Đề tài Xây dựng mô hình du lịch homestay ở tỉnh Hậu Giang

Hậu Giang nằm cách Thành Phố Hồ Chí Minh khoảng 230km về phía Tây Nam trên tuyến du lịch quan trọng của khu vực từ trung tâm du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh đến Cà Mau, có sông Hậu là một trong tuyến du lịch Mê Kông của quốc gia. Có vị trí thuận lợi, có tài nguyên du lịch phong phú cộng với lượng khách ngày càng tăng nhưng thực tế du lịch Hậu Giang chưa được phát triển một cách có bài bản và có chiến lược lâu dài. Bên cạnh đó các cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, kĩ thuật phục vụ cho du khách còn nhiều yếu kém đặc biệt là khách sạn (Hậu Giang chưa có khách sạn đạt chuẩn sao) mà nếu đầu tư vào lĩnh vực này trong nhất thời đòi hỏi phải có nguồn ngân sách rất lớn. Chính vì những ly do đó để thực hiện chiến lược lâu dài và bền vững phù hợp với tình hình kinh tế địa phương nên em chọn đề tài nghiên cứu “Du lịch homestay ở tỉnh Hậu Giang” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp; nhằm tạo ra hướng du lịch mới lạ làm hài lòng khách du lịch và tìm ra những tiềm năng du lịch còn ẩn giấu của Hậu Giang. Là người con của Đồng Bằng Sông Cửu Long em mong muốn được góp sức đưa du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long phát triển nói chung và Hậu Giang nói riêng đến đỉnh cao sánh ngang cùng các tỉnh bạn trong khu vực. 1.1.2 Căn Cứ Khoa Học Và Thực Tiễn 1.1.2.1Căn cứ khoa học:

pdf90 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6327 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng mô hình du lịch homestay ở tỉnh Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư tờ giấy trắng chỉ có một vài đường kẻ, nét mực trên tờ giấy ấy và chúng ta có thể viết lại, vẽ thêm lên tờ giấy du lịch Hậu Giang một cách thật đẹp mà không sợ những vết mực nghệch ngoặt trước đó làm xấu đi. Thật sự là như vậy và vấn đề nằm ở nơi mà những nét bút nào sẽ vẽ cho du lịch Hậu Giang? Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang GVHD: Lê Quang Viết Trang 56 SVTH: Nguyễn Văn Công 4.2.2 Các yếu tố đánh giá về du lịch Hâu Giang 4.2.2.1 Mức Độ Hài Lòng Của Du Khách Về Môi Trường Tự Nhiên 3 21 25 11 0 5 10 15 20 25 30 Ít hái lòng hài lòng Khá hài lòng Rất hài lòng Biểu đồ 6: Mức độ hài lòng của du khách về môi trường tự nhiên Từ biểu đồ trên ta thấy, trong tổng số mẫu phân tích có đến 41,67%(25 khách) khách cảm thấy hài lòng và 18.33% (11 khách) rất hài lòng về thắng cảnh tự nhiên ở Hậu Giang, kế đến là 35% (21 khách) khách đánh giá trung bình (hài lòng), một số ít khách không hài lòng 5% (3 khách), không có khách cảm thấy rất không hài lòng. Sông nước miệt vườn là một đã đem đến cho một không khí trong lành, mát mẽ, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng của Hậu Giang thật sự đã chinh phục được du khách mới đến đây tuy nhiên đối với một số khách do đã đi hoặc cư trú tại bàn Hậu Giang có điều kiện tiếp xúc nhiều với cảnh quang và cuộc sống nơi đây nên có cách đánh giá là trung bình (hài lòng) và ít hài lòng. 4.2.2.2 Mức Độ Hài Lòng Của Du Khách Về An Toàn (Tính mạng,Thực Phẩm) 3 11 30 16 0 5 10 15 20 25 30 35 Ít hái lòng hài lòng Khá hài lòng Rất hài lòng Biểu đồ 7: Mức độ hài lòng của du khách về an toàn thực phẩm và an toàn tính mạng Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang GVHD: Lê Quang Viết Trang 57 SVTH: Nguyễn Văn Công Trong tổng số 60 mẫu có đánh giá về sự hài lòng đối với điều kiện an ninh thì có đến 26.67% (16 khách) khách rất hài lòng, 50% (30 khách) khách thấy hài lòng, đánh giá trung bình chiếm 18.33% (11 khách) hài lòng, chỉ có 5 %(3 khách) du khách không hài lòng. 4.2.2.3 Mức Độ Hài Lòng Của Du Khách Về Các Hoạt Động Vui Chơi Giải trí Dựa trên kết quả phân tích Cross-Tabulation (bảng4 phụ lục 1) về mối quan hệ giữa nhóm khách và hoạt động vui chơi giải trí tại điểm ta có kết quả sau: Giá trị kiểm định trong bảng Chi-Square Tests có giá trị Sig. = 0,719 > a = 0,1 nên giữa các biến không có mối liên hệ nên kết quả phân tích là không có ý nghĩa. Vì vậy ta sử dụng phương pháp phân tích tần số để đánh giá mức độ hài lòng của du khách. Ít hái lòng 25% hài lòng 47% Khá hài lòng 13% Rất hài lòng 5% Không hài lòng 10% Bảng 17: Mức độ hài lòng về hoạt động vui chơi giải trí Như đã nhận xét ở trên, đa số khách không hài lòng về các hoạt động vui chơi giải trí chiếm đến 10%, đánh giá hài lòng (trung bình) chiếm tỷ lệ cao nhất 47%, có du khách rất hài lòng nhưng cũng có khách ít không hài lòng (chiếm 5% và 25% ), tỷ lệ khách khá hài lòng chỉ chiếm 13%. Tuy nhiên, tỷ lệ đánh giá hài lòng (trung bình) của họ rất cao, điều này chứng tỏ các hoạt động vui chơi giải trí của Hậu Giang rất kém. Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang GVHD: Lê Quang Viết Trang 58 SVTH: Nguyễn Văn Công 4.2.2.4 Mức Độ Hài Lòng Của Du Khách Về Hệ Thống Khách Sạn Vẫn bằng phương pháp phân tích Cross-Tabulation hai biến ta có kết quả phân tích (bảng 5 phụ lục 1). Giá trị kiểm định Sig. = 0.842 > a = 0,1 cho thấy giữa hai biến không có mối liên hệ, nên ta đánh giá qua phương pháp tần số : Ít hái lòng 11% hài lòng 63% Khá hài lòng 20% Rất hài lòng 2% Không hài lòng 4% Biểu đồ 8: Mức độ hài lòng của du khách về khách sạn, nhà nghỉ Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ của Hậu Giang còn khá yếu chưa có khách sạn nào đạt tiêu chuẩn cao sao, nhà nghỉ còn không tiện nghi do đó có 63% đánh giá là hài lòng (trung bình), 20% khá hài lòng, có rất ít người rất hài lòng 2,% nhưng cũng có người không hài lòng và ít hài lòng (4% và 11%). Do chưa nhiều có đầu tư thoã đáng để nâng cao cơ sở hạ tầng cho Hậu Giang cho nên khách sạn, nhà nghỉ còn nhiều yếu kém. 4.2.2.5 Mức Độ Hài Lòng Của Du Khách Về Cách Phục Vụ Của Nhân Viên Ít hái lòng 10% hài lòng 42% Khá hài lòng 38% Rất hài lòng 5% Không hài lòng 5% Biểu đồ 9: Mức độ hài lòng của du khách về phục vụ của nhân viên Từ biểu đồ trên ta thấy trong tổng số 60 mẫu có đánh giá về mức độ hài lòng đối nhân viên phục vụ thì có đến 38% khách khá hài lòng, 5% khách rất hài lòng, Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang GVHD: Lê Quang Viết Trang 59 SVTH: Nguyễn Văn Công chỉ có 5% khách cảm thấy không hài lòng,10% ít hài lòng và 42% người hài lòng (trung bình). Mặt khác, có sự khác nhau về mức độ hài lòng giữa các loại khách, lý do bởi vì mỗi nhóm khách có cảm nhận khác