Giải pháp kinh tế giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất và chế biến bột dong xã Tứ Dân huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên

Về hiện trạng môi trường: Hiện nay Tứ Dân hầu như đã bị ô nhiễm trên phạm vi toàn xã, chủ yếu là do nước thải và bã thải. Mùa vụ sản xuất chính khoảng từ tháng 9 âm lịch đến tháng 3 năm sau, đồng thời cũng là thời điểm lượng thải tập trung nhiều nhất, (khoảng 60% lượng thải của cả năm) với hệ thống cống nhỏ, xuống cấp đã không thông thoát kịp, dẫn đến hiện tượng ùn tắc nước thải. Không khí của địa phương chủ yếu bị ảnh hưởng bởi mùi nước thải và bã thải ở ven các trục đường đi, cống rãnh của xã. Ô nhiễm môi trường không chỉ ở địa bàn xã mà còn ảnh hưởng trong phạm vi 15km, nên ảnh hưởng tới các xã bên cạnh, và thị trấn Khoái Châu.

doc73 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3938 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp kinh tế giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất và chế biến bột dong xã Tứ Dân huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bã thải này là nguyên nhân gây ra mùi hôi thối rất khó chịu, vì trong bã thải có hàm lượng tinh bột lớn. Nước thải với màu đen sẫm, mùi hôi chua nồng nặc, kèm theo đó hàm lượng huyền phù vượt quá TCCP hàng chục lần, BOD, COD vượt quá TCCP hàng chục, hàng trăm lần. Nhất là hàm lượng vi khuẩn rất lớn, là nguyên nhân ủ mầm bệnh cho chính làng nghề và các vùng lân cận. 4.1.2. Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế và xã hội Nhìn chung, trong điều kiện của một quốc gia đang phát triển, đang đẩy nhanh CNH – HĐH, khối lượng của cải vật chất tạo ra hàng năm tăng lên nhanh chóng về tất cả các mặt hàng (từ công nghiệp nặng đến công nghiệp nhẹ, từ nông nghiệp đến dịch vụ) nó làm cho khối lượng chất thải cũng không ngừng tăng lên, đến mức quá sức chịu tải của môi trường, gây ô nhiễm. suy thoái môi trường ở nhiều nơi, xã Tứ Dân cũng nằm trong guồng quay đó. Sản xuất trong giai đoạn này mang một đặc thù là: sản xuất ồ ạt nhưng lại mang tính chất tự phát, phân tán nhỏ lẻ, thiếu vốn và công nghệ, thiếu sự quản lý chặt chẽ. Vì vậy mà yếu tố môi trường lại càng gặp nhiều khó khăn. Đối với Tứ Dân hiện nay, một trong những khó khăn đó là thiếu vốn đầu tư xây dựng các hệ thống tập trung xử lý chất thải; cho đầu tư cải tiến máy móc nhằm nâng cao năng suất và giảm thiểu chất thải. Đồng thời là thiếu mặt bằng cho sản xuất. Sản xuất nghề chủ yếu theo quy mô hộ gia đình. Nhà vừa để ở, vừa là cơ sở sản xuất chính, một số công đoạn khác. Hơn nữa, do sản xuất theo quy mô hộ gia đình nên khó tập trung được lượng thải, nhất là nước thải. Hệ thống kênh mương dẫn nước thải của làng nghề là các cống nước chạy dọc theo các xã lộ, ngay cạnh nhà ở, sau đó đổ vào các con kênh tiêu chính của xã rồi hòa vào sông Từ Hồ – Sài Thị và sông tây Tân Hưng. Cùng với đó, công nghệ sản xuất bột dong tại xã Tứ Dân hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm. Trong những năm gần đây tốc độ đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm diễn ra khá nhanh ở hầu hết các lĩnh vực và ngành sản xuất, tuy nhiên quá trình đầu tư đổi mới khoa học còn mang tính chắp vá, thiếu sự đồng bộ. Công nghệ sản xuất chủ yếu tập trung đổi mới ở một số quy trình nhằm giảm bớt sức lao động, tạo ra năng suất cao (như máy khuấy trộn, máy rửa củ nghiền củ…), sản xuất liên hoàn, nhưng chưa chú trọng đến yếu tố nhằm giảm tác động đối với môi trường. Mặt khác do hạn chế về mặt bằng cho sản xuất nên công nghệ đầu tư áp dụng còn nhỏ lẻ, mang tính công đoạn. Nhìn chung công nghệ còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình hiện nay. Với cơ sở hạ tầng như vậy, không đủ điều kiện đảm bảo cho việc bảo vệ môi trường của địa phương, làm cho mức độ ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn. Mặt khác, một trong những nguyên nhân gián tiếp gây khó khăn cho việc giảm thiểu ô nhiễm là đặc thù của thị trường Việt Nam nói riêng cũng như các nước đang phát triển nói chung, chúng ta chưa có yêu cầu “nghiêm khắc” đối với những sản phẩm ô nhiễm hoặc gây ô nhiễm môi trường. Trong điều kiện kinh tế có nhiều bước tiến mới như nước ta hiện nay cũng nên chú trọng đến vấn đề này. 4.1.3. Thực trạng quản lý môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của các hộ sản xuất Chính sách bảo vệ môi trường của xã Để quản lý tốt các vấn đề môi trường đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ chuyên trách, có kiến thức hiểu biết về đặc điểm của môi trường khu vực, nắm được các quy luật của tự nhiên và kinh tế xã hội, từ đó có thể thấy các mối liên hệ tác động lẫn nhau giữa chúng thì mới có thể giải quyết tốt các vấn đề xung đột môi trường trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ môi trường của Dương Liễu nhìn chung còn rất mỏng. Trách nhiệm quản lý trực tiếp về vấn đề môi trường được giao cho bên xã đội với vai trò kiêm nhiệm. Như vậy tinh thần trách nhiệm trong công việc không cao, hơn nữa lại thiếu các kỹ năng chuyên môn, gây nhiều khó khăn cho việc bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho làng nghề. Hộp 4.1. Ý kiến của cán bộ xã về việc xử lý rác thải trong sản xuất bột: Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Đình Trọng, Chủ tịch xã Tứ Dân cho biết: Vừa qua, xã Tứ Dân cũng được chọn làm điểm về xử lý rác thải từ chế biến dong riềng do Trung tâm môi trường nông thôn thuộc Hội nông dân Việt Nam thực hiện nhưng kết quả mang lại không mấy khả quan. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chúng tôi đã vận động bà con địa phương phối hợp với đoàn thanh niên tiến hành nạo vét những tuyến kênh mương bao quanh làng, xã để giảm ứ đọng nguồn nước nhưng đây chỉ là giải pháp mang tính tạm thời. Ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng Một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đối với vấn đề ô nhiễm môi trường của các làng nghề hiện nay là ý thức bảo vệ môi trường của toàn thể cộng đồng. Đây cũng là một khó khăn chung của nhiều nơi chứ không riêng gì Tứ Dân. Trước hết phải kể đến là khó khăn về trình độ của người lao động. Đây là những người trực tiếp tham gia sản xuất và trực tiếp tạo ra lượng thải đối với môi trường. Nếu họ nhận thức được sức chứa của môi trường là có hạn và nhận thấy được hậu quả của việc môi trường bị ô nhiễm thì họ sẽ có ý thức hơn trong việc kiểm soát lượng thải của mình. Song, hiện nay các lao động trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề đa số mới có trình độ phổ thông, thậm chí hết trung học, họ cũng ít được tham gia các chương trình tuyên truyền về vấn đề sản xuất với môi trường, bởi vậy việc xả thải bừa bãi cũng là điều không tránh khỏi. Sau đó là ý thức của cộng đồng nói chung, họ là tác nhân mà cũng là nạn nhân của vấn đề ô nhiễm môi trường. Song, dường như việc ô nhiễm môi trường vẫn còn đang ở rất xa cuộc sống của chính họ. Qua kết quả phỏng vấn trực tiếp và bằng các phiếu điều tra cá nhân tại Tứ Dân vừa qua cho thấy rằng: - Cộng đồng hoàn toàn nhận thức được vấn đề ô nhiễm hiện tại của làng nghề. - Về phía những người không sản xuất có hai ý kiến: Bức xúc về việc xả thải và cũng có ý kiến thông cảm với người sản xuất. - Về phía những người sản xuất thì họ cũng nói nước thải bẩn, bốc mùi hôi thối khó chịu nhưng họ cho rằng đó là tình trạng chung của cả làng, không có cách nào khác là xả thải như hiện tại. - Về phía một số cán bộ địa phương thì phản ứng cũng khá bức xúc với vấn đề ô nhiễm song cũng không có vốn để đầu tư cho các giải pháp cải thiện môi trường, đồng thời cho rằng có rất nhiều đoàn về nghiên cứu, khảo sát song đến nay vẫn chưa có giải pháp nào là khả thi và xu hướng vẫn thụ động vào sự giải quyết từ cấp trên. - Về tác hại của ô nhiễm: Hầu hết mọi người đều nhận thấy môi trường ô nhiễm, song về tác hại của nó thì dường như cộng đồng chưa đánh giá ở mức độ rất nguy hiểm nên nảy sinh tâm lý “sản xuất và sống chung với ô nhiễm”. - Được hỏi về giải pháp cải thiện môi trường làng nghề, cũng có nhiều ý kiến khác nhau: Đa phần các ý kiến đều theo chiều hướng trông chờ vào sự giải quyết của nhà nước, của cấp trên. Hầu hết các giải pháp mà họ cho rằng khả thi nhất là hỗ trợ vốn để các hộ sản xuất đầu tư công nghệ, nhưng nếu như có thêm vốn thì liệu họ có đàu tư vào xử lý chất thải hay không thì chưa chắc chắn. Tuy nhiên vấn đề lo ngại nhất của người sản xuất là nguồn vốn và không được nằm trong đối tượng quy hoạch. Nhìn chung, qua các ý kiến cho thấy cộng đồng có nhận thức được thực trạng ô nhiễm, song chưa thấy hết được mức độ nguy hại của tình trạng này. Đa phần vẫn đặt lợi ích kinh tế lên trên hết, và biện hộ cho sự xả thải bừa bãi bằng khó khăn về kinh tế, về nguồn vốn, về thực trạng chung của toàn xã và sự giải quyết của các cấp trên. Tư tưởng của họ như là chấp nhận “sản xuất và sống chung với ô nhiễm” cho tới khi nào nhà nước có cách giải quyết tốt hơn. Nhưng xét về nhiều góc độ cũng cần lưu ý rằng, người sản xuất đa số còn hạn chế về trình độ, họ chủ yếu là các lao động phổ thông và sản xuất theo kinh nghiệm thực tế là chính, vì thế họ thiếu một cái nhìn tổng thể đối với các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường. Trong khi nhu cầu cuộc sống lại tăng lên không ngừng, vì vậy rất khó có thể thuyết phục họ sản xuất gắn với bảo vệ môi trường trong giai đoạn này mà chưa có những giải pháp cân đối giữa kinh tế, xã hội và môi trường. 4.2. Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường tại xã Tứ Dân Như đã nêu trên, các hộ sản xuất bột tại xã có lượng thải vào môi trường lớn và đang không ngừng tăng lên, mà chủ yếu là lượng nước thải và bã thải. Hơn nữa tại đây không có các biện pháp xử lý chất thải nên môi trường ở đây đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Do đặc thù của làng nghề chế biến nông sản nên tình trạng ô nhiễm điển hình và đáng lo ngại nhất là ô nhiễm nguồn nước và rác thải rắn. Bảng 4.3. Tác động của hoạt động chế biến bột dong tới môi trường. Các tác động đến môi trường Không khí Nước Đất Đa dạng SH Mùi Ồn Tác nhân hoá học Mạnh Mạnh Ít Mạnh Ít Ít 4.2.1. Hiện trạng môi trường nước Hiện trạng cấp nước Nhu cầu sử dụng nước hiện nay tại địa bàn là rất lớn. Trung bình mỗi năm toàn bộ nhu cầu sử dụng nước của toàn xã lên tới gần 300 nghìn m3, trong đó cung cấp cho các hoạt động sản xuất CBNSTP khoảng 50 nghìn m3. Nhu cầu sử dụng nước hàng ngày cho toàn bộ các hoạt động chủ yếu từ các nguồn: Nước mưa, nước giếng khoan, nước từ các hồ chứa của xã. Theo các nghiên cứu và khảo sát gần đây cho thấy nguồn nước tại huyện Khoái Châu đã và đang bị ô nhiễm khá nghiêm trọng kể cả nước mặt lẫn nước ngầm. Việc xử lý nguồn nước tại Tứ Dân chủ yếu là qua các bể lọc thô, chỉ có khoảng 30 đến 40 % nhu cầu nước sinh hoạt là qua các máy lọc nước, 100% nước cho sản xuất được lấy từ các giếng khoan. Hiện trạng thoát nước Nhu cầu sử dụng nước lớn và kèm theo đó là một lượng nước thải cũng không nhỏ của làng nghề đã gây nhiều khó khăn cho việc tiêu thoát nguồn nước thải hàng năm của Tứ Dân. Trung bình mỗi năm, tổng lượng nước thải lên đến hơn 300 nghìn m3. Bảng 4.4. Lượng nước thải của xã Tứ Dân năm 2011. Hoạt động Sản lượng, số lượng (tấn, hộ) Nướcthải (Nghìn m3) Tỷ trọng (%) Tinh bột dong 1100 50 16,67 Sinhhoạt 2475hộ 250 83,33 Tổng 300 100 Nguồn: UBND xã Tứ Dân và kết quả phỏng vấn. Xã Tứ Dân hiện đã có hệ thống cống rãnh tiêu thoát nhưng dùng chung cho cả nước thải sản xuất và sinh hoạt, chăn nuôi. Toàn bộ lượng nước thải không qua xử lý, thải trực tiếp ra cống rãnh, kênh mương rồi đổ vào sông Hồng, sông Mười, sông Từ Hồ – Sài Thị và sông Tân Hưng.  Hồ Bác Loan Bác Thường A. Hợi Bác Liệu Chú Đột Chú Trung Chú Lặp B. Thông Chú Đấu Anh Thủy Chú Hải Anh Thu Chú Thu Anh Anh Cô Kễu Bác Tưởng Anh. Chung Anh Hoàn Bác Hiếu Bác Hiến Sơ đồ 4.3. Sơ đồ phân bố cơ sở sản xuất lớn tại Thôn Phương Đường Đường đê Khênh thoát nước KT12( 3km) Khênh thoát nước KT10 (1,2km) Sônng Mười Thôn Mạn Đường Thôn Toàn Thắng Thôn Đoàn kết Thôn Phương Đường Thô năm Mẫu Thôn Phương Trù Xã Hàm Tử Sơ đồ 4.4. Sơ đồ thoát nước của xã Tứ Dân Mặc dù được bố trí khá hợp lý về mật độ và vị trí nhưng không được tu bổ, nạo vét thường xuyên nên nhiều đoạn kênh tiêu nước bị lấp đầy rác, gây ứ tắc trầm trọng. Các cống thoát nước quanh khu vực dân cư, khu vực sản xuất thì nhỏ, nông, không có nắp đậy, không đủ sức chứa nước thải vào mùa vụ, những ngày nắng nước, mưa nước đều bốc mùi hôi thối, khó chịu. Vào vụ sản xuất chính (tháng 9 âm lịch đến tháng 3 năm sau), nước sản xuất quá nhiều nên một số xóm có quy mô sản xuất lớn như thôn Phương Đường và Phương Trù … lượng nước thải lên đến hàng trăm m3/ngày đêm. Song, với diện tích nhỏ, các cống thoát nước cũng không đủ dung tích nên hiện tượng nước thải chảy tràn ra cả đường đi, ngập ngụa khắp xóm là điều phổ biến. Thực trạng chất lượng môi trường nước từ hoạt động chế biến bột CBNSTP là ngành sản xuất có nhu cầu nước rất lớn, nhưng nước thải ra cũng không ít, lượng nước thải ra MT thường chiếm tới 90 % nước sử dụng, do nước chủ yếu dùng ở công đoạn rửa, ngâm, ủ nguyên liệu. Mặt khác, nước thải