Giải pháp lựa chọn đầm dạo phố để khắc phục một số khuyết điểm trên cơ thể người

Thông qua cái nhìn lịch đại kết hợp với đồng đại, ta thấy trang phục người Việt, từ dạng kiểu đơn sơ, giản dị, đẹp như tâm hồn người Việt cổ tiếp tục phát triển, hài hòa với môi trường khắc nghiệt của thiên nhiên nhiệt đới, khỏe khoắn với bao cuộc chiến tranh chống ngoại xâm liên miên. Trang phục người Việt là một trong những gì thân thiết nhất đối với con người Việt Nam. Sự gắn bó có tâm hồn này chính là điều xuất phát từ những trái tim yêu thương quê hương đất nước. Trang phục là một nhu cầu vật chất quan trọng trong đời sống của nhân dân ta. Với tính chất thực dụng, nó là một sản phẩm; dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại là một tác phẩm. Chức năng cơ bản trước nhất của nó là bảo vệ con người. Về mặt này, trang phục dân tộc Việt đã đạt được hiệu quả cao Mỗi dân tộc đều có một nét đẹp riêng, trang phục đã thể hiện điều đó và thay đổi theo lịch sử. Trang phục của người Việt Nam rất đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp đã thể hiện nhiều chức năng như bảo vệ cơ thể tránh sự thay đổi của thời tiết, giúp con người thể hiện địa vị. Ngoài những chức năng đó trang phục còn góp phần tạo dáng cho cơ thể nhằm tôn vinh những nét đẹp và che giấu những khuyết điểm trên cơ thể người. Chỉ có một số ít người có dáng chuẩn thì việc chọn trang phục thật dể còn lại hầu hết con người ai cũng có một vài khuyết điểm trên cơ thể, chính vì thế việc lựa chọn trang phục cho phù hợp thì rất khó. Ngày nay trang phục được phân thành nhiều kiểu mẩu khác nhau để thích hợp với những mục đích sử dụng khác nhau. Trong đó trang phục dạo phố là một trong nhũng trang phục thể hiện tính năng thẩm mỹ cao mà thể hiện rõ nhất là đầm dạo phố.

doc85 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3558 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp lựa chọn đầm dạo phố để khắc phục một số khuyết điểm trên cơ thể người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài. Theo đà phát triển của xã hội thời trang đã trở thành một thứ thiết yếu trong đời sống con người. Trước đây, do đời sống còn nhiều khó khăn con người chỉ quan tâm đến vấn đề “ăn no mặc ấm”, trang phục không được xem trọng . Ngày nay xã hội phát triển, nhu cầu con người càng cao hơn, đó là “ăn ngon mặc đẹp”. Một trong những trang phục được quan tâm hiện nay là đầm dạo phố, trước đây dạo phố chỉ là quần tây, áo sơ mi đơn giản, nhưng hiện nay vai trò con người bình đẳng họ trở nên quan tâm rất nhiều về vẻ bề ngoài và muốn mình đẹp hơn. Tuy nhiên, khi lựa chọn trang phục thì họ chỉ lựa chọn theo sở thích, màu sắc, hoa văn mà ít người quan tâm trang phục đó có phù hợp với mình hay không. Đối với những người có hình dáng chuẩn thì việc lựa chọn trang phục rất dễ dàng nhưng đa số con người đều có những khuyết điểm trên cơ thể nên việc lựa chọn trang phục cho phù hợp thật khó khăn. Chính vì hiểu được điều đó nên tác giải quyết định thực hiện đề tài “ Giải pháp lựa chọn đầm dạo phố để khắc phục một số khuyết điểm trên cơ thể người” nhằm đưa ra giải pháp tốt nhất khi lựa chọn đầm dạo phố. Mục đích nghiên cứu. Đề tài này nghiên cứu về giải pháp lựa chọn đầm dạo phố để khắc phục một số khuyết điểm trên cơ thể người. nhằm: - Giúp cho mọi người nắm bắt được cơ bản về chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, hoa văn, đường nét, các ưu khuyết điểm của dáng người. - Đưa ra một số khuyết điểm thường gặp về hình dáng của phụ nữ. - Giúp cho việc khắc phục một số khuyết điểm mắc phải của phụ nữ từ 25 đến 35 tuổi từ đó giúp họ tự tin khi dạo phố. - Giúp mọi người hiểu biết cơ bản về các yếu tố tác động đến trang phục sẽ giúp cho việc lựa chọn các loại trang phục khác dễ dàng hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Mọi phụ nữ 25 đến 30 tuổi. Do thời gian và khả năng có hạn nên nhóm nghiên cứu chỉ đưa ra một số giải pháp lựa chọn đầm dạo phố để khắc phục một số khuyết điểm thường gặp trên cơ thể phụ nữ. 4. Phương pháp nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua các phương pháp sau: - Phương pháp tra cứu tài liệu - Phương pháp quan sát - phương pháp phỏng vấn - Phương pháp điều tra - Phương pháp thống kê 5. Bố cục của đề tài. Đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Một số khuyết điểm thường gặp trên cơ thể người Chương 3: Giải pháp lựa chọn đầm dạo phố để khắc phục một số khuyết điểm trên cơ thể người 6. Hướng phát triển của đề tài. Đây là cơ sở để nghiên cứu giải pháp lựa chọn nhiều loại trang phục khác để khắc phục những khuyết điểm cho tất cả mọi người, mọi lứa tuổi và trong phạm vi rộng hơn. 7. Đóng góp mới của đề tài. Đề tài này đã được nhóm nghiên cứu thu thập tài liệu về chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, hoa văn, đường nét, các ưu khuyết điểm của dáng người, một số khuyết điểm thường gặp về hình dáng của phụ nữ, các yếu tố tác động đến trang phục. Cuốn đồ án này có giá trị như một tài liệu tổng hợp về giải pháp lựa chọn đầm dạo phố để khắc phục một số khuyết điểm trên cơ thể người. PHẦN 2: NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận Trang phục dạo phố là gì? 1.1.1. Trang phục là gì? Trang phục là một trong những nhu cầu bức thiết nhất của con người. Nó là tập hợp các vật phẩm nhằm bảo vệ con người khỏi ảnh hưởng của môi trường, khí hậu và tô điểm, làm đẹp cho con người được kết hợp hài hòa với nhau trong một chỉnh thể thống nhất trên từng người mặc. 1.1.2. Trang phục dạo phố là gì? Là những mẫu trang phục được cách điệu về phần dáng, thể hiện những nét hiện đại, phóng khoáng của người mặc nhưng vẫn giữ được vẻ sang trọng cá tính. Trang phục dạo phố là loại trang phục rất đa dạng và phong phú giúp người mặc thoải mái, tự tin khi dạo phố, bao gồm áo, quần, váy, đầm… và có thể kết hợp với các phụ kiện như túi sách, trang sức… 1.1.3. Phân loại trang phục dạo phố. 1.1.3.1. Áo Áo dạo phố có rất nhiều kiểu dáng cũng như chất liệu khác nhau như áo thun, áo sơ mi, các loại áo biến kiểu… Hình 1.1: Áo dạo phố 1.1.3.2. Quần Quần dạo phố cũng rất đa dạng như quần tây, quần jean, quần sọt… Hình 1.2: Quần dạo phố 1.1.3.3. Váy Hình 1.3: Váy dạo phố 1.1.3.4. Đầm Hình 1.4: Đầm dạo phố 1.1.3.5. Áo vest – Áo khoác Hình 1.5: Áo khoác – áo vest dạo phố 1.1.4. Đầm dạo phố Đầm là một trang phục mang lại vẻ cá tính, sang trọng cho người mặc. Đầm có rất nhiều kiểu dáng và mang nhiều phong cách. 1.2. Phân tích hình dáng cơ thể người. 1.2.1. Phân tích các phần trên cơ thể. 1.2.1.1. Các loại khuôn mặt. Hình 1.6: Các dạng khuôn mặt 1.2.1.2. Các loại vai. Lý tưởng: vai xuôi thoai thoải nhẹ từ cổ. Xuôi: vai xuôi nhiều xuống từ cổ. Ngang: vai nằm ngang với chân cổ. Cơ bắp: phần cơ bắp vai nổi quanh cổ. Xương: phần xương vai và xương đòn gánh lồi. Vai xương Vai cơi bắp Hình 1.7: Các loại vai 1.2.1.3. Các loại hông. Lý tưởng: hơi lượng ra ngoài từ eo và vòng quanh mông. Dạng tim: lượng hẳn ra ngoài từ eo và thon đến mông. Dạng vuông: lượng hẳn ra ngoài từ eo và thẳng đến mông. Dạng hình thoi: lượng chéo xuống từ eo đến hông. Hình1.8: Các loại hông 1.2.1.4. Liên hệ giữa vai và hông. Lý tưởng: vai và hông thẳng, ngay ngắn, chênh lệch giữa eo/ hông 25 cm đến 28 cm. Đồng hồ cát: vai và hông thẳng, ngay ngắn, chênh lệch giữa eo/ hông từ 33 cm trở lên. Đường thẳng: vai và hông thẳng, ngay ngắn, chênh lệch giữa eo/ hông nhỏ hơn 20 cm. Vai rộng: rộng vai lớn hơn rộng hông. Vai hẹp: rộng vai nhỏ hơn rộng hông. Hình 1.9: Liên hệ giữa vai và hông 1.2.1.5. Các loại lưng. Lý tưởng: lưng cong nhẹ ra ngoài. Phẳng: lưng thẳng, không cong. Tròn: lưng cong hẳn ra ngoài. Gù: lưng gù nhô ra. Hình 1.10: Các loại lưng 1.2.1.6. Liên hệ giữa ngực và lưng. Lý tưởng: dạng ngực nhìn hơi lớn hơn lưng. Ngực lớn, lưng nhỏ. Ngực lép, lưng gù. Ngực lõm: phần lõm bên trên ngực. Ngực nhô ra: phần xương trên ngực bị nhô ra. Loại khác: ngực lớn và lưng lớn, hoặc ngực nhỏ lưng nhỏ. Hình 1.11: Liên hệ giữa ngực và lưng 1.2.1.7. Các loại tay. Lý tưởng: phần thịt phẳng từ bụng tay đến khuỷu, và thon dần đến cổ tay. Gầy: phần thịt quanh hệ xương hơi ít so với tay trung bình. Mập: tay mập ra ở phần bụng, hoặc từ đầu vai đến cổ tay. Hình 1.12: Các loại tay 1.2.1.8. Các loại chân. Vòng kiềng (V): chân cong ra ngoài. Khép gối ( chữ bát hay A): chân cong vào và phần gối khi đi chạm nhau. Gầy: ít thịt, hông đầy và hở ở bắp vế. Đùi to: nhìn thấy phần đùi to hơn mông. Lý tưởng: chân thẳng, bình thường. Hình 1.13: Các loại chân 1.2.1.9. Liên hệ giữa bụng và đùi. Hình 1.14: Liên hệ giữa bụng và đùi 1.2.1.10. Các dạng đứng Để xác định dáng đứng, dùng dây dọi tạo một đường thẳng đứng đi ngang qua mắt cá chân: Lý tưởng: trái tai nằm trên đường dây dọi, phần xương eo nằm trên hoặc hơi ngiêng ra trước. Ngã về trước: trái tai và eo nằm ngã về trước so với đường dây dọi. Thẳng đứng: trái tai nằm trên hoặc hơi nghiên ra sau . Khuỷu tay và eo hơi ngã về phía trước hoặc phía sau. Hình 1.15: Các dáng đứng 1.2. Các yếu tố tác động đến việc lựa chọn trang phục. 1.2.1. Chất liệu trang phục. 1.2.1.1. Cotton (xơ bông) Định nghĩa: Vải cotton là sợi vải tổng hợp được làm từ nguyên liệu chính là sợi bông do cây bông vải cung cấp cùng nhiều nguyên liệu thiên nhiên và các chất hóa học mà tạo thành. Đặc tính: Vải có độ mịn màng, nhẹ và thấm nước. Hình 1.16: Vải cotton 1.2.1.2.Lanh (linen) Định nghĩa: Lanh là một chất liệu tự nhiên lấy từ cây lanh, khá phổ biến trong may mặc, thường gặp trong những trang phục sinh hoạt thường ngày. Đặc tính: Vải nhẹ, bền, hút mồ hôi tốt nên dùng để may các trang phục mặc vào mùa hè vì nó tạo cảm giác mát mẻ, thoải mái cho người mặc. Ngoài ra, lanh còn đem lại vẻ thanh lịch, nữ tính cho các kiểu váy, đầm. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là dễ nhăn vì độ đàn hồi không cao. Hình 1.17: Vải lanh 1.2.1.3. Lụa Định nghĩa: Là chất liệu tự nhiên lấy từ kén của loài tằm, tạo cảm giác thoải mái khi mặc. Đặc tính: Chất liệu này có tính năng thấm hút mồ hôi tốt trong mùa nóng và giữ nhiệt tốt vào mùa lạnh.Với độ bóng, mềm, lụa còn giúp tôn thêm vẻ sang trọng và quý phái cho người mặc. Lụa dùng để may các trang phục như áo cưới, đồ lót, váy, sơmi, pi-gia-ma, đầm, áo choàng... Hình 1.18: Vải lụa 1.2.1.4. Polyester Định nghĩa :Vải có nguồn gốc sợi PE. Đặc tính : Độ bền tốt, mặt vải phẳng mịn và đẹp, giặt nhanh sạch và mau khô, thân thiện với cơ thể người. Hình 1.19: Vải Polyester 1.2.1.5. Len Định nghĩa: Chất liệu làm từ lông động vật như cừu, lạc đà không bướu, dê... Đặc tính: Len có khả năng giữ ẩm, không nhăn và hút ẩm tốt. Hình 1.20: Vải len 1.2.2. Màu sắc 1.2.2.1. Khái niệm Màu sắc là đặc trưng của mẫu vải, màu sắc rất quan trọng trong thiết kế trang phục. Một cách kết hợp màu sắc, hình, nước da sẽ dẫn đến một cái nhìn thời trang mới. Màu sắc có thể tạo ra ảo tưởng quang học làm cho một người trông nhỏ hơn hoặc rộng hơn kích thước thực sự của họ. Chúng ta có thể dùng màu sắc để tạo nên sự chú ý hay ngụy trang những đặc điểm của cơ thể. Có 3 màu chính : đỏ xanh và vàng, từ những màu này ta có thể tạo nên những màu khác. Những màu căn bản được gọi là những màu sơ cấp, nó được gọi như vậy là bởi vì không một sự kết hợp màu sắc nào có thể tạo ra chúng. Hình 1.21: Ba màu căn bản Khi trộn hai màu sơ cấp ta sẽ đươc màu thứ 2 Đỏ + vàng = cam đỏ + xanh = đỏ tía vàng + xanh = xanh lá cây Hình 1.22: Vòng tròn màu Khi trộn một màu sơ cấp với màu thứ 2 ta được màu thứ 3 đỏ + cam = đỏ cam hoăc hơi đỏ cam Tạo thành màu phụ thuộc vào sự pha trộn của chúng ta. Nêu nó nhìn đỏ hơn cam sau đó nó được phân loại giống như cam-đỏ Theo thói quen tâm lý, màu sắc được chia làm 3 nhóm: màu nóng, màu lạnh và màu trung gian. Các màu đỏ, cam, vàng thuộc màu nóng. Các màu lam, chàm, tím thuộc màu lạnh Màu lục là màu trung gian giữa nóng và lạnh. Màu tím được gọi là màu trung gian giữa lạnh và nóng. Quan niệm màu nóng hay màu lạnh là hiện tượng có tính chất tâm lý, cảm giác. Các màu sáng cho ta cảm giác nhẹ nhõm bay bổng. Màu xanh nước biển, xanh hồ thủy cho cảm giác mát, lạnh. Có thể nói trên vòng tròn các màu biến đổi từ nóng sang lạnh. Màu nóng có trong mặt trời, lửa, nó tỏa ra hơi ấm Hình 1.23: Màu nóng Màu lạnh có trong bầu trời, biển, nó mang lại cho chúng ta cảm giác lạnh lẽo Hình 1.24: Màu lạnh 1.2.2.2. Màu sắc phù hợp với dáng người. Màu nóng và lạnh tạo ảo tưởng khác nhau về kích cở của hình dáng. Màu nóng, đặc biệt là màu sáng và những tuýp màu mạnh, tạo cho hình dáng trông to lớn. Màu lạnh, đặc biệt là màu tối, xám, và những túyp màu đục hòa lẫn với màu nền, tạo cho hình dáng trông nhỏ nhắn hơn. Dưới đây là 1 vài cách phối màu sắc hợp với hình dáng và đặc điểm cơ thể: Dáng cao và cân đối Có thể mặc với bất cứ màu nào cũng có thể thử với nhiều dạng màu mạnh và tương phản Dáng cao và mập Dùng màu đục hoặc màu xẫm vừa để che dấu kích cở. Trang phục 2 màu phù hợp với dáng. Thỉnh thoảng, dùng thêm hoa văn màu nhạt giúp hình dáng trông nhỏ nhắn hơn. Tránh dùng quá nhiều màu và những thiết kế phức tạp. Dáng thấp và gầy Trang phục 1 màu là tốt nhất, tránh dùng 2 màu như là áo biến kiểu màu sáng cùng váy màu tối. Những màu đậm cũng không phù hợp. Dáng thấp và mập Mặc trang phục 1 màu. Dùng màu tối tạo dáng trông cao và gầy hơn. Tránh dùng màu sáng. Nước da tối Những màu đục hay xám vừa thì tốt hơn những màu sáng hay tối. Nếu thiết kế đòi hỏi trang phục màu tối, dùng cổ áo màu sáng để làm dịu nước da tối Màu tóc Dùng 1 màu tương tự như màu tóc, màu sáng hơn màu tóc sẽ làm cho tóc trông đen hơn Tóm lại: Màu nóng làm tăng kích cở của hình dáng, màu lạnh ngược lại. Dáng cao, trang phục 2 màu là tốt nhất Dáng thấp, trang phục 1 màu là phù hợp nhất. 1.3.3. Hoa văn và đường nét. 1.3.3.1. Hoa văn Một số kiểu hoa văn trên trang phục: Hình 1.25: Các loại hoa văn 1.3.3.2. Đường nét Trong các yếu tố tạo hình, đường nét là yếu tố cơ bản, quan trọng và biểu cảm nhất. vì vậy khi nói đến hình thể, người ta nghĩ ngay đến đường nét. Đường dọc: đường thẳng đứng, thường có cảm giác cứng rắn, vững chắc, biểu thị cho sức mạnh, sự sống, nguồn hy vọng, sự vươn lên mạnh mẽ. những đường nét có chiều hướng đi lên thường tạo cảm giác hưng phấn, đường nét đi xuống mang nét trầm lắng. Sọc dài: tạo cảm giác cao gầy. Sọc ngắn: (đứt đoạn) là tăng cảm giác trẻ trung, linh hoạt. Hình 1.26: Đường sọc dọc Đường ngang: đường thẳng ngang tạo cảm giác yên tĩnh, nghĩ ngơi, trầm lặng, thăng bằng, chịu đựng. Nó chính là sự bình yên của mặt biển, cảm giác an toàn hòa quyện với thiên nhiên trong buổi bình minh trên cánh đồng xanh ngát. Đường ngang trên trang phục làm cho người mặc như mập hơn, thấp đi. Hình 1.27: đường sọc ngang Đường cong: đây là đường rất thường được sử dụng trên trang phục phụ nữ. Đường cong tạo cảm giác tròn, nhịp nhàng, gợi cảm. Đặt biệt đường cong lõm tạo cảm giác kiêu sa, thanh thoát, uyển chuyển. Đường cong biểu thị sự trẻ trung, mềm mại tạo cảm giác hay thay đổi. Hình 1.28: Đường cong Đường xiên: thường lôi cuốn sự chú ý, tinh nghịch, dí dỏm, tươi trẻ. Mang lại cảm giác nghiên ngã, bất ổn, đổ vỡ, mất thăng bằng, mang tính chống chọi. Hình 1.29: Đường xiên Đường gấp khúc: mang nét phức tạp, khô khang nhưng linh động. Được sử dụng khác nhiều trên trang phục. Hình 1.30: Đường gấp khúc Chương 2: Một số khuyết điểm thường gặp trên cơ thể người. 