Đề tài Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng đời sống mới của sinh viên trường đại học Cần Thơ hiện nay

Luận văn dài 73 trang CHƯƠNG 1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG MỚI 1.1 KHÁI NIỆM VỀ LỐI SỐNG MỚI, NẾP SỐNG MỚI VÀ ĐẠO ĐỨC MỚI 1.2 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỜI SỐNG MỚI VÀ THỰC HÀNH ĐỜI SỐNG MỚI VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ ĐỜI SỐNG MỚI CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY 1.3 SINH VIÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG , TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG MỚI ĐỐI VỚI SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ HIỆN NAY 2.1 KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 2.2 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG MỚI ĐỐI VỚI SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ HIỆN NAY CHƯƠNG 3. MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG MỚI ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ HIỆN NAY 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG 3.2 GIẢI PHÁP

doc73 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7479 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng đời sống mới của sinh viên trường đại học Cần Thơ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cán bộ và sinh viên trường. Năm 2008 là năm nổi bật nhất với nhiều hoạt động rất bổ ích cho sinh viên trường: Ban lãnh đạo trường đã phối hợp với Đoàn trường tổ chức hoạt động văn hóa, xây dựng nếp sống cho sinh viên ngày càng ý thức được nhiều hơn để nhằm bảo đảm tính nghiêm túc và hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện tại trường Đại học Cần Thơ. Nó thể hiện tính văn minh, lịch sự, tôn trọng mọi người và tôn trọng bản thân; góp phần giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống lành mạnh; xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của sinh viên, học viên và cán bộ, viên chức trong học tập, nghiên cứu và làm việc tại trường Đại học Cần Thơ [8].Vì vậy trường đã đưa ra những quy định cụ thể đòi hỏi sinh viên phải thực hiện: + Về trang phục: * Đối với người học phải mang bảng tên; mặc áo sơ mi, quần tây và bỏ áo vào quần; đi giầy hoặc dép có quai hậu; có thể mặc đồng phục thể thao theo quy đinh của trường; khuyến khích nữ mặc áo dài. *Trường hợp làm việc trong phòng thí nghiệm, khu sản xuất dịch vụ hoặc đặc thù môn học, ngành học thì sử dụng trang phục theo quy đinh riêng. + Về giao tiếp và ứng xử: * Phải có thái độ lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng lẫn nhau; không nói tục; không hút thuốc lá trong phòng học, phòng họp; không sử dụng điện thoại di động khi lên lớp, dự họp. * Quan hệ nam nữ trong sáng, phù hợp với truyền thông, bản sắc văn hoa, dân tộc; không ngồi trong khu vực bóng tối, vắng vẻ hoặc có những hành vi không lành mạnh trong khuôn viên trường. * Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người khác. + Giữ gìn an ninh trật tự * Phải nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy, quy đinh của trường và đơn vị nơi đến làm việc, học tập, nghiên cứu. * Chơi thể thao đúng nơi quy định * Không tự ý tập trung đông người gây gối trật tự công cộng, phao tin đồn nhảm; không chứa chấp các loại tội phạm; cấm đánh bạc, cá độ, trộm cấp dưới mọi hình thức; không tự ý tổ chức uống rượu bia trong khuôn viên trường. * Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo, tuyên truyền chống phá Nhà nước; không tham gia biểu tình, lập hội và các hình thức hoạt động khác trái với quy định của pháp luật. * Không tham gia tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan; cấm in sao, phát tán, sử dụng các tài liệu có nội dung phản động, bạo lực, đồi trụy. * Không tàn trữ, vận chuyển, trao đổi, mua bán, sử dụng, mang vũ khí, hung khí chất cháy nỗ, các loại hóa chất độc hại trái phép trong khuôn viên trường. * Không đi lại trong khuôn viên trường trong khoảng thời gian từ 23 giờ đến 4 giờ sang hôm sau. + Về an toàn giao thông: * Người học phải tuyệt đối chấp hành đúng luật lệ giao thông đường bộ. Không chở vượt qúa số người quy định, chạy xe quá tốc độ cho phép, chạy ngược chiều, chạy xe thành nhiều hàng, lạng lách, đánh võng, chở đứng, chở đòn, đậu xe lấn chiếm lòng lề đường. + Giữ gìn vệ sinh, cảnh quan, môi trường: * Người học có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh, cảnh quan, môi trường góp phần xây dựng nếp sống văn minh, trường xanh, sạch, đẹp. Nghiêm cấm việc vứt rác bừa bãi. * Không tự ý viết, vẽ, dán trên tường, bàn ghế trong các phòng học, phong họp, phong ở ký túc xá và các khu vực trong khuôn viên trường. * Không chặt, phá cây, kiểng; săn bắt chim, cá.[19] Ngoài ra còn phát động trong toàn trường tổ chứcm ùa thi nghiêm túc các kỳ thi giữa kỳ, cuối kỳ và duy trì phong trào “ Mùa thi nghiêm túc” trong toàn Đoàn bộ. Đồng thời, Đoàn trường cũng phát động đoàn viên, sinh viên tham gia tố giác các tình trạng si trái, vi phạm của cán bộ và sing viên trường qua “ Hòm thư phản ánh sinh viên” hoặc email của BCH Đoàn các cấp. Nhâm dịp chào mừng sinh nhật lần 77 của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2008), Đoàn trường tổ chức cắm trại, giao lưu, sinh hoạt truyền thống hào hung của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua các thời kỳ lịch sử vào 2 ngày 15 và 16/3/2008 với 20.000 đoàn viên tháng niên tham gia. Ngoài việc chăm lo rèn luyện học tập cho sinh viên trong giờ học chính thức thì ban lãnh đạo trường cũng rất quan tâm đến việc vui chơi giải trí, rèn luyện đạo đức, lối sống ở ký túc xá (KTX) đối với các sinh viên nội trú. Như chúng ta đã thấy đời sống của sinh viên trong KTX được sự quản lý của Ban quản lý KTX rất chặt chẽ, sống rất kỷ luật và có nề nếp, có tổ chức. Bên cạnh việc quản lý về những sinh hoạt hằng ngày thì các ban lãnh đạo của trường cũng như Ban quản lý KTX cũng tạo nhiều điều kiện để cho sinh viên nội trú phát huy những kỷ năng của mình, nhất là những sinh viên mới. Tạo nhiều hoạt động rất bổ ích để cho sinh viên học hỏi, tích lũy được kinh nghiệm như có thể giao lưu về văn nghệ, thể thao… giữa các dãy với nhau hay giữa KTX tỉnh này với tỉnh khác. Ngoài ra, trường cũng đã tổ chức triển khai các hoạt động y tế dự phòng tại KTX, tổ chức khám sức khỏe định kỳ và thực hiện công tác bảo hiểm cho sinh viên, chăm lo sức khỏe ban đầu cho sinh viên trong cơ sở nội trú. Ngoài ra tổ chức và phối hợp tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng mềm; đào tsọ và bồi dưỡng phát triển các kỷ năng nhằm trợ giúp sinh viên trong học tập, hướng nghiệp, giao tiếp và tìm kiếm việc làm… với mục tiêu góp phần giáo dục toàn diện; hoàn thiện hơn, tổ chức các hoạt động tư vấn về tâm lý và sức khỏe. Bên cạnh đó, còn tổ chức việc làm, các hoạt động tình nguyện và hỗ trợ hoạt động, cung cấp các dịch vụ theo hướng xã hội hóa nhằm đáp ứng nhu cầu về đời sống, sinh hoạt, học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên. Công tác giáo dục pháp luật cũng được Đoàn bộ quan tâm, triển khai đặc biệt là giáo dục ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ, phối hợp với Trung tâm học liệu và Ban an toàn giao thông Thành phố tổ chức cuộc thi “ Sinh viên với an toàn giao thông” với hơn 4000 lượt đoàn viên tham gia thi và cổ vũ; giáo dục sinh viên chấp hành quy định, nội quy nơi tạm trú, xây dựng nhà trọ văn minh, an toàn. