Đồ án Nghiên cứu tổng quan về WiMAX, nhiễu và ảnh hưởng của nhiễu trong WiMAX

MỞ ĐẦU *** Ngày nay nhu cầu thông tin liên lạc của con người ngày càng cao, nhất là đối với các thiết bị không dây tốc độ cao, băng thông rộng như điện thoại không dây, internet không dây . để mọi người có thể liên lạc với nhau ở mọi lúc, mọi nơi và quan trọng hơn là việc mở rộng dân trí cho người dân ở các vùng xa xôi hẻo lánh trên đất nước ta, nơi mà cơ sở hạ tầng viễn thông chưa đến được. Hiện nay đã có rất nhiều hệ thống mạng không dây ra đời như là WiFi, bluetooth . và một trong số đó có thể đáp ứng được nhu cầu trên là WiMax. WiMAX chủ yếu cung cấp dịch vụ internet không dây với giá thành rẻ, tốc độ truyền cao kết nối đến các thiết bị đầu cuối trong một khoảng cách truyền lớn. Hiện nay, ở nước ta WiMAX đang được thử nghiệm ở tỉnh miền núi như: Lào Cai,Cao Bằng. Mặc dù có những khó khăn bước đầu, nhưng em tin với sự đầu tư đúng hướng của Đảng và nhà nước dành cho Wimax thì nó sẽ được phát triển ra toàn quốc. Tuy nhiên, việc triển khai hệ thống còn gặp nhiều khó khăn do những ảnh hưởng có tính truyền thống của mạng không dây. Vì vậy, em đã chọn đề tài “Nghiên cứu tổng quan về WiMAX, nhiễu và ảnh hưởng của nhiễu trong WiMAX”. Trong đề tài này, em đi sâu tìm hiểu những kỹ thuật khắc phục nhiễu của WiMAX mà ở các thế hệ trước chưa có được, ảnh hưởng của kênh truyền đến chất lượng truyền tín hiệu. Với cỏ sở lý thuyết này, em đã mô phỏng trực quan chứng minh ảnh hưởng của nhiễu và biên pháp khắc phục bằng ngôn ngữ Matlab. Đồ án gồm có năm chương: Chương 1: Tổng quan về kỹ thuật điều chế OFDM. Chương 2: Giới thiệu về WiMAX. Chương 3: Ảnh hưởng của nhiễu trong WiMAX và các biện pháp khắc phục. Chương 4: Ảnh hưởng của kênh vô tuyến đến truyền dẫn tín hiệu. Chương 5: Chương trình mô phỏng và hường phát triển đề tài. Để hoàn thành đồ án này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Văn Tuấn và các thầy cô giáo trong Khoa Điện Tử-Viễn Thông ĐH Bách Khoa Đà Nẵng.

doc93 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2432 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu tổng quan về WiMAX, nhiễu và ảnh hưởng của nhiễu trong WiMAX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động của máy phát. Sau khi chuyển xuống tần số thấp và lọc để loại bỏ những tần số không mong muốn. Tín hiệu băng tần cơ sở sẽ được chuyển thành tín hiệu số bởi bộ ADC, tín hiệu này được giải điều chế và giải mã để khôi phục lại tín hiệu đó thành chuỗi bit gốc. Kênh truyền thông biễu diễn môi trường vật lý giữa máy phát và máy thu và đây là nơi có ảnh hưởng lớn đến chất lượng truyền tín hiệu sẽ dược đề cập ở chương sau. Sau đây là những mô tả về ảnh hưởng có quy mô lớn trong kênh vô tuyến băng rộng, đó là hiện tượng suy hao, tạo bóng, nhiễu đồng kênh(CCI),multipath và hiện tượng Doppler trong hệ thống thông tin di động. 3.3. Ảnh hưởng của nhiễu trong hệ thống vô tuyến 3.3.1. Suy hao(pathloss) Sự khác nhau rõ rệt giữa kênh vô tuyến và hữu tuyến là lượng công suất truyền đạt đến máy thu. Giả sử rằng ăng-ten đẳng hướng được sử dụng, như thể hiện ở hình 3.2, năng lượng của tín hiệu truyền mở rộng trên mặt các hình cầu song song, vì vậy năng lượng nhận được tại ăng ten thu có khoảng cách d tỷ lệ nghịch với diện tích bề mặt cầu, (4πd2). Suy hao được tính theo công thức lan truyền không gian tự do: (3.1) trong đó Pr và Pt lần lượt công suất thu và nhận và λ là chiều dài của bước sóng. Nếu ăng-ten hướng tính được dùng tại máy phát và máy thu, thì sẽ có độ lợi là Gt và Gr và công suất nhận tăng được hay không là nhờ vào độ lợi của ăng-ten. Một mặt quan trọng khác của công thức(3.1) là từ c=fc.λ nên λ=c/fc , công suất nhận được sẽ giảm bình phương lần theo tần sóng mang. Hay nói một cách khác, với công suất phát đã cho, thì sẽ có khoảng suy giảm khi tần số tăng lên. Điều này có ảnh hưởng quan trọng đến các hệ thống có tốc độ dữ liệu cao. Để tính toán chính xác, người ta thường dùng công thức kinh nghiệm sau đây để tính toán cho suy hao của kênh kinh nghiệm: (3.2) Trong công thức (3.2) có thêm ba thành phần là P0 , d0 và α. P0 là công suất suy hao đo được trên khoảng cách tham chiếu là d0 và thường được chọn là 1m. Trên thực tế, P0 thường được lấy xấp sỉ là một vài dB. α là số mũ suy hao và đại lượng này được cho trong bảng. Hình 3.2. Mô hình truyền sóng trong không gian tự do Để khắc phục được nhiễu do sự suy hao đường truyền này thì cần chú ý những điều sau: Chiều cao của ăng-ten phải được tính đến là có chiều cao phù hợp. Tần số sóng mang sử dụng. Khoảng cách giữa hai ăng-ten phát và thu. 3.3.2. Che chắn(shadowing) Hình 3.3. Hiện tượng che chắn trên đường truyền tín hiệu Như ta đã biết, sự suy hao ảnh hưởng đến công suất tại máy thu có liên quan đến khoảng cách giữa máy phát và máy thu. Tuy nhiên, còn nhiều nhân tố khác có thể có ảnh hưởng lớn đến tổng công suất thu được. Ví dụ, cây cối và nhà cửa có thể được đặt tại vị trí ở giữa máy phát và máy thu, những vật cản này sinh ra đường truyền tạm thời và gây ra sự suy giảm tạm thời cường độ tín hiệu thu. Hay nói một cách khác, đường truyền thẳng tạm thời này sẽ làm cho công suất thu bất thường, và được gọi là hiện tượng che chắn(shadowing), như được trình bày ở hình 3.3 sau đây: Hình 3.3. Hiện tượng che chắn trên đường truyền tín hiệu Xét trong vùng có phạm vi nhỏ thì hiện tượng suy hao đường truyền và che chắn là không đáng kể và có giá trị cho phép mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng tín hiệu thu tại máy thu. 3.3.3. Nhiễu đồng kênh CCI Hình 3.4. Giao thoa xuyên kênh Đây là một loại can nhiễu xảy ra khi hai tín hiệu phát đi ở cùng một tần số đến cùng một bộ thu. Trong thông tin tế bào thì can nhiễu thường được gây ra bởi một cell khác hoạt động ở cùng tần số(hình 3.4) Để hình dung, chúng ta lấy ví dụ ném hòn đá xuống nước. Việc ta ném nhiều hòn đá xuống nước tương đương như nhiều cuộc gọi khác nhau cùng bắt đầu. Vậy trạm gốc ở vị trí nào đó trong hồ làm sao phân biệt được tín hiệu của nguồn nào và từ hướng nào đến. Đây chính là vấn đề của giao thoa xuyên kênh hay còn gọi là nhiễu đồng kênh. Như chúng ta đã biết, các hệ thống ăngten tập trung đều tín hiệu trong một vùng không gian rộng lớn. Các tín hiệu có thể không đến được với người sử dụng mà ta mong muốn, nhưng chúng có thể trở thành can nhiễu cho những người sử dụng khác có cùng một tần số trong cùng một tế bào hay những tế bào kế cận. Can nhiễu là nhân tố chính quyết định đến chất lượng của hệ thống không dây do đó việc điều khiển được can nhiễu sẽ giúp cải thiện đáng kể được đáng kể được dung lượng của hệ thống. 