2.1. Một số khuyết điểm thường gặp trên cơ thể. 2.1.1. Cổ ngắn Là người có cổ ngắn hơn bình thường, vì thế khi lựa chọn trang phục nhằm tạo cảm giác cho cổ dài hơn và hướng đến cổ bình thường. Hình 2.1: Cổ ngắn và khắc phục 2.1.2.Cổ dài Là người có cổ dài hơn bình thường, vì thế khi lựa chọn trang phục nhằm tạo cảm giác cho cổ ngắn hơn và hướng đến cổ bình thường. Hình 2.2: Cổ dài và khắc phục 2.1.3. Vai hẹp, xuôi Xuôi: vai xuôi nhiều xuống từ cổ. lựa chọn trang phục nhằm làm cho vai cao hơn và hướng đến vai lý tưởng. Hình 2.3: Vai xuôi và khắc phục 2.1.4. Ngực nhỏ Là người có ngực nhỏ hơn bình thường, vì thế khi lựa chọn trang phục nhằm tạo cảm giác cho ngực trông đầy đặn hơn. Hình 2.4: ngực nhỏ và khắc phục 2.1.5. Ngực lớn Là người có ngực lớn hơn bình thường, vì thế khi lựa chọn trang phục nhằm tạo cảm giác cho ngực nhỏ hơn. Hình 2.5: ngực lớn và khắc phục 2.1.6. Eo ngắn Là người có eo ngắn hơn bình thường, vì thế khi lựa chọn trang phục nhằm tạo cảm giác cho eo trông dài hơn. Hình 2.6: Eo ngắn và khắc phục 2.1.7. Eo to (mập) Là người có eo to hơn bình thường, vì thế khi lựa chọn trang phục nhằm tạo cảm giác cho eo nhỏ hơn. Hình 2.7: Eo to và khắc phục 2.1.8. Bụng lớn Là người có bụng lớn hơn bình thường, vì thế khi lựa chọn trang phục nhằm tạo cảm giác cho bụng thon thả hơn. Hình 2.8: Bụng lớn và khắc phục 2.1.9. Mông nhỏ Là người có mông nhỏ hơn bình thường, vì thế khi lựa chọn trang phục nhằm tạo cảm giác cho mông to hơn. Hình 2.9: Mông nhỏ và khắc phục 2.1.10. Mông to Là người có mông to hơn bình thường, vì thế khi lựa chọn trang phục nhằm tạo cảm giác cho mông thon gọn hơn. Hình 2.10: Mông to và khắc phục Bắp tay to Là người có bắp tay to hơn bình thường, vì thế khi lựa chọn trang phục nhằm tạo cảm giác cho bắp tay nhỏ hơn. Hình 2.11: Bắp tay to và khắc phục 2.1.12. Bắp chân to Là người có bắp chân to hơn bình thường, vì thế khi lựa chọn trang phục nhằm tạo cảm giác cho bắp chân gọn hơn. Hình 2.12: Bắp chân to và khắc phục 2.1.13. Chân ngắn Là người có chân ngắn hơn bình thường, vì thế khi lựa chọn trang phục nhằm tạo cảm giác cho chân dài hơn. Hình 2.13: Chân ngắn và khắc phục 2.2. Giới thiệu một số vóc dáng thường gặp. 2.2.1. Dáng người quả lê. (Dáng chữ A) Mông rộng hơn rất nhiều so với eo và ngang vai. Nhìn chung mông trông rất nặng nề và quá to so với eo và ngang vai và so với dáng người. Vì thế khi lựa chọn trang phục nhằm tạo cảm giác cho dáng người này cân đối hơn. Hình 2.14: Dáng quả lê và khắc phục 2.2.2. Dáng người quả táo. (Dáng chữ P) Dáng người quả táo thường có phần trên lớn hơn phần dưới nhưng cánh tay, chân lại thon nhỏ. Vì thế khi lựa chọn trang phục nhằm tạo cảm giác cho dáng người này cân đối hơn Hình 2.15: Dáng quả táo và khắc phục 2.2.3. Dáng người hình chữ nhật. (Dáng chữ E hay chữ H) Vai và mông rộng bằng nhau hoặc gần bằng nhau, eo nhỏ hơn không rõ ràng. Nhìn chung thì eo nhỏ hơn không đáng kể so với vai và mông. Vì thế khi lựa chọn trang phục nhằm tạo cảm giác cho dáng người này cân đối hơn. Hình 2.16: Dáng hình chữ nhật và khắc phục 2.2.4. Dáng người tam giác ngược. (Dáng chữ Y) Ngang vai rộng hơn so với eo và mông. Nhìn chung vai quá rộng so với dáng người. Vì thế khi lựa chọn trang phục nhằm tạo cảm giác cho dáng người này cân đối hơn. Hình 2.17: Dáng tam giác ngược và khắc phục 2.2.5. Dáng người đồng hồ cát. (Dáng chữ S) Vai và mông rộng bằng nhau hoặc gần bằng nhau, eo thắt rất nhỏ. Nhìn chung thì eo rất nhỏ so với vai và mông. Vì thế khi lựa chọn trang phục nhằm tạo cảm giác cho dáng người này cân đối hơn. Hình 2.18: Dáng đồng hồ cát và khắc phục 2.2.6. Dáng người lưng dài chân ngắn. Là những người có dáng không cân đối phần lưng và chân chênh lệch không rõ ràng. Vì thế khi lựa chọn trang phục nhằm tạo cảm giác cho dáng người này cân đối hơn. Hình 2.19: Dáng lưng dài chân ngắn và khắc phục 2.2.7. Dáng người cao và mảnh mai Hình 2.20: Dáng cao, mảnh mai và khắc phục 2.2.8. Dáng người thấp và mập Hình 2.21: Dáng thấp, mập và khắc phục Chương 3: Giải pháp lựa chọn đầm dạo phố để khắc phục một số khuyết điểm trên cơ thể người. 3.1. Lựa chọn trang phục dạo phố theo dáng người. 