Đề tài Tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ dân ở xã Quảng Phước

Phần I: Đặt vấn đề 1.Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế nước ta đã và đang bước vào giai đoạn hội nhập với nền kinh tế quốc tế, sự chuyển biến về kinh tế-xã hội đang phát huy và có nhiều thành tựu to lớn, đưa đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, tạo điều kiện cho giai đoạn phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Hội nghị Trung Ương thứ VI đã khẳng định: “Sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có vai trò cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài làm cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.” Sự phát triển của kinh tế nông thôn đóng góp một vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân, và quá trình phát triển này đã và đang có sự hỗ trợ không nhỏ từ phía các tổ chức tín dụng. Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã có nhiều thành tựu, tuy nhiên đời sống của người dân vẫn chưa được cải thiện đáng kể, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn. Nhiều vùng nông thôn vẫn còn nghèo về vật chất - kỹ thuật, hạn chế về nhiều mặt trong nền kinh tế-xã hội chung của đất nước. Nhiều hoạt động cả trên lý thuyết lẫn thực tiễn đang tập trung vào quá trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho bà con nông dân đã phần nào phát huy hiệu quả, nhưng cái mà bà con quan tâm nhất là nguồn vốn tín dụng thì vẫn còn nhiều hạn chế. Nhu cầu tín dụng của người dân xuất phát từ nhiều hoạt động khác nhau, và việc đáp ứng được nhu cầu đó cũng là một bước phát triển của các tổ chức tín dụng. Hiện nay, mạng lưới tín dụng đã có mặt ở khắp các vùng nông thôn, miền núi. Hoạt động của các tổ chức tín dụng này đã và đang phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người dân ở khu vực nông thôn vẫn ít hoặc chưa thể tiếp cận được các hoạt động của các tổ chức tín dụng này. Mạng lưới tài chính còn chưa thực sự có hiệu quả ở vùng sâu vùng xa. Đa số người nghèo ở đây chưa được cán bộ tín dụng tiếp cận. Những quy định mới về thế chấp tài sản đã tháo gỡ một phần khó khăn khi người dân vay vốn, nhưng vẫn bất cập đối với một bộ phận nông dân kinh doanh trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ và cả người nghèo. Quảng Phước là một xã vùng trũng của huyện Quảng Điền, phần lớn thu nhập của người dân chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.Nhu cầu về vay vốn của người dân để mở rộng sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều.Mặc dù hiện nay đã có nhiều tổ chức tín dụng như NHNo & PTNT, NHCSXH nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn của người dân, các hoạt động tín dụng đang gặp nhiều bất cập cả từ các tổ chức và từ phía người dân. Để hiểu rõ hơn về các tổ chức tín dụng nông thôn cũng như hoạt động vay vốn và sử dụng vốn của nông dân chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề: “Tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ dân ở xã Quảng Phước” 2. Mục đích nghiên cứu - Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tín dụng nông nghiệp nông thôn. - Đánh giá tình hình vay và sử dụng vốn vay, những nguyên tắc tác động đến việc vay vốn của các hộ nông dân xã Quảng Phước huyện Quảng Điền. - Đề xuất những kiến nghị về tình hình cho vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân trên địa nghiên cứu. 3. Đối tượng nghiên cứu - Các tổ chức tín dụng nông thôn trên địa bàn xã Quảng Phước và các tổ chức tín dụng nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Điền như: NHN0 & PTNT Quảng Điền, NHCSXH huyện Quảng Điền, các tổ chức xã hôi, các nhà cho vay tư nhân và các nguồn vốn nhàn rỗi khác trong dân cư trên địa bàn xã. - Các hộ nông dân vay vốn ở xã Quảng Phước huyện Quảng Điền – tỉnh TT-Huế 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Chọn điểm và mẫu khảo sát - Chọn điểm nghiên cứu: dựa trên các tiêu chí sau: + Điểm nghiên cứu ở mỗi vùng sinh thái phải thể hiện được tính đại diện cho vùng sinh thái đó về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. + Điểm nghiên cứu phải có các hoạt động tín dụng diễn ra trong các năm 2007-2009. Theo tiêu chuẩn trên tôi đã chọn xã nghiên cứu là xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế - Mẫu khảo sát: 46 hộ trên địa bàn xã theo tiêu chí hộ nghèo, hộ không nghèo. Phỏng vấn người am hiểu: Ban quản lý của các tổ chức tín dụng trên địa bàn xã. - Yêu cầu mẫu khảo sát: + Các hộ gia đình đang sinh sống tại xã Quảng Phước. + Các hộ phân bố đều trên khu vực khảo sát. 4.2. