Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Huyện Vị Xuyên – Tỉnh Hà Giang với công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên

LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ 1.1 Một dân tộc muốn tồn tại và phát triển được, ngoài những điều kiện về kinh tế, chính trị,dân tộc đó phải có một nền văn hóa văn minh, nền văn hóa văn minh đó chủ yếu phụ thuộc vào ý thức của mỗi người đặc biệt là thế hệ thanh niên. Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI(1986) thành công đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Nghị quyết TW2 khóa VIII nhấn mạnh muốn tiến hành CNH- HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục –đào tạo phát huy nguồn lực con người yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Bởi vậy giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài (điều 35 hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức tri thức, sức khỏe thẩm mỹ nghề nghiệp trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách phầm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bác Hồ vị lãnh tụ lạc lỗi rất coi trọng việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau Bác khẳng định đây là công việc trọng đại của đất nước của dân tộc Bác đã dạy “người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì vô dụng .’’.Giáo dục là phải bồi dưỡng được cái đức cái vốn quý của một con người, đồng thời phải phát huy được khả năng sáng tạo vận dụng tri thức tiếp thu được vận dụng vào cuộc sống. Tuy nhiên không phải ai cũng đảm nhận được tư tưởng đó . Thanh niên là lực lượng xã hội đặc biệt có vai trò rất quan trọng trong lịch sử, trong các giai đoạn cách mạng cũng như trong hiện tại và tương lai. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn giành sự quan tâm đặc biệt đối với thanh niên. Khi đánh giá về thanh niên Hồ Chí Minh khẳng định thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên nhận thức đúng vị trí vai trò của thanh niên Đảng ta khẳng định. Sự nghiệp của nước ta thành công hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không chủ yếu là do lực lượng thanh niên ngày nay quyết định .Tương lai của Việt Nam sự phát triển của đất nước tùy thuộc vào việc bồi dưỡng và rèn luyện giáo dục thế hệ thanh niên. Trong những năm qua đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. với công cuộc đổi mới chúng ta có nhiều thành tựu rất đáng tự hào về kinh tế xã hội văn hóa giáo dục.tuy nhiên mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục trong đó sự suy thoái về đạo đức và giá trị nhân văn tác động đến đại đa số thanh niên và học sinh như: có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ hoài bão, lập thân lập nghiệp tiêu cực trong thi cử bằng cấp, chạy theo thành tích ,theo vào đó sự du nhập văn hóa phẩm đồi trụy thông qua các phương tiện như phim ảnh, games,Internet .làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn tình yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh nhất là các em chưa được trang bị kiến thức về vấn đề này. 1.2 Ngày nay công cuộc đổi mới do đảng ta khởi sướng và lãnh đạo đang đem lại những kết quả to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những thành tựụ phát triển kinh tế, xã hội đã và đang tạo điều kiện cơ hội cho thanh niên được rèn luyện phấn đấu và khẳng định mình. Song bên cạnh những chuyển biến tích cực đó, sự chuyển biến từ mặt trái của cơ chế thị trường cũng là mảnh đất màu mỡ làm nảy sinh lối sống ích kỷ vụ lợi những thói hư tật xấu, làm rạn nứt những khuôn mẫu những giá trị đạo đức hủy hoại nét đẹp văn hóa truyền thống. Ảnh hưởng từ mặt trái của cơ chế thị trường đã tạo ra trong xã hội một lớp người không nhỏ trong đó có thanh niên chạy theo lối sống thực dụng, buông thả phai nhạt lý tưởng bất chấp những quy phạm đạo đức truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc hàng loạt vấn đề đặt ra đối với thanh niên là làm thế nào để thanh niên trong tương lai đủ sức đáp ứng yêu cầu của đất nước đặt ra? Làm thế nào để họ có thể tự định hướng đúng hình thành và rèn luyện phẩm chất đạo đức trong đời sống kinh tế thị trường hiện nay? Làm thế nào để những ảnh hưởng tiêu cực không làm suy giảm những nguồn lực trẻ .?Do vậy việc giáo dục đạo đức ,lối sống văn hóa cho thanh niên là một vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển con người của Đảng được toàn xã hội quan tâm. Yêu cầu của sự nghiệp đổi mới , từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh , đã khách quan hóa tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc giáo dục đạo đức lối sống văn hóa cho thanh niên. Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước sự chuyển biến mạnh mẽ của những điều kiện kinh tế -xã hội đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến thanh niên lớp người trẻ tuổi nói chung và thanh niên Huyện Vị Xuyên – Tỉnh Hà Giang nói riêng, một mặt nền kinh tế thị trường xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế tri thức , việc mở rộng giao lưu hội nhập với thế giới đang tạo nhiều cơ hội điều kiện cho thanh niên ở Huyện Vị - Tỉnh Hà Giang phát huy tính năng động chủ động sáng tạo vươn lên khẳng định mình. Mặt khác trong thanh niên đã nảy sinh nhiều hiện tượng suy thoái đạo đức lối sống chỉ coi trọng đồng tiền bất chấp đạo lý, chỉ đề cao giá trị vật chất mà xem thường giá trị tinh thần dẫn đến thanh niên rơi vào tội lỗi và các tệ nạn xã hội. Đó là nguyên nhân vừa là biểu hiện làm suy giảm nguồn lực trẻ của tỉnh là nỗi nhức nhối của từng gia đình địa phương và xã hội . 1.3 việc giáo dục đạo đức lối sống văn hóa cho thanh niên là một vấn đề của cả dân tộc nhưng với thanh niên nó mang một ý nghĩa rất quan trọng, xuất phát từ thực tiễn đòi hỏi phải được quan tâm nghiên cứu một cách có hệ thống vì vậy mà tôi chọn đề tài này với mong muốn là góp một phần nhỏ bé của mình cùng với các cấp bộ Đoàn, các ban nghành đoàn thể, quần chúng trong Huyện Vị Xuyên – Tỉnh Hà Giang đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao nhận thức, tư tưởng hành động của Đoàn viên thanh niên trong việc giáo dục đạo đức lối sống văn hóa cho thanh niên. Vấn đề tôi nghiên cứu ở đây không phải là mới mẻ mà nó đã được các cá nhân tổ chức đưa ra trong các buổi hội nghị khoa học. Tuy nhiên đề tài đó chưa đi sâu vào phân tích thực trạng liên quan đến vấn đề Huyện Vị Xuyên – Tỉnh Hà Giang, và việc giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên gắn với những nét đặc thù của địa phương. Do vậy tôi chọn đề tài văn“Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Huyện Vị Xuyên- Tỉnh Hà Giang với công tác giáo dục đạo đức, lối sống hóa cho thanh niên’’ làm chuyên đề tốt nghiệp cho khóa đào tạo chung. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 NỘI DUNG 9 CHƯƠNG1 LÝ LUẬN VỀ ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THANH NIÊN 9 1.1.Khái niệm về thanh niên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 9 1.2 Khái niệm đạo đức lối sống - Đạo đức lối sống văn hóa. 11 1.2.1. khái niện đạo đức, lối sống. 11 1.2.2. Đạo đức lối sống văn hóa. 12 1.3 Những nội dung cơ bản của giáo dục đạo đức lối sống văn hóa cho thanh niên. 12 1.4 Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục đạo đức lối sống văn hóa cho thanh niên tại huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang. 14 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THANH NIÊN TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN 18 – TỈNH HÀ GIANG. 18 2.1 Điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị xã hội của Hà Giang nói chung và Vị Xuyên nói riêng. 18 2.2 Thực trạng hoạt động của đoàn thanh niên huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang trong công tác giáo dục đạo đức lối sống văn hóa cho thanh niên. 23 2.3 Thực trạng việc tham gia giáo dục đạo đức lối sống văn hóa của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang. 25 CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP KHIẾN NGHỊ NHẰM GIÚP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH HUYỆN VỊ XUYÊN – TỈNH HÀ GIANG TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THANH NIÊN. 33 3.1 Các giải pháp cơ bản. 33 3.1.1 Giải pháp về xây dựng nội dung giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. 33 3.1.2 Giải pháp về mặt tổ chức các phong trào các cuộc vận động tuyên truyền và xây dựng đạo đức lối sống văn hóa cho thanh niên. 34 3.2 Khuyến nghị. 38 3.2.1 Đối với nhà nước. 39 3.2.2 Đối với cấp đảng ủy chính quyền địa phương. 39 3.2.3 Đối với TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 40 3.2.4 Đối với tỉnh Đoàn. 41 3.2.5 Đối với Đoàn cơ sở. 41 3.2.6 Đối với gia đình – nhà trường. 41 KẾT LUẬN 42 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

