Đề tài Vai trò của công chúng phát thanh hiện đại

Sau gần 4 thế kỷ ra đời và phát triển, những năm hai mươi của thế kỷ XX, nhân loại đã chứng kiến sự bùng nổ của truyền thông đại chúng nói chung, báo chí nói riêng với sự xuất hiện của loài hình báo phát thanh. Những hạn chế trong việc chuyển tải thông tin của báo in đã được khắc phục, bổ sung bởi một kênh truyền thông nhanh nhạy chưa từng có. Cùng một lúc và ngay tức khắc, bằng sóng radio, thông tin vượt qua rào cản của của biên giới cuốc gia lãnh thổ để đến với hàng tỷ người trên hành tinh này. Thế giới trở nên nhỏ bé hơn khi phát thanh ra đời và ngày càng “phẳng” hơn khi Internet xuất hiện. Phát thanh với thế mạnh là âm thanh và tiếng động được truyền đi và có thể tạo dựng tất cả lên trước mắt con người về những gì đã và đang diễn ra; khợi gợi trí tưởng tượng vô biên của con người về cuộc sống thực tại đang diễn ra trong mối liên hệ với quá khứ và liên tưởng tới tương lai. Báo phát thanh ra đời đã cùng với báo in tạo nên sợi dây liên kết các nhóm người trong xã hội, các cộng đồng quốc gia xích lại gần nhau hơn và do đó sức mạnh được nhân lên gấp bội. Báo phát thanh có thế mạnh của sự nhanh nhạy, linh hoạt và phương thức thông tin sinh động bằng lời nói, giúp cho thính giả tiếp cận nhanh nhất với những sự việc, sự kiện xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống xung quanh. Phát thanh giúp cho công chúng dễ dàng tiếp nhận thông tin dù họ đang ở đâu, đang làm gì. Đối tượng của phát thanh là quảng đại quần chúng nhân dân. Phát thanh còn là bạn tri âmcủa những người khiếm thị. Thông tin phát thanh không phân biệt lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp Có ý kiến đã từng cho rằng, báo phát thanh đã phân bổ làn sóng cho mọi tầng lớp công chúng một cách xa xỉ và hào phóng. Trong những hoàn cảnh đặc biệt như chiến tranh, bão lụt hay ở những vùng rừng núi, hải đảo xa xôi, phát thanh là loại hình báo chí chiếm ưu thế tuyệt đối so với bất cứ loại hình báo chí nào khác. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão đã mở đường cho phát thanh hiện đại phát triển. Nhu cầu thông tin của con người sẽ ngày càng cao, đa dạng hơn và chính cuộc cạnh tranh thông tin ngày càng gay gắt trên quy mô toàn cầu với các loại hình thông tin đã tạo ra những điều kiện quan trọng để cho báo phát thanh ngày càng phát triển mạnh, nhờ đó mà ưu thế của phát thanh ngày càng được khẳng định, tạo điều kiện cho nó có thể thực hiện các chức năng tuyên truyền, giáo dục, tham gia điều hành và quản lý xã hội một cách hiệu quả. Công chúng của báo phát thanh là rộng lớn và đa dạng. Đó là quần thể dân cư không phân biệt trình độ học vấn. Mọi đối tượng (chỉ trừ người bị khiếm thính)đều có thể tiếp nhận thông tin qua radio. Âm thanh không phụ thuộc vào hình ảnh hoặc chữ in nên có nhiều thuận lợi trong khai thác sử dụng. Âm thanh có thể kích thích sự tưởng tuợng, gây không khí và gợi lên tâm trạng. Trong thời đại bùng nổ của cuộc cách mạng thông tin và sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đã xuất hiện nhiều loại hình báo chí mới, đặc biệt là sự phát triển của truyền hình và Internet, dường như công chúng phát thanh đang bị thu hẹp, hay nói cách khác, phát thanh đang có nguy cơ mất dần công chúng. Nhưng trong thực tế, phát thanh không những mất đi công chúng mà ngày càng khẳng định được thế mạnh và sự hấp dẫn của mình. Khi xã hội phát triển, áp lực công việc nhiều, người ta sẽ không có nhiều thời gian, phát thanh sẽ chiếm ưu thế. Đặc biệt với ưu thế là thông tin gần gũi, thực hiện phát thanh trực tiếp, đa loại hình, đã phương tiện người ta cho rằng phát thanh chính là báo chí của thế kỷ XXI. Chính vì vậy, nghiên cứu công chúng phát thanh là một vấn đề hết sức quan trọng liên quan đến sự sống còn của phát thanh, tìm các nhân tố gây ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của phát thanh. Tiểu luận “Vai trò của công chúng phát thanh hiện đại”, trong đó đi sâu nghiên cứu công chúng phát thanh là gì? đặc điểm của công chúng phát thanh hiện đại? Vai trò của công chúng phát thanh hiện đại TÀI LIỆU THAM KHẢO DÀI 19 TRANG GỒM MỤC LỤC : MỞ ĐẦU . 2 VAI TRÒ CỦA CÔNG CHÚNG PHÁT THANH HIỆN ĐẠI .4 1. Một số vấn đề về công chúng phát thanh . 4 2: Chọn 1 văn bản báo in hoặc báo mạng và biên tập lại thành văn bản phát thanh 5 3: Sưu tầm 2 bài viết về báo phát thanh và nêu ý kiến nhận xét về bài viết này 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 19

doc19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3920 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vai trò của công chúng phát thanh hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Häc viÖn b¸o chÝ & tuyªn truyÒn KhoA B¸O CHÝ *** tiÓu luËn M«n c¬ së lý luËn b¸o chÝ §Ò TµI: VAI TRß CñA C¤NG CHóNG TRONG PH¸T THANH HIÖN §¹I MỞ ĐẦU Sau gần 4 thế kỷ ra đời và phát triển, những năm hai mươi của thế kỷ XX, nhân loại đã chứng kiến sự bùng nổ của truyền thông đại chúng nói chung, báo chí nói riêng với sự xuất hiện của loài hình báo phát thanh. Những hạn chế trong việc chuyển tải thông tin của báo in đã được khắc phục, bổ sung bởi một kênh truyền thông nhanh nhạy chưa từng có. Cùng một lúc và ngay tức khắc, bằng sóng radio, thông tin vượt qua rào cản của của biên giới cuốc gia lãnh thổ để đến với hàng tỷ người trên hành tinh này. Thế giới trở nên nhỏ bé hơn khi phát thanh ra đời và ngày càng “phẳng” hơn khi Internet xuất hiện. Phát thanh với thế mạnh là âm thanh và tiếng động được truyền đi và có thể tạo dựng tất cả lên trước mắt con người về những gì đã và đang diễn ra; khợi gợi trí tưởng tượng vô biên của con người về cuộc sống thực tại đang diễn ra trong mối liên hệ với quá khứ và liên tưởng tới