kế hoạch năm 2009 là theo kế hoạch ĐHĐCĐ thường niên năm 2009 giao) Về thực hiện đơn giá tiền lương: Trong năm 2009, căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-ĐHĐCĐ ngày 27/4/2009 của ĐHĐCĐ thường niên năm 2009, Công ty đã áp dụng đơn giá tiền lương theo mức: - Hoạt động sản xuất chính (vận tải) là: 94 đ/1.000 đồng doanh thu - Hoạt động dịch vụ là: 307 đ/1.000 đồng doanh thu Như vậy, tổng quỹ lương được phê duyệt của năm 2009 là 191 tỷ đồng. Công ty đã thực hiện chi đủ cho các cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, do năm 2009 là năm đặc biệt khó khăn với hiệu quả SXKD thấp như đã dự báo trong kế hoạch đầu năm nên thu nhập của người lao động cũng giảm tương ứng, chỉ bằng 70% so với năm 2008. Về việc niêm yết cổ phiếu của Công ty: Để phục vụ cho việc niêm yết cổ phiếu của Công ty theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2009, HĐQT Công ty đã gửi Phiếu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc niêm yết cổ phiếu của Công ty trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đạt 85,68% tổng số cổ phần và sửa đổi điều lệ Công ty phù hợp với Điều lệ mẫu công ty niêm yết và Luật Doanh nghiệp đạt 82,82% tổng số cổ phần. Công ty đã ký hợp đồng tư vấn niêm yết số 175/2009/BVSC-VOSCO/PTV-TVNY với Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt. Dự kiến sẽ chính thức giao dịch cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM vào quý II năm 2010. Về thực hiện đầu tư tàu. Thực hiện kế hoạch phát triển trẻ hóa đội tàu năm 2009, Công ty đã bán 02 tàu hàng khô cũ là: tàu Sông Hằng trọng tải 6.379 tấn đóng năm 1985 tại Nhật Bản, tàu Thái Bình trọng tải 15.240 tấn đóng năm 1980 tại Anh. Khi xây dựng kế hoạch, Công ty dự kiến sẽ nhận 02 tàu đóng mới trong năm 2009. Tuy nhiên do sự chậm trễ từ phía đơn vị đóng tàu nên đến tháng 8/2009 Công ty mới tiếp nhận được một tàu đóng mới là tàu Lucky Star trọng tải 22.777 tấn. Chiếc thứ hai cùng cỡ (tàu Blue Star) dự kiến sẽ nhận vào quý II/2010. Tiếp tục triển khai kế hoạch phát triển đội tàu năm 2010, ngày 08/02/2010, Công ty đã ký hợp đồng mua 01 tàu hàng khô cỡ lớn là tàu Medi Dubai, trọng tải 52.523 tấn đóng tháng 11/2001 tại Nhật Bản. Dự kiến sẽ nhận tàu vào tháng 4/2010. Như vậy, dù thị trường vốn, thị trường tài chính năm 2009 rất khó khăn nhưng Công ty đã thực hiện được kế hoạch phát triển đội tàu cả về số lượng và tấn trọng tải so với kế hoạch mà ĐHĐCĐ đã thông qua. Tất cả các dự án đã đầu tư của Công ty đến nay đều phát huy hiệu quả, đảm bảo duy trì và phát triển vốn của các cổ đông. Công ty luôn thanh toán gốc và lãi vay theo các hợp đồng tín dụng đầy đủ, đúng hạn, tạo niềm tin cho các nhà tài trợ vốn. Một số hoạt động đầu tư khác Để phục vụ hoạt động đội tàu container, thực hiện các Quyết định của Hội đồng quản trị số 227/QĐ-HĐQT ngày 13/4/2009 về việc phê duyệt dự án đầu tư 1.200 Teus vỏ container mới, tổng mức đầu tư 42,2 tỷ đồng và Quyết định số 222/QĐ-HĐQT ngày 09/4/2009 về việc phê duyệt dự án đầu tư mua xe nâng vỏ container loại