3.3.4. Hiện tượng đa đường(multipath) Multipath là hiện tượng khi mà tín hiệu radio được phát đi bị phản xạ trên các bề mặt vật thể tạo ra nhiều đường tín hiệu giữa trạm gốc và thiết bị đầu cuối sử dụng. Kết quả là tín hiệu đến các thiết bị đầu cuối sử dụng là tổng hợp của tín hiệu gốc và các tín hiệu phản xạ.(hình 3.5) Chúng ta trở lại ví dụ ném một hòn đá xuống hồ nước. Các vòng sóng phát đi từ điểm ném là những đường tròn đồng dạng chỉ khác nhau về biên dộ sóng. Việc phát đơn hướng một tín hiệu cũng tương tự như vậy. Với một trạm gốc ở một cự ly nào đó từ sóng gốc. Nếu mẫu tín hiệu không bị nhiễu thì trạm gốc không khó khăn gì trong việc phân biệt các sóng. Nhưng khi các vòng sóng này chạm vào bờ thì nó bị phản xạ lại và giao thoa với sóng gốc ban đầu. Khi kết hợp với nhau chúng có thể yếu đi hay mạnh lên. Đây chính là vấn đề của nhiễu đa đường Hình 3.5. Hiện tượng multipath Các vấn đề có liên quan đến nhiễu đa đường: Hình 3.6. Hai tín hiệu multipath Một trong những hệ quả của hiện tượng multipath mà chúng ta không mong muốn là các tín hiệu sóng tới từ những hướng khác nhau khi tới bộ thu sẽ có sự trễ pha và vì vậy khi bộ thu tổng hợp các sóng tới này sẽ không có sự phối hợp về pha(hình 3.6) Điều này sẽ ảnh hưởng đến biên độ tín hiệu, biên độ tín hiệu sẽ tăng khi các tín hiệu sóng tới cùng pha và sẽ giảm khi các tín hiệu này ngược pha. Trường hợp đặc biệt nếu hai tín hiệu ngược pha 1800 thì tín hiệu sẽ bị triệt tiêu(hình 3.7) Hình 3.7. Hai tín hiệu multipath ngược pha nhau 1800 Hình 3.8. Hiện tượng pha đinh Hiện tượng pha đinh: khi sóng của các tín hiệu đa đường ngược pha, cường độ tín hiệu sẽ bị giảm. Hiện tượng này vẫn được biết đến là “Rayleigh pha đinh” hay còn gọi là “pha đinh nhanh”. Sự suy giảm thay đổi liên tục hình thành những khe như hình chữ V. Cường độ tín hiệu bị thay đổi thất thường và rất nhanh chóng gây ra sự suy giảm về chất lượng.(hình 3.8) Một hệ quả nữa của hiện tượng multipath là “trải trễ” tức là khi bị phản xạ thành nhiều tín hiệu khác nhau thì các tín hiệu sẽ đến bộ thu ở những thời điểm khác nhau gây ra hiện tượng giao thoa liên ký tự(intersymbol interference). Khi xảy ra hiện tượng này thì tốc độ bit sẽ tăng lên làm giảm đáng kể chất lượng của hệ thống. 3.3.5. Hiện tượng Doppler Hiện tượng Doppler cũng là một hiện tượng nhiễu khác cũng khá phổ biến trong các hệ thống thông tin di động. Hiện tượng Doppler được xác định khi một nguồn sóng và máy thu đang di chuyển liên quan đến với nhau. Khi máy thu di chuyển về phía trước (cùng chiều với máy phát ra nguồn sóng), tần số của tín hiệu thu sẽ cao hơn tín hiệu nguồn. Hình 3.9 là một ví dụ về sự thay đổi về cường độ của thiết bị âm thanh của xe ôtô khi nó di chuyển cùng chiều và ngược chiều với hai observer [6] Hình 3.9. Hiện tượng Doppler 3.4.Các biện pháp nhằm giảm ảnh hưởng của nhiễu được sử dụng trong WiMAX 3.4.1. Tái sử dụng tần số phân đoạn[2] Đây là một phương pháp nhằm nâng cao chất lượng kết nối của các thuê bao do ảnh hưởng của can nhiễu cùng kênh(CCI) Trong WiMAX di động hỗ trợ tái sử dụng tần số bằng 1, nghĩa là tất cả các tế bào /sector hoạt động trên cùng một kênh tần số nhằm tối đa hóa hiệu quả sử dụng phổ. Tuy nhiên, do can nhiễu cùng kênh(CCI) rất mạnh trong triển khai tái sử dụng tần số bằng 1, cho nên các thuê bao tại rìa tế bào giảm cấp chất lượng kết nối. Với WiMAX di động, các thuê bao hoạt động trên các kênh con, chỉ chiếm một đoạn nhỏ của toàn bộ băng thông kênh; vấn đề can nhiễu biên tế bào có thể được khắc phục dễ dàng bằng việc tạo cấu hình sử dụng kênh con một cách hợp lý mà không cần viện đến quy hoạch tần số truyền thống. Trong WiMAX di động, việc tái sử dụng kênh con linh hoạt được tạo điều kiện dễ dàng nhờ sự phân đoạn kênh con và vùng hoán vị. Một đoạn là một phần nhỏ các kênh con OFDMA khả dụng (một đoạn có thể bao gồm tất cả các kênh con). Một đoạn được sử dụng cho triển khai một trường hợp MAC duy nhất. Vùng hoán vị là một số các ký tự OFDMA liền kề nhau trong DL hoặc UL sử dụng cùng một phép hoán vị. Khung con của DL hoặc UL có thể chứa nhiều hơn một vùng hoán vị Mô hình tái sử dụng kênh con có thể được cấu hình sao cho các thuê bao gần sát trạm gốc hoạt động trong vùng có tất cả các kênh con khả dụng. Trong khi đó, đối với các thuê bao rìa, mỗi tế bào hoặc sector hoạt động trong vùng chỉ có một phần nhỏ của tất cả các kênh con là khả dụng. Trong hình 3.11, F1, F2 và F3 biểu thị các tập hợp kênh con khác nhau trong cùng một kênh tần số. Với cấu hình này, tái sử dụng tần số bằng một “1” của toàn tải được duy trì cho các thuê bao trung tâm để tăng tối đa hiệu quả phổ, và tái sử dụng tần số phân đoạn được cài đặt cho các thuê bao rìa nhằm đảm bảo chất lượng kết nối và thông lượng của thuê bao rìa. Quy hoạch tái sử dụng kênh con có thể được tối ưu hóa một cách năng động qua các sector hoặc các tế bào dựa trên tải của mạng và các điều kiện can nhiễu trên cơ sở từng khung một. Do vậy, tất cả các tế bào hoặc các sector đều có thể hoạt động trên cùng một kênh tần số mà không cần gì đến quy hoạch tần số. Hình 3.10. Mô hình tái sử dụng tần số phân đoạn 3.4.2. Các biện pháp giảm pha đinh[4] Đặc tính pha-đinh là sự khác nhau quan trọng nhất giữa việc thiết kế hệ thống thông tin vô tuyến và hữu tuyến. Do pha-đinh lựa chọn tần số là nổi bật nhất trong các kênh băng rộng- và do độ rộng băng của kênh băng rộng là lớn hơn rất nhiều độ rộng băng phù hợp BC –nên chúng ta đề cập đến các kênh với sự phân tán thời gian hay lựa chọn tần số trong pha-đinh băng rộng và đến các kênh chỉ với sự phân tán về tần số hay lựa chọn thời gian trong pha-đinh băng hẹp. Bây giờ, chúng ta xem xét và chỉ ra sự khác nhau giữa pha-đinh băng rộng và pha-đinh băng hẹp để từ đó các biện pháp khắc phục. 3.4.2.1. Pha đinh băng hẹp(pha đinh phẳng) Ảnh hưởng của pha đinh này là đáng kể khi khoảng cách truyền tăng, lúc này cường độ tín hiệu thu sẽ bị giảm đáng kể vì suy hao thay đổi đáng kể. Tính di chuyển của các thuê bao trên khoảng cách lớn(>>λ) và sự thay đổi đặc điểm địa hình, sẽ ảnh hưởng đến suy hao và công suất thu thay đổi chậm. Có rất nhiều các kỹ thuật khác nhau được sử dụng để khắc phục pha-đinh băng hẹp, nhưng cách phổ biến nhất và thường được dùng nhất là phân tập.Trong thông tin vô tuyến tốc độ cao, chỉ có sự phân tập mới khắc phục được hiện tượng pha-đinh này . Các loại phân tập thường dùng là: Phân tập thời gian Hai phương pháp quan trọng của phân tập thời gian là mã hóa/đan xen và điều chế thích nghi (AMC). Kỹ thuật mã hóa và đan xen đưa vào một cách linh hoạt để tăng độ dư thừa trong tín hiệu được truyền đi; điều này làm cho tốc độ của tín hiệu giảm và vì vậy mà giảm đươc lỗi bit. Các máy phát cùng với việc điều chế thích nghi sẽ có thông tin về kênh truyền. Và vì vậy, chúng sẽ chọn kỹ thuật điều chế mà đạt được tốc độ dữ liệu cao nhất có thể được trong khi vẫn giữ được BER ở mức yêu cầu. (3.3) Trong phương trình (3.3), với M tăng, BER cũng tăng. Vì tốc độ dữ liệu tỷ lệ với log2M, chúng ta muốn chọn kích thước mẫu tự lớn nhất để mà đạt được BER theo yêu cầu. Nếu kênh có sự suy giảm mạnh thì sẽ không có ký hiệu nào được gửi đi để tránh tạo lỗi. Điều chế thích nghi và mã hóa là một phần tích hợp trong chuẩn WiMAX. Và được để cập kỹ hơn trong phần sau. Phân tập không gian Hình 3.11. Phân tập lựa chọn hai nhánh đơn loại đi hầu hết sự suy giảm mạnh Phân tập theo không gian là một dạng phân tập khác cũng khá phổ biến và có hiệu quả, thường được thực hiện bằng cách sử dụng hai hay nhiều hơn các ăng-ten tại cả máy phát và máy thu hay chỉ có ở máy phát hoặc máy thu. Phân tập này còn được biết đến với tên gọi là hệ thống MIMO. Dạng đơn giản nhất của phân tập theo không gian bao gồm hai ăng-ten thu, đó là nơi mà hai tín hiệu mạnh nhất được chọn. Nếu các ăng-ten được đặt cách nhau một cách phù hợp, thì hai tín hiệu nhận được sẽ chịu ảnh hưởng một cách xấp xỉ hiện tượng pha-đinh không tương quan với nhau. Kiểu phân tập này được gọi một cách hợp lý là phân tập lựa chọn và được minh họa trong hình 3.11 như sau: Kỹ thuật đơn giản này đã loại bỏ hoàn toàn một nửa tín hiệu nhận được nhưng hầu hết sự suy giảm mạnh đã được tránh và SNR trung bình cũng được tăng lên. Các dạng phức tạp hơn của phân tập không gian bao gồm các mảng ăng-ten(hai hay nhiều hơn hai ăng-ten) với tỷ số kết nối lớn nhất, phân tập phát sử dụng mã hóa không gian- thời gian, và kết nối sự phân tập giữa đầu phát và đầu thu. Các kỹ thuật báo hiệu không gian được mong đợi để quyết định việc đạt được hiệu suất phổ cao trong WiMAX. Phân tập theo tần số Phương pháp này được sử dụng để khắc phục hiện tượng pha đinh băng rộng và sẽ được đề cập kỹ hơn ở phần sau. 3.4.2.2. Pha-đinh băng rộng(pha đinh lựa chọn tần số) Như đã biết, pha-đinh lựa chọn tần số gây ra sự phân tán trong miền thời gian, điều này làm cho các ký hiệu lân cận giao thoa với nhau trừ khi T>>τmax . Do tốc độ dữ liệu tỷ lệ với 1/T , hệ thống có tốc độ dữ liệu cao hầu như lúc nào cũng có lan truyền trễ đa đường đáng kể, khi T<<τmax, và kết quả là bị nhiễu liên ký hiệu nghiêm trọng. Việc lựa chọn kỹ thuật để chống lại nhiễu ISI một cách có hiệu quả là một quyết định quan trọng trong việc thiết kế bất kỳ hệ thống tốc độ cao. Rất nhanh chóng là OFDM là sự lựa chọn phổ biến nhất cho việc chống lại ISI. 3.4.2 3. Bộ cân bằng[1] Bộ cân bằng Equalizer được dùng để loại bỏ nhiễu liên ký hiệu (Intersymbol Interference_ISI) và các nhiễu nhiệt (noise) được thêm vào. Nhiễu ISI sinh ra do sự trải trễ của các xung phát dưới tác động phân tán tự nhiên của kênh truyền. Điều này dẫn đến sự chồng lấn của các xung kế cận nhau gây ra nhiễu liên ký tự. Chẳng hạn như trong môi trường tán xạ đa đường, một ký hiệu có thể được truyền theo các đường khác nhau, đến máy thu ở các thời điểm khác nhau, do đó có thể giao thoa với các ký tự khác. Hình 3.13. Sơ đồ khối của mô hình kênh truyền Trên hình 3.13, ta thấy tín hiệu x(t) được diều chế bốn mức (Pulse Amplitude Modulated_PAM), tín hiệu x(t) được phát qua kênh có đáp ứng xung h(t). Nhiễu nhiệt noise n(t) được thêm vào. Ta thấy tín hiệu thu được là r(t) đã bị méo dạng so với tín hiệu phát x(t). Hình 3.14. Kênh truyền và bộ cân bằng Để khắc phục nhiễu ISI và cải thiện chất lượng của hệ thống, có nhiều phương pháp khác nhau nhưng phương pháp được đề cập nhiều nhất là sử dụng bộ cân bằng Equalizer được sử dụng để bù lại các đặc tính tán xạ thời gian của kênh truyền. 3.4.2.4. Mã hóa và điều chế thích nghi[4] Mã hóa và điều chế thích nghi là một phương pháp được sử dụng trong phân tập theo thời gian . Trong hệ thống WiMAX, việc sử dụng mã hóa và điều chế thích nghi với mục đích là thích nghi với sự dao động của kênh truyền do ảnh hưởng của nhiễu. Với đặc tính này sẽ cho phép hệ thống có thể khắc phục được những ảnh hưởng của pha đinh lựa chọn thời gian. Hình 3.15. Mối quan hệ giữa vùng phủ sóng và phương pháp điều chế được sử dụng Ý tưởng cơ bản này hoàn toàn đơn giản và được trình bày như sau: Việc truyền dữ liệu tốc độ cao có thể đạt được khi kênh truyền tốt, tốc độ truyền sẽ thấp hơn nếu kênh truyền không tốt, với mục đích là tránh gây ra lỗi. Tốc độ dữ liệu thấp có thể đạt được bằng cách sử dụng chòm điểm nhỏ, như là QPSK, và các mã có tốc độ sửa lỗi thấp, như là mã chập và mã tourbo ½. Tốc độ dữ liệu cao hơn có thể đạt được với chòm điểm lớn, như là 64QAM, và mã hóa sửa lỗi chống nhiễu, ví dụ, mã chập hay mã turbo có tốc độ ¾ hay mã LDPC. Sơ đồ khối thể hiện nguyên lý hoạt động của hệ thống mã hóa điều chế thích nghi AMC được cho bởi hình 3.17 sau đây: Hình 3.16. Sơ đồ khối mã hóa và điều chế thích nghi (AMC) Để đơn giản, đầu tiên chúng ta xem một hệ thống người dùng truyền nhanh tín hiệu thông qua kênh với SINR luôn thay đổi; ví dụ, kênh truyền phụ thuộc vào pha-đinh. Mục đích của máy phát là truyền dữ liệu từ hàng bit nhanh đến mức có thể, và được giải điều chế và giải mã một cách chính xác tại máy thu. Hồi tiếp (feedback) sẽ quyết định mã hóa và điều chế nào được sử dụng để phù hợp với điều kiện của kênh truyền thông qua tham số SINR. Máy phát cần biết giá trị SINR của kênh (), giá trị này được xác định khi SINR nhận được chia cho công suất phát Pt, là một hàm của . Do đó, SINR nhận được là Hình 3.17. Thông lượng của các phương pháp điều chế và tốc độ mã hóa khác nhau. Hình 3.18 minh họa việc sử dụng sáu cách mã hóa và điều chế trong số các định dạng chung của WiMAX. Nó có thể đạt được các mức hiệu suất phổ khác nhau tùy thuộc vào phương pháp mã hõa và điều chế sử dụng. Điều này cho phép dung lượng tăng lên khi SINR tăng lên theo công thức Shannon Trong trường hợp này, tốc độ dữ liệu thấp nhất là QPSK và mã turbo tốc độ ½; tốc độ dữ liệu cao nhất trong định dạng của WiMAX là 64QAM và mã turbo tốc độ ¾. Thông lượng đạt được, được chuẩn hóa bởi độ rộng đã được xác định (3.4) Trong đó: BLER là tỷ lệ block lỗi. r ≤1 là tốc độ mã hóa. M số điểm trong một chòm điểm. Ví dụ: 64QAM với tốc độ mã hóa là ¾ đạt được thông lượng tối đa là 4.5bps/Hz, khi BLER 0; QPSK với tốc độ mã hóa là ½ sẽ đạt được thông lượng trong trường