Dự án đầu tư xây dựng nhà máy dệt vải sợi tổng hợp EmyZip. Công suất 5.000.000m/năm

- Hoạt động sản xuất của nhà máy tạo ra sản phẩm dệt sợi tổng hợp cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước; - Tạo việc làm ổn định cho công nhân lao động tại nhà máy vơi thu nhập cao; - Về công tác bảo vệ môi trường, bảo đảm sức khỏe người lao động với các trang bị về máy điều hòa không khí và thông gió; - Khí thải từ việc đốt lò hơi, lò dầu được đưa qua hệ thống xử lý khí thải đạt TCVN 5939:2005 (Kp=1, Kv=1) trước khi thải ra môi trường xung quanh; - Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ bởi hệ thống bể tự hoại và cùng với nước thải sản xuất xử lý tại trạm xử lý nước thải cục bộ của công ty đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp TCVN 5945:2005 loại C.

docx23 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3346 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án đầu tư xây dựng nhà máy dệt vải sợi tổng hợp EmyZip. Công suất 5.000.000m/năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một công cụ mang tính khoa học và kỹ thuật được sử dụng để dự báo các tác động môi trường có khả năng xảy ra bởi dự án đầu tư, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp và biện pháp nhằm tăng cường các tác động tích cực, giảm thiểu các tác động tiêu cực, góp phần làm cho dự án đầu tư được bền vững trong thực tế triển khai. Mức độ chính xác của việc dự báo tác động sẽ xảy ra phụ thuộc vào hai nhóm các yếu tố cơ bản, đó là thông tin đầu vào cho dự báo và phương pháp dự báo. Về thông tin đầu vào, điều cốt yếu là phải có các thông tin về hai đối tượng chính: Một là, những nội dung của dự án có khả năng gây ra tác động môi trường – nguồn gây ra tác động. Hai là, những thành phần môi trường xung quanh, bao gồm cả một số yếu tố về kinh tế và xã hội lien quan, có khả năng bị tác động bởi dự án – đối tượng bị tác động. Về phương pháp dự báo cũng có sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ sẵn có của các thông tin đầu vào, loại hình dự án, địa điểm thực hiện dự án… CHƯƠNG I. MÔ TẢ TÓM TĂT DỰ ÁN Tên dự án Dự án đầu tư xây dựng nhà máy dệt vải sợi tổng hợp EmyZip. Công suất 5.000.000m/năm. Tổng mức đầu tư: 50 tỷ đồng Chủ dự án Cơ quan chủ dự án: Công ty TNHH TMDV sản xuất EmyZip Giám đốc: Ông Đậu Đức Khang Địa chỉ liên hệ: Quỳnh Văn – Quỳnh Lưu – Nghệ An Số điện thoại: 01674030814 Vị trí địa lý của dự án Nhà máy dệt vải tổng hợp nằm trong Khu công nghiệp Bắc Vinh, Xã Nghi Kim – TP Vinh – Nghệ An Nội dung chủ yếu của dự án Sản phẩm, công suất Sản phẩm: Vải sợi tổng hợp Công suất: 5.000.000m/năm Nguyên liệu, nhiên liệu Nguyên vật liệu chính STT Tên nguyên liệu Đơn vị Số lượng Dự kiến nguồn cung cấp 1 PolyesterR/W Fabric Kg 2.300.000 Mỹ 2 Acrylic spun yarn Kg 2.000.000 Mỹ 3 Polyester DTY Kg 500.000 Mỹ 4 Dầu Silicone Kg 2.500 Mỹ 5 Màu phân tán Kg 2.500 Mỹ 6 Phụ gia thuốc nhuộm Kg 2.500 Mỹ 7 Thuốc nhuộm Kg 2.500 Mỹ Bảng 1.1: Nhu cầu nguyên vật liệu chính cho sản xuất ổn định Nguyên vật liệu phụ STT Tên nguyên liệu Đơn vị Số lượng Nguồn cung cấp 1 Túi nhựa Poly Cái 500.000 Việt Nam 2 Ống vải Cái 500.000 Việt Nam 3 Thùng Carton Cái 5.000 Việt Nam Bảng 1.2: Nhu cầu nguyên vật liệu phụ cho sản xuất ổn định Hóa chất STT Tên hóa chất Công dụng 1 VA-UR Ổn định oxi 2 VETANOL-R Chất tẩy dầu 3 STAPAN-IL Chống gãy cotton 4 FIX-300 Cầm màu cho phẩm hoạt tính trực tiếp 5 VETADOLH Thấm đều cotton 6 VETANOL-NF Giặt sau nhuộm hoạt tính 7 VETANOL-N Chất giặt ngấm tiền xử lý cotton 8 STAPAN-MF0 Hồ mềm muối axit béo 9 STAPAN-M240 Hồ mềm silicon Bảng 1.3: Hóa chấ nấu, tẩy trắng vải STT Tên hóa chất Công dụng 1 SNZ.RED HF-6BN Đỏ cánh sen 2 SNZ.SCARLET SHF-2G Đỏ cờ 3 SNZ.G.YELLOW HF-2GR Vàng chùa 4 SNZ. YELLOW HF-4GL Vàng chanh 5 SNZ.BR.BLUE R 150% Xanh biển 6 SNZ..N.BLUE HF-2GB Xanh đen 7 SNZ.BLACK B 150% Đen ánh xanh 8 SNZ.BLACK HF-GR 130% Đen ánh đỏ 9 SNZ.T/Q BLUE HF-G 165% Xanh turquoise 10 SNZ.ARANGE SHF-RR Cam 11 SNZ.VIOLET