Đề tài Trầm cảm ở học sinh THPT: Thực trạng và giải pháp

Xuất phát từ sự tò mò của bản thân cũng như thực trạng vấn đề số người mắc bệnh trầm cảm có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát thực tế, sau khi thống kê và thảo luận nhóm tác giả đã tìm hiểu được tỉ lệ học sinh THPT mắc bệnh trầm cảm, nguyên nhân gây ra căn bệnh, đặc biệt là hậu quả của căn bệnh gây ra làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như thế nào. Từ đó nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp và kiểm chứng được hiệu quả của các giải pháp trên một số phương diện. Việc đối mặt với thế giới đáng sợ bên ngoài và thế giới nội tâm hỗn độn bên trong thường dẫn đến hậu quả là các bạn học sinh THPT bị choáng ngợp và bối rối. Tâm lí ở độ tuổi này rất dễ xảy ra các cuộc nội chiến nội tâm mạnh mẽ, và nếu như không phát hiện kịp thời thì sẽ khiến cho các bạn bị trầm cảm. Trầm cảm thật sự rất đáng sợ, nó khiến các bạn đang là một quả bóng to bị xẹp xuống chẳng còn tí hơi nào. “Trầm cảm ở học sinh THPT – Thực trạng và Giải pháp” là một đề tài mang tính khoa học và thực tiễn cao trong cuộc sống. Đề tài của chúng tôi không chỉ giúp nhà trường, các bậc phụ huynh, mọi người trong xã hội có cái nhìn khái quát về trầm cảm từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực trong đó chú trọng đến giải pháp tự bản thân điều chỉnh cảm xúc để vượt lên trầm cảm. Những giải pháp mà chúng tôi đưa ra đều có thể áp dụng vào cuộc sống thường nhật. Hi vọng rằng nghiên cứu của chúng tôi có thể giúp ích phần nào cho các bạn để các bạn cảm thấy yêu cuộc sống hơn, cháy hết mình với tuổi trẻ và giúp giảm thiểu tối đa tình trạng các bạn học sinh tự tử vì trầm cảm.

docx69 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 5525 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trầm cảm ở học sinh THPT: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n dần cứ như thế, các bạn liên tục chịu áp lực trong một khoảng thời gian dài và dẫn đến trầm cảm. Hình 2.8. Nỗi ám ảnh từ các môn học (nguồn internet) Liệu giáo dục ở Việt Nam có quá khắt khe, có đang quá chú trọng về mặt thi cử trên lí thuyết và có thể nói là xa rời thực tế? Tính ra thì hiện tại có 13 môn học mà các bạn học sinh THPT phải hoàn thành. Trong chương trình giáo dục thì có đến một nửa là môn xã hội với khối lượng kiến thức lý thuyết đồ sộ, hàn lâm, một nửa số môn học là môn tự nhiên với những bài quá khó, một môn hoạt động ngoài trời rèn luyện sức khỏe là môn thể dục. Có rất nhiều học sinh chia sẻ học những môn lí thuyết thật sự rất buồn ngủ chán nản vì kiến thức không phải khó mà kiến thức quá dài và khó nhớ, còn học những môn tự nhiên thì lại quá khó rất đau đầu vì phải tư duy tối đa bộ óc của mình. Ngược lại những tiết học về kĩ năng sống lại không có, những tiết học nhằm cho học sinh sáng tạo lại chiếm con số nhỏ mà hầu như không có. Các chuyên gia nước ngoài đã đánh giá khách quan về vấn đề này cho rằng Việt Nam nói riêng các nước châu Á Thái Bình Dương nói chung là khu vực có nền giáo dục nặng nề về lí thuyết mà không đi sâu về thực tế. Nhưng thực tế không chỉ áp dụng mỗi kiến thức lí thuyết trên lớp mà học sinh phải kết hợp những yếu tố như: giao tiếp, ứng xử, sức khỏe, thì mới có thể thành công. Việc nhồi nhét quá độ những kiến thức sáo rỗng chỉ làm cho áp lực lại chồng chất áp lực, đè nặng lên đôi vai của các bạn học sinh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng căng thẳng. Tình trạng này kéo dài thì nguy cơ bị mắc trầm cảm là rất cao. Bên cạnh đó việc thi đua đạt thành tích trong nhà trường là một vấn đề đã và đang được xã hội nhắc đến. Trên các phương tiện truyền thông đã đưa tin về một cô giáo khi học sinh mắc lỗi đã phạt học sinh bằng 231 cái tát, thậm chí còn ép những học sinh khác phải tát bạn trong khi bản thân các em đó không muốn làm. Áp lực thành tích, thi đua, sự kì vọng của các thầy cô, nhà trường đối với học trò là rất lớn. Đặc biệt là đối với các trường chuyên lớp chọn, sự kì vọng của các thầy cô là rất lớn, luôn muốn học sinh phải vượt trội hơn. Đôi khi những sự kì vọng đó đã tạo nên những áp lực vô hình cho học sinh và khiến cho việc học đã căng thẳng lại càng căng thẳng gây ra trầm cảm ở học sinh THPT Áp lực từ các mối quan hệ xã hội Cho dù ở đâu, cho dù sống trong hoàn cảnh nào mỗi cá nhân chúng ta cũng chịu sự chi phối của các mối quan hệ trong xã hội. Những mối quan hệ ấy có thể giúp ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống nhưng cũng có những mối quan hệ khiến ta bị áp lực. Mất đoàn kết trong lớp, chia bè phái, tẩy chay, là áp lực của bạn bè gây nên. Có những bạn thật sự rất mệt mỏi, mỗi ngày tới trường tới lớp là căng thẳng, là lo lắng, là “khó thở” Hình 2. 9. Bị bạn bè bắt nạt, tẩy chay (nguồn internet) Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất càng đầy đủ thì một thực tế không thể phủ nhận đó là tỉ lệ phát dục sớm. Tình yêu tuổi học trò là một mối quan hệ không thể phủ nhận. Có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này và hơn hết trong thực tế ta cũng thấy nhiều vụ đánh ghen, mang thai ngoài ý muốn, tình yêu tan vỡ dẫn đến hành vi dại dột của các bạn học sinh THPT. Tất cả điều đó đều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tác động trực tiếp đến tâm lí của các bạn học sinh và gây ra tình trạng rối loạn cảm xúc, cụ thể là trầm cảm. Mặt khác định kiến xã hội, sự kì thị và nhận thức chưa đúng đắn của đại đa số mọi người trong xã hội cũng là một trở ngại khiến cho bệnh trầm cảm càng gia tăng. Bởi khi chưa nhận thức đầy đủ về căn bệnh trầm cảm thì họ cho rằng những người có biểu hiện mệt mỏi, chán nản, ủ ê buồn bãlà bị điên, bị thần kinh hoặc bị ma nhậpnên họ xa lánh hoặc có thái độ không đúng, nói những lời lẽ khiến cho những người bị trầm cảm càng thêm đau lòng, bế tắc và bệnh càng nặng hơn. Áp lực từ mạng xã hội, game và thần tượng Mạng xã hội: Ngày nay, các bạn trẻ dường như đang làm nô lệ của mạng xã hội, đặc biệt là facebook. Nhiều bạn trẻ hiện nay, nếu một ngày không dùng facebook là sẽ cảm thấy khó chịu, bức bách không yên. Các bạn đang bị mắc “hội chứng facebook” giam mình trong một xã hội ảo, không sống thật với bản thân. Chúng ta có thể thấy rõ nhất một hiện tượng phổ biến hiện nay là đến 90% các bạn học sinh bị cận. Lí do là các bạn sử dụng tối đa thời gian của mình vào máy tính hoặc điện thoại. Sự phát triển của công nghệ đòi hỏi con người phải kết nối với nhau, phụ thuộc vào nhau để phát triển nhưng nó cũng là mầm mống gây ra trầm cảm ở nhiều cá nhân mà tiêu biểu là các bạn học sinh THPT. Việc sử dụng quá nhiều những vật dụng công nghệ này làm thay đổi lượng hoocmôn