hợp tốt nhất là 1bps/Hz. Kết quả được thể hiện ở đây là cho trường hợp lý tưởng của kiến thức kênh tối ưu và không truyền ngược lại như ARQ. Trong thực tế, viêc hồi tiếp sẽ bị trễ và có thể còn bị giảm do việc dự đoán kênh không chính xác hay lỗi trong kênh hồi tiếp về (feedback). Hệ thống WiMAX bảo vệ chặt chẽ các kênh hồi tiếp với việc sửa lỗi. Vì vậy, nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm có thể suy giảm, điều này gây cho việc dự đoán kênh trở nên lỗi thời nhanh chóng. Theo kinh nghiệm, với tốc độ hơn 30km/h trên tần số sóng mang 2,100MHz, thì các cấu hình hồi tiếp không cho phép thông tin trạng thái của kênh truyền một cách kịp thời và chính xác về máy phát. 3.4.2.5. Mã hóa kênh(channel coding) Trong chuẩn IEEE 8.2.16e-2005, mã hóa kênh là một khối chức năng của lớp vật lý trong WiMAX. Nhiệm vụ của lớp này là làm cho tín hiệu truyền đi trong môi trường kênh ít bị sai do ảnh hưởng của pha-đinh. Làm cho phía thu dễ khôi phục lại tín hiệu.[10] S/N BER Frequency-selective channel Flat fading channel AWGN channel (LOS) Channel Coding Hình 3.18. Vai trò của mã hóa kênh trong việc giảm BER và khắc phục lỗi gây ra cho tín hiệu truyền do pha-đinh Mã hóa kênh bao gồm ba bước sau đây: 1) Randomization: Ngẫu nhiên hoá luồng bit dữ liệu. Điều này sẽ tốt hơn cho việc sửa lỗi Forward Error Correction(FEC). Bộ Scrambler được thực hiện bởi các thanh ghi dịch hồi tiếp tuyến tính 2) FEC: Trong khối FEC gồm có ba khối nhỏ là Reed-Solomon Coder, Covolutional Coder, và khối Puncturing. Trong 3 khối này thì khối Reed-Solomon là phức tạp nhất. Khối này làm nhiệm vụ mã hoá dữ liệu và thêm các khoảng trống vào luồng bit để tạo điều kiện cho máy thu dò tìm và sửa lỗi. Trong khối này dữ liệu được mã hoá convolutional, tuy nhiên trước khi dữ liệu đưa vào khối convolutional encoder thì nó phải được mã hoá Reed-Solomon. Cuối cùng luồng dữ liệu sẽ được đưa qua khối Puncturing để giảm số bit truyền. 3) Interleaving: sắp xếp lại các khối của bit dữ liệu bằng cách đưa các bit mã hoá kề nhau vào các sóng mang không liên tiếp để bảo vệ chống lại lỗi burst. Kích cỡ khối bằng số bit được mã hóa trong symbol OFDM đơn giản. Kích cỡ của symbol được xác định bởi số sóng mang dữ liệu và cách điều chế. Hình 3.19. Sơ đồ khối chức năng của mã hóa kênh Data to transmit Randomizer FEC Bit Interleaver Modulation Data to transmit 3.5. Kết luận chương Chương này đã khái quát được những ảnh hưởng và biện pháp khắc phục nhiễu của hệ thống WiMAX. Và dựa vào đó để xây dựng mô hình toán học được nói kỹ trong chương tiếp theo. CHƯƠNG 4 ẢNH HƯỞNG CỦA KÊNH VÔ TUYẾN ĐẾN TRUYỀN DẪN TÍN HIỆU 4.1. Giới thiệu chương Khi nghiên cứu hệ thống thông tin, việc tạo ra các mô hình kênh đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng hoạt động của hệ thống. Mô hình kênh trình bày quan hệ vào ra của kênh ở dạng toán học hoặc thuật toán. Khi nghiên cứu các thuật toán, giải thuật để hạn chế những ảnh hưởng của kênh truyền, điều cần thiết là phải xây dựng các mô hình có thể xấp xỉ môi trường truyền dẫn một cách hợp lý. Chương này giới thiệu những đặc tính, ảnh hưởng của kênh truyền đồng thời đưa ra mô hình toán học của kênh vô tuyến di động. 4.2. Kênh fading đa đường (multipath fading channel)[4] Trong hệ thống thông tin vô tuyến, do các hiện tượng như phản xạ, tán xạ, khúc xạ, nhiễu xạ… tín hiệu truyền từ bộ phát tới bộ thu sẽ bị tách thành nhiều thành phần (giống với tín hiệu gốc) và mỗi thành phần sẽ có những đường đi khác nhau. Hiện tượng này được gọi là truyền dẫn đa đường (multipath propagation). Để có thể hiểu rõ hơn bản chất của kênh fading đa đường, chúng ta sẽ tìm hiểu các khái niệm, hiện tượng xảy ra khi truyền tín hiệu qua kênh vô tuyến di động như các thông số của kênh fading đa đường, hiệu ứng doppler, mô hình đáp ứng xung, phân bố Rayleigh và Ricean… 4.2.1. Thông số tán xạ thời gian (Time dispersion parameter) Để phân biệt, so sánh tính chất của các kênh truyền dẫn đa đường, người ta sử dụng các thông số tán xạ thời gian như mean excess delay (độ trễ trung bình vượt mức), rms delay spread (trễ hiệu dụng) và excess delay spread (trễ vượt mức). Các thông số này có thể được tính từ đặc tính công suất truyền tới bộ thu của các thành phần đa đường (power delay profile). Excess delay, , là khoảng thời gian chênh lệch giữa tia sóng đang xét với thành phần đến bộ thu đầu tiên. Tính chất tán xạ thời gian (time dispersive) của kênh truyền dẫn đa đường dải rộng được thể hiện qua thông số mean excess delay, , và rms delay spread, . được định nghĩa là moment cấp một của power delay profile [4]: (4.1) ak, : biên độ, công suất thành phần thứ k của tín hiệu đa đường. Rms delay spread () là căn bậc hai moment trung tâm cấp hai của power delay profile: (4.2) với (4.3) 4.2.2. Dải thông kết hợp (coherence bandwidth) (4.4) Trong khi delay spread là một hiện tượng tự nhiên do sự phản xạ và tán xạ khi truyền tín hiệu qua kênh vô tuyến, dải thông kết hợp, Bc, được định nghĩa từ rms delay spread. Dải thông kết hợp là khoảng tần số mà kênh truyền có thể được coi là “phẳng” (nghĩa là kênh truyền cho qua tất cả các thành phần có phổ nằm trong khoảng tần số đó với độ lợi gần như nhau và pha gần như tuyến tính). Hai sóng sin có tần số chênh lệch nhau lớn hơn Bc sẽ bị ảnh hưởng hoàn toàn khác nhau bởi kênh. Dải thông kết hợp được định nghĩa như là khoảng tần số mà hàm tương quan giữa các tín hiệu có tần số trong khoảng này lớn hơn 0.9, khi đó [sách]: Nếu chỉ cần hàm tương quan lớn hơn 0.5 thì: (4.5) 4.2.3. Phổ doppler (doppler spectrum) Trong phần này, chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu ảnh hưởng của doppler shift và việc truyền 1 sóng mang chưa điều chế tần số fc từ BS. Một MS di chuyển theo hướng tạo thành một góc với tín hiệu nhận được từ thành phần thứ i như hình 4.1. MS di chuyển với vận tốc v, sau khoảng thời gian đi được d=v.. Khi đó đoạn đường từ BS đến MS của thành phần thứ i của tín hiệu sẽ bị thay đổi 1 lượng là . Y X d v BS MS Hình 4.1. Hiệu ứng Doppler Theo hình vẽ ta có: (4.6) Khi đó, pha của tín hiệu sẽ bị thay đổi một lượng: (4.7) : Bước sóng của tín hiệu. Dấu “-“ cho thấy độ trễ pha của sóng sẽ giảm khi MS di chuyển về phía BS. Tần số doppler được định nghĩa như là sự thay đổi pha do sự di chuyển của MS trong suốt khoảng thời gian [7]: (4.8) Thay phương trình (4.7) vào phương trình (4.8) ta được: (4.9) Với fm=v/=vfc/c là độ dịch tần doppler cực đại (từ tần số sóng mang được phát đi) do sự di chuyển của MS. Chú ý rằng, tần số doppler có thể dương hoặc âm phụ thuộc vào góc . Tần số doppler cực đại và cực tiểu là fm ứng với góc =00 và 1800 khi tia sóng truyền trùng với hướng MS di chuyển: =00 ứng với trường hợp tia sóng đi tới từ phía trước MS. =1800 ứng với trường hợp tia sóng đi tới từ phía sau MS. Trong một môi trường truyền dẫn thực, tín hiệu đến bộ thu bằng nhiều đường với khoảng cách và góc tới khác nhau. Vì vậy, khi một sóng sin được truyền đi, thay vì chỉ bị dịch một khoảng tần số duy nhất (doppel shift ) tại đầu thu, phổ của tín hiệu sẽ trải rộng từ fc(1-v/c) đến fc(1+v/c) và được gọi là phổ doppler. Khi ta giả thiết xác suất xảy ra tất cả các hướng di chuyển của mobile hay nói các khác là tất cả các góc tới là như nhau (phân bố đều), mật độ phổ công suất của tín hiệu tại bộ thu được cho bởi [1,7]: (4.10) Trong đó K là hằng số Chú ý rằng, khi f=fc => S(f=fc)= f= => S(f= )= Hình dạng của S(f) được mô tả như hình 4.2. fc+fm fc-fm fc Hình 4.2. Phổ công suất của tín hiệu tại bộ thu (hiệu ứng doppler) 4.2.4. Trải doppler và thời gian kết hợp (Doppler spread and coherence time) Delay spread và coherence bandwidth là các thông số mô tả bản chất tán xạ thời gian của kênh truyền. Doppler spread và coherence time là những thông số mô tả bản chất thay đổi theo thời gian của kênh truyền. Doppler spread BD là thông số đo sự mở rộng phổ gây ra bởi sự thay đổi theo thời gian của kênh vô tuyến di động và được định nghĩa là khoảng tần số mà phổ tần doppler nhận được là khác không. Khi một sóng sin tần số fc được truyền đi, phổ tín hiệu nhận được, phổ doppler, sẽ có các thành phần nằm trong khoảng tần số fc-fd đến fc+fd với fd là độ dịch tần do hiệu ứng doppler. Lượng phổ được mở rộng phụ thuộc vào fd là một hàm của vận tốc tương đối của MS và góc giữa hướng di chuyển của MS và hướng của sóng tín hiệu tới MS. Nếu độ rộng phổ của tín hiệu lớn hơn nhiều so với BD, ảnh hưởng của doppler spread là không đáng kể tại bộ thu và đây là kênh fading biến đổi chậm (slow fading channel). Coherence time Tc chính là đối ngẫu trong miền thời gian (time domain dual) của doppler spread, dùng để mô tả sự tán xạ tần số và bản chất thay đổi theo thời gian của kênh truyền. Doppler spread và coherence time tỉ lệ nghịch với nhau: Tc1/fm (4.11) (4.12) (4.42) Coherence time là khoảng thời gian mà đáp ứng xung của kênh truyền không thay đổi. Nói cách khác, coherence time là khoảng thời gian mà 2 tín hiệu có sự tương quan với nhau về biên độ. Nếu nghịch đảo của độ rộng phổ của tín hiệu lớn hơn nhiều so với coherence time của kênh truyền thì khi đó kênh truyền sẽ thay đổi trong suốt thời gian truyền tín hiệu và do đó gây méo ở bộ thu. Coherence time được định nghĩa là khoảng thời gian mà hàm tương quan lớn hơn 0.5, khi đó [4]: Với fm là tần số doppler cực đại: fm=v/ Trên thực tế, nếu ta tính Tc theo phương trình (4.11) thì trong khoảng Tc tín hiệu truyền sẽ bị dao động nhiều nếu có phân bố Rayleigh, trong khi đó phương trình (4.12) lại quá hạn chế. Vì thế, người ta thường định nghĩa Tc là trung bình nhân của hai phương trình trên: (4.13) Định nghĩa của thời gian kết hợp ngụ ý rằng 2 tín hiệu đến bộ thu khác nhau một khoảng thời gian Tc sẽ bị ảnh hưởng khác nhau bởi kênh truyền. Bảng 4.1. Tóm tắt các thông số của pha đinh băng rộng [4] Đại lượng Nếu “lớn” Nếu “nhỏ” Trễ trải phổ τ Nếu τ >> T: pha đinh lựa chọn tần số Nếu τ << : pha đinh phẳng Τ càng lớn có ảnh hưởng đến thời gian ký hiệu và gây ra hiện tượng ISI Dải thông kết hợp BC Nếu 1/BC << T: pha đinh phẳng Nếu 1/BC >> T: pha đinh lựa chọn tần số Cung cấp một nguyên tắc là tìm được độ rộng băng thông của các sóng mang con là BSC ≈ BC/10, do đó số lượng cần thiết của sóng mang con trong hệ thống OFDM là L > 10xB/BC Trải phổ Doppler Nếu fc.v>> c; pha đinh nhanh Nếu fc.v≤ c; pha đinh chậm Khi tỷ số fD/ BSC là không thể bỏ qua thì sự trực giao của các sóng mang con sẽ mất đi Thời gian kết hợp TC Nếu TC>>T; pha đinh chậm Nếu TC≤ T; pha đinh nhanh 4.3. Mô hình đáp ứng xung của kênh fading[7] Hình 4.3. Các tín hiệu multipath đến ở những thời điểm khác nhau Ta giả sử rằng có N tia đến máy thu, tín hiệu đầu ra của kênh như sau: (4.14) Trong đó, an(t) và τn(t) là suy hao và trễ truyền dẫn của thành phần đa đường thứ n. Lưu ý rằng suy hao và trễ truyền là một hàm thay đổi theo thời gian, điều này nói lên rằng, khi ô tô di chuyển thì hai đại lượng này cũng thay đổi theo. Ta xác định đường bao phức của tín hiệu thu Giả sử đầu vào kênh truyền song là tín hiệu điều chế có dạng: (4.15) Vì thực hiện mô phỏng dạng sóng bằng cách sử dụng các tín hiệu đường bao phức, nên ta phải xác định đường bao phức cho cả x(t) và y(t), từ đó tìm ra h(t,τ). Đường bao phức của tín hiệu phát : bằng cách kiểm tra (4.15) ta có (4.16) Đườn bao của tín hiệu được xác định như sau, thay (4.15) vào (4.14) (4.17) Có thể viết lại là: (4.18) Vì an(t) và A(t) đều là giá trị thực nên (4.18) còn được viết lại như sau (4.19) Từ (4.16), ta có: (4.20) Vì thế: (4.21) Suy hao đường truyền phức được định nghĩa là: (4.22) Vì vậy: (4.23) Vì vậy, đường bao phức của tín hiệu thu y(t) là: (4.24) Từ đây, ta có thể rút ra đáp ứng xung kim của kênh là quan hệ vào ra của kênh được định nghĩa bởi (4.24) tương ứng với một hệ thống tuyến tính thay đổi theo thời gian LTV có đáp ứng xung kim là: t3 t0 t1 t2 Hình 4.4. Minh họa đáp ứng xung kim của kênh và lý lịch trễ đa đường t (4.25) 4.4. Phân bố Rayleigh và phân bố Ricean 4.4.1. Phân bố Rayleigh Trong những kênh vô tuyến di động, phân bố Rayleigh thường được dùng để mô tả bản chất thay đổi theo thời gian của đường bao tín hiệu fading phẳng thu được hoặc đường bao của một thành phần đa đường riêng lẻ. Chúng ta biết rằng đường bao của tổng hai tín hiệu nhiễu Gauss trực giao tuân theo phân bố Rayleigh. Phân bố Rayleigh có hàm mật độ xác suất [7]: (4.26) Với là giá trị rms (hiệu dụng) của điện thế tín hiệu nhận được trước bộ tách đường bao (evelope detection). 2 là công suất trung bình theo thời gian. Xác suất để đường bao của tín hiệu nhận được không vượt qua một giá tri R cho trước được cho bởi hàm phân bố tích lũy (CDF): (4.27) Giá trị trung bình rmean của phân bố Rayleigh được cho bởi: (4.28) Và phương sai (công suất thành phần ac của đường bao tín hiệu): (4.29) Giá trị hiệu dụng của đường bao là (căn bậc hai của giá trị trung bình bình phương). Giá trị median của r tìm được khi giải phương trình: (4.30) Vì vậy giá trị mean và median chỉ khác nhau môt lượng là 0.55dB trong trường hợp tín hiệu Rayleigh fading. Hình 4.5 minh họa hàm mật độ xác suất Rayleigh. 