Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong vấn đề soạn giảng và dạy học môn hóa học

Việc thiết kế các bài giảng điện tử trong một tiết học cụ thể không có ý nghĩa thay thế hoàn toàn giáo án lên lớp mà cần được xem là phương tiện hỗ trợ đắc lực việc thực hiện giáo án nhằm làm cho bài học đạt hiệu quả cao hơn. giáo viên lên lớp cần thiết chuẩn bị giáo án văn bản như thường lệ, điều này giúp giáo viên vừa chủ động trong việc tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh một cách có kế hoạnh, đồng thời, tránh được tác động xấu đến hiệu quả bài học khi gặp những sự cố kỹ thuật như mất điện hay máy tính, đèn chiếu bị hỏng Phương tiện kỹ thuật cho dù hiện đại nhưng không thể thay thế hoàn toàn vai trò chủ động, sáng tạo của giáo viên đối với việc tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh. Thực tế giảng dạy cho thấy, giáo viên vẫn cần tiến hành ghi bảng (chỉ ghi số ký hiệu của các đề mục; nội dung mở rộng của các tiểu mục một cách ngắn gọn), việc làm này giúp học sinh tránh được tình trạng bị thu hút vào màn hình mà quên không ghi chép.

docx93 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5396 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong vấn đề soạn giảng và dạy học môn hóa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toàn tương tự như trên. Các chức năng khác của Violet Chức năng chọn trang bìa Về nội dung, trang bìa là trang giới thiệu bài giảng (chứa tiêu đề bài giảng, tên giáo viên giảng dạy, tên người soạn bài giảng,...). Về hình thức, đây là màn hình không có giao diện ngoài (nội dung phóng to toàn màn hình). Khi mới bắt đầu tiết học, phần mềm bài giảng chỉ hiện trang bìa. Khi giáo viên bắt đầu dạy bằng phần mềm thì chỉ cần click chuột, lúc đấy nội dung bài giảng mới hiện ra. Cách dùng: Vào menu Nội dung®Chọn trang bìa, sau đó soạn thảo trang bìa giống như tất cả các trang nội dung khác. Ví dụ để tạo ra một trang bìa như hình trên ta làm như sau: Vào menu Nội dung®Chọn trang bìa Nhấn nút “Thêm ảnh” để đưa bức ảnh nền vào, click vào ảnh, click tiếp nút để hiện bảng thuộc tính của ảnh, và điều chỉnh độ trong suốt lên cao để cho tấm ảnh trông mờ đi (với mục đích làm nổi rõ chữ lên). Sau đó “Thêm chữ” và thay đổi vị trí, định dạng và các thuộc tính của chữ để được màn hình trang bìa như trên. Nhấn “Đồng ý”. Chọn giao diện bài giảng Vào menu Nội dung®Chọn giao diện. Cửa sổ chọn giao diện cho bài giảng hiện ra như sau: Kéo thanh trượt ngang phía dưới để xem và lựa chọn toàn bộ các giao diện. Hiện tại chương trình cung cấp 10 giao diện khác nhau và sẽ được cập nhật nhiều hơn về sau. Giao diện đầu tiên là giao diện trắng (không có gì). Nếu lựa chọn giao diện này thì bài giảng sẽ chỉ còn 2 nút Next, Back ở phía dưới bên phải để chuyển đổi giữa các trang màn hình. Với giao diện trắng thì các tư liệu sẽ được hiển thị to hơn, tuy nhiên việc theo dõi và thay đổi các mục sẽ khó khăn hơn. Giao diện trắng rất phù hợp khi người dùng tạo ra một trang tư liệu (ví dụ các bài tập) rồi nhúng vào trong các bài giảng được tạo bởi chương trình khác (như Powerpoint hay một trình soạn thảo Web chẳng hạn). Soạn thảo hình nền cho các trang bài giảng Cho phép soạn thảo và chọn hình nền cho các trang bài giảng và sử dụng với từng chủ đề. Người dùng có thể soạn các trang hình nền giống như một trang bài giảng bình thường, tuy nhiên trang này sẽ được sử dụng để làm nền cho toàn bộ các trang trong một chủ đề nào đó. Để soạn thảo trang nền, bạn vào menu Nội dung ® Soạn thảo hình nền, cửa sổ sau sẽ hiện ra. Có thể click vào nút “+” để thêm một hình nền, click vào nút “-“ để xóa đi hình nền đang được lựa chọn. Sau khi soạn thảo các hình nền xong, click vào nút “Đóng lại” để kết thúc quá trình soạn thảo. Nếu các hình nền này đã được sử dụng cho các trang bài giảng rồi thì các trang đó sẽ được cập nhật lại ngay lập tức. Để sử dụng hình nền cho các trang trong một chủ đề, ta click đúp vào tên chủ đề trong cây trúc bài giảng (hoặc chọn tên chủ đề rồi nhấn F6), cửa sổ soạn thảo thông tin chủ đề hiện ra như sau: Ngoài việc có thể sửa tên chủ đề như trong các phiên bản Violet trước, ở đây người dùng có thể chọn hình nền cho tất cả các trang trong chủ đề. Người dùng cũng có thể click thẳng vào nút “>” để mở trang soạn thảo hình nền luôn từ cửa sổ này cho thuận tiện. Trong Powerpoint, khi chọn template, ta cũng có thể có được các hình nền, tuy nhiên khi đó tất cả các trang trong bài giảng chỉ sử dụng được 1 hình nền duy nhất, còn trong Violet, với mỗi chủ đề ta có thể thiết lập được hình nền riêng để bài giảng được sinh động hơn. Đóng gói bài giảng Sau khi soạn thảo xong và lưu bài giảng, ta vào mục Bài giảng ® Đóng gói (phím tắt F4) chọn “Xuất ra file chạy (EXE)”. Chức năng này sẽ xuất bài giảng đang soạn thảo ra thành một sản phẩm chạy độc lập, có thể copy vào đĩa mềm hoặc đĩa CD để chạy trên các máy tính khác mà không cần chương trình Violet. Đóng gói bài giảng ra file EXE có thể giúp bạn liên kết với các bài giảng được tạo bằng Powerpoint hoặc các công cụ khác có hỗ trợ liên kết. Nếu đóng gói dạng HTML, phần mềm sẽ chạy dưới dạng giao diện Web, và có thể đưa lên Website của trường, Website cá nhân hoặc một hệ thống E-learning nào đó. Nhờ vậy, giáo viên có thể truy cập, sử dụng bài giảng của mình thông qua Internet ở mọi nơi, mọi lúc mà không cần mang theo đĩa mềm hay CD. Việc đóng gói ra HTML thực chất là đóng gói ra dạng SWF, là dạng file chương trình chuẩn của Macromedia Flash, vì vậy nên bất cứ chương trình nào hỗ trợ nhập Flash thì đều có thể nhúng được bài giảng Violet vào bên trong nó. Bên cạnh việc đóng gói ra dạng EXE và HTML, Violet hỗ trợ thêm việc đóng gói bài giảng ra một file nén (.zip) theo chuẩn SCORM để tạo thành các bài giảng E-learning. Sử dụng bài giảng đã đóng gói Nội dung gói bài giảng và cách chạy Nội dung gói bài giảng: Sau khi đã đóng gói và xuất ra dưới dạng file chạy (EXE), trong thư mục gói bài giảng sẽ bao gồm các file và thư mục con như sau: Trong đó: “Common”: là thư mục chứa các file dùng chung như mẫu giao diện hoặc các mẫu bài tập. Các file trong này đều do Violet tự sinh ra. “Data”: là thư mục chứa toàn bộ các tư liệu dạng ảnh, phim, âm thanh, flash được sử dụng trong bài giảng. “Scenario”: là file kịch bản của bài giảng. File có biểu tượng hình chữ F là file chạy EXE, thường có tên trùng với tên của bài giảng, dùng để chạy trình chiếu bài giảng. Nếu muốn sửa đổi bài giảng sau khi đóng gói, ta chỉ cần