từ sản xuất chế biến NSTP lại giàu chất hữu cơ, gây ô nhiễm môi trường. Nước thải cống chung tại các làng nghề CBNSTP đều vượt quá TCVN 5945 – 1995 từ 5 – 32 lần [Đặng Kim Chi, 2005]. Hầu hết nước thải có nông độ pH thấp, thể hiện chất thải hữu cơ đã bị phân giải yếm khí. Tại hai thôn chuyên sản xuất bột dong của xã Tứ Dân nước thải chủ yếu từ các công đoạn như rửa, bóc tách vỏ rễ, lọc tách bã, ngâm ủ, rửa bột…nên có hàm lượng BOD, COD rất lớn, hơn nữa nước thải từ sản xuất tinh bột dong có hàm lượng chất hữu cơ cao (bã dong được thải cùng với dòng nước thải, không được thu gom). Trước tình trạng nước thải ô nhiễm như trên lại không có hệ thống xử lý nước thải mà đổ trực tiếp ra các cống rãnh, mương máng rồi hòa vào sông Từ Hồ – Sài Thị và sông tây Tân Hưng đã làm cho hệ thống nước mặt của xã và các vùng lân cận bị suy thoái nghiêm trọng về chất lượng. Hàm lượng hữu cơ quá cao dẫn đến sự phân hủy yếm khí trong các thủy vực, tạo ra các chất như H2S, NH3 tác động đến sự sống của các loài thủy sinh trong vùng. Đồng thời nước thải ô nhiễm sẽ ngấm xuống đất, ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm của vùng. Nhiều giếng khơi trong vùng đến nay nhiễm bẩn không thể sử dụng được, các hộ đã phải chuyển sang dùng nước giếng khoan. Những ngày nắng, nhiệt độ cao đã làm bốc mùi các mương nước, gây mùi hôi thối khắp làng nghề. Lượng vi khuẩn trong nước rất dễ phát tán khắp không gian môi trường của xã, đó là nguyên nhân gây các loại dịch bệnh, nhất là vào mùa mưa. Tình trạng xử lý nước thải Với nhu cầu nước và lượng nước thải lớn như hai thôn sản xuất bột của Tứ Dân, thêm vào đó là đặc trưng của các làng nghề hiện nay: sản xuất chủ yếu mang tính tự phát, nhỏ lẻ, vốn ít… nên việc đầu tư các công nghệ cho môi trường hầu như chưa có. Do đó, 100% nước thải được xả trực tiếp ra môi trường tự nhiên mà không qua xử lý. Hai thôn Phương Đường và Phương Trù có lượng nước thải lớn nhất là từ sản xuất bột dong, trung bình 1 ngày trong dịp vào vụ sản xuất chính( từ tháng 10 tới tháng 1 âm lịch) hàng năm 1 ngày đêm 2 thôn trên thải ra khoảng hơn 600 m3 nước. Nước thải theo hệ thống kênh thoát nước KT12 qua thôn Toàn Thắng, Mạn Xuyên và chảy vào kênh KT10 đổ ra sông Mười, sông Từ Hồ – Sài Thị và sông tây Tân Hưng. Xã chưa có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất riêng biệt, lượng nước xả thải lớn diện tích cống thì bé và không thường xuyên tu bổ nâng cấp, các đường cống không có nắp đậy rất nhiều. Vì thế nước thải thường xuyên bị tắc nghẽn, bốc mùi nồng nặc, vào mùa sản xuất chính còn bị tràn lan khắp ngõ ngách. Đội ngũ khơi thông cống rãnh của xã hoạt động không thường xuyên và không có định kì. Chỉ khi có sự cố tắc nghẽn gây ngập úng đường mới bắt tay vào xử lý, sau đó lại đâu vào đấy. Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào nhằm giải quyết vấn đề nước thải từ hoạt động sản xuất bột trên địa bàn. 4.2.2. Hiện trạng ô nhiễm rác thải rắn Tại xã Tứ Dân rác thải từ cũng chủ yếu liên quan đến các sản phẩm nông nghiệp, chiếm tới hơn 90% là chất thải rắn từ sản xuất bột dong và rác thải sinh hoạt. Riêng bã thải từ sản xuất tinh bột dong với khối lượng không nhỏ (100- 150 nghìn tấn/năm) bao gồm đất cát, vỏ, rễ, tạp chất, bã (1 tấn dong củ cho vào chế biến thải ra 0,1 tấn vỏ, đất cát, và 0.5 tấn bã dong) được thải trực tiếp cùng với dòng thải do đó gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hơn, dễ bị tắc nghẽn các kênh mương nhất là vào mùa vụ chính. Hiện nay chưa có kế hoạch hay quy trình xử lý rác thải, bã thải từ hoạt động chế biến bột dong nào được đưa ra, các chất thải rắn vẫn hàng ngày theo nước thải sản xuất đi ra các kênh mương, gây ô nhiễm môi trường. 4.2.3. Hiện trạng môi trường khí Đối với không khí tại các làng nghề CBNSTP nói chung và tại Tứ Dân nói riêng, nguồn gây ô nhiễm điển hình nhất là từ các chất hữu cơ dạng rắn và chất hữu cơ tồn đọng trong nước thải bị phân hủy yếm khí tạo ra các mùi hôi nồng nặc, khó chịu. Các chất khí ô nhiễm chủ yếu gồm: H2S, NH3... ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân trong khu vực và các vùng lân cận. Khí thải được hình thành do khí thoát ra từ quá trình sản xuất và mùi hôi do sự phân hủy của chất thải. Vỏ, dễ, bã dong, bột giả và các chất hữu cơ lửng lơ trong nước khi ngoài môi trường dễ bị phân hủy. Nước thải lưu trữ, tồn đọng trong cống rãnh bị phân hủy gây mùi hôi và gây khó chịu. Hàm lượng hữu cơ quá cao dẫn đến sự phân hủy yếm khí trong các thủy vực, tạo ra các chất như H2S, NH3 Đối với khu vực miền đồng (dọc tuyến xã lộ có kênh tiêu nước dẫn nước thải ra kênh KT12) và ven đường thôn xóm ven các cống nước thải, không khí bị nhiễm mùi ở mức độ cao, nhất là vào các ngày nắng. Nồng độ NH3 luôn cao hơn các khu vực khác (0.6 – 1 mg/m3). Tại Tứ Dân đáng nói nhất là vào thời vụ sản xuất chính (cuối năm âm lịch), tiếng máy rửa củ, nghiền, khoắng, máy bơm nước hoạt động hết công suất, phát ra tiếng ồn gây ô nhiễm tiếng ồn. 4.2.4. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại xã Ô nhiễm môi trường nước Các cơ sở sản xuất xả nước thải trực tiếp ra ngoài môi trường theo rãnh nước thải nhỏ ven theo các ngõ nhỏ của thôn. Các rãnh nước này đơn thuần chỉ là rãnh nước thải sinh hoạt. Thì nay nó phải chịu dựng một lượng nước thải khổng lồ mỗi ngày. Lượng nước thải thì quá lớn, song rãnh thoát nước quá bé (rộng 0,3m; sâu 0,3m; dòng chảy dọc theo các đường nhỏ của cá xóm và đổ ra kênh thoát nước) nên dễ dẫn đến tình trạng ứ đọng. Đặc biệt khu mương gần cánh đồng, nơi tập trung nước thải của cả làng, thường xuyên xảy ra tình trạng ứ đọng nước thải, rác … Nhất là vào các tháng sản xuất nhiều như tháng 10, 11, 12 âm lịch thì địa điểm này luôn trong tình trạng ngập ứ. Nước thải không thoát đi được, ứ đọng lại sau đó phân hủy cùng với những chất lơ lửng gây nên mùi khó chịu. Nước thải thì đen, hôi lại tràn ngập cống rãnh đã gây nên những khó khăn bất tiện cho cộng đồng về cả đi lại và môi trường sống. Hình ảnh minh họa 1 chưa có Một điều đáng nói nữa là ô nhiễm môi trường nước đang lên tiếng đe dọa cuộc sống người dân. Thực trạng xấu đi tới cả những hộ không sản xuất. Nguồn nước mặt và nước ngầm ở khu vực dân cư lân cận đã và đang bị ảnh hưởng. Sản xuất nhiều, nước thải nhiều dẫn đến nguồn nước bị ảnh hưởng. Khu vực nguồn nước chảy đến đã có tình trạng người dân không sử dụng được. Nguyên nhân là do nước của họ nhiễm mùi khó chịu, nước đục. Họ không thể trực tiếp sử dụng nguồn nước này. Hộp 4.1: Nhận thức người dân về ô nhiễm môi trường nước Khi được hỏi về tình