Đề tài Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa theo hướng liên kết vùng ở Hậu Giang

. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Du lịch đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cần xây dựng tính đặc trưng, tính liên kết của vùng. Trong đó, xây dựng những nét đặc trưng về văn hóa ẩm thực, kiến trúc, lễ hội để tạo ra “điểm nhấn” đặc biệt cho khách du lịch. Ngoài ra, cần phối hợp, liên kết các vùng, tỉnh thành như việc hình thành tứ giác du lịch Cần Thơ-An Giang- Kiên Giang - Cà Mau là rất cần thiết cho sự phát triển du lịch của ĐBSCL. Cần tập trung đầu tư có trọng điểm, đa dạng hóa ngành du lịch, tránh tình trạng đầu tư đại trà; Tạo ra được bản sắc văn hóa ứng xử: ứng xử trong môi trường ĐBSCL, ứng xử với khách du lịch; Xúc tiến, quảng bá du lịch ĐBSCL; Sự phối hợp với các Bộ ngành, phối hợp giữa ba lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch thông qua các chính sách, kế hoạch, nghị quyết. Đó là lời của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái phát biểu trong hội thảo khoa học “Phát triển du lịch cộng đồng và bảo vệ môi trường du lịch khu vực đồng bằng sông Cửu Long” tại Trà Vinh. Trong lời phát biểu có hai vấn đề được đặt ra cho việc phát triển du lịch ở đây là: - Xây dựng tính đặc trưng của từng địa phương - Xây dựng tính liên kết vùng Muốn xây dựng được chúng ta cần phải phân tích nhiều yếu tố như: văn hóa, môi trường tự nhiên, hay nói khác hơn nó còn phải dựa vào tài nguyên du lịch của địa phương, nơi muốn phát triển du lịch. Hậu Giang nằm ở trung tâm ĐBSCL, thiên nhiên ưu đãi với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những vườn cây trĩu quả, có truyền thống văn hóa đặc trưng vùng sông nước, miệt vườn. Song song với một bức tranh công nghiệp đã và đang hình thành thì hoạt động du lịch trên địa bàn đang hứa hẹn sẽ thu hút được nhiều kết quả khả quan cho tương lai. Nhưng đến thời điểm này thì thực trạng du lịch ở Hậu Giang đang trong tiến trình tìm hướng đi cho riêng mình và vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Với mong muốn góp phần vào sự phát triển du lịch Hậu Giang trong tương lai tôi xin được đưa ra đề tài “xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa theo hướng liên kết vùng ở Hậu Giang” nhằm đem lại một xu hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững. Với đề tài này góp phần đem lại cách nhìn đúng đắn cho những nhà hoạch định chính sách, chiến lược phát triển du lịch cho Hậu Giang. G GV VH HD D: : N Ng gu uy yễ ễn n P Ph hạ ạm m T Tu uy yế ết t A An nh h S SV VT TH H: : N Ng gu uy yễ ễn n T Th hị ị M Mỹ ỹ E Em m L Lu uậ ận n v vă ăn n t tố ốt t n ng gh hi iệ ệp p F F T Tr ra an ng g 2 2 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích được thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch theo mô hình sinh thái và văn hóa ở Hậu Giang, để từ đó tạo cơ sở cho việc xây dựng mô hình này và phát triển loại hình du lịch này một cách bền vững theo hướng liên kết với những vùng lân cận. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh Hậu Giang. - Phân tích điểm mạnh và yếu của địa phương trong phát triển du lịch.

pdf97 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2748 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa theo hướng liên kết vùng ở Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Mỹ Em Luận văn tốt nghiệp F Trang 60 BẢNG 13: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HẤP DẪN CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN ĐVT:Mẫu Các phương tiện vận chuyển Ít hấp dẫn 1 Ít hấp dẫn 2 Bình thường Hấp dẫn Rất hấp dẫn Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Xe lôi 12 18,5 9 13,9 22 33,8 14 21,5 8 12,3 Xe bò 11 16,9 14 21,5 17 26,2 17 26,2 6 9,2 Ca no 12 18,5 11 16,9 10 15,4 17 26,2 15 23,1 Xuồng ba lá 8 12,3 8 12,3 11 16,9 22 33,8 16 24,6 Ghe, tàu 5 7,7 5 7,7 16 24,6 24 36,9 15 23,1 Khác(3) 13 20,0 0 0 3 4,6 2 3,1 2 3,1 Nguồn: 65 mẫu phỏng vấn khách nội địa Nhìn vào bảng thống kê ta thấy 3 loại hình vận chuyển đứng đầu về mức độ hấp dẫn đó là: ghe tàu chiếm 60%, xuồng ba lá chiếm 58,4% và cano chiếm 49,3%. Đây là những phương tiện lưu thông rất thuận lợi đối với vùng sông nước như Hậu Giang. Chúng có thể lên lỏi vào những con kênh, rạch nhỏ để đi đến những khu vườn, nhà dân mà có thể đường nhựa chưa dẫn tới. Và đặc biệt chúng rất thú vị đối với những du khách chưa quen với cảnh đi lại chòng chành trên mặt nước. Cho nên chúng ta cần phải thiết lập hệ thống giao thông này theo một cách có tổ chức và nghệ thuật để góp phần làm rõ thêm nét văn hóa của người dân sông nước, miệt vườn. Những phương tiện như xe lôi, xe bò cũng có mức độ hấp dẫn cao. Mức độ hấp dẫn chiếm trên 30% số mẫu. Tuy nhiên hình thức vận chuyển này trong du lịch ở Hậu Giang vẫn chưa có. Một số vị khách khi được hỏi họ cho rằng nếu được đi bằng những phương tiện này họ sẽ đi ít nhất một lần cho biết vì tính hiếu kỳ. Đa phần con người họ vì tính hiếu kỳ mà tham gia, nhưng dù là phương tiện vận chuyển (1) Ôtô, xe máy, xe đạp, máy bay GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em Luận văn tốt nghiệp F Trang 61 nào chúng ta muốn áp dụng cũng cần phải nhìn nhận lại điều kiện, và sự phù hợp với địa phương mình hay không để chánh tình trạng du khách cho rằng họ thấy những hình ảnh gượng ép và giả tạo. Ôtô, máy bay là những phương tiện sang trọng và đặc biệt thuận lợi trong việc di chuyển khi đường xá được khai thông và nâng cấp. Còn khách thích xe đạp và xe máy khi họ ở gần điểm đến, thời gian vận chuyển ít. Tóm lại nếu càng dễ tiếp cận điểm đến thì càng du lịch càng dễ dàng phát triển. 4.1.2.7.Giá tour và giá dịch vụ bổ sung Nếu như khách đi theo hình thức tự sắp xếp thì giá tour và giá dịch vụ bổ sung không ảnh hưởng đến họ và thực tế khách đến Hậu Giang đa phần là tự sắp xếp, Tuy nhiên nếu muốn phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp và nó đóng vai trò là công cụ xóa đói giảm nghèo và phát triển xã hội thì ta cần phải có sự tổ chức tour tuyến theo hướng liên kết cho thật phù hợp và hấp dẫn. Nhưng một tour hấp dẫn mà được nhiều người tham gia hay không nó còn đòi hỏi mặt hợp lý về giá cả, theo thực tế phỏng vấn có 38 người chiếm hơn 50% cho rằng yếu tố trên ảnh hưởng đến việc đi du lịch của họ dưới dạng đi theo tour. Chính vì vậy sau khi Hậu Giang phát triển du lịch theo hướng thiết kế và bán tour hoặc liên kết tour vần quan tâm đến việc xác định đúng cái giá của nó, cái giá giữa độ thỏa mãn và chi phí phải trả của du khách 4.1.2.8.Hoạt động vui chơi giải trí Chiếm tỷ lệ đến 60% cho rằng yếu tố này là quan trọng đối với họ. Qua ý kiến của một số du khách được phỏng vấn họ cho rằng môi trường tự nhiên mát