Đề tài Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu than, cho nhận xét về xuất khẩu than Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ vì vậy hoạt động ngoại thương chiếm vị trí quan trọng và có tính quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển kinh tế xã hội và quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặc dù tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu không đều khắp trên toàn thế giới, khu vực châu Á vẫn đạt được thành tích khá tốt.Trong khu vực châu Á, Việt Nam vẫn tiếp tục đạt thành tích tăng trưởng khá ấn tượng. Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Á Thái Bình Dương (EAP) trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, và vẫn duy trì được vị trí đó cả sau khủng hoảng . Sau khi đạt mức tăng trưởng GDP thực 5,3% trong năm 2009, nền kinh tế Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng trong khoảng 6,5-6,7% trong năm 2010. Ngoài ra đóng góp vào tăng trưởng kinh tế VN còn có yếu tố xuất khẩu (XK). Trên phương diện tổng cầu, XK đã góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế VN. Kim ngạch xuất khẩu của VN không ngừng tăng trong những năm qua cả về qui mô lẫn tốc độ. Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt khoảng 70,8 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2009 và 17% so với kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu năm nay đạt mức khả quan do đóng góp từ tăng cả giá và lượng trước sự phục hồi phần nào của kinh tế thế giới so với năm 2009. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành sản xuất than nước nhà. Ngành than Việt Nam chủ yếu dựa vào việc xuất khẩu than là chính, mặc dù lượng than xuất khẩu đạt 11,1 triệu tấn, cao hơn 0,7 triệu tấn so với tiêu thụ nội địa nhưng sản lượng than xuất khẩu đã giảm 10% so với cùng kỳ năm 2009. Kết quả khả quan trong xuất khẩu năm 2010 không chỉ góp phần vào tăng trưởng GDP cả nước mà còn giúp tiêu thụ hàng hóa, cải thiện đời sống của nhân dân và kết quả này là cơ sở để các cơ quan hữu quan tiếp tục phấn đấu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu trong năm 2010, tạo nền tảng thuận lợi cho công tác điều hành, chỉ đạo và thực hiện tốt công tác xuất khẩu trong năm 2011 và các năm tiếp theo.Và đó là lý do để nhóm chúng em thực hiện đề tài: “Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu than, cho nhận xét về xuất khẩu than Việt Nam”. Vì thời gian quá giấp nên trong quá trình làm bài vẫn còn những sai xót chúng em mong cô giáo thông cảm và đóng góp thêm ý kiến cho chúng em để chúng em hoàn thành tốt về đề tài này. Chúng em xin chân thành cảm ơn

doc31 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2560 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu than, cho nhận xét về xuất khẩu than Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ vì vậy hoạt động ngoại thương chiếm vị trí quan trọng và có tính quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển kinh tế xã hội và quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặc dù tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu không đều khắp trên toàn thế giới, khu vực châu Á vẫn đạt được thành tích khá tốt.Trong khu vực châu Á, Việt Nam vẫn tiếp tục đạt thành tích tăng trưởng khá ấn tượng. Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Á Thái Bình Dương (EAP) trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, và vẫn duy trì được vị trí đó cả sau khủng hoảng .  Sau khi đạt mức tăng trưởng GDP thực 5,3% trong năm 2009, nền kinh tế Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng trong khoảng 6,5-6,7% trong năm 2010. Ngoài ra đóng góp vào tăng trưởng kinh tế VN còn có yếu tố xuất khẩu (XK). Trên phương diện tổng cầu, XK đã góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế VN. Kim ngạch xuất khẩu của VN không ngừng tăng trong những năm qua cả về qui mô lẫn tốc độ. Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt khoảng 70,8 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2009 và 17% so với kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu năm nay đạt mức khả quan do đóng góp từ tăng cả giá và lượng trước sự phục hồi phần nào của kinh tế thế giới so với năm 2009. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành sản xuất than nước nhà. Ngành than Việt Nam chủ yếu dựa vào việc xuất khẩu than là chính, mặc dù lượng than xuất khẩu đạt 11,1 triệu tấn, cao hơn 0,7 triệu tấn so với tiêu thụ nội địa nhưng sản lượng than xuất khẩu đã giảm 10% so với cùng kỳ năm 2009. Kết quả khả quan trong xuất khẩu năm 2010 không chỉ góp phần vào tăng trưởng GDP cả nước mà còn giúp tiêu thụ hàng hóa, cải thiện đời sống của nhân dân và kết quả này là cơ sở để các cơ quan hữu quan tiếp tục phấn đấu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu trong năm 2010, tạo nền tảng thuận lợi cho công tác điều hành, chỉ đạo và thực hiện tốt công tác xuất khẩu trong năm 2011 và các năm tiếp theo.Và đó là lý do để nhóm chúng em thực hiện đề tài: “Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu than, cho nhận xét về xuất khẩu than Việt Nam”. Vì thời gian quá giấp nên trong quá trình làm bài vẫn còn những sai xót chúng em mong cô giáo thông cảm và đóng góp thêm ý kiến cho chúng em để chúng em hoàn thành tốt về đề tài này. Chúng em xin chân thành cảm ơn Phần 1: Khái quát về thực hiện hợp đồng xuất khẩu I.Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Thực hiện hợp đồng xuất khẩu bao gồm các nội dung cơ bản sau: Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu, kiểm tra hàng xuất khẩu, thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm cho hàng hóa, làm thủ tục hải quan, giao hàng cho phương tiện vận tải, làm thủ tục thanh toán, khiếu nại và giải quyết khiếu nại ( nếu có) *Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu: Bước 1: Xin giấy phép nếu có Tùy từng loại hợp đồng xuất khẩu mà bên nhập khẩu hay bên xuất khẩu sẽ xin giấy phép các cơ quan nhà nước chức năng có thẩm quyền Bước 2: Nhắc nhở bên mua mở L/C Khi được ngân hàng thông báo mình là người thụ hưởng L/C thì xem xét và thông báo lại cho bên mua những điều khoản chưa đồng ý nếu có. Bước 3: Chuẩn bị hàng xuất khẩu và kiểm tra *Chuẩn bị hàng xuất khẩu Thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu. Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp đồng đã ký với nước ngoài và/hoặc L/C (nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C). Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm 3 khâu chủ yếu: thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu, đóng gói bao bì và kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu. Thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu. Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp đồng đã ký với nước ngoài và/hoặc L/C (nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C). Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm 3 khâu chủ yếu: thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu, đóng gói bao bì và kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu. Việc mua bán ngoại thương thường tiến hành trên cơ sở số lượng lớn trong khi đó sản xuất hàng xuất khẩu ở nước ta, về cơ bản, là một nền sản xuất manh mún, phân tán, vì vậy, trong rất nhiều trường hợp, muốn làm thành lô hàng xuất khẩu, chủ hàng xuất nhập khẩu phải tiến hành thu gom tập trung từ nhiều chân hàng (cơ sở sản xuất - thu mua). Cơ sở pháp lý để làm việc đó là ký kết hợp đồng kinh tế giữa chủ hàng xuất nhập khẩu với các chân hàng. Hợp đồng kinh tế về việc huy động hàng xuất khẩu có thể là hợp đồng mua bán hàng xuất khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng đổi hàng, hợp đồng uỷ thác thu mua hàng xuất khẩu, hợp đồng nhận uỷ thác xuất khẩu, hợp đồng liên doanh liên kết xuất khẩu… Hợp đồng dù thuộc loại nào đều phải được ký kết theo những nguyên tắc, trình tự và nội dung đã được quy định trong “Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế” do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 25/9/1989. Trong buôn bán quốc tế, tuy không ít mặt hàng để trần hoặc để rời, nhưng đại bộ phận hàng hoá đòi hỏi phải được đóng gói bao bì trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Vì vậy, tổ chức đóng gói, bao bì, kẻ mã hiệu là khâu quan trọng của việc chuẩn bị hàng hoá. Muốn làm tốt được công việc bao bì đóng gói, một mặt cần phải nắm vững loại bao bì đóng gói mà hợp đồng quy định, mặt khác cần nắm được những yêu cầu cụ thể của việc bao gói để lựa chọn cách bao gói thích hợp. Bước 4: Thuê phương tiện vận tải Thông thường trong các hợp đồng xuất khẩu đã quy định phương tiện. Khi thuê phương tiện vận tải người quản trị phải quyết định: loại phương tiện đó như thế nào, hình thức thuê, thuê của hãng vận tải nào, thời điểm thuê…. *Những căn cứ để thuê phương tiện - Căn cứ vào hợp đồng thương mại quốc tế như điều kiện cơ sở giao hàng, những quy định về đặc điểm của phương tiện vận tải, mức bốc dỡ v.v… - Căn cứ vào khối lượng hàng hóa, và đặc điểm hàng hóa - Căn cứ vào điều kiện vận tải * Tổ chức thuê phương tiện vận tải (tàu biển) - Phương thức thuê tàu chợ: tàu chợ là tàu chạy theo một hành trình và thời gian xác định - Phương thức thuê tàu chuyến: tàu chuyến là chủ tàu cho thuê toàn bộ chiếc tàu để chuyên trở hàng hóa giữa hai hay nhiều cảng và nhận tiền cước thuê tàu do hai bên thỏa thuận. Bước 5: Mua bảo hiểm cho hàng hóa Bảo hiểm là sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm và những mất mát, hư hỏng, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã mua cho đối tượng đó một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. * Các căn cứ để mua bảo hiểm cho hàng hóa - Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng thương mại quốc tế. Nguyên tắc này do điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng thương mại quốc tế quy định. Ngoại trừ trường hợp CIP và CIF người bán thường có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa ở phạm vi tối thiểu ( điều kiện C) - Căn cứ vào hàng hóa vận chuyển: Khi đã phân định trách nhiệm mua bảo hiểm thì vấn đề đặt ra là có mua bảo hiểm hay không và nếu mua bảo hiểm thì mua ở những điều kiện bảo hiểm nào. - Căn cứ vào điều kiện vận chuyển: Các điều kiện vận chuyển như: Loại phương tiện vận chuyển, chất lượng của phương tiện, loại bao bì bốc dỡ, ….. * Các điều kiện mua bảo hiểm tối thiểu: - Điều kiện A với mọi rủi ro 0,5 →0,72% - Điều kiện B có tổn thất chung thu phí bảo hiểm là 0,34 →0,36% - Điều kiện C có tổn thất riêng thu phí bảo hiểm 0,25 →0,28% Bước 6: Làm thủ tục hải quan Để làm thủ tục hải quan doanh nghiệp có thể trực tiếp tiến hành hoặc ủy quyền cho đại lý làm thủ tục hải quan. Quy trình làm thủ tục hải quan theo luật Hải quan Việt Nam bao gồm các bước chính sau: - Khai và nộp tờ khai Hải quan: Người khai hải quan phải khai và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa trong thời hạn quy định. Khi khai hải quan cần chú ý một số điểm sau: + Khai chính xác số lượng hàng hóa, khai đúng chủng loại và đúng mã để tính thuế xuất khẩu. + Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ theo quy định hồ sơ hải quan + Nộp thuế xuất nhập khẩu đầy đủ và đúng hạn - Xuất trình hàng hóa: Đối với hồ sơ thuộc luồng đỏ doanh nghiệp phải xuất trình hàng hóa để cơ quan kiểm tra thực tế hàng hóa. Hệ thống quản lý rủi ro sẽ tự động xác định các hình thức kiểm tra. - Nộp thuế và thực hiện các quyết định của hải quan: Sau kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hồ sơ luồng xanh, luồng vàng và kiểm tra thực tế hàng hóa, hải quan sẽ có quyết định: + Cho hàng qua biên giới + Cho hàng hóa qua biên giới có điều kiện: như sửa chữa lại, bổ sung, v.v.. + Không được phép xuất nhập khẩu Bước 7: Tổ chức giao hàng với phương tiện vận tải Doanh nghiệp tiến hành các bước sau: - Lập bảng kê hàng hóa chuyên trở cho người vận tải để đổi lấy sơ đồ xếp hàng - Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững kế