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu 4.2.1. Đối với thông tin cấp cộng đồng - Loại thông tin thu thập: + Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên: Thời tiết, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, đất đai. + Thu thập các số liệu về điều kiện kinh tế xã hội: Tình hình kinh tế của huyện, các chính sách quy định, cơ sở hạ tầng trong Báo cáo Tổng kết các năm 2007-2009 và Định hướng phát triển kinh tế của xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh TT-Huế đến năm 2010. - Phương pháp thu thập thông tin: + Nguồn số liệu được thu thập thông qua các tài liệu, các báo cáo, các số liệu từ UBND xã có liên quan. + Phỏng vấn người am hiểu. 4.2.2. Đối với thông tin cấp cá nhân - Loại thông tin thu thập: + Nhu cầu vay vốn của hộ + Thực trạng vay vốn của hộ + Mức vay, hình thức vay + Thực trạng về mức sống và thu nhập của hộ. + Những hiểu biết về các tổ chức tín dụng, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn, cách tiếp cận nguồn vốn tín dụng của hộ + Kết quả hoạt động sản xuất của hộ khi sử dụng vốn vay - Phương pháp thu thập thông tin: + Phỏng vấn hộ 4.3. Phân tích và xử lý số liệu + Nghiên cứu này sử dụng hai phương pháp phân tích: Phân tích định tính và phân tích định lượng nhằm đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của người dân xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh TT-Huế. + Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel. 5. Giới hạn: - Do thời gian thực tập có hạn trong khi đó số hộ nông dân vay vốn lại rất nhiều nên chúng tôi chỉ điều tra trong phạm vi 46 hộ vay vốn trên địa bàn xã Quảng Phước. - Do hộ nông dân có thể vay từ nhiều nguồn khác nhau như: từ ngân hàng, bạn bè, người thân, vay nặng lãi nhưng đưa vào cùng một hoạt động sản xuất nên không thể lượng hóa được đâu là hiệu quả từ nguồn vốn nào mang lại. Do đó trong phạm vi đề tài này chúng tôi xin dừng lại ở chổ phân tích tình hình sử dụng vốn chứ không đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn. + Địa bàn điều tra: xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế + Nội dung: ã Đánh giá tình hình vay vốn và sử dụng vốn của các nông hộ ở xã Quảng Phước ã Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tài liệu gồm: Luận văn hoàn chỉnh, Slide báo cáo và Bảng chi tiết dữ liệu

ppt20 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4235 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ dân ở xã Quảng Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH “ TÌNH HÌNH VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN XÃ QUẢNG PHƯỚC, QUẢNG ĐIỀN, TT HUẾ” Thực hiện: Nhóm 4 NỘI DUNG CHÍNH Phần I : Đặt vấn đề Phần II: Nội dung nghiên cứu Chương I: Cơ sở khoa học của vấn đề cần nghiên cứu Chương III: Tình hình vay và sử dụng vốn Phần III: Đánh giá, Kết luận và kiến nghị Phần I: Đặt vấn đề 1.Tính cấp thiết của đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu Chọn điểm và mẫu khảo sát Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu Phân tích và xử lý số liệu 5. Giới hạn Phần II: Nội dung nghiên cứu Chương I: Cơ sở khoa học của vấn đề cần nghiên cứu Một số vấn đề cơ bản về hộ nông dân 1.1. Khái niệm hộ nông dân “Nông dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu là lao động gia đình trong trang trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với trình độ hoàn cảnh không cao”. 1.2.