nhau về nhân viên phục vụ. Cảm nhận này chủ yếu phụ thuộc vào cách ăn mặc và cách phục vụ của nhân viên. 4.2.2.6 Mức Độ Hài Lòng Của Du Khách Về Phương Tiện Vận Chuyển Ôtô 27% Xe gắn máy 63% Phương tiện khác 10% Biểu đồ 10: Mức độ hài lòng của du khách về phương tiện Qua biểu đồ trên cho thấy, du khách đến các điểm du lịch trên địa bàn Hậu Giang chủ yếu bằng xe máy, kế đến là bằng xe ô tô và cuối cùng là bằng các phương tiện khác. Như vậy, có thể kết luận rằng, hệ thống giao thông đường bộ hiện tại đáp ứng được khả năng tiếp cận với các điểm vườn du lịch trên địa bàn. Việc đáp ứng cho khả năng tiếp cận điểm vườn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ chất lượng phương tiện, sự đa dạng về phương tiện và chất lượng hệ thống giao thông. Tỉnh Hậu Giang có hệ thống kênh rạch chằng chịt và hệ thống sông lớn khá thuận tiên cho việc vận chuyển đường thủy nhưng du khách đi du lịch đến các điểm vườn bằng các phương tiện thủy lại quá ít (chỉ có 6 người, chiếm tỷ lệ 10%), điều này cũng nói lên du lịch Tỉnh Hậu Giang vẫn chưa khai thác đúng tiềm năng mình đang có. 4.3 MÔ HÌNH DU LỊCH HOMESTAY Ở HẬU GIANG Dựa trên cách đánh giá về nhu cầu du lịch của du khách và cách đánh giá về thực trạng của du lịch Hậu Giang em xin đưa ra mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang như sau : 4.3.1 Về vận chuyển: Giao thông vận tải là tiền đề cho sự phát triển du lịch. Ngày nay giao thông vận tải trở thành một trong những nhân tố chính cho sự phát triển du lịch Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang GVHD: Lê Quang Viết Trang 60 SVTH: Nguyễn Văn Công của vùng. Trong mô hình du lịch homestay của Hậu Giang nhu cầu đòi hỏi của du khách về lĩnh vực giao thông phát triển cả về số lượng và chất lượng. Phát triển về số lượng: Thực chất đó là việc tăng chủng loại về số lượng các phương tiện vận chuyển tạo mọi điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận nhiều hơn đến các điểm du lịch. Sự phát triển về lượng của các phương tiện vận chuyển đã làm cho mạng lưới giao thông vươn tới được mọi nơi trên trái đất. Phát triển về chất lượng của các phương tiện vận tải theo các hướng: Tốc độ vận chuyển: Việc tăng tốc độ vận chuyển cho phép tiết kiệm thời gian đi lại và cho phép kéo dài thờ gian ở lại nơi du lịch và cho phép khách du lịch đến những nơi xa xôi. Để đảm bảo an toàn trong vận chuyển: Ngày nay sự tiến bộ của kỹ thuật đã làm tăng rõ rệt tính an toàn trong vận chuyển hành khách. Để đảm bảo tiện lợi trong vận chuyển: Các phương tiện vận chuyển ngày càng có đủ tiện nghi và làm vừa lòng hành khách. Vân chuyển với giá rẻ: Giá cước vân tải có xu hướng giảm để nhiều tầng lớp nhân dân có thể sử dụng được phương tiện vận chuyển. Tiến bộ của vận chuyển hành khách còn thể hiện trong sự phối hợp các loại phương tiện vận chuyển. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển của du lịch. Sự phối hợp đó có 2 mức độ: Mức độ dân tộc và mức độ quốc tế. Cả hai mức độ điều có vai trò quan trọng trong vận chuyển hành khách du lịch. Việc tổ chức vận tải phối hợp tốt cho phép rút ngắn thời gian chờ đợi ở các điểm giữa tuyến và tạo ra điều kiện thuận lợi khi phải đổi phương tiện vận chuyển và làm vừa lòng khách đi du lịch. Đi thuyền máy đến các điểm du lịch Đi thuyền chèo vào các điểm du lịch Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang GVHD: Lê Quang Viết Trang 61 SVTH: Nguyễn Văn Công 4.3.2 Điều kiện về tài nguyên du lịch: Nếu như chúng ta coi các điều kiện chung như là các điều kiện đủ để phát triển du lịch, thì các điều kiện về tài nguyên du lịch như là các điều kiện cần thiết để phát triển du lịch. Một quốc gia, một nền dù có nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội phát triển cao, song nếu không có tài nguyên du lịch thì cũng không thể phát triển được du lịch. Tiềm năng về kinh tế là vô hạn, song tiềm năng về tài nguyên du lịch là có hạn, nhất là đối với tài nguyên thiên nhiên – những các mà thiên nhiên chỉ ban cho một số vùng và số nước nhất định. Tài nguyên du lịch có thể do thiên nhiên tạo ra, có thể do con người tạo ra.Vì vậy, chúng ta phân các tài nguyên du lịch ra 2 nhóm: tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn và trong hai nhóm này nó đều đóng vai trò quan trọng mô hình phát triển du lịch. 4.3.2.1 Tài nguyên thiên nhiên: Các điều kiện về môi trường tự nhiên đóng vai trò là những tài nguyên thiên nhiên về du lịch là: địa hình đa dạng; khí hậu ôn hòa; động, thực vật phong phú, giàu nguồn tài nguyên nước và vị trí địa lý thuận lợi. Địa hình Mô hình du lịch homestay được xây ở nơi có cảnh đẹp và sự đa dạng của phong cảnh ở nơi đó. Đối với du lịch, điều kiện quan trọng nhất của địa phương phải có địa hình đa dạng và có những đặc điểm tự nhiên như: rừng, sông, hồ, ...Khách du lịch thường ưa thích những nơi có nhiều rừng, sông ngòi, vườn cây trái,...Các nơi đó luôn có không khí trong lành, mát mẽ. Du khách thường không thích những nơi địa hình và phong cảnh đơn điệu mà họ cho là tẻ nhạt và không thích hợp với du lịch. Khí hậu Những nơi có khí hậu điều hòa thường được khách du lịch ưa thích. Nhiều cuộc thăm dò đã cho kết quả là khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm và quá nóng, quá khô. Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp cho sự phát triển của du lịch. Số ngày mưa tương đối ít vào thời vụ du lịch. Điều đó có nghĩa là địa điểm, vùng hoặc đất nước du lịch cần có mùa du lịch tương đối khô. Mỗi một ngày mưa đối với khách du lịch là một ngày hao phí cho mục đích của chuyến đi du lịch, và như vậy làm giảm hiệu quả của chuyến đi nghỉ. Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang GVHD: Lê Quang Viết Trang 62 SVTH: Nguyễn Văn Công Số giờ nắng trung bình trong ngày cao. Khách du lịch thường chuộng những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Vì vậy, những nơi có số giờ nắng trung bình trong ngày cao thường được ưa thích và có sức hút hơn đối với khách du lịch. Nhiệt độ trung bình của không khí vào ban ngày không cao lắm. Nhiệt độ không khí phải ở mức cho phép khách du lịch phơi được ngoài trời nắng là nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ không khí ban đêm không cao. Khách du lịch yêu thích những nơi mát về đêm, thuận lợi cho việc đi dạo mát, giải trí, nghỉ ngơi và ngủ được ngon giấc. Thực vật Thực vật đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch chủ yếu nhờ sự đa dạng và số lượng nhiều rừng, nhiều hoa... Rừng là nhà máy sản xuất ra oxy, là nơi yên tĩnh và trật tự. Nếu thực vật phong phú và quí hiếm thì sẽ thu hút được cả khách du lịch văn hóa với lòng ham tìm tòi, nghiên cứu thiên nhiên. Đối với khách du lịch, những loại thực vật không có ở đất nước của họ thường có sức hấp dẫn mạnh. Động vật Động vật cũng là một trong những nhân tố có thể góp phần thu hút khách du lịch.Nhiều loại động vật có thể là đối tượng cho săn bắn du lịch. Có những loại động vật quý hiếm là đối tượng để nghiến cứu và để lập vườn bách thú. Tài nguyên nước Các nguồn tài nguyên nước mặt như: ao, hồ, sông, ngòi, đầm... vừa tạo điều kiện để điều hòa không khí, phát triển mạng lưới giao thông vận tải nói chung, vừa tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch nói riêng. Các nguồn nước khoáng là tiền đề không thể thiếu được đối với việc phát triển du lịch chữa bệnh. Ngày nay, các nguồn nước khoáng đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của du lịch chữa bệnh và du lịch Homestay. Vị trí địa lý: Điều kiện về vị trí địa lý bao gồm: Điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch. Khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch ngắn Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang GVHD: Lê Quang Viết Trang 63 SVTH: Nguyễn Văn Công Khoảng cách này có ý nghĩa quan trọng đối với những nơi nhận khách du lịch. Nếu nơi nhận khách ở xa điểm gửi khách, điều đó ảnh hưởng đến khách trên 2 khía cạnh Khách du lịch phải chi thêm tiền cho việc đi lại vì khoảng cách xa Khách du lịch phải rút ngắn thời gian lưu lại ở nơi du lịch vì thời gian đi lại mất nhiều. Lẽ dĩ nhiên, những bất lợi trên của khoảng cách là đối với du lịch quần chúng với phương tiện đi lại là ôtô và tàu thủy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khoảng cách xa từ nơi đón khách đến nơi gửi khách lại có sức hấp dẫn đối với một vài loại khách có khả năng thanh toán cao và có tính hiếu kỳ. Chính vì vậy trong mô hình du lịch homestay ở Hậu Giang được xây dựng dựa trên đáp ứng nhu cầu của du khách 4.3.2.2 Tài nguyên nhân văn Giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng một đất nước. chúng có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau của chuyến du lịch. Các giá trị lịch sử có sức thu hút đặc biệt đối với khách du lịch có hứng thú hiểu biết. Các giá trị lịch sử được chia làm 2 nhóm: Những giá trị lịch sử gắn liền với nền văn hóa chung của loài người. Những giá trị lịch sử này đánh thức những hứng thú chung và thu hút khách du lịch với nhiều mục đích du lịch khác nhau. Tất cả các vùng đều có các giá trị lịch sử nhưng ở mỗi vùng các giá trị lịch sử ấy lại có sức hấp dẫn khác nhau đối với khách du lịch. Thông thường chúng thu hút những khách du lịch nội địa có hiểu biết sâu về lịch sử dân tộc mình. Tương tự như các giá trị lịch sử, các giá trị văn hóa cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu.Các giá trị văn hóa thu hút không chỉ khách du lịch với mục đích tham quan nghiên cứu, mà còn thu hút đa số khách đi du lịch với các mục đích khác, ở các lĩnh vực khác và từ nơi khác đến. Hầu hết tất cả khách du lịch ở trình độ văn hóa trung bình đều có thể thưởng thức các giá trị văn hóa của đất nước đến thăm. Do vậy, tất cả các điểm du lịch có các giá trị Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang GVHD: Lê Quang Viết Trang 64 SVTH: Nguyễn Văn Công văn hóa hoặc tổ chức những hoạt động văn hóa đều được nhiều khách tới thăm và đều trở thành những trung tâm du lịch văn hóa. Các phong tục tập quán cổ truyền (phong tục lâu đời, cổ lạ) luôn là các tài nguyên có sức thu hút cao đối với du khách. Các thành tựu kinh tế của đất nước hoặc vùng cũng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với phần lớn khách du lịch. Khách du lịch hay so sánh những thành tựu đạt được của nền kinh tế quốc dân của đất nước đến thăm với những năm trước đó. Tóm lại. khách du lịch thường quan tâm chủ yếu đến những vấn đề xã hội liên quan tới văn hóa và mức sống của nhân dân. 4.3.3 Cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ cho lưu trú: Đây chính là thành phần đặc trưng nhất trong hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch. Thành phần chính của bộ phận này là hệ thống các nhà nghỉ với các phòng nghỉ và các trang thiết bị tiện nghi đảm bảo điều kiện cho sinh hoạt hàng ngày của du khách. Ngoài ra nó cũng bao gồm các công trình đặc biệt bổ trợ tham gia vào việc tạo khung cảnh môi trường và hệ thống giao thông nội bộ, các khung viên. Bên cạnh đó du khách có thể nghỉ ngơi trên một cái ghế tre, giường tre hoặc trên một cái võng đu đưa dưới một không khí trong lành mát mẽ nhằm góp phần tăng sức khoẻ, giảm mệt mỏi, mỡ rộng khả năng lao động, tăng hiểu biết cho bản thân. 4.3.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ăn uống: Cùng với hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật lưu trú, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ ăn uống là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận này bao gồm các yếu tố đảm bảo điều kiện tiện nghi cho hoạt động ăn uống của du khách với chức năng nổi bật là cơ sở vật chất kỹ thuật của khu chế biến và bảo quản thức ăn(bếp) và cơ sở vật chất kỹ thuật của khu vực phục vụ ăn (phòng tiệc, quầy bar). Trong mô hình du lịch Homestay thì phục vụ ăn uống đi kèm theo lưu trú. Du khách được thưởng thức nhiều món ăn dân dã đặc trưng của Nam Bộ. Các món ăn dân dã, đậm nét Nam Bộ mà du khách có nhu cầu thưởng thức: Đến đây khách có thể thưởng thức những món ăn đặc sản của vùng Nam Bộ: cá tai tượng chiên xù, cá kho tiêu, canh chua, các loại cá nước ngọt được chế biến làm tại chỗ. Món tráng miệng thì có các loại trái cây trù phú của cù lao như: Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang GVHD: Lê Quang Viết Trang 65 SVTH: Nguyễn Văn Công chôm chôm, sầu riêng, nhãn, cam, quýt, mít, bưởi, mận, xoài,…Về thức uống thì có dừa xiêm, lá sâm, rau má,…nhất là trà đá giúp giải nhiệt cho mùa nóng. Cá tai tượng chiên xù Các lóc nướng chui Người dân Nam Bộ thường có thói quen chuẩn bị “hết mình” cho bữa ăn, đem hết tiện nghi và thiện chí ra chuẩn bị, chế biến nhưng khách chỉ gắp vài đũa rồi thôi, chủ nhà cảm thấy không hài lòng mà khách cũng thấy khó chịu và đói. Với một vùng sông nước như Hậu Giang, ở