hoạch giao hàng - Lập kế hoạch và tổ chức vận chuyển hàng vào cảng - Bốc hàng lên tàu: Sau khi giao nhận hàng xong lấy biên lai thuyền phó để xác nhận hàng đã giao xong trong đó xác nhận số lượng hàng hóa, cảng đến v.v… - Trên cơ sở hóa đơn thuyền phó đổi lấy vận đơn đường biển sạch Bước 8: Thanh toán hàng xuất nhập khẩu Bên xuất hàng xuất trình các giấy tờ, chứng từ cho ngân hàng bên mình như là: Hóa đơn thương mại, vận đơn đường biển, chứng từ bảo hiểm, bản kê chi tiết, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận số lượng và giấy chứng nhận trọng lượng, giấy chứng nhận xuất xứ v.v…. Bước 9: Khiếu và giải quyết khiếu nại (nếu có) Phần 2: Thực trạng tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu than tại Việt Nam I. Thực trạng tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu than 1.Tình trạng xuất khẩu than trên thế giới: Trong tháng 3/2009 có thêm 1 thị trường mới nhập khẩu than Việt Nam, đó là thị trường Malaysia, đưa số thị trường nhập khẩu than Việt Nam 3 tháng đầu năm lên 9 thị trường; trong đó chủ yếu là xuất sang Trung Quốc với 4.753.670tấn, trị giá 192.623.928USD (chiếm 85,19% về lượng và chiếm 69,04% về kim ngạch trong tổng số than xuất khẩu cả nước); sau đó đến thị trường Nhật chiếm 16,5 % về kim ngạch; Hàn Quốc chiếm 8%;, còn lại các thị trường khác, số lượng xuất rất ít, không đáng kể.Tháng 4, sản lượng khai thác than sạch đạt 3,8 triệu tấn, tăng 3,3% so với tháng 3. Tính chung 4 tháng đầu năm, sản lượng khai thác than sạch đạt 13,4 triệu tấn, giảm 7,9%; xuất khẩu than đạt 7,43 triệu tấn, tăng 2,6%; tiêu thụ than trong nước 4 tháng đạt 5,78 triệu tấn, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó hộ điện giảm 16,4%, hộ giấy giảm 17,4%.Hiện nay, sản xuất và tiêu thụ các khoáng sản khác gặp khó khăn do giá bán tiếp tục giảm, một số khách hàng đã ký hợp đồng, nhưng chậm nhận hàng. Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn tiếp diễn tại một số tỉnh như Đắc Lắc, Nghệ An, Bắc Cạn… Trước khó khăn hiện nay, TKV cần rà soát và dự báo xu hướng của thị trường để lập phương án tổ chức lại sản xuất; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc khai thác và xuất khẩu than; cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn và thu nhập ổn định cho người lao động. Thị trường xuất khẩu than đá 3  tháng năm 2009 STT Thị trường ĐVT Tháng 3 3 tháng Lượng Trị giá Lượng Trị giá 1 Ấn Độ tấn 16.462 2.386.990 2 Đài Loan “ 2.196 406.260 3 Hàn Quốc “ 113.187 6.169.159 410.641 22.309.002 4 Indonesia “ 6.800 880.000 9.500 1.320.100 5 Lào “ 8.000 580.000 19.743 1.754.999 6 Malaysia “ 12.000 1.514.400 12.000 1.514.400 7 Nhật Bản “ 101.568 21.278.095 217.331 46.048.220 8 Thái Lan “ 55.992 4.687.616 114.761 9.747.446 9 Trung quốc “ 1.868.038 76.244.636 4.753.670 192.623.928 Tổng cộng “ 5.579.839 279.005.704 Dựa trên sản lượng khai thác và nhu cầu tiêu thụ nội địa ước tính của nước ta trong cả năm 2009 cộng với nhu cầu than trên thị trường thế giới, đặc biệt là tại Trung Quốc, dự báo xuất khẩu than trong cả năm 2009 sẽ đạt khoảng 22 triệu tấn, cao hơn 13,7% so với năm 2008. Về thị trường xuất khẩu Trong tháng 10, mặc dù lượng xuất tăng nhưng số thị trường xuất khẩu đã có sự thu hẹp, bao gồm 9 thị trường, ít hơn 3 thị trường so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc và Nhật Bản – 2 thị trường tiêu thụ than lớn nhất nước ta đều đạt tốc độ tăng trưởng khá cả về lượng và kim ngạch. Cụ thể, lượng than xuất khẩu sang Trung Quốc đạt xấp xỉ 1,9 triệu tấn, trị giá 93,3 triệu USD, tăng 33,4% về lượng và 30% vềảtị giá so với tháng 9/09; tăng 120,6% về lượng và 28,1% về trị giá so với tháng 10/08. Lượng than xuất sang Nhật Bản đạt 177,5 nghìn tấn, trị giá 15,2 triệu USD, tăng 46,3% về lượng và 54% về kim ngạch so với tháng 9/09; tăng 66,3% về lượng và giảm 37,8% về kim ngạch so với tháng 10/08.Trong khi đó, hầu hết các thị trường còn lại đều giảm mạnh trên 30% về kim ngạch so với tháng trước như: Hàn Quốc (giảm 31%); Phillipin (giảm 64%); Thái Lan (giảm 78%) … Tính chung trong 10 tháng đầu năm, ngoại trừ Trung Quốc và Hàn Quốc đạt tốc độ tăng trưởng dương, hầu hết các thị trường còn lại đều giảm về lượng và kim ngạch nhập khẩu. Đáng kể nhất là Nhật Bản với mức giảm lên tới 36% về lượng và 52% về kim ngạch, chỉ đạt 1,08 triệu tấn, trị giá 120,5 triệu USD. Tham khảo các thị trường xuất khẩu than đá tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2009 Thị trường XK Tháng 10/09 10 tháng/09 Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (tấn) Trị giá (USD) Trung Quốc 1.889.265 93.306.898 16.245.585 729.818.183 Nhật Bản 177.477 15.202.604 1.079.403 120.480.244 Hàn Quốc 133.116 6.952.737 1.557.540 83.638.447 TháI Lan 13.655 1.260.040 503.886 40.138.869 Malaixia 11.300 1.214.714 148.857 15.806.152 ấn Độ 36.600 3.537.000 117.823 14.804.599 Indonexia 69.197 8.477.746 Ôxtrâylia 27.361 6.293.103 Cuba 21.825 5.619.938 Phillippin 18.000 1.404.000 67.758 5.285.120 Lào 3.122 294.360 52.253 4.479.629 Đài Loan 25.646 3.123.696 ả rập xê út 21.485 2.535.230 21.485 2.535.230 Pháp 27.120 2.223.840 Hà Lan 7.670 1.043.120 Trung Quốc vẫn là thị trường chủ đạo của xuất khẩu than Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2010, đạt 10,47 triệu tấn, trị giá 670,7 triệu USD (chiếm 72% về lượng và chiếm 57,7% về trị giá); thị trường Nhật Bản đứng thứ 2 với 1,37 triệu tấn, đạt 183,1 triệu USD (chiếm 9,4% về lượng và chiếm 15,8% về trị giá); đứng thứ 3 là thị trường Hàn Quốc với 1,43 triệu tấn, đạt 110,8 triệu USD (chiếm 9,8% về lượng và chiếm 9,5% về trị giá). Xét về mức độ tăng trưởng so với 9 tháng đầu năm 2009, hầu hết các thị trường đều tăng về lượng và kim ngạch, trong đó có một số thị trường tăng rất mạnh, dẫn đầu là xuất khẩu than sang Philippines mặc dù chỉ đạt 254.171 tấn, thu về trên 40,1 triệu USD, nhưng tăng trưởng rất mạnh so với cùng kỳ tới 406,7% về lượng và 925,3% về trị giá; đứng thứ 2 về mức tăng trưởng là thị trường Hà Lan chỉ đạt 39.512 tấn, trị giá 8,07 triệu USD, tăng 415% về lượng và 673,6% về trị giá; tiếp đến thị trường Ấn Độ tăng 230,9% về lượng và tăng 334,5% về kim ngạch, đạt 266.806 tấn, trị giá 48,6 triệu USD; tiếp đến thị trường Đài Loan tăng 187,6% về lượng và tăng 197,3% về kim ngạch, đạt 73.750 tấn, trị giá 9,3 triệu USD. Ngược lại, chỉ có 2 thị trường giảm cả về lượng và kim ngạch là Thái Lan đạt 253.022 tấn, trị giá 25,23 triệu USD (giảm 48,4% về lượng và giảm 35,1% về kim ngạch) và Malaysia đạt 85.357tấn, trị giá 10,94 triệu USD (giảm 37,5% về lượng và giảm 24,5% về kim ngạch) Tính riêng tháng 9/2010, xuất khẩu than sang 3 thị trường tăng trưởng mạnh so với tháng 8 là: Lào (tăng 202% về lượngvà tăng 204% về kim ngạch); Ấn Độ (tăng 258% về lượng và tăng 177,4% về kim ngạch); Thái Lan (tăng 70,4% về lượng và tăng 40,7% về kim ngạch). Ngược lại, hai thị trường giảm mạnh so với tháng 8/2010 là: Đài Loan (giảm 39% về lượng và giảm 36,4% về kim ngạch); Nhật Bản (giảm 26,1% về lượng và giảm 19,7% về kim ngạch)  Xuất khẩu than sang các thị trường 9 tháng đầu năm 2010 Thị trường Tháng 9 9 tháng % tăng, giảm kim ngạch T9 so T8/2010 % tăng, giảm kim ngạch 9T/2010 so 9T/2009 Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (%) Trị giá (%) Lượng (%) Trị giá (%) Tổng cộng 1.283.860 116.398.589 14.552.580 1.162.123.953 -9,69 -13,07 -17,71 +26,44 Trung quốc 912.208 68.115.857 10.465.071 670.697.946 -10,91 -7,11 -27,07 +5,43 Nhật Bản 87.928 15.069.029 1.371.093 183.063.423 -26,06 -19,70 +52,58 +74,46 Hàn Quốc 165.962 13.413.509 1.431.694 110.802.590 +0,28 +1,93 -1,05 +41,45 Ấn Độ 45.200 6.686.800 266.806 48.602.999 +258,02 +177,4 +230,86 +334,54 Philippines 32.000 7.424.000 254.171 40.112.687 -20,00 +23,77 +406,72 +925,25 Thái Lan 13.100 1.925.100 253.022 25.231.197 +70,40 +40,68 -48,36 -35,06 Malaysia 2.700 480.600 85.357 10.937.637 -37,54 -24,53 Đài Loan 3.000 603.000 73.750 9.285.570 -38,97 -36,39 +187,57 +197,26 Australia 0 0 61.804 8.979.128 +125,88 +42,68 Indonesia 9.682 1.263.574 57.995 8.482.205 +8,95 -26,59 -16,19 +0,05 Hà Lan 0 0 39.512 8.069.213 +415,15 +673,57 Lào 12.080 1.417.120 57.083 6.245.197 +202,00 +204,1 -44,94 +49,22 Cu ba 0 0 22.145 4.318.275 +1,47 -23,16 Pháp 0 0 30.800 3.388.000 +13,57 +52,35 2.2. Tình hình Sản xuất than trong nước: Trong những năm qua ngành than đã có nhiều cố gắng thoả mãn nhu cầu than trong nước, nâng cao chất lượng và tăng số lượng than xuất khẩu. Các cơ sở sản xuất và kinh doanh của ngành than đã có những cố gắng nhất định, từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong quá trình chuyển sang cơ chế kinh tế mới. Tiêu thụ than trong nước giảm, xuất khẩu than tăng chậm dẫn đến sản xuất than bị đình đốn gây khó khăn cho ngành than và cả môi trường xã hội trên địa bàn. Than là một trong những tài nguyên không tái sinh. Kết quả thăm dò địa chất tới nay cho thấy trữ lượng than đá của nước ta không nhiều, do đó trong khai thác và tuyển chọn phải tìm mọi biện pháp tận thu tài nguyên, trong sử dụng phải chú ý tiết kiệm và nâng cao hiệu suất. Phải sớm chấm dứt tình trạng khai thác và sử dụng than bừa bãi, lãng phí, kém hiệu quả. Sản xuất than phải luôn luôn lấy mục tiêu đáp ứng nhu cầu than của nền kinh tế quốc dân là chính, cần dùng đến đâu khai thác đến đó. Than xuất khẩu chủ yếu nhằm mục đích tái trang bị cho ngành. Trong hoàn cảnh nhu cầu than trong nước tạm thời giảm, một sổ mỏ than, một số nhà máy cơ khí của ngành than không sử dụng hết công suất thiết kế, không sử dụng hết lực lượng công nhân hiện có Sản xuất than của Việt Nam tăng 6,2% so với năm trước đến 18.155.000 tấn trong năm tháng đầu năm nay.Năm nay, các nhà nước quốc gia Việt Nam Than-Khoáng sản Group (Vinacomin) mục tiêu để sản xuất 47.000.000-50.000.000 tấn than để kiếm được doanh thu từ 63 nghìn tỷ (US $ 3315000000) và VND65 tỷ đồng. – GSO - Tổng cục Thống kê Việc Sản xuất và tiêu thụ than tăng lên so với cùng kỳ năm 2009, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ. Sản lượng khai thác than sạch quý I ước tính đạt được 10,7 triệu tấn, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước. Từ ngày 01 tháng 3 năm 2010, chỉ có giá bán than cho sản xuất điện được điều chỉnh tăng, theo đó, than cám tăng 47%, cám 5 tăng 28% so với giá bán năm 2009.Sản lượng than tiêu thụ khoảng 9,9 triệu tấn, trong đó tiêu thụ trong nước 5,2 triệu tấn, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu than ước tính đạt được 4,7 triệu tấn, bằng 84,4% so với cùng kỳ, phù hợp với yêu cầu tiết giảm. Lượng than tồn kho cuối quý khoảng 5 triệu tấn than sạch, cùng với sản xuất các tháng tiếp theo của quý II sẽ đảm bảo nguồn cung cấp cho thị trường.Tình hình khai thác, chế biến một số khoáng sản khác của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản tăng, sản lượng kẽm thỏi đạt 2.401 tấn, tinh quặng đồng đạt 4.425 tấn, tăng 37,4%. Việc sản xuất than đá của Việt Nam đã tăng mạnh trong những năm gần đây, một phần do sự gia tăng nhanh chóng của nhu cầu than thế giới đã tạo ra một nhu cầu cao của than xuất khẩu, một phần vì sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp Việt Nam ,một phần tăng đáng kể nhu cầu than trong nước. Hiện nay than Việt Nam đã được xuất khẩu sang 16 quốc gia trên thế giới Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan .... 2.3.Tình trạng tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu than Ngành công nghiệp xuất khẩu than Việt Nam có đặc thù riêng của mình. Bên cạnh việc khuyến khích xuất khẩu than thì còn phải nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ an ninh năng lượng quốc gia và bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, vì nguồn ‘ vàng đen’ hữu hạn và là nguồn năng lượng hết sức quý giá, nó ảnh hưởng rất nhiều đến ngành công nghiệp khác của đất nước. Vì vậy, có thể nói việc tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu than là hết sức quan trọng. a.Công tác nguồn hàng: tạo nguồn hàng là khâu đầu tiên trong tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu than. Nó là một trong những yếu tổ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hàng xuất khẩu và tiến độ giao hàng, đến việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu, uy tín của công ty và hiệu quả kinh doanh. Các công ty xuất khẩu than ở Việt Nam thường sử dụng một số hình thức tạo nguồn chủ yếu như: -Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế: Thu mua theo hình thức này vừa tạo được nguồn hàng chủ động, ổn định cho doanh nghiệp, vừa tạo được đầu ra ổn định cho nguông hàng.