reachstacker tổng mức đầu tư 3,2 tỷ đồng, Ban điều hành Công ty đã nhanh chóng triển khai các dự án này, nhận bàn giao toàn bộ số vỏ container này vào tháng 11/2009 và xe nâng vỏ container tháng 07/2009. Nhằm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, tập trung vào các dịch vụ hàng hải, Công ty đã và đang từng bước đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị dịch vụ trên cơ sở hiệu quả và tạo thêm việc làm cho người lao động. Những tháng đầu năm 2008, do giá tàu luôn ở mức cao nên VOSCO chưa thực hiện việc đầu tư tàu của mình nhưng vào cuối năm khi giá tàu đã giảm xuống rất thấp từ 50% đến 60% so với giá trước đó vài tháng nên Công ty đã tận dụng thời cơ và nguồn lực đầu tư được 03 tàu theo kế hoạch. Cụ thể, cuối tháng 11 năm 2009, Công ty đã nhận 01 tàu container Fortune Navigator tại Philippine, sức chở 561 TEU. Đầu tháng 12, Công ty tiếp tục nhận 01 tàu container Fortune Freighter sức chở 560 TEU tại Hàn Quốc và 01 tàu hàng rời cỡ lớn Vosco Star trọng tải 46.671 DWT tại Mỹ nâng tổng trọng tải đội tàu Công ty lên 545.350 DWT. Đồng thời, Công ty đã lựa chọn thời gian hợp lý khi giá tàu cũ đang ở mức cao để thanh lý hai tàu hàng rời đã 30 tuổi loại 6.500 DWT khai thác không còn hiệu quả để tái đầu tư phát triển đội tàu. Việc đầu tư tàu vào thời điểm hiện tại sẽ tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp, song phải chấp nhận thử thách để tận dụng cơ hội tăng thêm năng lực vận tải phục vụ cho phát triển lâu dài. Ngày 02/12/2009, VOSCO đã khai trương tuyến vận tải container nội địa Hải Phòng – TP.HCM – Hải Phòng tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá với sự hoạt động của 02 tàu container nói trên. Tại đầu TP.HCM, tàu sẽ xếp dỡ hàng tại Cảng Tân Thuận thuộc Công ty TNHH Một thành viên Cảng Sài Gòn. Bên cạnh đó, theo kế hoạch đóng mới 32 tàu trong nước của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt, Công ty tiếp tục thực hiện 02 dự án đóng mới tàu 22.500 DWT chuyển từ năm 2007 sang. Tàu BV-08 đã tiến hành đặt ky vào tháng 11/2008, bàn giao vào tháng 5/2009 và tàu BV-09 đặt ky vào tháng 12/2008, bàn giao vào tháng 7/2009. Năm 2009 là một năm vô cùng khó khăn đối với các doanh nghiệp vận tải biển. Vào cuối năm 2008 và những ngày đầu năm này, thay vì thị trường nhộn nhịp như các năm trước thì hiện nay gần như không có giao dịch gì. Các hoạt động mua bán hàng hóa và thuê tàu đã thực sự tê liệt trong kỳ nghỉ Lễ Giáng sinh, Tết năm mới 2009 và cả dịp Tết Nguyên Đán. Công ty đã sớm đề ra các biện pháp đối phó với tình trạng khó khăn này như mở rộng thị trường hoạt động, củng cố mối quan hệ với các khách hàng truyền thống để giữ vững thị phần hàng hóa cho đội tàu. Ngoài ra, Công ty rà soát các hạng mục chi phí, chủ động tiết kiệm cắt giảm chi tiêu để cân đối thu chi nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn này, tiếp tục phát triển bền vững. Nhìn chung năm 2009, đội tàu của Công ty gặp nhiều khó khăn do chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài từ năm 2008 có mức độ khác