Đề tài Vấn đề cơ bản về kinh tế ngầm

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ NGẦM 5 1.1. KHÁI NIỆM KINH TẾ NGẦM 5 1.1.1. Đôi nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề kinh tế ngầm 5 1.1.2 Kinh tế ngầm như là một bộ phận của nền kinh tế phi chính thức 11 1.2. PHÂN LOẠI CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ NGẦM 18 1.2.1. Các hoạt động sản xuất ngầm 18 1.2.2. Các hoạt động kinh tế phi pháp 19 1.2.3. Các hoạt động tội phạm, lừa đảo – phi kinh tế 20 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGẦM 20 1.3.1. Nhóm các yếu tố kinh tế 20 1.3.2. Nhóm các yếu tố chính trị - xã hội 23 1.4. KHU VỰC KINH TẾ NGẦM Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 25 1.4.1. Khu vực kinh tế ngầm tại các nước OECD 25 1.4.2. Khu vực kinh tế ngầm tại các nước đang phát triển 27 1.4.3. Khu vực kinh tế ngầm tại các nước có nền kinh tế chuyển đổi 29 1.4.4. Một số chương trình nghiên cứu về kinh tế ngầm đang và sẽ được triển khai trên thế giới 30 1.4.5. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ thực tiễn nghiên cứu về kinh tế ngầm của các nước trên thế giới 33 CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG ĐỘ LỚN VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM 35 2.1. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN THỐNG KÊ QUỐC GIA SNA (System of National Accounts) UN 1993 – CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN ĐỂ KHẢO SÁT KHU VỰC KINH TẾ NGẦM 35 2.2. PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG ĐỘ LỚN CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM 40 2.2.1. Giới thiệu tổng quát về các hướng tiếp cận khi đo lường độ lớn của khu vực kinh tế ngầm 40 2.2.2. Một số phương pháp đo lường kinh tế ngầm cơ bản 42 2.2.3. Lựa chọn phương pháp đo lường kinh tế ngầm phù hợp với điều kiện kinh tế quốc gia 53 2.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 57 2.3.1. Một số điểm cần lưu ý khi đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm 57 2.3.2. Phương pháp chung để đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm 59 2.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm đến các hoạt động kinh tế quốc tế 62 2.3.4. Đánh giá ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm đến sự phát triển kinh tế quốc dân 63 2.3.5. Đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới an ninh kinh tế quốc gia 68 CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TẠI VIỆT NAM 70 3.1. KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 70 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam 70 3.1.2. Đặc điểm của khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam 71 3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của khu vực kinh tế ngầm ở nước ta 73 3.1.4. Những khó khăn chung khi tiến hành khảo sát khu vực kinh tế ngầm tại nước ta (từ kinh nghiệm khảo sát ở Hà Nội) 77 3.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ LỚN CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM Ở VIỆT NAM 79 3.2.1. Đánh giá chung 79 3.2.2. Đánh giá bằng phương pháp tỷ lệ co giản tiêu thụ điện năng/mức tăng GDP 82 3.2.3. Đánh giá bằng phương pháp tỷ lệ thất nghiệp – việc làm 84 3.3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KINH TẾ NGẦM ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN (QUA KHẢO SÁT TẠI TP. HÀ NỘI) 91 3.3.1. Ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới năng lực sản xuất 91 3.3.2. Ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới phát triển kinh tế vĩ mô 94 3.3.3. Ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới vấn đề an sinh xã hội 99 3.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TẠI HÀ NỘI 100 CHƯƠNG IV. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TẠI VIỆT NAM 103 4.1. PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2015 103 4.2. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN - DÀI HẠN 106 4.2.1. Ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững 106 4.2.2. Phát triển nông thôn 106 4.2.3. Phát triển khu vực kinh tế chính thức ở thành thị 111 4.2.4. Phát triển thị trường lao động 112 4.3. CÁC GIẢI PHÁP CẤP THIẾT – NGẮN HẠN 114 KẾT LUẬN 117 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119 PHỤ LỤC vi

doc140 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4509 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề cơ bản về kinh tế ngầm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hình thành thói quen sống và hoạt động theo luật pháp, từ đó góp phần xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh, giáo dục đạo đức kinh doanh. Rà soát và xóa bỏ triệt để các những lệ phí, phí vô lý, đặc biệt là các lệ phí cho chính quyền địa phương và cơ quan áp đặt trái với qui định của pháp luật. Thực hiện các chương trình hỗ trợ, ví dụ về đào tạo nghề, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, giới thiệu và trưng bày sản phẩm. Có thể xem xét phát triển một số thể chế đặc biệt để hỗ trợ cho khu vực này. Ngoài các quĩ và chương trình quốc gia hiện có cần khuyến khích và phát triển thêm các chương trình hoặc quĩ cộng đồng địa phương hỗ trợ cho tự tạo việc làm, hỗ trợ học nghề cho người nghèo, đặc biệt là con em nghèo không có điều kiện theo học. Khuyến khích các doanh nghiệp chính qui hợp tác và tài trợ cho các cơ sở phi chính qui thông qua hợp đồng gia công, hoặc cung cấp dịch vụ. Tiến hành quy hoạch một cách hợp lý các khu chợ, trung tâm buôn bán, thương mại tại lòng, lề đường, vỉa hè nhất là ở các đô thị lớn để từng bước chính qui hóa các hoạt động này. Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các khu vực phi chính qui này phát triển, chứ không chỉ đơn thuần đưa các biện pháp hành chính cấm đoán như trong thời gian vừa qua. Chuẩn bị sẵn sàng chương trình và kế hoạch đối phó với sự gia tăng đột biến của các hoạt động phi chính thức trong thời gian tới, đặc biệt là thời điểm cuối năm 2008 và hết năm 2009, bởi tình trạng thất nghiệp sẽ gia tăng mạnh vào cuối năm 2008. Theo thông tin mới nhất (chưa chính thức) tại thời điểm đề tài nghiên cứu này đang hoàn thiện tháng 6-2008, có tới 60% các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, không đủ khả năng trả nợ ngân hàng và 20% loại hình doanh nghiệp này đang đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn. Nếu chúng ta không có sự chuẩn bị và điều chỉnh kịp thời các chính sách kinh tế vĩ mô, thì năm 2009 sẽ là một năm sóng gió của con tàu kinh tế Việt Nam. Một mảng lớn của khu vực kinh tế ngầm cần được triển khai nghiên cứu một cách nghiêm túc và bài bản, đó chính là khu vực các