Đồ án Tính toán thiết kế thép cổng trục có các thông số sau Q = 50 T; H = 12 m; L = 20 m

Phụ Lục Lời mở đầu: 2 Chương I: Tính toán thiết kế tổng thể: 3 1.1 Sơ lược về các phương pháp lắp đặt dầm 3 1.1.1 Phương pháp lắp đặt bằng cần trục: 3 1.1.2 Phương pháp lắp đặt bằng một cổng trục: 4 1.13 Phương pháp lắp đặt bằng một cổng trục kèm thiết bị phụ trợ: 6 1.1.4 Phương pháp dùng hai cổng trục: 8 1.2 Lựa chọn phương án thiết kế: 10 1.2.1 Phương pháp dùng dầm có mặt cắt gồm 2 thép I: 10 1.2.2 Phương pháp dùng dầm gồm 2 thép I, thanh giằng [: 12 1.2.3 Cổng trục có mặt cắt dạng dàn: 14 1.2.4 Cổng trục có dầm dạng hộp: 17 Chương II: Sơ đồ tính và tải trọng tính toán: 19 2.1 Sơ đồ tính: 19 2.2 Tổ hợp tải trọng: 21 2.3 Tải trọng tác dụng: 22 2.4 Vẽ biểu đồ nội lực: 29 Chương III: Tính toán thiết kế dầm chủ: 54 3.1 Xây dựng sơ đồ tính: 54 3.2 Tải trọng và tổ hợp tải trọng: 56 3.3 Tính chọn và kiểm tra mặt cắt đã chọn 60 3.4 Tính bền mối hàn chính và liên kết bulông 79 3.5 Tính toán sàn và lan can: 90 Chương IV: Tính toán thiết kế dầm đầu 90 4.1 Xây dựng sơ đồ tính 91 4.2 Tải trọng và tổ hợp tải trọng 118 4.3 Tính chọn mặt cắt 93 4.4 Kiểm tra mặt cắt đã chọn 93 4.5 Tính bền mối hàn 93 Chương V: Tính toán thiết kế bộ chân cổng trục 94 5.1 Chọn dạng kết cấu 94 5.2 Tính chọn và kiểm tra mặt cắt đã chọn 96 5.2.1.Tính chọn các kích thước cơ bản của chân cổng . 96 5.2.2. Đặt lực lên mặt phẳng chân cổng 101 5.2.3. Tính chọn và kiểm tra mặt cắt .108 Chương VI: Tính toán thiết kế dầm chân ngang .116 6.1. Chọn hình thức mặt cắt . 117 6.2. Xác định các thông số của mặt cắt .117 6.3. Kiểm tra mặt cắt đã chọn . 118 Chương VII: Tính toán liên kết 120 7.1. Tính bền mối hàn chân cổng 120 7.2. Tính bền mối liên kết với dầm chủ , 122 Chương VIII: Tính toán thiết kế bộ tời phụ ,,, 131 8.1. Xây dựng sơ đồ tính , 131 8.2. Tải trọng tác dụng 131 8.3. Tính và vẽ biểu đồ mômen . 132 8.4. Tính chọn mặt cắt . 132 8.5. Kiểm tra mặt cắt đã chọn . 132 Chương IX: Tính toán thiết kế hệ thống điện 138 9.1. Xác định công suất của tất cả các động cơ điện trong các cơ cấu của cổng trục .138 9.2. Tìm hiểu chung về truyền động điện và điều khiển động cơ điện 138 9.3. Tính toán thiết kế hệ thống điện của cổng trục 139 Chương X: Công nghệ chế tạo,gia công kết cấu 151 Tài liệu tham khảo .169 Phụ lục .170

doc19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4196 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Tính toán thiết kế thép cổng trục có các thông số sau Q = 50 T; H = 12 m; L = 20 m, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IV.QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CHỐT GẦU 4.1.PHÂN TÍCH TÍNH NĂNG SỬ DỤNG – ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC Chốt gầu là một chi tiết dạng trụ tròn, có nhiệm vụ nối giữa gầu và tay gầu. Trong quá trình làm việc chốt gầu chịu mô men uốn và đặc biệt chịu mài mòn lớn do ma sát. Do vậy để đảm bảo điều kiện làm việc trên chốt gầu cần thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật sau: Vật liệu chế tạo đảm bảo độ cứng, giảm mài mòn do ma sát. Kết cấu có đường dẫn dầu đảm bảo bôi trơn bề mặt tốt trong quá trình làm việc. Đảm bảo tháo lắp thuận tiện để dễ dàng khi chuyển đổi dạng thiết bị công tác. Độ nhám bề mặt chốt gầu thoả mãn các yêu cầu ma sát. Bề mặt phải được nhiệt luyện, giảm mài mòn do ma sát. Độ chính xác hình dạng hình học: độ uốn, độ ô van của thân chốt nằm trong giới hạn 0,25-0,5 dung sai đường kính thân chốt. Từ điều kiện làm việc và yêu cầu kỹ thuật ta chọn kết cấu chốt gầu như sau: 4.2.XÁC ĐỊNH CÁC NGUYÊN CÔNG Dựa vào kết cấu của chốt ta chọn các nguyên công trong quá trình chế tạo gầu lần lượt như sau: 4.2.1.Chọn phôi gia công chuẩn bị phôi Chọn phôi là thép cán, dạng trụ tròn, đường kính phôi 90mm, chiều dài phôi bằng 750mm. Vật liệu thép CT 45. Tiến hành gia công chuẩn bị phôi nhằm đảm bảo chất lượng bề mặt phôi không quá xấu như xù xì, rỗ, nứt… nguyên vật liệu. Hình dáng hình học của phôi không quá nhiều sai lệch so với yêu cầu như méo mó, độ van lớn. 4.2.2) Nguyên công tiện mặt đầu và khoan lỗ chống tâm: 4.2.2.Nguyên công tiện thô thân chốt Sơ đồ gia công * Yêu cầu: Trong quá trình tiện thân chốt ta tiến hành 3 lần chạy dạo. Trong hai lần đầu ta lấy chiều sâu cắt t = 8 ¸ 9 mm, tra bảng 5-11 (STCN) ta chọn lượng chạy dạo S = 1 (mm/v). Khi đó vận tốc cắt: Trong đó : T: trị số trung bình về tuổi bền của dao T= 30 ¸ 60 chọn T = 60 (phút ) CV: Hệ số điều chỉnh – phụ thuộc vật liệu lưỡi cắt, lượng chạy dao chọn CV = 350 (bảng 5.17. STCN) KV: hệ số KV = Kmv.Khv.Kuv Tra bảng trong sách sổ tay công nghệ ta có: Kmv = 1 Khv = 0,85 Kuv = 1 Þ Kv = 1.0,85.1 = 0,85 m, x, y: các hệ số (bảng 5.17.STCN). Ta có: m = 0,2; x = 0,15; y = 0,35. Vậy