click đúp chuột vào file kịch bản Scenario. Còn nếu muốn chạy bài giảng thì click đúp chuột vào file chạy EXE (file có biểu tượng hình chữ F). Nếu đóng gói ra dạng HTML thì thay vì file chạy EXE sẽ có hai file “Index.html” và “Player.swf”. Sau khi copy cả thư mục gói bài giảng này lên Web thì người dùng các nơi chỉ cần gọi đường dẫn URL của thư mục Web là bài giảng có thể chạy được trên bất kỳ trình duyệt nào. Trên máy tính cá nhân, nếu chạy thẳng file HTML thì bài giảng cũng sẽ được mở bằng trình duyệt mặc định, thường là Internet Explorer hoặc Mozilla Firefox. Violet hiện mới chỉ có phiên bản chạy trên hệ điều hành Windows, tuy nhiên khi đóng gói bài giảng ra dạng HTML thì bài giảng có thể chạy được (cả trực tuyến và ngoại tuyến) trên mọi hệ điều hành thông dụng như các loại Linux, Macintosh, v.v... Chú ý: Khi copy bài giảng sang một máy khác, ta phải copy toàn bộ thư mục gói bài giảng thì mới chạy được. Kể cả khi đang soạn dở mà muốn copy sang máy khác soạn tiếp, ta cũng nên đóng gói lại rồi copy luôn cả gói. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì có thể bỏ qua file EXE và thư mục Common. Vẽ, đánh dấu ghi nhớ lên trang bài giảng Chức năng này cho phép trong lúc giảng bài, giáo viên có thể dùng chuột để vẽ, đánh dấu các đối tượng trên trang màn hình bài giảng (bài giảng đã được đóng gói), bằng các phím chức năng như: F2 (bút dạ), F3 (bút đánh dấu), F4 (xóa), F1 (trở về trạng thái ban đầu). Chỉnh sửa bài giảng sau khi đã đóng gói Sau khi đóng gói, người dùng vẫn có thể bổ sung hoặc chỉnh sửa nội dung cho gói bài giảng một cách dễ dàng, bằng cách click đúp chuột vào file “Scenario” trong thư mục đóng gói (hoặc chạy Violet rồi mở file Scenario này ra), sau đó soạn thảo nội dung bài giảng như bình thường. Việc chỉnh sửa này tất nhiên phải được thực hiện trên các máy đã cài đặt Violet. Một số lưu ý khi chỉnh sửa các bài giảng đã đóng gói: Khi sửa bài giảng đã đóng gói thì nên xóa file bài giảng cũ đi để đảm bảo tính thống nhất, tránh trường hợp sửa ở cả 2 chỗ. Nếu chỉ là sửa chữ hoặc sắp xếp lại các ảnh, ta chỉ cần lưu bài giảng lại là được. Còn nếu có nhập thêm ảnh hoặc các đối tượng khác thì nên đóng gói lại. Khi đóng gói lại, Violet sẽ hỏi có cập nhật hay không thì chọn “Có” để cập nhật. Nói chung sau khi sửa đổi bài giảng thì nên Đóng gói®Cập nhật lại cho chắc chắn. Trong quá trình soạn bài giảng đã đóng gói, có thể sẽ có những tư liệu thừa trong thư mục Data, do ta thêm ảnh, phim vào sau đó lại xóa trong Violet đi không dùng nữa. Vì vậy, để dọn dẹp hết các file thừa, ta có thể đóng gói lại, chỉ có điều khi Violet hỏi có cập nhật không thì chọn “Không” để đóng gói sang một thư mục mới. Sau đó có thể xóa bỏ thư mục cũ đi là được. Bộ công cụ Violet cho Powerpoint (Chỉ áp dụng đối với Violet 1.7) Powerpoint là chương trình soạn thảo bài giảng rất mạnh, đặc biệt là việc soạn thảo theo các Layout (cách sắp xếp) có sẵn, cho phép chọn nhiều Design và tạo các hiệu ứng. Tuy nhiên Powerpoint là phần mềm phục vụ trình chiếu nói chung, chủ yếu là để diễn đạt các ý kiến của người phát biểu, chứ không chuyên dụng cho một bài giảng chuyên về tư liệu và các bài tập. Bên cạnh đó, Powerpoint cũng không thể đóng gói theo chuẩn SCORM để đưa lên các hệ LMS được. Tuy nhiên, đa số giáo viên đã quá quen thuộc với phần mềm Powerpoint, quen với cách soạn thảo theo phong cách Powerpoint nên việc chuyển sang một phần mềm chuyên dụng cho bài giảng là tương đối khó. Chính vì vậy, Violet không bắt người dùng phải từ bỏ Powerpoint, mà phát triển theo định hướng kết hợp để khai thác thế mạnh của cả 2 phần mềm. Từ phiên bản 1.6, phần mềm Violet sẽ được kèm thêm một bộ công cụ Violet cho Powerpoint (VioletTools) để thực hiện việc này. VioletTools cung cấp thêm các chức năng cho Powerpoint để có thể sử dụng kết hợp với Violet một cách dễ dàng. Các chức năng này được hiện ra trong Powerpoint dưới dạng một menu và một toolbar như sau: Để cài đặt chương trình, các thầy cô download bộ cài đặt tương ứng Lưu ý: Để chạy được bộ công cụ này, quý vị cần cài thêm .NET Framework (nếu chưa có) và thư viện VSTO của Microsoft. Các thư viện này có thể download tại cùng địa chỉ trên. Bộ công cụ này cung cấp các chức năng như sau: Chèn Flash vào Powerpoint Mặc dù Powerpoint cho phép chèn được Flash theo dạng OLE Object (Shockwave Flash Object), tuy nhiên cách chèn này rất nhiều thao tác phức tạp và dễ nhầm lẫn. Với VioletTools, việc chèn Flash vào rất dễ dàng giống như chèn một bức ảnh thông thường. Chèn phim (video) vào Powerpoint Powerpoint đã cung cấp chức năng chèn phim và chạy (play) video bằng thư viện Windows Media Player (WMP). Tuy nhiên WMP không play được nhiều định dạng phim thông dụng hiện nay như FLV (là định dạng mặc định của các thư viện video lớn như YouTube.com, Clip.vn,...) hay 3GP (là dịnh dạng phim được quay từ các máy ảnh số và các điện thoại di động). Thậm chí, kể cả với định dạng video mà WMP mà trên máy soạn thảo có thể play được, nhưng khi copy sang máy khác nếu thiếu các thư viện giải mã (codec) tương ứng thì video cũng không thể play được. Với bộ công cụ Violet, khi chèn bất cứ dịnh dạng phim nào thì phim sẽ đều được convert (chuyển đổi) ra định dạng chuẩn FLV và luôn luôn play được trên mọi máy tính. Đây là một giải pháp chèn phim an toàn và hiệu quả. Nhúng Violet vào Powerpoint Cũng giống như việc chèn Flash, nếu sử dụng các chức năng cơ bản của Powerpoint thì sẽ phải rất nhiều thao thác phức tạp. Với Violet Tools, người dùng chỉ cần chọn file XVL chứa bài tập hoặc mô phỏng của Violet là có thể chèn được rồi. Thêm các công cụ Violet trong Powerpoint Từ Violet 1.7, khả năng kết hợp với Powerpoint đã có một bước thay đổi lớn, đó là xuất hiện ngay các chức năng công cụ của Violet vào Powerpoint, trở thành chức năng của  Powerpoint (menu Violet ® Thêm công cụ Violet). Giờ đây bạn không phải chạy Violet để tạo bài tập rồi chạy Powerpoint để nhúng nữa, mà là tạo bài tập ngay trong Powerpoint. Bạn có thể bật chức năng Vẽ hình hình học trong Powerpoint để đưa trực tiếp các file hình vẽ bằng Sketchpad vào luôn trong Powerpoint, v.v... mà về mặt người dùng thì không cần phải qua Violet nữa. Sau khi tạo bài tập trong Powerpoint, người dùng vẫn có thể sửa đổi được bằng chức năng “Chỉnh sửa công cụ Violet”. Nếu cần xóa, bạn nên dùng chức năng “Xóa công cụ Violet” thay cho việc xóa đối tượng bằng Powerpoint, vì chức năng này mới xóa hết được các file dữ liệu của đối tượng. Chú