Đề tài Tổ chức giá thành và phân tích giá tại công ty hàng tiêu dùng

KẾT LUẬN Trên đây là toàn bộ nội dung nghiên cứu đề tài " Tổ chức kế toán giá thành và phân tích giá thành" tại công bánh kẹo Hải Hà. Sau một thời gian nghiên cứu trên cơ sở thực tế tại công ty, tôi thực sự thấy rằng trong điều kiện kinh tế có nhiều thay đổi biến động về nhiều mặt như hiện nay, công tác hạch toán nói chung, công tác kế toán giá thành và phân tích giá thành ngày càng tỏ rõ vai trò không thể thiếu. Nó góp phần giúp đỡ về mặt thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp ngày một hiệu quả trong việc phân tích, đánh giá giá thành, từ đó đưa ra các biện pháp thịch hợp kịp thời hạ giá thành sản phẩn, nắm bắt cơ hộ trong cạnh tranh để không nâng tăng lợi nhuận. Cũng qua việc nghiên cứu công tác hạch toán kế toán tại công ty bánh kẹo Hải Hà, tôi đã hiểu hơn vai trò quan trọng của công tác kế toán với công tác quản lý cũng như tinh thần trách nhiệm của cơ quan trong việc hạch toán đúng, hạch toán đủ. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn thấy giáo, các cán bộ kế toán tại công ty bánh kẹo Hải Hà đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên do có những hạn chế về khả năng nghiên cứu thực tế, nội dung nghiên cứu này chắc rằng không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi mong được sự đóng góp để bản nghiên cứu này được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 5 năm 2000 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- PGS - PTS: Nguyễn Hữu Ba, Lý thuyết hạch toán kế toán - NXB Tài chính - Hà Nội 1997. 2- Giáo trình Kế toán tài chính - Trường ĐHTCKT Hà Nội 1999. 3- Giáo trình Kế toán quản trị - Trường ĐHTCKT Hà Nội 1999. 4- PTS: Nguyễn Thế Khải giáo trình Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, NXB Tài chính Hà nội 1997. 5- Một số tài liệu khác .

doc50 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức giá thành và phân tích giá tại công ty hàng tiêu dùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phí sản xuất là từng giai đoạn, từng phân xưởng còn đối tượng tính giá thành là cả nửa thành phẩm từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Nội dung phương pháp: Theo phương pháp này người ta căn cứ vào chi phí NVL trực tiếp và chi phí khác bỏ ra ở giai đoạn 1 để tính ra giá thành thực tế của sản phẩm ở giai đoạn 1 rồi chuyển sang giai đoạn 2. Giai đoạn 2 căn cứ vào giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1 chuyển sang kết hợp với các chi phí khác bỏ ra ở giai đoạn 2 để tính giá thành thực tế của nửa thành phẩm ở giai đoạn 2 theo từng khoản mục chi phí. Cứ lần lượt tuần tự như vậy sẽ tính được giá thành của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. 1.2.5.2.2 Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành của nửa thành phẩm. Điều kiện áp dụng: Áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song lắp ráp, sản phẩm sản xuất qua nhiều giai đoạn; đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn cuối, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn. Nửa thành phẩm ở từng giai đoạn không phải là hàng hoá, không bán ra ngoài như các đơn vị sản xuất hoá chất, chưng cất dầu mỏ ... Chi phí sản xuất giai đoạn i trong giá thành TP giai đoạn n Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ giai đoạn i Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ giai đoạn i Nội dung phương pháp: Căn cứ vào chi phí sản xuất của từng giai đoạn để tính ra chi phí sản xuất từng giai đoạn trong giá thành sản phẩm. Tổng hợp lại sẽ tính được giá thành của thành phẩm( TP ). + Số lượng TP giai đoạn i + Số lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ giai đoạn i X Số lượng TP giai đoạn n Nếu chi phí bỏ dần vào theo mức độ gia công chế biến thì giá thành được xác định: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ giai đoạn i +++ Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ giai đoạn i + Chi phí sản xuất giai đoạn i trong giá thành TP giai đoạn n Số lượng TP giai đoạn n Số lượng TP giai đoạn i X Số lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ giai đoạn i tính theo mức độ hoàn thành 1.2.5.3 Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ. Áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất thu được sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Sản phẩm chính là sản phẩm sản xuất theo mục tiêu của doanh nghiệp còn sản xuất phụ là sản phẩm không phải là mục tiêu của doanh nghiệp nhưng vẫn có giá trị. 1.2.5.4 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Điều kiện áp dụng: áp dụng cho các doanh nghiệp phải tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng và cứ mỗi đơn đặt hàng sẽ mở một bảng tính giá thành, chi phí tập hợp được trong kỳ liên quan đến đơn đặt hàng nào thì sẽ ghi vào bảng tính giá thành của đơn đặt hàng đó. Đơn đặt hàng chưa hoàn thnàh thì toàn bộ chi phí tập hợp được là sản phẩm làm dở, nếu đơn đặt hàng hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp được từ lúc bắt đầu sản xuất đến khi hoàn thành là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó. 1.2.5.5 Phương pháp tính giá thành theo hệ số. Điều kiện áp dụng: Áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất thu được nhiều sản phẩm chính khác nhau như chưng cất dầu mỏ hoặc các doanh nghiệp hoá chất. Trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm chính khác nhau. Phương pháp này chỉ sử dụng khi doanh nghiệp đã xây dựng được hệ số kinh tế kỹ thuật của từng loại sản phẩm chính khác nhau. Nội dung của phương pháp: Căn cứ vào hệ số kinh tế kỹ thuật của từng loại sản phẩm chính để quy đổi ra sản phẩm tiêu chuẩn và tổng hợp các sản phẩm tiêu chuẩn này sau đó lấy sản phẩm tiêu chuẩn của từng loại chia cho tổng sản phẩm tiêu chuẩn thì sẽ tính được hệ số tính giá thành của từng loại sản phẩm. Hệ số này dùng chung cho tất cả các khoản mục chi phí. Căn cứ vào tổng giá thành liên sản phẩm và hệ số tính giá thành của từng loại sẽ tính được giá thành thực tế của từng loại sản phẩm. 1.2.5.6 Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ. Điều kiện áp dụng: áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sử dụng một loại nguyên vật liệu nhưng thu được một loại sản phẩm với nhiều quy cách khác nhau như sản xuất giầy dép, quần áo, bàn ghế ... Trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm. Nội dung phương pháp: Để tính giá thành thực tế ta căn cứ vào giá thành kế hoạch và sản lượng thực tế để tính ra giá thành kế hoạch theo sản lượng thực tế căn cứ vào