Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Đề tài: Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ 1.1. Quan niệm chung về bán lẻ 1.1.1. Khái niệm thị trường bán lẻ 1.1.2. Các loại hình bán lẻ 1.1.3. Vai trò của hoạt động bán lẻ 1.1.4. Chức năng của hoạt động bán lẻ 1.2. Thị trường bán lẻ 1.2.1. Khái niệm thị trường bán lẻ 1.2.2. Cấu trúc kênh phân phối của thị trường bán lẻ 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tới thị trường bán lẻ CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 2.1. Thị trường bán lẻ Việt Nam theo các cam kết gia nhập WTO 2.2. Khái quát chung về thị trường bán lẻ Việt Nam 2.2.1. Thị trường bán lẻ từ năm 1968 - nay 2.2.2. Nhu cầu đa dạng về hàng hóa 2.3. Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam 2.3.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 2.3.2. Mạng lưới phân phối 2.3.3 Các doanh nghiệp bán lẻ 2.3.4. Giá cả hàng hoá 2.4. Đánh giá chung về thị trường bán lẻ Việt Nam 2.4.1. Ưu điểm 2.4.2. Hạn chế 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO 1. Quy hoạch tổng thể thị trường 1.1. Quy hoạch mạng lưới bán lẻ 1.3. Tiếp tục mở rộng kênh phân phối 1.4. Phát triển các mô hình tổ chức lưu thông theo từng thị trường ngành hàng 2. Hoàn thiện khung pháp lý 3. Những chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam 4. Đẩy mạnh mối liên kết với các doanh nghiệp KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc43 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3615 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tàu thủy,.... trong lĩnh vực sản xuất ô tô lại có rất nhiều công ty sản xuất nhằm thỏa mãn từng đoạn thị trường. Trên thực tế nhu cầu của con người là vô tận như họ bị giới hạn bởi khả năng tài chính vì vậy nghiên cứu xem nhu cầu nào chưa được đáp ứng để cung cấp các sản phẩm phục vụ nhu cầu đó thì doanh nghiệp sẽ thành công trong lĩnh vực của mình. Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam. Từ năm 2005 cho tới nay thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trên 20% mỗi năm.Trong giai đoạn này có sự tham gia của các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới. Chính những doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài này đã đem tới động lực mới, phương thức kinh doanh mới… cho thị trường bán lẻ Việt Nam Cùng với chu kỳ suy thoái kinh tế thế giới đã tạo ra 1 bức tranh muôn mầu về thị trường bán lẻ trong nước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ. Theo số liệu của tổng cục thống kê thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của cả nước luôn đạt tốc độ tăng trưởng trên 20%. Số liệu chi tiết thể hiện thông qua biểu đồ. Biểu đồ 2.1. Tổng mức bán lẻ giai đoạn 2005-2009. Nguồn: Tổng cục thống kê. Tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 2005 – 2009 đều đạt trên 20%. Mức tăng trung bình của thời kỳ này là 26% cao gấp hơn 3 lần so với tốc độ tăng GDP. Đặc biệt năm 2008 tốc độ tăng đạt kỷ lục 34.9% và tổng giá trị đạt 1007.2 ngàn tỷ đồng gấp hơn 2 lần so với tổng mức bán lẻ 2005. Sang năm 2009 tốc độ tăng giảm mạnh xuống còn 20.6% điều này được giải thích bởi tác động của suy thoái kinh tế dẫn đến người dân ít chi tiêu hơn. Tốc độ tăng trưởng kỷ lục vào năm 2008 là do đó là năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO các rào cản dần được xóa bỏ doanh nghiệp nước ngoài ra nhập thị trường dễ dàng hơn tạo ra sự cạnh tranh gay gắt làm cho giá giảm mạnh cộng với cầu tiêu dùng của người dân ngày một cao và tốc độ tăng giá tiêu dùng ở mức cao 22,97%. Tuy nhiên, tổng mức bán lẻ này không có sự đóng góp đồng đều từ các vùng miền trên cả nước. Do điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nên hoạt động bán lẻ trên các vùng miền trên cả nước cũng có sự khác biệt. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ tính theo các vùng miền được thống kê ở bảng dưới đây Bảng 2.1. Tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ tính theo các vùng trên cả nước Đơn vị: tỷ đồng 2005 2006 2007 2008 2009 cả nước 480293,5 596207,1 746159,4 1007213,5 1214532,1 Đồng bằng sông Hồng 106737,9 136853,8 171585,0 237424,5 280100,9 Trung du và miền núi phía Bắc 24783,7 29803,0 38015,8 50541,0 60663,8 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 76728,3 95477,0 119845,0 156810,5 187346,1 Tây Nguyên 17398,2 21681,0 27870,1 40170,8 48583,1 Đông Nam Bộ 157144,2 196027,9 244059,1 336668,2 414797,2 Đồng bằng sông Cửu Long 97501,2 116364,4 144784,5 185598,5 223041,0 Nguồn : Tổng cục thống kê Nhìn chung, sự phát triển hoạt động bán lẻ của các vùng trên cả nước đều có tốc độ tăng trưởng đồng đều cùng với sự tăng trưởng chung của hoạt động bán lẻ trên cả nước. Trong tất cả các năm, tất cả các vùng thì tổng mức bán lẻ tăng trung bình các năm là khoảng 26,3% Mức tăng của khu vực Tây Nguyên cao nhất trung bình 29,5% /năm và mức tăng thấp nhất thuộc về đồng bằng sông Cửu Long với mức tăng 23%/ năm. Mức tăng trung bình của các vùng trong 2008 là 35,3% trong đó Tây Nguyên có mức tăng cao nhất 44,1% thấp nhất là đồng bằng sông cửu 28,1% Tổng mức bán lẻ đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long luôn chiếm khoảng 1/3 tổng mức bán lẻ của cả nước. Khu vực Đông Nam Bộ với các thành phố mà mức tiêu dùng lớn ( thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Bình Dương...) thì tổng mức bán lẻ lớn nhất so với các vùng khác trên toàn quốc. Tổng mức bán lẻ của Đông Nam Bộ gần bằng tổng mức bán lẻ tại Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long cộng lại. Như vậy, tổng mức bán lẻ tại ba vùng này đã chiếm tới 2/3 tổng mức bán lẻ của cả nước. Hầu hết các siêu thị lớn, trung tâm thương mại hiện đại đều được xây dựng tại những vùng này. Giải thích cho vấn đề này có hai lí do chính. Thứ nhất, tại những vùng này giao thông đi lại và vận chuyển hàng hoá dễ dàng (ở đây là các vùng đồng bằng đường xá thuận tiện, có những cảng biển lớn như Sài Gòn, Hải Phòng...). Thứ hai, tại những vùng này là những trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, dân cư tập trung đông đúc, thu nhập của người dân cũng cao hơn các vùng khác nên sức tiêu thụ sẽ lớn hơn. Ngược lại, tại những vùng giao thông khó khăn, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn như Tây Nguyên, Tây Bắc thì tổng mức bán lẻ rất khiêm tốn. Tổng mức bán lẻ Trung du miền núi phía bắc chỉ chiếm hơn kém 5% tổng mức bán lẻ của cả nước. Vùng Tây Nguyên tổng mức bán lẻ cũng luôn chỉ chiếm khoảng 3-4 % tổng mức bán lẻ của cả nước. Do vậy, những vùng này cần sự quan tâm hơn nữa của Nhà nước để phát triển hoạt động bán lẻ Mạng lưới phân phối. Mạng lưới bán lẻ ở Việt Nam chủ yếu được phân phối theo các kênh truyền thống như chợ (bao gồm 8500 chợ), các cửa hàng