mẻ và vẫn còn tương đối nguyên sơ là một đều rất tốt, tuy nhiên đã nói là đi du lịch thì không chỉ đứng hít thở khí trời mà còn phải có những hoạt động vui chơi náo nhiệt mới đúng là đi du lịch. Tuy nhiên trên thực tế Hậu Giang chưa có một điểm nào gọi là vui chơi với đúng nghĩa của nó, ví dụ như Đầm Sen, Suối tiên… Qua việc hỏi ý kiến của một số người dân địa phương thì họ cho rằng: là người dân Hậu Giang sống ở đây mấy chục năm nhưng khi bạn bè đến thăm kiếm chỗ dẫn đi chơi hay đơn giản chỉ là những nơi có món ngon cũng hiếm có, cho nên ở nhà tự chế đãi khách và ngồi trò chuyện là giải pháp hay nhất mà họ có thể làm. 4.1.2.9.Mức độ an toàn khi đi du lịch Gần 100% du khách cho rằng an toàn về tính mạng và thực phẩm là một tiêu chí quan trọng đối với họ khi đi du lịch, qua số liệu có 64 người chiếm 98,5% đánh giá rất cao về sự an toàn khi đi du lịch. Đều này cho biết nếu đem lại cảm giác an toàn cho du khách là một đều đáng ưu tiên vì nó liên quan đến uy tín lâu dài trong ngành kinh doanh du lịch. Mức độ an toàn về tính mạng thể hiện ở an ninh, trật tự GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em Luận văn tốt nghiệp F Trang 62 xã hội, ngoài ra các hoạt động vui chơi giải trí cũng phải đảm bảo độ an toàn. Chẳng hạn như đi bằng tàu thuyền thì phải có phao an toàn đủ với số người tham gia. Còn an toàn về thực phẩm được thể hiện ở khâu chế biến và bảo quản có hợp vệ sinh hay không, nguồn gốc thực phẩm có an toàn hay không. Đó là trách nhiệm của ban quản lý chuyên về lĩnh vực đó. Có một tổ chức quản lý chặt chẻ về an toàn cả tính mạng lẫn thực phẩm sẽ làm cho hoạt động du lịch của chúng ta chuyên nghiệp hơn và làm hài lòng du khách mặc dù chuyện đáng tiếc rất hiếm xảy ra nhưng nó để lại ấn tượng không tốt trong lòng của mỗi người. 4.1.2.10. Lễ hội và các giá trị văn hóa Tổng số 54 người chiếm 83,1% cho rằng các giá trị văn hóa và lễ hội là yếu tố quan trọng và thu hút họ đến du lịch. Mỗi người sống những vùng miền khác nhau sẽ có nét văn hóa khác nhau. Sự khác nhau đó khiến họ có nhu cầu tm hiểu về nhau, nhờ du lịch phát triển mà con người có nhiều cơ hội giao lưu với nhau về văn hóa. Chẳng hạn như hội thảo giao lưu văn hóa Việt – Nhật, giao lưu văn hóa giữa các vùng miền,…Chúng ta làm du lịch cần phải nhì nhận cao về giá trị văn hóa mà ta có được. Nếu nhìn nhận hết được đều đó ta mới có cách truyền đạt tốt đến du khách. 4.1.2.11. Các cở sở chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng BẢNG 14: MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA DU KHÁCH VỀ TIÊU CHÍ CHĂM SÓC SỨC KHỎE, NGHỈ DƯỠNG Tuổi Chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng Ít quan trọng 1 Ít quan trọng 2 Ít quan trọng 3 Bình thường Khá quan trọng Quan trọng Rất quan trọng Mẫu SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Từ 18 - dưới 40 2 5,7 5 14,3 3 8,6 4 11,4 8 22,9 7 20 6 17,1 35 100 Từ 40 - 60 2 8,7 4 17,4 2 8,7 4 17,4 3 13 2 8,7 6 26 23 100 Trên 60 0 0 0 0 1 14,3 1 14,3 1 14,3 0 0 4 57 7 100 Tổng số mẫu 4 6,2 9 13,8 6 9,3 9 13,8 12 18,5 9 13,8 16 24,6 65 100 Nguồn: 65 mẫu phỏng vấn khách nội địa GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em Luận văn tốt nghiệp F Trang 63 Dựa vào bảng trên ta thấy đối với độ tuổi có ảnh hưởng đến việc lựa chọn tiêu chí chăm sóc sức khỏe và nghỉ dưỡng. Những người có độ tuổi càng cao họ càng ưu tiên cho tiêu chí này. Có trên 50% cho rằng có tính chất quan trọng đối với họ. Đặc biệt là những người có độ tuổi từ trung niên trở lên. Môi trường tự nhiên ở Hậu Giang mát mẻ, vẫn còn tương đối hoang sơ cho nên rất thích hợp cho việc mở các khu du lịch nghĩ dưỡng, còn việc chăm sóc sức khỏe đòi hỏi địa phương cần đầu tư nhiều cho dịch vụ y tế hay những kêu gọi đầu tư những trung tâm chăm sóc sức khỏe và nghĩ dưỡng, với nhu cầu này tạo thuận lợi cho Hậu Giang trong việc liên kết phát triển mô hình du lịch nghĩ dưỡng 4.1.3. Mức độ mong muốn tham gia của du khách đối với một số hoạt động du lịch ở ĐBSCL BẢNG 15: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Đà THAM GIA CỦA DU KHÁCH KHI ĐI DL ĐBSCL ĐVT: Mẫu Nguồn: từ 65 mẫu phỏng vấn khách nội địa Ba hoạt động được du khách đã từng tham gia nhiều nhất chúng ta chú ý ở đây là: tham quan lễ hội, di tích lịch sử, văn hóa, chiếm 69,2%; 64,6% tham quan làng nghề truyên thống; 61,5% hái trái cây tại vườn, ba hoạt động này đa số có đều ở các tỉnh ĐBSCL vì vậy được nhiều du khách biết đến và tham gia. Hay hoạt động nghe đờn ca tài tử cung được nhiều người tham gia. Còn đối với những hoạt động vui chơi, giải trí khác như thi bắt đom đóm, thi đi trên đường đất sau cơn mưa, thi soi ếch thật sự chỉ có 2 hoặc 3 người là đã tham gia còn đa số khách được hỏi đến hoạt động này họ đều cho rằng là mới nghe nói Các hoạt động Tần số xuất hiện % Hái trái cây tại vườn 40 61,5 Bơi xuồng ngắm cảnh, câu cá 38 58,5 Cùng người dân bắt cá, hái rau 11 16,9 Bơi xuồng ngắm trăng, nghe đờn ca tài tử 30 46,2 Tham quan làng nghề truyền thống 42 64,6 Tham quan lễ hội, di tích lịch sử, văn hóa 45 69,2 Thi bắt đom đóm 2 3,1 Tham gia hoạt động trồng lúa nước 8 12,3 Thi đi trên đường đất sau cơn mưa 3 4,6 Thi soi ếch 3 4,6 Khám phá khu bảo tồn thiên nhiên 26 40 Về nguồn, ôn lại truyền thống xưa 26 40 GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em Luận văn tốt nghiệp F Trang 64 được đưa vào du lịch. Họ chỉ biết hoạt động này thông qua những việc hằng ngày của những người ở dưới quê. Để biết được thực sự khách có còn mong muốn tham gia vào những hoạt động đó không và mức độ mong muốn tham gia như thế nào thì ta cùng xem bảng thống kê đánh giá mức độ thú vị của các hoạt động nêu trên. Dù đã đi hay chưa đi nhưng những hoạt động được liệt kê du khách đều hiểu vì nó khá gần gũi với những sinh hoạt truyền thống của người Việt Nam. BẢNG 16: MỨC ĐỘ THÚ VỊ CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở ĐBSCL ĐVT: Mẫu Nguồn: từ 65 mẫu phỏng vấn khách nội địa Các hoạt động Ít thú vị 1 Ít thú vị 2 Bình thường Thú vị Rất thú vị Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Hái trái cây tại vườn 1 1,5 8 12,3 20 30,8 22 33,8 14 21,5 Bơi xuồng ngắm cảnh, câu cá 2 3,1 8 12,3 18 27,7 15 23,1 22 33,8 Cùng người dân bắt cá, hái rau 9 13,8 15 23,1 16 24,6 17 26,2 8 12,3 Bơi xuồng ngắm trăng, nghe đờn ca tài tử 7 10,8 12 18,5 17 26,2 12 18,5 17 26,2 Tham quan làng nghề truyền thống 5 7,7 7 10,8 15 23,1 22 33,8 16 24,6 Tham quan lễ hội, di tích lịch sử, văn hóa 3 4,6 2 3,1 6 9,2 29 44,6 25 38,5 Thi bắt đom đóm 24 36,9 18 27,7 17 26,2 3 4,6 3 4,6 Tham gia hoạt động trồng lúa nước 23 35,4 18 27,7 11 16,9 11 16,9 2 3,1 Thi đi trên đường đất sau cơn mưa 29 44,6 13 20,0 15 23,1 6 9,2 2 3,1 Thi soi ếch 26 40,0 16 