Định hướng xây dựng ngành xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt tại Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong vài năm trở lại đây, vấn đề xử lý nước thải ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm, chú ý không chỉ từ các cơ quan, ban ngành có liên quan mà còn từ đông đảo quần chúng nhân dân. Một thực trạng dễ nhận thấy là ô nhiễm nước thải tại các khu công nghiệp và khu đô thị đã ở trong tình trạng báo động. Tình trạng nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả trực tiếp vào nguồn nước hiện đang rất phổ biến. Theo kết quả điều tra của Bộ Công Thương, cho đến tháng 7/2008, trong số 154 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động trên toàn quốc thì chỉ có 39 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung (chiếm 25,3%), 27 khu công nghiệp đang xây dựng và 27 khu có đã có kế hoạch xây dựng. Bên cạnh đó, sức ép của quá trình đô thị hóa (ĐTH), gia tăng dân số, di dân tập trung cao tại các đô thị lớn đã gây nên tình trạng quá tải về hạ tầng kỹ thuật. Một báo cáo toàn cầu mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố cho thấy, mỗi năm Việt Nam có hơn 20.000 người tử vong do điều kiện nước sạch và vệ sinh nghèo nàn, thấp kém. Còn theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 80% các bệnh truyền nhiễm ở nước ta liên quan đến nguồn nước. Người dân ở cả nông thôn và thành thị đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh do môi trường nước ngày một ô nhiễm trầm trọng. Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân, ô nhiễm nước thải còn gây ra thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Ngân hàng thế giới ước tính, mức thiệt hại kinh tế của Việt Nam do thiếu quản lý chất thải và nước thải lên đến 1,3% thu nhập quốc dân, vào thời kỳ suy giảm kinh tế, mức thiệt hại này có thể cao hơn nữa. Trong khi đó, cơ chế chính sách phát triển chậm, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa có tính pháp lý cao để thống nhất quản lý nhà nước về lĩnh vực xử lý nước thải. Rõ ràng, xử lý nước thải hiện nay đã trở thành một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, không những nhà nước cần đưa ra một chiến lược rõ ràng cũng như một bản quy hoạch chi tiết để củng cố và phát triẻn ngành xử lý nước thải, mà tất cả các doanh nghiệp, cá nhân trong xã hội cũng phải chung tay hành động thì mới có thể giải quyết được vấn đề này. Nhận thấy tầm quan trọng chiến lược và ý nghĩa kinh tế, xã hội sâu sắc của vấn đề xử lý nước thải, em quyết định chọn đề tài “Định hướng xây dựng và phát triển ngành xử lý nước thải công nghiệp và nước thải đô thị tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. 3. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xử lý nước thải tại các khu công nghiệp và các khu đô thị của Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là Đưa đến một cái nhìn tổng thể về hiện trạng phát triển của ngành CN xử lý nước thải tại các khu đô thị và các khu công nghiệp của Việt Nam hiện nay. Đề xuất định hướng và mô hình phát triển cho ngành xử lý nước thải của Việt Nam Kiến nghị cho các cơ quan ban ngành Việt Nam một số biện pháp về hoàn thiện khung pháp lý và các biện pháp quản lý ngành xử lý nước thải 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh sử dụng các số liệu nguyên cứu thứ cấp. Bên cạnh đó phương pháp mô hình hoá sử dụng bảng biểu, đồ thị, sơ đồ sẽ được sử dụng trong tất cả các chương để khái quát và làm rõ vấn đề. 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động xử lý nước thải tại các khu công nghiệp và các khu đô thị của Việt Nam từ năm 2000 đến nay. 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến Kết quả nghiên cứu dự kiến của đề tài là: Nêu lên được đối tượng và đặc điểm của ngành xử lý nước thải Phân tích hiện trạng xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt tại Việt Nam hiện nay. Đưa ra được định phát triển ngành xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt tại Việt Nam.

pdf64 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2900 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Định hướng xây dựng ngành xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2006 đã chính thức trở thành thành viên của WTO. Mặc dù Việt Nam đang thay đổi với nhịp độ nhanh chóng, nhưng tư cách thành viên của WTO vẫn sẽ là một lực đẩy cho quá trình cải cách ở Việt Nam. Trong quá trình đàm phám gia nhập WTO chính phủ đã ban hành có rất nhiều luật cũng như quy định mới. Vấn đề nằm ở chỗ những luật hay quy định này được soạn thảo trong một thời gian rất ngắn. Những luật, quy định này là điều kiện cần để gia nhập WTO, nhưng rõ rang chúng thiếu một nền tảng vững chắc cần thiết. Tuy vậy vẫn có thể hy vọng rằng sẽ có nhiều thay đổi và cải tiến, cũng như các hình thức cưỡng chế để những quy định này đi vào thực tế. Những quy định mới về bảo vệ môi trường sẽ mở ra cơ hội mới cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực này. Thực hiện tốt công tác quản lý môi trường là một trong những yêu cầu cơ bản để Việt Nam có thể gia nhập WTO. Như vậy, sau khi nước ta đã gia nhập WTO có thể hy vọng rằng những cam kết về quản lý môi trường sẽ sớm được đưa vào thực tiễn. 3. Các ngành công nghiệp hỗ trợ Các công ty Việt Nam gần đây giành được ngày càng nhiều hợp đồng xây dựng nhà máy xử lý nước thải. Nhưng hầu hết trong số đó chỉ là những nhà máy nhỏ. Các nhà máy lớn và phức tạp thì vẫn do các công ty nước ngoài xây dựng, lắp đặt. Dù nhà máy xử lý nước thải được xây dựng, lắp đặt bởi các công ty trong nước hay nước ngoài thì cũng đều phụ thuộc chủ yếu vào các thiết bị nhập khẩu. Các dụng cụ, thiết bị như quạt, máy quạt gió, bơm, van, động cơ …được nhập khẩu từ nước ngoài sẽ được lắp ráp trong nước. 33 4. Vai trò của chính phủ 4.1. Các cơ quan quản lý hoạt động xử lý nước thải Bộ khoa học, công nghệ và môi trường (MOSTE) thành lập năm 1992 và Tổng cục môi trường quốc gia (NEA) thành lập năm 1993, trực thuộc MOSTE là hai cơ quan chính chịu trách nhiệm về bảo vệ môi trường. Nhiệm vụ chính của các cơ quan này là xúc tiến các nghiên cứu về môi trường, định hướng các chính sách về môi trường, thực hiện hợp tác quốc tế về các vấn đề môi trường, và theo dõi ảnh hưởng của các dự án lớn đến môi trường. Bộ kế hoạch và đầu tư là cơ quan chủ quản trong việc vạch ra các kế hoạch phát triển kinh tế, đồng thời chịu trách nhiệm thẩm tra, phê duyệt các dự án đầu tư nước ngoài sau một quá trình thẩm định toàn diện, bao gồm cả thẩm định về tác động đến môi trường. Dưới MOSTE là Sở khoa học, công nghệ và môi trường (DOSTE) của từng tỉnh, chịu trách nhiệm theo dõi xem các DN có tuân thủ pháp luật về môi trường hay không. DOSTE thường có từ 3 đến 10 nhân viên, tuỳ thuộc từng tỉnh. DOSTE trao đổi, xin ý kiến MOSTE các vấn đề về chuyên môn, nhưng chịu sự quản lý nhà nước của