đây không thiếu những món ăn dân dã, lạ miệng nhưng việc đem chúng ra phục vụ cho du khách đòi hỏi sự tinh tế, nhận biết được khả năng “phù hợp” của món ăn, thức uống phục vụ từng du khách. Trong cách chế biến món ăn, bên cạnh việc chú ý khẩu vị và sự tương hợp của các món ăn đối với từng loại du khách (nội địa, quốc tế) thì vấn đề quan tâm đầu tiên là vệ sinh thực phẩm. Điều này vừa có ý nghĩa bảo vệ sức khoẻ cho du khách mà còn bảo vệ uy tín cho ngành du lịch. Vì vậy, những nguyên tắc và tiêu chí đánh giá chất lượng vệ sinh môi trường cũng như vệ sinh thực phẩm cần có sự giám sát và kiểm định của tổng cục du lịch và các cơ quan thẩm quyền địa phương. Du khách và chủ nhà cùng nhau chuẩn bị các món ăn từ cách chọn lựa các nguyên liệu cho món ăn cho đến cách chế biến và cách dùng thức ăn. Hoặc du khách có thể tự mình chế biến những món ăn ngon phục vụ cho mọi người trong nhà. Du khách cảm nhậ được một không khí vui tươi, đàm ấm, hạnh phúc trong gia đình bên mâm cơm thật tuyệt vời. Nó sẽ làm nên sức mạnh to lớn đẩy lùi mội sự lo toan, phiền muộn, mọi sự căng thẳn, mệt mỏi của du khách Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang GVHD: Lê Quang Viết Trang 66 SVTH: Nguyễn Văn Công 4.3.5 Cơ sở phục vụ vui chơi, giải trí: Bộ phận này chủ yếu là các công trình nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong vui chơi, rèn luyện sức khoẻ nhằm mang lại sự thích thú hơn về kỳ nghỉ hoặc thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận này bao gồm các khuôn viên, khu vui chơi giải trí…Ngoài ra du khách còn có thể tham gia vào các hoạt động giải trí như: câu cá, thăm đồng, tác mương bắt cá, hái trái cây… đặc biệt là ăn tối trên sông du khách sẽ có cảm giác như mình đang bước ra giữa sông hồ, ngồi ăn giữa bốn bề gió lộng, thưởng thức món ngon từ sông nước. Hoạt động đờn ca tài tử Hoạt động hái trái tại vườn Tát mương bắt cá 4.3.6 Các dịch vụ phục vụ du khách: Hướng dẫn viên luôn làm hài lòng mọi du khách tạo cho họ cảm thấy thân thiết và gần gủi. Ấn tượng ban đầu đối với du khách là trong cách ăn mặc của hướng dẫn viên các hướng đẫn viên trong bộ trang phục áo bà ba đặc trưng của Đồng Bằng Sông nước Cửu Long.Hướng Hoạt động thưởng thức các món cá nướng tại vườn của khách Tham gia gói bánh tét với dân địa phương Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang GVHD: Lê Quang Viết Trang 67 SVTH: Nguyễn Văn Công dẫn viên cũng như một người bạn chung đoàn với họ. Ngoài những kỹ năng về thuyết trình các câu chuyện, truyền thuyết của vùng nhằm thu hút du khách và hướng dẫn du khách tham gia các hoạt động du lịch trong những ngày du lịch homestay Ngoài ra hướng dẫn viên còn có khả năng giao tiếp và các kỹ năng khác như mức độ khéo léo, khả năng xử lí linh hoạt khi có các tình huống bất ngờ xảy ra, tìm hiểu thêm về giá cả một số mặt hàng đặc trưng của vùng du lịch để chỉ cho du khách giá chuẩn của một số mặt hàng,… Tóm lại: hướng dẫn viên phải được khách hàng hài lòng về sự phục vụ, luôn năng nổ nhiệt tình, phục vụ khách hàng ân cần chu đáo và phải có các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ tốt. Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang GVHD: Lê Quang Viết Trang 68 SVTH: Nguyễn Văn Công CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH HOMESTAY Ở TỈNH HẬU GIANG. 5.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ CĂN CỨ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẬU GIANG. Định hướng chung: Hậu Giang là một tỉnh có điều kiện về tiềm năng, đặc biệt là tiềm năng về tự nhiên để phát triển du lịch. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010 có chủ trương phát triển ngành du lịch tương xứng với tiềm năng sẵn có và để trở thành ngành kinh tế quan trọng góp phần tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong thập niên đầu của thế kỷ XXI. · Phát triển ngành du lịch Hậu Giang trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài nhưng cũng phải dựa trên những quan điểm phát triển sau: - Phát triển du lịch sinh thái, cảnh quan, môi trường bền vững, phát triển du lịch đạt hiệu quả cao nhưng phải gắn liền với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường sinh thái, gắn liền với trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng người dân địa phương - Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống: phát triển du lịch dựa trên nguyên tắc bảo vệ và phát huy truyền thống, bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập những văn hóa độc hại. Phát triển du lịch đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. · Phát triển mạnh ngành du lịch và dịch vụ du lịch sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. Tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế trước hết nhằm mục đích: - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. - Nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán. - Tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. - Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. - Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong phát triển kinh tế - Phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo, gìn giữ các di tích - Lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống, làng nghề, cảnh quan môi trường… Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang GVHD: Lê Quang Viết Trang 69 SVTH: Nguyễn Văn Công Căn cứ thực tiễn để phát triển du lịch Hậu Giang Qua phỏng vấn 60 khách du lịch đến Cần Thơ, đề tài thu thập được một số ý kiến đóng góp của du khách để phát triển du lịch sinh thái ở Cần Thơ, số liệu được thống kê như sau : Bảng 16 : Ý kiến đóng góp của du khách về phát triển du lịch Hậu Giang Ý kiến của du khách Số mẫu Tỷ lệ (%) Trồng nhiều cây xanh hơn 2 3,4 Thêm nhiều chỗ bán thức ăn truyền thống, dân gian 8 13,6 Thêm nhiều sản vật địa phương 2 3,4 Mở rộng vườn trái cây, nên chăm sóc và trồng riêng biệt 4 6,8 Nhiều chỗ nghỉ ngơi hơn tại điểm đến 1 1,7 Xây dựng nhiều khu vui chơi, giải trí 11 18,6 Sữa chữa lại đường đi cho thuận tiện, an toàn 6 8,5 Bảo vệ môi trường chung để sạch sẽ hơn 6 8,5 Nâng cao trình độ và phong cách phục vụ của nhân viên 3 5,1 Mở rộng quy mô khu du lịch 3 5,1 Cho khách hái trái cây 7 10,5 Nuôi và chăm sóc tốt nhiều động vật 2 3,4 Tạo điều kiện an toàn hơn khi tham gia trò chơi 3 5,1 Cần cung cấp nhiều thông tin hơn khi đến điểm du lịch 3 5,1 Được tham gia vào hoạt động hằng ngày của người dân 8 13,6 (Nguồn : số liệu thu thập từ 60 mẫu phỏng vấn khách Hậu Giang) Từ bảng ta thấy ý kiến về “xây dựng nhiều khu vui chơi giải trí” là nhiều nhất có 11 ý kiến chiếm 18,6%; kế tiếp là 8 ý kiến mong “được tham gia vào hoạt động hằng ngày của người dân” chiếm 13,6% và du khách cũng mong muốn có “thêm nhiều nơi bán thức ăn truyền thống, dân gian” để được thưởng thức và hiểu biết thêm về văn hóa ẩm thực miền Nam, có 8 ý kiến đóng góp chiếm 13,6% . Dựa vào các cơ sở trên đề tài thực hiện một số giải pháp để phát triển du lịch nhằm đóng góp sức mình giúp du lịch Hậu Giang phát triển phong phú hơn nhưng không làm mất nét đặc trưng sinh thái miệt vườn. Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang GVHD: Lê Quang Viết Trang 70 SVTH: Nguyễn Văn Công Phân tích SWOT đối với loại hình du lịch Homestay Hậu Giang DU LỊCH HOMESTAY HẬU GIANG CƠ HỘI (O) ĐE DỌA (T) O1: Là loại hình du lịch đang có xu hướng phát triển mạnh ở ĐBSCL O2: Phát triển Du lịch được xác định là lợi thế của tỉnh nên được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Tổng cục du lịch. O3: Gần thành phố Cần Thơ, thuận lợi về giao thông. O4 : Khách quốc tế có xu hướng chuyển đến Việt Nam và một số nước Châu Á. O5 :Khách rất thích tham quan cảnh đẹp tự nhiên hoang dã, tham gia vào hoạt động văn hóa của vùng. T1: Các điểm du lịch chưa liên kết, còn hoạt động rời rạc. T2: Các tỉnh ĐBSCL xây dựng nhiều khu du lịch qui mô lớn và đồng dạng Homestay với Hậu Giang khá hấp dẫn. T3 : Tình trạng “bê tông hóa” vườn trái cây đang trở thành xu hướng ĐIỂM MẠNH (S) KẾT HỢP S + O KẾT HỢP S + T S1: Có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng thuận lợi để phát triển du lịch Homestay S2: Đội ngũ cán bộ, lao động trong ngành dồi dào. S3: Có nhiều doanh nghiệp tham gia trong ngành là cơ sở của sự phát triển. S4: Các dự án phát triển các khu du lịch đang được tiến hành. S1O1O2O5: Ưu tiên phát triển loại hình du lịch Homestay đặc biệt là du lịch sông nước miệt vườn S2O2: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đặc biệt là nhân viên phục vụ và hướng dẫn viên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sắp tới S3S4O3: Tăng cường liên kết với TP.Cần Thơ và các tỉnh lân cận để thu hút khách nhiều hơn. S1S2T2: Tạo ra các sản phẩm du lịch sinh thái và dịch vụ đặc trưng của vùng. S1S3T1T3: Liên kết các cơ sở kinh doanh du lịch để có sự cạnh tranh lành mạnh. S4T3: Hoàn thành sớm các dự án để sớm đưa vào phục vụ du khách. ĐIỂM YẾU (W) KẾT HỢP W + O KẾT HỢP W + T W1: Hoạt động du lịch còn trùng lắp, tự phát. Tổ chức tuyến điểm và dịch vụ bổ sung chưa thật hấp dẫn và đổi mới. W2: Năng lực cán bộ quản lý, điều hành còn kém nên việc tổ chức các tour dài ngày rất ít thực hiện. W3: Công tác xúc tiến du lịch chưa được đẩy mạnh, chưa nhắm đến các thị trường mục tiêu. W4: Chưa khai thác được hết W1W2O1: Nâng cao trình độ nhân lực và chất lượng dịch vụ tại các điểm du lịch. W3O4O5: Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Hậu Giang qua màn ảnh nhỏ và qua các hãng lữ hành trong và ngoài nước. W4O1O2: Khai thác và tận dụng tối đa tiềm năng sinh thái sẵn có để phát triển du lịch. W5O2: Đầu tư xây dựng thêm và cải tiến cơ sở lưu trú du lịch. W1W4T1: Thiết kế tuyến điểm tham quan du lịch mới, phong phú, hấp dẫn hơn trên cơ sở sản phẩm du lịch của tỉnh. W2W5T2: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ đặc biệt là nhân viên quản lý và điều hành. Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang GVHD: Lê Quang Viết Trang 71 SVTH: Nguyễn Văn Công các tiềm năng du lịch W5: Cơ sở lưu trú còn ít, chưa đủ chất lượng để phục vụ du khách. Trên đây là những hướng giải quyết cơ bản góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Homestay Hậu Giang. Nhưng đó chỉ là hướng đi chung, để phát triển du lịch Hậu Giang cần phải có những giải pháp cụ thể hơn và ta sẽ tìm hiểu vấn đề này trong phần dưới đây. 5.2 CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH HOMESTAY Ở HẬU GIANG 5.2.1 Các giải pháp góp phần xây dựng mô hình homestay của các chủ nhà vườn. - Cần phải quy hoạch có chiến lược các chương trình thực hiện đầu tư một cách cụ thể và được công bố rộng rãi để người dân có thể tham gia. Đầu tư mới hoàn chỉnh, duy trì và nâng cấp các địa điểm có triển vọng, tránh tình trạng có nhiều điểm không đảm bảo chất lượng. - Du lịch là hoạt động cần có nhiều kiến thức trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, tâm lí, thẩm mỹ,…Một chủ vườn sinh thái phải hiểu biết về kỹ thuật canh tác vườn, các sinh hoạt văn hóa truyền thống tại địa phương, tìm hiểu thêm về những vị khách đến với mình. Do đó, ngành du lịch cần tổ chức thường xuyên tập huấn kỹ thuật, cung cấp kiến thức cho đội ngũ tham gia khai thác du lịch. Vì chất lượng tour du lịch thể hiện ngay từ những chi tiết nhỏ nhất trong một tour du lịch, thể hiện ngay từ thái độ cử chỉ của người làm du lịch, từ phong cách giao tiếp của người dân với du khách tại điểm đến. - Để nâng cao chất lượng ngành du lịch phục vụ địa phương nên tổ chức một số hoạt động thi đua giữa các điểm du lịch (như nấu ăn ngon, trang trí vườn cây chẳng hạn) không những tạo nên một hình thức cạnh tranh lành mạnh mà còn nên một cơ hội để các nhà vườn làm du lịch có thể học hỏi giao lưu kinh nghiệm lẫn nhau. Ngoài ra, tại các điểm nên có hai dạng thực đơn: thực đơn gồm các món ăn dân dã, đặc sắc của Hậu Giang và thực đơn gồm các món Á, Âu nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. - Lưu trú là một mảng quan trọng của hoạt động du lịch khi xây dựng các mô hình lưu trú nhà dân. Vì vậy, cần tạo một phong cách nông thôn Nam Bộ ngay cả nơi nghĩ ngơi của khách với các vật dụng mang tính nông thôn, đặc trưng Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang GVHD: Lê Quang Viết Trang 72 SVTH: Nguyễn Văn Công của miền quê. Tuy nhiên vẫn phải dự trù một vài bộ vật dụng cao cấp để phòng khi khách có yêu cầu - Vấn đề nhà vệ sinh phải thật sạch sẽ, kín đáo phải trang bị máy nước nóng, lót tường và sàn bằng vật liệu chống thấm và có bề ngoài giả gỗ, trang bị thêm các vật dụng đựng và múc nước mang phong cách nông thôn Nam bộ (gáo múc nước, lu đựng nước...), lắp đặt đèn đảm bảo ánh sáng đầy đủ trong và ngoài nhà vệ sinh. - Rất cần thiết tổ chức một “Hiệp hội giữa người làm du lịch miệt vườn” nhằm tạo mối quan hệ gắn bó, hỗ trợ, học hỏi giữa các chủ vườn giúp nhau cùng phát triển. 