24,6 17 26,2 5 7,7 1 1,5 Khám phá khu bảo tồn thiên nhiên 0 0 2 3,1 14 21,5 32 49,2 17 26,2 Về nguồn, ôn lại truyền thống xưa 1 1,5 5 7,7 18 27,7 23 35,4 18 27,7 Khác 0 0 0 0 0 0 2 3,1 0 0 GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em Luận văn tốt nghiệp F Trang 65 4.1.3.1. Hái trái cây tại vườn Đa số khách cho rằng hoạt động này thú vị chiếm 33,8% số mẫu phỏng vấn, và đặc biệt có 21,5% cho rằng là rất thú vị. Chứng tỏ hoạt động này rất hấp dẫn du khách và đây là lợi thế của Hậu Giang, vì ở địa phương của ta chủ yếu làm nông nghiệp và đặc biệt có nhiều vườn trái cây. Tuy nhiên vườn trái cây với danh tiếng trĩu quả và thỏa thích được hái như du khách mong muốn thì thật sự còn phải đánh giá lại. Bởi vì theo phỏng vấn trực tiếp đa số du khách họ cho rằng tuy là mang danh sông nước miệt vườn nhưng họ đi nhiều mà ít thấy trái cây đâu. Còn riêng đối với Hậu Giang cũng vậy. Chẳng hạn như ở khu du lịch sinh thái Tây đô là khu sinh thái mang danh sẽ được thấy nhiều trái cây khi du khách đến tham quan tuy nhiên thực tế chỉ có cây mà không có trái, muốn ăn phải tự mua vào. Còn đối với những khu vườn khác ở Hậu Giang, nông dân trồng chủ yếu đem ra chợ bán, hiệu quả kinh tế không cao. Chính vì cung và cầu không gặp nhau như thế này nên khách cứ phàn nàn và người dân thì vẫn nghèo. Cho nên muốn phát triển du lịch với cái tên sinh thái miệt vườn thì chúng ta nên đầu tư nhiều cho việc nghiên cứu nơi nào có thể đấp ứng hoạt động này chứ không phải cố gắng xây dựng nó ở những nơi không thích hợp, ví dụ như: trái cây phải được hái tại vườn của người nông dân, không nên xây một khu gọi là khu du lịch rồi mới đêm cây lại trồng 4.1.3.2. Bơi xuồng ngắm cảnh, câu cá Có 23,1% cho rằng khá thú vị và 33,8% cho rằng rất thú vị. Dựa vào con số này ta có kết luận là du khách sẵn sàng tham gia vào hoạt động du lịch này khi họ có dịp, cho nên chúng ta cần phải tìm cách xây dựng hoạt động này càng thú vị hơn. Nhưng con số cho rằng hoạt động này khá bình thường, tức là họ không quan tâm chiếm 27,7%. Số còn lại hơn 15% cho rằng không thú vị vì những điều đó bình thường với cuộc sống hằng ngày của họ, vì vậy muốn duy trì hoạt động này chúng ta cần phải phân loại đối tượng cho thật rõ ràng. Chủ yếu những đối tượng khách quen với nếp sống thành thị mới cần trở lại với cách vui chơi như thế này, Do đó ta nên nắm rõ lượng khách dự báo đến địa phương trong thời gian tới là ai? Từ đó ta mới có những hoạt động phù hợp với những đối tượng này. 4.1.3.3. Cùng người dân bắt cá, hái rau Cũng tương tự như trường hợp trên, đa số du khách cho rằng chúng quá bình thường. Thậm chí họ còn đánh giá du lịch để nghỉ ngơi vui chơi chứ đâu phải để làm lụng. Có hơn 30% cho rằng hoạt động này rất thú vị, họ là khách thành phố hoặc khách nước ngoài. GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em Luận văn tốt nghiệp F Trang 66 4.1.3.4. Bơi xuồng ngắm trăng, nghe đờn ca tài tử Đa số du khách cho rằng hoạt động này rất lãng mạng. Vả lại khi đánh giá đa phần khách tưởng tượng về hoạt động đó chứ không phải đã tham gia rồi mới đánh giá. Chính vì vậy muốn giữ được hình ảnh đẹp của hoạt động này trong lòng du khách gần xa ta càng phải thể hiện chúng một cách trung thực và bài bản về hình thức cũng như nội dung. Trung thực có nghĩa là không làm phô trương, gượng ép. Bài bản là ta thực hiện đúng thời điểm, đúng nội dung. Nghe đờn ca tài tử hay nói về lịch sử hình thành của nó sẽ hay hơn? Hay là vừa nói vừa hát để cho du khách cảm nhận được nét văn hóa sâu hơn, càng yêu mến nó hơn? Đó là những vấn đề mà những nhà hoạch định hay xây dựng nét đặc trưng cho sản phẩm du lịch của mình phải quan tâm để tránh tình trạng đi đâu ở ĐBSCL cũng nghe cũng thấy cảnh tượng này, chẳng khác nhau gì cả. Chúng ta hãy tạo nên cái khác nhau đó bằng cách sử dụng hết những cái mà địa phương mình đang có. 4.1.3.5. Tham quan làng nghề truyền thống Ở Hậu Giang ta có những làng nghê như làng nghề đan cần xé, làng đóng ghe xuồng, làng sản xuất than, làng đan luc bình. Làng bánh tráng. Những làng nghề như vậy có rất nhiều điều hay và mang nhiều nét văn hóa dân tộc. Tuy nhiên những nơi này chưa được khai thác tốt để được xem là điểm tham quan hấp dẫn Có 44,7% số lượng người thích và rất thích loại hình này và có đến 64,6% đã từng tham gia hoạt động này. Hậu Giang muốn áp dụng loại hình này thì phải quy hoạch và đánh giá lại tài nguyên làng nghề của mình. Nó thật sự mang một nét độc đáo hấp dẫn. 4.1.3.6. Tham quan lễ hội, di tích lịch sử, văn hóa So với những tỉnh khác ở ĐBSCL, Hậu Giang cũng là một nơi đáng được tham quan về loại hình này. Ta có những nét văn hóa rất đặc trưng và hấp dẫn như nét sinh họat truyền thống của người dân vùng sông nước đó là chợ nổi, cảnh buôn bán ở chợ vào mỗi buổi sáng, cách thức giao tiếp của con người ở đó,….tiếp theo là các di tích lịch sử, những nơi ghi nhận lại chiến thắng của những vị anh hùng. Và còn nhiều nét văn hóa khác nữa mà du khách cần phải khám phá. Cho nên Hậu Giang thích hợp cho phát triển loại hình này. Và theo đánh giá có 44,6% du khách cho rằng loại hình này thú vị, đặc biệt là có 38,5% du khách cho rằng loại hình này rất thú vị. Chứng tỏ loại hình này tương lai có nhu cầu khá lớn và đây là cơ hội để Hậu Giang phát triển loại hình này. GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em Luận văn tốt nghiệp F Trang 67 4.1.3.7. Khám phá khu bảo tồn thiên nhiên Có 49,2% số người cho rằng hoạt động này thú vị và khoản 26,2% số người cho rằng rất thú vị. và đây cũng là một con số đáng mừng cho nhuẽng vùng có đều kiện phát triển loại hình du lịch này. còn riêng đối với Hậu Giang thì loại hình này có khả năng phát triển dựa vào những điều kiện tài nguyên như: khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, vườn tràm Vị Thủy, vườn cò Long Mỹ 4.1.3.8. Về nguồn, ôn lại truyền thống xưa Loại hình này thích hợp cho mọi lứa tuổi. đối với người cao tuổi đã từng trải qua chiến trường họ có muốn ôn lại kỷ niêm kháng chiến của mình. Còn riêng đối với giới trẻ thì với mục đích học hỏi và nắm được lịch sử ông cha. Và tỷ lệ đánh giá mức độ thú vị của loại hình này khá cao. 4.1.3.9. Một số hoạt động khác - Thi bắt đom đóm - Tham gia hoạt động trồng lúa nước - Thi đi trên đường đất sau cơn mưa - Thi soi ếch Đây là những hoạt động còn khá mới mẻ đối với du khách. Đa số họ cho rằng không thú vị. Lý giải cũng giống như những trường hợp khác, hoạt động này chỉ phù hợp với những người cảm thấy lạ mà thôi 4.1.4. Mục đích đi du lịch của du khách BẢNG 17: MỤC ĐÍCH ĐI DU LỊCH CỦA DU KHÁCH ĐVT:Mẫu Mục đích Tần số xuất hiện % Du lịch thuần túy 53 81,5 Học tập, nghiên cứu 7 10,8 Thăm người thân 2 3,1 Kinh doanh 2 3,1 Đi công tác 5 