trong cơ thể các bạn học sinh, nhất là lứa tuổi này đang trong giai đoạn phát triển thay đổi nhiều về nội tiết nên có nguy cơ cao gây nên trầm cảm. Không chỉ có vậy, có nhiều bạn còn dùng mạng xã hội để nhắn tin chia sẻ, giãi bày cảm xúc nhưng lại ngại tiếp xúc giao tiếp ở ngoài đời thường. Trên facebook nơi các bạn được giải tỏa tâm sự, tuy nhiên có trường hợp giải tỏa bằng cách đăng những dòng status buồn để cho những con người vô cảm ngoài xã hội vào công kích gây ra những câu chuyện bi thương. Điều đó làm cho nỗi buồn không thể được giải tỏa mà thêm ức chế hoặc dẫn đến hành vi xấu hơn. Một số trang mạng có nội dung tiêu cực: Hiện nay theo thuật ngữ của các bạn trẻ thì “ chị Google” cái gì cũng có. Ngay cả khi ta lên mạng tìm với thuật ngữ “cách tự tử” thì hàng loạt những bài viết hiện ra, hướng dẫn chi tiết về cách chết như thế nào? Hoặc có những trò chơi thách thức bản thân phải chết mà các bạn trẻ mê muội làm theo. Như vậy, ta có thể thấy rằng mạng xã hội có mặt tích cực nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tiêu cực, thậm chí có khi đẩy con người ta vào chỗ chết nếu các bạn trẻ không biết kiểm soát. Những trang mạng có nội dung như: Làm thế nào để tự tử? Các cách để tự tử mà không đau đớn, Chính điều đó đã khiến cho những suy nghĩ trong chúng ta tiêu cực hơn đặc biệt đối với những người trầm cảm vì họ đang bị rối loạn cảm xúc và từ đó dẫn đến hành vi tự sát. Game, truyện tranh: Có lẽ, những vụ con giết bố mẹ vì không cho tiền chơi game hay anh giết em vì không xin được tiềnđã không còn xa lạ với chúng ta trong thời đại hiện nay. Bạn từ một người ngoan ngoãn nghe lời thầy cô bố mẹ nhưng khi tiếp xúc với game thì tất cả mọi thứ sẽ thay đổi. Bạn trở lên hoang dại, hư đốn, bạo lực với người thân thậm chí là giết để có tiền chơi game. Nó khiến thế giới của bạn trở nên lu mờ dần và chìm sâu vào bóng tối. Các bạn trẻ, đặc biệt là bạn nam khi bị đắm chìm trong game, các bạn cho rằng thế giới bên ngoài là một thế giới giả tạo chỉ có những nhân vật trong game mới sống thật với các mình, mới đối xử tốt với các bạn ấy. Những nhân vật ảo đó luôn nghe lời và làm theo những gì mình muốn mà không cãi chống đối một câu nào. Nó khiến các bạn cảm thấy sống trong game hoặc truyện tranh là tuyệt vời nhất. Thế giới bên ngoài toàn ganh đua, bon chen và quá mệt mỏi. Và các bạn chọn cho mình một cuộc sống không phụ thuộc vào ai, không bị ai làm phiền, rồi dần dần không dứt ra được, bị ảo giác, bạo lực và gây nên một số bệnh về thần kinh, trong đó trầm cảm cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể. Thần tượng: Hâm mộ các thần tượng xưa nay vẫn luôn là một trào lưu mà đa số diễn ra ở các bạn trẻ. Nếu hâm mộ ở một mức độ hợp lí có thể giúp ích rất nhiều cho các bạn như động lực giúp các bạn học tập hay được truyền cảm hứng thực hiện ước mơ. Tuy nhiên, thần tượng thái quá lại chính là một thảm họa. Có nhiều trường hợp thần tượng thái quá gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe, tâm líKhi ngôi sao của mình kết hôn hoặc xảy ra sự cố thì nhiều bạn trẻ bị khủng hoảng tâm lí trầm trọng, có bạn thì tự nhốt mình khóc không nói chuyện với ai chỉ muốn gặp idol của mình hoặc có bạn thì tự tử kết liễu đời mình. Đó chính là một trong những dấu hiệu của trầm cảm vì vậy chúng ta cần hạn chế giảm nhẹ việc hâm mộ idol nếu không thì bạn sẽ dần đánh mất đi bản thân và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thời gian học tập và vui chơi lành mạnh. Áp lực do chính bản thân tạo nên Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến trầm cảm mà chúng ta không thể không nhắc tới đó chính là việc các bạn học sinh tự tạo áp lực cho bản thân. Tự tạo áp lực để bản thân cố gắng và hoàn thành được mục tiêu mình đã đề ra là một điều không xấu. Bởi chỉ trong thử thách, trong khó khăn con người mới chứng tỏ được khả năng của mình. Áp lực để đạt được mục tiêu được gọi là áp lực tích cực. Thế nhưng, có loại áp lực lại hoàn toàn ngược lại. Theo TS Dương Minh Tâm – Trưởng phòng điều trị stress (Viện sức khỏe tâm thần) cho biết, giới trẻ hiện nay mắc một chứng bệnh đó là “tự hành xác”. Tự tạo áp lực cho mình buộc mình phải học, phải cố gắng, phải đạt được mục tiêu bằng mọi cách, luôn đứng ở vị trí số 1 trong mọi mặt. Áp lực đó là áp lực tiêu cực khi tự đặt mục tiêu cao quá so với khả năng và luôn cố gắng, thậm chí không cho mình một phút giây nghĩ ngơi, cân bằng cơ thể. Khi không đạt được điều mình mong muốn thì suy sụp, mất phương hướngĐây là một điều rất nguy hiểm và cũng là một nguyên nhân gây ra căn bệnh trầm cảm ở lứa tuổi học sinh THPT. Sở dĩ chúng tôi khẳng định được điều này bởi qua điều tra khảo sát nhiều bạn cho rằng nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng mệt mỏi cho mình không phải là do bố mẹ hay thầy cô bạn bè mà do chính mình không đạt được mục tiêu, cảm thấy thua kém bạn bè, cảm thấy mình bất tài Đặt mục tiêu cho chính mình đúng là điều mà mỗi người chúng ta cần và nên làm để dự định, định hướng cho tương lai. Nhưng cũng không vì đặt mục tiêu cho mình mà gây ra những áp lực tổn thương đến chính người bản thân. Đôi khi bản thân đặt ra mục tiêu quá lớn dẫn đến bi kịch trong lòng mình, biến ước mơ thành tham vọng, biến bạn thành con bệnh trầm cảm vì chính tham vọng mà mình tạo ra. Hình 2.10. Tự tạo áp lực cho chính mình (nguồn internet) Không chỉ có vậy việc tự tạo áp lực cho chính bản thân mình còn là việc tự tạo áp lực, tự tạo sự đố kỵ thù địch cho bản thân. Dù cho bạn có dùng nụ cười của mình để che đậy cảm xúc của mình nhưng chắc gì trong lòng bạn đang vui, lòng đố kỵ vẫn còn đó. Giả sử khi bạn thấy người khác hơn bạn về mọi mặt thì tự nhiên trong lòng hình thành một phản xạ ghen ghét người khác. Hay khi bị phê phán, chê bai về một vấn đề của mình thì bạn thấy xấu hổ và cho rằng mọi người quá nhiều chuyện, mọi người không có quyền gì phán xét mình. Nhiều bạn có thể hiện thái độ bực tức, gắt gỏng. Điều đặc trưng của sự đố kỵ chính là mình tự tạo ra và mình luôn biến mọi thứ trở nên phức tạp. Bạn luôn đặt cái tôi cá nhân lên đầu và luôn lấy mình ra so sánh, luôn tự cho mình ra là mục tiêu chỉ trích của mọi người, Bạn nghĩ mọi thứ quá lên khiến trong lòng luôn thổn thức lo âu. Vậy trầm cảm không phải từ đâu mà có từ ngoại cảnh tác động mà đôi khi thành bệnh từ chính lòng đố kỵ mà mình tạo ra. Một điều đáng nói nữa là giới trẻ hiện nay đang bị cuốn theo “hiệu ứng đám đông”, nghĩa là tự cho mình bị trầm cảm. Điều này thật sự rất nguy hiểm đối với xã hội. Một xã hội mà ai cũng cho rằng mình bị trầm cảm thì sẽ ra sao? Theo như nhiều nghiên cứu trước kia thì trầm cảm thường xảy ra ở