Đề tài Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật về tương thích điện từ trường cho các thiết bị trong hệ thống phân phối truyền hình cáp

MỤC LỤC 1Giới thiệu đề tài3 1.1Tên đề tài3 1.2Mã số đề tài3 1.3Mục tiêu của đề tài3 1.4Những nội dung cần thực hiện của đề tài3 1.5Kết quả. 3 2Giới thiệu về mạng truyền hình cáp. 4 2.1Khái niệm mạng truyền hình cáp. 4 2.2Sơ đồ cấu trúc của mạng truyền hình cáp. 4 2.3Phạm vi xây dựng tiêu chuẩn. 5 2.4Thiết bị tuân thủ tiêu chuẩn. 6 2.5Giới thiệu một số thiết bị sử dụng trong mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp7 3Tình hình sử dụng các thiết bị trong mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp trên thế giới9 3.1Tình hình phát triển truyền hình cáp ở châu Âu. 9 3.2Tình hình phát triển truyền hình cáp ở Mỹ. 10 3.3Châu Á11 3.4Thiết bị sử dụng của các hãng trong mạng phân phối11 4Tình hình sử dụng các thiết bị trong mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp ở Việt Nam14 4.1Các sản phẩm đang được sử dụng tại Việt Nam14 4.2Chỉ tiêu kỹ thuật của một số sản phẩm15 5Rà soát, tổng hợp tình hình tiêu chuẩn hóa trong và ngoài nước. 17 5.1Tình hình tiêu chuẩn hoá trong nước. 17 5.2Tình hình tiêu chuẩn hoá ngoài nước. 19 5.3Nhận xét28 6Lý do, mục đích và phạm vi xây dựng tiêu chuẩn. 28 6.1Lý do xây dựng tiêu chuẩn. 28 6.2Mục đích xây dựng tiêu chuẩn. 29 6.3Phạm vi xây dựng tiêu chuẩn. 29 7Sở cứ xây dựng tiêu chuẩn. 29 7.1Tiêu chí lựa chọn sở cứ chính. 29 7.2Phân tích tài liệu. 30 7.3Kết luận. 31 7.4Hình thức thực hiện. 31 8cách thức xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật31 8.1Tên bộ Tiêu chuẩn kỹ thuật31 8.2Bố cục của bộ Tiêu chuẩn kỹ thuật31 8.3Nội dung chính của Bộ Tiêu chuẩn kỹ thuật32 Tài liệu tham khảo. 36 1 Giới thiệu đề tài 1.1 Tên đề tài “Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật về tương thích điện từ trường cho các thiết bị trong hệ thống phân phối truyền hình cáp". 1.2 Mã số đề tài Mã số: 114-09-KHKT-TC Thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn 1.3 Mục tiêu của đề tài Mục tiêu: Phục vụ cho công tác đánh giá chất lượng về các đặc tính phát xạ và miễn nhiễm đối với nhiễu điện từ của các thiết bị tích cực và thụ động dùng trong hệ thống phân phối truyền hình cáp. 1.4 Những nội dung cần thực hiện của đề tài - Rà soát tình hình tiêu chuẩn hoá trong và ngoài nước về vấn đề tương thích điện từ cho các thiết bị trong hệ thống truyền hình cáp. - Tình hình sử dụng các thiết bị trong hệ thống truyền hình cáp. - Phân tích, lựa chọn sở cứ xây dựng tiêu chuẩn. - Xây dựng bộ dự thảo tiêu chuẩn (tiếng Việt + tiếng Anh). 1.5 Kết quả - Bản thuyết minh tiêu chuẩn. - Bản dự thảo bộ tiêu chuẩn về EMC cho các thiết bị trong hệ thống phân phối tín hiệu truyền hình cáp.

doc38 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật về tương thích điện từ trường cho các thiết bị trong hệ thống phân phối truyền hình cáp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ------------------------ THUYẾT MINH ĐỀ TÀI Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật về tương thích điện từ trường cho các thiết bị trong hệ thống phân phối truyền hình cáp Mã số: 114-09-KHKT-TC Chủ trì : KS. Đào Đức Dương Cộng tác viên : TS. Nguyễn Hữu Hậu ThS. Đỗ Đức Thành ThS. Đặng Quang Dũng HÀ NỘI 2009 MỤC LỤC Giới thiệu đề tài Tên đề tài “Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật về tương thích điện từ trường cho các thiết bị trong hệ thống phân phối truyền hình cáp". Mã số đề tài Mã số: 114-09-KHKT-TC Thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn Mục tiêu của đề tài Mục tiêu: Phục vụ cho công tác đánh giá chất lượng về các đặc tính phát xạ và miễn nhiễm đối với nhiễu điện từ của các thiết bị tích cực và thụ động dùng trong hệ thống phân phối truyền hình cáp. Những nội dung cần thực hiện của đề tài Rà soát tình hình tiêu chuẩn hoá trong và ngoài nước về vấn đề tương thích điện từ cho các thiết bị trong hệ thống truyền hình cáp. Tình hình sử dụng các thiết bị trong hệ thống truyền hình cáp. Phân tích, lựa chọn sở cứ xây dựng tiêu chuẩn. Xây dựng bộ dự thảo tiêu chuẩn (tiếng Việt + tiếng Anh). Kết quả Bản thuyết minh tiêu chuẩn. Bản dự thảo bộ tiêu chuẩn về EMC cho các thiết bị trong hệ thống phân phối tín hiệu truyền hình cáp. Giới thiệu về mạng truyền hình cáp Khái niệm mạng truyền hình cáp Truyền hình cáp dân dẫn (Cable Television – CATV), thường được gọi là truyền hình cáp hữu tuyến là một mạng truyền hình trong đó tín hiệu được truyền qua những dây dẫn để đến tivi. Dây dẫn được đề cập ở đây có thể là cáp quang hoặc cáp đồng trục, trong thực tế mạng CATV là một mạng lai giữa cáp đồng trục và cáp quang (Hybrid Fiber Coaxial – HFC) Trong quá trình xây dựng mạng truyền hình vô tuyến quảng bá, các nhà kỹ thuật truyền hình vấp phải một vấn đề khó giải quyết là vùng tối thu sóng truyền hình ở những khu vực có nhiều đồi núi, tín hiệu truyền hình bị che khuất. Giải pháp được đề nghị là nền tảng của công nghệ CATV ngày nay. Tín hiệu được thu tại những địa điểm có sóng tốt, sau khi được xử lý tại phòng máy, tín hiệu sẽ được dẫn đến các hộ thuê bao bằng dân dẫn. Chương trình cho mạng CATV được thu từ nhiều nguồn khác