tương lai. Báo phát thanh ra đời đã cùng với báo in tạo nên sợi dây liên kết các nhóm người trong xã hội, các cộng đồng quốc gia xích lại gần nhau hơn và do đó sức mạnh được nhân lên gấp bội. Báo phát thanh có thế mạnh của sự nhanh nhạy, linh hoạt và phương thức thông tin sinh động bằng lời nói, giúp cho thính giả tiếp cận nhanh nhất với những sự việc, sự kiện xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống xung quanh. Phát thanh giúp cho công chúng dễ dàng tiếp nhận thông tin dù họ đang ở đâu, đang làm gì. Đối tượng của phát thanh là quảng đại quần chúng nhân dân. Phát thanh còn là bạn tri âm của những người khiếm thị. Thông tin phát thanh không phân biệt lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp…Có ý kiến đã từng cho rằng, báo phát thanh đã phân bổ làn sóng cho mọi tầng lớp công chúng một cách xa xỉ và hào phóng. Trong những hoàn cảnh đặc biệt như chiến tranh, bão lụt hay ở những vùng rừng núi, hải đảo xa xôi, phát thanh là loại hình báo chí chiếm ưu thế tuyệt đối so với bất cứ loại hình báo chí nào khác. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão đã mở đường cho phát thanh hiện đại phát triển. Nhu cầu thông tin của con người sẽ ngày càng cao, đa dạng hơn và chính cuộc cạnh tranh thông tin ngày càng gay gắt trên quy mô toàn cầu với các loại hình thông tin đã tạo ra những điều kiện quan trọng để cho báo phát thanh ngày càng phát triển mạnh, nhờ đó mà ưu thế của phát thanh ngày càng được khẳng định, tạo điều kiện cho nó có thể thực hiện các chức năng tuyên truyền, giáo dục, tham gia điều hành và quản lý xã hội một cách hiệu quả. Công chúng của báo phát thanh là rộng lớn và đa dạng. Đó là quần thể dân cư không phân biệt trình độ học vấn. Mọi đối tượng (chỉ trừ người bị khiếm thính) đều có thể tiếp nhận thông tin qua radio. Âm thanh không phụ thuộc vào hình ảnh hoặc chữ in nên có nhiều thuận lợi trong khai thác sử dụng. Âm thanh có thể kích thích sự tưởng tuợng, gây không khí và gợi lên tâm trạng. Trong thời đại bùng nổ của cuộc cách mạng thông tin và sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đã xuất hiện nhiều loại hình báo chí mới, đặc biệt là sự phát triển của truyền hình và Internet, dường như công chúng phát thanh đang bị thu hẹp, hay nói cách khác, phát thanh đang có nguy cơ mất dần công chúng. Nhưng trong thực tế, phát thanh không những mất đi công chúng mà ngày càng khẳng định được thế mạnh và sự hấp dẫn của mình. Khi xã hội phát triển, áp lực công việc nhiều, người ta sẽ không có nhiều thời gian, phát thanh sẽ chiếm ưu thế. Đặc biệt với ưu thế là thông tin gần gũi, thực hiện phát thanh trực tiếp, đa loại hình, đã phương tiện người ta cho rằng phát thanh chính là báo chí của thế kỷ XXI. Chính vì vậy, nghiên cứu công chúng phát thanh là một vấn đề hết sức quan trọng liên quan đến sự sống còn của phát thanh, tìm các nhân tố gây ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của phát thanh. Tiểu luận “Vai trò của công chúng phát thanh hiện đại”, trong đó đi sâu nghiên cứu công chúng phát thanh là gì? đặc điểm của công chúng phát thanh hiện đại? Vai trò của công chúng phát thanh hiện đại… VAI TRÒ CỦA CÔNG CHÚNG PHÁT THANH HIỆN ĐẠI 1. Một số vấn đề về công chúng phát thanh 1.1. Công chúng phát thanh là gì? Công chúng phát thanh chính là thính giả. Công chúng phát thanh có thể được hiểu là nhóm lớn xã hội được chương trình phát thanh tác động, hoặc nhóm người mà phát thanh hướng vào để tác động. Có công chúng tiềm năng và công chúng thực tế, công chúng trực tiếp và công chúng gián tiếp. Công chúng tiềm năng là nhóm lớn xã hội mà chương trình phát thanh hướng vào tác động lôi kéo, thuyết phục. Nhưng trong thực tế không phải tất cả những thành viên nhóm lớn xã hội mà chương trình nhằm vào đều tiếp nhận được các chương trình phát thanh. Hay nói cách khác, chỉ một phần trong nhóm lớn mà chương trình phát thanh hướng vào, tiếp nhận được sự tác động. Bộ phận ấy gọi là công chúng thực tế. Ở bình diện khác, lại có công chúng trực tiếp và công chúng gián tiếp. Công chúng trực tiếp là những người trực tiếp tiếp nhận các chương trình phát thanh. Còn công chúng gián tiếp là những người được những người công chúng trực tiếp kể lại, thông tin lại những điều mà họ đã tiếp nhận qua sóng phát thanh. Các chương trình truyền thông trên radio vừa nhằm vào đại chúng trên cơ sở xác định nhóm đối tượng cụ thể. Chuơng trình phát thanh thanh niên, tức là nhằm vào đối tượng công chúng chủ yếu là thanh niên, nhưng mọi đối tượng cũng không phải vô tình nghe được (tuy cũng có lúc như vậy) mà chủ yếu nghe theo sở thích và nhu cầu. Tất cả chương trình, sản phẩm báo chí có tình hình tương tự. Đây là vấn đề đòi hỏi các nhà báo luôn phải tính toán, cân nhắc sự kiện và vấn đề xã hội trước khi công bố, để việc xã hội hoá sản phẩm báo chí có hiệu quả xã hội cao nhất. Điều này càng có ý nghĩa thiết thực đối với nhà báo phát thanh. Vì người ta nói rằng, viên đạn có thể bắn không trúng đích nhưng sóng phát thanh đã phủ và có radio trong tay thì bất kỳ ai cũng có thể nghe được, chỉ có hai rào cản đó là ngôn ngữ và năng lực làm việc của thính giác. 2.1. Phương thức và con đường tác động của phát thanh với công chúng Phát thanh có phương thức và con đường tác động riêng, trong đó từ ngữ với phương thức biểu đạt bằng lời nói là phương tiện chuyển tải ý nghĩa và tình cảm, gắn liền với âm nhạc và tiếng động minh hoạ. Bản chất của quá trình tác động radio là một sự tương tác để đi đến sự hiểu biết, là sự truyền tải ý tưởng, tình cảm bằng cách sử dụng hệ thống các ký hiệu âm thanh phong phú. Đây là một quá trình liên tục mà qua đó chúng ta hiểu người khác và ngược lại. Thính giả tiếp nhận thông tin qua phát thanh