bán lẻ truyền thống và cửa hàng tạp hóa chiếm trên 80%. Hàng hóa lưu thông qua kênh bán hàng hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị cửa hàng tự chọn) chiếm khoảng 12% với 451 siêu thị trên cả nước tập trung chủ yếu ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra hàng hóa còn được lưu thông qua các doanh nghiệp trược tiếp sản xuất hình thức này chiếm khoảng 6%. Hàng hóa ở các vùng sâu, vùng xa thuộc các tỉnh phía nam, miền trung và miền bắc, tiểu thương, tư thương đảm nhận vai trò phân phối hàng là chủ yếu. Nếu đem so sánh với các nước khác trên thế giới thì càng chứng tỏ hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam vẫn còn lạc hậu. Tại các nước phát triển thị phần của siêu thị trong lĩnh vực bán lẻ chiếm tới 80-90%. Ở các nước như Nam Mỹ, Đông Á trừ Trung Quốc thì lượng hàng hóa qua kênh phân phối hiện đại chiếm tới 50-60%. Ngay cả các nước ở Đông Nam Á ( Thái Lan, Philipin) tỷ lệ này cũng là 30-50%. Các doanh nghiệp bán lẻ. Theo tổng cục thống kê số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối năm 2005 là 22736 doanh nghiệp thì năm 2008 số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này là 44609 tăng gần gấp đôi. Các doanh nghiệp bán lẻ gồm 13304 năm 2005 và năm 2008 là 24226 tăng 82% . Các doanh nghiệp bán lẻ (bao gồm tất cả các doanh nghiệp bán lẻ chính thống và các doanh nghiệp thương mại khác thực hiện thêm chức năng bán lẻ, chẳng hạn doanh nghiệp bán buôn nhưng vẫn tham gia bán lẻ) ở các thành phần kinh tế khác nhau có mức đóng góp trong tổng mức bán lẻ cũng khác nhau. Có thể nhìn vào biểu đồ cơ cấu các thành phần kinh tế trong tổng mức bán lẻ hàng hóa để thấy rõ hơn điều đó. Biểu đồ 2.3 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của cả nước phân theo cơ cấu các thành phần kinh tế giai đoạn 2005 – 2009 ( Nguồn tổng cục thống kê) Thông qua biểu đồ có thể thấy thị trường bán lẻ đã có sự thu hút và tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Tỷ trọng trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thấp thường ở mức dưới 4% và tốc độ tăng hàng năm không cao và có sự sụt giảm vào các năm 2008 và 2009. Điều này được giải thích bởi trước năm 2007 Việt Nam chưa là thành viên của WTO nên các doanh nghiệp nước ngoài muốn tham gia thị trường phải dưới hình thức góp vốn liên doanh và luật pháp việt nam vẫn còn hạn chế khu vực này. Sang năm 2008 tuy Việt Nam đã gia nhập WTO các dào cản gia nhập dần được xóa bỏ việc gia nhập thị trường dễ dàng hơn tuy nhiên đây là thời kỳ kinh thế thế giới bước vào chu kỳ suy thoái các doanh nghiệp nước ngoài không đẩy mạnh gia nhập thị trường. Tỷ trọng trong tổng mức bán lẻ của thành phần kinh tế nhà nước giảm trong khoảng 2005 -2009 trung bình là 1,1% 1 năm do nhiều doanh nghiệp nhà nước kinh doanh theo kiểu kinh doanh bao cấp làm ăn thua lỗ đã bị giải thế. Bởi vậy, năm 2005 tỷ trọng thành phần kinh tế này là 12,9% thì đến năm 2009 là 9,7%. Thành phần kinh tế ngoài nhà nước (bao gồm các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình bán lẻ) với sự năng động nhạy bén của mình thực sự đã chiếm phần chi phối thị trường bán lẻ. Tỷ trọng trong tổng mức bán lẻ của thành phần kinh tế này luôn trên 80% và tăng đều đặn qua các năm. * Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: Dưới đây là một số doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam: Liên hiệp tác xã thương mại Sài Gòn Co.op khi ra đời có vốn ban đầu 100 triệu đồng đến nay tổng tài sản trị giá vài trăm tỷ đồng và hiện là DNBL hàng đầu tại Việt Nam. Đến nay Sài Gòn Co.op đã có 47 siêu thị (tính đến tháng 11/2010) mang nhãn hiệu Co.op Mart hoạt động chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Quy Nhơn, Tiền Giang sắp tới là An Giang, Vĩnh Long, Long An. Ngoài ra doanh nghiệp này còn mở rộng thêm kênh phân phối là các cửa hàng tiện lợi mang tên Co.op. Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ G7: Công ty chủ trương xây dựng hệ thống chuỗi các cửa hàng tiện lợi G7 Mart. Công ty chủ trương không hình thành những cửa hàng trong chuỗi các cửa hàng được trang bị quá hiện đại. Mỗi cửa hàng công ty chỉ đầu tư khoảng từ 50-200 triệu. Chủ yếu các cửa hàng là các cửa hàng có sẵn cơ sở vật chất (địa điểm cửa hàng) nhân công tại chỗ ( chủ cửa hàng). Điểm chung nhất của các cửa hàng này là chuẩn hoá. Tức là công ty tiến hành nâng cấp, trang trí thiết kế lại cửa hàng; tổ chức trưng bày lại hàng hoá; thống nhất và ổn định nguồn cung; chuẩn hoá các dịch vụ thông qua đào tạo kỹ năng bán hàng, ứng dụng công nghê... Hiện nay dự án bán lẻ này phát triển rất nhanh chóng đã có tới hơn 500 cửa hàng tiện lợi được thành lập. Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Thái: Đây là một tập đoàn phân phối phát triển rất nhanh và có phong cách làm việc rất hiện đại, chuyên nghiệp. Công ty có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trung bình khoảng 40% / năm trong những năm gần đây. Hiện nay công ty đã có hơn 3000 đại lý bán sỉ; 50000 đại lý bán lẻ; hàng trăm nhà phân phối phụ... Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam VDA: Công ty được thành lập dựa trên sự liên kết của 4 doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam : công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Thái; tổng công ty Sài Gòn Co.op; Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA); tổng công ty thương mại Hà Nội (HAPRO). Công ty này được kỳ vọng sẽ là công ty đầu tàu trên thị trường bán lẻ Việt Nam. Đồng thời, sự thành lập của công ty có thể coi là bước đi kịp thời của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đó là thành lập các tổng công ty mạnh về vốn và quy mô để có thể cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Một số doanh nghiệp bán lẻ có quy mô lớn khác: Hệ thống chuỗi siêu thị thời trang Vinatex của Tổng công ty Dệt may Việt Nam, tính đến đầu năm 2010 đơn vị đã phát triển được 56 điểm bán hàng có mặt trên 24 tỉnh thành trong nước. Hiện nay, đơn vị đang kinh doanh 50.000 mặt hàng do trên 800 nhà cung ứng gồm 5 ngành hàng chính: Dệt may, thực phẩm, hóa phẩm, hàng gia dụng, lưu niệm và đồ chơi trẻ em. công ty trách nhiệm hữu hạn Cà phê Trung Nguyên với trên 100 cửa hàng; công ty trách nhiện hữu hạn An Nam cớ 12 cửa hàng Phở 24... * Các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài: Doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài tham gia thị trường Việt Nam từ năm 1997. Số lượng các doanh nghiệp tăng lên 1 cách nhanh chóng kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO cuối năm 2007 và giảm mạnh đầu năm 2009 do sự suy thoái của kinh tế thế giới Nhìn chung các doanh nghiệp nước ngoài có ưu thế về vốn, hệ thống phân phối và trình độ quản lý hiện đại