ý: Trước khi dùng các chức năng Violet này, bạn nên để file Powerpoint vào một thư mục riêng và khi copy bài giảng đi đâu, hoặc khi nén gửi lên mạng, thì phải copy hoặc nén cả thư mục này. Xuất bài giảng ra Violet Chức năng này sẽ chuyển đổi bài giảng Powerpoint đã soạn từ trước thành dạng bài giảng Violet, có thể mở và tiếp tục chỉnh sửa, thêm bớt và đóng gói theo Violet. Như vậy khi mà các thầy cô đã quen và thành thạo với phần mềm Violet thì các bài giảng đã có bằng Powerpoint sẽ không cần phải soạn lại làm gì. Khi chuyển đổi từ Powerpoint sang Violet, hầu hết các đối tượng chính đều được chuyển đổi sang dạng tương ứng như văn bản, ảnh, phim, Flash, các hiệu ứng, các mẫu Violet nhúng, v.v... còn các đối tượng đặc biệt mà Violet chưa hỗ trợ như Word Art, Chart,... thì sẽ được chuyển thành ảnh. Vì vậy để cẩn thận, sau khi chuyển đổi các thầy cô không nên xóa bài Powerpoint cũ đi. Nhúng Violet vào Power Point Nhúng Violet vào Powerpoint là cách hiện nội dung của các trang Violet ngay trên trang màn hình của Powerpoint, bên cạnh các nội dung Powerpoint khác. Ví dụ bạn có thể dùng Violet để tạo ra các bài tập (trắc nghiệm, ô chữ, kéo thả,...), sau đó nhập bài tập này luôn lên trang slide của một bài giảng Powerpoint có sẵn. Các bước làm như sau: Dùng Violet tạo ra một bài tập trắc nghiệm, bài tập kéo thả, trò chơi ô chữ,... Đóng gói dưới dạng HTML (thực chất là tạo ra file Player.swf). Thành phần của thư mục chứa file Violet sau khi đóng gói: (Nếu như không có dữ liệu về âm thanh, hình ảnh, video thì không có thư mục “Data”). Chạy Microsoft Powerpoint. Mở một file PPT có sẵn, hoặc tạo một file PPT mới nhưng phải save lại luôn. Để đơn giản, ta nên hoặc save file PPT này vào thư mục chứa thư mục đóng gói của bài giảng Violet. Ví dụ: Trên giao diện Powerpoint, chọn biểu tượng . Đối với Powerpoint 2003, đưa biểu tượng ra mà hình theo các bước: Hoặc đưa chuột đến vùng thanh công cụ, nhấn phải chuột, chọn Control Toolbox. Thanh công cụ Control Toolbox sẽ xuất hiện như hình dưới. Đối với Powerpoint 2007 hay 2010, đưa biểu tượng ra mà hình theo các bước: Click vào nút . Một menu thả hiện ra, chọn dòng Shockwave Flash Object. Lúc này con chuột có hình chữ thập, hãy kéo chuột để tạo một hình chữ nhật với hai đường chéo. Click phải chuột vào vùng hình chữ nhật vừa tạo, chọn Properties. Bảng thuộc tính (Properties) xuất hiện. Chỉnh 2 thuộc tính sau: Base: là thư mục chứa gói sản phẩm, chú ý phải dùng đường dẫn tương đối so với file PPT. Như ví dụ trước, với file Powerpoint đặt tại E:\HOA HOC\BAI GIANG DIEN TU\12\TIET 20,21 - POLIME, còn Violet đóng gói ra thư mục E:\HOA HOC\BAI GIANG DIEN TU\12\TIET 20,21 - POLIME\BT1 thì ta sẽ đặt Base là BT1. Movie: là tên đầy đủ (gồm cả đường dẫn) của file Player.swf được Violet sinh ra trong gói sản phẩm, chính là bằng thuộc tính Base cộng thêm \Player.swf. Ví dụ: BT1\Player.swf. Cuối cùng chạy trang Powerpoint này để xem kết quả. Chú ý: Khi xác định kích thước hiển thị của phần Violet thì chúng ta không sử dụng hết toàn bộ slide, nên để lại một khoảng trống nhỏ ở phía dưới. Vì khi cần chuyển qua slide khác thì ta sẽ click vào khoảng trắng đó. Để thuận tiện trong vấn đề nhúng Violet vào nhiều silde khác nhau của Powerpoint, ta có thể copy nguyên slide đó và paste ở vị trí cần dùng hoặc thiết lập thuộc tính liên kết đến slide có nhúng Violet. * Phụ lục: Bảng ký hiệu và cách gõ chuẩn LaTex thường dùng trong Hóa học Các ký tự Hi lạp Các ký tự quan hệ Ký tự mũi tên Các ký tự khác Nhập KQ Nhập KQ Nhập KQ Nhập KQ Delta Δ > > Uarr ↑ a^n an alpha α = = darr ↓ a_n an beta β <= ≤ rarr → a/n pi π -= ≡ -> → lambda λ < < larr ← sigma σ != ≠ harr ↔ >= ≥ rArr ⇒ lArr ⇐ hArr ⇔ CHEMISTRY FORMATTER FOR OFFICE Gồm có: Chemistry Formatter for Word, Chemistry Formatter for Powerpoint và Chemistry Formatter for Exel) Chemistry Formatter for Office là Add-ins hỗ trợ cho chúng ta đánh công thức hóa học của các hợp chất nhanh chóng và tiện lợi hơn trong Word, Powerpoint và Exel. Bình thường, khi đánh công thức hóa học của hợp chất, chúng ta thường sử dụng tổ hợp phím “Ctrl + +”, “Ctrl + Shift + +” hay dùng các nút trên thanh công cụ. Tuy nhiên, với cách này thì khi dùng đối văn bản dài từ 05 trang trở lên, ta đều thấy rất mất công và mất thời gian. Để khắc phục vấn đề này, tôi thấy Add-ins Chemistry Formatter for Office được dùng là thuận tiện nhất. Nó có thể giúp chúng ta đánh công thức hóa học của chất trong văn bản dài hằng chục trang đến hằng trăm trang (hàng ngàn trang thì tôi chưa thử) chỉ trong 01 cú “Click” chuột. Để sử dụng, bạn chỉ cần đánh văn bản có công thức hóa học một cách bình thường. Sau khi hoàn thiện xong văn bản, bạn chọn vùng văn bản cần điều chình công thức hóa học của chất (có thể sử dụng Ctrl + A để chọn luôn toàn bộ vùng văn bản cũng được), rồi click vào biểu tượng có trên thanh công cụ. Thì các công thức hóa học của chất sẽ được tự động chỉnh sửa lại: Cách Add-ins Chemistry Formatter for Word vào Word: Đối với Word 2007 hoặc 2010: Copy file vào thư mục theo đường dẫn: Đối với Windows XP: C:\Documents and Settings\USERNAM\Application Data\Microsoft\ Word\STARTUP Đối với Vista và Windows 7: C:\Users\USERNAME\AppData\Roaming\Microsoft\Word\STARTUP (Thư mục này có thể cần phải được tạo ra, nếu nó không tồn tại) Mở Microsoft Word để tiến hành add-ins Chemistry Formatter for Word vào Word theo các bước sau: Sau khi tiến hành xong, kiểm tra trên tab “Home”: Đối với Word 2003: Copy file vào thư mục theo đường dẫn: Đối với Windows XP: C:\Documents and Settings\USERNAME\Application Data\Microsoft\Word\STARTUP Đối với Windows Vista hoặc 7: C:\Windows\Profiles\USERNAME\ApplicationData\Microsoft\Word\STARTUP C:\Windows\Application Data\Microsoft\Word\Startup Mở Microsoft Word để tiến hành add-ins Chemistry Formatter for Word vào Word theo các bước sau: - Kiểm tra lại nút lệnh trên thanh công cụ: Cách Add-ins Chemistry Formatter for Powerpoint vào Powerpoint: Đối với Powerpoint 2007 hay 2010: Copy file vào thư mục theo đường dẫn: Đối với Windows XP: C:\Documents and Settings\XUAN DONG\Application Data\Microsoft\AddIns Đối với Vista và Windows 7: C:\Users\SVN - Team\AppData\Roaming\Microsoft\AddIns Mở Microsoft Word để tiến hành add-ins Chemistry Formatter for Powerpoint vào Powerpoint theo các bước sau: Kiểm tra nút lệnh mới trên tab “Home”: Đối với Powerpoint 2003: Copy file vào thư mục theo đường dẫn: Đối với Windows XP: C:\Documents and