7,7 Hội nghị, triển lãm 1 1,5 khác 3 4,6 Nguồn: 65 mẫu phỏng vấn khách nội địa GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em Luận văn tốt nghiệp F Trang 68 Số khách đi du lịch với mục đích vui chơi giải trí và tham quan chiếm 81,5%, Còn lượng khách đi với mục đích còn lại là rất thấp. Tuy nhiên đây mới chỉ là phản ánh mục đích của du khách khi đi du lịch tại một số tỉnh ĐBSCL, còn mục đích của đa số khách đến với Hậu Giang là gì thì chúng ta nên quan sát bảng đánh giá sau: BẢNG 18: MỤC ĐÍCH ĐI DU LỊCH ĐẾN HẬU GIANG ĐVT: Mẫu Mục đích đi du lịch Số lượng % Học tập, nghiên cứu 5 8,3 Du lịch thuần túy 40 66,7 Thăm người thân, bạn bè 10 16,7 Kinh doanh 0 0 Đi công tác 2 3,3 Hội nghị, triển lãm 0 0 Khác 3 5,0 Nguồn: 60 mẫu phỏng vấn khách Hậu Giang Khách đến Hậu Giang chủ yếu là đi du lịch thuần túy chiếm 66,7% và hai mục đích đáng chú ý ở đây là kinh doanh và hội nghị triển lãm hầu như là chưa có chiếm 0% Hình thức đi du lịch kết hợp với hội nghị, triển lãm mang lại doanh thu cao cho du lịch và có điều kiện quảng bá hình ảnh địa phương thông qua đối tượng khách này nhưng Hậu Giang chưa làm được. 4.1.5. Thời điểm đi du lịch BẢNG 19: THỜI ĐIỂM ĐI DU LỊCH CỦA DU KHÁCH ĐVT: Mẫu Thời điểm du lịch Số lượng % Vào cuối tuần 15 23,1 Lễ, tết 15 23,1 Nghỉ hè 9 13,8 Thời gian rảnh 26 40,0 Tổng 65 100 Nguồn: 65 mẫu phỏng vấn khách nội địa Đa số du khách cho rằng họ đi du lịch vào thời gian rảnh chiếm 40%, tức là đối với một số đối tượng họ không tự quy định cho mình một khoản thời gian cụ thể để đi du lịch như vào lúc nghỉ hè, cuối tuần hay là ngày lễ tết. Họ có thể đi bất cứ trong thời gian nào họ cảm thấy tiện cho bản thân. Từ đó ta có thể rút ra kết luận thời điểm du lịch của du khách không chỉ tập trung vào những khoảng thời gian đặt biệt nêu trên mà nó còn dàn chảy ra cả năm. Nếu như vậy thì ta cần có những biện GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em Luận văn tốt nghiệp F Trang 69 pháp để thu hút khách đến với Hậu Giang trong thời gian này để làm cho mùa vụ du lịch của ta được kéo dài. Nhưng 60% khách đi vào những thời điểm vừa nêu. Chứng tỏ lượng khách sẽ đến Hậu Giang nhiều hơn bình thường trong những dịp như thế. Dựa vào dều này ta nên nhìn nhận lại nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh mình xem có đủ đáp ứng du khách trong thời gian này hay không và đáp ứng như thế nào đó là một nghệ thuật tiếp cận của những nhà khai thác tài nguyên du lịch cần phải suy nghĩ và đề ra giải pháp cho phù hợp 4.2. PHÂN TÍCH HÌNH THỨC TIẾP CẬN ĐIỂM DU LỊCH Ở HẬU GIANG CỦA DU KHÁCH BẢNG 20: TÍNH PHỔ BIẾN CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN DU LỊCH ĐVT: Mẫu Các phương tiện thông tin du lịch Số lượng % Bạn bè, người thân giới thiệu 52 80 Xem quảng cáo trên TV, báo đài, internet 33 50,8 Cẩm nang du lịch 2 3,1 Công ty du lịch 9 13,8 Tờ rơi, brochure 3 4,6 Phương tiện thông tin khác 5 7,7 Nguồn: từ 65 mẫu phỏng vấn khách nội địa Dựa vào bảng trên ta có thể khẳng định rằng đa số du khách tìm hiểu thông tin du lịch qua bạn bè và người thân giới thiệu, chiếm 80%. Chứng tỏ đây là một phương tiện quảng bá hữu hiệu đối với sản phẩm du lịch. Tuy nhiên thông tin truyền bá về nơi đó tốt hay xấu nó phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng dịch vụ cũng như con người nới đó. Nếu ta có thực hiện tốt câu “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” thì ngành du lịch sẽ không ngừng phát triển. Còn đối với các phương tiện khác thì như thế nào? Theo thống kê ở trên ta có hơn 50% họ tìm hiểu thông tin qua TV, báo đài và internet còn số phần trăm còn lại không đáng kể là qua cẩm nang du lịch, công ty du lịch, tờ rơi, brochure, và một số phương tiện khác như qua hội chợ, triển lãm. Cho nên muốn du lịch của địa phương phát triển cần phải làm khâu quảng cáo cho tốt. GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em Luận văn tốt nghiệp F Trang 70 4.3. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ NHU CẦU DU LỊCH CỦA DU KHÁCH TRONG TƯƠNG LAI Từ những thực tế khảo sát và phân tích ở trên cho thấy nhu cầu du lịch trong tương lai là rất cao. Vì cuộc sống của con người với những bề bộn, lo toan của cuộc sống đôi lúc muốn tạo cho mình một cảm giác thoải mái và vui vẻ, một trong những gải pháp là họ lựa chọn nơi để đi du lịch. Để nắm bắt cơ hội này địa phương chúng ta cần xây dựng cho mình những cái hay, cái đẹp để thu hút được họ. Và xuất phát từ nhu cầu đó tôi sẽ đưa ra một số mô hình du lịch với hình thức liên kết cùng phát triển với các vùng lân cận. mô hình sẽ được xây dựng chương sau đây. GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em Luận văn tốt nghiệp F Trang 71 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ MÔ HÌNH DU LỊCH SINH THÁI – VĂN HÓA LIÊN KẾT VÙNG ĐƯỢC XÂY DỰNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN 5.1. MÔ HÌNH DLST MIỆT VƯỜN v Điểm thu hút khách du lịch o Cảnh quan thiên nhiên vẫn còn nguyên sơ, môi trường và không khí nơi đây rất trong lành và vẫn còn giữ được sự tự nhiên vốn có. o Cuộc sống của người dân vẫn giữu được nét bình dị, chất phát, hiếu khách. v Phương tiện tiếp cận: o Đa phần các điểm du lịch này nằm ở vùng nông thôn sâu, hệ thống đường bộ chưa thuận tiện cho lưu thông nhất là đối với phương tiện xe lớn o Lưu thông bằng đường thủy thuận tiện, một số nhánh sông có lòng sông rộng chảy đến tận điểm du lịch, tuy nhiên một số khác lại bị hạn chế bởi lòng sông hẹp chưa thuận lợi trong lưu thông. v Sự tiện nghi: o Đối với yếu tố tiện nghi chúng ta có thể thấy rõ ràng hầu hết các điểm du lịch ở Hậu Giang không đảm bảo được yếu tố này o Có rất ít các dịch vụ kèm theo như cung cấp thực phẩm, thức uống, chưa có các dịch vụ viễn thông, ngân hàng, các loại hình vui chơi, giải trí tại điểm. v Có dịch vụ phụ thuộc: o Công tác quảng bá xúc tiến du lịch chưa rộng khắp o Sự liên kết của các ban ngành còn chưa được thực hiện triệt để o Sự liên kết giữa các tuyến điểm du lịch chưa rõ ràng, thuận tiện và tạo nên sự độc đáo v Các điểm tham quan o Khu du lịch sinh thái Tây Đô o Vườn bưởi Năm Roi o Làng du lịch sinh thái Tầm Vu GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em Luận văn tốt nghiệp F Trang 72 o Làng khóm Cầu Đúc o Lâm Trường Mùa Xuân o Khu du lịch sinh thái vườn Tràm huyện Vị Thủy o Vườn cò Long Mỹ o Viên Lan Bãi Bồi o Hồ Đại Hàn o Chợ nổi Ngã Bảy v Một số đặc sản Hậu Giang o Trái cây · Bưởi Năm Roi – Phú Hữu · Khóm Cầu Đúc · Sầu riêng o Món ăn · Món ăn được chế biến từ thịt cá thác lác (Long Mỹ - Phụng Hiệp và Vị Thủy) Mắm nêm ăn với rau sống như: lục bình, rau muống đồng, chuối chát, dái mít, lá xoài non, hoa bí sống, đậu rồng. 5.1.1. Mục đích của mô hình Tham quan vườn trái