Dự án nạo vét cát sông làm vật liệu san lấp tại cồn bãi la hường trên sông cầu đỏ

Ctd: Chi phí tháo dỡ những công trình dân dụng của chủ đầu tư sau khai thác cát lòng sông trả lại mặt bằng cho địa phương. Khi kết thúc quá trình khai thác, dự án sẽ cho tiến hành gỡ bỏ các phao giới hạn khu vực nạo vét, các bảng, đèn báo hiệu hàng hải; thu dọn máy móc, trang thiết bị về vị trí tập kết là khu đô thị sinh thái Hòa Xuân. Chi phí tháo dỡ (Ctd) được tính bằng phương án thực tế như sau: Ctd = (n . C) + (V . q) - n: Số công để hoàn thành các công việc (công); 60 công. - C: Đơn giá cho 1 công làm việc (đồng/công); 100.000 đồng/công. - V: Chi phí vận chuyển máy móc thiết bị trên 1 km đường dài (đồng/km); 660.000 đồng/km. - q: Quãng đường vận chuyển.

ppt22 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3504 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án nạo vét cát sông làm vật liệu san lấp tại cồn bãi la hường trên sông cầu đỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO TÓM TẮT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜ̀NG DỰ ÁN NẠO VÉT CÁT SÔNG LÀM VẬT LIỆU SAN LẤP TẠI CỒN BÃI LA HƯỜNG TRÊN SÔNG CẦU ĐỎ Vị trí dự án: thuộc địa bàn xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang và phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng ********* Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MẶT TRỜI I. GIỚI THIỆU DỰ ÁN SƠ ĐỒ VỊ TRÍ KHU VỰC DỰ ÁN I. GIỚI THIỆU DỰ ÁN Khu vực dự án thuộc địa bàn xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang và phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Diện tích 15 ha. Khu vực nạo vét có hình dáng của một hình đa giác, cạnh lớn nhất EF nằm ở phía tả của sông Cầu Đỏ, có chiều dài khoảng 840 mét, cách bờ từ 60 đến 170 mét. Cạnh nhỏ nhất EK nằm ở thượng lưu, có chiều dài khoảng 70 mét, cạnh ở hạ lưu GF có kích thước 140 mét. Còn các cạnh ở bờ hữu cách bờ từ 50 mét trở lên. Khu vực khai thác nằm ở lòng sông, có mức cao địa hình dao động từ +1 mét đến -5 mét. Đáy sông đa phần ở mức cao địa hình từ -1,5 đến -2,5m. Phần trên cạn ở hai bờ có mức cao địa hình từ +1m trở lên. Bờ kè phía bên trái sông có độ cao từ 3,73-3,80m (Mặt kè ngoài sát mép sông) đã được đổ bêtông. I. GIỚI THIỆU DỰ ÁN Sơ đồ công nghệ khai thác cát Các thông số chính của hệ thống khai thác Kích thước mỏ: + Dài 840m-860 m. + Rộng: ngắn nhất 70 m, rộng nhất 220 m, bình quân 140-145 mét. Công suất vỉa: chiều dày trung bình 2-3,5m. Bình quân 2,9 mét. Trên toàn bộ khu vực khai thác sẽ bố trí 02 vị trí khai thác, mỗi vị trí khai thác sẽ bố trí thuyền hút bụng, trọng tải từ 50-250 m3. Chiều dài gương công tác trung bình: 200-300m. Chiều sâu: trung bình 2,9 m. Chiều rộng khoảnh khai thác trung bình: 50-100 m Góc dốc ổn định bờ mỏ khi kết thúc khai thác: 25-270. I. GIỚI THIỆU DỰ ÁN Thời gian chuẩn bị khai thác: 10 ngày, kể từ ngày có giấy phép khai thác mỏ. Thời gian khai thác: 08 tháng, kể từ ngày đi vào khai thác. Thời gian thực hiện công tác phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ: 01 tháng, kể từ ngày kết thúc khai thác. Tổng khối lượng khai thác toàn mỏ là 435.000 m3. Vị trí tiếp nhận: Từ địa điểm hút cát theo dòng chảy đến nơi tập kết ở khu đô thị sinh thái Hòa Xuân khoảng 03 km. Tại mỏ cát, công ty không xây dựng công trình nào, chỉ cắm neo phao làm tiêu để các tàu hút cát không làm ảnh hưởng đến an toàn cho các phương tiện lưu thông khác và đến bờ sông. I. GIỚI THIỆU DỰ ÁN I. GIỚI THIỆU DỰ ÁN a. Giao thông: Giao thông đến khu vực dự án rất thuận lợi, bằng