Đồ án Máy phát điện

I. Nhiệm vụ: Máy phát điện xoay chiều là nguồn năng lượng chính trên ô tô. Nó có nhiệm vụ cung cấp điện cho các phụ tải và nạp điện cho ắc quy trên ô tô. Nguồn điện phải đảm bảo một hiệu điện áp ổn định ở mọi chế độ phụ tải và thích ứng với mọi điều kiện môi trường làm việc. II. Yêu cầu: Để đảm bảo những điều kiện làm việc đặc biệt trên động cơ ô tô, máy kéo, máy phát điện phải thoả mãn những yêu cầu sau: - Máy phát luôn tạo ra một hiệu điện áp ổn định (đơn 13,8v – 14.2v đối với hệ thống điện 14v) trong mọi chế độ làm việc của phụ tải. - Có công suất và độ tin cậy cao, chịu đựng được sự rung lắc, bụi bẫn, hơi dầu máy, hơi nhiên liệu và do ảnh hưởng bởi nhiệt độ khá cao của động cơ. - Có công suất cao kích thước và trọng lượng nhỏ gọn. Đặc biệt giá thành thấp. - Việc chăm sóc và bảo dưỡng trong quá trình sử dụng càng ít càng tốt. - Đảm bảo thời gian làm việc lâu dài.

doc34 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9447 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Máy phát điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại hiện nay khi nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với các nước, đặc biệt là khi nước ta ra nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, thì khoa học kĩ thuật là vấn đề then chốt để nước ta có thể theo kịp các nước phát triển và giữ vững nền kinh tế.Và kĩ thuật ôtô là một trong những vấn đề tất yếu khi công nghệ ôtô trên thế giới ngày một phát triển mạnh mẽ. Đi cùng với sự phát triển đó thì yêu cầu người kĩ thuật viên ôtô ngày càng phải nâng cao tay nghề của mình. Hiện nay việc kiểm tra, tháo lắp, sửa chữa máy phát điện là rất phổ biến tuy nhiên trong nghành ôtô không thể thiếu đi máy phát điện. Vì vậy việc phục hồi, sửa chữa máy phát điện là một vấn đề quan trọng mà người kĩ thuật viên ôtô nên biết và tìm hiểu. Là sinh viên của trường Trung cấp nghề số 15 – Binh đoàn 15 – Khoa cơ khí động lực và là một kĩ thuật viên trong tương lai em cũng đã nhận được đề tài: Xây dựng quy trình Kiểm tra, tháo lắp, sửa chữa ''Máy phát điện''. Em thấy đây là một đề tài thú vị và rất thực tế. Cùng với sự nỗ lực của bản thân cộng thêm sự hiểu biết của mình và sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè, đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy Phan Duy Tuấn đến nay em cũng đã hoàn thành đề tài này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vì thiếu kinh nghiệm và sự hiểu biết còn ít nên không tránh khỏi những thiếu sót trong khi làm đề tài. Rất mong sự chỉ bảo của các thầy cùng ý kiến đóng góp của các bạn trong và ngoài lớp. Em xin chân thành cảm ơn! Gia Lai, ngày 24 tháng 08 năm 2013 Học sinh thực hiện Ngô Phúc Hoàng LỜI CẢM ƠN Sau ba năm theo học lớp CN Oto K3B thuộc Trường Trung cấp nghề số 15 – Binh đoàn 15, tôi đã được các thầy cô truyền đạt những cơ sở lý luận trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt đi sâu lĩnh vực sửa chữa oto. Bên cạnh đó, với khoảng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình học tập của tôi, đó là được thầy Phan Duy Tuấn sự tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu đề tài tốt nghiệp, Chủ Garage Lưu Bình và bạn bè cùng các anh trong xưởng sửa chữa tận tình giúp đỡ, qua đó tôi có cơ hội cọ xát với thực tiễn và hoàn thành chuyên đề nghiên cứu đề tài Quy trình tháo lắp, kiểm tra sử chữa máy phát điện tại Garage Lưu Bình. Trong khuôn khổ kiến thức đã học còn giới hạn, thời gian thực tập còn ngắn cho nên bài viết của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong Chú Bình chủ garage và thầy cô giáo chân thành góp ý kiến để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn. Từ đó tôi bổ sung kiến thức để chuyên đề chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp sắp đến. Qua đây tôi xin thành thật biết ơn sâu sắc Nhà trường, thầy cô giáo bộ môn đã dày công hướng dẫn, truyền đạt kiến thức qua thời gian học ở trường. Cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của chủ Garage cùng bạn bè và các anh trong xưởng sửa chữa đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Gia Lai, ngày 24 tháng 08 năm 2013 Giáo viên hướng dẫn NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Gia Lai, ngày ……tháng năm 2013 Giáo viên phản biện MỤC LỤC š›œ@&?