doc43 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3094 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Huyện Vị Xuyên – Tỉnh Hà Giang với công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống tổ chức của Hội được củng cố kiện toàn. Các tổ chức Hội kịp thời học tập nghị quyết Đại Hội Hội LHTN Việt Nam các cấp. các ủy ban Hội cũng đã thành lập được 07 CLB, đội nhóm hoạt động theo nghề nghiệp, sở thích và hoạt động có hiệu quả. Công tác bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội được chú trọng, đã cử 34 đồng chí cán bộ chủ chốt của Hội tham gia hội trại tập huấn tại Tỉnh, Hội LHTN huyện phối hợp vối trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện mở lớp triển khai Nghị Quyết, điều lệ Hội LHTN Việt Nam lần thứ V và bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác Hội cho 80 đồng chí cán bộ Hội chủ chốt cơ sở. Điều tra xã hội học về nhận thức của thanh niên về đạo đức, lối sống văn hóa cũng như về các vấn đề xã hội. Huyện Vị Xuyên – Tỉnh Hà Giang là một huyện miền núi nằm ở phía tây của tỉnh. Trong địa bàn huyện có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống. Do vậy cũng tồn tại các nếp sống, phong tục tập quán khác nhau, địa hình nơi đây chủ yếu là đồi núi phù hợp với nếp sống của các dân tộc thiểu số như: H’Mông, Dao, Tày, Nùng, Pu Péo…Qua thăm dò và trưng cầu ý kiến của một số ĐVTN trong địa bàn huyện Vị Xuyên – Tỉnh Hà Giang thông qua điều tra xã hội học bằng các hiếu hỏi đã đạt được kết quả sau: Nội dung Số phiếu phát ra Hiểu biết ( tham gia ) Chưa rõ (không tham gia) Không ý kiến Ý thức tham gia học tập, lối sống văn hóa. 150 52 58 40 100% 34,6% 38,6% 26,8% TN hiểu biết pháp luật, chap hành an toàn giao thông 185 120 50 15 100% 64,8% 27% 8,2% TN học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 95 55 20 20 100% 58% 21% 21% Qua số liệu trên cho chúng ta thấy được phần lớn chưa nắm rõ về đạo đức văn hóa, lối sống chiếm 38,6%. Do tác động của cơ chế thị trường và nhiều gia đình cũng đã bung ra để làm giàu, nhưng họ lại mait kiếm tiền không quan tâm đến con cái. Như vậy cần phải quan tâm đến con trẻ để có một lối sống văn hóa sao cho phù hợp với nếp sống văn minh hiện đại. Thanh niên hiểu biết về pháp luật chiếm khoảng 64,8% ( trong tổng số là 120/185 người ). Thanh niên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chiếm khoảng 58% ( trên tổng số 55/95 người) bên cạnh đó một số không quan tâm lắm đến những giá trị những tấm gương đạo đức chiếm 21%... Thanh niên trên địa bàn Huyện Vị Xuyên có một số thanh niên không mấy quan tâm đến ngững giá trị, phẩm chất đạo đức cách đối nhân xử thế của mình cũng như giới trẻ hiện nay. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THANH NIÊN TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN – TỈNH HÀ GIANG. 2.1 ĐIỀU KIỆN ĐIA LÝ, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CỦA HÀ GIANG NÓI CHUNG VÀ VỊ XUYÊN NÓI RIÊNG. Vùng đất Hà Giang hùng vĩ tươi đẹp, từ thời vua Hùng đến các thời Lý, thời Trần đã trải qua những tên gọi khác nhau. Mãi đến năm 1883 tỉnh Hà Giang mới chính thức được thành lập trên cơ sở hai hạt là Hà Giang và Bắc Quang của tỉnh Tuyên Quang cũ. Năm 1991 tỉnh Hà Giang lại tách ra khỏi Hà Tuyên với 10 huyện và một thị xã như hiện nay. Là một tỉnh biên giới cực Bắc của nước Việt Nam với diện tích 4813km2. Phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Năm giáp với tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp với tỉnh Cao bằng và phía Tây giáp với tỉnh Yên Bái, Lào Cai với các điểm giới hạn. Cực Bắc có vĩ độ 23o30’ ( Lúng cú ) Cực Nam có vĩ độ 22o10’ ( Vĩnh Tuy ) Cực Tây có vĩ độ 105o34’ ( Mèo vạc ) Thị xã Hà Giang cách thủ đô Hà Nội khoảng 335km. Địa bàn Hà Giang chủ yếu là đồi núi, với độ cao trung bình: 800- 1200m so với mực nước biển, chỗ thấp nhất là những thung lũng song với các sông lớn chảy qua là Sông Lô nguồn từ Thanh Thủy Thị xã – Bắc Quang – Vĩnh Tuy – Tuyên Quang. Sông Gâm ở Bắc Mê, sông Nho Quế ở Đồng Văn, sông Chảy ở Hoàng Su Phì. Diện tích không lớn lắm nhưng mật độ tập trung các ngọn núi khá dày, khoảng 40 ngọn núi cao từ 100 – 250m. Đặc biệt có đỉnh Tây Côn Lĩnh cao 2.48m được mệnh danh là các “nóc nhà” thứ 2 của Việt Nam. Núi non hiểm trở, vách đứng lởm chởm của địa hình đá vôi được phân bố ở phía Bắc kéo dài đến Vị Xuyên, còn khu vực phía Tây và khu vục phía Bắc Quang, Vĩnh Tuy thì phổ biến là núi và đồi đất. Tổng dân số Hà Giang tính đến năm 1997 là 584.214, mật độ dân số là 68 người / km2, với 22 dân tộc anh em sinh sống bên nhau: Mông, Dao, Tày, Nùng, Giấy, Pu Y, Pu Péo. Cờ Lao, Phù Lá, Pà Thẻn, Kinh, La Chí, Tái, Hoa. Mường, Khơ Me. Ê Đê. Cao Lan, Suồng. Sán Chỉ, Hán. Các đơn vị hành chính của Hà Giang đuơcj chia thành 10 huyện và một thị xã là: Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh, Vị Xuyên, Bắc Quang, Bắc Mê, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần và thị xã Hà Giang. Vị Xuyên là một huyện phía Tây của tỉnh Hà Giang cách trung tâm thị xã 20 km. Với diện tích 649,9km Phía Bắc giáp thị xã Hà Giang, phía Nam giáp vơi Bắc Quang, phía Đông giáp với Hoàng Su Phì, phía Tây giáp Quang Bình. Vị Xuyên có tất cả 23 xã gồm: Trung Thành, Bạch Ngọc, Ngọc Minh, Linh Hồ, Việt Lâm, Đạo Đức, Quảng Ngần, Thượng Sơn, Cao Bồ, Phương Thiện, Phương Tiến, Phong Quang, Phương Độ, Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Minh Tân, Thuận Hòa, Tùng Bá, Ngọc Linh, Thị trấn Việt Lâm, thị trấn Vi Xuyên. Địa hình Vị Xuyên chủ yếu là núi đá và núi đất, cao trung bình so với mực nước biển là 850m. Noi thấp nhất là các thung lũng dọc theo con sông Lô chảy từ Thanh Thủy qua thị xã Hà Giang đến Vị Xuyên. Vị Xuyên là một huyện cao, ở đây khí hâu nhiệt đới núi cao với lượng mưa 800 – 1000mm, nhiệt độ trung bình 23 – 25oc. Khí hậu nhiệt đới núi cao với đất phong hóa từ đá vôi là điều kiện thuận lợi để phát triển nông lâm nghiệp. *Tình hình chính trị. Đặc điểm về vị trí địa lý như vậy đã tạo địa hình huyện Vị Xuyên có nhiều khác biệt so với những nơi khác.Cho nên hệ thống chính trị và đời sống tinh thần cho nhan dân không ngừng được củng cố. Với truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân huyện Vị Xuyên đang được giữ gìn và phát huy.nhất là phong trào “Đại đoàn kết nhân dân” không phân biệt chủng tộc, sống làm việc như anh em một nhà, xây dựng và giữ gìn an ninh quốc phong, góp phần tham gia vào sự nghiệp cách mạng trong tình hình mới, bảo vệ quê hương và tổ quốc xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Người dân luôn đặt niềm tin