cây, trại nuôi cá, nhà dân và cảnh sinh hoạt hằng thường ngày của người dân trong vùng và thưởng thức món ngon của cây nhà lá vườn ở nơi đó. Tìm hiểu cách thức làm ăn cũng như nếp sinh hoạt của họ. 5.1.2. Đối tượng tham gia Đối tượng nào có nhu cầu tìm hiểu hay thích thú đối với mô hình này đều có thể tham gia. Tuy nhiên, phù hợp để tham quan mô hình du lịch này gồm những đối tượng sau: - Học sinh trung học, sinh viên: vì đây là mô hình rất thích hợp cho họ học hỏi và hiểu rõ hơn về nét văn hóa của người dân miệt vườn. Kết hợp vừa học vừa chơi. Chẳng hạn như đối với môn Kỹ thuật nông nghiệp ở cấp trung học cơ sở và phổ thông, lớp thủ công…nếu các bạn được tham quan mô hình này các bạn sẽ cảm nhận được lợi ích của môn mình đang học và cảm thấy hứng thú khi học nó hơn. Còn đối với sinh viên thì những bạn năng động mong muốn tìm hiểu để làm tăng thêm kiến thức của mình và ít nhiều gì cũng có giá trị trong cuộc sống. - Những người nội trợ, thích vào bếp vừa làm tăng kiến thức xã hội, vừa giải trí lại được biết thêm món mới. Những người thích những món ăn dân dã, đặc biệt ở độ tuổi trung niên trở lên. GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em Luận văn tốt nghiệp F Trang 73 5.1.3. Mùa vụ Với sự hát triển của khoa học thì cây trái bây giờ không nhất thiết đến mùa mới có mà ta có thể nhờ sự nhúng tay của những nhà khoa học giúp cho nhà vườn luôn có cây trái quanh năm để phục vụ khách du lịch. Còn đối với trại cá thì quanh năm đều có 5.1.4. Các hoạt động chính trong mô hình - Thăm các trại nuôi cá thác lác - Tìm hiểu về kỹ thuật nuôi loại cá - Được thưởng thức các món ngon được chế biến từ cá thác lác bắt lên và chế biến tại chỗ. - Được nghe thuyết trình cách thức chế biến món cá này: được chế biến như thế nào sẽ ngon và chúng được nấu chung với gia vị hay phụ liệu nào là thích hợp. - Sẽ được tìm hiểu tại sao loại cá này cho là đặc sản của Hậu Giang mà không phải là ở những tỉnh lân cân có điều kiện tương tự như Hậu Giang. - Tham gia một số hoạt động như: Ngắm trăng trên thuyền và nghe điệu hát dân gian của cùng đất Cửu Long ( Đờn ca tài tử) 5.1.5. Phương tiện vận chuyển Lưu thông bằng đương thủy và bằng những phương tiện sau: · Thuyền máy đuôi tôm kết hợp với chèo o Số lượng: từ 2 – 3 khách - Lý do: Đa phần các điểm du lịch này nằm ở vùng nông thôn sâu, hệ thống đường bộ chưa thuận tiện cho lưu thông nhất là đối với phương tiện xe lớn Lưu thông bằng đường thủy thuận tiện, một số nhánh sông có lòng sông rộng chảy đến tận điểm du lịch, tuy nhiên một số khác lại bị hạn chế bởi lòng sông hẹp chưa thuận lợi trong lưu thông. GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em Luận văn tốt nghiệp F Trang 74 Tận dụng trong thời gian tiếp cận điểm để giới thiệu với du khách một số thông tin về vùng đất và con ngươi nơi đây. 5.1.6. Cơ sở lưu trú - Tại nhà vườn và trại nuôi cá Lý do: tạo được cảm giác thân thiện và tự nhiên cho du khách 5.1.7. Ẩm thực Ø Các món được chế biến từ cá Thác Lác - Cá thác lác muối xả ớt chiên giòn - Chả cá thác lác cườm chiên giòn (có thể làm mồi nhậu) - Chả cá thác lác nấu canh rau tần ô (ăn với cơm) - Lẩu cá thác lác với khổ qua bào mỏng Ø Các món khác: chủ yếu khách đến với mô hình này là để chúng ta có dip quảng bá về đặc sản cũng như vùng dất và con người Hậu Giang. Tuy nhiên ta cần phải uyển chuyển trong vấn đề đáp ứng được toàn thể nhu cầu của du khách nên trong phần ẩm thực ta cần phải có những món ăn khác và có thể không phải là đặc trưng của Hậu Giang Ø Nước uống: các loại nước được chế biến từ trái cây: như nước cam, bưởi, khóm, nước dừa, rượu ta. 5.1.8. Các dịch vụ bổ sung khác - Giữ tư trang của du khách trong quá trình họ đi tham quan - Cho thuê thuyền để tự bơi hoặc là có nhân viên bơi để tham quan phong cảnh xung quanh - Cho thuê chỗ trọ qua đêm - Cho thuê lều, võng để được hòa mình với thiên nhiên hơn khi họ muốn được tự do cảm thụ thiên nhiên bằng cách nghỉ ngơi như vậy. - Cho thuê điện thoại công cộng Dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi du khách có vấn đề không ổn về sức khỏe. GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em Luận văn tốt nghiệp F Trang 75 5.1.9. Địa bàn áp dụng Như tôi đã đề cập ở trên thì Hậu Giang là một tỉnh vừa mới tách ra từ tỉnh Cần Thơ (cũ) (2004)cho nên những nơi được xem là điểm du lịch thực sự thì chưa có nhiều, vì còn thiếu nhiều điều kiện như: các hoạt động vui chơi, giải trí, các dịch vụ bổ sung khác…chính vì thế địa bàn có thể áp dụng mô hình này ở Hậu Giang tôi xin phép được đưa vào những điểm tham quan bên dưới. Nhưng mức độ cụ thể của các điểm cũng như địa chỉ cụ thể đối với từng hoạt động thì do giới hạn về thời gian cũng như nhiều yếu tố khách quan khác tôi không có khả năng cụ thể chúng, mong rằng thầy cô và những vị có dịp tham khảo đề tài này thông cảm. những địa bàn có thể áp dụng như sau: o Khu du lịch sinh thái Tây Đô o Vườn bưởi Năm Roi o Làng du lịch sinh thái Tầm Vu o Làng khóm Cầu Đúc o Lâm Trường Mùa Xuân o Khu du lịch sinh thái vườn Tràm huyện Vị Thủy o Vườn cò Long Mỹ o Viên Lan Bãi Bồi o Hồ Đại Hàn o Chợ nổi Ngã Bảy o Một số vườn, trại nuôi cá của dân trong vùng. 5.1.10. Giải pháp đem lại sự bền vững cho mô hình Ngoài việc tham quan những khu vườn và được tận hưởng trái cây ngon, không khí trong lành thì để tăng sức hấp dẫn đối với mô hình này ta cần nghiên cứ và xây dựng một số hoạt động vui chơi mang tính chất dân gian, thể hiện được thú vui của người dân miệt vườn là như thế nào, và thông qua đó du khách sẽ dễ dàng cảm nhận được nét văn hóa miệt vườn một cách rõ ràng hơn. 5.2. MÔ HÌNH DLST LÀNG NGHỀ Như đã phân tích ở chương 4 ta nhận thấy rằng du khách đánh gía rất cao hoạt động tham quan các làng nghề truyên thống. Chính vì vậy mà ta không thể bỏ qua nhu cầu này của khách trong khi ở Hậu Giang có điều kiện để đáp ứng. v Điểm thu hút khách du lịch o Các làng nghề nơi đây có thể tạo sự thú vị khi du khách viếng thăm đặc biệt là khách quốc tế o Các làng nghề hình thành một cách tự phát, nhỏ lẻ từ một số người dân GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em Luận văn tốt nghiệp F Trang 76 o Người dân làng nghề rất vui vẻ và thân thiện đối với khách. v Phương tiện tiếp cận o Các làng nghề này đa số nằm trong những con hẻm nhỏ hẹp, đường đi quanh co, rất khó khăn cho lưu thông đường bộ o Hệ thống đường sông lại rất thuận lợi, hầu hết nằm cạnh sông lớn. v Sự tiện nghi o Các làng nghề tại Hậu Giang hiện tại chưa được hình thành rõ ràng thành điểm tham quan nên các dịch vụ phục vụ du lịch chưa có. v Các dịch vụ phụ thuộc: o Các làng nghề truyền thống đã đưa vào trong các tuyến điểm du lịch. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch chưa cao, cần có sự liên kết của các ban ngành để thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề. 5.2.1. Mục đích của mô hình Đến với làng nghề, du khách không chỉ được ngắm nhìn khung cảnh làng quê thanh bình mà còn được tham quan nơi sản xuất, tiếp xúc trực tiếp với những người thợ khéo léo, thông minh. Thậm chí, họ còn tự mình tham gia làm sản phẩm cho riêng mình. Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn của du lịch làng nghề. 5.2.2. Đối tượng tham gia Mọi đối tượng nếu có nhu cầu tìm hiểu về loại hình này đều có thể tham gia. 5.2.3. Mùa vụ Đối với các làng nghề thì du khách có thể tham quan quanh năm. 5.2.4. Các hoạt động chính trong mô hình - Tham quan các làng nghề - Cùng người dân làm thử các sản phẩm thủ công như: đang giỏ bằng lục bình - Tìm hiểu nguồn gốc phát sinh làng nghề và ý nghĩa kinh tế cũng như xã hội của chúng đối với người dân địa phương. GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em Luận văn tốt nghiệp F Trang 77 5.2.5. Phương tiện vận chuyển Do khó khăn trong việc lưu thông đường bộ va thuận tiện cho đường sông nên phương tiện để đưa du khách đến điểm tham quan là: - Thuyền du lịch lớn có thể chở từ 10 – 20 người (chạy máy) - Thuyền nhỏ chở từ 1 – 4 khác (chèo nếu khác có nhu cầu ngắm cảnh hai bên bờ và nghe giọng hò Nam Bộ) 5.2.6. Cơ sở lưu trú - Khách có thể đăng ký ở nhà dân qua đêm hoặc thuê khách sạn, nhà nghỉ gần đấy. - Nếu đi trong ngày thì khác được dẫn đi tham quan ở loại hình du lịch trên và thưởng thức ẩm thực tại đó sau đó được nghỉ ngơi tại vườn 5.2.7. Ẩm thực Các món ăn tương tự như loại hình DLST miệt vườn. ngoài ra du khách có thể ăn tại nhà dân nếu cung nhau đóng góp cho bữa cơm ngon hơn và giữa du khách với người dân sẽ hòa hợp với nhau, du khách sẽ hiểu nét văn hóa sinh hoạt của địa phương hơn thông qua kiểu ăn như thế này. 5.2.8. Các dịch vụ bổ sung khác - Dịch vụ đi chợ và chế biến món ăn gia đình theo thực đơn đã liệt kê tại nhà dân tại nơi khách tham quan - Dịch vụ tư vấn và dạy những món đặc sản Nam Bộ vừa ngon, vừa dễ làm tại chỗ cho du khách và thưởng thức tại chỗ. - Dịch vụ rút và đổi tiền ( lắp đặt máy ATM) 5.2.9. Địa bàn áp dụng v Làng đan Cần xé (Xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang) v Làng đóng ghe xuồng (Phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang) v Làng sản xuất Than (Ấp Phú Tân, Phú Tân A, Châu Thành, Hậu Giang) v Làng đan Lục Bình (Ấp 6, xã Hoà An, Phụng Hiệp, Hậu Giang) GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em Luận văn tốt nghiệp F Trang 78 5.2.10. Một số giải pháp đem lại sự bền vững cho mô hình Các làng nghề nơi đây có thể tạo sự thú vị khi du khách viếng thăm đặc biệt là khách quốc tế. Tuy nhiên các làng nghề chưa tổ chức và chưa thu hút được bởi hoạt động nhộn nhịp của nhiều người dân, của cả một làng mà người dân chỉ chuyên làm một nghề.Hơn thế nữa, những làng nghề này hình thành một cách tự phát, nhỏ lẻ của một số người dân trong nghề, chưa tạo được nét đặc thù cho một làng nghề đúng mực. Song người người dân làng nghề rất vui vẻ và thân thiện đối với du khách. Vì thế em xin đề xuất một số giải pháp sau: - Các nhà đầu tư du lịch và các ban ngành có trách nhiệm nên có một kế hoạch tìm hiểu nguyên nhân tại sao làng nghề đang dần bị mai một, những “nghệ nhân” chuyên làm chúng đang ở đâu, nghề đó có đủ đem lại lợi nhuận để phục vụ đời sống nhân dân hay không và nên tìm đầu ra cho sản phẩm. Đầu ra có nhiều như: Tiêu thụ sản phẩm tại chỗ thông qua bán cho khách du lịch làm quà lưu niệm. Trong quá trình tham quan thuận tiện cho ta giới thiệu sản phẩm của địa phương mình để tìm cơ hội đầu tư và đặt hàng - Nhờ sự trợ giúp từ phía nhân dân địa phương bằng cách giải thích cho họ hiểu cái giá trị của công việc mình đang làm. Giá trị đó bao gồm: giá trị mang ý nghĩa kinh tế cũng có ý nghĩa văn hóa truyền thống của địa phương mà con người ở nơi đó phải biết giữ gìn và phát huy. - Tìm cách thiết kế và liên kết tour cho phù hợp thời điểm cũng như độ dài về thời gian tham quan để chuyến tham quan không bị nhàm và cảm thấy thú vị. - Xây dựng thêm những nơi nghỉ ngơi và ăn uống gần nơi tham quan để khách có nhiều sự lựa chọn. - Cần xây dựng một gian hàng trưng bày sản phẩm một cách tin tế và đep mắt và có thể trưng bày tác dụng của nó ngay trước mặt khách đối với một số sản phẩm như: các giỏ thủ công được đan bằng lục bình có thể được đem đi đựng trái cây để mời khách, và vân vân. Tóm lại muốn cho những làng nghề ở Hậu Giang trở thành một điểm tham quan thật sự thì ta cần phải tôn tạo lại chúng, thêm vào đó là phải có sự hợp tác thân mật giữa người dân và những người làm du lịch. GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em Luận văn tốt nghiệp F Trang 79 5.3. MÔ HÌNH DLST LỊCH SỬ - VĂN HÓA Đánh giá chung thực trạng của mô hình này v Điểm thu hút khách du lịch o Di tích lịch sử văn hóa mang ý nghĩa lịch sử to lớn o Một số điểm được đầu tư rất tốt, có cả hướng dẫn viên, tạo được cho du khách sự thích thú và tăng thêm sự hiểu biết o Một số di tích khác chưa được đầu tư và chưa tạo được nét thu hút du khách, địa chỉ không rõ ràng trong bảng đồ hướng dẫn du lịch; một số nơi người dân địa phương cũng không biết đến. v Phương tiện tiếp cận o Hệ thống đường bộ dẫn đến các điểm du lịch này tương đối tốt o Hệ thống đường thủy nơi đây cũng thuận tiện, dù một số tuyến diểm nằm gần thị xã nhưng đường thủy vẫn thuận tiện cho lưu thông. v Sự tiện nghi o Chưa đảm bảo được yếu tố này. Các dịch vụ cung cấp thực phẩm, thức uống, chưa có các viễn thông ngân hàng, các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí tại các điểm di tích lịch sử. v Các dịch vụ phụ thuộc: o Các dịch vụ phụ thuộc cũng chưa được đầu tư tương thích để hổ trợ du lịch theo hình thức này phát triển. 5.3.1. Mục đích của mô hình Tham quan các di tích, lịch sử văn hóa đề tìm hiểu về lịch sử của địa phương. 5.3.2. Đối tượng tham gia Tất cả du khách có nhu cầu đều được tham gia, tuy nhiên loại hình này thích hợp cho học sinh, sinh viên, đảng viên và những cụ chiến binh. 5.3.3. Mùa vụ: Quanh năm GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em Luận văn tốt nghiệp F Trang 80 5.3.4. Các hoạt động chính trong mô hình - Tham quan các tượng đài và chứng tích cũ của những vị anh hùng ở Hậu Giang - Tìm hiểu lịch sử của các vị anh hùng đó. 5.3.5. Phương tiện vận chuyển Có thể vận chuyển bằng đường bộ lẫn đường thủy. Nhưng đối với mô hình này tốt nhấ là vận chuyển bằng đường bộ vì đối với mô hình du lịch làng nghề và du lịch miệt vườn thì phương tiện vận chuyển chính của ta là bằng thuyền và tàu du lịch. Cho nên đi tham quan di tích lịch sử văn hóa chúng ta nên tạo một điểm khác biệt ở cùng một nơi để tránh sự nhàm chán cho du khách. 