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong đoàn viên, thanh niên Luật thanh niên, Luật Giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, Luật giáo dục, Luật phòng chống ma túy, Phòng chống tệ nạn xã hội với hơn 22.500 lượt đoàn viên tham gia. Đoàn trường cử 5 Đoàn viên tham gia hội thi “ Tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS”. Mô hình nổi bật của công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội và giáo dục đạo đức lối sống của Đoàn trường năm 2008 là sự ra đời của 2 câu lạc bộ “Truyền thông lồng ghép thay đổi hành vi nam sinh viên” _ “ Sức trẻ” và “ Táo xanh” với hàng nghìn lượt tiếp xúc, tư vấn chọn nam sinh viên các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong toàn Thành phố Cần Thơ các vấn đề về quan hệ bạn bè, tình yêu, tình dục, phòng tránh HIV/AIDS và các bệnh xã hội, giáo dục đinh hướng các suy nghĩ và hướng đến thay đổi lối sống, lối suy nghĩ của nam sinh trong các vấn đề nhạy cảm về giới, xây dựng lối sống tích cực, lành mạnh cho sinh viên. Ngoài ra, hoạt động định kỳ chủ nhật hàng tuần sủ 2 CLB cũng cung cấp 26 chuyên đề kiến thức về giới, đạo đức, cách tự bảo vệ bản thân, ý thức được các vấn đề liên quan đến hạnh phúc gia đình… đã được các sinh viên nam nữ đón nhận tích cực với số lượng tham gia ổn định 50 – 80 sinh viên/ lần sinh hoạt. Tổng kết hoạt động của 2 CLB trong năm 2008 được hơn 1000 lượt sinh viên tham gia ở cả hai hoạt động trên.[8] Ban lãnh đạo trường luôn tạo điều kiện cho tất cả sinh viên những sân chơi bổ ích để sinh viên có thể học tập, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, đạo đức để sinh viên ngày càng ý thức về đời sống mình hơn nữa. b. Công tác học tập, nghiên cứu khoa học và hỗ trợ đoàn viên, thanh niên:  Đẩy mạnh học tập và rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì tươi sáng của dân tộc. Các cấp bộ Đoàn coi đây là nội dung xuyên suốt trong các chương trình sinh hoạt Đoàn, nhất là cấp chi đoàn; tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên nâng cao kiến thức, kỹ năng tự thân lập thân, lập nghiệp; tăng cường các hoạt động hỗ trợ và khuyến khích sinh viên, cán bộ trẻ học tập, rèn luyện, tham gia nghiên cứu khoa học. Tiếp tục phát triển thêm các loại hình khuyến khích và hỗ trợ sinh viên, cán bộ trẻ học tập nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh phong trào thi đua “ học tập tốt”, phong trào vườn ươm khoa học công nghệ trẻ, phong trào “ Sáng tạo trẻ” trong đoàn viên thanh niên, nâng cao ý thức kỷ cương nghề nghiệp, kỹ năng xã hội, làm tốt công tác hỗ trợ những sinh viên khó khăn kịp thời phát hiện và hỗ trợ các đoàn viên thanh niên có tinh thần vượt khó học tốt, rèn luyện tốt. Góp phần nâng cao năng lực tự học trong đoàn viên thanh niên; liên kết, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài trường phát triển phong trào nghiên cứu khoa học và chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong cán bộ trẻ và sinh viên. Duy trì và phát triển theo chiều sâu các loại hình sinh hoạt học thuật như Câu lạc bộ Nói tiếng Anh, Nhà giáo trẻ, Ứng xử trong kinh doanh, các Câu lạc bộ học thuật chuyên ngành… Chú trọng các sinh hoạt chuyên đề nhằm nâng cao kiến thức thực tế, kỹ năng và phương pháp báo cáo, sử dụng các phương tiện phục vụ học tập nghiên cứu khoa học. Tổ chức hội nghị định kỳ về “ Cải tiến phương pháp học tập”, “ Nâng cao chất lượng giảng dạy – NCKH đối với cán bộ trẻ”. Tham gia các diễn đàn, hội nghị khoa học trẻ trong và ngoài nước. Động viên và có hình thức khuyến khích sinh viên và cán bộ trẻ học thêm ngoại ngữ, tin học và các môn khoa học bổ trợ khác theo chủ trương cảu ban Giám hiệu nhà trường bằng các hình thức tổ chức cuộc thi, thuyết trình, tổ chức các lớp học ngoại ngữ, tin học cho cán bộ Đoàn, cán bộ Hội Sinh viên. Đoàn các cấp chủ động phối hợp với Phòng quản lý khoa học và các khoa trong trường xây dựng kế hoạch, định hướng, khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. Tổ chức các buổi gặp gỡ tiếp xúc giữa đoàn viên, sinh viên với các nhà khoa học, các chính khách, các nhà doanh nghiệp… thành đạt có ý chí phấn đấu tốt để giúp sinh viên có định hướng khởi nghiệp, có ý chí vượt khó học tập. Định hướng cho sinh viên xây dựng động cơ học tập đúng, ý thức tự giác trong học tập cũng như trong kiểm tra, thi cử; kết hợp rèn luyện nhân cách, thực hiện tốt yêu cầu đánh giá rèn luyện. Các cấp bộ Đoàn – Hội cần tăng cường việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ sinh viên yếu kém và sinh viên khó khăn; chủ động triển khai mở cuộc vận động trong cán bộ, sinh viên và các đơn vị kinh tế nhằm gây quỹ hỗ trợ sinh viên vượt khó. Tăng cường hoạt động của Ban tư vấn sinh viên; phối hộ với các phòng, ban chức năng, các cá nhân, tổ chức trong và ngoài trường, chủ động tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ việc học tập, ăn ở của sinh viên, thông tin nhu cầu việc làm từ các địa phương, giới thiệu việc làm bán thời gian. Hỗ trợ định hướng sinh viên sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương…[7;8] c. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và xây dựng môi trường văn hóa: Từng đoàn viên, thanh niên có trách hiệm xây dựng, giữ gìn môi trường nhà trường lành mạnh; phát triển các hoạt động văn hóa văn nghệ; đấu tranh ngăn ngừa, phòng chống tệ nạn xã hội. Tổ chức Đoàn các cấp làm nòng cốt trong các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh, bổ ích. Đoàn cấp khoa là lực lượng chủ đạo cho phong trào văn hóa – văn ghệ. Tiếp tục tổ chức các đợt hoạt động xã hội, đáp ứng nguyện vọng của sinh viên, tạo sức hấp dẫn, thu hút sinh viên tham gia vào các hoạt động của Đoàn ngoài giờ học; góp phần hạn chế hiện tượng tiêu cực. Phát triển các loại hình hoạt động văn hóa, nghệ thuật mang đặc thù sinh viên, cán bộ trẻ ở cấp khoa, khối trực thuộc. Vận động đoàn viên, thanh niên tham gia giữ gìn trật tự an toàn trong trường học, bảo quản của công, giữ gìn vệ sinh môi trường ký túc xá, các khu nhà học. phát huy vai trò của chi đoàn, đội nhóm sinh viên. Kịp thời thông tin không để xảy ra các vụ việc gây mất trật tự trong nhà trường. Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài trường tổ chức giáo dục về Luật giao thông, vệ sinh môi trường và nội quy nhà trường cho sinh viên ngoại trú, ý thức chấp hành các quy định của địa phương nơi sinh viên tạm trú, ý thức vì cộng đồng, cộng đồng vì mình. Chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương xây dựng chương trình hành động về cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, không dung túng, tiếp tay bao che, né tránh các tiêu cực trong thi cử, kiểm tra, đánh giá học sinh, sinh viên, chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm thiếu trung thực trong các hoạt động công tác của học sinh, sinh viên. Nâng cao nhận thức và hành động của sinh viên về việc bài trừ các tệ nạn xã hội nhất là nạn sử dụng ma túy, thuốc lắc, sống thử, sống buông thả… Tham gia phòng chống HIV/AIDS, hưởng ứng các hoạt động “ Vì một mái trường không ma túy, không tệ nạn xã hội”. Đẩy mạnh việc tuyên truyền vận động qua các công tác tự quản, xã hội tự nguyện… Tổ chức các đợt cao điểm phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội trong toàn trường. Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của CLB nữ thanh, các chương trình tư vấn hôn nhân, tình yêu, gia đình. Phát triển các loại hình huấn luyện chăm sóc sức khỏe thanh niên: Sức khỏe sinh sản, kỹ thuật làm đẹp cho bạn gái, nữ công gia chánh… Trong những Tháng thanh niên 2007 và tháng trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường xanh – sạch – đẹp trong toàn trường từ ngày 25/4/2007 đến 31/5/2007, Đoàn đã tổ chức cho Đoàn viên thanh niên tham gia lao động, trồng cây giữ gìm cảnh quan môi trường và tuần tra giữ gìn an ninh trật tự trong trường. Tổng cộng toàn đợt có 1470 lượt đoàn viên thanh niên tham gia. Tổ chức “ Giải bóng đá sinh viên toàn quốc Cúp HT Mobile 2007” bảng 7 từ ngày 14/3/2007. Kết quả đội bóng trường Đại học An Giang đạt giải nhất, đội trường Đại học Cần Thơ giải nhì, Đại học Y Dược Cần Thơ đạt giải ba và đội trường Đại học DL Tây Đô đạt giải khuyến khích. Trong năm học vừa qua, các đơn vị đã tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ thể thao nhằm chào mừng các ngày lễ lớn với nhiều hình thức phong phú như: tổ chức sinh hoạt truyền thống, các Lễ hội nhằm ôn lại lịch sử như Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và Kỷ niệm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng với chủ đề “ Phụ nữ năng động và khéo léo”; các cuộc thi nữ công gia chánh như “ Nấu ăn và Cắm hoa” với chủ đề “ Hương tháng ba”, hội thi “ Cắm hoa và làm thiệp” chào mừng ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam 20/11 hay hội thi văn nghệ, thi hát Karaoke, văn nghệ giao lưu, sinh hoạt trò chơi dân gian… Trong những tháng qua, nhiều “ Hội diễn văn nghệ” và “ Hội thao truyền thống” được tổ chức từ cấp Đoàn trường đến thu hút đông đảo sinh viên tham gia, đặc biệt là hội thao tuyên truyền ca khúc Cách mạng do Đoàn khoa Sư phạm tổ chức.[7] Vào dịp đầu năm 2007 – 2008, Đoàn trường và hội sinh viên trường tổ chức cuộc thi chạy việt dã Kiểm tra thanh niên khỏe với sự tham gia kiểm tra đều đủ tiêu chuẩn. Ngoài ra trong năm học, việc chú trọng rèn luyện thể chất cho Đoàn viên thanh niên được thực hiện lồng ghép trong chương trình đào tạo. Vào dịp đầu năm mới, năm học 2007 – 2008, các Đoàn khoa, viện và Liên chi hội đã tổ chức chương trình văn nghệ chào đón tân sinh viên. Đoàn trường Đại học Cần Thơ cũng đã tổ chức chương trình “ Chào ngày mới” để chào đón sinh viên khóa 33 và tuyên dương, khen thưởng các cán bộ Đoàn, Hội xuất sắc trong năm học 2006 – 2007. Chúng ta cũng từng nghe nhiều sinh viên nói lên câu “ Học ở làng Đại học mà không ở KTX thì quả là… mất nửa cuộc đời sinh viên”, hầu hết sinh viên ở KTX đều có cảm nhận đó. Đa số họ thích nơi này không chỉ Ban quản lý KTX “ chăm” chuyện ăn, chuyện ở mà cả… chuyện chơi. Chuyện chơi mà Ban quản lý thường xuyên tổ chức những chương trình đặc biệt phục vụ sinh viên. Đó là các chương trình “ Chào năm học mới”, “ Vui tết đón xuân” nhân tết dương lịch, “ Những ngày thành lập Đoàn”… Trong những chương trình đặc biệt có văn nghệ, giao lưu với sự tham gia của các ca sĩ và thường ngày KTX cũng tổ chức những sân chơi khá thú vị cho sinh viên. Hiện tại KTX trường Đại học Cần Thơ có 4 dạy với số lượng sinh viên lớn. Vì vậy không gian cho sinh viên giải trí là rất cần thiết, ngay trước dãy C4, C5 là hai sân bóng dành cho sinh viên hoạt động thể thao như bóng đá, bóng chuyền… Cứ khoảng 4-5 giờ chiều là không khí vui chơi, hoạt động thể thao của sinh viên KTX lại nhộn nhịp hẳn. Ngoài ra các dãy KTX tổ chức các lớp học võ, khiêu vũ… không chỉ rèn luyện sức khỏe cho sinh viên mà qua đó còn tạo điều kiện cho các bạn rèn luyện năng khiếu và có thể tham gia giải đấu. Hằng năm các hoạt động mang tinh thiết thực cho cuộc sống sinh viên được tổ chức ở KTX như: Phong trào giữ gìn KTX văn minh lịch sự, phong trào hiến máu nhân đạo, các hoạt động thể dục thể thao với đủ các môn thể thao và rất nhiều câu lạc bộ được hình thành và đông đảo sinh viên tham gia. Mỗi năm vào các ngày cận tết Nguyên đán nhà trường thường kết hợp với Ban quản lý KTX tổ chức các chương trình văn nghệ hái hoa dân chủ và tặng quà các sinh viên không có điều kiện về quê. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao đã được Hội sinh viên quan tâm, các giải Hội thao truyền thống của các Liên chi hội, liên hoan tiếng hát Karaoke, ngày hội học trò chơi dân gian… đã góp phần xây dựng môi trường văn hóa giúp hội viên tham gia cỗ vũ nhiệt tình. Hội Sinh viên trường đã tổ chức nhiều buổi sinh hoạt về kỹ năng viết, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng tổ chức các hoạt động phong trào… toàn thể các cán bộ Hội và sinh viên.