UBND tỉnh. UBND tỉnh phụ trách cấp ngân sách hoạt động cho MOSTE. DOSTE có thẩm quyền xem xét, đánh giá tác động lên môi trường của các dự án đầu tư, và giải quyết các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường. Bảng 4 Các cơ quan trong khung pháp lý về quản lý môi trƣờng Hoạch định chính sách Đảng cộng sản Việt Nam Nam Thủ tướng chính phủ Quốc hội Hội đồng nhân dân tỉnh 34 Ban hành luật, quy định Quốc hội Thủ tướng chính phủ Hội đồng nhân dân tỉnh Lập kế hoạch Các bộ và uỷ ban quốc gia UBND tỉnh (phòng kế hoạch) Cố vấn Văn phòng chính phủ Bộ, viện, trường đại học Tổ chức phi chính phủ Ban chỉ đạo, nhóm làm việc liên ngành Tổ chức chấp hành Các bộ Bộ tài nguyên môi trường (MoNRE) Cục bảo vệ môi tường quốc gia (VEPA) Tổ chức thực hiện Ban môi trường của các uỷ ban quốc gia DoNRE VEPA, NGO, DOSTE, các viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức quần chúng 4.2. Các văn bản pháp luật về xử lý nước thải Có 3 mức chính trong pháp luật môi trường tại Việt Nam. Thứ nhất là luật bảo vệ môi trường, thứ hai là các tiêu chuẩn môi trường quốc gia. Thứ ba là luật và quy đinh cụ thể cho từng ngành liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, và các quy định và tiêu chuẩn môi trường cấp tỉnh. Các luật và quy định ở cấp 3 này do MOSTE quản lý. Các văn bản chỉ đạo chính về bảo vệ môi trường có liên quan đến kiểm soát ô nhiễm nguồn nước là: Luật bảo vệ môi trường ban hành năm 2005, có hiệu lực từ 1/7/2006 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường. 35 Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT của Bộ tài nguyên và môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường Bảng 5: Giá trị tới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp TT Thông số Đơn vị Giá trị tới hạn A B C 1 Nhiệt độ oC 40 40 45 2 pH _ 6 đến 9 5,5 đến 9 5 đến 9 3 Mùi _ Không khó chịu Không khó chịu _ 4 Màu sắc, C0-Pt ở pH=7 20 50 _ 5 BOD5(20 o ) mg/l 30 50 100 6 COD mg/l 50 80 400 7 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 100 200 8 Asen mg/l 0,05 0,1 0,5 9 Thuỷ ngân mg/l 0,005 0,01 0,01 10 Chì mg/l 0,1 0,5 1 11 Cadimi mg/l 0,005 0,01 0,5 12 Crom (IV) mg/l 0,05 0,1 0,5 13 Crom (III) mg/l 0,2 1 2 14 Đồng mg/l 2 2 5 15 Kẽm mg/l 3 3 5 36 16 Niken Mg/l 0,2 0,5 2 17 Mangan Mg/l 0,5 1 5 18 Sắt Mg/l 1 5 10 19 Thiếc Mg/l 0,2 1 5 20 Xianua Mg/l 0,07 0,1 0,2 21 Phenol Mg/l 0,1 0,5 1 22 Dầu mỡ khoáng Mg/l 5 5 10 23 Dầu động thực vật Mg/l 10 20 30 24 Clo dư Mg/l 1 2 _ 25 PCBs Mg/l 0,003 0,01 0,05 26 Hoá chất bảo vệ thực vật: Lân hữu cơ Mg/l 0,3 1 27 Hoá chất bảo vệ thực vật: Clo hữu cơ Mg/l 0,1 0,1 28 Sunfua Mg/l 0,2 0,5 1 29 Florua Mg/l 5 10 15 30 Clorua Mg/l 500 600 1000 31 Amoni (tính theo Nitơ) Mg/l 5 10 15 32 Tổng Nitơ Mg/l 15 30 60 33 Tổng phôtpho Mg/l 4 6 8 34 Coliform MPN/ 100ml 3000 5000 _ 37 35 Xét nghiệm sinh học (Bioassay) 90% cá sống sót sau 96 giờ trong 100% nước thải _ 36 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1 _ 37 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1 1 _ Nước thải công nghiệp (NTCN) có giá trị các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm bằng hoặc nhỏ hơn giá trị quy định trong cột A có thể đổ vào các khu vực nước thường được dung làm nguồn nước cho mục đích sinh hoạt. NTCN có giá trị các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm lớn hơn giá trị quy định trong cột A nhưng nhỏ hơn hoặc bằng giá trị quy định trong cột B thì được đỏo vào các vực nước nhận thải khác không dùng cho mục đích sinh hoạt. NTCN có giá trị các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm lớn hơn giá trị quy đinh trong cột B nhưng không vượt quá giá trị quy định trong cột C chỉ được phép thải vào các nơi được quy định (như hồ chứa nước thải được xây riêng, cống dẫn đến nhà máy xử lý nước thải tập trung…) 4.3. Cách thức theo dõi và đánh giá hoạt động xử lý nước thải Có 3 cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi các hoạt động môi trường: ở miền bắc là Đại học Xây dựng Hà Nội, ở miền Trung là Trung tâm bảo vệ môi trường (EPC), và ở đồng bằng Mêkông là Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh. Một biện pháp quan trọng để bảo vệ môi trường đã được nêu rõ trong Luật môi trường 2005, mà trước đó là luật môi trường 1993 là Nhà nước yêu cầu các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (EIA), và báo cáo này phải được coi là một trong những yếu tố chủ chốt trong 38 quá trình ra quyết định. Điều luật về EIA được đưa ra với mục đích bảo vệ môi trường không bị huỷ hoại bởi các dự án gây ô nhiễm, nhưng trong một số trường hợp, nó lại trở thành rào cản cho sự chấp thuận các dự án đầu tư. Vì thế có nhiều dự án được Bộ kế hoạch đầu tư cấp phép đầu tư rồi thì báo cáo EIA mới được xét đến. Địa điểm và quy mô của dự án được quyết định trước khi xem xét, đánh giá báo cáo EIA. Vì thế các báo cáo EIA thường không ảnh hưởng đến việc dự án đầu tư có được cấp phép không, hay có phải di chuyển địa điểm không; mà chỉ có ý nghĩa trong việc bắt buộc các DN phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. Một vấn đề nữa là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để để thẩm định, đánh giá EIA. Điều này dẫn đến việc các cơ quan quản lý môi trường không đánh giá đúng về tác động môi trường của dự án đầu tư, nhiều khi không lường trước được mức độ ô nhiễm mà các dự án đầu tư sẽ gây ra. 39 CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG NGÀNH XỬ LÝ NƢỚC THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ NƢỚC THẢI SINH HOẠT CỦA NƢỚC TA HIỆN NAY Khái quát hệ thống sông ngòi Việt Nam Với chiều dài bờ biển 3.260 km, biên giới đất liền dài 3.730 km, Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc với 9 lưu vực sông (LVS) lớn bao gồm Kỳ Cùng- Bằng Giang (với tổng diện tích lưu vực ở Việt Nam là 11.200 km2), Hồng-Thái Bình (92.246 km2), Đà (25.500 km2), Mã-Chu (17.600 km2), Cả (21.230 km2), Thu Bồn (10.350 km2), Ba (13.800 km2), Đồng Nai (36.261 km2) và Mêkông (70.520 km2), cùng nhiều tiểu LVS như Cầu, Nhuệ - Đáy... Trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây, dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, môi trường ở một số LVS nước ta đã nảy sinh hàng loạt các vấn đề ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. vấn đề quản lý môi trường ở các LVS còn nhiều bất cập. Tuy nhiên cho đến nay, tại Việt Nam chưa có tổ chức chuyên trách nào quản lý vấn đề liên quan đến môi trường ở cấp độ lưu vực, phương pháp tiếp cận nhằm bảo vệ môi trường LVS chưa được xác định rõ ràng, hệ thống chính sách, văn bản pháp quy liên quan đến bảo vệ môi trường LVS còn thiếu và chưa đồng bộ, nguồn kinh phí đảm bảo cho các hoạt động bảo vệ môi trường LVS còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; chưa có hệ thống dữ liệu - thông tin phục vụ quản lý môi trường LVS. 1. Khái quát về thị trƣờng xử lý nƣớc thải tại Việt Nam hiện nay Theo số liệu điều tra của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách công nghiệp (IPSI) tiến hành trong các năm 2006-2007 trên phạm vi 20 tỉnh, đã thống kê được trên 2.