vào Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ kính yêu, trung thành đi theo đường lối của Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Nét nổi bật là người dân theo đạo rất ít và đặc biệt là dân tộc trong huyện không theo bất cứ đạo nào, thực hiên và chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và pháp luật nhà nước. Bộ máy quản lý nhà nước, các nghành các cấp đều hoàn thành có kết cấu từ cấp huyện đến cấp xã, thị trấn và các thôn, cụm dân cư không ngừng được tăng cường. Tinh thần đoàn kết vun đắp thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân được giữ vững những yếu tố trên là động lực thúc đẩy và thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương, đồng thời là tiền đề cho văn hóa phát triển. *Tình hình kinh tế. Vị Xuyên là một huyện có tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế. Từ khi có sự chỉ đạo và quan tâm của Đảng và nhà nước, có chính sách đổi mới, chiến lược phát triển kinh tế đa dạng, phong phú nhiều thành phần nền kinh tế thị trường nhất là các chính sách dự án: Chương trình 135, xóa đói giảm nghèo cho vay vốn phát triển về chăn nuôi, dự án 661 trồng rừng ( Thông. Chàm, bạch đàn, keo…) đạt hiệu quả kinh tế cao nhất là cây cao su, đời sống nhân dân được nâng cao, cơ sở vật chất được cải thiện. Mỗi hộ gia đình thu nhập cao có khi hàng trăm triệu đồng/ năm. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng như: Giao thông thủy lợi, trường học, y tế, các công trình phúc lợi xã hội này càng được triển khai rộng rãi: “dồn điền đổi thửa” gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xuất khẩu lao động. Điều kiện tự nhiên đã mang lại cho huyện Vị Xuyên lợi thế về nông nghiệp, giao lưu buôn bán, trong rừng có nhiều gỗ quý: Lim, Nghiến, Sến, Lát, Đinh…và động vật quý hiếm như: Lợn rừng, Nại, Hươu, Nhím… Trong lòng đất huyện có nhiều khoáng sản có giá trị như: Man Gan, Vàng… nhưng chủ yếu vẫn là nghành nông nghiệp với kỹ thuật còn lạc hậu (con trâu đi trước cái cày theo sau, do làm ruộng bậc thang và thửa ruộng nhỏ không bằng phẳng không áp dụng được máy móc vào trong sản xuất). Bên cạnh đó một số hộ gia đình chăn nuôi gia súc theo thống kê khoảng 1300 con dê, 5867 con bò, 754 con ngựa, 43.567 con lợn… Đặc biệt huyện Vị Xuyên có nhiều tiềm năng về du lịch như suối khoáng Thanh Hà, Hang Đá Cúm, Hồ Noong… và nhiều di tích lịch sử. * Về văn hóa. Song song với quá trình phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa xã hội thu được những kết quả quan trọng. Công tác giáo dục đào tạo: trong những năm gần đây công tác giáo dục và học ở nhà trường luôn được duy trì tốt trật tự, kỷ cương đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các ngày học đủ về số lượng cả chất lượng. Giáo dục được nâng cao. Đến nay có 18/18 xã, thị trấn hoàn thành về phổ cập THCS đồng thời đang tiếp tục phổ cập THPT. Về hướng nghiệp và dạy nghề: Đã mở các lớp Mộc, nghề thủ công…từng lớp đáp ứng nhu cầu cho nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng và giải quyết việc làm. Công tác Y tế - Dân số - Gia đình và trẻ em: Công tác phòng dịch khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được duy trì thường xuyên, các chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống các dịch bệnh được triển khai thực hiện tốt. Khám và chữa bệnh cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số mà đặc biệt là trẻ em. Hiện nay 100% trạm Y tế đều có bác sỹ. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình đều luôn được chú trọng, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt kế họach hóa gia đình, đến nay tỷ lệ dân số tự nhiên từ 13,5% xuống 11,5%. Tỷ lệ đói nghèo giảm xuống 10,85% số hộ dùng nước sạch 99%. Hiện nay tất cả các xã, thị trấn đều bưu điện văn hóa, phương tiện phục vụ người dân như: Sách, báo, đài…đã đến người dân nhất là dân tộc ít người. Đến nay số hộ dùng thông tin đại chúng 98%. Công tác chính sách xã hội được Đảng và nhà nước quan tâm, giải quyết triệt để. Tình hình văn hóa phong tục tập quán. Qua thực tiễn đấu tranh sinh tồn và phát triển, người dân huyện Vị Xuyên đã xây dựng cho mình một nền văn hóa truyền thống cách mạng đậm đà bản sắc dân tộc như: nhà sàn của dân tộc Tày, Nùng, nhà đất có hàng rào xếp băng đá của người H’Mông…hay các điệu hát của người dân tộc như: hát Lượm, hát Then, hát Cọi, Nàng ới… Phong tục tập quán ở nới đây có những nét riêng biệt so với các nơi khác như phong tục ma chay, cưới xin dưới chế độ phong kiến, những nghi lễ được tổ chức đầy đủ theo quy định cổ truyền là một chuỗi nghi thức kéo dài hàng tuần lễ. Ngày nay, những phong tục đó vẫn được tồn tại trong một số dân tộc thiểu số, được hợp thức hóa đơn giản hơn trước ở một số gia đình và dòng họ. Tục cưới xin của người Tày Vị Xuyên có nhiều thủ tục và được tiến hành theo nhiều giai đoạn trước ngày lễ thành hôn. Các thủ tục tiến hành tuần tự theo các bước: Đi thăm dò ướm hỏi gia đình nhà trai người làm mối thay mặt gia đình sang đặt vấn đề với gia đình nhà gái ( người làm mối có quan hệ với 2 gia đình hoặc người làm mối có uy tín ). Sau khi đặt vấn đề được vài ngày nếu nhà gái đồng ý, thì người làm mối sẽ báo tin về nhà trai để chuẩn bị đồ ăn hỏi cho ngày lành tháng tốt do hai bên nhà trai và nhà gái thống nhất. Khi thống nhất ngày ăn hỏi thì nhà trai chuẩn bị cho một trong ba loại: một là mọi thứ đều là 5 như: 5kg gạo nếp, 5kg gạo tẻ, 50 bánh ăn hỏi, 5 con gà, 5 con vịt…, Hai là mọi thứ đều là 10 cũng tương tự, Ba là mọi thứ đều là 15 và cũng tương tự và được phân chia rõ rệt cho người nghèo thì mọi thứ là 5, nhà trung bình thì mọi thứ là 10 còn người khá giả là 15. Trong ngày ăn hỏi 2 bên thống nhất ngày để nhà trai đón dâu mọi chi phí nhà trai lo, nhà cửa vài chục người có đủ mặt nội ngoại để đi đưa dâu. Tùy theo điều kiện gia đình, cô dâu về nhà chồng mang theo chăn gối và một số đồ đạc khác ( phần để biếu cha mẹ chồng, anh em họ hàng, còn lại là mình dùng ). Bên cạnh việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc, quê hương mình. Theo đó trình độ dân trí ngày càng phát triển, hệ thống trường mần non đã có đến từng thôn bản. Vị Xuyên hôm nay đã dần đổi thay, kinh tế ngày càng phát triển, chính trị văn hóa tương đối ổn định…và dần thoát khỏi đói nghèo, sánh vai với sự phát triển của các huyện bạn và sự đổi mới của đất nước. 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN HUYỆN VỊ XUYÊN – TỈNH HÀ GIANG TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THANH NIÊN. Trong những năm qua, với sự nỗ lực của các cấp bộ Đoàn công tác giáo dục của ĐTNCS Hồ Chí Minh huyện Vị Xuyên –tỉnh Hà Giang có những chuyển biến tích cức theo xu hướng đa dạng hóa hình thức, từng bước phù hợp với tâm lý nguyện vong thanh niên. Đồng thời các hoạt động giáo dục của Đoàn đã nhạy bén theo sát các sự kiện chính trị xã hội của đất nước, luôn gắn hoạt động của thanh niên với giáo dục truyền thống, giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống đẹp và ý thức công dân trẻ. Công tác giáo dục lý tưởng đạo đức cách mạng của ĐTNCS Hồ Chí Minh của huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang trong thời gian qua góp phần nhen lên ngọn lửa lý tưởng cách mạng, ý chí và lòng yêu nước của thanh niên, tiêu biểu là đợt sinh hoạt chính trị “ tiếp lửa truyền thống – mãi mãi tuổi 20”, diễn đàn “tuổi trẻ sống đẹp sống có ích”… Đợt sinh hoạt chính trị đã có sức lan tỏa mạnh mẽ và cho nhiều kinh nghiệm hay về sự nhạy bén và nắm bắt cơ hội trong giáo dục thế hệ trẻ. Việc tuyên truyền triển khai cuộc vận động “tuôit trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” tạo sự chuyển biến sâu sắc về công tác giáo dục của Đoàn. Học tập đi liền với “làm theo lời Bác” đã trỏ thành phương châm hành động của mỗi cơ sở Đoàn, mỗi ĐVTN để được vinh danh “thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác”. Đồng thời công tác giáo dục đạo đức lối sống văn hóa cho thanh niên còn được các cấp bộ Đoàn triển khai thông qua phong trào hành động cách mạng: các mùa hè thanh niên, học sinh thanh niên tình nguyện, các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” các cuộc hành trình “về nguồn” với các địa chỉ địa danh cách mạng đã góp phần nâng cáo chất lượng giáo dục trong các hoạt động của Đoàn huyện Vị Xuyên – tỉnh hag Giang. Tạo môi trường lành mạnh nhiệt huyết cách mạng bồi đắp lòng yêu nước cho thế hệ trẻ. Vấn đề bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ là một nhiện vụ lớn lao, có ý nghĩa không chỉ hiện tại mà còn chi phối tương lai của đất nước. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này trong giai đoạn hiện nay huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang cần có sự đồng thuận, quan tâm lãnh đạo của Đảng và sự chung tay của toàn xã hội trong đó có trách nhiệm lớn lao của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh tình hình mới của đất nước việc giáo dục thế hệ trẻ cần được quan tâm ở nhiều khía cạnh. Cần được xây dựng môi trường xã hội lành mạnh để thanh niên được rèn luyện, cống hiến và trưởng thành. Đồng thời tạo cho thanh niên cơ hội để tham gia các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, hưởng thụ văn hóa lối sống đẹp, sống lành mạnh để nâng cao sức khỏe tinh thần. Đảng và nhà nước cần tập trung giả quyết các vấn đề bức xúc của xã hội tạo sự chuyển biến trong phòng và chống tham nhũng tiêu cực tội phạm và tệ nạn xã hội nhất là ma túy mại dâm, giải quyết các vấn đề về an toàn giao thông môi trường sống tạo nhiều công trình, tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị tư tưởng có tính định hướng thảm mỹ cao góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh hình thành lối sống văn hóa và ý thức công dân trong thanh niên các cấp ủy Đảng chính quyền, các cấp bộ Đoàn cần quan tâm khích lệ, cổ vũ tinh thần yêu nước, long tự hào dân tộc cho thanh niên. Trong công cuộc giáo dục thế hệ trẻ huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang cần chú trọng các hoạt động gắn trách nhiệm của thanh niên với bảo vệ lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia, coi việc tôn vinh nêu gương cổ vũ thanh niên sống đẹp sống có ích, làm rạng danh tổ quốc, cũng chính là cách để giáo dục lý tưởng giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên. Phát huy khả năng sang tạo, nhu cầu vươn tới sụ hoàn thiện và mong muốn thể hiện sự bản lĩnh của thanh niên biến quá trình giáo dục thành “tự giáo dục” đối với mỗi thanh niên. Bên cạnh đó điều quan trọng trong công tác giáo dục thanh niên chính là sự lụa chọn đúng những vấn đề thanh niên đang quan tâm, khát khao vươn tới. thanh niên phải được đặt ở vị trí trung tâm, là người vừa thiết kế ý tưởng vừa tổ chức thực hiện vừa trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhiều hoạt động của thanh niên huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang. 2.3 THỰC TRẠNG VIỆC THAM GIA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG VĂN HÓA CỦA ĐTNCS HỒ CHÍ MINH HUYỆN VỊ XUYÊN – TỈNH HÀ GIANG. Trong những năm qua huyện vị xuyên – tỉnh Hà Giang đã có nhiều hoạt động nhiều hình thức tham gia giáo dục đạo đức lối sống văn hóa cho thanh niên cụ thể như: * công tác tuyên truyền giáo dục: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng huyện Đoàn đã triển khai các chỉ thị Nghị Quyết của Đảng, của Đoàn các cấp, tuyên truênf tổ chức các hoạt động chào mừng Đại Hội Đảng các cấp như: Tổ chức tuyên truyền Nghị Quyết trung ương ương VII khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đơi với công tác thanh thiếu niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết Hội nghị trung ương Đoàn VI kháo I của BCH trung ương Đoàn về đổi mới phương thức giáo dục của Đoàn trong tình hình mới, Nghị Quyết Hội nghị lần thứ VII BCH trung ương Đoàn khóa I về tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên nhi đồng trong toàn huyện. Tổ chức cho thanh niên học tập luật thanh niên, 6 bài học lý luận chính trị triển khai cuộc vận động “tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”; tổ chức các hoạt động “Mừng Đảng mừng xuân” kỷ niện 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, TDTT, các lễ hội, các trò chơi dân gian, tổ chức tết trồng cây…góp phần giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho ĐVTN. Kết quả phối hợp với các ban nghành chuyên môn của huyện tổ chức tuyên truyền các Nghị Quyết của Đảng, nghị quyết chuyên đề của Đoàn thanh niên được 42 đợt thu hút hơn 5000 lượt ĐVTN và tổ chức tuyên truyền luật thanh niên, luật phòng chống ma túy, luật an toàn giao thông …được 42 buổi thu hút trên 5.500 lượt đoàn viên =98% và trên 10.000 lượt thanh niên tham gia. * công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật: Tổ chức tuyên truyền cho ĐVTN chấp hành tốt pháp luật của nhà nước, đặc biệt là tuyên truyền cho ĐVTN chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia mô tô trên các tuyến đường. Kết quả: Tổ chức thành lập được 8 đội thanh niên xung kích tự quản được một tuyến phố giao thông như: Thị Trấn Việt Lâm, thị trấn Vị Xuyên, Đạo Đức, Minh Tân, Thanh Thủy, THPT Vị Xuyên, THPT Việt Lâm, Linh Hồ với 115 đội viên và thành lập được 5 đội TNTN tham gia bảo vệ đường biên giới mốc tại 5 xã biên giới với 65 đội viên đạt 100% kế hoạch trong năm. Các đội viên đã phối hợp với lực lượng công an tổ chưc tham gia tuyên truyền luật ATGT, tham gia giữ gìn trật tự ATXH tiêu biểu là đội thanh niên tự quản TT Việt Lâm, TT Vị Xuyên, Đạo Đức… Phối hợp với trung tâm giáo dục – lao động xã hội tỉnh Hà Giang (Linh Hồ, Vị Xuyên) tổ chức giao lưu văn nghệ, thể thao và tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội tại trung tâm giáo dục – lao động xã hội thu hút hơn 300 ĐVTN và học viên trung tâm tham gia; tổ chức thành lập câu lạc bộ sức khỏe sinh sản vị thành niên tại trường PTDT nội trú với 30 hội viên là các em học sinh trong nhà trường. Phối hợp với với trung tâm phòng chống AIDS tỉnh và các nghành có liên quan tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, các lớp tập huấn kỹ năng tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, kỹ năng công tác điều hành sinh hoạt nhóm, tập huấn nâng cao năng lực cho các đồng chí lãnh đạo các ban nghành đoàn thể huyện, bí thư, phó bí thư, CLB nhóm thuộc các xã, thị trấn trong toàn huyện. Công tác xây dựng củng cố tổ chức đoàn cơ sở thường xuyên quan tâm chỉ đạo triển khai, ngay từ đầu năm cơ quan phân công cán bộ đoàn xuống cơ sở cùng với cán bộ đoàn xã ( thị trấn ) tạp chung vào việc củng cố các chi đoàn yếu kém chú trọng xây dụng phát triển tổ chức cơ sở đoàn, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động cho đội ngũ cán bộ cơ sở đoàn, các hoạt động được gắn với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng điạ phương, đơn vị thành lập đoàn kiểm tra đánh kết quả hoạt động công tác đoàn và phong trào TTN năm 2010 với 47/49 cơ sở xã, thị trấn đoàn chi đoàn trực thuộc đạt kết quả năm ( 02 chi đoàn mới thành lập không kiểm tra ). Qua kiểm tra các cơ sở đoàn đã triển khai đúng Điều Lệ Đoàn quy định ;việc quản lý sử dụng tài sản , tài chính các cơ quan Đoàn đã thực hiện đúng điều lệ Đoàn quy định, đảm bảo tốt cho mọi hoạt động chung của tổ chức đoàn trong toàn huyện. Chỉ đạo kiện toàn BCH, BTV, bí thư, phó bí thư Đoàn xã sau Đại hội Đảng bộ các xã, thị trấn gồm: Xã Kim Thạch, Trung Thành, Phong