Điều tra thực trạng ô nhiễm rác thải tại chợ Chúc Sơn – TT.Chúc Sơn – H.Chương Mĩ – TP Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình đào tạo, Trường Đại học Lâm Nghiệp luôn chú ý và phát huy tính năng động, tính sáng tạo, nâng cao kiến thức cho sinh viên, khuyến khích sinh viên tham gia làm đề tài nghiên cứu khoa học. Được sự nhất trí của khoa QLTNR & MT, nhóm sinh viên chúng em đã tiến hành thực hiện đề tài: “ Điều tra thực trạng ô nhiễm rác thải tại chợ Chúc Sơn – TT.Chúc Sơn – H.Chương Mĩ – TP Hà Nội”. Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân chúng em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều thầy (cô) giáo trong khoa trường, Chính quyền địa phương thị trấn Chúc Sơn, Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai. Đến nay, đề tài đã hoàn thành, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chính quyền địa phương, Cty Môi trường đô thị Xuân Mai, các thầy (cô) trong bộ môn, đặc biệt là TS. Đinh Quốc Cường đã tận tình chỉ bảo chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tuy nhiên, do kinh nghiệm nghiên cứu chưa có, thời gian dành cho đề tài có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em kính mong thầy (cô) giáo đóng góp ý kiến để đề tài chúng em được hoàn thiện hơn.

doc42 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3844 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều tra thực trạng ô nhiễm rác thải tại chợ Chúc Sơn – TT.Chúc Sơn – H.Chương Mĩ – TP Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình đào tạo, Trường Đại học Lâm Nghiệp luôn chú ý và phát huy tính năng động, tính sáng tạo, nâng cao kiến thức cho sinh viên, khuyến khích sinh viên tham gia làm đề tài nghiên cứu khoa học. Được sự nhất trí của khoa QLTNR & MT, nhóm sinh viên chúng em đã tiến hành thực hiện đề tài: “ Điều tra thực trạng ô nhiễm rác thải tại chợ Chúc Sơn – TT.Chúc Sơn – H.Chương Mĩ – TP Hà Nội”. Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân chúng em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều thầy (cô) giáo trong khoa trường, Chính quyền địa phương thị trấn Chúc Sơn, Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai. Đến nay, đề tài đã hoàn thành, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chính quyền địa phương, Cty Môi trường đô thị Xuân Mai, các thầy (cô) trong bộ môn, đặc biệt là TS. Đinh Quốc Cường đã tận tình chỉ bảo chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tuy nhiên, do kinh nghiệm nghiên cứu chưa có, thời gian dành cho đề tài có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em kính mong thầy (cô) giáo đóng góp ý kiến để đề tài chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cản ơn! Nhóm sinh viên thực hiện: Trần Tuyết Nhung Hoàng Thị Phượng Trần Văn Đức ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, cùng với sự gia tăng dân số, lượng rác thải phát sinh ngày càng tăng trở thành mối hiểm họa đối với môi trường và sức khỏe con nguời. Ở nước ta việc xử lý rác thải chủ yếu dựa vào biện pháp chôn lấp cơ học bằng các phương tiện thô sơ, hoặc chỉ dừng lại ở bước tập trung, thu gom rác nên hiệu quả xử lý không cao. Rác thải tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp, các khu đô thị do mật độ dân cao, nhu cầu tiêu thụ lớn. Tuy nhiên, chúng ta không thể không kể đến lượng rác thải được phát ra từ các chợ huyện, mặc dù các chợ này có quy mô nhỏ. Thị trấn Chúc Sơn là khu vực có tốc độ phát triển nhanh. Trong đó, khu vực chợ Chúc Sơn là nơi tấp nập, náo nhiệt nhất của thị trấn. Chợ hoạt động cả ngày, đem lại thu nhập cho nhiều người, lợi nhuận cho thị trấn. Tuy nhiên có một vấn đề lớn mà chính quyền địa phương phải quan tâm, đó là xử lý rác thải do hoạt động buôn bán thải ra tại chợ. Hàng ngày, chợ xả thải ra một lượng rác khá lớn, ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và đặc biệt là đời sống của người dân xung quanh. Hiện nay, việc bảo vệ môi trường của thị trấn Chúc Sơn là vấn đề cấp bách. Trong đó, việc kiểm soát, quản lý rác thải tại chợ là việc cần làm đầu tiên. Để góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân, các cơ quan chức năng và góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời tập được nghiên cứu khoa học, nhóm sinh viên chúng em đã thực hiện đề tài :“ Điều tra thực trạng ô nhiễm rác thải tại chợ Chúc Sơn – TT.Chúc Sơn – H.Chương Mĩ – TP. Hà Nội”. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái niệm về chợ Chợ là nơi diễn ra hoạt động mua bán hay trao đổi các sản phẩm, hàng hóa khác nhau. Hàng hóa trong chợ rất đa dạng, từ những loại sản phẩm dùng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người đến các chủng loại sản phẩm khác. Chợ là nơi giao lưu buôn bán các mặt hàng lớn nhỏ lương thực thực phẩm. Xã hội phát triển nhu cầu và vai trò của chợ tăng theo.Đi đôi với nó là vấn đề rác thải xuất hiện càng ngày càng nhiều và đa dạng.Trong quá trình tăng sản xuất và nhu cầu tiêu dùng vật chất tăng cao, con người không ngừng tạo ra các chất thải, phần lớn chúng được đưa vào môi trường. Đi theo đó là nhiều chất thải nguy hại. 1.2 Khái niệm về rác 1.2.1. Chất thải rắn Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sống. Các loại chất thải rắn được phân loại theo nhiều cách khác nhau: a, Theo thành phần hóa học và vật lý: Người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo… b, Theo vị trí hình thành: Người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ… c, Theo bản chất nguồn tạo thành, chất thải rắn được phân thành các loại: - Chất thải rắn sinh hoạt: Là những chất thải liên quan đến hoạt động sống của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau. + Chất thải thực phẩm bao gồm các phần thừa thãi, không dùng được sinh ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn. . . Đặc điểm quan trọng của loại chất thải phân hủy nhanh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Quá trình phân hủy thường gây ra các mùi hôi thối rất khó chịu, hay gặp ở chợ hoặc ở các bãi rác tập kết. + Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm của người (rất nhiều những công trình chăn nuôi và các công trình vệ sinh của con người được thải ra sông gây mùi và ô nhiễm rất nặng) và còn có phân của các đông vật khác.