không có khả năng nhìn được bằng mắt như trong trường hợp truyền thông trực tiếp. Người nghe không thể nhìn thấy những dấu hiệu khác thường khi giao tiếp bằng lời nói như khi biêủ đạt bằng nét mặt, sử dụng tay để minh hoạ. Các hình thức giao tiếp bằng mắt, ngôn ngữ cử chỉ không thể được sử dụng để chuyển tải ý nghĩa thông điệp. Bởi vậy, nếu những điều phát ra càng ngắn gọn, dễ hiểu thì sẽ càng tạo được sự cuốn hút đối với họ. Theo một số nhà nghiên cứu về lý luận phát thanh hiện đại, công chúng phát thanh thường được chia làm mấy loại: Một là đối tượng nghe dò tìm: Người nghe mở đài cố gắng tìm một chương trình cụ thể nào đó. Giai đoạn tiếp theo là trạng thái tinh thần, tình cảm tập trung vào thời điểm phát chương trình. Người nghe có thể thích thú hoặc bực mình với những gì nghe được. Hai là đối tượng nghe tập trung tư tưởng: do yêu cầu nghề nghiệp chuyên môn người nghe luôn có mặt bên máy thu thanh hoặc dành một bộ phận thời gian nhất định cho việc nghe đài hằng ngày. Ba là đối tượng nghe có chọn lọc, lựa chọn: người nghe chỉ cần tiếp nhận một phần của chương trình hay tin tức nào đó. Bốn là đối tượng nghe loáng thoáng, rơi rớt: chương trình radio chỉ là một yếu tố động chạm đến một phần nhỏ hoặc chung chung, không ảnh hưởng đến lĩnh vực nhận thức của người nghe.  2.Vai trò của công chúng (thính giả) trong phát thanh hiện đại Trong lý thuyết truyền thông nói chung và trong lý luận cũng như trong thực tiễn của báo chí hiện đại nói riêng, công chúng - nhóm đối tượng có vai trò đặc biệt quan trọng. Khi tiến hành một hoạt động truyền thông vận động xã hội, công việc đầu tiên có ý nghĩa quyết định năng lực và hiệu quả của chiến dịch truyền thông là nghiên cứu công chúng nhóm đối tượng. Công chúng nhóm đối tượng là những người tiếp nhận thông điệp và chịu sự tác động, ảnh hưởng của thông điệp, sự lôi kéo, thuyết phục của chủ thể truyền thông đại chúng. Họ không chỉ là đối tượng tiếp nhận, đối tượng tác động mà còn là nguồn đề tài phong phú vô tận của báo chí. Họ còn là người trực tiếp tham gia các chương trình phát thanh với những vấn đề liên quan đến đời sống xã hội và chính đến bản thân họ. Nhiều chương trình phát thanh trực tiếp ở đài Tiếng nói Việt Nam và các đài địa phương, những người lao động được mời đến tham gia chương trình hoặc gọi điện thoại từ xa cùng giao lưu với phóng viên và khách mời. Công chúng là người trực tiếp sáng tạo hoặc tham gia sáng tạo tác phẩm và chương trình phát thanh, phương thức phát thanh. Công chúng là đối tượng đầu tiên quan trọng và quyết định nhất cho việc thiết kế thông điệp, cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí và các chương trình phát thanh. Sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn các nhà báo luôn phải đặt câu hỏi: “Viết cho ai? Viết để làm gì và sau đó mới là Viết thế nào?” Sản xuất tác phẩm, sản xuất chương trình phát thanh bao giờ cũng xuất phát từ động cơ, nhằm thực hiện chủ định, ý đồ, đính hướng nào đó. Nhưng ý muốn sẽ bằng không tiếp nhận các chương trình và tác phẩm của mình. Nếu chương trình không hấp dẫn, không lôi kéo, không thuyết phục được người nghe đài thì họ tắt radio đi và làm việc khác. Công chúng phát thanh là người nuôi dưỡng chương trình phát thanh, là người đánh giá, thẩm định cuối cùng chất lượng phát sóng. Công chúng phát thanh là người thẩm định vai trò, vị thế xã hội của nhà báo và của cơ quan báo chí. Nhà báo nổi tiếng phải nhờ và phải được công chúng suy tôn làm người bạn thân thiết của họ. Uy tín uy lực của nhà báo do công chúng và dư luận xã hội thừa nhận. Có thể coi công chúng là đối tác của cơ quan báo chí. Mất đối tác thì cơ quan báo chí không còn lý do để tồn tại Công chúng là nguồn sinh lực phong phú, là ngọn nguồn tươi mới của chương trình phát thanh. Với tư cách là đối tượng phản ánh, những tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề bức xúc những cái mới nảy sinh,…. Là nguồn đề tài vô tận của người làm báo. Một bộ phận công chúng phát thanh là những cộng tác viên, thông tin viên của các chương trình. Những cây bút này luôn đem lại cho chương trình phát thanh một sắc thái mới, sinh động và cập nhật. Công chúng là người luôn tạo điều kiện, giúp đỡ các nhà báo, đặc biệt là trong những “ tình huống có vấn đề”. Vai trò của công chúng có đóng góp to lớn cho sự phát triển của các chương trình phát thanh, công chúng vừa là đối tượng tiếp nhận vừa là đối tượng phản ánh. Chính công chúng là người góp phần tạo nên các tác phẩm báo chí và chương trình phát thanh hay, có giá trị. Công chúng ngày nay không chỉ thích nghe đài mà còn có ý thức tham gia các chương trình phát thanh. Họ luôn có sự so sánh, đánh giá, nhận xét về những vấn đề được nêu ra. Trả lời được câu hỏi đó cũng chính là đáp ứng nhu cầu thông tin thiết thực của thính giả. Năng lực của báo phát thanh hiện đại còn được thực sự được phát huy bởi khả năng giao lưu, trò chuyện, trao đổi thông tin giữa phát thanh viên, biên tập viên, phóng viên và thính giả.  Đây chính là điều kiện để công chúng (thính giả) có cơ hội tham gia vào quá trình thực hiện chương trình. Qua theo dõi cho thấy số lượng người nghe chương trình phát thanh bao giờ cũng tỷ lệ thuận với mức độ tham gia cuả họ. Công chúng phát thanh hiện đại sẵn sàng loại bỏ những chương trình phát thanh không bổ ích để chuyển qua một kênh truyền thông khác. Họ luôn có sự so sánh, đánh giá, nhận xét và có những ý kiến phản hồi, thậm chí sẵn sàng tham gia nếu chương trình phát thanh hấp dẫn và hiệu quả...   