SHF-3B Tím Bảng 1.4: Hóa chất sử dụng nhuộm vải Trang thiết bị, máy móc Trang thiết bị, máy móc cũ STT Thiết bị Số lượng Năm sản xuất Tình trạng thiết bị Nguồn gốc 1 Máy nhuộm 5 2009 65-70% Mỹ 2 Máy vắt ly tâm 3 2010 70-80% Anh 3 Máy ép hồ 1 2007 55-60% Việt Nam 4 Máy định hình 1 2010 85-90% Mỹ 5 Máy lọc nước 1 2009 70-75% Việt Nam Bảng 1.5: Danh mục trang thiêt bị cũ Trang thiết bị, máy móc mới STT Thiết bị Số lượng Năm sản xuất Tình trạng thiết bị Nguồn gốc 1 Máy nhuộm 5 2012 100% Mỹ 2 Máy compact vải 1 2012 100% Đài loan 3 Máy ép hồ 1 2012 100% Việt Nam 4 Máy định hình 1 2012 100% Mỹ 5 Máy xẻ biên 1 2012 100% Việt Nam 6 Máy cuốn cây 1 2012 100% Việt Nam 7 Lò tải nhiệt 1 2012 100% Úc 8 Máy dệt kim 4 2012 100% Việt Nam Bảng 1.6: Danh mục trang thiết bị mới Quy trình công nghệ sản xuất Dệt vải: Đan xen hai hay nhiều hệ thống sợi vải với nhau tạo thành các tấm vải mộc thô. Giũ hồ: Tách các thành phần của hồ bám trên vải mộc bằng các phương pháp enjym hoặc axit. Vải sau khi giũ hồ được giặt bằng nước, xà phòng, xút, chất ngấm rồi đưa sang nấu tẩy. Nấu vải: Loại trừ phần hồ còn lại và các tạp chất thiên nhiên của xơ sợi như dầu mỡ, sáp… Sau khi nấu vải có độ mao dẫn và khả năng thấm ướt cao, hấp thụ hóa chất, thuốc nhuộm cao hươn, vải mềm mại và đẹp hơn. Vải được nấu trong dung dịch kiềm và các chất tẩy giặt ở áp suất cao (1-3at) và nhiệt độ cao (120-1300C). Sau đó vải được giặt nhiều lần. Tẩy trắng: Mục đích tẩy màu tự nhiên của vải, làm sạch các vết bẩn và loại trừ phần hồ còn lại và các tạp chất thiên nhiên của sợi như dầu, mỡ, sáp… làm cho vải có độ trắng đúng yêu cầu chất lượng. Các chất tẩy thường dùng là Natri Clorit, Natrihypoclorit, Hydro peroxyt cùng các chất phụ trợ. Giặt: Sử dụng Axit sunfuric, Hydro peroxyt và các chất tẩy giặt nhằm mục đích làm sạch các vết bẩn và loại trừ các hóa chất còn sót lại trên vải. Làm bóng vải: Mục đích làm cho sợi cotton trương nở, làm tăng kích thước các mao quản giữa các mạch phân tử làm cho xơ sợi trở nên xốp hơn, dễ thấm nước, sợi bóng hơn, tăng khả năng bắt màu thuốc nhuộm. Nhuộm: Ép thuốc nhuộm: Vải được chuyển sang công đoạn ép thuốc nhuộm nhờ máy ép thuốc nhuộm và qua các buồng sấy gia nhiệt. Gắn thuốc nhuộm: Tiếp tục cho vải qua máy chưng, giặt và sấy khô để gắn thuốc nhuộm vào xơ. Hoàn tất, định hình: Kết thúc công đoạn gắn nhuộm và sau khi giặt, vải được chuyển sang khâu định hình để xử lý giảm thấp độ co trước khi sử dụng. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ công nghệ dệt vải kèm dòng thải CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG Điều kiện tự nhiên và môi trường Điều kiện về địa lý, địa chất Địa hình Đây là khu vực với hiện trạng chủ yếu là đất nông nghiệp và một phần là đất bỏ hoang Khu đất có độ cao địa hình tương đối bằng phẳng: 4,2 – 4,6m Địa chất Từ mặ đất trở xuống độ sâu 10m được chia thành 3 lớp: Lớp 1: Đất sét màu vàng đến xám tro nhạt, đất ẩm kết cấu mềm rời. Độ dày trung bình 3,5 – 4m Lớp 2: Đất á sét pha cát màu vàng nâu, xám tro, có lẫn chất dính và tạp chất hữu cơ hàm lượng hạt cát chiếm đa số, đất ẩm bão hòa nước, kết cấu mềm rời. Độ dày trung bình 5,5m Lớp 3: Đất sét màu xám đen, xám tro có lẫn chất hữu cơ đã phân giải, trạng thái chảy, kết cấu kém chặt. Lớp 1 và 3 có tính năng xây dựng oots, lớp 2 đất á sét có tính năng xây dựng kém hơn, ổn định chậm, các lớp đất có thành phần cát nhiều dễ xảy ra hiện tượng cát chảy nên khi xây dựng các công trính, nhất là công trình ngầm phải có biện pháp thi công phù hợp. ( Nguồn: Công ty tư vấn thiết kế xây dựng thủy lợi Nghệ An) Điều kiện về khí tượng thủy văn Khí hậu Khí hậu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt và có sự biến động lớn từ mùa này sang mùa khác. Nhiệt độ trung bình hàng năm : 240C Nhiệt độ cao tuyệt đối: 42,10C Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 40C Độ ẩm trung bình năm: 85-90% Số giờ nắng trung bình 1.696 giờ. Năng lượng bức xạ dồi dào, trug bình 12 tỷ Keal/ha