š›œ DANH MỤC TRANG Lời nói đầu Lời cảm ơn Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Nhận xét của giáo viên phản biện Mục lục Giới thiệu về cơ sở thực tập Trang thiết bị trong xưởng Nội quy xưởng Các công việc đã làm PHẦN I: BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Tuần I Tuần II Tuần III Tuần IV Tuần V Tuần VI PHẦN II: MÁY PHÁT ĐIỆN Phương pháp tháo lắp, kiểm tra Máy phát điện Nhận xét và rút kinh nghiệm Kết Luận Và Kiến Nghị 1 2 3 4 5 6 7 8 9 11 11 13 15 16 19 21 23 32 41 42 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ GARAGE Garage 369. Lê Thánh Tôn được thành lập năm 1998. Với đội ngũ nhân viên và thơ bậc cao lành nghề, có một xưởng sơn và một garage sửa chữa cộng với máy móc, trang thiết bị hiện đại Garage có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sửa chữa xe con và xe du lịch trên địa bàn. I. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ 1. Chức năng Garage 369. Lê Thánh Tôn chuyên bảo dưỡng và sửa chữa xe tải, xe khách, thay thế phụ tùng ô tô và các linh kiện phụ trợ. Xác định giá cả hợp lý theo thị trường đồng thời đảm bảo lợi nhuận trong kinh doanh. 2. Nhiệm vụ Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề, đúng mục đích hoạt động của Garage Đảm bảo phát triển vốn, lợi nhuận trong quá trình kinh doanh. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần nâng cao trình độ văn hóa chuyên môn lẫn nghiệp vụ cho công nhân viên. II. CÁC DỊCH VỤ Sữa chữa, bảo dưỡng định kỳ xe xe tải, xe khách, thay thế phụ tùng ô tô và các linh kiện phụ trợ. Thay thế các phụ tùng chính hãng (bảo hành). Sơn, sửa, đổi màu sơn các loại xe xe tải, xe khách. Đánh bóng bề mặt xe. THIẾT BỊ TRONG XƯỞNG THIẾT BỊ CƠ BẢN THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ 1. Các thiết bị chung: -         Bàn nguội, bàn rà. -         Máy ép, máy khoan, máy mài, máy nén khí. -         Bồn rửa dầu. -         Các thiết bị khác. 2. Các thiết bị cố định: -         Hệ thống điện chiếu sáng và phục vụ sửa chữa. -         Hệ thống đường ống khí nén. -         Hầm xe, cầu cạn. 3.  Các thiết bị an toàn: -         Bình chữa cháy. -         Các thiết bị chữa cháy khác. 4.  Các thiết bị nâng hạ: -         Giá đỡ xe, kích xe, pa lăng, cầu nâng hạ. -         Các thiết bị khác. 1 Thiết bị kiểm tra chẩn đoán. - Thiết bị thử hệ thống phanh, hệ thống treo và độ trượt ngang - Thiết bị kiểm tra công suất ô tô. - Thiết bị kiểm tra và cân chỉnh đèn. - Máy kiểm tra và cân bằng động bánh xe. - Các thiết bị khác 2 Thiết bị sửa chữa. - Máy thử áp lực kim phun dầu. - Thiết bị kiểm tra và làm sạch vòi phun xăng. - Máy nạp điện bình ắc quy. - Máy ra vào lốp xe. - Máy nạp ga hệ thống điều hòa. - Máy hàn điện. - Các thiết bị sơn. - Các thiết bị khác. NỘI QUI XƯỞNG THỰC HÀNH SỬA CHỮA ÔTÔ  Gồm 10 điều: Điều 1: Học sinh đến xưởng lần đầu phải được nghe phổ biến các qui tắc về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy. Điều 2: Học sinh đi học đúng giờ, mặc trang phục bảo hộ theo qui định của nhà trường. Không mang giày hoặc dép có đế trơn, phải có tập vở ghi chép bài đầy đủ. Điều 3: Phải chấp hành nghiêm chỉnh kỹ luật lao động, các qui định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Điều 4: Phải chấp hành theo sự hướng dẫn của giáo viên. Không được tự tiện sử dụng các máy móc, thiết bị và các hiện vật của xưởng thực tập. Đặc biệt là các máy công cụ, các thiết bị có khí nén và thiết bị có sử dụng điện năng. Điều 5: Học sinh phải làm đúng theo các vị trí thực hành trong xưởng đã được giáo viên phân