Đây là hình thức thu mua chủ yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu than -Phương thức ủy thác: Là phương thức mà công ty dùng danh nghĩa của mình để gaio dịch với khách nước ngoài nhằm thỏa thuận với các điều khoản liên quan đến các hợp đồng xuất khẩu dự định sẽ ký kết và tổ chức bán hộ hàng cho người ủy thác. Phương thức này chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty than - Phương thức đầu tư liên doanh liên kết: Theo phương thức này, công ty sẽ bỏ vốn ra đầu tư vào các đơn vị sản xuất chế biến hàng xuất khẩu theo các hợp đồng ngắn hạn, trong đó công ty chịu trách nhiệm tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất ra.Tổng công ty thường hỗ trợ vốn, công nghệ, kỹ thuật cho các nguồn sản xuất chứ không trực tiếp tham gia điều hành các hoạt động sản xuất. Công tác thu mua tạo nguồn hàng của công ty được thực hiện theo quy trình sau: +Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu: Muốn khai thác, phát triển nguồn hàng ổn định và phát triển kinh doanh phải nghiên cứu và tiếp cận nguồn hàng để có phương thức và hệ thống thu mua than được tối ưu.Dựa trên các hợp đồng đã ký kết, công ty tiến hành nghiên cứu khả năng cung cấp hàng xuất khẩu trên thị trường, khả năng cung cấp hàng được xác định bới nguồn hàng thực tế và nguồn hàng tiềm năng. Đối với nguồn hàng thực tế, công ty chọn nhà cung cấp có khả năng đáp ứng được yêu cầu của đơn hàng. Đối với nguồn hàng tiềm năng thì công ty tiến hành đầu tư, liên doanh liên kết với các nhà sản xuất chế biến hàng xuất khẩu để kịp thời đáp ứng hợp đồng mà công ty đã ký kết. +Tiếp cận và đàm phán với nhà cung cấp: trên cơ sở đã xác định được nhà cung cấp, công ty tiếp cận đàm phán về các điều kiện của đơn hàng, thỏa thuận và ký kết hợp đồng. +Tổ chức thực hiện hợp đồng mua bán: Sauk hi hoàn tất các thủ tục giấy tờ, công ty tiến hành tiếp nhận hàng hóa vận chuyển về kho của công ty hoặc tiếp nhận tại cảng xuất khẩu. b.Công tác giao hàng xuất khẩu: Nghiệp vụ này bao gồm các khâu sau: -Chuẩn bị hàng: Là chuẩn bị hàng xuất khẩu theo đúng tên hàng, số lượng, phù hợp với chất lượng, bao bì, ký mã hiệu và có thể giao hàng đúng thời gian quy định trong hợp đồng. Như vậy, công tác chuẩn bị hàng bao gồm việc kiểm tra chất lượng, số lượng, trọng lượng, bao bì đóng gói, ký mà hiệu để hoàn thiện hàng theo đúng yêu cầu của đơn đặt hàng. Trong trường hợp hàng hóa cần giám định, công ty cần phải thuê một tổ chức giám định trung gian là tổ chức giám định hàng Quốc tế SGS hoặc VINACONTROL. Còn thông thường, cán bộ của công ty sẽ trực tiếp kiểm tra nếu trong hợp đồng không yêu cầu rõ cấp giám định. Kết thúc kiểm tra bao giờ cũng phải lập một chứng từ bằng tiếng Việt hoặc một bảng bằng tiếng nước ngoài -Ký kết hợp đồng vận tải: Công ty ký kết hợp đồng vận chuyển để đưa hàng hóa ra cảng xuất khẩu, sau đó tiến hành bốc dỡ hàng xuống cảng để Hải quan kiểm định hàng hóa. Công ty thường xuất hàng theo giá CIF. Đây là một thuận lợi đáng kể cho công ty vì công ty độc quyền thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa. -Hoàn thiện thủ tục giấy tờ: Khi làm thủ tục xin giấy phép xuất khẩu, công ty thường phải chuẩn bị một số giấy tờ quan trọng sau: +Hợp đồng thương mại ( bản chính và bản sao) +Bản dịch hợp đồng +Hạn nghạch (QUOTA) nếu hàng được xuất theo hạn nghạch +Giấy chứng nhận xuất xứ +giấy chứng nhận kiểm dịch vệ sinh hàng hóa +Các giấy tờ có liên quan khác -Tổ chức khai báo làm thủ tục Hải quan: Công ty có trách nhiệm xuất trình đầy đủ giấy tờ, sắp xếp hàng, mở hàng để Hải quan kiểm tra -Giao hàng lên tàu và lập vận đơn: Ở khâu này công ty thường ủy quyền cho hãng vận tải, đại diện của Tổng công ty sẽ lấy biên lai thuyền phó, sau đó đổi lấy vận đơn sạch. Vận đơn sạch sẽ được chuyển qua bộ phận kế toán để lập bộ chứng từ thanh toán. c.Công tác thanh toán: Có thể nói thanh toán là khâu trọng tâm và kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch kinh doanh, đặc biệt với hoạt động buôn bán quốc tế. Chính bởi tầm quan trọng cũng như tính phực tạp của nó mà nó có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng của công ty. Trong số các hình thức thanh toán mà công ty đã sử dụng nhằm thanh toán đổi hàng….thì thanh toán bằng thẻ tín dụng L/C được sử dụng nhiều nhất vì đây là phương thức thanh toán đảm bảo, thuận tiện an toàn lại hạn chế được rủi ro cho cả hai bên mua và bán. d. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại Khiếu nại là phương pháp giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, bằng cách các bên trực tiếp thương lượng nhằm đưa ra các giải pháp mang tính pháp lý nhằm thỏa mãn hay không thỏa mãn các yêu cầu của bên khiếu nại. Trong quá trình thực hiện hợp đồng rất dễ xảy ra các tranh chấp khiếu nại. Nếu giải quyết được giải quyết thì sẽ đảm bảo quyền lợi của các bên màm không làm mất uy tín của nhau cũng như chi phí mỗi bên. Trong việc thực hiện hợp đồng , các chủ doanh nghiệp xuất khẩu than có quyền khiếu nại bên mua vi phạm các điều khoản quy định trong hợp đồng như thanh toán chậm, thanh toán không đúng lịch trình. Để khiếu nại, các doanh nghệp xuất khẩu than phải lập hồ sơ khiếu nại bao gồm: Đơn khiếu nại, bằng chứng về sự vi phạm và các chứng từ khác có liên quan. Các doanh nghiệp xuất khẩu than cũng có thể thuê người chuyên chở hoặc bảo hiểm nếu xảy ra các chanh chấp. II. Nhận xét Nhận xét hiệu quả