năm, lượng mưa trung bình hàng năm là 2000mm. Gió có 2 mùa gió đặc trưng: Gió Tây Nam – gió khô xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9 Gió Đông Bắc – mang theo mưa phùn lạnh ẩm ướt kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Thủy văn Trong khu vực dự án không có sông suối chảy qua, nguồn nước ngầm ở độ sâu 2,0m và ổn định ở độ sâu 15-20m. Ngoài ra, khu vực có một mương thủy lợi và một mương thoát nước mặt, nước thải chảy từ phía Đông về phía Tây. Điều kiện kinh tế - xã hội Điều kiện kinh tế Phát huy lợi thể của xã nằm phụ cận thành phố Vinh, những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo của các cấp, các ngành cùng chủ trương sát thực của Đảng ủy, chính quyền địa phương, Nghi Kim đã có bước đột phá trong phát triển kinh tế xã hội. Chỉ tiêu phát triển kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ ở tất cả các lính vực tạo nên những chuyển biến tích cực. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Năm 2008, tổng giá trị sản xuất đạt 126 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tể đạt 15%. Trong năm, xã đã xây dựng, triển khai kịp thời các đề án về huy động nội lực và các nguồn lực để nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện tốt các chể độ ưu đãi, khuyến khích phát triển sản xuất, xây dựng các công trình trọng điểm. Giá trị sản xuất trên tất cá các lĩnh vực kinh tế tăng trưởng mạnh, trong đó giá trị sản xuất của ngành Nông – Lâm – Ngư đạt 28,8 tỷ đồng, ngành Công nghiệp – Xây dựng đạt 36 tỷ đồng, Dịch vụ - Thương Mại đạt 61,2 tỷ đồng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chú trọng vào công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Đến cuối năm 2008 sản xuất công nghiệp chiếm tới 28,5%, dịch vụ - thương mại chiếm 48,5%. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 1.808,6 tấn, tổng đàn trâu, bò là 993 con, đàn lợn 5.830 con. Điều kiện xã hội Song song với phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Phong trào khuyễn học phát triển mạnh mẽ nhờ vậy đã động viên, khích lệ các em học sinh phấn đấu học tập ngày càng tốt hơn. Chất lượng giáo dục đào tạo được quan tâm, số giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi các cấp, học sinh đậu vào các trường đại học cao đẳng ngày càng tăng. Năm 2008, toàn xã có 81 em học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng và 71 gia đình hiếu học xuất sắc. Mạng lưới y tế được tăng cường và đẩy mạnh, công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân được quan tâm có chất lượng. Xã đặc biệt quan tâm đến công tác xuất khẩu lao động. Năm 2008, toàn xã có 30 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Công tác chính sách xã hội được thực hiện đảm bảo. Năm 2008, xã thu quỹ đền ơn đáp nghĩa được gần 20 triệu đồng, đầu tư cho việc sửa chữa đài tượng niệm, xây dựng nhà tính nghĩa, cấp sổ tiets kiệm cho đối tượng chính sách… trên địa bàn với tổng tiền trên 40 triệu đồng. Đến nay 100% xóm có nhà văn hóa, xây dựng 10 đơn vị đạt tiêu chuẩn làng văn hóa cấp huyện, tỉnh, xét công nhận 1.993 gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Tổ chức cho 570 lượt người tham gia các lớp xóa đói giảm nghèo và móc sợi xuất khẩu, 6 lớp học tiếp thu kỹ thuật trồng cây dưa hấu, chăn nuôi và phòng trừ sâu bệnh cho bà con nông dân. CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Các nguồn gây tác động đến môi trường từ dự án Các nguồn gây tác động trong quá trình thi công dự án Các nguồn gây tác động liên quan đến chất thải STT Các hoạt động Nguồn gây tác động 1 San lấp mặt bằng Xe ủi san lấp mặt bằng, xe vậ chuyển vật liệu san lấp 2 Tập kết, dự trữ, bảo quản nhiên nguyên vật liệu phục vụ công trình Xe tải vận chuyển vật liệu xây dựng phát sinh bụi và khí thải. Xảy ra rò rỉ, phát tán chất ô nhiễm từ các kho chứa, bãi chứa nhiên nguyên vật liệu 3 Xây dựng nhà ở, hệ thống giao thông, bến bãi, hệ thống cấp thoát và xử lý nước… Tác động tiêu cực từ các máy móc phục vụ thi công xây dựng Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn… làm ô nhiễm không khí, đất, nước. Ô nhiễm không khí từ bê tong và các vật liệu xây dựng 4 Lắp đặt thiết bị dân dụng, thiết bị điện, viễn thông… Khí thải, bụi từ phương tiện vận chuyển thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ lắp đặt, hoạt động của máy móc… Quá trình thi công có gia nhiệt làm ô nhiễm môi trường. 