Quang, Minh Tân, Phương Tiến…đảm bảo đúng nguyên tắc điều lệ Đoàn – Hội. Tổ chức khảo sát và thành lập mới chi đoàn trung tâm dịch vụ cấp thoát nước, chi hội điều dưỡng phục hồi chức năng huyện. Tổ chức mở được 29 lớp bồi dưỡng cảm tình Đoàn cho 998 thanh niên ưu tú tại các xã, thị trấn đoàn trường học trong huyện và kết nạp đoàn viên mới được 712/700 đồng chí đạt = 102% so với kế hoạch 2010 giới thiệu được 325/312 đoàn viên ưu tú cho Đảng đạt 103,2% so với kế hoạc năm và có 236 đồng chí được tham gia lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng. Thực hiện Điều lệ Đoàn: Huyện Đoàn Vị Xuyên xây dựng kế hoạch và thành lập đoàn kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động công tác đoàn và phong trào TTN năm 2010 đối với các Đoàn cơ sở và chi đoàn trực thuộc kết quả phân xếp laoij như sau: Tổng số Đoàn cơ sở, chi Đoàn trực thuộc: 49 trong đó vững mạnh là 19/49 =38,8%; Khá 17/49 =34,7%; Trung bình 13/49% =26,5%. Tổng số đoàn viên trong toàn huyện: 4.448 đv =39,3%; đoàn viên trung bình: 552 đv =12,3%; đoàn viên yếu: 138 đv= 3,1%. Phối hợp với trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức mở 3 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Đoàn – Hội cho các đồng chí ủy viên BCH, bí thư, phó bí thư chi đoàn trực thuộc đoàn các xã, ngoài ra huyện Đoàn phối hợp với Đảng ủy các xã , thị trấn tuyển chọn được 12 đoàn ;viên tham gia học lớp trung cấp lý luận chính trị hành chính và nghiệp vụ đoàn tại tỉnh và 03 thanh niên đi học tại Học viện thanh thiếu niên Việt Nam. Đoàn thanh niên khối công chức thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc”, “4 đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp”: Phong trào5 xung kích phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ tổ quốc” Xung kích lao động sang, phát triển kinh tế xã hội: Trong các năm qua BCH huyện Vị Xuyên tập trung chỉ đạo các cơ sở Đoàn trong toàn huyện đảm nhận các công trình, mô hình thanh niên chào mừng Đại hội Đảng các cấp và chào mừng 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hưởng ứng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Kết quả toàn huyện đã đảm nhận 61/86 công trình thanh niên. Kế hoạch công trình tu sửa và mở mới đường giao thong nông thôn tại các thôn bản, trạm y tế xã, trường học, trồng cây xanh, san sân vận động, san nền nhà làm trụ sở thôn, mô hình trồng cây cao su… Các trường học liên đội triển khai phát động phong trào “sáng tạo trẻ” được đông đảo ĐVTN hưởng ứng tham gia. Đã có rất nhiều sản phẩm thamgia hội thi sang tạo trẻ cấp tỉnh và cấp quốc gia: Kết quả đạt 11 giải cấp tỉnh và 02 sản phẩm đạt cấp trung ương 02 sản phẩm tham gia cấp quốc tế; nhiều sản phẩm có giá trị sử dụng và áp dụng được vào thực tế. Xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng: Chỉ đạo các cơ sở Đoàn tổ chức choDDVTN tham gia tình nguyện giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ…được 47 đợt thu hút 4500 lượt ĐVTN và các em đội viên tham gia. Phối hợp với Hội đồng Đội TƯ, Hội đồng Đội tỉnh tổ chưc thăm hỏi tặng quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào các dịp lễ tết. Chỉ đạo các cở sở Đoàn trường học tổ chức các đợt tình nguyện như: Tu sửa làm đường liên thôn bản được 44,5km/46,5km đạt 96% kế họach, đổ đường bê tông san sân vận động…tham gia tình nguyện khắc phục hỏa hoạn thiên tai lũ quét đào giếng chống hạn hán, công tác vệ sinh môi trường… thu hút hơn 7.000 ĐVTN tham gia. Ngoài ra các cơ sở tập trung tuyên truyền xây dựng nông thôn mới. Tổ chức tình nguyện tu sửa nhà tình nghĩa được 34 nhà, trị giá 62 triệu đồng. Phối hợp với chữ thập đỏ huyện tổ chức phát động hiến máu nhân đạo tại trung tâm huyện và thị trấn Việt Lâm 980 Cán bộ, ĐVTN và các em học sinh tham gia. Kết quả được 107 đơn vị hiến máu, phối hợp với chi đoàn bệnh viện đa khoa huyện tổ chức khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho ĐVTN và nhân dân xã Quảng Ngần, Ngọc Minh, Lao Chải, Thanh Thủy… Thanh niên xung kích bảo vệ tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và an toàn xã hội. Phối hợp với Công an huyện tổ chức tuyên truyền luật an toàn giao thông và đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết liên tịch số 02 giữa TW và Bộ công an về “ngăn chặn phòng và ngừa tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên”. Đoàn các xã biên giới thường xuyên phối hợp với các lực lượng phòng công an xã tích cực tuần tra, bảo vệ đường biên mốc giới, Đoàn các xã biên giới làm tốt phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên cột mốc và giữ gìn trật tự thôn bản. Kết quả: Lập được 08 đội thanh niên xung kích tự quản một tuyến phố giao thông và 05 đội TNTN tham gia bảo vệ đường biên mốc giới =100% kế họah năm. Tiêu biểu là Đoàn TT Vị Xuyên, Xã Việt Lâm. Thành lập 02 đội tham gia hội thi “tìm hiểu luật ATGT đường bộ” đạt 01 giải nhất và 01 giải khuyến khích. Xung kích trong cải cách hành chính: Thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền cải cách hành chính, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về cải cách hành chính trong các chi đoàn khối cơ quan, nâng cao năng lực cho đoàn viên khối cơ quan trong việc tiếp dân, giải quyết các công việc của nhân dân, tham mưu cho Đảng cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị triển khai hiệu quả các mục tiêu đề ra. Tham mưu đề xuất cho lãnh đạo cơ quan đơn vị cử đoàn viên đi học năng lực trình độ lý luận, chuyên môn từng bước đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phong trào “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”: Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao học vấn, chuyên môn nghiệp vụ. Chỉ đạo các đơn vị Đoàn trường học xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, đẩy mạnh phong trào “thi đua học tập”, rèn luyện xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh” trong các trường. Phong trào thi đua dậy tốt học tốt được duy trì; duy trì và thành lập các câu lạc bộ môn học, nghiên cứu khoa học, tổ chức các hội thi, tổ chức chương trình “thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam”; tổ chức các ngày hội “Thanh niên làm theo lời Bác”; tổ chức cuộc thi “sáng tạo trẻ”. Tiêu biểu cho phong trào này là Đoàn trường THPT Vị Xuyên, Cấp II – III Phương Tiến, THPT Việt Lâm, TT – GDTX. Ngoài ra Đoàn các trường học còn tổ chức các hoạt động quyên góp, ủng hộ tết vì người nghèo được hơn 15 triệu đồng, ủng hộ cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, mẹ Việt Nam anh hung nhân các dịp lễ tết, phối hợp với tỉnh Đoàn tổ chức thắp nến tri ân( ngày thương binh liệt sĩ 27/7…) ĐVTN khối công chức thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng ngày càng cao của xã hội. Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm. Phối hợp với phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung tâm dạy nghề , phòng lao động thương binh xã hội huyện, các trường chuyên nghiệp tại tỉnh Phú Thọ, khảo sát tình hình nghề nghiệp và việc làm của thanh niên, trong năm đã tư vấn được 36 buổi thu hút 1750 thanh niên tham gia và tổ chức đưa được 85 thanh niên đi làm tại Bình Dương; 50 thanh niên đi học nghề các trường chuyên nghiệp tại tỉnh Phú Thọ và có 475 thanh niên được đi tham gia học nghề ngắn hạn tại trung tâm huyện đạt 87% kế hoạc năm. Tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho thanh niên ; tổ chức tuyên truyền cho ĐVTN và nhân dân tập trung thâm canh và chương trình xây dựng nông thôn mới tiêu biểu là đoàn xã Ngọc Minh, Phong Quang, TT Việt Lâm, Kim Thạch. Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện, tổ chức kiện toàn các tổ vay vốn tiết kiệm và tiến hành khảo sát các hộ gia đình ĐVTN có nhu cầu vay vốn. Trong năm toàn huyện đã giải ngân được 4,5 tỷ đồng/300 hộ nâng tổng số vốn vay của đoàn quản lý là 28.522 triệu/2740 hộ; tỷ lệ dư nợ quá hạn là 1055 triệu, tổ chức kiểm tra được 14 xã, thị trấn và tổ vốn vay tiết kiệm. Đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hóa tinh thần. Tập trung chỉ đạo các cơ sở Đoàn – Hội – Đội tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT nhân các dịp lễ tết, kỷ niện 80 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ; kỷ niệm 1000 năm Thăng Long –Hà Nội, chào mừng ngày Đại Hội Đảng các cấp, ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3; kỷ niệm 35 năm giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, 120 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh, 80 năm ngày truyền thống ngày tuyên giáo, ngày hội đại đoàn kết toàn dân. Phối hợp với trung tâm dân số KHHGĐ tổ chưc lễ phát động tuyên truyền sức khỏe sinh sản, KHHGĐ tại trung tâm huyện và một số xã, thị trấn trong huyện thu hút hơn 1000 cán bộ ĐVTN và học sinh tham gia hưởng ứng tổ chưc khám và tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, tiền hôn nhân được 06 đợt trên các xã và thu hút trên 1000 ĐVTN tham gia vào tổ chức thành công 08 hội thi tại 08 xã. Đồng hành với thanh niên trong phát triển kỹ năng xã hội. Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể như: Tọa đàm, Hội trại, sinh hoạt chuyên đề…nhằm nâng cao kỹ năng xã hội cho ĐVTN, tổ chưc được 52 buổi tọa đàm và hơn 47 buổi sinh hoạt chuyên đề, các buổi sinh hoạt ngoại khóa thành lập đoàn tham gia hội thi “ thanh niên thanh lịch” tại tỉnh. Công tác chăn sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng, phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh. Phối hợp với phòng giáo dục – Đào tạo huyện tập trung chỉ đạo các liên đội tổ chức các hoạt động chào mừng kỉ niệm các ngày lễ lớn và tập trung triển khai thực hiện các nội dung các chương trình năm học. Trong đó tập trung triển khai thực hiện tốt nội dung các chương trình rèn luyện đội viên, tổ chưc thi và công nhận 03 chuyên hiệu bắt buộc như: Chuyên hiệu “nghi thức Đội”; chuyên hiệu “ Nhà sử học nhỏ tuổi”; chuyên hiệu “ An toàn giao thông”. Hưởng ứng “tháng thanh niên” và kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 100% các đoàn trường học, lien đội trong toàn huyện, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, tổ chức các trò chơi dân gian, các hội thi như: Hội thi “chúng em kể chuyện Bác Hồ”; “ vẻ đẹp đội viên”; “ rung chuông vàng”; tổ chức ngày hội “Thiếu nhi khỏe tiến bước lên Đoàn”; tổ chức “ Ngày hội thắp sang ước mơ thiếu nhi Việt Nam”; “Thanh niên làm theo lời Bác”…thu hút đông đảo các em đội viên thiếu nhi tham gia hưởng ứng. CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP KHIẾN NGHỊ NHẰM GIÚP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH HUYỆN VỊ XUYÊN – TỈNH HÀ GIANG TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THANH NIÊN. 3.1 CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN. 3.1.1 Giải pháp về xây dựng nội dung giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. Việc giáo dục đạo đức lối sống văn hóa cho thanh niên huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang nói riêng và của tuổi trẻ Việt Nam nói chung luôn được coi là vấn đề quan trọng, không chỉ nét văn hóa vốn có mà cần quan tâm phát triển nó một cách tiên tiến hiệu quả hơn nhưng vẫn mang nét văn minh của thời đại. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục sâu rộng tới các ĐVTN, giúp thanh niên nâng cao hiểu biết về đạo đức lối sống truyền thống văn hóa thông qua nhiều nội dung, phương thức hoạt động phong phú đa dạng gắn liền vơi thực tiễn không nặng nề giáo huấn diễn thuyết. Tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ có sức lay động trinh phục tâm hồn, tình cảm của thanh thiếu niên như biểu diễn văn hóa văn nghệ các buổi sinh hoạt truyền thống, tổ chức giao lưu với các tấm gương điền hình các cuộc thi tìm hiều và “sân chơi trí tuệ” trong tuổi trẻ, chú ý giáo dục lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng, lịch sử Đoàn cho thanh niên. Tạo điều kiện và khuyến khích tuổi trẻ tham gia và hoạt động các lớp tập huấn tuyên truyền về kỹ năng sống. Phát triển mạnh mẽ hơn nữa các phong trào các cuộc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh tuổi trẻ xây dựng cho thanh niên thói quen sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, đẩy mạnh giáo dục pháp luật trong thanh niên, loại trừ ra khỏi đời sống trẻ những tư tưởng lệ làng, lệ xóm, luâtj rừng, luật giang hồ các tệ nạn xã hội. Nâng cao và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa cho thanh thiếu niên đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa. Nghiên cứu xây dựng các đội thanh niên tình nguyện các nhóm văn nghệ xung kích, nhóm ca khúc cách mạng phục vụ nhân dân và tuôi trẻ. Phát huy vai trò các thông tấn, báo chí đặc biệt là các phương tiện thông tin của Đoàn trong việc tuyên truyền tạo dư luận xã hội để biểu dương giới thiệu những mô hình điển hình lối sống đẹp, phê phán những hành vi thiếu văn hóa, các biểu hiện lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, coi thường luân thường đạo lý, các hành vi trái với đạo đức, thuần phng mỹ tục của dân tộc. Cùng với việc mở lớp tập huấn giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ. Bên cạnh đó việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống, các di tích lịch sử như: Đền, chùa, miếu mạo mang đậm ý nghĩa lịch sử sâu sắc, giáo dục mọi tầng lớp biết trân trọng những vốn quý nét đẹp của quê hương đất nước, thường xuyên quan tâm tới nét đẹp trong sinh hoạt đời sống cộng đồng nhất là thế hệ trẻ đặc biệt quan tâm tới sức khỏe hôn nhân và gia đình. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cho từng quần chúng nhân dân hiểu và tin theo đường lối chính sách của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập. Hướng mọi tầng lớp nhân dân tránh xa mọi sự hòa nhập vào quá trình phát triển các hành vi sai trái lợi dụng sơ hở truyền bá các tệ nạn xã hội vào Việt Nam nhất là nguy cơ “diễn biến hòa bình và bạo lạo lật đổ” của các thế lực thù địch. 3.1.2 Giải pháp về mặt tổ chức các phong trào các cuộc vận động tuyên truyền và xây dựng đạo đức lối sống văn hóa cho thanh niên. Tuổi trẻ huyện Vị Xuyên được sống trong vùng đất giàu truyền thống văn hóa cách mạng với nhiều di tích lich sử. Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do bao thế hệ cha ông dày công vun đúc là nơi lưu giữ những giá trị tinh thần quý báu của chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian người về làm việc. Tất cả những nhân văn truyền thống cao quý ấy là nền tảng tinh thần tiếp thêm sức mạnh cho tuổi trẻ vươn lên trong công cuộc xây dựng quê hương và giữ gìn truyền thống anh hùng, truyền thống văn hóa dân tộc. Vì vậy cần phải có những giải pháp nhằm giúp ĐTNCS Hồ Chí Minh huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang dù ở thời đại nào vần luôn mang đậm chất văn hóa truyền thống. Các cấp bộ Đoàn cần tăng cường giáo dục những giá trị nhân văn, văn hóa của dân tộc. Ở nhà trường chương trình sách giáo khoa giáo dục công dân bậc phổ thông cần phải có những thay đổi quyết liệt hơn nữa. Cần dạy học sinh những giá trị đạo đức cơ bản của con người thay cho quá nhiều kiến thức triết học, hàn lâm thiếu vắng việc hình thành những thói quen đạo đức và kỹ năng sống đúng đắn. phương pháp giáo dục theo kiểu “ tầm chương tích cũ” không còn phù hợp cần phải đưa học sinh, sinh viên vào các xử lý tình huống thực tế. Giáo dục đạo đức trong nhà trường