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực môi trường. Ngoài các công ty Môi trường đô thị URENCO của các tỉnh/thành phố còn có 40 các doanh nghiệp tư nhân trong nước, nước ngoài, các hình thức liên doanh, liên kết. Quy mô của các công ty cũng tăng rất nhanh, trong đó một số công ty có doanh số lên đến 1.000 tỷ đồng/năm. Hoạt động môi trường của Việt Nam đang dần trở nên chuyên môn hóa sâu, mang tính công nghiệp với các doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng dịch vụ trên tất cả 3 lĩnh vực: dịch vụ môi trường, sản xuất thiết bị công nghệ và quản lý tài nguyên. Chúng ta có quá nhiều vấn đề môi trường xuất hiện, yêu cầu giải quyết cấp bách. Do những quy định về môi trường còn chưa chặt chẽ nên Việt Nam là điểm đến của không ít công nghệ “bẩn” mà giá trị gia tăng chưa hẳn cao như: sắt thép, xi măng... Theo tính toán của IPSI, ước tính, nhu cầu đầu tư bảo vệ môi trường của 18 ngành và lĩnh vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao ở nước ta lên đến 124.000 tỷ đồng, chứng tỏ thị trường của ngành công nghiệp, dịch vụ môi trường là rất lớn. 2. Thực trạng xử lý nƣớc thải công nghiệp 2.1. Thực trạng chung Mỗi ngày, 1 triệu m3 lượng nước thải công nghiệp thải ra môi trường từ 219 khu chế xuất và khu công nghiệp trên cả nước, nhưng chỉ một phần tư số lượng trên được xử lý. Theo ông Phan Hữu Vinh, phó cục trưởng cục cảnh sát môi trường đến cuối năm 2008, cả nước mới chỉ 60/219 khu chế xuất - khu công nghiệp có nhà máy xử lý nước thải, với lượng nước xử lý đạt 30%. Tuy nhiên, đáng lo ngại là chất lượng nước thải sau khi xử lý vẫn chưa đạt yêu cầu và chưa ổn định 4. Nhiều nơi có nhà máy xử lý nước thải nhưng thực chất không hoạt động vì thiếu kinh phí hoặc các cơ sở sản xuất xử lý nhưng không đấu nối vào 4 Nguồn: nghiep/20096/142096.laodong 41 hệ thống xử lý nước thải tập trung. Vì vậy, nhiều chỉ tiêu về coliform, amoniac, kim loại nặng đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Chất lượng nước thải sau xử lý cũng là vấn đề các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý cần quan tâm, tỷ lệ mẫu phân tích nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường còn thấp. Việc xử lý cục bộ tại các doanh nghiệp trong KCN trước khi nhập vào hệ thống thải chung cũng chưa được quan tâm đúng mức ở đa số các doanh nghiệp; vấn đề đo đếm để tính phí xử lý nước thải cũng là vấn đề còn nhiều tranh cãi giữa chủ nguồn thải và các công ty kinh doanh hạ tầng KCN; một số KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng công suất và hiệu xuất xử lý không đạt yêu cầu, thậm chí còn có hiện tượng chạy cầm chừng để giảm chi phí xử lý. Do hạn chế về mặt tiếp cận số liệu nên trong phạm vi bài nghiên cứu này sẽ chỉ đề cập đến thực trạng xử lý nước thải ở hai vùng: vùng Đông Nam Bộ là khu vực kinh tế phát triển nhất và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Ở các vùng khác tuy không có số liệu cụ thể và cập nhật nhưng thực trạng XLNT CN nhìn chung cũng gặp phải các vấn đề như hai vùng kinh tế trên. 2.3. Khu vực Đông Nam Bộ Ở khu vực này, hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn phải gánh chịu một lượng lớn NTCN mỗi ngày từ các KCN, KCX. Con sông Đồng Nai phải oằn mình gánh nước thải của gần 30 khu công nghiệp từ tỉnh Đồng Nai và các tỉnh khác như Bình Dương, Bình Phước và Bà Rịa – Vũng Tàu. Có thể hình dung một lược đồ sông Đồng Nai và một mạng lưới khu công nghiệp đang “đầu độc” nó như thế nào. 42 Sơ đồ 5: Các KCN quanh hệ thống sông Đồng Nai Theo báo cáo của sở Tài nguyên môi trường tỉnh Đồng Nai, vào giữa năm 2008, tổng lượng nước thải công nghiệp toàn tỉnh xả ra mỗi ngày đêm hơn 200.000m3. Đây mới chỉ là thống kê sơ bộ vì vẫn còn không ít khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất nhỏ chưa bị kiểm tra. Hầu hết số nước thải trên đều chưa 43 qua xử lý, hoặc xử lý không đạt chất lượng, và lưu vực sông Đồng Nai trở thành bể chứa khối nước thải khổng lồ kia. Hiện tại, Đồng Nai có 30 khu công nghiệp, chiếm gần 10.000ha đất, chỉ một số ít chưa có doanh nghiệp vào đầu tư, phần còn lại đi vào hoạt động từ lâu. Qua đợt khảo sát nước thải của 21 khu công nghiệp hồi giữa năm, kết quả: chất lượng nước thải của tất cả 21 khu công nghiệp (68.000m3) đều không đạt. Cho dù nhiều khu công nghiệp đã có nhà máy xử lý nước thải tập trung (chiếm gần 1/3 lượng nước thải) như Biên Hoà 2, Amata, Nhơn Trạch 1…, phần đông trong số 21 khu công nghiệp được kiểm tra, đều chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Ít nhất, có đến 14 khu công nghiệp trong số này đã thải thẳng ra sông Đồng Nai, qua nhiều nhánh sông, suối, rạch. Điểm qua bốn khu công nghiệp nằm tại Biên Hoà gồm Biên Hoà 1 và 2, Amata, Loteco, nước thải được xả ra sông Cái, suối Chùa, suối Bà Lúa. Tương tự, hàng loạt khu công nghiệp ở Nhơn Trạch mượn sông Thị Vải xả nước, các khu công nghiệp ở Long Thành mượn rạch Bà Chèo, suối Nước Trong để xả thải. Tất cả những dòng này đều đổ vào sông Đồng Nai. Cả hai hồ lớn ở Đồng Nai là Trị An và Sông Mây, đều bị các khu công nghiệp mượn làm nơi xả thải. Đây mới chỉ là con số thống kê sơ bộ, chưa đầy đủ của sở Tài nguyên và môi trường, bởi lẽ, còn lại bảy khu công nghiệp nữa, sở Tài nguyên môi trường mới chỉ kết luận là có xả nước thải trái phép vào môi trường, nhưng không rõ là thải đi đâu, vào sông suối nào. Phân tích chất lượng nước thải 12 khu công nghiệp có nguồn thải lớn trong năm 2007 theo các tiêu chí của bộ Tài nguyên môi trường đã cho kết quả như sau: tám khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và bốn khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Trong tám khu công nghiệp, có không ít mới đi vào hoạt động vài năm nay, gồm: Hố Nai, Biên Hoà 1, Nhơn 44 Trạch 2 và 3, Sông Mây, Gò Dầu, Amata, Tam Phước và Loteco. Giả sử, nếu kiểm tra hết các khu công nghiệp, con số gây ô nhiễm sẽ không chỉ là 12 khu công nghiệp. Thế nhưng, nỗi lo của sở Tài nguyên môi trường về vài chục khu công nghiệp xả nước thải chưa xử lý ra sông, suối nói trên lại không lớn bằng nỗi lo về hàng trăm doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Qua đợt kiểm tra 110 doanh nghiệp vào giữa 2008, cho thấy: mỗi ngày đêm có 136.400m3 nước thải được xả ra sông, suối; chỉ có 36 doanh nghiệp trong số này có hệ thống xử lý nước thải, thế nhưng chỉ có 20 doanh nghiệp đạt yêu cầu về chất lượng nước thải. Trong 90 doanh nghiệp xả bậy, có khá nhiều công ty lớn như: công ty men thực phẩm Mauri La Ngà xả thẳng ra hồ sông La Ngà gần 10.000m3/ngày đêm vì chưa có nhà máy xử lý nước thải; công ty cổ phần Hoá An xả hơn 3.000m3/ngày đêm; công ty Vedan 