5 Sinh hoạt của công nhân tại công trường Phát sinh chất thải sinh hoạt Bảng 3.1: Các nguồn gây tác động liên quan đến chất thải quá trình thi công + Tác động do bụi Trong quá trình xây dựng, các hoạt động thi công sẽ phát sinh bụi ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí: Bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp, bụi phát sinh từ hoạt động vận chuyển, bốc dỡ vật liệu và thiết bị xây dựng… STT Hạng mục Đơn vị Khối lượng 1 Cát m3 300 2 Đất đào m3 3.000 3 Đất đắp m3 5.000 4 Đá dăm loại I m3 200 5 Đá hộc m3 250 Bảng 3.2: Khối lượng xây lắp chính dựu kiến của dự án STT Quá trình gây ô nhiễm Hệ số phát thải 1 Đào, đắp đất 1÷100 2 Bốc dỡ 0,1÷1 3 Vận chuyển 0,1÷1 Bảng 3.3: Hệ số phát thải bụi theo tài liệu đánh giá nhanh của WHO Căn cứ vào hệ số phát thải bụi theo tài liệu đánh giá nhanh của WHO và khối lượng xây lắp chính của dự án ta tính được: Lượng bụi phát sinh từ quá trình đào đắp: LBụi đào, đắp = Khối lượng*Hệ số phát thải bụi = (3.000+5.000)*(1÷100)/1.000 = 8÷800 (kg) Lượng bụi phát sinh từ các hoạt động bốc dỡ và vận chuyển vật liệu: LBụi bốc dỡ, vận chuyển = Khối lượng*Hệ số phát thải bụi = (300+3.000+5.000+200+250)*(0,1÷1)/1.000 = 0,875÷8,75 (kg) + Tác động do khí thải Hoạt động của các phương tiện máy móc thi công sẽ phát sinh các loại khí thải vào môi trường không khí: Khói hàn có chứa bụi, CO, SO2, NOx; khói thải của các phương tiện thi công cơ giơi; Trong quá trình xây dựng, dự án có thể sử dụng máy phát điện dự phòng nên có thể là nguồn gây ra ô nhiễm không khí… Hoạt động Bụi SO2 NOx CO VOC Vận chuyển, Thi công 4,3 kg/tấn 0,1kg/tấn 5,5kg/tấn 28kg/tấn 12kg/tấn Bảng 3.4: Hệ số phát thải ô nhiễm không khí theo tài liệu đánh giá nhanh của WHO Ước tính lượng dầu tiêu thụ trung bình khoảng 0,005 tấn/ngày. Lượng bụi thải ra không khí trong một ngày của hoạt động thi công: LBụi = 4,3*0,005 = 0,0215 kg/ngày Lượng SO2 thải ra không khí trong một ngày của hoạt động thi công LSO2 = 0,1*0,005 = 0,0005 kg/ngày Lượng NOx thải ra không khí trong một ngày của hoạt động thi công LNOx = 5,5*0,005 = 0,0275 kg/ngày Lượng CO thải ra không khí trong một ngày của hoạt động thi công LCO = 28*0,005 = 0,14 kg/ngày Lượng VOC thải ra không khí trong một ngày của hoạt động thi công LVOC = 12*0,005 = 0,06 kg/ngày Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải STT Nguồn gây tác động 1 Gây ngập úng cục bộ, gây xói mòn… 2 Sự tập trung công nhân xây dựng có thể gây ra xáo trộn đời sống xã hội địa phương, dịch bệnh… Bảng 3.5: Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải của quá trình thi công dự án Các nguồn gây tác động trong quá trình hoạt động dự án Các nguồn gây tác động liên quan đến chất thải + Nước thải sản xuất Sản lượng 5.000.000 tấn/năm, tức là 13.698 tấn/ngày. Lượng nước thải hàng ngày đưa vào môi trường: Vnước thải = Sản lượng*Hệ số tải lượng = 13.698 * 42/1.000 = 575,316 (m3 nước thải/ngày) Tải lượng BOD5 hàng ngày đưa vào môi trường: LBOD = Sản lượng*Hệ số tải lượng = 13.698*30/1.000 = 410,94 (kg/ngày) Tải lượng chất rắn lơ lửng hàng ngày đưa vào môi trường: LTSS = Sản lượng*Hệ số tải lượng = 13.698*35/1.000 = 479,43 (kg/ngày) STT Hoạt động Nguồn gây tác động 1 Giũ hồ Nước thải chưa tinh bột, glucose, carboxy metyl xelulo, polyvinyl alcol, nhựa, chất béo và sáp làm cho nước thải có tải lượng BOD cao 2 Nấu vải Nước thải có độ kiềm cao, chứa dầu mỡ, chất tẩy rửa và một lượng lớn hồ tinh bột. Nước thải chứa các chất hóa học khó phân hủy: PVA (polyvinylalcohol), NaOH, H2O2, NaOCl, axit axetic… 3 Tẩy trắng Nước thải chứa kiềm dư, chất tẩy rửa. Nước thải còn có chứa một hàm lượng các chất halogen hữu cơ. Các chất này có thể gây ung thư. 4 Làm bóng vải Quá trình ngâm kiềm sử dụng lượng lớn NaOH nên làm cho nước thải có giá trị pH lên tới khoảng 14. 