công. Không được tự ý thay đổi công việc và vị trí nơi làm việc. Điều 6: Nghiêm cấm học sinh đùa giỡn trong xưởng hoặc có những hành động vô ý thức, gây hậu quả nghiêm trọng. Điều 7: Nơi làm việc của học sinh phải sạch sẽ và sắp xếp ngăn nắp. Không được vứt bừa bãi các chi tiết, dụng cụ và đồ nghề, … Cấm để dầu, mỡ đổ hoặc dính trên nền xưởng làm trơn trợt gây nguy hiểm. Điều 8: Cấm hút thuốc và sử dụng lửa trong xưởng thực hành. Chấp hành nghiêm các qui định về phòng cháy và chữa cháy. Điều 9: Hết giờ thực tập phải vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc, thiết bị và dụng cụ đồ nghề. Bàn giao các trang thiết bị và dụng cụ đồ nghề cho giáo viên hướng dẫn. Điều 10: Ngắt tất cả các thiết bị điện trước khi ra khỏi xưởng thực hành. CÁC CÔNG VIỆC Đà LÀM Kiểm tra béc phun Kiểm tra thứ tự đánh lửa Quan sát quy trình đồng sơn xe Deawoo Laceeti 2006 Kiểm tra các cảm biến thông qua đèn check engine Quan sát bố trí các cảm biến trên xe Kia Pride Quan sát, phân biệt các loại bugi khác nhau như bugi thường, bugi có điện cực platinum của một số hang như NGK, DENSO, AUTOLITE, BOSCH, EUQUEM, LANCIA CHAMPION Súc bình xăng, cháy bóng đèn pha bên phải, thay lọc gió, thay bạc đạn máy nén. Kiểm tra bơm xăng, vệ sinh. Kiểm tra servo trợ lực thắng, thay dầu thắng Thay 2 bóng đèn sương mù bị cháy. Kiểm tra chốt cửa. Kiểm tra, vệ sinh hệ thống diều hoà không khí: vệ sinh giàn quạt lồng sóc, kiểm tra lượng gas, kiểm tra rò rỉ. Làm đồng sơn, tân trang cản trước và cản sau. Vệ sinh, kiểm tra motor đề. Kiểm tra còi xe, thay cầu chì công tắc còi bị đứt. Vệ sinh dàn quạt lồng sóc, kiểm tra motor quạt lồng sóc. Nạp ga máy lạnh. Kiểm tra công tắc nâng hạ kính ở mỗi cửa xe. Kiểm tra đèn lái (đèn hậu) Kiểm tra máy nén (có tiếng khua). Thay dàn nóng (dàn ngưng tụ). Kiểm tra quạt làm mát, hư chổi than, đề nghị thay mới. Kiểm tra phao xăng. Phao báo xăng bị rỉ chổi than, vệ sinh, cạo rỉ. Đo kiểm tra cầu chì các loại, kiểm tra hộp cầu chì dưới chân tài xế. Đo kiểm dây cao áp các loại. Dây cao áp từ bobbin ra không đạt yêu cầu. Đề nghị thay dây. Đo kiểm cảm biến nhiệt độ nước, cảm biến không hoạt động. Đề nghị thay mới. Vệ sinh kiểm tra quạt lồng sóc, motor quạt lồng sóc. Vệ sinh kiểm tra máy nén. Thay một dàn ngưng tụ. Kiểm tra bổ sung ga máy lạnh. Bọc lại màng loa trên tappi. Tháo ráp, kiểm tra, vệ sinh motor chỉnh hướng của ghế tài xế. Đo thử lửa bobin – xe dùng bobbin đơn, mỗi bugi có một bobin – hư bobbin. Thay mới các bobbin bị hư. PHẦN I: NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP ĐẶC TÍNH MÁY PHÁT ĐIỆN Ô TÔ XE HƠI Đặc tính của máy phát xoay chiều kích thích bằng nam châm vĩnh cửu Ở chế độ không tải, tức là khi Imf = 0, thế hiệu của máy phát điện bằng sức điện động cảm ứng trong cuộn dây stator: Điện trở của các đèn ký hiệu là R, còn điện trở thuần và cảm kháng của cuộn dây stator ký hiệu là r và XL trong đó XL là cảm kháng của máy phát điện. Trên hình 4.18 là sơ đồ và đặc tính cầm ô tô xe hơi tai theo số vòng quay của máy phát điện Xoay chiều kích thích bằng nam châm vĩnh cửu (không có cơ cấu điều chỉnh tự động) làm viêc với phụ tải thuần (các bóng đèn). Trong đó: 0             : Từ thông của một cặp cực nam châm ở chế độ không tải. w            : Tổng số vòng dây của cuộn dây stator. k             : Hệ số tính đến dạng đường cong của sức điện động cảm ứng. p             : Số đôi cực nam châm của rotor. n             : Số vòng quay của Cầm ô tô, xe hơi (min1). f              : Tần số của dòng điện cảm ứng trong cuộn stator, Hz. Cê = 4k.w.p/60: Hàng số Khi đóng phụ tải sức điện đồng cảm ứng sẽ tạo nên dòng điện của máy phát. Như vậy ở số vòng quay thấp (đoạn đầu của đồ thị) dòng điện phụ thuộc vào số vòng quay một cách tuyên tính.. Khi số vòng quay của máy phát điện tăng, dòng điện của nó sẽ tiến gần tới giá trị không đổi, còn hiệu điện thế của máy phát sẽ bằng độ sụt thế ở mạch ngoài, tứac