động vật hoang dã, động vật nuôi ngoài trâu, bò, lợn, gà . . . + Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: Vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm rạ, lá. . . + Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói . . . rất khó phân hủy - Chất thải rắn công nghiệp: Là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. +Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các nhà máy nhiệt điện. +Các phế thải trong các quá trình công nghệ. + Bao bì đóng gói sản phẩm. + Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tong vỡ do các hoạt động phá vỡ, xây dựng công trình v.v . . . Chất thải xây dựng gồm: + Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng. + Đất đá do việc đào móng trong xây dựng. - Chất thải từ chính các nhà máy xử lý chúng: Chất thải rắn từ những hệ thống xử lý nước, nước thải, nhà máy sử lý chất thải công nghiệp. - Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như gốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi, bao bì đựng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật. . . d, Theo mức độ nguy hại: bao gồm các loại - Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại , chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan. . . Có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe người động vật và cây cỏ. Nguồn phát sinh chất này chủ yếu từ các hoạt động y tế, cộng nghiệp và nông nghiệp. - Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các chất tính chất nguy hại trực tiếp hoặc tương tác vói các chất khác gây nguy hại tới môi trương và sức khỏe công đồng như: + Các loại bông băng + Các loại kim, ống tiêm + Chất thải sinh hoat từ bệnh nhân. + Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện. 1.2.2. Các chất thải lỏng Gồm các loại nước thải từ các cơ sở công nghiêp, cơ sở sản xuất kinh doanh và nước thải sinh hoạt có chứa các chất gây ôi nhiễm môi trường. Với dân số trên 7 triệu người, lượng nước thải trên toàn thành phố xấp xỉ 600.000 m3/ngày. Tuy nhiên theo khảo sát của Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội chỉ có 1/10 lượng nước thải trên được xử lý, số còn lại đang được xả thải trực tiếp ra các hồ trên địa bàn thành phố. Đây là kết quả khảo sát mới nhất của Sở Tài nguyên – Môi trường trên 116 hồ tại địa bàn Hà Nội. Kết quả cho thấy hầu hết các hồ đều có dấu hiệu ô nhiễm, thậm chí một số chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép, nước có màu xanh, xanh đen, nổi váng và có mùi hôi thối. Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm trầm trọng này được xác định chủ yếu do nguồn nước thải sinh hoạt của người dân gây nên. Vì thiếu ý thức, nên toàn bộ lượng thải sinh hoạt hàng ngày đều được dẫn ống đổ thẳng ra các sông hồ. [thống kê đầu năm 2010] Trong số các bệnh viện công lập ở Hà Nội mới chỉ có 8 bệnh viện hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải lỏng y tế độc hại, 28 bệnh viện đã có dự án nâng cấp, cải tạo bệnh viện, bao gồm cả việc nâng cấp, hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải lỏng y tế, 12 đơn vị còn lại đều đã có quyết định, quy hoạch xây dựng hệ thống xử lý chất thải lỏng y tế độc hại, dự kiến cuối năm 2009, đầu năm 2010 sẽ tiến  hành tổ chức đấu thầu xây dựng.[báo an ninh thủ đô tháng 4 năm 2009]. Trên 62% bệnh viện trong cả nước chưa có hệ thống xử lý chất thải lỏng. 1.3. Hiện trang chất thải rắn ở Việt Nam Hiện nay, lượng chất thải hàng năm ở nước ta là rất lớn trong khi cơ sở hạ tầng va bảo vệ môi trường ở nước ta la rất thấp kém. Hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, hệ thống cung cấp nước sạch và tiêu thoát và xử lý nước thải ở các đô thị còn rất thiếu thốn. Dự báo đến năm 2010, lượng chất thải rắn của Việt Nam sẽ tăng từ 24 -30% tương đương 45 triệu tấn rác/năm. Trong đó, chất thải y tế nguy hại vào khoảng 25.000 tấn/năm. Khối lượng chất thải rắn công nghiệp hàng năm ở Việt Nam trên 8 triệu tấn, trong đó có hàng trăm nghin tấn chất thải độc hại, nguy hiểm. Hàng ngày, Hà Nội thải ra đến 2.800 tấn rác sinh hoạt và khoảng 2.000 tấn chất thải công nghiệp khác. Nhưng việc xử lý chúng của các xí nghiệp môi trường có vẻ chưa theo kịp thực tế. Chất thải nguy hại mới thu gom được 70% Theo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, tổng lượng rác thải sinh hoạt đô thị của thành phố vào khoảng 2.800 tấn/ngày; ngoài ra chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải y tế với tổng khối lượng khoảng 2.000 tấn khác/ngày. Chất thải rắn (CTR) sinh hoạt chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại: khoảng 60%; chất thải xây dựng chiếm khoảng 1/4 và lượng chất thải phân bùn bể phốt là 5%. Riêng chất thải công nghiệp chiếm 10% (trong đó bao gồm luôn cả chất thải nguy hại) và hàng năm tăng thêm từ 3-5% (như năm 2007, lượng phát sinh là 750 tấn/ngày). Nguồn phát thải loại này tập trung vào một vài ngành như: chế biến thực phẩm, hóa chất và cơ khí. Riêng 3 ngành này đã chiếm gần phân nửa tổng lượng chất thải công nghiệp của thành phố. Đối với nguồn thải từ các bệnh viện, hiện cả thành phố có 91 bệnh viện và trung tâm y tế cấp quận, huyện; ngoài ra còn 232 trạm y tế xã và cơ sở y tế nhỏ. Tổng lượng rác y tế xấp xỉ khoảng 20 tấn/ngày; tỷ lệ chất thải y tế nguy hại trong đó chiếm tỷ lệ tương đối cao, chừng 5 tấn/ngày. Ở nước ta hầu hết công nhân thu dọn hầu hết chưa được trang bị đầy đủ thiết bị cần thiết phục vụ công việc, thiếu hiểu biết tầm nguy hại ảnh hưởng đên sức khỏe của họ. Hầu hết đều mắc các bệnh ngoài da, hô hấp... (50% là trẻ em) Vấn đề về rác thải và ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang được quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành chức năng. Lượng rác thải ra mỗi ngày là quá lớn và quá tải. Phương pháp xử lý đa số vẫn là chôn lấp. Hiện tại đang có một số nhà máy xử lý rác thải xuất hiện nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu, được sự quan tâm của nhân dân nhà nước, đã cho xây dựng rất nhiều nhà máy xử lý. Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt An Định xây dựng trên khuôn viên rộng 10ha, nằm xa khu dân cư, được lắp đặt hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại, đồng bộ; công suất xử lý 200 tấn rác/ngày; tổng vốn đầu tư hơn 236 tỷ đồng. Nhà máy xử lý chất thải hầm cầu Hòa Bình tại Tp HCM. Nhà mày đầu tiên tại Việt Nam. Đã đi vào hoạt động vơi công suất khoảng 60-70 m3 chất thải hầm cầu. 1.4 Tình hình nghiêm cứu thực trạng rác tại các chợ Việt Nam 1.4.1. Thực trạng rác ở các chợ Việt Nam - Rác thải ở các chợ vẫn là một vấn đề rất “nóng” cần được quan tâm. - Tuy lượng rác thải ở các chợ đã được giảm bớt và một số rác thải nguy hại lâu phân hủy như túi linol đã được tái chế hoặc có các biện pháp phòng ngừa nhưng hàng ngày lượng rác thải được đưa ra từ các chợ vẫn quá tải. Các chợ ở các vùng quê, các biện pháp xử lý rác còn rất lạc hậu, chỉ một bộ phận người dân có ý thức về rác thải ảnh hưởng đến môi trường còn đại đa số bộ phận người dân chưa có ý thức về việc bảo vệ môi trường nhất là về môi trường rác thải. - Ở các thành phố lớn trong các chợ nơi công cộng đã có thùng rác công cộng. Đa số người dân đã có ý thức về bảo vệ môi trường. - Tuy nhiên càng ở thành phố thì lượng rác thải ở các chợ càng đa dạng về thành phần và chủng loại. (trong đó có nhiều chất thải chứa nhiều hóa chất nguyên tố độc gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người) 1.4.2. Vấn đề mà đề tài đã nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu về thực trạng rác thải ở các chợ trong nước nói riêng và quốc tế nói chung đã được rất nhiều các nhóm chuyên gia, kỹ sư, các nhóm sinh viên tại các viện nghiên cứu, các trường chuyên nghiệp nghiên cứu rất nhiều. Cụ thể như các đề tài hay chuyên đề nghiên cứu về thực trạng rác thải chợ, mô hình và phương pháp quản lý, xử lý rác ở chợ Xuân Mai, chợ Ngã Tư Sở. Tuy nhiên tại chợ Chúc Sơn thuộc thị trấn Chúc Sơn đến nay vẫn chưa được nghiên cứu, tìm hiểu. - Hiện đề tài chỉ phân tích được một số chỉ tiêu có liên quan đến vấn đề ô nhiễm nước (như pH, COD, DO, BOD5). Thống kê phân loại được số lượng rác thải (theo ngày tháng năm) trong chợ và địa bàn thị trấn Chúc Sơn. Tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng rác thải hiện nay cũng như ảnh hưởng của nó tới môi trường đời sống con người. Qua những nghiên cứu, tìm hiểu của nhóm nghiên cứu đã đưa ra được một số phương pháp quản lý rác thải nhằm khắc phục nâng cao hiệu quả quản lý. CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Góp phần bảo vệ môi trường thị trấn Việt Nam. - Mục tiêu cụ thể: Đánh giá được thực trạng, mức độ ảnh hưởng của rác thải tới chất lượng môi trường và sức khoẻ con người hoạt động, sinh hoạt xung quanh khu vực chợ thị trấn Chúc Sơn. 2.2. Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: sự ô nhiễm rác thải tại chợ Chúc Sơn. - Đối tượng khảo sát: + Rác thải + Con người: người bán hàng, người mua hàng, người xung quanh chợ, khách vãng lai. + Môi trường chợ: đất, không khí; nước của khu vực chợ. Phạm vi nghiên cứu: + Chợ Chúc Sơn và khu vực lân cận chợ Chúc Sơn. + Quan sát một vài chợ khác ở huyện Chương Mĩ như: chợ Gốt, chợ Đông Phương Yên, chợ Xuân Mai. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Điều tra thực trạng phát thải; tình hình thu gom, xử lý rác thải tại khu vực chợ TT.Chúc Sơn. + Thực trạng các nguồn phát sinh rác thải tại khu vực chợ TT.Chúc Sơn. + Thực trạng rác thải của hoạt động trao đổi mua bán và rác thải sinh hoạt tại chợ. - Nghiên cứu ảnh hưởng của rác thải tại chợ Chúc Sơn về: môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí. Từ đó có thể đưa ra mức độ ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải tại TT.Chúc Sơn. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu - Phương pháp này được sử dụng nhằm xác định, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội – môi trường và tổng hợp các dữ liệu có liên quan đến khu vực chợ Chúc Sơn thông qua các thông tin, số liệu đã thu thập được từ các nguồn khác nhau.Từ đó, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu đã thực hiện trước đây tại khu vực nghiên cứu và các thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi chọn: + Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu. + Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội – môi trường khu vực nghiên cứu. - Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các giáo trình có nội dung về quản lý rác, các đề tài đã nghiên cứu về quản lý rác thải. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng những thông tin trên các trang Web về việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của rác. 2.4.2. Phương pháp điều tra xã hội học - Quan sát hiện trường và ghi chép các nhận xét trực quan về tình trạng môi trường do rác thải gây nên. Đồng thời, quan sát các hành vi của cộng đồng trong việc xả rác, thu gom rác tại khu vực nghiên cứu.Sau đó phân tích, đánh giá các thông tin quan sát được. - Sử dụng phiếu điều tra được thiết kế theo bảng hỏi với nội dung đề cập đến vấn đề quản lý rác thải của các cơ quan chức năng có liên quan và vấn đề về nhận thức, thói quen của cộng đồng đối với rác thải tại khu vực nghiên cứu. Nội dung phiếu điều tra, số lượng phiếu điều tra, các nhóm đối tượng được phát phiếu được thiết lập trên cơ sở các thông tin đã thu thập được từ quá trình điều tra, khảo sát thực địa và thu thập các nguồn thông tin, cụ thể: Đề tài tiến hành điều tra 2 nhóm đối tượng: người dân sống xung quanh khu vực chợ (30 phiếu) và người tham gia trao đổi mua bán trong khu vực chợ (70 phiếu), trong đó: hàng thịt (12 phiếu); hàng cá, vịt,gà (7phiếu); hàng rau,củ,quả (9 phiếu); hàng hoa ở cổng chợ (5 phiếu); hàng ăn, hàng bánh (5 phiếu); hàng giò chả (3 phiếu); hàng quần áo, giầy dép, chăn, gối, đệm (9 phiếu); hàng may đo (4 phiếu); hàng nhôm, nhựa, gốm, sứ (2 phiếu); hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng (3 phiếu); hàng gò rèn, kim khí (1 phiếu); hàng tạp hoá (2 phiếu); hàng tân dược (2 phiếu); hàng trang sức (2 phiếu); hàng khô (4 phiếu).Mỗi phiếu 10 câu hỏi, nội dung câu hỏi ở phần phụ lục. Chúng tôi đã tiến hành phát ra 100 phiếu và đã thu về được 73 phiếu (các hộ gia đình gần chợ: 24 phiếu; người tham gia trao đổi mua bán trong khu vực chợ: 49 phiếu) 2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp - Trực tiếp đi thực tế trên địa bàn nghiên cứu để kiểm tra tính xác thực từ các nguồn thông tin đã thu thập được, đồng thời cập nhật những sự thay đổi có liên quan đến vấn đề nghiên cứu theo thời gian. - Khảo sát, đánh giá sơ bộ về các gian hàng khu vực tham gia hoạt động trao đổi mua bán với chỉ tiêu về lượng rác thải ra hàng ngày và mức độ ô nhiễm của nó. Đồng thời bằng các giác quan đánh giá môi trường chợ, cụ thể là môi trường đất, môi trường không khí. 2.4.4. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm Phương pháp được áp dụng để phân tích các mẫu nước - Nước thải ra từ các hoạt động diễn ra hàng ngày của chợ bị tích tụ, ngưng đọng tại các chỗ trũng trong chợ, không được quan tâm xử lý lâu ngày bị bốc mùi gây mất mĩ quan và ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Để biết chắc chắn rằng các nguồn nước ở đây có bị ô nhiễm hay không và đang ở mức độ nào, chúng tôi đã tiến hành phân tích một số mẫu nước theo một số chỉ tiêu trong tiêu chuẩn nước thải Việt Nam như: pH, DO, COD, BOD5. + Địa điểm lấy mẫu: Mẫu 1 (nước thải hàng ăn): được lấy ở vùng đất trũng nơi đọng nước thải của hàng ăn và cách hàng ăn khoảng 3m. Mẫu 2 (nước thải khu vực hàng cá): mẫu được lấy sát các hàng cá, nơi đọng lại các hoạt động xả thải ở dạng nước (như nước mổ cá). Mẫu 3 (nước giếng): mẫu được lấy tại vòi bơm nước trong chợ từ giếng lên. Mẫu 4 (nước ao, hồ nơi đổ rác): mẫu được lấy tại ao gần khu vực xây dựng chợ mới của thị trấn ngày trước, là nơi tập kết rác chợ dọc sát mương, cách ao khoảng hơn 4m. + Dụng cụ đựng mẫu: chai poly etylen. + Số lượng mẫu: 2 lít/ mẫu + Thời gian lấy mẫu: 14h20 - 14h35. + Ngày lấy mẫu: 18/1/2010. Tiến hành phân tích các chỉ tiêu đã nêu ở trên trên mẫu bảng sau: Mẫu bảng : Kết quả phân tích các thông số chỉ tiêu nước thải: Stt  Chỉ tiêu  Đơn vị  Kết quả  TCVN      Mẫu 1  Mẫu 2  Mẫu 3  Mẫu 4    1  BOD5  mg/l        2  COD  mg/l        3  pH  -        4  DO  mg/l        2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp - Phương pháp này được dùng sau khi đã thu thập được toàn bộ số liệu, thông tin cần thiết từ các phương pháp được tiến hành trước đó. Mục đích là để xử lý thông tin, hoàn thiện bản báo cáo. - Xử lý các thông tin định lượng bằng toán học, biểu diễn các số liệu trên đồ thị, biểu đồ để tìm mối liên quan giữa các con số, chỉ tiêu, từ đó rút ra các luận cứ khoa học. CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ Xà HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý Thị trấn Chúc Sơn thuộc huyện Chương Mĩ – thành phố Hà Nội, nằm cách trung tâm thành phố 28 km về phía tây nam. Địa giới hành chính thị trấn Chúc Sơn: phía Đông giáp phường Đồng Mai, Hà Nội; phía Tây giáp xã Tiên Phương, xã Ngọc Hòa; phía Nam giáp xã Đại Yên; phía Bắc giáp quận Hà Đông. Chợ Chúc Sơn nằm ở trung tâm thị trấn Chúc Sơn. Khu đất họp chợ có hình dạng phức tạp, được xác định theo bản đồ đo đạc do phòng Địa Chính – UBND thi trấn Chúc Sơn cung cấp: - Phía Tây: giáp đường thị lộ 419. - Phía Bắc: giáp đường nội thị. - Phía Đông và phía Nam : giáp khu dân cư. 3.1.2. Đặc điểm địa hình Địa hình thị trấn khá đa dạng, vừa có đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ, vừa có đặc trưng của vùng bán sơn địa với núi ,sông, đồng, bãi, hồ, hang, động… nằm xen kẽ nhau. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Phía Tây Bắc chủ yếu là đồi núi thấp, địa hình bị chia cắt phức tạp, có nhiều hang động. Vùng đồng bằng phía Đông có độ cao trung bình 6-8m so với mực nước biển. Chợ Chúc Sơn nằm trên khu đất tương đối bằng phẳng. Một phần diện tích chợ đã được bê tông hóa. Các hàng bán đều có mái che, lối đi chật hẹp, chỉ thuận tiện cho hoạt động mua bán nhỏ. 3.1.3. Điều kiện khí hậu thủy văn Chợ Chúc Sơn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu có sự phân mùa rõ rệt giữa mùa nóng và lạnh. - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 24C. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, thường chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây nam, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 30ºc (nhiệt độ cao nhất là 38ºC). Mùa lạnh kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 17 ºC, thuờng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. - Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối cao. Độ ẩm trung bình là 83%. - Lượng mưa: Lượng mưa lớn, phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình năm là 1780 mm. 3.1.4.Tài nguyên thiên nhiên a, Đất và thực vật Tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn là 506,04 ha. Đất tương đối màu mỡ, với nhiều loại địa hình nên có thể trồng được nhiều loại cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả…Diện tích đất đồi được phủ xanh bởi chè, thông, hồ tiêu, mây, tre, nứa…Ngoài ra còn nhiều cây bụi dưới tán rừng như sim, mâm xôi, cúc dại và các loại cỏ…Chúng tạo lên một lớp thảm thực vật khá đa dạng. b, Nguồn nước Nguồn nước mặt lớn. Mật độ sông dày, có nhiều hồ đầm lớn, nhỏ. Lượng nước ngầm tương đối nhiều, ở độ sâu từ 20 đến 65 m. Một số khoáng sản: Đá vôi, đá granit, sét. 3.2. Điều kiện kinh tế Về kinh tế: Kinh tế của thị trấn trước đây chủ yếu là nông nhiệp, những năm gần đây, thị trấn đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và đang thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất và kinh doanh, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân trong thị trấn. Về cơ sở hạ tầng: - Đường giao thông: Hiện nay, toàn bộ đường giao thông trong khu vực thị trấn đều đã được bê tông hóa. Một số đoạn đường đã bị xuống cấp cần sửa chữa lại. - Hệ thống điện: 100% các hộ gia đình trên địa bàn thị trấn đã có điện dùng. Hệ thống điện được nâng cấp, khả năng chịu tải cao hơn. Hệ thống đèn cao áp được xây dựng dọc theo quốc lộ 6A và đường tại các khu dân cư. - Thông tin liên lạc: Thông tin liên lạc khá phát triển. Ti vi, điện thoại trở lên phổ biến, được sử dụng rộng rãi. - Y tế - giáo dục: Giáo dục và y tế được quan tâm hơn. Trường học, trung tâm y tế được xây dựng khang trang nhằm phục vụ nhu cầu học tập, khám chữa bệnh của người dân. Với điều kiện kinh tế - xã hội như trên, thị trấn Chúc Sơn có tiềm năng lớn mạnh để phát triển kinh tế, đặc biệt là các nghành thương mại và dịch vụ. Song song với sự phát triển đó, thị trấn cũng rất dễ dàng bị ô nhiễm do sự phát sinh rác thải rất lớn. Đây là vấn đề không thể tránh khỏi, đòi hỏi các cấp lãnh đạo, các tổ chức phải có sự quản lý chặt chẽ và thưòng xuyên hơn, tránh gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người. CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Hiện trạng rác thải và tình hình quản lý rác tại chợ Chúc Sơn 4.1.1. Hiện trạng rác thải chợ Chúc Sơn a) Nguồn phát sinh rác thải chợ - Qua khảo sát và thống kê được về khu vực chợ TT.Chúc Sơn, lượng rác thải ra hàng ngày chủ yếu xuất phát từ 2 nguồn chính: nguồn sinh hoạt của 43 hộ dân sinh sống quanh khu vực chợ (14,29%) và nguồn thương mại kinh doanh với 259 hộ buôn bán (85,71%).Cụ thể: Bảng 5.1: Nguồn phát sinh rác thải khu vực chợ Chúc Sơn Stt  Nguån ph¸t sinh  Sè hé  Tỷ lệ %   I  Tõ sinh ho¹t  43  14,29   II  Tõ th­¬ng m¹i kinh doanh  258  85,71   1  Hàng thịt  32  10,63   2  Hàng cá, gà, vịt  13  4.32   3  Hàng rau, củ , quả  43  14,29   4  Hàng hoa  11  3,65   5  Hàng ăn, hàng bánh kẹo  15  4,98   6  Hàng giò, chả  7  2,33   7  Hàng quần áo, giày dép, chăn, gối, đệm.  62  20,60   8  Hàng may đo  8  2,66   9  Hàng nhôm, nhựa, gốm, sứ  13  4,32   10  Hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng  10  3,32   11  Hàng gò rèn kim khí  2  0,66   12  Hàng tạp hoá  16  5,32   13  Hàng tân dược  3  0,99   14  Hàng trang sức  12  3,99   15  Hàng khô  11  3,65   TỔNG  301  100   - Qua bảng thống kê trên, chúng ta thấy được lượng rác thải của chợ rất đa dạng, do gồm nhiều mặt hàng tham gia hoạt động buôn bán mà phần lớn là do nguồn thương mại thải ra. Trong đó, mặt hàng lương thực, thực phẩm chiếm nhiều hơn cả, cụ thể: trong tổng số nguồn phát sinh rác thải hàng rau, củ, quả chiếm (14,29%), hàng thịt (10,63%). Ngoài ra, mặt hàng quần áo, giầy dép, chăn, gối, đệm (20,60%) và hàng tạp hoá (5,32%) cũng chiếm vị trí đông hơn so với các mặt hàng còn lại. Song không phải mặt hàng nào có số lượng đông hơn thì sự phát sinh rác thải sẽ theo đó tăng lên, ví dụ như hàng quần áo, giày dép, chăn, gối, đệm. Mọi người đều biết rằng, những mặt hàng này khi được bán đều không thải ra loại rác nào ngoài túi nilon đựng đồ bán cho khách hàng khi mang về hoặc chỉ là rác từ đồ ăn của mỗi gian hàng thải ra. Chính vì vậy, chúng tôi không xếp chúng vào nhóm có lượng phát thải rác chợ nhiều. b) Khối lượng và thành phần rác thải chợ - Về khối lượng: Theo số liệu thống kê của Cty Môi trường đô thị Xuân Mai và UBND TT.Chúc Sơn cung cấp, mỗi ngày chợ Chúc Sơn thải ra khoảng 5 xe chở rác đẩy tay, trong đó 4 xe 1,1 khối (hơn 0,5 tấn rác) và 1 xe 1 khối (gần 0,5 tấn rác), tương ứng khoảng 2,6 tấn rác/ ngày. Qua các năm, khối lượng rác thu gom được của khu vực chợ TT.Chúc Sơn có sự thay đổi rõ rệt. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế của đất nước ta ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống của con người ngày một được nâng cao hơn. Vì vậy, để đáp ứng được những nhu cầu của con người, đòi hỏi những mặt hàng trao đổi mua bán phải đa dạng hơn, đảm bảo chất lượng hơn. Song cũng chính vì lẽ đó mà vấn đề môi trường hiện nay đang dần trở thành mối quan tâm hàng đầu của xã hội, của những người công dân. Và chợ TT.Chúc Sơn cũng không nằm ngoài mối quan tâm ấy. Năm  2005  2006  2007  2008  2009   Khối lượng (tấn rác)  949,01  1043,91  1252,69  1565,86  2035,62   Qua bảng biểu trên, thấy được lượng rác thải tại khu vực chợ TT.Chúc Sơn có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể là từ năm 2005 – 2006, lượng rác tăng gần 10%, càng về các năm sau, đặc biệt giai đoạn từ năm 2008 – 2009, tổng lượng rác thải bình quân thu được đã tăng đến 30%. Với xu thế kinh tế như hiện nay thì khối lượng rác tại đây dự đoán còn tăng thêm nữa. So sánh với các chợ khác trong nước ta, đề tài nghiên cứu chỉ thu thập được thông tin từ 2 chợ: Xuân Mai và Ngã Tư Sở. Khối lượng rác thải ra trung bình một ngày ở chợ Xuân Mai là 3,2 tấn/ngày; còn chợ Ngã Tư Sở chỉ với khối lượng 1,5 tấn/ngày. Như vậy, lượng phát thải hàng ngày của chợ Chúc Sơn không ít cũng không nhiều, đang ở mức trung bình so với 2 chợ trên. Nhưng qua các năm những số liệu này sẽ có sự thay đổi, hầu hết là theo xu hướng tăng lên, do nền kinh tế nước ta đang phát triển cùng với sự hội nhập với các nước phát triển trên thế giới. - Về thành phần: Cã rÊt nhiÒu c¸ch ph©n lo¹i r¸c th¶i nh­ng hiÖn nay thµnh phÇn r¸c ®­îc ph©n lo¹i chñ yÕu theo 4 nhãm và để tiÕt kiÖm nguån tµi nguyªn thiªn nhiªn, tiÕt kiÖm chi phÝ thu gom vµ xö lý r¸c th¶i, h¹n chÕ l·ng phÝ vÒ cña c¶i vËt chÊt cho x· héi th× tr­íc khi tiÕn hµnh xö lý r¸c theo c¸c h×nh thøc nh­ ch«n lÊp, thiªu ®èt b·i r¸c lé thiªn... th× r¸c th¶i ®Æc biÖt lµ r¸c chî, r¸c sinh ho¹t ph¶i ®­îc ph©n lo¹i cô thÓ nh­ sau: R¸c h÷u c¬ dÔ ph©n huû (R¸c thùc phÈm tõ nhµ bÕp, thøc ¨n thõa, cµnh l¸ hoa kh«ng b¸n ®­îc, hoa qu¶ bá kh«ng b¸n ®­îc): chÊt th¶i h÷u c¬, hoa qu¶ kh«ng b¸n ®­îc, thøc ¨n thõa ... sau khi ®­îc ®Ó riªng biÖt víi c¸c lo¹i r¸c kh¸c sÏ ®­îc vËn chuyÓn tíi c¸c nhµ m¸y s¶n xuÊt ph©n h÷u c¬ - vi sinh ®Ó t¹o ra c¸c s¶n phÈm ph©n h÷u c¬ vi sinh - mét lo¹i ph©n rÊt tèt vµ an toµn cho ngµnh n«ng nghiÖp, như phân hữu cơ compost. R¸c t¸i chÕ (v¶i vôn, giÊy, kim lo¹i, nhùa, thuû tinh...): c¸c chÊt th¶i t¸i chÕ nh­ : giÊy b¸o, nilon, thuû tinh... sau khi thu gom sÏ ®­îc chuyÓn ®Õn c¸c nhµ m¸y xÝ nghiÖp, lµng nghÒ t¸i chÕ phÕ th¶i. Tõ ®ã, r¸c th¶i ®­îc t¸i chÕ vµ s¶n xuÊt ra c¸c nguyªn liÖu hay c¸c s¶n phÈm t¸i chÕ. Chất thải nguy hại (thuèc qu¸ h¹n sö dông, ho¸ chÊt g©y næ, dễ cháy, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm...): lo¹i chÊt th¶i nµy ph¶i ®­îc xö lý triÖt ®Ó theo nguyªn t¾c qu¶n lý chÊt th¶i nguy h¹i nh­ ®èt trong lß hay bằng phương pháp xử lý hóa lý (oxi hóa - khử; trung hòa/ kết tủa; thủy phân; kết bông, keo tụ và lọc; điện phân – thu hồi bằng điện hóa). R¸c v« c¬ (®ất, c¸t, sái, xi m¨ng, sµnh sø vì...): lo¹i r¸c nµy chủ yếu ®­îc xö lý d­íi h×nh thøc ch«n lÊp hoÆc sö dông ®Ó lÊp mÆt b»ng. Chúng tôi tiến hành phân loại rác của chợ và thu được kết quả nêu trên bảng 5.2: B¶ng 4.2: Kết quả tổng hợp thành phần rác thải của chợ TT.Chúc Sơn. Stt  Thµnh phÇn  Tỷ lệ (%)   1  R¸c h÷u c¬ dÔ ph©n huû : cµnh l¸ hoa, qu¶ , rau bá kh«ng b¸n ®­îc, thøc ¨n thõa ...  79,06   2  R¸c t¸i chÕ : v¶i vôn, giÊy, kim lo¹i, nhùa, thuû tinh, ni l«ng ...  15,90   3  R¸c nguy h¹i : thuèc quá h¹n sö dông , ho¸ chÊt  0,21   4  R¸c v« c¬ : ®Êt, c¸t, xØ than, v«i v÷a ....  