Settings\XUAN DONG\Application Data\Microsoft\AddIns Đối với Vista và Windows 7: C:\Users\SVN - Team\AppData\Roaming\Microsoft\AddIns Mở Microsoft Word để tiến hành add-ins Chemistry Formatter for Powerpoint vào Powerpoint theo các bước sau: - Kiểm tra nút lệnh xuất hiện trên thanh công cụ: Cách Add-ins Chemistry Formatter for Excel vào Exel: Đối với Exel 2007 hay 2010: Copy file vào thư mục theo đường dẫn: Đối với Windows XP: C:\Documents and Settings\XUAN DONG\Application Data\Microsoft\AddIns Đối với Vista và Windows 7: C:\Users\SVN - Team\AppData\Roaming\Microsoft\AddIns Mở Microsoft Excel để tiến hành add-ins Chemistry Formatter for Excel vào Excel theo bước sau: Sau khi tiến hành xong, kiểm tra trên tab “Home”: Đối với Exel 2003: Copy file vào thư mục theo đường dẫn: Đối với Windows XP: C:\Documents and Settings\XUAN DONG\Application Data\Microsoft\AddIns Đối với Vista và Windows 7: C:\Users\SVN - Team\AppData\Roaming\Microsoft\AddIns Mở Microsoft Excel để tiến hành add-ins Chemistry Formatter for Excel vào Excel theo bước sau: - Kiểm tra nút lệnh mới xuất hiện trên thanh công cụ: Science Teacher's Helper Science Teacher's Helper là một add-on dành cho Microsoft Word, nó được thiết kế với một mục đích duy nhất - đó là giúp bạn tiết kiệm thời gian khi chỉnh sửa các hình ảnh toán học, hóa học và vật lý trong các văn bản. Bạn có thể dễ dàng thêm chức năng 1200, đồ thị và biểu đồ của các chất hóa học, vật lý và toán vào tài liệu MS WORD của bạn. Science Teacher's Helper cung cấp cho người dùng một catelo nhiều tùy chọn trong việc tạo ra đồ họa chuyên nghiệp trong khi được về cơ bản đơn giản. Với trợ giúp của Science Teacher's Helper, giáo viên không còn có một cần phải lên trên Internet hàng giờ để tìm kiếm hình ảnh minh họa liên quan đến văn bản của bạn. Science Teacher's Helper là hoàn toàn tương thích với MS Word, tiết kiệm thời gian khi thực hiện một tài liệu chuyên nghiệp và đầy đủ chức năng. Science Teacher's Helper là một công cụ cơ bản cho các giáo viên hay nhà nghiên cứu. Chương trình này sẽ cho phép người dùng tạo một tài liệu chuyên nghiệp và chức năng một cách dễ dàng bằng vài cú click chuột. Ví dụ: Một vài hình ảnh MathType: Giới thiệu tổng quát: MathType là chương trình hỗ trợ gõ công thức toán học 1 cách trực quan khi soạn thảo văn bản. Nếu như đã dùng chức năng gõ công thức toán học trong Microsoft Word, bạn sẽ rất dễ dàng dùng MathType, bởi vì MathType chính là bản mở rộng của công cụ đó (nó được Microsoft mua lại để tích hợp vào trình soạn thảo Microsoft Word). MathType đưa ra cho bạn 1 bảng lựa chọn các kiểu kí hiệu toán học, từ các dấu tích phân, đạo hàm, các dấu vector, kí hiệu tổng sigma, dấu so sánh, … đến cả các kí tự toán học đặc biệt như alpha, beta, pi, … Đối với các biểu thức toán học phức tạp, bạn chỉ cần điền các giá trị vào các vị trí tương ứng, chúng sẽ hiển thị ngay cho bạn thấy và chỉnh sửa. Hướng dẫn sử dụng MathType: Vào Mathtype: Gõ đến: bạn sẽ ấn vào nút này để mở chức năng cần dùng: Đó là cách ấn dùng chuột và rất mất thời gian nếu gặp 1 công thức dài. Còn nếu giở Help ra đọc thì bạn cũng sẽ rối cả mắt vì toàn tiếng Anh, tìm cũng khá lâu, mà có tìm thấy thì lại nhiều phím tắt quá cũng khiến bạn choáng ngợp. Vậy cách gõ thế nào mới là tốt? Bạn nhận thấy là Mathtype có rất nhiều công thức, tuy nhiên từng bài toán cụ thể bạn chỉ dùng 1 lượng công thức nhất định. Ở ví dụ trên cụ thể bạn chỉ mới cần gõ phân số là khó mà thôi. Để gõ nhanh bạn để hờ chuột vào ký hiệu phân số bạn sẽ thấy có phím tắt ghi ở dưới: Nó ghi là Ctrl+L, có nghĩa là bạn ấn Ctrl+L thì nó sẽ ra luôn ký hiệu đánh chỉ số. Đó chính là cách gõ nhanh. Nghĩa là bạn cần công thức gì thì đưa chuột vào công thức đấy và phím tắt sẽ hiện ra ở dưới, bạn ấn phím tắt ra công thức rồi điền số vào thôi. Vậy thế nếu ký tự mà bạn cần không có phím tắt trong bảng chọn Mathtype thì sao? Ví dụ như trong công thức thì ký tự lại không có phím tắt. Vậy ta phải đặt phím tắt cho nó. Bạn vào Edit/Insert Symbol Rồi bạn chọn ký tự là Ctrl+Shift+D,bạn có thể đặt theo ý bạn tùy thích. Cuối cùng là ấn vào nút 3, Assign. Vậy tóm lại cách dùng cơ bản của Mathtype là như thế nào? cơ bản gồm các bước sau: Mở Microsoft Word Ấn phím tắt Ctrl+Alt+Q để mở Mathtype lên Gõ công thức bằng các phím tắt như đã trình bày ở trên. Sau khi gõ xong ấn Ctrl+F4 để đưa công thức vào Microsoft Word hoặc PowerPoint Ưu và nhược của Mathtype: Ưu điểm: Gõ nhanh và dễ nhớ hơn TEX, Mathtype có thể thành 1 công cụ tra cứu TEX Hỗ trợ tốt cho bộ Microsoft Office, giúp cho bài viết đẹp hơn với hiệu ứng của Microsoft Office + hiệu ứng màu sắc,font chữ của Mathtype. Dễ dùng, tạo cảm giác thân thiện nhanh với người học. Giao diện đồ họa giúp chỉnh sửa dễ dàng. Nếu bạn muốn trình bày báo cáo bằng Slide PowerPoint thì đây có lẽ là lựa chọn số 1 Nhược điểm: Với những người gõ TEX lâu năm, có lẽ bạn sẽ cảm thấy Mathtype gõ chậm hơn. Dung lượng file văn bản gõ bằng Mathtype sẽ tăng lên rất nhanh, do các ký hiệu ở dạng ảnh. (1 bài viết khoảng 40 trang mà nhiều công thức chắc cũng gần 10MB) Vì vấn đề dung lượng nên Mathtype chỉ thích hợp với báo cáo slideshow hoặc những bài viết ngắn với số lượng công thức không quá nhiều. Nếu bạn viết 1 bài dài (Khoảng >20 trang với nhiều công thức) bằng Mathtype, bạn nên cắt nó ra thành nhiều file word nhỏ. Chính vì lý do dung lượng nên các nhà xuất bản, các tạp chí trong và ngoài nước sẽ không đồng ý nếu bạn nộp bản thảo toán học bằng Mathtype. CHEMBIO OFFICE Chemdraw 2D: Giới thiệu về Chemdraw Giao diện, các thanh công cụ và các bảng trong Chemdraw Giao diện: * Đăng nhập vào Chemdraw: Nhấn Start\All Programs\ChemOffice\ChemDraw Các thanh công cụ: Để bật/tắt các thanh công cụ: Vào View chọn các thanh công cụ tương ứng cần muốn mở * Thanh Menu * Thanh kiểu chữ : (text style toolbar) * Thanh thông dụng (general toolbar) * Thanh đối tượng (object toolbar) * Thanh công cụ vẽ sinh học (biodraw to * Thanh công cụ vẽ chính (main tool palette) Bảng thường dùng: ™Để bật/tắt các bảng: Vào View chọn các bảng tương ứng cần mở hoặc đóng * Bảng thông tin tọa độ (info window) * Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học (periodic table) * Bảng tính chất hoá – lý của các chất (chemical properties): * Bảng phân tích chi tiết (analysis) * Bảng đồ các ký tự (character map) Hướng dẫn sử dụng Chemdraw: Vẽ một cấu trúc: Trong phần này ta vẽ cấu trúc phân tử 2-propanone và thêm tên vào Các bước thực