cần giảm thiểu những vấn đề cao xa, lớn lao thay vào đó cần kiên trì bồi đắp lòng nhân ái, tính trung thực lòng tự trọng, nếp nghĩ và lối sống lành mạnh, trọng đạo lý sống có kỷ luật. Cần thay đổi cách đánh giá học sinh thay cách đánh giá đơn thuần bằng điểm số. Các trường học nên có quy định khi đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh hàng năm, giáo viên phải ghi rõ những mặt mạnh, yếu mặt nào cần rèn luyện, những biểu hiên sai lệch để học sinh cố gắng trong năm sau. Ở gia đình các bậc phụ huynh nên dạy con cái biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, dạy con lòng khoan dung độ lượng vị tha và những chuẩn mực, giá trị đạo đức mà con người phải sống theo, dạy con những điều hay lẽ phải. Nhưng để làm được điều đó trước hết cha mẹ phải là những tấm gương để con cái noi theo. Trong một thế giới đang đề cao sự thỏa mãn tức thì khơi dạy những ý thức về cái tốt và cái xấu và cái đang làm không nên làm, nhưng nếu các bậc cha mẹ đã không đóng đúng vai trò của mình thì đừng đòi hỏi những đứa con ở nhà sẽ trở thành một công dân tốt. “môi trường tạo nên tính cách”, vì thế nếu cha mẹ rượu chè, cờ bạc, vi phạm phát luật thì hình ảnh của họ sẽ như thế nào trong mắt con cái? Ra ngoài xã hội, lớp trẻ mà cụ thể ở đây là HSSV cần được quan tâm nhiều hơn nữa từ các ban nghành đoàn thể mà cụ thể trước nhất là Đoàn thanh niên. Các tổ chức Đoàn hiện nay chưa có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề giáo dục đạo đức làm cho thanh niên cụ thể là những chương trình trọng điểm ở Đại hội Đoàn các cấp đưa ra chưa nhận thấy những diễn biến phức tạp trong tâm lý đời sống tâm lý lứa tuổi thanh thiếu niên hiện nay, không có nhiều chương trình kế hoạch quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho thanh niên, không có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình và nhà trường trong việc quản lý, rèn luyện đạo đức cho thế hệ trẻ. Khi chúng ta mở cửa giao lưu với thế giới thì những luồng văn hóa, những giá trị khác lạ chắc chắn sẽ tràn vào. Vấn đề ở đây không phải và cũng không thể ngăn chặn các luồng văn hóa ấy, mà phải tạo cho từng thành viên trong xã hội nhất là giới trẻ, sức đề kháng trước luồng văn hóa, lối sống ấy. Đừng để giới trẻ hiện nay bị tha hóa về đạo đức. Muốn vậy hãy cùng chung tay tạo sức đề kháng cho thế hệ trẻ để tránh những cạm bẫy của xã hội, sống tốt hơn để góp sức mình trong công cuộc xây dựng đất nước. Thế hệ thanh niên ngày nay đã kế tục xứng đáng truyền thống hào hùng của Đảng của dân tộc, của các thế hệ thanh niên đi trước, thực sự là thanh niên thời kỳ mới, có đạo đức nhan cách tri thức, sức khỏe tư duy năng động và hành động sang tạo, nêu cao lòng yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, không ngại khó khăn gian khổ, tình nguyện vì cộng đồng; có trách nhiệm với gia đình xã hội; có ý chí vươn lên lập thân lập nghiệp làm giàu chính đáng quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu… Thanh niên là giường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong bảo vệ tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng ta luôn đặt thanh niên ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng phát huy nhân tố và nguồn lục con người; coi việc chăm lo phát triển thanh niên vừa là mục tiêu vừa là động lực đảm bảo cho sự ổn định và phát triển bền vững đất nước. Trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng hiện nay, Đảng ta tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa vì cộng đồng; có năng lực bản lĩnh trong hội nhập quốc tế ; có sức khỏe tri thức có kỹ năng tác phong lao động trong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành công dân tốt của đất nước. Cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn xung kích sang tạo, làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến, vươn lên ngang tầm thời đại. hình thành một lớp thanh niên trên từng lĩnh vực kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng của dân tộc; phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”, góp phần to lớn vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa hiên đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới. Đảng nhà nước và xã hội chăm lo, tạo điều kiện môi trường thuận lợi để thanh niên cống hiến và trưởng thành; được học tập nâng cao thu nhập và có việc làm, có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh. Bản thân thanh niên phải nỗ lực học tập, rèn luyện phấn đấu không ngừng. Báo cáo Đại hội đã nêu lên những mục tiêu phương hướng công tác Hội và phong trào thanh niên trong nhiệm kỳ tới với các nội dung và giải pháp sau: Thứ nhất: Hội LHTN cần tiếp tục đi sâu, đi sát bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho thanh niên. Với mục tiêu xây dựng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước có lý tưởng cách mạng có tri thức và chuyên môn giỏi, có văn hóa và sức khỏe, sáng tạo giàu tinh thần xung kích – tình nguyện tự hào gắn bó với quê hương. Trong dự thảo báo cáo của BCH tỉnh Đoàn khóa XV trình Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ XVI đã nêu lên những nội dung và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả và công tác giáo dục của Đoàn trong nhiệm kỳ 2007 – 2012. Đổi mới nội dung phương thức và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục của Đoàn. Nội dung giáo dục phải gần gũi thiết thực; phương pháp giáo dục phải phát huy được dân chủ , trí tuệ của ĐVTN. Đa dạng linh hoạt trong các hình thức giáo dục. triển khai một cách phù hợp trong các đối tượng thanh niên nội dung học tập lý luận chính trị, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Thứ hai: Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống thông qua các buổi tọa đàm, sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt chuyên đề, diễn đàn nói chuyện truyền thống, tuyên truyền biểu dương người tốt việc tốt trong học tập lao động sản xuất, chiến đấu, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Qua đó làm cho thanh niên giữ vững lập trường trung thành với lý tưởng cách mạng, tự hào với truyền thống của thế hệ cha anh, soi mình vào những tấm gương tiêu biểu trong xã hội để từ đó đặt ra cho mình mục tiêu lý tưởng phấn đấu, xây dựng ý thức động cơ, thái độ học tập đúng đắn, góp sức mình xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh. Thứ ba: Nhà trường cần tạo ra nhiều sân chơi lành mạnh cho ĐVTN tổ chức các loại hình hoạt động văn hóa nghệ thuật, TDTT, các câu lạc bộ nhóm với hình thức phong phú đa dạng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi nhằm góp phần giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho họ. Đó chính là việc xây đắp nền tảng nhân văn cho ĐVTN để góp phần thúc đẩy sự phát triển nhân cách cho ĐVTN theo hướng tới cái đúng cái tốt đẹp, phê phán đẩy lùi cái xấu, cổ vũ xây dựng cái đẹp trong thanh niên làm cho ĐVTN có quan niệm, nhận thức và chấp hành tốt nếp sống văn minh nơi công cộng, đấu tranh chống lối sống thực dụng, ích kỷ chạy theo đồng tiền, coi thường luân thường đạo lý và chống lại các hành vi trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Thứ tư: tổ chức Đoàn cơ sở trường học cần có những cuộc họp liên tịch với các cơ quan pháp luật, với chính quyền Đảng ủy chi bộ, Đoàn thể khác nơi đơn vị cư trú một cách thường xuyên có nề nếp, có như thế mới có biện pháp quản lý, giáo dục đúng đắn, có hiệu quả kịp thời ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong ĐVTN. 3.2 KHUYẾN NGHỊ. Tuy vấn đề giáo dục đạo đức lối sống văn hóa cho thanh niên hiện nay là lĩnh vực ai cũng dễ nhận biết về tầm quan trọng của nó, nhưng cung dễ lãng quên, buông lỏng, nên không