nhau đối với từng nhóm tàu. Với sự quyết tâm cao của lãnh đạo Công ty, sự đồng lòng của các cán bộ công nhân viên, đặc biệt là khối khai thác và các sỹ quan thuyền viên nên công ty đã đạt được các chỉ tiêu cơ bản mà Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2009 giao. Nhóm tàu hàng khô những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn do thị trường quá ảm đạm. Nhóm tàu lớn phải đối mặt với tình trạng khan hiếm hàng, cước cạnh tranh rất thấp. Nhóm tàu nhỏ hoạt động ổn định hơn do nguồn hàng không quá khó khăn nhưng hiệu quả cũng thấp vì mặt bằng cước gần như không thay đổi so với thời kỳ khó khăn nhất vào cuối năm 2008, tình trạng này kéo dài đến cuối quý III năm 2009. Sang quý IV, thị trường bắt đầu có dấu hiệu hồi phục. Chỉ số BDI nhích dần lên ngưỡng 3000 và ổn dịnh tương đối ở mức này nên doanh thu đội tàu hàng khô đã đạt vượt kế hoạch năm 2009. Nhóm tàu dầu sản phẩm: Có thể nói bức tranh về thị trường cước tàu dầu sản phẩm năm 2009 là tập hợp của những mảng màu tối. Trong năm, có nhiều lần giá cước bị sụt giảm nghiêm trọng trong khi những giai đoạn khác cước phục hồi lại rất chậm và ngắn. Điểm đáy của thị trường rơi vào cuối quý II khi mức cước trên tuyến Singapore/Japan cho tàu cỡ MR đạt mức thấp nhất trong vòng 20 năm trở lại đây và mức thuê tàu cho cỡ tàu MR khai thác tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương chỉ dao động khoảng 1400 – 1500 USD/ngày. Thị trường cước vận tải giảm mạnh là do sự sụt giảm nghiêm trọng cầu về vận tải trên nhiều tuyến bởi ảnh hưởng sâu rộng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Sự dư thừa cung quá mức của nhóm tàu MR đang khai thác trong khu vực cũng là một nguyên nhân chủ yếu làm cho cung cầu trở nên mất cân đối. Bên cạnh đó, 02 tàu một vở của Công ty gặp khó khăn trong việc ký hàng khi thị trường Indonesia, thị trường khai thác chính của 2 tàu này nhiều lúc gần như bị đóng băng do cầu nhập khẩu của Indonesia giảm mạnh. Đội tàu Container với 2 chiếc cỡ 560 Teus chạy Weekly chuyên tuyến Hải Phòng – Hồ Chí Minh- Hải Phòng đã đi vào hoạt động từ tháng 12 năm 2008. Cho đến hết quý III, lượng hàng vận chuyển trên tuyến, đặc biệt là chiều Hải Phòng – Hồ chí Minh rất khan hiếm. Các chủ tàu đồng loạt giảm giá cước để cạnh tranh khiến doanh thu của đội tảu container rất thấp. Từ đầu quý IV, hàng hóa đã khá hơn và nhờ chất lượng dịch vụ tốt nên hai tàu luôn có thể xếp hàng hết mớn cho phép. Do hoạt động của đội tàu trong năm gặp rất nhiều khó khăn nên để đảm bảo ổn định hoạt động kinh doanh, thực hiện Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2009, Công ty đã áp dụng một số biện pháp cần thiết như bán tàu Sông Hằng và Thái Bình, bán toàn bộ 475.000 cổ phần tại Công ty cổ phần hàng hải Hà Nội, 731.250 cổ phần tại Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng, thoái một phần vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải (bán 4 triệu cổ phần). Biện pháp này đã góp phần tạo điều kiện cho Công ty vượt qua được khó khăn về nguồn vốn, bổ sung dòng tiền cho hoạt động thanh toán và góp phần vào hiệu quả kinh doanh của Công ty năm 2009. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KD ĐỘI TÀU VẬN TẢI NĂM 2009 STT TÊN TÀU LOẠI TÀU SỐ CHUYẾN SẢN LƯỢNG DOANH THU (Tr.đồng) TẤN TKM 1 CABOT ORIENT Hàng Khô 22 78,655 110,605,023 17,700 2 SÔNG NGÂN Hàng Khô 18 100,006 260,189,790 28,982 3 SÔNG HẰNG Hàng Khô 13 78,890 68,539,380 13,288 4 VĨNH LONG Hàng Khô 19 110,615 232,385,687 25,272 5  VĨNH THUẬN Hàng Khô 18 104,143 255,717,525 27,712 6  VĨNH AN Hàng Khô 21 118,798 264,090,190 32,380 7  VĨNH HƯNG Hàng Khô 21 119,553 306,400,359 32,731 8  SÔNG TIỀN Hàng Khô 22 127,042 242,752,467 32,976 9  TIÊN YÊN Hàng Khô 22 133,744 329,989,023 36,154 10  VĨNH HOÀ Hàng Khô 15 92,525 247,343,897 26,221 11  VĨNH PHƯỚC Hàng Khô 17 171,971 498,222,410 43,179 12  LAN HẠ Hàng Khô 13 146,588 541,193,194 38,269 13  THÁI BÌNH Hàng Khô 12 151,271 321,929,241 38,806 14  OCEAN STAR Hàng Khô 7 92,074 1,675,413,753 76,642 15  MORNING STAR Hàng Khô 8 145,542 1,359,556,934 61,227 16  SILVER STAR Hàng Khô 11 197,450 1,293,077,382 64,993 17  VEGA STAR Hàng Khô 7 110,695 1,354,695,943 73,498 18  LUCKY STAR Hàng Khô 6 78,114 289,779,800 29,135 19  GOLDEN STAR Hàng Khô 12 194,851 1,262,321,767 75,736 20  POLAR STAR Hàng Khô 8 159,777 1,561,094,987 81,107 21  NEPTUNE STAR Hàng Khô 9 190,591 1,318,467,443 76,442 22  DIAMOND STAR Hàng Khô 7 161,890 2,141,360,939 102,542 23 VOSCO STAR Hàng Khô 9 366,192 3,100,343,518 94,859 24  ĐẠI LONG Tàu Dầu SF 21 439,073 843,027,170 81,023 25  ĐẠI HÙNG Tàu Dầu SF 22 465,681 757,899,372 82,074 26  ĐẠI VIỆT Tàu Dầu SF 24 697,568 1,840,662,210 127,006 27  ĐẠI NAM Tàu Dầu SF 18 569,100 3,396,786,026 146,084 28  ĐẠI MINH Tàu dầu 14 475,324 2,533,525,309 145,986 29  FORTUNE NAVIGATER Tàu container 97 474,066 699,247,350 69,424 30  FORTUNE FREIGHTER Tàu container 101 513,400 757,265,000 75,643 TỔNG CỘNG 614 6,865,189 29,863,883,089 1,857,382 CHI PHÍ ĐỘI TÀU NĂM 2009 THEO GIÁ THÀNH STT CHI PHÍ TỔNG HỢP NĂM 2009 A Doanh thu vận tải 1,857,382 B Tổng Chi Phí 1,832,909 1 Tổng lương 147,872 Lương tàu 147,872 2 BHXH, KPCĐ, BHYT 6,615 3 Nhiên liệu 675,054 4 Vật liệu 207,053 5 Sửa chữa 72,235 6 Khấu hao TSCĐ 229,292 7 Lệ Phí 302,018 Bảo hiểm tàu 72,889 Cảng Phí 229,129 8 Chi khác 117,157 9 Tiền ăn 19,398 10 Quản lý phí 46,061 Lương văn phòng 26,451 11 Các khoản giảm trừ 10,154 C Lãi Vận Tải 24,473 1 Thu hoạt động tài chính 173,593 Bán cổ phiếu 127,566 Cổ tức MSB, SSV 18,466 Thu khác 11,080 Hoàn nhập dự phòng 16,481 2 Chi hoạt động tài chính 188,340 Giá vốn cổ phiếu 74,621 Lỗ chênh lệch tỷ giá vay ngắn hạn 7,613 Chênh lệch tỷ giá ( phân bổ 5 năm) 17,314 Vay mua tàu 75,621 Vay ngắn hạn 9,401 Hoàn nhập chênh lệch tỷ giá năm 2008 3,770 D Lãi hoạt động tài chính -14,747 E Lãi khác 39,495 F Lãi các đại lý, chi nhánh 10,954 Lãi các đại lý, chi nhánh 1 Thu các đại lý 2 Chi các đại lý G Tổng lãi 60,175 2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY THỜI GIAN TỚI 2.1- Một số mục tiêu chính. Bước sang năm 2010, dự