Một là, tham gia một cách gián tiếp. Người nghe cùng đồng cảm, cùng suy nghĩ với vấn đề đặt ra trong chương trình hoặc được đáp ứng một yêu cầu nào đó của họ như muốn nghe một bài hát, đề nghị giải đáp một vấn đề, một câu hỏi... và tên của họ được nhắc đến trong chương trình cũng là một cách xuất hiện trước công chúng. Hai là, tham gia một cách trực tiếp vào chương trình. Đó là được trao đổi, được phát biểu, được bày tỏ quan điểm để mọi người cùng nghe trong các chương trình giao lưu, toạ đàm, phỏng vấn trực tiếp... Điều được khẳng định qua thực tiễn các chương trình mang tính giao lưu càng cao thì càng có sức lâu bền và càng có lượng người nghe đông bởi chính sự hấp dẫn của nó, và bởi vì một người nói trên đài sẽ có thêm không biết bao nhiêu người khác (là gia đình, họ hàng, bạn bè...) cùng đón nghe như trong thư các bạn nghe đài đã bày tỏ. Phương thức tác động hiệu quả nhất của phát thanh hiện đại là một cuộc trò chuyện với thính giả.  Theo xu thế phát triển, một mặt các phương tiện truyền thông đại chúng trong đó có radio phải không ngừng thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của công chúng, mặt khác bản thân công chúng lại liên tục đặt ra những yêu cầu mới đối với hoạt động của hệ thống này. Đó chính là những đòi hỏi của bạn nghe đài trước cuộc sống và những nhu cầu tinh thần ngày một đa dạng phong phú. Cũng chính điều này đang là lý do tạo ra cạnh tranh quyết liệt giữa các cơ quan truyền thông đại chúng để làm sao ngày càng có thêm nhiều bạn đọc, người nghe, người xem. Ở các đô thị lớn ở nước ta đời sống kinh tế tăng trưởng hơn, kèm theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng có nhiều thay đổi.  Công chúng hiện nay và sau này vẫn luôn luôn cần đến một âm thanh không có hình ảnh để có được cái quyền tự họ mỗi buổi sáng, rút ra được cái ý nghĩa của những tin tức lắng nghe được qua radio. Điều tra thăm dò “Bạn có nghe chương trình phát thanh không?” của trang Vietnam Journalistm; kết quả như sau: Thường xuyên 26,5%; thỉnh thoảng 40,1%; rất hiếm khi 29,06%; không bao giờ 4,27%... Truyền thông đại chúng  ngày nay đa dạng hoá thông tin: thông tin nhiều chiều, thông tin sâu cho từng đối tượng, cho từng nhóm nhỏ càng phát triển, mỗi nhóm công chúng và mỗi người có quyền tự lựa chọn cho mình một hình thức tiếp nhận thông tin phù hợp thì phát thanh vẫn là một phương tiện thông tin được nhiều người ưa thích. Nhờ ứng dụng những tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ mới, ưu thế của phát thanh ngày càng được khẳng định rõ rệt hơn. Thực tiễn cho thấy: quá trình “Phi đại chúng hoá” các phương tiện truyền thông đại chúng không chỉ diễn ra với báo in mà còn mạnh mẽ hơn đối với phát thanh và truyền hình. Trước đây nước Mỹ chỉ có các đài phát thanh, đài truyền hình lớn là VOA, CBS, ABC, NBC thì nay có hơn 70 đài truyền hình với hơn 100 kênh khác nhau, hàng trăm đài phát thanh.  Ngày nay, xu thế “phi đại chúng hoá” đã tác động đến Việt Nam. Công chúng không chỉ nghe phát thanh mà họ tự lựa chọn các kênh thông tin khác để tiếp nhận. Vì vậy các cơ quan thông tấn báo chí nói chung và đài phát thanh phải đặc biệt quan tâm đến công chúng của mình. Công chúng báo chí và công chúng phát thanh từ vai trò là đối tượng tiếp nhận thụ động đã tiến lên vai trò chủ động, trực tiếp tham gia vào quá trình truyền thông.  Trong cơ chế thị trường, hội nhập và toàn cầu hóa vấn đễ xã hội hoá các chương trình phát thanh cũng dần được triển khai nhằm có nhiều chương trình phát thanh hay đáp ứng sự mong mỏi của công chúng. Bên cạnh đó chính công chúng cũng trực tiếp tham gia làm các chương trình phát thanh ngày một nhiều hơn, mối quan hệ hợp tác giữa công chúng và các cơ quan phát thanh ngày càng gắn kết. Việc sử dụng công nghệ tiên tiến và kỹ thuật hiện đại để sản xuất các chương trình phát thanh đã khẳng định của báo trong các loại hình báo chí ở nước ta nhằm thoả man nhu cầu thông tin ngày một phong phú và đa dạng của công chúng. * * * Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão đã mở đường cho phát thanh hiện đại phát triển. Nhu cầu thông tin của con người sẽ ngày càng cao, đa dạng hơn và chính cuộc cạnh tranh thông tin ngày càng gay gắt trên quy mô toàn cầu với các loại hình thông tin đã tạo ra những điều kiện quan trọng để cho báo phát thanh ngày càng phát triển mạnh, nhờ đó mà ưu thế của phát thanh ngày càng được khẳng định, tạo điều kiện cho nó có thể thực hiện các chức năng tuyên truyền, giáo dục, tham gia điều hành và quản lý xã hội một cách hiệu quả. Với ưu thế được qui định bởi đặc thù của mình, phát thanh vẫn đã, đang và sẽ là một loại hình truyền thông độc đáo, hấp dẫn có khả năng tạo ra được sức hút và thiện cảm đối với đông đảo công chúng. Năng lực của phát thanh hiện đại còn thực sự được phát huy bởi khả năng giao lưu, trò chuyện, trao đổi thông tin giữa phát thanh viên, biên tập viên, phóng viên và thính giả, tạo điều kiện cho họ được bày tỏ quan điểm, tình cảm của mình cho hàng triệu người cùng nghe, cùng chia sẻ, nhưng trên cơ sở đó, người làm phát thanh thực hiện được chức năng giáo dục nâng cao nhận thức, định hướng được tư tưởng, định hướng được dư luận xã hội. Giao lưu thính giả trên sóng phát thanh trực tiếp chính là sự hấp dẫn của phát thanh hiện nay. Phần 2: Chọn 1 văn bản báo in hoặc báo mạng và biên tập lại thành văn bản phát thanh. Khu dân cư “nhiều không” giữa lòng Hà Nội Bài đăng trên tienphongonline.com.vn, ngày 3/12/2008 TP - Gần 3 năm nay, cư dân sống trong khu nhà B2 đơn nguyên 2 của đô thị Cầu Diễn ( Từ Liêm) đã không thể sinh hoạt Đảng, Đoàn, tổ dân phố, không hộ khẩu, không sổ đỏ vì...khu đô thị chưa được bàn giao cho chính quyền địa phương. Phòng ngủ của căn hộ 503 đã bị ẩm mốc, bong rộp sơn và ngả màu rêu xanh   Nhiều hạng mục công trình hoặc chưa được đầu tư, hoặc đã xuống cấp nhưng lại chẳng được quan tâm đúng mức khiến những hộ dân sống tại đây vô cùng khổ sở. Hàng loạt sự cố Anh Nguyễn Anh Tuấn dọn về ở căn hộ 503 được hơn một năm. Tuy nhiên, mỗi khi trời mưa căn phòng của đôi vợ chồng trẻ lại lai láng nước. “Em cũng không biết vì sao trời mưa to là nước cứ chảy từ tường chảy ra”- Vợ anh Tuấn bức xúc. Theo chị, đợt mưa lịch sử vừa qua hai vợ chồng chị mỗi ngày cũng hứng được vài xô trong buồng ngủ đổ đi. Tận dụng việc nước ngấm qua tường chảy vào khuôn cửa sổ, anh Tuấn đã khoan ngay một đường thoát nước từ trong nhà qua khuôn cửa ra ngoài. Nước ngấm tứ phía khiến trần và tường ẩm mốc, rộp sơn và có chỗ đã ngả màu rêu xanh. Theo gia đình, có thể nước đã chảy từ trên sân thượng ngấm qua trần chảy xuống phòng và nước cũng “đột kích” căn phòng từ bức tường giáp với khoảng không. Ngoài ra, căn hộ của anh Tuấn còn có các hiện tượng như: gạch lát nền bị vỡ, cửa ban công bị mọt, sơn tường bong rộp... Cạnh đó, căn hộ 501 của gia đình ông Nguyễn Quốc Khánh cũng rơi vào thảm cảnh không kém. Bộ khuôn cửa gỗ ra ban công của gia đình đã bị mối xông. Phần chân khuôn cửa đã mục nát và lìa ra khỏi bức tường. “Cửa hỏng khiến gia đình rất lo lắng vì trộm có thể đột nhập”- Đại diện hộ ông Khánh nói. Cũng tại tầng 5 của khu nhà, căn hộ 502 của gia đình bà Nguyễn Thị Hương Thuỷ cũng bị phồng rộp gạch tại khu bếp. Chỉ khi một viên gạch ốp bếp bị rơi ra, gia đình mới tá hỏa thì ra gạch được ốp sau khi bức tường đã sơn. Vì lý do đó, chúng đang phồng lên và có thể rơi rụng hàng loạt... Gia đình bà Thuỷ còn có đến 3 cửa không thể đóng được do gỗ cong vênh. Theo quan sát của chúng tôi thì có nhiều hộ gia đình gặp phải sự cố tương tự như: gạch lát nền rộp, tường bị ẩm mốc, cửa cong vênh... Bên trong căn hộ là vậy, bên ngoài khu nhà cũng chẳng khá hơn là bao. Phía trước khu nhà là một dãy những căn hộ liền kề được xây thô rồi bỏ hoang. Bên trong rác rưởi vứt bừa bãi. Khu đất dành làm vỉa hè của khu nhà cũng không được thi công nên đã được người dân gần đó tranh thủ trồng rau, đổ rác và phế liệu. Năm 2007, các hộ dân đã tự đóng góp tiền lát một đoạn vỉa hè cho các cháu nhỏ và người già đi lại. Hàng cột điện chiếu sáng khu đô thị dù được đầu tư bài bản nhưng nó chỉ được bật sáng khoảng 1 tháng, sau đó là tắt lịm đến nay. Đêm đến, khu đô thị tối tù mù.“Chúng tôi như bị bỏ rơi”- Ông Nguyễn Hữu Y - một chủ hộ buồn rầu nói. “Nhiều không” đến bao giờ? Năm 2007 sau khi chịu đựng được hai năm trong cảnh “nhiều không”, 15 hộ dân tại khu nhà đã có đơn gửi chủ đầu tư khu đô thị là Cty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng phát triển đô thị Hà Nội mong được giải quyết những bức xúc. Hàng loạt kiến nghị của người dân sau 1 năm vẫn rơi vào im lặng. Trong buổi tiếp xúc với chúng tôi, đại diện các hộ dân cho biết: Thủ tục hành chính để bàn giao khu dân cư về huyện Từ Liêm chưa được thực hiện; cơ sở hạ tầng: đường đi, vỉa hè, sân... chưa được hoàn thiện. Đặc biệt, vì chưa được bàn giao nên các hộ dân đến sinh sống tại ngôi nhà của mình nhưng có cảm giác như đi ở nhờ tại một nơi xa lạ. Cụ thể, các hộ dân chưa thể sinh hoạt Đảng, đoàn, tổ dân phố, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ. Hơn nữa, các hộ dân cũng chưa thể đứng ra làm các thủ tục hành chính thường ngày như nhập khẩu, làm các thủ tục học hành, xin việc cho con cái... Sống trong cộng đồng giữa lòng thủ đô Hà Nội mà chúng tôi cảm giác như đang bị cô lập giữa một ốc đảo”- Các hộ dân bày tỏ bức xúc. Trong biên bản mới đây, chủ đầu tư có thừa nhận các sự cố tại căn hộ số 503 như: Tường bong tróc, ngấm nước, khóa phòng tắm bị hỏng, cửa ra ban công bị mọt, gạch lát nền bị vỡ. Các sự cố này theo chủ đầu tư là do lỗi thi công và chất lượng vật liệu. Theo chủ hộ Nguyễn Anh Tuấn, hàng loạt các sự cố khác như: phần tường ngấm, giáp đơn nguyên 1 nhà B2 bức tường giáp với cửa sổ và giáp phòng 502 nhà B2, thấm phần bếp. Phùng Sưởng Biên tập lại: “Ốc đảo” giữa lòng Hà Nội PTV: Thưa quí thính giả, gần 3 năm nay, cư dân sống trong khu nhà B2 đơn nguyên 2 của đô thị Cầu Diễn ( Từ Liêm) đã không thể sinh hoạt Đảng, Đoàn, tổ dân phố, không hộ khẩu, không sổ đỏ vì...khu đô thị chưa được bàn giao cho chính quyền địa phương. Tại sao giữa thủ đô Hà Nội lại có sự trớ trêu này, mời quí thính giả cùng nghe bài phản ánh sau đây của phóng viên Đài chúng tôi... Khu nhà B2 của đô thị Cầu Diễn huyện Từ Liêm là nơi sinh sống của 15 hộ gia đình. Năm 2007, sau khi được chủ đầu tư khu đô thị là Cty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng phát triển đô thị Hà Nội bàn giao, khu nhà và các hộ gia đình ở đây nhanh chóng bị rơi vào quên lãng. Nhiều hạng mục công trình hoặc chưa được đầu tư, hoặc đã xuống cấp nhưng lại chẳng được quan tâm đúng mức khiến những hộ dân sống tại đây vô cùng khổ sở. Đặc biệt, vì chưa được bàn giao nên các hộ dân đến sinh sống tại ngôi nhà của mình nhưng có cảm giác như đi ở nhờ tại một nơi xa lạ. Các hộ dân chưa thể sinh hoạt Đảng, đoàn, tổ dân phố, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ. Hơn nữa, các hộ dân cũng chưa thể đứng ra làm các thủ tục hành chính thường ngày như nhập khẩu, làm các thủ tục học hành, xin việc cho con cái... Thủ tục hành chính để bàn giao khu dân cư về huyện Từ Liêm chưa được thực hiện; cơ sở hạ tầng: đường đi, vỉa hè, sân... chưa được hoàn thiện, nhà ở đã bắt đầu xuống cấp vì không được quan tâm sửa chữa, nâng cấp. Anh Nguyễn Anh Tuấn dọn về ở căn hộ 503 được hơn một năm. Tuy nhiên, căn hộ của anh Tuấn có hiện tượng gạch lát nền bị vỡ, cửa ban công bị mọt, sơn tường bong rộp..., mỗi khi trời mưa căn phòng của đôi vợ chồng trẻ lại lai láng nước. Vợ anh Tuấn nói “Em cũng không biết vì sao trời mưa to là nước cứ chảy từ tường chảy ra…” Cạnh đó, căn hộ 501 của gia đình ông Nguyễn Quốc Khánh