0 ĩ 2ĩ 3ĩ 5ĩ 4ĩ p(r) Điện thế đường bao tín hiệu tại đầu thu r (volts) Hình 4.5: Hàm mật độ xác suất của phân bố Rayleigh 4.4.2. Phân bố Ricean Khi có thành phần truyền thẳng đến máy thu thì lúc này phân bố sẽ là Ricean. Trong trường hợp này, các thành phần đa đường ngẫu nhiên đến bộ thu với những góc khác nhau được xếp chồng lên tín hiệu light-of-sight. Tại ngõ ra của bộ tách đường bao, điều này có ảnh hưởng như là cộng thêm thành phần dc vào các thành phần đa đường ngẫu nhiên. Giống như trong trường hợp dò sóng sin trong khi bị nhiễu nhiệt, ảnh hưởng của tín hiệu light-of-sight (có công suất vượt trội) đến bộ thu cùng với các tín hiệu đa đường (có công suất yếu hơn) sẽ làm cho phân bố Ricean rõ rệt hơn. Khi thành phần light-of-sight bị suy yếu, tín hiệu tổng hợp trông giống như nhiễu có đường bao theo phân bố Rayleigh. Vì vậy, phân bố bị trở thành phân bố Rayleigh trong trường hợp thành phần light-of-sight mất đi. Hàm mật độ phân bố xác suất của phân bố Ricean [7]: (4.31) A: biên độ đỉnh của thành phần light-of-sight. Io: là hàm Bessel sửa đổi loại 1 bậc 0. Phân bố Ricean thường được mô tả bởi thông số k được định nghĩa như là tỉ số giữa công suất tín hiệu xác định (thành phần light-of-sight) và công suất các thành phần đa đường: (4.32) Hay viết dưới dạng dB: (4.33) k xác định phân bố Ricean và được gọi là hệ số Ricean. Khi A 0, k 0 (dB) thành phần light-of-sight bị suy giảm về biên độ, phân bố Ricean trở thành phân bố Rayleigh. Hình 4.6 mô tả hàm mật độ xác suất của phân bố Ricean. p(r) k = dB k = 6 dB Điện thế đường bao tín hiệu tại đầu thu r (volts) Hình 4.6: Hàm mật độ xác suất của phân bố Ricean: k =dB (Rayleigh) và k = 6 dB. Với k >>1, giá trị trung bình của phân bố Ricean xấp xỉ với phân bố Gauss 4.5. Kết luận chương Những mô tả toán học của chương này sẽ là cơ sở để em có thể thực hiện mô phỏng sẽ được đề cập ở chương tiếp theo. CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 5.1.Giới thiệu chương Chương này thể hiện kết quả của hai chương trình mô phỏng: Mô phỏng thứ nhất nhằm làm rõ ảnh hưởng của nhiễu thông qua các tác động của hiện tượng Doppler, kênh pha đinh Rayleigh và Ricean ảnh hưởng đến biên độ tại máy thu, và giá trị BER. Mô phỏng thứ hai nhằm làm rõ nguyên tắc sử dụng các phương pháp điều chế số trong từng điều kiện kênh truyền và so sánh giá trị BER và tốc độ dữ liệu của mỗi phương pháp điều chế số và tốc độ mã hóa sử dụng (AMC) trong WiMAX. 5.2.Chương trình mô phỏng ảnh hưởng của hiện tượng pha đinh Hình 5.1. Giao diện của chương trình mô phỏng ảnh hưởng của pha đinh 5.2.1. Chương trình mô phỏng ảnh hưởng của hiện tượng Doppler Bài toán Khi máy thu thay đổi vận tốc di chuyển thì thì làm ảnh hưởng đến chất lượng của tín hiệu thông qua cường độ tín hiệu tại máy thu. Hình 5.2. Cường độ tín hiệu tại máy thu khi v=1000(km/h) Hình 5.3. Cường độ tín hiệu tại máy thu khi v=45(km/h) Kết quả chương trình Nhận xét Nhìn vào hình 5.2 và 5.3, ta thấy cường độ tín hiệu tại máy thu thay đổi khi vận tốc của máy thu thay đổi, 5.2.2. Chương trình mô phỏng ảnh hưởng của kênh Rayleigh đến biên độ tín hiệu thu Bài toán Cho tín hiệu hình sin chưa điều chế (ở băng tần gốc). Cho tín hiệu này đi qua hai đường truyền khác nhau, đường truyền thứ nhất đi qua kênh truyền có độ lợi kênh truyền là cố định và đường truyền thứ hai có độ trễ và biên độ thay đổi một cách ngẫu nhiên theo thời gian. Tại đầu ra của kênh, tức là đầu vào của máy thu, ta sẽ quan sát tín hiệu thu thay đổi sau 10 lần đo biên độ tại đầu vào máy thu. Mục đích mô phỏng s(t) Fixed gain delay Variable gain r(t) h(t) Hình 5.4. Mô hình kênh truyền Rayleigh Khảo sát sự ảnh hưởng của hiện tượng đa đường (multipath 2 tia) đến chất lượng của tín hiệu tại đầu vào máy thu. Mô hình mô phỏng Kết quả chương trình Hình 5.5. Sự thay đổi biên độ tại đầu ra của kênh multipath hai tia sau 10 lần đo có G1(fixed gain)=1. Hình 5.6. Sự thay dổi biên độ tại đầu ra của kênh multipath hai tia sau 10 lần đo có G1(fixed gain)=20 Nhận xét Do ảnh hưởng của hiện tượng đa đường (multipath) làm cho biên độ tại máy thu không ổn định sau nhiều lần đo. Do độ trễ và sự suy hao của kênh thứ hai thay đổi nhẫu nhiên theo thời gian nên trong mười lần đo thì có mười giá trị khác nhau. Điều này đã chứng minh được rằng, trong truyền thông vô tuyến trong môi trường tầm nhìn thẳng (LOS) ít gây suy hao và có chất lượng hơn trong môi trường có tầm nhìn che khuất (NLOS). 5.2.3. Chương trình mô phỏng ảnh hưởng của công suất truyền đến chất lượng của hệ thống thông qua giá trị BER Bài toán Mô phỏng hiệu năng BER của hệ thống QPSK hoạt động trong môi trường kênh đa đường 3 tia cố định với AWGN và so sánh hiệu năng BER với chính hệ thống đó nhưng hoạt động trên kênh lý tưởng(không có đa đường) Bảng 5.1. Tham số của các kênh Các kênh P0 P1 P2 τ(mẫu) Chú thích Kênh số 1 1.0 0 0 0 Kênh AWGN lý tưởng Kênh số 2 1.0 0.2 0 0 Pha đinh phẳng Ricean Kênh số 3 1.0 0 0.2 0 Kênh pha đinh phẳng Ricean Kênh số 4 1.0 0 0.2 8 Kênh pha đinh chọn lọc tần số Ricean Kênh số 5 0 1.0 0.2 0 Kênh pha đinh phẳng Rayleigh Kênh số 6 0 1.0 0.2 8 Kênh pha đinh chọn lọc tần số Rayleigh P0 , P1 , P2 xác định các mức công suất tương đối của ba đường và được tính bằng đơn vị dB, trong đó P0 là công suất tương đối của tia truyền thẳng, P1 và P2 là công suất của hai tia phản xạ. Transmitter Signal t Delay Delay spread Receiver Signal t Hình 5.7. Minh họa nhiễu đa đường 3 tia Mục đích mô phỏng Mô phỏng này nhằm làm rõ sự ảnh hưởng của kênh pha đinh Ricean và Rayleigh; pha đinh lựa chọn tần số và pha đinh phẳng lên giá trị BER của hệ thống truyền thông vô tuyến. Nguyên tắc mô phỏng Giá trị BER của mỗi kênh được ước lượng bằng phương pháp ước tính bán phân tích. Phương pháp này là kết hợp của hai phương pháp: giải tích và Monte Carlos Lưu đồ thuật toán Bắt đầu Nhập các thông số sau:số ký tự(symbol): N, độ rộng của 1 bít: tb, tốc độ lấy mẫu fs, các giá trị Eb/N0 Gọi chương trình con random_binary Các kênh khác Kênh số 1 S Tính độ lợi cho mỗi đường Rayleigh và Ricean Đ Gọi chương trình con vxcorr Gọi chương trình con qpsk_berest Vẽ đồ thị BER theo từng giá trị Eb/N0 Xuất ra màn hình Kết thúc Kết quả của chương trình Hình 5.8. Đồ thị BER của kênh số 1 Hình 5.9. Đồ thị BER của kênh số 2) Hình 5.10. Đồ thị BER của kênh số 3 Hình 5.11. Đồ thị BER của kênh số 4 Hình 5.12. Đồ thị BER của kênh số 5 Hình 5.13. Đồ thị BER của kênh số 6 Nhận xét Dựa vào kết quả mô phỏng ở kênh số 1 và số 2 được minh họa ở hình 5.8 và hình 5.9, ta thấy ở kênh số 1 chỉ có một thành phần đi thẳng LOS mà không có đa đường, nên đây là ước tính