5.800m3/ngày. Sông Sài Gòn Hiện nay mỗi ngày sông Sài Gòn phải tiếp nhận hàng trăm ngàn mét khối nước thải sinh hoạt và công nghiệp, một phần chất thải rắn đô thị, chất thải nguy hại cùng nguồn nước từ sản xuất nông nghiệp với hàm lượng phân bón và thuốc trừ sâu cao gây ô nhiễm nguồn nước, nhiều chỉ tiêu môi trường đã vượt mức tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần... Sông Sài Gòn với tổng chiều dài hơn 280km đi qua các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ lưu vực hồ Dầu Tiếng đến ngã ba sông Đồng Nai và giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp cho 3 địa phương này. Lưu vực sông Sài Gòn bao gồm 2 huyện thuộc Tây Ninh, 5 huyện thuộc Bình Dương và 20 quận huyện thuộc TP.Hồ Chí Minh. Nguồn nước mặt trên lưu vực sông Sài Gòn 45 được xem là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho hầu hết các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trong toàn lưu vực, tổng lượng dòng chảy bề mặt của các sông suối trong lưu vực đổ ra biển hàng năm gần 3 tỷ m3. Thời gian qua các kênh rạch càng bị thu hẹp về diện tích dòng chảy trong lúc đó lại phải gánh chịu lượng nước thải phần lớn chưa qua xử lý. Điều này khiến chất lượng nước mặt của khu vực hạ lưu sông Sài Gòn- khu vực TP.Hồ Chí Minh ngày càng suy giảm về chất lượng. Nồng độ dầu trong nước có xu hướng tăng dần mỗi năm từ 1,9-2,1 lần, ô nhiễm vi sinh tăng vọt với hàm lượng Coliform tại các trạm quan trắc chất lượng nước đo được vượt chuẩn cho phép từ 5-71 lần. Nguyên nhân chính của việc suy giảm chất lượng nước trên sông Sài Gòn là do tốc độ gia tăng của các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp và các đô thị dọc theo lưu vực sông. Nước thải đô thị và công nghiệp chưa qua xử lý đã làm cho khả năng tự làm sạch của sông kém đi. Theo quy hoạch phát triển của các tỉnh thành trên khu vực đến năm 2020 lưu vực sông Sài Gòn sẽ có khoảng 39 KCN, KCX trong đó TP.Hồ Chí Minh là 19 khu công nghiệp, khu chế xuất. Hiện nay trong số 27 KCN, KCX đang hoạt động trên lưu vực qua kết quả khảo sát thống kê sơ bộ thì chỉ có 10 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung đã đi vào họat động, còn lại hoặc đang xây dựng hoặc chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Lượng nước thải từ các KCN, KCX này vào sông Sài Gòn bình quân khoảng 70.034m3/ ngày đêm. Theo dự báo của các nhà khoa học đang nghiên cứu đề án Xây dựng hạn mức xả thải trên sông Sài Gòn đến năm 2020, lưu lượng nước thải công nghiệp từ các khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ trên 319.425m2/ ngày đêm. Với con số dự báo này có 3 kịch bản giả định được đề ra: nếu chất lượng nước thải công nghiệp vẫn như hiện nay thì đến năm 2020 các chất ô nhiễm như COD, BOD5 sẽ tăng gấp 4-6 lần, tải lượng N tổng sẽ gấp 55 lần hiện tại và đây là một bức 46 tranh rất xấu cho môi trường. Nếu chất lượng nước thải từ các khu công nghiệp, khu chế xuất đạt loại B thì lượng COD, BOD5 sẽ tăng khoảng 2 lần. Nếu chất lượng nước thải từ các khu công nghiệp, khu chế xuất đảm bảo đạt loại A thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước cũng chỉ tương đương với hiện nay. Đối với nước thải sinh hoạt đến năm 2020 dự báo con số này sẽ vào khoảng 2 triệu m3/ ngày đêm, tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt sẽ gia tăng từ 1,5-2 lần. 2.4. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Theo sở Tài nguyên Môi trường Cần Thơ, hiện có 3 KCN đang hoạt động là Trà Nóc 1, Trà Nóc 2 và Thốt Nốt thì chưa có nơi nào xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Theo quy trình, nước thải sau khi được DN xử lý bước 1, tập trung lại tại KCN xử lý lần 2 rồi mới được thải ra sông Hậu. Tuy nhiên, thực tế tại các KCN này, DN bắc các ống cống trực tiếp thải ra sông, việc này diễn ra hàng chục năm nay. 15% DN tại các KCN thải nước bẩn trực tiếp ra sông, còn lại 85% có xây dựng hệ thống xử lý nước thải bước 1, tuy nhiên việc các hệ thống này có được vận hanh thường xuyên hay không thì không chắc chắn. Thực tế tại cơ sở, hầu hết các miệng cống từ các doanh nghiệp tại các KCN này thường xuyên thải ra thứ nước đen ngòm, đặc quánh. Trên địa bàn Cần Thơ ngoài hàng trăm DN đang ngày đêm bức tử sông Hậu còn có 500 ao, bè cá, trên dưới 5.000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, bệnh viện, cơ sở y tế… đều chưa có hệ thống xử lý nước thải trung. Tổng cộng, mỗi ngày bình quân dòng sông này phải “uống” hàng triệu m3 nước thải ô nhiễm. Theo thống kê sơ bộ, tại TP Cần Thơ, nước ở sông Hậu đã bị ô nhiễm cấp độ 2, rạch Sang Trắng (Phước Thới, Ô Môn) ô nhiễm cấp độ 7, rạch Bò Ót 47 (Thới Thuận, Thốt Nốt) ô nhiễm cấp độ 4. Tại xã Long Hòa, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, nồng độ NH3 vào mùa khô cao gấp 40 lần so với tiêu chuẩn môi trường cho phép. Tại Long An, với các KCN, CCN hiện có, mỗi ngày dự tính thải ra môi trường khoảng 363 tấn rác công nghiệp và 151.000m3 nước thải công nghiệp... Còn theo số liệu của các nhà khoa học, tại ĐBSCL, tổng lượng nước thải sinh hoạt thải ra mỗi năm là 102 triệu m3/năm, nước thải công nghiệp 47,2 triệu m3/năm. Các khu công nghiệp tại ĐBSCL đều được chọn vị trí đặt tại ven sông rạch và chưa có khu công nghiệp nào xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Từ trước đến nay, các loại chất thải đủ loại đều tuôn ra sông rạch một cách… thường trực khiến môi trường sống ô nhiễm trầm trọng.  Nguyên nhân: có rất nhiều lý do cho thực trạng hiện nay rất nhiều KCN, KCX không tiến hành xử lý nước thải tập trung Một là phần lớn các DN trong các KCN, KCX là các DN vừa và nhỏ, hạn chế về năng lực tài chính. Trong khi việc xây dựng, vận hành một nhà máy xử lý nước thải lại tốn rất nhiều chi phí, do đó việc XLNT tập trung làm tăng giá vốn hàng bán, dẫn đến hàng hóa của các DN này kém cạnh tranh trên thị trường. Hơn nữa hình phạt đối với các DN không XLNT hoặc XLNT chưa đạt chất lượng còn quá nhẹ. Vì thế nhiều DN chọn giải pháp nộp phạt hơn là xây dựng, vận hành hay sử dụng một hệ thống xử lý nước thải đắt tiền. Hai là, chúng ta chưa có chế tài đủ mạnh để bắt buộc các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung ngay trong quá trình chuẩn bị đầu tư, từ khâu lập, thẩm định dự án, giám sát đầu tư và kiểm tra thẩm định đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Các cơ quan chức năng của Trung ương và trong nội bộ của các địa phương đôi khi còn chưa 48 đồng thuận trong việc cưỡng chế tuân thủ các quy định về BVMT đối với doanh nghiệp. Ba là, nhiều cơ quan Trung ương và đặc biệt là địa phương coi trọng việc tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư mà chưa quan tâm thoả đáng đến công tác BVMT, tạo tâm lý coi thường công tác BVMT của các doanh nghiệp ngay từ khi lập dự án đầu tư. Do việc coi trọng thu hút đầu tư, không ít các KCN đã bị phá vỡ quy hoạch phân khu chức năng, hậu quả là nhiều KCN không còn đất cho việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải, do đã có dự án đầu tư khác chiếm chỗ. Bốn là, tốc độ đầu tư công nghiệp trong những năm qua là rất cao, trong khi đó, năng lực quản lý nói chung của các cơ quan thẩm quyền chưa theo kịp, trình độ cán bộ đảm trách công việc này vừa thiếu lại vừa yếu. Các cơ quan tư vấn kỹ thuật về BVMT chưa đủ mạnh nên giải pháp kỹ thuật đưa ra chưa hợp lý, khó thực hiện, trong nhiều trường hợp không khả thi khi bắt tay vào đầu tư xây dựng KCN, tình trạng “khi đi mắc núi, trở về mắc sông”gây rất nhiều khó khăn cho nhà đầu tư. Năm là, chúng ta còn thiếu một tiêu chí chung để dựa vào đó, các chủ nguồn thải và doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN có thể xác định được phí xử lý nước thải cho mỗi loại hình nước thải hoặc theo tải lượng chất ô nhiễm được xử lý. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải vì chưa có phương án kinh tế hợp lý. 3. Thực trạng xử lý nƣớc thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% tổng số nước thải ở các thành phố, 49 là một nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm nước và vấn đề này có xu hướng càng ngày càng xấu đi. (vacne.org.vn) Các đô thị của Việt Nam hiện nay, hệ thống thoát nước là hệ thống chung chủ yếu được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Ðường ống nước thải và đường ống nước mưa còn chung nhau, dẫn đến việc khó khăn trong quá trình xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải sinh hoạt. Thoát nước trong các khu đô thị hiện nay là vấn đề vô cùng bức thiết. Tuy vậy, chúng ta mới chỉ quan tâm được ở giai đoạn đầu, đó là việc làm thế nào để nước không bị ứ đọng trong nội đô, nhất là khi có mưa lớn. Còn vấn đề xử lý nước thải trong thoát nước vẫn chưa thể có điều kiện chú trọng. Vấn đề là việc đầu tư cần đồng bộ và thống nhất. Theo tính toán, nếu đầu tư cho cấp nước là 1 phần thì việc thoát nước cần tới 3 phần, tối thiểu phải là 2,5 thì mới có thể đảm bảo vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường. Theo luật của nhà nước, nguồn nước thải khi thải ra các hệ thống sông phải được xử lý sạch trước đó. Tuy nhiên, do vấn đề kinh phí còn gặp nhiều khó khăn nên đành phải chấp nhận việc nước thải chưa xử lý triệt để. Chính phủ cũng đang khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư nhưng còn gặp nhiều trở ngại do quy định việc thu phí cấp và thoát nước đối với người dân còn thấp. Hiện nay, việc thu phí thoát nước chưa đủ để đáp ứng cho chi phí vận hành và quản lý, chưa kể đến nguồn máy móc, thiết bị cần nhập về. Ở Ðức, một số đô thị có mức thu lệ phí đủ để chi cho việc đầu tư máy móc và vận hành, nhưng đó là do mức thu nhập của họ lớn, mức sống cao. Còn ở Việt Nam thì Chính phủ yêu cầu nước sạch là một mặt hàng không được tăng giá, ít nhất là trong thời điểm hiện nay. Ðiều này là một khó khăn vô cùng lớn. Hội cấp thoát nước cũng đã đề nghị Chính phủ có những chính sách ưu đãi hơn như gia hạn thanh toán tiền trong khi chưa được tăng giá nước và phí rác thải. Có thể nói, việc thu phí là một vấn đề vô cùng quan trọng. ở nhiều nước trên thế giới có 50 riêng một ủy ban độc lập quyết định giá thu phí cho phù hợp và đủ để đầu tư lại. Còn ở Việt Nam thì việc này do ủy ban tỉnh/ thành phố quy định. Do vậy, việc muốn nâng giá phí lên để lấy nguồn vốn gặp rất nhiều khó khăn. Các đô thị ở Việt Nam hiện nay gần như chưa có nơi nào làm được triệt để vấn đề xử lý nước thải mà lác đác mới chỉ điểm tên được vài nơi. Chúng ta cũng đã có những quy định cụ thể về việc bắt buộc phải có hệ thống xử lý nước thải khi xây dựng các khu đô thị. Trong bản quy hoạch trình chính phủ phê duyệt thì đây là yêu cầu không thể thiếu. Mặc dù vậy hiện nay các khu đô thị mới vẫn không đáp ứng được đúng các yêu cầu này, đây là lỗi của bên thi công, giám sát. Thế giới hiện nay hiện có hai xu hướng xử lý nước thải, đó là xử lý tập trung và xử lý phân tán. Mỗi xu hướng đều có những ưu điểm riêng tùy thuộc từng khu vực. Trong nghị định của Chính phủ Việt Nam không yêu cầu bắt buộc phải xử lý nước thải tập trung hay phân tán, tùy đặc điểm từng địa phương mà có thể linh hoạt trong hình thức xử lý. Khi chúng ta chưa thể có được một hệ thống thu gom nước thải hoàn chỉnh và đồng bộ thì tốt nhất là nên sử dụng hình thức xử lý phân tán. Nước thải trong nội đô của chúng ta thường vẫn đổ ra các con sông trong khu vực nên nếu được xử lý từ gốc là tốt nhất, tránh gây ô nhiễm trên các con sông. 3.1. Xử lý nước thải sinh hoạt ở TP HCM Đã từ rất lâu nước thải sinh hoạt tại TPHCM không hề được xử lý mà thường thải thẳng ra môi trường chung với đường cống thoát nước mưa. Khi dân số còn ít thì lượng nước thải này đã được các hệ thống sông, kênh rạch của thành phố “tự làm sạch”. Tuy nhiên, đó là câu chuyện của hàng chục năm về trước, khi dân số chỉ khoảng 3-4 triệu người. Hiện nay với dân số lên đến gần 10 triệu người và hầu hết sông kênh, rạch đã bị ô nhiễm, đặc quánh chất thải, thì 51 thiên nhiên đã không thể giúp con người “trôi rửa” nước thải. Cách đây gần 5 năm, TPHCM đã nhận thức được vấn đề này và bắt đầu triển khai một kế hoạch xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho toàn thành phố. Nhà máy xử lý nước thải ở huyện Bình Chánh thuộc dự án cải thiện môi trường nước lưu vực Tàu Hủ- Bến Nghé, kênh Đôi-Tẻ… là nhà máy xử lý nước thải đầu tiên nằm trong kế hoạch nêu trên của thành phố được khởi công xây dựng. Qua hơn 2 năm triển khai, hiện nhà máy này đã hoàn thành được đến hơn 95% khối lượng công việc và đang tiến hành vận hành thử, chuẩn bị cho việc tiếp nhận và xử lý nước thải vào đầu năm 2009. Nhà máy xử lý nước thải ở huyện Bình Chánh có công suất xử lý (giai đoạn 1) lên tới 141.000m³ nước thải/ngày, đêm. Nước thải sinh hoạt ở địa bàn các quận 1, 5, 8 nằm trong lưu vực kênh Tàu Hủ-Bến Nghé-kênh Đôi-Tẻ sẽ được thu gom qua một hệ thống cống thu nước thải riêng, hoàn toàn tách biệt với hệ thống thoát nước mưa hiện nay, để đưa về nhà máy xử lý. Khi nước thải được chuyển về nhà máy, chúng sẽ được bơm lên bể vớt rác, lắng bùn và bắt đầu một quá trình xử lý theo công nghệ “bùn hoạt tính cải tiến”. Theo công nghệ này, việc xử lý nước thải sẽ không dùng quá nhiều hóa chất gây hại cho môi trường mà chủ yếu dùng các vi sinh, kích thích quá trình phân hủy. Phần nước, sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam sẽ được xả ra kênh, rạch, còn phần bùn, đất và rác sẽ được chế biến thành phân vi sinh, phục vụ cho nhu cầu phát triển nông nghiệp của thành phố. Theo ông Hiroshi Suzuki, Giám đốc dự án Nhà máy xử lý nước thải huyện Bình Chánh, công nghệ áp dụng ở nhà máy này khá thông dụng trên thế giới, song chúng đã được cải tiến để tăng năng suất từ 8 giờ/lần xử lý xuống còn 4 giờ/lần xử lý. Cùng với các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt cho từng lưu vực, TPHCM cũng đang khẩn trương, quyết liệt yêu cầu các bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp xử 52 lý nước thải đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường. Và song hành đó là việc nạo vét và khơi thông dòng cho hệ thông kênh, mương vốn đang đặc nghẹt vì rác của thành phố. Như vậy, hứa hẹn trong một tương lai không xa, môi trường nước ở TPHCM sẽ được cải thiện đáng kể. 3.2. Xử lý nước thải sinh hoạt ở Hà Nội Hiện tại, nước thải sinh hoạt của Hà Nội phần lớn mới được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại, sau đó tiêu thoát ra hệ thống cống và 4 con sông Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu. Theo Sở TN-MT&NĐ, tổng lượng nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất công nghiệp ở khu vực nội thành khoảng 500.000 m3/ngày, đều tiêu thoát qua hệ thống cống và 4 sông tiêu chính là Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu. Nước thải từ hoạt động sản xuất, bệnh viện và cơ sở dịch vụ chứa nhiều chất gây ô nhiễm chưa được xử lý chiếm tới 90% tổng lượng nước thải công nghiệp, dịch vụ, xả thẳng vào nguồn nước mặt. Hiện Hà Nội mới chỉ có 40 cơ sở sản xuất công nghiệp, 29 cơ sở dịch vụ và 5 bệnh viện có trạm xử lý nước thải 5. Một cuộc kiểm tra mẫu nước được cung cấp bởi các nhà máy nước trên địa bàn Hà Nội đã cho thấy rằng nước sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội đã bị ô nhiễm nặng. Theo đó, mẫu thử của các hộ dân dùng nước từ nhà máy nước Hạ Đình, Pháp Vân, Tương Mai... nhiễm amoni, asen vượt mức cho phép nhiều lần. Mẫu thử từ các trạm cấp nước Bách Khoa, Phòng không không quân, Hào Nam và các trạm khu vực phía Nam Hà Nội, khu vực đường Tam Trinh đều nhiễm amoni. Điều đó chứng tỏ nguồn nước ngầm mà Hà Nội đang khai thác để cấp nước sinh hoạt cho người dân đã bị ô nhiễm nặng. Nếu Hà Nội tiếp tục khai thác nước ngầm làm nước sinh hoạt, việc loại trừ amoni và asen là không thể 6. Công nghệ 5 Nguồn: 6 Nguồn: 53 xử lý hiện tại bằng dàn phun mưa cấp oxy của các nhà máy nước sạch chỉ xử lý được cặn và sắt. Giải pháp cho vấn đề này là khai thác nước sông Đà thay cho nước ngầm, nhưng mục tiêu của Hà Nội tới năm 2015 chỉ mới cung cấp được 200.000 m3 nước sinh hoạt cho người dân từ nguồn nước sông Đà. Trong khi người dân nội thành mỗi ngày đang dùng hơn 750.000 m3 Thành phố Hà Nội phấn đấu đến hết năm 2010 xử lý được từ 10 -15% nước thải sinh hoạt, khoảng 40% lượng nước thải công nghiệp và xử lý một bước ô nhiễm nước toàn bộ các hồ đã được nạo vét và kè bờ tại các quận nội thành 7. 7 Nguồn: php-x-l--nhim-nc-mt-&catid=96:xa-hi 54 CHƢƠNG IV: ĐỊNH HƢỚNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH XỬ LÝ NƢỚC THẢI TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong phát triển hệ thống xử lý nƣớc thải Trung Quốc đã phát triển một hệ thống XLNT hiện đại ở trên 50 thành phố, từ những siêu đô thị như Bắc Kinh, Thiên Tân, Trọng Khánh đến những thành phố biên giới nhỏ và vừa ở vùng biên giới Tân Cương, sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật lên tới 200 tỷ yên. Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Bắc Kinh là dự án xây dựng nhà máy XLNT đầu tiên dung nguồn vốn vay ODA này. Ô nhiễm nƣớc ở thủ đô Bắc Kinh Năm 1950, lượng nước thải của Bắc Kinh trong 1 ngày là 65.000 m3. Năm 1960, con số này lên tới 630.000 m3 và trong những năm 1980 lên tới 2.000.000 m3, trong đó 50% là NTSH và 50% là NTCN. Vào thời điểm đó, phần lớn người dân trong khu vực thành thị đã được lắp đặt đường ống thoát nước, nhưng nước thải từ những đường ống này phần lớn không được xử lý. Cuối năm 1988, 92% nước thải được xả trực tiếp ra các con sông, hồ mà không qua xử lý, chỉ có 8% là được xử lý sơ bộ. Có đến 1200 ngành CN xả trực tiếp nước thải ra sông, làm dòng sông ô nhiễm nặng nề. Trong số các con sông thì sông Tong Hui ô nhiễm nhiều nhất, với chỉ số BOD lên tới 80g/ml, sông bốc mùi rất khó chịu. Trong hoàn cảnh đó, chính phủ đã nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng nhà máy XLNT. Kế hoạch xây dựng nhà máy XLNT Bắc Kinh đã hoàn tất trước đó, nhưng việc xây dựng vẫn chưa được tiến hành, chủ yếu vì thiếu vốn. Vào năm 1988, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã nhận được khoản vay ODA của Nhật lên tới 2,64 tỷ yên, với lãi suất 2.5% trong 30 năm, trong đó 10 năm đầu được miễn trả lãi. 55 Nâng cao năng lực quản lý nƣớc thải Bắc Kinh Viện nghiên cứu và thiết kế đô thị Bắc Kinh đã được giao nhiệm vụ thiết kế nhà máy XLNT. Các quy hoạch cơ bản được hoàn tất vào năm 1973. Mặc dù đã có một thời gian dài để chuẩn bị nhưng viện thiết kế vẫn thiếu kinh nghiệm trong việc tiến hành những công việc này, vì cho đến thời điểm đó, họ chưa có kinh nghiệm thiết kế một nhà máy XLNT có công suất lên tới 1.000.000 m3/ ngày. Vì Tokyo là thành phố kết nghĩa với Bắc Kinh nên họ đã đến Phòng thoát nước Tokyo xin được tư vấn. Sau cùng, quá trình xử lý của nhà máy cũng được thiết kế xong. Quá trình xây dựng bắt đầu vào năm 1990, và thành phố Bắc Kinh tự mình tiến hành toàn bộ công việc. Vào tháng 3 năm 1993, công trình đã hoàn tất 80%. Thành phố Bắc Kinh lại yêu cầu Phòng thoát nước Tokyo đào tạo cho họ về cách vận hành và quản lý nhà máy. Bắc Kinh đã gửi một đoàn nghiên cứu, học tập bao gồm 36 người sang Tokyo tập huấn trong vòng 14 ngày. 24 người được đào tạo về quản lý cũng như tài chính trong nhà máy XLNT, còn 12 người được đào tạo kỹ thuật để vận hành nhà máy, nội dung đào tạo bao gồm: hoạt động của quá trình xử lý sinh học, cách bảo dưỡng máy móc, phương pháp phân tích hóa học… Chuyến tập huấn ở Tokyo đã đem lại hiệu quả rất thiết thực. Sau khi trở về Bắc Kinh, các thành viên được tập huấn đã đảm nhiệm những vai trò quan trọng trong nhà máy XLNT Gaobei Dian. Phần lớn họ hiện nay đã trở thành những thành viên chủ chốt phụ trách các công trình thoát nước, bao gồm tập đoàn thoát nước Bắc Kinh, một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực thoát nước và XLNT của Trung Quốc. Ngoài công việc hàng ngày, công ty này còn tiến hành các hoạt động nghiên cứu và tổ chức các hội thảo quốc tế. 30 chuyên gia của công ty đã được gửi tới những nhà máy XLNT mới được xây dựng ở Bắc Kinh. Hợp tác nhân lực giữa phòng thoát nước Tokyo và Bắc Kinh vẫn được tiếp tục cho đến ngày nay, bằng cách một cựu viên chức nghỉ hưu của 56 phòng thoát nước Tokyo được chỉ định là cố vấn cho Viện thiết kế đô thị Bắc Kinh Ô nhiễm nƣớc đƣợc kiểm soát Vào năm 1999, nhà máy Gaobei Dian đã nâng công suất xử lý lên 1.000.000 m3 một ngày, phục vụ cho 2,4 triệu người. Lượng nước thải này chiếm khoảng 40% tổng lượng nước thải ở Bắc Kinh. Đến nay, nó vẫn là một trong những nhà máy XLNT lớn nhất Trung Quốc. Nhờ có nhà máy Gaobei Dian, lượng nước thải qua xử lý đã không gây ô nhiễm sông hồ như trước đây nữa. Chỉ tiêu BOD