người. già. Nguyên nhân là khi con người già đi thì các bộ phận và đặc biệt là não bộ bị lão hóa cộng thêm cả những áp lực mà tuổi già mắc phải. Nhưng câu hỏi khiến chúng tôi trăn trở rất nhiều đó là: Người già bị trầm cảm do cơ thể, não bộ bị lão hóa nhưng các bạn trẻ lại cũng bị trầm cảm, trong khi cơ thể ở các bạn trẻ lại khỏe mạnh hơn?. Do xã hội phát triển khiến các bạn trẻ mắc một hiện tượng đó là “sống ảo” các bạn chìm vào trong một thế giới khác, một thế giới toàn những sự hoàn hảo, một thế giới thượng lưu. Nơi đó các bạn có thể post tất cả những gì mình có. Có những bạn khi bị mắc bệnh trầm cảm, bạn ấy cố tỏ ra là mình ổn ngụy trang lên bản thân một lớp áo. Khi ra ngoài bạn là một người vui vẻ, cá tính, luôn thể hiện một đẳng cấp riêng. Nhưng kì lạ là khi về đến nhà bạn ấy mới sống được chính con người thật của mình. Bạn lại ngồi một mình khóc lại một mình suy nghĩ tự đào bới ra những sự kiện trong cuộc sống rồi biến nó thành vấn đề phức tạp ép bản thân phải suy nghĩ. Cứ như thế nỗi buồn tích tụ lại lâu ngày tạo thành một sự ức chế cảm xúc dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta lứa tuổi từ 15 đến 18 tuổi là một cột mốc đáng nhớ. Cột mốc với nhiều sự kiện trọng đại buộc con người phải vượt thắng. Đó là việc lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Một lứa tuổi với tâm sinh lý phức tạp nhưng lại phải đưa ra những quyết định có tính chất bước ngoặt trong cuộc đời. Các bạn học sinh THPT vừa phải trải qua một kì thi căng thẳng để đỗ vào trường THPT mình mong muốn. Khi vừa làm quen với ngôi trường mới thì lại chuẩn bị thi THPT Quốc gia- một kì thi quan trọng. Chọn hướng nào cho cuộc đời của mình? Chọn trường nào nghề nào cho phù hợp với khả năng và kinh tế của gia đình. Áp lực về vấn đề này cũng là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến thần kinh của các bạn học sinh THPT. Và định hướng nghề nghiệp cho tương lai có lẽ là vấn đề đau đầu nhất. Bởi sự biến động không ngừng của xã hội, tình trạng chảy máu chất xám, hay việc áp dụng công nghệ kĩ thuật cao vào làm việc... khiến cho các bạn học sinh THPT lo lắng, chọn nghề gì, ngành gì để có việc làm sau khi ra trường. Học giỏi nhưng ra trường có xin được việc phù hợp không?...Những suy nghĩ tiêu cực đó đã tác động không nhỏ đến cảm xúc của các bạn học sinh THPT.. Một điều đáng buồn hơn nữa là các bạn trẻ đang mắc phải chứng thiếu tự tin và không tin vào khả năng của bản thân. Càng ngày cứ như thế, các bạn dần mất đi kĩ năng nói ra suy nghĩ của mình, hoặc nghiêm trọng hơn là mất đi khả năng biểu lộ cảm xúc. Điều này chính là một chất xúc tác làm cho các bạn thu mình lại hơn với xã hội, sống một cuộc sống cô đơn và buồn chán. Hậu quả của căn bệnh trầm cảm Hiện thực gần đây cho thấy trầm cảm đang ngày trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết. Rất nhiều các bạn trẻ hiện nay không làm chủ được bản thân nên đã tự kết liễu cuộc đời mình. Nếu như trước kia, tỉ lệ mắc trầm cảm ở người cao tuổi cao hơn thì bây giờ trầm cảm lại có xu hướng trẻ hóa. Theo nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới trên thế giới có tới 100 triệu người bị mắc trầm cảm thì gần 1 triệu người tự sát, trong số đó có 70% là trẻ vị thành niên. Tính ra cứ 100 phút lại có 1 bạn trẻ tuổi teen tìm đến cái chết. Tự sát do trầm cảm cũng là một trong 3 nguyên nhân chính gây đến cái chết tăng đột biến ở các bạn trẻ độ tuổi từ 15 – 24 tuổi. Không chỉ vậy, nghiên cứu còn chỉ ra một con số đáng sợ hơn tỉ lệ mắc trầm cảm ở nữ giới cao gấp 3 lần nam giới nhưng tỉ lệ tự sát ở nam giới lại cao hơn ở nữ giới. Ở ngay tại Việt Nam trong vòng 1 năm, số người tử vong do tai nạn giao thông khoảng 10.000-13.000 người, trong khi số người tự tử lên đến 36.000-40.000 người, gấp tới 3-4 lần. Như vậy những số liệu trên phần nào cũng đã phản ánh được hậu quả vô cùng đáng sợ của căn bệnh này. Hình 2.11. Hậu quả của căn bệnh trầm cảm (nguồn internet) Cũng theo Tổ chức y tế thế giới WHO, trầm cảm chính là gánh nặng bệnh tật hàng đầu vào năm 2030. Trầm cảm gây ra nhiều bệnh nên người ta rất dễ nhầm lẫn với các bệnh tật khác. Theo PGS. Trần Hữu Bình- nguyên viện trưởng viện tâm thần quốc gia thì một số người bị trầm cảm nhưng họ lai có biểu hiện đi tiểu nhiều lần trong ngày. Vì vậy thay vì đến khoa thần kinh thăm khám thì họ lại đến khoa tiết niệu. Một số trường hợp khác đi khám các bác sĩ chuyên khoa cũng không tìm ra bệnh mặc dù có biểu hiện đau đầu, chóng mặt Dưới đây là một số căn bệnh do hậu quả của trầm cảm: Các bệnh liên quan tim mạch và não bộ Theo nghiên cứu mới nhất của tổ chức y tế Hoa Kì thì trầm cảm có nguy cơ mắc tim mạch tương đương với béo phì và lượng cholesteron xấu. Người mắc bệnh trầm cảm thường cảm thấy chán nản, mệt mỏi khiến cho cơ tim dễ bị viêm do thiếu oxi nên dẫn đến đau tim. Khi bạn cảm thấy chán nản cũng có nghĩa cơ thể của bạn tự nhiên phát hành hormone stress như cortisol và epinephrine. Những hormone căng thẳng này có thể ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim, làm cho động mạch của bạn bị yếu đi. Điều này dẫn đến việc hình thành các mảng bám trong động mạch, ngăn chặn lưu lượng máu và cuối cùng gây ra các cơn đau tim và đột quỵ. Đặc biệt là những người có tiền sử về bệnh tim thì hậu quả ngày càng nặng nề hơn. Não bộ cũng là một trong những cơ quan bị trầm cảm ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhất là đối với học sinh THPT khi mà não bộ đang phát triển mà gặp phải sự cố về thần kinh như vấn đề trầm cảm thì lẽ đương nhiên sự mất cân bằng não bộ xảy ra. Não bộ sẽ nhanh chóng lão hóa hơn người bình thường, xảy ra các triệu chứng như sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, khả năng nhận thức kém dần đi ở tuổi trưởng thành, bắt đầu có những suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng. Những biểu hiện sinh học này là do quá trình lưu thông máu lên não kém dần nên người bệnh dễ cáu gắt, mệt mỏi. Các hormone trong não bị gián đoạn làm thay đổi về chức năng và cấu trúc vật lí của não bộ. Cortisol tiếp tục sản sinh gây ra hiện tượng teo não và khiến não chúng ta không thể hình thành ra các nơtron thần kinh mới. Điều này làm cho bệnh nhân mất khả năng ghi nhớ, điều khiển cảm xúc, khả năng học tập và làm việc. Giảm sức mạnh của hệ miễn dịch Theo như tất cả các phương pháp điều trị cũ thì họ vẫn tập trung nghiên cứu về hóa chất để khắc phục não bộ của người bị trầm cảm. Nhưng trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu và cho rằng đây là tình trạng viêm toàn cơ thể do hệ miễn dịch đã bị suy yếu, làm việc quá mức. Khi chứng viêm lan rộng cũng đồng nghĩa là các hệ miễn dịch đang phải phát huy hết khả năng để chống lại các siêu vi khuẩn. Như vậy, khi hệ thống miễn dịch suy yếu dần sẽ khiến người bị mắc bệnh trầm cảm dễ bị cảm lạnh và cảm cúm hơn. Cũng theo nghiên cứu y khoa của thế giới thì hệ thống suy giảm miễn dịch còn do hormone gây stress được sản sinh và tồn đọng lâu trong cơ thể. Những điều trên cũng đã giải thích rõ ràng hơn cho chúng ta: Tại sao bị mắc bệnh trầm cảm lại bị cảm cúm hoặc mệt mỏi chán nản? Mất đi cảm giác ngon miệng và mất ngủ Khi bị trầm cảm nhẹ thì đa số bệnh nhân sẽ có tình trạng ăn nhiều, ngủ nhiều. Đến khi bị trầm cảm nặng thì lại ăn ít hoặc ngủ ít, ngủ không ngon giấc. Có những trường hợp người bệnh ăn rất ít thậm chí không ăn. Nguyên nhân là do hệ thần kinh bị căng thẳng quá mức dẫn tới suy nhược tần kinh, hệ thần kinh bị tổn thương nặng nề gây ra các hiện tượng mất ổn định về thói quen hay bản năng sẵn có. Chính vì vậy, khi mắc bệnh bạn sẽ bị thay đổi tất cả các thói quen ăn uống và ngủ nghỉ. Điều này dẫn đến thay đổi về cơ chế trao đổi chất nên khiến bạn tăng cân hoặc sút cân nhanh chóng. Không chỉ vậy trầm cảm còn gây cho bạn cảm giác mất ngủ, giấc ngủ bị gián đoạn thường xuyên gặp ác mộng, tâm trí không bình tĩnh luôn suy nghĩ linh tinh. Nhức đầu và đau lưng Theo Trung tâm Y tế Dự phòng ở Taipei, Đài Loan đã chứng minh mối liên hệ giữa lo lắng trầm cảm và chứng đau nửa đầu. Một nghiên cứu cho thấy những người trầm cảm nặng bị chứng đau đầu gấp ba lần người bình thường. Đau lưng mãn tính có thể gây ra trầm cảm, ngược lại trầm cảm cũng có thể gây ra đau lưng. Những người đang chán nản có khả năng đau lưng đau cổ hoặc hông cử động được gấp 4 lần người bình thường. Nguyên nhân chính vẫn là do hệ thần kinh bị tổn thương vì căng thẳng, mệt mỏi. Mệt mỏi và kiệt sức Trầm cảm và mệt mỏi là hai tình trạng có tính tương tác qua lại với nhau. Lúc này người bệnh không chỉ thấy mệt ở thể xác mà còn thấy mệt ở trong chính suy nghĩ hành vi của mình. Họ sẽ không muốn làm bất cứ việc gì kể cả những việc mà họ luôn có hứng thú. Khi bị trầm cảm bạn sẽ cảm thấy cơ thể chán nản mệt mỏi không muốn làm gì hay nói chính xác là mất hoàn toàn năng lượng cơ thể. Bạn không đủ sức để thực hiện các hoạt động đơn giản. Tuy nhiên, mệt mỏi cũng có thể là do thiếu ngủ hoặc hay đau nhức đầu. Tự tử Đa số tâm lí chung của những người bị trầm cảm thì họ luôn cảm thấy mệt mỏi và day dứt trong lòng. Họ suy nghĩ về nhiều điều rồi họ trở lên điên dại vì cắn dứt lương tâm, luôn nghĩ tại mình mà mọi chuyện mới như vậy tất cả đều tại mình. Họ nghĩ bản thân họ thật tồi tệ, chẳng làm được gì mà còn bị nhiều người khác ghét bỏ, xa lánh. Những người bị trầm cảm họ luôn thấy bản thân mình thật cô đơn, thấy trong đầu luôn căng thẳng nên chuyện nghĩ tới cái chết cũng không có gì lạ. Vì hầu hết các bệnh nhân khi rơi vào căn bệnh tự tử mà đặc biệt là học sinh thì chuyện nghĩ đến tự tử là điều chắc chắn. Có thể khẳng định một điều là trầm cảm căn bệnh dễ chưa nhưng không kịp thời chữa trị thì người bệnh các chắn sẽ nghĩ đến cái chết. Khi họ đã vô cùng mệt mỏi, đau khổ và luôn tự cho rằng mọi chuyện đều tại mình mà ra nên cách duy nhất chỉ có tự tử. Vì theo suy nghĩ của người mắc bệnh trầm cảm thì tự tử là cách tốt nhất và duy nhất để giải thoát, khi chết rồi họ mới không biết đau là thế nào, khổ là ra sao. Hình 2.12. Trầm cảm sát thủ giấu mặt trong xã hội hiện đạt (nguồn internet) Giải pháp giúp học sinh THPT vượt qua căn bệnh trầm cảm Khi nhìn vào hậu quả của căn bệnh trầm cảm này và cả trong thực tế tôi, bạn bè tôi đã từng bị trầm cảm đe dọa. Chúng tôi ý thức rằng mình phải hành động, phải tìm hiểu, phải lên tiếng để cho mọi người trong xã hội hiểu hơn về những nguy hại của trầm cảm. Từ mong muốn đó chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp có tính khả thi và đã được áp dụng bước đầu đã đạt được hiệu quả ở trường THPT Nhị Chiểu- ngôi trường chúng tôi đang theo học. Các giải pháp đó là: Loại trừ các tác động tiêu cực; Tăng cường các hoạt động tích cực và Bản thân những bạn học sinh tự điều chỉnh cảm xúc để những bạn đã bị trầm cảm nhẹ sẽ không bao giờ bị trầm cảm tái phát, những bạn bị trầm cảm nặng sẽ cải thiện được tình trạng của mình không dẫn đến hành vi tiêu cực và đặc biệt là giúp đỡ những bạn có nguy cơ bị trầm cảm sẽ không bao giờ biết đến căn bệnh trầm cảm là gì? Với giải pháp Loại trừ các tác động tiêu cực, chúng tôi quan tâm đến việc tuyên truyền cho mọi người trong xã hội hiểu về căn bệnh trầm cảm để gia đình luôn là điểm tựa vững chắc cho con cái, để nhà trường không chỉ quan tâm đến dạy kiến thức mà còn tạo sân chơi lành mạnh, rèn kĩ năng, tạo niềm tin cho học sinh và mỗi ngày đến trường là một ngày vui với các bạn học sinh THPT. Đặc biệt khi mọi người trong xã hội đã hiểu về trầm cảm thì họ sẽ không có cái nhìn kì thị với những người mắc bệnh, người bệnh sẽ vượt qua những cú sốc tinh thần để vững vàng hơn trong cuộc sống sau này. Tuy nhiên với căn bệnh trầm cảm dù bạn có được giúp đỡ, quan tâm của mọi người nhưng chính bạn mới là người quyết định được cuộc đời của mình. Vì vậy bạn phải tăng cường các hoạt động tích cực và tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân. Với các giải pháp cụ thể đó, chúng tôi mong muốn mang lại cho tất cả những bạn trẻ- những người bạn cũng trang lứa một cuộc sống vui tươi, yêu đời lạc quan, sống đúng lứa tuổi của mình và mang trong mình ngọn lửa đam mê với slogan: “CHÁY HẾT MÌNH”. Giải pháp thứ nhất: Loại trừ các tác động tiêu cực Gia đình làm điểm tựa Khi cả thế giới chuyển mình bước sang một kỉ nguyên mới, thời đại mới cũng là một thách thức yêu cầu và đòi hỏi mỗi người chúng ta cần phải nhanh chóng thay đổi để hòa nhập, thích nghi với cuộc sống chung. Điều đó làm cho khoảng cách giữa bố mẹ và con cái trở lên dài hơn. Nhất là khi con cái đang ở tuổi mới lớn, khi mà bộ não đang phát triển chưa hoàn thiện nên nhiều suy nghĩ của con còn non dại, chưa đủ chín chắn thì bố mẹ chính là người để điều chỉnh lại tất cả hành vi suy nghĩ của con. Và chỉ có bố mẹ mới có thể làm được việc này. Trước hết các ông bố mà mẹ phải là người kiên nhẫn và “chấp nhận cái sai đầu đời của con”. Nếu đem ra so sánh thì bộ óc của bố mẹ đã hình thành qua rất nhiều năm, qua rất nhiều thăng trầm mới có thể đúc kết ra được những suy nghĩ đúng đắn nhất. Ngược lại, bộ óc của các con trên thực tế là chưa hoàn thiện hết nên tâm lí ở giai đoạn tuổi dậy thì có nhiều bất biến khó hiểu, làm những chuyện sai trái. “Chấp nhận” ở đây không có nghĩa là làm lơ mà bố mẹ cần phải điều chỉnh lại suy nghĩ hành vi con một cách đúng đắn nhất. Bố mẹ nên đem những câu chuyện của chính bản thân mình hoặc những câu chuyện trên sách báo để kể chuyện cho con để giúp con nhận ra và hiểu được vấn đề. Con trẻ đang bước vào cái tuổi mới lớn, cái tôi cá nhân rất cao, vậy nên bố mẹ đừng trách mắng con, đặc biệt càng không được so sánh con với những đứa trẻ khác, điều đó sẽ khiến cho con cảm thấy bị xúc phạm. Và những đứa trẻ không được cha mẹ “chấp nhận” như vậy sẽ rất dễ bị trầm cảm. Vậy nên, điều bố mẹ phải là hãy tha thứ vào tạo niềm tin, động lực cho con cố gắng phấn đấu hơn nữa. Không chỉ các bạn học sinh khác mà ngay cả chính bản thân mỗi chúng tôi cũng cho rằng “thà bị bố mẹ đánh còn hơn là nghe mắng” hay “thà đi học một ngày còn hơn ở nhà với bố mẹ”. Câu hỏi đặt ra là “Tại sao các bạn học sinh lại không muốn gần bố mẹ?”