3.1.1. Dáng người quả lê. (Dáng chữ A) Kiểu dáng Nên Đầm kẻ sọc ngang đầu gối là y phục lý tưởng, vì chúng kéo sự tập trung của người đối diện ra khỏi phần hông. Chọn đầm có eo thấp (điểm nhấn eo nằm dưới phần eo của cơ thể) để tạo sự hài hòa giữa vòng phần trên và phần dưới của cơ thể. Đối với người có phần vai nhỏ nhắn nên chọn kiểu đầm hở tay hoặc không có cầu vai. Những kiểu đầm ôm vừa vào eo và xòe phía dưới sẽ giúp che được phần hông và đùi to. Hình 3.1.1 Đầm nên cho người quả lê Không nên Tránh những chiếc đầm ngắn quá gối vì chúng sẽ để lộ bắp đùi to. Tránh mặc các loại đầm có phần dưới xòe rộng vì sẽ làm cho dáng người này mất cân đối. Hình 3.1.2. Đầm không nên cho người quả lê Màu sắc Nên Chọn màu tối, họa tiết đơn giản. Hình 3.1.3. Màu sắc nên cho người quả lê Không nên Chọn màu sáng quá và nhiều họa tiết phức tạp. Hình 3.1.4. Màu sắc không nên cho người quả lê Chất liệu Nên: Chọn vải thô Hình 3.1.5. Chất liệu nên cho người quả lê Không nên Chọn vải mềm, rủ Hình 3.1.6. Chất liệu không nên cho người quả lê 3.1.2. Dáng người quả táo. (Dáng chữ P) Kiểu dáng Nên Đầm rủ mềm thắt eo ở chân ngực, chân đầm hơi xòe để dung hòa các đường cong của cơ thể. Chọn đầm dài ngang đầu gối để làm nổi bật đôi chân. Hình 3.1.7. Đầm nên cho người quả táo Không nên Không nên mặc những chiếc áo đầm có điểm nhấn tập trung ở phân trên như tay phồng, bèo, nhún,… Hình 3.1.8. Đầm không nên cho người quả táo Màu sắc Nên Chọn màu tối, họa tiết đơn giản Hình 3.1.9. Màu sắc nên cho người quả táo Không nên Chọn màu sáng, họa tiết phức tạp. Hình 3.1.10. Màu sắc không nên cho người quả táo Chất liệu Nên Chọn chất liệu mềm, rũ. Hình 3.1.11. Chất liệu nên cho người quả táo Không nên Chọn chất liệu thô, cứng Hình 3.1.12. Chất liệu không nên cho người quả táo 3.1.3. Dáng người hình chữ nhật. (Dáng chữ E hay chữ H) Kiểu dáng: Nên: Chọn đầm có điểm nhấn ở eo. Chọn những kiểu đầm có tông màu sáng với thắt lưng bản lớn màu đen hay màu tương phản sẽ tạo cho vòng eo nhỏ nhắn hơn, quyến rũ hơn. Hình 3.1.13. Đầm nên cho người hình chữ nhật Không nên Không nên mặc những loại đầm suông hay nhấn ở chân ngực. Hình 3.1.14. Đầm không nên cho người hình chữ nhật Màu sắc: Nên: Chọn các tông màu sáng. Hình 3.1.15. Màu sắc nên cho người hình chữ nhật Không nên: Chọn màu tối. Hình 3.1.16. Màu sắc không nên cho người hình chữ nhật Chất liệu: nên chọn satin, phi,… Hình 3.1.17. Màu sắc cho người hình chữ nhật 3.1.4. Dáng người tam giác ngược. (Dáng chữ Y) Kiểu dáng: Nên: Chọn các kiểu đầm ngắn hơi có độ phồng ở dưới kết hợp mặc áo khoác ngắn nhẹ, che bớt phần vai rộng. Hình 3.1.18. Đầm nên cho người tam giác ngược Không nên Không nên mặc các kiểu đầm có tay phồng hoặc điểm nhấn tập trung ở phần vai. Màu sắc: Hình 3.1.19. Đầm không nên cho người tam giác ngược Nên: Màu sắc Nên: Chọn đầm có phần dưới màu sáng. Hình 3.1.20. Màu sắc nên cho người tam giác ngược Không nên: Chọn màu tối Hình 3.1.21. Màu sắc không nên cho người tam giác ngược Chất liệu: Nên: Chọn loại mỏng, mềm như cotton hoặc jersey. Hình 3.1.22. Chất liệu nên cho người tam giác ngược Không nên: Chọn vải cứng, dày Hình 3.1.23. Chất liệu không nên cho người tam giác ngược 3.1.5. Dáng người đồng hồ cát. (Dáng chữ S) Kiểu dáng Nên Hãy nhấn vào các đường cong tự nhiên của bạn bằng kiểu đầm bó, cho phép khoe vòng eo thon thả. Nếu vai ngang, hãy chọn đầm chữ A để chúng tạo sự cân đối cho bờ vai. Hình 3.1.24. Đầm nên cho người đồng hồ cát Không nên: Không nên mặc áo dây hoặc áo hở vai và lưng, hạn chế các chi tiết trên áo, như túi lớn, cúc. Cần tránh mặc các kiểu áo dáng tròn, phồng và sử dụng quá nhiều phụ kiện. Hình 3.1.25. Đầm không nên cho người đồng hồ cát Màu sắc: Nên: phù hợp với màu sáng, tối hoặc sậm. Hình 3.1.26. Màu sắc nên cho người đồng hồ cát Chất liệu: Nên: Chọn vải mềm Hình 3.1.27. Chất liệu nên cho người đồng hồ cát Không nên: Chọn vải thô, cứng. Hình 3.1.28. Chất liệu không nên cho người đồng hồ cát 3.1.6. Dáng người lưng dài chân ngắn. Kiểu dáng: Nên: Chọn những kiểu đầm nối chân ngực thực hiện bằng chất liệu mềm, mỏng. Có thể thời trang hơn với điểm nhấn khu vực chân ngực, ngực hoặc vai áo. Những phom váy buông hoặc tạo khối, không ôm sát cơ thể. Hình 3.1.29. Đầm nên cho người lưng dài, chân ngắn Không nên: Mặc loại đầm có điểm nhấn dưới eo. Hình 3.1.30. Đầm không nên cho người lưng dài, chân ngắn Màu sắc: Nên: Chọn tông máu sáng Hình 3.1.31. Màu sắc nên cho người lưng dài, chân ngắn Không nên: Chọn tông màu tối Hình 3.1.32. Màu sắc không nên cho người lưng dài, chân ngắn Chất liệu: Nên: Chọn các loại vải mềm, mỏng. Hình 3.1.33. Chất liệu nên cho người lưng dài, chân ngắn Không nên: Chọn vải thô cứng. Hình 3.1.34. Chất liệu không nên cho người lưng dài, chân ngắn 3.1.7. Dáng cao, thon thả và mảnh mai: Kiểu dáng: Nên: Chọn lựa chọn đầm mà nó tạo ra hình dáng hơi có hình quả lê như dùng một chiếc áo đầm có váy dài, xòe liền từ trên xuống. Sử dụng thắt lưng, hoặc phần váy xếp nếp nhằm tạo điểm nhấn ở hông để làm giảm chiều cao. Hình 3.1.35. Đầm nên cho dáng cao, thon thả và mảnh mai Không nên: Mặc các loại đầm bó sát người Hình 3.1.36. Đầm nên cho dáng cao, thon thả và mảnh mai Màu sắc: Nên: Sử dụng màu nóng ấm, đặc biệt các dạng nhẹ nhàng hoặc màu sáng. Sử dụng nhiều màu sắc để chia hình thể; sự tương phản màu sắc trên thân và trên váy, sự tương phản màu sắc tại eo hoặc hông Hình 3.1.37. Màu sắc nên cho dáng cao, thon thả và mảnh mai Chất liệu: Nên: Vải có trọng lượng trung bình, vải dệt trơn, phẳng, vải dễ xếp nếp và cho hiệu quả tròn trịa. Vải mềm với những đường nét dọc hoặc mẫu họa tiết tunic, vải cứng làm cho hình thể trông đầy đặn hơn. Chọn những mẫu in đậm, sọc vuông hoặc sọc dọc. Nên chọn vải cứng hoặc thô rất phù hợp với hình thể này. Hình 3.1.38. Chất liệu nên cho dáng cao, thon thả và mảnh mai Không nên: Chọn những loại vải mềm, rủ ôm sát thân, mà để lộ ra sự cao, ốm của hình thể. Hình 3.1.39. Chất liệu không nên cho dáng cao, thon thả và mảnh mai Hình 3. 