BER bán phân tích cho hệ thống QPSK hoạt động trong môi trường kênh AWGN. Đây là kênh chuẩn và được dùng để so sánh với kết quả BER mô phỏng của năm kênh còn lại. Kênh số 2 có thêm thành phần pha đinh Rayleigh. Việc thêm vào này làm cho kênh này tương đương với kênh pha đinh Ricean, do τ=0 nên kệnh số 2 là kênh pha đinh phẳng(không chọn lọc tần số), và ta thấy rõ rằng kênh này có giá trị BER lớn hơn kênh số 1(kênh lý tưởng) Kết quả mô phỏng cho hai kênh số 3 và 4 trong hình 5.10 và hình 5.11. Hai kênh số 2 và 3về cơ bản là như nhau. Kênh số 4 giống với kênh số 3 ngoại trừ là pha đinh của kênh số 4 là kênh chọn lọc tần số, τ=8(mẫu); và ta thấy rõ là hiệu năng của hệ thống đã giảm một cách rõ rệt(giá trị của BER tăng lên). Điều này chứng tỏ nhiễu chọn lọc tần số(hay còn gọi là ISI) có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của hệ thống thông tin không dây. Kết quả mô phỏng cho kênh số 5 và 6 được thể hiện trong hình 5.12 và hình 5.13 , cả hai kênh này đều không có thành phần đi thẳng NLOS(kênh Rayleigh ). Khi so sánh kết quả của kênh số 4 và kênh số 5 ta thấy: mặc dù là kênh số 5 là pha đinh phẳng nhưng kết quả là giá trị BER của kênh này vẫn cao hơn so với trường hợp có kênh có đường truyền thẳng LOS. Kênh số 6 cũng là kênh Rayleigh nhưng là trong trường hợp có trễ( kênh Rayleigh chọn lọc tần số) thì chất lượng của hệ thống suy giảm trầm trọng. 5.3. Chương trình mô phỏng tính BER và tốc độ dữ liệu của các phương pháp điều chế số sử dụng trong hệ thống WiMAX Hình 5.14. Giao diện chương trình Mô phỏng gồm có hai phần: -Mô phỏng ước tính BER của các phương pháp điều chế số. -Tốc độ dữ liệu của từng phương pháp điều chế số và tốc độ mã hóa trong WiMAX. Mục đích mô phỏng Hai mô phỏng này nhằm chứng minh cách sử dụng từng phương pháp điều chế số có liên quan đến bán kính của tế bào; đánh giá hiệu quả sử dụng phổ tần của các sơ đồ điều chế đó. Hình 5.15. Bán kính tế bào(cell) có liên quan đến điều chế thích nghi(AMC) 5.3.1. Đồ thị chòm sao Bắt đầu Nhập:-Các mức điều chế -Số lượng các tín hiệu Gọi chương trình con anhxa.m Vẽ đồ thị chòm sao của các phương pháp điều chế Xuất ra màn hình Kết thúc Lưu đồ thuật toán Hình 5.16. Chòm sao tín hiệu của phương pháp điều chế BPSK Hình 5.17. Chòm sao tín hiệu của phương pháp điều chế QPSK Hình 5.18. Chòm sao tín hiệu của phương pháp điều chế 16-QAM Hình 5.19. Chòm sao tín hiệu của phương pháp điều chế 64-QAM Kết quả chương trình Nhận xét Điều chế càng nhiều mức (M càng lớn) thì khoảng cách Euclic giữa các cặp điểm ký hiệu trong không gian tín hiệu càng ngắn. 5.3.2. Đồ thị tán xạ Đồ thị tán xạ được dùng để đánh giá sự chồng lấn của các tín hiệu điều chế số khi bị ảnh hưởng của nhiễu. Trong môi trường kênh AWGN, thì xác suất lỗi là một hàm đơn điệu của khoảng cách Euclic giữa các cặp điểm trong không gian tín hiệu với xác suất lỗi tăng khi các điểm trong không gian tín hiệu đó gần nhau hơn, hay nói cách khác khi các điểm tín hiệu càng xít gần nhau thì xác suất lỗi càng tăng và ngược lại. Bắt đầu Nhập:-Các mức điều chế -Số lượng các tín hiệu Gọi chương trình con anhxa.m Vẽ đồ thị ánh xạ của các phương pháp điều chế Xuất ra màn hình Kết thúc Đi qua kênh AWGN Lưu đồ thuật toán Kết quả chương trình Hình 5.20. Sơ đồ tán xạ củaphương pháp BPSK Hình 5.21. Sơ đồ tán xạ của phương pháp QPSK Hình 5.22. Sơ đồ tán xạ của phương pháp 16-QAM Hình 5.23. Sơ đồ tán xạ của phương pháp 64-QAM Nhận xét Khi M càng lớn thì các điểm trên chòm sao càng sát lại với nhau. Do đó, các điểm đễ bị chồng lấn lên nhau khi bị ảnh hưởng bởi nhiễu và dễ gây ra lỗi. Điều đó đã được chứng minh là hoàn toàn đúng trong mô phỏng 5.3.3. Tính BER cho từng phương pháp Nguyên tắc mô phỏng Sử dụng phương pháp Monte Carlos để ước tính lỗi BER. Dựa vào chòm sao tín hiệu của các phương pháp điều chế có M điểm khác nhau(M là số mức điều chế), M điểm này chia thành M vùng quyết định. Khi ta cho tín hiệu đi qua kênh AWGN và so sánh với M điểm ban đầu, từ đó tính được lỗi và tính BER. Nguồn dữ liệu So sánh các ký hiệu MÁY PHÁT Nguồn tạp âm Nguồn tạp âm MÁY THU + + d[n] xd[n] xq[n] nd[n] nq[n] xd[n] yd[n] yq[n] Hình 5.24. Sơ đồ khối mô phỏng tính BER Sử dụng bộ tạo số ngẫu nhiên để tạo ra các số ngẫu nhiên phân bố đều trong khoảng (0,1), từ số ngẫu nhiên phân bố đều này ánh xạ (sắp xếp) thành mức biên độ Am tương ứng với các trục I-Q cho các bộ điều chế và giải điều chế số nêu trên. Bộ sắp xếp (ánh xạ) thành mức biên độ Am, luồng dữ liệu nhị phân trước hết được chuyển nối tiếp thành song song, sau đó được phân vào nhánh đồng pha(nhánh I) và vuông pha (nhánh Q),các tổ hợp bit của các thành phần đồng pha và vuông pha này được sắp xếp thành các mức biên độ Am tương ứng. Bảng 5.2. Sắp xếp thành mức biên độ Am[8] Chế độ điều chế Quyết định mức ra theo x (đơn vị v) Quyết định đầu ra Thời gian tồn tại giá trị Am (thời gian tồn tại một ký hiệu) TS là: Ký hiệu tin(v) Tổ hợp bit BPSK Nếu 0<x<0.5 thì quyết định đầu ra Nếu 0.5<x thì quyết định đầu ra Am= -1 Am=+1 0 1 TS = Tb BPS = 1 QPSK Nếu 0< x ≤ 0.5 thì quyết định đầu ra Nếu 0.5< x thì quyết định đầu ra Am= -1 Am =+1 0 1 TS = 2Tb BPS = 2 16-QAM Nếu 0 < x ≤0.25 thì quyết định đầu ra Nếu 0.25< x ≤ 0.5 thì quyết định đầu ra Nếu 0.5 < x ≤ 0.75 thì quyết định đầu ra Nếu x> 0.75 thì quyết định đầu ra Am= -3 Am= -1 Am= +1 Am=+3 00 01 10 11 TS = 4Tb BPS = 4 64-QAM Nếu 0< x ≤ 0.125 thì quyết định đầu ra Nếu 0.125< x≤ 0.25 thì quyết định đầu ra Nếu 0.25 < x ≤ 0.375 thì quyết định đầu ra Nếu 0.375 < x ≤ 0.5 thì quyết định đầu ra Nếu 0.5 < x ≤ 0.625 thì quyết định đầu ra Nếu 0.625 < x ≤ 0.75 thì quyết định đầu ra Nếu 0.75 < x ≤ 0.875 thì quyết định đầu ra Nếu 0.875 < x ≤ 1 thì quyết định đầu ra Am = -7 Am= -5 Am =-3 Am = -1 Am = +1 Am= +3 Am= +5 Am = +7 000 001 010 011 100 101 110 111 TS = 6Tb BPS = 6 Hình 5.25. Sơ dồ sắp xếp chòm sao của các phương pháp điều chế số M =64 M =16 M = 4 M=2 0 Am 7 5 - 1 1 3 - 7 - 5 -3 1 - 1 - 3 - 5 - 7 7 5 3 Am BPS là số bit trên một ký hiệu. Ta có M là mức điều chế, thì BPS=log2M(bit). Đây cũng là một tham số dùng để đánh giá hiệu năng thông lượng của hệ thống. Để hiểu rõ cách sắp xếp, xem trong sơ đồ sau: Lưu đồ thuật toán Bắt đầu Nhập: -Các ký hiệu dùng trong mô phỏng -Các giá trị Eb/N0 -Khởi tạo mảng là một vectơ hàng có các phần tử là các mức Am Tạo các tín hiệu điều chế, sau đó cộng nhiễu vào tín hiệu điều chế ii= length(Eb/N0) So sánh các tín hiệu đã cộng nhiễu với tín hiệu điều chế ban đầu, từ đó phát hiện ra lỗi và đếm lỗi ii>length(Eb/N0) Đ S Tính BER và vẽ đồ thị BER theo mô phỏng