là Umf= Imf.R. Nếu chọn điện trở tải cố định thì điện thế của máy phát sẽ thay đổi tỉ lệ thuận với dòng điện. Trong thưc tế, điện trở của bóng đèn có tăng lên khi cường độ dòng điện qua nó tăng, do đó hiệu điện thế máy phát tăng nhanh hơn cường độ dòng điện. Phương trình thu được còn cho thấy điện thế của máy phát điện thay đổi tỉ lê với sự thay đổi của điện trở tải trong khoảng từ Umf = 0 với R = 0 đến Umf= Uo với R = 00, vì trong máy phát điện loại này, chỉ có dòng điện Imf được tự điều chỉnh và hạn chế, còn điện thế Umf là hàm của Imf và R. Qua nghiên cứu đặc tính, chúng ta thấy rõ ràng máy phát điện Xoay chiều loại này có thể sử dụng bình thường ở số vòng quay giới hạn và với mọt trị số định mức của phụ tải. Nhược điểm này hạn chế khả năng sử dụng các máy phát điện Xoay chiều kích thích bằng nam châm vĩnh cửu, vì trong thực tế sử dụng cần phai thay đổi phụ tải. II. NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN TRÊN ÔTÔ Để cung cấp năng lượng cho các phụ tải trên ô tô xe hơi, cần phải có bộ phận tạo ra nguồn năng lượng có ích. Nguồn năng lượng này được tạo ra từ máy phát điện trên otô. Khi động cơ hoạt động, máy phát cung cấp điện cho các phụ tải van áp điện cho accu. Để bảo đảm toàn bộ hệ thống hoạt động một cách hiệu qủa, an tòan, năng lượng đầu ra của máy phát (nạp vào accu) van năng lượng yêu cầu cho các tải điện phải thích hợp với nhau. Yêu cầu đặt ra cho máy phát phụ thuộc vào kiện và cấu trúc máy phát láp trên ô tô, xe hơi hơi, được xác định bơi việc cung cấp năng lượng điện cho các tải điện và ắc quy. Có hai loại máy phát : máy phát một chiều (generator) và máy phát điện xoay chiều (alternator). Các máy phát mọt chiều được sử dụng trên ô tô, xe hơi thế hệ cũ nên trong quyển sách này không đề cập đến. Nhiệm vụ Máy phát điện xoay chiều là nguồn năng lượng chính trên ô tô, xe hơi . Nó có nhiệm vụ cung cấp điện cho các phụ tải van áp điện cho ác quy trên ô tô, xe hơi . Nguồn điện phaỉ bảo đảm một hiệu điện thế ổn định ở mọi chế độ phụ tải và thích ứng với mọi điều kiện môi trường làm việc. Yêu cầu Máy phát phải luôn tạo ra một hiệu điện thế ổn định (13,8V - 14,2V đối với hệ thống điện 14V) trong mọi chế độ làm viêc của phụ tải. Máy phát phải có cấu trúc và kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhỏ, giá thành thấp và tuổi thọ cao. Máy phát cũng phải có độ bền cao trong điêu kiên nhiệt độ và độ ấm lớn, có thê làm việc ở những vùng có nhiều bụi bấn, dầu nhớt và độ rung động lớn. Việc duy tu và bả dưỡng càng ít càng tốt. Những thông số cơ bản của hệ thống cung cấp điện. Hiệu điện thế định mức: Phải bảo đảm Uđm = 14V đối với những ô tô, xe hơi sử dụng hệ thống điện 12V, Uđm = 28V đối với những ô tô, xe hơi sử dụng hệ thống điện 24V. Công suất máy phát: Phải đảm bảo cung cấp điện cho tất cả các tải điện trên ô tô, xe hơi hoạt động. Thông thường, công suất của các PHẦN II MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU A-MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU I. Nhiệm vụ: Máy phát điện xoay chiều là nguồn năng lượng chính trên ô tô. Nó có nhiệm vụ cung cấp điện cho các phụ tải và nạp điện cho ắc quy trên ô tô. Nguồn điện phải đảm bảo một hiệu điện áp ổn định ở mọi chế độ phụ tải và thích ứng với mọi điều kiện môi trường làm việc. II. Yêu cầu: Để đảm bảo những điều kiện làm việc đặc biệt trên động cơ ô tô, máy kéo, máy phát điện phải thoả mãn những yêu cầu sau: - Máy phát luôn tạo ra một hiệu điện áp ổn định (đơn 13,8v – 14.2v đối với hệ thống điện 14v) trong mọi chế độ làm việc của phụ tải. - Có công suất và độ tin cậy cao, chịu đựng được sự rung lắc, bụi bẫn, hơi dầu máy, hơi nhiên liệu và do ảnh hưởng bởi nhiệt độ khá cao của động cơ. - Có công suất cao kích thước và trọng lượng nhỏ gọn. Đặc biệt giá thành thấp. - Việc chăm sóc và bảo dưỡng trong quá trình sử dụng càng ít càng tốt. - Đảm bảo thời gian làm việc lâu dài. III. Phân