hình nước sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất, chị Lê Thị Hoa thôn Phương Trù xã Tứ Dân cho biết: “Nguồn nước ở đây đang bị ảnh hưởng bởi nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất bột dong. Nước thải tràn nan không được xử lý đã gây mùi hôi thối, ảnh hưởng môi trường, ảnh hưởng chăn nuôi, trồng trọt. Thậm chí những hộ gần rãnh thải lớn, nước bị nhiễm mùi không sử dụng được. Nói chung nước nguồn nước đang bị ô nhiễm và cần có biện pháp giải quyết càng nhanh càng tốt.” Từ phân tích đặc tính chất thải của quá trình sản xuất cho thấy nguồn nước bị ô nhiễm là điều không thể tránh khỏi. Và thực tế, một lần nữa nhận định hoạt động sản xuất làng nghề đang làm cho môi trường nước bị ô nhiễm. Đây là một điều đáng được quan tâm, bởi nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn Thực trạng ONMT không khí tại địa phương được đánh giá trên hai điểm: Thứ nhất là mùi hôi. Khắp quanh làng là cống rãnh nước thải. Nước thải còn quá nhiều hóa chất nên có mùi rất khó chịu. Các chất khí ô nhiễm chủ yếu gồm: H2S, NH3.Vào những ngày nóng bức mùi hôi càng bốc lên khó chịu. Đi trên đường làng người ta cảm nhận ngay được sự khó chịu đó. Thứ hai là tiếng ồn. Vào những ngày sản xuất, âm thanh được phát ra từ đủ các loại động cơ lớn bé. Từ mấy rửa củ, máy nghiền, đầu máy khoáng, máy bơm nước … đều gây ra những âm thanh ồn ào, với cường độ tiếng ồn cao. Hộp 4.2. nhận thức người dân về ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn. Cô Bùi Thị Hào thô Phương Đường xã Tứ Dân cho biết : « hàng năm cứ từ tháng 10 tới tháng 1 âm lịch là khắp làng lại ầm ĩ tiếng ồn phát ra từ đủ các loại máy rửa củ, máy nghiền củ, máy khoắng, máy bơm nươc ... Về không khí thì mùi hôi thối của bã thải dong từ rãnh nước, mương bốc khó chịu. Nhưng đã bao lâu nay vẫn sống như thế, hơn nữa cũng không có cahs giải quyết nào nên phải chấp nhận ». Ô nhiễm môi trường đất Không chỉ môi trường nước bị ảnh hưởng mà môi trường đất cũng bị ô nhiễm làm giảm sức sản xuất của đất. Các chất thải lỏng và rắn theo nước thải khi ra môi trường theo dòng chảy một phần ngấm xuống đất, phần còn lại đổ ra các kênh mương, ra các cánh đồng, ra sông ... Toàn bộ lượng chất thải này không chỉ gây ô nhiễm môi trường đất mà đồng thời gây ô nhiễm môi trường nước và không khí. Sản xuất bột dong gây ô nhiễm môi trường với diện rộng, đặc biệt là môi trường nước. Làng nghề sản xuất bột xả nước thải độc hại gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cũng như đời sống xã hội của bà con lân cận, với bán kính 10-15 km thì môi trường nước vẫn bị đe dọa do nguồn nước thải theo dòng chảy cùng với khối lượng lớn chảy đi rất xa. 4.2.5. Ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường tới sức khỏe của dân cư trong vùng Chế biến bột dong thuộc ngành nghề chế biến lương thực thực phẩm, gây ô nhiễm nguồn nước. Người dân chịu ảnh hưởng của ô nhiễm thường dễ bị bệnh ngoài da, tiêu hoá, đau mắt. Các bệnh thường gặp do ô nhiễm không khí là các bệnh về mắt, mũi, họng, bệnh về da, phổi. ô nhiễm môi trường đã, đang và vẫn sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới sức khoẻ người dân. Đây là điều thực sự lo ngại cho chất lượng nguồn nhân lực làng nghề Việt Nam nói chung và nhân lực làng nghề bột dong Hưng Yên nói riêng. Theo tổng hợp từ số liệu điều tra thì chỉ riêng hoạt động sản xuất bột dong của Tứ Dân, mỗi năm ước tính tổng khối lượng chất thải đưa ra ngoài MT khoảng 5000 m3 nước thải, 2500 tấn bã thải( gồm cả vỏ, dễ, đất cát, bã, bột già) cùng một lượng rất lớn khí thải, nhiệt thải và tiếng ồn. Với khối lượng nước thải quá lớn, hòa tan lượng lớn các chất hữu cơ, nước thải gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Hệ thống cống rãnh lạc hậu, không đảm bảo chính là những ổ dịch bệnh tiềm tàng, là môi trường tốt cho vi trùng truyền bệnh cho con người. Việc lấy thông tin về tình hình sức khỏe của người dân vùng làng nghề gặp nhiều khó khăn do người dân nếu có bệnh thì tự mua thuốc chữa nếu bệnh nhẹ, và đến thẳng bệnh viện tuyến trên để chữa trị nếu mắc bệnh nặng và ít khi khám chữa tại Trạm Y tế xã. Qua theo dõi số khám bệnh tại Trạm Y tế xã Tứ Dân chúng tôi thu thập được số liệu sau: Bảng 4.5. Một số bệnh thường mắc ở Tứ Dân. Loại bệnh Tác nhân gây bệnh Số người Tỷ lệ (%) Bệnh tai, mũi, hô hấp Ô nhiễm nước, không khí 8 23,5 Bệnh ngoài da Ô nhiễm nước 9 26,47 Bệnh đường ruột Ô nhiễm môi trường 5 14,7 Bệnh khác 12 35,33 Nguồn: Trạm Y Tế xã Tứ Dân. Với lượng chất thải lớn từ chế biến như hiện nay, lại chưa có một công trình nghiên cứu hay kiểm định về mức độ độc hại của chúng điều này đe dọa sức khỏe cộng đồng trong tương lai rất nhiều. Một tương lai chưa đảm bảo và đang bị chúng ta hủy hoại dần dần mà không hề nhận thức. Vì sức khỏe không phải chỉ thể hệ trong hiện tại mà thể hệ trong tương lai, với mục tiêu phát triển bền vững, các cơ sở làng nghề nói riêng và toàn cộng đồng nói chung cần phải có tiếng nói riêng, hành động của mình trước thực trạng này, và hơn thế rất cần sự quan tâm đúng mức của các cơ quan chức năng, các tổ chức liên quan chung tay thực hiện. 4.3. Các giải pháp kinh tế giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động chế biến bột dong ở xã Tứ Dân 4.3.1. Định hướng phát triển ngành sản xuất bột tại xã Tứ Dân Nhìn nhận tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên nói chung, chúng ta thấy những năm gần đây nền kinh tế của tỉnh có bước phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt ngành công nghiệp đang có mức tăng trưởng nhanh và làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tăng giá trị công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, sự phát triển công nghiệp chưa phải đã đem lại lợi ích chung cho đa số dân cư. Hưng Yên còn rất nhiều những làng quê nông thôn gặp khó khăn trong phát triển kinh tế. Xã Tứ Dân là một xã có sự phát triển kinh tế xã hội khá phong phú. Có nguồn lực đất đai màu mỡ cùng với làng nghề truyền thống độc đáo, nên nơi đây phát triển kinh tế đa ngành nghề. Tuy nhiên, để phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và tăng mức sống của người dân nông thôn. Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ toàn xã lần thứ XIX với mục tiêu phát triển bền vững làng nghề, nâng cao tỷ trọng phát triển CN – TTCN và thương mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng trên, đảm bảo sự phát triển vững, có hiệu quả với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt từ 7 đến 8%/năm. Bình quân thu nhập đầu người đạt từ 8 đến 10 triệu đồng/năm. Một trong những phương hướng mới của xã là việc tiến hành quy hoạch sản xuất chế biến nông sản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường cũng như bảo đảm hơn vấn đề an toàn thực phẩm. 4.3.2. Đề xuất các giải pháp 4.3.2.1. Giải pháp liên quan trực tiếp tới hộ sản xuất Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng nhiều đến thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề. Giải quyết tốt vấn đề cơ sở hạ tầng trong sản xuất là nền tảng tốt cho công tác bảo vệ môi trường. Với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, diện tích mặt bằng có hạn như hiện nay, vấn đề quy hoạch làng nghề nếu thực hiện tốt thì sẽ rất hiệu quả trong công tác giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề. Thực hiện công tác quy hoạch, tạo mặt bằng thuân lợi cho việc sản xuất, đồng thời thực hiện tốt giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đầu tư xây dựng các dụng cụ xử lý nước thải liên kết như bể Bioga, các xe thu gom rác… Địa phương cần có chính sách về vốn cũng như ưu đãi hỗ trợ cơ sở nghề xây dựng đầy đủ cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cũng như hệ thống thoát nước thải và thu gom chất thải. Tránh tình trạng đầu tư phi hiệu quả. Thưc hiện nhà nước và nhân dân cùng xây dựng. Khuyến khích các hộ tham gia xây dựng các công trình chung như hệ thống thoát nước chung… Ứng dụng khoa học công nghệ Cải tiến, đổi mới, bảo dưỡng thiết bị định kỳ (máy rửa nguyên liệu, máy sản xuất tinh bột liên hoàn,) Tiết kiệm điện nước, thu hồi vỏ nguyên liệu ở dạng khô, nâng cao hiệu xuất nguyên liệu, giảm lượng thải, giảm tiếng ồn …Sử dụng công nghệ xử lý chất thải, xây dựng bể biogas. 4.3.2.2. Giải pháp bên ngoài Cải thiện môi trường nước Biện pháp đầu tiên nhằm cải thiện môi trường là: tiến hành khơi thông cống rãnh thoát nước chung của làng và cải tạo hệ thống thu gom nước thải. Thu gom và xử lý nước thải kết hợp xử lý tự nhiên và sinh học. Huy động nguồn lực địa phương làm tốt công tác này. Đảm bảo toàn bộ hệ thống nước thải trong địa phương sạch sẽ, thông thoáng và không còn ứ đọng nước thải cũ. Tuyên truyền, tổ chức tập huấn kỹ thuật cho cán bộ cơ sở và chủ hộ sản xuất về tác dụng và kỹ thuật của hầm Biogas trong xử lý nước thải. Từ đó vận động bà con nhân dân xây dựng hầm Biogas xử lý nước thải trong quá trình sản xuất và nước thải, phân gia súc trong quá trình chăn nuôi nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Xử lý chất thải rắn Tiến hành thu gom và xử lý toàn bộ chất thải rắn xâm hại môi trường: chất thải trong môi trường làng (cống rãnh, mương máng, ao, mặt đường), chất thải đã xâm hại ngoài đồng ruộng… Chất thải rắn phải được phân loại, xử lý triệt để phù hợp đúng đặc tính chất thải, không đổ bừa bãi ra ao hồ hoặc bãi ruộng, bãi ven sông hay ven đường giao thông. Đối với những chất thải rắn có thể tận dụng được như bao bì… cần thu gom tái sử dụng hoặc bán phế liệu tái chế. 4.3.2.3. Giải pháp quản lý môi trường Quản lý công cụ pháp luật – chính sách Các giải pháp quản lý về cơ chế chính sách luôn đòi hỏi một sự phối hợp đồng bộ và phân công trách nhiệm đối với các cấp, ngành liên quan. Thực hiện tốt công tác quản lý sẽ góp phần làm giảm ONMT, lưu lượng và thành phần chất thải sẽ giảm xuống, giảm bớt những tác động xấu đến sức khỏe của người dân cũng như hoạt động sản xuất làng nghề tại địa phương. Căn cứ vào Luật BVMT sửa đổi năm 2005, Bộ luật hình sự sửa đổi năm 1999 và hệ thống chính sách môi trường, địa phương thực hiện tốt công tác quản lý. Trên cơ sở Nghị định số 81 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực BVMT, quy định các chế tài cụ thể, các mức phạt nghiêm khắc đối với các hành vi gây ONMT đồng thời quy định mức khen thưởng xứng đáng cho các tổ chức, các nhân làm tốt công tác BVMT. Thực hiện những biện pháp cưỡng chế và yêu cầu ngừng sản xuất đối với các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, có ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong khu vực. Kết hợp các cơ quan chức năng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Điện lực… để thực hiện các cơ chế phục vụ cho công tác quản lý và giảm thiểu ô nhiễm đối với từng cơ sở sản xuất. Giải pháp tổ chức quản lý môi trường làng nghề tại xã Tứ Dân: + Tăng cường vai trò của UBND xã trong quản lý môi tường tại địa phương. + Thành lập Ban quản lý môi trường của xã với nhiệm vụ: Quản lý, vận hành hệ thu gom và xử lý chất thải Thu gom chất thải Kiểm tra, giám sát tình hình xả thải Triển khai và thi hành luật, chính sách môi trường cũng như những công cụ quản lý bằng kinh tế tại địa phương + Thành phần Ban quản lý môi trường: đại diện UBND xã, cán bộ địa chính, các hộ sản xuất, trưởng thôn đại diện các thôn và chủ nhiệm hợp tác xã. + Xây dựng các quy chế, điều lệ quản lý môi trường tại địa phương dựa trên cơ sở thảo luận và thống nhât giữa Ban quản lý và các hộ sản xuất. + Tăng cường công tác quản lý và áp dụng sản xuất sinh học tại các cơ sở sản xuất. Sử dụng các công cụ kinh tế chống ô nhiễm môi trường Các công cụ kinh tế vẫn được coi là biện pháp quan trọng và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với vấn đề môi trường. Nó tác động trực tiếp tới thu nhập hoặc hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm ngăn ngừa tác động tiêu cực tới môi trường. Kinh nghiệm thế giới cho thấy việc sử dụng các công cụ kinh tế đã góp phần quan trọng vào sự thành công của công tác bảo vệ môi trường. Sử dụng các công cụ kinh tế là biện pháp đơn giản để làm ô nhiễm môi tường hơn là việc lập các kế hoạch cho phép với nhiều loại giấy tờ và bện pháp kỹ thuật phức tạp, khó áp dụng và khó kiểm soát. Thuế môi trường Thực hiện các quy định về thu thuế môi trường trên các địa bàn làng nghề nhằm điều tiết các đối tượng gây ô nhiễm môi trường. Thông qua các quy định về luật chống việc chuyển giao nhập khẩu các công nghệ chế biến không sạch vào sản xuất làng nghề. Mở rộng các đối tượng chịu thuế gồm tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường. Căn cứ tính thuế là thuế được đánh bằng tỷ lệ phần trăm trên doanh thu hoặc trên chi phí, hoặc cũng có thể được tính bằng số tuyệt đối theo nguyên tắc số thuế phải nộp phải nộp tương ứng hặc cao hơn mức thiệt hại về môi trường do đối tượng gây ô nhiễm tạo ra. Thực hiện thu thuế môi trường sẽ tạo ra nguồn thu cho ngân sách cộng đồng, từ nguồn thu này điều tiết theo tỷ lệ nhất định về quỹ bảo vệ môi trường cấp trên để bổ sung nguồn tài chính cho các dự án cải tạo và bảo vệ môi trường. Bảng 4.5. Định hướng mức thu phí môi trường đối