5.2.2 Các giải pháp xây dựng mô hình homestay của ngành du lịch. - Duy trì và nâng cao việc cung cấp các điểm tham quan, giải trí, lưu trú tại các khu vườn trái cây cả trong lúc thuận mùa trái cây lẫn nghịch mùa, mùa mưa lẫn mùa nắng (chẳng hạn vào mùa mưa các công ty có thể thiết kế những tour như cho du khách thử cảm giác mạnh khi đi trên những con đường quê trơn trợt, soi ếch, bắt cua sau khi tạnh mưa,…).Chất lượng du lịch còn thể hiện ở sự phong phú của một tour chẳng hạn như tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho khách đi du lịch Home-Stay như: đạp xe đạp trên đường làng; bơi xuồng ngắm cảnh, câu cá; hái trái cây tại vườn; cùng người dân bắt cá, hái rau, đi chợ quê, nấu ăn, làm bánh, bày cỗ; về đêm cần có các hoạt động như: bơi xuồng ngắm trăng, nhâm nhi tí rượu với các món ăn đặc sản miền quê, đi trong những khu vườn về đêm du khách sẽ được nhìn thấy đom đóm lập loè rất đẹp, ngoài ra du khách còn có thể thử cảm giác thú vị khi bắt những con đom đóm ấy đem về nơi nghỉ để thay cho ánh đèn; thưởng thức thơ, đờn ca tài tử do chính người dân trong vùng và du khách thể hiện. - Các tổ chức cần chú ý tránh để sự tập trung khách một cách quá dày, tránh cùng một lúc đón quá nhiều khách du lịch tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các điểm. Do đó, các công ty du lịch địa phương cần có kế hoạch cụ thể trong việc sắp xếp các điểm vui chơi, nghĩ ngơi của du khách. - Cần tạo nên nhiều hoạt động vui chơi, giải trí mới, hấp dẫn hơn vào đêm để dễ dàng thu hút khách ở lại lưu đêm tại nhà vườn, đặc biệt là nguồn Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang GVHD: Lê Quang Viết Trang 73 SVTH: Nguyễn Văn Công khách quốc tế - nguồn khách chủ yếu và nguồn khách tiềm năng là khách nội địa đến từ các tỉnh khác - Thực đơn phục vụ khách cần có sự thay đổi thích hợp cho từng nhóm khách khác nhau, chẳng hạn như đối với khách quốc tế thì cảm thấy lạ và bị lôi cuốn bởi các món ăn truyền thống quê hương nhưng đối với khách nội địa thì các món ăn này dường như họ cũng đã quá quen thuộc. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm phải được các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ ăn uống đảm bảo. - Phương tiện vận chuyển (chủ yếu xe du lịch) cần được tu sửa và đảm bảo an toàn cho khách - Vấn đề nhà vệ sinh tại các điểm tham quan đã có dấu hiệu xuống cấp và đôi khi xảy ra một số vấn đề như cúp nước, thiếu giấy vệ sinh, không có đèn nơi hành lang, phía ngoài nhà vệ sinh.Vì vậy, các vấn đề này cần phải được khắc phục tránh gây khó chịu đối với khách khó tính. - Phát triển du lịch Home-Stay nhưng đồng thời quan tâm phát triển các khách sạn đạt tiêu chuẩn để phục vụ khách và để phát triển cơ sở kỹ thuật phục vụ toàn diện cho ngành du lịch - Tuyên truyền, quảng bá về du lịch và các tour du lịch Home-Stay, xây dựng Website, thiết kế các tờ rơi, áp-phích tuyên truyền, giới thiệu trên các phương tiện truyền thông đại chúng về du lịch, tổ chức các lễ hội, các chương trình du lịch nhằm khuếch trương hình ảnh, tạo sự chú ý và thu hút du khách. Hình thành, phát triển và củng cố hình ảnh văn hóa du lịch của địa phương, vừa tạo cảm giác thân thiện và an toàn, vừa thể hiện trình độ làm du lịch và khả năng đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách. - Việc phát triển du lịch mà nhất là loại hình du lịch Homestay sẽ sinh ra cảm giác sùng bái, bắt chước nước ngoài thậm chí vứt bỏ quan niệm đạo đức và lối sống truyền thống để bắt chước du khách, và trong trường hợp nguy hiểm hơn là du khách có thể truyền bá những điều phi văn hoá khiến cho người dân địa phương dần dần nảy sinh những biến đổi tiêu cực về tư tưởng và hành vi. Để hạn chế những trường hợp trên đây, cần phải quản lý chặc chẽ việc đưa khách về vùng quê theo kiểu du lịch Home-Stay, quản lý chặc chẽ trong suốt thời gian khách lưu trú lại, và phải sinh hoạt tư tưởng trong nhân dân một cách thường xuyên và đúng đắn. Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang GVHD: Lê Quang Viết Trang 74 SVTH: Nguyễn Văn Công - Chất lượng môi trường phải được đảm bảo và nâng cao, phải luôn giữ môi trường tự nhiên ở Hậu Giang được trong lành, phát triển các khu công nghiệp không gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh. - Chất lượng thể hiện ở giá cả, phải xây dựng tour với mức giá hợp lý cho từng nhóm khách, phải đầu tư xây dựng mới các khu điểm du lịch để đảm bảo mức độ thoả mãn của du khách. - Chất lượng thể hiện ở sự đảm bảo an toàn cho du khách. Về vấn đề này đã được các cấp chính quyền địa phương đảm bảo nhưng phải có công tác tổ chức quản lý chặc chẽ hơn nữa để không có sự việc đáng tiếc xảy ra. Tuy nhiên tránh gây cho khách cảm giác bị theo dõi, bị gò bó, khó chịu trong sinh hoạt của họ. Du lịch Home-Stay là hình thức cho du khách hoà mình vào cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương. Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang GVHD: Lê Quang Viết Trang 75 SVTH: Nguyễn Văn Công CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Với thế mạnh về các yếu tố tự nhiên như: địa hình, khí hậu, cũng như các yếu tố về văn hóa, Hậu Giang đã hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển du lịch sinh thái miệt vườn và hiện nay loại hình du lịch này đã đóng vai trò. Chính vì vậy, trong những năm qua ngành du lịch Hậu Giang đã có nững nổ lực rất lớn nhằm từng bước phát triển du lịch một cách bài bản hoàn thiện cả về số lượng lẫn chất lượng. Du lịch không những mang lại hiệu quả về kinh tế, mà sự phát triển đó cũng đã đem lại hiệu quả về mặt xã hội, thể hiện qua sự tăng trưởng lực lượng lao động tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động kinh doanh du lịch. Đã góp phần tích cực vào hiệu quả kinh tế - xã hội của tỉnh, mang lại sự cải thiện thu nhập cho tầng lớp dân cư đồng thời qua giao tiếp du lịch đã giúp cho khách du lịch quốc tế và trong nước hiểu rõ hơn về đất nước, con người Hậu Giang. - Tài nguyên du lịch của tỉnh Hậu Giang tương đối phong phú, đa dạng, cho phép phát triển được các loại hình du lịch, chỉ cần đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư kinh doanh, khai thác đúng mức sẽ tạo ra được những sản phẩm du lịch hấp dẫn và có sức cạnh tranh. Tuy nhiên, thời gian qua những tài nguyên ấy