công tác tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu than tại Việt nam 1. Những kết quả đạt được khi tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu than tại nước ta Xuất khẩu than đá của Việt Nam đang đứng trước cơ hội "vàng" do nhu cầu sử dụng than trên thế giới tăng. Giá dầu thô trên thế giới đứng ở mức cao làm cho nhiều quốc gia phải tìm nguồn năng lượng khác thay thế, trong đó có than đá, đã tạo cơ hội cho xuất khẩu than của Việt Nam tăng vọt. Dựa trên sản lượng khai thác và nhu cầu tiêu thụ nội địa ước tính của nước ta trong cả năm 2009 cộng với nhu cầu than trên thị trường thế giới, đặc biệt là tại Trung Quốc, dự báo xuất khẩu than trong cả năm 2009 sẽ đạt khoảng 22 triệu tấn, cao hơn 13,7% so với năm 2008. Việc Xuất khẩu sang Trung Quốc và Nhật Bản – 2 thị trường tiêu thụ than lớn nhất nước ta đều đạt tốc độ tăng trưởng khá cả về lượng và kim ngạch. Cụ thể, lượng than xuất khẩu sang Trung Quốc đạt xấp xỉ 1,9 triệu tấn, trị giá 93,3 triệu USD, tăng 33,4% về lượng và 30% về trị giá so với tháng 9/09; tăng 120,6% về lượng và 28,1% về trị giá so với tháng 10/08. Lượng than xuất sang Nhật Bản đạt 177,5 nghìn tấn, trị giá 15,2 triệu USD, tăng 46,3% về lượng và 54% về kim ngạch so với tháng 9/09; tăng 66,3% về lượng và giảm 37,8% về kim ngạch so với tháng 10/08. Trong vài năm trở lại đây, do đầu tư đúng hướng và thị trường năng lượng thế giới có nhiều thay đổi, ngành Than đã có bước phát triển với sản lượng than sản xuất và than tiêu thụ đều đạt ở mức cao, đảm bảo đủ cho nhu cầu trong nước, đặc biệt sản lượng và kim ngạch than xuất khẩu đã được tăng lên không ngừng. Hạn chế xuất khẩu than với thuế suất xuất khẩu hợp lý để ngành Than phát triển bền vững, đồng thời đáp ứng đủ nhu cầu than trong nước và đảm bảo Chính sách Năng lượng quốc gia . Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng IX và X, TKV đã tập trung đầu tư sâu vào công nghệ khai thác, bốc xúc, vận chuyển và sàng tuyển than nên năng lực sản xuất than hiện nay có nhiều tiến bộ: sản lượng không ngừng tăng lên, chất lượng được nâng cao và đa dạng hoá chủng loại than tiêu thụ. Vì vậy, một số chủng loại than được sản xuất ra với số lượng khá lớn, với chất lượng và giá trị xuất khẩu cao, thị trường ngoài nước có nhu cầu tiêu thụ, nhưng thị trường trong nước lại không sử dụng hoặc sử dụng ít, như: than cám số 6, số 7; than cục 2C, cục 3, cục xô;... 2. Những mặt còn tồn tại khi tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu than tại nước ta Trong tháng 10 năm 2010, mặc dù lượng xuất tăng nhưng số thị trường xuất khẩu đã có sự thu hẹp, bao gồm 9 thị trường, ít hơn 3 thị trường so với tháng trước. hầu hết các thị trường còn lại đều giảm mạnh trên 30% về kim ngạch so với tháng trước như: Hàn Quốc (giảm 31%); Phillipin (giảm 64%); Thái Lan (giảm 78%) … Tính chung trong 10 tháng đầu năm, ngoại trừ Trung Quốc và Hàn Quốc đạt tốc độ tăng trưởng dương, hầu hết các thị trường còn lại đều giảm về lượng và kim ngạch nhập khẩu. Đáng kể nhất là Nhật Bản với mức giảm lên tới 36% về lượng và 52% về kim ngạch, chỉ đạt 1,08 triệu tấn, trị giá 120,5 triệu USD.Chính nhờ xuất khẩu mà ngành than có thể bù đắp chênh lệch, có lãi và trụ vững để phát triển được như hiện tại. lượng xuất khẩu này là các loại than mà thị trường trong nước hiện chưa có nhu cầu sử dụng, hoặc sử dụng chưa hết theo cơ cấu sản xuất hàng năm. Cụ thể là than cục, than cám chất lượng cao và than nhiệt năng thấp mà công nghệ trong nước chưa sử dụng đến. Đơn cử như than cục, dù đã tăng tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu, nhưng đến cuối năm 2009, vẫn còn tồn trên 550.000 tấn (tương đương giá trị 1.500 tỷ đồng), trong khi loại than này nếu không bán được để lâu ngày sẽ vỡ vụn, làm giảm giá trị. Năm 2009, các hộ sử dụng than trong nước đã đăng ký nhu cầu lên tới 23 triệu tấn, nhưng thực tế chỉ tiêu thụ 19,7 triệu tấn, do nhiều dự án vào chậm như nhiệt điện Uông Bí mở rộng, nhiệt điện Quảng Ninh, Hải Phòng, Sơn Động. Các nhà máy xi măng ban đầu cũng đăng ký tiêu thụ trên 6 triệu tấn, nhưng cũng chỉ mua 4,7 triệu tấn. Bởi vậy, theo TKV, để giảm tồn kho, cân đối sản xuất - tiêu thụ và tài chính trong năm, lượng than trong nước chưa dùng đến đã được xuất khẩu. Các loại than nhiệt năng thấp không có trong Tiêu chuẩn Việt Nam (cám 7) tồn từ nhiều năm, nay có điều kiện xuất khẩu nhằm tăng tận thu tài nguyên và tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước. 3. Nguyên nhân những mặt còn tồn tại khi tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu than tại nước ta Xuất khẩu lậu than vẫn phổ biến và không kiểm soát được. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do những móc nối giữa người trong công ty với bọn buôn lậu than “thổ phỉ”. Hiện tại vẫn không có số liệu chính thức về số lượng xuất khẩu than lậu. Nhưng theo phán đoán của chúng tôi, thì lượng xuất khẩu than lậu đã được TKV ém nhẹm đi khá nhiều. Lượng than sản xuất mà do TKV công bố hàng năm không phản ánh chính xác lượng sản xuất than thực tế. Thông tin chúng tôi thu thập được cho thấy “lượng than xuất khẩu lậu mà TKV không kiểm soát được cũng tương đương với con sô sản lượng khai thác mà TKV công bố”. Đây cũng chính là vấn đề nhức nhối của VN trong thời gian qua, khi nạn tham ô, cửa quyền lộng hành. Về lâu dài nó ẽ gây ảnh hưởng không tốt tới lòng tin của các nhà đầu tư khi đầu tư vào các cổ phiếu của ngành than. Đặt sang một bên các vấn đề về điều hành và hoạt động của các công ty than thi bên cạnh đó một số nguyên nhân nữa khiến ngành than không còn thực sự hấp dẫn còn do một số đặc thù của các công ty ngành than Thứ nhất, việc các công ty chỉ dành một tỷ lệ lợi nhuận khá nhỏ để trả cổ tức trong khi lại trích quỹ khen thưởng, phúc lợi quá cao sẽ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong con mắt của nhà đầu tư. Tỷ lệ cổ tức năm 2008 từ 15-16% cũng chỉ ở mức trung bình so với một số ngành khác trong khi đó trích lập các quỹ thường