4,83   Tõ thµnh phÇn r¸c cho thÊy: R¸c h÷u c¬ dÔ ph©n hñy chiÕm tû lÖ cao (79,06%), sau ®ã ®Õn r¸c t¸i chÕ chiÕm 15,90%, r¸c v« c¬ chiÕm 4,83%, cuèi cïng lµ r¸c nguy h¹i chiÕm tØ lÖ thÊp nhÊt chiÕm 0.21%. Tõ tû lÖ nµy nãi lªn ®Æc tr­ng r¸c th¶i ë chî TT.Chúc Sơn chñ yÕu lµ r¸c th¶i h÷u c¬ dÔ ph©n huû (Cã thÓ lấy ®ã lµ nguån nguyªn liÖu phong phó ®Ó ñ ph©n dïng trong n«ng nghiÖp). Tuy nhiên, qua điều tra thì được biết hầu hết mọi người đều không phân loại rác tại nhà trước khi đem đi đổ. Với những hộ gia đình có chăn nuôi gia súc, gia cầm thì sau mỗi ngày, thức ăn dư thừa được họ đem nấu lại thành thức ăn cho chúng để tránh lãng phí, góp phần làm hạn chế thải ra môi trường rác thải hữu cơ dễ phân huỷ. Còn đối với những hộ gia đình không chăn nuôi, phần thức ăn dư thừa ấy sẽ bị đổ lẫn cùng với những loại rác khác gây khó khăn và mất thêm nhiều thời gian cho những người tiến hành phân loại rác trước khi đem xử lý. c) Thời gian rác tồn đọng trong chợ - Từ hiện tạng thu gom rác cho thấy, rác thải của chợ thường được thu vào sáng sớm, còn buổi chiều quét dọn lại và để sáng ngày hôm sau đem thu gom. Sau một ngày hoạt động buôn bán, họ không gom gọn rác do mặt hàng họ bán vào một nơi mà để chúng rải rác khắp nơi dọc hàng lối trên đường. - Ngoài ra không thể không kể đến cá hàng cá, gà, vịt vì đặc trưng của những hàng này là mùi tanh hôi bốc lên nồng nặc. Nước thải ra bị ứ đọng tại các chỗ trũng, khe nứt. Sau khi ngày chợ kết thúc, những người bán hàng không quét, dội nước sạch rửa nền mà để qua đêm, rồi ngày hôm sau tiếp tục diễn ra các hoạt động buôn bán thường nhật. Cho nên, chẳng bao lâu sau khu vực này chịu bởi thứ mùi tổng hợp làm cho cả người bán và khách hàng cảm giác rất khó chịu. d) Phân bố rác trong chợ Qua tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân sống gần chợ, ta có kết quả như sau: có 16/24 phiếu cho rằng khu vực hàng cá, gà, vịt có mùi khó chịu nhất (chiếm 66,67%); 6/24 phiếu (25%) ý kiến cho là hàng thịt có mùi nhiều nhất; ý kiến còn lại là đối với hàng hoa (8,33%).  Qua biểu trên cho thấy tỷ lệ số người cho rằng khu hàng cá, gà, vịt cho mùi gây khó chịu nhất là (66,67%), vì mặt hàng này thường giết mổ ngay tại chỗ rồi đổ luôn nước thải lênh láng ra nền gây ướt át, bẩn. Còn khu hàng hoa và rau, củ, quả ít mùi khó chịu nhất, chủ yếu thuộc thành phần chất hữu cơ dễ phân huỷ nên dễ dàng xử lý hơn, có thể đem những loại bị hỏng về làm thức ăn cho vật nuôi.  Qua điều tra bằng bảng hỏi chủ yếu đối với chính những người tham gia các hoạt động mua bán trong chợ kết hợp với khảo sát thực tế về các khu vực tồn đọng rác thải trong chợ. Chúng tôi đưa ra kết luận, khu vực hàng hoa, rau, củ, quả chiếm số lượng rác nhiều nhất (53,06% với 26/49 phiếu), tại đây tồn đọng một lượng lớn cành lá hoa, quả... bị hỏng và bị bỏ đi sau một ngày buôn bán. Tiếp đến là hàng ăn (30,61% với 15/49 phiếu), do khách hàng đến ăn và đồng thời xả ra một lượng không nhỏ giấy ăn xuống sàn tại nơi họ ngồi gây mất mĩ quan với màu trắng của khăn giấy. Bên cạnh đó, hàng cá, gà, vịt (10,20% với 5/49 phiếu) và hàng thịt (6,12% với 3/49 phiếu)cũng gây tồn đọng rác thải trong chợ. 4.1.2. Tình hình quản lý rác thải tại chợ Chúc Sơn a) Đơn vị quản lý rác - Năm 1999, ông Nguyễn Ngọc Oanh đã thành lập một công ty có tên "Công ty môi trường đô thị Xuân Mai", đây là doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tiên của tỉnh Hà Tây (nay thuộc TP.Hà Nội) hoạt động trong lĩnh vực về môi trường. Nh©n lùc: 179 ng­êi * Lao ®éng gi¸n tiÕp: 12 ng­êi. - Gi¸m ®èc - Phã gi¸m ®èc: 03 ng­êi - KÕ to¸n - Thñ quü: 04 ng­êi - Tæ chøc hµnh chÝnh: 02 ng­êi - §éi tr­ëng: 03 ng­êi * Lao ®éng kü thuËt (L¸i xe, l¸i m¸y xóc, ñi): 25 ng­êi. * Lao ®éng trùc tiÕp: 142 ng­êi. - HuyÖn Ch­¬ng Mü: 64 ng­êi - HuyÖn Quèc Oai: 25 ng­êi - HuyÖn Th¹ch ThÊt: 52 ng­êi Ghi chó: ( Hîp ®ång thêi vô 48 ng­êi/179 ng­êi). * Tr×nh ®é chuyªn m«n - v¨n hãa chÝnh trÞ: - §¶ng viªn: 09 ®ång chÝ. ( Mét chi bé c¬ së) - §¹i häc: 03 ®ång chÝ. - C¸n bé chuyªn m«n - kü thuËt: 17 ®ång chÝ. - §oµn viªn: 14 ®ång chÝ. - Trung häc: 05 ®ång chÝ. Chi phÝ qu¶n lý: L­¬ng tr¶ theo ngµy c«ng/th¸ng.  S¬ ®å c¬ cÊu tæ chøc ho¹t ®éng cña doanh nghiÖp: - Công ty chịu trách nhiệm quản lý và thu gom 4 huyện: Chương Mĩ, Quốc Oai, Thạch Thất, Mỹ Đức. Bắt đầu từ năm 2005, TT.Chúc Sơn ký hợp đồng với Cty môi trường đô thị Xuân Mai về việc thu gom rác ở khu vực thị trấn đem đi xử lý. Chợ Chúc Sơn được quy vào bên phải khu Bình Sơn và bên trái khu Hoà Sơn. Tất cả rác thải đã thu gom đều được đổ tại điểm có tên gọi là Coca, điểm này không khác gì các điểm chung chuyển. Hµng ngµy, sau khi ch«n r¸c ph¶i san ñi, ®Çm nÌn chÆt, ®ång thêi xö lý b»ng c¸c lo¹i chÊt khö trïng, chÕ phÈm ®Ó t¨ng ®é ph©n hñy r¸c, khö mïi nh­: V«i bét, chÕ phÈm Pennax, EM, thuèc diÖt ruåi, muçi, c«n trïng... - Do Cty mới được thành lập không lâu, trong thời gian đưa vào hoạt động sản xuất, khâu vận hành còn gặp một số trục trặc, hạn chế. Cho nên có một thời gian các khu vực dưới sự quản lý của Cty bị rơi vào tình trạng ứ đọng rác thải, qua các điều kiện về thời tiết làm cho những bãi rác trở nên bốc mùi khó chịu. - Qua tìm hiểu về cơ sở vật chất của Cty thì tổng kết được những kết quả sau: Bảng 5.3: Số lượng thiết bị thu gom và vận chuyển rác của Cty. STT  Thiết bị  Số lượng (chiếc)   1  Xe ôtô chuyên dùng loại 5 tấn  6   2  Xe ôtô chuyên dùng loại 8 tấn  1   3  Xe ôtô ASIA loại 15 tấn  3   4  Xe hút cống ngầm chuyên dùng  1   5  Xe kéo contener  1   6  Máy xúc  3   7  Máy ủi  1   8  Xe tưới nước rửa đường 8 khối  1   9  Xe tưới nước rửa đường 24 khối  1   10  Thùng contener loại 8 khối  10   11  Máy lưu động phun chế phẩm nén khí  1   Với kết quả như trên, chúng ta thấy được cơ sở vật chất của Cty được trang bị tương đối đầy đủ và hiện đại. Nhờ đó mà hiện nay khả năng làm việc của Cty đã được nâng cao về mặt chất lượng lên rất nhiều và giải quyết được phần nào những tồn tại đã nêu ra ở trên. b) Tình hình thu gom rác thải chợ Chúc Sơn - §èi víi 1 sè th«n, xãm xa khu trung t©m, h¹ tÇng ®­êng ngâ xãm thÊp nh­: Gi¸p Ngä, Trµng An, Ninh S¬n, An Phó... ë thÞ trÊn Chóc S¬n vµ Bïi X¸, §ång Vai, T©n Mai ë thÞ trÊn Xu©n Mai, c«ng ty ®Æt thïng Contain¬ ë vÞ trÝ quy định. Rác thu được, được người lao động đổ vào thùng. - Đối với từng địa bàn quản lý, Cty môi trường đô thị Xuân Mai thuê nhân công để làm công tác thu gom rác thải hàng ngày tại địa bàn được giao. Khu vực chợ Chúc Sơn chỉ có 2 công nhân tiến hành công việc thu gom rác hàng ngày (gồm 1 nam và 1 nữ), với phương tiện chuyên dùng là xe chở rác đẩy tay có thể tích thực là 0,5 khối (loại nhỏ); 0,8 khối (loại lớn), trung bình chỉ chở được 2-4 tạ. - Thời gian thu gom rác