cũng rơi vào thảm cảnh không kém. Bộ khuôn cửa gỗ ra ban công của gia đình đã bị mối xông. Phần chân khuôn cửa đã mục nát và lìa ra khỏi bức tường. Ông bức xúc nói:”“Cửa hỏng khiến gia đình rất lo lắng vì trộm có thể đột nhập”. Cũng tại tầng 5 của khu nhà, căn hộ 502 của gia đình bà Nguyễn Thị Hương Thuỷ cũng bị phồng rộp gạch tại khu bếp. Chỉ khi một viên gạch ốp bếp bị rơi ra, gia đình mới tá hỏa thì ra gạch được ốp sau khi bức tường đã sơn. Vì lý do đó, chúng đang phồng lên và có thể rơi rụng hàng loạt... Gia đình bà Thuỷ còn có đến 3 cửa không thể đóng được do gỗ cong vênh. Theo quan sát của chúng tôi thì có nhiều hộ gia đình gặp phải sự cố tương tự như: gạch lát nền rộp, tường bị ẩm mốc, cửa cong vênh... Bên trong căn hộ là vậy, bên ngoài khu nhà cũng chẳng khá hơn là bao. Phía trước khu nhà là một dãy những căn hộ liền kề được xây thô rồi bỏ hoang. Bên trong rác rưởi vứt bừa bãi. Khu đất dành làm vỉa hè của khu nhà cũng không được thi công nên đã được người dân gần đó tranh thủ trồng rau, đổ rác và phế liệu. Năm 2007, các hộ dân đã tự đóng góp tiền lát một đoạn vỉa hè cho các cháu nhỏ và người già đi lại. Hàng cột điện chiếu sáng khu đô thị dù được đầu tư bài bản nhưng nó chỉ được bật sáng khoảng 1 tháng, sau đó là tắt lịm đến nay. Ông Nguyễn Hữu Y - một chủ hộ buồn rầu nói với phóng viên: “….” Năm 2007 sau khi chịu đựng được hai năm trong cảnh “nhiều không”, 15 hộ dân tại khu nhà đã có đơn gửi chủ đầu tư khu đô thị là Cty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng phát triển đô thị Hà Nội mong được giải quyết những bức xúc. Nhưng không hiểu sao đến tận bây giờ, hàng loạt kiến nghị của người dân sau 1 năm vẫn rơi vào im lặng… Sống trong cộng đồng giữa lòng thủ đô Hà Nội mà các hộ gia đình ở đây cảm giác như đang bị cô lập giữa một ốc đảo, đề nghị cấp uỷ chính quyền và các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc để sớm giải quyết thực tế đáng buồn này. Phần 3: Sưu tầm 2 bài viết về báo phát thanh và nêu ý kiến nhận xét về bài viết này. Bài 1: Làm phát thanh trực tiếp, hiểu như thế nào? Hoàng Việt Thịnh đăng trên Tạp chí Người Làm báo, số 5/2008 Phát thanh trực tiếp là một chương trình rất sinh động và thể hiện được sâu sắc tính chân thật của báo chí. Tuy nhiên để hiểu thực sự và làm đúng theo yêu cầu, mục tiêu đề ra của một chương trình phát thanh trực tiếp lại là một vấn đề đáng bàn. Bởi, thực tế hiện nay vẫn có người hiểu phát thanh trực tiếp một cách giản đơn như: phát thanh trực tiếp là người phát thanh viên đọc trực tiếp các tin, bài tại thời điểm chương trình phát sóng chứ không thu trước chương trình chờ đến giờ thì phát sóng hay có chăng là có thêm chuyên mục khách mời phòng thu trả lời các câu hỏi của thính giả trực tiếp gọi đến chương trình; rồi yêu cầu các tin bài của phóng viên phải có tiếng nói của nhân vật… Nếu hiểu theo cách hiểu trên thì rõ ràng là chưa đạt được các tiêu chí, điều kiện của một chương trình phát thanh trực tiếp. Theo đó, vì phát thanh viên phải đọc trực tiếp trên sóng nên chỉ cần phát thanh viên cố gắng đọc lưu loát, không vấp lỗi là được? Điều này đồng nghĩa với việc phóng viên không cần phải cố gắng nỗ lực mà chỉ cần đáp ứng yêu cầu có tiếng nói nhân vật trong tin, bài? Thật vậy, như đã đề cập ở đầu bài viết, phát thanh trực tiếp sẽ thể hiện được tính chân thật một cách cao nhất; tính chất hiện thời, trực tiếp sẽ được chú trọng hơn cả. Cho nên, khi các tin, bài càng phản ánh được trực tiếp, nhanh nhạy các sự kiện, vấn đề đang xuất hiện, nảy sinh trong cuộc sống càng nhiều càng tốt. Mục tiêu lớn hơn cả là, thông qua chương trình phát thanh trực tiếp, thính giả như được tận mắt chứng kiến sư kiện, vấn đề tại hiện trường. “Tường thuật trực tiếp nhưng lại không là tường thuật trực tiếp”, vì lúc này sự kiện, vấn đề đã được phản ánh qua lăng kính của nhà báo, của phóng viên, trên cơ sở phân tích khách quan và khoa học. Như vậy có thể thấy rằng, ở đây tính thời sự cũng được vận dụng một cách triệt để nhất. Thực tế cho thấy, những vấn đề, sự kiện đang xẩy ra mà được phóng viên phản ánh nhanh chóng, trực tiếp diễn tiến của nó bằng hình thức “tin điện thoại” bao giờ cũng được thính giả chú ý lắng nghe nhiều. Song nhất thiết sự kiện ấy phải là tiêu biểu, đặc sắc, là vấn đề lớn mà dư luận đang quan tâm. Có như vậy, tin tức ấy mới có giá trị nhiều mặt. Một thực tế nữa là, các chương trình phát thanh trực tiếp tại các đài phát thanh cấp tỉnh, tuy vẫn được duy trì thường xuyên và định kỳ nhưng phải thừa nhận một điều rằng, nội dung đang đi vào lối mòn về cách thức thể hiện; thời gian chương trình diễn ra thì dài, nhưng thời lượng của các phần phụ như lời dẫn, âm nhạc... đã chiếm một phần không nhỏ. Nếu đem so sánh với chương trình thường ngày, không trực tiếp sẽ thấy chả có gì đổi mới nhiều, mà chỉ mới là kéo dài thời lượng phát sóng mà thôi. Từ những thực tế và phân tích kể trên đã đặt ra vấn đề, phải làm sao nâng cao, cải tiến được chất lượng của chương trình phát thanh trực tiếp tại các đài phát thanh địa phương để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin của thính giả. Trước nhất đó phải là sự thay đổi từ cách hiểu chính xác và thấu đáo của những người làm chương trình. Tiếp đó là phải có kịch bản chương trình hay. Vì sản phẩm là của tập thể nên, tất cả đều phải rất nỗ lực cố gắng trong quá trình tác nghiệp; tính chủ động, sáng tạo của các thành viên trong êkíp làm việc phải được phát huy cao độ; thực hiện nghiêm các nguyên tắc làm việc theo nhóm. Thứ nữa là không ngừng nghiên cứu, học tập về cách thức, biện pháp để sản xuất ra chương trình hay, đặc sắc, đúng tiêu chí. Song song với đó là, các đài phát thanh tỉnh cần thường xuyên quan tâm, giao lưu, trao