ở sông Tong Hui giảm mạnh. từ trên 80mg/l xuống còn 12mg/l. Còn ở hồ Geobei Dian, hệ sinh thái tự nhiên đã xuất hiện lại. Tôm, cá, ốc, cả ngư dân cũng đã quay trở lại. Nhà máy Gaobei Dian đã trở thành nhân tố chính trong việc bảo tồn môi trường nước ở những khu vực chính của Bắc Kinh. Hiện tại, có 8 nhà máy XLNT ở Bắc Kinh với công suất 1,88 triệu m3 một ngày. 6 ngày máy nữa được dự kiến xây thêm trước năm 2010. Tái sử dụng nguồn nƣớc Nước thải sau khi đã xử lý sẽ được sử dụngd dể tưới cây trên đường hoặc để rửa các thiết bị ở nhà máy. Nước thải lần 3 sẽ được đưa đến nhà máy lọc nước số 6 và đến nhà máy nhiệt điện Huaneng Bắc Kinh. Như thế. một lượng nước lớn đã được tạo ra, giảm bớt được vốn đầu tư cho nguồn nước. Khí biogas thu được từ quá trình xử lý nước cống lại được sử dụng để tạo ra năng lượng cho nhà máy hoạt động. Năng lượng thu được có thể đảm bảo đến 20% nhu cầu năng lượng của nhà máy. Cải cách về chính sách Hoạt động của nhà máy Gaobei Dian cho thấy thu gom nước thải và xử lý tập trung giúp kiểm soát ô nhiễm tốt hơn cũng như cải thiện điều kiện sống hơn. Xây dựng và vận hành một hệ thống tập trung sẽ ít chi phí hơn, và cần ít diện 57 tích hơn. Một lợi thế khác của hệ thống xử lý tập trung là sự tích luỹ bí quyết kỹ thuật trong vận hàng và bảo trì nhà máy. Từ sự thành công của nhà máy Gaobei Dian, việc xây dựng hệ thống xử lý tập trung đã trở thành mục tiêu quốc gia, và Trung Quốc đang đầu tư rất nhiều tiền vào việc đó. Vào đầu những năm 1990, người dân không phải trả phí cho nước thải sinh hoạt. Bắc Kinh cũng không phải ngoại lệ. Khi mới đi vào hoạt động, nhà máy Gaobei Dian đối diện với những khó khăn về mặt tài chính nên không thể hoạt động hết công suất. Bước đầu tiên để khắc phục vấn đề này là việc sửa đổi “Luật kiểm soát ô nhiễm” vào năm 1996. Theo đó, người được uỷ quyền có thể thu phí nước thải từ người dân địa phương và từ các xí nghiệp. Vào khoảng năm 2000, một vài thành phố lớn, trong đó có Bắc Kinh đã tiến hành thu phí. Các bước cần thiết để định ra phí nước thải khá phức tạp. Đẩu tiên, một hội đồng được chỉ định đề xuất một biểu phí mới. Biểu phí này phải được phòng quản lý giá của chính quyền thành phố Bắc Kinh chấp thuận. Sau đó, nó phải được chấp thuận thông qua một cuộc thăm dò ý dân. Cuối cùng, chính quyền địa phương phài chấp nhận mức phí đó. Thường thì đề xuất lần đầu rất khó được công chúng chấp thuận. Biểu phí cho NTCN cao hơn nhiều so với NTSH. Trong khi 1m3 NTSH bị tính phí là 1 nhân dân tệ thì một cơ sở kinh doanh dịch vụ rửa xe ô tô phải trả 10 nhân dân tệ cho 1m3 nước thải, còn các nhà tắm công cộng phải trả đến 16 nhân dân tệ. Hơn nữa, một khi các chỉ tiêu vê nước thải của một cơ sở đó vượt qua giới hạn đặt ra thì cơ sở đó phải trả thêm phí. Tỷ lệ thu phí nước thải là 85%, vì thế có thể bù đắp được tất cả chi phí hoạt động trực tiếp, chi phí bảo dưỡng, chi phí nhân công, chi phí tài chính. Tính cả chi phí cung cấp 1m3 nước sạch thì người dân phải trả 3,7 yuan (khoảng 0,48 USD) cho 1m3 nước sinh hoạt. Nâng cao nhận thức về môi trƣờng 58 Để người dân chấp nhận việc thu phí XLNT thì nhất thiết phải tăng cường công tác giáo dục môi trường cho người dân. Ở Bắc Kinh, một trung tâm giáo dục môi trường đã được thành lập vào tháng 10/2005 với tên gọi chính thức là “Trung tâm giáo dục khoa học nước và nước thải”. Trung tâm này có diện tích 1500 m 2 , nằm ngay cạnh nhà máy XLNT Gaobei Dian. Mục tiêu chính của trung tâm là giúp mọi người hiểu được các vấn đề môi trường, như sự thiếu hụt nguồn nước, sự ô nhiễm nước, cũng như các biện pháp giải quyết các vấn đề đó. Trung tâm có các tài liệu, tranh ảnh, video, mô hình thu nhỏ các máy móc dung để XLNT. Ngoài ra, còn có các phòng họp và một phòng học lớn. Trung tâm này mở cửa từ thứ hai đến thứ sáu cho người dân, và còn cung cấp cả các chương trình giáo dục cho học sinh phổ thông. Trung tâm giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng của các công trình xử lý nước thải đối với việc kiểm soát ô nhiễm. 2. Các giải pháp đối với Việt Nam 2.1. Đối với việc xử lý nước thải tại các KCN, KCX Không ngừng nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương trong công tác bảo vệ môi trường, phải đặt nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngang hàng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, không thể tồn tại quan điểm thu hút đầu tư vào địa phương mình bằng bất cứ giá nào. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT nói chung và đối với KCN nói riêng, có những ưu đãi phù hợp, đồng thời tăng cường chế tài xử phạt, phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT đối với KCN thật rõ ràng, đồng thời cần tăng cường năng lực và trách nhiệm thực thi công vụ đối với cán bộ công chức thuộc mạng lưới kiểm soát ô nhiễm. Tăng cường chất lượng thẩm định các dự án đầu tư mới (ĐTM), giám sát quá trình đầu tư và hậu ĐTM với tất cả các dự án. Một số chỉ tiêu ô nhiễm quan 59 trọng của nước thải cần được quan trắc liên tục, truyền dẫn số liệu về trung tâm xử lý, theo dõi để tránh hiện tượng “làm đối phó” hoặc những kết quả kiểm tra sai lệch do chủ quan của con người. Tăng cường giám sát việc tuân thủ quy hoạch phân khu chức năng trong các KCN. Cần đưa ra một chuẩn chung về phí xử lý nước thải làm cơ sở để áp dụng xác định phí xử lý nước thải phù hợp điều kiện của mỗi địa phương và doanh nghiệp, điều này sẽ thúc đẩy xã hội hoá trong việc đầu tư, vận hành hệ thống xử lý nước thải trong các KCN. Một khi Nhà nước có những chế tài đủ mạnh để buộc các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh phải XLNT đạt đủ tiêu chuẩn quy định trong luật thì thị trường cho ngành XLNT sẽ rất tiềm năng. Ngoài những hình thức cưỡng chế, Nhà nước có thể đưa ra các chính sách ưu đãi đối với những DN tái sử dụng chính nguồn nước thải ra. Việc này hiện nay ở Việt Nam chưa có tiền lệ nhưng ở một số nơi trên thế giới, khi chính quyền kiên quyết và người dân có ý thức bảo vệ môi trường thì các DN ở đó đã áp dụng chính sách này và đã chứng minh được tính hiệu quả của nó. 2.2. Sử dụng vốn vay ODA cho các dự án về XLNT Từ trước đến nay, các dự án, chương trình quốc gia thực hiện bằng vốn ngân sách hay vốn ODA đều tập trung chủ yếu vào mục tiêu cung cấp nước sạch chứ ít chú ý đến vấn đề xử lý nước thải. Các nhà tài trợ chính cho các dự án về nước của Việt Nam có thể kể đến: Ngân hàng phát triển châu Á ADB, Ngân hàng thế giới World Bank, Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản, Cơ quan phát triển quốc tế Australia, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ, Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc, Cơ quan hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ). Vì vốn đầu tư cho một nhà máy xử lý nước thải là rất lớn nên Việt Nam có thể vay vốn ODA từ 60 vài nhà tài trợ, và có thể nhờ các nhà tài trợ tư vấn về mặt kỹ thuật cũng như quản lý. Từ kinh nghiệm xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung của Trung Quốc có thể thấy chỉ cần chính phủ cũng như những người điều hành có đủ quyết tâm, kiên trì và sáng kiến trong công việc thì mọi khó khăn đều có thể tháo gỡ. 2.3. Kêu gọi đầu tư và sự tham gia của tư nhân vào ngành XLNT Chính phủ của một nước có thể muốn tư nhân tham gia vào ngành xử lý nước thải vì những mục đích sau: Mục tiêu Cách thức đạt đƣợc mục tiêu Tăng tính hiệu quả của tổ chức, vận hành nhà máy xử lý nƣớc thải Động cơ lợi nhuận sẽ dẫn đến những nỗ lực để cắt giảm chi phí, giảm giá bán và bảo vệ nguồn nước Củng cố, mở rộng cơ sở hạ tầng ngành XLNT Đầu tư của tư nhân vào ngành này sẽ giúp có thêm cơ sở hạ tầng mà không phải chi từ ngân sách Tăng nguồn thu cho chính phủ Chính phủ tư nhân hoá ngành nước, bán các tái sản thuộc sở hữu nhà nước cho tư nhân Giảm trách nhiệm của chính phủ Chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền quản lý các dịch vụ về nước cho tư nhân Hiện nay ở nước ta, nước được coi là một hàng hoá thiết yếu, được nhà nước trợ giá. Số tiền nước mà mỗi người dân phải trả chỉ đủ để bù đắp chi phí hoạt động thường ngày của nhà máy Tiền trả cho dịch vụ về nước thấp Thiếu tiền để bảo dưỡng, đầu tư cho thiêt bị mới Chất lượng dịch vụ không được cải thiện 61 cung cấp nước chứ không đủ để sửa chữa, bảo trì, hay đầu tư lắp đặt thiết bị mới. Công ty cung cấp nước vì thế sẽ không có vốn để cải thiện hay mau mới thiết bị, dẫn đến chất lượng dịch vụ không được đảm bảo. Chất lượng thấp thì người dân cũng không đồng ý chi trả nhiều tiền hơn cho các dịch vụ về nước. Hơn nữa, người dân dùng nước máy hiện nay chỉ phải trả một phần nhỏ trong thu nhập của mình cho các dịch vụ về nước. Vì thế trong thời gian tới, để có kinh phí sửa chữa, mua sắm thiết bị ở các nhà máy cung cấp nước, chính phủ nên cho phép các công ty kinh doanh nước sạch tăng giá nước. Với các khu vực khó khăn thì Nhà nước có thể trợ cấp. DỊch vụ công cộng Công ty nhà nước chịu sự chỉ đạo của chính phủ Công ty nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường Hợp đồng quản lý Hợp đồng cho thuế (Leasing) Thoả thuận BOT-/BOO- Hợp đồng chuyển nhượng (Concession) Công ty tư nhân (công ty cổ phần) Tăng dần sự tham gia của khu vực tư nhân Sự tham gia của khu vực tư nhân vào ngành XLNT 62 Chính phủ nhiều nước đã áp dụng các hình thức như: thuê công ty tư nhân quản lý hoạt động của nhà máy XLNT, cho tư nhân thuê cơ sở hạ tầng XLNT để kinh doanh, hay trong lĩnh vực đầu tư mới là các hợp động BOT-BOO, hay thậm chí là bán cả nhà máy xử lý nước cho tư nhân. Hiện nay trên thế giới Anh là nước đã tư nhân hóa 100% ngành xử lý nước thải. Tuy nhiên giải pháp thu hút khu vực tư nhân tham gia cung cấp toàn bộ hay một phần dịch vụ XLNT tại các đô thị, các thành phố lớn của nước ta hiện nay không mấy khả thi, vì tại các thành phố lớn hầu như không có hệ thống cơ sở hạ tầng cho XLNT, đầu tư vào ngành này lại đòi hỏi vốn rất lớn và thờì gian thu hồi vốn dài. Vì thế với tình hình của Việt Nam hiện nay thì chính phủ và các cơ quan chức năng nên áp dụng kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xây dựng một nhà máy nước thải tập trung công suất lớn, phục vụ cho một lượng lớn dân cư tập trung. Sau khi xây dựng và cho hoạt động thành công một vài nhà máy như thế thì có thể khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực này. Đồng thời, nhà nước nên giành các ưu đãi về thuế cũng như hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ nghiên cứu thị trường đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiết bị môi trường, tư vấn thiết kế, xây dựng lắp đặt các công trình XLNT quy mô nhỏ cho các DN, bệnh viện…để thu hút đầu tư vào ngành này. 63 KẾT LUẬN Vấn đề môi trường nói chung và xử lý nước thải nói riêng đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội trong mấy năm gần đây. CNH luôn đi đôi với nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, mà trong trường hợp của nước ta nguy cơ đó đã hiển hiện rõ trong cuộc sống hàng ngày của người dân, làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng sống của người dân ở một số khu vực, đặc biệt là ở những khu vực tập trung nhiều KCN, KCX. Kinh nghiệm của các nước đã trải qua quá trình CNH là chi phí để bảo vệ môi trường bao giờ cũng nhỏ hơn nhiều chi phí để làm sạch môi trường sau khi đã bị ô nhiễm. Do tính mới mẻ và phức tạp của ngành XNLT, các doanh nghiệp trong ngành chủ yếu bao gồm các công ty cung cấp thiết bị môi trường và các công ty tư vấn, công ty xây dựng hoạt động trên quy mô nhỏ nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi một số hạn chế trong tiếp cận và phân tích số liệu cũng như thông tin. Tuy nhiên qua tìm hiểu tài liệu về XLNT có thể thấy rằng trong những năm tới, vấn đề ô nhiễm nước thải sẽ ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối, đòi hỏi được giải quyết, vì thế thị trường cho ngành XLNT sẽ rất rộng mở, sẽ có nhiều cơ hội cho các công ty trong và ngoài nước khi đầu tư vào lĩnh vực này, một khi chính phủ có các biện pháp kiên quyết buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện đúng quy định về XLNT. Đối với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, việc xử lý ô nhiễm NTSH, NTCN không thể thực hiện trong thời gian ngắn nhưng việc đề ra một chương trình với các bước thực hiện cụ thể là hết sức cần thiết. Chính phủ cũng như chính quyền địa phương nên năng động, tích cực trong việc tìm kiếm nguồn vốn cũng như trợ giúp về kỹ thuật, quản lý từ các tổ chức, chính phủ nước ngoài trong việc xây dựng các nhà máy XLNT. Có như vậy mới thu hút được khu vực tư nhân trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực này. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Báo Đại đoàn kết, số ra ngày 2/7/2009 2. Báo Khoa học công nghệ số tháng 5/2009 (trang 6) 3. Website 4. Website 5. Website bộ tài nguyên môi trường www.monre.gov.vn 6. Website nt.asp?id=232&langid=1) 7. Website các KCN: www.khucongnghiep.com.vn 8. Website của tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn 9. Website dang-sat-hai-moi-truong.htm 10. Website: 8/1002/41248ư 11. Báo Sài Gòn giải phóng: II. Tài liệu tham khảo tiếng Anh 1. Báo cáo “Wastewater treatment in Vietnam” của tác giả Raymond Van Wasbeek 2. Tài liệu “Sewage treatment in China” download trên mạng Internet 3. “Asian Water Development Outlook 2007, country paper Vietnam” download từ Website của ngân hàng phát triển châu Á: 4. Tài liệu “Private sector participation in the water and wastewater” của US International Trade Commission 5. “USA water sector overview – 2009 update”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐịnh hướng xây dựng ngành xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt tại việt nam.pdf
Luận văn liên quan