[8] d. Sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện, công tác xã hội, các hoạt động vì cộng đồng: Tinh thần tình nguyện, ý thức vì tập thể của sinh viên đã được thể hiện bằng nhiều hành động cụ thể: các mô hình học tập nhóm, sinh hoạt câu lạc bộ học thuật, xây dựng tập thể đoàn kết, xây dựng nếp sống văn minh, bảo vệ cảnh quan môi trường trong nhà trường, tình nguyện tham gia các hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nhân dân ĐBSCL, chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại… góp phần tham gia phát triển kinh tế - xã hội, từng bước khẳng định vị trí, vai trò của sinh viên trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Sự quan tâm của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường đã tạo động lực mới giúp cho sinh viên quyết tâm phấn đấu đạt kết quả tốt hơn trong học tập và rèn luyện. Cụ thể: Đoàn khoa sư phạm tổ chức viếng thăm và tặng quà gia đình chính sách tại phường Xuân Khánh – Quận Ninh Kiều. Đoàn Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng tiếp tục duy trì CLB Hướng tới cộng đồng, dạy kèm trẻ mồ côi, cơ nhỡ tại Hội từ thiện TP. Cần Thơ, hỗ trợ dạy kèm Anh văn cho cơ sở khuyết tật Nhịp Cầu tổ chức quyên góp cho sinh viên Phạm Công Thiện bị chấn thương sọ não, làm vệ sinh khuôn viên khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng; trợ giảng Tiếng Anh cho người khuyết tật. Đoàn khoa Công nghệ thực hiện công trình cải tạo bồn hoa, khuôn viên Đoàn Trường và xây tới 2 bồn hoa, tổ chức tuyên truyền giữ gìn vệ sinh trường, lớp sạch đẹp cho các Chi đoàn thực hiện lao động vệ sinh xung quanh Khoa, các phòng học của khoa. Các hoạt động xã hội từ thiện được phát động và nhận sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo Đoàn viên, thanh niên: hoạt động, giúp thiếu nhi nghèo, người già neo đơn, sinh viên ở các vùng bị thiệt hại do bão, các Đoàn viên thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, gặp tai nạn… Ngoài ra các đơn vị trực thuộc còn tổ chức dạt kèm cho trẻ em mồ côi và trẻ em đường phố, thường xuyên thăm, tặng quà, sinh hoạt cùng trẻ em khuyết tật… Tổ chức vận động hiến máu nhân đạo với sự tham gia của 1120 lượt sinh viên cung cấp 1026 đơn vị hiến máu. Trong chương trình hoạt động Tháng Thanh niên 2007, Đoàn trường, Hội sinh viên trường đã tổ chức cho sinh viên ra giữ quân giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường và trồng cây xanh trong khuôn viên khu II trường Đại học Cần Thơ với gần 3000 lượt sinh viên tham gia. Hưởng ứng tháng trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường xanh – sạch - đẹp trong toàn trường, Đoàn trường đã tổ chức cho Đoàn viên thanh niên tham gia lao động, trồng cây giữ gìn cảnh quan môi trường và tuần tra giữ gìn an ninh trật tự trong toàn trường. Tổng cộng toàn đợt có 5.470 lượt Đoàn viên thanh niên tham gia. Thực hiện chủ trương tiếp tục đẩy mạnh phong trào “ Thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và trung ương Hội sinh viên Việt Nam; Ban thường vụ Đoàn trường, Ban thư ký Hôi sinh viên trường Đại học Cần Thơ đã phối hợp tổ chức hoạt động thanh niên tình nguyện hè năm 2007 với chủ đề “ Đại học Cần Thơ và sự phát triển vì cộng đồng” tại thnàh phố Cần Thơ và các tỉnh ở ĐBSCL với sự tham gia của gần 3000 Đoàn viên, sinh viên. Chiến dịch đã thành công tốt đẹp trong tinh thần “ ở dân thương, đi dân nhớ” và đã giáo dục được tinh thần vì cộng đồng cho số lượng lớn sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó cũng có những chuyện đáng tiếc đã xảy ra. Các hoạt động tình nguyện tại chỗ đã được Hội Sinh viên trường triển khai có trọng tâm và hiệu quả lớn. Các Liên Chi hội, đội nhóm đăng ký đảm nhận phần việc sinh viên, lao động khuôn viên xanh, phong học sạch đẹp, thường xuyên tổ chức “ khuôn viên ký túc xá xanh sạch đẹp”. Đặc biệt hưởng ứng cuộc vận động tháng hành động “ Trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường xanh – sạch – đẹp”, Hội sinh viên trường đã phát động trong toàn thể hội viên lao động cải tạo khuôn viên về ý thức bảo vệ và cải tạo môi trường. Các hoạt động tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống HIV- AIDS được triển khai đến các Đoàn cơ sở, các Liên chi hội sinh viên và phổ biến rộng rãi trong toàn thể Đoàn viên – Hôi viên trong trường qua các kênh sách báo, bảng tin, diễn đàn và lồng ghép vào các buổi sinh hoạt Đoàn, Hội. Các hoạt động hôc trợ cộng đồng được triển khai hiệu quả hơn, chương trình “ Nhường cơm xẻ áo” và cuộc vận động quyên góp “ Tấm áo tặng bạn” đã đạt hiệu quả cao. Xây dựng được tình cảm tốt của cộng đồng về sinh viên. Chương trình vận động hiến máu nhân đạo, tặng lồng đèn cho trẻ em khuyết tật được các đơn vị trực thuộc triển khai sâu rộng trong địa bàn thành phố Cần Thơ. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, viếng thăm các mẹ Việt Nam anh hùng, các hoạt động làm vệ sinh và thăm viếng các nghĩa trang liệt sĩ trong địa bàn thành phố Cần Thơ nhân ngày kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân đã được thực hiện và đạt hiệu quả cao, được sự đánh giá cao của cộng đồng. Phong trào chuyến xe đồng hương đã được đông đảo hội viên đăng ký tham gia, phối hợp với Ban quản ký ký túc xá khen thưởng và tặng quà cho các phòng ở sạch đẹp của sinh viên.[7] Năm 2008 thì các đơn vị Hội trực thuộc đã chủ động thành lập nhiều câu lạc bộ hôc trợ học tập như CLB Anh văn, CLB Tin học và các CLB sở thích rhu hút đông đảo sinh viên tham gia. Trong năm 2008, các cơ sở Hội đã duy trì hoạt động cảu 5 CLB Anh văn, 2 CLB Tin học, 1 CLB Đờn ca tài tử, 1 CLB Khiêu vũ và 19 Đội văn nghệ, thể thao với hơn 1000 lượt hội viên tham gia. Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng sinh viên được các cấp Hội quan tâm và triển khai có nhiều thuận lợi hơn trên cơ sở cùng sinh hoạt, cùng học tập và tinh thần đồng hương thân thuộc giúp sinh viên dễ dàng chia sẻ và thông cảm cũng như động viên nhau học tập và vượt khó. Công tác thông tin, liên lạc, tạo cầu nối cho sinh viên nắm bắt tình hình đại phương, quê hương cũng được các cấp Hội triển khai rộng rãi, ít nhất mỗi cho hội tổ chức 1 đợt họp mặt tiếp xúc giữa sinh viên và lãnh đạo huyện nhà để sinh viên có cơ hội để đạt nguyện vọng của bản thân với công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực của địa phương và công việc khi tốt nghiệp. Giáo dục truyền thống cho hội viên, sinh viên là một trong những mục tiêu mà Hội Sinh viên trường đặc biệt quan tâm, chú trọng. Các chương trình, hoạt động của Hội đã giúp các bạn trẻ thêm tự hào về truyền thống yêu nước, truyền thống tương thân, tương ái, tôn sư trọng đạo của dân tộc ta như “ Về nguồn tri ân thầy cô giáo”, các hoạt động chào mừng các lễ hội truyền thống của dân tộc Khơme. Tham quan, học tập truyền thống qua các di tích lịch sử, các khu căn cứ cách mạng, các chương trình tình nguyện “ Cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với nhân dân… với hàng nghìn lượt sinh viên tham gia. Công tác giáo dục đạo đức lối sống cũng được tập trung chỉ đạo thực hiện, thong qua các bản tin thanh niên, bản thông tin chuyên đề đã giúp các bạn trẻ hiểu thêm về đạo đức, nghề nghiệp, biết thêm kỹ năng sống đẹp. Các chương trình tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Ngày thứ bảy tình nguyện, công trình lao động cải tạo vườn bàng, các khu vực tự quản của trường nơi sinh hoạt, học tập văn minh đã tạo môi trường thuận lợi cho hội viên, sinh viên rèn luyện đạo đức, tinh thần trách nhiệm và tác phong hiện đại. Trong năm qua, Hội Sinh viên đã tổ chức 520 đợt hoạt động tình nguyện tại chỗ với hơn 15.600 