hiện như sau Tạo liên kết: * Từ menu Object, chọn Fixed Lengths và Fixed Angles . * Chọn View\Show Main Toolbar. * Từ thanh công cụ Main Toolbar, chọn công cụ Solid Bond * Con trỏ biến thành dấu cộng (+), click chuột và kéo sang phải, đường liên kết xuất hiện, liên kết được mở rộng với chiều dài được cố định và ở một góc 30o. * Click vào điểm cuối bên phải của liên kết mới vừa tạo để thêm liên kết thứ 2. * Liên kết thứ 2 được vẽ và tạo thành một góc 120o giữa 2 liên kết. * Để tạo cacbon thứ 3, ta thực hiện giống như bước trên. Thay đổi bậc liên kết: * Để tạo liên kết đôi, double click vào liên kết vừa tạo hoặc click chuột phải vào liên kết chọn Double/Plain. Thêm tên nguyên tử vào cấu trúc: * Dùng công cụ Text , click vào cuối liên kết đôi, hộp text box xuất hiện ở cuối liên kết * Gõ ‘O’ vào hộp text box (chữ O hoa). * Đóng hộp text bot bằng cách nhấn phím Esc hoặc chọn công cụ khác. Thêm tên chú thích vào phân tử: * Dùng công cụ Text , click vào phía dưới cấu trúc, hộp text box xuất hiện. * Trong hộp text box, gõ “2-propanone”. * Nhấn Esc hoặc chọn công cụ khác. Vẽ cấu trúc phân tử phức tạp bằng cách dùng vòng: Tạo vòng: * Click vào công cụ vòng Cyclohexane . * Click vào vùng trống trên cửa sổ để thêm vòng. * Click hợp nhất với các vòng theo hình biểu diễn dưới đây. Di chuyển các nguyên tử và các nối liên kết từ vòng: * Click vào công cụ Eraser . * Trỏ vào nguyên tử được biểu diễn ở dưới: * Click vào nguyên tử và liên kết cần xóa * Kết quả xóa được biểu diễn dưới đây: * Click vào công cụ Solid Bond * Double click vào chổ liên kết cần thêm vào, liên kết đơn sẽ chuyển thành liên kết đôi Thêm tên nguyên tử cacbon: * Clich vào công cụ Text * Trỏ đến chổ nguyên tử cần được thêm vào * Gõ phím “CH” vào trong hộp thoại (lưu ý: phải gõ chữ hoa đúng biểu tượng tên nguyên tố). * Tiếp tục gõ “O” vào nơi cần thêm vào. Kết quả được biểu diễn ở phía dưới. Lưu và đóng cửa sổ làm việc: * Chọn File>Save As. * Gõ huongdan1, vào hộp text box thích hợp. * Chọn folder nơi lưu file. * Click Save. 3 Vẽ cấu trúc phân tử theo cách biểu diển Fischer. Chọn File > Open Special chọn ACS Document * Click chọn công cụ Solid Bond * Trỏ vào cửa sổ làm việc, kéo thẳng xuống để vẽ liên kết thứ nhất. * Trỏ vào điểm cuối của nguyên tử, kéo thẳng xuống để vẽ liên kết thứ 2 (hộp gợn sóng màu đỏ xuất hiện bởi vì Show Chemical Warnings được chọn, bây giờ ta giữ chọn nó). * Tiếp tục như bước trên để vẽ các liên kết còn lại (tổng cộng 5 liên kết). Thêm liên kết nằm ngang của nguyên tử thứ hai trong mạch phân tử bạn tạo: * Thêm liên kết nằm ngang, trỏ vào hộp đầu tiên Chemical Warning và click nó (hộp cảnh báo màu đỏ sẽ mất đi ngay khi bạn thêm liên kết vào). * Click lần nữa để thêm liên kết đối diện nằm ngang. * Lặp lại các bước như ban đầu để thêm các liên kết nằm ngang còn lại Gán thêm các nhóm vào đầu và cuối của chuổi mạch phân tử: * Chọn công cụ Text * Click vào nguyên tử cacbon ở hàng đầu tiên, hộp text box xuất hiện và gõ vào “CHO”. * Click vào nguyên tử cacbon thấp nhất và gõ vào “CH2OH”. * Click vào nơi nguyên tử cacbon cần thêm hydro, sau đó gõ “H”. * Click vào các nguyên tử còn lại, sau đó gõ “OH”. Để xem thông tin cấu trúc cơ bản và đưa thông tin vào tài liệu, ta thực hiện bước sau: * Click chọn cấu trúc vừa vẽ xong (hoặc double click vào cấu trúc vừa vẽ) * Chọn View\Show Analysis Window. * Click Paste để đưa thông tin chú thích vào dưới cấu trúc. Lưu và đóng cửa sổ làm việc Vẽ cấu trúc phân tử theo cách biểu diển phối cảnh. Chọn File > Open Special > New Document. Vẽ vòng: * Click chọn công cụ Cyclohexane Ring * Trỏ vào chổ cửa sổ làm việc, click vào để vẽ vòng * Double click vào cấu trúc vòng vừa vẽ. * Chọn Object\Rotate và gõ 30, cấu trúc sẽ quay 1 góc là 30o. Thay đổi Cyclohexane thành Tetrahydropyran: * Click chọn bên ngoài cấu trúc nơi cần thay đổi. * Trỏ ở chổ cần thay đổi theo hình dưới đây, và gõ “O” vào. Thêm liên kết thẳng đứng: * Click chọn công cụ Solid Bond * Trỏ vào nguyên tử cần thêm liên kết vào, kéo thẳng góc để tạo liên kết. * Trỏ vào nguyên tử nơi cần thêm liên kết vào và kéo thẳng xuống để tạo liên kết khác. * Lặp lại các bước như trên để vẽ các liên kết còn lại như hình vẽ. Để vẽ cặp liên kết còn lại: * Trỏ vào nguyên tử cần vẽ và kéo thẳng lên. * Để vẽ liên kết còn lại, nếu ta kéo xuống sẽ trùng với liên kết ở cacbon (3), vì vậy ta vào Object tắt chế độ Fixed Lengths và vẽ hở như hình vẽ. 25 Để thay đổi cấu trúc giống như theo hình phối cảnh (giống như hình 3 chiều) dọc theo trục Z, ta thực hiện như sau: * Double click vào cấu trúc cần thay đổi, sau đó trỏ đến ô vuông của đường viền màu xanh bao quanh cấu trúc. * Khi con trỏ thay đổi thành mũi tên hai đầu, ta kéo thẳng đứng lên chođến khi thay đổi khoảng 50%. Cấu trúc có hình dạng như sau: Kế tiếp, ta tạo nhóm “OH”: * Chọn công cụ Solid Bond , trỏ đến nguyên tử cần thêm nhóm và double click để mở hộp text box. * Gõ “OH” và nhấn Enter, di chuyển trỏ đến nguyên tử cần thêm và gõ nhóm cần thêm (hoặc click 3 lần liên tiếp để lặp lại nhóm như ở trên). * Tiếp tục gõ nhóm “CH2OH” vào trong cấu trúc, nhấn Enter. Thay đổi kiểu của liên kết phía trước: * Click chọn công cụ Bold Bond . * Trỏ đến liên kết ở giữa như hình sau. * Click vào để thay đổi kiểu liên kết mới. * Click chọn công cụ Bold Wedge . * Click vào các liên kết gần kề liên kết Bold Bond, kết quả cấu trúc được biểu diễn như sau: Chem3D: Giới thiệu về Chem3D Giao diện, các thanh công cụ và các bảng trong Chemdraw Giao diện: Khởi động chương trình: Start\ All Programs \Chem Office \Chem 3D Các thanh công cụ: Vào View\Toolbars và chọn các thanh công cụ tương ứng cần mở hoặc đóng * Thanh menu (standard) * Thanh tạo dựng (building) * Thanh trình diễn hiệu ứng hiển thị (model display) * Thanh tạo mặt lớp (surfaces) * Thanh xoay đối tượng (demo) * Thanh Tính toán (calculation) Hướng dẫn sử dụng Chem3D Làm việc với bảng ChemDraw: Từ thanh menu View\ChemDraw Panel. Bảng ChemDraw Panel xuất hiện ở góc bên phải ở phía trên của cửa sổ. * Click vào thẻ ChemDraw tab để mở bảng. * Click vào trong bảng ChemDraw, đường viền màu xanh xuất hiện bao quanh bảng cửa sổ, công cụ ChemDraw palette xuất hiện. * Trong công cụ ChemDraw palatte, chọn công cụ Benzene Ring. * Click vào nơi trống trong bảng ChemDraw, cấu trúc phân tử trong ChemDraw được chuyển thành dạng 3D trong cửa sổ làm việc của Chem3D. * Nếu muốn biểu diễn cấu tạo dạng 3D ở các chế độ hiển thị khác nhau: Click chọn (Display