. Câu trả lời cũng không quá khó nhưng thứ mà các bạn ấy mong muốn với bố mẹ đơn giản chỉ là “ Làm ơn hãy lắng nghe và tin tưởng con nhiều hơn, nhưng đừng chỉ trích con ba mẹ nhé!”. Câu trả lời trên không chỉ là lời tâm sự mà còn là lời mong mỏi của hơn ai hết lại chính là các con. Chính vì vậy bố mẹ nên học cách để hiểu con mình hơn, học cách để làm bạn với con, học cách tin tưởng lắng nghe những điều con nói. Làm như vậy các con sẽ thấy mình không cô đơn, mình vẫn luôn có chỗ dựa, vẫn luôn có người bạn cùng đồng hành với mình trên mọi chặng đường. Hãy là người đồng cảm với con trong mọi câu chuyện mà con gặp phải. Bố mẹ thật sự nên quan tâm đến cảm xúc của con. Nếu như con bạn đã từng nói muốn tự tử thì đừng bao giờ cho qua chuyện đó, điều đó ít nhiều đã chứng minh rằng con bạn đã từng có suy nghĩ tiêu cực đó, và hãy dẹp bỏ chúng trước khi mọi thứ quá muộn. Hãy để ý đến từng thay đổi nhỏ trong cả suy nghĩ cũng như hành động của con. Để làm được điều đó, bố mẹ phải thật gần gũi với con, nói chuyện với con mỗi ngày và “Hãy làm bạn với con”. Hình 2.13: Làm bạn với con (Nguồn: Internet) Đối với những bạn bị trầm cảm thì sự phát giác sớm của gia đình là vô cùng quan trọng. Những người bị trầm cảm họ thường có những dấu hiệu đặc biệt khác từ việc thay đổi thói quen ăn uống, thay đổi thói quen ngủ nghỉ hoặc có những lời nói tiêu cực. Chính vì vậy ba mẹ cần và thường xuyên theo dõi và quan sát con mọi lúc mọi nơi để nhận ra và sớm chữa trị nếu con bị trầm cảm. Hãy là người cùng con tham gia các hoạt động xã hội bên ngoài để con được mạnh dạn hơn. Đưa con đến các buổi từ thiện để con nhận thức được bản thân mình đã may mắn hơn người khác rất nhiều để biết trân trọng những gì mình có, trân trọng cuộc sống của mình hơn. Gia đình luôn tạo cho con không khí vui tươi, náo nhiệt để gắn kết tất cả mọi thành viên trong gia đình với nhau. Hãy cố gắng giành chút thời gian để quan tâm giúp đỡ, lắng nghe những tâm tư nỗi lòng của con nhưng đừng vội trách móc và bố mẹ hãy trở thành những nhà tâm lí hiểu con nhất, thuốc chữa trầm cảm tốt nhất cho con. Là bố mẹ, ai cũng kì vọng vào con, ai cũng muốn tốt cho con. Nhưng bố mẹ cũng không nên kì vọng quá vào con vì đôi khi sự kì vọng đó chính là tạo áp lực cho con. Bố mẹ đừng ép con phải học giỏi môn toán trong khi con thích học văn, đừng ép con phải đứng đầu lớp trong khi con không thể làm được. Điều đó làm con rất mệt mỏi, càng làm cho con thấy chán ghét việc học hơn. Thật sự con rất mệt. Hơn nữa bố mẹ đừng lấy người khác ra làm chuẩn mực để con phải làm theo, bắt con là bản sao của một bạn nào đó. Bố mẹ hãy cho con chơi các môn thể thao mà con thích như đá bóng, bơi lội, hay cho con tham gia các lớp học năng khiếu, Bố mẹ thay vì tạo sức ép thì hãy luôn tin tưởng con, đứng về phía con, hãy cho con thấy được thế giới bên ngoài chứ không chỉ riêng mỗi việc học : “Đừng bắt con học giỏi”. Hãy cho con sự tự do và cho con được thoải mái với đam mê của chính mình. Điều này không đồng nghĩa với việc bố mẹ dễ dãi đồng ý tất cả những đòi hỏi vô lí của con mà bố mẹ chỉ đang tạo cho con một môi trường phát triển lành mạnh, tốt nhất cho con. Tính cách của một đứa trẻ được hình thành từ việc nuôi dạy của bố mẹ. Mỗi gia đình, mỗi hoàn cảnh sẽ tạo nên những nhân cách khác nhau. Vậy nên, bố mẹ nên quan tâm hơn đến cách dạy dỗ trẻ sao cho hợp lí. Đặc biệt nên quan tâm đến những thay đổi nhỏ của con, từng lời nói cũng như hành động tưởng như vô thưởng vô phạt lại là những biến động lớn trong tâm lí của con. Hãy tâm sự, trò chuyện cũng như chia sẻ cùng con để phát hiện ra những biểu hiện sớm nhất, giúp con vượt lên những áp lực và sống ý nghĩa. Con cái là tài sản vô giá, là của để dành mà bất cứ ông bố, bà mẹ nào cũng trân quý. Chúng tôi tin rằng tất cả những điều mà chúng tôi đề xuất bất cứ người làm cha làm mẹ nào cũng làm được. Vì duy chỉ có gia đình người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận (Euripides). Nhà trường tạo niềm tin Đối với mỗi học sinh, mái trường chính là ngôi nhà thứ hai. Vậy nên, không chỉ có gia đình làm điểm tựa mà các bạn cũng rất cần sự quan tâm của nhà trường. Thầy cô, đặc biệt là thầy cô chủ nhiệm nên gần gũi, trò chuyện với học sinh nhiều hơn. Học sinh sẽ cảm thấy có hứng thú hơn với môn học khi được giáo viên ghi nhận và quan tâm. Đừng nghĩ rằng chiều trẻ là hư, mà hãy biết cách chiều, tạo một tâm thế thoải mái nhất khi học. Một ví dụ điển hình là, nếu một học sinh đang gặp rắc rối nhưng nhận thấy mình được bạn quan tâm và chú ý thì điều này sẽ tạo động lực cho bạn đó học tập chăm chỉ hơn. Nếu một học sinh nghĩ rằng thầy, cô của mình chẳng quan tâm đến mức độ học hành chăm chỉ hay cảm xúc của mình thì bạn đó cũng sẽ cố gắng ít hơn. “Các thầy cô hãy quan tâm, gần gũi học sinh hơn”. Một minh chứng rõ nhất là ở tại trường THPT Nhị Chiểu chúng em cũng luôn được các thầy cô chủ nhiệm quan tâm. Nhà trường đã có kế hoạch từ đầu năm về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong các tiết sinh hoạt cuối tuần. Những tiết sinh hoạt không chỉ dành thời gian cho việc sơ kết cuối tuần, triển khai công việc tuần mới, phê bình, khen thưởng mà chúng em còn được học những kĩ năng như kĩ năng thuyết trình, kĩ năng ứng xử, Hình 2.14. Kế hoạch giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh của trường THPT Nhị Chiểu (Ảnh chụp ngày 21/10/2018) Là một người giáo viên, các thầy cô cũng muốn cho các học sinh của mình trong tương lai sẽ thành đạt, sẽ trở thành người có ích cho xã hội. Nhưng dù sao, các thầy cô cũng đừng nên tạo áp lực quá nên học sinh bằng cách ép các bạn học quá nhiều hay giao bài tập quá khó khiến các bạn nản chí. Thay vì giao các nhiều bài tập thông thường thì hãy giao cho học sinh những đề bài mang tính sáng tạo, đưa các bài học thực tế, hình ảnh qua đó giúp học sinh tích cực hơn, giảm nhẹ áp lực và thay bằng hăng say với việc học. “Hãy tạo hứng