các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài tiêu biểu ở Việt Nam như: Tập đoàn Bourbon của Pháp: Tập đoàn này bắt đầu hoạt động tại Việt Nam năm 1999 khi mở siêu thị Big C tại Đồng Nai. Hoạt động kinh doanh của tập đoàn này rất phát triển. Doanh số kinh doanh trung bình các năm luôn lên tới 20- 30%. Hệ thống các siêu thị Big C cũng không ngừng được mở rộng: Big C Thăng long Hà Nội, Big C tại Hồ Chí Minh, Big C tại Hải Phòng.Hệ thống Big C được đánh giá là một trong những hệ thống siêu thị bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam. Tập đoàn Metro Cash & Carry của Đức: Đây là tập đoàn bán lẻ lớn thứ 3 trên thế giới. Tập đoàn này bắt đầu mở 2 siêu thị bán buôn đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 3/2002 và tháng 12/2002. Hệ thống siêu thị bán buôn Metro là những kiểu mẫu cho loại hình hệ thống phân phối dọc do thành viên là nhà bán buôn có quy mô lớn và có ảnh hưởng lớn trong công tác quản lý. Hệ thống siêu thị Metro đem lại rất nhiều lợi ích cho khách hàng: + Chủng loại hàng hoá đa dạng + Giá rẻ: Nhờ có sức mua lớn và chi phí thấp nên Metro đảm bảo cung ứng hàng chất lượng cao với giá rẻ nhất cho khách hàng + Dịch vụ hậu mãi: Bộ phận dịch vụ khách hàng hỗ trợ một cách hữu hiệu mọi vấn đề liên quan đến bảo hành sản phẩm + Nhà kho của khách hàng: Nhờ có hệ thống quản lý hiện đại của Metro, mọi hàng hoá luôn sẵn sàng thoả mãn nhu cầu theo số lượng, giúp các nhà bán lẻ giảm tối đa lượng hàng lưu kho và vận dụng tối đa nguồn vốn. + Ngoài ra: bãi đậu xe miễn phí, thông tin trực tiếp đến khách hàng, giờ mở của thuận tiện... Chính những lợi thế cạnh tranh lớn như vậy mà trong vòng 8 năm (tính đến hết 11/2010) hệ thống siêu thị của Metro đã lên tới con số 12 Bên cạnh đó cũng cần kể đến một số doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài khác như: Parkson (Malaisia), Zen plaza (Nhật Bản)... 2.3.4. Giá cả hàng hoá. Các mặt hàng trên thị trường bán lẻ chủ yếu là các mặt hàng thuộc nhóm hàng tiêu dùng. Do điều kiện kinh tế sản xuất phát triển cộng với chính sách mở cửa nền kinh kế khá thông thoáng của Nhà nước nên trong những năm gần đây hàng hoá trên thị trường bán lẻ rất phong phú, đa dạng. Người tiêu dùng đã ngày càng được tiếp cận, tiêu dùng những sản phẩm hiện đại, mẫu mã hợp thời trang và chất lượng đảm bảo. Rất nhiều thương hiệu nước ngoài như Sony, Sam sung, Nokia...xuất hiện tại Việt Nam đã tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn hơn cho người tiêu dùng. Đồng thời, khối lượng hàng hoá sản xuất, nhập khẩu, cung ứng trên thị trường cũng luôn luôn dồi dào đủ đảm bảo cung ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra, số lượng và chất lượng hàng hoá thì giá cả cũng là một yếu tố rất đáng quan tâm của người tiêu dùng. Giá cả hàng hoá trên thị trường bán lẻ Việt Nam trong những năm gần đây biến động mạnh. Chỉ số giá tiêu dùng được thể hiện qua đồ thị sau. Biểu đồ 2.4. chỉ số giá tiêu dùng (giai đoạn 2005- 2009) Bảng 2.4. chỉ số giá tiêu dùng (2005-2009) 2005 2006 2007 2008 2009 chỉ số giá tiêu dùng 108,29 107,48 108,30 122.97 106,88 hàng ăn và dịch vụ ăn uống 111,32 108,70 111,16 136,57 108,71 lương thực 109,48 108,91 115,02 149,16 104,57 thực phẩm 112,13 108,48 110,07 132,36 108,39 đồ uống và thuốc lá 104,07 104,97 106,02 110,75 109,56 may mặc, giày dép, mũ nón 104,20 105,88 106,15 110,33 108,87 nhà ở và vật liệu xây dựng 107,05 108,90 111,02 120,51 103,46 thiết bị và đồ dùng gia đình 104,34 105,56 106,15 109,06 108,53 dược phẩm, y tế 105,38 104,89 105,12 108,87 106,10 phương tiện đi lại, bưu điện 108,20 107,22 103,60 116,00 97,86 giáo dục 101,74 104,40 103,30 104,16 105,72 văn hóa, thể thao, giải trí 101,58 103,00 103,18 105,87 105,70 hàng hóa dịch vụ khác 105,79 106,12 107,72 113,17 111,33 Nguồn: Tổng cục thống kê Như vậy, giá cả hàng hoá trên thị trường biến động mạnh có những diễn biến thất thường khó đoán trước. Năm 2008 với tốc độ tăng giá kỷ lục 22,97% cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây là 1 thách thức lớn trong việc bình ổn thị trường, phát triển kinh tế. Đánh giá chung về thị trường bán lẻ Việt Nam. Ưu điểm + Hệ thống chợ trên toàn quốc tiếp tục nhận được sự quan tâm của Chính phủ và các địa phương. Đầu tư xây mới hệ thống truyền thống ở vùng nông thôn theo hướng hiện đại gồm nhiều cả cửa hàng kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau. Ngoài ra, rất nhiều chính sách hỗ trợ, chính sách nhằm huy động nguồn lực địa phương, chính sách phát triển nguồn nhân lực, thay đổi cơ chế quản lý chợ... cũng được các địa phương lưu tâm. + Đã bắt đầu có sự liên kết giữa các nhà bán lẻ trong nước: Nhiều tập đoàn, hãng , tổng công ty bán lẻ đã được hình thành trên cơ sở kết hợp hoạt động của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam VDA là một ví dụ điển hình. Nhiều tổng công ty như : Tổng công ty thương mại Sài Gòn, Tổng công ty thương mại Hà Nội... đã chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con để tăng tính năng động, linh hoạt của các công ty thành viên. + Đã bắt đầu đẩy mạnh xây dựng các mô hình kinh doanh bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã ứng dụng các phương thức hoạt động bán lẻ tiên tiến: thiết lập hệ thống phân phối từ nhà sản xuất, có chương trình quảng cáo, khuyến mại, chăm sóc khách hàng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phân phối hàng hoá. + Các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường đã bắt đầu quan tâm, tìm hiểu và nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. + Chính phủ đã xây dựng và phổ biến rộng rãi “Đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020”. Việc phổ biến rộng rãi đề án này, một mặt nâng cao nhận thức về cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO đối với thương mại nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng. Mặt khác, nó tác động tới cộng động các doanh Hạn chế + Thị trường bán lẻ Việt Nam nhìn chung vẫn phân phối hàng hoá theo kiểu truyền thống. Đa phần hàng hoá đến với tay người tiêu dùng thông qua hệ thống chợ các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Hệ thống chợ trên toàn quốc vẫn tồn tại nhiều chợ cóc, chợ tạm, chợ họp lề đường dẫn tới tình trạng tắc nghẽn giao thông và khó quản lý chất lượng hàng hoá. Các cửa hàng bán lẻ truyền thống ở Việt Nam có diện tích rất nhỏ với trang thiết bị thô sơ, phương thức quản lý lạc hậu. + Tỷ trọng giá trị dịch vụ phân phối trong GDP của Việt Nam năm 2010 ước khoảng 14% GDP sử dụng 5 triệu lao động thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn chưa phát huy vai trò của mình đối với sự phát triển của đất nước. + Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sức cạnh tranh còn yếu trước sự lấn lướt của