đổi, học hỏi những cách làm hay của các đơn vị bạn; mạnh dạn áp dụng vào đơn vị mình nếu xét thấy điều kiện là phù hợp; lắng nghe ý kiến của bạn nghe đài để có sự điều chỉnh cho thích hợp... Có thể nói, thời gian qua, chương trình phát thanh trực tiếp đã tìm được chỗ đứng quan trọng trong lòng đông đảo thính giả. Song với những nỗ lực và thay đổi mang tính thiết thực và hiệu quả như đã nêu trên, chắc chắn chương trình sẽ có được sự thành công hơn nữa./. Nhận xét về bài viết: 1. Cái được: Giúp độc giả có một cái nhìn sâu sắc hơn về khái niệm và cách làm chương trình phát thanh trực tiếp. Tác giả đề cập về quan niệm và cách hiểu chưa toàn diện, đầy đủ về làm phát thanh trực tiếp, đồng thời đưa ra một số đặc điểm về phát thanh trực tiếp, đó là: “ thông qua chương trình phát thanh trực tiếp, thính giả như được tận mắt chứng kiến sư kiện, vấn đề tại hiện trường; tính thời sự cũng được vận dụng một cách triệt để nhất; những vấn đề, sự kiện đang xẩy ra mà được phóng viên phản ánh nhanh chóng, trực tiếp diễn tiến của nó…”. Cuối cùng tác giả đề cập vấn đề phải làm sao để nâng cao, cải tiến được chất lượng của chương trình phát thanh trực tiếp tại các đài phát thanh địa phương để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin của thính giả. 2. Hạn chế: Với một vấn đề “Nên hiểu phát thanh trực tiếp như thế nào”, quả thực tác giả đề cập vấn đề lớn nhưng lại giải quyết vấn đề khá sơ sài, chưa đầy đủ, toàn diện. Tác giả cũng chưa đưa ra được một khái niệm hay một cách hiểu đầy đủ về phát thanh trực tiếp; những hạn chế khi thực hiện chương trình phát thanh trực tiếp, giải pháp để nâng cao chương trình phát thanh trực tiếp ở địa phương chưa đầy đủ, nói chung là đơn giản, không sâu. Bài viết sẽ thực sự hấp dẫn, có ý nghĩa hơn nếu các vấn đề được nghiên cứu, mổ xẻ một cách khoa học, sâu sắc hơn. Thiển nghĩ của em đây là bài viết mang tính chất “ý kiến bạn đọc” hơn là bài viết hay bài nghiên cứu, không phù hợp với các tiêu chí của một tác phẩm được đăng tải trên một tạp chí lý luận, khoa học của Hội Nhà báo. Bài 2: An toàn cho chương trình phát thanh trực tiếp Chu Minh đăng trên Tạp chí Người Làm báo, số 5/2008 Không thể phủ nhận được tính hấp dẫn, sự nhanh nhạy của những thông tin, sự kiện trong một chương trình phát thanh trực tiếp nói chung và chương trình thời sự nói riêng. Tuy nhiên, đối với những người làm phát thanh trực tiếp (PTTTT), sự an toàn là yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu. Trước hết, đó là sự an toàn về chính trị, nội dung tư tưởng. Thứ hai, đó là sự an toàn về kỹ thuật. Tôi còn nhớ, lần đầu tiên Đài PT & TH Bắc Giang làm chương trình PTTT đó là vào năm 1999 cũng là chương trình được chuẩn bị để tham dự Liên hoan phát thanh Toàn quốc. Là chương trình dự thi và cũng là một sự kiện đặc biệt đối với Đài PT & TH Bắc Giang lúc đó, nên mọi việc đều được chuẩn bị rất kỹ. Rất nhiều BTV, PV, PTV, KTV được huy động tham gia vào ê-kip làm trực tiếp. Để phục vụ nội dung cho một chương trình thời sự tổng hợp 30 phút, rất nhiều thứ phải chuẩn bị, nào là lựa chọn tin bài, sự kiện, liên hệ khách mời, nào là băng từ nhạc hiệu, nhạc xen, nhạc cắt, băng tiếng động v.v... Vì là lần đầu tiên làm trực tiếp nên tâm trạng ai cũng háo hức, cẩn trọng nhưng cũng không khỏi lo lắng, hồi hộp. Cuối cùng, khâu chuẩn bị cũng đã hoàn tất. Ngày dự thi cũng đã đến. Từ phòng thu của đài TNVN, tín hiệu được truyền về Trung tâm truyền dẫn phát sóng Đài PT&TH Bắc Giang để phát trên sóng của Đài tỉnh. Mọi việc đang diễn ra suôn sẻ, nhưng …một sự cố kỹ thuật đã xảy ra. Khi PTV đọc : “ Anh Nguyễn Văn Nam bức xúc nói” thì băng tiếng động lại là một giọng nữ với giọng đầy phấn khởi “ Tôi rất cám ơn các anh chị phòng Nông nghiệp huyện đã hướng dẫn gia đình tôikỹ thuậtnuôi ếch lồng. Tôi thấy nuôi ếch lồng không khó, chi phí thấp mà lãi suất cao…”. Sự cố nhầm băng tiếng động ấy khiến cả hội trường cười ồ lên, kỹ thuật viên lúng túng, cả ê – kíp thót tim. Cũng may là người DCT kịp thời xin lỗi. Và lần ấy, chúng tôi đã tuột mất chiếc huy chương vàng. Tuy nhiên, cái mà chúng tôi được nhiều hơn đó là bài học lớn khi làm PTTT hoặc các chương trình phát thẳng sau này. CHUẨN BỊ CÀNG KỸ,SỰ AN TOÀN CÀNG CAO Rất vui sau lần đầu làm PTTT ấy, Đài PT&TH Bắc Giang được tổ chức SIDA (Thụy Điển) trang bị một số thiết bị làm PTTT và tổ chức khoá đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho một số BTV, PV,PTV. Có thiết bị, lại được trang bị về kỹ năng làm trực tiếp nên từ đó đến nay, phương thức PTTT hoặc phát thẳng thường xuyên được Đài PT & TH Bắc Giang áp dụng thực hiện như Chương trình “Ca nhạc theo yêu cầu” thời lượng 60 phút, các bản tin thời sự trong ngày... Để mỗi chương trình lên sóng an toàn, mỗi chương trình chúng tôi đều chuẩn bị rất kỹ lưỡng cả về kịch bản cũng như khâu kỹ thuật. Đơn cử như thực hiện phát thẳng bản tin thời sự 15 phút bao giờ chúng tôi cũng chuẩn bị rất nhiều phương án: phương án nếu thừa thời lượng thì thông tin nào sẽ bị cắt bỏ hoặc cắt bỏ vào khoảng thời gian nào; phương án nếu thời lượng bị thiếu thì chuẩn bị những thông tin gì. Tuy nhiên, ở phương án nào, chúng tôi cũng để dự phòng một khung thời lượng nhất định dành cho việc cập nhật thông tin. Việc xử lý một thông tin mới nhận được như thế nào là điều mà chúng tôi luôn tính đến. Ngoài chuẩn bị kỹ các phương án để xử lý các tình thuống thì phần lời dẫn cũng được chuẩn bị rất kỹ. Điều này sẽ giúp cho người dẫn chương trình không bị lúng túng khi gặp sự cố. Tuy nhiên, đối với chương trình thời sự tổng hợp 30 phút thì khâu chuẩn bị lại cần phải kỹ lưỡng hơn rất nhiều, nhất là đối với các chương trình có khách mời phòng thu, hay chương trình có phóng viên tác