5 Nhuộm vải Phần hóa chất và thuốc nhuộm không gắn vào vải đi vào nước thải gây ra độ màu và tải lượng COD cao. Để cho thuốc nhuộm bắt màu vào vải phải sử dụng một lượng lớn muối (NaCl, Na2SO4), các chất cầm màu… Dư lượng các chất này đổ vào nước thải gây ô nhiễm trầm trọng nước thải. Sử dụng các chất phân tán, sunfua, indanthrene… nên nước thải có thành phần các chất với nồng độ và độ màu cao. 6 Hoàn thiện, định hình Sử dụng một vài hóa chất và chất tổng hợp: Silicon, acrylic, florin… các loại hóa chất này khó phân hủy. Bảng 3.6: Các nguồn gây tác động liên quan đến nước thải của quá trình hoạt động dự án + Khí thải sản xuất STT Hoạt động Nguồn gây tác động 1 Giũ hồ Phát thải oxit Nitơ, Oxit lưu huỳnh, CO do sử dụng các hợp chất hồ vải 2 Tẩy trắng Phát thải Clo, Oxit Clo do sử dụng hợp chất của Clo 3 Nhuộm vải Phát thải H2S do sử dụng thuốc nhuộm 4 Hoàn thiện, định hình Phát thải Fomaldehit, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi do nhiệt ở khâu sản xuất sợi tổng hợp Bảng 3.7: Các nguồn gây tác động liên quan đến khí thải của quá trình hoạt động dự án Tải lượng bụi hàng ngày đưa vào môi trường: LBụi = Sản lượng*Hệ số tải lượng = 13.698*3,5/1.000 = 47,943 (Tấn/ngày) Tải lượng SO2 hàng ngày đưa vào môi trường: LSO2 = Sản lượng*Hệ số tải lượng = 13.698*19,5/1.000 = 267,111 (Tấn/ngày) Tải lượng NOx hàng ngày đưa vào môi trường: LNOx = Sản lượng*Hệ số tải lượng = 13.698*17/1.000 = 232.866 (Tấn/ngày) Tải lượng CO hàng ngày đưa vào môi trường: LCO = Sản lượng*Hệ số tải lượng = 13.698*0,3/1.000 = 4,2 (Tấn/ngày) + Chất thải rắn STT Hoạt động Nguồn tác động 1 Chuẩn bị nguyên liệu Sợi và vải 2 Dệt may Sợi, chỉ và các đầu vải thừa 3 Giũ hồ Các đầu vải thừa 4 Nấu vải Bụi, len, sáp, than 5 Nhuộm vải Các đầu vải thừa, các thùng chứa thuốc nhuộm, 6 Hoàn thiện, định hình Sợi, chỉ vải thừa Bảng 3.8: Các nguồn gây tác động liên quan đến chất thải rắn của quá trình hoạt động dự án Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải STT Nguồn gây tác động 1 Nước mưa có thể gây ngập úng cục bộ tại khu vực nếu chủ dự án không có phương án tôn nền và có phương án thoát nước hiệu quả 2 Sự tăng mật độ và thành phần dân cư có thể gây các vấn đề tiêu cực, mất trật tự khu vực nếu chủ dự án không có hướng quản lý hiệu quả Bảng 3.9: Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải của quá trình hoạt động dự án Các vấn đề môi trường cần đánh giá Các vấn đề môi trường cần đánh giá của quá trình thi công dự án STT Nhân tố môi trường San lấp mặt bằng Xây dựng phân xưởng Xây dựng hệ thống xử lý Xây dựng nhà kho 1 Không khí * * * * 2 Tiếng ồn * * * * 3 Nước mặt * * * * 4 Nước ngầm * 5 Hệ thống thoát nước * * * * 6 Hệ sinh thái dưới nước * * * * 7 Cảnh quan môi trường * * * * 8 Sức khỏe công nhân * * * * 9 Sức khỏe người dân * * * * 10 Thực vật trên cạn * * * * 11 Động vật trên cạn * * * * 12 Giao thông * * * * 13 Cơ sở hạ tầng * * * * 14 An toàn lao động * * * * Bảng 3.11 Các vấn đề môi trường cần đánh giá của quá trình thi công dự án Các vấn đề môi trường cần đánh giá của quá trình hoạt động dự án STT Nhân tố môi trường Dệt vải Giũ hồ Nấu vải Tẩy trắng Giặt Làm bóng vải Nhuộm vải Hoàn thiện 1 Không khí * * * * * * * 2 Tiếng ồn * * * 3 Nước mặt * * * * * * * 4 Nước ngầm * * * * * * * 5 Hệ thống thoát nước * * * * * * * 6 Hệ sinh thái dưới nước * * * * * * * 7 Cảnh quan môi trường * * * * * * * 8 Sức khỏe công nhân * * * * * * * * 9 Sức khỏe người dân * * * * * * * 10 Thực vật trên cạn * * * * * * * 11 Động vật trên cạn * * * * * * * 12 Giao thông * * 13 Cơ sở hạ tầng * * * * * * * * 14 An toàn lao động * * * * * * * * Bảng 3.12: Các vấn đề môi trường cần đánh giá của quá trình hoạt động dự án Các phương pháp đánh giá tác động đối với dự án dệt