mode) chọn các chế độ hiển thị Wire Frame, Sticks, Ball & Stick, Cylindrical Bonds, Space Filling Ta có thể làm việc trong cửa sổ 3D và 2D, các cửa sổ này được liên kết trực tiếp với nhau, nếu ta thay đổi trong cửa sổ 3D thì ở cửa sổ 2D sẽ thay đổi theo. * Click vào công cụ Build form Text , double–click vào nguyên tử H (hydrogens) trong phân tử ở cửa sổ 3D, hộp text box xuất hiện. * Gõ OH vào trong hộp text box, sau đó nhấn phím Enter. * Phân tử phenol được hiển thị ở cả hai cửa sổ 3D và 2D. Vẽ mô hình cấu trúc phân tử với công cụ liên kết: Vẽ ethan (C2H6) bằng cách dùng công cụ liên kết: * Click chọn công cụ liên kết đơn . * Nhấn vào cửa sổ, kéo sang phải (hoặc trái) và nhả nút chuột ra. Phân tử ethan xuất hiện. * Để xem các nguyên tử bị khuất phía sau, ta dùng công cụ Trackball để quay tự do bằng tay hoặc bằng các nút công cụ tọa độ X, Y hoặc Z. * Để khảo sát nguyên tử và liên kết trong cấu trúc phân tử, dùng công cụ Select: Click công cụ Select, di chuyển đến nguyên tử cacbon, thì hộp thông tin xuất hiện về nguyên tử cacbon đó, loại cacbon thứ mấy trong phân tử, tên kiểu loại liên kết của nguyên tử đó. * Di chuyển điểm lên liên kết C-C để hiện thông tin chiều dài liên kết * Để biểu diễn thông tin về góc hóa trị trong cấu trúc phân tử, ta chọn vài nguyên tử: Click C(1), sau đó nhấn Shift + click C(2) và H(4). * Di chuyển điểm đến nguyên tử cần chọn hoặc liên kết thì góc cần chọn sẽ xuất hiện Để biểu diễn góc nhị diện trong phân tử: * Nhấn phím Shift và chọn 4 nguyên tử liên tiếp. * Di chuyển điểm trỏ đến một điểm bất kỳ trong vùng trọn, thì sẽ hiện góc nhị diện được tạo thành bởi 4 nguyên tử đó: Để thay đổi cấu trúc phân tử etan (C2H6) thành etylen (C2H4), thực hiện như sau: * Click vào công cụ Double bond * Rê chuột từ C(1) đến C(2). * Điểm trỏ vào liên kết, chiều dài liên kết giảm và bậc liên kết tăng: Từ mô hình phân tử này ta xây dựng thành mô hình phân tử cyclohexan C6H12: * Click vào công cụ Select . * Click vào liên kết đôi, click chuột phải, trỏ đến Set bond order, chọn Single. Bậc liên kết được chuyển thành liên kết đơn. * Ta có thể dễ dàng dấu các nguyên tử hydro để dễ tạo cấu trúc phân tử: chọn View\Model Display\Show Hydrogen atoms\Hide. * Click vào công cụ Single Bond . * Kéo thêm liên kết từ cacbon trong mô hình phân tử, liên kết C-C khác xuất hiện. * Tiếp tục thêm liên kết vào cho đến khi đủ 6 cacbon * Kéo một cacbon đến một cacbon khác, cấu trúc sẽ đóng vòng. - Để thêm số và tên nguyên tử dễ phân biệt và dễ dàng trong việc xây dựng cấu trúc phân tử ta thực hiện như sau: * View\Model Display\Show Serial Numbers hoặc click vào biểu tượng Serial Number trong thanh công cụ Model Display. * View\Model Display\Show Atom Symbols hoặc click vào biểu tượng Atom Symbol trong thanh công cụ Model Display. Nếu muốn thay đổi số nguyên tử, ta thực hiện theo bước sau: * Chọn công cụ Text Building * Click vào nguyên tử đầu tiên, hộp textbox xuất hiện ở ngay nguyên tử vừa chọn * Gõ số nguyên tử mà bạn muốn vào. * Nhấn enter, nguyên tử được chọn lúc đầu sẽ được đổi thành (5). * Chọn View\Model Display\Show Hydrogen atoms\Show All và dùng công cụ Trackball Tool để xem cấu trúc phân tử vừa vẽ. * Để thể hiện chính xác cho cấu trúc phân tử vừa mới vẽ được, ta thực hiện theo bước sau đây: Chọn Edit\Select All. Tất cả các nguyên tử trong cấu trúc phân tử được chọn Chọn Structure\Clean Up. Vẽ mô hình cấu trúc phân tử với công cụ Text Building Vẽ cấu trúc phân tử của hợp chất: 4-methyl-2-pentanol. * Chọn File\New hoặc click chọn New trên thanh công cụ Standard. * Click vào công cụ Text Building. * Click vào chổ trống cửa sổ làm việc. Hộp text box xuất hiện nơi ta click. * Gõ “CH3CH(CH3)CH2CH(OH)CH3”. * Nhấn phím Enter. - Có thể vẽ cấu trúc này dễ dàng hơn bằng cách gõ Pentane trong ChemDraw ở hộp Name=Struct text box * Click chuột phải vào chổ trống trong bảng ChemDraw và chọn Structure > Convert Name to Structure trong bảng menu. * Trong hộp thoại Insert Structure , gõ Pentane và click OK. * Trong cửa sổ làm việc Chem & Bio 3D, click vào công cụ Single Bond . * Vẽ hai liên kết, một liên kết ở cacbon thứ 2 và một liên kết ở cacbon thứ 4 trong chuỗi pentane. * Dùng công cụ Text, chọn 1 cacbon mở rộng từ C(2) và thay đổi nó thành O. * Chọn Edit\Select All. * Chọn Structure\Clean Up. Xem mô hình Orbital phân tử - Tạo phân tử ethene: * Chọn File > New. * Vẽ liên kết đôi trong bảng ChemDraw. Phân tử ethene xuất hiện. - Trước khi ta xem bề mặt orbital phân tử, ta phải tính toán nó trước: * Chọn Calculations\Extended Hückel\Calculate Surfaces. * Để xem dạng Highest Occupied Molecular Orbital (HOMO): Chọn Surfaces\Choose Surface\Molecular Orbital. Chọn Surfaces\Select Molecular Orbital để xem tuỳ chọn HOMO/LUMO. Chọn HOMO (N=6). Hình dạng orbital của liên kết л xuất hiện (ta có thể quay phân tử để xem hình dạng các orbital). * Để xem dạng LUMO, chọn Surfaces > Molecular Orbital và chọn LUMO (N=7). Hình dạng orbital phản liên kết л xuất hiện. CÁC PHẦN MỀM HỖ TRỢ SnagIt – Những thủ thuật đáng giá: Hiện nay, các công cụ chụp ảnh màn hình làm việc ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Và nếu nói công cụ nào chụp hình tốt nhất thì có lẽ không khó gì nhận được câu trả lời đó là SnagIt. SnagIt là công cụ chụp hình có khả năng tùy biến cao cho phép bạn có thể chỉnh/sửa hình ảnh nhanh chóng, giao diện làm việc thân thiện và chất lượng hình ảnh chụp rất tốt.  Internet Download Manager là 1 trong những phần mềm hỗ trợ download nhanh nhất... Phiên bản mới hỗ trợ đầy đủ Windows Vista,  YouTube, Google Video, MySpaceTV, IE7 và Firefox... Các chức năng chính: - Hỗ trợ hầu hết các trình duyệt phổ biến.  - Download dễ dàng, chỉ cần bạn nhất chuột vào link download ở bất cứ trình duyệt nào IDM hỗ trợ.  - Tăng tốc 500% nhờ công nghệ phân đoạn thông minh.  - Dừng tải về máy/Tiếp tục tải về máy - Cài đặt dễ dàng và nhanh chóng.  - Kiểm tra virus file download (trên máy bạn phải có chương trình quét virus).  - Tích hợp vào các trình duyệt và “tóm cổ” bất cứ thứ gì nhận dạng được ví dụ như khi trang web chơi một file mp3 thì một cửa sổ IDM sẽ hiện ra và bạn chỉ cần bất nút là file mp3 đó là của bạn mà không phải cực khổ dò link thủ công.  - Xây dựng lịch biểu download: nối mạng – download – ngắt kết nối.  - Hỗ trợ nhiều proxy servers.  - Hỗ trợ các giao thức xác thực Basic, Negotiate, NTLM, and Keberos.  - Chức năng download all, “tóm” tất cả các thứ trên trang web bất kỳ.  - Tùy chỉnh giao diện như hệ thống nút chức năng.  - Phân loại file download vào các danh mục giúp công việc quản lý dễ dàng hơn.  - Hỗ trợ update.  - Giới hạn băng thông download.  - Hỗ trợ “drop link”.  - Hỗ trợ đa ngôn ngữ, hiện đã có lưu hành bản tiếng Việt. Đổi đuôi video: Total Video Converter (TVC) TVC là một công cụ chuyển đổi các định dạng file đa năng nhất hiện nay, TVC hỗ trợ chuyển đổi qua lại hơn 30 định dạng file phổ biến hiện nay (trong đó có cả AAC và FLV mà rất ít các chương trình khác có) và hỗ trợ cả các loại file âm thanh trong các game PC. Đặc biệt, khi bạn download nhạc từ Sonic200 thì chỉ có thể nghe bằng WMP mà không thể nghe bằng Winamp hay Flash-Drive MP3 Player (khi nghe nó sẽ bị biến dạng âm thanh) thì Total Video Converter là chương trình duy nhất (Corovn tui đã test với hơn 20 trình convert khác nhau thì chỉ có TVC là chuyển thành công). Hamster Free Video Converter Hỗ trợ chuyển đổi video thành nhiều định dạng khác nhau, hỗ trợ hơn 40 codec thông dụng như 3GP, MP4, MPEG, AVI, FLV, WMV, XviD, DivX, MKV,... Giờ đây, bạn nhanh chóng chuyển đổi video cho mọi đầu đĩa DVD, iPod, iPhone, iPad, Archos, Zune, PSP, PS3, xBox, HTC, BlackBerry... (chương trình hỗ trợ hơn 200 thiết bị) chỉ với 3 lần nhấp chuột. Đặc biệt hơn, Hamster Free Video Converter còn hỗ trợ hơn 40 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt, thật dễ dàng cho bạn sử dụng SPlayer - một trình chơi đa phương tiện mạnh mẽ giúp người dùng xem  video, nghe nhạc một cách dễ dàng... Splayer là một ứng dụng được thiết kế nhằm giúp bạn dễ dàng xem các video, hình ảnh, và nghe những bản nhạc  yêu thích. Chương trình tiêu tốn ít tài nguyên hệ thống với sự tối ưu hóa của một loạt các kỹ thuật sáng tạo, phát lại mượt mà. SPlayer là một phần mềm dễ dàng sử dụng với hơn 150 tính năng nhỏ mà độc đáo. Đây là trình chơi nhỏ nhất và tinh vi nhất thế giới, gói cài đặt hoàn chỉnh có dung lượng chỉ 4MB nhưng vẫn rất mạnh mẽ. Việc so khớp thông minh của SPlayer có thể tự động tải về các phụ đề Tiếng Anh và Trung Quốc chất lượng cao nhất. Designer Raven từ Milan đã thết kế một bộ giao diện với vẻ đẹp tinh tế. Bạn có thể chọn skin nào phù hợp với bạn, cho bạn cảm thấy thoải mái hơn khi chơi. SWF2EXE Converter: Chỉ với vài thao tác đơn giản, SWF2EXE Converter sẽ giúp người dùng chuyển đổi hai định dạng flash một cách nhanh chóng. Giao diện chương trình rất đơn giản như hình dưới: Để bắt đầu chuyển đổi định dạng, nhấp vào nút Convert. Ở cửa sổ Select exe or swf to convert each other hiện ra, bạn nhấp chọn tập tin .swf hay .exe cần chuyển đổi. Nếu muốn chuyển từ định dạng .swf sang .exe thì ở mục Files of type chọn là Flash (*.swf), còn nếu chuyển từ .exe sang .swf thì chọn Flash (*.exe). Sau đó nhấp nút Open. Ở cửa sổ Convert to, người dùng chọn nơi lưu trữ tập tin thành phẩm, sau đó nhấp nút Save. Nếu chương trình hiện ra cửa sổ thông báo Convert Success thì quá trình chuyển đổi đã hoàn tất. Có thể tìm đến thư mục lưu trữ đó để kiểm tra lại tập tin vừa chuyển đổi. Ngoài ra chương trình còn hỗ trợ thao tác kéo thả, thay vì nhấp vào nút Convert, người dùng cũng có thể kéo tập tin .swf hay .exe thả vào cửa sổ chương trình để thực hiện thao tác chuyển đổi. Khi cần chia sẻ tập tin flash cho người khác, có thể chuyển chúng sang định dạng .exe cho tiện bởi vì tập tin flash .exe có thể xem được cả trên máy không có cài flash player. MỘT SỐ TRANG WEB HAY VÀ MỘT SỐ TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN Một số trang web hay: Mô hình các nguyên tử, orbital: : Bảng HTTH trực tuyến: Phần mềm viết CTHH, thí nghiệm ảo: : : Hóa học cho cuộc sống Hóa học cho trẻ thơ Diễn đàn hóa học: Diễn đàn giáo dục và trang web tư liệu khác: Tải video giáo dục từ www.youtube.com www.keepvid.com : Tải video từ trang www.youtube.com : Từ điển trực tuyến Một số địa chỉ tải tài liệu liên quan đến Hóa học: * Hướng dẫn: - Chờ 5 giây, rồi sau đó bấm vào biểu tượng xuất hiện trên góc phải màn hình. Rất xin lỗi vì sự bất tiện này). - Download các phần mềm hỗ trợ (1, 2, 3) trước để tăng tốc download và khỏi phải mất công chờ đợi khi phải tải nhiều. Cứ bật lên, add link vào rồi đi ngủ, sáng thức dậy là đã có đẩy đủ các file. STT Mediafire.com Megaupload.com IDM Mipony – download Mediafire getter TN điều chế, sản xuất TN mô hình TN cơ chế phản ứng TN hóa hữu cơ TN hóa vô cơ TN hóa đại cương TN hóa học môi trường Chemoffice 2008 Chemistry Add-in for Word Chemistry Handbook ChemistryAddinforWord Crocodile chemical Hỗ trợ vẽ dụng cụ hóa học Hỗ trợ đánh CTHH Tạo bài giảng trực tuyến Font Mathtype Save flash Violet Cài đặt máy in Snagit Nén file Trình chơi nhạc Chuyển EXE thành SWF Hamster free video converter TVC SWF to MP3 Converter Ghi am voi Lecture Recorder Chuẩn KTTN BGDT 12CB GADT 12CB BGHH HHC CB HDSD EXECL HDSD WORD HDSD POWERPOINT KẾT LUẬN Việc thiết kế các bài giảng điện tử trong một tiết học cụ thể không có ý nghĩa thay thế hoàn toàn giáo án lên lớp mà cần được xem là phương tiện hỗ trợ đắc lực việc thực hiện giáo án nhằm làm cho bài học đạt hiệu quả cao hơn. giáo viên lên lớp cần thiết chuẩn bị giáo án văn bản như thường lệ, điều này giúp giáo viên vừa chủ động trong việc tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh một cách có kế hoạnh, đồng thời, tránh được tác động xấu đến hiệu quả bài học khi gặp những sự cố kỹ thuật như mất điện hay máy tính, đèn chiếu bị hỏng… Phương tiện kỹ thuật cho dù hiện đại nhưng không thể thay thế hoàn toàn vai trò chủ động, sáng tạo của giáo viên đối với việc tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh. Thực tế giảng dạy cho thấy, giáo viên vẫn cần tiến hành ghi bảng (chỉ ghi số ký hiệu của các đề mục; nội dung mở rộng của các tiểu mục một cách ngắn gọn), việc làm này giúp học sinh tránh được tình trạng bị thu hút vào màn hình mà quên không ghi chép. Chuẩn bị bài lên lớp với sự hỗ trợ của thiết bị đa phương tiện đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều công sức hơn so với chỉ đơn thuần soạn giáo án viết tay như trước đây. giáo viên phải làm tốt khâu sưu tầm, xử lý tư liệu, thiết kế chúng và cũng cần có những kiến thức cơ bản để sử dụng thiết bị kỹ thuật, CNTT. Tuy nhiên, dạy học với kết hợp ƯD CNTT sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc ghi bảng, trong thao tác sử dụng các loại đồ dùng trực quan truyền thống hay hướng dẫn học sinh thực hiện các loại bài tập, giới thiệu tài liệu tham khảo…Thay vào đó, giáo viên có