vận tốc cắt: V= 122 (m/ph) Số vòng quay của phôi là: (vòng/phút) (D: Đường kính phôi D = 90 mm) 4.2.3.Nguyên công tiện tinh và vát mép hai đầu trục: Sơ đồ gia công : Theo bảng 5.14.STCN ta chọn: Bán kính đỉnh dao: r = 0,8 mm Độ nhám bề mặt: Ra = 1,5 Ta có lượng chạy dao: s = 0,45 (mm/v) Với chiều sâu cắt ta chọn: t = 0,45 mm. Vận tốc cắt là: ( tra bảng 5.17.STCN ta có) Cv = 420 x = 0; y = 0,2; m = 0; Kv = 0,85 Þ Số vòng quay của phôi: n=1000 (v/ph) Trong quá trình tiện cần tưới dung dịch trộn nguội: 4.2.4.Nguyên công khoan lỗ vuông góc với đường tâm trục lỗ 16 Ta thực hiện nguyên công này trên máy khoan cần. Dùng mũi khoan chế tạo bằng thép gió. Phôi được gá trên hai mép chữ V và có thêm chốt định vị chiều trục. Ta tiến hành khoan hai lỗ ở hai đầu trục như sau: Sơ đồ gia công Các thông số chế độ gia công: Chiều sâu cắt: t = D/2 = 6/2 = 3 mm Lượng chạy dao: S (mm/v) Theo bảng 5.25 STCN ta có: S = 0,2.0,75.0,5.0,5 Þ S = 0,37 (mm/v) Tốc độ cắt: Trong đó, theo bảng 5.28.STCN ta có: Cv =9,8 q = 0,4 y = 0,5 m = 0,2 T = 120 phút D = 6 mm Điều kiện tiến hành khoan là có dung dịch trơn, làm nguội. 4.2.5) Nguyên công khoan lỗ và doa vát mép lỗ 4.2.6) Nguyên công mài bề mặt chốt: 4.2.7.Nguyên công nhiệt luyện Để tăng cường cứng bề mặt của chốt gầu ta dùng phương pháp nhiệt luyện ở độ sâu 1,5 ¸ 2 mm, R = 35 ¸ 45 HRC 4.2.8)Nguyên công kiểm tra chất lượng Sau khi gia công, chốt gầu được kiểm tra kích thước, hình dáng hình học, độ nhám bề mặt, ta dùng thước kẹp để kiểm tra kích thước. CHƯƠNG V. AN TOÀN LAO ĐỘNG 5.1.QUY ĐỊNH CHUNG VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG SỬ DỤNG XE MÁY XÂY DỰNG. Tất cả các máy xây dựng đều phải có đủ hồ sơ kỹ thuật trong đó phải có đủ các thông số kỹ thuật cơ bản, hưỡng dẫn về lắp đặt vận chuyển bảo quản sử dụng và sửa chữa, có số giao ca, sổ theo dõi kỹ thuật. Xe máy xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn trong suốt quá trình sử dụng. Xe máy xây dựng phải được bảo dưỡng kỹ thuật, và sửa chữa định kỳ theo đúng quy định trong hồ sơ kỹ thuật. Khi cải tạo máy móc hoặc sửa chữa thay thế các bộ phận quan trọng của máy phải có tính toán thiết kế và được duyệt theo thủ tục thiết kế hiện hành. Các thiết bị nâng được cấp sử dụng trong xây dựng phải được quản lý và sử dụng theo TCVN4224-86 và các quy định trong phần này. Các xe máy xây dựng là thiết bị chịu áp lực hoặc có thiết bị chịu áp lực phải thực hiện trong QPVN2-1975 Qui phạm kỹ thuật an toàn và chịu áp lực và qui phạm trong phần này. Các xe máy xây dựng cá nhân truyền động điện phải được: bọc các lớp điện hoặc bao che kín các mang điện để trần nối đất để bảo vệ kim loại không mạng điện của xe máy. Những bộ phận chuyển động của xe có thể gây nguy hiểm cho người lao động phải được che chắn hoặc trang bị bằng các phương tiện bảo vệ trong những trường hợp bộ phận chuyển động không thể che chắn trang bị bằng các phương tiện bảo vệ khác được do chức năng công cụ của nó thì phải trang bị tín hiệu. Kết cấu xe phải đảm bảo sao cho xe máy ở chế độ làm việc không bình thường phải có tín hiệu báo hiệu còn trong các trường hợp cần thiết phải có trang bị ngừng: tự động tắt xe máy hoặc loại trừ các yếu tố nguy hiểm. Các xe máy di động phải được trang bị thiết bị tín hiệu âm thanh hoặc ánh sáng. Trong phạm vi hoạt đông của cơ cấu điều khiển phải loại trừ khả năng tự động hoặc ngẫu nhiên đóng mở xe máy. Cấm sử dụng máy hoặc từng bộ phận riêng rẽ của chúng không đúng theo công dụng và chức năng do nhà máy chế tạo quy định. Các xe máy phải được lắp đặt theo hướng dẫn của nhà máy chế tạo các biện pháp lắp đặt an toàn của đơn vị lắp đặt. Chỉ được tiến hành bảo dưỡng điều chỉnh sửa chữa kỹ thuật xe máy sau khi được ngừng động cơ đã tháo xả áp xuất trong hệ thống thuỷ lực và khí nén trừ các trường hợp đã quy định theo tài liệu hướng dẫn của nhà máy chế tạo. Vị trí lắp đặt của xe máy phải đảm bảo an toàn cho thiết bị và người lao động trong suốt quá trình sử dụng. Các xe máy làm việc gần dây tải điên phải đảm bảo khoảng cách từ điểm biên của máy hoặc tải trọng đến đường dây gần nhất không nhỏ hơn trị số trong bảng 1. Bảng 1: Điện áp của đường dây điện (KV) 1 1-20 35-110 154-220 330 500-700 Khoảng cách nằm ngang (m) 15 2 4 5 6 9 Các xe máy làm việc cạnh hố phải đảm bảo khoảng cách từ điểm gần nhất của xe máy đến hố không được nhỏ hơn trị số trong bảng 2 Trong điều kiện mặt bằng không cho thực hiện yêu cầu trên thì phải có biện pháp gia cố chống sụt lở hào hố khi tải trọng lớn nhất. Bảng 2: Chiều sâu của hố (m) Loại đất Cát Đất Đất sét Sét Khoảng cách nằm ngang từ điểm tựa gần nhất của xe máy đến chân tả ly hố đào. 1 1,5 1,25 1 1 2 3 2,4 2 1,5 3 4 3,6 3,25 1,75 4 5 4,4 4 3,0 5 6 5,3 4,75 3,5 Khi di chuyển xe máy