nhau, tại headend tín hiệu của mỗi chương trình sẽ được điều chế để mỗi tín hiệu được đưa vào một kênh riêng biệt. Headend còn có nhiệm vụ tạo ra nguồn tín hiệu quang mang các chương trình để phát lên mạng. Tại node quang, tín hiệu quang sẽ được chuyển thành tín hiệu RF. Sau node quang, mạng cáp đồng trục có nhiệm vụ truyền tín hiệu RF đến các hộ gia đình. Thường tồn tại hai loại cấu hình mạng cung cấp dịch vụ truyền hình: Mạng CATV (Community Antenna Television) Mạng MATV (Master Antenna Television) Mạng MATV thường đáp ứng cho phạm vi quy mô nhỏ và mang tích chất phục vụ hơn là dịch vụ. Sơ đồ cấu trúc của mạng truyền hình cáp Hình 1: Cấu trúc của mạng truyền hình cáp Phạm vi xây dựng tiêu chuẩn Hình 2: Phạm vi xây dựng tiêu chuẩn Thiết bị tuân thủ tiêu chuẩn Hình 3: thiết bị headend Hình 4: thiết bị mạng MATV Giới thiệu một số thiết bị sử dụng trong mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp Thiết bị tích cực trong mạng phân phối cáp đồng trục băng rộng: Bộ khuếch đại tín hiệu sử dụng trong nhà và ngoài trời (khuếch đại một chiều hoặc hai chiều). Bộ khuếch đại trong nhà Bộ khuếch đại ngoài trời Thiết bị thụ động trong mạng phân phối cáp đồng trục băng rộng: Bộ chia tín hiệu, bộ lọc, bộ ghép. Thiết bị Headend: Bộ khuếch đại tín hiệu vệ tinh, bộ đổi tần, bộ điều chế - giải điều chế, khuếch đại tín hiệu. Bộ lọc thu tín hiệu vệ tinh Bộ điều chế Bộ cộng Thiết bị quang: Bộ thu – phát quang, ghép quang, khuếch đại quang. CATV Optical Receiver Bộ phát quang Bộ chuyển kênh Bộ ghép kênh Bộ khuếch đại Hình 5: một số thiết bị tiêu biểu trong mạng phân phối TH cáp Tình hình sử dụng các thiết bị trong mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp trên thế giới Tình hình phát triển truyền hình cáp ở châu Âu Hiện nay tổng số lượng thuê bao truyền hình cáp ở châu Âu là 64 triệu, chiếm 1/3 trong tổng số hộ gia đình ở Châu Âu. 7,1 triệu gia đình đã sử dụng truyền hình số qua mạng cáp, 9 triệu sử dụng Internet, và 7,5 triệu dùng điện thoại qua hệ thống cáp. Tổng doanh thu trên mạng cáp tính ở năm 2005 là 17,2 tỉ Euro, trong đó 2/3 là từ các dịch vụ truyền hình. Dưới đây là một số biểu đồ liên quan đến phát triển của hệ thống truyền hình cáp ở Châu Âu. Hình 3: Doanh thu từ các dịch vụ cáp Từ biểu đồ trên cho thấy doanh thu từ dịch vụ truyền hình cáp chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng số doanh thu. Tình hình phát triển truyền hình cáp ở Mỹ Truyền hình cáp dây dẫn có thể coi là được khai sinh vào cuối những năm 50 ở Hoa Kỳ. Trong quá trình xây dựng mạng truyền hình quảng bá phát sóng VHF, các nhà kỹ thuật truyền hình mỹ đã vấp phải một vấn đề khó giải quyết là vùng tối ở những khu vực có nhiều núi non. Giải pháp được tìm ra lúc đó là nền tảng của công nghệ CATV hiện đại: Thu sóng truyền hình tại một điểm thu tốt rồi dẫn tín hiệu đến vùng tối gần đó bằng dây dẫn và cũng trên những tần số dùng cho truyền hình. Sau khi triển khai CATV để đáp ứng nhu cầu nói trên, người ta nhận thấy CATV có ưu điểm hết sức lớn lao là giải quyết được vấn đề mà truyền hình Hoa Kỳ vấp phải trên đường phát triển. Đó là mâu thuẫn giữa việc gia tăng kênh phát sóng với tình trạng cạn kiệt quỹ tần số và vấn đề can nhiễu. Những kênh truyền hình mới phát qua dây dẫn không làm nhiễu sóng các kênh truyền hình đã có và truyền hình dây dẫn đã là một vùng đất mới để xây dựng các đài truyền hình cỡ nhỏ với một số lượng khá lý tưởng. Từ đây, các nhà kỹ thuật truyền hình Mỹ đã làm được điều mà trước đây họ rất lúng túng. Hiện nay tuyền hình cáp ở Mỹ rất phổ biến dưới hình thức thuê bao và có tới 84,4% số hộ gia đình ở Mỹ sử dụng truyền hình cáp. Châu Á Tổng thuê bao truyền hình vệ tinh và cáp tại châu Á đạt con số 192 triệu trong vòng năm năm qua. 1/3 số hộ gia đình có TV ở châu Á, ngoại trừ Nhật Bản, đã có truyền hình trả tiền. Sự tăng trưởng này phản ánh rất rõ trong lợi nhuận từ quảng cáo và phí thuê bao. Doanh thu quảng cáo truyền hình cáp và vệ tinh tại châu Á đã tăng 12% lên 2,2 tỷ USD vào năm 2003, còn doanh thu từ đăng ký thuê bao cũng tăng 18% đạt 11,2 tỷ USD. Theo dự đoán của Media Partners, doanh thu quảng cáo của truyền hình cáp châu Á sẽ tăng tới 26,8 tỷ USD vào năm 2008 và 37,2 tỷ USD vào 2015. (Vietnam.net) Thiết bị sử dụng của các hãng trong mạng phân phối Mạng truyền hình cáp phát triển rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới vì thế có nhiều hãng sản xuất lớn chuyên sản xuất cung cấp thiết bị cho mạng này. Scientific Atlanta, TRIAX, Aeroflex, Wuxi Hongda, Winstar, Huanqiu ... Bộ khuếch đại tín hiệu Tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị Bộ khuếch đại model 93230 của hãng Scientific Atlanta Tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị Bộ khuếch đại của hãng Aeroflex Tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị Bộ khuếch đại dùng trong gia đình (indoor) của hãng Scientific Atlanta Tình hình sử dụng các thiết bị trong mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp ở Việt Nam Các sản phẩm đang được sử dụng tại Việt Nam Các bộ khuếch đại băng rộng dùng trong mạng truyền hình cáp của các hãng đã được đưa vào sử dụng như các bộ khuếch đại công suất trung bình model