chưa được khai thác hợp lý và một số còn ở dạng tiềm năng. - Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch như hệ thống các điểm du lịch, các điểm tham quan, vui chơi giải trí còn thiếu; hệ thống cơ sở lưu trú du lịch qui mô còn nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong tỉnh. - Hệ thống giao thông đường bộ cần được quan tâm nâng cấp hơn nữa, nhất là các tuyến lộ đến các điểm du lịch. - Để ngành du lịch Hậu Giang phát triển bền vững, không tụt hậu so với các tỉnh ĐBSCL thì cần phải có chính sách ưu đãi hỗ trợ cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch. Đảm bảo an ninh-an toàn trong du lịch. Quan tâm công tác giữ gìn tôn tạo các di tích lịch sử-văn hóa, các tài nguyên nhân văn và bảo vệ môi trường sinh thái,v.v… Tuy nhiên, có những cái chúng ta nhìn thấy, song còn rất nhiều điều mà chúng ta chưa khám phá và đánh giá nó một cách đầy đủ. Mặt khác, theo xu Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang GVHD: Lê Quang Viết Trang 76 SVTH: Nguyễn Văn Công hướng toàn cầu hoá hiện nay, việc đất nước ta tham gia hội nhập đem lại các doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh để khẳng định mình nhưng bên cạnh đó cũng có vô số những thách thức, đe doạ đến nền kinh tế chung của đất nước mà đặc biệt là ngành du lịch dịch vụ. Cho nên, vấn đề khai thác nó như thế nào rất cần sự liên kết bản thân tổ chức du lịch trong vùng và như vậy vẫn chưa đủ mà còn là sự kết hợp một cách hữu cơ của nhiều ngành khác nhau mà văn hoá và du lịch là hai ngành có trách nhiệm chính là đầu mối liên kết tất cả các ngành khác. Đó là một công việc đòi hỏi một sự hợp tác chặt chẽ vì quyền lợi của mỗi ngành, của du khách nhưng cao hơn hết là quyền lợi của đất nước. 6.2 KIẾN NGHỊ Sản phẩm du lịch là một sự sáng tạo được xây dựng bởi tiềm năng trí tuệ và sự năng động, nhạy bén của mỗi địa phương trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm trong và ngoại nước mà phát hiện ra những lợi thế riêng của địa phương mình. Và việc tổ chức thực hiện qui hoạch là điều rất cần thiết. Để quy hoạch được thực thi có hiệu quả, cần có sự chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh, cùng với sự nỗ lực của ngành du lịch rất cần sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ban ngành chức năng của tỉnh. Từ đó tạo ra những sản phẩm hết sức độc đáo có giá trị kinh tế và nghệ thuật cao nhưng vẫn mang dấu ấn của địa phương. Riêng ở tỉnh Hậu Giang theo em: Đối với Sở du lịch Hậu Giang - Nâng cao nguồn thu từ du lịch và tạo nhiều công ăn việc làm cho các tầng lớp nhân dân, đồng thời xã hội hóa giáo dục du lịch cũng nhằm nâng cao tính cộng đồng dân cư, tham gia tích cực vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống và các giá trị nhân văn khác phục vụ nhu cầu phát triển du lịch. - Nên mời những chuyên gia về đào tạo (chuyên gia ngành) kết hợp giảng dạy với các trường đào tạo du lịch, nhằm trang bị cho các em những kiến thức chuyên ngành cũng như vốn ngoại ngữ, đặc biệt là những ngoại ngữ vừa thiếu vừa yếu (Italia, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Nhật Bản...), ngay từ khi các em còn trên giảng đường. - Để thu hút khách nước ngoại, chúng ta nên thực hiện tốt các bước đón khách như vào máy bay tốt, vận chuyển tốt, lưu trú tốt thì đương nhiên khách sẽ Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang GVHD: Lê Quang Viết Trang 77 SVTH: Nguyễn Văn Công có cảm tình tốt. Ngược lại, khách sẽ có ấn tượng xấu. Hơn nữa, trong cơ chế hiện nay, chúng ta phải cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ, nếu sau một chuyến tour, khách phàn nàn nhiều thì lần sau, chúng ta sẽ mất mối làm ăn. Và cần thấy rằng, chất lượng dịch vụ chủ yếu là do mình, chứ đừng đổ lỗi cho các yếu tố khách quan. Đó là cái để níu chân khách. Những vấn đề thuộc về hợp đồng phải thực hiện nghiêm chỉnh và thể hiện sự chân tình với khách. Đối với Ủy ban nhân dân Tỉnh Hậu Giang - Tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Hậu Giang phát triển. - Có những biện pháp thực hiện nhanh chóng việc trình lên và phê duyệt sớm các dự án, công trình thi công phục vụ du lịch để không làm hạn chế việc phát triển du lịch Homestay. (Có nhiều dự án đưa ra từ rất lâu nhưng vẫn chưa thực hiện nên cần khắc phục sớm vấn đề này) - Xem xét và sữa chữa các con đường vào các khu du lịch vì chúng đã trở nên xấu có khả năng gây nguy hiểm cao. Bên cạnh sữa chữa đường bộ, chính quyền Hậu Giang cũng nên có chủ trương kiểm tra phương tiện giao thông đường thủy thường xuyên hơn xem có trang bị đầy đủ các vật dụng cứu hộ và kiểm tra máy móc có đảm bảo an toàn cho du khách không. - Đầu tư, xây dựng những khu vui chơi giải trí tại các khu du lịch lớn như Tây Đô, Tầm Vu ( vìTây Đô và Tầm Vu có thể làm nơi dừng chân thuận tiện của du khách đến các tỉnh ngoài đi trong ngắn ngày nhưng muốn được vui chơi, giải trí). Để thực hiện việc này được nhanh chóng chính quyền Hậu Giang có thể kêu gọi mọi thành phần kinh tế trong tỉnh tham gia với các ưu đãi hấp dẫn, cho họ một số quyền lợi tại điểm du lịch tin chắc rằng sẽ có nhiều doanh nghiệp muốn tham gia qua đó giúp cho du lịch Hậu Giang phát triển nhanh hơn. - Hằng năm hay hằng quí (thậm chí hằng tháng) tổ chức kỳ thi tìm ý tưởng phát triển du lịch cho tỉnh nhà. - Chỉ đạo việc phối hợp các cơ quan chức năng trong việc phát triển và quản lý việc phát triển du lịch. - Hỗ trợ vốn cho các đơn vị kinh doanh du lịch có điều kiện phát triển. Quy hoạch tập trung hay đề ra và thực hiện tốt chính sách phát triển du lịch tạo điều kiện cho du lịch Hậu Giang phát triển phù hợp với xu hướng hiện tại tránh Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang GVHD: Lê Quang Viết Trang 78 SVTH: Nguyễn Văn Công trùng lặp sản phẩm nhà vườn với các tỉnh bạn và thoát khỏi cảnh du lịch miệt vườn “chợ chiều điều hiu” . - Nên chăng chính quyền Hậu Giang cho phép xe lôi hoạt động trở lại nhưng không phải hoạt động tự phát, không có tổ chức như trước mà Ủy ban nhân dân kết hợp với bên giao thông quy hoạch theo tổ chức, chỉ để phục vụ vận chuyển khách du lịch đến tham quan, ngắm cảnh ở Hậu Giang vì đi từ điểm này đến điểm khác mặc dù cự ly ngắn nhưng du khách vẫn phải ngồi trên xe, mất hẳn thú vui dạo phố vừa ngắm cảnh phố phường, vừa mua sắm vừa giao tiếp với cư dân địa phương. - Cần giáo dục, nâng cao nhận thức để người dân sở tại hiểu được rằng họ cũng được thu lợi (trực tiếp hay gián tiếp) từ việc tham gia bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch, tránh tình trạng hoặc thờ ơ, hoặc làm ăn chụp giựt khiến du khách có ấn tượng không tốt. Nâng cao kiến thức của người dân trong giao tiếp, phục vụ du khách, bảo vệ môi trường du lịch, giữ gìn bản sắc văn hóa. Đối với người dân bản địa - Người dân bản địa phải có ý thức, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch cho thành phố; bảo vệ và giữ gìn môi trường tự nhiên nơi mình cư trú, như không nên vứt rác xuống sông ở các khu chợ nổi. - Không làm tổn hại đến tài sản du lịch hay chạy theo đồng tiền mà làm mất đi bản sắc văn hóa vốn có, tạo ra những điều không hay không thật nhằm kích thích tính tò mò của khách du lịch để kiếm lợi. - Thực hiện kinh doanh nên lấy chất lượng làm đầu. Chất lượng thể hiện ở sản phẩm trung thực, ở giá cả hợp lý có như vậy khách du lịch mới quay lại Hậu Giang thêm nhiều lần nữa. - Còn đối với người dân không trực tiếp kinh doanh, tuy không có lợi nhuận từ du lịch nhưng cũng có ý thức, trách nhiệm về quyền lợi của địa phương cũng như của chính mình trong việc phát triển kinh tế du lịch, mọi công chức, mọi người dân đều có ý thức về nguồn lợi mà du khách mang lại cho địa phương mình, đất nước mình, nên nếu như không trực tiếp tham gia làm du lịch, thì họ nên góp phần xây dựng, bảo vệ tài nguyên du lịch cho cộng đồng. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Vương Tuấn Anh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Thị Hải Yến (2006). Quy hoạch du lịch, Nhà xuất bản giáo dục. 2. GS.TS.Nguyễn Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hòa (2004). Giáo trình kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội. 3. Tổng cục du lịch Việt Nam (2007). Non nước Việt Nam, Nhà xuất bản văn hóa thông tin. 4. PTS. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh (1995). Giáo trình tâm lý và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh du lịch. NXB Thống kê. 5. Sở thương mại – du lịch Hậu Giang (2007). Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Hậu Giang đến năm 2020. 6. Tổng cục du lịch Việt Nam (2006). Hội thảo “Phát triển du lịch sinh thái – văn hóa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long”. 7. Sở thương mại – du lịch Hậu Giang (2007). Báo cáo tổng quan đề tại khoa học và công nghệ, đề tài “phát triển mô hình du lịch sinh thái – văn hóa theo hướng liên kết vùng gắn với xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Hậu Giang. 8. Tạp chí du lịch Việt Nam (số 12/2007), trang 41 9. Tạp chí du lịch Việt Nam (số 3/2008), trang 3 10. Tham khảo từ các trang Website sau: · www.vietnamtourism.gov.vn · www.haugiang.gov.vn · www.baohaugiang.com.vn Phụ Lục 1 Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS Bảng 1.1 Statistics Tuoi N Valid 60 Missing 0 Tuoi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 18-24 17 28.3 28.3 28.3 25-40 31 51.7 51.7 80.0 41-60 11 18.3 18.3 98.3 tren 60 1 1.7 1.7 100.0 Total 60 100.0 100.0 Bảng 1.2 Statistics Nghe nghiep cua dap vien N Valid 60 Missing 0 Nghe nghiep cua dap vien Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Vien chuc nha nuoc 11 18.3 18.3 18.3 Nhan vien 26 43.3 43.3 61.7 Tu kinh doanh 5 8.3 8.3 70.0 Lao dong pho thong 8 13.3 13.3 83.3 Sinh vien, noi tro, khong di lam 10 16.7 16.7 100.0 Total 60 100.0 100.0 Bảng 1.3 Statistics Thu nhap hang thang cua anh chi N Valid 57 Missing 3 Thu nhap hang thang cua anh chi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Duoi 1.500.000 VND 10 16.7 17.5 17.5 Tu 1.500.000 den duoi 3.000.000 VND 28 46.7 49.1 66.7 Tu 3.000.000 den duoi 4.500.000 VND 15 25.0 26.3 93.0 Tu 4.500.000 den duoi 6.500.000 VND 3 5.0 5.3 98.2 Tu 6.500.000 VND tro len 1 1.7 1.8 100.0 Total 57 95.0 100.0 Missing System 3 5.0 Total 60 100.0 Bảng 2 Statistics Moi truong tu nhien N Valid 60 Missing 0 Moi truong tu nhien Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid It hai long 3 5.0 5.0 5.0 hai long 21 35.0 35.0 40.0 Kha hai long 25 41.7 41.7 81.7 Rat hai long 11 18.3 18.3 100.0 Total 60 100.0 100.0 Bảng 3 Statistics An toan(tinh mang, thuc pham) N Valid 60 Missing 0 An toan(tinh mang, thuc pham) Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid It hai long 3 5.0 5.0 5.0 hai long 11 18.3 18.3 23.3 Kha hai long 30 50.0 50.0 73.3 Rat hai long 16 26.7 26.7 100.0 Total 60 100.0 100.0 Bảng 4 Hoat dong vui choi giai tri tai diem * Nhom khach Crosstabulation Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 2.089(a) 4 .719 Likelihood Ratio 2.754 4 .600 Linear-by-Linear Association .053 1 .819 N of Valid Cases 60 a 6 cells (60.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .75. Statistics Hoat dong vui choi giai tri tai diem N Valid 60 Missing 0 Hoat dong vui choi giai tri tai diem Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Khong hai long 6 10.0 10.0 10.0 It hai long 15 25.0 25.0 35.0 hai long 28 46.7 46.7 81.7 Kha hai long 8 13.3 13.3 95.0 Rat hai long 3 5.0 5.0 100.0 Total 60 100.0 100.0 Bảng 5 Khach san, nha nghi * Nhom khach Crosstabulation Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 1.414(a) 4 .842 Likelihood Ratio 2.101 4 .717 Linear-by-Linear Association .467 1 .495 N of Valid Cases 45 a 7 cells (70.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .24. Statistics Khach san, nha nghi N Valid 45 Missing 15 Khach san, nha nghi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Khong hai long 2 3.3 4.4 4.4 It hai long 5 8.3 11.1 15.6 hai long 28 46.7 62.2 77.8 Kha hai long 9 15.0 20.0 97.8 Rat hai long 1 1.7 2.2 100.0 Total 45 75.0 100.0 Missing System 15 25.0 Total 60 100.0 Bảng 6 Statistics Phuc vu cua nhan vien N Valid 60 Missing 0 Phuc vu cua nhan vien Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Khong hai long 3 5.0 5.0 5.0 It hai long 6 10.0 10.0 15.0 hai long 23 38.3 38.3 53.3 Kha hai long 25 41.7 41.7 95.0 Rat hai long 3 5.0 5.0 100.0 Total 60 100.0 100.0 Bảng 7 Statistics Phuong tien den HG N Valid 60 Missing 0 Phuong tien den HG Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid xe oto 16 26.7 26.7 26.7 xe gan may 38 63.3 63.3 90.0 khac 6 10.0 10.0 100.0 Total 60 100.0 100.0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXây dựng mô hình du lịch homestay ở tỉnh hậu giang.pdf
Luận văn liên quan