dưới các đường dây tải điện đang vận hành phải đảm bảo khoảng cách tính từ điểm cao nhất của xe máy đến điểm thấp nhất của đường dây không nhỏ hơn trị số cho ở bảng 3. Bảng 3: Điện áp của đường dây điện (KV) 1 1-20 35-110 154-220 330 500-700 Khoảng cách nằm ngang (m) 1,5 2 4 5 6 9 Cấm sử dụng xe máy: Khi hết hạn sử dụng ghi trong giấy phép sử dụng đối với thiết bị nâng và thiết bị chịu áp lực hư hỏng không có thiết bị an toàn hư hỏng bộ phận quan trọng. Khi xe máy đang hoạt động người vận hành không được phép bỏ đi nơi khác vận hành. Người vận hành xe máy phải đảm bảo các tiêu chuẩn ở điều 1-8 của qui phạm này, khi sử dụng xe máy phải thực hiện đầy đủ các qui phạm trong qui trình vận hành an toàn xe máy. Trước khi cho xe máy hoạt động phải phải kiểm tra tình hình kỹ thuật của xe máy. Chỉ sử dụng xe máy khi tình trạng kỹ thuật đảm bảo. Nếu xe máy hỏng hóc phải tự sửa chữa hoặc báo cho thủ trưởng trực tiếp tình trạng hỏng hóc của xe máy và đề nghị cho sửa chữa chỉ sau khi khắc phục song mới được cho sử dụng. 5.2.AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG MÁY LÀM ĐẤT 5.2.1.Đào đất bằng máy xúc Đào đất bằng máy xúc trong hố móng, đường đào có chống vách phải có biện pháp ngăn ngừa chống vách bị hư hỏng.Nếu đào thành bậc thì chiều rộng mỗi bậc không được lớn hơn 2,5m tuỳ theo đặc điểm của máy còn chiều cao của mỗi bậc không được vượt quá chiều cao gương tầng lớn nhất của máy. Những tảng đá lấy từ hố đào lên phải để vào nơi qui định sao cho không làm cản chở sự di chuyển của máy khi sảy ra sự cố. Trong thời gian hoạt đọng cấm mọi người đi lại trên mái dốc tự nhiên cung như trong phạm vi bán kính hoạt động của máy, khu vực này phải có biển báo, nền đặt máy phải ổn định bằng phẳng nếu nền đặt yếu phải lát tà vẹt bánh xe phải có vật kê chèn chắc chắn. Khi vận hành và di chuyển máy xúc phải thực hiện đầy đủ các qui định chung trong phần 6 của qui phạm này (kiểm tra tình trạng của máy vị trí đặt máy thiết bị an toàn phanh hãm tín hiệu âm thanh cho máy chạy thử không tải, bàn giao tình trạng sau mỗi ca làm việc di chuyển máy dưới đường điện cao thế). Cấm người không có nhiệm vụ leo trèo lên máy xúc khi máy đang làm việc. Công nhân phụ máy phải làm đúng nhiệm vụ của mình ở vị trí được giao. Cấm thay đổi độ nghiêng của máy xúc khi gầu đang mang tải. Cấm điều chỉnh phanh khi gầu xúc đang mang tải hay đang quỳ gầu, cấm hãm phanh đột ngột. Cấm để máy xúc hoạt động khi đang dùng tay để cố định dây cáp cầm dùng tay để nắn thẳng dây cáp khi đang dùng tờiquấn cáp phải thường xuyên kiểm tra tình trạng của dây cáp, cấm dùng cáp đã bị nối. Khi ngừng làm việc phải di chuyển máy xúc ra khỏi gương tầng và hạ gầu xuống đất. Khi cho máy xúc làm việc vào ban đêm hoặc có sương mù phải đảm bảo chiếu sáng đầy đủ. Trong bất kỳ trường hợp nào khoảng cách giữa ca bin máy xúc ngoạm một gầu và thành hố đào không ddược nhỏ hơn 1 m. Khi di chuyển máy xúc trên đoạn đường có độ dốc lớn hơn 15 phải có sự hố trợ của máy kéo, hoặc tời khi di chuyển không được gầu xúc mang tải và gầu phải đặt dọc theo hướng di chuyển của máy đồng thời hạ cách mặt đất 0,5-0,9 m. Nếu làm việc nhiều ca thì công nhân vận hành máy ca trước không được phép rời khởi máy, nếu người vận hành ca sau chưa đến, việc bàn giao tình trạng làm việc của máy do ca sau phải ghi vào sổ bàn giao của ca máy đó. Khi điều khiển cần máy xúc để đổ đất vào thùng xe ô tô phải quay gầu ra phía sau thùng xe và dừng gầu ở giữa thùng xe sau đó hạ gầu từ từ xuống để đổ đất, cấm điều khiển gầu xúc qua buồng lái, cấm công nhân lái xe ngồi trong buồng lái khi máy xúc đổ đất vào thùng xe. 5.2.2.Đào đất bằng máy ủi Trước khi làm việc công nhân lái máy phải kiểm tra lại các bộ phận của máy. Khi đào đất bằng máy ủi phải qui định phạm vi của nó. Cấm mọi người đi lại, làm việc trên đường di chuyển của nó, kể cả trên trường hợp máy phải dừng hoạt động. Cấm dùng máy ủi để đào đất trên các phạm vi có mái dốc lớn hơn 30. Cấm thò ben ra khỏi mép hố móng đường hào (khi đổ đất). Không được dùng máy ủi để thi công các qui định sau: * Khi máy di chuyển phải quan sát phía trước. Ban đêm trời tối không được làm việc nếu không được chiếu sáng đầy đủ. Khi ngừng làm viẹc phải hạ ben lên mặt đất. Chỉ được lau chùi, tra dầu mỡ vào chỗ đã qui định. * Khoảng cách tối thiểu giữa hai máy ủi (tính từ diểm biên gần nhất giữa hai máy) cùng làm việc trên cùng một mặt bằng 2-3m. 5.2.3.