chiếm gấp đôi. Thứ hai, các doanh nghiệp ngành than hiện không có nhiều hoạt động mang tính chủ động trong kinh doanh do chịu sự điều tiết và quản lý của công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản (TKV). Hàng năm, các công ty đều khai thác than theo các hợp đồng ký kết với TKV và giá bán than cũng như phân chia lợi nhuận sẽ do TKV điều phối quyết định. Phần 3:Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu than I.Các giải pháp tháo gỡ: 1.Giải pháp về thị trường: Sau nhiều thay đổi sắp xếp về thị trường xuất khẩu than, hiện nay Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu than với các khách hàng như ở thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, Đông Âu, Ấn Độ, Cu Ba, Đài Loan và các nước Đông Nam Á khác. Với quyết tâm khai thác tối đa tiềm năng của thị trường này, bên cạnh việc duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống khi thuận lợi cũng như lúc khó khăn Tổng công ty cần đặc biệt quan tâm đến chiến lược thị trường, bởi có thị trường là có tất cả, đã kiên trì xây dựng thị trường than, trước hết lập lại trật tự trong kinh doanh than, đổi mới tổ chức và phương pháp kinh doanh than của hệ thống các công ty cung ứng than trong nội địa, đổi mới cách thức tiếp thị giao dịch xuất khẩu than. Việc mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm tháo gỡ đầu ra cho sản xuất, đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu. Than Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong việc mở rộng thị trường trong và ngoài nước, đã xây dựng được mối quan hệ bạn hàng tin cậy đối với các khách hàng trong nước, đã ký hợp đồng dài hạn với các hộ lớn khoảng 30% sản lượng tiêu thụ hàng năm 2. Giải pháp đổi mới công nghệ: Đầu tư đổi mới công nghệ là chiến lược quan trọng hàng đầu đã được Tổng công ty Than đặc biệt quan tâm, nhằm khai thác tối đa cơ sở vật chất, tài sản sẵn có, nâng cao mức độ đảm bảo an toàn trong sản xuất; Cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường, giảm tổn thất than trong quá trình khai thác, nâng cao chất lượng than nguyên khai, than sạch và tỷ lệ thu hồi than, đồng thời tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm theo yêu cầu của thị trường. Cùng với việc phát huy nội lực, khơi dậy tiềm năng, Than Việt Nam đã đồng thời mở rộng hợp tác, đầu tư phát triển sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng... đang chuẩn bị xây dựng các nhà máy nhiệt điện dùng than tại vùng mỏ, tạo ra thị trường ổn định lâu dài cho than, đầu tư phát triển các dịch vụ du lịch, liên doanh sản xuất hàng may, giày để tạo việc làm, ổn định đời sống cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế địa phương và các ngành kinh tế khác. 3.Giải pháp về giá cả: TKV vẫn phải sản xuất, đảm bảo cho nhu cầu than trong nước với giá than bán thấp hơn giá thành, thì xuất khẩu than với giá như hiện nay là cứu cánh, bù lỗ cho giá bán trong nước và là giải pháp chủ yếu để hoạt động sản xuất của TKV có hiệu quả đồng thời có tích luỹ để tái đầu tư, mở rộng sản xuất cho những năm tiếp theo. II.Kiến nghị của ngành và nhà nước 1. Về giá bán than Thủ tướng yêu cầu giá than bán cho các nhu cầu tiêu thụ phải tuân thủ nguyên tắc thị trường, giá xuất khẩu và giá bán trên thị trường trong nước chênh lệch ở mức phù hợp để thúc đẩy sử dụng tiết kiệm than, đổi mới công nghệ và ngăn chặn việc gian lận, buôn lậu than. Thủ tướng chỉ đạo giá than xuất khẩu cao hơn giá bán than cho các nhu cầu tiêu thụ trong nước là 10%. Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản (TKV) điều chỉnh giá bán than hiện nay để trong năm 2009 thực hiện theo nguyên tắc thị trường . Theo TKV, than hiện đang được bán với 4 mức giá : bán cho sản xuất điện ở mức 62 - 71% giá thành sản xuất than và tương đương 50% giá xuất khẩu; bán cho sản xuất phân bón, xi măng, giấy ở mức 81% giá thành; bán cho hộ khác trong nước tiệm cận giá thành và xuất khẩu. 2 .Xuất khẩu than *QUY ĐỊNH CHUNG Than chỉ được phép xuất khẩu khi đảm bảo đồng thời 2 yêu cầu: - Có nguồn gốc hợp pháp theo quy định tại điểm b khoản 2 Mục I Thông tư số 04/2007/TT-BCT ngày 22 tháng 10 năm 2007 của Bộ Công Thương hướng dẫn điều kiện kinh doanh than. - Đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc tương đương tiêu chuẩn chất lượng theo Phụ lục 2 về Danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn chất lượng than xuất khẩu ban hành kèm Thông tư này. Trên cơ sở Danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn chất lượng than xuất khẩu do Bộ Công Thương quy định; căn cứ khả năng cung ứng thực tế để xuất khẩu của nguồn cung cấp than hợp pháp, thương nhân xuất khẩu than gửi đăng ký kế hoạch xuất khẩu than năm sau theo Phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư này về Bộ Công Thương trước ngày 15 tháng 10 hàng năm để tổng hợp và cân đối. *QUY ĐỊNH CỤ THỂ Thương nhân xuất khẩu than ngoài việc có đủ điều kiện kinh doanh than theo quy định tại Thông tư số 04/2007/TT-BCT ngày 22 tháng 10 năm 2007 của Bộ Công Thương hướng dẫn điều kiện kinh doanh than, phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau: Đối với than có nguồn gốc trong nước: a) Có giấy phép khai thác than hoặc giấy phép khai thác tận thu than còn hiệu lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. b) Có giấy phép chế biến than còn hiệu lực và hợp đồng mua than để chế biến ký với tổ chức, cá nhân nói ở điểm a của khoản này. c) Có hợp đồng mua than hoặc hợp đồng uỷ thác xuất khẩu than ký với tổ chức, cá nhân nói ở điểm a và b của khoản này. d) Có đủ chứng từ hợp lệ mua than do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại. Đối với than nhập khẩu để xuất khẩu: Có đủ chứng từ hợp lệ chứng minh than xuất khẩu là than được nhập khẩu hợp pháp theo các quy định của pháp luật liên quan. 2. Thương nhân xuất khẩu than có nguồn gốc trong nước chỉ được thực hiện hoạt động xuất khẩu than đối với nguồn than được mua trực tiếp (hoặc xuất khẩu uỷ thác) từ các nguồn nói ở