Đặc điểm cơ bản của hộ nông dân 1.3. Tiềm năng nội tại của hộ nông dân 2. Một số vấn đề chung về tín dụng 2.1. Khái niệm tín dụng. “Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa )giữa bên cho vay(ngân hàng và các định chế khác )và bên đi vay (cá nhân ,doanh nghiệp và các chủ thể khác),trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận,bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán”. - Tín dụng chính thức - Tín dụng không chính thức 2.3 Vai trò và chức năng của tín dụng đối với phát triển kinh tế Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế Vai trò của tín dụng nông thôn đối với phát triển kinh tế hộ nông dân: + Tín dụng góp phần nâng cao đời sống của người dân và thực hiện chính sách xã hôi khác của Nhà nước. + Tín dụng góp phần tạo ra và duy trì quy mô sản xuất kinh doanh phù hợp + Tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, khai thác tốt các nguồn lực địa phương.Tính chất thời vụ thể hiện rất rõ nét trong hoạt động sản xuất nông nghiệp + Tín dụng góp phần thực hiện điều chỉnh kinh doanh + Tín dụng góp phần giải quyết các biến động và hạn chế những rủi ro trong sản xuất kinh doanh 2.4. Một số đặc điểm Hộ gia đình là đối tác vay vốn Cơ chế tín dụng Hộ gia đình sản xuất kinh doanh 2.5. Chính sách của nhà nước về tín dụng nông nghiệp 2.5.1. Các chính sách của Nhà nước Cho vay tín chấp Lãi suất cho vay 2.5.2. Điều kiện vay vốn đối với NHCSXH Giải quyết việc làm SV-HS có hoàn cảnh khó khăn Hộ nghèo Chương III: Tình hình vay và sử dụng vốn 3.1. Đặc điểm của hộ điều tra 3.1.1.Tình hình nhân khẩu và lao động Bảng 1:Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra. ( Nguồn số liệu điều tra 2010) 3.1.2.Tình hình đất đai Bảng 2.Tình hình đất đai của các hộ điều tra (tính bình quân trên hộ) ( Nguồn số liệu điều tra 2010) 3.1.3.Tình hình tư liệu sản xuất TLSX là điều kiện vất chất cần thiết để tổ chức sản xuất,là nhân tố cơ bản để nâng cao năng suất cây trồng,vật nuôi năng suất ruộng đất và năng suất lao dộng.Có thể nói rằng TLSX là tiền đề quan trọng cho tiến trình CNH_HĐH nông nghiệp nông thôn.Tuy nhiên thực tế vốn đầu tư cho tư liệu sản xuất chưa được các hộ quan tâm do hầu hết các hộ nông dân xã quảng Phước vẫn còn thiếu vốn sản xuất,mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp đều được tiến hành dựa vào sức người là chủ yếu. 3.2. Tình hình vay vốn của các hộ nông dân xã Quảng Phước 3.2.1.Nhu cầu vay vốn và mức độ đáp ứng vốn vay Bảng 3:Nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân và khả năng đáp ứng của các tổ chức tín dụng (ĐVT:1000đ) ( Nguồn số liệu điều tra 2010) 3.2.2. Mục đích vay vốn của các hộ điều tra Bảng 4. Mục đích vay vốn của các hộ điều tra (ĐVT:1000đ) ( Nguồn số liệu điều tra 2010) 3.3. Phân tích mức vay vốn .thời hạn vay và lãi suất vay của các hộ điều tra 3.3.1 Phân tích mức vốn vay của các hộ điều tra Bảng 5:Mức vay vốn của các hộ điều tra (ĐVT:Tr.đ) 3.3.2 Phân tích thời hạn vay của của các hộ điều tra Bảng 6: Thời hạn vay của các hộ điều tra ( Nguồn số liệu điều tra 2010) 3.3.3.Phân tích lãi suất vay của các hộ điều tra Bảng 7:Lãi suất cho vay của các hộ điều tra ( Nguồn số liệu điều tra 2010) Phần III: Đánh giá, Kết luận và kiến nghị Đánh giá Thành tựu Hạn chế 2. Kết luận Từ những phân tích trên chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau. Hệ thống tín dụng tại xã Quảng Phước đã phát triển tương đối mạnh với hai hệ thống đó là NHNo & PTNT và NHCSXH là chủ yếu.Trong đó , NHCSXH chiếm tỷ trọng cho vay lớn nhất.Ngoài ra, còn có nguồn vốn vay từ các tổ chức cá nhân, họ hàng, bạn bè và những người cho vay lấy lãi cao. Nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân là tương đối cao, trong đó nhu cầu của hộ nghèo là cao nhất.Tỷ lệ đáp ứng vốn vay của các tổ chức tín dụng là khá cao,tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân có điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của người dân địa phương là tương đối cao, hầu hết các hộ dân đều có khả năng vay vốn tại một trong các tổ chức tín dụng đang hoạt động trên địa bàn xã. 3. Kiến nghị Đối với chính quyền địa phương Đối với tổ chức tín dụng - Đối với hộ nông dân THANKS YOU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppt7863 KILOBOOKS.COM.ppt
  • xlsFile nhap tong hop nhom 4.xls
Luận văn liên quan