vận chuyển là vào buổi sáng (5 chuyến), còn buổi chiều công nhân gom rác tập trung lại 1 địa điểm để sáng ngày hôm sau tiến hành thu gom. Đối với từng hộ gia đình thì đều có nhân viên đến thu gom rác tận nơi. - Phí thu gom hàng tháng là 15.000đ/ quý / 1cửa hàng (1 hộ gia đình). Chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của mọi người và đã thu được kết quả ở bảng 5.4 sau: Bảng 4.4: Ý kiến đánh giá của người dân về thời gian & lệ phí thu gom rác Chỉ tiêu đánh giá  Hợp lý  Bình thường  Không hợp lý   Thời gian thu gom  53,42% (39/73 phiếu)  36,99% (27/73 phiếu)  9,59% (7/73 phiếu)   Lệ phí thu gom  46,58% (34/73 phiếu)  31,51% (23/73 phiếu)  21,91% (16/73 phiếu)    Qua bảng biểu trên cho thấy, tình hình thu gom rác ở mức tương đối tốt, không bị mọi người ca thán nhiều. Và mức lệ phí thu gom đưa ra chung cho tất cả các gian hàng hay hộ gia đình cũng ở mức tương đối hợp lý (46,58%). Song ý kiến cho rằng không hợp lý cũng chiếm một tỉ lệ không ít (21,91%). Nguyên nhân chủ yếu là do từng mặt hàng có lượng phát thải khác nhau, có mặt hàng thải ra nhiều (hàng hoa, rau, củ, quả), có mặt hàng thải ra ít (hàng mĩ phẩm) nhưng lại cùng phải nộp chung một mức đã quy định. 4.2. Ảnh hưởng của rác thải tới môi trường chợ Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển để theo kịp các nước bạn trên thế giới, cùng với công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì quá trình đô thị hoá đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên khắp các khu đô thị, thành phố. Song bên cạnh sự phát triển ấy, vấn đề được đặt lên hàng đầu về mối quan tâm, lo ngại đó chính là môi trường. Môi trường ở khu vực chợ TT.Chúc Sơn cũng không nằm ngoài vấn đề ấy và đang ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân, chính quyền và các cơ quan chức năng có liên quan. Nếu so sánh chợ Chúc Sơn với chợ Đông Phương Yên và chợ Gốt thì theo như chúng tôi quan sát được, chợ TT.Chúc Sơn có kết cấu tổ chức các gian hàng ki-ốt quy mô, sạch sẽ và gọn hàng hơn cả. Mỗi mặt hàng đều có một khu vực riêng, không có hiện tượng tập trung bán hàng dàn trải dọc ngoài đường gần khu vực chợ. Song vấn đề về môi trường không loại trừ bất cứ một nơi nào, các hoạt động diễn ra ở chợ vẫn để lại những ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. 4.2.1. Ảnh hưởng tới môi trường không khí, đất Khi đi vào bất kể một chợ nào ở nước ta và khi được hỏi đến, hầu hết mọi người đều cho rằng khu vực bán gia cầm, gia súc là nơi gây ra mùi khó chịu hơn cả (67,5%). Đó là do các hoạt động giết mổ ngay tại chỗ, lông gà, vịt, ngan, vảy cá... theo nước mổ chảy ra lối đi, vào các khe rãnh không thoát đi được, gây nhớt nhát, lâu ngày kết hợp với điều kiện thời tiết khiến chúng trở nên có mùi khó chịu. Kế đến là khu vực hàng thịt, hàng rau, củ, quả cùng với mùi thức ăn thừa từ các hàng ăn gần đó. Ngoài ra, rác không được thu gom ngay sau buổi bán hàng mà để bừa bãi. Với các yếu tố ngoại cảnh như gió, mưa làm chúng di chuyển, có khi rơi vào các khe rãnh, cống thoát nước lâu ngày một phần bị phân huỷ, còn lại là loại rác phải mất nhiều thời gian để phân huỷ (như túi nilon...), sẽ làm cho các nơi này bốc mùi hôi thối. Theo dòng chảy, loại nước bị nhiễm bẩn này ngấm vào các ao gần khu vực chợ cộng với một lượng rác không nhỏ ngày ngày bị đổ xuống ao, nếu người dân sử dụng loại nước này dùng để tưới bón cho cây trồng thì đã gián tiếp gây ô nhiễm đất, làm cho đất mất đặc điểm lý tính, lâu dần dẫn tới mất năng suất, chất lượng sản phẩm trồng kém. Với những thông tin điều tra được và được tổng hợp ở trên, chúng tôi đưa ra kết luận: cũng như các chợ khác, chợ TT.Chúc Sơn hiện đang chịu ảnh hưởng bởi thứ mùi không hề dễ chịu thoát ra từ khu vực bán gia cầm, gia súc vào môi trường không khí. Và đối với môi trường đất, chúng cũng sẽ dần bị ô nhiễm nếu con người nơi đây không có hiểu biết và ý thức giữ gìn chung. 4.2.2. Ảnh hưởng tới môi trường nước Qua quan sát thực địa, theo đánh giá khách quan nhìn chung các nguồn nước trong và gần khu vực chợ đã có hiện tượng nước mất màu trong suốt, có mùi... Để biết chính xác các nguồn nước này có bị ô nhiễm hay không, chúng tôi đã tiến hành phân tích 4 mẫu nước đại diện, theo các chỉ số đánh giá quan trọng về mức độ ô nhiễm của nước đó là: pH, DO, COD, BOD5 . Và đã thu được kết quả sau đây: Bảng 4.4: Kết quả phân tích các thông số chỉ tiêu nước thải: Stt  Chỉ tiêu  Đơn vị  Kết quả  Mức, không lớn hơn  TCVN      Mẫu 1  Mẫu 2  Mẫu 3  Mẫu 4     1  BOD5  mg/l  21,3  17,8  5,4  15,0  20  5945:1995   2  COD  mg/l  28,7  24,6  8,2  21,1  50  5945:1995   3  pH  -  7,86  7,43  6,78  7,21  6,5-8,5  5942: 1995   4  DO  mg/l  1,02  1,14  4,37  2,41  ≥ 6  5502: 2003   Mẫu 1: nước thải hàng ăn Mẫu 2: nước thải khu vực hàng cá Mẫu 3: nước giếng Mẫu 4: nước ao,hồ nơi đổ rác. Chỉ số pH: theo tiêu chuẩn nguồn nước loại A TCVN 5942 - 1995 quy định pH nước cấp cho sinh hoạt nằm trong khoảng 6 - 8,5. Nước chứa nhiều iôn H+ thì pH 7. [ 3] Chỉ số DO: khi có nhiều chất hữu cơ trong nước thì DO giảm đáng kể. DO bị giảm do động vật, thực vật và các sinh vật phân huỷ tiêu thụ ôxi. Nồng độ DO thấp làm cho các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc chết. [3] Chỉ số BOD5 : chỉ ra lượng ôxi mà vi khuẩn tiêu thụ trong phản ứng ôxi hoá các chất hữu cơ trong nước ô nhiễm, chỉ số này càng cao chứng tỏ lượng chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học trong nước càng lớn, điều đó chứng tỏ nước bị ô nhiễm càng nặng. [3] Chỉ số COD: cho biết hàm lượng của chất hữu cơ có thể bị ôxi hoá có trong nước nên cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước. COD nằm trong khoảng 6 - 20 là nước sạch, 20 - 50 là nước hơi bẩn... [3] Như vậy, qua bảng trên, chúng ta có thể thấy được nguồn nước sinh hoạt mà người dân, người bán hàng đang sử dụng hàng ngày là nước sạch. Còn các nguồn nước thải ra ở hàng ăn, khu vực hàng cá, nước ao, hồ nơi đổ rác nước có hiện tượng có màu đen, có mùi khó chịu và đang ở tình trạng bị ô nhiễm, song chưa ở mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu người dân và những người tham gia hoạt động trao đổi mua bán không có ý thức, những hiểu biết thì dần dần đã vô hình làm ảnh hưởng xấu trước hết đối với môi trường chợ, sau là sức khoẻ của chính họ, gia đình họ và những người sống xung quanh. 