lượt sinh viên tham gia. Chương trình vận động hiến máu tình nguyện đước tổ chức định kỳ 3 tuần/lần với tổng số đơn vị máu là 1175 đơn vị. Công tác đoàn kết, hỗ trợ công tác giữa các đơn vị cũng được các cơ sở Hội đẩy mạnh qua các hoạt động vận động, biểu diễn văn nghệ quyên góp tạo kinh phí tặng các trung tâm xã hội và hỗ trợ CLB Sinh viên khuyết tật của trường. Công tác cuộc sống tình nguyện vì cộng đồng được Hội Sinh viên phối hợp với Đoàn trường và đoàn các địa phương thực hiện rất hiệu quả. Trong năm 2008, hơn 50 cơ sở Hội đã tổ chức giao lưu, hướng nghề, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông và 6 đội tình nguyện hè về các tỉnh, tham gia phối hợp với Đoàn trường tổ chức hoạt động “ Tiếp sức màu thi 2008” và chương trình “ Đồng hành tới trường” với tổng số lượt sinh viên tham gia các hoạt động trên 1500 lượt. Chào mừng năm học mới – năm học 2008, Hội sinh viên trường tổ chức chương trình “ Giao lưu trò chơi vận động” với nhiều trò chơi dân gian như chạy diệt dã, kéo co, thi đấu cờ vua, cờ tướng thu hút hơn 1500 hội viên, sinh viên tham gia.[8] 2.2.2 Hạn chế: Một bộ phận Đoàn viên, sinh viên chưa nhận thức đúng vai trò của mình, chưa cố gắng học tập rèn luyện và nêu cao ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, một số biểu hiện tiêu cực như tệ nạn quan liêu, tham nhũng, sự tha hóa về mặt đạo đức của một số cán bộ công chức liên quan đến các vụ án tham nhũng lớn, những mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường cũng có tác động không tốt đến nhận thức của Đoàn viên, thanh niên. Đội ngũ cán bộ Đoàn thường xuyên thay đổi và chủ yếu là kiêm nhiệm nên vẫn còn sự lúng túng trong công tác quản lý, công tác đoàn vụ cũng như việc tổ chức và thực hiện các hoạt động Đoàn. Các Đoàn khoa có số lượng Đoàn viên lớn chưa có cán bộ đoàn chuyên trách cho công tác Đoàn. Bên cạnh đó, Đoàn viên là cán bộ phải phụ trách công tác Đoàn vừa phải hoàn thành công tác chuyên môn, nghiên cứu khoa học và học tập nâng cao trình độ thay đổi nên ảnh hưởng đến kết quả công tác và hiệu quả hoạt động. Năm 2008 là năm khó khăn cho việc học tập theo tín chỉ hóa áp lực mới cho cán bộ trẻ và sinh viên cần phải tập trung nhiều cho phương pháp giảng dạy, học tập mới; cần đầu tư nhiều thời gian trong học tập để bắt nhịp với sự thay đổi nhanh của trường. Một bộ phận Đoàn viên, thanh niên vẫn chưa nhận thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân, chưa chủ động trong học tập và rèn luyện. Đội ngũ cán bộ Đoàn ở các khoa, viện, trực thuộc là lực lượng kiêm nhiệm, vừa đảm trách công tác chuyên môn, nghiên cứu khoa học và học tập nâng cao trình độ vừa đảm trách công tác Đoàn nên đôi lúc không đảm bảo tính liên tục trong công tác, mặt khác sự không ổn định trong việc hoạch định sử dụng và bố trí công tác cho cán bộ cho khoa có số lượng Đoàn viên lớn chưa có cán bộ đoàn chuyên trách cho công tác Đoàn. Đây là vấn đề còn nan giải cho lãnh đạo các đơn vị và cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của đội ngũ cán bộ Đoàn và sinh viên. Có những biểu hiện không lành mạnh trong sinh hoạt, không tuân thủ nội quy KTX, trình trạng uống rượu bia dẫn đến đánh nhau còn tiếp diễn, vệ sinh môi trường KTX kém. Một bộ phận sinh viên không tham gia, thờ ơ với các hoạt chung của Đoàn Tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp Có một số sinh viên có chiều hướng sắp nghĩ học Có thể do nội dung, hình thức đào tạo đang thay đổi theo hướng tiếp cận với phương pháp, nội dung đào tạo tiên tiến. Điều kiện học tập, sinh hoạt, chỗ ở của SV có được cải thiện nhưng còn nhiều khó khăn, bất cập với những yêu cầu ngày càng cao về việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng học tập của SV. Thực tế đó đòi hỏi các hoạt động của Hội ngày càng phải thiết thực và mang tính hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn sinh viên nhiều hơn nữa. Đó là thực tế đặt ra tại Đại hội Hội SVVN để các đại biểu tập trung thảo luận nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu hơn. Nội dung, phương thức hoạt động phù hợp, sáng tạo, trẻ trung, trí tuệ là điều cần thiết. Mặt khác, phải phát huy được tính tích cực, "cùng tham gia" của sinh viên. Đòi hỏi đội ngũ cán bộ Hội ở cơ sở phải thực sự có uy tín để tập hợp sinh viên, trong khi cán bộ Hội ở các trường hầu hết là sinh viên, hoạt động kiêm nhiệm, không ít bạn thiếu kỹ năng, nghiệp vụ... Đây vẫn là khó khăn tiếp tục được đặt ra nhưng trước mắt cần có nhiều hơn nữa cán bộ Hội năng động, nhiệt tình và hết mình vì phong trào. Sinh viên Việt Nam hiện nay bên cạnh những thuận lợi về môi trường học tập và rèn luyện, cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức: Cơ sở vật chất, chương trình đào tạo chậm đổi mới so với trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới; Kỹ năng thực hành của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường còn hạn chế; Sinh viên đang đứng trước cơn bão về thông tin và các trào lưu văn hóa, sự định hướng cho sinh viên còn hạn chế; điều kiện vui chơi, giải trí còn thiếu thốn, trong khi sinh viên luôn là đối tượng các thế lực thù định tìm cách lôi kéo, kích động tham gia các hoạt động gây mất ổn định; chính sách đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường còn nhiều bất cập... Sinh viên ngày nay có rất nhiều cơ hội để khẳng định mình trong một môi trường xã hội mới. Cái mà các thế hệ trước nhiều năm trước đã không có, đó là sự phổ cập của Internet. Đáng lẽ ra, đó là công cụ để phát triển tri thức, cập nhật những thành công, mở rộng hiểu biết và quan hệ,... nhưng bây giờ lại có quá nhiều sinh viên và học sinh sử dụng Internet làm công cụ giải trí quá tốn thời gian, sức lực và tiền bạc như game online. Đã có nhiều bài viết về sinh viên chơi game đến suy nhược sức khỏe, kết quả học tập yếu kém, lừa lọc và mua bán đồ đạc ảo bằng tiền thật... rồi những chuyện quan hệ tình dục qua chat... Từ những điều bức xúc đó, làm thế nào để quản lý Internet tốt hơn? Câu hỏi có lẽ chỉ có thể giải quyết được khi bắt đầu từ các đối tượng là sinh viên, học sinh. Tại sao ở các giảng đường ĐH, Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên lại không tìm ra các giải pháp để giải quyết vấn đề này, ví dụ như tổ chức các buổi nói chuyện về tác dụng, tác hại của Internet, "quy hoạch" những đối tượng chơi game quá lãng phí thời gian... giúp đỡ họ tìm lại cuộc sống tươi đẹp của sinh viên, nâng cao thành tích trong học tập... Cuộc khảo sát đã một phần nói lên thực trạng lối sống của sinh viên hiện nay. Là sinh viên năm đầu, mới được tiếp xúc với cuộc sống sinh viên, em thấy sinh viên nói chung đều mang một hoài bão, tinh thần học tập rất lớn. Cái thiếu ở đây là một động lực, một sự thúc