5.3.6. Cơ sở lưu trú Cách khu di tích không xa là thị xã Vị Thanh có hệ thống nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ tương đối tốt, nên du khách nếu có nhu cầu nghỉ ngơi có thể đây là nơi lý tưởng cho họ. Từ thị xã Vị Thanh ta có thể dẫn khách đi tham quan một số điểm khác dể dàng bằng xe máy. Hoặc sau khi tham quan du khách có tiếp tục tham quan các vườn trái cây và nghỉ đêm tại đó 5.3.7. Ẩm thực Đối với ẩm thực cũng giống như hai mô hình trên. Du khách được thưởng thức các món ăn đặc sản của Hậu Giang và đồng thời họ được nghe diễn giải về ý nghĩa của các món ăn. 5.3.8. Các dịch vụ bổ sung khác - Cho thuê nhà nghỉ, khách sạn - Điện thoại công cộng - Xe máy có người chở theo yêu cầu 5.3.9. Địa bàn áp dụng o Căn cứ tỉnh ủy Cần Thơ o Địa điểm chiến thắng Chày Đạp o Địa điểm thành lập Tiểu đoàn Tây Đô o Cơ quan liên tỉnh ủy Cần Thơ o Địa điểm lưu niệm Khởi Nghĩa Nam Kỳ o Di tích chiến thắng Tầm Vu o Địa điểm thành lập Ủy ban mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam tỉnh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em Luận văn tốt nghiệp F Trang 81 o Đền thờ Bác Hồ o Khu di tích chiến thắng 75 tiểu đoàn địch o Bảo tàng Hậu Giang o Căn cứ tỉnh ủy Vị Thanh o Căn cứ tỉnh ủy Cần Thơ o Chiến thắng Cái Sình o Khu trù Mật Vị Thanh – Hỏa lựu 5.3.10. Một số giải pháp đem lại sự bền vững cho mô hình Để những điểm nói trên trở thành một điểm du lịch thật sự và mang tính hấp dẫn thì em xin đề xuất một số giải pháp sau: - Các cơ quan cố thẩm quyền nên tu bổ những khu di tích xứng đáng với ý nghĩa của nó. - Đào tạo hướng dẫn viên với cách hướng dẫn truyền cảm và có thể truyền đạt được hết ý nghĩa của các khu di tích. - Có kế hoạch kiển tra chất lượng của các di tích lịch sử theo định kỳ. - Xây dựng đội ngủ baor vê, chăm sóc những nơi này hàng ngày. - Nên xây dựng những khu nghỉ ngơi, ăn uống và hoạt động vui chơi xung quanh các điểm tham quan đó. - Xung quanh các khu di tích lịch sử văn hóa nên trồng nhiều cây xanh để giữ được vẻ mỹ quan và mát mẽ hơn, tránh được cảm giác hoang sơ. 5.4. HÌNH THỨC LIÊN KẾT DU LỊCH HẬU GIANG VỚI MỘT SỐ TỈNH 5.4.1. Nghiên cứu, thiết kế tour - Du lịch làng nghề, tham quan miệt vườn và tham quan các di tích lịch sử - văn hóa có thể được kết hợp với tour du lịch biển ở Kiên Giang và tour du lịch tín ngưỡng ở An Giang. Vì tuyến đường từ Kiên Giang – An Giang – Hậu Giang du khách sẽ cảm nhận được những điểm khác biệt như: cảm thụ vẻ đẹp của biển ở Kiên Giang rồi lại sựu tín ngưỡng tôn nghiêm của những người hành hương ở Ang Giang và cuối cùng là hưởng thụ một vẻ đẹp dịu dàng, đầy màu xanh và có nhiều món ăn dân dã ở Hậu Giang. - Từ thành phố Hồ Chí Minh khách lại đến Cần Thơ (hoặc Vĩnh Long) và được ngắm nhìn nét văn hóa của vùng sông nước thông qua chợ nổi Ngã Bảy ở Hậu Giang. Sự hiện đại ở thành phố, vừa hiện đại vừa thôn quê như ở Cần Thơ và lại đến nơi còn nhiều vẻ hoang sơ chưa thấy gì là hiện đại sẽ cho du khách một sự khác biệt, GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em Luận văn tốt nghiệp F Trang 82 và sự khác biệt này không phải là một phép so sánh mang tính đẳng cấp, mà nó được so sánh ở khía cạnh con người Hậu Giang vẫn còn giữ được nét đẹp riêng của mình. - Ngoài ra ba loại hình trên có thể kết hợp thành một tour 2 ngày một đêm để tham quan ở Hậu Giang. Các mô mô hình này chính bản thân nó có thể liên kết được với nhau để gây sự thú vị đối với khách. 5.4.2. Quảng bá hình ảnh du lịch Tận dụng du khách tham quan ở một số tuyến điểm ở các tỉnh ĐBSCL và thành phố Hồ Chí Minh ta có thể phát brochure hoặc cẩm nang du lịch cho du khách với điều kiện nhờ sự trợ giúp của các công ty du lịch của tỉnh đó, hoặc người quản lý ở khu , điểm du lịch đó. Tóm lại ngoài một số hình thức liên kết trên Hậu Giang cần phải liên kết với một số tỉnh để học hỏi kinh nghiệm làm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và liên kết nghiên cứu phát triển du lịch tốt hơn ,tránh sự trùng lắp. 5.5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUNG CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẬU GIANG THEO HƯỚNG LIÊN KẾT VÙNG 5.5.1. Đầu tư phát triển sản phẩm và dịch vụ của địa phương v Tổ chức quản lý Tăng cường công tác lập quy hoạch và quản lý phát triển theo quy hoạch. Bảo đảm nguyên tắc là phát triển du lịch phải tuân thủ theo quy hoạch có hệ thống qua các cấp độ từ quốc gia đến địa phương và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ vào điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, các huyện ,thị, thực hiện việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch trên địa phương mình cho phù hợp. Tập trung lập quy hoạch phát triển du lịch đối với các khu vực ưu tiên phát triển du lịch, cụ thể là các khu vực có tài nguyên du lịch hấp dẫn phải có quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở lập dữ án và quản lý thực hiện các dự án đầu tư du lịch. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các khu, tuyến, điểm du lịch theo quy hoạch phát triển du lịch. v Đầu tư phát triển Cần có các chính sách khuyến khích mạnh mẽ nhằm thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch Hậu Giang, đặc biệt là những khu vực ưu tiên phát triển du lịch. GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em Luận văn tốt nghiệp F Trang 83 v Cơ chế tài chính - Bổ sung, sửa đổi biểu thuế đối với trang thiết bị phục vụ kinh doanh du lịch; giá điện, nước phù hợp để khuyến khích hoạt động khinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh của các hoạt động du lịch. Theo đó, giá và thuế trong hoạt động kinh doanh du lịch được coi là ngành công nghiệp xuất khẩu tại chỗ. - Áp dụng thuế suất thu nhập doanh nghiệp, thời gian và mức miễn thuế, giảm thuế đối với các hoạt đông kinh doanh. Ngoài các đối tượng được hưởng ưu đãi đối với các dự án danh mục A (áp dụng đối với ngành nghề, lĩnh vực) và danh mục B (địa bàn khó khăn) nêu tại nghị định 164/2003/ NĐ-CP và nghị định 152/2004/ND-CP. v Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch Một trong những giải pháp thu hút khách du lịch là tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch được tiếp cận dễ dàng các điểm, khu du lịch cũng như cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho khách du lịch. Tăng cường thông tin quảng bá về du lịch Hậu Giang cho khách du lịch trên trang web và dịch vụ cho khách du lịch ( tour, tuyến, đặt chỗ…) thuận tiện khi đi du lịch Hậu Giang. Đồng thời thành lập các văn phòng thông tin, khiếu nại cho khách du lịch tại các khu du lịch. Đẩy mạnh áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại để tạo điều kiện thuận tiện cho khách trong