4.2.3. Ảnh hưởng tới cảnh quan khu vực Ai cũng biết rằng môi trường khu vực chợ sạch sẽ là một trong những yếu tố đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời cũng là sự mong muốn của người dân. Đa số khách hàng đều biết rằng, thực phẩm sẽ không thể đảm bảo chất lượng nếu chúng được bày bán ở những nơi có rác thải nhưng vì nhu cầu cuộc sống nên họ không có sự lựa chọn nào khác. Thông qua thăm dò ý kiến của mọi người về những tác động đối với môi trường, đặc biệt là môi trường ở chợ về cảnh quan khu vực thì 85,71% (42/49 phiếu) ý kiến cho là có ảnh hưởng, 12,24% (6/49 phiếu) không ảnh hưởng, còn lại 2,05% là họ không quan tâm. Từ đó cho thấy, đa số mọi người đều rất chú ý đến vấn đề rác chợ, nhưng lại chưa làm đúng cách với những hành động của mình. Đồng thời, tại nơi bán hoa quả, rau, củ phần lớn thải ra một lượng không nhỏ rác thải. Thêm nữa, do người nhân viên thu gom rác, khi xe chở rác đã đầy rồi nhưng vẫn cố nhét thêm cho đến khi đầy tràn. Trong quá trình vận chuyển, rác bị rơi vãi dọc đường đi, xe cộ đi qua kéo theo chúng ra xa. Vô hình chung đã làm mất mĩ quan chợ. Qua đó thấy được, cảnh quan khu vực chợ Chúc Sơn đang dần dần bị ảnh hưởng bởi rác từ các hoạt động diễn ra hàng ngày của chợ. Tuy mọi người đều có biểu hiện của sự quan tâm, lo lắng đối với vấn đề hiện tại của chợ nhưng lại chưa biết cách làm gì để cải thiện nó, mà đôi khi còn vô tình gieo thêm những tác động ngược lại, càng làm cảnh quan chợ theo diễn biến xấu đi. 4.3. Đánh giá ý thức của người dân về quản lý rác chợ Trình độ dân trí của con người ngày một nâng cao dần lên, họ nhận thức được rằng một môi trường sống trong lành sẽ làm cho cuộc sống dễ chịu hơn, sức khoẻ đảm bảo hơn. Với công nghệ tiên tiến hiện nay, chỉ cần ngồi trước máy tính có kết nối mạng, con người thoả sức tìm hiểu, cập nhật những thông tin mà họ muốn biết, muốn tránh. Họ cũng dễ dàng tìm thấy thông tin về rác thải và những tác hại xấu của chúng đối với môi trường, với sức khoẻ con người. Chẳng hạn: mỗi năm có khoảng 5 triệu người (trong đó số trẻ em chiếm khoảng 4 triệu người) đã chết về các bệnh có liên quan đến chất thải như các căn bệnh đường ruột, bệnh ung thư gan, đau mắt… Khi được hỏi đến mọi người có quan tâm đến vấn đề rác thải tại khu vực chợ TT.Chúc Sơn và nơi mọi người đang sinh sống hay không thì câu trả lời ít quan tâm chiếm tỷ lệ nhiều nhất (61,64%), sau đó đến có quan tâm (26,02%), còn lại là không quan tâm (12,34%). Bên cạnh nguyên nhân xuất phát từ ý thức của mọi người, còn một nguyên nhân nữa xuất phát từ việc quản lý của các cơ quan chức năng có liên quan chưa thật chặt chẽ, không có thùng rác đặt trong chợ, phương tiện thu gom rác còn ít và chưa đảm bảo chất lượng, khiến cho rác chợ còn bị tồn đọng. 4.4. Đề xuất giải pháp về quản lý rác thải chợ 4.4.1. Giải pháp đối với Cty Môi trường đô thị Xuân Mai - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, có chế độ bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo định kỳ nhằm đảm bảo cho tiến trình thu gom rác được thuận lợi, tránh tình trạng bị trì trệ, gây tồn đọng rác thải trong một thời gian dài. - Cần quan tâm và chu cấp đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động cho từng nhân viên. Các đồ dùng đó phải đảm bảo cả về chất và lượng, cần tạo cho các công nhân có được cảm giác là một trong những thành viên của Cty như sự quan tâm, chu cấp những đồ dùng tốt, cho họ thấy được sự an toàn trong khi làm việc. - CÇn ph¶i ®Çu t­ nghiªn cøu vµ øng dông nh÷ng biÖn ph¸p c«ng nghÖ tiên tiến có tính khả thi về xö lý vµ qu¶n lý r¸c th¶i nh»m b¶o vÖ m«i tr­êng hiÖu qu¶. - C«ng ty cÇn ®Çu t­ vÒ nguån nh©n lùc (cã tr×nh ®ộ kỹ thuật cao vµ cã sù hiÓu biÕt s©u rộng vÒ tõng lÜnh vùc) vµ cần đầu tư vèn nh»m n©ng cao h¬n n÷a hiÖu qu¶ ho¹t ®éng cña Cty. - Cần chú ý lắp đặt nhiều thùng rác tại chợ như đầu mỗi cổng chợ, tại các khu vực phát sinh nhiều rác nhất (khu vực bán hoa, thực phẩm...) 4.4.2. Nâng cao ý thức, thái độ cho người dân Có 71,23% ý kiến người dân cho là không được tuyên truyền về vấn đề phân loại, thu gom và xử lý rác thải hàng ngày. Vậy cho nên, trước hết chính quyền các cấp, cơ quan chức năng có liên quan cần thành lập đội ngũ tuyên truyền ở các cấp. - Đưa giáo dục môi trường vào các bậc học: + Tiến hành như một môn học mới hay một chuyên đề mới được đưa vào chương trình học. Lồng ghép với các môn học khác. + Giáo dục môi trường qua các hoạt động ngoại khoá. - Giáo dục môi trường cho cộng đồng: + Tổ chức những lớp tập huấn ngắn hạn kết hợp với tham quan các loại hình sử dụng hợp lý tài nguyên ở địa phương, hay các rủi ro, tai biến môi trường. + Đẩy mạnh các hoạt động và đa dạng hoá các hình thức kỷ niệm ngày môi trường thế giới 5/6 hàng năm, chiến dịch làm sạch thế giới, tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường kết hợp tổ chức mitting, diễu hành... + Tổ chức các cuộc thi tìm hiều về kiến thức môi trường, triển lãm tranh vẽ, âm nhạc về bảo vệ môi trường. 4.4.3. Một số giải pháp công nghệ tiên tiến Qua tìm hiểu và thu thập được, chúng tôi xin nêu ra một số phương pháp, mô hình xử lý rác thải mới do chính người Việt Nam sáng chế ra, nhằm mục đích thay đổi và cải thiện tình trạng, tình hình xử lý theo lối truyền thống từ trước. Công nghệ Seraphin: có thể vận hành song song giữa hai dây chuyền sản xuất rác thải tươi (rác trong ngày) và rác thải khô (rác đã chôn lấp) để tạo ra các sản phẩm khác nhau. Sau khi tác lọc được rác hữu cơ làm phân vi sinh như mùn hữu cơ, phân hữu cơ sinh học, những loại rác vô cơ còn lại, dây chuyền sẽ tự động chuyển loại rác này về một bộ phận khác để tạo sản phẩm như nhựa Seraphin, ống cống, bát đựng mủ cao su và các loại xô chậu...Khi áp dụng công nghệ này vào việc xử lý rác thải vô cơ (túi nilon, nhựa...)sẽ tiết kiệm được một lượng rửa lớn, hạn chế việc ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp gây nên. Đây là công nghệ xử lý rác thải đầu tiên ở Việt Nam do người Việt Nam nghiên cứu, chế tạo và lắp ráp dây chuyền sản xuất, có khả năng tái chế tới 90% lượng rác thải gồm cả rác vô cơ và hữu cơ. Rác thải sinh hoạt được xử lý ngay trong ngày nên giảm được diên tích chôn lấp rác, tiết kiệm được diện tích đất đai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐiều tra thực trạng ô nhiễm rác thải tại chợ Chúc Sơn – TTChúc Sơn – HChương Mĩ – TP Hà Nội.doc