loại: Trong hệ thống điện ô tô hiện nay thường sử dụng ba loại máy phát xoay chiều sau: - Máy phát điện xoay chiều kích thích bằng nam châm vĩnh cửu, thường sử dụng trên các xe gắn máy. - máy phát điện xoay chiều kích thích bằng điện từ có vòng tiếp điện, sử dụng trên các ô tô. - Máy phát điện xoay chiều kích thích bằng điện từ không có vòng tiếp điện, thường sử dụng chủ yếu trên máy kéo và các xe chuyên dụng. B - MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU KÍCH THÍCH BẰNG ĐIỆN TỪ CÓ VÒNG TIẾP ĐIỆN I. Cấu tạo Hình 1: cấu tạo máy phát 1. Phần cảm rotor: Gồm hai má cực từ có nam châm hính móng ngựa bọc ngoài cuộn dây phần cảm lắp trên một trục. Có hai vòng than góp điện cách điện và trục. Khi có dòng điện kích thích đi vào trong cuộn dây thì hai má cực từ trở thành nam châm điện. nam châm điện có từ cực N – B xen kẻ nhau. Hình 2.1: Cấu tạo rotor. Hình 2.2: Cấu tạo rotor. 1. Chùm cực từ tính S 2. Chùm cực từ tính N 3. Cuộn dây kích thích 4. Trục rotor 5. Đường sức từ 6. Ổ bi 7. Vòng tiếp điện. 2. Phần ứng stator: Gồm một khối cực từ làm bằng nhiều lá thép non ghép lại có nhiều rãnh chứa cuộn dây phần ứng. Cuộn dây phần ứng gồm có ba pha đặt lệch nhau một góc 120 độ và nối nhau hình sao – hình tam giác. Hình 3: Cấu tạo Stator Hình 4: Các kiểu đấu dây Hình 5: stato của máy phát a. bố trí chung: 1. khối thép từ stator 2. cuộn dây 3.pha stator b. sơ đồ cuộn dây 3 pha mắc hình sao. 3. Bộ chỉnh lưu: Có nhiệm vụ biến dòng điện xoay chiều thành một chiều để chỉnh lưu dòng điện trong máy phát xoay chiều. Thường sử dụng diot silic để chỉnh lưu, trong bộ chỉnh lưu thông thường dùng 6diot, các diot được lắp trên tấm tản nhiệt làm bằng hợp kim nhôm. Ba diot dương có cực tính ở thân là ca tốt ép chặt lên tấm tản nhiệt, tấm tản nhiệt này phải cách mass với vỏ máy phát và trên tấm tản có lắp cọc dương (B). Ba diot âm có cực tính ở thân là anot được ép trên cùng một tấm tản nhiệt và lắp tiếp mass với máy phát. Các diot âm, diot dương được đấu nối tiếp nhau và nối với các đầu dây pha như hình vẽ. Hình 6 :Bộ chỉnh lưu dùng 6 diot. ¯Nguyên lý chỉnh lưu: Sơ đồ trên trình bày nguyên lý chỉnh lưu của máy phát xoay chiều ba pha đấu sao. Khi rotor quay từ thông xuyên qua các cuộn dây stator lệch nhau 1200. Qúa trình chỉnh lưu được mô tả như sau: ØGỉa sử khi rotor quay ở vị trí a =300 . Khoảng này điện áp trên Fiii dương nhất, áp trên fII âm nên có dòng điện chỉnh lưu như hình a. ØỞ vị trí a =300-600 trong khoảng này điện áp trên FI dương nhất, áp trên fII âm nên có dòng điện chỉnh lưu như hình b. ØỞ vị trí a =1800 trong khoảng này điện áp trên fII dương nhất, áp trên f III âm nên có dòng chỉnh lưu như hình c. Như vậy : Dòng điện qua R lúc nào cũng theo một chiều và điện áp chỉnh lưu (Uct) vẫn còn dạng nhấp nhô như đồ thị. Để biến đổi dòng điện xoay chiều của máy phát sang dòng điện một chiều, ta dùng bộ chỉnh lưu 6 diot, 8 diot hoặc 14 diot. Đối với máy phát có công suất lớn (P>1000), sự xuất hiện sóng đa hài bậc ba trong thành phần của hiệu điện thế pha do ảnh hưởng của từ trường các cuộn kích làm giảm công suất máy phát. Hình 7 :Bộ chỉnh lưu dùng 8 diot. Vì vậy người ta sử dụng cặp diot mắc từ dây trung hòa để tận dụng sóng đa hài bậc 3, làm tăng công suất máy phát khoảng 10-15% Hình 8 :Bộ chỉnh lưu dùng 14 diot - Các nắp trước, sau: đều đúc bằng hợp kim nhôm, loại vật liệu không dẫn từ, một mặt đỡ hở từ, mặt khác lại có ưu điểm gọn nhẹ tản nhiệt tốt …. - Chổi điện và giá đỡ: chổi điện đặt trong lỗ giá đỡ rồi dùng lò xo tỳ lên trên để chổi than luôn luôn tiếp xúc tốt với vòng tiếp điện trong dây dẫn từ II thì I được nối cột F của dòng điện từ trường, còn dây khác nối với cọc mass. - Quạt gió: được dập từ lá thép 1.5 mm hoặc đúc từ hợp kim nhôm thông thường để tránh cộng hưởng, gây ồn ào, các cánh quạt gió không phân bố đều theo chu kỳ. II.Nguyên lý làm việc : Hình 9 : cấu tạo máy phát xoay