3.1.8. Dáng người cao và nặng nề. Kiểu dáng: Nên: Đạt được phong cách duyên dáng bằng cách sử dụng các nếp xếp, dún… Cổ chữ V, đường nét thẳng đứng, hay các đường may nối ở phía trên, áo dài phủ mông. Các decoup có hình dáng chữ V hoặc các nếp thun ở mông cho hiệu quả hình dáng thon thả. Áo cổ chữ V, có các đường cắt cúp, tạo nét nổi bật cho phần trên rất hợp cho người dáng cao. Hình 3.1.40. Đầm nên cho người cao và nặng nề. ` Không nên: Không nên mặc các loại đầm ôm sát cơ thể. Hình 3.1.41. Đầm không nên cho người cao và nặng nề Màu sắc: Nên: Sử dụng màu tối hoặc màu dịu cũng tạo hiệu quả thon thả. Ví dụ: xám, xanh da trời, xanh lá, tím. Sử dụng điểm nhấn bằng màu sáng để làm giảm đi sự đơn điệu bởi những màu mờ đục. Trang phục màu tối, nhưng nổi bật bằng dây thắt màu sáng. Hình 3.1.42. Màu sắc nên cho người cao và nặng nề Không nên: Chọn những trang phục có màu sáng vì sẽ làm cho cơ thể to hơn. Hình 3.1.43. Màu sắc không nên cho người cao và nặng nề Chất liệu: Nên: Vải có trọng lượng trung bình cho xếp nếp tốt. Chọn vải mềm vừa cho phong cách uyển chuyển, vải dệt trơn cho phong cách giản dị. Ở mức độ trung bình thì hình in khá lớn là phù hợp. Hình 3.1.44. Chất liệu nên cho người cao và nặng nề Không nên Tránh những loại vải mềm rũ, nặng nề, sáng bóng. Hình 3.1.45. Chất liệu không nên cho người cao và nặng nề 3.2. Lựa chọn trang phục dạo phố cho một số khuyết điểm. 3.2.1. Cổ ngắn Kiểu dáng: Nên Chọn đầm trơn đơn giản cổ thuyền, hay cổ khoét sâu để tạo cái nhìn thoáng và cao hơn cho phần cổ. Lựa chọn đầm với những họa tiết đơn giản như: chấm bi nhỏ, họa tiết đường kẻ sọc, thắt nơ làm trội màu nền của đầm, hay xếp li thưa và mảnh. Chọn cổ chữ V hoặc chữ U Chuỗi hạt dài với tóc ngắn giúp kéo dài thêm cổ. Hình 3. Hình 3.2.1. Đầm cho người cổ ngắn Không nên Không nên chọn những họa tiết bèo, đường xếp li quá nhiều và đặc biệt ở ngực và cổ nó sẽ làm che bớt và kín cho chiếc cổ. Không nên thêm nút ở cổ Tránh áo có mũ trùm đầu, cổ áo cao hay bất kì điểm nhấn nào tập trung ở cổ. Tránh nơ hay cà vạt ở cổ Hình 3.2.2. Đầm không nên cho người cổ ngắn 3.2.2. Cổ dài Kiểu dáng: Nên Nên chọn cổ lọ, cổ tàu, hay cổ cao lớn. Thêm nút ở cổ, áo có mũ trùm đầu, cổ áo cao hay bất kì điểm nhấn nào tập trung ở cổ. Có nơ hay cà vạt ở cổ Hình 3.2.3. Đầm cho người cổ dài Không nên Không nên chọn cổ quá sâu, cổ chữ V hoặc chữ U. Không chọn đầm trơn đơn giản cổ thuyền, hay cổ khoét sâu. Không lựa chọn đầm với những họa tiết đơn giản như: chấm bi nhỏ, họa tiết đường kẻ sọc, hay xếp li thưa và mảnh. Không đeo chuỗi hạt dài với tóc ngắn sẽ làm kéo dài thêm cổ. Hình 3.2.4. Đầm không nên cho người cổ dài 3.2.3. Vai hẹp, xuôi Kiểu dáng: Nên Chọn đầm có cổ rộng như cổ thuyền, cổ tim, có xếp ly hay có nhiều họa tiết ở phần cổ và vai. Các loại đầm có tay phồng, có đệm vai, đường cổ cong. Hình 3.2.5. Đầm cho người vai hẹp, xuôi Không nên: Tránh mặc ôm sát phần trên phần dưới lại mặc váy tròn vì càng làm cho cơ thể hình trái lê bị chu ý vào. Các đầm có kiểu tay raglan, kimono và tay nách rộng những thứ rủ xuống phần vai sẽ làm cho vai xuôi bị lộ ra. Hình 3.2.6. Đầm không nên cho người vai hep, xuôi 3.2.4. Ngực nhỏ Kiểu dáng: Nên Chọn trang phục có phần họa tiết nhiều ở phần ngực, có ly ở dưới chân ngực, có nhiều đường sun nhún, hoặc bèo dúm, bèo xếp phủ trước ngực sẽ làm vòng 1 tăng lên rất rõ. Thích hợp với các kiểu đầm biến kiểu mà nó giúp làm đầy phần trên. Những chiếc nẹp ở cổ, nách tay gấp vào trong hoặc tay phồng. Hình 3.2.7. Đầm cho người ngực nhỏ Không nên Tránh loại vải bám dính. Tránh mặc ôm sát phần trên Hình 3.2.8. Đầm không nên cho người ngực nhỏ Màu sắc: Nên Chọn tông màu tươi sáng, hoa văn hay nhiều họa tiết hợp lý. Hình 3.2.8. Màu sắc nên cho người ngực nhỏ Không nên Tránh chọn tông màu tối Hình 3.2.9. Màu sắc không nên cho người ngực nhỏ Chất liệu: Nên Chọn vải vừa như thun, lụa, cotton. Nên chọn chất liệu mềm với những cách làm cho phần trên trông lớn hơn như: tay phồng xếp nếp ở lai tay và cổ Hình 3.2.10. Chất liệu nên cho người ngực nhỏ Không nên Tránh mặc các loại vải bám dính, trơn, không có xếp ly. Hình 3.2.11. Chất liệu không nên cho người ngực nhỏ 3.2.5. Ngực lớn Kiểu dáng: Nên Chọn áo cổ chữ V, đường viền mảnh, cổ tim, chiết