đẩy để sinh viên có thể mạnh dạn hơn trong các phong trào tập thể. Đa số bọn em còn ngại và nếu muốn tham gia các phong trào thì không biết phải tham gia như thế nào. Đúng là thực tế hiện nay có một số bộ phận sinh viên như vậy. Nhưng cả xã hội đã làm gì để định hướng sinh viên hay chỉ nêu lên một thực trạng rồi để đấy? Theo tôi, diễn biến này trong đời sống sinh viên là rất khó tránh khỏi. Tại sao như vậy? Có thể nói đây là một trong những hệ quả tất yếu của nền kinh tế thị trường mở như hiện nay. Khi kinh tế mở, văn hóa mở thì lối sống của thanh niên dễ thay đổi nhất vì họ là những người nhạy cảm nhất. Ta không thể đổ lỗi toàn bộ cho họ. Lối sống này đã rất thực dụng bên Tây rồi và đang lan sang chúng ta và không dễ gì "ngăn cản". Thay vì nói nhiều, phê phán nhiều, theo tôi, mỗi nhà trường, xã hội có cái nhìn thân thiện hơn, có cách định hướng giới tính... cho sinh viên trong chương trình giảng dạy. Điều này bên Tây làm lâu rồi còn ta thì chưa được nhiều. Chúng ta có thể thấy gì qua lối sống của sinh viên thời nay? Đó là: 60% sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội Kiểu sống của nhóm sinh viên này chiếm tỷ lệ cao nhất trong các kiểu sống của sinh viên tại các thành phố trong đó có sinh viên Cần Thơ. Họ vẫn chú ý đến học tập và thường gặp gỡ, thăm hỏi bạn bè và người thân nhưng thường trong phạm vi hẹp. Ngoài ra họ còn xem ti vi, đọc sách báo. Có điều họ ít tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị, sinh hoạt tập thể. Đây là cách sống thiếu năng động, thiếu tích cực, ít hòa nhập vào đời sống xã hội. Trước những sự kiện đang xảy ra xung quanh mình, họ luôn tỏ thái độ bàng quan. Ngay cả lửa cháy như cháy Trung tâm Quốc tế ITC cũng không hề tác động “xi nhê” gì đến họ! Kết quả nghiên cứu trên còn cho thấy môi trường sống đã ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống của sinh viên. Chẳng hạn, sinh viên sống cùng với gia đình thể hiện một lối sống chăm lo bản thân và người thân, nhưng thiếu tích cực hòa nhập vào đời sống xã hội chung. Trong khi đó, những sinh viên sống xa nhà lại gắn bó với cuộc sống tập thể và xã hội hơn. Do vậy, lối sống tích cực ở họ cũng cao hơn hẳn những sinh viên cùng sống với gia đình. Đặc biệt môi trường sống ở ký túc xá đã ảnh hưởng lớn đối với việc hình thành kiểu sống này. 10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ Gồm những sinh viên hướng hoạt động của mình vào việc vui chơi mang tính hưởng thụ, nhiều khi vô bổ, ít chú ý đến việc mở mang kiến thức và hoàn thiện nhân cách. “Tớ chỉ thích điện thoại nào đời mới...”, “Phim Hàn Quốc đang chiếu tới tập...”, “Hàng hiệu hợp thời ở chỗ...”. Đó là những điều quan tâm thường trực trong đời sống hàng ngày của nhóm sinh viên này. Tuy vậy, họ là những con người rất năng động, hứng thú với những hoạt động vui chơi, giải trí, hưởng thụ những thú vui của tuổi trẻ, thể hiện một lối sống tiêu dùng "sành điệu". Lắm khi “ăn chơi” kiểu bạt mạng đến quên cả lối về! 30% sinh viên say mê học tập Và ai cũng biết rằng trách nhiệm của người sinh viên hôm nay đến giảng đường là để học hỏi, tìm kiếm một ngành nghề nào đó cho cuộc sống tương lai, hoặc để tự nâng cao kiến thức hiểu biết Nhưng điều đáng tiếc đã xảy ra: chỉ có 30% trong số họ thực hiện được công việc này. Đây là nhóm sinh viên có thái độ sống tích cực, năng động, có chí hướng và say mê học tập. Tuy nhiên, tình trạng đáng lo ngại hiện nay là còn một bộ phận HSSV chưa có hoài bão, lý tưởng, chưa xác định đúng động cơ học tập, rèn luyện để lập nghiệp; một số ít thiếu trung thực trong học tập và thi cử, năng lực tự học, tự nghiên cứu còn hạn chế, ít có điều kiện tham gia NCKH và cũng chưa thật hứng thú tham gia NCKH, số khác vi phạm nội quy, quy chế, có biểu hiện của lối sống hưởng thụ, đua đòi, rượu chè,... trong HSSV tuy ít nhưng chưa ngăn chặn được, gây nhiều lo lắng cho gia đình, bạn bè, nhà trường và xã hội; mặt khác, khả năng ứng xử, giao tiếp và hợp tác trong công việc của HSSV chưa được tốt, một bộ phận HSSV chưa thật sự quan tâm đến việc nâng cao trình độ vi tính, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu hội nhập và theo kịp trình độ phát triển khoa học, công nghệ hiện nay.[18] Chương 3 MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG MỚI ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ HIỆN NAY 3.1 Phương hướng: * Để góp phần cùng nhà trường giáo dục, đào tạo học sinh – sinh viên có những phẩm chất, năng lực như: Tôn trọng và nghiêm túc thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có tinh thần “ Tôn sư trọng đạo”, hiếu thảo với cha, mẹ, ông, bà; có tính trung thực, tự tin và có lòng tự trọng; có ý thức tự giác và ý chí vươn lên nắm vững chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; có tinh thần lạc quan, vị tha, ý thức trách nhiệm với cộng đồng; có kỹ năng ứng xử khéo léo, tế nhị, linh hoạt; có bản lĩnh vững vàng trước cuộc sống, không bị những cám dỗ thấp hèn; có thái độ khiêm tốn, cẩn trọng trong quan hệ cũng như giải quyết các sự việc; có tinh thần hợp tác, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau... Thiết nghĩ, trên tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, bên cạnh sự hợp tác, cộng đồng trách nhiệm của các thầy, cô giáo, tổ chức Đoàn Thanh niên trường Đại học Cần Thơ cần quan tâm một số vấn đề nhằm quản lý, giáo dục nếp sống văn hóa lành mạnh cho học sinh – sinh viên theo tinh thần nghị quyết của Đảng, của Đoàn Thanh niên, hướng đến mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường, cụ thể như sau: - Tìm hiểu và tuyên truyền các nếp sống văn hóa phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội cho học sinh – sinh viên, cụ thể hóa nếp sống văn hóa trên từng lĩnh vực để học sinh – sinh viên hiểu và thực hiện được, như: nếp sống văn hóa trong học tập, trong gia đình, quan hệ hàng xóm láng giềng, trong quan hệ với thầy, cô, bạn bè, trong giao tiếp, ứng xử; nếp sống văn hóa ở ngoài đường, nơi công cộng, trong sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, rèn luyện thể chất, tinh thần ... - Thường xuyên nắm bắt tâm tư tình cảm, nguyện vọng chính đáng của học sinh – sinh viên, có kế hoạch, biện pháp thích hợp tạo điều kiện để học sinh – sinh viên thể hiện khả năng sáng tạo, năng động, bản lĩnh của mình trong thời gian học tập, rèn luyện tại trường. Mời các chuyên gia, các thầy, cô giáo…có kinh nghiệm để trao đổi, hướng dẫn, tư vấn trong các diễn đàn, tọa đàm về lối sống, nếp sống văn hóa của tuổi trẻ hiện nay, có thể tổ chức theo từng chi đoàn, Đoàn Khoa, sau đó rút kinh nghiệm và nhân rộng ra toàn trường. - Tổ chức giao lưu với những thanh niên, học sinh – sinh viên có những thành tích tốt trên các lĩnh vực học tập, văn