Đào đất bằng máy cạp Đào đất bằng máy cạp phải cách hố móng, đường hào một khoảng không nhỏ hơn 0,5m hoặc cách mái dốc một khoảng không nhỏ hơn 1m. Cấm đào đất bằng máy cạp ở những sườn dốc hơn 30 . Cấm đổ đất ở thùng máy ra khi máy đang di chuyển, không được dùng máy cạp thi công nơi đất bùn lầy. Khi máy đang di chuyển, cấm có người đứng giữa thùng máy và máy kéo. Đi qua bộ phận nối thùng máy và máy kéo. Khi di chuyển máy cạp phải hạ thùng cách mặt đất một khoảng cách không ít nhất 0,35m khi máy đang hoạt đông sửa chữa, tra dầu mỡ vào bất kỳ bộ phận nào của máy . Cấm dùng máy cạp để đào đất ở những nơi chưa dọn sạch cây cối, đá và cát chưỡng ngại vật khác. Phải chú ý điều khiển máy khi đào đất các mái dốc. Khi sử dụng các loại máy đào đất như: máy xúc, máy ủi, máy cạp ngoài các qui định trên phải tuân theo các qui định được trình bày VI của qui định này. 5.3.AN TOÀN TRÊN LAO ĐỘNG TRÊN CÁC THIẾT BỊ GIA CÔNG NỀN MÓNG 5.3.1. Các yêu cầu chung Người điều khiển búa đóng cọc và máy khoan phải trên 18 tuổi, có chứng nhận sức khoẻ, đã qua kỳ thi và có giấy chứng nhận quyền điều khiển loại máy đó. Tất cả các công nhân khi làm việc không phân biệt nghè nghiệp, chức vụ hay tính chất công tác đều phải qua lớp hướng dẫn chung về kỹ thuật an toàn, hưỡng dẫn tại nơi làm việc về các phương pháp an toàn lao động và lớp huấn luyện về kỹ thuật an toàn theo chương trình chung. Đầu tiên huấn luyện hướng dẫn chung về an toàn kỹ thuật dưới hình thức man dàn có kèm theo các giáo cụ trực quan. Sự hướng dẫn chung về kỹ thuật an toàn cho từng công nhân hay từng nhóm, thông thường do nhân viên kiểm tra kỹ thuật an toàn, kỹ sư trưởng công trường hay người được uỷ nhiệm tiến hành. Việc hướng dẫn này phải ghi vào sổ nhật ký riêng cho nhân viên kiểm tra kỹ thuật an toan hoặc đôị trưởng giữa các công nhân phải theo sự hướng dẫn của tổ trưởng, về những qui định và thực hiện an toàn các việc được giao. Trước khi bắt đầu làm việc tổ trưởng phải kiểm tra nơi làm việc của tổ, xem xét búa hoặc máy khoan, tình trạng tời hãm và bộ phận điều khiển tự động tình trang các thiết bị phụ và dụng cụ như đừơng day (nếu đóng cọc bằng giá búa chạy trên day). Trước khi bắtđầu làm việc các máy đóng cọc, máy khoan và các loại máy móc khác phải được kiểm tra và lập biên bản xác nhân đầy đủ đưa vào làm việc. Các ống cao su dẫn khí nén phải được kiểm tra với áp suất lớn hơn hai lần áp suất khi làm việc. Khi làm việc trên cao nhất thiết phải dùng đai an toàn và cứ 6 tháng một lần phải thử nghiệm các đai an toàn và ghi ngày thử . Tất cả các khu làm việc và cầu thang phải có hàng rào không thấp hơn 1m.Trong thời gian nghỉ đóng cọc ,cần phải hạ búa xuống hoặc dùng chốt để búa vào giá.Khi làm việc cấm sửa chữa và bôi trơn giá búa.Trên giàn công tác của giá búa nhất thiết không được để lại một vật hoặc dụng cụ gì. Nếu làm việc vào ban đêm hoặc có nhiều sương mù, chỗ làm việc phải có đèn chiếu sáng. Cấm làm việc nơi không có đèn chiếu sáng, và khu vực này không được cho người qua lại. Sàn công tác của giá búa quét sạch rác rưởi. Giá búa phải được trang bị còi tín hiệu. Trước khi cho máy hoạt động,tổ trưởng phải báo trước cho mọi người ở đó biết. Không ai được ở dưới quả búa khi búa đang treo trên dây cáp. Chỉ cho phép di chuyển dọc quay giá búa, khi đẫ cho giá búa ngừng. Chỉ cho phép giá búa di chuyển trên đường bằng phẳng,đối với giá búa tự hành thì tốc độ di chuyển không ngược quá 1-1,5. ở khu vực đóng cọc, phải cấm người qua lại. Trước khi cho máy khoan làm việc cần:kiểm tra máy và thu gọn tất cả các dụng cụ ở gần bộ phận quay của máy (trục cát đăng,các khớp quay, mũi khoan, bánh đà) kiểm tra sự chắc chắn của các mối bằng bu lông. Xem xét và kiểm tra dây cáp và các mối của nó. Trường hợp cần thiết phải thay bằng cáp mới. Việc di chuyển máy trong khu vực làm việc chỉ được phép tiến hành theo thợ khoan, thợ điều khiển giá búa phụ trách thi công. Khi cần của máy hoặc giá búa đã dựng lên chỉ được phép di chuyển máy trong khu vực làm việc. Khi di chuyển máy từ chỗ này sang chỗ khác phải tắt máy. Chỉ được phép bắt đầu khoan khi đã hãm máy và máy được đặt trên các chân chống (nếu có chân chống). Trước khi cho máy làm việc phải phát tín hiệu đề phòng. Khi máy khoan làm việc cấm sửa chữa lau chùi, tra dầu mỡ vào các bộ phận chuyển động của máy. Chỉ cho phép lấy đất khỏi mũi khoan khi máy đã hoàn toàn dừng hẳn. 5.3.2.CÁC BIỆN PHÁP VỀ KĨ THUẬT AN TOÀN Khi chuẩn bị mặt bằng để thi công công tác xây dựng lắp phải thực hiện các biện pháp về bảo hộ lao động như sau: Trên giá búa và các máy móc khác cung như những nơi nguy hiểm trên công trường nên có các áp phích về kỹ thuật an toàn. Khi đặt ra gần hố móng, cần xác định khoảng cánh từ đường ray tới mép hố có xét tới tinh chất trượt của đất. Các kho vật liệu phụ tùng được đặt ở chỗ cần dùng, phải xét đến các yêu cầu của qui tắc kỹ thuật an toàn đối với công tác xây dựng lắp. Để thực hiện công việc xếp dỡ phải dự tính các bãi riêng cung như hệ thống điều phối vận tải ô tô. Để đảm bảo điều kiện an toàn lao động nên tính diện tích để