chiều kích thích kiểu điện từ Máy phát điện xoay chiều làm việc dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. - Rotor: có cuộn dây kích thích quấn trên lõi sắt từ , khi cung cấp dòng điện một chiều vào cuộn dây kích thích thông qua hai chổi than và dòng tiếp điện thì rotor sẽ trở thành một nam châm điện ( chính là phần cảm của máy phát ). - Stator: Gồm ba cuộn dây pha đặt lệch nhau 1200trên vỏ máy phát.Trong cách đấu hình sao, đầu các cuộn dây pha đã được cách điện ,các đầu còn lại nối chung với nhau (dung để nối với dây dẫn trung tính). - Khi rotor trường điện từ trên các cực của rotor sẽ lần lượt cắt ngang qua các vòng dây dẫn của các bối dây pha ở stator . Như vậy trong mỗi cuộn dây pha sẽ xuất hiện một xuất điện động cảm ứng có dạng hình sin và lệch nhau 1200. - Sức điện động của máy phát phụ thuộc vào số vòng quay của rotor , cường độ từ trường của rotor hay từ thông F và kết cấu của máy phát. E = C .n. F E : sức điện động . C : kết cấu máy phát. F : Từ thông. * Nguyên lý chỉnh lưu dòng điện dòng điện xoay chiều : Hình 10 :Nguyên lý làm việc và chỉnh lưu máy phát xoay chiều. Đặc điểm của diot là nếu cực dương của diot có điện áp lớn hơn so với cực âm thì diot sẽ cho dòng điện đi qua, ngược lại nếu điện áp cực dương nhỏ hơn so với cực âm thì dòng điện bị chặn lại không qua được. Bộ chỉnh lưu máy phát điện xoay chiều trong máy phát điện ba pha thường dùng 6diot chỉnh lưu như hình vẽ trên.Trong đó nối ba cực âm của các diot D1,D3,D5 với nhau, một trong 3 diot trên sẽ cho dòng điện đi qua nếu nó có điện áp cao nhất và nối ba cực dương của các diot D2,D4,D6 với nhau, và một trong 3 diot này sẽ cho dòng điện đi qua nếu cái nào có điện áp nhỏ nhất tại các điểm nối với các dây pha của máy phát. III. Những hư hỏng thường gặp Thông thường máy phát điện xoay trên ô tô làm việc có độ tin cậy cao hơn máy phát điện một chiều . Khi máy phát điện xoay chiều có chế độ làm việc không bình thường thì phải xem xét kỹ hiện tượng để phán đoán vị trí hư hỏng rồi từ đó mới tiến hành kiểm tra cụ thể để khắc phục .Sau đây là một số hiện tượng hư hỏng và nguyên nhân gây ra hư hỏng đó : a/ Máy phát điện bị nóng quá mức qui định : Do máy làm việc ở chế độ quá tải hoặc bộ phận làm mát có sự cố : cách kiểm tra và giải quyết như đối với máy phát điện một chiều .Ngoài ra phải kiểm tra xem các điot chỉnh lưu có bị chập không , nếu thấy điôt nào bị chập thì phải thay thế ngay . Dây quấn phần ứng hoặc dây quấn kích từ phát nóng : Dùng đồng hồ đo điện trở (ôm kế ) để kiểm tra từng bối dây ,so sánh các kết quả xem có bối dây nào bị chạm chập hay không hoặc chạm mát hay không ,phát hiện ra sự cố ở bối dây nào thì chọn cách xử lý theo cách sẽ trình bày trong phần sửa chữa dây quấn máy phát xoay chiều . b/ Điện áp phát ra không ổn định : -Đứt hoặc tiếp xúc không tốt trong mạch kích từ -Ngắn mạch giữa các vòng dây trong bối dây phần ứng -Diôt chỉnh lưu của một pha nào đó đã bị hỏng tình trạng đứt mạch -Chổi than tiếp xúc không tốt do bị ôxy hóa hoặc bị dính dầu ở các vòng tiếp xúc, vòng tiếp xúc bị mòn không điều, chổi than bị kênh, lực căn lò xo trên chổi than bị kém. Những hiện tượng này làm cho điện trở trong mạch kích thích tăng lên, do đó cường độ của dòng kích thích sẽ giảm xuống và công suất phát ra của máy bị giảm xuống. c.Máy phát không phát ra điện: -Đầu nối dây từ bộ chỉnh lưu tới đầu vào của bộ chia điện bị hở. -Cuộn dây kích thích bị hở mạch hoặc bị đứt ở bên trong. -Cuộn dây phần ứng bị chạm mass hoặc bộ chỉnh lưu đã bị hỏng không còn tác dụng chỉnh lưu để đưa dòng điện một chiều đến bộ chia điện và mạch ngoài của máy phát. d.Máy phát không nạp điện cho acquy: (ampemet chỉ sự phóng điện của ac8quy khi tốc độ quay của động cơ lớn. Nguyên nhân: Dòng tiếp xúc bị bẩn, đứt đầu dây cuộn kích thích, chổi bị kênh, cần lấy dẻ tẩm xăng lau sạch bụi bẩn chỗ bị kém ở vòng cực cần đánh sạch bằng giấy nhám. Nếu