HA013, HA023, HA123R30, HA123R65, HA126, HA126R30, HA126R65, HA113U, HD113U; các bộ khuếch đại công suất lớn model BA203U, BD203U, BA204U, …của hãng Terra. Bộ khuếch đại truyền hình cáp AMP 86234 AITR; DA 86228 NR của tập đoàn EIGHT - Hồng Kông được lắp đặt tại công trình toà nhà CT 17 E5 - CIPUTRA Nam Thăng Long, Hà Nội. Các sản phẩm sử dụng ở Việt Nam phần lớn có xuất xứ từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, và của một số hãng trong nước sản xuật. Chỉ tiêu kỹ thuật của một số sản phẩm Các bộ khuếch đại cỡ nhỏ của hãng Terra dùng cho các hộ gia đình. Các bộ khuếch đại này có 2, hoặc 3 đầu ra, các bộ khuếch đại này có khả năng điều chỉnh tăng ích, hoạt động trong dải tần UHF, VHF. Tính năng kỹ thuật của các thiết bị này như sau: Hình dưới là một bộ khuếch đại model 5303030 của hãng IPHIRF. Dải tần của thiết bị này từ 0,15 MHz đến 230 MHz. Tính năng kỹ thuật Biên bản đo kiểm chất lượng bộ khuếch đại truyền hình cáp Rà soát, tổng hợp tình hình tiêu chuẩn hóa trong và ngoài nước Tình hình tiêu chuẩn hoá trong nước Các tiêu chuẩn, vấn đề nghiên cứu về lĩnh vực tương thích điện từ (EMC) tiêu chuẩn Việt Nam: 1. TCVN 6989-1: 2003 Quy định kỹ thuật đối với thiết bị đo và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. Phần 1: Thiết bị đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô. 2. TCVN 6989-2: 2001: Quy định kỹ thuật đối với phương pháp đo và thiết bị đo nhiễu và miễn nhiễm Rađiô. Phần 2: Phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm. 3. TCVN 7492-1:2005: Tương thích điện từ. Yêu cầu đối với thiết bị điện gia dụng, dụng cụ điện và các thiết bị tương tự. Phần 1: Phát xạ. 4. TCVN 7492-2: Tương thích điện từ. Yêu cầu đối với thiết bị điện gia dụng, dụng cụ điện và các thiết bị tương tự . Phần 2: Miễn nhiễm. Tiêu chuẩn họ sản phẩm. 5. TCVN 6990: 2001 Phương pháp đo đặc tính chống nhiễu của bộ lọc thụ động tần số Rađiô và linh kiện chống nhiễu. 6. TCVN 7186: 2002: Giới hạn và phương pháp đo đặc tính nhiễu tần số rađiô của thiết bị chiếu sáng và thiết bị tương tự. 7. TCVN 7188: 2002: Ảnh hưởng của tạp xung đến hệ thống thông tin di động tần số rađiô. Phương pháp đánh giá độ suy giảm và biện pháp để cải thiện tính năng. 8. TCVN 7189: 2002: Thiết bị công nghệ thông tin. Đặc tính nhiễu tần số rađio. Giới hạn và phương pháp đo. 9. TCVN 7317: 2003 : Thiết bị công nghệ thông tin. Đặc tính miễn nhiễm. Giới hạn và phương pháp đo. 10. TCVN 6988: 2001 : Thiết bị tần số Rađiô dùng trong công nghiệp, nghiên cứu khoa học và y tế (ISM). Đặc tính nhiễu điện từ. Giới hạn và phương pháp đo. Tiêu chuẩn nghành: 1. TCN 68-193:2000 “Tương thích điện từ (EMC) – Đặc tính nhiễu vô tuyến – Phương pháp đo”. 2. TCN 68-194:2000 “Tương thích điện từ (EMC) - Miễn nhiễm đối với phát xạ tần số vô tuyến – Phương pháp đo và thử”. 3. TCN 68-195:2000 “Tương thích điện từ (EMC) - Miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn tần số vô tuyến – Phương pháp đo và thử”. 4. TCN 68-196:2001 “Thiết bị đầu cuối viễn thông- yêu cầu miễn nhiễm điện từ”. 5. TCN 68-197:2001 “Thiết bị mạng viễn thông – Yêu cầu chung về tương thích điện từ”. 6. TCN 68-207:2002 “Tương thích điện từ (EMC) - Miễn nhiễm đối với hiện tượng phóng tĩnh điện – phương pháp đo và thử”. 7. TCN 68-208:2002 “Tương thích điện từ (EMC) - Miễn nhiễm đối với hiện tượng sụt áp, ngắt quãng và thay đổi điện áp – Phương pháp đo và thử”. 8. TCN 68-209:2002 “Tương thích điện từ (EMC)- Miễn nhiễm đối với các xung – Phương pháp đo và thử”. 9. TCN 68-210:2002 “Tương thích điện từ (EMC) - Miễn nhiễm đối với từ trường tần số nguồn – Phương pháp đo và thử”. Các tiêu chuẩn về mảng thiết bị truyền hình Bộ Bưu chính viễn thông trước đây (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã cho nghiên cứu, biên soạn và ban hành nhiều tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực truyền hình như sau: 1. TCN 68-246:2006 Thiết bị phát hình quảng bá sử dụng công nghệ tương tự - Yêu cầu về phổ tần và tương thích điện từ trường 2. Quy chuẩn kỹ thuật an toàn/ĐT 2006 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần số và tương thích điện từ trường cho thiết bị phát hình quảng bá sử dụng kỹ thuật số 3. Quy chuẩn kỹ thuật/ ĐT 2006 Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị ghép nối (Set top Box-STB) với hệ thống phân phối truyền hình cáp dùng kỹ thuật số 4. Quy chuẩn kỹ thuật/ ĐT 2006 Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật Modem truyền hình cáp dùng trong mạng phân phối tín hiệu truyền hình quảng bá analog 5. Quy chuẩn kỹ thuật/ ĐT 2007 Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật tín hiệu truyền hình số mặt đất trong hệ thống quảng bá video số. 6. Quy chuẩn kỹ thuật/ ĐT 2007 Tiêu chuẩn kỹ thuật và phương pháp đo đánh giá giao diện vô tuyến thiết bị thu DVB-H, loại di động và lưu động 7. Quy chuẩn kỹ thuật/ ĐT 2007 Xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật và phương pháp đo đánh giá cho các bộ khuếch đại phân bố đa năng dùng trong mạng truyền hình cáp mặt đất.