các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp nội địa yếu về mọi mặt: năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, khả năng liên kết, hoạt động marketing...Chưa hình thành được những doanh nghiệp bán lẻ đầu tàu có khả năng dẫn dắt các doanh nghiệp khác và đủ năng lực cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. + Các yếu tố khoa học kỹ thuật chưa được ứng dụng nhiều trong hoạt động bán lẻ. Thương mại điện tử phát triển còn non trẻ. Các loại hình kinh doanh hiện đại khác như : sàn giao dịch hàng hoá, trung tâm đấu giá... còn chưa xuất hiện. + Hàng hoá trên thị trường bán lẻ phải trải qua quá nhiều tầng lớp trung gian nên giá cả và chất lượng hàng hoá trên thị trường rất khó kiểm soát. + Các doanh nghiệp làm nhiệm vụ bán buôn chưa nhiều. Đồng thời quy mô của các doanh nghiệp bán buôn cũng chưa đủ lớn để giữ vai trò định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, dẫn đến các doanh nghiệp sản xuất lại tự tổ chức hệ thống tiêu thụ, còn doanh nghiệp thương mại lại tự đầu tư vào sản xuất. Chính vì chưa có nhà bán buôn chuyên nghiệp và quy mô nên người kinh doanh bán lẻ phải tự tìm đến các nhà sản xuất và ngược lại. Tại một siêu thị bán lẻ có đến hàng trăm, hàng nghìn nhà cung cấp khác nhau. Do vậy, số lượng và chất lượng hàng hoá cũng khó đảm bảo ổn định. Nguyên nhân của hạn chế - Chính sách hỗ trợ của Chính phủ: Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện đang rất cần chính sách hỗ trợ của chính phủ về mặt bằng kinh doanh. Địa điểm, mặt bằng kinh doanh là một yếu tố vô cùng quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ. Nhiều khi doanh nghiệp có vốn rồi, có phương án kinh doanh rồi nhưng vẫn không thể có được mặt bằng kinh doanh do gặp khó khăn trong việc giải phóng. Theo đánh giá của các chuyên gia thì mặt bằng kinh doanh là một lợi thế của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Trước khi các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài tràn vào thì Nhà nước cần nhanh chóng hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ nội địa để có thể chiếm giữ những mặt bằng kinh doanh thuận lợi. - Năng lực tài chính của các doanh nghiêp: Ngoài trừ các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài có năng lực tài chính dồi dào thì các doanh nghiệp bán lẻ trong nước nguồn vốn còn hạn chế. Một phần là đa số các doanh nghiệp trong nước mới được thành lập thời gian hoạt động ngắn nên nguồn vốn tích luỹ không nhiều. Phần khác là các doanh nghiệp bán lẻ trong nước chủ yếu là nhỏ bé mới mang tầm quốc gia. Nguồn vốn trung và dài hạn hạn chế ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng mở rộng mạng lưới phân phối của các doanh nghiệp. Cụ thể để có thể mở một siêu thị hạng trung bình cần có 20- 30 tỷ đồng. Mà doanh nghiệp không thể lấy nguồn vốn đó từ hoạt động kinh doanh từ các cơ sở cũ. Do đặc thù của ngành bán lẻ là điểm hoà vốn cao, thời gian thu hồi vốn chậm. Bởi vậy, doanh nghiệp phải đi vay vốn tại ngân hàng. Ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp nhất thiết phải có tài sản thế chấp và không chấp nhận tín chấp theo đó doanh nghiệp thực sự khó khăn trong việc huy động vốn để phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bán lẻ nội địa chủ yếu hoạt động vẫn theo kiểu đại lý, ký gửi và các yếu tố khác như nhân công, phí vận chuyển, chi phí điện... tăng cao cũng khiến cho nguồn tài chính doanh nghiệp thêm khó khăn. -Hệ thống cơ sở hạ tầng: Hệ thống đường giao thông Việt Nam thực sự là một vấn đề nhức nhối. Do đường xá chất lượng kém khiến cho tốc độ và lưu lượng vận chuyển hàng hoá thấp. Bởi vậy, nó làm tăng chi phí vận chuyển hàng hoá và bảo quản của doanh nghiệp đẩy giá hàng hoá tăng cao khi đến tay người tiêu dùng. Ví dụ như: một con tôm từ Thái Bình có giá ơ ngoài bờ đê là 90 ngàn/ kg . Quá trình vận chuyển tốn đến 3- 4 h mặc dù có 80 km đường, do đường xấu và phải qua 3 trạm kiểm soát. Phải qua trung gian khi con tôm đến với tay người tiêu dùng Hà Nội tại các chợ giá đã tăng 30% lên 120 ngìn/kg. Ngoài ra giao thông nội thị cũng là một vấn đề đáng bàn. Giao thông tại các thành phố đặc biệt là các thành phố lớn , nơi tập trung nhiều siêu thị và trung tâm thương mại thì thường xuyên xảy ra tình trạng tắc đường. Điều này gây tâm trí lo ngại ra đường tới các siêu thị, trung tâm thương mại mua sắm. Thay vào đó họ mua sắm hàng hoá tại các cửa hàng bách hoá, chợ cóc ở gần nhà. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì giá thuê mặt bằng cũng tăng theo. Đối với các doanh nghiệp bán lẻ thì mặt bằng chính là lợi thế chiến lược của họ. Mặt bằng ở khu vực trung tâm, mặt bằng rộng rãi là những điểm cạnh tranh vô cùng lớn của các doanh nghiệp bán lẻ. Theo nghiên cứu của tập đoàn Carrefour thì để mở một siêu thị cỡ trung bình thì thu nhập của người dân khu vực quanh đó cần tối thiểu là 1000 USD / năm. Như vậy, các siêu thị và trung tâm thương mại chỉ có thể được xây dựng ở các thành phố lớn tại Việt Nam như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... Điều này cộng với nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao cộng với quỹ đất để phát triển sản xuất giảm đi khiến cho giá thuê mặt bằng tại Việt Nam rất cao và có xu hướng tăng thêm trong thời gian tới. Không chỉ các nhà sản xuất nội địa lo ngại trước giá thuê mặt bằng mà các doanh nghiệp nước ngoài với nguồn tài chính dồi dào cũng ngần ngại. Cụ thể giá thuê mặt bằng tại thành phố Hồ Chí Minh là 80 USD/tháng/m2 trong khi đó mức giá này tại Jakata (Indonesia) trung bình là 70 USD/ tháng/m2; New Delhi (Ấn Độ) trung bình là 48 USD/tháng/m2; Manila( Philippin) trung bình là 20 USD/tháng/m2. Cở sở hậu cần bán lẻ như cảng, kho, vận chuyển, công nghệ thông tin... ít lại thiếu đồng bộ. Trong khi thế giới có xu hướng sử dụng các loại xe có tải trọng lớn 10- 14 tấn, thậm chí 32 tấn hoặc xe kéo container thì Việt Nam vẫn sử dụng xe dưới 7 tấn. Hiện nay, cũng chỉ có 20% doanh nghiệp xây dựng được trang web cho mình dưới dạng đơn giản. Ở các tập đoàn lớn như Wal- mart họ đã xây dựng cho mình một trang web đơn giản nhưng thuận tiện cho việc bán hàng trực tuyến. Còn các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam trừ các doanh nghiệp nước ngoài thì các trang web nếu có thì thường dưới dạng đơn giản giới thiệu về doanh nghiệp, giới thiệu một số sản phẩm. - Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam đa phần còn thiếu tính chuyên nghiệp và khả năng chuyên môn chưa cao. Chuyên viên mua hàng chuyên nghiệp có thể điều đình với nhà sản xuất cung cấp trên tất cả các phương diện từ giá cả, số lượng, thời gian giao hàng, các chương trình tiếp thị... thậm chí họ còn có thể tư vấn cho nhà sản xuất quảng cáo như thế nào, quảng bá ra sao... Tuy nhiên, ở khâu này thì chỉ có một số nhân viên của một số siêu thị và các siêu thị nước ngoài làm tốt. Thị trường bán lẻ Việt Nam thực sự thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực như marketing, quản lý... Chính điều này khiến cho chương trình quảng bá của doanh nghiệp không hiệu quả. Hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng còn mờ nhạt. - Tính liên kết giữa doanh nghiệp: Thị trường bán lẻ Việt Nam chưa xác lập được mô hình hoạt động có tính hệ thống, có tính liên kết cao và ổn định, gắn bó giữa sản xuất và tiêu dùng ... để đảm bảo cho sự lưu thông được thông suốt, hoạt động trao đổi mua bán thuận lợi. Hiện nay, mối liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ với nhau vô cùng rời rạc. Mặc dù, phát triển rất nhanh có một số lượng đông đảo nhưng các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hoạt động trong thời gian dài mà Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam mới được thành lập. Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam liên kết với nhau thường về hình thức, chưa biết kết hợp với nhau để chia sẻ thông tin, phân tích và trao đổi kinh nghiệm. Các doanh nghiệp đến với nhau nhưng vẫn chưa có cái nhìn cục diện mà vẫn khăng khăng giữ lợi ích của riêng mình không chịu chia sẻ cho nhau. Ngay cả, trong hệ thống phân phối của các nhà phân phối lớn như : Tổng công ty thương mại Sài Gòn, Tổng công ty thương mại Hà Nội...sự liên kết còn lỏng lẻo. Tại các Tổng công ty này các kênh phân phối còn chưa thống nhất nên các doanh nghiệp thành viên có thể tự phát tham gia vào các kênh phân phối khác nhau do các nhà sản xuất, nhập khẩu tổ chức từ đó không tạo ra được sức mạnh chung của toàn hệ thống. Đặc biệt , mối liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ và các nhà sản xuất đã để lộ tính thiếu chuyên nghiệp của thị trường bán lẻ Việt Nam. Có rất nhiều ví dụ để chứng minh điều đó. Tại doanh nghiệp bán lẻ thì nhân viên sẵn sàng tiêu cực, bắt bí các nhà sản xuất khi đưa hàng vào siêu thị. Còn các nhà sản xuất cho các mặt hàng thì sẵn sàng phá bỏ hợp đồng khi thị trường có biến động. Ngoại trừ, một số ít doanh nghiệp như Unlever, Công ty sữa Việt Nam Vinamilk,Tổng công ty xăng dầu Petrolimex....có hệ thống phân phối được tổ chức chặt chẽ, tạo được sự gắn kết giữa các khâu, quản lý theo địa bàn, tạo được mối liên kết bền chặt với các cơ sở bán lẻ. Giải thích cho vấn đề trên có ba lí do. Thứ nhất, đó là nền sản xuất Việt Nam manh mún, năng suất thấp, đặc biệt là chất lượng hàng hoá không ổn định làm cho nhà phân phối khó chấp nhận hàng hoá của mình. Thứ hai, các doanh nghiệp bán lẻ vẫn chưa chuyên môn hoá trong cung cách làm việc, chưa tạo lòng tin với các nhà sản xuất. Thứ ba, đó là đôi khi các doanh nghiệp bán lẻ liên kết với nhau để ép giá chèn ép nhà sản xuất. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO 1. Quy hoạch tổng thể thị trường. 1.1. Quy hoạch mạng lưới bán lẻ. Trong điều kiện phát triển bùng nổ của thị trường bán lẻ hiện nay thì rất dễ xảy ra hiện tượng mất cân đối thị trường. Do mục tiêu lợi nhuận nên các doanh nghiệp bán lẻ sẽ chỉ tập trung đầu tư kinh doanh ở những địa điểm mật độ dân cư đông đúc, thu nhập của người dân tương đối cao. Từ đó, thị trường bán lẻ sẽ dẫn tới tình trạng mất cân đối. Mất cân đối ở chỗ tại những thành phố lớn có quá nhiều cơ sở, địa điểm kinh doanh bán lẻ trong khi tại vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa thì hầu như lại không có. Mất cân đối ở chỗ trong khi tại thành phố hệ thống các kênh phân phối thì hiện đại trong khi tại vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa thì quá lạc hậu. Tình trạng này với những tác động mà nó gây ra sẽ vô cùng nguy hiểm đối với sự phát triển kinh tế. Thứ nhất, nó sẽ gây ra sự lãng phí về nguồn lực. Do quá nhiều doanh nghiệp kinh doanh tại một địa điểm nên hiệu quả kinh doanh không cao. Thứ hai, nó rất dễ gây ra một môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh. Thứ ba, nó sẽ gây ra sự mất cân đối sự phát triển kinh tế và thu nhập của người dân tại các vùng miền khác nhau. Khoảng cách giàu nghèo giữa người dân thành phố và nông thôn sẽ tăng lên. Bởi lẽ, trong khi tại các thành phố người dân được tiếp cận với số lượng, chủng loại hàng hóa rất đa dạng thì người dân nông thôn do ít nhà cung cấp hoặc là số lượng hàng hoá, chủng loại không đủ cung cấp cho nhu cầu của người dân hoặc là bị ép giá. Ngoài ra, trên thị trường bán lẻ của Việt Nam vẫn tồn tại những chợ cóc, chợ tạm không đảm bảo về cơ sở hạ tầng kinh doanh, gây mất trật tự an toàn giao thông, khó quản lý được nguồn gốc, chất lượng hàng hoá. Chính vì nguy cơ đó Nhà nước cần có một quy hoạch tổng thể mạng lưới bán lẻ: - Xoá bỏ các chợ cóc, chợ tạm và các chợ cơ sở hạ tầng xuống cấp để đảm bảo cảnh quan môi trường và dễ quản lý hàng hoá. - Ưu tiên về đất đai, thuế, cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp phát triển cơ sở phân phối tại vùng sâu, vùng xa. - Xây mới các chợ, tiếp tục phát triển các cửa hàng bán lẻ nhỏ lẻ nếu chúng vẫn phát huy được tác dụng. - Chỉ cho phép các doanh nghiệp mở các siêu thị, trung tâm mua sắm mở tại thành phố khi chúng đạt được một mức chuẩn nào đó. - Tăng cường công tác quản lý hàng hoá ở tất cả các siêu thị, chợ, cửa hàng để đảm bảo cho người dân dù mua sắm ở đâu cũng nhận được hàng hoá đảm bảo. 1.2. Tiếp tục mở rộng thị trường. Từ năm 2009 các doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài sẽ được phép hoạt động tại Việt Nam. Tức là việc mở cửa là không thể tránh khỏi. Thực tế thì việc các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đem lại rất nhiều lợi ích. Thứ nhất, người dân được tiếp cận với các hình thức phân phối hiện đại với giá cạnh tranh hơn. Thứ hai, trước sự hoạt động hiệu quả chuyên nghiệp của các doanh nghiệp nước ngoài thì các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có cơ hội nhìn lại mình và tự đổi mới. Tuy nhiên, theo dự báo của nhiều chuyên gia nếu chúng ta cho phép các doanh nghiệp nước ngoài lớn như Walmart mở chuỗi 10 siêu thị thì gần hết các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam mất đi thị phần. Vậy việc mở cửa là bắt buộc nên muốn các doanh nghiệp Việt Nam đứng vững thì chúng ta cần có những giải pháp mở cửa khôn khéo: Thay vì cho 1- 2 doanh nghiệp nước ngoài mở chuỗi siêu thị một cách nhanh chóng thì ta nên cho phép các doanh nghiệp này mở rộng các địa điểm kinh doanh của mình một cách từ từ theo lộ trình quy hoạch của chính phủ . Điều này thứ nhất khiến cho các doanh nghiệp lớn không thể lũng đoạn thị trường thông qua quy mô chuỗi siêu thị của mình. Thứ hai, các doanh nghiệp nhỏ bé của Việt Nam có thêm thời gian chuẩn bị tăng tính cạnh tranh thông qua địa điểm