dỡ hàng cho ô tô ba tấn là 22,5m2 đối với ô tô kéo móc thì lớn hơn 60%. Khi trở cọc bê tông cốt thép, cọc ván và các bộ phận lắp ghép của bệ cọc bằng ô tô thì tốc độ chạy trên công trường trong phạm vi khu vực làm việc không vượt quá 10km/h và ở những chỗ ngoặt là 5km/h. Các cấu kiện trở bê tông không được dài quá thùng xe 1m nếu dài hơn thì phải trử trên xe ô tô kéo rơ moóc khi đó chiều dài hẫng ở đầu cọc không vượt quá 1/5 chiều dài cọc hay ván. Khi vận chuyển cọc, cần có biện pháp đề phòng những va đập. Khi cẩu cọc để xếp, dỡ cần dùng đòn gánh và những móc cáp khi cẩu cọc tới giá búa cần thực hiện theo yêu cầu kỹ thuật. Cọc bê tông cốt thép và cọc ván được xếp trên bãi theo đúng bản thiết kế. Khi vận chuyển và xếp dỡ, mỗi cọc đều phải đặt hai gỗ kê ở gần ngay điểm móc cẩu khi xếp cọc thành đống, các gỗ kê được bố trí thành một đường thẳng đứng theo thứ tự chiều cao đống cọc và gỗ kê không vượt quá 2m đối với việc xếp cọc vuông và không vượt quá 1,5m đối với việc xếp cọc ống chiềucao gỗ kê phải lớn hơn chiều cao của móc cẩu và không nhỏ hơn 2-3 m và chiều rộng khi xếp cọc phải chú ý quay đầu về 1 phía. 5.3.3.CÁC BIÊN PHÁP AN TOÀN KHI DI CHUYỂN GIÁ BÚA TRÊN CÔNG TRƯỜNG. Trường hợp dùng máy tự hành để đóng cọc, nếu khoảng cách không lớn hơn 10-15cm thì di chuyển trong phạm vi đóng cọc không cần hạ búa xuống. Tuy nhiên do trên công trường có thể không bằng phẳng nên khi điều phối máy móc, độ nghiên của máy không được vượt quá chỉ số ghi trong lịch máy. Khi xây dựng và vận hành đường ray di chuyển giá búa, cần phải có thêm một số biện pháp để đảm bảo an toàn cho giá búa khi di chuyển, nền đường phải được đắp bằng loại vật liệu ít lún (cát sỏi) và đặc biệt cần phải chú ý bảo vệ nênf đường khỏi bị nước sói mòn. Cần phải bố trí đường phụ dẫn chỗ đặt đường ray cho giá búa để có thể dùng ô tô vận chuyển các cấu kiện và lắp giá búa. Trong thời gian làm việc, đường ray ở dưới búa có thể bi lún trường hợp đó phải ngừng làm việc để sửa chữa. Chỉ được dùng các dụng cụ gá lắp được tiêu chuẩn hoá. Chỉ được phèp cần trục ô tô hay cần trục tháp để dặt hoặc tháo dỡ các đường ray, ta vẹt và cấu kiện khác khi trọng lượng các vật đó không vượt quá sự nâng của cần trục và tầm vơí tương ứng đồng thời ray cung như tà vẹt không bị lấp đất. Khi di chuyển các vật nặng theo hướng ngang bằng cần trục nên nhấc chúng lên cao 0,5-1m trong khi cẩu đường ray, muốn qua ray theo hướng cần thiết cần dùng dây kéo (các nhãnh móc) có chiều dài thích hợp. Trức khi xê dịch vật nặng cần kiểm tra buộc chắc chắn các móc cáp không bị tuột. Khi cẩu đang làm việc không nên đứng dưới phạm vi hoạt động của nó, ở cuối đường ray phải đặt gờ chắn, có xét tới lực xung kích do giá vứi các tải trọng lớn nhất di chuyển tới gây ra. Độ dốc dọc cuả đường ray và sự chênh lệch độ cao của 2 ray không được vượt quá chỉ số ghi trong lý lịch giá búa và phải ghi rõ bản thiết kế. Tình trạng của đường và khoảng cách giữa hai ray phải được kiểm tra hàng ngày. KỸ THUẬT AN TOÀN KHI ĐÓNG CỌC Khi đóng cọc bằng phương pháp rung cần phải chấp hành đúng các kỹ thuật qui định vè an toàn như sau: Khi có gió mạnh (trên cấp 6) phải ngừng làm việc hạ máy rung xuống vị trí thấp nhất và tìm phương pháp chống lật cho giá búa. Khi lắp song máy rung và giá hưỡng dẫn và đặt trên đầu cọc mới bắt cho máy làm việc. Khi máy rung làm phải theo dõi tiến trình đóng cọc, nếu trục trặc phải tìm biện pháp khắc phục. Các bánh xe của máy rung không được trật ra khỏi giá đãn hướng. Cấm đứng dưới máy rung khi máy đang làm việc. Khi đo tốc độ đóng cọc, cần phải có biện pháp an toàn lao động. Khi kết thúc công tác đóng cọc trên công trường cần phải các công việc sau: * Dừng máy và tắt các mạch điện cho tất cả các thiết bị. * Phải kẹp chặt giá búa vào đường ray để chống xê dịch khi gió mạnh. * Các búa (điêzel, búa hơi, búa rung) phải hạ xuống vị trí tốt nhất và chốt lại. * Lau chùi sạch sẽ tất cả các bộ phận trong máy. * Đóng kín và khoá cận thận các bộ phận phối (tủ điện, cầu dao). * Thu dọn dụng cụ. * Đối với búa rơi phải xấy các ống dẫn hơi mở các vòi nước ngâng tụ. Nhiên liệu và các vật liệu dụng cụ khác được chứa trong các thùng kín phải che đặy cận thận. Tất cả mọi người làm việc trên công trường phải thực hiện và chấp hành đầy đủ các biện pháp về chống hoả. Trên công trường phải trang bị các phương tiện chữa cháy. Nhiên liệu dùng cho động cư và dầu mỡ phải đựng trong những thùng chứa đặt ở các khu vực riêng đã qui định, trước khi đổ nhiên liệu vào đông cơ phải tắt máy. 5.4. AN TOÀN LAO ĐÔNG TRONG SẢN XUẤT VÀ THI CÔNG BÊ TÔNG NHỰA 5.4.1. Các qui về an toàn lao động trong sản xuất bê tông nhựa. Phải triệt để tuân theo các qui định về phồng hoả, chống xét bảo vệ môi trường, an toàn lao động