( tài liệu tham khảo IEC 60728-3). Nhận xét: Một số tiêu chuẩn về mảng truyền hình đã được Bộ cho biên soạn và ban hành. Hiện nay, Bộ cũng đang rà soát, chuyển đổi các TCN đã banh hành sang quy chuẩn /tiêu chuẩn Việt Nam. Các quy chuẩn/ tiêu chuẩn này đều được biên soạn từ các tiêu chuẩn quốc tế. Tiêu chuẩn tương thích điện từ trường cho thiết bị trong mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp chưa có.. Tình hình tiêu chuẩn hóa ngoài nước Mạng truyền hình cáp là xu thế tất yếu và đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các tổ chức nghiên cứu lớn trên thế giới đã nghiên cứu và xuất bản các tiêu chuẩn liên quan đến mạng truyền hình cáp. Nhiều nước đã có các tiêu chuẩn quốc gia về thích điện từ trường cho thiết bị trong mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp Tổ chức IEC (International Electrotechnical Committee) Tổ chức IEC có họ tiêu chuẩn IEC 60728 được xây dựng cho các mạng cáp dùng cho truyền hình, truyền thanh và dịch vụ tương tác. Họ tiêu chuẩn này gồm 12 phần, cụ thể như sau: IEC 60728 Cabled networks for television signals, sound signals and interactive services. IEC 60728-1 (2007-09): System performance of forward paths. à Tiêu chuẩn này áp dụng cho các mạng cáp hướng xuống dùng cho truyền thanh, truyền hình trong dải tần từ 30 MHz đến 3000 MHz. Tiêu chuẩn này xác định phương pháp đo các đặc tính vận hành của mạng cáp có các cổng ra cáp đồng trục để đánh giá các đặc tính của chúng. IEC 60728-2 (2002-10): Electromagnetic compatibility for equipment. à Tiêu chuẩn này áp dụng cho các đặc tính phát xạ và miễn nhiễm đối với nhiễu điện từ trường của các thiết bị chủ động và thụ động, các thiết bị này được dùng để thu, phát và xử lý các tín hiệu truyền thanh, truyền hình và các dịch vụ tương tác. Tiêu chuẩn này xác định các yêu cầu về phát xạ cho phép cực đại, miễn nhiễm cực tiểu và hiệu ứng màn hình tối thiểu, và mô tả các phương pháp đo phù hợp. IEC 60728-2(2005): Active coaxial wideband distribution equipment. à Tiêu chuẩn này áp dụng cho các bộ khuếch đại băng rộng được sử dụng trong các mạng cáp, bao trùm dải tần từ 5 MHz tới 3000 MHz, và đưa ra phương pháp đo các đặc tính cơ bản để đánh giá chất lượng các thiết bị chủ động. IEC 60728-4 (2007-08): Passive coaxial wideband distribution equipment. à Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thiết bị thụ động. Tiêu chuẩn xác định các yêu cầu chất lượng, các yêu cầu công bố dữ liệu và phương pháp đo các tham số nhất định đối với thiết bị thụ động. IEC 60728-5 (2001): Headend equipment. à Tiêu chuẩn này xác định các đặc tính và phương pháp đo các đặc tính của thiết bị trong phần headend trong hệ thống thu vệ tinh và phát quảng bá mặt đất. IEC 60728-6 (2003): Optical equipment. IEC 60728-7: Hybrid fibre coax outside plant status monitoring IEC 60728-7-1 (2003): Physical (PHY) layer specification IEC 60728-7-2 (2003): Media access control (MAC) layer specification IEC 60728-7-3 (2003): Power supply to transponder interface bus (PSTIB) specification. IEC 60728-9 (2000), Amnd 1 (2005): Interfaces of cabled distribution systems for digitally modulated signals. à Tiêu chuẩn này mô tả các giao diện vật lý cho các kết nối của các thiết bị xử lý tín hiệu trong hệ thống CATV/SMATV. Tiêu chuẩn này cũng xác định việc truyền các tín hiệu dữ liệu DVB/MPEG-2 trong lớp truyền tải chuẩn hóa giữa các thiết bị của chức năng xử lý tín hiệu khác nhau. IEC 60728-10 (2005): System performance of return path. IEC 60728-11 (2005): Safety. IEC 60728-12 (2001): Electromagnetic compatibility of systems. à Nhận xét: Các tiêu chuẩn trong họ IEC 60782 rất đầy đủ, chi tiết cho hệ thống truyền thanh, truyền hình cáp.. Trong đó, tiêu chuẩn IEC 60728-2 là tiêu chuẩn tương thích điện từ trường được xây dựng cho các thiết bị trong mạng phân bố truyền hình cáp. Tổ chức CENELEC (Committee European Norm Electrotechnical) Gồm có 22 thành viên là Uỷ ban quốc gia của các nước châu Âu, và 13 trung tâm của các nước Tây Âu. Tổ chức này được lập ra với nhiệm vụ xây dựng các tiêu chuẩn trong lĩnh vực điện điện tử cho thị trường châu Âu. Các tiêu chuẩn liên quan đến mạng cáp truyền hình bao gồm các tiêu chuẩn sau: EN50083 Cabled distribution systems for television and sound signals. à Họ Tiêu chuẩn này tương đương với tiêu chuẩn IEC 60278, với các phần tương ứng như sau: EN 50083-1:1993,A1:1997,A2:1997 Safety requirements à Tiêu chuẩn này tương đương với tiêu chuẩn IEC 60278-11. EN 50083-2:2001,A1:2005,prA2:2005 EMC for equipment à Tiêu chuẩn này tương đương với tiêu chuẩn IEC 60278-2. EN 50083-3:2002 Active wideband equipment for cable networks à Tiêu chuẩn này tương đương với tiêu chuẩn IEC 60278-3. EN 50083-4:1998 Passive wideband equipment for cable networks à Tiêu chuẩn này tương đương với tiêu chuẩn IEC 60278-4. EN 50083-5:2001 Headend equipment à Tiêu chuẩn này tương đương với tiêu chuẩn IEC 60278-5. EN 50083-6:1997,prA1:2000 Optical equipment à Tiêu chuẩn này tương đương với tiêu chuẩn IEC 60278-6. EN 50083-7:1996,A1:2000 System performance à Tiêu chuẩn này tương đương với tiêu chuẩn IEC 60278-1. EN 50083-8:2002,prA12005 EMC for networks à Tiêu chuẩn này tương đương với tiêu chuẩn IEC 60278-8. EN 50083-9:2002 Interfaces for CATV/SMATV headends and similar professional equipment for DVB/MPEG-2 transport streams. à Tiêu chuẩn