chiến lược sẵn có của mình. Hay bên cạnh việc cho phép mở cửa thị trường chúng ta có thể quy định về quy mô, địa điểm… của các địa điểm kinh doanh mới. Quy định này có thể hạn chế phần nào sức cạnh tranh quá lớn của các doanh nghiệp mạnh nước ngoài. Đồng thời có thể cân bằng thị trường thông qua việc xuất hiện các siêu thị ở vùng sâu vùng xa. Thực tế đã chứng minh ở Trung Quốc. Các siêu thị ở vùng ngoại ô hoạt động rất hiệu quả vừa đem lại lợi ích cho doanh nghiệp vừa đem lại lợi ích cho người dân. 1.3. Tiếp tục mở rộng kênh phân phối. Do đời sống phát triển, khoảng cách giữa các vùng miền cũng ngày càng khác nhau nên nhu cầu mua sắm của người dân cũng ngày càng phong phú và đa dạng. Để đáp ứng nhu cầu đó thì việc mở rộng các kênh phân phối là tất yếu. Chúng ta có thể tiến hành mở rộng các kênh phân phối mới như: chuỗi siêu thị, trung tâm mua bán tập trung, bán hàng qua mạng…; thông qua nhiều hình thức: liên kết, nhượng quyền… Đối với các thành phố: chúng ta nên mở rộng hình thức trung tâm mua bán tập trung, các siêu thị sang trọng, bán qua mạng… Do thu nhập cao nên dân thành thị có nhu cầu mua sắm các hàng hoá cao cấp là lớn bởi vậy cần có có trung tâm mua bán cao cấp. Tuy vậy do thời gian hạn chế nên việc mua sắm cần rất tiện lợi như “tất cả trong một” tại các trung tâm mua bán tập trung; mua hàng tại nhà thông qua hệ thống thương mại điện tử. Đối với vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa: do thu nhập người dân thấp, giao thông khó khăn nên tập trung mở rộng các chuỗi siêu thị nhỏ, cửa hàng chuyên dụng tận nơi sinh sống của người dân. Điều này tạo thế cân bằng hài hoà của thị trường tránh trường hợp quá tập trung ở các thành phố lớn. 1.4. Phát triển các mô hình tổ chức lưu thông theo từng thị trường ngành hàng. Do mỗi một ngành hàng có tính chất, trình độ sản xuất, xu hướng và phương thức thoả mãn tiêu dùng khác nhau nên cần đòi hỏi các mô hình tổ chức lưu thông khác nhau. - Đối với mặt hàng công nghiệp tiêu dùng: Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu...hình thành các trung tâm giao dịch, “chợ” công nghệ, “chợ” nguyên vật liệu... gắn với thị trường thế giới thông qua hoạt động xuất nhập khẩu để ổn định đầu vào cho sản xuất hàng tiêu dùng với chi phí thấp, hiệu quả cao. Tăng cường phát triển hệ thống phân phối hiện đại như mô hình phân phối hàng theo “chuỗi” , trong đó lấy khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu... làm trọng tâm và phát triển ra các vùng nông thôn. Phát triển thương mại điện tử, tổng kho bán buôn, mở rộng hình thức nhượng quyền thương hiệu để tạo ra quy mô kinh doanh đủ lớn có khả năng tác động tới định hướng sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng. - Đối với các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản: Phát triển các chợ dân sinh, chợ đầu mối, chợ chuyên doanh phát luồng bán buốn, sàn giao dịch hàng hoá ở những vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chuyên canh để cung cấp nguyên liệu ổn định cho các nhà sản xuất. Xây dựng các tổng kho, trung tâm để bảo quản, phân loại, sơ chế, bao bì, vận chuyển... để tăng giá trị sản phẩm và cung ứng cho mạng lưới bán lẻ trên thị trường. Tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa các trang trại, hộ nông dân, cơ sở nuôi, trồng nông, lâm, thuỷ sản, cơ sở chế biến, bảo quản với các doanh nghiệp bán lẻ để đảm bảo được nguồn cung ứng cho doanh nghiệp và nguồn tiêu thụ cho cơ sở sản xuất. Củng cố và phát triển mô hình hợp tác xã thương mại và dịch vụ ở nông thôn làm cầu nối giữa người nuôi, trồng với các doanh nghiệp bán lẻ và cơ sở chế biến, bảo quản, thực hiện cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho người nông dân. Khuyến khích việc hình thành các mối liên kết (hợp tác) trực tiếp giữa các hộ nuôi trồng thuỷ, hải sản, sản xuất tập trung, các hợp tác xã thương mại - dịch vụ và các cơ sở chế biến. - Đối với các mặt hàng có tính chất quan trọng hoặc đặc thù: Các mặt hàng có tính chất đặc thù về sản xuất và phân phối như xăng dầu, điện, nước... Do các mặt hàng này ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sinh hoạt, sản xuất do vậy mô hình tổ chức phân phối các mặt hàng này cũng có những nét riêng biệt: Kiểm soát sự phân phối các mặt hàng này cần sử dụng các công cụ tác động gián tiếp như: lãi suất, thuế, tín dụng, dự trữ quốc gia, quy chế về tổ chức... Các doanh nghiệp đầu nguồn (sản xuất, nhập khẩu) phải kiểm soát và chịu trách nhiệm (hoặc liên đới chịu trách nhiệm) với toàn bộ hệ thống, từ chi phí, giá cả, nguồn gốc, số lượng, chất lượng .. hàng hoá đến phương thức và chất lượng phục vụ. Thiết lập hệ thống phân phối trên cơ sở xây dựng và phát triển hệ thống tổng kho bán buôn, hệ thống trung tâm logistics được bố trí theo khu vực thị trường để tiếp nhận hàng hoá từ các cơ sở sản xuất, nhập khẩu và cung ứng hàng hoá cho mạng bán buôn, bán lẻ (cửa hàng trực tiếp, các đại lý) trên địa bàn. 2. Hoàn thiện khung pháp lý. Hệ thống luật pháp liên quan đến thị trường bán lẻ tại Việt Nam vẫn chưa theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của thị trường. Như vậy, việc Nhà nước xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh về thị trường bán lẻ là rất cần thiết. Khung pháp lý hoàn chỉnh này sẽ góp phần: Thứ nhất: Tránh được hiện tượng các doanh nghiệp lớn chèn ép các doanh nghiệp nhỏ. Điều này rất dễ xảy ra vì trong thời gian ngắn tới khi thị trường mở cửa hoàn toàn thì có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài lớn vào Việt Nam. Với năng lực tài chính dồi dào nếu chúng ta không có một cơ chế bình đẳng, minh bạch cho các doanh nghiệp thì việc “cá lớn nuốt cá bé” là hiện tượng có thể đoán trước. Lúc đó người bị “ tổn thương” nhiều nhất chính là các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Thứ hai: Ngăn chặn hành vi liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ, giữa doanh nghiệp bán lẻ với nhà sản xuất để chèn ép đối thủ hay ép giá người tiêu dùng. Thứ ba: Đảm bảo được chất lượng, mẫu mã, giá cả của hàng hoá trong các cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển nhanh chóng nếu pháp luật không nghiêm minh thì người dễ bị tổn thương nhất chính là người tiêu dùng. Thực tế hiện nay đã chứng minh. Nạn hàng giả, hàng nhái, hàng hoá ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng đang tràn ngập thị trường. Theo đó, Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng được khung pháp lý hoàn chỉnh về thị trường bán lẻ: Xây dựng chi tiết quy hoạch tổng thể phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn 2020. Thông qua quy hoạch này các doanh nghiệp có thể có chiến lược phát triển phù hợp với sự phát triển của thị trường và quản lý của nhà nước. Hoàn thiện hơn nữa Luật