mà Nhà nước và UBND địa phương ban hành, Ngoài ra phải chú ý các điều sau: Ở tất cả các nơi có đám cháy xảy ra (kho, nơi chứa nhựa, nơi chứa nhiên liệu, máy trộn) phải có sẵn các dung cụ chữa cháy thùng đựng các khô bể nước và các ra phụ. Nơi nấu nhựa phải cách xa công trường xây dưng rễ cháy và kho tàng ít nhất là 50m. Những nơi nhựa rơi vãi phải ron sạch và rắc cát. Trước khi mở máy ở xưởng trộn phải: Kiểm tra các máy móc thiết bị có còi hiệu sau khi khởi đông máy, kiểm tra sự di chuyển của nhựa trong các ống dẫn, néu cần phải làm nóng các ống, các van cho nhựa chảy được. Chỉ khi nào máy móc chạy thử không tải trọng tình trạng tốt mới đốt đèn khò ở chống sấy. Tình trạng tự thao tác khi đốt đền khò cần tiến hành như sau: làm nóng buồng mở van hơi hoặc không khí mở hé van nhiên liệu và mồi lửa ở vòi phun của đèn khó ddiều tiết van tăng dần nhiên liệu yêu cầu tuyệt đối không được mở van điều tiết quá nhiên liệu khi mồi lửa. Khi mồi lửa cũng như điều chỉnh đèn khó phải đứng phía cạnh buồng đốt, không được đứng trực diện với đèn khó. Không được sử dụng chông rang vật liệu có những hư hỏng ở buồng đốt, ở đèn khó cũng như ở hiện tượng ngọn lửa liên quan các khe hở của buồng đốtphụt ra ngoài trời. Ở máy trộn hỗ trợ bê tông nhựa điều kiển tự đông cần theo các qui định: Trạm điều khiển cách xa máy trộn ít nhất là15m. Trước mỗi ca làm viẹc, phải kiểm tra đường dây, các cơ cấu điều kiển, từng bộ phận máy móc trong máy trộn khi khởi động phải tuân thủ theo trình tự đã qui định cho môĩ loại trạm trộn từ khâu cấp nhien liệu vào chống sấu đến khâu tháo trộn song vào thùng. Trong lúc đã kiêm tra như sửa chữa kỹ thuật trong các lò nấu thùng chứa các chỗ máy ướt chỉ được dùng ngọn đèn di động có điện thế 12v khi kiểm tra và sửa chữa chông rang và thùng trộn hỗn hợp phải để các bộ phận nguội hẳn. Mọi người làm việc ở trạm trộn bê tông nhựa phải học qua một lớp về an toàn lao động và kỹ thuật cơ bản của từng khâu trong dây chuyền chế tạo công nghệ chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa ở trạm trộn phải được trang bị quần áo kính gang tay bảo hộ lao động tuỳ ntheo tường việc. Ở trạm trộn phải có y tế thường trực đặc biệt là sơ cứu khi bị bỏng có trang bị tối thiẻu các dụng cụ và thuốc mem cơ quan y té qui đinh. 5.4.2.CÁC QUI ĐỊNH VÈ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG BÊ TÔNG NHỰA TRÊN CÔNG TRƯỜNG Trước khi thi công phải đặt dấu hiệu “công trường” ở đầu và cuối đoạn đường, công tác bố trí người và bảng hướng dẫn đường trãnh cho mọi loại phương tiện giao thông trên đường quy định sơ đồ chạy đến và đi của ô tô vận chuyển hỗn hợp: Chiếu sáng khu vực thi công nếu là ban đêm. Công nhân phục vụ theo máy phải có ủng, găng tay, khẩu trang an toàn lao động phù hợp với công việc đi lại trên hỗn hợp có nhiệt độ cao. Trước mỗi ca làm việc phải kiểm tra tất cả các máy móc thiết bị thi công điều chỉnh để máy làm việc tốt: ghi vào sổ trtực ban ở hiện trường về tình hình sử dụng máy, hư hỏng của máy để báo cáo cho người chỉ đạo thi công ở hiện trường được biết. Đối với máy hỗn hợp phải chú ý kiểm tra sư làm việc của băng tải cấp liệu, đốt nóng tấm là. Trước khi hạn cần treo của máy rải phải trông trừng để không có người đứng sau máy rải. Khi máy tắt làm việc phải báo tín hiệu bằng còi. Cấm công nhân trèo lên thùng xe để đẩy hỗn hợp xuỗng phễu máy rải, khi hôn hợp khó chảy xuống phễu, phải đứng dưới đất dùng cào, xẻng có cán dài để đẩy hỗn hợp ở thùng xe ô tô. Trên máy lu phải có mái tre ch người lái, thùng chứa nước dầy hoả để bôi trơn bánh lu. Cấm đông cơ hoạt động mà không có người trông coi máy. Phải có toa xe lưu động để phục vụ cho công nhân thi công ngoài trời khi cần trú mưa, trú nắng trong giờ nghỉ, có trang bị thùng chứa nước uống và thuốc cấp cứu. Khi ngừng thi công (lâu hơn 6 giờ) máy rải và các máy lu phải được làm sạch, xếp thành hàng không cản trở giao thông, hãm chèn bánh, cử người chông coi. 5.5.AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG SỬ DỤNG MÁY NÂNG VẬN CHUYỂN 5.5.1.Trong quá trình thiết kế chế tạo Tất cả các thiết bị nâng chỉ được phép làm việc sau khi đã đăng ký (đối với những thiết bị nâng thuộc diện phải đăng ký) và được cấp giấy phép sử dụng theo đúng thủ tục qui định trong tiêu chuẩn này. Đối với thiết bị nâng được nhập từ nước ngoài không phù hợp với tiêu chuẩn này thì đơn vị quản lý sử dụng báo cáo với đơn vi dăng ký, cấp giấy phép sử dụng để xin ý kiến giả quyết. Những thiết bị nâng làm việc trong môi trường dễ cháy, nổ, trong thiết kế phải có các biện pháp đảm bảo an toàn ch người và thiết bị. Trong hồ sơ kỹ thuật phải nêu rõ thiết bị nângđược phép sử dụng trong môi trường rễ cháy nổ. Những thiết bị nâng làm việc trong môi trường dễ ăn mòn (axít, bazơ). Trong thiết kế phải có các biện pháp chống tác dụng ăn mòn đối với các dụng cụ nâng. Khi tính toán độ bền của các bộ phận chi tiết bị nâng phải tính đến chế độ làm việc của chế độ nâng. Vận tốc của thiết bị nâng điều khiển từ mặt sau không vượt quá 50m/phút và xe con không được vượt quá 32m/phút. Đối với những thiết bị nâng được chế tao để phục vụ công nghiệp lắp ráp và các công việc khác đòi hỏi chính xác thì cơ cấu nâng thì phải có thêm các vận tốc phù hợp. Cần trục có tầm với thay đổi phải tính đến khả năng thay đổi tầm với có mang tải trọng của đặc tính tải. Các cơ cấu của thiết bị nâng sử dụng vấu hợp lý, ly hợp ma sát và các liên kết cơ khí khác để mở máy hoặc thay đổi tốc độ làm việc phải có khả năng loại trừ trường hợp tự mở hoặc ngắt cơ cấu. Đối với tời nâng tải và cơ cấu nâng cần ngoài yêu cầu trên phải loại trừ khả năng ngắt cơ cấu khi chưa đóng phanh. Không cho phép dùng ly hợp ma sát và hợp vấu để mở các cơ cấu nâng người, kim loại nóng chảy, xỉ, chất độc nổ, không được dùng chúng ở các cơ cấu dẫn động điện trừ các trường hợp sau: Dùng để thay đổi vận tải của cơ cấu vận chuyển hoặc cơ cấu quay có nhiều vận tốc. Dùng điều khiển riêng cơ cấu di chuyển bánh xích của cơ cấu di chuyển cần trụ bánh xích và có dânx động chung cho cả hai bánh xích. Trong các điều kiện nêu trên của mục này, phanh có liên kế động học cứng với phần quay của cần trục, với các bánh xích hoặc bánh xe. Các bộ phận của thiết bị nâng dùng để chuyền mô men xuắn phải dùng bu lông, then và then hoa chống xoay. Các trục tâm cố định dùng để dỡ tang dòng dọc, bánh xe con lăn và các chi tiết quay khác phải được cố định chặt chẽ chống di chuyển. Các cần trục có cần lông hoặc tháp lông phải có thiết bị định vị chắc chắn, các kết cấu đó ở vị trí làm việc. Các nối ghép bu lông, then và chêm của thiết bị nâng phải được phòng chống tháo lỏng. Ròng rọc và đĩa xích của thiết bị nâng phải có cấu tạo sao cho loại trừ khả năng cáp bị trượt hoăcj xích bị trượt khỏi ray và không bị kẹt. Khi dùng palang của thiết nâng dẫn động bằng tay, phải cố định trên trục và có hưỡng dẫn chống trượt xích khỏi bánh xe kéo, xích kéo phải có độ dài sao cho đầu cuối xích nằm ở độ cao 0,5m tính từ dưới lên. Cơ cấu nâng của thiết bị phục vụ ren phải có cơ cấu giảm sóc. Kết cấu kim loại và các chi tiết kim loại của thiết bị nâng phải có bộ phận chống rỉ. Phải có đi an toàn đến các cơ cấu, thiết bị an toàn thiết bị điện mà yêu cầu phải được bảo dưỡng thường xuyên. Phải có lối đi lai để kiểm tra cần và các kết cấu kim loại. Khi không có cầu thang và sàn thao tác trên cần để bảo dưỡng ròng rọc và các chi tiết nâng khác, cấu tạo của thiết bị nâng phải đảm bảo cho cần hạ được. 5.5.2.TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG Thiết bị nâng chỉ được phép nâng chuyển dịch những tải khi mà đã biết được trọng lượng của nó không vượt quá trọng lượng cho phép. Đối với cần trục tải trọng phải được xác định ở những vị trí cụ thể như chân chống phụ,của cần trục và của đối trọng, không được phép sử dụng thiết bị nâng và chế độ làm việc lớn hơn chế độ đã dược ghi trong lịch máy. Thiết bị nâng có bộ phận mang tải là gầu ngoạm chỉ được phép ngoạm những vật liệu có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng cho phép. Cấm sử dụng thiết bị nâng có cơ cấu nâng được mở bằng khớp mátát hoặc khớp vấu để nâng, hạ di chuyển người, kim loại lỏng, vật liệu nổ, chất độc, bình đựng khí nén. Chỉ được phép di chuyển tải bằng thiết bị nâng qua nhà xưởng, nhà ở hoặc chỗ người khi có biện pháp đảm bảo an toàn riêng biệt và biện pháp đo phải do thủ trươngr đơn vị sử dụng thiết bị nâng ký duyệt. Khi dùng hai hoặc nhiều thiết bị nâng để cùng nâng một tải phải có biện pháp an toàn do thủ trưởng đơn vị ký duyệt. Trong biện pháp an toàn phải đề cập đến những vấn đề sau: Giao trách nhiệm chỉ huy quá trình nâng chuyển cho các cán bộ có kinh nghiệm nhất về vấn đề này. Vẽ sơ đồ tính toán cách móc tải lên thiết bị nâng, kích thước, vật liệu và công nghệ chế tao các thiết bị phụ trợ. Các quy trình thực hiện thao tác. Không được phép sử dụng các thiết bị nâng và các bộ phận tải được khám nghiệm và cấp giáy phép an toàn trong quá trình sử dụng. Khi điều khiển thiết bị nâng từ sàn nhà phải đảm bảo lối đi lại tự do cho người điều khiển. Khi cần trục và cần trục công sơn làm việc các lối len và lối ra đường ray phải được đóng lại. Nếu dọc đường ray của cần trục và cần trục công sơn không có hành lang đi lại phải theo quy định trình tự và xách xuống an toàn từ buồng điều khiểnđến sàn nhà trong trường hợp cần trục và cần trục công sơn bắt buộc phải ngừng dọc đường. Công nhân điều khiển thiết bib nâng phải được hướng dẫn điều đó. Cấm đứng làm việc trên hành lang làm việc