đường thủy từ cầu Cẩm Lệ ngược dòng chảy khoảng 800m là đến diện tích mỏ ở phần phía Đông hoặc từ Cầu Đỏ xuôi theo dòng chảy khoảng 300 m là đến diện tích mỏ ở phần phía Tây. b. Cấp điện: Chỉ cung cấp điện cho sinh hoạt, chỉ huy sản xuất, bảo vệ bằng hệ thống điện lưới quốc gia tại khu vực. c. Cấp nước: Nước phục vụ cho sinh hoạt sẽ sử dụng nước giếng của các hộ dân gần khu vực khai thác (được bơm lên bồn chứa sử dụng dần). Danh mục các máy móc, thiết bị chính của dự án II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN 1. Môi trường không khí và vi khí hậu Nhận xét: Khu vực chưa có hoạt động gây ô nhiễm môi trường không khí. II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN 2. Chất lượng nước mặt tại khu vực Dự án Nhận xét: Nguồn nước mặt tại khu vực chưa có dấu hiệu ô nhiễm. II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN 3. Chất lượng nước ngầm tại khu vực Dự án Nhận xét: Nguồn nước ngầm tại khu vực có dấu hiệu ô nhiễm. II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN 4. Mẫu trầm tích Nhận xét: Tất cả các chỉ tiêu đặc trưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép. III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – BIỆN PHÁP 1.Tác động đến môi trường không khí - Bụi, khí thải do hoạt động của các phương tiện thi công khai thác cát, san gạt mặt bằng. - Ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động khai thác cát của các tàu hút bụng. Biện pháp giảm thiểu: - Sử dụng tàu hút bụng có công suất nhỏ để nạo vét đến độ sâu -2,5m HĐ. - Không thi công khai thác cát vào mùa bão lũ. - Các phương tiện giao thông vận tải lưu thông phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật, các yêu cầu khác về vận chuyển. - Công tác hút, vận chuyển cát cũng như hoạt động san gạt sẽ không triển khai vào ban đêm. - Thường xuyên kiểm tra, bôi trơn động cơ của máy, tàu hút. - Trang bị nút bịt tai cho những công nhân làm việc trên tàu hút. III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – BIỆN PHÁP 2. Tác động đến môi trường nước - Hoạt động khai thác cát làm vẩn đục nguồn nước tại khu vực khai thác. - Nước thải sinh hoạt của công nhân: Nguồn thải này chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng, các hợp chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng và vi sinh sẽ gây ô nhiễm môi trường nước khu vực nếu nguồn nước thải đổ trực tiếp ra sông. Biện pháp giảm thiểu: - Sử dụng tàu hút bụng để thi công nạo vét. - Không được chứa quá đầy vật liệu nạo vét để tránh bùn cát chảy tràn ra sông, gây đục nguồn nước. - Thường xuyên kiểm tra hệ thống đường ống xả từ tàu hút lên bờ. - Trên mỗi tàu hút sẽ lắp đặt một bể tự hoại để xử lý nước thải sinh hoạt bằng vật liệu composite có thể tích 1,5 m3. - Tại khu vực tập kết trên bờ, sử dụng nhà vệ sinh lưu động của khu đô thị sinh thái Hòa Xuân. III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – BIỆN PHÁP 3. Tác động do chất thải rắn - Vật liệu nạo vét: tổng khối lượng nạo vét là 435.000 m3, trong đó khối lượng cát hơn 348.000 m3 và khối lượng bùn sét 87.000 m3. - Rác thải sinh hoạt: lượng rác thải hàng ngày ước khoảng 10-20 kg. - Chất thải nguy hại: Khi duy tu bảo dưỡng hoặc sửa chữa thiết bị bị hỏng sẽ thải ra một ít giẻ lau có chứa dầu mỡ. Lượng rác thải này không lớn và được tập trung thu gom để xử lý nên tác động đến môi trường khu vực ở mức độ nhỏ. Biện pháp giảm thiểu: - Quy định cấm phóng uế, vứt rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. - Sử dụng các thùng đựng rác bằng nhựa đặt tại các nơi thuận tiện