khoản 1 trên đây. 3. Khi làm thủ tục xuất khẩu than, ngoài các chứng từ theo quy định của pháp luật về Hải quan, thương nhân xuất khẩu than phải xuất trình cho cơ quan Hải quan giấy kiểm định chất lượng, số lượng cho từng lô than xuất khẩu do tổ chức có chức năng kiểm định cấp và bản sao y hoá đơn giá trị gia tăng bán than (hoặc hợp đồng uỷ thác xuất khẩu đối với trường hợp xuất khẩu uỷ thác) của tổ chức, cá nhân trực tiếp khai thác, chế biến than. *BÁO CÁO VỀ XUẤT KHẨU THAN 1. Thương nhân xuất khẩu than có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện xuất khẩu than và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu, thông tin báo cáo. 2. Nội dung báo cáo về xuất khẩu than bao gồm: a) Báo cáo kết quả thực hiện khối lượng, chất lượng than xuất khẩu. b) Báo cáo nguồn than xuất khẩu; tình hình chấp hành các quy định về xuất khẩu than. 3. Chế độ báo cáo về xuất khẩu than được thực hiện như sau: a) Báo cáo về tình hình thực hiện xuất khẩu than được lập định kỳ sáu tháng và một năm. Định kỳ sáu tháng đầu năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến 30 tháng 6 của năm báo cáo. Định kỳ một năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo. b) Ngoài việc thực hiện chế độ báo cáo nêu tại điểm a khoản này, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước liên quan, thương nhân xuất khẩu than phải thực hiện báo cáo đột xuất về tình hình xuất khẩu than. 4. Thời hạn gửi báo cáo về xuất khẩu than được quy định như sau: a) Thương nhân xuất khẩu than có trách nhiệm lập báo cáo theo quy định tại khoản 2 Mục này và chậm nhất sau năm (05) ngày của kỳ báo cáo quy định tại điểm a khoản 3 Mục này phải gửi báo cáo cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện xuất khẩu than. b) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan chức năng lập báo cáo tổng hợp về tình hình xuất khẩu than trong phạm vi quản lý và gửi về Bộ Công Thương chậm nhất sau mười lăm (15) ngày của kỳ báo cáo quy định tại điểm a khoản 3 Mục này . * XỬ LÝ VI PHẠM 1. Các hành vi vi phạm các quy định về xuất khẩu than quy định tại Thông tư này, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định số 175/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thương mại và các văn bản pháp luật khác có liên quan. 2. Cán bộ, công chức nhà nước lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của Thông tư này, tuỳ theo mức độ và hành vi vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. * TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Hoạt động xuất khẩu than được thực hiện theo Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế nội dung hướng dẫn xuất khẩu than mỏ quy định tại khoản 4 Mục II Thông tư số 02/2006/TT-BCN ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Bộ Công nghiệp. 2. Căn cứ nhu cầu sử dụng và khả năng khai thác, chế biến than trong nước, Bộ Công Thương sẽ xem xét điều chỉnh danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn chất lượng than được phép xuất khẩu cho phù hợp. 3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan định kỳ tổ chức kiểm việc chấp hành các quy định xuất khẩu than theo Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan. 4. Khi thương nhân có dấu hiệu vi phạm các quy định về xuất khẩu than, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện việc xuất khẩu than có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý kịp thời. 5. Những hợp đồng xuất khẩu than đã được ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện đến hết thời gian hiệu lực của hợp đồng đã ký. 6. Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có vướng mắc, thương nhân xuất khẩu than hoặc tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Công Thương để Bộ Công Thương xem xét, xử lý./. 3. Chính sách thuế đối với than xuất khẩu Thuế suất xuất khẩu than được phân làm hai loại: mức cao áp dụng cho chủng loại than khai thác được sử dụng nhiều cho nhu cầu trong nước; mức thấp áp dụng cho chủng loại than sản xuất ra ít được sử dụng hoặc trong nước không có nhu cầu sử dụng. Dự kiến, thuế suất xuất khẩu than sẽ dao động trong khoảng từ 5 - 10%. Việc nâng thuế suất xuất khẩu than sẽ có tác động rất lớn đối với các nhà quản lý cũng như các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này. - Đối với Nhà nước:    + Sẽ hạn chế được việc xuất khẩu than, kéo dài thời gian chưa cần phải nhập khẩu than cho nhu cầu năng lượng trong nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, Nhà nước cần sớm hình thành thị trường than trong nước bằng các quy định pháp luật, đảm bảo cho Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam bán than cho các hộ tiêu dùng than trong nước theo giá thị trường.   + Có được nguồn thu không nhỏ, bổ sung vào Ngân sách nhà nước, đáp ứng những nhu cầu bức thiết khác của nền kinh tế. Khi cần thiết, có thể dùng nguồn thu này đầu tư lại để phát triển ngành Than. - Đối với Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam:    + Cần tiếp tục thực hiện các giải pháp tiết kiệm chi phí để hạ giá thành than xuất khẩu hoặc giảm lượng than xuất khẩu. KẾT LUẬN Sau hơn 10 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển đổi rõ rệt trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội... Trong quá trình phát triển đó có sự đóng góp đáng kể và quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế thế giới, phát huy những lợi thế so sánh của đất nước, tận dụng tiềm năng về vốn khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý tiên tiến từ nước ngoài. Sau nhiều năm ra sức đẩy mạnh xuất khẩu than với quy mô hàng chục triệu tấn/năm, vừa qua, tập đoàn Than – khoáng sản Việt Nam (TKV) đã quyết định thành lập tổ công tác về nhập khẩu than để tìm kiếm đối tác, xây dựng các phương án nhập than. TKV cũng mới soạn thảo xong đề án thành lập một ban chỉ đạo nhập khẩu than cho tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu than, cho nhận xét về xuất khẩu than Việt Nam.doc
Luận văn liên quan