tổng giá thành thực tế của các quy cách được tiến hành theo từng khoản mục bằng cách lấy giá thành thực tế chia cho giá thành kế hoạch để tính ra tỉ lệ tính giá thành theo từng khoản mục rồi lại căn cứ vào giá thành kế hoạch theo sản lượng thực tế của từng quy cách nhân với tỉ lệ giá thành đã tính được sẽ tính được giá thành thực tế theo từng khoản mục. 1.2.5.7 Phương pháp tính giá thành theo định mức. Điều kiện áp dụng: áp dụng cho các doanh nghiệp đã xây dựng được nền móng định mức kinh tế - kỹ thuật khoa học hợp lý đồng thời tổ chức sản xuất đã đi vào nền nếp ổn định. Trách nhiệm và trình độ của cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ tương đối cao. Nội dung phương pháp: Căn cứ vào giá thành định mức, sự thoát ly định mức và thay đổi định mức giữa kỳ trước với kỳ này để tính ra giá thành thực tế của thành phẩm trong kỳ theo công thức: ZTT = ZĐM mới ± Chênh lệch do thay đổi ĐM ± Chênh lệch do thoát ly ĐM. Trong đó: ZTT : Giá thành thực tế. ZĐM mới : Giá thành định mức mới. Qua đó ta có thể thấy tuỳ loại hình doanh nghiệp đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình sản xuất sản phẩm mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá thành sao cho phù hợp và đảm bảo tính hiệu quả. 1.2.6 Hình thức tổ chức công tác kế toán giá thành. 1.2.6.1 Trường hợp doanh nghiệp tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên thì kế toán giá thành được tổ chức như sau: Tài khoản sử dụng: TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Ngoài ra còn sử dụng các TK liên quan: 152, 155, 157, 621, 622, 627... Phương pháp kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2.6.1: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành (Phương pháp kê khai thường xuyên ) TK 621 TK 138,152,821 TK 622 TK 627 TK 632 TK 157 TK 155 TK 154 (1) Chi phí NVL trực tiếp (2) Chi phí nhân công trực tiếp (3) Chi phí sản xuất chung (5) Trị giá sản phẩm hỏng bắt bồi thường phế liệu thu hồi do sản phẩm hỏng (4a) Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành nhập kho (4b) Giá thành thực tế sản phẩm gửi bán không qua kho (4c) Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành bán ngay 1.2.6.2 Trường hợp doanh nghiệp tổ chức tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Tài khoản sử dụng: TK 631: Giá thành sản xuất ; TK 154: Chi phí SXKD DD TK liên quan: 621, 622, 627 Phương pháp kế toán có thể được khái qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2.6.2: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ( Phương pháp kiểm kê định kỳ ) TK 632 TK 154 TK 611 TK 621 TK 631 (1) Kết chuyển chi phí SXKD DD đầu kỳ (2)Chi phí NVL trực tiếp TK 622 (3) Chi phí nhân công trực tiếp TK 627 (4) Chi phí sản xuất chung (6) Chi phí SXKD DD cuối kỳ (5) Phế liệu sản phẩm hỏng thu hồi, trị giá sản phẩm hỏng bắt bồi thường, tính vào chi phí bất thường (7) Giá thành thực tế thành phẩm trong kỳ TK 611,138,821 1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Việc hạ giá thành sản phẩm sẽ làm tăng tổng số lợi nhuận của doanh nghiệp. Để hạ giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần biết nguồn gốc hình thành, nội dung cấu thành của giá thành để từ đó biết được những nhân tố cơ bản làm tăng giảm giá thành và trên cơ sở đó đề ra biện pháp cần thiết để hạn chế loại trừ các nhân tố tiêu cực, phát huy sự ảnh hưởng của nhân tố tích cực. Để thực hiện được điều đó, việc tiến hành phân tích giá thành là hết sức cần thiết. Nội dung chủ yếu của việc phân tích giá thành sản phẩm bao gồm: Phân tích đánh giá chung giá thành của toàn bộ sản phẩm. Phân tích đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được. Phân tích đánh giá một số khoản mục giá thành chủ yếu. Xác định xu hướng hợp lý của chi phí sản xuất trong mối tương quan với khối lượng sản phẩm sản xuất. 1.3.1 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hoá. Phương pháp đánh giá: So sánh tổng giá thành tính trên sản lượng thực tế, giá thành đơn vị thực tế với tổng giá thành tính trên sản lượng thực tế giá thành đơn vị kế hoạch để đánh giá doanh nghiệp có hoàn thành kế hoạch giá thành không. So sánh tổng giá thành tính trên sản lượng thực tế, giá thành đơn vị thực tế với tổng giá thành tính trên sản lượng thực tế giá thành đơn vị kế hoạch của từng loại sản phẩm để kết luận việc thực hiện kế hoạch giá thành có toàn diện không đồng thời xác định trọng điểm cần đi sâu phân tích là gì. Trọng điểm cần đi sâu phân tích là những sản phẩm có sự biến động quá lớn. 1.3.2 Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được. Chỉ tiêu phân tích gồm: Mức hạ giá thành : là số tuyệt đối phản ánh giá thành năm nay hạ được bao nhiêu so với giá thành năm trước. Nó phản ánh khả năng tích luỹ của doanh nghiệp . Tỷ lệ hạ giá thành là số tương đối nói lên giá thành năm nay hạ được bao nhiêu phần trăm so với giá thành năm trước, nó phản ánh trình độ tổ chức quản lý và phấn đấu hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ được coi là hoàn thành nhiệm vụ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được khi thực hiện được cả hai chỉ tiêu này. Phương pháp phân tích: - Xác định nhiệm vụ hạ giá thành của sản phẩm so sánh Gọi: Mhk : mức hạ toàn bộ kế hoạch. Mức hạ cá biệt Giá thành đơn vị bình quân năm trước từng mặt hàng Giá thành đơn vị bình quân kế hoạch từng mặt hàng Slki : Sản lượng kế hoạch từng mặt hàng. Tỷ lệ hạ Tỷ lệ hạ cá biệt - Xác định tình hình thực hiện nhiệm vụ: - So sánh tình hình thực hiện với nhiệm vụ đặt ra Mh1 - Mhk = DMh Þ Chưa hoàn thành nhiệm vụ hạ giá thành Nếu DMh < 0 và DMh < 0 và DMh > 0 và Nếu cả hai chỉ tiêu DMh và DTh đều bằng 0 thì chứng tỏ doanh nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm. đều lớn hơn 0 thì doanh nghiệp đã hoàn thành vượt chỉ tiêu. Nếu DMh và Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Do sản lượng sản xuất thay đổi: MhS = Mhk* Tc - Mhk Tổ chức : tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất chung về sản lượng. Do kết cấu mặt hàng sản xuất thay đổi Do mức hạ cá biệt thay đổi( giá thành đơn vị thay đổi ) Tổng hợp mức độ ảnh hưởng: MhS + Mhk/c + Mhz = DMh 1.3.3 Phân tích một số khoản chi phí chủ yếu: Phân tích khản chi nguyên vật liệu trong giá thành. Phân tích chi phí nhân công trực tiếp. Phân tích khoản chi phí chung. PHẦN 2: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN GIÁ THÀNH VÀ PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ. 