với các hộ sản cuất bột dong tại Tứ Dân. Ngành nghề Số hộ Thời kỳ sản xuất bình thường (T 1 – T8) đồng/hộ/tháng Thời kỳ cao điểm (T9 – T12) đồng/hộ/3tháng Trung bình (đồng/hộ/năm) Tổng tiền (triệuđồng/năm) Sản xuất tinh bột 45 50.000 500.000 950.000 42,750 Quỹ vệ sinh môi trường 10063 Khẩu 8.000 đồng/khẩu/năm 80,504 Tổng tiền ước tính 123,254 Phí và lệ phí môi trường Thực hiện thu phí và lệ phí môi trường: sử dụng loại phí đánh vào nguồn ô nhiễm, phí sử dụng và các lệ phí hành chính liên quan. Cơ sở sản xuất phải trả các khoản phí do họ thải chất thải gây ô nhiễm môi trường, các khoản phí do họ được sử dụng các hệ thống công cộng xử lý và cải thiện môi trường như: thu gom chất thải, hệ thống thoát nước… Và khi cưỡng chế thi hành các quy định về môi trường thì họ phải nộp lệ phí hành chính( các khoản thu như bảng 4.5). Trợ cấp môi trường Thực hiện trợ cấp môi trường: nhà nước thực hiện cấp phát kinh phí cho công tác đào tạo, thực hiện các công trình nghiên cứu về môi trường, nghiên cứu triển khai công nghệ và áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất. Những công tác vệ sinh bảo vệ môi trường. - Chi cho tổ vệ sinh môi trường: Khoảng 70 triệu đồng/năm/5 người: Nhiệm vụ thu gom rác thải, khơi thông cống rãnh thường xuyên. - Bộ phận quản lý môi trường: Khoảng 30 triệu đồng/năm/2 người: Chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường của làng nghề, quản lý hoạt động của tổ vệ sinh môi trường, lên các kế hoạch, chương trình cải thiện môi trường gắn với sự tham gia của cộng đồng. - Tu sửa kênh mương, bãi rác, bụng chứa nước thải: 200 triệu/năm. Chủ trương, kế hoạch do lãnh đạo xã và bộ phận quản lý môi trường chịu trách nhiệm, các ban ngành khác cùng nhân dân sẽ phối hợp hoạt động. - Đầu tư các thiết bị cho thu gom chất thải, cho công tác vệ sinh môi trường: 15-20 triệu đồng/năm. - Chi phí cho công tác giáo dục môi trường cho cộng đồng: 30 triệu đồng/năm - Thưởng cho các hộ có những biện pháp hiệu quả trong việc giảm lượng thải, tận thu phụ phẩm, phát huy hiệu quả sản xuất. Quỹ môi trường, ký quỹ - hoàn trả Tăng cường sử dụng các biện pháp như ký quỹ môi trường, hệ thống ký quỹ - hoàn trả nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại địa phương, nhất là đối với các cơ sở làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Quy trách nhiệm pháp lý Thực hiện quy trách nhiệm pháp lý cho người sản xuất, buộc họ phải chịu trách nhiệm về những tổn thất do họ gây ra theo điều khoản trách nhiệm dân sự. Với công cụ này, mức đền bù và tiền phạt về vi phạm trách nhiệm pháp lý được tính cao hơn so với phí ô nhiễm do vậy nó có hiệu quả giảm thiểu phát thải cao. Nhãn sinh thái Làng nghề bột dong xã Tứ Dân tuy đã có từ lâu đời nhưng sản phẩm lại chưa được xây dựng thương hiệu và nhãn sinh thái. Do vậy đây là công tác cần thiết được quan tâm và thực hiện nhằm phát triển bền vững sản xuất ngành nghề này. Làm thế nào để thực hiện được giải pháp trên? Câu hỏi này không phải không khó trả lời, nhưng cần sự quan tâm của cộng đồng và chính các cơ sở sản xuất. 4.3.2.3.3 Kỹ thuật quản lý và xử lý chất thải cho hoạt động sản xuất của các hộ gia đình Trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường có nhiều công cụ kỹ thuật được sử dụng như: quan trắc, đánh giá môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, kiểm toán môi trường, quy hoạch môi trường. Quan trắc môi trường Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ có chuyên môn cho Trung tâm Quan tắc và Phân tích môi trường thuộc Sở Tài nguyên và môi trường của tỉnh nhằm tăng cường khả năng quan trắc và phân tích môi trường. Từ những số liệu phân tích thường xuyên và chính xác giúp cho các hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững được thực hiện khách quan và hiệu quả hơn. Cụ thể, tại Tứ Dân, nếu công tác lấy mẫu, đo đạc và phân tích được thực hiện thường xuyên sẽ rất hữu ích trong công tác bảo vệ môi trường. Từ những số liệu thực tế, so sánh và đối chiếu với tiêu chuẩn môi trường, chúng ta thấy được môi trường đang bị ô nhiễm theo chiều hướng nào, và đâu là giải pháp hữu hiệu nhất giải quyết vấn đề môi trường hiện tại. Đánh giá môi trường Thực hiện đánh giá hiện trạng môi trường, công tác này cho biết hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường: không khí, nước, đất, dân cư và sức khỏe cộng đồng; hiện trạng tài nguyên; các nguyên nhân gây ra suy thoái và ô nhiễm môi trường, tình trạng quản lý, khả năng giảm thiểu chúng cung như các xu hướng biến động môi trường trong tương lai gần. Công tác này cần được cơ quan chuyên môn thực hiện. Phân tích vòng đời sản phẩm Cùng với quan trắc và đánh giá môi trường, thông qua kỹ thuật phân tích vòng đời sản phẩm xác định đầy đủ dòng vào và dòng ra của quy trình sản xuất, chúng ta có cơ sở nghiên cứu khả năng giảm bớt các tác động môi trường của quá trình sản xuất. Từ những công cụ kỹ thuật, nghiên cứu công nghệ phù hợp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Kỹ thuật công nghệ Từ những kỹ thuật trên, chúng ta tìm ra lời giải mang tính kỹ thuật công nghệ cho bài toán môi trường: + Xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho khu tập trung các hộ sản xuất cũng như những đơn vị hành chính thôn trong xã. + Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác thu gom và xử lý chất thải. 4.3.2.4 Hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật bảo vệ môi trường Tứ Dân Đầu tư bảo vệ môi trường thông thường đòi hỏi chi phí lớn và phải thực hiện trong lâu dài. Nhiều khi nằm năng của các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Thực tế ở Tứ Dân cho thấy, từng hộ sản xuất nhỏ lẻ thì việc đầu tư các hệ thống xử lý môi trường là không khả thi, mà nhất thiết phải có sự phối kết hợp của cộng đồng với sự hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức chính trị khác, các tổ chức phi chính phủ mới có khả năng giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay. Hỗ trợ về tài chính: Huy động nguồn tài chính cho bảo vệ môi trường làng nghề qua các kênh: - Chi ngân sách địa phương: Thực hiện chi ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ môi trường chiếm 0.2% tổng chi ngân sách địa phương… - Khuyến khích các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm tham gia cung cấp tài chính cho làng nghề. - Huy động vốn vay của Quỹ bảo vệ môi trường quốc gia để có kinh phí cho bảo vệ môi trường làng nghề. Có thể nói Quỹ bảo vệ môi trường là cầu nối đua nguồn của Nhà nước vào thực hiện bảo vệ môi trường rất hiệu quả. Làng nghề có thể tiếp