này tương đương với tiêu chuẩn IEC 60278-9. EN 50083-10:2002,prA1:2002 System performance for return paths. à Tiêu chuẩn này tương đương với tiêu chuẩn IEC 60278-10. Nhận xét: Họ tiêu chuẩn này được áp dụng ở các nước thành viên của CENELEC, và nội dung của chúng hoàn toàn tương đương với họ tiêu chuẩn IEC 60728. Tổ chức ETSI ETSI đã nghiên cứu, xây dựng và ban hành nhiều tiêu chuẩn liên quan đến mảng truyền hình như: EN 300 401 Radio Broadcasting Systems; Digital Audio Broadcasting (DAB) to mobile, portable and fixed receivers. EN 300 421 Digital Video Broadcasting (DVB); Framing structure, channel coding and modulation for 11/12 GHz satellite services. EN 300 429 Digital Video Broadcasting (DVB); Framing structure, channel coding and modulation for cable systems. à Tiêu chuẩn này đưa ra chuẩn về cấu trúc khung, mã hoá kênh và điều chế cho hệ thống truyền hình cáp dùng kỹ thuật số. TR 101 154 V1.5.1: Digital Video Broadcasting (DVB): Implementation Guidlines for the use of MPEG-2 systems, video and audio in satellite, cable and terrestrial broadcasting à Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn thiết lập với hệ thống MPEG-2, hình và tiếng cho truyền hình vệ tinh, cáp và số mặt đất. EN 300 473 Digital Video Broadcasting (DVB); Satellite Master Antenna Television (SMATV) distribution systems. EN 300 744 Digital Video Broadcasting (DVB); Framing structure, channel coding and modulation for digital terrestrial television. EN 302 307 Digital Video Broadcasting (DVB); Second generation framing structure, channel coding and modulation systems for Broadcasting, Interactive Services, News Gathering and other broadband satellite applications. TR 101 290 Digital Video Broadcasting (DVB); Measurement guidelines for DVB systems. ETS 300 800 Digital Video Broadcasting; Interaction channel for Cable TV distribution system (CATV). à Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với kênh tương tác hai chiều dùng cho mạng phân phối truyền hình cáp (CATV). Ngoài ra còn các tiêu chuẩn về thiết bị phát hình quảng bá tương tự và số, các yêu cầu về tương thích điện từ trường cho các thiết bị phát hình, … à Nhận xét: ETSI chưa có tiêu chuẩn riêng về tương thích điện từ trường cho các thiết bị trong mạng phân bố truyền hình cáp. Tổ chức ITU ITU đã đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến mạng truyền hình cáp. Các khuyến nghị này bao gồm: ITU-T J.142 "Methods for the measurement of parameters in the transmission of digital cable television signals". à Khuyến nghị này đưa ra một số phương pháp đo kiểm các tham số truyền dẫn của tín hiệu truyến hình cáp số. ITU-T J.141 "Performance indicators for data services delivered over digital cable television systems". à Khuyến nghị này cung cấp các chỉ định chất lượng cho dịch vụ dữ liệu qua hệ thống truyền hình cáp dùng kĩ thuật số. ITU report 624-4 "Characteristics of Television Systems" à Báo cáo trình bày các đặc tính chung của hệ thống truyền hình ITU-R BT.1359-1 "Relative timing of sound and vision for broadcasting" à Khuyến nghị cung cấp các chỉ tiêu về trễ giữa hình và tiếng trong truyền hình quảng bá. ITU-R BT.601 (CCIR) "Studio Encoding Parameters of Digital Television for Standard 4:3 and Wide-Screen 16:9 Aspect Ratio" à Khuyến nghị này đưa ra các yêu cầu về các tham số mã hoá tín hiệu truyền hình số tiêu chuẩn 4:3 và màn ảnh rộng 16:9 Nhận xét: Các khuyến nghị của ITU đưa ra các yêu cầu liên quan đến mạng truyền hình, và truyền hình cáp dùng kĩ thuật số nói chung. Các khuyến nghị của ITU không đưa ra tiêu chuẩn cho thiết bị dùng trong mạng truyền hình cáp. Tiêu chuẩn của Đức Tiêu chuẩn của Đức chấp thuận tiêu chuẩn EN 50083 của CENELEC làm tiêu chuẩn của mình. Các tiêu chuẩn mà Đức áp dụng bao gồm: DIN EN 50083, VDE 0855 Cable Distribution Systems for Audio and Television Broadcasting Signals. DIN EN 50083-1, VDE 0855 Part 1: Part 1: Safety Requirements 1994-03 DIN EN 50083-2, VDE 0855 Part 2: Part 2: Electromagnetic Compatibility of Equipment 1996-04. DIN EN 50083-3, VDE 0855 Part 3: Part 3: Active Wide-Band Equipment for Coaxial Distribution Networks. DIN EN 50083-4, VDE 0855 Part 4: Part 4: Passive Wide-Band Equipment for Coaxial Distribution Networks DIN EN 50083-5, VDE 0855 Part 5: Part 5: Equipment for Head Stations DIN EN 50083-6, VDE 0855 Part 6: Part 6: Optical Equipment DIN EN 50083-7, VDE 0855 Part 7: Part 7: System Requirements DIN EN 50083-8: Part 8: Electromagnetic Compatibility of Systems à Nhận xét: Như vậy, Đức cũng sử dụng tiêu chuẩn EN50083 làm tiêu chuẩn của mình. Tiêu chuẩn của Úc/New zealand Úc có nhiều tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực truyền hình như: AS 1417 Receiving antennas for radio and television in the frequency range 30 MHz to 1 GHz. AS 1417.1 Part 1: Construction and installation AS 1417.2 Part 2: Performance AS 3815 A guide to coaxial cabling in single and multiple premises AS 4599 Digital television — Terrestrial broadcasting AS 4599.1 Part 1: Characteristics of digital terrestrial television transmissions AS 4933 Digital television—Requirements for receivers AS 4933.1 Part 1: VHF/UHF DVB-T television broadcasts