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ. - Tên công ty: Công ty Bánh kẹo Hải Hà. - Tên giao dịch đối ngoại: Hai Ha Confectionery Company( HAIHACO ). - Trụ sở chính: Số 25 - đường Trương Định - Hai Bà Trưng - Hà Nội. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Bánh kẹo Hải Hà. Công ty Bánh kẹo Hải Hà( HAIHACO ) là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp. Đến nay, công ty đã trải qua quá trình hình thành và phát triển suốt 40 năm với bao khó khăn thử thách và đi lên để có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường như ngày nay. Tiền thân của công ty là xí nghiệp miến Hoàng Mai được thành lập ngày 25-12-1960 bởi tổng công ty Nông thổ sản miền Bắc trực thuộc bộ Nội thương quản lý. Trong thời gian đầu, xí nghiệp miến Hoàng Mai chủ yếu sản xuất các sản phẩm như: miến, mari, tinh bột ngô, dầu đậu tương, bột dinh dưỡng trẻ em. Năm 1966, xí nghiệp miến Hoàng Mai đổi tên thành " nhà máy thực nghiệm thực phẩm Hải Hà ". Đến tháng 6 năm 1970, nhà máy tiếp nhận một phân xưởng kẹo của nhà máy kẹo Hải Châu với công suất 900 tấn/ năm. Từ đây nhà máy đổi tên thành " xí nghiệp thực phẩm Hải Hà " với nhiệm vụ chính là sản xuất các loại kẹo, đường, nha và giấy tinh bột. Trong khoảng thời gian từ năm 1971 đến 1985, nhà máy đã có sản phẩm xuất khẩu sang một số nước Đông Âu và được trang bị thêm một số dây chuyền công nghệ từ các nước Trung Quốc, Ba Lan, Cộng Hoà Dân Chủ Đức... Năm 1976, công suất của nhà máy đã lên tới 6000 tấn / năm. Từ năm 1986 cho đến năm 1990, nhà máy gặp rất nhiều khó khăn. Nhà máy đã phải đóng cửa một phân xưởng kẹo cứng, cho gần 200 công nhân nghỉ việc. Nhà máy đã nợ ngân hàng trên 2 tỷ đồng, vốn bị chiếm dụng trên 500 triệu đồng. Đến đầu năm 1990, nhà máy vẫn chưa khắc phục được khó khăn bế tắc, để tồn kho trên 100 tấn kẹo. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo nhà máy đã kịp thời có những biện pháp để từng bước khắc phục, nắm bắt các cơ hội trong nền kinh tế thị trường, dần dần ổn định để đứng vững trên thị trường. Ngày 24 tháng 3 năm 1993, theo quyết định số 216 CNN/ TCLĐ của Bộ trưởng bộ Công nghiệp nhẹ( nay là bộ Công nghiệp ), nhà máy đổi tên thành công ty Bánh kẹo Hải Hà với tên giao dịch là Hải Hà Confectionery Company( HAIHACO ). Từ năm 1993 đến nay công ty phát triển không ngừng. Sản phẩm của công ty ngày một đa dạng, phong phú về chủng loại, nâng cao về chất lượng, dần chinh phục được khách hàng trong mọi tầng lớp dân cư. Đặc biệt năm 1999 vừa qua, sản phẩm của công ty được bầu chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Hiện nay tại trụ sở chính 25 Trương Định, công ty có 3 đơn vị trực thuộc là : - Xí nghiệp bánh. - Xí nghiệp kẹo. - Xí nghiệp cơ khí( xí nghiệp phụ trợ ). và 2 đơn vị thành viên: - Nhà máy thực phẩm Việt Trì. - Nhà máy bột dinh dưỡng Nam Định. Ngoài ra, công ty còn liên doanh với Nhật Bản và Hàn Quốc, thành lập 3 công ty liên doanh là : - Công ty liên doanh MiWon - Hải Hà. - Công ty liên doanh Hải Hà - Kotobuki. - Công ty liên doanh Hải Hà - Kameda( nay đã giải thể ). Như vậy quá trình 40 năm hình thành, hoạt động và phát triển, đến nay công ty đã đạt được nhiều thành công đáng tự hào sau khi trải qua những thời kỳ vô cùng khó khăn do chuyển đổi cơ chế. Trong khi đó không ít các cơ sở xí nghiệp khác không trụ được đã bị giải thể khi xoá bỏ chế độ bao cấp. Ngược lại, công ty bánh kẹo Hải Hà lại thực sự bước vào quyền làm chủ, đã tìm được những biện pháp hữu hiệu vượt qua biết bao khó khăn về vốn, về thị trường và những cơn lốc cạnh tranh của hàng ngoại nhập, công ty vẫn không ngừng hoạt động và phát triển. Tình hình hoạt động của công ty có thể được thể hiện ở một số chỉ tiêu trong bảng dưới đây: Chỉ tiêu ĐVT 1995 1996 1997 1998 Tổng số vốn 1000 đ 42.712.291 50.921.306 57.984.209 62.537.464 Tổng sản lượng tấn 10.000 10.500 10.550 11.000 Tổng doanh thu 1000 đ 173.842.160 148.921.342 155.892.312 162.709.905 Nộp ngân sách 1000 đ 9.162.703 10.100.500 11.320.420 11.987.296 Lợi nhuận 1000 đ 741.234 965.398 2.369.419 2.725.034 Thu nhập bình quân 1000 đ 587 621 687 739 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty bánh kẹo Hải Hà. Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp nhà nước, do nhà nước thành lập và giao nhiệm vụ. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng của mọi tầng lớp dân cư. Vì vậy sản phẩm của công ty rất đa dạng gồm sản phẩm cao cấp và sản phẩm phục vụ mọi tầng lớp dân thường. Ngoài ra công ty còn sản xuất sản phẩm xuất khẩu để tăng thêm thu nhập cho người lao động đồng thời tăng thu cho ngân sách Nhà nước. 2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà. Công ty bánh kẹo Hải Hà hiện có 5 xí nghiệp thành viên: Xí nghiệp bánh: chuyên sản xuất các loại bánh quy và bánh cracker. Xí nghiệp kẹo: chuyên sản xuất 2 loại kẹo là kẹo cứng và kẹo mềm. Xí nghiệp phụ trợ: chuyên thực hiện sửa chữa lớn các máy móc thiết bị của công ty, xí nghiệp này còn có thêm bộ phận sản xuất phụ với nhiệm vụ cắt giấy nhãn gói kẹo, cắt bìa, in hộp, lót kẹo... Nhà máy thực phẩm Việt Trì: chuyên sản xuất kẹo, glucôza, bao bì in... Nhà máy bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định: chuyên sản xuất bánh kem xốp và bột dinh dưỡng. Sản phẩm của công ty bao gồm nhiều loại bánh, kẹo. Mỗi loại có đặc trưng riêng do thành phần cấu thành riêng nên chúng không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên chúng có những đặc thù chung nên sản phẩm của công ty bánh kẹo Hải Hà có thể xếp thành 2 nhóm: Sản phẩm kẹo gồm kẹo cứng và kẹo mềm. Sản phẩm bánh gồm bánh bichquy, bánh kem xốp và bánh cracker. Hiện nay tại cơ sở chính chỉ sản xuất 2 loại bánh là bánh bichquy và bánh cracker. Mỗi loại sản phẩm của công ty được sản xuất trên một dây chuyền tương ứng. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty theo kiểu giản đơn, chế biến liên tục, khép kín, sản xuất với mẻ lớn và công tác sản xuất được tiến hành theo hướng cơ giới hoá, một phần thủ công. Chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn, đối tượng sản xuất là bánh kẹo nên khi kết thúc ca máy cũng là khi sản phẩm hoàn thành. Do đó đặc điểm sản xuất nổi bật của công ty là không có sản phẩm dở dang. Nguyên liệu và quy trình sản xuất sản phẩm của công ty. Chất ngọt gồm 2 loại chính là đường kính và tinh bột. Chất béo gồm : Bơ nhật lấy từ sữa bò( nhập từ Úc ). Shortening lấy từ dầu cọ. Magarin. Sữa gồm: Sữa đặc. Sữa bột béo làm từ sữa tươi đem sấy khô. Sữa bột gầy làm từ sữa tươi đem sấy khô tách bơ. Bột mì: riêng bánh cracker nguyên liệu bột mì phải nhập từ Đan Mạch. Các loại bột, hạt, quả( vừng, lạc, càphê, cacao ) Trên đây là các nguyên liệu chính để sản xuất các loại bánh kẹo của công ty. Ngoài ra công ty còn sử dụng các phụ gia để đa dạng hoá các sản phẩm về hình thức mẫu mã hoặc hương vị... Các phụ gia gồm Chất tạo hương. Chất tạo màu: nhập từ Thụy Sỹ. Chất tạo vị: Vị chua, cay, mặn. Phụ gia thực phẩm: chất tạo keo. Dây chuyền sản xuất sản phẩm Dây chuyền sản xuất kẹo mềm. - Quy trình sản xuất có thể biểu diễn theo sơ đồ sau: Hoà đường( Đường + Mật tính bột + nước ) Lọc bỏ tạp chất Nấu Làm nguội Tạo hình Bao gói Thành phẩm Giai đoạn tạo hình hoặc bao gói có thể được tiến hành bằng máy hoặc thủ công Dây chuyền sản xuất sản phẩm kẹo cứng có nhân : Hoà đường( Đường + Mật tính bột + nước ) Lọc bỏ tạp chất Nấu( 150oc ) Làm nguội Tạo hình Bao gói Thành phẩm Mật tính bột + nước Nấu nhân Bơm nhân Giai đoạn tạo hình và bao gói có thể là công nghiệp hoặc thủ công. Dây chuyền sản xuất sản phẩm bánh: Xử lý nguyên liệu(xay đường, rây bột, đun lỏng chất béo ) Đánh trộn nguyên liệu( khối bột nhào ) Nướng Làm nguội Tạo hình Cùng một dây chuyền liên tục Đóng thành phẩm 2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý chung của công ty. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Đây là một cơ cấu quản lý hiện đại, tiên tiến và hiệu quả trong điều kiện hiện nay. Theo cơ cấu tổ chức này ta có thể khái quát bộ máy quản lý của công ty qua sơ đồ 1 : Các xí nghiệp ở Việt Trì và Nam Định có bộ máy quản lý tổ chức riêng. Như vậy Ban lãnh đạo của công ty gồm 4 người. - Tổng giám đốc: là người có quyền quyết định cao nhất trong công ty. Tổng giám đốc có quyền quyết định, chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trước công ty, Bộ công nghiệp và Nhà nước. - Ba phó tổng giám đốc trợ giúp cho tổng giám đốc trong việc ra quyết định chỉ đạo mọi hoạt động của công ty: Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh. Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật sản xuất. Phó tổng giám đốc quản lý tài chính của công ty. Các phòng ban chức năng - Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ cung ứng vật tư, nghiên cứu thị trường để ra các chiến lược kinh doanh, đề ra biện pháp tiêu thụ sản phẩm hợp lý, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh ổn định. - Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về quy trình công nghệ, tính toán đề ra các định mức và tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu vật liệu, nghiên cứu lập kế hoạch sản xuất. - Phòng KCS: có nhiệm vụ kiểm tra các định mức tiêu chuẩn và đánh giá chất lưọng sản phẩm. - Phòng tài vụ: Phòng tài vụ có nhiệm vụ đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo dõi các hoạt động kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị từ đó hạch toán đúng đủ chi phí, kết quả đầu ra và đánh giá đúng kết quả lao động của cán bộ công nhân viên. Phòng tài vụ có nhiệm vụ phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng tháng, quý, năm đồng thời phân phối nguồn thu nhập. Đồng thời phòng tài vụ còn có nhiệm vụ cung cấp các thông tin kinh tế tài chính cho tổng giám đốc nhằm góp phần giúp tổng giám đốc quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phòng hành chính tổ chức: có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo, định ra đường lối sắp xếp phân phối lao động một cách hợp lý có hiệu quả. Đồng thời phòng hành chính tổ chức có nhiệm vụ xây dựng chế độ tiền lương, thưởng, bảo hiểm xã hội... - Phòng bảo vệ: làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho sản xuất và trật tự an ninh trong công ty. Ngoài ra ở các xí nghiệp đều có một giám đốc xí nghiệp và hai phó giám đốc xí nghiệp. Tổng số nhân viên của công ty khoảng từ 1700 người đến 1800 người. Trong đó số lượng nhân viên văn phòng là 150 người, trong đó: - Nhân viên làm công tác quản lý: 23 nhân viên. - Nhân viên lao vụ tạp vụ : 5 người. - Lái xe : 7 người. - Bảo vệ : 23 người. - Công đoàn : 4 người. - Thủ kho : 10 người. - Còn lại là các cán bộ nghiệp vụ và cán bộ kỹ thuật. 2.1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty. Bộ máy hạch toán của công ty. Bộ máy hạch toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung tại phòng kế toán, ở các xí nghiệp trực thuộc không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập, kiểm tra chứng từ và định kỳ gửi chứng từ về phòng kế toán tập trung ở công ty. Bộ máy kế toán của công ty có thể khái quát theo sơ đồ dưới đây: KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán vật tư Kế toán TGNH Thủ quỹ Kế toán tổng hợp và TSCĐ Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm, XDCB, tiền lương, bảo hiểm Kế toán tiền mặt Kế toán tiêu thụ Nhân viên kinh tế ở các xí nghiệp trực thuộc Như vậy phòng kế toán của công ty gồm 7 nhân viên, mỗi nhân viên phụ trách một nội dung của công tác kế toán . - Kế toán trưởng kiêm phó tổng giám đốc tài chính chịu trách nhiệm về công tác quản lý hạch toán, chỉ đạo, hướng dẫn toàn bộ công tác kế toán thống kê, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế trong công ty. - Một phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp và kế toán tài sản cố định, lập sổ cái, làm báo cáo kế hoạch, phân tích kế toán, bảo quản lưu trữ hồ sơ chứng từ. - Một phó phòng kế toán kiêm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, làm nhiệm vụ kế toán tiền lương, kế toán xây dựng cơ bản. - Một kế toán nguyên vật liệu: làm công tác kế toán chi tiết vật liệu cũng như tình hình nhập-xuất-tồn từng loại nguyên vật liệu. -Một kế toán tiền mặt: tổ chức hạch toán chi tiết và tổng hợp tình hình thu chi và tồn tiền mặt ở quỹ. Tổng hợp tình hình thanh toán nội bộ và bên ngoài của công ty bằng tiền mặt - Một kế toán tiền gửi ngân hàng: tổ chức hạch toán chi tiết và tổng hợp tình hình thanh toán qua ngân hàng. - Một kế toán tiêu thụ thành phẩm: tổ chức hạch toán chi tiết và tổng hợp sản phẩm hoàn thành nhập kho, tiêu thụ, xác định doanh thu kết quả tiêu thụ, theo dõi tình hình thanh toán với khách hàng, tổ chức ghi sổ chi tiết. Ngoài ta để đảm bảo cho công tác kế toán được chính xác, sát với thực tế, thuận lợi cho việc tập hợp số liệu ghi sổ kế toán cũng như kiểm tra đối chiếu ở mỗi xí nghiệp để phân công các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ theo dõi tình hình sử dụng lao động vật tư dưới hình thức ghi sổ thống kê. Hàng tháng các nhân viên này gửi số liệu thống kê lên phòng kế toán của công ty. 2.2 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY. Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập. Vì vậy để có thể tồn tại và phát triển, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc nâng cao chất lượng, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là vấn đề được công ty cân nhắc hết sức kỹ lưỡng. Kế toán với chức năng cung cấp thông tin trung thực đã trở thành công cụ đắc lực cho quản lý trong đó bao gồm kế toán giá thành. Thông qua số liệu do bộ phận kế toán này mà nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Do phạm vi có hạn nên nội dung chuyên đề này chỉ đề cập đến công tác kế toán giá thành sản phẩm ở 3 xí nghiệp trực thuộc tại trụ sở chính của công ty là xí nghiệp bánh, xí nghiệp kẹo và xí nghiệp cơ khí. 2.2.1 Khái quát tình hình tập hợp chi phí - cơ sở tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm, từng loại bánh, từng loại kẹo. Công ty thực hiện tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Theo phương pháp này ba khoản mục chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tập hợp để tính giá thành như sau: TK 621 TK 138,152,821 TK 622 TK 627 TK 632 TK 157 TK 155 TK 154 (1) Chi phí NVL trực tiếp (2) Chi phí nhân công trực tiếp (3) Chi phí sản xuất chung (5) Trị giá sản phẩm hỏng bắt bồi thường phế liệu thu hồi do sản phẩm hỏng (4a) Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành nhập kho (4b) Giá thành thực tế sản phẩm gửi bán không qua kho (4c) Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành bán ngay - Việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp được kế toán thực hiện trên bảng phẩn bổ tiền lương và các khoản tính theo lương: BHYT, BHXH, KPCĐ. - Đối với chi phí sản xuất chung, kế toán công ty tập hợp theo từng phân xưởng và thực hiện trong bảng kê 4 phần 1: chi tiết nợ TK 627. Sau khi tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm liên quan, kế toán bắt đầu thực hiện tính giá thành sản phẩm. 2.2.2 Kế toán giá thành sản phẩm tại công ty. 2.2.2.1 Đối tượng tính giá thành tại công ty. Đặc điểm sản xuất của công ty là trên cùng một dây chuyền công nghệ có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, có sự tách biệt về thời gian, quy trình sản xuất khép kín và không có sản phẩm dở dang. Do đó đối tượng của kế toán giá thành phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí là từng loại sản phẩm. 2.2.2.2 Kỳ tính giá thành và đơn vị tính giá thành. Cuối tháng sau khi đã tập hợp đầy đủ chi phí có liên quan đến sản phẩm, kế toán tiến hành tính giá thành. Đơn vị tính giá thành là đồng/kg. 2.2.2.3 Phương pháp tính giá thành tại công ty. Giá thành sản xuất trong công ty được tính theo khoản mục như quy định: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Để khuyến khích việc sử dụng vật tư hợp lý tiết kiệm công ty đã giao khoán vật tư cho xí nghiệp sản xuất chính. Công ty đã xây dựng hệ thống định mức đối với từng loại vật tư phù hợp với đặc điểm của từng loại sản phẩm. Theo hình thức này các xí nghiệp sẽ phấn đấu tiết kiệm vật tư một cách hợp lý mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Nếu xí nghiệp sử dụng tiết kiệm vật tư mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm thì xí nghiệp sẽ được hưởng phần vật tư tiết kiệm đó, ngược lại xí nghiệp sẽ phải chịu bù đắp phần vượt định mức. Hai khoản mục còn lại công ty áp dụng phương pháp tính trực tiếp; nghĩa là thực tế tập hợp được bao nhiêu thì tính vào giá thành sản phẩm bấy nhiêu. Về bảng tính giá thành, công ty đã sử dụng ngay bảng kê 4 làm bảng tập hợp chi phí đồng thời là bảng tính giá thành sản phẩm. Tuy nhiên ở bảng kê 4 công ty đã thiết kế thêm một số cột để phục vụ cho việc tính giá thành được thuận lợi. Có thêm cột sản lượng thực tế cạnh cột tên sản phẩm để có thể tính ngay được giá thành đơn vị sản phẩm. Cột trừ 627: thể hiện phần chi phí vượt định mức nếu có( do phòng kỹ thuật tính toán và cung cấp trên cơ sở số liệu ở " Báo cáo vật tư " của các xí nghiệp gửi lên; Trong quá trình sản xuất, có nguyên liệu thu hồi... được gom lại bán gọi là phế liệu thu hồi, được phản ánh trên cột " trừ 154 ". Khi kế toán nhận các phiếu thu từ việc bán phế liệu, kế toán sẽ ghi vào cột " trừ 154 ", tức là giảm trừ khỏi chi phí sản xuất. Cũng do đặc điểm sản xuất của công ty và đối tượng tính giá thành trùng với đối tượng tập hợp chi phí là các loại bánh kẹo, nên phương pháp tính giá thành được áp dụng tại công ty là phương pháp giản đơn. Theo phương pháp này: Zi = DĐKi + Ci - DCKi Trong đó: Zi : tổng giá thành sản phẩm i. DĐKi : chi phí dở dang đầu kỳ sản phẩm i. DCKi : chi phí dở dang cuối kỳ sản phẩm i. Ci : chi phí thực tế phát sinh. Do công ty không có sản phẩm sở cuối kỳ nên tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành cũng đồng thời là tổng chi phí đã tập hợp được. Þ Zi = Ci Zi = Tổng chi phí - Chi phí vượt - Giá trị phế sản xuất SPi ĐM SPi liệu thu hồi Giá thành đơn vị SPi Zi Sản lượng SPi thực tế hoàn thành Như vậy để tính được giá thành sản phẩm kế toán cần thiết phải dựa vào kết quả tập hợp của kế toán chi phí. Cụ thể hơn để lập được bảng tính giá thành kế toán cần thiết phải căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ, bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương, sổ chi tiết chi phí sản xuất chung, bảng phân bổ khấu hao. Do công ty đã thực hiện kế toán trên máy nên việc phân bổ NVL CCDC được thực hiện hoàn toàn trên máy và kết quả được đưa luôn vào bảng phân bổ NVL CCDC sau đó đưa vào bảng kê 4. Đối với chi phí sản xuất chung ở XN Bánh và XN Kẹo, chi phí được tập hợp trực tiếp ở từng phân xưởng sau đó phân bổ cho từng đối tượng liên quan theo tiêu thức phân bổ là sản lượng sản phẩm hoàn thành. Riêng với chi phí sản xuất chung phát sinh ở phân xưởng cơ khí sau khi tập hợp sẽ phân bổ cho tượng đối tượng là sản phẩm hoàn thành ở XN Bánh và XN Kẹo theo tổng sản lượng sản phẩm hoàn thành ở cả 2 XN Bánh và Kẹo. Hai quá trình này do máy tính thực hiện sau đó đưa kết quả là số tổng hợp kết quả của 2 quá trình phân bổ trên vào bảng kê 4 cột "phân bổ 627". Do giới hạn của đề tài, chuyên đề này chỉ đề cập đến việc tính giá thành sản phẩm, không đi sâu vào quá trình kế toán chi phí. Do đó dưới đây xin đượ trình bày cụ thể phương pháp tính giá thành được thực hiện tại công ty Bánh kẹo Hải Hà qua 2 tháng. Do công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn nên công việc tính giá thành được thực hiện như sau: Trước hết phải đưa vào số liệu trên bảng phân bổ NVL CCDC BẢNG 1.1: BẢNG PHÂN BỔ NVL CCDC Tháng 1 năm 2000 Có TK ĐTSD TK 152 TK 153 NLC VLP Nhiên liệu å 152 TK 621: SX chính + XN Bánh Quy bơ Bánh kẹp kem ............ + XN Kẹo Kẹo cốm mềm Kẹo dứa cứng ........ TK 627: + XN Bánh + XN Kẹo + XN phụ trợ ................. 4.402.512.359 148.299.876 178.774.759 ................. 117.597.035,4 243.082.093,1 ............ 1.356649708 217953695 466599055 627096958 ............... - - - - - - - - ......... 8.859.350 218.927 221.538 ........... 502.198,6 601.305,9 ............. 505.757 203.236 198.954 103.567 .......... 441.137.1709 148.518.803 178.996.297 .............. 118.099.234 243.683.339 ............ 1.357.155.465 218.156.931 466.798.009 672.200.525 ................. - - - - - - - - - ..... Số liệu trên bảng này sẽ là cơ sở để ghi vào cột "Nợ 621" trên bảng kê 4 Tiếp theo ta phải dựa vào phân bổ lương BHYT, BHXH, KPCĐ. Thực chất đây là bảng tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Trong đó quỹ tổng lương nộp BHXH, BHYT tháng này là 278045256 (lương cơ bản) Công ty tính BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng quy định hiện hành Tỷ lệ trích BHYT là 3% lương cơ bản trong đó 2% tính vào chi phí SXKD còn 1% tính trừ vào lương CNV Tỷ lệ trích BHXH là 20% LCB trong đó 15% tính vào SXKD còn 5% trừ vào lương công nhân Tỷ lệ trích KPCĐ là 2% tiền lương thực tế phát sinh tính vào chi phí SXKD Căn cứ vào số liệu này kế toán sẽ ghi vào cột "Nợ 622" trên bảng kê 4 Sau đó thưc hiện phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng. Chi phí sản xuất chung là số liệu tổng hợp mà kế toán tập hợp được ở cả ba phân xưởng được ghi trên "Chi tiết Nợ 627". Sau đó sẽ phân bổ cho từng đối tượng theo tiêu thức sản lượng thực tế hoàn thành trong kỳ trên bảng kê 4. Việc tính toán phân bổ này được thực hiện hoàn toàn trên máy tính. Sau đây là số liệu về chi phí sản xuất chung. BẢNG 1.3 . BẢNG KÊ 4 : CHI TIẾT NỢ 627.Tháng 1 năm 2000 Mã ĐV TÊN ĐV Tài khoản Sồ tiền NB2 XN Bánh 152 218.156.931 NB2 XNBánh 214 105.135.000 NB2 XN Bánh 334 26.548.729 NB2 XN Bánh 3382 530.974,58 NB2 XN Bánh 3383 1.155.675 NB2 XN Bánh 3384 154.090 NB2 Cộng 35168199,6 NB3 NX Kẹo 152 466798009 NB3 NX Kẹo 214 412.865.000 NB3 NXKẹo 334 19.989.700 NB3 NX Kẹo 3382 399794 NB3 NX Kẹo 3383 1.200.172,5 NB3 NX Kẹo 3384 160.023 NB3 Cộng 901412698,5 NB4 XN PT 142 300.000.000 NB4 XN PT 152 672200525 NB4 XN PT 334 11.321.000 NB4 XN PT 3382 226.420 NB4 XN PT 3383 602415 NB4 XN PT 3384 80322 NB4 XN PT 336 1.405.000 NB4 Cộng 984.430.682 Tổng Cộng 2237.524.780 Sau khi phân bổ chi phí sản xuất chung sẽ được đưa vào một cột " Phân bổ 627" trên bảng kê 4. Sau đây là việc tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên bảng kê 4 Trong đó tổng sản lượng của xí nghiệp kẹo là 256372,85 kg. Tổng sản lượng của xí nghiệp bánh là 213722,27 kg. Như vậy tổng giá thành công xưởng tháng 1-2000 là 7.056.523.528 đồng Cụ thể việc tính giá thành sản phẩm (giá thành công xưởng) trên bảng kê 4 được thực hiện như sau: Ví dụ với sản phẩm kẹo cốm mềm Tổng giá thành kẹo cốm mềm tháng 1-2000 118.099.234+5.372.367+493.559,84+67.304.200,47-3.935.937=187.369.424,3 đồng. Giá thành đơn vị kẹo cốm mềm 187.369.424,3 =15612,2 (đ/kg) 12001,5 Như vậy quá trình tính giá thành sản phẩm kẹo cốm mềm đã hoàn tất. Việc tính toán giá thành các sản phẩm khác cũng như đều được thực hiện tương tự như trên và đều được thực hiện như bảng kê 4. Sang tháng 2-2000, quá trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng được thực hiện theo đúng nguyên tắc như đã trình bày ở trên. Để tính giá thành sản xuất, sản phẩm tháng 2 kế toán căn cứ vào các bảng sau: BẢNG 2.1 BẢNG PHÂN BỔ NVL, CCDC Tháng 2-2000 Có TK ĐTSD TK152 TK153 NLC VLP Nhiên liệu Cộng 152 TK621:SX chính 6.965.587.991 - 10.039.428 6.975.627.419 - +XN Bánh ......... ......... ......... ......... ......... -Bánh quy bơ 60027949,15 - 109812 60137761,15 - -Bánh kẹp kem 322.761.262,1 - 328.961,3 323.090.223,4 - ...... ......... ......... ......... ......... ......... +XN kẹo ......... ......... ......... ......... ......... -Kẹo cốm mềm 223027020,3 - 1051.362,5 224.078.382,8 - Kẹo dứa cứng 193855513,2 - 5173659,97 194.373.173,1 - ......... ......... ......... ......... ......... ......... TK627 ......... ......... ......... ......... ......... +XN Bánh 3.27907.429 - 391528 328298957 - +XN Kẹo 380813175 - 206325 380.719.500 - +XN phụ trợ 200.298.892 - 156.271 200.455.163 - ......... ......... ......... ......... ......... ......... Căn cứ vào số liệu ở bảng phân bổ này kế toán ghi vào cột " Nợ 621" trên bảng kê 4 Số liệu về lương và các khoản tính theo lương trên bảng phân bổ này( Bảng 2.2) là căn cứ để kế toán ghi vào cột " Nợ 622" trên bảng kê 4 của tháng 2-2000. Tiếp theo kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng chịu chi phí. Chi phí sản xuất chung tập hợp được ở từng xí nghiệp là số liệu tổng hợp được phản ánh trên " Chi tiết Nợ 627" trên bảng kê 4 sau đó sẽ được phân bố cho từng đối tượng theo sản lượng, sản phẩm thực tế hoàn thành trong kỳ. Kết quả của quá trình phân bổ này sẽ đưa trực tiếp ra cột " Phân bổ 627" trên bảng kê 4. Dưới đây là chi phí sản xuất chung tập hợp được ở từng phân xưởng được ghi vào bảng " Chi tiết Nợ 627" trên bảng kê 4 trên của tháng 2-2000. Bảng 2.3 BẢNG KÊ 4 CHI TIẾT NỢ 627 . Tháng 2 năm 2000 Mã đơn vị Tên đơn vị TK Số tiền NB2 NX Bánh 152 328.298.957 NB2 NX Bánh 214 150.935.618 NB2 NX Bánh 334 20.617.760 NB2 NX Bánh 3382 421.355 NB2 NX Bánh 3383 1.186.950 NB2 NX Bánh 3384 158.260 NB2 Cộng 501.609.900 NB3 XN Kẹo 152 380.719.500 NB3 XN Kẹo 214 397.915.000 NB3 XN Kẹo 334 23.282.723 NB3 XN Kẹo 3382 465.645,5 NB3 XN Kẹo 3383 1.425.718 NB3 XN Kẹo 3384 190.096 NB3 XN Kẹo 111 2.374.724 NB3 Cộng 806.373.146 NB4 XN PT 142 405.568.000 NB4 XN PT 152 200.455.163 NB4 XN PT 214 10.000.000 NB4 XN PT 334 14.683.688 NB4 XN PT 3382 293.673,8 NB4 XN PT 3383 612.501 NB4 XN PT 3384 81.667 NB4 XN PT 111 3.500.000 NB4 XN PT 635.194.693 Cộng 1.943.178.009 Ngoài ra, kế toán còn căn cứ vào " Báo cáo vật tư" để xác định khoản chi vật liệu vượt định mức để ghi vào cột " Trừ 627" trên bảng kê 4 tháng này. Dưới đây là bảng kê 4 tháng 2-2000. Bảng tập hợp chi phí sản phẩm chính (Giá thành công xưởng). Trong đó tổng sản lượng của XN Bánh là 226.472,5 kg và tổng sản lượng của xí nghiệp kẹo là 284.891,26 kg. Vậy tháng 2-2000 tổng sản lượng sản phẩm chính sản xuất được là 511.363,76 kg sản phẩm với tổng giá thành là 9.335.454.489 đồng. Như chúng ta đã biết, giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Việc hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm là mục tiệu đặt ra đối với mọi doanh nghiệp. Để hạ giá thành sản phẩm, đứng trên góc độ quản lý, người