đoán kinh tế thế giới sẽ hồi phục ở mức thấp. Thị trường vận tải biển cũng từng bước hồi phục và bớt dần khó khăn. Tuy nhiên, do số lượng tàu đóng mới bàn giao trong năm tới rất lớn nên dù thị trường vận tải biển có cải thiện nhưng sẽ chậm một nhịp so với đà phục hồi chung của nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng cũng sẽ thấp hơn. Hiện nay, thị trường tàu hàng khô và container nội địa đã có một số tín hiệu tích cực, nhưng thị trường tàu dầu sản phẩm vẫn còn khó khăn. Căn cứ năng lực thực tế của đội tàu hiện có và dự kiến kế hoạch mua, bán, đóng mới tàu năm 2010, trên cơ sở trọng tải đội tàu vào đầu năm 2010 là 546.538 DWT, Hội đồng quản trị thống nhất trình ĐHĐCĐ các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010 như sau: STT Chỉ tiêu Đơn vị TH 2009 KH 2010 So sánh (%) 1 Số tàu tại thời điểm 31/12 Chiếc 28 28 100,00 2 Tấn trọng tải tại thời điểm 31/12 DWT 546.538 607.000 111,06 3 Tấn trọng tải bình quân DWT 550.044 583.000 105,99 4 Sản lượng vận chuyển 1.000T 6.870 7.800 113,54 5 Tổng doanh thu Tỷ đồng 2.090 2.419 115,74 6 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 63,95 107,25 167,71 7 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 52,58 80,44 152,99 8 Dự kiến cổ tức % 5 5 100,00 Công ty xây dựng kế hoạch năm 2010 trên cơ sở dự đoán kinh tế thế giới sẽ hồi phục ở mức thấp, thị trường vận tải biển theo đó cũng sẽ dần có sự phục hồi. Trên thực tế thị trường vận tải biển đã phục hồi khá tốt, đặc biệt là thị trường tàu hàng khô. Chỉ số tàu hàng khô (BDI) trong quý I/2010 thường xuyên ở mức trên 3000 điểm, gấp hơn 3,5 lần so với thời điểm thấp cùng kỳ năm 2009. Kết quả kinh doanh của Công ty trong quý I/2010 đạt mức khả quan. Doanh thu vận tải đạt 586,97 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2009. Tổng lãi trước thuế đạt 13 tỷ đồng. Với kết quả kinh doanh khả quan của quý 1 và tình hình thị trường vận tải biển diễn biến thuận lợi, dự kiến kết quả năm 2010 sẽ đạt hoặc vượt mức kế hoạch đề ra. 2.2. Về kế hoạch đầu tư phát triển đội tàu năm 2010. 2.2.1. Các dự án chuyển tiếp từ năm 2009 sang năm 2010 đã được ĐHĐCĐ thường niên năm 2009 phê duyệt. - Về bán tàu: tiếp tục tổ chức bán tàu Cabot Orient trọng tải 4.450 tấn đóng năm 1984 tại Nhật Bản. - Về mua và đóng mới tàu: Công ty tiếp tục thực hiện dự án đóng mới tàu cỡ 22.500 tấn chiếc thứ hai, dự kiến nhận trong quý II/2010. Đồng thời, Công ty đang chuẩn bị nhận 01 tàu hàng rời, tàu Medi Dubai (Vosco Sky), trọng tải 52.523 tấn trong tháng 4/2010. Như vậy, dự kiến đến cuối quý II/2010 đội tàu Công ty sẽ gồm 30 chiếc với tổng trọng tải hơn 621.000 tấn. 2.2.2. Kế hoạch mua, bán tàu năm 2010. - Kế hoạch bán tàu: + Bán 02 tàu dầu sản phẩm vỏ đơn đóng năm 1988 tại Nhật Bản: tàu Đại Hùng trọng tải 29.997 tấn và Đại Long 29.996 tấn. Trong 03 năm gần đây, hai tàu này kinh doanh có lãi do chi phí khấu hao thấp. Tuy nhiên, từ năm 2010 theo quy định của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), các tàu vỏ đơn sẽ bị giới hạn khu vực hoạt động