hoạt động phi kinh tế bao gồm chiếm đoạt tài sản, tội phạm lừa đảo hay tham nhũng. Khu vực cấm địa này thường được các nghiên cứu né tránh. Chính sự né tránh này đã làm cho tình hình ngày càng trở nên phức tạp và rất khó giải quyết. Đã đến lúc cần có sự phối hợp hành động giữa các nhà khoa học, các cơ quan chức năng, các viện nghiên cứu để cùng mổ xẻ vấn đề, xây dựng nền tảng khoa học cho các quyết định quản lý nhà nước. Nhanh chóng thực hiện các biện pháp để đưa các thống kê về các hoạt động kinh tế chưa được quan sát vào thực tiễn, vào hệ thống thống kê chính thức ở nước ta. Đây sẽ là một bước nhảy vọt giúp quản lý và điều phối hiệu quả nền kinh tế phi chính thức. *** Như vậy, chúng ta biết, khu vực kinh tế phi chính thức, trong đó có kinh tế ngầm vốn hình thành và phát triển ở nước ta từ rất lâu, với nhiều đặc điểm riêng và các yếu tố ảnh hưởng mang tính đặc thù. Tuy nhiên, đây lại là một khu vực hết sức khó khăn trong nhận dạng, định lượng và kiểm soát. Trên cơ sở phương pháp đã lựa chọn trong chương II, kết quả khảo sát thực tế ở chương III, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xác định độ lớn của kinh tế ngầm ở nước ta giai đoạn từ 1995 đến nay. Dựa trên việc phân tích kết quả tính toán, kinh nghiệm khảo sát thực tế và phương hướng quản lý trong tương lai, đề tài đã đề xuất hai nhóm giải pháp lớn: can bản (lâu dài) và cấp thiết (ngắn hạn) để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế ngầm. KẾT LUẬN Kinh tế ngầm nói riêng và khu vực kinh tế phi chính thức nói chung là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế quốc dân. Khu vực kinh tế này có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của các quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển trên tiến trình chuyển đổi và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường như ở nước ta. Sau khi nghiên cứu các lý thuyết căn bản để nhận dạng, phân loại, định lượng độ lớn và đánh giá mức độ ảnh hưởng của khu vực kinh tế này đối với nền kinh tế quốc dân, đề tài đã đề xuất lựa chọn phương pháp nghiên cứu khu vực kinh tế ngầm trong điều kiện kinh tế nước ta. Ngoài phương pháp truyền thống, định lượng khu vực kinh tế ngầm theo cách thức mà cơ quan thống kê các nước đang tiến hành để xác định GDP chính thức (phương pháp sản xuất, phương pháp phân phối, phương tiêu dùng), nhóm nghiên cứu đã đề xuất ba phương án tiến hành khảo sát khu vực kinh tế này ở nước ta: 1) phương án một, tiến hành xác định kinh tế ngầm thông qua hệ số co giãn giữa tỷ lệ tăng nhu cầu tiêu thụ điện năng với tỷ lệ tăng GDP trong các ngành kinh tế chính: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; 2) phương án hai, xác định kinh tế ngầm thông qua tỷ lệ thất nghiệp – việc làm; và 3) phương án ba, tiến hành khảo sát định tính thông qua chọn mẫu điều tra thực tế tại địa phương điển hình – đó là thành phố Hà Nội. Kết quả tính toán định lượng cho thấy, tại giai đoạn hiện nay (2000-2006) giá trị kinh tế ngầm ở nước ta dao động trong khoảng 27-44% giá trị GDP chính thức. Tuy nhiên, cần phải nói rõ, con số này chưa tính đến khu vực các hoạt động tội phạm kinh tế (buôn bán và sản xuất hàng quốc cấm) và phi kinh tế (tham nhũng, chiếm đoạt tài sản, lừa đảo), nhưng lại bao gồm phần giá trị giao thoa của hai khu vực khác là kinh tế phi chính qui và kinh tế chưa được giám sát. Phân tích kết quả khảo sát điển hình tại địa phương, đề tài đã rút ra một số kết luận về tầm quan trọng của việc tiến hành khảo sát bài bản, về qui mô của khảo sát, phương pháp tiến hành khảo sát, đồng thời nêu rõ nếu chúng ta không nhanh chóng thay đổi cách ứng xử với khu vực kinh tế này thì trong thời gian tới đây, đặc biệt là bắt đầu từ năm 2009, chúng ta sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn do chính khu vực kinh tế này đặt ra, mà nổi cộm nhất sẽ là vấn đề an sinh xã hội và tội phạm hóa nền kinh tế. Trên cơ sở các vấn đề rút ra từ quá trình điều tra, khảo sát, kết hợp với các giá trị định lượng tính toán được, áp dụng phương pháp đã lựa chọn, đề tài đã tiến hành đánh giá sự ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm đối với kinh tế Hà Nội. Do điều kiện nguồn lực hạn chế, đề tài chỉ giới hạn đánh giá ảnh hưởng đến các yếu tố bên trong thông qua hai chỉ tiêu căn bản: 1) năng lực sản xuất và 2) các chỉ số kinh tế vĩ mô. Từ ví dụ khảo sát tại thành phố Hà Nội, đề tài đã nhìn nhận rộng hơn về khu vực kinh tế ngầm tại nước ta. Làm rõ quá trình hình thành, các đặc điểm riêng, các yếu tố ảnh hưởng đặc thù, từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả khu vực kinh tế này. Giải pháp được chia làm hai nhóm: cơ bản (dài hạn) và cấp thiết (ngắn hạn). Trong nhóm các giải pháp dài hạn phải kể đến ba giải pháp mang tính quyết định đó là: 1) giải quyết vấn đề tam nông; 2) tập trung phát triển khu vực kinh tế chính thức; và 3) xây dựng chính sách phát triển bền vững. Về ngắn hạn, theo chúng tôi, trước mắt phải làm ngay mấy việc: 1) khảo sát và định lượng khu vực kinh tế phi chính thức bao gồm: kinh tế phi chính qui, kinh tế ngầm và kinh tế không được giám sát; 2) minh bạch hóa môi trường kinh doanh; 3) chuẩn bị kế hoạch đối phó với tình hình kinh tế có nhiều biến động bất lợi trong thời gian tới đây. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Bộ Lao động – Thương binh xã hội (2000-2006). Thống kê lao động – việc làm. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú, (1007). Khu vực kinh tế phi chính quy: Một số kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế. NXB.: Chính trị Quốc gia. Hà nội, 1997. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú. Nhận dạng các đặc điểm của khu vực kinh tế phi chính quy (trường hợp khảo sát tại Hà Nội). NXB.: Lao Động. Hà Nội. 1998. Hà Huy Thành (chủ biên), (2002). Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân: Lý luận và chính sách. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. Ngân hàng Thế giới, (2000-2007). Báo cáo phát triển Việt Nam các năm 2000-2007. Nguyễn Huy Oánh, (2001). Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 283, tháng 12/2001. Nguyễn Thị Lan Hương (chủ biên), (2002). Thị trường lao động Việt Nam: Định hướng và Phát triển. Hà Nội: NXB Lao động. Nguyễn Văn Minh (2007). An ninh kinh tế quốc gia rồi sẽ đi về đâu? Hà Nội: Bộ Khoa học và Công nghệ. Tạp chí TIA SÁNG số 13, 05.07.2007. Nguyễn Văn Minh (2007). Khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng? Hà Nội: Tạp chí Tia Sáng, số 09 ngày 05.05.2007. tr. 43-45. Nguyễn Văn Minh (2008). Kinh tế Việt Nam một năm vào WTO: nỗi lo và hy vọng. Hà Nội: TạpTia Sáng số 01, 05.01.2008. Tr.41-42. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên, 2007). Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Đánh giá ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm đối với sự phát triển của kinh tế Việt Nam” thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2006-2007. Nguyễn Văn Minh, (2002). Kinh tế Nga sau khủng hoảng. Tạp chí Phát triển Kinh tế, ĐHKT TP.HCM, số SỐ 143, tháng 09.2002. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Niên giám thống kê các năm 2000-2007. Hà Nội: Thống kê, 2000-2007. Cục Thống kê Hà Nội. Niên giám thống kê Hà Nội các năm 2000-2007. Hà Nội: Thống kê. Phạm Văn Dũng, Mai Thị Thanh Xuân, (2003). Khu vực kinh tế phi chính thức: Thực trạng và những vấn đề đặt ra với công tác quản lý. NXB.: Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003. Trần Quốc Trung, (2000). Vai trò và tác động của hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 270, tháng 11/2000. Võ Đại Lược (2005). Những vấn đề phát triển ở Việt Nam - Giải pháp. Tạp chí Thời Đại Mới, số 6 tháng 11-2005. Tiếng Anh OECD, (2002). Measuring the Non-Observed Economy. OECD Publication. 2002. 240p. Carter M, (1984). Issues in the hidden economy: A Survey // Economic record. Parkville, 1984. V.60.#170. Dilnot A.W., Morris C.N. What do we know about the black economy? // Fiscal Studies. 1981.V.2.#1. Gundorov I. (2001). Demographic accident in Russia: the Reasons, Mechanisms, Ways of Overcoming. M.: URCC, 2001 Gutmann P.M. The grand unemployment illusion // Journal of the institute for Socioeconomic Studies. 1979.V.4. #2. Gutmann P.M., (1977). The subterranean economy // Financial Analysts Journal. 1977. November – December. Johnson, S., Kaufmann, D., and Shleifer, A. The unofficial Economy in Transition/ Brooking Papers on Economic Activity. 1997.#2. Kaufmann D., KaliberdaA. Integrating the unofficial economy into the dynamics of postsocialist economies: a framework of analysis and evidence / Economic transition in Russia and the new states of Eurasia. Armonk, NY.: M.E. Sharpe, Inc. Smith S. Britain’s Shadow Economy. Oxford: Oxford University Press, 1986. Stoyan Tenew, Amanda Carbier, Nguyễn Quỳnh Trang. Hoạt động không chính thức và môi trường kinh doanh ở Việt Nam. NXB Thông tấn, 2003. Tiếng Nga Бокун Н.Ч. Теневая экономика: понятия, классификации, методы оценки. Научно-исследовательский институт статистики Министерства статистики и анализа Республики Беларусь. Минск, 2002. Макаров Д. Экономические и правовые аспекты теневой экономики в России // вопросы экономики, 1998. №3. Нестеров Л. Теневая экономика в зарубежной статистике // Вестник статистики. – 1991.№3 Нуреев Р.М. Экономика развития модели становления рыночной экономики. М.: Инфра-М, 2001.с 88. Рябушкин Б.Т., Чурилова Э.Ю. Методы оценки теневого и неформального секторов экономики. М.: Финансы и статистика, 2003. PHỤ LỤC A. GIỚI THIỆU VỀ QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA KHẢO SÁT KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TẠI HÀ NỘI GIỚI THIỆU CHUNG Mục tiêu, nhiệm vụ điều tra khảo sát kinh tế ngầm tại Hà Nội Do khu vực kinh tế ngầm ở Việt Nam chưa được bao quát trong hệ thống thống kê quốc gia và chưa có sự quan tâm đủ lớn, thường xuyên nên số liệu thống kê về vấn đề này hầu như không có, hoặc nếu có thì đại đa số các tác giả dẫn lại kết quả nghiên cứu của nước ngoài. Stoyan Tenew, Amanda Carbier, Nguyễn Quỳnh Trang, (2003). Hoạt động không chính thức và môi trường kinh doanh ở Việt Nam. NXB Thông tấn, 2003; Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú. (1998) Nhận dạng các đặc điểm của khu vực kinh tế phi chính quy (trường hợp khảo sát tại Hà Nội). NXB.: Lao Động. Hà Nội. 1998. Vì vậy, để nhận dạng, đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của khu vực kinh tế này trên địa bàn Hà Nội (hay bất kỳ một địa bàn nào khác) chúng tôi đã chọn hình thức điều tra, khảo sát trực tiếp. Việc điều tra, khảo sát đồng thời là một biện pháp tốt để đối chiếu, so sánh với những phân tích gián tiếp về khu vực kinh tế ngầm. Khi điều tra, khảo sát điều đầu tiên chúng tôi đặc biệt lưu ý tới đặc điểm nền kinh tế đang ở trong giai đoạn chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang thị trường của nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng. Do đó có nhiều hoạt động được coi là ngầm, nhưng thực chất lại không ngầm mà chính qui đàng hoàng bởi hệ thống pháp luật cũng như thể chế kinh tế thị trường của ta chưa hoàn thiện, hoặc do chính sách quản lý của ta chưa thông thoáng và chưa hợp lý nên không tạo được cơ hội cho các hoạt động đáng ra không phải trở thành ngầm. Thậm chí ở nhiều cơ sở chính qui vẫn thực hiện các hoạt động ngầm – phi chính qui. Ví dụ, cán bộ công nhân viên nhà nước bên cạnh nghề chính còn tham gia các hoạt động kinh tế phụ, không ít các hoạt động này thuộc vào nhóm hoạt động ngầm. Mục tiêu chủ yếu của cuộc điều tra, khảo sát là nhận dạng khu vực kinh tế ngầm tại Hà Nội, dựa vào đó để phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế của Thủ đô. Để thực hiện được mục tiêu trên, cuộc điều tra đã đặt ra một số nhiệm vụ cụ thể: lựa chọn hình thức điều tra phù hợp với điều kiện thực tế; tiến hành điều tra trong khoảng thời gian cho phép; phân tích xử lý số liệu và rút ra kết luận. Như chúng tôi đã phân tích, hoạt động kinh tế ngầm có thể đánh giá thông qua ba nhóm hoạt động cơ bản: 1) là các hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà việc buôn bán, phân phối hoặc sở hữu chúng bị pháp luật ngăn cấm; 2) là các hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ vốn hợp pháp nhưng trở nên phi pháp vì bản thân người sản xuất không có quyền làm việc đó; 3) là các hoạt động chiếm đoạt tài sản (trộm, cướp, lừa đảo…)., tội phạm kinh tế (lừa đảo khách hàng, vi phạm hợp đồng…), lạm dụng quyền lực (tham nhũng, cố ý làm trái, lợi dụng quyền lực trục lợi…). Tuy nhiên, trong khuôn khổ giới hạn của nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung khảo sát các hoạt động kinh tế ngầm ở nhóm một và hai. Hoạt động ở nhóm thứ ba chúng tôi chỉ tập trung điều tra vào một tiêu chí là mức độ lạm dụng quyền lực của các cơ quan quản lý nhà nước. Đối tượng được điều tra, khảo sát Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi đã chọn hai nhóm đối tượng để khảo sát: 1) nhóm các doanh nghiệp và hộ gia đình kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội và 2) nhóm các cơ quan quản lý nhà nước. Với nhóm các doanh nghiệp chúng tôi lựa chọn: 2 doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội ở những lĩnh vực khác nhau thuộc ba lĩnh vực: sản xuất, thương mại và dịch vụ; 8 doanh nghiệp tư nhân hoạt động trên địa địa bàn thành phố Hà Nội cũng với các ngành nghề khác nhau thuộc ba lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; 5 hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ thuộc khu vực phi chính qui trên địa bàn thành phố Hà Nội; 5 hộ gia đình kinh doanh thuộc khu vực phi chính qui trên địa bàn các huyện vùng ven ngoại thành Hà Nội. Với nhóm các cơ quan quản lý nhà nước chúng tôi lựa chọn 3 cơ quan quản lý trung ương cũng như địa phương là các sở ban ngành liên quan trực tiếp đến việc hoạch định chính sách, quản lý khu vực kinh tế phi chính qui trong đó có kinh tế ngầm. Cơ cấu của đối tượng được điều tra, khảo sát a. Cơ cấu sở hữu của đối tượng được điều tra Biểu đồ A.1: Cơ cấu sở hữu của đối tượng được điều tra b. Cơ cấu về lĩnh vực hoạt động của các đối tượng điều tra Biểu đồ A.2: Cơ cấu về lĩnh vực hoạt động của các đối tượng được điều tra c. Cơ cấu về địa bàn hoạt động của đối tượng điều tra Biểu đồ A.3: Cơ cấu về địa bàn của đối tượng được điều tra Nội dung khảo sát Hiểu rõ những khó khăn, phức tạp trong quá trình khảo sát vì đây là một vấn đề mới, nhạy cảm và không dễ lấy được các thông tin chính xác trung thực, chúng tôi đã đề ra những nội dung khảo sát cụ thể như sau: Đối với khối doanh nghiệp và hộ gia đình tập trung làm rõ mấy nội dung: Thứ nhất, nhận thức của doanh nghiệp và hộ gia đình về cac hoạt động kinh tế ngầm. Thứ hai, làm rõ những điều kiện và hoàn cảnh có thể đẩy doanh nghiệp và hộ gia đình tham gia vào các hoạt động kinh tế ngầm. Thứ ba, tỷ lệ các đối tượng này tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh ngầm. Phân biệt rõ các trường hợp: i) cố tình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm mà pháp luật cấm lưu hành; ii) sản xuất kinh doanh sản phẩm hợp pháp nhưng người kinh doanh không hợp pháp; iii) tổ chức sản xuất ngầm (kể cả sản phẩm phi pháp và hợp pháp); iv) hành vi trốn khai báo (đặc biệt là hai lĩnh vực đăng ký kinh doanh và trốn thuế). Thứ tư, phản hồi của các doanh nghiệp và hộ gia đình về công tác quản lý của cơ quan nhà nước, chú trọng mức độ minh bạch trong thi hành công vụ và các loại chi phí phát sinh, đặc biệt là chi phí bôi trơn. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, khảo sát tập trung làm rõ mấy vấn đề: Thứ nhất, nhận thức và quan điểm của các cơ quan quản lý về vấn đề kinh tế ngầm. Thứ hai, đánh giá của các cơ quan quản lý về độ lớn và ảnh hưởng của khu vực kinh tế này, chú trọng làm rõ phương pháp đánh giá. Thứ ba, các biện pháp nghiệp vụ, chuyên môn đã đang và sẽ được các cơ quan quản lý nhà nước ứng dụng để quản lý khu vực kinh tế phi chính qui nói chung và kinh tế ngầm nói riêng. Thứ tư, làm rõ quan điểm, phương hướng và giải pháp mà các cơ quan nhà nước sẽ thực hiện trong tương lai để quản lý khu vực kinh tế phi chính qui trong đó có kinh tế ngầm. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT Qua tổng hợp kết quả phiếu điều tra có thể nhận thấy khu vực kinh tế ngầm là khu vực hết sức nhạy cảm với tất cả những gì liên quan đến cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, đối với rất nhiều câu hỏi đã không nhận được câu trả lời. Nhận thức của doanh nghiệp và hộ gia đình về kinh tế ngầm Đại đa số các đối tượng được hiểu không có nhận thức rõ ràng về khái niệm này. Chỉ có 2/20 đối tượng trả lời đã từng nghe đến khái niệm kinh tế ngầm, nhưng không quan tâm tìm hiểu, số còn lại mới nghe thấy lần đầu. Tuy nhiên, có tới 16/20 câu trả lời đưa ra các cách hiểu khác nhau về khu vực kinh tế này. Quan điểm chủ yếu là đây là khu vực đen, phạm pháp (18/18) có tác động xấu đến sự phát triển của nền kinh tế. Biểu đồ A.4. Nhận biết của doanh nghiệp đối với khái niệm “Kinh tế ngầm” Trả lời câu hỏi các hoạt động kinh tế ngầm có hợp pháp hay không? Có 9% doanh nghiệp trả lời là hợp pháp, 63,63% cho là không hợp pháp, số còn lại cho rằng đây là những hoạt động vừa hợp pháp vừa phi pháp. Như vậy, rõ ràng những hiểu biết về kinh tế ngầm của doanh nghiệp còn rất sơ sài, chủ yếu mang tính suy diễn từ tên gọi. Hay như khi trả lời câu hỏi: những doanh nghiệp nào có thể tham gia vào hoạt động kinh tế ngầm: 45,45% đối tượng được hỏi cho rằng tất cả các doanh nghiệp và cơ quan công quyền đều có thể tham gia, 9% cho rằng đây là khu vực dành cho doanh nghiệp nhỏ. Rõ ràng đối tượng được khảo sát còn rất mơ hồ về kinh tế ngầm. Phân tích kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu tạm thời đưa ra nhận xét, đại đa số các doanh nghiệp cũng như hộ gia đình chưa hiểu hoặc không có ý định tìm hiểu về các hoạt động kinh tế ngầm. Và họ tin rằng bản thân, doanh nghiệp cũng như gia đình họ sẽ không tham gia vào các hoạt động này. Điều này dẫn đến một thực tế đáng e ngại là các chủ thể kinh tế tham gia vào khu vực kinh tế ngầm một cách vô ý thức, tham gia mà không biết hoặc cứ tham gia mà không cần biết. Tư tưởng này đặc biệt thịnh hành ở các hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ khu vực ngoại thành Hà Nội. Tính chất hợp pháp và thủ tục đăng ký kinh doanh, hành nghề Trong số 10 doanh nghiệp có 10/10 doanh nghiệp có thủ tục đăng ký kinh doanh, 2/10 doanh nghiệp có kinh doanh mặt hàng không đúng với giấy phép kinh doanh; 1/10 thiếu giấy phép hành nghề; 6/10 vi phạm các qui định về vệ sinh an toàn, môi trường và các qui định hành chính khác. Với 10 hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ thì tỷ lệ này cao hơn. 4/5 hộ gia đình kinh doanh ở ngoại ô Hà Nội không có giấy phép hoặc thiếu các giấy tờ cần thiết đảm bảo công việc kinh doanh hợp pháp; 2/5 các hộ kinh doanh ở Hà Nội thiếu các thủ tục giấy tờ. Tuy nhiên tất cả các hộ đều cho biết hoạt động kinh doanh của họ hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát, giám sát của chính quyền địa phương. Bảng A.1. Tóm tắt một số câu hỏi liên quan đến thái độ của doanh nghiệp với việc tuân thủ pháp luật Câu hỏi Phương án trả lời Có, % Không, % Doanh nghiệp anh (chị) hiện có giấy phép kinh doanh hay không? 100 0 Anh (chị) có kinh doanh đúng với các lĩnh vực mà doanh nghiệp anh (chị) đăng ký kinh doanh hay không? 90 10 Doanh nghiệp anh (chị) có sẵn sàng gia nhập vào những khúc thị trường đang sinh lợi nhưng không thuộc danh mục các lĩnh vực mà doanh nghiệp anh (chị) đã đăng ký kinh doanh hay không? 45,45 54,55 Doanh nghiệp anh (chị) đã từng tham gia vào các hoạt động như hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà việc buôn bán, phân phối hoặc sở hữu chúng bị pháp luật ngăn cấm; hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ vốn hợp pháp nhưng trở nên phi pháp vì bản thân người sản xuất không có quyền làm việc đó hay không? 0 100 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu) Như vậy, có một mâu thuẫn nhìn thấy ngay qua ý kiến trả lời của doanh nghiệp. 100% doanh nghiệp khẳng định tuân thủ tuyệt đối pháp luật, 100% khẳng định chưa từng tham gia các hoạt động ngầm, nhưng lại có tới gần 50% sẵn sàng tham gia vào các hoạt động kinh doanh không có trong giấy phép. Về bản chất đây là một hành động phạm pháp. Điều này cho thấy một thực tế là chắc chắn có nhiều doanh nghiệp đã tham gia vào hoạt động của thị trường ngầm một cách vô ý thức, hoặc là do hạn chế trong nhận thức. Đây cũng chính là vấn đề cơ bản đặt ra cho các nhà quản lý Việt Nam. Kết hợp với một số nghiên cứu bổ sung khác, chúng ta có thể đi đến nhận định bước đầu. Việt Nam có hệ thống hành chính khổng lồ vươn xuống tất cả các đơn vị hành chính nhỏ nhất. Vì vậy, việc kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh tế phi chính qui kể cả kinh tế ngầm là hoàn toàn có thể thực hiện được. Vấn đề chính phụ thuộc vào nhận thức vấn đề và quan điểm điều hành của chính phủ đối với khu vực kinh tế này. Lý do tham gia vào hoạt động ngầm hoặc phi chính qui Đại đa số các doanh nghiệp và hộ gia đình không trả lời trực tiếp câu hỏi này (9/20). Trong 11 phiếu trả lời lý do chủ yếu là không tìm được việc làm nào khác, túng quá làm liều dù biết vi phạm pháp luật (4/20); làm nhưng không biết vi phạm (7/20). Khi được hỏi, sau này nếu hoàn cảnh kinh tế gặp khó khăn, có sẵn sàng tham gia các hoạt động kinh tế ngầm không? Trả lời 20/20 là không. Tuy nhiên khi được hỏi một cách gián tiếp về các lý do có thể đẩy doanh nghiệp vào các hoạt động ngầm, 18/20 người được hỏi có ý kiến trả lời. Các lý do này bao gồm: Đối với doanh nghiệp đó là: thuế quá cao (6/8); nguy cơ phá sản (4/8); không còn con đường nào khác (2/8); siêu lợi nhuận (2/8). Đối với hộ gia đình đó là: thiếu túng phải làm (8/10); không tìm được việc làm nào khác (7/10); muốn làm giàu, thoát nghèo (3/10). Biểu đồ A.5. Lý do đẩy doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động kinh tế ngầm Đối với doanh nghiệp Đối với các hộ gia đình Điều thú vị là khi nhóm nghiên cứu đặt câu hỏi: Giả sử nếu chính phủ đánh thuế rất cao vào các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiêp thì doanh nghiệp sẽ làm gì? 27,28% doanh nghiệp trả lời sẽ đóng cửa; 36,36% sẵn sàng chuyển sang kinh doanh ngành nghề khác có thuế thấp hơn cho dù không có giấy phép kinh doanh (chuyển sang hoạt động ngầm) và 36,36% tìm hướng giải quyết khác với hai cách trên. Biểu đồ A.6. Phản ứng của doanh nghiệp nếu chính phủ tăng thuế quá cao Hoạt động kinh doanh không đăng ký có nghĩa là các hoạt động không đúng với ngành nghề đang kinh doanh, chính xác hơn là các hoạt động thuộc nhóm 2 của khu vực kinh tế ngầm. Con số 37% cho thấy khả năng tham gia vào các hoạt động với mục đích che dấu cơ quan kiểm soát để tồn tại hoặc trục lợi của các doanh nghiệp là rất lớn. Điều này buộc chúng ta phải suy nghĩ tới hai vấn đề. Thứ nhất, môi trường kinh doanh ở Hà Nội nói riêng và nước ta nói chung đang có nhiều dấu hiệu không minh bạch, làm cho doanh nghiệp cảm thấy bình thường với các hoạt động ngầm. Thứ hai, hệ thống quản lý của chúng ta tuy rộng khắp nhưng còn hết sức lỏng lẻo, tạo điều kiện cho việc ra – vào khu vực này đối với doanh nghiệp hết sức dễ dàng và gần như không gặp một trở ngại nào. Khả năng tham gia của doanh nghiệp vào khu vực kinh tế ngầm Để khảo sát vấn đề nhạy cảm này chúng tôi đã lựa chọn phương pháp dùng câu hỏi mở. Chúng tôi đã đặt hai câu hỏi chính: 1) Doanh nghiệp anh (chị) có kinh doanh đúng với danh mục các lĩnh vực mà doanh nghiệp anh (chị) đăng ký kinh doanh hay không? và 2) Doanh nghiệp anh (chị) có sẵn sàng gia nhập vào những khúc thị trường đang sinh lợi nhưng không thuộc danh mục các lĩnh vực mà doanh nghiệp anh (chị) đã đăng ký kinh doanh hay không? Kết quả trả lời được thể hiện trên các biểu đồ dưới đây. Biểu đồ A.7. Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký Biểu đồ A.8. Khả năng sẳn sàng tham gia vào các thị trường không đúng ngành đăng ký 91% doanh nghiệp khẳng định kinh doanh đúng ngành nghề, điều này hết sức dễ hiểu vì không ai dại gì thừa nhận mình đang vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, lại có tới 46% doanh nghiệp tuyên bố sẵn sàng tham gia vào các hoạt động ngầm nếu có khả năng sinh lời cao. Điều này chứng tỏ các hoạt động ngầm – về bản chất không còn mấy xa lạ với doanh nghiệp. Tóm lại, qua phân tích sơ bộ kết quả khảo sát chúng ta có thể rút ra kết luận, đại đa số các doanh nghiệp và hộ gia đình không thừa nhận việc đã từng và sẽ tham gia vào hoạt động kinh tế ngầm trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Điều này cũng dễ hiểu vì đây là vấn đề nhạy cảm. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận vấn đề từ phương diện thứ người ngoài cuộc thì tới trên 80% đối tượng được hỏi đưa ra được các nguyên nhân có thể dẫn tới hoạt động ngầm. Điều này cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều có ý thức pháp luật rõ ràng về các hoạt động sản xuất kinh doanh và có thái độ thông cảm với những người “chẳng may” phải phạm pháp, vì một lý do nào đó phải tham gia vào các hoạt động ngầm. Qua đây có thể nhìn nhận một cách gián tiếp, hoạt động kinh tế ngầm không phải là một hoạt động hiếm thấy như bản tự đánh giá của các doanh nghiệp và hộ gia đình. Độ lớn khu vực kinh tế ngầm tại Hà Nội Như chúng tôi đã trình bày ở trên, vì lý do nguồn lực hạn hẹp, nhóm nghiên cứu không đặt ra mục tiêu thông qua khảo sát lần này để lượng hóa độ lớn khu vực kinh tế ngầm tại thành phố Hà Nội, mặc dù phương pháp và cách thức tiến hành đã được chúng tôi trình bày rất kỹ trong Chương II. Với khảo sát nhỏ này, chúng tôi chỉ có thể dừng lại ở mức giới thiệu tổng quát một số nét đặc trưng giúp nhận biết khu vực kinh tế ngầm tại Thủ đô, từ đó đưa ra những đánh giá về mức độ ảnh hưởng của nó tới sự phát triển chung. Tuy nhiên, dựa vào kết quả định lượng kinh tế ngầm ở Việt Nam bằng phương pháp gián tiếp, thông qua các chỉ số thống kê về tỷ lệ thất nghiệp – việc làm (chi tiết được trình bày trong Chương IV của nghiên cứu này) kết hợp với một số khảo sát thực tế độc lập chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số đánh giá sau về độ lớn của khu vực kinh tế ngầm ở Hà Nội. Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước, đặc biệt là của vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc. Theo số liệu thống kê chính thức, năm 2007 Hà Nội có 3394,6 nghìn người, trong đó hơn 2/3 tập trung tại thành phố. Cục Thống kê thành phố Hà Nội. Niên giám thống kê 2007. tr.19. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình năm ở Hà Nội có thấp hơn mặt bằng chung trong cả nước, dao động trong khoảng 3,5-4,5%. Tuy nhiên, Hà Nội cũng giống như thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung đông đảo lực lượng dân nhập cư, bán di cư đổ về từ mọi miền đất nước để tìm kiếm việc làm. Thống kê cho thấy con số này có thể lên tới 1,5-2 triệu người, tức gần bằng 60% dân số chính thức. Vì vậy, Hà Nội là khu vực thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động phi chính thức, đặc biệt là các hoạt động ngầm. Theo đánh giá của chúng tôi, tỷ lệ hoạt động kinh tế phi chính thức ở Hà Nội cao hơn mức trung bình trong cả nước từ 1,3-1,6 lần. Kinh tế ngầm được xét với 3 khu vực chính: 1) các hoạt động sản xuất ngầm: tức sản xuất không khai báo, không có giấy phép sản xuất; 2) các hoạt động kinh tế phi pháp, ví dụ như hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà việc buôn bán, phân phối hoặc sở hữu chúng bị pháp luật ngăn cấm hoặc sản xuất hàng hóa, dịch vụ không có giấy phép; và 3) các hoạt động tội phạm phi kinh tế, ví dụ như hoạt động chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái qui định để trục lợi hoặc tham nhũng. Xét cả từ ba phương diện này, Hà Nội đều có nhiều điều kiện “thuận lợi” để nảy sinh và phát triển. Dân nhập cư tăng nhanh, ngành nghề và loại hình hoạt động vừa đa dạng vừa phức tạp, mật độ tập trung cao độ các cơ quan quản lý nhà nước – đó là những điều kiện lý tưởng để kinh tế ngầm phát triển. Dựa vào kết quả định lượng gián tiếp độ lớn của khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam giai đoạn 2000-2005 (được trình bày chi tiết trong Chương IV), chúng tôi đưa ra hai phương án định lượng kinh tế ngầm ở Hà Nội. Phương án 1 (phương án cơ sở). Tính toán dựa trên kết quả định lượng gián tiếp qua số liệu thống kê chính thức về đầu vào lao động trên cả nước, từ đó tính tỷ lệ trung bình 1,5 lần cho khu vực kinh tế ngầm của Hà Nội. Bảng A.2. Định lượng kinh tế ngầm ở Hà Nội – phương án cơ sở STT Tiêu chí 2000 2003 2004 2005 2006 2007 1. Tỷ lệ KTN so với GDP cả nước, % 34,78 31,46 30,08 28,99 27,83 27,15 2. Tỷ lệ KTN so với GDP của Hà Nội 52,17 47,19 45,12 43.49 41,74 40,73 (Nguồn: Trích từ kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu, Bảng 4.9) Phương án 2 (phương án điều chỉnh). Chúng ta biết, có rất nhiều phương pháp định lượng độ lớn của khu vực kinh tế ngầm và mỗi phương pháp thường đưa ra kết quả hết sức chênh lệch nhau, có khi lên tới vài chục phần trăm. Chính vì vậy, hết sức cần thiết khi chúng ta lựa chọn một phương pháp tính toán cơ bản, sau đó đưa ra các phương án điều chỉnh kết quả cho phù hợp. Trước tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, đặc biệt là sau khi Hà Nội chính thức được mở rộng (từ ngày 01.08.2008), áp lực lạm phát, tăng giá, giảm việc làm, thất nghiệp sẽ tăng cao. Tất cả những yếu tố này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân Hà Nội mới, và cũng là cơ hội thuận lợi cho các hoạt động kinh tế ngầm. Chúng tôi cho rằng, hiện nay (2007), giá trị của khu vực kinh tế ngầm ở Hà Nội không dưới 54,3% GDP của thành phố. Tất nhiên, để kiểm chứng con số này cần phải thực hiện hàng loạt các khảo sát bài bản và qui mô hơn. Chúng tôi rất hy vọng trong tương lai không xa Tổng cục Thống kê Việt Nam và Cục Thống kê Hà Nội sẽ đứng ra để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Một số ý kiến đề nghị điều chỉnh, sửa đổi chính sách của doanh nghiệp Tổng hợp các ý kiến của doanh nghiệp và hộ gia đình có thể đưa ra mấy nhóm đề nghị chính về việc sửa đổi hoặc điều chỉnh chính sách quản lý trên địa bàn Hà Nội, được thể hiện trong bảng dưới đây. Bảng A.3. Tổng kết ý kiến đề xuất của doanh nghiệp STT Ý kiến Số đề nghị 1. Cải cách hệ thống thuế 18/20 2. Cải cách hệ thống quản lý 13/20 3. Xây dựng hệ thống luật pháp đầy đủ, ổn định 10/20 4. Chính sách hỗ trợ phát triển kinh doanh 12/20 5. Hỗ trợ vay vốn ưu đãi 16/20 6. Tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định 8/20 7. Thay đổi chính sách tiền lương 4/20 8. Đưa kinh tế phi chính thức vào hệ thống thống kê quốc gia, phổ cập kiến thức về vấn đề này 2/20 9. Minh bạch hóa chính sách 6/20 10. Các ý kiến khác 3/20 11. Không trả lời 3/20 Trên đây, mới là những kết quả và phân tích sơ bộ thuộc giai đoạn đầu của cuộc khảo sát. Do điều kiện kinh phí hạn hẹp nên qui mô và phạm vi khảo sát còn quá nhỏ so với thực tế địa bàn thành phố Hà Nội. Nhóm nghiên cứu rất mong có điều kiện để tiếp tục phát triển khảo sát với phạm vi rộng hơn, bao phủ hơn để giải quyết được các vấn đề lớn hơn về qui mô, cấu trúc, nguồn thu nhập từ các hoạt động ngầm tại Thủ đô. B. NỘI DUNG PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG MÃ PHIẾU PHIẾU HỎI ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Giới thiệu Kính chào anh (chị), chúng tôi là nhóm nghiên cứu của trường Đại học Ngoại thương. Hiện nay, chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Xin anh (chị) dành chút thời gian trao đổi với chúng tôi. Những ý kiến của anh (chị) sẽ góp phần vào sự minh bạch hóa của nền kinh tế Việt Nam, từ đó sẽ tạo ra môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp anh (chị) sẽ thuận lợi hơn. Những thông tin anh (chị) cung cấp sẽ được giữ kín và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Rất cảm ơn sự hợp tác của anh (chị). Thông tin chung 1. Quận huyện 2. Loại hình doanh nghiệp (1. Tư nhân, 2. Nhà nước, 3. Hộ gia đình) 3. Lĩnh vực hoạt động (1. Sản xuất, 2. Dịch vụ, 3. Khác) 4. Ngành hoạt động ........................................................................... 5. Tên người trả lời ............................................................................ 6. Chức danh ..................................................................................... 7. Đánh giá về tình hình của doanh nghiệp (1. Tốt, 2. Trung bình, 3. Yếu) 8. Điều tra viên .................................................................................. 9. Giám sát viên .................................................................................. 10. Ngày phỏng vấn .......................................................................... 11. Thời gian bắt đầu ......................................................................... 12. Thời gian kết thúc ........................................................................ BỘ PHIẾU A DÀNH CHO DOANH NGHIỆP I. Nhận thức về “Kinh tế ngầm” A1. Từ trước đến bây giờ, anh (chị) đã từng nghe đến thuật ngữ “Kinh tế ngầm” hay chưa? o Đã từng nghe nói → Chuyển A2 o Chưa bao giờ → Chuyển A4 A2. Anh (chị) hiểu “Kinh tế ngầm” như thế nào? ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. A4. Anh (chị) đã từng nghe một số thuật ngữ sau chưa? o Kinh tế phi chính quy o Kinh tế không chính thức o Kinh tế đen o Kinh tế chìm o Kinh tế không được giám sát o Kinh tế phi kết cấu o Kinh tế song song o Kinh tế vô hình o Thuật ngữ khác A5. Theo anh (chị), khi nói đến kinh tế ngầm, nếu xét về mặt ngôn ngữ, là một thuật ngữ chỉ đến một khu vực kinh tế có: o Ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế quốc dân nói chung o Ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế quốc dân nói chung o Ý kiến khác: ..............................................................................................................................................................................................................................................................A6. Theo anh (chị), các hoạt động trong khu vực kinh tế ngầm là các hoạt động: o Tuân thủ theo pháp luật o Không tuân thủ theo pháp luật o Ý kiến khác: .............................................................................................................................................................................................................................................................. A7. Theo anh (chị), tổ chức nào có thể hoạt động trong khu vực kinh tế ngầm: o Tất cả các loại hình doanh nghiệp o Các cơ quan công quyền nhà nước o Ý kiến khác: .............................................................................................................................................................................................................................................................. II. Tính chất hợp pháp và thủ tục đăng ký kinh doanh, hành nghề A8. Doanh nghiệp anh (chị) hiện tại có giấy phép kinh doanh hay không? o Có → Chuyển câu A9 o Không → Chuyển câu A11 A9. Anh (chị) có kinh doanh đúng với danh mục các lĩnh vực mà doanh nghiệp anh (chị) đăng ký kinh doanh hay không? o Có o Không A10. Doanh nghiệp anh (chị) có sẵn sàng gia nhập vào những khúc thị trường đang sinh lợi nhưng không thuộc danh mục các lĩnh vực mà doanh nghiệp anh (chị) đã đăng ký kinh doanh hay không? o Có o Không A11. Tại sao doanh nghiệp anh (chị) đang kinh doanh lại không có đăng ký kinh doanh? ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. III. Lý do tham gia vào hoạt động ngầm hoặc phi chính qui A12. Doanh nghiệp anh (chị) đã từng thực hiện các công việc kinh doanh như: hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà việc buôn bán, phân phối hoặc sở hữu chúng bị pháp luật ngăn cấm; hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ vốn hợp pháp nhưng trở nên phi pháp vì bản thân người sản xuất không có quyền làm việc đó; hoạt động chiếm đoạt tài sản (trộm, cướp, lừa đảo…), tội phạm kinh tế (lừa đảo khách hàng, vi phạm hợp đồng…), lạm dụng quyền lực (tham nhũng, cố ý làm trái, lợi dụng quyền lực trục lợi…) hay chưa? o Rồi → Chuyển câu A13 o Chưa → Chuyển câu A15 A13. Tại sao doanh nghiệp anh (chị) phải tiến hành các công việc đó? o Mức thuế quá cao o Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản o ý kiến khác: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. A14. Doanh nghiệp anh (chị) thường tiến hành các công việc nào khi doanh nghiệp anh (chị) lâm vào tình trạng không thể cứu vãn nổi? oHoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà việc buôn bán, phân phối hoặc sở hữu chúng bị pháp luật ngăn cấm; oHoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ vốn hợp pháp nhưng trở nên phi pháp vì bản thân người sản xuất không có quyền làm việc đó. A15. Nếu Chính phủ đánh một mức thuế rất cao vào các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp anh (chi), anh (chị) sẽ đối phó như thế nào? oNgừng kinh doanh, đóng cửa doanh nghiệp oChuyển sang kinh doanh lĩnh vực khác có mức thuế thấp hơn mặc dù lĩnh vực này doanh nghiệp không đăng kí kinh doanh A16. Khi doanh nghiệp của anh (chị) đứng trước nguy cơ phá sản, anh (chị) sẽ có quyết định như thế nào? oThực hiện tất cả hoạt đông kinh doanh mặc dù bị pháp luật cấm nhưng miễn sao có tiền để trả lương cho nhân viên. oLàm các thủ tục cần thiết để tuyên bố phá sản doanh nghiệp. IV. Nhận xét của doanh nghiệp về môi trường kinh doanh Anh (chị) có thể đánh giá sơ bộ về các trở ngại trong môi trường kinh doanh tại Hà nội: (4: trở ngại được coi là trở ngại nghiêm trọng; 3: trở ngại được coi là trở ngại lớn; 2: trở ngại được coi là trở ngại nhỏ; 1: trở ngại được coi là không có trở ngại) Các tiêu chí Thang điểm 1 2 3 4 Cơ sở hạ tầng Điện Đường sá và cảng Thông tin – liên lạc Đất Cạnh tranh Tham gia thị trường Cầu kém Thông tin thị trường Cạnh tranh không lành mạnh Các kênh phân phối Tình trạng bảo hộ Tiếp cận các nguồn lực Kỹ năng của công nhân Tài nghệ quản lý Công nghệ Kỹ năng marketing Dịch vụ tư vấn Tiếp cận nguồn vốn Chi phí cấp vốn Luật và quy chế Mức thuế Hải quan và thương mại Đăng ký và cấp giấy phép kinh doanh Môi trường Lao động Quyền sở hữu tài sản và hợp đồng An toàn và phòng hỏa hoạn Thực thi chính sách Quan liêu Chính sách bất ổn Chính sách không nhất quán Đối xử ưu đãi với doanh nghiệp nhà nước Tính thực thi của luật và quy chế Thái độ của chính quyền địa phương Điều kiện vĩ mô Sự ổn định về kinh tế vĩ mô An ninh trật tự Tham nhũng BỘ PHIẾU B DÀNH CHO CÁC CƠ QUAN CÔNG QUYỀN (THUẾ, TỔNG CỤC THỐNG KÊ ..) I. Nhận thức về “Kinh tế ngầm” B1. Từ trước đến bây giờ, anh (chị) đã từng nghe đến thuật ngữ “Kinh tế ngầm” hay chưa? o Rồi → Chuyển B2 o Đã từng nghe nói → Chuyển B3 o Chưa bao giờ → Chuyển B4 B2. Anh (chị) hiểu “Kinh tế ngầm” như thế nào? ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. B3. Anh (chị) hiểu “Kinh tế ngầm” như thế nào? ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. B4. Anh (chị) đã từng nghe một số thuật ngữ sau chưa? o Kinh tế phi chính quy o Kinh tế không chính thức o Kinh tế đen o Kinh tế chìm o Kinh tế không được giám sát o Kinh tế phi kết cấu o Kinh tế song song o Kinh tế vô hình o Thuật ngữ khác B5. Theo anh (chị), khi nói đến kinh tế ngầm, nếu xét về mặt ngôn ngữ, là một thuật ngữ chỉ đến một khu vực kinh tế có: o Ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế quốc dân nói chung → chuyển B6 o Ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế quốc dân nói chung → chuyển B7 o Ý kiến khác: .............................................................................................................................................................................................................................................................. B6. Kinh tế ngầm có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế quốc dân như thế nào? ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ B7. Kinh tế ngầm có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế quốc dân như thế nào? ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ B8. Theo anh (chị), các hoạt động trong khu vực kinh tế ngầm là các hoạt động: o Tuân thủ theo pháp luật o Không tuân thủ theo pháp luật o Ý kiến khác: .............................................................................................................................................................................................................................................................. B9. Theo anh (chị), tổ chức nào có thể hoạt động trong khu vực kinh tế ngầm: o Tất cả các loại hình doanh nghiệp o Các cơ quan công quyền nhà nước o Ý kiến khác: .............................................................................................................................................................................................................................................................. II. Đánh giá của các cơ quan quản lý về độ lớn và ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm B10. Cơ quan của anh (chị) đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới sự phát triển của nền kinh tế quốc dân chưa? o Rồi → Chuyển B11 o Chưa → Chuyển B19 B11. Theo công cụ của cơ quan anh (chị) phân tích thì kinh tế ngầm chiếm bao nhiêu phần trăm trong GDP của Việt Nam? ....................................................... B12. Theo đánh giá của ông bà, tỷ trọng tương ứng của các hoạt động kinh tế ngầm là bao nhiêu? Hoạt động Tỷ trọng trong khu vực kinh tế ngầm Tỷ trọng trong GDP Hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà việc buôn bán, phân phối hoặc sở hữu chúng bị pháp luật ngăn cấm Hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ vốn hợp pháp nhưng trở nên phi pháp vì bản thân người sản xuất không có quyền làm việc đó Hoạt động khác III. Các biện pháp nghiệp vụ, công cụ mà các cơ quan quản lý sử dụng để đo lường kinh tế ngầm B13. Cơ quan anh (chị) đã dùng công cụ gì để đánh giá ảnh hưởng của nền kinh tế ngầm tới sự phát triển của nền kinh tế? .............................................................................................................................................................................................................................................................. B14. Các cơ quan công quyền đã kiểm soát kinh tế ngầm tại Việt Nam như thế nào? .............................................................................................................................................................................................................................................................. ...............................................................................................................................B15. Những khó khăn đối với các cơ quan công quyền khi kiểm soát kinh tế ngầm tại Việt Nam? .............................................................................................................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................... B16. Tại sao cơ quan của anh (chị) chưa đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới sự phát triển của nền kinh tế quốc dân? o Chưa bao giờ nghe đến thuật ngữ Kinh tế ngầm o Chưa hiểu được bản chất của Kinh tế ngầm o Các hoạt động trong kinh tế ngầm là những hoạt động rất nhạy cảm trong nền kinh tế quốc dân nên không muốn đụng chạm đến. o Khác: ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... B17. Nếu các cơ quan công quyền chưa đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới nền kinh tế quốc dân thì từ trước tới nay, các cơ quan công quyền đã sử dụng những công cụ gì đã đo lường các hoạt động ở câu B12? ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. IV. Phương hướng và giải pháp kiểm soát kinh tế ngầm tại Việt Nam B18. Để có thể kiểm soát được khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam, theo anh (chị), hệ thống luật pháp ở Việt Nam cần có những yêu cầu, chế tài, chế định như thế nào? .............................................................................................................................................................................................................................................................. ...............................................................................................................................B19. Để có thể kiểm soát được khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam, theo anh (chị), Chính phủ cần có những giải pháp gì? .............................................................................................................................................................................................................................................................. ...............................................................................................................................B20. Để có thể kiểm soát được khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam, theo anh (chị), các doanh nghiệp cần có những giải pháp gì? .............................................................................................................................................................................................................................................................. ...............................................................................................................................B21. Nếu bây giờ có một công cụ hoàn toàn mới dùng để đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thì cơ quan của anh (chị) sẽ: o Cần có sự xem xét cẩn thận trước khi đưa vào áp dụng o Không áp dụng, chỉ sử dụng những công cụ đã từng sử dụng trước đây. o Khác: ................................................................................................................... ...................................................................................................................... Một lần nữa xin cảm ơn sự cộng tác của Anh (chị)!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề cơ bản về kinh tế ngầm.doc
Luận văn liên quan