cận nguồn vốn từ quỹ này thông qua các chương trình hỗ trợ cho vay ốn ưu đãi để xây dựng các công trình xử lý chất thải. - Huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tranh thủ các nguồn tài trợ của Quỹ Môi trường quốc tế, khuyến khích các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nguồn vốn ODA dành cho đầu tư bảo vệ môi trường làng nghề. - Huy động sự tham gia của các doanh nghiệp vào việc đầu tư nguồn vốn cho hoạt động bảo vệ môi trường, áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu thiết bị bảo vệ môi trường, ưu đãi giá đất cho khu xử lý chất thải, tín dụng lãi suất thấp cho vay đối với các công trình xử lý chất thải. Thành lập quỹ bảo vệ môi trường của tỉnh nhằm tài trợ chho các dự án đầu tư xây dựng các mô hình xử lý ô nhiễm trong làng nghề. Quỹ bảo vệ môi trường lấy nguồn kinh phí hoạt động từ thuế, phí bảo vệ môi trường, từ ngân sách nhà nước, từ nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, vốn vay từ Quỹ bảo vệ môi trường quốc gia… Nhằm đảm bảo tính hiệu quả đồng vốn đầu tư của quỹ, thực hiện mục tiêu chi hỗ trợ cho những dự án về bảo vệ môi trường, các dự án xây dựng công trình xử lý chất thải, các dự án đa dạng hóa sinh học, đặc biệt đối với các dự án bảo vệ môi trường làng nghề. Hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật Thứ nhất: Giải pháp “sản xuất sạch hơn” Đối với làng nghề chế biến nông sản như Tứ Dân, sản xuất sạch hơn đối với làng nghề này gồm một số nội dung chủ yếu như: - Cải tiến, đổi mới, bảo dưỡng thiết bị định kỳ (máy rửa nguyên liệu, máy sản xuất tinh bột liên hoàn, đồng hồ đo điện…): Tiết kiệm điện nước, thu hồi vỏ nguyên liệu ở dạng khô, nâng cao hiệu xuất nguyên liệu, giảm lượng thải, giảm tiếng ồn… - Tận thu lại bã thải dong: Có thể tác sử dụng làm nguyên liệu bể biogas, làm phân bón, trồng nấm… Như vậy có thể góp phần đa dạng hóa cơ cấu nông nghiệp. - Tuần hoàn, tái sử dụng lại nước lọc tinh bột cho khâu rửa củ: Giúp tiết kiệm nước, giảm lượng nước thải phải xử lý, tiết kiệm điện. Thứ hai: Giải pháp sử dụng công nghệ xử lý chất thải: Đối với Tứ Dân, nước thải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Bao gồm nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi. Tại khu quy hoạch sản xuất tập trung sẽ xây một hố gas chung có công suất tương ứng với lượng nước thải dự báo.Trong toàn bộ làng nghề, sẽ đầu tư cải tạo, nâng cấp lại hệ thống cống rãnh thoát nước. Nước thải từ các hộ sản xuất phân tán sẽ theo mương dẫn nước thải chung của làng nghề vào hố gas chung.Còn tại các hộ sản xuất sẽ bắt buộc phải xây một hố gas gia đình nhằm tách các tạp chất thô. Hộ sản xuất số 1 Nước thải sản Xuất Hố gas GĐ tách các tập chất thô Hộ sản xuất số 2 Nước thải sản Xuất Hố gas GĐ tách các tập chất thô Hộ sản xuất số 3 Nước thải sản Xuất Hố gas GĐ tách các tập chất thô Cống rãnh chung Phân hữu cơ sinh học Nước thải sau xử lý Ủ Bùn thải Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học Hố gas chung Sơ đồ 4.5. Mô hình xử lý nước thải cho làng nghề CBNSTP [Nguồn: Đặng Kim Chi, 2005] 4.3.2.1 Giải pháp cộng đồng Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của cả quốc gia nhằm đưa đất nước phát triển giàu mạnh bền vững. Sự nghiệp này có thành công được hay không là ý thức của mỗi người dân đối với vấn đề bảo vệ môi trường. Như vậy, có thể nói, để thực hiện thành công các giải pháp khác thì trước tiên phải thành công trong công tác giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường. Phải làm sao để luật bảo vệ môi trường cũng như những văn bản dưới luật tới được tất cả các sở, ban ngành, UBND các cấp, các cán bộ công chức nhất là các cán bộ môi trường; tới đội ngũ chủ doanh nghiệp, chủ các cơ sở sản xuất và tới mọi người dân. Để đạt được mục tiêu trên chúng ta cần thực hiện tốt xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Thực hiện tuyên truyền hiệu quả, từng đối tượng cụ thể thực hiện tuyên truyền những nội dung cụ thể: Với những người làm công tác quản lý, những người hoạch định chính sách ở các cấp, đây là những người có tác động trực tiếp và tác động sâu sắc tới bảo vệ môi trường của địa phương, bởi nông thôn Việt Nam vẫn có phong tục noi theo gương tốt của những cán bộ địa phương. Biện pháp để nâng cao nhận thức của nhóm người này là tổ chức các lớp tập huấn cho những đối tượng là cán bộ chủ chốt của các ban, ngành, đoàn thể của huyện, xã đến các thôn, khu dân cư. Nội dung tập huấn đi sâu vào vai trò của môi trường và bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững, chỉ có giải quyết tốt vấn đề môi trường mới có cơ hội phát triển bền vững và đầu tư cho môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững; các nội dung kinh tế xã hội không thể tách rời những nội dung về bảo vệ môi trường; không thể hi sinh lợi ích moi trường cho những lợi ích kinh tế trước mắt; nếu không có những biện pháp bảo vệ môi trường ngay từ hiện tại thì chúng ta sẽ phải trả giá đắt trong tương lai. Với chủ các cơ sơ sản xuất kinh doanh: nội dung tuyên truyền phải dễ hiểu, dễ nắm bắt và dễ thực hiện. Phải làm thế nào để chủ hộ hiểu được rằng ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng tới chính sức khỏe của mọi người trong gia đình, mà nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, tới sự phát triển của kinh tế xã hội và một tương lai không xa con cháu họ sẽ bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường hiện tại họ gây ra. Từ đó họ có nhận thức đúng đắn về ô nhiễm môi trường và có ý thức bảo vệ môi trường. Nhưng như vậy chưa đủ, sản xuất là con đường sống của họ, cần phải có biện pháp và hướng dẫn họ thực hiện những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường như sản xuất sạch hơn, biện pháp thu gom và xử lý chất thải và những kinh nghiệm ở các làng nghề khác. Với cộng đồng dân cư: nội dung tuyên truyền phải đơn giản, dễ hiểu nhất. Trên thực tế công việc sản xuất tạo ra chất thải không phải do họ, nhưng họ lại là những người phải gánh chịu hậu quả. Cụ thể như ở Tứ Dân, các thôn Toàn Thắng, Mạn Xuyên… người dân phải chịu ảnh hưởng của nguồn nước thải được thải ra từ Xóm Đường. Thông qua các phương tiện đại chúng giúp họ hiểu được tác hại của ô nhiễm môi trường, những hậu quả mà chính họ và thế hệ sau của họ đang phải gánh chịu. Từ những hiểu biết về luật môi trường và từ ý thức cộng đồng họ tìm cho mình phương án tốt nhất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như Đài phát thanh truyền hình, báo, tạp chí khoa học, giáo dục nhà trường, mà đặc biệt là hệ thống đài truyền thanh thôn xã, để từ đó người dân biết đến luật, đồng thời có ý thức tự bảo vệ môi trường; tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất, kiến thức phục vụ đời sống nhân dân ở cơ sở lồng ghép với nội dung phổ biến quan điểm của Đảng, Nhà nước và của địa phương về phát triển làng nghề bền vững. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến theo hướng cụ thể, đi sâu và sát với hoạt động bảo vệ môi trường, tránh tình trạng chỉ mang tính hình thức, phong trào vừa không hiệu quả lại vừa lãng phí ngân sách Nhà nước và lãng phí thời gian. Đài truyền thanh các cấp tổ chức chương trình riêng về bảo vệ môi trường, phát thanh hàng ngày vào những giờ thích hợp. Nội dung của chương trình tập chung vào việc tuyên truyền luật và các văn bản dưới luật về bảo vệ môi trường của tỉnh, của địa phương. Tuyên truyền những thông tin liên quan đến môi trường, tác động của môi trường đến đời sống xã hội. Tuyên truyền các quy đinh về khen thưởng cũng như hình phạt khi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường; tuyên dương những điển hình tiên tiến, những cá nhân tổ chức, những làng nghề thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường để người dân học tập và noi theo, đồng thời chỉ ra và cảnh cáo các cơ sở làng nghề đang gây ra ô nhiễm môi trường không chỉ trong địa bàn địa phương mà trong cả nước để người dân nhìn nhận vấn đề khách quan hơn. Thực hiện kết hợp giữa các tổ chức chính trị đoàn thể trong công tác bảo vệ môi trường. Sở tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên môi trường phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, mặt trận tổ quốc, tổ chức các lớp tập huấn cho các hội viên của mình về bảo vệ môi trường trong thời kỳ mới, tổ chức các đợi tuyên truyền sâu rộng tới các cơ sở làng nghề, lồng ghép đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường và tái tạo môi trường xanh – sạch – đẹp, đẩy mạnh nhân rộng các mô hình hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên tham gia quản lý các đoạn đường tự quản, vệ sinh môi trường cơ sở. Thực hiện các chương trình đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục, để mỗi công dân, ngay từ khi cắp sách tới trường đã biết đễn nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với bảo vệ môi trường. Từ đó tạo cho mỗi người có ý thức thực hiện những quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường. V. KẾT LUẬN Sau quá trình nghiên cứu về hoạt động sản xuất bột ở Tứ Dân, học viên có thể đưa ra một số kết luận sau: 1. Tứ Dân là một làng nghề chế biến nông sản thực phẩm điển hình của vùng Đồng bằng sông Hồng, với tổng sản phẩm hàng năm đạt từ 1000 đến 1100 tấn bột dong, đóng góp gần 18 tỷ đồng (gần 12%) trong cơ cấu GDP của xã, giải quyết việc làm cho gần 400 lao động của địa phương và cả các vùng khác.. Hàng năm làng nghề tiêu thụ hết gần 3000 tấn dong củ; 2. Do quy mô sản xuất của các hộ có xu hướng tăng lên khá nhanh, nên lượng thải từ hoạt động chế biến bột dong cũng ngày càng nhiều. Năm 2011, Tứ Dân tạo ra 45100 m3 nước thải; khoảng 2271,5tấn bã thải, rác thải. Hơn nữa, với hình thức sản xuất chính là theo quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, phân tán, thiếu mặt bằng sản xuất, phơi sản phẩm; không có đầu tư cho công nghệ xử lý nước thải và bã thải nên toàn bộ lượng nước thải sản xuất và sinh hoạt được đổ chung về kênh tiêu của vùng rồi thải ra sông Từ Hồ – Sài Thị và sông Tân Hưng. Lượng bã dong không được tận thu mà thải trực tiếp cùng nước thải, là đối tượng chính gây ô nhiễm môi trường nước. Việc thu gom và xử lý chất thải của làng nghề hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Cả bãi rác nổi tập kết rác thải và bụng chứa nước thải của Tứ Dân hiện đều đã quá tải và chưa có biện pháp xử lý. 3. Về hiện trạng môi trường: Hiện nay Tứ Dân hầu như đã bị ô nhiễm trên phạm vi toàn xã, chủ yếu là do nước thải và bã thải. Mùa vụ sản xuất chính khoảng từ tháng 9 âm lịch đến tháng 3 năm sau, đồng thời cũng là thời điểm lượng thải tập trung nhiều nhất, (khoảng 60% lượng thải của cả năm) với hệ thống cống nhỏ, xuống cấp đã không thông thoát kịp, dẫn đến hiện tượng ùn tắc nước thải. Không khí của địa phương chủ yếu bị ảnh hưởng bởi mùi nước thải và bã thải ở ven các trục đường đi, cống rãnh của xã. Ô nhiễm môi trường không chỉ ở địa bàn xã mà còn ảnh hưởng trong phạm vi 15km, nên ảnh hưởng tới các xã bên cạnh, và thị trấn Khoái Châu. Môi trường bị ô nhiễm đã ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cộng đồng làng nghề, và các vùng lân cận. Rất nhiều loại bệnh tật ở làng nghề có liên quan đến các loại hình sản xuất chế biến bột dong đã được thống kê như: da, tai, hô hấp… Vấn đề đặt ra là cần có những biện pháp phù hợp với thực trạng sản xuất và hiện trạng môi trường xã nhằm sản xuất hiệu quả gắn với cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống, hay chính là biện pháp sản xuất bền vững. 4. Đề xuất một số giải pháp: - Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của làng nghề, cần thiết phải thực hiện quy hoạch không gian sản xuất gắn với bảo vệ môi trường. Đây là giải pháp tổng hợp, bao gồm việc dự báo xu hướng phát triển kinh tế xã hội, xu hướng biến đổi môi trường, quy hoạch không gian sản xuất, các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường. - Giải pháp nâng cao năng lực quản lý môi trường của địa phương và gắn với sự tham gia của cộng đồng. Đây là giải pháp quan trọng bởi chỉ có người sản xuất và nơi sản xuất mới là lực lượng quan trọng nhất, hiệu quả nhất đối với việc quản lý sản xuất và môi trường. - Cần tiến hành đồng thời với những giải pháp trên là việc áp dụng các giải pháp khác như: Giải pháp kinh tế, giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý của Nhà nước… Tóm lại, việc đẩy mạnh phát sản xuát chế biến bột dong là hướng đi đúng đắn, phát huy được các tiềm năng của xã Tứ Dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, hiện trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay là vấn đề khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển bền vững của đại phương. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp kịp thời, hiệu quả sao cho sản xuất phải gắn liền với bảo vệ, cải thiện môi trường. Các giải pháp này cần được tiến hành đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Trong đó, năng lực của đội ngũ quản lý và cộng đồng được coi là hạt nhân chính, quyết định tới sự phát triển bền vững của làng nghề.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdde_cuong_chi_tie_t_cu_a_dung_ne_44444444ehehe_7348.doc