ly. Phần trên cơ thể mặc đơn giản, cơ bản. Chọn kiểu cổ thấp, rộng và đổ, tay kiểu đơn giản. Hình 3.2.12. Đầm cho người ngực lớn Không nên Tránh mặc ôm phần trên. Vị trí những hình in hoặc những thiết kế hoa văn cũng nên tránh xa phần ngực, không nên mặc đồ ôm sát vào cơ thể. Hình 3.2.13. Đầm không nên cho người ngực lớn Màu sắc: Nên: Chọn tông màu tối, sậm, ít hoa văn và họa tiết. Hình 3.2.14. Màu sắc cho người ngực lớn Không nên Không nên chọn màu sáng, họa tiết lớn dễ gây tập trung vào phần ngực. Hình 3.2.15. Màu sắc không nên cho người ngực lớn Chất liệu: Nên Chọn vải mềm vừa người, hoặc vải kaki may chéo. Hình 3.2.16. Chất liệu cho người ngực lớn Không nên Không nên mặc các loại vải mềm rũ ôm sát vào cơ thể. Hình 3.2.17. Chất liệu không nên cho người ngực lớn 3.2.6. Bụng lớn Kiểu dáng Nên Chọn những kiểu đầm có thiết kế nhấn ở phần eo và độ xòe tương đối ở phần mông sẽ tạo hiệu quả cho việc che khuyết điểm. Hình 3.2.18. Đầm cho người bụng lớn Không nên Tránh mặc các loại đầm ôm sát cơ thể Hình 3.2.19. Đầm không nên cho người bụng lớn Màu sắc: Nên Chọn đầm có tông màu tối, họa tiết xéo xuống sẽ tạo cảm giác gọn gàng hơn. Hình 3.2.20. Màu sắc cho người bụng lớn Không nên Tránh mặc các loại vải bóng có tông sáng Hình 3.2.21. Màu sắc không nên cho người bụng lớn Chất liệu: Nên Chất liệu có độ mỏng tương đối có độ co giản nhẹ, vừa người không nên bó sát. Hình 3.2.22. Chất liệu cho người bụng lớn Không nên Không nên chọ chất liệu thô, cứng Hình 3.2.23. Chất liệu không nên cho người bụng lớn 3.2.7. Mông nhỏ Kiểu dáng: Nên Chọn đầm phần dưới có độ xòe hoặc có xếp ly, các loại đầm với kiểu cắt cúp cách điệu tạo độ phồng. Hình 3.2.24. Đầm cho người mông nhỏ Không nên Tránh mặc các kiểu trơn, có độ bóng hoặc ôm sát vào cơ thể. Hình 3.2.25. Đầm không nên cho người mông nhỏ Màu sắc: Nên Nên chọn các màu sáng, có nhiều họa tiết Hình 3.2.26. Màu sắc cho người mông nhỏ Không nên Tránh các vải màu tối Hình 3.2.27. Màu sắc không nên cho người mông nhỏ Chất liệu: Nên Chọn các loại vải cứng như kaki, thô. Hình 3.2.28. Chất liệu cho người mông nhỏ Không nên Tránh vải mềm rũ, ôm vào cơ thể. các kiểu trơn, có độ bóng hoặc ôm sát vào cơ thể. Hình 3.2.29. Chất liệu không nên cho người mông nhỏ 3.2.8. Mông to Kiểu dáng Nên Chọn những kiểu váy đầm xòe kết hợp thắt lưng để tạo dáng phần eo và che phần mông. Hình 3.2.30. Đầm cho người mông to Không nên Tránh chọn các kiểu đầm ôm Hình 3.2.31. Đầm không nên cho người mông to Màu sắc: Nên Chọn kiểu đầm có phần thân trên nhiều hoa văn và họa tiết, phần thân dưới thật đơn giản và có tông màu tối hơn. Kết hợp những điểm nhấn về màu sắc tông màu sáng ở trên, tối ở dưới để cân bằng. Hình 3.2.32. Màu sắc cho người mông to Không nên Tránh các loại đầm xòe màu sáng. Hình 3.2.33. Màu sắc không nên cho người mông to Chất liệu: Nên Chọn các chất liệu có độ ôm và mọng cho phần mông gọn gàng, chất liệu nhẹ và rộng rãi cho phần áo. Những kiểu vải trơn và không thô như len, len gabardine. Hình 3.2.34. Chất liệu cho người mông to Không nên Tránh các loại vải mềm rũ bám dính Hình 3.2.35. Chất liệu không nên cho người mông to 3.2.9. Bắp tay to Kiểu dáng: Nên Chọn đầm có những đường kẻ nhẹ nhàng và có tay nên dài đến khuỷu tay, có thể hơi loe nhẹ sẽ giúp bắp tay trở nên thanh mảnh hơn. Hình 3.2.36. Đầm cho người bắp tay to Không nên Tránh những tay ôm sát, không có dây buộc, áo không có tay. Hình 3.2.37. Đầm không nên cho người bắp tay to Màu sắc: Nên: Nên chọn tông màu tối, sậm. Hình 3.2.38. Màu sắc cho người bắp tay to Không nên Tránh màu sáng, sặc sỡ Hình 3.2.39. Màu sắc không nên cho người bắp tay to Chất liệu: Nên Chọn vải mỏng, có độ phồng Hình 3.2.40. Chất liệu cho người bắp tay to Không nên Tránh vải quá mềm và rũ. Hình 3.2.41. Chất liệu không nên cho người bắp tay to 3.2.10. Bắp chân to Kiểu dáng Nên Chọn đầm đừng quá ngắn nên mặc những loại đầm mịn màng, có ly hoặc váy xòe. Điểm tốt nhất là chớm chạm vào khu vực phình to của bắp chân và cần kết hợp với bốt dài để che đi phần bắp chân to. Hình 3.2.42. Đầm cho người bắp chân to Không nên Tránh mặc những cái váy ngắn và chật, ngắn hoặc nhiều kiểu gây chú ý đến đôi chân. Hình 3.2.43. Đầm không nên cho người bắp chân to Màu sắc: Nên Chọn các loại đầm có màu tối hoặc màu sậm, thật đơn giản, tránh những trang trí rườm rà. Hình 3.2.44. Màu sắc cho người bắp chân to Không nên Hình 3.2.45. Màu sắc không nên cho người bắp chân to Chất liệu: Nên Chất liệu vừa, co giãn ít như voan mềm, cotton. Hình 3.2.46. Chất liệu cho người bắp chân to Không nên Tránh chất liệu thô, kềnh càng Hình 3.2.47. Chất liệu không nên cho người bắp chân to 3.2.11. Chân ngắn Kiểu dáng Nên Những áo đầm có váy dài dưới đầu gối. Sự phối hợp màu sắc từ đầu đến chân làm dáng người cao và sử dụng những phần phụ làm nổi bật gây chú ý cho cơ thể. Hình 3.2.48. Đầm cho người chân ngắn Không nên Tránh đầm có váy ngắn, những váy với những đường ngang, váy có