điều kiện tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận, phát huy tính tích cực, say mê, hứng thú trong học tập. Hiện nay, trang bị cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật ở trường phổ thông đang có chiều hướng tích cực, do đó, nên đặt ra yêu cầu mỗi giáo viên chuẩn bị một số tiết giảng có kết hợp UWD CNTT và xem đó như là một trong những tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc khuyến khích giáo viên hưởng ứng việc sử dụng công nghệ dạy học mới để không ngừng nâng cao hiệu quả dạy học. Giáo viên nên tổ chức cho học sinh cùng tham gia sưu tầm tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau và xử lý, xây dựng chúng dưới dạng tài liệu để thiết kế bài giảng điện tử sẽ thu hút được nhiều học sinh tham gia. 1/ Kết quả nghiên cứu: Riêng bản thân tôi nhờ vận dụng “Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng và dạy học” và kết hợp với nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học khác, tôi đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong giờ học, tôi đã kết hợp hài hoà trong phong cách dạy của mình có thể làm cho giờ học mang không khí rất thoải mái, nhưng khả năng tiếp thu bài cũng rất tốt. Như tôi đã khẳng định: Bất cứ một vấn đề gì nếu chúng ta quá lạm dụng thì đề không tốt. Người dạy cần phải linh hoạt và khéo léo. Vì thế tôi vẫn luôn nghĩ: Dạy như thế nào cho tốt là một điều không dễ. 2/ Kết quả đối chứng: Thực tế giảng dạy cho thấy các lớp có ứng dụng CNTT trong giảng dạy, các tiết dạy trở nên nhẹ nhàng, đơn giản hơn. Có thể áp dụng nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học hơn trong một tiết dạy. Học sinh trở nên thích học hoá hơn, thích những giờ dạy của tôi nhiều hơn. Hiệu quả đạt được tốt hơn so vơi dạy học bình thường. Trong năm học 2010 – 2011, tôi đã đạt giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin giỏi cấp tỉnh. 3/ Kiến nghị, đề xuất: Đối với giáo viên: Mỗi giáo viên phải tự học hỏi ở các đồng nghiệp, qua sách vở, nhiệt tình trong công tác giảng dạy để ở từng tiết áp dụng các phương pháp hợp lí, nhằm đạt hiệu quả cao trong tiết học, đặc biệt là trong tiết dạy phải lấy học sinh làm trung tâm, cuối mỗi bài đa số học sinh nắm được nội dung bài và vận dụng được những kiến thức của bài vào thực tế. Đó chính là yêu cầu quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy. Đối với nhà trường: Trong những năm qua, Nhà trường đã tạo rất nhiều điều kiện nhằm hỗ trợ cho giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng và dạy học, như: Mua máy Projecter, máy tính, laptop hay lắp đặt đường truyền Internet,.. Tuy nhiên, vẫn còn giáo viên vẫn chưa thành thạo về công nghệ thông tin, chưa nắm rõ cách vận dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Vì vậy, tôi xin đề nghị Nhà trường cần mở các lớp tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin và phương pháp dạy học để nhiều giáo viên có thể biết rõ hơn nữa. Đối với Sở GD&ĐT Quảng Trị: Hằng năm, đối với bộ môn Hóa nói riêng và tất cả các môn học nói chung, Sở GD&ĐT đã tổ chức nhiều chuyên đề và các lớp tập huấn cấp tỉnh nhằm tạo điều kiện cho nhiều giáo viên tiếp cận được việc ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng và dạy học. Tuy nhiên, do số lượng của giáo viên toàn tỉnh rất đông nên số lượng giáo viên được đi tập huấn vẫn không nhiều. Vì vậy, tôi xin đề nghị các lãnh đạo của Sở GD&ĐT tổ chức nhiều hơn nữa các lớp tập huấn ở cấp tỉnh và cần thiết mở các lớp tập huấn, chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin cấp cụm nhằm tạo điều kiện cho nhiều giáo viên được nắm các kỹ thuật, phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng và dạy học. Đồng thời, duy trì thường xuyên các hội thi, hội giảng về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học như những năm vừa qua. Với thực trạng học hoá học và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, có thể coi đây là một quan điểm của tôi đóng góp ý kiến vào việc nâng cao chất lượng học hoá học trong thời kỳ mới. Mặc dù đã cố gắng song không thể tránh được các thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tân Lâm, ngày 22 tháng 04 năm 2011 Người viết đề tài Bùi Xuân Đông TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Sách giáo khoa hoá học lớp 8-9-10-11-12. [2] Phân phối chương trình môn hoá học phổ thông. [3] Sách giáo viên hoá học lớp 8-9-10-11- 12. (NXB GD) [4] Tài liệu giáo khoa chuyên hoá học 11-12 (Tập 1,2 NXB GD) [5] Từ điển hoá học phổ thông. [6] Báo hóa học và ứng dụng. [7] Các phần mềm và hướng dẫn sử dụng trên Internet. [8] SKKN: Ứng dụng Microsoft Powerpoint trong soạn giảng bài giảng điện tử của thầy Lê Đăng Duy – trường THPT Lang Chánh [9] SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý của thầy Hoàng Tám – trường THCS Cảnh Dương MỤC LỤC PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................Trang 1 I/ Cơ sở lý luận ...................................................................................................Trang 1 II/ Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................Trang 1 III/ Thực trạng và vấn đề nghiên cứu .................................................................Trang 1 PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ..................................................................Trang 3 Chương 1: Microsoft Office 2010 ......................................................................Trang 3 Chương 2: Violet 1.7 ........................................................................................Trang 33 Chương 3: Chemistry Formatter For Office ....................................................Trang 60 Chương 4: Science Teacher’s Helper ...............................................................Trang 67 Chương 5: Math Type ......................................................................................Trang 68 Chương 6: Chembio Office ..............................................................................Trang 71 Chương 7: Các phần mềm hỗ trợ .....................................................................Trang 84 Chương 8: Một số trang web hay và tài liệu có liên quan ...............................Trang 86 PHẦN C: KẾT LUẬN ...................................................................................Trang 88

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxkndh_ud_cntt_trong_soan_giang_va_day_hoc_mon_hoa_hoc_358.docx
Luận văn liên quan