ở trên tàu. - Quy định và nhắc nhở cán bộ công nhân bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi xuống sông. - Thu gom rác và tập trung với rác thải sinh hoạt của khu đô thị sinh thái Hòa Xuân để Công ty TNHH Môi trường Đô thị Đà Nẵng vận chuyển và xử lý hàng ngày. III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – BIỆN PHÁP 4. Các tác động khác - Làm thay đổi địa hình lòng sông, bóc bỏ lớp cư trú của động vật đáy (ốc, hến, nghêu sò...), tác động xấu đến hệ sinh thái nước và nguồn lợi thuỷ sản. - Làm thay đổi chế độ thuỷ văn của sông như làm đổi hướng dòng chảy hoặc gia tăng vận tốc... nên có thể có nguy cơ gây bồi lắng hoặc xói lở bờ hoặc đáy sông. - Phát sinh các sự cố cháy nổ, sự cố tràn dầu, tai nạn lao động, ách tắc giao thông đường thủy. Biện pháp giảm thiểu: - Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động và thực hiện các chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy định của Nhà nước. - Cam kết thực hiện nạo vét luồng theo đúng các chuẩn tắc theo tính toán đã được phê duyệt. - Tổ chức phân luồng, đánh dấu khu vực nạo vét. - Lắp đặt hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa. III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – BIỆN PHÁP 5. Các giải pháp khi kết thúc dự án - San gạt, làm sạch cát trả lại mặt bằng hoặc đất canh tác cho các khu vực đã được sử dụng làm kho bãi ven sông, các đường tạm từ kho bãi cát ra đến đường vận chuyển (nếu có). - Tháo dỡ những công trình dân dụng của chủ đầu tư sau khai thác cát lòng sông trả lại mặt bằng cho địa phương. - Xử lý xói lở bờ sông, bờ đê do khai thác cát lòng sông gây ra (nếu có). - Những hình thức phục hồi khả thi khác: + Thu dọn toàn bộ trang thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động khai thác vào bờ và vận chuyển đến nơi tập trung thiết bị. + Tuân thủ thực hiện đúng các hình thức khai thác cát lòng sông và phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật. IV. CAM KẾT - Chủ dự án cam kết thực hiện tất cả các quy định chung, biện pháp bảo vệ môi trường có liên quan đến quá trình triển khai, thực hiện dự án. - Cam kết việc xây dựng và vận hành các hạng mục của dự án tuân theo các quy định và tiêu chuẩn về môi trường Việt Nam hiện hành. - Chương trình quan trắc, giám sát môi trường và chương trình đào tạo về an toàn môi trường được thực hiện trong thời gian thi công và vận hành. - Các công trình xử lý ô nhiễm được thiết kế trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật, được tiến hành xây dựng trong quá trình thi công công trình và đảm bảo được xây dựng hoàn chỉnh trước khi dự án đi vào hoạt động. BÁO CÁO TÓM TẮT DỰ ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN NẠO VÉT CÁT SÔNG LÀM VẬT LIỆU SAN LẤP TẠI CỒN BÃI LA HƯỜNG TRÊN SÔNG CẦU ĐỎ Vị trí dự án: thuộc địa bàn xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang và phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng ********* Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MẶT TRỜI I. NỘI DUNG CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG - Thực hiện đóng 05 cọc gỗ trên mặt nước sát biên giới bờ đối với đất cấp I, chiều dài mỗi cọc ≤ 10m, mỗi cọc cách nhau 200 m để theo dõi quá trình xói lở. - Tiến hành san gạt trên toàn bộ diện tích khai thác là 15 ha để tạo mặt bằng phẳng dưới lòng sông sau khi kết thúc khai thác. - Gia cố lại đoạn bờ sông sau khi khai thác nhằm giảm thiểu vấn đề xói lở bờ sông. Tiến hành đổ bê tông để xử lý triệt để hiện tượng xói lở này. - Gỡ bỏ phao ranh giới khai thác: Sau