quản lý cần biết nguồn gốc hay con đường hình thành của nó, nội dung cấu thành của giá thành, nhân tố nào làm tăng giảm giá thành để từ đó xác định được những nhân tố làm tăng và nhân tố làm giảm giá thành, từ đó đề ra biện pháp cần thiết để hạn chế sự ảnh hưởng của nhân tố tiêu cực, phát huy sự ảnh hưởng của nhân tố tích cực, khai thác khả năng tiềm tàng trong việc quản lý sử dụng vật tư, lao động vốn, cũng như để đánh giá sự cố gắng chủ quan của doanh nghiệp trong việc hạ giá thành sản phẩm. Để thực hiện được yêu cầu đó việc phân tích giá thành là hết sức cần thiết. Ở Công ty Bánh kẹo Hải Hà, Công ty không tiến hành phân tích giá thành. Tuy nhiên qua số liệu về tình hình sản xuất của Công ty trong tháng 1-2000 ta có thể tiến hành phân tích giá thành sản xuất của Công ty. Mặt khác, Công ty cũng không xây dựng kế hoạch giá thành nên việc phân tích giá thành trên toàn bộ nội dung của nó sẽ không thực hiện được. Vì vậy, chuyên đề này chỉ tiến hành phân tích giá thành của một loại sản phẩm là kẹo dứa cứng. Căn cứ vào kết quả của kế toán giá thành về việc tính giá thành kẹo cốm mềm trong tháng 1-2000 dưới đây là bảng phân tích giá thành của kẹo dứa cứng. Bảng 3 Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 CL tuyệt đối Tốc độ biến động(%) +Sản lượng (kg) 30.956,75 21755 -9201,75 -29,7 + Chi phí NVLTT(Đ) 243.683.339 194.373.137,1 -49.310.225,9 -20,24 + Chi phí NCTT(Đ) 28.686.827,08 12.413.540 -15.273.287,08 -49,3 Lượng 26.204.004 12.357.154 -13.846.850 -53 Tính theo lượng 2.482.823,08 1.056.386 -1.426.437,08 -57,3 +Chi phí sxc phân bổ(Đ) 173.697.767 88.599.848 -85.097.919 -49 +Chi phí vượt ĐM(Đ) 5.879.713,34 4.126.426 -1.717.287,34 -29,2 Tổng giá thành(Đ) 439.957.131,1 292.224.135,1 -147.732.996 -33,6 Giá thành ĐV (Đ/kg) 14212 13433 -779 -5,5 Qua bảng trên ta thấy tốc độ biến động của sản lượng là giảm 29,7% so với tháng 1, trong đó tốc độ giảm của chi phí NCTT là 49,3%, chi phí sản xuất chung phân bổ giảm 49% và tổng giá thành giảm 33,6%. Như vậy tốc độ giảm của khối lượng chậm hơn so với tốc độ giảm của chi phí NCTT và chi phí sản xuất chung phân bổ làm cho tốc độ giảm của giá thành cũng nhanh hơn. Nói cách khác mặc dù sản lượng sản phẩm sản xuất giảm đi, nhưng doanh nghiệp vẫn có cố gắng trong việc tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng tốc độ giảm của chi phí NVLTT là 20,24%, giảm chậm hơn so với tốc độ giảm của sản lượng sản xuất ra, cùng với tốc độ giảm của chi phí vượt định mức cũng chậm hơn so với tốc độ giảm sản lượng. Điều này có ý nghĩa là công ty cũng chưa có nhiều cố gắng trong việc tiết kiệm nguyên vật liệu, một khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Để tiết kiệm khoản chi vật liệu này theo tôi công ty cần xem xét tới một số vấn đề sau: Thứ nhất: Cần xem xét tới mức tiêu hao nguyên liệu bình quân. Nguyên nhân có thể do quy trình công nghệ chế tạo hay thiết kế mẫu mã sản phẩm thay đổi làm tăng hoặc giảm mức tiêu hao, do công tác quản lý từ khâu thu mua, vận chuyển bảo quản và sử dụng vật liệu... Thứ hai: Cần xem xét đến đơn giá vật liệu xuất dùng để có biện pháp thích hợp. Thứ ba: Cần xem xét tình hình tận thu phế liệu của công ty. Nếu công ty tận thu phế liệu thì sẽ làm giảm khoản chi vật liệu và từ đó hạ được giá thành. Thứ tư: Công ty có thể sử dụng vật liệu thay thế thích hợp sao cho giảm được khoản chi vật liệu trong giá thành mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Qua một số ý kiến phân tích trên đây có thể thấy mặc dù công ty vẫn chưa sử dụng tiết kiệm được nguyên vật liệu nhưng công ty đã rất cố gắng hạ giá thành sản phẩm (tiết kiệm chi phí NCTT và chi phí sản xuất chung) cụ thể là riêng đối với sản phẩm kẹo dứa cứng giá thành đơn vị tháng 2 năm 2000 đã hạ so với tháng 1 là 779đ/kg với tỷ lệ hạ là 5.5%. Việc phân tích giá thành của các loại sản phẩm khác cũng được tiến hành tương tự như với sản phẩm kẹo dứa cứng. PHẦN 3: MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ. Có thể nói rằng đối với mọi doanh nghiệp, để tồn tại trong cơ chế thi trường kinh doanh có lãi trở thành điều kiện sống còn. Đặc biệt trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình, các doanh nghiệp không chỉ phải nâng cao chất lượng sản phẩm cải tiến mẫu mã, tiếp thị, quảng cáo và thực hiện các dịch vụ sau bán hàng mà còn phải quan tâm tới một công cụ cạnh tranh thiết thực, hiệu quả - giá bán thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường để sẽ là công cụ cạnh tranh có hiệu quả giúp doanh nghiệp đẩy nhanh doanh số bán và có cơ hội tối đa hoá lợi nhuận..nhưng yếu tố cơ bản quan trọng cấu thành giá bán lại là gái thành sản xuất sản phẩm. Như vậy giá thành sản phẩm chính là trọng điểm trong việc đạt tới một giá bán có sức cạnh tranh. Vì vậy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều quan tâm tới công tác quản lý giá thành và cố gắng hạ giá thành. Tuy nhiên để quản lý tốt giá thành và hạ được giá thành, các doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí và biện pháp tiết kiệm chi phí trên cơ sở không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Sau một thời gian thực tập tại Công ty bánh kẹo Hải Hà, tiếp xúc với công tác hạch toán kế toán của công ty đặc biệt là kế toán chi phí và tính giá thành, tôi đã củng cố thêm những kiến thức ở trường. Với vốn kiến thức còn hạn chế, tôi xin mạnh dạn nêu lên một số ý kiến về công tác giá thành tại công ty như sau: 3.1. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT. 3.1.1. Ưu điểm. Nhìn chung công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty được thực hiện tương đối chặt chẽ, đúng chế độ đảm bảo được tính chính xác trong hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Việc tập hợp chi phí theo phương pháp kê khai thường xuyên là rất thích hợp với điều kiện hiện nay số liệu kế toán cung cấp sẽ phục vụ kịp thời cho công tác quản lý nói chung và quản lý giá thành nói riêng, từ đó người quản lý có biện pháp quản lý kịp thời cũng như chiến lược sản xuất kinh doanh nhạy bén. Đối tượng tính giá thành tại công ty phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm. Công ty đã lựa chọn phương pháp tính giá thành giản đơn hoàn toàn phù hợp với đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh là quy trình sản xuất ngắn, liên tục và không có sản phẩm dở dang. Việc vận dụng các mẫu biểu của công ty phù hợp với chế độ kế toán quy định cho hình thức kế toán nhật ký chứng từ.Nhân viên kế toán của công ty làm việc nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao. 