cạnh tranh để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp tham gia vào hệ thống phân phối bán lẻ. Xây dựng những quy định cụ thể về số lượng, quy cách, địa điểm… của các trung tâm mua sắm. Đồng thời cũng có những yêu cầu rõ ràng về chất lượng, mẫu mã, xuất xứ … sản phẩm trong các siêu thị, trung tâm mua sắm đê bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Có những quy định đối với hoạt động quảng cáo và tiếp thị sản phẩm. Tránh hiện tượng hiểu lầm cho người tiêu dùng, các hiện tượng quảng cáo so sánh, đả kích đối thủ cạnh tranh. Xây dựng tiêu chuẩn và hướng dẫn phát triển các loại hình tổ chức kinh doanh thương mại làm cơ sở là quyết định đầu tư của doanh nghiệp phục vụ công tác quản lý Nhà nước và định hướng cho người tiêu dùng lựa chọn nơi mua sắm. Xây dựng quy chế về tổ chức và quản lý hệ thống phân phối đối với một số mặt hàng quan trọng hoặc đặc thù (như xăng dầu, khí đốt, xi măng, sắt thép, phân bón, dược phẩm, chất nổ, rượu, thuốc lá...), bảo đảm nguyên tắc Nhà nước có khả năng kiểm soát và sử dụng các công cụ gián tiếp để tác động kịp thời vào thị trường thông qua các doanh nghiệp đầu nguồn. Có những hướng dẫn cụ thể đối với các doanh nghiệp về việc thực thi các cam kết mở cửa thị trường bán lẻ. Ngoài ra, tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn thực hiện các luật liên quan: Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Giao dịch điện tử… 3. Những chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Trong giai đoạn đầu của quá trình mở cửa thị trường bán lẻ thì các doanh nghiệp nội địa được dự báo là rất dễ bị “đè bẹp” trước các đại gia nước ngoài. Do vậy, các doanh nghiệp bán lẻ nội địa rất cần sự giúp đỡ từ phía Nhà nước.Thế nhưng, với những cam kết gia nhập WTO thì việc trợ cấp các doanh nghiệp gần như xoá bỏ hết. Các doanh nghiệp trong nước không được hỗ trợ về thuế, tiền trợ cấp một cách trực tiếp nữa. Tuy vậy, Nhà nước vẫn có thể hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ nội địa bằng nhiều cách khác nhau: Chính sách đất đai: Điều các doanh nghiệp bán lẻ nội địa đang rất cần chính là đất đai. Theo các chuyên gia phân tích thì trước khi các doanh nghiệp nước ngoài tràn vào Việt Nam thì một giải pháp khôn ngoan đó là các doanh nghiệp trong nước cần nhanh chóng chiếm lấy những vị trí mặt bằng chiến lược. Để làm được điều đó thì Nhà nước có thể hỗ trợ bằng nhiều cách: nếu nhiều doanh nghiệp cùng thuê một chỗ có thể ưu tiên các doanh nghiệp bán lẻ hơn, hỗ trợ trong việc giải phóng mặt bằng, ưu tiên các doanh nghiệp bán lẻ ở những vị trí đẹp… Chích sách phát triển nguồn nhân lực: Để đáp ứng được nhu cầu về nhân lực của mình thì việc doanh nghiệp tự đào tạo lấy gần như là một điều không thể. Bởi, thứ nhất nhu cầu nguồn nhân lực trong ngành bán lẻ đang rất lớn. Thứ hai, các doanh nghiệp nội địa khó khăn nhiều mặt không thể bỏ ra chi phí lớn để đào tạo. Để giải quyết vấn đề này Nhà nước và doanh nghiệp cần bắt tay với nhau. Doanh nghiệp phân tích rõ nhu cầu của mình. Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực cùng với doanh nghiệp đào tạo. Nếu doanh nghiệp cùng Nhà nước đào tạo vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp vừa đảm bảo người học có việc ngay. Chính sách khuyến khích phát triển các loại hình thương mại hiện đại: Khu mua sắm, khu thương mại - dịch vụ tập trung; trung tâm logistics, tổng kho buôn buôn; trung tâm thương mại siêu thị; siêu thị ảo, chợ ảo; sàn giao dịch hàng hoá; hỗ trợ và phát triển cơ sở hạ tầng ứng dụng thương mại điện tử. Chính sách tạo thuận lợi cho sự phát triển đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp với quy mô, số lượng và phương thức hoạt động khác nhau. Sự cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp này sẽ là động lực cho sự phát triển của thị trường. Khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại và vận hành những mô hình thương mại hiện đại ở những trung tâm công nghiệp, đô thị mới mở phù hợp với chính sách và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đất nước, chính sách phát triển kinh tế vùng, lãnh thổ... Chính sách hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp: Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp xúc với các nguồn thông tin tin cậy, chính xác. Tăng cường năng lực cung cấp thông tin dự báo về thị trường trong nước, dự báo về biến động giá cả hàng hoá trong nước và quốc tế nhằm giúp các doanh nghiệp và thương nhân có được nguồn thông tin phục vụ kinh doanh hiệu quả, giúp họ nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm những thông tin có liên quan đến hệ thống thương mại quốc tế. Ngoài ra, tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo về lĩnh vực bán lẻ để các chuyên gia và thương nhân bán lẻ có thể trao đổi thông tin, kinh nghiệm về phát triển hoạt động bán lẻ trên thị trường. Đồng thời, các hội nghị, hội thảo này cũng giúp các cơ quan lãnh đạo có thể biết được vướng mắc, mong muốn của các doanh nghiệp bán lẻ để từ đó có thể đưa ra được những chính sách phù hợp. Chích sách hỗ trợ khác: vốn, xử lý tài sản, thuế thu nhập…Tuy nhiên tránh các hỗ trợ trái với nguyên tắc của WTO Nhà nước có thể hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp thông qua rất nhiều hình thức gián tiếp như: giãn thời gian nộp thuế, chấp nhận hình thức tín chấp… Đối với các doanh nghiệp Nhà nước cho phép chủ động chuyển đổi, hoán đổi các tài sản ( cửa hàng, bến bãi…) không còn phù hợp hay hoạt động kém hiệu quả. 4. Đẩy mạnh mối liên kết với các doanh nghiệp. Mối liên kết giữa các doanh nghiệp ở đây có thể hiểu đó là mối liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ với doanh nghiệp bán lẻ ( liên kết ngang); liên kết giữa doanh nghiệp bán lẻ với nhà sản xuất (liên kết dọc) hay mối liên kết hỗn hợp. Kinh nghiệm từ Singapore đã chứng minh việc liên kết có rất nhiều tác dụng. Đầu thập niên 70, trung tâm mua sắm tại Singapore phát triển một cách ào ạt. Để chuẩn bị đứng vững trước sự bùng nổ các trung tâm mua sắm sau này 10 đại gia bán lẻ của Singapore lúc đó đã liên kết với nhau để thành lạp hiệp hội bán lẻ Singapore (SRA). Nhờ quy chế hoạt động rõ ràng, sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp nên SRA không ngừng phát triển và đứng vững trước sự cạnh tranh của các đại gia nước ngoài. Đến nay, SRA có 210 thành viên, chiếm tới 70 % doanh số bán lẻ trên thị trường Singapore. Để đẩy mạnh mối liên kết giữa các doanh nghiệp cần: Nhanh chóng phát triển, tăng cường hiệu quả hoạt động của hiệp hội bán lẻ Việt Nam. Hiệp hội sẽ đại diện và bảo vệ quyền lợi cho các hội viên; cầu nối giữa doanh nghiệp với chính quyền để xây dựng các chính sách phát triển bán lẻ, cung cấp thông tin, tham gia xây dựng chiến lược phát triển