của cần trục và cần trục công sơn khi chúng hoạt động. Chỉ được phép tiến hành các công việc trên hành lang khi đã đảm bảo các điều kiên làm việc an toàn. Đơn vị quản lý sử dụng phải có quy định về phương pháp buộc móc những tải không có bộ phận chuyên dùng để móc và hưỡng dẫn phương pháp đó cho công nhân móc tải. Khi tháo lắp và sửa chữa máy có thiết bị nâng đơn vị phải tiến hành xây dựng phương pháp buộc móc chi tiết vào các bộ phận máy có chỉ rõ thiết bị phụ trợ và phương pháp lật tải an toàn. Đơn vị sử dụng phải tổ chức thực hiện hệ thống trao đổi tín hiệu bằng tay quy định ở phụ lục 7 các tiêu chuẩn này. Cho phép sử dụng tín hiệu này bằng miệng khi cần trục tự hành có cần trục tự hành và cần trục công sơn khi chúng hoạt động. Chỉ được phép tiến hành các công việc ở trên hành lang của cần trục và cần trục công sơn khi đã ddảm bảo điều kiẹn làm việc an toàn. Đơn vị phải tổ chức thực hiện hệ thống trao đổi tín hiệu bằng tay theo quy định. Cho phép sử dụng tín hiệu bằng miệng khi cần trục không dài quá 10m sử dụng liên lạc bằng máy điện thoại liên lạc hai chiều, vô tuyến và sử dụng các hệ thống tín hiệu khác nhưng phải được quy định và hưỡng dẫn cụ thể. Thiết bị nâng làm việc trong vùng bảo vệ của đường dây tải điện phải có phiếu công tác. Tong phiếu thao tác phải chỉ rõ biện pháp an toàn trình tự thực hiện các thao tác, vị trí đặt thiết bị nâng. Phiếu thao tác phải do thủ trưởng đơn vị ký và trao trực tiếp cho công nhân sử dụng thiết bị nâng. Cấm thiết bị nâng dừng làm việc dưới đường dây tải điện cao thế. Khi di chuyển phải bắt buộc bố trí cần trục đứng làm việc dưới đường dây tải điện hạ thế phải dảm bảo khoảng cách tối tiểu từ thiết bị nâng đến đường dây điện không nhỏ hơn 1m. Khi sử dụng các thiết bị nâng phải đảm bảo các yêu cầu sau: Không được để người không có trách nhiệm đi vào khu vực nâng chuyển và hạ tải. Có lối đi lên cần trục và cần trục công sơn di động. Phải ngắt cầu dao điện và thiết bị nâng hoặc tắt máy (đối với dẫn động khác và dẫn động điện). Phải dùng dây tương ứng với trong lượng của tải, phù hợp với số nhánh. Phải chọn dây sao cho góc giữa các nhánh dây không vượt quá 90. Nâng chuyển vật liệu cục nhỏ phải dùng bao bì chuyển dùng loại trừ được khả năng rơi từng cục một. Nâng chuyển gạch bằng tấm phẳng không có bao tre chỉ được bốc xếp lên ô tô và khi không có người ở trong vùng nguy hiểm. Trước khi nâng chuyển tải phải nhấc thử lên độ cao 200-300mm để kiểm tra dây và kiểm tra phanh. Khi nâng chuyển tải và tải gần các công trình, thiết bị và chưỡng ngại vật khác cấm để người (kể cả công nhân móc tải) đứng giữa tải và các chướng ngại vật nói trên. Cần để tải và cần nằm ở một phía trên đầu người trong suốt quá trình nâng hạ và di chuyển tải công nhân móc tải được phép đứng gần tải khi nâng và hạ tải nếu ở độ cao không lớn hơn 1m tính từ mặt sàn công nhân móc tải. Khi di chuyển theo chiều ngang phải nâng tải lên cao cách chưỡng ngại vật một khoảng cách ít nhất là 500mm. Những cần trục nhà máy chế tạo cho phép vừa mang tải vừa di chuyển lúc di chuyển phải đặt dọc theo đường hoặc theo chỉ dẫn riêng của nhà máy chế tạo. Không cho phép vừa di chuyển vừa quay cần (trừ cần trục đường sắt dùng gầu ngoạm trên đường thẳng). Chỉ được phép hạ tải xuống vị trí đã dịnh nơi loại trừ được khả năng rơi, đổ hoặc trượt. Phải đặt tấm kê dưới các tải trọng sao cho đảm bảo dễ dàng lấy cáp hoặc xích buộc dưới tải ra. Xếp và dỡ tải phải tiến hành đồng đều, không được xếp tải cao quá kích thước quy định, không được xếp tải ở lối đi lại. Xếp tải lên toa hở, sàn ô tô phải đảm bảo buộc và táo ván thuận lợi, an toàn. Khi dỡ tải lên các phương tiện vận tải phải đảm bảo sự cân bằng của phương tiện đó. Không cho phép nâng và hạ tải lên xe toa lửa và ô tô khi có người đang ở trong thùng hoặc toa xe, quy định này không áp dụng cho trường hợp bốc xếp tải bằng máy trục mang tải bằng móc từ buồng điều khiển.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTinh ben chot gau-che tao chot.doc
  • doc1Gioi thieu-Gau va tay gau.doc
  • dwgbao duong sua chua.dwg
  • docBDSC1.doc
  • dwgBDSCnew.dwg
  • docchuong 2 giang.doc
  • docCHUONG_1.DOC
  • dwgct.dwg
  • dwgGau Tay Can.dwg
  • docKetCauThep.doc
  • docloinoidauau.doc
  • docmucluc.doc
  • docondinh.doc
  • dwgQuay+DC.dwg
  • docQuocHung.DOC
  • dwgSo do thuy luc.dwg
  • docThiet ke he dan dong co khi.doc
  • dwgthuy luc.dwg
  • docThuyluc.doc
  • dwgTHUYLUCChuan.DWG
  • docThuylucdanglam.doc
  • dwgThuylucdanglkam.dwg
  • dwgTinh on dinh.dwg
  • dwgtinh thuy luc ®Î in.dwg
  • dwgTL.dwg
  • dwgtla chua.dwg
  • dwgtong hopvt.dwg
  • dwgTong the.dwg
  • dwgTong the2004.dwg
  • dwgTong themoi.dwg
  • doctonghop.doc
  • doctonghßpull.doc
  • doctongthe1.doc