nhuộm Phương pháp đánh giá nhanh tải lượng chất thải Để giảm bớt ảnh hưởng của tính chủ quan trong phương pháp danh mục môi trường, tổ chức y tế WHO đã đề nghị sủ dụng phương pháp đánh giá nhanh tác động môi trường. Nó cho phép xác định nhanh nồng độ các chất ô nhiễm có trong chất thải đối với các dự án. Từ đó có thể dự báo nhanh khả năng tác động môi trường của các nguồn gây ô nhiễm. Nó xác định thông qua công thức sau: Lj = Sản lượng * ej Lj: Tải lượng của chất ô nhiễm Sản lượng: Số lượng sản phẩm hay đơn vị sản phẩm được sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định (đơn vị sản phẩm/ năm). ej: Hệ số tải lượng của chất ô nhiễm. Phương pháp ma trận đơn giản Với phương pháp ma trận đơn giản người ta lập bảng ma trận môi trường trong đó các cột ghi những hoạt động môi trường quan trọng có tác động đến môi trường, các hàng ghi những nhân tố môi trường. Giao điểm giữa cột với hàng được đánh dấu “ x ” hoặc dấu “ * ” nếu hoạt động dự án ghi ở cột đó không tác động đến nhân tô môi trường ghi ở hàng đó thì bỏ trống. CHƯƠNG IV: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG Giảm thiếu tác động trong quá trình thi công dự án Giảm thiểu tác động do khí thải Ô nhiễm không khí sẽ là một trong các vấn đề lớn nhất trong quá trình thi công dự án. Các biện pháp sau đây được đề xuất để giảm thiểu ô nhiễm không khí Việc vận chuyển dụng cụ, nguyên vật liệu hay thiết bị nặng phải dùng các xe vận tải chuyên dung. Phương tiện vận chuyển phải được kiểm tra trước khi dung. Dây chằng buộc phải đảm bảo chắc chắn và tuân thủ các quy định an toàn đối với công tác vận chuyển; Bố trí các trạm trộn bê tong cách xa tối đa khu dân cư để giảm thiểu ảnh hưởng của bụi đến người dân trong khu vực; Điểu chỉnh mật độ xe trên đường dẫn tới khu vực thi công, không gây ảnh hưởng đến sự lưu thông trong khu vực; Tận dụng giao thông có trong khu vực; Giám sát khí thải từ hoạt động của máy móc thi công và khí thải từ trạm trộn bê tông, đánh giá chất lượng không khí xung quanh tại vị trí thuộc khu vực dự án và khu vực xung quanh. Giảm thiểu tiếng ồn và rung Công nhân xây dựng là đối tượng chính, kế đó là người dân khu vực chịu ảnh hưởng của tiếng ồn. Các biện pháp sau đây được áp dụng để giảm thiểu tiếng ồn: Công nhân được trang bị các thiết bị bảo vệ tai khi làm việc tại khu vực có tiếng ồn cao; Giới hạn thời gian làm việc tại những khu vực có tiếng ồn quá giới hạn cho phép; Xây dựng tường rào khu vực dự án ngay từ đầu giai đoạn xây dựng để hạn chế tiếng ồn ra khu vực xung quanh; Bố trí các nguồn gây tiếng ồn lớn ra xa khu dân cư; Tất cả các hoạt động trong quá trình thi công được tiến hành vào ban ngày; Sử dụng các phương pháp và thiết bị phát ra tiếng ồn, rung thấp; Xe cộ vận chuyển nguyên vật liệu phải đảm bảo độ ồn, chỉ nhấn còi khi cần thiết; Quản lý tốt sinh hoạt của công nhân xây dựng tránh gây ồn ào trong thời gian nghỉ của người dân địa phương; Giảm thiểu tác động do nước thải Các hoạt động trong giai đoạn xây dựng của dự án đều có phát sinh nước thải. Các biện pháp giảm thiểu nước thải: Bố trí các nhà vệ sinh di động đơn giản đặt tại công trường. Nước thải khi qua nhà vệ sinh sẽ được thu gom theo các rãnh thoát nước; Không thải chất thải rắn và dầu cặn của thiết bị xây dựng vào nguồn nước. Mọi loại chất thải phải được thu gom và chuyển đến khu vực xử lý; Không để tạo ra các ao, vũng nước trong khu vực công trường để ngăn ngừa ô nhiễm nước và tránh phát triển ruồi, muỗi, chuột, bọ, để bảo vệ sức khỏe cho người dân; Hạn chế nước mưa chảy tràn qua khu vực có dầu mỡ, máy móc cũng như những nơi có công tác đào đắp dở dang; Bố trí các kho chứa nguyên liệu tại vị trí an toàn, tránh hiện tượng tràn đổ dầu cũng như có biện pháp ứng cứu kịp thời khi xảy ra rủi ro trong quá trình thi công để hạn chế tối đa khả năng ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm; Không thải chất thải sinh hoạt từ các lán, trại của công trình vào nguồn nước. Các chất thải sinh hoạt