Tuy nhiên, đặc biệt gần gũi và sát với tiêu chuẩn mà chúng ta đang nghiên cứu có tiêu chuẩn AS/NZS 1367:2000 “Coaxial cable systems for the distribution of analog and sound signals in single and multiple unit installations”. Sau này tiêu chuẩn này được cập nhật thành AS/NZS 1367:2007 Coaxial cable and optical fibre systems for the RF distribution of analog and digital TV and sound signals in single and multiple dwelling installations. Tiêu chuẩn này đưa ra các chỉ tiêu kỹ thuật, các yêu cầu đối với hệ thống phân bố trong mạng truyền hình cáp cho các tòa nhà. Tiêu chuẩn này xác định các yêu cầu đối với thiết bị và chất lượng hệ thống về an tòan, EMC, và chất lượng dịch vụ cho người sử dụng. à Nhận xét: Tiêu chuẩn này tham chiếu đến các tiêu chuẩn EN 50083 của CENELEC và IEC 60728 của IEC. Nội dung các phần của tiêu chuẩn AS/NZS 1367 hoàn tòan giống với nội dung các tiêu chuẩn của họ tiêu chuẩn IEC 60728. Tiêu chuẩn của Anh Các tiêu chuẩn của Anh do Viện Tiêu chuẩn Anh (Bsi- British Standards Institute) xây dựng và ban hành. Các tiêu chuẩn liên quan đến mạng cáp ở Anh gồm có các họ tiêu chuẩn sau: 1980, SCTE, Terminology & Symbols for Cabled Distribution Systems. 1982, IEC Publication 728, Cabled Distribution Systems primarily intended for sound and television signals operating between 30 MHz and 1 GHz. Họ tiêu chuẩn BS6513 Wideband Cabled Distribution Systems được xây dựng và ban hành trong thời gian từ năm 1984 đến năm 1987. Họ tiêu chuẩn BS EN50083 Cabled distribution systems for television and sound signals được xây dựng và ban hành từ năm 1994 đến năm 20002. Họ tiêu chuẩn BS EN60728 Cabled networks for television signals, sound signals and interactive services được xây dựng và ban hành từ năm 2003. Các tiêu chuẩn liên quan đến mạng cáp ở Anh đã được ban hành và áp dụng bao gồm: Cụ thể về họ tiêu chuẩn BS6513 Wideband Cabled Distribution Systems gồm có 6 phần, hiện có 4 phần vẫn đang được áp dụng, còn phần BS6513-3 và BS6513-6 đã bị rút lại. Cụ thể về họ tiêu chuẩn BS EN50083: Hoàn toàn chấp thuận nguyên vẹn họ tiêu chuẩn EN50083 của CENELEC. Cụ thể về họ tiêu chuẩn BS EN60728: Chấp thuận hòan tòan họ tiêu chuẩn IEC 60728. à Nhận xét: Các tiêu chuẩn của Anh hoàn tòan chấp thuận các tiêu chuẩn của IEC và CENELEC. Tiêu chuẩn của Hồng Kông Ở Hồng Kông tuân thủ và áp dụng một số tiêu chuẩn liên quan đến truyền hình như sau: Tiêu chuẩn HKTA-1103 “Performance Requirements of Television Signals Input to the Head End of Subscription Television System”. Tiêu chuẩn HKTA-1104 “Performance Requirements for In-building Coaxial Cable Distribution System (IBCCDS)” à Tiêu chuẩn này đặt ra các yêu cầu chất lượng đối với các hệ thống phân bố cáp đồng trục trong các tòa nhà. Các hệ thống IBCCDS bao gồm cả các hệ thống truyền hình cáp. Tiêu chuẩn này bao gồm các nội dung chính như sau: Phân kênh và cấp phát tần số; Các yêu cầu chất lượng đối với phân bố tín hiệu truyền thanh và truyền hình tương tự; Các yêu cầu chất lượng đối với phân bố tín truyền hình số; Các yêu cầu chất lượng đối với các tín hiệu chuyển tiếp trong các dịch vụ viễn thông; Tránh nhiễu; Các yêu cầu về an toàn. Tiêu chuẩn HKTA-1105 “Technical Information for Frequency Planning of Cabled Distribution Systems”. Tiêu chuẩn ITU-R BT.470-4 “Television Systems”. Tiêu chuẩn BSEN 50083 Parts 1 to 7 “Cabled Distribution Systems for Television and Sound Signals”. Tiêu chuẩn HKTA-1101 “Performance and Safety Requirements for Subscription Television System”. Tiêu chuẩn HKTA-1102 “Radiation Limits and Measurement Methods for Subscription Television System”. à Nhận xét: Hồng Kông cũng chấp thuận áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm họ tiêu chuẩn IEC 60728 và EN 50083 của CENELEC. Nhận xét Trên thế giới, có rất nhiều tiêu chuẩn liên quan đến tương thích điện từ trường cho các thiết bị trong mạng phân phối truyền hình cáp. Hầu hết các quốc gia đều sử dụng tiêu chuẩn EN 50083 của CENELEC để xây dựng tiêu chuẩn cho mình. Tiêu chuẩn EN 50083 hòan toàn tương đương với tiêu chuẩn IEC 69728 của tổ chức IEC. Hiện ở Việt Nam chưa có bộ tiêu chuẩn nào cho mảng thiết bị này. Lý do, mục đích và phạm vi xây dựng tiêu chuẩn Lý do xây dựng tiêu chuẩn Hiện nay, mạng truyền hình của Việt Nam ngày càng phát triển với các loại khác nhau như truyền hình tương tự, truyền hình số, truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp. Các thiết bị sử dụng trong mạng truyền hình rất đa dạng về chủng loại và có xuất xứ từ nhiều nguồn gốc. Các bộ khuếch đại ngoài trời có công suất khá lớn có thể tác động, ảnh hưởng nhất định đến môi trường xung quanh. Hiện tại, Trung tâm Tin học và Đo lường của Đài Truyền hình Việt Nam đã tiến hành đo kiểm các bộ khuếch đại dùng trong mạng truyền hình cáp nhưng sở cứ đánh giá là theo tiêu chuẩn hãng, mà chưa có tiêu chuẩn của Việt Nam. Mục đích xây dựng tiêu chuẩn Việc xây dựng tiêu chuẩn tương thích điện từ trường cho các thiết bị trong mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp là rất cần thiết nhằm mục đích: Phục vụ cho công tác chứng nhận hợp quy các bộ khuếch đại băng rộng dùng trong mạng truyền hình cáp. Phục vụ cho công tác quản lý thiết