để từng bước tiến tới loại bỏ hoàn toàn loại tàu này. Vì vậy, thị trường cho 02 tàu Đại Hùng và Đại Long thời gian tới sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, các hãng kinh doanh dầu lớn như Shell, BP, Chevron… và ngay cả một số Trader đã đưa ra chính sách không sử dụng tàu vỏ đơn từ năm 2007 – 2008, nghĩa là sớm hơn từ 02 – 03 năm so với kế hoạch loại bỏ tàu vỏ đơn của IMO. Ngoài ra, nhiều nước đặc biệt là các nước phát triển đã áp dụng việc loại bỏ tàu vỏ đơn trước thời hạn của IMO hoặc xem xét tới những điều kiện rất nghiêm ngặt mỗi khi phải sử dụng tàu vỏ đơn. Bên cạnh đó, việc đưa tàu về khai thác thị trường nội địa từ năm 2010 sẽ không khả thi do những lô hàng dầu sản phẩm nhập khẩu về Việt Nam thường được ưu tiên cho đội tàu của Petrolimex. Việc vận chuyển dầu sản phẩm từ nhà máy lọc dầu Dung Quất (sản lượng 5 triệu tấn/năm) hầu hết được dành cho Petrolimex, PVTrans & PVOil Shipping. Chỉ có khoảng 10% (tương đương 500.000 tấn/năm dành cho tất cả các tàu của các công ty còn lại trên thị trường nội địa) nên cơ hội tìm hàng cho 02 tàu này rất khó khăn. Vì vậy, Công ty dự kiến bán 02 tàu dầu sản phẩm vỏ đơn này do thị trường hàng hóa bị thu hẹp như đã trình bày ở trên. + Bán tàu hàng khô cũ: Ngoài ra, căn cứ nhu cầu thực tế nếu phát triển thêm tàu loại trọng tải lớn hơn, Công ty sẽ cân nhắc bán 01 – 02 tàu hàng khô trọng tải loại nhỏ cỡ 6.500 tấn, tuổi tàu cao (tàu Vĩnh Long, tàu Sông Tiền) để có nguồn vốn đối ứng mua tàu theo định hướng tăng tấn trọng tải, trẻ hóa đội tàu và nâng cao hiệu quả hoạt động đội tàu. Nếu thực hiện, HĐQT Công ty sẽ báo cáo lại ĐHĐCĐ thường niên năm 2011. - Kế hoạch mua tàu: + Mua 01 tàu dầu sản phẩm trọng tải từ 45.000 – 55.000 tấn (cỡ MR) để duy trì tổng trọng tải đội tàu dầu sản phẩm do bán 02 tàu dầu sản phẩm Đại Hùng và Đại Long. + Căn cứ diễn biến thị trường hàng hóa, giá cước vận chuyển và giá tàu; Căn cứ tình hình tài chính, Công ty có thể tận dụng cơ hội mua thêm 01 – 02 tàu khác loại trọng tải phù hợp như tàu hàng rời, tàu container nếu giá tàu vẫn ở mức hợp lý và Công ty có thể thu xếp được vốn. Nếu thực hiện, HĐQT Công ty sẽ báo cáo lại ĐHĐCĐ thường niên năm 2011. Đồng thời, căn cứ tình hình thực tế, Công ty sẽ lựa chọn thời điểm thích hợp để xem xét thoái tiếp một phần vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam để bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho hoạt động của doanh nghiêp. 2.3. Về đơn giá tiền lương. Đề nghị giữ nguyên như đơn giá của năm 2009, cụ thể: - Hoạt động sản xuất chính (vận tải) là: 94 đ/1.000 đồng doanh thu - Hoạt động dịch vụ là: 307 đ/1.000 đồng doanh thu 2.4. Về kế hoạch đổi mới và phát triển doanh nghiệp. Căn cứ định hướng phát triển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam mà VOSCO là công ty con do Nhà nước là cổ đông chi phối nắm giữ 60% vốn điều lệ. Căn cứ thực tế mô hình tổ chức hiện tại và yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống từ hoạt động chính là vận tải biển đến các hoạt động dịch vụ của Công