chổi than bị kênh thì lấy chổi ra và lau bụi. Đứt hoặc tiếp xúc xấu trong mạch điện khắc phục bằng cách thay dây dẫn bị hư hoặc làm sạch chỗ tiếp xúc. Máy phát có pha hoặc cuộn dây kích thích bị đứt phải tháo ra để sửa. Trường hợp chập mạch cuộn dây kích thích với mass thì tách mass của bộ ăcquy hoặc bộ đánh lửa ra và tìm chỗ chập. e.Máy phát không phát đủ công suất: Nguyên nhân: Do đai truyền đứt hoặc chập mạch cuộn dây pha của stator, hư hỏng một trong các của bộ chỉnh lưu, đứt mạch một trong các ống dây của cuộn dây kích thích cần kiểm tra cuộn dây stator, bộ chỉnh lưu, cuộn dây kích thích. f.Máy phát khi quyay có tiếng kêu: Do cổ trượt và sức căng lớn của đai truyền, hư ổ bi, không đủ lượng mỡ trong ổ bi, chỗ lắp ghép ổ bi bị mòn, rôtor chạm vào cực của stator. IV-Trình tự tháo lắp: 1.Trình tự tháo: a/ Tháo ra khỏi động cơ: +Tháo các đầu dây đến máy phát ( chú ý vị trí lắp). +Nới lỏng đai ốc giữ puli. +Giảm lực căng dây đai ,tháo dây ra khỏi puli. +Tháo máy phát ra khỏi động cơ. Hình 11: Tháo máy phát 1.dây đai 2.máy phát 3.thanh giữ b/Tháo chi tiết ra: +Vệ sinh sơ bộ máy +Vam lấy puli ra ngoài(tránh chờn ren đầu trục ). +Vam lấy then bán nguyệt ra. +Làm dấu nắp trước ,nắp sau với stator. +Tháo bốn vít giữ nắp trước, nắp sau (như hình vẽ). +Tháo nắp trước ra khỏi stator(phía có puli). +Tháo rotor. +Tháo các đầu dây stator với giàn diot +Tháo giàn diot ra khỏi nắp sau. Hình 12: Tháo đai ốc giữ pully Hình 13: Vam lấy pully ra ngoài 2.Trình tự lắp: +Được thực hiện ngược với khi tháo nhưng cần chú ý. +Các chi tiết phải vệ sinh sạch sẽ và sấy khô. +Cho một ít mỡ bò vào ổ bi. +Lắp nắp trước , nắp sau và stator phải đúng dấu . +Sau khi lắp lên động cơ có phải căng dây đai và kiểm tra sự phát điện . +Tuỳ theo kết cấu của từng loại máy phát mà ta tháo chổi than trước hoặc sau. +Đối với loại máy phát tháo chổi than sau. Khi lắp phải dung que chêm chổi than. Hình 14 :Lắp máy phát V- Kiểm tra sửa chữa : 1.Kiểm tra sữa chữa phần cơ: a/ Kiểm tra tổng quát: Kiểm tra nắp trước và nắp sau xem có biến dạng,nứt mẻ không , ren đầu trục rotor có bị chờn không . b/ Kiểm tra rotor: Hình 15: kiểm tra độ côn của rotor +Dùng panme để đo độ côn méo của vành trượt ,độ côn méo cho phép phải nhỏ hơn 0.05mm. +Kiểm tra độ lỏng vòng ngoài ổ bi với vỏ như máy phát một chiều . +Kiểm tra độ lỏng vòng trong ổ bi với trục , nếu có thì hàn đấp rồi gia công lại. +Ổ bi bị rơ thì thay mới. c/ Kiểm tra chổi than: +Kiểm tra sự tiếp xúc của chổi than với vành trượt . Nếu thấy tiếp xúc không tốt thì hàn lại. +Kiểm tra chiều dài chổi than yêu cầu phải nhỏ hơn hoặc bằng ½ chiều dài nguyên thuỷ. Hình 16:Kiểm tra chiều dài chổi than 2.Kiểm tra sữa chữa phần điện: a/ kiểm tra phần ứng stator: +Kiểm tra sự cách mát: Hình 17.Kiểm tra sự cách mass stator Dùng bóng đèn hoặc đồng hồ ôm để kiểm tra . Một đầu que dò đặt vào vỏ , một đầu đặt vào một trong ba đầu dây pha. Đèn không sáng hoặc kim đồng hồ không báo là tốt . Nếu đèn sáng hoặc kim đồng hồ báo là cuộn stator chạm mát. Ta lần lượt kiểm tra xem cuộn nào bị chạm mát bằng cách tách đầu dây chung . + Kiểm tra sự thông mạch cuộn stator: Hình 18.Kiểm tra sự thông mạch cuộn stator Dùng đèn hoặc đồng hồ để kiểm tra, ta lần lượt đặt que dòvào các đầu dây pha .Nếu đèn sáng hoặc đồng báo là tốt. + Kiểm tra sự chạm chập : Hình 19: Kiểm tra sự chạm chập của staor Dùng đồng hồ ôm lần lượt đo giá trị điện trở như hình trên của hai cuộn dây. Nếu điện trơ nhỏ hơn qui định là có sự chạm chập giữa các pha với nhau hoặc cuộn dây trong một pha. Nếu không có giá trị qui định ta so sánh giá trị ở ba lần đo UAB, UAC,UBC. Nếu bằng nhau là tốt .Nếu có chạm chập ít thì ta tẩm vecni cách điện . Nếu nhiều thì quấn lại. b/ Kiểm tra rotor phần cảm: +Kiểm tra sự cách mát cuộn dây: Hinh 20: Kiểm tra sự cách mass cuộn dây rotor Dùng bóng đèn hợăc đồng hồ ôm để kiểm tra một đầu que dò đặt vào vành trượt ,một