bị. Đảm bảo khi chủng loại thiết bị này được đưa vào sử dụng thì không gây ảnh hưởng đến các hệ thống thông tin khác. Phạm vi xây dựng tiêu chuẩn Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật về tương thích điện từ trường cho các thiết bị dùng trong mạng truyền hình cáp. Sở cứ xây dựng tiêu chuẩn Tiêu chí lựa chọn sở cứ chính Việc lựa chọn sở cứ chính căn cứ trên các tiêu chí sau đây: Các tài liệu được lựa chọn phải có tính khoa học, rõ ràng, và có tính cập nhật cao. Các tài liệu này được nhiều nước, nhiều hãng sử dụng. Các tài liệu phù hợp với yêu cầu về quản lý nhà nước. Các tài liệu phù hợp với khả năng quản lý thiết bị của Bộ. Các tài liệu được lựa chọn đáp ứng được các yêu cầu đã đăng ký trong đề cương. Phân tích tài liệu Trong số các tài liệu đã chuẩn hoá của các tổ chức, các nước liên quan đến truyền hình cáp, có một số tiêu chuẩn cụ thể áp dụng cho bộ khuếch đại băng rộng như sau: Tiêu chuẩn IEC 60728-2 của IEC Tiêu chuẩn này nằm trong họ Tiêu chuẩn IEC 60728 Cabled networks for television signals, sound signals and interactive services. Nó là phần thứ hai trong họ tiêu chuẩn này. Tên tiêu chuẩn: IEC 60728-2 (2002-10): Electromagnetic compatibility for equipment. Năm ban hành: 2002. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn IEC 60728-2: Áp dụng cho các thiết bị trong hệ thống phân phối truyền hình cáp, bao trùm dải tần từ 5 MHz tới 862 MHz. Nội dung của tiêu chuẩn IEC 60728-2: Bao gồm các yêu cầu đối với thiết bị, trong đó yêu cầu về tương thích điện từ trường, bức xạ và miễn nhiễm và các phương pháp đo.. Tiêu chuẩn EN 50083-2 của CENELEC Hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn IEC 60728-2. Tiêu chuẩn các nước Hệ thống tiêu chuẩn của các nước đều chấp thuận tiêu chuẩn EN 50083-2 (tương đương với tiêu chuẩn IEC 60728-2). Nhận xét Tiêu chuẩn IEC 60728-2 là một tiêu chuẩn của tổ chức có uy tín, bản thân nó rất khoa học, rõ ràng và đầy đủ. Tiêu chuẩn này được ban hành lần thứ nhất vào tháng 10 năm 2002. Tiêu chuẩn IEC 60728-2 được các nước chấp thuận áp dụng, được nhiều hãng sản xuất sử dụng làm sở cứ đánh giá thiết bị của mình. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn IEC 60728-2 là các thiết bị dùng trong mạng phân bố truyền hình cáp, à đúng với đối tượng mà bộ cần quản lý. Nội dung của tiêu chuẩn IEC 60728-2 đáp ứng được các nội dung đăng ký trong đề cương. Kết luận Dựa trên các sở cứ đã đưa ra và những phân tích, nhận xét, đánh giá về các sở cứ, căn cứ vào mục đích, yêu cầu của đề tài, căn cứ vào giới hạn phạm vi thực hiện của đề tài, nhóm thực hiện đề tài quyết định lựa chọn tiêu chuẩn IEC 60728-2(2002-10): Cable networks for television signals, sound signals and interactive services – Part 2: Electromagnetic compatibility for equipment, làm sở cứ chính để xây dựng bộ tiêu chuẩn. Hình thức thực hiện Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật được biên soạn theo phương pháp: chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn quốc tế tương đương, với hình thức dịch nguyên vẹn, có bố cục lại thứ tự các đề mục, và sửa đổi lại phần phạm vi áp dụng cho phù hợp với yêu cầu của Việt Nam Nội dung tiêu chuẩn quốc tế được chuyển thành nội dung của bộ tiêu chuẩn kỹ thuật theo hình thức chấp thuận nguyên vẹn phù hợp với quyết định 27 của Tổng cục Bưu điện ban hành ngày 09 tháng 01 năm 2001. cách thức xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật Tên bộ Tiêu chuẩn kỹ thuật “tương thích điện từ trường cho các thiết bị trong hệ thống phân phối truyền hình cáp” Bố cục của bộ Tiêu chuẩn kỹ thuật Bộ Tiêu chuẩn kỹ thuật được xây dựng với bố cục như sau: Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn viện dẫn Thuật ngữ và định nghĩa ký hiệu và chữ viết tắt Yêu cầu kỹ thuật Phương pháp đo Các phụ lục Nội dung chính của Bộ Tiêu chuẩn kỹ thuật Bộ Tiêu chuẩn kỹ thuật bao gồm các nội dung chính như sau: Phạm vi áp dụng - Áp dụng cho các đặc tính phát xạ và miễn nhiễm đối với nhiễu điện từ trường của các thiết bị tích cực và thụ động dùng để tiếp nhận, xử lý và phân bố tín hiệu trong mạng truyền hình cáp, thiết bị tuân thủ theo tiêu chuần gồm: + Thiết bị tích cực trong mạng phân phối cáp đồng trục băng rộng; + Thiết bị thụ động trong mạng phân phối cáp đồng trục băng rộng; + Thiết bị Headend; + Thiết bị quang. - Bao trùm các dải tần số: + Điện áp nhiễu từ nguồn điện lưới: 9kHz tới 30 MHz; + Phát xạ từ các thiết bị tích cực: 5 MHz tới 25 GHz; + Miễn nhiễm của các thiết bị tích cực: 150 kHz tới 25 GHz; + Hiệu ứng màn che của các thiết bị thụ động: 5 MHz tới 3 GHz. - Các yêu cầu phát xạ tối đa, miễn nhiễm tối thiểu và hiệu ứng màn che tối thiểu. - Các phương pháp đo. Tiêu chuẩn viện dẫn CISPR 13: Sound and television broadcast receivers and associated equipment - Radio disturbance characteristics - Limits and methods of measurement. (Máy thu thanh, thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp – Đặc tính nhiễu tần số rađio - Giới hạn và phương pháp đo). CISPR 16-1: Specification for radio disturbance and immunity measuring apparatus and methods (Quy định kỹ thuật đối với phương pháp đo và thiết bị đo nhiễu và miễn nhiễm radio) IEC 61000-3-2 : Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 3-2: Limits - Limits for harmonic current emissions (equipment input current ≤ 16 A per phase) (Tương thích điện từ trường (EMC) – Phần 3-2: Quy định – giới hạn phát xạ đối với các thành phần hài -Thiết bị có dòng điện dầu vào ≤ 16 A một pha) IEC 61000-4-6 : Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 4-6: Testing and measurement techniques - Immunity to conducted disturbances, induced by radio-frequency fields. (Tương thích điện từ trường (EMC) - Phần 4-6: Phương pháp đo kiểm tra – Miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn, cảm ứng tần số radio). IEC 61000-6-1:Generic standard - EMC - Susceptibility - Residential, Commercial and Light industry (Tiêu chuẩn chung – EMC – Khu vực nhạy cảm – dân cư, khu thương mại và giải trí). IEC 61079-1 : 1992 : Methods of measurement on receivers for satellite broadcast transmissions in the 12 GHz band - Part 1: Radio-frequency measurements on outdoor units. (Phương pháp đo thiết bị thu quảng bá vệ tinh trong băng tần 12 GHz – Phần 1 : Phương pháp đo cho các khối ngoài trời). Thuật ngữ và định nghĩa ký hiệu và chữ viết tắt Yêu cầu đối với thiết bị Phương pháp đo Tài liệu tham khảo IEC 60728-2:2002, Cable networks for television signals, sound signals and interactive services – Part 2: Electromagnetic compatibility for equipment. Cách biên soạn bản Dự thảo bộ Tiêu chuẩn kỹ thuật Các nội dung chính của bản dự thảo được biên soạn như sau: Phạm vi áp dụng: Tự xây dựng trên cơ sở tham khảo mục 1 của tiêu chuẩn IEC 60728-2. Tiêu chuẩn viện dẫn: Tham chiếu tiêu chuẩn IEC 60728-2. Thuật ngữ và các chữ viết tắt: Chấp thuận áp dụng nguyên vẹn theo tài liệu tham chiếu chính. Yêu cầu thiết bị: Chấp thuận áp dụng theo mục 5 của tiêu chuẩn IEC 60728-2. Bỏ đi các yêu cầu ngoài phạm vi xây dựng của tiêu chuẩn. Phương pháp đo kiểm: Chấp thuận áp dụng theo mục 4 của tiêu chuẩn IEC 60728-2. Đối chiếu giữa tài liệu tham khảo và bản dự thảo bộ Tiêu chuẩn kỹ thuật So sánh, đối chiếu về mặt nội dung và hình thức giữa bản dự thảo Bộ Tiêu chuẩn kỹ thuật với tài liệu tham chiếu chính. Bảng 1: Đối chiếu tiêu chuẩn tham khảo với bộ tiêu chuẩn kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN xxx:xxxx Tiêu chuẩn tham khảo Sửa đổi, bổ sung Lý do 1. Phạm vi áp dụng IEC60728-2(2002-10),mục 1 Tự xây dựng Để phù hợp với mục đích xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật là phục vụ cho chứng nhận hợp quy, và đảm bảo chính xác với chủng loại thiết bị áp dụng 2. Tài liệu tham khảo Tự xây dựng Đúng với thực tế biên soạn bộ tiêu chuẩn 3. Thuật ngữ và định nghĩa IEC60728-2(2002-10), mục 2 Chấp thuận nguyên vẹn Đầy đủ và hợp lý 4. ký hiệu và chữ viết tắt IEC60728-2(2002-10), mục 2 Chấp thuận nguyên vẹn Đầy đủ và hợp lý 5. Yêu cầu kỹ thuật IEC60728-2(2002-10), mục 4 Chấp thuận nguyên vẹn Đầy đủ và hợp lý 6. Phương pháp đo IEC60728-2(2002-10)mục 5 Chấp thuận nguyên vẹn Đầy đủ và hợp lý Tài liệu tham khảo AS/NZR 1367:2007, Coaxial cable and optical fibre systems for the distribution of analog and digital television and sound signals in single and multiple dwelling installations. IEC 60728-3:2005, Cable networks for television signals, sound signals and interactive services – Part 3: Active wideband equipment for coaxial cable networks. IEC 60728-2:2002, Cable networks for television signals, sound signals and interactive services – Part 2: Electromagnetic compatibility for equipment. Tương thích điện từ (EMC) - Miễn nhiễm đối với từ trường tần số nguồn – Phương pháp đo và thử TCN 68-210:2002 Tương thích điện từ (EMC) - Miễn nhiễm đối với các xung – Phương pháp đo và thử TCN 68-209:2002 Tương thích điện từ (EMC) - Miễn nhiễm đối với hiện tượng sụt áp, ngắt qung và thay đổi điện áp – Phương pháp đo và thử TCN 68-208:2002 Tương thích điện từ (EMC) - Miễn nhiễm đối với hiện tượng phóng tĩnh điện – Phương pháp đo và thử TCN 68-207:2002 Miễn nhiễm đối với nhiễu dẫn tần số vô tuyến - Phương pháp đo và thử TCN 68-195:2000 Miễn nhiễm đối với nhiễu phát xạ tần số vô tuyến - Phương pháp đo và thử TCN 68-194:2000 Thiết bị thông tin vô tuyến - Yêu cầu tương thích điện từ trường TCN 68-192:2000 Thiết bị viễn thông - Yêu cầu chung về phát xạ TCN 68-191:2000 IEC 60728-1:2007, Cable networks for television signals, sound signals and interactive services – Part 1: System performance of forward paths. IEC 60728-11: 2002, Cable networks for television signals, sound signals and interactive services – Part 11: Safety. Eugene R. Bartlett, Cable Television Handbook. Đặng Quang Dũng, Đề tài mã số 90-08-KHKT-TC “Xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật kênh tương tác hai chiều mạng phân phối truyền hình cáp”. Viện KHKT Bưu điện, 2008. Tài liệu hãng Terra, Giới thiệu các sản phẩm. Tài liệu hãng Scientific Atlanta, Giới thiệu các sản phẩm. Tài liệu hãng Aeroflex, Giới thiệu các sản phẩm. EN50083 Cabled distribution systems for television and sound signals. Eugene R. Bartlett, Cable Television Technology and Operation.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật về tương thích điện từ trường cho các thiết bị trong hệ thống phân phối truyền hình cáp.doc