sẽ được thu gom và vận chuyển đến bải xử lý; Giảm thiểu tác động do rác thải Để giảm thiểu tác động do rác thải xây dựng và sinh hoạt thì có các biện pháp sau: Chất thải sinh hoạt sinh ra từ hoạt động của công nhân trong khi thi công dự án sẽ được thu gom vào các thùng chữa có nắp đậy và xử lý; Xà bần sẽ được sử dụng để san lấp nền; Sau khi kết thúc, các loại cốt pha làm bằng gỗ được bán để làm nguyên kiệu đốt; Các loại sắt thép vụn được thu gom lại; Các loại rác khác được tách riêng và thu gom lại để xử lý; Bùn đất phế thải không sử dụng được thì không được đổ xuống ao, hồ, song, rạch mà được thu gom lại và xử lý; Đối với các chất thải rắn nguy hại như : các loại dầu, mỡ thải, dẻ lau nhiễm dầu mỡ, hóa chất xây dựng, sơn, chất chống thấm,… thì được thu gom và xử lý; Giảm thiểu tác động đến môi trường kinh tế xã hội Nhằm đảm bảo điều kiện sống của công nhân xây dựng hạn chế nguy cơ lan truyền bệnh dịch do tập trung lao động của môi trường sống không đảm bảo vệ sinh. Cần có các biện pháp sau để giảm thiểu: Xây dựng lán trại tại công trường Đảm bảo điều kiện vệ sinh cho công nhân và ban chỉ huy công trường; Tổ chức ăn uống hợp vệ sinh; Có nhà vệ sinh tại công trường cho công nhân và ban chỉ huy công trường; Có bộ phận chuyên trách để hướng dẫn các công tác vệ sinh môi trường, an toàn lao động và kỹ thuật lao động cho công nhân; Thông báo, phối hợp với chính quyền địa phương để quản lý công nhân nhằm tránh phát sinh các tệ nạn xã hội, giảm thiểu xung đột giữa công nhân với người dân; Biện pháp giảm thiểu trong quá trình hoạt động dự án. Giảm thiểu ô nhiễm bụi Do các đặc điểm đặc trưng của ngành dệt, tại các phân xưởng kéo sợi, dệt luôn bị ô nhiễm do bụi, lông sợi, đặc biệt là đối với các phân xưởng kéo sợi và dệt thoi. Do đó cần có các phương án hạn chế bụi: Xây dựng nhà xưởng cao, thoáng, lắp đặt hệ thống quạt hút, thông gió tự nhiên và cưỡng bức nhằm làm giảm lượng bụi bông, bụi sợi. Sau mỗi ca sản suất, nhà máy đều cho công nhân phait tiến hành quét dọn và vệ sinh khu vực làm việc; Công nhân trong các phân xưởng kéo sợi, dệt bắt buộc phải mang khẩu trang, mũ trong khi làm việc; Lượng bông phế phải được thu gom và xử lý tốt; Giảm thiểu tác động do khí thải Để giảm thiểu tác động do khí thải cần có các biện pháp sau: Xây dựng hệ thống xử lý khí thải dùng phương pháp hấp thụ có phản ứng hóa học; Thiết kế ống khói có chiều cao phù hợp khoảng 15m Khí thải của các phương tiện giao thông vận tải chứa các chất ô nhiễm. Để giảm lượng khí thải này cần có các biện pháp: Không sử dụng các loại xe vận chuyển đã hết hạn sử dụng; Thường xuyên kiểm tra và tu bảo dưỡng các phương tiện giao thông vận tải; Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ; Các phương tiện giao thông vận tải không được chở quá trọng tải quy định; Tăng cường mật độ cây xanh trong khuôn viên nhà máy. Giảm thiểu mùi hôi từ phân xưởng nhuộm Mùi hôi chủ yếu là hơi của hóa chất nhuộm, tẩy cuốn theo hơi nước khi gia nhiệt. Mùi hôi xuất hiện trong phạm vi hẹp có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân khu vực xung quanh các thiết bị tẩy, nhuộm. Phần lớn mùi hôi chỉ cảm nhận được khi đến gần thiết bị vào thời điểm xả hơi quá áp. Biện pháp giảm thiểu mùi hôi trong phân xưởng nhuộm như sau: Nhà xưởng phải thông thoáng, kết hợp với trang bị các loại quạt cây tại các khu vực phát sinh mùi hôi; Hơi quá áp khi xả ra được dẫn vào một ỗng dẫn và xả xuống cống thải, hạn chế mùi hôi của khí thải trong phân xưởng nhuộm; Công nhân làm việc trong phân xưởng nhuộm được trang bị tốt các phương tiện bảo hộ lao động để hạn chế tác động của mùi hôi tới sức khỏe; Giảm thiểu tác động do tiếng ồn, rung Để hạn chế tác động của tiếng ồn, rung trong khu sản xuất nhằm đảm bảo sức khỏe cho cán bộ công, nhân viên. Nhà máy cần thường xuyên tu dưỡng và bảo quản máy móc. Một trong các biện pháp hạn chế tiếng ồn, rung có thể áp dụng là: Cách ly khu vực gây ồn và xây tường cách âm xung quanh; Thường xuyên