khi kết thúc khai thác cần tháo dỡ bỏ 2 phao ranh giới khai thác nhằm lưu thông các hoạt động qua lại của tàu thuyền trên sông Cầu Đỏ, đoạn giữa cầu Cẩm Lệ và cầu Đỏ. - Thu dọn trang thiết bị vào bờ: Tiến hành thu dọn nhanh các thiết bị, máy móc, vật dụng sinh hoạt của công nhân vào bờ và vận chuyển về nơi tập kết. II. DỰ TOÁN CHI PHÍ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường (Mcp) cho hoạt động khai thác cát sỏi, sa khoáng lòng sông bao gồm: chi phí cải tạo, phục hồi môi trường khu vực sử dụng làm kho bãi và đường tạm vận chuyển, khu chôn lấp rác thải sinh hoạt, chi phí cải tạo lòng sông, bờ sông bờ đê và tháo dỡ các công trình phụ trợ. Công thức tính chi phí cải tạo phục hồi môi trường: Mcp = Csg + Csp +Cnv + Cxl + Ctd + Cbs Dự án không sử dụng đất ven sông làm hố chôn lấp tạm chất thải sinh hoạt, không sử dụng đất canh tác để làm kho bãi ven sông, không sử dụng đường tạm từ kho bãi cát ra đến đường vận chuyển (vận chuyển trực tiếp từ vị trí nạo vét đến thẳng bãi đổ thải là khu đô thị sinh thái Hòa Xuân bằng tàu bụng, cách khoảng 3km) nên không phải trả lại mặt bằng. Do đó, chi phí san gạt bằng 0. II. DỰ TOÁN CHI PHÍ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG Ctd: Chi phí tháo dỡ những công trình dân dụng của chủ đầu tư sau khai thác cát lòng sông trả lại mặt bằng cho địa phương. Khi kết thúc quá trình khai thác, dự án sẽ cho tiến hành gỡ bỏ các phao giới hạn khu vực nạo vét, các bảng, đèn báo hiệu hàng hải; thu dọn máy móc, trang thiết bị về vị trí tập kết là khu đô thị sinh thái Hòa Xuân. Chi phí tháo dỡ (Ctd) được tính bằng phương án thực tế như sau: Ctd = (n . C) + (V . q) - n: Số công để hoàn thành các công việc (công); 60 công. - C: Đơn giá cho 1 công làm việc (đồng/công); 100.000 đồng/công. - V: Chi phí vận chuyển máy móc thiết bị trên 1 km đường dài (đồng/km); 660.000 đồng/km. - q: Quãng đường vận chuyển. Ctd = (60 công . 100.000 đồng/công) + (660.000 đồng/km . 3 km) = 7.980.000 đồng II. DỰ TOÁN CHI PHÍ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG Cxl: Chi phí xử lý cải tạo xói lở bờ sông, bờ đê do khai thác cát, sỏi, sa khoáng lòng sông gây ra tại khu vực khai thác: Cxl =Q. k. cg + S. cgc - Q: Khối lượng bùn cát đổ thải vào lòng sông (m3); - k: Hệ số khối lượng công việc cần san phẳng lòng sông (%); - S: Diện tích bờ sông, bờ đê cần gia cố (m2); - cg: Đơn giá san gạt cát cuội dưới lòng sông (đồng/m3); - cgc: Đơn giá gia cố bờ sông, bờ đê (đồng/m2): 1.100.000 đồng/m3 (Đơn giá đổ bê tông của công ty cổ phần Dinco M250 theo giá thị trường). Trong trường hợp này, chi phí xử lý cải tạo xói lở bờ sông sẽ bằng giá thành của việc đổ bê tông M250 với khối lượng 168 m3. Cxl = S. cgc = 168 m3 x 1.100.000 đồng/m3 = 184.800.000 đồng II. DỰ TOÁN CHI PHÍ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG Cbs: Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung bao gồm chi phí đóng 05 cọc gỗ theo dõi quá trình xói lở và chi phí đo vẽ địa hình đáy khi kết thúc khai thác. Ước tính chi phí thực hiện hai hạng mục này lần lượt là 15.000.000 đồng và 10.000.000 đồng. Tổng hợp dự toán kinh phí phục hồi môi trường trong khai thác Thời điểm thực hiện ký quỹ: Chủ dự án sẽ thực hiện ký quỹ trước khi bắt đầu tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản trước 30 (ba mươi) ngày. Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt Trời sẽ ký quỹ một lần tại Quỹ bảo vệ môi trường của thành phố Đà Nẵng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbao_cao_tom_tat_dtm_7886.ppt
Luận văn liên quan