ty. Nhằm tiến tới xây dựng mô hình tổ chức hoạt động công ty mẹ – công ty con để phát huy tính chủ động, linh hoạt, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả các đơn vị hạch toán phụ thuộc của VOSCO, trong năm 2010 HĐQT Công ty dự kiến chuyển đổi một số đơn vị dịch vụ phụ thuộc thành các công ty con do VOSCO nắm quyền kiểm soát và chi phối như sau: - Sáp nhập 02 đơn vị: Chi nhánh Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam – Xí nghiệp đại lý Sơn và Xí nghiệp đại lý Dầu thành công ty cổ phần do VOSCO giữ cổ phần chi phối (tối thiểu 51%). Dự kiến vốn điều lệ từ 10 – 15 tỷ đồng. - Chuyển đổi Chi nhánh Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam - Đại lý tàu biển và logistics thành Công ty TNHH Một thành viên do VOSCO là chủ sở hữu, góp 100% vốn điều lệ. Dự kiến vốn điều lệ từ 10 – 15 tỷ đồng. - Chuyển đổi Chi nhánh Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam – Xí nghiệp sửa chữa và dịch vụ tàu biển thành Công ty TNHH Một thành viên do VOSCO là chủ sở hữu, góp 100% vốn điều lệ. Dự kiến vốn điều lệ từ 15 – 20 tỷ đồng. 2.5. Một số vấn đề khác. Công ty dự kiến điều chỉnh hoạt động của một số chi nhánh tại các địa phương cho phù hợp với yêu cầu quản lý sản xuất và phát triển dịch vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các chi nhánh này, cụ thể là Chi nhánh Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam tại Đà Nẵng và Vũng Tàu. 2.6. Kế hoạch phát triển trong tương lai. a- Định hướng chiến lược và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh: Thực hiện chiến lược trẻ hóa đội tàu của Tổng Công ty hàng hải Việt Nam, hàng năm Công ty đều có kế hoạch thanh lý những tàu cũ, cỡ nhỏ, hoạt động kém hiệu quả bằng những tàu mới, trọng tải lớn, hiện đại, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của các Bộ luật, các chính quyền cảng và của khách hàng nhằm đảm bảo tàu của Công ty được chấp nhận ở những thị trường có tiềm năng nhưng lại đòi hỏi khắt khe như Châu Âu, Châu Mỹ, châu Úc... Kế hoạch thời gian tới công ty tiếp tục định hướng phát triển hài hòa cả ba nhóm tàu mà công ty đã và đang quản lý, khai thác với bề dày kinh nghiệm nhiều năm qua, cũng là xu hướng chính của hoạt động vận tải biển quốc tế, đó là các loại tàu chuyên dụng như tàu hàng rời cỡ lớn, chú trọng phát triển loại có trọng tải lớn hơn từ 35.000-75.000 tấn nhằm tận dụng hệ thống cảng biển nước sâu để hạ giá thành vận chuyển, nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cước, mang lại hiệu quả cao hơn cho đội tàu. Đối với nhóm tàu dầu: tiếp tục đầu tư loại tàu chở dầu sản phẩm từ 45.000-65.000 tấn căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ của các nước trong khu vực, khi có cơ hội sẽ đầu tư tàu chở dầu thô trọng tải hơn 100.000 tấn, tham gia sâu hơn vào lĩnh vực vận tải dầu khí là lĩnh vực có nhiều tiềm năng và hiệu quả cao. Đối với nhóm tàu container: sau bước khởi đầu thành công trong lĩnh vực vận chuyển chuyên tuyến container nội địa, công ty đã tạo dựng được uy tín và hình ảnh tốt đẹp đối