kiểm tra tình trạng máy móc để phát hiện và sửa chữa kịp thời. Định kỳ bảo dưỡng và tra dầu bôi trơn; Trang bị nút bịt tai chống ồn cho công nhân phân xưởng dệt; Giảm thiểu tác động do nước thải và chất thải rắn Để hạn chế tác động của chất thải rắn, nước thải cần có các biện pháp sau: Nước thải phải được xử lý trước khi đổ ra môi trường xung quanh sao cho nồng độ các chất thải trong nước không vượt quá quy định; Phải xây dựng các hệ thống xử lý nước thải đúng theo tiêu chuẩn; Chất thải rắn phải được phân loại, gom lại và xử lý; KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ, CAM KẾT Kết luận Trên cơ sở phân tích nguồn gốc gây ô nhiễm, đánh giá mức độ ô nhiễm và xem xét các biện pháp khống chế ô nhiễm cho nhà máy dệt sợi tổng hợp EmyZip rút ra một số kết luận sau: Hoạt động sản xuất của nhà máy tạo ra sản phẩm dệt sợi tổng hợp cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước; Tạo việc làm ổn định cho công nhân lao động tại nhà máy vơi thu nhập cao; Về công tác bảo vệ môi trường, bảo đảm sức khỏe người lao động với các trang bị về máy điều hòa không khí và thông gió; Khí thải từ việc đốt lò hơi, lò dầu được đưa qua hệ thống xử lý khí thải đạt TCVN 5939:2005 (Kp=1, Kv=1) trước khi thải ra môi trường xung quanh; Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ bởi hệ thống bể tự hoại và cùng với nước thải sản xuất xử lý tại trạm xử lý nước thải cục bộ của công ty đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp TCVN 5945:2005 loại C. Gây ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, chất thải rắn… Các nguyên nhân gây ô nhiễm sinh ra trong quá trình hoạt động của nhà máy gây ảnh hưởng ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh. Công tác phòng chống các sự cố môi trường, an toàn vệ sinh, cháy nổ luôn luôn được quan tâm va coi trọng. Kiến nghị Đề nghi UBND tỉnh Nghệ An và Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và cấp Quyết định phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án để dự án được triển khai đúng tiến độ. Cam kết Chủ dự án cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu đã nêu trên, đồng thời cam kết thực hiện tất cả các biện pháp, quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến quá trình thực hiện, hoạt động dự án. Chủ dự án cam kết việc xây dựng và vận hành các hạng mục của dự án tuân theo các quy định và tiêu chuẩn về môi trường Việt Nam hiện hành. Các công trình xử lý chất thải, nước thải, khí thải sẽ được tiến hành xây dựng trong quá trình thi công dự án và đảm bảo được xây dựng hoàn chỉnh trước khi dự án đi vào hoạt động. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường và chương trình đào tạo về an ninh môi trường sẽ được thực hiện trong thời gian thi công và hoạt động dự án Thực hiện giám sát chất lượng môi trường định kỳ 4 lần/năm. Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường do KCN Bắc Vinh ban hành và áp dụng trong phạm vi của KCN này. Đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại với các cơ quan có thẩm quyền để được cấp sổ quản lý chất thải nguy hại. Chủ dự án cam kết không sử dụng các loại hóa chất, chủng vi sinh cấm theo quy định của Việt Nam và công ước quốc tế. Chủ dự án cam kết trong quá trình hoạt động của dự án, nếu vi phạm công ước quốc tế, các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và để xảy ra các sự cố môi trường thì chủ dự án hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. TÀI LIỆU THAM KHẢO Các tài liệu: Đánh giá tác động môi trường (Giáo trình Đại học Lâm Nghiệp) – Nhà xuất bản Nông Nghiệp (2012) Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án dệt nhuộm – Tổng cục môi trường (2008) Tài liệu đánh giá nhanh của WHO (1993) Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “ Nhà máy dệt nhuộm Dũng Tâm” Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Khu nhà ở Thương mại Bắc Vinh” Các trang web

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbao_cao_dtm_4328.docx