thú thay vì tạo áp lực”. Xã hội hiện nay, tất cả các bạn học sinh THPT đều quan tâm đến vấn đề tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Các bạn đều rất băn khoăn giữa việc mình thích hay việc có tiềm năng. Từ đó xảy ra rất nhiều mâu thuẫn. Những nỗi băn khoăn, trăn trở đó rất cần được các thầy cô định hướng, khuyên bảo để các bạn có thể tìm một công việc phù hợp nhất với bản thân. Trường học nên mở các phòng tâm lí học đường – nơi giúp các bạn có thể chia sẻ những tâm tư, những mệt mỏi, áp lực, bế tắc trong cuộc sống để xin lời khuyên từ các thầy cô – những người đi trước, qua đó sẽ giúp cho các bạn giải tỏa bớt phần nào tâm tư trong lòng. Đây cũng là một cơ hội giúp cho các bạn và thầy cô gần gũi hơn. “Tham vấn học đường – giải tỏa áp lực”. Hoặc mở các buổi giao lưu cho mọi người được gắn kết với nhau, cho học sinh được tha hồ mà sáng tạo hoặc hãy tạo áp lực nhưng là áp lực tích cực bằng cách tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo chủ đề để học sinh vừa rèn kĩ năng vừa kích thích khả năng sáng tạo của não bộ. Hình 2.15: Các hoạt động ngoại khóa của trường THPT Nhị Chiểu (ảnh chụp) Quan tâm hơn đến học sinh, tuyên truyền mở các lớp kĩ năng sống truyền cảm hứng, xây dựng thư viện sách ngay tại lớp học để nâng cao văn hóa đọc cũng như tăng cường vốn sống, vốn hiểu biết cho học sinh, các câu lạc bộ với nội dung sinh hoạt phong phú theo chủ đề nhằm cung cấp cho các bạn những kiến thức về tâm lí tuổi dậy thì, đặc biệt là trầm cảm cho học sinh Hình 2.16: Thanh niên tình nguyện THPT Nhị Chiểu tiếp sức mùa thi, giới thiệu sách tại thư viện nhỏ của lớp ( ảnh chụp ngày 22/6/2017 và 16/11/2018) Nhà trường sẽ là nơi tạo niềm tin cho học sinh để mỗi ngày đến trường là một ngày vui. THPT là bước ngoặt lớn, là dấu mốc trong cuộc đời mỗi học sinh. Giai đoạn này học sinh cần phải vượt thắng để đạt được mục tiêu, lựa chọn cuộc sống cho tương lai. Nếu học sing không chuẩn bị một tâm lí sẵn sàng thì sẽ rất dễ gục ngã. Vì vậy nên đây là giai đoạn rất cần sự quan tâm từ thầy cô, mái trường. Bằng những hoạt động cụ thể đã nêu trên, trường THPT Nhị Chiểu đã thực hiện có hiệu quả việc giáo dục ý thức học tập cũng như kĩ năng sống cho học sinh, tạo nên những sân chơi bổ ích giúp học sinh vượt qua những khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống đặc biệt là căn bệnh trầm cảm một căn bệnh đang phổ biến trong lứa tuổi học sinh THPT hiện nay. Dưới đây là một số ảnh chụp một buổi Tuyên truyền về trầm cảm do học sinh 11A trường THPT Nhị Chiểu tổ chức: Hình 2.17: Hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức về căn bệnh trầm cảm của học sinh lớp 11A (ảnh chụp ngày 14.9.2018) Xã hội chung tay Vì một xã hội tươi đẹp, chúng ta “Hãy ngừng lại việc phán xét, chỉ trích” người khác. Bạn không biết rằng chỉ vì một lời chỉ trích “nho nhỏ” của bạn thôi có thể khiến người khác rơi vào chỗ chết. Vốn dĩ, học sinh trung học phổ thông tâm lí đã “mong manh”, lại thêm những lời chỉ trích chỉ càng khiến cho các bạn áp lực hơn, càng làm cho các bạn cảm thấy mệt mỏi và mất hứng thú hơn với cuộc sống. Hãy thay đó là những lời động viên, an ủi, giúp các bạn có niềm tin vào cuộc sống. Trầm cảm là một căn bệnh cần điều trị khẩn trương bởi kéo dài dai dảng sẽ dẫn đến tự sát. Vì vậy, mong muốn của chúng tôi là làm cho xã hội, cộng đồng hiểu được căn bệnh trầm cảm, nhận thức những nguy hại của trầm cảm để từ đó chung tay giúp người trầm cảm vượt qua khó khăn. Bởi hơn ai hết, những người bị tràm cảm thật sự cần người giúp đỡ. Qua điều tra khảo sát, chúng tôi thấy rằng có tới 90% nói rằng khi bị trầm cảm thì mong muốn người khác tâm sự, giúp đỡ mình. Trầm cảm không phải căn bệnh của riêng ai nên chúng ta hãy cùng nhau chung tay bảo vệ cộng đồng cũng là bảo vệ chính chúng ta. Giải pháp thứ hai: Tăng cường các hoạt động tích cực “Hãy bỏ điện thoại xuống và nhìn ra thế giới bên ngoài”, đừng chỉ nhìn chăm chăm vào chiếc điện thoại nữa, thử nhìn ra cuộc sống ngoài kia, sẽ có nhiều thứ hấp dẫn hơn nhiều và những điều đó còn giúp bạn rất nhiều thứ. Thường xuyên tập thể dục thể thao để giải phóng năng lượng tiêu cực. Giảm được stress, làm cho giấc ngủ ngon hơn. Tiếp xúc với ánh áng mặt trời là phương thuốc đơn giản mà lại vô cùng hữu hiệu. Việc tắm nắng này sẽ giúp cho cơ thể tạo ra hormone giúp giảm căng thẳng và tạo cảm giác hạnh phúc. Ngoài ra còn khiến tâm trạng thoải mái, dễ chịu hơn, làm cho giấc ngủ trở nên ngon hơn và sâu hơn. Hoặc viết nhật kí để giải tỏa được những áp lực những tâm tư mình đang giấu kín mà muốn nói ra trong lòng từ lâu. Hay tạo ra cho mình một không gian thoáng đãng để đọc báo, nghe nhạc thư giãn với thiên nhiên. Ăn nhiều thực phẩm có vitamin, chất xơ,Đặc biệt ăn nhiều sữa chua và uống trà xanh để hạn chế căng thẳng và trầm cảm. Hạn chế ăn các thức ăn đồ uống có chứa các chất kích thích như rượu, biaKhông chỉ với những người bị trầm cảm mà với những người bình thường thì những phương pháp trên vô cùng cần thiết để làm cho bản thân sảng khoái, hào hứng hơn trong một ngày mới. Bản thân sẽ không còn cảm giác mệt mỏi, căng thẳng và vui vẻ hơn, yêu đời hơn. Và đây chính là những chất vô cùng quý giá để hủy diệt đi căn bệnh nguy hiểm này. Hình 2.18: Ngày hội thể thao của trường THPT Nhị Chiểu ( ảnh chụp ngày 26/3/ 2017) Giải pháp thứ ba: Bản thân tự điều chỉnh cảm xúc Tinh thần của các bạn học sinh là một “bãi chiến trường” mà trên đó, tất cả các “thế lực” xã hội tác động lên. Điều đó làm cho các bạn mất kiểm soát, chật vật trong suy nghĩ và cảm xúc cá nhân. Các bạn thấy khó khăn khi tâm sự, nói ra nỗi lòng với người khác hay tự ti không dám thể hiện quan điểm của mình. Điều đó, các bạn phải điều chỉnh ngay lập tức “Hãy ngừng chịu đựng trong im lặng”. Các bạn nhớ rằng mình không hề cô độc, hãy chọn ra cho mình một người mà mình tin tưởng nhất, có thể giúp đỡ bạn mà không phán xét gì cả. Hãy luôn luôn nhớ rằng, bạn rất mạnh mẽ, bạn có thể phá bỏ rào cản và nhận sự giúp đỡ nghĩa là bạn sẽ không phải chịu đựng trong im lặng nữa. Khi bạn phát hiện ra bản thân mình đã bị trầm cảm, thì điều đầu tiên bạn phải làm không phải là ngồi khóc lóc, đau khổ mà “Hãy học cách đối mặt với trầm cảm”. Bạn hãy tìm đến các chuyên gia tâm lí để được tư vấn, bạn sẽ nhận được những lời khuyên về tâm lí cũng như sử dụng thuốc (nếu cần thiết). Bạn nên học cách suy nghĩ tích cực, hãy nghĩ rằng chỉ cần nghe theo lời khuyên của bác sĩ thì mình sẽ khỏi bệnh. Hãy xây dựng một cuộc sống vàng bằng cách: tập thể dục thường xuyên sẽ làm giảm các triệu chứng trầm cảm; ăn uống điều độ, ăn nhiều rau xanh và các loại thức ăn chưa nhiều vitamin; ngủ đủ giấc giúp cho bạn có một tinh thần thoải mái hơn; đi ra ngoài tìm kiếm sự mới mẻ giúp cho bạn không bị nhàm chán. Tự ti sẽ làm cho các bạn trở nên tách biệt với thế giới, vậy nên lời khuyên tiếp theo là “Hãy tự mình vượt qua sự tự ti”. Hãy viết ra những nỗi sợ của bạn ra một tờ giấy rồi dán tại nơi mà bạn dễ nhìn thấy nhất, mỗi một ngày hãy cố gắng thử làm một việc trái ngược lại nỗi sợ đó, dần dần bạn sẽ cảm thấy bản thân tự tin hơn trong cuộc sống. Hãy nghĩ đến những ưu điểm của mình để phát triển nó. Bạn có một chất giọng tốt, hãy thử thuyết trình trước đám đông; bạn đam mê thanh nhạc, hãy thử hát một lần, Điều đó, lâu dần sẽ tạo thành thói quen và giúp bạn tự tin hơn. Đôi khi, chúng ta cảm thấy bất lực và như bị mắc kẹt trong một cái hộp, làm đi làm lại cùng một việc, lo lắng người khác sẽ nghĩ gì về chúng ta và những việc chúng ta làm. Hãy thoát khỏi chiếc hộp đó và sống thoải mái lên. Hãy đừng quan tâm những gì người khác nghĩ về mình vì mình sinh ra đâu phải để làm người khác hài lòng, hãy sống một cuộc sống mình mơ ước chứ không phải do người khác sắp đặt. Hãy mỉm cười chấp nhận mọi chuyện thay vì nổi cáu, điều đó sẽ giúp bạn bớt mệt mỏi hơn đó. Hãy đặt ra một mục tiêu cho bản thân và trao thưởng cho mình khi đạt được điều đó. Bạn nên tạo động lực cho bản thân mỗi ngày và dừng lại việc sợ hãi. Hãy tự tin tiến về phía trước chứ không phải tỏ ra mệt mỏi hay kiệt sức. Tự tạo động lực giúp cho bản thân ngày càng mạnh mẽ và tự tin hơn trong cuộc sống. Đời người mênh mông vô tận nhưng có mấy khi được bằng phẳng. Mọi người thường nói đời là bể khổ, nhưng khổ ở đây là như thế nào? Khổ ở đây không phải là để cho chúng ta mặc đời mà chìm xuống mà khổ ở đây là động lực để vươn lên. Thử hỏi có ai mà chưa từng khóc vì bị một câu chỉ trích, có ai mà chưa từng tuyệt vọng hay xấu hổ về bản thân mình. Vậy sự sắp đặt một cuộc đời bi kịch, một số phận hẩm hiu hay những vấp ngã đường đời được tạo ra để làm gì? Mọi thứ luôn có cái giá của nó và những vật cản ấy được tạo ra là để rèn giũa mỗi chúng ta. Có những người khi gặp khó khăn thì lùi mình, chùn bước. Họ sợ hãi đẩy mình ra xa khỏi cuộc sống vì họ sợ, họ không dám đối mặt, họ sợ phải đấu tranh, sợ phải chết. Thế nhưng họ đâu biết chính cái bước lùi của họ là vũ khí để giết họ một cách tàn bạo nhất. Sự nhút nhát lé tránh có thể giết đi chính bạn nhưng ngược lại mạnh mẽ là vũ khí duy nhất có thể cứu vãn. Mỗi chúng ta, chính là chìa khóa để ngăn chặn trầm cảm, mình phải “tự kiểm soát được cảm xúc, tự mình phải vươn lên, dùng ý chí đánh lại cái nhút nhát của chính mình”.  Như Victor Frankl đã từng có câu: Những người đã từng sống trong các trại tập trung vẫn nhớ hình ảnh những con người đi qua các túp lều để an ủi người khác, cho đi mẩu bánh mì cuối cùng mà họ có. Số người này tuy không nhiều, nhưng họ là bằng chứng cho chúng ta thấy rằng một người có thể bị tước đi tất cả trừ một thứ: quyền tự do – quyền lựa chọn thái độ và hành vi trước bất kỳ tình huống nào xảy ra. Chính vì vậy, khi bạn ở trong bất cứ tình huống nào đi chăng nữa thì hãy luôn “lạc quan yêu đời”. So sánh bản thân mình với người khác có thể giúp con người ta tốt lên, như một chiếc “đòn bẩy” giúp người ta cố gắng nhưng cũng có thể khiến con người ta trở nên ám ảnh với những khuyết điểm của bản thân. So sánh bản thân mình với người khác càng khiến bản thân cảm thấy tồi tệ hơn. Vậy nên, “hãy ngừng lại việc so sánh bản thân với người khác” vì bạn nên biết rằng, mọi sự so sánh trên đời này đều khập khiễng, để mà lí tưởng hóa là không thể, cái gì cũng chỉ mang tính chất tương đối, nên bản thân cùng đừng tạo ra áp lực cho bản thân thêm nữa mà hãy trân trọng những gì bản thân đang có và tiếp tục cố gắng phấn đấu hoàn thiện tốt bản thân mình hơn. Chúng ta hãy sống và cháy hết mình với đam mê. Chúng ta cần phải học cách quên đi quá khứ, quên đi những gì không hay của cuộc đời. Biến nó thành động lực để tiếp tục phấn đấu cố gắng. Sống trong quá khứ chỉ tạo ra sự nhu nhược trong chính cuộc đời mình. Nó giam bạn vào trong quá khứ, khiến bạn trở nên mê muội và quên đi hiện tại. Nếu quá khứ là câu chuyện buồn thì bạn tự nhốt mình trong sự thương nhớ, trong tội lỗi, trong cô đơn. Hủy hoại đi cuộc sống, tương lai của chính mình. Dồn nén bạn vào bi thương trong quá khứ, dần dần khi quá đau khổ chì chính bạn sẽ chết dần chết mòn đi vì sự cô quạnh ấy. Vì vậy thứ mà tất cả mọi người cần phải làm và nhận thức được đó chính là từ bỏ quá khứ mà hãy nhìn về tương lai, đừng để bản thân mình phải chịu đựng đau đớn của quá khứ. “Hãy sắp xếp cho mình một thời gian biểu hợp lí”, điều này sẽ giúp các bạn dung hòa được giữa việc học và vui chơi, nghỉ ngơi, thư giãn. Cụ thể, hãy ghi những việc bạn cần làm ra rồi lần lượt giải quyết nó và từ đó hãy cố gắng dành thời gian cho việc giải lao. Điều này sẽ giúp các bạn bớt căng thẳng hơn khi có những lịch học dày đặc. “Hãy theo đuổi đam mê, rồi thành công sẽ theo đuổi bạn” đây là câu nói khá nổi tiếng của nhà văn Rosie Nguyễn. Mỗi chúng ta có một lần để sống, một lần để ngắm nhìn cuộc đời thì hãy sống trọn vẹn. Dĩ nhiên, nếu có đam mê mà không có sự kiên trì cố gắng thì đam mê cũng sẽ trở thành bọt biển tan nhanh vào trong nước. Nhưng chúng ta có quyền được đam mê, quyền được thực hiện. Thanh xuân của chúng ta nó giống như cơn mưa rào, nắm mộng ước trên trời cao. Vì vậy, hãy sống một cách nhiệt huyết và đam mê cháy bỏng. Để tạo ra một chiếc bánh thành công thì đam mê là nguyên liệu ban đầu. Nhưng ý chí và nghị lực vượt khó, sự kiên trì của bản thân là gia vị quan trọng để hoàn thành chiếc bánh. Và khi chiếc bánh ấy ra đời thì thành quả tuyệt vời ấy chính là món quà to lớn và ý nhất trong cuộc đời chúng ta. Có một lần được tồn tại thì hãy cháy hết mình với đam mê, với mơ ước để không hoang phí một cuộc đời. Chạm đến ước mơ của chính mình không phải là điều dễ dàng. Mỗi người chúng ta là cá thể khác biệt, mỗi người có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Điều quan trọng là mình hiểu được mình, biết được ưu và nhược điểm của bản thân để từ đó tuân theo mà mài rũa chính mình. Để bắt đầu tìm hiểu chính mình thì việc bạn cần làm là ngừng so sánh bản thân mình với người khác, ngừng suy nghĩ tiêu cực về bản thân, học cách lắng nghe và yêu thương chính mình. Hiểu mình chính là bước đầu tiên để có một ước mơ cho cuộc đời, nhưng sau đó nó lại mở ra cho bạn một chặng đường dài. Đi hết hay không thì chính là dựa vào đa mê, nhiệt huyết, nỗ lực và sự mạnh mẽ vượt qua quá khứ, vượt qua nội tâm của chính bản thân mình. Đừng để cho bản thân mình hối tiếc vì không chớp lấy cơ hội, vì đã trải qua những tháng ngày