với khách hàng container trên tuyến Bắc – Nam. Thời gian tới, căn cứ vào sự phục hồi của thị trường vận tải container quốc tế, công ty sẽ từng bước đầu tư thêm những cặp tàu container có trọng tải lớn trên 1.000 TEU và lớn hơn để tham gia sâu rộng và vững chắc vào các tuyến vận chuyển container đi/về Việt Nam và giữa các cảng trong khu vực châu Á. Song hành với việc phát triển về quy mô, Công ty còn chú trọng nghiên cứu nâng cao công tác quản lý khai thác, quản lý kỹ thuật, vật tư, quản lý thuyền viên thông qua các hình thức đào tạo chuyên sâu và áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý một cách có hiệu quả. b- Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức giai đoạn 2010 – 2012: Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức được xây dựng căn cứ vào định hướng chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh trong những năm tới của Công ty. Stt Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị % tăng (giảm) so với năm 2009 Giá trị % tăng (giảm) so với năm 2010 Giá trị % tăng (giảm) so với năm 2012 1 Vốn điều lệ (triệu đồng) 1.400.000 0,00% 1.400.000 0,00% 1.400.000 0,00% 2 Tổng doanh thu (triệu đồng) 2.419.000 14,01% 2.911.000 16,90% 3.451.000 18,55% 3 Tổng chi phí 2.312.000 12,80% 2.701.000 14,40% 3.201.000 18,51% 4 Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng) 107.000 40,24% 210.000 49,05% 250.000 19,05% 5 Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/Tổng doanh thu (%) 4,42% 30,50% 7,21% 38,68% 7,24% 0,42% 6 Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) 80.000 34,28% 157.000 49,04% 187.000 19,11% 7 Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Vốn điều lệ (%) 5,71% 34,28% 11,21% 49,04% 13,36% 19,11% 8 Tỷ lệ cổ tức (%) 5% 10% 50,00% 12% 20,00% LỜI KẾT Với việc được thực tập thực tế thời gian vừa qua tại công ty cổ phần Vận Tải Biển Việt Nam (VOSCO) đã mang lại cho em rất nhiều kiến thức bổ ích, những hiểu biết về các quy trình nghiệp vụ tại các phòng ban của công ty vận tải biển. Đây cũng là mục tiêu đào tạo của trường nhằm gắn lý thuyết với thực tế. Sự gắn kết giữa nhà trường và công ty đã mang lại cho chúng em những kiến thức thực tế rất cần thiết cho chuyên ngành học và cho công việc sau này của em. Sau một thời gian thực tập tại Vosco, em đã được tìm hiểu và học tập được nhiều điều, hiểu rõ hơn về cách thức tổ chức hoạt động các phòng ban, các quy trình nghiệp vụ từng phòng ban của doanh nghiệp vận tải biển cũng như cách thức khai thác tàu một cách có hiệu quả. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô cùng toàn thể các cô chú trong Công ty cổ phần Vận Tải Biển Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành bài thực tập nghiệp vụ. Em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Việt Hùng đã hướng dẫn để em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp về công ty vận tải biển Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTHUAN FULL THUC TAP TOT NGHIEP BAN IN CHUAN.doc
  • urlDiễn đàn Hàng Hải-Logistics.URL
Luận văn liên quan