hình thành thói quen, nếu không coi đó là việc cấp thiết. Ở những nơi có hoàn cảnh khó khăn thì việc giáo dục đạo đức lối sống văn hóa cho thanh niên cũng bị coi nhẹ. Vì vậy việc giáo dục đạo đức lối sống văn hóa cho thanh niên hiện nay là sự nghiệp chung của toàn xã hội cho nên tôi có một số khuyến nghị sau: 3.2.1 Đối với nhà nước. Nhà nước phải dung mọi biện pháp tăng cường đầu tư ngân sách cho giáo dục và thực hiện tốt chính sách cho giáo dục và thục hiện tốt chính sách về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc coi đó là một mặt hết sức cần thiết liên quan đến sự phát triển của đất nước. Đầu tư cho giáo dục tức là đầu tư cho tương lai. Bên cạnh đó nhà nước cần có những biện pháp, chính sách mang tính khả thi giáo dục cho người dân cũng như thanh niên hiểu rõ giá trị của nền giáo dục hiện nay. Ban hành nhiều chính sách như chính sách kinh tế trong văn hóa nhằm gắn văn hóa vói các hoạt động kinh tế, khai thác tiềm năng tài chính kinh tế hỗ trợ cho phát triển nền giáo dục đồng thời bảo đảm yêu cầu chính trị tư tưởng của văn hóa. Thực hiện cơ chế mở rộng kinh doanh dịch vụ như hoạt động du lịch, văn hóa tạo nguồn thu hỗ trợ cho thanh niên học hỏi giao lư vói nước bạn. Đổi mới công nghệ tham gia tổ chức một số hoạt động văn hóa có nội dung lành mạnh bổ ích. Cần mở rộng mối quan tâm và thu hút sự tham gia hưởng ứng hoạt động, đồng thời mở rộng giao lưu hợp tác với nước ngoài nhiều hơn nữa để từ đó có thể hội nhập nền văn hóa những lối sống hiện đại của thế giới, từ đó góp phần thực hiện định hướng của Đảng. 3.2.2 Đối với cấp đảng ủy chính quyền địa phương. Bước vào thời kỳ CNH – HĐH đất nước, xu hướng hội nhập và phát triển toàn cầu đã tạo nên những cơ hội và thách thức mới đối với đất nước và địa phương. Do vậy phải không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng một cách toàn diện, định hướng về tư tưởng chính trị, nâng cao về nhận thức về lý tưởng cách mạng, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảngcho tất cả các cán bộ và quần chúng nhân dân. Thường xuyên đổi mới phương thức giáo dục tổ chức nhiều cuộc thi sáng tạo, cũng như tìm hiều về pháp luật cho thanh niên, động viên tạo mọi điều kiện để cán bộ, Đảng viên, ĐVTN và nhân dân xây dựng đời sống văn hóa, làng văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội. Các cấp ủy Đảng cần chỉ đạo các ban nghành liên quan phối hợp chặt chẽ thường xuyên cụ thể hơn với các tổ chức Đoàn các cấp trong việc giáo dục đạo đức lối sống, văn hóa cho thanh niên. Thực sự tin tưởng giao trách nhiệm cho tuổi trẻ tổ chúc Đoàn thanh niên xung kích học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, học đi đôi với hành. Tăng cường công tác tổ chức kiểm tra của Đảng viên nhằm nâng cao vai trò gương mẫu của lực lượng đảng viên trong việc thực hiện nếp sống văn minh gia đình văn hóa. 3.2.3 Đối với TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng truyền thống văn hóa của Đoàn TN, tuyên truyền học tập hiến pháp pháp luật, giáo dục lối sống lành mạnh chống các tệ nạn xã hội… trong tất cả lực lượng ĐVTN các dân tộc. Vận động ĐVTN và tập hợp thanh niên đi đầu trong học tập lý luận chính trị văn hóa, khoa học kỹ thuật, bồi dưỡng đào tạo nhân tài có trình độ gánh vác nhiệm vụ chính trị địa phương, đơn vị góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh. Vận động thanh niên tự giác tham gia các hoạt động và hướng dẫn cho thanh niên xây dựng làng bản, xã có lối sống lành mạnh tích cực lao động với năng suất cao và làm giàu chính đáng. Cần có chủ trương chế độ khuyến khích ưu đãi đối với thanh niên trong tất cả các lĩnh vực nhát là lĩnh vực học tập. Đổi mới nội dung hình thức học tập, tập hợp thanh niên trong các hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT vui chơi lành mạnh bổ ích khích lệ và cổ vũ đông đảo ĐVTN tham gia. 3.2.4 Đối với tỉnh Đoàn. Tỉnh Đoàn cần tham mưu tích cực với Đảng ủy - UBND tỉnh tạo điều kiện cho ĐVTN có cơ chế chính sách thuận lợi để củng cố cống hiến và trưởng thành. Tổ chức thành lập các đội tuyên truyền như tuyên truyền các ca khúc cách mạng để cho ĐVTN hiểu rõ sâu sắc về truyền thống quý báu của dân tộc. Thường xuyên mở lớp tập huấn tọa đàm để tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. 3.2.5 Đối với Đoàn cơ sở. Tăng cường chỉ đạo các phong trào thiết thực với thanh niên các chương trình văn hóa lối sống, nếp sống. Chú trọng trong việc tự học tự rèn, trau dồi kiến thức, trình độ đội ngũ cán bộ đặc biệt làm công tác văn hóa công tác giáo dục, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. 3.2.6 Đối với gia đình – nhà trường. Giữa gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong công tác quản lý công tác giáo dục dạy dỗ. Ở trường thì dạy dỗ của thầy cô giáo, về nhà thì sự dạy dỗ của bố mẹ, anh chị dạy bảo. Bên cạnh đó việc giáo dục cho ĐVTN đặc biệt là học sinh cần chú ý các điểm: Ở trường học: Ngoài thời gian học tập chính khóa phải thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiều về văn hóa về quê hương, đất nước, các cuộc thi tìm hiểu về tệ nạn xã hội, ATGT…từ đó giúp các em học sinh vừa có kiến thức vừa có nhận thức về tựu nhiên và xã hội. Ở gia đình: Ngoài việc học ở lớp, học tại nhà những hoạt động mà địa phương tổ chức cần tạo điều kiện cho các em được tham gia, cần quan tâm hơn nữa tới việc giáo dục con cái, các hoạt động có lợi ích thì nên động viên con cái tham gia để từ đó phát triển nhân cách, tư duy mạnh dạn hơn nữa trong các hoạt động có thể tự lập được trong cuộc sống. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. Đã làm lý luận về ĐTNCS Hồ Chí Minh, về vai trò của Đoàn đối với sự nghiệp giáo dục đạo đức lối sống văn hóa cho thanh niên. Để từ đó tổ chưc Đoàn nhận thức rõ về vai trò trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tham gia giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên. CHƯƠNG 2. huyên đề đã đi sâu vào thực trạng việc giáo dục đạo đức lối sônga văn hóa cho thanh niên tại huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang. Trên cơ sở những điều kiện thuận lợi và khó khăn của địa phương. Những công việc mà tổ chức Đoàn đã làm được và những mặt còn tồn tại. CHƯƠNG 3. Chuyên đề đã đề ra được những giả pháp và khuyến nghị giúp cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức Đoàn thể và nhân dân trong huyện thực hiện tốt sự nghiệp giáo dục đạo đức lối sống văn hóa cho thanh niên. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu chuyên đề giáo dục đạo đức lối sống văn hóa cho thanh niên tại huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang còn bộc lộ một số khó khăn về mặt tư tưởng, đạo đức lối sống, thực trạng việc giáo dục đạo đức lối sống văn hoácuar huyện cho thấy còn nhiều bất cập. thể hiện ngay trong việc lãnh đạo chỉ đạo của một số cán bộ còn chưa sâu chưa cụ thể còn mang tính hình thức, quần chúng nhân dân còn mơ hồ trong việc giáo dục phát triển nền văn hóa. Không ít thanh niên còn sống buông thả chạy theo sức mạnh của đồng tiền giao du hội nhập đua đòi chạy theo lối sống phương Tây, tiếp thu không chọn lọc, không phù hợp với điều phát triển của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn kiện Hội Nghị lần V, BCH TW Đảng khóa ( VIII ) NXB chính trị quốc gia Hà Nội 1998. tài liệu Nghị Quyết TW V BCH TW Đảng khóa VIII NXB chính trị quốc gia. Hoàng Chí Bảo văn hóa và phát triển nhân cách của thanh niên – tạp chí thanh niên 2007. Báo cáo tổng kết công tác Đoàn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐoàn TNCS Hồ Chí Minh Huyện Vị Xuyên – Tỉnh Hà Giang với công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên.doc
Luận văn liên quan