nghiệp tại hiện trường thì những tình huống xử lý lại càng được cân nhắc tỷ mỷ hơn. NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH – YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH CÔNG   Hiện nay, người dẫn chương trình PTTT của Đài PT&TH Bắc Giang bao gồm các BTV và PTV. Cả BTV và PTV, mỗi người đều có những thế mạnh riêng. Nếu thế mạnh của PTV là có “chất giọng thiên phú”, khi nói trước công chúng là "tròn vành, rõ chữ", đọc trôi chảy, ít vấp, sức truyền cảm cao phù hợp với đọc tin, phóng sự hoặc các bài chính luận thì thế mạnh của các BTV trực tiếp tham gia dẫn, đó chính là sự am hiểu về các lĩnh vực, là khả năng dẫn dắt các cuộc đối thoại với khách mời, khả năng làm chủ cuộc đối thoại và cách thể hiện bằng ngôn ngữ nói. Thông thường, trong các Bản tin thời sự, chúng tôi thường kết hợp cả BTV và PTV cùng dẫn. Sự phối hợp giữa người dẫn chương trình là BTV và PTV sẽ tạo được những sắc thái khác nhau, lôi cuốn người nghe hơn. Tuy nhiên, để dẫn dắt tốt một chương trình, thì cả BTV và PTV cần có "kỹ năng dẫn chương trình" với những yêu cầu bắt buộc: chính xác về thông tin, linh hoạt về ứng xử tình huống, truyền cảm khi diễn đạt. Và để đạt được điều đó, đòi hỏi ở người dẫn cần có bản lĩnh và trình độ. Nếu không có bản lĩnh, trình độ, người dẫn chương trình sẽ bị áp lực tâm lý rất dễ dẫn đến tình trạng bị động, có khi thì nói quá nhiều, nói không đâu vào đâu, có khi lại không biết nói gì, hoặc không thể xử lý được các tình huống khi có sự cố xảy ra. Một sai sót nhỏ, một sự cố nhỏ của người dẫn có thể làm đổ cả một chương trình, bởi vậy có thể khẳng định người dẫn chương trình đóng một vai trò đặc biệt quan trọng dẫn đến sự thành công của một chương trình PTTT.  SỰ PHỐI HỢP CỦA CẢ Ê-KÍP Sự thành công của chương trình phát thanh, truyền hình là cộng hưởng những đóng góp của cả một tập thể. Sẽ không thể nói vai trò của ai quan trọng hơn ai? Đạo diễn? Biên tập viên? Phóng viên? Người dẫn chương trình? Kỹ thuật viên âm thanh hay kỹ thuật viên truyền dẫn phát sóng? Mỗi người có một vai trò, vị trí nhất định. Và để cho chương trình phát sóng an toàn, đòi hỏi sự phối hợp ăn ý của cả ê-kíp thực hiện mà ở đó không còn chỗ cho “cái tôi” tồn tại. Trong vai trò của một BTV - đạo diễn chương trình, một kinh nghiệm mà tôi thường áp dụng khi chương trình lên sóng đó là thật kiệm lời bởi nói nhiều hoặc nóng nảy sẽ làm cho các cộng sự mất bình tĩnh hoặc tự ty. Cả ê-kíp của chúng tôi cũng vậy. Một nụ cười, một cái vẫy tay, cái gật đầu, một vài ngón tay giơ lên làm ám hiệu ... thế là đủ để hiểu khi nào dùng nhạc xen, nhạc cắt, tiếng động số mấy, đến đâu là phần khách mời.... Và cuối cùng vẫn là một nụ cười khi chương trình đã kết thúc an toàn. Nhận xét về bài viết: 1. Được: “An toàn cho phát thanh trực tiếp” là một bài viết của tác giả Chu Minh, biên tập viên phát thanh Đài Phát thanh - truyền hình Bắc Giang đăng tải trên Tạp chí Người làm báo số tháng 5/2008. Bài viết là sự đúc rút từ sự trải nghiệm thực tế làm phát thanh trực tiếp của tác giả và đồng nghiệp tại địa phương. Bài viết khá hấp dẫn khi đề cập tới một kỷ niệm khá “ấn tượng” về sự cố “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”. Nhưng sau lần đó, đã chứng kiến sự trưởng thành nhanh chóng của những người làm phát thanh ở Bắc Giang. Tác giả đưa ra những kinh nghiệm, những “bí quyết” để làm phát thanh trực tiếp có hiệu quả trên cơ sở từ các tít dẫn “Chuẩn bị càng kỹ, sự an toàn càng cao; người dẫn chương trình - yếu tố quyết định sự thành công; sự phối hợp của cả êkíp…” Với giọng văn gần gũi, câu chuyện từ trải nghiệm từ thực tế, bài viết để lại ấn tượng khá tốt cho người đọc. 2. Hạn chế: Bài viết tuy đã đề cập tới những yếu tố tác động, chi phối, ảnh hưởng đến việc làm chương trình phát thanh trực tiếp, nhưng còn chưa đủ, bởi bên cạnh những yếu tố chủ quan (con người) còn có các yếu tố kỹ thuật. Tiếng động, âm nhạc là những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng, hiệu quả của 1 chương trình phát thanh trực tiếp nhưng tác giả không đề cập… Bên cạnh những kinh nghiệm từ thực tế, bài viết sẽ hấp dẫn hơn nếu có các dẫn chứng, hay câu chuyện kể ‘đính kèm”. Còn mắc một số lỗi về văn phạm, câu tối nghĩa, ví dụ: Sao lại “Rất vui sau lần đầu làm PTTT ấy, Đài PT&TH Bắc Giang được tổ chức SIDA (Thụy Điển) trang bị một số thiết bị làm PTTT và tổ chức khoá đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho một số BTV, PV, PTV…”!? TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Thị Trâm, Vai trò của báo chí đối với sự phát triển của văn học dân tộc đầu thế kỷ XX, Tạp chí văn học số 6/1994 Trần Thị Trâm, đội ngũ nhà báo Việt Nam trước cách mạng tháng 8/1945, Tạp chí người làm báo, số tháng 2/2001 Trần Thị Trâm, - Trần Hoà Bình, Vài nét phác thảo về diện mạo của văn học và báo chí Việt Nam từ sau 1975 đến nay, Tạp chí Báo chí & Tuyên truyền số 1/2002 Đài tiếng nói Việt Nam - Trung tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ phát thanh (2005), 61 phương pháp đào tạo phát thanh viên và người dẫn chương trình, Hà Nội Đài tiếng nói Việt Nam( 2005), Cẩm nang báo chí phát thanh, (Tài liệu dịch, lưu hành nội bộ), Hà Nội. Phân viện Báo chí và Tuyên truyền- Đài tiếng nói Việt Nam (2002), Báo phát thanh, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội . Nhiều tác giả (1995), Nửa thế kỷ tiếng nói Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. GS, TS Vũ Hiền- PGS, TS Đức Dũng chủ biên (2007), Phát thanh trực tiếp, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. V.V Ximirnop( 2004), Các thể loại báo chí phát thanh, Nxb Thông tấn, Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVai trò của công chúng phát thanh hiện đại.doc