mạng lưới bán lẻ Việt Nam; hỗ trợ đào tạo và tuyên truyền cho hội viên; phát triển quan hệ quốc tế. Với vai trò to lớn như vậy Hiệp hôi bán lẻ sẽ là người tạo nên sức mạnh tổng hợp giữa các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam để đối trọng lại với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài. Các doanh nghiệp bán lẻ phải lựa chọn những nhà cung ứng phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển của mình nhằm tạo ra quan hệ bạn hàng lâu dài. Các nhà cung ứng cần đảm bảo cung cấp hàng hoá theo đúng hợp đồng tránh tính mùa vụ. Các doanh nghiệp bán lẻ cũng có thể hỗ trợ, tư vấn cho nhà cung ứng trong việc sản xuất, quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng. Có những chính sách để hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp bán buôn lớn. Các doanh nghiệp này sẽ đóng vai trò cầu nối vững chắc cho doanh nghiệp bán lẻ và các nhà sản xuất. Các doanh nghiệp bán lẻ có thể yên tâm kinh doanh với một nhà cung ứng hàng hoá ổn định về số lượng và chất lượng hàng hoá thay vì phải làm việc với hàng trăm, hàng nghìn nhà cung ứng như trước kia. Các nhà bán buôn này sẽ có khả năng nghiên cứu thị trường, đặt hàng cho nhà sản xuất, tổ chức mạng lưới phân phối, tiêu thụ hàng hoá rộng khắp thông qua việc thiết lập chuỗi, hoặc nhượng quyền thương mại... do vậy chưa tạo ra được ảnh hưởng đến nhà sản xuất và góp phần thay đổi cơ cấu sản xuất. Ngoài việc liên kết với nhau thông qua hiệp hội thì các doanh nghiệp bán lẻ cũng có thể liên kết với nhau thông qua việc hình thành những tập đoàn như VDA chẳng hạn. Tuy nhiên, khi liên kết với nhau các doanh nghiệp cũng cần biết chia sẻ thông tin, chia sẻ quyền lợi tránh trường hợp “đèn ai người đó rạng” làm cho mối liên kết chỉ là hình thức, số lượng không hiệu quả. Có thể nói trước chiến lược quảng bá hình ảnh hiệu quả của các siêu thị nước ngoài như BigC, Metro… các doanh nghiệp bán lẻ nội địa có cơ hội để nhìn lại mình, thay đổi chính mình để chuyên nghiệp hơn. Các doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế rất lớn trong hoạt động marketing. Họ có nguồn vốn lớn cho các chương trình giảm giá khuyến mại, nguồn nhân lực chuyên nghiệp trong hoạt động quảng cáo, PR (quan hệ công chúng). Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có lợi thế của riêng mình. Thực tế ở Hàn Quốc là một bài học rất hay. Hai tập đoàn bán lẻ lớn Walmart và Carrefour đã “nhường bước” trước nhà bán lẻ nội địa Hàn Quốc đó là: Shinsegae. Theo phân tích sở dĩ nhà bán lẻ nội địa này chiến thắng bởi hai yếu tố là khả năng xoay trở và đặc biệt là am hiểu người tiêu dùng. Chính vì am hiểu người tiêu dùng nên chiến lược quan hệ với khách hàng của doanh nghiệp bán lẻ này tuy ít tốn kém nhưng vô cùng hiệu quả. Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hoàn toàn có thể làm được điều đó nếu chú ý tới các vấn đề sau: Phân tích, nghiên cứu tập quán, thói quen, những điểm riêng có của người tiêu dùng Việt Nam như: những nhãn hiệu ưa thích, thích làm gì ở siêu thị, thích màu sắc cách bố trí như thế nào… Thực hiện những chương trình giảm giá, khuyến mãi… trọng tâm tới những đối tượng khách hàng chính của mình để vừa hiệu quả vừa ít tốn kém. Hàng hoá vào siêu thị cần đảm bảo về chất lượng, bảo quản, mẫu mã, giá cả… ổn định và cạnh tranh nhằm bảo vệ và gây niềm tin tới người tiêu dùng. KẾT LUẬN Như vậy, Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra rất nhiều cơ hội phát triển cho thị trường bán lẻ Việt Nam: tiếp nhận nguồn vốn lớn, kinh nghiệm quản lý, cơ sở hạ tầng phát triển… Tuy vậy, thách thức đối với thị trường bán lẻ Việt Nam cũng không nhỏ. Thách thức lớn nhất vẫn là nguy cơ chiếm lĩnh thị trường của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Trong khi đó, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: phương thức phân phối, cơ sở hạ tầng, kỹ năng quản lý, chất lượng nguồn nhân lực... còn bộc lộ nhiều yếu kém. Nếu như Chính phủ, các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bán lẻ không có những biện pháp giải quyết kịp thời thì khả năng thách thức trở thành hiện thực là rất lớn. Bài học từ thị trường bán lẻ Thái Lan là minh chứng rất rõ ràng cho khả năng đó. Bởi vậy, Chính phủ cần đưa ra chiến lược phát triển, quy hoạch thị trường bán lẻ rõ ràng. Đồng thời, Chính phủ cũng cần hoạch định những chính sách pháp luật về thị trường bán lẻ nói riêng, hoạt động thương mại nói chung chi tiết, đầy đủ góp phần vào sự minh bạch hoá của thị trường và tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh. Ngoài ra, Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ bằng cách hỗ trợ thông tin, giúp đỡ đào tạo nguồn nhân lực. Còn các doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia hoạt động kinh doanh bán lẻ chính mình cũng cần phải đổi mới về tư duy và phương thức kinh doanh. Điều quan trọng là Chính phủ và các chủ thể tham gia bán lẻ cần có sự phối hợp nhịp nhàng để tạo ra được sức mạnh thống nhất đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Chính phủ; sự tự thân vận động của các doanh nghiệp bán lẻ và sự ủng hộ của người dân, thị trường bán lẻ Việt Nam chắc chắn sẽ phát triển nhanh và có một môi trường cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa quản trị kinh doanh đặc biệt là cô Nguyễn Phương Lan đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Sinh viên thực hiện Vũ Văn Định TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách: Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng, Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nxb Lao động, Năm 2002. Nguyễn Thị Nhiễu, Siêu thị, phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam, Nxb Lao động, Năm 2006. Ngân hàng thế giới, Sổ tay về Phát triển, Thương mại và WTO, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2004. Văn kiện và biểu thuế gia nhập WTO của Việt Nam. Năm 2007. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, năm 2006. Nguyễn Văn Thường và Nguyễn Kế Tuấn , Kinh tế Việt Nam năm 2006: Chất lượng tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2007. Các website tham khảo: www.vietnamnet.vn - Thị trường bán lẻ Việt Nam hấp dẫn thứ 3 toàn cầu, 2006 – giải pháp cho ngành bán lẻ, 2010. – định vị ngành bán lẻ Việt Nam, 2007 – năm 2010 thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục phát triển, 2010 tăng tốc chạy đua trong hệ thống bán lẻ, 2010. ngành bán lẻ sau 1 năm gia nhập WTO, 2009. ngành bán lẻ trước sức ép WTO, 2009. thấy gì từ thị trường bán lẻ ở Việt Nam, 2008. thị trường bán lẻ Việt Nam hậu WTO : cơ hội và thách thức, 2010. tương lai ngành bán lẻ Việt Nam, 2010. ngành bán lẻ tăng trưởng hơn 14%, 2010.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO.doc
Luận văn liên quan