và theo lý thuyết Xuất ra màn hình đồ thị BER Kết thúc Kết quả chương trình Hình 5.26. Đồ thị BER của phương pháp điều chế BPSK Hình 5.27. Đồ thị BER của phương pháp điều chế QPSK Hình 5.28. Đồ thị BER của phương pháp điều chế 16-QAM Hình 5.29. Đồ thị BER của phương pháp điều chế 64-QAM Nhận xét: *. Giá trị BER của các phương pháp điều chế Dựa vào kết quả mô phỏng trên ta thấy giá trị BER mô phỏng bằng phương pháp Monte Carlos là khác nhau cho mỗi phương pháp điều chế Ở hình 5.26 là giá trị BER của phương pháp điều chế BPSK, so với ba phương pháp còn lại thì phương pháp này có giá trị BER thấp nhất, có nghĩa là phương pháp này sẽ cho hiệu năng tốt nhất và ít gây ra lỗi nhất. Điều này cũng phù hợp trong lý thuyết, vì phương pháp này chỉ sử dụng một bit/symbol để truyền tin nên khả năng gây ra lỗi bit là rất thấp(số bit truyền tin là log2M=1; M là mức điều chế) Ở hình 5.27 là giá trị BER của phương pháp điều chế QPSK, phương pháp này có giá BER cao hơn phương pháp BPSK, nhưng số bit tin truyền cho một ký tự là 2/symbol (log2M= 2), lớn hơn BPSK. Trong WiMAX, để điều chế 4 mức, người ta sử dụng phương pháp QPSK, mà không sử dụng phương pháp 4-QAM vì điều chế 4-QAM phức tạp hơn và dễ gây ra lỗi hơn do phương pháp này làm thay đổi cả về pha lẫn biên độ. Ở hình 5.28 là giá trị BER của phương pháp điều chế 16-QAM, ở phương pháp này ta thấy rõ giá trị BER cao hơn hai phương pháp trên. Phương pháp này truyền được nhiều bit hơn, 4 bit/ symbol, nhưng chính vì vậy mà dễ gây ra lỗi hơn. Do đó, giá trị BER cao hơn. Ta cũng thấy rằng giá trị BER mô phỏng được lại rất khác so với giá trị BER tính toán trên lý thuyết. Ở hình 5.29 là giá trị BER của phương pháp điều chế 64-QAM, phương pháp này có giá trị BER cao nhất(≈ 100). Vì vậy, phương pháp này cho hiệu năng thấp nhất nhưng truyền được nhiều tin nhất trong các phương pháp điều chế còn lại. Giá trị mô phỏng lại càng khác xa với giá trị lý thuyết. Ở cả bốn đồ thị BER, ta thấy giá trị SNR(Eb/N0) càng tăng thì giá trị BER càng giảm. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết, vì khi SNR tăng thì ít gây ra lỗi *.Hiệu quả sử dụng phổ của các phương pháp điều chế Hiệu quả sử dụng phổ của một hệ thống được đánh giá qua công thức sau: (5.3) Trong đó: (5.4) Rb là tốc độ bit trong một đơn vị thời gian, trong đó Rb được tính theo công thức sau đây: Như đã biết: M là số mức điều chế Ts là thời gian tồn tại một ký hiệu, giả sử TS=1s B là toàn bộ băng thông chiếm dụng của cả hệ thống Thế công thức (5.4) vào (5.3), ta có: (5.5) Theo công thức (5.5), ta thấy hiệu quả sử dụng phổ của một hệ thống phụ thuộc rất nhiều vào giá trị M, M càng lớn thì hiểu quả sử dụng phổ càng tăng. Mặt khác, theo công thức (5.4), ta thấy M càng lớn thì tốc độ truyền dữ liệu càng tăng lên 5.3.4. Tốc độ truyền dữ liệu của hệ thống WiMAX Theo như kết quả cho ở bảng 5.3, ta thấy tốc độ dữ liệu phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp điều chế và tốc độ mã hóa. Bảng 5.3. Phương pháp tín tốc độ truyền của WiMAX Hình 5.. Nguyên tắc mô phỏng đo thông lượng của từng phương pháp Kết quả chương trình Nhận xét Dựa vào bảng trên, ta thấy tốc độ dữ liệu tăng khi sử dụng phương pháp điều chế nhiều mức và tốc độ mã hóa lớn nhưng dễ gây ra lỗi lớn. 5.4. Kết luận và hướng phát triển đề tài 5.4.1. Kết luận Tham số BER là một tham số quan trọng dùng để đánh giá chất lượng của hệ thống, vì vậy nó luôn được quan tâm đến trong quá trình thiết kế hệ thống. Việc mô phỏng để ước tính giá trị BER cho từng kênh truyền và các phương pháp điều chế của hệ thống giúp người thiết kế đánh giá đúng những ảnh hưởng của tác động bên ngoài đến kênh truyền, lựa chọn các phương pháp điều chế thích hợp cho từng điều kiện kênh truyền, thuận lợi hơn trong việc triển khai hệ thống trong thực tế Trong phạm vi đồ án này là tìm hiểu tổng quan về công nghệ WiMAX, các ảnh hưởng của nhiễu đến hệ thống này và các biện pháp khắc phục các ảnh hưởng này. Các kết quả mô phỏng trên hoàn toàn đúng với lý thuyết đưa ra. 5.4.2. Hướng phát triển đề tài Trong phạm vi đề tài này, em đã tìm hiểu những ảnh hưởng chủ yếu trong mạng truyền thông không dây nói chung cũng như trong WiMAX và các biện pháp để khắc phục trong WiMAX. Trong chương trình mô phỏng ảnh hưởng của pha-đinh; em chỉ giới hạn ảnh hưởng của hiện tượng Doppler cường độ tín hiệu tại máy thu, của kênh thay đổi theo thời gian đến biên độ tại máy thu, ảnh hưởng của kênh Rayleigh và Ricean gồm ba tia và mô hình kênh truyền đã được đơn giản hóa. Trong mô phỏng các phương pháp điều chế, em chỉ hạn chế trong bốn phương pháp điều chế thông dụng nhất thường dùng trong WiMAX. Do đó, đề tài này còn có thể phát triển theo nhiều hướng khác nhau để cho đề tài này gần với thực tế hơn. Hướng phát triển đề tài như sau: Mở rộng tìm hiểu các phương pháp điều chế số khác nhiều mức hơn; chẳng hạn như 256-QAM,v.v… Đi sâu tìm hiểu ảnh hưởng của hiện tượng Doppler đến chất lượng của hệ thống và biện pháp khắc phục, vì hiện tượng này có ảnh hưởng đáng kể đến mạng di động. Tìm hiểu kỹ hơn về biện pháp khắc phục lỗi bằng phương pháp ước lượng và cân bằng kênh ở phía thu vì phương pháp này rất quan trọng trong quá trình thực hiện AMC. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Văn Đức, “ Lý thuyết và các ứng dụng của kỹ thuật OFDM”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật- Hà Nội-2006. [2] TS. Lê Thanh Dũng-ThS. Lâm Văn Đà, “WiMAX di động, phân tích , so sánh với các công nghệ 3G”, Nhà xuất bản Bưu Điện- Hà Nội 2007. [3] Vladimir Bykovnikov,“The Advantages of SOFDMA for WiMAX”, Intel Corporation. [4] Jeffrey G. Andrews, Ph.D., “Fundamentals-of-wimax-understanding-broadband-wireless-networking”, Prentice Hall, ISBN 0-13-222552-2. [5] WIMAX forum, “WiMAX’s technology for LOS and NLOS environments ”. [6] RDW X-MobilityTM White Paper, “A WiMAX Compliant Technology”, September 6, 2007. [7] Theodore S. Rappaport “Wireless Communications Principles and Practice”, Prentice Hall, Inc, ISBN 0-13-375536-3. [8] Diplomarbeit, “Implementation of a WiMAX simulator in Simulink”, Amalia Roca, Vienna, February 2007. [9] Dr. Maha Elsabrouty, “Lecture 6: Wireless Networking” [10] ROHDE&SCHWARZ, “Introduction OFDM” PHỤ LỤC (tập đính kèm)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDO AN .doc
  • pdfDa tot nghiep.pdf
  • docDe cuong chi tiet(Nguyen Dinh Trung).doc
  • docDo an.doc
  • pdfFundamentals-of-wimax-understanding-broadband-wireless-networking.pdf
  • docHuong phat trien de tai.doc
  • rarMo phong v7.0.rar
Luận văn liên quan