thanh toán mua dịch vụ và hàng hóa. Tăng cường phối hợp liên ngành, các cấp chính quyền để làm rõ trách nhiệm trong việc giữ gìn an inh, an toàn, văn minh cho khách du lịch tại các điểm tham quan và lưu trú cho khách du lịch; xử lý nghiêm các hành vi đeo bám khách để bán hàng, xin tiền, lừ đảo, cướp giật, hành hung khách du lịch. v Ứng dụng khoa học công nghệ Nghiên cứu, ứng dụng tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiến tiến của quốc tế trong lĩnh vực du lịch như quản lý khách sạn, tổ chức các khu du lịch có quy mô lớn, khu du lịch sinh thái, phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, tổ chức các dịch vụ vui chơi giải trí. v Bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch Lựa chọn các sản phẩm đặc thù, nổi trội nhất về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phục vụ phát triển du lịch và lập kế hoạch bảo tồn, tôn tạo nguồn tài nguyên này. Phối hợp nhiều nguồn lực (nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng…) đầu tư thỏa đáng để bảo toàn tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn tiêu biểu nhất phục vụ cho phát triển du lịch. Xây dựng đề án bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên chủ yếu phục vụ phát triển du lịch của Tỉnh. GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em Luận văn tốt nghiệp F Trang 84 v Phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực giữ vị trí chủ chốt trong quá trình phát triển, chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch. Để đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững, hiệu quả, cần có những biện pháp như: - Đào tạo trình độ đạ học và tăng cường khả năngnghieen cứu về du lịch: tăng cường đào tạo trình độ đại học về du lịch. Khuyến khích các cán bộ hiện nay tham gia các khóa đào tạo đại học và xây dựng “chương trình khung” để tăng cường đào tạo từ xa. - Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý du lịch ở các cấp: tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý về du lịch ở các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương. Hàng năm mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo lại cán bộ về nghiệp vụ quản lý du lịch cho cán bộ quản lý ngành du lịch. v Đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội Đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội là công việc được đặc biệt coi trọng. Tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng về bảo vệ an ninh, quốc phòng với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Hướng dẫn công ty kinh doanh lữ hành trong việc xây dựng các tour du lịch phải đảm bảo an ninh, quốc phòng, an ninh xã hội, đặc biệt là các vùng nhạy cảm về an ninh, an toàn quốc gia; hướng dẫn khách du lịch tôn trọng pháp luật Việt Nam, phong tục tập quán, tín ngưỡng của người Việt Nam; quan tâm đến yêu cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng trong việc quy hoạch và đầu tư phát triển các khu, tuyến, điểm du lịch, các dự án đầu tư về du lịch. 5.5.2. Tăng cường sự hiểu biết của du khách đối với các điểm du lịch ở Hậu Giang Đa số du khách tìm hiểu thông tin du lịch thông qua bạn bè, người thân và TV, báo chí, internet. Đặc biệt là người thân và bạn bè, vì thế cách quảng cáo tốt nhất là ta hãy phục vụ tốt du khách đến du lịch ở địa phương chúng ta. Nếu họ cảm thấy hài lòng với nhứng gì chúng ta đem lại thì chắc chắn họ là người quản cáo tốt nhất. Đây là phương tiện quảng cáo hữu hiệu ta cần quan tâm. ở ĐBSCL du khách thường đi du lịch nhiều ở một số tỉnh như: Cần Thơ, Kiên Giang, Ang Giang, Vĩnh Long, vì thế ta cần quảng cáo Hậu Giang ở những nơi này. Và đặc biệt là liên kết tour xuyên dồng bằng. Du khách đến với ĐBSCL thường là du khách ở TP.Hồ Chí Minh xuống. họ thường đi theo công ty du lịch (đi tour), vì vậy ta nên biết liên kế tour và liên kết quảng cáo. Nơi đây là điểm thu hút nguồn khách du lịch và là trung gian vận chuyển đến với các tỉnh ĐBSCL GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em Luận văn tốt nghiệp F Trang 85 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Để du lịch Hậu Giang trong tương lai có thể cùng với các tỉnh khác phát triển thì Hậu Giang cần phải đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và công tác quảng bá thật sự cũng không thể thiếu. ngoài ra các cấp có quản lý nên đầu tư nhiều vào nghiên cứu phát triến sản phẩm cho phù hợp với địa pjương của mình. Đồng thời cần phải hợp tác với người dân địa phương một cách chặt chẽ. Phải biết được giá trị của cộng đồng trong khi làm du lịch. 6.2. KIẾN NGHỊ · Đối với sở du lịch Hậu Giang - Cần đào tạo nhân viên có khả năng chuyên môn cao về du lịch - Tăng cường thiết kế các tour tham quan Hậu Giang để du khách có dịp biết về Hậu Giang - Nên có chiến lược kinh doanh dài hạn · Đối với chính quyền địa phương - Tạo điều kiện thuận lợi cho du khách cũng như các nhà kinh doanh du lịch trong quá trình phát triển du lịch. - Quản lý du lịch có chủ điểm, không cho phát triển một cách tràn lan, bắt chước để tránh tình trạng gây nhàm chán cho du khách. - Có chính sách hỗ trợ đối với những nhà kinh doanh du lịch. GVHD: Nguyễn Phạm Tuyết Anh SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Em Luận văn tốt nghiệp F Trang 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO –¶— 1. Bùi Thị Hải Yến (2006). Quy hoạch du lịch, Nhà xuất bản giáo dục. 2. Nguyễn Đình Hòe (2001), Vũ Văn Huế. Du lịch bền vững, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 3. GS.TS.Nguyễn Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hòa (2004). Giáo trình kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội. 4. Tổng cục du lịch Việt Nam (2007). Non nước Việt Nam, Nhà xuất bản văn hóa thông tin. 5. PTS. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh (1995). Giáo trình tâm lý và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh du lịch. NXB Thống kê. 6. Sở thương mại – du lịch Hậu Giang (2007). Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Hậu Giang đến năm 2020. 7. Tổng cục du lịch Việt Nam (2006). Hội thảo “Phát triển du lịch sinh thái – văn hóa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long”. 8. Sở thương mại – du lịch Hậu Giang (2007). Báo cáo tổng quan đề tại khoa học và công nghệ, đề tài “phát triển mô hình du lịch sinh thái – văn hóa theo hướng liên kết vùng gắn với xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Hậu Giang. 9. Tham khảo từ các trang Web như: ¶ www.vietnamtourism.gov.vn ¶ www.vietnam-tourism.com ¶ www.haugiang.gov.vn ¶ www.mekonglife.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXây dựng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa theo hướng liên kết vùng ở hậu giang.pdf
Luận văn liên quan