đường viền và những kiểu gây chú ý đến đôi chân. Hình 3.2.49. Đầm không nên cho người chân ngắn Màu sắc: Nên Chọn tông màu sáng Hình 3.2.50. Màu sắc cho người chân ngắn Không nên Tránh chọn màu tối, ôm vào cơ thể Hình 3.2.51. Màu sắc không nên cho người chân ngắn Chất liệu: Nên Chọn chất liệu mềm rũ tạo cảm giác chân dài hơn. Hình 3.2.52. Chất liệu cho người chân ngắn Không nên Tránh chất liệu thô, dày. Hình 3.2.53. Chất liệu khong nên cho người chân ngắn 3.3. Lựa chọn trang phục phù hợp với khuôn mặt 3.3.1. Khuôn mặt trái xoan Đối với người có mặt hình trái xoan thì phù hợp với bất kỳ kiểu đầm có cổ tròn, cổ trái tim, cổ lọ hay cổ thuyền... Hình 3.3.1. Đầm cho người có khuôn mặt trái xoan 3.3.2. Khuôn mặt nhọn hoặc dài Với khuôn mặt dài thì vấn đề là cần phải chọn cổ áo sao cho mặt trông được ngắn hơn. Không nên mặc những chiếc cổ khoét sâu, cổ tim vì sẽ làm cho gương càng dài ra. Kiểu cổ lý tưởng là chiếc cổ thuyền, cổ khoét ngang vai, cổ lọ... để tạo độ cân đối gương mặt, giảm bớt chiều dài của mặt. Hình 3.3.2. Đầm cho người có khuôn mặt nhọn và dài 3.3.3. Khuôn mặt tròn Gương mặt tròn không nên chọn những chiếc cổ áo hình tròn, khoét rộng bề ngang mà phải chọn áo cổ tim, cổ chữ V, cổ trễ sâu… sẽ tạo được độ dài, thon gọn cho mặt. Hình 3.3.3. Đầm cho người có khuôn mặt tròn 3.3.4. Khuôn mặt vuông Chọn cổ hình chữ V, cổ khoét sâu, cổ chữ Y, cổ trái tim sẽ giúp khuôn mặt vuông cải thiện được yếu điểm. Nên tránh những cổ áo hình chữ U hay hình vuông vì sẽ rất phản cảm với người đối diện. Hình 3.3.4. Đầm cho người có khuôn mặt vuông 3.3.5. Khuôn mặt tam giác Mặt hình tam giác có những đường nét góc cạnh nên cần chọn cổ áo cho mặt được đầy đặn. Các kiểu cổ điệu đà như cổ thuyền, cổ bầu, cổ tròn… đều tạo đường nét mềm hơn cho khuôn mặt. Hình 3.3.5. Đầm cho người có khuôn mặt tam giác PHẦN 3: KẾT LUẬN Việt Nam bao gồm nhiều dân tộc, trong đó người Việt có số dân đông nhất và là một trong những tộc người có gốc tích lâu đời trên dải đất này. Mỗi dân tộc mang đậm nét một  bản sắc văn hóa độc đáo. Do đó, trang phục nói chung của từng tộc người nói riêng thật phong phú đa dạng và đầy tính năng qua từng thời kỳ của lịch sử Việt Nam từ trước đến ngày nay. Thông qua cái nhìn lịch đại kết hợp với đồng đại, ta thấy trang phục người Việt, từ dạng kiểu đơn sơ, giản dị, đẹp như tâm hồn người Việt cổ tiếp tục phát triển, hài hòa với môi trường khắc nghiệt của thiên nhiên nhiệt đới, khỏe khoắn với bao cuộc chiến tranh chống ngoại xâm liên miên. Trang phục người Việt là một trong những gì thân thiết nhất đối với con người Việt Nam. Sự gắn bó có tâm hồn này chính là điều xuất phát từ những trái tim yêu thương quê hương đất nước. Trang phục là một nhu cầu vật chất quan trọng trong đời sống của nhân dân ta. Với tính chất thực dụng, nó là một sản phẩm; dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại là một tác phẩm. Chức năng cơ bản trước nhất của nó là bảo vệ con người. Về mặt này, trang phục dân tộc Việt đã đạt được hiệu quả cao Mỗi dân tộc đều có một nét đẹp riêng, trang phục đã thể hiện điều đó và thay đổi theo lịch sử. Trang phục của người Việt Nam rất đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp đã thể hiện nhiều chức năng như bảo vệ cơ thể tránh sự thay đổi của thời tiết, giúp con người thể hiện địa vị. Ngoài những chức năng đó trang phục còn góp phần tạo dáng cho cơ thể nhằm tôn vinh những nét đẹp và che giấu những khuyết điểm trên cơ thể người. Chỉ có một số ít người có dáng chuẩn thì việc chọn trang phục thật dể còn lại hầu hết con người ai cũng có một vài khuyết điểm trên cơ thể, chính vì thế việc lựa chọn trang phục cho phù hợp thì rất khó. Ngày nay trang phục được phân thành nhiều kiểu mẩu khác nhau để thích hợp với những mục đích sử dụng khác nhau. Trong đó trang phục dạo phố là một trong nhũng trang phục thể hiện tính năng thẩm mỹ cao mà thể hiện rõ nhất là đầm dạo phố. Với đầm là kiểu trang phục mà áo gắn liền quần, vì thế có thể biến kiểu để có thể dễ dàng phù hợp với mọi dáng người và có thể che giấu những khuyết điểm trên cơ thể. Tóm lại, một bộ trang phục đẹp về kiểu dáng hay chất liệu thì phải tuân thủ theo sự sử dụng đúng hoàn cảnh, đúng mục đích, nhất là phù hợp với từng dáng người nhằm tạo cảm giác thoải mái và tự tin hơn. Bên cạnh đó. Phải phù hợp với phong tục tạp quán của dân tộc. bất kể khuynh hướng thời trang như thế nào thì việc lựa chọn quần áo phải tuân theo nguyên tắc hợp với dáng người và khắc phục được các khuyết điểm trên cơ thể. TÀI LIỆU THAM KHẢO TS. Võ Phước Tấn, ThS. Hoàng Ái Thư, KS. Nguyễn Thị Thu Hương, KS. Ngyễn Thị Hằng - Cơ sở thiết kế trang phục – NXB thống kê – 2005. TS. Võ Phước Tấn, ThS. Hà Tú Vân, HS. Đỗ Thị Anh Hoa, KS.Thái Châu Á - Vẽ mỹ thuật trang phục – NXB thống kê – 2005. Website: MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp lựa chọn đầm dạo phố để khắc phục một số khuyết điểm trên cơ thể người.doc
Luận văn liên quan