3.1.2. Một số điểm còn hạn chế trong công tác tập hợp chi phí tính giá thành. Việc phân bổ chi phí sản xuất của xí nghiệp cơ khí vẫn chưa hợp lý. Nhiệm vụ chính của xí nghiệp này là lắp đặt sửa chữa máy móc thiết bị cho sản xuất chính, vì vậy các chi phí phát sinh ở xí nghiệp cơ khí (từ bộ phận sản xuất vật liệu tự chế) được hạch toán vào bên nợ TK 627, chi phí sản xuất chung. Sau đó kế toán tiến hành phân bổ chi phí này cho các xí nghiệp bánh và kẹo theo sản lượng, sản phẩm,sản xuất thực tế hoàn thành. Nhưng vấn đề là khi xí nghiệp cơ khí tiến hành sửa chữa hoặc lắp đặt máy móc, thiết bị thì bao giờ cũng thực hiện cho một đối tượng cụ thể có thể xác định được. Như vậy là chưa hợp lý bởi theo cách phân bổ chi phí của phân xưởng cơ khí như trên. Nếu một xí nghiệp sản xuất ra nhiều sản phẩm nhưng ít phát sinh công tác sửa chữa lắp đặt thì phải chịu khoản chi phỉ này nhiều hơn, như vậy việc phân bổ chi phí này vào sản phẩm sẽ không chính xác dẫn đến giá thành sản phẩm sẽ không phản ánh đúng những chi phí phát sinh. Ở công ty việc tập chi phí sản xuất chung và tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên bảng kê 4. Sự kết hợp này xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là trên cùng một dây truyền công nghệ, có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, nhưng có sự khác nhau về thời điểm và sản xuất với mẻ lớn, từ đó kế toán đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành. Vì vậy việc thực hiện cả 2 quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính là thành sản phẩm trên cùng một bảng (bảng kê 4) là có thể được. Đồng thời nó cũng góp phần đơn giản hoá việc ghi chép sổ sách. Đây là một điểm rất sáng tạo mà kế toán công ty bánh kẹo Hải Hà đã vận dụng. Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực đó vẫn có ít nhiều những tồn tại. Việc kết hợp quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trên một bảng sẽ dẫn đến khó khăn trong việc quản lý chi phí và cho công tác theo dõi mức biến động của giá thành từng loại sản phẩm. 3.2. MỘT VÀI KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HƠN NỮA CÔNG TÁC KẾ TOÁN GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY Với những ý kiến như trên, tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên để công ty tham khảo xem xét trong việc hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán giá thành tại công ty. Thứ nhất về việc phân bổ chi phí sản xuất của xí nghiệp cơ khí. Theo tôi công ty nên theo dõi chi tiết chi phí phát sinh ở các xí nghiệp cơ khí, xem xét các chi phí đó phát sinh nhằm phục vụ cho đối tượng nào từ đó phân bổ chi phí này cho đối tượng được phục vụ mà không để các đối tượng không liên quan phải gánh chịu. Nếu các đối tượng không liên quan phải gánh chịu khoản chi phí này thì giá thành của chúng sẽ không phản ánh đúng thực tế các chi phí phát sinh. Từ đó gây khó khăn cho nhà quản trị doanh nghiệp trong việc quản trị chi phí và giá thành. Còn nếu chỉ phân bổ khoản chi phí này cho đối tượng thực tế chịu chi phí, khi đó sẽ phát sinh vấn đề là có thể giá thành của đối tượng đó sẽ tăng cao đột ngột. Điều này có nghĩa là chi phí này phát sinh lớn. Khi đó kế toán có thể tập hợp khoản chi phí này vào TK 142 rồi phân bổ dần. Chỉ khi việc sửa chữa liên quan tới nhiều đối tượng thì mới tập hợp và phân bố cho các xí nghiệp sản xuất chính theo sản lượng thực tế của các xí nghiệp đó. Thứ hai có thể thấy rằng công ty không sử dụng bảng tính và phân bố khấu hao tài sản cố định. Theo tôi công ty nên sử dụng bảng tính phân bổ này( bảng 4 ) để có thể biết được chính xác chi phí khấu hao tài sản cố định mà các đơn vị phải chịu. Khi đó kế toán mới có thể theo dõi ghi chép tình hình khấu hao một cách đầy đủ, chính xác và có căn cứ để tính giá thành sản phẩm. Cũng nhờ vậy sẽ tránh được tình trạng chi phí khấu hao của sản phẩm này nhưng sản phẩm khác phải gánh chịu, từ đó giá thành sản phẩm sẽ được phản ánh chính xác hơn. Thứ ba là kiến nghị về bảng kê 4. Để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý chi phí cũng như giá thành theo tôi công ty nên tách biệt tính giá thành sản phẩm ra một bảng tính giá thành riêng khi đó bảng kê 4 thuần tuý là bảng tập hợp chi phí sản xuất và bảng tính giá thành sẽ thuần tuý là bảng tính giá thành bảng tính giá thành sẽ căn cứ vào bảng kê 4 để lập các cột có tài khoản TK 621, 622, 627 đối ứng nợ TK 154. Ngoài ra bảng tính giá thành còn có thêm cột chi phí vượt định mức, cột phế liệu thu hồi, cột tăng sản lượng, cột giá thành đơn vi sản phẩm bảng tính giá thành có thể được thiết kế theo bảng 5 dưới đây. KẾT LUẬN Trên đây là toàn bộ nội dung nghiên cứu đề tài " Tổ chức kế toán giá thành và phân tích giá thành" tại công bánh kẹo Hải Hà. Sau một thời gian nghiên cứu trên cơ sở thực tế tại công ty, tôi thực sự thấy rằng trong điều kiện kinh tế có nhiều thay đổi biến động về nhiều mặt như hiện nay, công tác hạch toán nói chung, công tác kế toán giá thành và phân tích giá thành ngày càng tỏ rõ vai trò không thể thiếu. Nó góp phần giúp đỡ về mặt thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp ngày một hiệu quả trong việc phân tích, đánh giá giá thành, từ đó đưa ra các biện pháp thịch hợp kịp thời hạ giá thành sản phẩn, nắm bắt cơ hộ trong cạnh tranh để không nâng tăng lợi nhuận. Cũng qua việc nghiên cứu công tác hạch toán kế toán tại công ty bánh kẹo Hải Hà, tôi đã hiểu hơn vai trò quan trọng của công tác kế toán với công tác quản lý cũng như tinh thần trách nhiệm của cơ quan trong việc hạch toán đúng, hạch toán đủ. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn thấy giáo, các cán bộ kế toán tại công ty bánh kẹo Hải Hà đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên do có những hạn chế về khả năng nghiên cứu thực tế, nội dung nghiên cứu này chắc rằng không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi mong được sự đóng góp để bản nghiên cứu này được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 5 năm 2000 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- PGS - PTS: Nguyễn Hữu Ba, Lý thuyết hạch toán kế toán - NXB Tài chính - Hà Nội 1997. 2- Giáo trình Kế toán tài chính - Trường ĐHTCKT Hà Nội 1999. 3- Giáo trình Kế toán quản trị - Trường ĐHTCKT Hà Nội 1999. 4- PTS: Nguyễn Thế Khải giáo trình Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, NXB Tài chính Hà nội 1997. 5- Một số tài liệu khác...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTổ chức giá thành và phân tích giá tại công ty hàng tiêu dùng.doc
Luận văn liên quan