hóa, TDTT… và có lối sống lành mạnh đáng được tôn vinh để học sinh – sinh viên của trường có điều kiện giao lưu, trao đổi và học tập một số kinh nghiệm hay, từ đó có hướng phấn đấu ngày càng tiến bộ hơn. - Tổ chức các cuộc thi tuyên truyền, sáng tác thơ, văn, tiểu phẩm, tranh ảnh...nói về nếp sống văn hóa của học sinh – sinh viên trong nhà trường, trong kí túc xá sinh viên, nơi công cộng... giúp học sinh – sinh viên nhận diện những mặt tốt và thấy được những thói xấu, lạc hậu không phù hợp với nếp sống văn hóa hiện nay để khắc phục kịp thời. - Xem việc tổ chức, quản lý, giáo dục nếp sống văn hóa trong học sinh – sinh viên là một yêu cầu không thể thiếu được trong sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt lớp, là một nội dung rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách tốt cho học sinh – sinh viên, giúp họ có đủ khả năng thực hiện các kỹ năng giao tiếp, ứng xử khéo léo, linh hoạt, tế nhị trong sinh hoạt, học tập… phù hợp các quy tắc, chuẩn mực của xã hội. - Xây dựng đội ngũ sinh viên vừa hồng, vừa chuyên, có chất lượng cao để đáp ứng tốt đòi hỏi của trường trong tình hình mới đang là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng. - Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, của Đoàn trường giữ vai trò nòng cốt trong việc tổ chức giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng cho thế hệ thanh niên, sinh viên – trí thức trong nhà trường sống có lý tưởng cao đẹp, có hoài bão, khát vọng khoa học, năng động, sáng tạo, dám đương đầu với những thử thách, khó khăn và dám chịu trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ, có ý thức trách nhiệm công dân, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có lối sống văn hoá, thanh lịch, có ý thức tiết kiệm, giản dị, chân thành, giàu lòng yêu nước, cùng phấn đấu vì sự nghiệp cao cả là xây dựng nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. - Chăm lo xây dựng và củng cố tổ chức Đoàn vững mạnh; chú trọng công tác phối hợp, chỉ đạo, với các cấp uỷ Đảng và với Đoàn các cấp, đảm bảo sự hiệu quả của các hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên trong chi đoàn. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh và phát huy vai trò là một chi đoàn giáo viên giúp sinh viên có được “Thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận” qua công tác giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.. - Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Tăng cường phát triển Đoàn, Đảng xây dựng Chi đoàn ngày càng vững mạnh hùng hậu, xứng đáng là lực lượng hậu bị của Đảng. Đẩy mạnh phong trào học tập, nghiên cứu khoa học trong Đoàn viên sinh viên. - Không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ nhận thức, trình độ giác ngộ chính trị, củng cố lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, niềm tin của mỗi đoàn viên sinh vào sự lãnh đạo của đảng, Ban Giám hiệu trường và tương lai của đất nước. Xây dựng lối sống có văn hoá, mình vì mọi người, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có tư tưởng và đạo đức trong sáng, tích cực đấu tranh chống “diễn biến hoà bình”, chống các biểu hiện tiêu cực và tệ nạn xã hội. - Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, mỗi đoàn viên sinh viên tự ý thức không ngừng học tập nâng cao trình độ học tập, tích cực tham gia nghiên cứu, nhằm tạo dựng một lớp tri thức trẻ vững vàng có đủ khả năng chiếm lĩnh những đỉnh cao trong khoa học công nghệ, xứng đáng là lớp người “vừa hồng, vừa chuyên” người chủ tương lai của đất nước. - Phát huy đúng vai trò của tổ chức đoàn là lực lượng nòng cốt, kế cận của đảng xây dựng tổ chức đoàn đoàn kết, vững mạnh, làm tốt công tác bồi dưỡng đoàn viên ưu tú đồng thời là củng cố cho lực lượng dự bị của đảng. công tác tham gia xây dựng đảng phải được coi là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của chi đoàn. - Tất cả các đoàn viên sinh viên đều tham gia công tác xã hội như: đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ gia đình có công với cách mạng, gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống... Gương mẫu thực hiện nếp sống văn hóa học đường, tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong chuẩn mực của một sinh viên. Tham gia đầy đủ mọi hoạt động văn nghệ, thể thao do đoàn trường, nhà trường, công đoàn trường tổ chức. 3.2 Giải pháp: Nhìn chung đại đa số học sinh – sinh viên có lập trường chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, có chí tiến thủ, tích cực học tập, trau đồi phẩm chất đạo đức cách mạng đã và đang xuất nhiều tấm gương tiêu biểu trong học tập, rèn luyện số sinh viên giỏi ngày càng tăng, ngày cnàg có nhiều học sinh – sinh viên được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Để góp phần chấm dứt các hiện tượng tiêu cực này, đồng thời nhằm góp phần nâng cao đạo đức lối sống cho học sinh – sinh viên tổ chức Đoàn thanh niên cần phát huy tốt vai trò vị trí của mình trong việc tập hợp đoàn kết giáo dục thnah niên có thể tập trung vào một số giải pháp sau đây: Thứ nhất: Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, gióa dục truyền thống qua các buổi tạo đàm, sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt chuyên đề, diễn đàn, hái hoa dân chủ, nói chuyện truyền thống, tuyên truyền biểu dương gương người tốt việc tốt trong học tập, hoạt động , chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, làm cho học sinh – sinh viên giữ vững lập trường trung thành với lý tưởng cách mạng, tự hào với truyền thống của các thế hệ cha, anh soi mình vào tấm gương tiêu biểu trong xã hội. Từ đó, đặt ra cho mình mục tiêu lý tưởng phấn đấu, xây dựng ý thức, động cơ thái độ học tập đúng đắn, góp sức mình xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh. Thứ 2: Làm tốt công tác tham mưu phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cùng chăm lo công tác giáo dục học sinh – sinh viên: Nếu làm tốt công tác này thì tổ chức Đoàn sẽ không đơn lẻ trong quá trình giáo dục học sinh – sinh viên, việc xã hội hóa công tác giáo dục thanh niên sẽ đảm bảo hình thức giáo dục phong phú, thiết thực, có hiệu quả hơn, mặt khác sẽ làm tăng thêm nguồn lực tạo điều kiện tốt cho công tác đoàn và phong trào thanh niên ngày càng phát triển. Thứ 3: Tham mưu cho nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương, định kỳ tổ chức giao ban, nắm tình hình diễn biến tư tưởng kịp thời có biện pháp răn đe, giải pháp đối với những em biểu hiện vi phạm các tệ nạn xã hội. Bởi vì trong thời gian học ở trường thì lượng thời gian rất lớn các em sinh ohạt ngay tại đại bàn cư trú, do vậy để kịp thời phát hiện các hành vi của học sinh – sinh viên đồng thời làm tốt công tác giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh – sinh viên đây là một biện không thể thiếu. Thứ 4: Tạo nhiều sân chơi làmh mạnh cho học sinh – sinh viên như tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các câu lạc bộ với nội dung, hình thức phong phú đa dạng phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Thông qua các hoạt động đó nhằm nâng cao tính chủ động của tổ chức cơ sở đoàn góp phần giáo dục đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật cho học sinh – sinh viên. Thứ 5: Tổ chức ký cam kết thành lập câu lạc bộ pháp luật để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Đặt thùng thư phát giác nhằm kịp thời phát hiện các biểu hiện vi phạm pháp luật, nội quy quy chế của nhà trường trong học sinh – sinh viên. Thứ 6: Việc tổ chức các hoạt động văn hóa cho sinh viên cũng nhằm góp phần bồi dưỡng nhân cách, giáo dục toàn diện cho sinh viên, đồng thời hình thành môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường. Tạo điều kiện cho sinh viên phát triển năng lực nhận biết tham gia sáng tạo và hình thành hành vi văn hóa thẩm mỹ của sinh viên.[15] PHỤ LỤC Sinh viên tham gia lao động Hội trại 26/3 Hội diễn văn nghệ Tham gia trò chơi Sân chơi của sinh viên trước cửa ký túc xá Câu lạc bộ võ thuật KẾT LUẬN Việc xây dựng đời sống mới cho sinh viên trường Đại học Cần Thơ hiện nay là góp phần xây dựng nếp sống lành mạnh là điều kiện để sinh viên phát triển hoàn thiện nhân cách. Do đó, xây dựng nếp sống lành mạnh cho sinh viên đang trở thành một nhiệm vụ cấp thiết trong công tác giáo dục – đào tạo ở các trường đại học đặc biệt là Đại học Cần Thơ, những nhiệm vụ này không chỉ phản ánh mặt đạo đức của yêu cầu giáo dục đào tạo trên thực tế, nếp sống lành mạnh của sinh viên phải được thể hiện trong toàn bộ các mặt của đời sống, các lĩnh vực hoạt động của họ ở nhà trường, gia đình và xã hội, ở các mối quan hệ giao tiếp và hành vi ứng xử của họ đối với con người và công việc với những người khác cũng như đối với mình. Vì vậy Ban giám hiệu trường cần phải tạo nhiều hoạt động cũng như tổ chức những chương trình bổ ích nhiều hơn nữa để cho sinh viên tham gia học tập, nghiên cứu và tìm hiểu để ngày càng xây dựng được lối sống lành mạnh hơn nhằm hoàn thiện hơn về nhân cách, đạo đức, ý chí của mình. Nếu hàng ngày chúng ta có thể quan sát được nếp sống thường ngày sinh viên trong tư cách cá thể có thể nhận xét được sinh viên đó như thế nào trong học tập, lao động và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân cũng như kết quả giáo dục của nhà trường, ảnh hưởng của gia đình và xã hội đối với chúng tôi đến mức nào? Nếp sống hàng ngày của cá nhân là sự phản ánh thực tế về trạng thái và trình độ phát triển nhân cách của người đó. Cũng như có thể quan sát một tập thể sinh viên từ một nhóm bạn bè đến một lớp hoặc rộng hơn cả cộng đồng sinh viên thông qua một sinh hoạt, một hoạt động nào đó có thể nhận xét và đánh giá được hiệu quả xã hội của giáo dục – đào tạo trong trường, đặc biệt là giáo dục về đạo đức. Mỗi tập thể sinh viên bằng hoạt động và phong trào của mình. Sự tự biểu hiện này thường rất phong phú, đa dạng từ năng lực, sở trường xu hướng đến các mối quan hệ thái độ lựa chọn giá trị, khả năng tổ chức và tự quản. Vấn đề xây dựng nếp sống lành mạnh của sinh viên là vấn đề khoa học và nghệ thuật trong giáo dục, trong tổ chức và quản lý không chỉ trong phạm vi đời sống học đường mà bao quát cả đời sống xã hội. Vì vậy việc nghiên cứu lối sống và nếp sống sinh viên trong tình hình hiện nay là nghiên cứu một trong những con đường và giải pháp để phát triển sinh viên với tư cách là những tri thức, những chuyên gia tương lai, một bộ phận cơ bản cảu nguồn nhân lực xã hội trong thời kỳ phát triển mới của đất nước. Nếu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thực chất là chiến lược phát triển nguồn nhân lực con người mà đây là nguồn lực của mọi nguồn lực thì việc xây dựng nếp sống lành mạnh của sinh viên không chỉ nhằm tạo ra cho họ những khả năng, điều kiện và môi trường để phát triển và hoàn thiện nhân cách mà còn góp phần trực tiếp vào việc thực hiện những mục tiêu của chiến lược con người xã hội Việt Nam hiện đại. Con người mới xã hội chủ nghĩa và lối sống mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành một hiện thực phổ biến và là động lực của phát triển đất nước sẽ từng bước xây dựng trong tiến trình đổi mới. Chất lượng phát triển của thanh niên sinh viên và của thế hệ trẻ nước ta sẽ góp phần tích cực và nổi bật trong việc thực hiện những mục tiêu chiến lược ấy. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Thị Phương Anh (2008) “ Đảng bộ trường Đại học Cần Thơ lãnh đạo công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong sinh viên”, luận án thạc sĩ khoa học lịch sử, Tp. Hồ Chí Minh. 2. Báo cáo công tác Đoàn và phong trào thanh niên (năm 2007), Đại học Cần Thơ. 3. Báo cáo tổng kết công tác đoàn và phong trào thanh niên (năm 2008), Đại học Cần Thơ. 4. Báo sinh viên điện tử Đại học An Giang 5. Bộ giáo dục và đào tạo (2009) “Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Tiến sĩ Vũ Văn Châu “ Bác Hồ dạy thanh niên Việt Nam phải có 6 cái yêu”, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 7. Chương trình công tác đoàn và phong trào thanh niên trường Đại học Cần Thơ năm 2006 – 2007, số 115/KH.ĐTN, Đại học Cần Thơ. 8. Chương trình công tác Đoàn và phong trào Tháng Thanh niên (tháng 5/2008), Đại học Cần Thơ. 9. Hội đồng TW chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2003) “Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Dangcongsan.vn 11. Hồ Chí Minh (2008) “ về đạo đức cách mạng”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Phó giáo sư- tiến sĩ triết học Hoàng Chí Bảo “ Xây dựng nếp sống lành mạnh, điều kiện để phát triển và hoàn thiện nhân cách”, học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 13. Thực hiện “ Tháng cao điểm về văn hóa – An toàn – Trật tự - Vệ sinh”, số 309//TB – ĐTN. 14. Thanh niên học tập và hành động theo tư tưởng Hồ Chí Minh (ngày 23/6/2006), Hà Nội 15. www.chungta.com 16. www.xaydungdang.org.vn 17. Văn Ngọc Sen (2007) “ Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ IX (2007 –2012) toàn quốc sắp tới”, Hà Nội. 18. Vietnamnet.vn 19. Về việc quy định thực hiện nếp sống văn hóa học đường trong trường Đại học Cần Thơ (2008), quyết định số 1811/ QĐ – ĐHCT, Đại học Cần Thơ. 20. Việc ban hành quy định tổ chức hoạt động văn hóa cho học sinh – sinh viên trong các sơ sở giáo dục Đại học và trung học chuyên nghiệp(2008), quyết định số 60/2008/QĐ – BGĐDT, Đại học Cần Thơ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVận dụng tư tưởng hồ chí minh về việc xây dựng đời sống mới của sinh viên trường đại học cần thơ hiện nay.doc