nhạt nhẽo bên nhưng gì mình không thích. Cho nên, hãy làm những điều bạn thích, hãy đi theo tiếng chỉ đường của tim mình, hãy sống theo cách mình thích. Đừng để bản thân hối hận khi dang dở ước mơ vì căn bệnh trầm cảm. Khi bạn đã cố gắng làm tất cả nhưng không đem lại hiệu quả thì có nghĩa bạn đã bị trầm cảm nặng, liệu pháp tâm lý của chúng tôi đã không còn phù hợp. Một lời khuyên chân thành dành cho bạn là đừng giấu giếm bệnh tật của mình, đừng chịu đựng nó một mình mà hãy nói với gia đình đưa đến các bệnh viện gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đừng chần chừ bạn nhé. Cuộc sống là của bạn và bạn hãy cứu lấy mình trước khi quá muộn. Từ 7000 năm trước, phương pháp giải phẫu thần kinh truyền thống đã được áp dụng vào con người. Tại Mỹ thời kì này người ta thường sử dụng phương pháp giải phẫu thần kinh để chữa trị cho những người có vấn đề về tâm thần. Mặc dù vậy những họ vẫn luôn cho rằng các bệnh liên quan đến thần kinh là do linh hồn quỷ ám. Họ cho rằng vấn đề này để chữa trị thì cần tác động lên não bộ để đuổi quỷ đi. Họ đã đục hộp sọ ra một lỗ để xua đuổi ma quỷ đi. Như vậy ngay từ hàng nghìn năm trước phương pháp trị liệu các bệnh tâm thần bằng việc tác động vào hệ thần kinh đã được áp dụng. Về cơ bản thì đây chính là cái mới cái tiên bộ của thời kì này. Qua cơ sở này, các nhà khoa đã áp dụng vào để giải phẫu cấy ghép điện cực vào não người bị trầm cảm. Hiện nay, tuy có nhiều biện pháp trị liệu bằng thuốc, tâm lí thậm trí là sốc điện thì đều có tác dụng phụ của nó. Nhưng phương pháp cấy ghép điện cực đang là biện pháp thành công nhất, khả năng khỏi là hoàn toàn. Tuy nhiên chi phí cho phương pháp này cũng không rẻ. Thuốc luôn là thứ cần thiết mà mọi người luôn nhắc đến mỗi khi bị trầm cảm. Đa số mọi người cho rằng, trầm cảm có thuốc chữa rồi nên không cần lo lắng. Đúng là hiện nay đã có thuốc chữa trầm cảm nhưng dùng như thế nào? Dùng bao lâu là khỏi bệnh? Khi dừng thuốc liệu bệnh có tái phát không? Câu trả lời cũng được các nhà khoa học chỉ rõ thuốc cũng giống như liều thuốc an thần chỉ được một thời gian rồi lại thôi. Nó giúp cho cơ não chúng ta thư giãn ra, ngủ ngon giấc hơn. Cho dù thế nào thì thuốc cũng chỉ giúp chúng ta được một phần của căn bệnh. Vì vậy phải biết phối hợp các phương pháp cả dùng thuốc cũng như tâm lý trị liệu với những người bị trầm cảm nặng vì chúng ta biết trầm cảm là căn bệnh liên quan đến thần kinh, là chứng rối loạn tâm lý nên phương pháp trị liệu bằng tâm lý có xác suất khỏi bệnh cao. PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 3.1 Kết luận Xuất phát từ sự tò mò của bản thân cũng như thực trạng vấn đề số người mắc bệnh trầm cảm có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát thực tế, sau khi thống kê và thảo luận nhóm tác giả đã tìm hiểu được tỉ lệ học sinh THPT mắc bệnh trầm cảm, nguyên nhân gây ra căn bệnh, đặc biệt là hậu quả của căn bệnh gây ra làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như thế nào. Từ đó nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp và kiểm chứng được hiệu quả của các giải pháp trên một số phương diện. Việc đối mặt với thế giới đáng sợ bên ngoài và thế giới nội tâm hỗn độn bên trong thường dẫn đến hậu quả là các bạn học sinh THPT bị choáng ngợp và bối rối. Tâm lí ở độ tuổi này rất dễ xảy ra các cuộc nội chiến nội tâm mạnh mẽ, và nếu như không phát hiện kịp thời thì sẽ khiến cho các bạn bị trầm cảm. Trầm cảm thật sự rất đáng sợ, nó khiến các bạn đang là một quả bóng to bị xẹp xuống chẳng còn tí hơi nào. “Trầm cảm ở học sinh THPT – Thực trạng và Giải pháp” là một đề tài mang tính khoa học và thực tiễn cao trong cuộc sống. Đề tài của chúng tôi không chỉ giúp nhà trường, các bậc phụ huynh, mọi người trong xã hội có cái nhìn khái quát về trầm cảm từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực trong đó chú trọng đến giải pháp tự bản thân điều chỉnh cảm xúc để vượt lên trầm cảm. Những giải pháp mà chúng tôi đưa ra đều có thể áp dụng vào cuộc sống thường nhật. Hi vọng rằng nghiên cứu của chúng tôi có thể giúp ích phần nào cho các bạn để các bạn cảm thấy yêu cuộc sống hơn, cháy hết mình với tuổi trẻ và giúp giảm thiểu tối đa tình trạng các bạn học sinh tự tử vì trầm cảm. 3.2. Khuyến nghị Đề tài áp dụng hiệu quả cho những bạn bị trầm cảm nhẹ và chủ yếu khai thác các yếu tố nội sinh từ bản thân mỗi cá nhân: khi bản thân tự tạo áp lực cho mình thì giải pháp cũng chính là bản thân tự điều chỉnh cảm xúc và hành động của mình. Bên cạnh sự hỗ trợ của mọi người thì chính mình mới là người giúp mình vượt qua trầm cảm. Cá nhân mỗi bạn học sinh THPT phải có ý thức đối với sức khỏe của chính bản thân mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tailieu.vn : Bệnh trầm cảm thời đại hiện nay. Sách “Đừng để trầm cảm tấn công bạn” – Bác sĩ David D.Burns. Kho tri thức số bệnh viện nhi trung ương Báo cáo khoa học 2014 của bác sĩ khoa nhi Trần Thị Hải Vân PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT Chào bạn! Chúng tôi là nhóm học sinh đến từ trường THPT Nhị Chiểu. Như chúng ta đã biết, học sinh THPT có rất nhiều biến động trong tâm lí. Đây có lẽ là giai đoạn nhạy cảm cũng như cần sự quan tâm nhiều nhất. Qua đó, chúng tôi làm phiếu khảo sát này với mong muốn giúp các bạn vượt qua những khó khăn, áp lực để chúng ta được sống thật ý nghĩa! Xin chân thành cảm ơn! 1. Bạn có thường xuyên gặp phải trạng thái tâm lý nào? (có thể chọn nhiều phương án) r Buồn chán, mệt mỏi rMất hứng thú với học tập r Căng thẳng r Tự ti, bi quan r Hay cáu gắt r Không muốn làm gì r Cảm thấy cô đơn r Đã từng nghĩ tới tự tử 2. Nguyên nhân nào khiến bạn rơi vào trạng thái đó? ¨Áp lực từ gia đình ¨Áp lực từ chính bản thân ( so sánh mình với người khác, ép bản thân phải đạt được điểm cao, tự chỉ trích phê phán mình) ¨Áp lực từ các mối quan hệ xã hội ( tình bạn, tình yêu,) ¨Áp lực từ nhà trường 3. Bạn sẽ hành xử như thế nào khi bị người khác phê phán hoặc chê bai? 4. Bạn sẽ cảm thấy thế nào khi bạn thân hoặc anh/ chị/ em ruột trong nhà hơn bạn về mọi mặt ? 5. Bạn có bao giờ suy nghĩ hay đau đầu, lo lắng về đánh giá của người khác về mình không? Vì sao? 6. Bạn đã bị trầm cảm bao giờ chưa? Bạn đã từng nghĩ bản thân mình sẽ bị trầm cảm không? Nếu bị rơi vào trạng thái đó bạn sẽ làm gì? Khi đó bạn muốn gì từ những người xung quanh? 7. Bạn có đề xuất giải pháp nào để khắc phục tình trạng này không? Và có mong muốn gì để khiến bạn giải tỏa được áp lực nhiều phía? Bạn chọn cách sống nào? Lý giải cho sự lựa chọn của bạn? CHÁY HẾT MÌNH !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdu_an_tram_cam_ban_chinh_2924_2094696.docx
Luận văn liên quan