đầu đặt vào trục nếu đèn không sáng hoặc kim đồng hồ không báo là tốt.Nếu đèn sáng hoặc kim đồng hồ báo chứng tỏ chạm mát,ta phải quấn lại rôtor. +Kiểm tra sự thông mạch cuộn dây : Hình 21: Kiểm tra sự thông mạch cuộn dây rotor Dùng bóng đèn hoặc đồng hồ ôm để kiểm tra .Nếu đèn sáng hoặc kim đồng hồ báo là tốt. +Kiểm tra sự chạm chập : Kiểm tra như trên nhưng điện trở nhỏ hơn qui định là cuộn dây bị chạm chập. 1.Kiểm tra diốt: +Dùng bóng đèn và nguồn điện ắc qui để kiểm tra : Như hình vẽ , ở hình a phân cực thuận thì đèn sáng .Hình b phân cực nghịch thì đèn không sáng. Chứng tỏ điốt còn tốt. Hình 22.1: Kiểm tra diot + Dùng đồng hồ ôm để kiểm tra : Hình 22.2: Kiểm tra diot Nếu đồng hồ ôm chỉ ở vị trí như hình vẽ thì điốt còn tốt. VI. Kiểm tra sức phát điện sau khi lắp: Sau khi lắp máy phát lên động cơ ta có thể kiểm tra sức phát điện của máy phát như sau: -Đấu dương với cọc kích thích của máy phát như hình vẽ. - Cho động cơ làm việc tăng dần tốc độ động cơ lên trên không tải dùng đoạn dây nối từ(+) ắc qui chạm (+) máy phát khoảng vài giây lấy ra , sau đó tăng tốc độ động cơ lên khoảng trung bình . - Dùng đồng hồ vôn kiểm tra điện áp máy phát phải lớn , nếu không có đồng hồ vôn thì dùng bóng đèn ,yêu cầu cường độ sáng phải mạnh (khi dùng bóng đèn tăng tốc động cơ từ từ để xem cường sáng, không được tăng tốc quá caosẽ làm đứt bóng đèn . *CHÚ Ý: Khi kiểm tra sức phát điện của máy phát xoay chiều tuyệt đối không dùng đoạn dây nối từ dương máy phát quẹt ra mát . Vì như thế sẽ làm thủng diốt. Hình 23:Kiểm tra sức phát điện sau khi lắp NHẬN XÉT VÀ RÚT KINH NGHIỆM 1. Nhận xét: a. Ưu điểm: - Grage có những trang thiết bị cơ bản và công nghệ hiện đại rất có ích cho công việc kiểm tra sửa chữa oto. - Sự quản lý công việc rất hợp lý, làm việc và nghỉ đúng giờ quy định, - Nội quy của xưởng thực hiện nghiêm túc. - Môi trường làm việc thoáng mát, - Sắp xếp xe ra vào xưởng sửa chữa hợp lý. b. Nhược điểm: - Khối lượng công việc hiện nay rất nhiều...Nhưng garage còn thiếu về nhân lực làm việc để đảm bảo kịp thời về thời gian giao xe cho khách hàng. - Mong rằng trong thời gian tới Chủ garage sẽ sớm khắc phục nhược điểm này./. 2. Rút kinh nghiệm: Kết thúc quá trình thực tập tại xưởng garage em được học hỏi nhiều kiến thức quan trọng về sự quản lý sắp xếp công việc của một người chủ garage. Biết được nhân cách của một người thợ sửa chữa oto phải làm việc chính xác kỹ càng không được sơ xuất, học hỏi được những điểm cần đánh dấu trước khi tháo lắp, kiểm tra sửa chữa. Qua thời gian thực tập mặc dù bản thân em đã cố gắng rất nhiều nhưng cũng còn nhiều thiếu sót cần phải khắc phục. Rất mong được sự góp ý, chỉ dạy của các thầy cô trong bộ môn, sự góp ý nhiệt tình của anh Bình chủ Garage và sự góp ý của các bạn đề em khắc phục nhược điểm và hoàn thiện mình hơn... Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn./. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua một thời gian tìm hiểu thực tế, nghiên cứu tài liệu, cùng với kiến thức đã được học trong trường, sự nỗ của bản thân và được sự giúp đỡ của các thầy trong bộ môn ô tô và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy Phan Duy Tuấn đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình làm Chuyên đề, đến nay em đã hoàn thành chuyên đề này. Trên đây là toàn bộ nội dung chuyên đề mà em đã thực hiện Trong quá trình thực hiện đề tài do điều kiện chưa được đầy đủ, kiến thức của mình còn hạn chế vì vậy không thể tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô trong bộ môn và sự góp ý của các bạn để đề tài của em hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy trong bộ môn ô tô, cảm ơn thầy Phan Duy Tuấn cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề được giao. Gia Lai, ngày 24 tháng 08 năm 2013 Học sinh thực hiện Phanh Thanh Tú

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbc_may_phat_dien_hoang_1718.doc